Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bài tiểu luận QUAN điểm NHẬN THỨC LUẬN TRONG TIẾT học của TRUNG QUỐC cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.74 KB, 83 trang )

1

Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tư duy nhận thức trong triết học của loài người là một quá trình phát
triển từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện. Vì vậy, nghiên cứu lý luận nhận thức trong lịch sử triết học là
một bước tiếp cận cần thiết. Để giải thích và đánh giá sự phát triển của tư
duy nhân loại một cách biện chứng và khoa học. Đồng thời qua đó chỉ ra
sự đúng đắn trong quan điểm nhận thức của các nhà triết học mácxít. C.
Mác đã từng cho rằng muốn hiểu biết triết học trước hết phải hiểu biết lịch
sử triết học. Vì vậy quá trình hình thành quan điểm triết học của mình mác
đã dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu lịch sử triết học. Trong đó
rất đáng chú ý là lịch sử triết học cổ đại. Triết học cổ đại là viên gạch đầu
tiên, đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống triết học, kể cả triết học Mác.
Nghiên cứu triết học thời kỳ này cho phép chúng ta có nhiều phương pháp
tiếp cận trên những phương diện khác nhau từ bản thể luận, nhận thức luận,
nhân sinh quan, quan niệm về chính trị – xã hội.
Xét ở phương diện nhận thức luận lịch sử triết học cổ đại đã từng
bước giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản trong triết học, đó là khả
năng nhận thức của con người về thế giới. Thế nhưng họ tiếp cận như thế
nào? Giải quyết vấn đề đó ra sao đang là nội dung tiếp tục được làm sáng
tỏ.
Trong khuôn khổ là một bài tiểu luận, trình bày những quan điểm về
nhận thức. Nhóm chúng tôi thực hiện công việc của mình với việc “Tìm
hiểu quan điểm nhận thức luận trong triết học Trung Quốc cổ đại”.


2

Chúng ta biết rằng cùng với n Độ, Trung Quốc là một trong những


cái nôi của văn minh nhân loại nói chung và phương Đông nói riêng. Nền
triết học Trung Quốc trong dòng chảy của nó đã để lại những giá trị to lớn
Và trong bất cứ thời kỳcũng ảnh hưởng đến tu duy của người Việt.
Đặc biệt trong giai đoạn cổ đại một giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của
nền triết học Trung Quốc.
Vì vậy việc nghiên cứu triết học Trung Quốc, mà trước hết là những
vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức thời kỳ Trung Quốc cổ đại có vai trò
cực kỳ quan trọng và ý nghóa vô cùng to lớn đối với việc tìm hiểu nguồn
gốc, bản chất của triết học Việt Nam, cũng như chỉ ra những nét đặc thù
riêng của nền triết học đó. Đồng thời bổ sung và làm sâu sắc thêm lý luận
nhận thức của chủ nghóa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó
cho chúng ta một cái nhìn khách quan và biện chứng khi xem xét những
vấn đề trong cuộc sống xã hội nước ta, đặc biệt là những vấn đề thuộc đời
sống tâm linh. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài này để
làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề lý luận nhận thức của triết học Trung Quốc cổ đại là một
vấn đề rất lớn mang tính học thuật sâu sắc cho nên từ trước tới nay có rất
nhiều học giả, nhiều nhà triết học nghiên cứu về vấn đề này ở những góc
độ, những phương diện khác nhau. Và tất cả các công trình này đã mang
lại những giá trị nhất định cho quá trình nhận thức của nhân loại. Trước hết
phải kể đến tác phẩm “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” do PGS.TS.
Trịnh Doãn Chính (chủ biên). Đây là một công trình nghiên cứu vừa theo


3

tiến trình lịch sử, vừa theo tiến trình logíc, đem đến cho người đọc một
cách nhìn toàn diện về dòng chảy của triết học Trung Quốc từ thời cổ đại
cho đến cận đại. Trong cuốn “Lịch sử triết học Trung Quốc” (gồm 5 tập)

của Nguyễn Đăng Thục, là một tác phẩm tiếp cận theo tiến trình lịch sử
mang lại những đóng góp xứng đáng cho chúng ta khi tìm hiểu về lịch sử
triết học Trung Quốc. Tiếp theo là cuốn “Lịch sử triết học” do Nguyễn
Hữu Vui chủ biên. đây là một cuốn sách khá hệ thống, nghiên cứu một
cách khá đầy đủ những trường phái triết học trung quốc từ cổ đại cho đến
hiện đại nói riêng và triết học nhân loại nói chung. giúp cho chúng ta có
cái nhìn toàn diện và hệ thống những tư tưởng triết học cơ bản trong quá
trình nhận thức của nhân loại từ Đông sang Tây. Kế tiếp cần phải kể đến
công trình của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi về tác phẩm “Đại cương lịch
sử triết học Trung Quốc. Đây là một tác phẩm khá nổi tiếng, hệ thống lại
những tư tưởng của triết học Trung Quốc giúp ta hiểu một cách khá dễ
dàng. Cũng cần phải kể đến một số công trình nghiên cứu về triết học
trung quốc qua cuốn “Đại cương triết học sử Trung Quốc” của Phùng Hữu
Lan, tác phẩm khá hay và nổi tiếng, giúp chúng ta tiếp cận từng vấn đề
của triết học Trung Quốc.
Và cần phải kể đến tác phẩm “Lịch sử triết học” của TS. Hà Thiên
Sơn. Đây là tác phẩm giúp cho chúng ta có cái nhìn một cách hệ thống,
tổng lược, cốt lõi về tư tưởng triết học của các trường phái triết học trên
thế giới.
Ngoài ra cuốn “Giải thích các danh từ triết học sử Trung Quốc” của
nhóm dịch giả Doãn Chính – Trương Giới – Trương Văn Chung giúp cho


