Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tổng quan kampo ( y học cổ truyền nhật) để điều trị đau ở nhật bản 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.45 KB, 15 trang )

Tổng Quan Kampo ( y học cổ truyền Nhật) để
điều trị đau ở Nhật Bản
Y.-C. Arai I. Makino H. Saisu Y. Terajima K. Owari: Trung tâm Đau đa ngành, Trường Y, Đại học Y
Aichi, Nagakute, Aichi 480-1195, Nhật Bản
T. Ikemoto (&): Khoa chỉnh hình, Đại học Y Aichi, 1-1 Yazako Karimata, Nagakute, Aichi 480-1195,
Nhật Bản
Pain Ther (2020) 9:161–170
/>Người Dịch : Thạc sĩ YHCT Nguyễn Ngọc Khánh
Gmail

Tóm Tắt
Kampo, một nhánh của Y Học Cổ Truyền Nhật Bản, đã là trụ cột của nền y học Nhật Bản trong
hơn 1500 năm. Hệ thống bảo hiểm y tế ở Nhật Bản cho phép bệnh nhân tiếp cận dịch vụ chăm
sóc Tây Y và Kampo cùng một lúc trong cùng một cơ sở y tế. Kampo đã được sử dụng để điều
trị không chỉ đau cấp tính mà cịn đau mãn tính ở Nhật Bản. Trong bài đánh giá này, chúng tơi sẽ
trình bày chi tiết về lịch sử ngắn của Kampo, các khái niệm cơ bản của nó và cách sử dụng để
điều trị cơn đau.
Các điểm tóm tắt chính
Các tác giả cố gắng tóm tắt các chỉ định có thể có của Kampo cho bệnh nhân mắc các bệnh
đau thông thường.
Kampo đã được sử dụng để điều trị các tình trạng đau khác nhau có hoặc khơng kết hợp với
thuốc Tây y.
Cần quan tâm đến các khía cạnh của tác dụng tích cực cũng như tác dụng ngoại ý để sử dụng
thảo dược Kampo đúng cách để điều trị các triệu chứng đau.
Lịch sử của Kampo ở Nhật Bản
Kampo là một hệ thống thuốc thảo dược truyền thống độc đáo của Nhật Bản có nguồn gốc từ
thảo dược cổ truyền Trung Quốc [1]. Hệ thống thuốc thảo dược Trung Quốc lần đầu tiên được
đưa vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào năm 552 sau Công nguyên. Vào thời đại Tokugawa, từ đầu
đến giữa thế kỷ 18, Nhật Bản trải qua một thời kỳ được gọi là phục hưng [1, 2].
Kampo đã là trụ cột của nền y học Nhật Bản trong hơn 1500 năm. Sau cuộc Duy tân Minh Trị
năm 1868, Nhật Bản quyết định nỗ lực để đạt được hiện đại hóa, hay cịn gọi là phương Tây hóa.


Là một phần của nỗ lực triệt để nhằm xóa bỏ nhiều truyền thống là tiền hiện đại, chính phủ Minh
Trị đã thực hiện mơ hình hệ thống của Đức trong giáo dục và thực hành y tế chính thức, đồng
thời loại trừ hệ thống Kampo là tiền hiện đại [1, 2].


Chính phủ Nhật Bản đã cơng nhận Kampo từ lâu, ngay cả khi thảo mộc Kampo được phân loại là
thuốc điều trị tách biệt với thuốc tổng hợp của Tây Y. Phải mất vài năm nữa, thuốc Kampo mới
được quan tâm chính thức vào khoảng năm 1970 [1,2,3]. Các phương pháp chữa bệnh bằng thảo
dược đã được kiểm chứng qua thời gian của Kampo cuối cùng đã lấy lại được sự chú ý của công
chúng. Hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia, cho phép mọi người ở Nhật Bản được chăm sóc sức
khỏe tiên tiến với chi phí thấp, hiện cho phép bệnh nhân tiếp cận dịch vụ chăm sóc Tây Y và
Kampo cùng lúc trong cùng một cơ sở y tế [4].
Các khái niệm cơ bản của Kampo
Kampo bao gồm một hệ thống về cơ bản là ba phân đơi và ba khái niệm chất [3,4,5,6,7,8]. Ba
tính chất lưỡng phân là: Yin-You (Âm - Dương), Kyo-Jitsu ( Hư – Thực), và Netsu-Kan ( Hàn –
Nhiệt) (được dịch sang tiếng Anh là “positive–negative”, “hollow-full”, và “hot–cold”, tương
ứng).
Ba loại vật chất là Ki (Khí), Ketsu (Huyết) và Sui ( Tân dịch) . Ki (Khí) là năng lượng cơ bản
của các sinh vật. Trái ngược với khái niệm Ki (Khí), Ketsu và Sui gần với khái niệm chung về
máu và chất lỏng trong cơ thể. Trong Kampo, trạng thái khỏe mạnh của con người có nghĩa là
tình trạng cân bằng hoặc không lệch lạc của ba khái niệm về cặp lưỡng phân và ba khái niệm về
vật chất. Khái niệm trung tâm của Kampo là Sho ( Chứng ) , một từ gần như có thể được dịch
sang tiếng Anh là “symptom ”, [7, 8], nhưng cũng có một số nghĩa là “signs”. Khi đánh giá bệnh
do lệch lạc với Sho ( Chứng), bốn quy trình chẩn đốn cụ thể được sử dụng ( Tứ chẩn). Theo lý
thuyết Kampo, phương dược Kampo thích hợp nhất nên được chỉ định cho từng cá nhân dựa trên
Tứ Chẩn (phương pháp tiếp cận quan sát thuần túy): (1) quan sát bằng mắt ( Vọng) , (2) lắng
nghe âm thanh do cơ thể bệnh nhân tạo ra ( Văn) , (3) ngửi và chạm vào bệnh nhân ( Thiết) , và
(4) lắng nghe những gì họ nói ( Vấn).
Các nhà khoa học và bác sĩ phương Tây có thể khó hiểu y học cổ truyền Trung Quốc hoặc y học
cổ truyền Nhật Bản ( y học Kampo) cho đến khi nắm được đầy đủ sự phức tạp của ba khái niệm

