Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TTGD DH2B Do Thi Bach Yen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON .

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC. I. Nội dung tìm hiểu trong buổi thực tế giáo dục địa phương………………………… 2 1.. Quá. trình. hình. thành. và. phát. triển. của. trường. Tiểu. học. Đức. Trí……………………….2 2. Dự giảng 1 tiết dạy tại trường ………………………………………………………….6 3. Tham gia tìm hiểu mô hình sinh hoạt Sao Nhi Đồng ……………………………….....8 4. Quan sát hoạt động múa sân trường……………………………………….………..…10 II. Những điểm hay có riêng của trường Tiểu học Đức Trí………………….….…… 11 III. Những vấn đề chưa tốt và các biện pháp khắc phục………………………….….16 IV. Lời cám ơn ………………………………………………………………………… 17.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Nội dung tìm hiểu trong buổi thực tế giáo dục địa phương 1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Tiểu học Đức Trí 1.1. Lịch sử hình thành của trường - Trường Tiểu học Đức Trí thành lập vào năm 1994, được tách ra từ trường Phổ Thông Cơ Sở A Hố Nai 3. Địa chỉ: ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Trường có diện tích là 4852 m 2 gồm 27 phòng (trong đó sử dụng 20 phòng học, 7 phòng còn lại được sử dụng để làm các phòng chức năng khác). - Trường đã thành lập được 20 năm và trải qua 3 đời hiệu trưởng. Hiệu trưởng hiện tại là cô Trần Thị Thuận nhận công tác từ năm 2011, đến nay đã gần 4 năm học.Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.. Sơ đồ trường Tiểu học Đức Trí:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.2. Cơ cấu tổ chức nhà trường - Từ khi thành lập trường đến năm 2013 trường mới có Chi bộ gồm 10 Đảng Viên, trong Chi bộ có 1 Chi ủy ( 1 Bí thư, 1 Phó bí thư) và Ủy viên. - Công đoàn trường có Ban chấp hành Công đoàn (4 người). - Đoàn thể: 10 đoàn viên. - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do thầy Tổng phụ trách quản lí (gần 1000 Đội viên, còn lại là Sao Nhi Đồng). 1.3. Số lượng đội ngũ GV - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 56 người. Trong đó: + Ban giám hiệu: 3. + Giáo viên: 46 (trong đó: Anh văn: 2; Thể dục: 2; Mỹ thuật: 1; Âm nhạc: 2). + Tổng phụ trách: 1. + Nhân viên: 6 (trong đó: Kế toán: 1; Thư viện: 1; Y tế: 1; Phục vụ, bảo vệ: 3). 1.4. Số lượng đội ngũ HS - Năm học 2014 – 2015, trường có 39 lớp, gồm 1500 học sinh, trung bình 38 – 40 học sinh/lớp. Trong đó: + Khối 1: 9 lớp. + Khối 2: 7 lớp. + Khối 3: 9 lớp. + Khối 4: 7 lớp. + Khối 5: 7 lớp. 1.5. Cơ sở vật chất - Trường có tất cả 27 phòng (trong đó sử dụng 20 phòng học, 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng Hội đồng, 1 phòng Đội, 1 phòng Anh văn, 1 phòng y tế, 1 phòng Thiết bị, 1 thư viện)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.6. Kết quả học tập: - Kết quả học tập (năm 2013 – 2014): + HS giỏi : 50% + HS tiên tiến : 30% + HS yếu dưới 3% + Hoàn thành bậc tiểu học 100% - Ngoài ra, trường có nhiều học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, viết chữ đẹp có giải tỉnh huyện… 1.7. Tình hình dạy và học trong nhà trường: - Mỗi tháng đều tổ chức các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, khối,… cho giáo viên. - Nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động ban ngành, đoàn thể các cấp tỉnh, huyện tổ chức; tham gia hoạt động phong trào địa phương như: Mái ấm công đoàn, Tương thân tương ái, Thể dục thể thao,… - Giáo viên giảng dạy đầy đủ các môn văn hóa – nghệ thuật. - Vào các dịp lễ hội, nhà trường có tổ chức thi đua giữa các lớp, các khối như thi