Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Nghiên cứu dự án sản xuất và kinh doanh đơn hàng comples nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 121 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên ở
mọi mặt đời sống. Trong đó, trang phục là một nhu cầu thiết yếu của con
người, giúp con người hịa hợp với mơi trường thiên nhiên, tơ điểm cho người
mặc và làm đẹp cho cuộc sống. Vì thế, ngành công nghiệp dệt may ngày càng
phát triển mạnh mẽ, nó khơng chỉ phục vụ nhu cầu làm đẹp cho con người mà
còn đồng thời giải quyết vấn đề nhu cầu việc làm cho người lao động..
Nắm được nhu cầu về thời trang của con người, qua quá trình tìm hiểu
và khảo sát em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu dự án sản xuất và kinh doanh
đơn hàng comples nữ”. Là sinh viên năm cuối, qua quá trình học tập tại
trường, thực tập sản xuất tại đơn vị thực tập, em đã được tìm hiểu và thực
hành những bước công việc để triển khai sản xuất một mã hàng mới. Từ đó áp
dụng những kiến thức trên nhà trường cùng thực tế vào đề tài tốt nghiệp.
Với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giảng viên Th.S Phạm Quỳnh
Hương em đã hoàn thành đề tài đồ án tốt nghiệp. Do kiên thức còn hạn chế
nên bài làm cịn thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy
cô để bài làm đạt kết quả tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


Danh mục các từ viết tắt
Stt
1
2

Từ viết tắt
EU
CAGR


3

WTO

Nghĩa
Liên minh Châu Âu
Tốc độ tăng trưởng kép hàng nămCompounded Annual Growth Rate
Tổ chức thương mại thế giới


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI
SẢN PHẨM

1.1. Nghiên cứu thị trường
1.1.1. Thị trường dệt may trên thế giới
Quy mơ ngành dệt may tồn cầu (tỷ USD):
- Quy mơ thị trường dệt may tồn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá
trị mậu dịch đạt 700 tỷ USD. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ
USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD. Dự
báo đến năm 2025, quy mơ ngành dệt may tồn cầu đạt 2.110 tỷ USD, tương
ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt khoảng 5%/năm.
- Bốn thị trường tiêu thụ chính là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản với dân
số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhưng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may
toàn cầu.
- EU hiện là thị trường lớn nhất với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy
nhiên, dự báo đến năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất với
giá trị 540 tỷ USD, tương ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt 10%/năm.
- Các thị trường lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc. Ấn Độ
được dự báo sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất với CAGR đạt
12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ USD, qua đó sẽ vượt Nhật Bản,

Brazil để trở thành quốc gia có quy mô thị trường lớn thứ 4 thế giới. Các quốc
gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế giới nhưng thị trường dệt may chỉ
chiếm khoảng 7% quy mô thị trường dệt may tồn cầu
Chi tiêu dệt may bình qn đầu người (USD/người):
- Chi tiêu dệt may bình quân đầu người thế giới năm 2018 đạt 153 USD, dự
báo đến năm 2025, mức chi tiêu này sẽ tăng lên 247 USD.
- Úc là quốc gia có chi tiêu dệt may bình quân đầu người cao nhất với 1.050
USD/năm, trong khi Ấn Độ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may bình quân
đầu người thấp nhất trong các nền kinh tế lớn mới nổi; chỉ bằng khoảng 3%
mức chi tiêu của Úc và 23,5% mức chi tiêu dệt may trung bình của thế giới.


Dự báo đến năm 2025, Úc vẫn sẽ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may bình
qn đầu người lớn nhất thế giới.
Giá trị xuất khẩu dệt may toàn cầu (tỷ USD):
- Thương mại dệt may toàn cầu năm 2018 đạt 708 tỷ USD. Trong đó:
+ Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt đạt 286 tỷ USD
+ Giá trị xuất khẩu sản phẩm may đạt 423 tỷ USD.
- Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới đối với cả sản phẩm dệt
và sản phẩm may, chiếm khoảng 40% tổng mậu dịch dệt may toàn cầu.
- Các khu vực xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ
Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan và Indonesia
- Bangladesh là quốc gia có giá trị xuất khẩu tương đương với Việt Nam.
1.1.2. Thị trường dệt may trong nước
Tổng quan ngành dệt may Việt may:
- Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15%
kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may cuối năm 2018 tăng 17,9%
so với đầu năm. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%;

vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo
may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần
đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn
nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên tồn thế giới.
Tình hình xuất, nhập khẩu dệt may:
 Về xuất khẩu:
- Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 155.4 tỷ
USD, tăng 14.5 so với cùng kỳ. Có 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỷ USD là áo thun, quần và áo jacket. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tương
đối cao, từ 700 triệu USD trở lên gồm có váy, quần áo trẻ em, vải, quần
sooc…


- Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở
thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam ngày càng phát triển. Trong đó:
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đứng
đầu kim ngạch xuất khẩu năm 2018 là 4,5 tỷ USD (chiếm khoảng 57,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2018)
+ Thị trường EU với 1,5 tỷ USD (chiếm khoảng 19,2%) và Nhật Bản. - Tình
hình xuất khẩu cụ thể của một số mặt hàng chính:
 Về nhập khẩu:
- Theo thống kê, cuối năm 2018 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành
dệt may đạt 18,95 tỷ USD, tăng 11,9% so với đầu năm 2018.
- Theo ước tính, trong tháng 1 năm 2018 nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt
may chính của Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD
- Tình hình nhập khẩu của một số mặt hàng cụ thể:
+ Nhập khẩu bơng đạt 140 nghìn tấn, trị giá 244 triệu USD
+ Nhập khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt các loại đạt 85 nghìn tấn, trị giá 185 triệu
USD

+ Nhập khẩu mặt hàng vải đạt 1 tỷ USD
+ Nhập khẩu nguyên phụ liệu đạt 410 triệu USD
Tình hình sản xuất dệt may việt nam hiện nay
- Điểm mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó
+ Tiền gia cơng sản phẩm rẻ, chi phí nhân cơng thấp
+ Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập
khẩu đánh giá cao
+ Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị
trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng
- Điểm yếu


+ Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn cịn lạc hậu
+ Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cịn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên
cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao
khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển
dụng lao động mới
+ Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên
giá trị gia tăng của ngành may còn thấp
+ Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại
thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường
tiêu thụ. Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập
khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao
+ Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội
địa
+ Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của
phía nước ngồi để xuất khẩu.
- Cơ hội:
+ Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc

Việt Nam
+ Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu
cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm
trung và cao cấp
+ Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các
nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có
thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu
+ Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về
thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác
+ Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến
khích phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và
ngoài nước


- Thách thức:
+ Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với
chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt
Nam
+ Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm
thiết kế thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để
xuất khẩu.
+ Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ
và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam
và các nước trên thế giới.
1.2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
Lí do chọn sản phẩm:
- Thời trang may mặc trong nước cũng như nước ngồi hiện nay vơ cùng đa
dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và chất liệu như comples nữ, bộ thể
thao, áo măng tô,… Tuy nhiên, comples nữ hiện nay đang có xu hướng thịnh
hành cao do tính chất riêng cũng như kiểu dáng đa dạng của sản phẩm.

- Comples nữ hiện nay không chỉ sử dụng cho những dịp quan trong với
phong cách đứng đắn, nghiêm túc mà cịn được sử dụng cho nhiều hồn cảnh
và mục đích khác nhau bởi những sự pha trộn vest truyền thống với một vài
phá cách trẻ trung mang lại vẻ đẹp hiện đại cũng như tạo sự tự tin, thoải mái
cho người mặc.
- Nhìn vào lịch sử hình thành trang phục comples có thể thấy xuyên suốt mấy
trăm năm thì đây là sản phẩm được dành cho tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên,
khi xã hội đang ngày một phát triển thì sản phẩm này đã được biến tấu một
cách mạnh mẽ, trẻ trung phù hợp cho mọi tầng lớp. Comple đang là trang
phục phổ biến hơn bao giờ hết bởi tính trang trọng, lịch lãm của sản phẩm này
bởi vậy nó ln là loại trang phục được lựa chọn trong các ngày trọng đại hay
phục vụ công việc trốn công sở.