về cặp lưỡng phân và ba khái niệm về vật chất. Mơ hình y học cổ truyền Trung Quốc rất khác
với mơ hình y học phương Tây hiện đại. Ngoài ra, việc các bác sĩ phương Tây sử dụng bất kỳ
phương dược nào theo Kampo hoặc Trung Yvới hiểu biết nằm ngoài phạm vi của mơ hình nhận
thức về Kampo là rất rủi ro. Do sự phức tạp đầy đủ của ba cặp lưỡng phân, ba dạng vật chất và
phạm vi của mơ hình nhận thức về Kampo khơng thể được giải thích một cách dễ dàng hay đơn
giản, nên vì mục đích của bài đánh giá này, chúng không được thảo luận.
Tuân thủ Nguyên tắc Đạo đức
Bài viết này dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện trước đó và khơng chứa bất kỳ nghiên cứu nào
có đối tượng tham gia là con người hoặc động vật được thực hiện bởi bất kỳ tác giả nào.
Kampo để điều trị đau


Tại Nhật Bản, hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia cho phép mọi cơng dân được chăm sóc sức khỏe
tiên tiến với chi phí thấp. Kampo từ lâu đã được sử dụng ở Nhật Bản để điều trị các chứng đau
cấp tính và mãn tính. Hơn nữa, một số bệnh nhân không thể sử dụng đủ liều một số loại thuốc
Tây vì tác dụng phụ của chúng, chẳng hạn như opioid và thuốc chống đau thần kinh (antineuropathic drugs), có thể đạt được mức độ hài lịng vừa phải hoặc cao khi sử dụng kết hợp
Kampo. Trong tài liệu này, chúng tôi đã xem xét các tài liệu và báo cáo hiện có liên quan đến
Kampo để điều trị cơn đau trong PubMed / MEDLINE và Google Scholar trên các trang web cho
đến tháng 12 năm 2019.
Chúng tơi tóm tắt các chỉ định có thể có của thuốc Kampo cho bệnh nhân mắc các bệnh đau
thơng thường (Hình 1). Mỗi loại thuốc Kampo bao gồm các thành phần thảo dược khác nhau như
trong Bảng 1.

Quế Chi Phục Linh Thang
Gia Vị Tiêu Dao Tán

Nhị Truật Thang
Quế Chi Gia Truật Phụ Thang

Gia Vị Tiêu Dao Tán

Ức Can Tán
Ma Hoàng Phụ Tử Tế
Tân Thang

Trị Đả Phác Phương
Quế Chi Phục Linh Hoàn
Ức Can Tán
Cát Căn Thang
Ngưu Xa Thận Khí Hồn
Bát Vị Địa Hồng Hoàn
Quế Chi Phục Linh Hoàn
Ức Can Tán

Quế Chi Gia Truật Phụ Thang
Phịng Kỷ Hồng Kỳ Thang

Ngưu Xa Thận Khí Hồn
Quế Chi Phục Linh Hoàn
Ức Can Tán
Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang

Thược Dược Cam Thảo Thang

Hình 1 Các chỉ định có thể có của thuốc Kampo để điều trị các bệnh đau thông thường


Bảng 1 Thành phần trong mỗi loại thuốc Kampo
Bản sửa đổi từ Arai, Y.P., Yasui, H., Isai, H. et al. Đánh giá về sự tích hợp sáng tạo giữa y học
Kampo và y học phương Tây như một y học cá nhân hóa tại trung tâm giảm đau đa ngành đầu
tiên ở Nhật Bản. Tạp chí EPMA 5, 10 (2014). />Tên Nhật ( Thuốc Đồng Nghĩa

Thành phần
Kampo)
Phịng Kỷ Hồng Sinomenine (chất chiết từ Phịng Kỷ) , Astragalus
Boiogitou
Kỳ Thang
(Hồng Kỳ), Atractylodes rhizome (Bạch Truật),
Jujube (Đại Táo) , Glycyrrhiza (Cam Thảo), Ginger
(Sinh Khương)
Ngũ Linh Tán
Alisma (Trạch Tả) , Polyporus (Trư Linh), Hoelen (
Goreisan
Phục Linh), Atractylodes rhizome (Bạch Truật),
Cinnamon ( Quế chi)
Ngưu Xa Thận Rehmannia (Địa Hồng), Cornus (Sơn Thù Du),
Goshajinkigan
Khí Hồn
Dioscorea (Hồi Sơn), Alisma ( Trạch Tả), Hoelen
(Phục Linh), Moutan (Đan Bì) , Cinnamon (Quế),
Aconite (Phụ Tử), Achyranthes (Ngưu Tất),
Plantago Jukujio (Xa Tiền Tử)
Ngô
Thù
Du
Evodia (Ngô Thù Du), Ginseng (Nhân Sâm),
Goshuyuto
Thang
Ginger (Sinh Khương), Jujube ( Đại táo)
Bát
Vị
Địa

Hoàng
Rehmannia (Địa Hoàng), Cornus(Sơn Thù Du),
Hachimijiogan
Hoàn
Dioscorea(Hoài Sơn), Alisma( Trạch Tả), Hoelen
(Phục Linh), Moutan (Đan Bì), Cinnamon (Quế),
Aconite ( Phụ tử)
Trị
Đả
Phác Cinnamon (Quế ), Cnidium ( Xuyên Khung),
Jidabokuippo
Phương
Glycyrrhiza (Cam Thảo), Rhei rhizome ( Đại
Hoàng), Quercus cortex ( Vỏ Sồi) , Caryophylli (
Đinh Hương), Nupharis Rhizoma (Nhập Cốt Đan)
Thập Toàn Đại Bổ Ginseng (Nhân Sâm), Astragalus (Hoàng Kỳ),
Juzentaihoto
White atractylodes (Bạch Truật) , Tang- kuei (
Đương Quy), Hoelen (Phục Linh) , Rehmannia (Địa
Hoàng),Cnidium (Xuyên Khung), Peony (Thược
Dược ), Cinnamon ( Quế), Liquorice ( Cam Thảo)
Cát Căn Thang
Pueraria (Cát Căn), Ma-huang ( Ma Hoàng), Ginger
Kakkonto
( Sinh Khương), Jujube ( Đại Táo), Cinnamon (
Quế), Peony ( Thược Dược), Liquorice ( Cam
Thảo)
Gia Vị Tiêu Dao Tang-kuei (Đương Quy) , Peony (Thược Dược),
Kamishoyosan