văn nghệ, các trò chơi dân gian, thể dục thể thao, làm báo tường,… - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo hình thức toàn trường, nhóm lớp hoặc tổ,… - Các lớp học 1 buổi/ngày, 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6), sinh hoạt ngoài giờ lên lớp 1 buổi/tháng (thứ 7 cuối tháng, tùy vào mục đích tổ chức của từng hoạt động mà lựa chọn hình thức hoạt động trường, nhóm, tổ,… sao cho phù hợp). - Đối với HS khối 3, 4 và 5: học Anh văn 2 tiết/tuần (học trái buổi với lịch học chính). - Các trường Trung học cơ sở tiếp nhận học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học của trường: THCS Hòa Bình, THCS Huỳnh Văn Nghệ và các trường tư thục khác..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.8. Thuận lợi và khó khăn của trường: Thuận lợi - Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm,. Khó khăn - Vì trường nằm gần Khu công nghiệp. yêu nghề, gắn bó với nghề, nhiệt thành nên học sinh đa số có hộ khẩu tạm trú (có trong công tác.. ba mẹ là công nhân), điều này khiến cho sĩ. - Trường có vị trí giao thông thuận lợi số học sinh luôn dao động, không ổn định. (gần quốc lộ), nằm trong khu vực đông dân cư. - Sân trường có nhiều cây xanh, tạo. - Diện tích trường nhỏ, số lượng học sinh đông nên thiếu khuôn viên, sân chơi, bãi tập cho HS.. môi trường vui chơi sinh hoạt cho các em. - Học sinh đông (gần 40 học sinh/lớp), khó khăn trong việc quản lý và giáo dục các em, điều này cũng góp phần làm cho tỉ lệ học sinh yếu, kém khá cao so với các trường khác. - Thiếu cơ sở vật chất, không có đầy đủ các phòng chức năng (hội trường, phòng máy, phòng giáo viên,…), không có phòng học riêng dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Khu hành chính không được xây dựng đầy đủ, riêng biệt, dẫn đến tình trạng một phòng được dùng làm nhiều việc, gây khó khăn khi tổ chức các cuộc họp hoặc trong công tác đón tiếp các đoàn thể. - Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Dự giảng 1 tiết dạy tại trường Tiết: Khoa học 4 Bài: Trao đổi chất ở động vật 2.1. Các hoạt động chính của GV trong tiết dạy: Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định lớp. Hoạt động của học sinh - Hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập và cho các em trả lời - Xung phong trả lời. một số câu hỏi (3 học sinh). - Nhận xét, bổ sung (nếu cần).. - Nhận xét chung, tuyên dương lớp. 3. Dạy bài mới: 3.1. Hoạt động 1 (SGK): Giới thiệu bài: - Cho HS trả lời 3 câu hỏi đã được giao về. - Chia nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo.. nhà chuẩn bị từ tiết trước. Từ đó, rút ra tên bài học.. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. 3.2. Hoạt động 2 (SGK): - Cho HS chia nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về - Làm bảng phụ theo nhóm 6, thảo luận, vẽ sơ đồ. quá trình trao đổi chất ở động vật - Đại diện nhóm lên báo cáo sơ đồ. - Các nhóm khác nhận xét (cả về nội dung và hình thức), bình chọn bài tốt nhất. - Nhận xét chung, tuyên dương các nhóm. 4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS so sánh quá trình hô hấp ở động.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> vật và thực vật.. - Xung phong trả lời.. - Cho HS nhắc lại quá trình trao đổi chất ở - Nhận xét, bổ sung. động vật.. - 5-8 em. - Nhận xét tiết học. - Giao bài tập về nhà, dặn các em chuẩn bị bài sau. 2.2. Nhận xét tiết dự giảng: Ưu điểm. Nhược điểm. - GV có tác phong tốt; giọng nói to, rõ ràng; đưa ra các câu lệnh ngắn gọn, dứt khoát. - Không khí lớp học sôi động, hứng khởi, HS tích cực giơ tay phát biểu.. - Đôi khi hơi ồn, mất trật tự.. - GV có cách dẫn dắt vào bài hay, dạy đúng quy trình, trong quá trình dạy có tổ - GV chưa có sự chuyển ý nhịp nhàng giữa chức thi đua giữa các nhóm, gây được sự các hoạt động. hứng thú cho HS, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. - Giữa GV và HS có sự tương tác tốt, phối hợp nhịp nhàng.. 