4

chúng ta có những kiến thức, hiểu và nắm rõ những thuật ngữ triết học
Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu
khác trực tiếp đề cập đến những vấn đề của triết học Trung Quốc thời cổ
đại. Tất cả những công trình này đã đem lại những giá trị to lớn về mặt lý
luận cũng như thực tiễn trong quá trình nhận thức. Tuy nhiên vẫn còn đề

cập chung mà chưa có công trình nào đi sâu về mặt nhận thức luận. Vì vậy,
cuốn tiểu luận của chúng tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp cho
người đọc nắm bắt kỹ hơn về vấn đề nhận thức luận của triết học Trung
Quốc giai đoạn cổ đại và nó là tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm
đến tinh hoa nhân loại trong triết học Trung Quốc cổ đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích đề tài: Đề tài này nhằm phân tích một cách cụ thể những
vấn đề cơ bản của nhận thức luận trong triết học Trung Quốc cổ đại, qua
đó nêu bật và đánh giá được giá trị cũng như hạn chế của nó. Quan trọng
hơn là thông qua nghiên cứu vấn đề lý luận nhận thức của triết học Trung
Quốc cổ đại nhằm khẳng định hơn nữa tính chất khoa học, cách mạng của
chủ nghóa Mác – Lênin trong quan điểm về lý luận nhận thức. Và chúng ta
tiếp thu phát triển quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ của đề tài: nhằm đạt được mục đích trên đề tài thực hiện
những nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất là khái quát tình hình và điều kiện lịch sử Trung Quốc
thời cổ đại và nên lên những đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ đại.
+ Thứ hai là phân tích những trường phái triết học cơ bản của triết
học Trung Quốc cổ đại.


5

+ Thứ ba là đánh giá những giá trị cũng như những hạn chế của nhận
thức luận của triết học Trung Quốc cổ đại và đồng thời tiếp thu có chọn lọc
kế thừa có phê phán những giá trị đó để tiếp tục hoàn thiện những giá trị
đó trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ta ngày hôm
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên thế giới quan và phương

pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lịch sử.
Sử dụng liên thông các phương pháp biện chứng duy vật, logíc – lịch sử,
phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu,…
5. Cái mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung của triết học Trung Quốc
cổ đại đề tài chỉ ra những giá trị nổi bật của vấn đề nhận thức luận và từ
đó biết tiếp thu và làm phong phú thêm những giá trị lý luận nhận thức của
chủ nghóa Mác – Lênin, để thực hiện được mục tiêu của Đảng ta trong giai
đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá là “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
6. Ý nghóa đề tài
Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của
nhận thức luận triết học Trung Quốc cổ đại, từ đó đánh giá những giá trị và
hạn nó, thông qua đó chúng tôi hy vọng góp thêm cách nhìn toàn diện và
biện chứng hơn khi tìm hiểu kho tàng lý luận nhận thức,


6

Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm
hai chương, các tiết và tiểu tiết
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1. Khái quát điều kiện lịch sứ - xã hội Trung Quốc cổ đại
1..2. Những thành tựu về khoa học và xã hội của Trung Quốc cổ
đại
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN NHẬN
THỨC TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
2.1. Tư tưởng nhận thức luận của Nho gia

2.2. Tư tưởng nhận thức luận của Đạo gia
2.3. Tư tưởng nhận thức luận của Mặc gia
2.4. Tư tưởng nhận thức luận của Âm dương – ngũ hành
2.5. Tư tưởng nhận thức luận của Danh gia
2.6. Tư tưởng nhận thức luận của Pháp gia