Tán

Keishibukuryogan

Quế Chi
Linh Hồn

Keishikajutsubuto

Quế Chi Gia
Truật Phụ Thang

Kososan

Hạnh Tơ Tán

Maobushisaishinto

Ma Hồng Phụ Tử
Tế Tân Thang
Nhị Truật Thang

Nijutsuto

Ninjinyoeito

Phục

Nhân Sâm Dưỡng

Vinh Thang

Atractylodes rhizome (Bạch Truật), Hoelen (Phục
Linh), Bupleurum (Sài Hồ), Liquorice ( Cam Thảo),
Moutan ( Đan Bì), Gardenia (Chi Tử), Ginger (Sinh
Khương), Mentha ( Bạc Hà)
Cinnamon ( Quế) , Hoelen ( Phục Linh), Moutan
(Đan Bì), Persica ( Đào Nhân) , Peony ( Thược
Dược)
Cinnamon ( Quế) , Atractylodes rhizome (Bạch
Truật) , Aconite ( Phụ Tử) , Peony ( Thược Dược),
Jujube ( Đại Táo), Liquorice ( Cam Thảo), Ginger (
Sinh Khương)
Cyperus ( Hương Phụ), Perilla ( Tía Tơ), Citrus (
Trần Bì), Ginger ( Sinh Khương), Liquorice ( Cam
Thảo)
Ma-huang( Ma Hoàng), Asarum (Tế Tân), Aconite(
Phụ Tử)
White and blue atractylodes ( Bạch Truật), Hoelen (
Phục Linh), Citrus (Trần Bì), Arisaema (Thiên
Nam Tinh), Cyperus (Hương Phụ), Scute ( Hoàng
Cầm), Clematis ( Uy linh Tiên) , Chianghuo (
Khương Hoạt), Pinellia ( Bán Hạ Bắc), Liquorice (
Cam Thảo), Ginger ( Sinh Khương)
Rehmannia ( Địa Hoàng), Japanese angelica (
Đương Quy), Atractylodes rhizome (Bạch Truật),
Poria sclerotium ( Phục Linh), Ginseng ( Nhân
Sâm), Cinnamon bark (Quế), Polygala ( Viễn Chí),
Peony ( Thược Dược), Citrus unshiu peel (Trần Bì),
Astragalus ( Hồng Kỳ), Glycyrrhiza ( Cam Thảo),

Schisandra fruit ( Ngũ Vị Tử)
Glycyrrhiza ( Cam Thảo), Peony (Thược Dược),

Shakuyakukanzoto Thược Dược Cam
Thảo Thang
Tokishakuyakusan Đương Quy Thược Tang-kuei ( Đương Quy), Cnidium ( Xuyên Khung),
Dược Tán
Peony (Thược Dược), Hoelen (Phục Linh),
Atractylodes rhizome ( Bạch Truật) , Alisma (
Trạch Tả)
Ức Can Tán
Tang-kuei ( Đương Quy), Gambir ( Câu Đằng),
Yokukansan
Cnidium (Xuyên Khung), Atractylodes rhizome (
Bạch Truật), Holen (Phục Linh), Bupleurum (Sài
Hồ),Liquorice ( Cam Thảo)
Kampo Để Điều Trị Cơn Đau Thần Kinh

Thuốc Kampo đã được báo cáo để điều trị bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh là một trong những
biến chứng tiểu đường thường gặp nhất [9, 10]. Đau liên quan đến bệnh thần kinh đái tháo
đường, dẫn đến đau thần kinh, khó có thể kiểm sốt được kể cả là ở trong khuyến cáo của Tây y


[10]. Mặc dù thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống co giật được áp dụng để kiểm soát
cơn đau [11], những loại thuốc này thường không mang lại kết quả khả quan do các tác dụng phụ
như chóng mặt, lơ mơ, buồn ngủ, buồn nôn, và an thần [12].
Goshajinkigan (cịn gọi là Ngưu Xa Thận Khí Hồn), một loại thuốc Kampo, đã được sử dụng ở
Nhật Bản từ thời cổ đại để điều trị đau lưng và tê bì. Goshajinkigan, bao gồm Chế Phụ Tử , được
báo cáo là cải thiện các triệu chứng chủ quan ở bệnh nhân đái tháo đường [13], và một nghiên
cứu cơ bản trên chuột đái tháo đường do streptozocin cho thấy tác dụng chống cảm thụ đau gia