3. Tham gia tìm hiểu mô hình sinh hoạt Sao Nhi Đồng Khối 3. Lớp: 3H.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Từng phân đội Sao (gồm có Sao Chăm Chỉ, Sao Đoàn Kết, Sao Lễ Phép, Sao Chuyên Cần) tập hợp - Từng Sao tiến hành điểm số - báo cáo - Các Sao hát bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng” - Các Sao đồng thanh đọc lời hứa Nhi đồng - Các anh chị phụ trách Sao tập hợp vòng tròn cho từng Sao + Kiểm tra vệ sinh tay + Hỏi lại chủ điểm sinh hoạt tuần trước là gì. (“Hoa thơm tặng cô”) + Kể một số việc làm trong tuần qua (vâng lời thầy cô, học tập đầy đủ, …) + Học về an toàn giao thông: Các anh chị phụ trách Sao hỏi một số câu hỏi:  “ Khi đi qua đường phải đi như thế nào?”  “Ngồi trên xe máy thì phải đội gì?”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Chơi trò chơi “Ta là vua” + Hát bài hát “Vui quá là vui” + Kể chuyện “Con kiến và chim bồ câu”; hỏi một số câu hỏi: “Truyện có những nhân vật nào?” “Khi kiến gặp nạn thì bồ câu đã làm gì?” “Sau khi được cứu, kiến như thế nào?” “Kiến đã làm gì khi bồ câu gặp nạn?” “Qua câu chuyện ta rút ra bài học gì?”. + Hỏi chủ điểm sinh hoạt tuần này là gì? (“Tình bạn”). + Hát bài “Bốn phương trời” + Các anh chị Sao nhận xét, dặn chuẩn bị các bài hát, câu chuyện về chủ điểm Tình bạn. + Thầy tổng phụ trách nhận xét và cho chơi trò chơi khởi động sau đó cho học sinh vào lớp học.. Ưu điểm. Nhược điểm. - Các Phụ trách Sao rất hoạt bát khi điều - Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên các khiển các hoạt động. - Thông qua các buổi sinh hoạt này, các em sẽ hòa đồng, mạnh dạn hơn trước đám đông; lâu dần sẽ hình thành tính cách sáng sủa, hoạt bát, điều này có lợi rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của các em. - Buổi sinh hoạt mang không khí thoải mái, có nhiều hoạt động mang tính chất giáo dục cao phù hợp với lứa tuổi của các. Phụ trách Sao còn phải cầm giấy ghi chương trình, một số bạn chưa có sự linh hoạt, đôi khi còn lúng túng chưa biết xử lý các tình huống gặp phải trong các hoạt động, còn máy móc theo giấy..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> em. Kết hợp vừa học vừa chơi giúp các em dễ ghi nhớ kiến thức hơn.. 4. Quan sát hoạt động múa sân trường. Ưu điểm. Nhược điểm. - Đây là một hoạt động rất bổ ích, nó - HS còn nhốn nháo, mất trật tự khi xếp giúp các em thả lỏng cơ thể và tinh thần hàng. sau các tiết học. Nhờ đó, các em sẽ thấy thoải mái, tỉnh táo hơn để tiếp tục tiếp thu. - Khi múa không nghiêm túc, làm cho có lệ, động tác chưa đều, chưa dứt khoát.. kiến thức vào các giờ học sau đó. - Vẫn có tình trạng làm việc riêng, chọc - Bài múa sân trường cũng có tác dụng như một bài thể dục nhịp điệu, múa thường xuyên sẽ giúp các em phát triển cơ thể, rèn luyện sức khỏe. - Ngoài ra, nội dung của bài múa thường ca ngợi về đất nước, đề cao trách. phá bạn khác trong khi múa..