Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DAP AN CHI TIET THI THU HUE LAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.18 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHỐI CHUYÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Đề thi có 08 trang). ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ THPT QUỐCGIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC. Mã đề thi 127. Giải chi tiết đề thi: 1/ Cô: Phạm Thị Phương Anh (ĐHSP Huế - Huế) 2/ Thầy: Đinh Văn Tiên (THPT Gia Định – Bình Thạnh) Câu 1: Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb. DE đều xảy ra hoán de. vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra? A. 8 loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1. (TH này xảy ra nếu có 2 trong 3 tb cùng cách phân li và hoán vị) B. 8 loại với tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1. (TH này xảy ra nếu có 3 trong 4 tb cùng cách phân li và hoán vị nên KHÔNG PHÙ HỢP) C. 4 loại với tỉ lệ 1:1: 1: 1 (TH này xảy ra nếu cả 3 tb cùng cách phân li và hoán vị) D. 12 loại với tỉ lệ bằng nhau. (TH này xảy ra nếu có 3 tb đều khác cách phân li và hoán vị) Câu 2: Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. Coli (Xem mô hình hoạt động của operon Lac). Trang 1/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau. (đúng vì 3 gen mã hóa cho 3 chuỗi pôlipeptit khác nhau) (2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc (sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa, gồm vùng P và vùng O) (3) Các gen đều có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau (đúng vì các gen này đều trên cùng 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, cùng trong 1 operon nên luôn được phiên mã đồng thời) (4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất (đúng vì SV nhân sơ không có màng nhân nên mọi hoạt động di truyền đều diễn ra trong tế bào chất) (5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt (sai vì 3 gen khi được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN chung). Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 3: Ở một loài thực vật, hai cặp alen A, a và B, b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỷ lệ: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài; alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với d quy định màu trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ cây hoa đỏ, quả dẹt là 56,25%? A. 7. B. 3. C. 11. D. 9. HƯỚNG DẪN GIẢI: 9/16 A-B-D- được phân tích thành 2 TH: + TH1: 9/16 A-B- x 1DHai cặp đầu là AaBb x AaBb và cặp sau là DDx DD or DDxDd or DD x dd, vậy có 3 phép lai. + TH2: 3/4 A-B- x 3/4DHai cặp đầu được phân tích thành 2 TH: 3/4A-x1B- hoặc 1A-x3/4B- (tính 1TH rồi nhân 2) 3/4A chỉ có phép lai Aa x Aa, cặp sau 1B- có 3 TH là BBxBB or BBxBb or BBxbb. Cặp sau D- chỉ có 1 TH là DdxDd. Như vậy có 3 x 2 = 6 phép lai. Tổng các phép lai là 3 + 6=9. Câu 4: Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan niệm nào sau đây là phù hợp với học thuyết tiến hóa Đacuyn? A. Đặc điểm cổ dài đã phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. (phù hợp với quan niệm về biến dị cá thể và CLTN của Đacuyn trong giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài) B. Đặc điểm cổ dài được phát sinh dưới tác động của đột biến và được tích lũy dưới tác động của chọn lọc tự nhiên (quan điểm hiện đại về sự hình thành đặc điểm thích nghi) C. Loài hươu cao cổ được hình thành do loài hươu cổ ngắn thường xuyên vươn dài cổ để ăn lá trên cao. (quan điểm Lamac, nội dung này giảm tải nhưng vẫn có thể đưa vào phương án bẫy) D. Loài hươu cao cổ được hình thành từ loài hươu cổ ngắn dưới tác động của các nhân tố tiến hóa và các cơ chế cách ly (quan điểm hiện đại về sự hình thành loài) Câu 5: Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a qui định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là: A.. AB Dd . ab. B.. Ad Bb . aD. C.. Ab Dd . aB. D.. AD Bb . ad Trang 2/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN GIẢI: Theo đề bài, B-D-: đỏ, B-dd: trắng, bbD-: vàng, bbdd: trắng. Tỉ lệ xuất hiện bằng 16TH nên có sự liên kết giữa Aa với Bb hoặc Dd. - Xét kiểu hình dài, đỏ (aa, B-D-) có thể được biểu