tăng của Goshajinkigan được tạo ra bằng cách kích thích các thụ thể opioid tủy sống thơng qua
việc giải phóng dynorphin [14]. Hơn nữa, một nghiên cứu cơ bản khác cho thấy tác dụng chống
cảm thụ đau (antinociceptive – hệ thống giúp con người cảm nhận đau ND) của Goshajinkigan
có nguồn gốc từ hoạt động ngoại vi của tăng nitric oxide [15, 16].
Hơn nữa, bệnh thần kinh là một trong những các biến chứng liên quan đến hóa trị liệu thường
xuyên [17]. Đau thần kinh do hóa trị liệu rất khó chữa bằng các loại thuốc như opioid, thuốc
chống trầm cảm ba vòng, và thuốc chống co giật, cũng như đau thần kinh do tiểu đường [18].
Thuốc Kampo đã được áp dụng thành công trong việc kiểm sốt và ngăn ngừa khơng chỉ đau
thần kinh do tiểu đường mà còn cả đau thần kinh do hóa trị liệu ở Nhật Bản, theo các bằng chứng
tích lũy được chỉ ra trong các nghiên cứu cơ bản và lâm sàng. Một số bài báo đã báo cáo tác
dụng lâm sàng của Goshajinkigan đối với chứng đau thần kinh do hóa trị liệu [19–24]. Một cuộc
khảo sát hồi cứu lâm sàng cho thấy ngồi Goshajinkigan, Hachimijiogan (cịn gọi là Bát Vị Địa
Hồng Hồn) và Keishibukuryogan (cịn gọi là Quế Chi Phục Linh Hoàn) cũng là những loại
thuốc Kampo hiệu quả cho bệnh thần kinh do hóa trị liệu. Các tác dụng có lợi của chúng đã được
quan sát thấy độc lập với thời gian điều trị sau khi hóa trị ung thư [18]. Các nghiên cứu cơ bản đã
chỉ ra rằng Oxaliplatin (là một thuốc hóa trị có chứa platin –ND) gây ra loạn cảm đau tính cơ
học (là cảm giác đau đớn do những kích thích vơ hại như chạm nhẹ -ND) và quá mẫn cảm với
lạnh, nhưng không gây chứng loạn cảm đau với nhiệt, và nó làm giảm ngưỡng cảm nhận hiện tại
của các sợi Aδ and Aβ nhưng không làm giảm các ngưỡng sợi C. Tuy nhiên, chứng loạn cảm đau
tính cơ học và các tác dụng phụ khác đã bị Goshajinkigan [22–24] đã chống lại, và hiệu quả của
thuốc được tăng lên khi sử dụng kết hợp với Chế Phụ Tử. Yokukansan (hay còn gọi là Ức Can
Tán), một loại thuốc Kampo thường được sử dụng cho các triệu chứng thần kinh khác nhau, đã
được báo cáo là có tác dụng giảm đau đối với chứng đau thần kinh bằng cách gây ra sự phong
tỏa dẫn truyền thần kinh glutamatergic [25] hoặc điều chỉnh mức IL-6 [ 26]. Ngoài ra, một
nghiên cứu cơ bản đã chỉ ra rằng Shakuyakukanzoto (hay còn gọi là Thược Dược Cam Thảo
Thang ), một loại thuốc Kampo có tác dụng kháng cholinergic và ức chế sản xuất prostaglandin,
làm giảm đáng kể chứng loạn cảm đau và tăng cảm giác đau ở các loài gặm nhấm bị đau thần
kinh [27, 28 ]. Hơn nữa, một nghiên cứu cơ bản đã chỉ ra rằng Ninjinyoeito (còn gọi là Nhân
Sâm Dưỡng Vinh Thang), một loại thuốc Kampo, ngăn ngừa và làm giảm chứng tăng cảm giác
đau tính cơ học do Oxaliplatin gây ra ở chuột [29].

Đau dây thần kinh sau herpetic (PHN), một loại đau thần kinh, là biến chứng lâu dài phổ biến
nhất của sự tái hoạt động của virus varicella-zoster. PHN, một khi đã được tạo thành, có thể khó


điều trị mặc dù điều trị nhiều phương pháp. Sự kết hợp giữa Phụ Tử và Keishikajutsubuto (hay
còn gọi là Quế Chi Gia Truật Phụ Thang hoặc gyejigachulbutang), một loại thuốc Kampo, được
báo cáo là một phương pháp đầy hứa hẹn để điều trị chứng đau dây thần kinh khó chữa trong các
trường hợp PHN trở nên trầm trọng hơn do kích thích lạnh [ 30].
Kampo để điều trị đau thắt lưng và hẹp ống thắt lưng
Đau thắt lưng là một vấn đề sức khỏe phổ biến và thường phát triển thành một tình trạng mãn
tính. Tổng quan hệ thống Cochrane (Cochrane là một tổ chức từ thiện quốc tế của Anh được
thành lập để tổ chức các kết quả nghiên cứu y tế nhằm tạo điều kiện cho các lựa chọn dựa trên
bằng chứng về các can thiệp sức khỏe liên quan đến các chuyên gia y tế, bệnh nhân và các nhà
hoạch định chính sách – ND) báo cáo rằng thuốc thảo dược, cụ thể là thuốc Kampo, có thể có
hiệu quả đối với chứng đau thắt lưng cấp tính hoặc mãn tính [31].

Mặc dù có các phương pháp điều trị Tây Y nhưng Goshajinkigan ( Ngưu Xa Thận Khí Hồn)
vẫn thường được sử dụng để điều trị chứng đau thắt lưng ở Nhật Bản. Một nghiên cứu quan sát
hồi cứu trên 28 bệnh nhân được thực hiện tại một bệnh viện đại học [32]. Cho thấy việc sử dụng
Goshajinkigan thường xuyên hàng ngày ở những bệnh nhân đau thắt lưng khơng bị bệnh lý cột
sống có hiệu quả giảm cơn đau tốt hơn những bệnh nhân đau thắt lưng bị bệnh lý cột sống (VD
Gai đốt sống, hẹp ống sống v..v - ND). Hơn nữa, một nghiên cứu thuần tập hồi cứu khác trên
151 bệnh nhân Hẹp Ống Thắt Lưng đã chia các trường hợp bệnh nhân thành hai nhóm dựa trên
điều trị với Kampo (n = 111) và khơng có Kampo (n = 40). Trong nhóm đầu tiên, Goshajinkigan
( Ngưu Xa Thận Khí Hồn), Hachimijiogan ( Bát Vị Địa Hoàng Hoàn), Shakuyakukanzoto (
Thược Dược Cam Thảo Thang ) và Keishikajyutsubuto ( Quế Chi Gia Phụ Tử Thang) được kê
đơn cùng với các loại thuốc khác như Pregabalin và Opioid. Việc sử dụng Pregabalin và Opioid
giảm đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị kết hợp với Kampo, và số bệnh nhân ngừng sử
dụng Pregabalin hoặc Opioid lớn hơn đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị bằng Kampo
[33].