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> nhiệm và nghĩa vụ của các em đối với đất nước, từ đó góp phần hun đúc tình yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm,… cho các em.. II. Những điểm hay có riêng của trường Tiểu học Đức Trí - Dọc theo các cầu thang và một số bức tường là hàng loạt tranh tường mang nhiều nội dung khác nhau, chứa đựng kiến thức về toán học, lịch sử, đạo đức,… giúp các em củng cố, bổ sung kiến thức đã học.. Hai Bà Trưng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CT Toán. An toàn giao thông. - Ngoài ra, còn có những bức tranh về đề tài vui chơi, về cảnh đẹp đất nước,…. - Sân trường có nhiều biển tuyên truyền, cổ động như: Bảo vệ môi trường, Ngoan ngoãn chăm chỉ, Giúp đỡ người khác, Vòng tay nhân ái, Tiết kiệm điện nước, Nói không vói ma túy, An toàn giao thông, Biển đảo Trường Sa – Hoàng Sa,… Với hình ảnh sinh, nhiều màu sắc và những câu slogan ngắn gọn, súc tích trên các biển báo này, các em dễ ghi nhớ thông tin hơn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cột cờ được thiết kế ấn tượng, đẹp mắt, kết hợp với hòn non bộ đac trở thành một điểm nhấn đậm chất riêng của trường..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Sân trường có nhiều cây xanh, nhiều xích đu, đu quay, bập bênh,… tạo môi trường cho các em chơi đùa.. - Thiết kế cầu thang đôi, giúp HS di chuyển lên, xuống lầu dễ dàng hơn, đỡ xô đẩy gây tai nạn hơn.. - Lớp trang trí đẹp, bố cục hợp lý, tạo cảm giác thoải mái, vui tươi..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -. Lớp học đủ ánh sáng, có nhiều cây xanh, có bình nước chung của mỗi lớp.. III. Những vấn đề chưa tốt và các biện pháp khắc phục.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Vấn đề cần giải quyết. Biện pháp khắc phục. - Ít phòng học, đông học sinh, dẫn đến - Xin kinh phí của Sở, phường, xã, vận tình trạng quá tải, hiệu suất học tập không động phụ huynh đóng góp, xin tài trợ ở cao. Đồng thời thiếu các phòng chức năng các doanh nghiệp,… để xây thêm lầu, có cũng là một nguyên nhân làm cho kết quả đủ phòng học và các phòng chức năng cần học tập kém.. dùng.. - Khu hành chính không đầy đủ phòng, gây khó khăn khi tổ chức các cuộc họp, các buổi sinh hoạt, cũng như khi tiếp đón các đoàn đại biểu. - Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào - Mua máy móc và tổ chức các buổi tập giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy.. huấn về cách sử dụng máy móc cho giáo viên (có thể liên hệ với Sở, nếu được).. - Sinh hoạt Sao Nhi Đồng chưa được đầu - Mở lớp tập huấn cho các em Phụ trách tư kĩ, chưa thực sự làm tốt, còn nhiều Sao, để các nắm rõ hơn về cách thức hoạt thiếu sót.. động, về cách điều khiển các hoạt động của một buổi sinh hoạt. - Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt Sao Nhi Đồng theo tuần hoặc tháng.. - Hoạt động múa sân trường còn chưa - Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm hoặc cử ra nghiêm túc, làm cho có lệ, còn làm việc đội Sao đỏ đứng ở cuối mỗi hàng để quản riêng trong khi múa, không đạt hiệu quả lý các em, nếu chưa thuộc thì yêu cầu các cao.. em về nhà tập đến khi múa được mới thôi.. - Xếp hàng lộn xộn, mất trật tự, mất thời - Cho học sinh tự xếp hàng trước cửa lớp gian.. mình, rồi để các lớp trưởng lần lượt dẫn lớp mình xuống sân..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> IV. Lời cám ơn Qua buổi đi thực tế này, tôi đã biết thêm được rất nhiều thứ, không chỉ là những kiên thức máy móc trên lý thuyết hay trên sách vở, mà còn là những kinh nghiệm quý báu tồn tại trong cuộc sống sẽ giúp đỡ tôi nhiều trên con đường tương lai. Cám ơn các thầy cô và nhà trường đã tạo cơ hội học hỏi này cho chúng tôi, đẻ tôi thấy thêm yêu nghề hơn và vững tâm bước trên con đường mình đã chọn.    HẾT   .

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×