- Comples là loại trang phục không thể thiếu trong tủ áo của những nữ doanh
nhân lịch lãm và thành đạt. Đối với các cô gái công sở năng động và hiện đại
cũng không là ngoại lệ. Theo sự phát triển của thời trang, comples nữ dưới
bàn tay thiết kế của nhà tạo mẫu thời trang đã tạo nên nhiều biến tấu đa dạng.
Nó phù hợp với phong cách ăn mặc đa phong cách của phái đẹp thời hiện đại.
- Vào những 1660, áo khốc ngồi đi liền với bộ trang phục cưỡi ngựa dành
cho nữ giới đã bắt nguồn cho chiếc áo vest ngày nay. Dần dần trang phục ấy
khơng cịn chỉ là trang phục khi đi cưỡi ngựa. Chúng cịn được q bà, q cơ
thời đó diện đến các buổi dạ hội và đi dạo phố.
- Đến đầu thế kỷ 20, comples công sở bắt đầu xuất hiện và trở thành trang
phục phổ biến của phụ nữ giới thị thành. Áo vest mặc với quần tây được thiết
kế bởi nhà tạo mẫu người Pháp, André Courrèges cũng đã xuất hiện vào năm
1964.Ngay từ khi ra đời, những trang phục này nhanh chóng được các tiểu thư
và quý phu nhân yêu thích, và được xem là biểu tượng của sự thành công của
nữ giới.
- Vẻ thanh lịch tuyệt vời, sự sang trọng và nền nã cùng tư chất trang nhã

được thể hiện một cách rõ nét khi sử dụng comples, phù hợp với môi trường
công việc công sở, hành chính,… Vì vậy trang phục comples nữ là lựa chọn
tốt để tiến hành nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Phân đoạn thị trường
- Để lựa chọn được thị trường mục tiêu cho sản phẩm cần tiến hành phân
đoạn thị trường. Chia nhỏ đoạn thị trường để nghiên cứu về về các yêu tố
nghề nghiệp, lối sống, học vấn, hành vi mua hàng,.. . Từ đó tiến hành khảo sát
để lựa chọn thị trường mục tiêu


Bảng 1.1: Phân đoạn thị trường
Nhóm tuối

18-25

26-35

Đặc điểm
Nghề nghiệp

- Sinh viên

- Người đi làm có cơng việc, thu
nhập ổn định

Lối sống

- Trẻ trung, năng động, tự do,
phóng khống.
- Chạy theo cái mới và có tính

chất thời thượng, muốn thể hiện
cá tính, cái tơi riêng

- Trẻ trung, giản dị hơn. Khơng
chạy theo mốt.
- Chú trọng tính thực tế và lợi
ích cụ thể của hàng hóa

Học vấn

Nhiều trình độ khác nhau

Đã có sự trưởng thành và nhận
thức tư duy

Hành vi mua
hàng

- Mua hàng theo cảm tính nhiều
hơn, quan tâm nhiều đến các
chương trình giảm giá, khuyến
mại
- Mua hàng theo sở thích,
phong cách đặc điểm riêng

- Mua hàng theo lí trí nhiều hơn
là mua hàng tùy hướng
- Quan tâm đến chất lượng sản
phẩm


Nhân cách,
thái độ

- Có xu hướng muốn thể hiện
cái tơi, tự tin và phóng khống

- Giản dị, sử dụng sản phẩm có
màu sắc kiểu dáng phù hợp

Thu nhập

Thu nhập trung bình

Thu nhập khá từ 6-15 triệu

1.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
1.2.2.1. Thị trường mục tiêu
*Lựa chọn thị trường mục tiêu dựa trên cơ sở đã phân đoạn thị trường. Trước
khi lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm cần khảo sát khách hàng.
(Phụ lục 1)
Bảng 1.2: Kết quả khảo sát sản phẩm comples nữ
Chỉ tiêu
khảo sát

Kết quả khảo sát

Nhận xét


Tuổi


- Độ tuổi phần lớn trong
khoảng 26-35 tuổi

Nghề
nghiệp

- Nghề nghiệp sử dụng
sản phẩm nhiều nhất là
nhân viên văn phịng,
cơng sở và giáo viên

Thu nhập

- Phần lớn khách hàng
có mức thu nhập từ 6
đến 12 triệu

Tần suất
sử dụng

- Những khách hàng là
nhân viên cơng sở, văn
phịng thì có tần suất sử
dụng cao, những ngành
nghề khác có tần suất sử
dụng ít hơn