Một cuộc khảo sát hồi cứu được thực hiện tại trung tâm giảm đau đa khoa đầu tiên ở Nhật Bản
cho thấy thuốc Kampo được kê cho 221 trong tổng số 487 bệnh nhân, dựa trên chẩn đoán Kampo
lấy bệnh nhân làm trung tâm và trong số 221 bệnh nhân đó, 81 người được kê đơn Kampo để
điều trị đau thắt lưng / chi dưới [3]. Cụ thể, Goshajinkigan ( Ngưu Xa Thận Khí Hồn) (22,2%, n
= 18), Shakuyakukanzoto ( Thược Dược Cam Thảo Thang) (17,3%, n = 14), Yokukansan ( Ức
Can Tán) (16,0%, n = 13), Keishikajutsubuto ( Quế Chi Gia Truật Phụ Thang) (14,8%, n = 12),
Hachimijiogan ( Bát Vị Hoàn) (14,8%, n = 12 ), và Juzentaihoto ( Thập Toàn Đại Bổ ) (14,8%, n
= 12) đã được thầy thuốc chỉ định. Hai phần ba số bệnh nhân đau mãn tính sử dụng thuốc Kampo
kết hợp với thuốc Tây đã giảm đau hơn sử dụng một loại. Hơn nữa, một nghiên cứu ngẫu nhiên
và không gây mù đã so sánh hiệu quả của Shakuyakukanzoto (Thược Dược Cam Thảo Thang)
đối với chứng đau do chuột rút với hiệu quả của eperisone hydrochloride, một loại thuốc giãn cơ,


ở 30 bệnh nhân hẹp ống thắt lưng [34]. Shakuyakukanzoto (Thược Dược Cam Thảo Thang) đã
giảm tần suất co cứng cơ xuống dưới 50% ở 13 trong số 16 bệnh nhân. Ngược lại, eperisone
hydrochloride làm giảm cơn co đau xuống mức tương tự ở 4 trong số 14 bệnh nhân.
Kampo cho bệnh viêm khớp xương mãn tính háng / đầu gối
Thối hóa khớp háng (OA) / đầu gối là bệnh thối hóa khớp chân thường gặp, dẫn đến đau mãn
tính cũng như suy giảm chức năng ở người cao tuổi. Sinomenin, được chiết xuất từ cây
Sinomenin acutum (Hán Phòng Kỷ) của Trung Quốc và đã được báo cáo là có tác dụng chống
viêm [35, 36], đã được sử dụng cho các bệnh thấp khớp trong hơn 2000 năm [36]. Nghiên cứu đã
báo cáo rằng Boiogito (Phịng Kỷ Hồng Kỳ Thang) [37, 38], một loại thuốc Kampo, bao gồm
sinomenin như một thành phần chính, có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp
mạn tính ở người [37, 39] và động vật gặm nhấm [40].
Hơn nữa, một nghiên cứu khác đã tiết lộ tác dụng chống viêm của Keishikajutsubuto ( Quế Chi
Gia Truật Phụ Thang) [41]. Thuốc thảo dược này đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm
sàng không chỉ cho chứng đau dây thần kinh sau zona[30] mà cịn một số tình trạng đau như
bệnh thần kinh do hóa trị liệu [42], viêm xương khớp mãn tính [39] và đau răng - ổ răng[43].
Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược đã bắt đầu điều tra tính
hiệu quả và an toàn của Keishikajutsubuto ( Quế Chi Gia Truật Phụ Thang) trong điều trị đau ở

bệnh nhân viêm mãn tính khớp gối [44].
Kampo trị đau cổ và vai
Đau cổ quanh vai gáy, thường do viêm thoái cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, rối loạn
liên quan đến chấn thương do giật cổ và vai đơng cứng (viêm dính bao khớp), là một triệu chứng
phổ biến gặp trong thực hành lâm sàng.
Theo dữ liệu tại trung tâm đau đa ngành của chúng tôi, các đơn thuốc Keishibukuryogan ( Quế
Chi Phục Linh Hoàn) (34,5%, n = 10), Yokukansan ( Ức Can Tán) (24,1%, n = 7), Jidabokuippo
( Trị Đả Phác Nhất Phương) (17,3%, n = 5), Tokishakuyakusan ( Đương Quy Thược Dược Tán)
(17,3%, n = 5) , Kamishoyosan ( Gia Vị Tiêu Dao Tán) (13,8%, n = 4), Kakkonto ( Cát Căn
Thang) (13,8%, n = 4), và Kososan ( Hạnh Tô Tán ) (13,8%, n = 4) cho kết quả là 34,5% bệnh
nhân cải thiện rõ rệt, 20,6% với cải thiện trung bình, 13,7% với một số cải thiện, và 17,2%
khơng cải thiện trong việc kiểm sốt đau cổ / chi trên [3].
Nijutsuto ( Nhị Truật Thang) là một công thức Kampo được sử dụng để điều trị hiệu quả vai bị
đông cứng [45]. Một nghiên cứu hàng loạt trường hợp cho thấy Nijutsuto ( Nhị Truật Thang) kết
hợp với chương trình tập thể dục 20 phút đã cải thiện cường độ đau ở 13 bệnh nhân bị tê cứng
vai không đáp ứng với điều trị Tây y dài hạn [46].
Kampo cho các chứng đau dai dẳng thuộc mặt khác


Chứng đau lưỡi là một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi cơn đau dai dẳng ở lưỡi mà không
phải do bất kỳ thay đổi cơ quan rõ ràng nào gây ra. Chứng đau lưỡi thường được quản lý bằng
liệu pháp điều trị tâm thần và sử dụng thuốc tâm thần và / hoặc vitamin. Một nghiên cứu ngẫu
nhiên trên 200 bệnh nhân mắc Chứng đau lưỡi đã phân tích tác dụng của thuốc Kampo,
Saibokuto ( Sài Phác Thang), so với tác dụng của thuốc diazepam với vitamin B complex [47].
Khám lâm sàng đánh giá các triệu chứng chủ quan sau: đau, cảm giác nóng rát và khó chịu. Hiệu
quả được đánh giá như sau: “hiệu quả rõ rệt” - cả ba triệu chứng đều biến mất; "Hiệu quả" - cơn
đau được cải thiện; hoặc "không hiệu quả"- không cải thiện tình trạng đau. Tỷ lệ hiệu quả là 70%
sau 1 tháng, 85% sau 2 tháng và 92% sau 3 tháng sử dụng Saibokuto ( Sài Phác Thang) và 74%
sau 1 tháng, 71% sau 2 tháng và 69% sau 3 tháng sử dụng diazepam với phức hợp vitamin B.
Bệnh nhân bị đau răng, đau răng - ổ răng hoặc đau nang không do răng mà nguyên nhân vẫn