diễn thành aB/a-D- hoặc aD/a-B- nên F1 phải có kiểu gen chéo (1) - Xét kiểu hình dài, vàng (aa, bbD-) có thể được biểu diễn thành ab/abD- hoặc aD/a-bb (2) Từ (1), (2) F1 phải là kiểu gen chéo và có giao tử aD mới có thể thỏa mãn đề bài, chọn đáp án B. Câu 6: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng. C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 7: Ở một loài, tính trạng màu lông tuân theo qui ước sau: A-B-: màu đỏ; A-bb: màu tím; aaB- : màu vàng; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba nằm trên một cặp NST khác khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp (dd) gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu tím, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác, gen trội hoàn toàn D không biểu hiện kiểu hình và không ảnh hưởng đến sức sống cá thể. Cho hai cá thể đều dị hợp tử về mỗi gen đem lai với nhau thu được F1. Kết luận nào sau đây đúng về khi nói về các cá thể có kiểu hình màu tím ở đời F1? A. Có 3 kiểu gen chiếm tỉ lệ 2/11. B. Có 6 kiểu gen qui định màu tím. C. Có 2 kiểu gen dị hợp hai cặp gen. D. Có 2 kiểu gen đồng hợp. HƯỚNG DẪN GIẢI: Tím có các kiểu gen sau Aabbdd (*) AabbDD (*) AabbDd (AAbbdd) chết AAbbDD AAbbDd (*) Ta thấy có 3 kiểu gen dị hợp 1 cặp. Vậy ta đi tính tỉ lệ của kiểu gen dị hợp 1 cặp. Mỗi kiểu gen dị 1 cặp có tỉ lệ 1/2.1/4.1/4. = 1/32 Tổng tỉ lệ số kiểu gen màu tím F1 3/4.1/4.1-1/4.1/4.1/4 (chết) = 11/64 → 3 kiểu gen chiếm tỉ lệ = 1/32 x 64/11 = 2/11. Câu 8: Đột biến chuyển đoạn tương hỗ A. thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể được ứng dụng để chuyển gen từ người sang vi khuẩn. (sai vì thường chỉ sử dụng chuyển đoạn không tương hỗ và kỹ thuật thường dùng là công nghệ ADN tái tổ hợp) B. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến và làm thay đổi quy luật di truyền chi phối tính trạng. (chuyển đoạn tương hỗ có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể dị hợp và nếu các gen thay đổi vị trí thì qldt có thể bị thay đổi, vd từ cùng NST sang khác NST sẽ làm thay đổi quy luật từ di truyền liên kết qua phân li độc lập) C. xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST kép tương đồng. (cơ chế này gây mất đoạn và lặp đoạn, còn chuyển đoạn tương hỗ là do TĐC giữa 2 NST khác cặp tương đồng). D. chỉ làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST. (chuyển đoạn tương hỗ thì độ dài gen chưa chắc đã bằng nhau) Câu 9: Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản (P), cần phải có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau để F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn? Trang 3/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (1) Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST. (loại trừ điều kiện này vì nó chỉ cần thiết cho ql phân li độc lập) (2) Tính trạng trội phải hoàn toàn. (3) Số lượng cá thể thu được ở đời lai phải lớn. (4) Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. (5) Mỗi gen qui định một tính trạng. (6) Bố và mẹ thuần chủng. Số điều kiện cần thiết là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 10: Một kỹ thuật được mô tả ở hình dưới đây:. Bằng kỹ thuật này, có thể A. tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống con mẹ cho phôi. (sai vì phôi tạo ra từ hợp tử, vốn do kết hợp vcdt từ bố và mẹ nên thường khó giống mẹ) B. tạo ra một số lượng lớn các con bò đực và cái trong thời gian ngắn.(sai vì các cá thể này phải cùng giới) C. tạo ra một số lượng lớn các con bò mang các biến dị di truyền khác nhau để cung cấp cho quá trình chọn giống.(sai vì các cá thể này có kiểu gen giống nhau nên không tạo ra được biến dị di truyền) D. tạo ra một số lượng lớn các con bò có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn. Câu 11: Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST thường có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của nhân tố nào sau đây? A. Đột biến gen trội. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Alen lặn gây hại chỉ có thể bị đào thải hoàn toàn dưới tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Câu 12: Ở chuột, khi lai giữa một cặp bố mẹ đều thuần chủng và mang kiểu gen khác nhau, người ta thu được F1 đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau, ở F2 xuất hiện kết quả như sau: Chuột cái: 108 con lông xoăn, tai dài; 84 con lông thẳng, tai dài. Chuột đực: 55 con lông xoăn, tai dài; 53 con lông xoăn, tai ngắn; 43 con lông thẳng, tai ngắn: 41 con lông thẳng, tai dài. Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn và các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen thu được ở đời con là bao nhiêu? A. 1/1296. B. 1/2592. C. 1/648. D. 1/324. HƯỚNG DẪN GIẢI: Trang 4/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Xoăn: thẳng = 9:7 và phân bố đều 2 giới → tương tác gen bổ trợ và gen thuộc NST thường (AaBbxAaBb) Cái 100% tai dài, đực 50% tai dài: 50% tai ngắn → gen thuộc NST giới tính (XDXd x XDY) - Các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn (A-B-XdY) x các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài (1/2A-B- XDXD: 1/2A-B- XDXd). Chuột cái đồng hợp lặn tạo ra: 4/9 (AaBb/A-B-) x 4/9(AaBb/A-B-)x1/4 (Xd) x1/2(Xd). Câu 13: Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa? A. Đột biến gen trội thành gen lặn. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen lặn thành gen trội. D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. (SGK cơ bản, lặp đoạn tạo thêm 1 đoạn vật chất di truyền mới trên NST và trong quá trình tiến hóa, nếu có đột biến gen tác động nhiều lần lên đoạn này có thể làm xuất hiện gen mới). Câu 14: Quan hệ con mồi – vật ăn thịt và quan hệ vật chủ – vật kí sinh có đặc điểm chung là A. Mắt xích phía sau có số lượng nhiều hơn mắt xích phía trước. (chỉ có trong quan hệ KSVC) B. Mắt xích phía sau giết chết mắt xích phía trước để làm thức ăn. (chỉ có trong quan hệ KSVC) C. Mắt xích phía sau có tổng năng lượng tích lũy lớn hơn mắt xích phía trước. (năng lượng giảm dần) D. Mắt xích phía sau có tổng sinh khối nhỏ hơn mắt xích phía trước. Câu 15: Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng? (1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân. (2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. (3) Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm. (4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính. (5) Tế bào A có thể là tế bào của 1 loài thực vật nhưng không có màng xenlulôzơ. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. HƯỚNG DẪN GIẢI: n-1 4.2 = 64 nên n = 5, 2n = 10. Quan sát thấy NST đơn đang phân li về 2 cực nên chỉ có thể là kỳ sau của nguyên phân hoặc kỳ sau của GP2. Tuy nhiên, vì tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi NST duy nhất nên nếu tb A là tế bào trong hình thì phải có 20 NST đơn. Số NST đơn trong hình quan sát được chỉ có 12 nên được tách ra từ 6 NST kép. Do đó, tế bào trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện lần giảm phân 2. Từ đó: (1) Sai vì tế bào A đang thực hiện giảm phân. (2) Đúng vì tế bào A bị rối loạn giảm phân 1 tạo ra 2 gt (n+1) và 2 gt (n-1). (3) Sai vì đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến hoặc nếu có thể đi vào hợp tử ở thế hệ sau sẽ biểu hiện trên toàn bộ cơ thể. (4) Sai vì đột biến giao tử có thể di truyền qua sinh sản hữu tính. (5) Sai vì tế bào này có trung thể nên phải là tế bào động vật. Trang 5/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 16: Ở một loài thú, tính trạng màu mắt do một gen quy định. Khi cho con đực mắt đỏ giao phối với con cái mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là cái. Nếu cho các cá thể mắt đỏ F1 giao phối tự do với nhau thì tỉ lệ con cái mắt đỏ thu được ở đời lai là bao nhiêu? A. 3/16. B. 3/8. C. 1/2. D. 1/16. HƯỚNG DẪN GIẢI: m M M m P sẽ là X Y x X X F1 XmXm, XMXm, XMYM, XmYM Lai: XMXm x ( XMYM, XMYm) ♀(XM = 1/2 Xm = 1/2) x ♂ (XM = 1/4 Xm = 1/4 YM = 1/2) Nhân vào 1/4 + 1/2.1/4=3/8 Câu 17: Ở một loài thực vật, màu hoa được hình thành theo sơ đồ sau: Tiền chất A. Tiền sắc tố B Enzim A. Màu đỏ Enzim B. Các alen trội A và B qui định sự tổng hợp enzim A và enzim B tương ứng có hoạt tính, các alen lặn qui định việc tổng hợp các sản phẩm mất hoạt tính. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F 1 chỉ thu được hai loại kiểu hình, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 59%. Trong số các cây hoa trắng ở F1 thì tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 21,95%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ hoa trắng thuần chủng thu được ở F1 là bao nhiêu? A. 9%. B. 16%. C. 17%. D. 41%. HƯỚNG DẪN GIẢI: A-B-: hoa đỏ, A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng. Hoa đỏ: 59% → hoa trắng: 41%. Ta có:. aabb x  = 0,2195 → x = 9% [59%A-B- (50%)]. Do đó, hai cặp gen trên hoa traéng 0,41. không phân li độc lập và hoán vị gen. ab/ab = 9% = 30% x 30% nên Ab = aB = 20%. Hoa trắng thuần chủng: Ab/Ab = aB/aB= 20% x 20% = 4%, aabb = 9%. Tổng: 4%x2 + 9% = 17%. Câu 18: Ở ngô, tính trạng bắp dài do alen A qui định là trội hoàn toàn so với tính trạng bắp ngắn do alen a qui định, tính trạng thân cao do alen B qui định là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp do alen b qui định. Thực hiện một phép lai P: ♀AaBb x ♂aabb. Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Nếu hợp tử có kiểu gen AaBb thì kiểu gen của nội nhũ là AAaBBb. B. Trong số bắp thu được từ phép lai, tỉ lệ bắp dài là 50%. C. Tỉ lệ cây thân cao thu được ở F1 là 50%. D. Nếu cho F1 ngẫu phối, tỉ lệ của kiểu gen đồng hợp lặn thu được ở F2 là 81/256. HƯỚNG DẪN GIẢI: A. Quá trình thụ tinh kép ở TV: Hạt phấn gồm 2 nhân (cùng KG) thụ phấn với 1 noãn (kiểu gen đơn bội) và 1 nhân lưỡng bội (gồm 2 nhân giống KG của noãn) (xem lại quá trình hình thành túi phôi ở thực vật lớp 11. Hợp tử có KG AaBb được hình thành tử hạt phấn abx noãn AB. Nên nội nhũ hình thành từ hạt phấn abx nhân lưỡng bội (AABB- gấp đôi KG noãn) tạo thành KG AaaBBb. B. Bắp được hình thành từ phép lai là cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ nên 100% là bắp dài. C. Thân cao từ phép lai Bbxbb là Bb chiếm 50%. D. F1: 1/4AaBb: 1/4Aabb: 1/4aaBb: 1/4aabb nên giao tử ab=1/4x1/4+1/4x1/2+14x1/2+1/4= 9/16. Đồng hợp lặn = (9/16)2 = 81/256. Câu 19: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ Trang 6/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sau hợp tử. (2) Cây C là một loài mới. (3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. (4) Cây C mang đầy đủ các đặc tính của hai loài A và B. (5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính. Số nhận xét chính xác là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. HƯỚNG DẪN GIẢI: Chồi phát sinh là do sự dung hợp tế bào. (1) sai vì không hình thành hợp tử nên là cách li trước hợp tử. (2) Cây C là một cá thể chưa thể gọi là loài mới, loài phải tồn tại bằng ít nhất là một quần thể thích nghi. (3) Cây C là kết quả của sự dung hợp tế bào. (4) Cây C mang đặc tính của hai loài vì mang bộ 2 bộ NST lưỡng bội của cả hai loài. (5) Cây C mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài và NST tồn tại thành cặp tương đồng nên vẫn có thể được nhân giống bằng lai hữu tính. Câu 20: Khi khảo sát sự di truyền của hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở một loài, người ta P tự thụ phấn thu được F1 có sự phân li kiểu hình theo số liệu: 4591 cây quả dẹt, vị ngọt: 2158 cây quả dẹt, vị chua: 3691 cây quả tròn, vị ngọt: 812 cây quả tròn, vị chua: 719 cây quả dài, vị ngọt: 30 cây quả dài, vị chua. Biết tính trạng vị quả do 1 cặp gen qui định. Nếu cho cây P lai phân tích thì tỉ lệ cây cho quả tròn, vị ngọt là bao nhiêu? A. 10%. B. 25%. C. 15%. D. 5%. HƯỚNG DẪN GIẢI: - Dẹt : Tròn : Dài = 9: 6: 1 → AaBbxAaBb - Ngọt : Chua = 3:1 → Dd x Dd Cây dài vị chua = 0.0025 = 0.25 x 0.01 Bằng pp thử và sai ta thấy A và D cùng nằm trên 1 cặp NST, B nằm trên NST khác. Mà aadd = 0.01=> ad = 0.1 => gt HVG. Ad Bb với f =20% aD ad Ad P lai phân tíc bb Bb x ad aD => Kg P:. → cây tròn ngọt (A-bbD- và aaB-D-)=0.1x0.5+0.4x0.5=0.25=25% Câu 21: Đặc điểm về cấu tạo cơ thể xuất hiện sau cùng và chỉ có ở nhánh tiến hóa của loài người mà không có ở nhánh tiến hóa hình thành nên các loài khác là: A. Chi năm ngón, ngón cái đối diện với các ngón khác. B. Dáng đứng thẳng. C. Có lồi cằm.(liên quan đến tiếng nói, xuất hiện sau cùng ở dạng người Neandectan và người hiện đại) D. Bộ não phát triển. Câu 22: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1 aa = 1. Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Nếu alen A Trang 7/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là: A. 1/28. B. 1/25. C. 1/32. D. 1/36. HƯỚNG DẪN GIẢI: P: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1 aa = 1 → A= 0.6 , a = 0.4 Sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a →A=. 0,6 x 2 = 0,75 → a = 0,25 0,6 x 2  0,4 x1. Sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). 0.252 x 0.5 1 →  2 2 0.75 .1  2 x 0.75x 0.25 x 0.75  0.25 x 0.5 28 Câu 23: Đặc điểm chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên là: A. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. (Cả hai) B. Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể. (Cả hai) C. Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.(chỉ có ở CLTN) D. Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể. (Chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên) Câu 24: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến. (hiện tượng bazơ hiếm) B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài. (đột biến gen chỉ tạo được alen mới chứ không thay đổi vị trí của gen nên không tạo được lôcut gen mới) C. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau. (có thể truyền được nếu chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp trội và nếu chỉ gây chết ở giai đoạn sau sinh sản) D. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến. (đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến) Câu 25: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%. A. 6/2401. B. 32/81. C. 24/2401. D. 8/81. HƯỚNG DẪN GIẢI: Quy ước A: Đỏ > a:trắng →P: AA x aa →F1: Aa →Lấy F1 lai hoa trắng P →Aa x aa →Fa: 1/2Aa : 1/2aa →Cho Fa tạp giao → (½Aa : 1/2aa) x (½Aa : 1/2aa) →F2:1/16 AA,6/16 Aa,9/16 aa →Như vậy trong tổng số hoa đỏ: AA= 1/7; Aa=6/7 →Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng (6,25%).  6.25% =1/4 x 1/4. Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA = (1/7)3 x (6/7) x 4C2= 24/2401 Câu 26: Ở một loài (2n = 6), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, mỗi gen gồm 2 alen; trên cặp NST giới tính xét một gen có 3 alen thuộc vùng tương đồng. Các con đực (XY) bị đột biến thể một trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen nếu giả sử các thể một này đều không ảnh hưởng đến sức sống và giới tính đực được quyết định bởi NST Y? Trang 8/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> A. 144.. B. 1020.. C. 1320. D. 276. HƯỚNG DẪN GIẢI: LƯU Ý: Không xét trên X vì đột biến này không ảnh hưởng đến giới tinh - Xét 2 trường hợp Th1: đột biến thể 1 trên NST thường thì số kiểu gen là 4.10.9.2 Th2: đb thể 1 trên NST giới tính thì số KG là 10.10.3.2 Câu 27: Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng . Thực hiện một phép lai (P) giữa 2 cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F 1. Dùng conxixin để xử lý các hạt F1, sau đó gieo các hạt này thành cây F1. Khi cho hai cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không thể xuất hiện nếu quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường và cây tứ bội chỉ có thể cho giao tử lưỡng bội? A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. HƯỚNG DẪN GIẢI: Sau khi xử lí conxixin kết quả có thể thu được gồm: Aa, AAaa TH1: AAaa xAAaa → KH: 35:1 TH2: AAaa xAa→ KH: 11:1 TH2: Aa xAa→ KH: 3:1 Vậy đáp án là C Câu 28: Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra: (1) Tất cả cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau. (2) Tất cả cây con tạo ra đều có sức sống như nhau. (3) Tất cả các cây con đều có kiểu hình đồng nhất. (4) Tất cả các cây con đều có kiểu gen giống mẹ. Số phát biểu đúng là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. HƯỚNG DẪN GIẢI: Gen ngoài nhân gồm nhiều alen, có khả năng nhân đôi độc lập với sự nhân lên của tế bào và phân bố không đều cho các tế bào con nên một đột biến gen lặn xảy ra ngoài nhân thì tế bào con có thể nhận được gen đột biến hoặc không, kiểu hình ở đời con có thể là xanh (chỉ nhận gen bình thường), đốm (nhận cả gen đột biến và gen bình thường), hoặc bạch tạng (chỉ nhận gen đột biến và gây chết vì mất khả năng quang hợp). Câu 29: Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Số phép lai có thể xảy ra là: A. 12. B. 6. C. 5. D. 24. HƯỚNG DẪN GIẢI: Đời con thu 1/4 số cá thể lông trắng → chỉ có thể là Lông xám x lông trắng (A-B-D-) Aa x aa Bb x bb (1/2) (1/2). 