Kiếu dáng


- Kiểu dáng được ưa
chuộng là dáng ngắn,
ôm vừa phải, có cổ và
dài tay

Màu sắc

- Gam màu tối, trầm
được ưa chuộng nhiều

Chất liệu

- Chất liệu được yêu
thích sử dụng là chất
liệu mềm, co dãn

Mức giá

- Phần lớn khách hàng
chi trả từ 900 nghìn đến
1,5 triệu đồng cho
comples


* Từ khảo sát thực tế cũng như phân đoạn thị trường đã mở ra các cơ hội thị
trường để lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó lựa chọn nhóm khách hàng mục
tiêu đó là:
- Giới tính: Nữ
- Độ tuổi: Từ 26 đến 35 tuổi

- Nghề nghiệp: Gồm nhiều nghề nghiệp khác nhau cùng với đó là những trang
phục phù hợp. Comples nữ phù hợp với môi trường làm việc cơng sở, hành
chính, giáo viên,..
- Thu nhập: Lựa chọn đoạn thị trường có thu nhập trung bình, ổn định do họ
có sức mua lớn, quan tâm đến mẫu mã chất lượng sản phẩm và họ không chạy
theo mốt hoặc những thiết kế riêng như những người có thu nhập cao. Thu
nhập trung bình từ 7 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Đây là những khách hàng
tiềm năng đối với sản phẩm comples
- Đặc điểm:
+ Đây là nhóm tuổi thuộc độ tuổi lao động chính, họ đã có thu nhập ổn
định, có nhu cầu lớn về sản phẩm may mặc
+ Họ quan tâm nhiều về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và đặc biệt là chất
lượng sản phẩm.Tần suất sử dụng comple của họ cao do nhu cầu công việc
+ Phụ nữ ở độ tuổi này có khả năng tự mình quyết định hành vi mua hàng,
có thói quen tìm hiểu thông tin trước khi mua hàng và lựa chọn theo sở thích
cá nhân
+ Họ là những người có phong cách thời trang giản dị , nhã nhặn, màu sắc
trang phục không quá nổi bật. Chú trọng đến sản phẩm có tính thực dụng, giá
rẻ và hình thức đẹp
- Địa điểm: Thành phố Hà Nội, ngoài ra các thành phố trực thuộc tỉnh, nơi tập
chung nhiều văn phịng, cơng sở hành chính.
+ Xuất phát từ đặc điểm cơng việc, nhu cầu sử dụng sản phẩm thời trang
công sở của người tiêu dùng. Hà Nội tập chung nhiều ngành nghề khác nhau
trong đó cơng việc hành chính, cơng sở tương đối nhiều và họ cần sử dụng


những trang phục không chỉ tạo vẻ trẻ trung mà còn mang đến sự sang trọng
và lịch sự cho quý cơ cơng sở để phù hợp với tính chất cơng việc. Vì vậy thời
trang cơng sở comples nữ có nhu cầu sử dụng cao
+ Ngoài ra Hà Nội là một trong những thành phố có nhu cầu và lượng tiêu

thụ sản phẩm thời trang cao trên cả nước. Sản phẩm comple nữ là một trong
những mặt hàng thời trang tiềm năng và mang tính cạnh tranh cao do nhu cầu
sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau của người tiêu dùng
1.2.2.2. Nghiên cứu dự báo thị trường và xu hướng thời trang
* Xu hướng thời trang:
- Comples dành cho phái đẹp ngày nay được bắt nguồn từ áo khốc ngồi đi
liền với bộ trang phục cưỡi ngựa dành cho nữ giới (riding habits) vào những
năm 1660. Dần dần trang phục váy dài kết hợp với áo sơ mi ôm sát người và
khốc ngồi cái áo khốc cách điệu (chính là áo vest ngày nay) khơng cịn chỉ
là trang phục khi đi cưỡi ngựa mà chúng còn được quý bà, quý cơ thời đó diện
đến các buổi dạ hội và đi dạo phố…
- Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng thời trang comples nữ cơng sở có
nhiều thay đổi, ngày càng phóng khống, thoải mái hơn, khơng cịn gị bó và
chật chội như những comples truyền thống nữa, mà thay vào đó, nó có nhiều
kiểu dáng mới, nhiều chất liệu hơn, đa dạng về mẫu mã và màu sắc nhưng vẫn
mang nét sang trọng và quý phái cho các quý cơ văn phịng.