chưa được xác định, thường tìm cách điều trị đau từ một số loại bác sĩ khác nhau ngoài nha sĩ.
Gần đây, chứng rối loạn đau răng - ổ răng dai dẳng (PDAP) đã được sử dụng để mô tả loại đau
này. Một số báo cáo cho rằng rối loạn đau ở vùng mặt bao gồm cả PDAP có thể liên quan đến
các vấn đề tâm lý. Hơn nữa, PDAP được báo cáo là một phần là đau do rối loạn dạng cơ thể và
một phần là đau thần kinh. PDAP được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng duy nhất một liệu
pháp tập luyện các bài tập để cải thiện cử động hàm kết hợp với can thiệp tâm lý để giảm các
hoạt động chức năng thứ yếu. Kamishoyosan ( Gia Vị Tiêu Dao Tán )là một công thức Kampo
được sử dụng để điều trị hiệu quả các triệu chứng tâm lý như lo lắng, cáu kỉnh và trầm cảm [5].
Một nghiên cứu tiền cứu cho thấy Kamishoyosan ( Gia Vị Tiêu Dao Tán ) đã cải thiện cường độ
cơn đau ở 14 trong số 15 bệnh nhân PDAP không chịu được liệu pháp tập luyện cơ bản.
Tác dụng ngoại ý của thuốc Kampo

Các bác sĩ cần lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây không chỉ tiết lộ công dụng lâm sàng của
thuốc Kampo để cải thiện một số biểu hiện lâm sàng mà còn cả các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Một bài báo đánh giá gần đây báo cáo rằng các biến cố thường xuyên do thuốc Kampo gây ra
bao gồm chấn thương gan (28,2%), sau đó là chấn thương phổi (27,8%), giả tăng aldosteron
(21,0%), xơ vữa mạc treo (5,3%), phát ban do thuốc (4,4%) và các bệnh khác (13,3%) [48]. Kể
từ khi phân loại các loại phản ứng bất lợi: cấp tính, kỳ lạ, mãn tính hoặc khởi phát chậm, được áp
dụng cho cả thuốc Tây cũng như thảo dược Kampo [49], điều quan trọng cần lưu ý là độc tính
dược lý của thảo mộc Kampo có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Giả tăng aldosteron, liên quan đến phù ngoại vi, hạ kali máu và tăng huyết áp, là một trong
những tác dụng ngoại ý đáng kể khi điều trị Kampo bao gồm các thành phần Glycyrrhiza ( Chiết
Xuất Cam Thảo) được sử dụng [50,51,52]. Glycyrrhizae Radix ( Cam Thảo) là loại thuốc thô
được sử dụng thường xuyên nhất ở Nhật Bản [51], được đưa vào 109 trong số 148 công thức
chiết xuất Kampo chính thống [52], và nó được sử dụng cho các triệu chứng khác nhau. Đặc biệt,
Shakuyakukanzoto ( Thược Dược Cam Thảo Thang) được báo cáo là công thức Kampo được kê


đơn thường xuyên nhất vào năm 2009 [4]. Vì Shakuyakukanzoto ( Thược Dược Cam Thảo
Thang) và Yokukansan ( Ức Can Thang) thường được sử dụng cho các triệu chứng đau, bác sĩ

lâm sàng nên theo dõi các dấu hiệu của bệnh giả tăng aldosteron ở những bệnh nhân dùng thuốc
Kampo.
Hạn chế
Đau là một phàn nàn phổ biến trong cả y học Kampo và y học phương Tây, tuy nhiên, có sự khác
biệt cơ bản về khái niệm cơ bản giữa chúng. Khái niệm của Kampo nhấn mạnh mối quan hệ giữa
cơ thể con người và các môi trường tâm lý xã hội [53]. Do đó, trong y học Kampo có thể kê các
công thức khác nhau cho cùng một bệnh khi Sho (Chứng - chẩn đốn Kampo) khác nhau [ví dụ:
cân bằng Ki (Qi), Ketsu và Sui ( Khí Huyết Tân Dịch) ]. Do đó, cần thực hành các kỹ thuật chẩn
đốn chính ở Kampo như Fuku shin (khám bụng) và Zetsu shin (khám lưỡi) [54] trước khi chỉ
định những loại thảo dược này đúng cách đối với những ai chưa quen với khái niệm Kampo.
Điều mong muốn đối với những người mới bắt đầu sử dụng Kampo là kê đơn phương thang với
liều lượng thường dùng.
Thuốc Kampo thường là hỗn hợp của nhiều loại thảo dược . Ví dụ, Goshajinkigan là một hỗn
hợp của mười loại thảo dược. Mặc dù tác dụng tích cực đối với triệu chứng đau khơng có gì đáng
ngạc nhiên với mười thành phần tự nhiên, nhưng việc xác định hiệu quả của từng loại thảo dược
và / hoặc hợp chất nào trong các loại thảo dược này là điều khó khăn. Tuy nhiên, ngày càng có
nhiều bằng chứng chứng minh rằng tác dụng của thuốc Kampo đối với cơn đau là rất thuyết
phục.
Kết luận
Kampo là trụ cột của y học Nhật Bản trong hơn 1500 năm, trước khi bị thay thế bởi các phương
pháp điều trị y học phương Tây. Sau đó, mất khoảng 100 năm để y học Kampo hồi sinh và nhận
được sự quan tâm chính thức vào khoảng năm 1970. Tại Nhật Bản, bệnh nhân hiện có thể tiếp
cận dịch vụ chăm sóc y tế phương Tây và Kampo cùng lúc trong cùng một cơ sở y tế. Kampo đã
được sử dụng để điều trị đau cấp tính và mãn tính ở Nhật Bản. Ngày càng có nhiều bằng chứng
chứng minh rằng tác dụng của thuốc Kampo đối với cơn đau là rất thuyết phục.


Tài Liệu Tham Khảo
1.Terasawa K. Evidence-based reconstruction of Kampo medicine: part I–Is Kampo CAM? Evid
Based Complement Alternat Med. 2004;1:11–6.