1 1 x 2 2. DD x DD DD x Dd Dd x DD DD x dd (100% D-) Trang 9/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TH trên có 4 phép lai. Tương tự chọn cặp A D, DB cho tỉ lệ 1/2.1/2 có 3C2. Vậy có 4.3C2 Câu 30: Phát biểu nào sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ là chính xác? A. Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. (Do 1 mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã hóa của nhiều gen cấu trúc nên có thể được dịch mã thành nhiều chuỗi polipeptit khác nhau) B. Một gen có thể mã hóa cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. (Mỗi gen ở nhân sơ chỉ mã hóa cho 1 phân tử mARN) C. Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc. (Do 1 mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã hóa của nhiều gen cấu trúc nên có thể chưa nhiều mã mở đầu và nhiều mã kết thúc) D. Một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Mỗi gen ở nhân sơ chỉ mã hóa cho 1 phân tử mARN nên chỉ mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit) Câu 31: Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi? A. Bệnh bạch tạng. B. Tật dính ngón tay 2-3. C. Bệnh phenylkêtô niệu. D. Hội chứng Down. Phân tích hóa sinh giúp xác định các bện do rối loạn chuyển hóa. Câu 32: Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi ADN trong một tế bào của một loài thực vật: (1) ADN chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào. (Sai, vì ADN ngoài nhân có thể nhân đôi nhiều lần) (2) Trên mỗi chạc chữ Y, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn. (sai vì kể cả trên mạch gián đoạn, đoạn mồi là ARN sau khi bị cắt bỏ và được thay thế bởi các nu của ADN thì sẽ cần có sự nối lại giữa đoạn thay thế mồi và đoạn ADN tiếp sau bằng enzim nối) (3) ARN pôlimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch ADN mới theo chiều 5’ – 3’.(ARN-pol chỉ có vai trò xúc tác đoạn mồi có bản chất là ARN chứ không thể hình thành mạch ADN). (4) Xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau. (5) Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn. (sử dụng U môi trường để bổ sung với A của mạch khuôn). Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên? A. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể. (GP không làm thay đổi tần số) B. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể. (không thay đổi trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên) C. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. D. Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên. Câu 34: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Các loài cùng sống trong một khu vực thường có ổ sinh thái trùng nhau. (thường là không trùng nhau mới có thể sống chung) B. Ổ sinh thái của loài càng rộng thì khả năng thích nghi của loài càng kém. (Ổ sinh thái càng rộng khả năng thích nghi càng cao) C. Ổ sinh thái chính là tổ hợp các giới hạn sinh thái của loài về tất cả các nhân tố sinh thái. (Đúng, SGK) D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị được mở rộng. (QX càng đa dạng thì ổ sinh thái càng bị thu hẹp) Trang 10/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 35: Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ? (1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến. (Cả hai) (2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. (Cả hai) (3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến. (cả hai) (4) Không làm thay đổi hình thái NST. (cả hai đều có thể thay đổi hoặc không) (5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? A. Ở quần thể vi khuẩn, chọn lọc chống lại alen trội diễn ra nhanh và triệt để hơn chọn lọc chống alen lặn. (ở VK không phân biệt alen trội và alen lặn nếu chỉ xét ADN vùng nhân) B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài. (Chỉ có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi mới khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài) C. Chọn lọc tự nhiên không thể làm xuất hiện một đặc điểm mới trong quần thể sinh vật. (đặc điểm mới là do đột biến và biến dị tổ hợp tạo nên, CLTN chỉ có vai trò chọn lọc lại đặc điểm thích nghi với môi trường) D. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên quần thể vì quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở. (CLTN tác động chủ yếu lên cả cá thể và quần thể) Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Năng lượng có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. B. Năng lượng được sử dụng liên tục và tạo thành chu trình trong hệ sinh thái. C. Năng lượng được vận chuyển thành dòng trong hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ngày càng ít dần qua các bậc dinh dưỡng. D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở chuỗi thức ăn trên cạn cao hơn chuỗi thức ăn dưới nước. Câu 38: Cho các sự kiện sau về quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất: (1) Sinh vật nhân thực cổ nhất đã xuất hiện ở đại Nguyên sinh. (2) Loài thực vật đầu tiên đã xuất hiện tại kỉ Silua. (kỉ Ocđovic) (3) Cây hạt trần, thú và chim đã phát sinh tại kỉ Triat. (cây hạt trần phát sinh ở kỉ Cacbon) (4) Côn trùng và lưỡng cư đã xuất hiện tại cùng một kỉ ở đại Cổ sinh. Các sự kiện đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 4. Câu 39: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể. C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường. D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường. (ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh) Câu 40: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. sự cạnh tranh giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. B. khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm. C. sự dư thừa thức ăn sẽ làm cho quần thể nhanh chóng khôi phục lại kích thước tối đa. D. sự giao phối gần thường xuyên diễn ra làm tăng tần số các alen lặn có hại.(giao phối không làm tăng tần số) Câu 41: Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu? A. 1/12. B. 1/7. C. 1/39. D. 3/20. Trang 11/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HƯỚNG DẪN GIẢI: Do đô ̣t biế n chỉ xảy ra trong lầ n nguyên phân thứ 4 nên 3 lầ n nguyên phân đầ u tiên diễn ra bình thường  5 TB sau 3 lầ n nguyên phân ta ̣o ra 5 x 23 = 40 TB bình thường + Ở lần nguyên phân thứ 4 có 2 TB không hin ̀ h thành thoi vô sắ c nên kế t thúc lầ n nguyên phân này hình thành nên 2 TB bi ̣đô ̣t biế n(4n). + 38 TB khác nguyên phân bình thường nên kế t thúc lầ n nguyên phân thứ 4 tạo ra 38 x 2 = 76 TB bình thường. Hai lầ n nguyên phân cuố i cùng diễn ra bin ̀ h thường nên : + 2 TB bi ̣đô ̣t biế n sau 2 lầ n nguyên phân ta ̣o ra 2 x 22 = 8 TB bi ̣đô ̣t biế n + 76 TB bình thường sau 2 lầ n NP ta ̣o ra 76 x 22 = 304 TB bình thường Như vâ ̣y kế t thúc 6 lầ n nguyên phân ta ̣o ra 8 + 304 = 312 TB trong đó TB bi ̣đô ̣t biế n chiế m tỉ lê ̣ là 8/312 = 1/39  Đáp án C Câu 42: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là A. chủ động xây dựng được kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên. (ứng dụng của DTST) B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật. (ý nghĩa lý luận của DTST) C. dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và các quần xã sẽ thay thế trong tương lai. (ý nghĩa lý luận của DTST) D. di nhập được các giống cây trồng, vật nuôi quý từ nơi khác về địa phương. (ứng dụng của giới hạn sinh thái) Câu 43: Xét 1 quần thể người ở trạng thái cân bằng, trong đó tỉ lệ người bị thuận tay trái (aa) là 16%, một gen lặn khác (m) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X qui định bệnh P. Tần số xuất hiện bệnh ở người nữ là 1/100. Xác suất để một cặp vợ chồng thuận tay phải và không bị bệnh P sinh ra một đứa con gái thuận tay trái và không mang alen gây bệnh P là bao nhiêu? Biết rằng các tính trạng đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. A. 6/539. B. 20/539. C. 3/539. D. 2/539. HƯỚNG DẪN GIẢI: Do quầ n thể người đang ở tra ̣ng thái cân bằ ng nên từ tỉ lê ̣ KG q 2(aa) = 0,16  qa = 0,4 => pA = 0,6 + Khi chỉ xét riêng giới nữ thì X mXm = 0,01  Tầ n số alen m là 0,1 và tần số alen M là 0,9. + CTDT của QT người về tiń h tra ̣ng thuâ ̣n tay là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa =1 + Do bố me ̣ đề u thâ ̣n tay phải nên xác lâ ̣p la ̣i tỉ lê ̣ ta có : 3/7AA: 4/7 Aa + Bố me ̣ thuâ ̣n tay phải sinh ra con thuâ ̣n tay trái với