- Một số xu hướng kiểu dáng comples công sở hiện nay:
+ Bộ vest nữ công sở cổ ve xuôi màu vàng, hai hàng khuy không chỉ tạo vẻ
trẻ trung mà còn mang đến sự sang trọng và lịch sự cho q cơ cơng sở

Hình 1.1: Kiểu dáng comples
+ Bộ vest nữ với phần biến kiểu cổ ve xếch và thiết kế vạt tròn thể hiện mới
mẻ và năng động cho người mặc

Hình 1.2: Comples nữ


- Bộ vest nữ không cổ với phần phối viền túi và cổ, nẹp tạo sự mới mẻ và trẻ

trung cho người mặc

Hình 1.3: Comples nữ cách điệu
* Xu hướng màu sắc:
- Khơng cịn những gam màu sặc sỡ, rực rỡ như năm 2018, các trang phục
thời trang năm 2019 được nghiên cứu và dự đốn sẽ có tơng màu tối hơn và
trang nhã hơn. Năm 2019 sẽ là năm của các gam màu tối, trung tính như màu
xanh ơ liu đậm, màu xanh coban đậm và màu nâu lạc đà đậm

Hình 1.4: Xu hướng màu sắc


- Ngoài ra gam màu xanh Ai cập hay gam màu xanh tím cũng lên ngơi năm
2019 mang lại vẻ đẹp trẻ trung, mạnh mẽ, khỏe khoắn

Hình 1.5: Xu hướng màu sắc
* Xu hướng chất liệu:
- Comples nữ đẹp ngoài kiểu dáng và màu sắc ra cần đến yếu tố quan trọng
đó chính là chất liệu vải may. Mỗi người sẽ hưởng ứng với một chất liệu vải
khác nhau nhằm tạo cảm giác thoải mái, năng động cho người mặc quan trọng
là khơng gây cảm giác chật nít, khó chụi hay gây kích ứng da. Vì vậy khi may
comples, vải may cần phải chọn lựa thật kỹ càng
- Một số chất liệu được sử dụng nhiều cho sản phẩm comples nữ:
+ Chất liệu vải bằng cotton: Cotton là một loại vải có nguồn góc tự nhiên và
được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc, đây là một loại vải mềm, trơn
mịn, thấm hút mồ hôi tạo cảm giác êm ái, thoải mái cho người mặc. Đối với
loại vest nữ được may từ vải cotton chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vơ cùng hài
lịng.

Hình 1.6: Chất liệu cotton



+ Chất liệu vải bằng polyester: Polyester là một loại sợi vải được hợp thành
trong quá trình Ethylen cũng được dùng nhiều trong ngành may mặc đặc biệt
là bộ vest nữ. Vải polyester có độ bền lâu, chắc chắn, chống thấm cao, khi
được may thành áo vest sẽ rất đẹp, có độ bóng lống, sang trọng và lịch lãm.
+ Chất liệu vải lanh: Vải lanh có tính chất dụi nhẹ, khơ thống, thấm hút,
nhanh khơ, trơn mềm người sẽ khơng có cảm giác khó chụi bức rức với chất
kiệu này, tuy vậy vải lanh vẫn có một khuyết điểm đó chính là lâu bền, dễ bị
nhăn khi vệ sinh.
1.2.2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sản phẩm
- Điểm mạnh:
+ Trang phục comples được cách điệu kiếu dáng vì vậy có thể sử dụng được
trong nhiều hồn cảnh cũng như mục đích sử dụng như đi làm, đi chơi dạo
phố, đi họp, sự kiện ,…
+ Mang nét đẹp riêng biệt, tạo sự thanh lịch, nhã nhặn và quý phái cho
người mặc
+ Hiện nay tại các nhà hàng hay trung tâm tổ chức sự kiện có xu hướng
đồng phục comples cho nhân viên vì vậy mà comples có tính lợi ích cao
+ Comples có thể sử dụng thường xun và quanh năm theo các mùa do
chất liệu sử dụng để may sản phẩm đa dạng dày, mỏng,.., phù hợp với điều
kiện thời tiết khí hậu
- Điểm yếu:
+ So với các mặt hàng sản phẩm khác thì comples ít kiểu dáng hơn. Thường
chỉ được cách điệu phần cổ áo, ve áo và tay áo.
+ Sản phẩm phù hợp với nhóm tuổi nhất định do tính chất và kiểu dáng sản
phẩm
+ Comples có phom dáng đặc trưng vì vậy khơng khéo che những khuyết
điểm của người mặc