2.Moschik EC, Mercado C, Yoshino T, Matsuura K, Watanabe K. Usage and attitudes of
physicians in Japan concerning traditional Japanese medicine (Kampo medicine): a descriptive
evaluation of a representative questionnaire-based survey. Evid Based Complement Alternat
Med. 2012;2012:139818.
3.Arai YC, Yasui H, Isai H, et al. The review of innovative integration of Kampo medicine and
Western medicine as personalized medicine at the first multidisciplinary pain center in Japan.
EPMA J. 2014;5:10.
4.Katayama K, Yoshino T, Munakata K, et al. Prescription of Kampo drugs in the Japanese
health care insurance program. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:576973.
5.Arai YC, Makino I, Aono S, et al. Effects of Kamishoyosan, a traditional Japanese Kampo
medicine, on pain conditions in patients with intractable persistent dentoalveolar pain disorder.
Evid Based Complement Alternat Med. 2015;2015:750345.
6.Arai YC, Nishihara M, Inoue S, Makino I. Kampo diagnostic procedure, fuku shin, could be a
useful diagnostic tool for psychopathological patients suffering from chronic pain. Evid Based
Complement Alternat Med. 2013;2013:816216.
7.Terasawa K. Evidence-based reconstruction of Kampo medicine: part II-the concept of Sho.
Evid Based Complement Alternat Med. 2004;1(2):119–23.
8.Watanabe S, Toyama T, Sato T, et al. Kampo therapies and the use of herbal medicines in the
dentistry in Japan. Medicines (Basel). 2019;6(1):34.
9.Deshpande AD, Harris-Hayes M, Schootman M. Epidemiology of diabetes and diabetesrelated complications. Phys Ther. 2008;88(11):1254–64.
10. Viswanath O, Urits I, Jones MR, et al. Membrane stabilizer medications in the treatment of
chronic neuropathic pain: a comprehensive review. Curr Pain Headache Rep. 2019;23(6):37.
11.Finnerup NB, Attal N, Haroutounian S, et al. Pharmacotherapy for neuropathic pain in adults:
a systematic review and meta-analysis. Lancet Neurol. 2015;14(2):162–73.
12.Moulin D, Boulanger A, Clark AJ, et al. Pharmacological management of chronic neuropathic
pain: revised consensus statement from the Canadian Pain Society. Pain Res Manag.
2014;19(6):328–35.


13.Tawata M, Kurihara A, Nitta K, Iwase E, Gan N, Onaya T. The effects of goshajinkigan, a

herbal medicine, on subjective symptoms and vibratory threshold in patients with diabetic
neuropathy. Diabetes Res Clin Pract. 1994;26:121–8.
14.Suzuki Y, Goto K, Ishige A, Komatsu Y, Kamei J. Antinociceptive effect of Gosha-jinki-gan,
a Kampo medicine, in streptozotocin-induced diabetic mice. Jpn J Pharmacol. 1999;79:169–75.
15.Suzuki Y, Goto K, Ishige A, Komatsu Y, Kamei J. Antinociceptive mechanism of Goshajinki-gan in streptozotocin-induced diabetic animals: role of nitric oxide in the periphery. Jpn J
Pharmacol. 1999;79:387–91.
16.Hu X, Sato J, Oshida Y, Xu M, Bajotto G, Sato Y. Effect of Gosha-jinki-gan (Chinese herbal
medicine: Niu-Che-Sen-Qi-Wan) on insulin resistance in streptozotocin-induced diabetic rats.
Diabetes Res Clin Pract. 2003;59(2):103–11.
17.Jones MR, Urits I, Wolf J, et al. Drug-induced peripheral neuropathy, a narrative review. Curr
Clin Pharmacol. 2019. />18.Kimata Y, Ogawa K, Okamoto H, Chino A, Namiki T. Efficacy of Japanese traditional
(Kampo) medicine for treating chemotherapy-induced peripheral neuropathy: a retrospective
case series study. World J Clin Cases. 2016;4:310–7
19.Kono T, Hata T, Morita S, et al. Goshajinkigan oxaliplatin neurotoxicity evaluation (GONE):
a phase 2, multicenter, randomized, double-blind, placebo-controlled trial of goshajinkigan to
prevent oxaliplatin-induced neuropathy. Cancer Chemother Pharmacol. 2013;72(6):1283–90.
20.Yamanaka T, Kono T, Tomita N, et al. Preventive effect of Goshajinkigan on peripheral
neurotoxicity of FOLFOX therapy (GENIUS trial): a placebo-controlled, double-blind,
randomized phase III study. Int J Clin Oncol. 2015;20(4):767–75.
21.Kuriyama A, Endo K. Goshajinkigan for prevention of chemotherapy-induced peripheral
neuropathy: a systematic review and meta-analysis. Support Care Cancer. 2018;26(4):1051–9.
22.Ushio S, Egashira N, Sada H, et al. Goshajinkigan reduces oxaliplatin-induced peripheral
neuropathy without affecting anti-tumour efficacy in rodents. Eur J Cancer. 2012;48:1407–13.
23.Mizuno K, Shibata K, Komatsu R, Omiya Y, Kase Y, Koizumi S. An effective therapeutic
approach for oxaliplatin-induced peripheral neuropathy using a combination therapy with
goshajinkigan and bushi. Cancer Biol Ther. 2016;17:1206–12.
24.Cascella M, Muzio MR. Potential application of the Kampo medicine goshajinkigan for
prevention of chemotherapy-induced peripheral neuropathy. J Integr Med. 2017;15:77–87.