xác suấ t : (4/7)2 x 1/4 = 4/49 + Bố không bi ̣bê ̣nh P nên bố có KG X MY. Mẹ không bị bệnh P nên có KG X MXM hoă ̣c X MXm với tỉ lê ̣ 9/11 XMXM : 2/11 XMXm  Xác xuất sinh con gái không mang alen gây bệnh P là 1/2 x 10/11 = 5/11  Xác suất bài toán là 5/11 x 4/49 = 20/539  Đáp án B Câu 44: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza? (1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN. (chỉ ARN –pol trong phiên mã) (2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi. (chỉ ARN –pol trong phiên mã và nhân đôi) (3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ. (chỉ ARN –pol trong phiên mã) (4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN. (5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn. Phương án đúng là: A. 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5. Câu 45: Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng? A. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp. Trang 12/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước. C. Độ đa dạng trong quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái trong quần xã càng mạnh. D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì số lượng cá thể của quần xã càng giảm. (chỉ có mối tương quan giữa độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã giảm) Câu 46: Trên cùng một vĩ độ, sự phân bố của các khu sinh học theo sự giảm dần về mức độ khô hạn trong trường hợp nào dưới đây là đúng? A. Hoang mạc → Savan → Rừng Địa Trung Hải. B. Rừng Địa Trung Hải → Thảo nguyên → Rừng rụng lá ôn đới. (SGK cơ bản) C. Thảo nguyên → Rừng Địa Trung Hải → Rừng mưa nhiệt đới. D. Savan → Hoang mạc → Rừng mưa nhiệt đới. Câu 47: Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển? A. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi. (hoạt động này không trực tiếp tạo ra CO2) B. Hoạt động sản xuất công nghiệp. C. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải. D. Hiện tượng phun trào của núi lửa. Câu 48: Cho lai giữa hai ruồi giấm có kiểu gen như sau:. AB De AB De HhX m Y x HhX M X m thu ab dE aB de. được F1. Tính theo lý thuyết, ở đời F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen? A. 768. B. 588. C. 192. HƯỚNG DẪN GIẢI. D. 224.. *Chú ý: Ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị Xét từng cặp: Cặp (1): AB//ab x AB//aB có 4 kiểu gen (do ruồi giấm đực không hoán vị): AB//AB; AB//aB; AB//ab; aB//ab Cặp (2): De//dE x De//de có 4 kiểu gen (do ruồi giấm đực không hoán vị): De//De; De//de; dE//De; dE//de Cặp (3): Hh x Hh có 3 kiểu gen (HH;Hh;hh) Cặp (4) XmY x XMXm có 4 kiểu gen (XMXm; XmXm; XMY; XmY) Vậy ở F1 có tối đa: 4x4x4x3=192 kiểu gen  đáp án C AB De dE X X , trong đó khoảng cách giữa ab gen A và gen B là 20cM, giữa gen D và e là 30cM. Tỉ lệ của giao tử ABX De thu được có thể là:. Câu 49: Ở ruồi giấm, xét hai tế bào sinh dục có kiểu gen. (1) 100%, (2) 50%, (3) 25%, (4) 0%, (5) 14%. Phương án đúng là: A. 1, 3, 4. B. 2, 4. C. 2, 3, 4, 5. HƯỚNG DẪN GIẢI. D. 1, 2, 4.. Hai tế bào trứng cho tối đa 2 loại trứng Th1: 2 tế bào trứng giảm phân có thể đều tạo ra trứng có kiểu gen ABX De (100%) Th2: 1 tế bào tạo giao tử ABX De , 1 tế bào tạo giao tử khác (50%) Th3: cả 2 tế bào đều không tạo giao tử ABX De (0%). Vậy phương án đúng là: D.1,2,4. Câu 50: Cho sơ đồ phả hệ sau:. Trang 13/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết người II8 có kiểu gen dị hợp về bệnh hói đầu. A. 26,48%. B. 34,39%. C. 33,10%. D. 15,04%. HƯỚNG DẪN GIẢI: Quy ước gen: A: b.thường > a: bệnh (P) HH: hói ; Hh : hói ở nam, không hói ở nữ ; hh: không hói Xét bệnh P: Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định III (10) = (2/3A : 1/3a) x (1/2A : 1/2a) = 2/6AA : 3/6Aa : 1/3aa = 2/5AA : 3/5Aa. III (10) x III (11) = (7/10A : 3/10a) x (2/3A : 1/3a) →. Di hợp 13 30 = x khoâng beänh 30 27. Xét bệnh hói: III (10) x III (11) = (2/3H : 1/3h) x (2/3H : 1/3h). 4 Di hợp 9 = 1/2--------------------------------------------→ = khoâng beänh 1  hh  KQ = 13/27.1/2 = 13/54 = 24,07% ----------------------------------------------MẾN CHÚC CÁC EM ĐẬU ĐẠI HỌC VỚI KẾT QUẢ CAO NHẤT! LOVE ALL YOU!. Trang 14/14 - Mã đề thi 127.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×