- Cơ hội:
+ Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng comples ngày
càng cao. Comples là một trang phục cần thiết dù là người trẻ hay người đã
lớn tuổi đều có nhu cầu sử dụng vest như nhau.
+ Các chương trình truyền hình như thời sự, phát thanh,… hay các dịch vụ
cưới hỏi, sự kiện quan trong như các buổi họp thì comples được ưa chuộng
+ Nhân viên văn phịng hay cơng sở, hành chính chiếm số lượng tương đối
cao vì vậy thời trang cơng sở comples có sức mua lớn
- Thách thức:
+ Hiện nay các hãng thời trang công sở ra đời ngày càng nhiều theo đó là
những mẫu mã đa dạng, mới mẻ vì vậy mà có tính cạnh tranh cao. Khơng chỉ
cạnh tranh với những thương hiệu mới mà còn những thương hiệu lâu đời, đã
có chỗ đứng trong làng thời trang
+ Giá thành sản phẩm comples tương đối cao so với các mặt hàng khác vì
vậy mà chỉ thu hút sức mua của nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định,
trung bình khá trở lên
1.2.2.4. Dự kiến giá thành và phương án tiêu thụ cho sản phẩm
* Dự kiến giá thành:
- Để xây dựng giá thành sản phẩm cần tham khảo giá thành của một số hãng
thời trang khác. Ngoài ra giá thành còn phụ thuộc vào chất liệu cũng như phụ
liệu dùng cho sản phẩm


- Giá thành hiện tại comples nữ của một số hãng thời trang như sau:
+ Eva de Eva: Những thiết kế của Eva de Eva mang lại sự trẻ trung, năng
động cho người mặc.

Hình 1.7: Comples nữ giá 1,5 triệu đồng
+ Chic-land: là thương hiệu nổi tiếng thời trang công sở cao cấp, giá sản

phẩm cao, dao động từ 1,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng

Hình 1.8: Comples nữ giá 2,485 triệu đồng


+ Nem fashion: Là một trong những thương hiệu tiên phong trong thị trường
thời trang công sở. những thiết kế hiện đại, sang trọng có mức giá từ 1,5 triệu
đồng đến 5 triệu đồng

Hình 1.9: Comples nữ giá 1,65 triệu đồng
+ Loza: Thời trang công sở Loza đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng từ áo vest,
sơ mi, áo khoác,… giá dao động từ 750 nghìn đồng đến 2,5 triệu đồng

Hình 1.10: Comples nữ giá 1,625 triệu đồng


+ Thời trang Seven Am: Thương hiệu được nhiều chị em công sở lựa chọn
do những thiết kế bắt kịp xu hướng, vừa sang trọng, quyến rũ với chất liệu
ngoại nhập và giá cả hợp lý. Giá dao động từ 8 trăm nghìn đến 2 triệu

Hình 1.11: Comples nữ giá 1,75 triệu đồng
+ K&K Fashion: Các thiết kế của K&K Fashion mang tính ứng dụng cao,
vừa lịch sự, sang trọng nơi công sở, vừa nhẹ nhàng, đáng yêu để dạo phố. Giá
dao động từ 4 trăm nghìn đến 1,5 triệu đồng

Hình 1.12: Comples nữ giá 1,6 triệu đồng


+ Elise: Thương hiệu thời trang công sở với những thiết kế đẹp, độc, lạ và
nhiều bộ sưu tập cá tính. Giá dao động từ 5 trăm nghìn trở lên