25.Suzuki Y, Mitsuhata H, Yuzurihara M, Kase Y. Antiallodynic effect of herbal medicine
yokukansan on peripheral neuropathy in rats with chronic constriction injury. Evid Based
Complement Alternat Med. 2012;2012:953459.
26.Ebisawa S, Andoh T, Shimada Y, Kuraishi Y. Yokukansan improves mechanical allodynia
through the regulation of interleukin-6 expression in the spinal cord in mice with neuropathic
pain. Evid Based Complement Alternat Med. 2015;2015:870687.
27.Hidaka T, Shima T, Nagira K, et al. Herbal medicine Shakuyaku-kanzo-to reduces paclitaxelinduced painful peripheral neuropathy in mice. Eur J Pain. 2009;13:22–7.
28.Lee KK, Omiya Y, Yuzurihara M, Kase Y, Kobayashi H. Antinociceptive effect of
paeoniflorin via spinal α2-adrenoceptor activation in diabetic mice. Eur J Pain.
2011;15(10):1035–9.
29.Suzuki T, Yamamoto A, Ohsawa M, Motoo Y, Mizukami H, Makino T. Effect of
ninjin’yoeito and ginseng extracts on oxaliplatin-induced neuropathies in mice. J Nat Med.
2017;71:757–64.
30.Nakanishi M, Arimitsu J, Kageyama M, et al. Efficacy of traditional Japanese herbal
medicines-Keishikajutsubuto (TJ-18) and Bushi-matsu (TJ-3022)-against postherpetic neuralgia
aggravated by self-reported cold stimulation: a case series. J Altern Complement Med.
2012;18:686–92.
31.Gagnier JJ, Oltean H, van Tulder MW, Berman BM, Bombardier C, Robbins CB. Herbal
medicine for low back pain: a Cochrane review. Spine. 2016;41(2):116–33.
32.Hamaguchi T, Yoshino T, Horiba Y, Watanabe K. Goshajinkigan for low back pain: an
observational study. J Altern Complement Med. 2017;23:208–13.
33.Oohata M, Aoki Y, Miyata M, Mizobe H, Suzuki KS. Japanese traditional herbal medicine
reduces use of pregabalin and opioids for pain in patients with lumbar spinal canal stenosis: a
retrospective cohort study. JA Clin Rep. 2017;3:60.
34.Takao Y, Takaoka Y, Sugano A, et al. Shakuyaku-kanzo-to (Shao-Yao-Gan-Cao-Tang) as
treatment of painful muscle cramps in patients with lumbar spinal stenosis and its minimum
effective dose. Kobe J Med Sci. 2015;61:E132–7.
35.Liu L, Riese J, Resch K, Kaever V. Impairment of macrophage eicosanoid and nitric oxide
production by an alkaloid from Sinomenium acutum. Arzneimittelforschung. 1994;44(11):1223–
6.

36.Liu L, Resch K, Kaever V. Inhibition of lymphocyte proliferation by the anti-arthritic drug
sinomenine. Int J Immunopharmacol. 1994;16(8):685–91.


37.Majima T, Inoue M, Kasahara Y, Onodera T, Takahashi D, Minami A. Effect of the Japanese
herbal medicine, Boiogito, on the osteoarthritis of the knee with joint effusion. Sports Med
Arthrosc Rehabil Ther Technol. 2012;4:3.
38.Yamakawa J, Moriya J, Takeuchi K, Nakatou M, Motoo Y, Kobayashi J. Significance of
Kampo, Japanese traditional medicine, in the treatment of obesity: basic and clinical evidence.
Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:943075.
39.Kogure T, Tatsumi T, Shigeta T, Fujinaga H, Sato T, Niizawa A. Effect of Kampo medicine
on pain and range of motion of osteoarthritis of the hip accompanied by acetabular dysplasia:
case report and literature review. Integr Med Insights. 2011;6:13–7.
40.Fujitsuka N, Tamai M, Tsuchiya K, et al. Boiogito, a Kampo medicine, improves
hydrarthrosis in a rat model of knee osteoarthritis. BMC Complement Altern Med. 2015;15:451.
41.Nogami T, Hiroshi O, Fujimoto M, et al. Two cases of postherpetic neuralgia recurring after
withdrawal of Kampo medicine including uzu. Kampo Med. 2011;62:369–73.
42.Schröder S, Beckmann K, Franconi G, et al. Can medical herbs stimulate regeneration or
neuroprotection and treat neuropathic pain in chemotherapy-induced peripheral neuropathy?
Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:423713.
44.Sul JU, Kim MK, Leem J, et al. Efficacy and safety of gyejigachulbutang (Gui-Zhi-Jia-ShuFu-Tang, Keishikajutsubuto, TJ-18) for knee pain in patients with degenerative knee
osteoarthritis: a randomized, placebo-controlled, patient and assessor blinded clinical trial. Trials.
2019;20(1):140.
45.Otsuka K. Kampo: a clinical guide to theory and practice. Edinburgh: Churchill Livingstone;
2010.
46.Arai YC, Shimo K, Inoue M, et al. Integration of a Kampo medicine, Nijutsuto, and Western
medical treatment in the treatment of long-term frozen shoulder refractory to Western medical
treatment: a case series. J Evid Based Complementary Altern Med. 2015;20(2):157–61.
47.Bessho K, Okubo Y, Hori S, Murakami K, Iizuka T. Effectiveness of Kampo medicine (saiboku-to) in treatment of patients with glossodynia. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol
Endod. 1998;86:682–6.

48.Shimada Y, Fujimoto M, Nogami T, Watari H. Adverse events associated with ethical Kampo
formulations: analysis of the domestic adverse-event data reports of the Ministry of Health,
Labor, and Welfare in Japan. Evid Based Complement Alternat Med. 2019;2019:1643804.
49.Edwards IR, Aronson JK. Adverse drug reactions: definitions, diagnosis, and management.
Lancet. 2000;356(9237):1255–9.


50.Conn JW, Rovner DR, Cohen EL. Licorice-induced pseudoaldosteronism. Hypertension,
hypokalemia, aldosteronopenia, and suppressed plasma renin activity. JAMA. 1968;205(7):492–
6.
51.Nose M, Tada M, Kojima R, et al. Comparison of glycyrrhizin content in 25 major kinds of
Kampo extracts containing Glycyrrhizae Radix used clinically in Japan. J Nat Med.
2017;71(4):711–22.
52.Makino T. 3-Monoglucuronyl glycyrrhretinic acid is a possible marker compound related to
licorice-induced pseudoaldosteronism. Biol Pharm Bull. 2014;37(6):898–902.
53. Yu F, Takahashi T, Moriya J, et al. Traditional Chinese medicine and Kampo: a review from
the distant past for the future. J Int Med Res. 2006;34(3):231–9.
54. Arai YC, Aono S, Makino I, Nishihara M, Ikemoto T, Owari K. Observational study of the
association between tongue exam and the Kampo diagnostic procedure of Fuku Shin (abdominal
exam) in blood stasis. J Evid Based Complementary Altern Med. 2017;22(4):879–82.



×