Hình 1.13: Comples nữ giá 1,8 triệu đồng
- Thông qua việc tìm hiểu và khảo sát mức giá đối với sản phẩm comples nữ
dự kiến mức giá cho bộ vest nữ là 1,450 triệu đồng
- Kiểu dáng cũng như chất lượng của sản phẩm có sự tương đồng với các
hãng thời trang lâu đời nhưng giá có mức chênh lệch với các hãng thời trang
tạo sự cạnh tranh với các thương hiệu đã có tên tuổi
* Phương án tiêu thụ sản phẩm:
- Thị trường trong nước đang phát triển không ngừng, người tiêu dùng có nhu
cầu may mặc và xu hướng sử dụng hàng Việt Nam cao
- Hà Nội là khu vực đông dân cư, tập hợp nhiều các hãng thời trang cơng sở
và gồm nhóm người tiêu dùng ưa chuộng comples cao. Vì vậy sản phẩm sẽ
bán tại cửa hàng ở Hà Nội sau đó sẽ mở rộng ra nhiều chi nhánh
- Sử dụng hình thức bán hàng online để tiêu thụ sản phẩm. Lập webside hay
trang facebook để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm đến người
tiêu dùng
- Xây dựng các dịch vụ chăm sóc, tư vấn cho khách hàng. Hình thức đặt hàng
cũng như nhận hàng đơn giản và tiện lợi nhất.
- Có các chương trình giảm giá hay ưu đãi để thu hút khách hàng


1.3. Lựa chọn mẫu và phương án sản xuất kinh doanh
1.3.1. Mơ tả, phác thảo hình dáng
* Mẫu 1:

Hình 1.14: Bộ mẫu phác thảo 1
- Áo vest:
+ Áo một hàng cúc, cổ 2 ve xuôi, chất liệu vải co dãn
+ Dáng áo có độ rộng vừa phải, trên đường ngang eo có may chiết ly.
+ Thân trước có cúp sườn, túi 2 viền rẽ

+ Thân sau cắt rời đường sống lưng
+ Tay áo dạng mang tay tròn hai chi tiết ( tay 2 mang )
- Quần:
+ Quần cơn nữ có dáng ôm sát mông. Bản to cạp 5cm. Thân sau, thân trước
không chiết ly
+ Quần mặc dài qua mắt cá chân.
- Ưu điểm: Kiểu dáng truyền thống, đơn giản, phù hợp với sản xuất may công
nghiệp
- Nhược điểm: kiểu dáng cơ bàn, không thu hút khách hàng


* Mẫu 2:

Hình 1.15: Bộ mẫu phác thảo 2
- Áo vest:
+ Áo một hàng cúc, cổ thời trang liền, chất liệu vải co dãn ít
+ Dáng áo có độ rộng vừa phải, trên đường ngang eo có may chiết ly.
+ Thân trước có cúp sườn, túi 2 viền rẽ có nắp
+ Thân sau cắt rời đường sống lưng, nẹp vát tròn
+ Tay áo dạng mang tay tròn hai chi tiết ( tay 2 mang )
- Quần:
+ Quần âu nữ ống đứng. Bản to cạp 4cm.
+ Thân sau có 2 ly chiết, 2 túi cơi. Thân trước có ly xếp
+ Quần mặc dài qua mắt cá chân.
- Ưu điểm: Kiểu dáng áo đơn giản, cổ liển thời trang độc đáo
- Nhược điểm: Màu săc sản phẩm kén người mặc


* Mẫu 3:


Hình 1.16: Bộ mẫu phác thảo 3
- Áo vest:
+ Áo hai lớp, chất liệu vải co dãn 2 chiều, màu xanh tím.
+ Áo hai hàng cúc gồm 2 cúc ở nẹp và cúc trang trí, cổ 2 ve xếch
+ Dáng áo vừa người, trên đường ngang eo có may chiết ly.
+ Thân trước có cúp sườn, hai túi cơi.
+ Thân sau cắt rời đường sống lưng
+ Tay áo dạng mang tay tròn hai chi tiết ( tay 2 mang )
- Quần:
+ Quần âu ống đứng, mặc rộng vừa phải. Bản to cạp 4cm, đầu cạp vuông
+ Trên thân trước có 1 ly xếp, thân sau may 1 ly chiết. Quần có 2 túi chéo
thân trước và hai túi cơi giả thân sau
- Ưu điểm:
+ Kết cấu đơn giản, dễ sản xuất công nghiệp
+ Kiểu dáng, màu sắc phù hợp với nhóm khách hàng từ 26 đến 35 tuổi
+ Kiểu dáng hai hàng khuy tạo sự trẻ trung, năng động cho người mặc
- Nhược điểm: Màu săc trung tính phù hợp với lứa tuổi từ 26 trở lên
1.3.2. Lựa chọn bộ mẫu


×