7

Chương1

NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Với tính cách là hình thái ý thức xã hội, quá trình phát sinh phát
triển của tư tưởng triết học trung Quốc cổ đại gắn liền với sự biến đổi của
tính chất sinh hoạt xã hội trung Quốc cổ đại. Nội dung và đặc điểm của
nền triết học đó tất yếu phản ánh và bị chi phối bởi những điều kiện kinh
tế – xã hội ấy
1.1. Khái quát điều kiện lịch sứ - xã hội Trung Quốc cổ đại
Nếu phương Đông là cái nôi của nền văn minh nhân loại thì Trung
Quốc là một trong những nền văn hoá phát triển rực rỡ nhất để lại dấu ấn
đậm nét và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các nền văn hoá khác trong
khu vực. Trong đó tư tưởng triết học đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Với tính cách là sản phẩm tinh thần, là hình thái của ý thức xã hội,
tư tưởng triết học Trung Quốc giai đoạn này nói riêng và toàn bộ lịch sử
Trung Quốc nói chung luôn vận động phát triển và biến đổi với sự vận
động biến đổi và phát triển của lịch sử xã hội. Có thể nói nhà nước chiếm
hữu nô lệ đầu tiên ở Trung Quốc là nhà hạ xuất hiện vào thế kỷ thứ II
trước công nguyên. Trước đó thì lịch sử Trung Quốc đã qua thời kỳ gọi là
“Tam Hoàng”, “Ngũ Đế”. Đây là giai đoạn từ trạng thái săn bắn tiến đến

chăn nuôi du mục, tiếp theo sau đó là thời kỳ văn hoá đồ gốm: gốm đen và
gốm màu với truyền thuyết về Nghiêu, Thuấn, Vũ. Giai đoạn này đời sống
của nhân dân Trung Quốc đạt được những thành tựu đáng kể, và ở thời kỳ


8

này việc truyền ngôi là theo tính chất tiến cử người hiền tài trong thiên hạ.
Truyền thuyết cho rằng Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, sau đó thuấn
truyền cho Vũ. Ở giai đoạn này về mặt lịch pháp, thiên văn cũng đã có
những bước phát triển đáng kể.
Nhưng thời kỳ này cũng là thời kỳ tan rã của chế độ công xã thị tộc.
Và đặc biệt sau khi vua Vũ truyền ngôi cho con đã đánh dấu bước chuyển
từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ. Ngôi vua không được tiến cử
người hiền trong thiên hạ mà mang tính chất cha truyền con nối. Sau khi
vua Khải đánh đổ Hữu Hồ và chính thức lập nên nhà Hạ.
Đến đầu thế kỷ XVII (TCN) Thành Thang lật đổ nhà Hạ, lập nên
nhà Thương đến thế kỷ IX nhà Thương dời đô về đất Ân nên gọi là nhà Ân.
Từ đó cho đến triều đại thời Tây Chu xã hội Trung Quốc chuyển biến
mạnh mẽ tạo cơ sở tiền đề cho sự hưng thịnh cho nền văn hoá cổ Trung
Hoa. Đúng như F. Ăngghen nhận định “chỉ trong xã hội nô lệ mới tạo ra
sự phân công lao động với quy mô lớn giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp, và chỉ bằng cách đó đã xác lập được những điều kiện cho sự phồn
vinh của nền văn hoá cổ đại”.
Vào khoảng thế kỷ VI (TCN), con Chu Văn Vương và Chu Vũ
Vương diệt nhà Triệu lập ra nhà Chu đóng đô ở Hạo Kinh và lịch sử gọi
thời kỳ này là Tây Chu. “Như vậy có thể khẳng định rằng, từ thiên niên kỷ
thứ 3 (TCN) đến thế kỷ thứ VI (TCN) xã hội Trung Quốc đã trải qua 3
triều đại là Hạ, Ân, Chu. Mỗi triều đại có những bước phát triển mới trong
các lónh vực của đời sống xã hội, điều này làm tiền đề cho sự phát triển về

sau của xã hội Trung Quốc”. Dưới thời Tây Chu lực lượng sản xuất đã đạt


9

trình độ cao hơn nhiều so với thời Ân, Thương. Việc sự dụng các công cụ
bằng sắt bắt đầu xuất hiện, thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển từ đó làm
cho kỹ thuật canh tác tiếp tục phát triển. Hệ thống chính trị cũng ngày một
hoàn thiện hơn. Vua tự xưng là “thiên tử”, đất đai, dân chúng đều thuộc về
nhà Chu. Chế độ mang tính chất “thế tập”, nghóa là phân cho anh em họ
hàng nhà vua để dễ bề cai trị, vì thế mà chế độ “phong hầu, kiến địa” nhà
Chu vừa có ý nghóa chính trị vừa có ý nghóa kinh tế. Cùng với sự hoàn
thiện về chính trị thì nhà Chu tiếp tục hoàn thiện về kinh tế, thi hành kinh
tế “tỉnh điền”. Vì vậy dựa theo chế độ “tỉnh điền” mà bọn quý tộc tây Chu
có mọi đặc quyền đặc lợi làm cho cuộc sống nhân dân ngày thêm khổ cực
hơn.
Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại thực sự là lúc xã
hội Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới, đó là thời Xuân Thu –
Chiến Quốc, thời kỳ đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ nhà
Chu, và mở đường cho sự hình thành chế độ phong kiên sơ kỳ.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc tồn tại và phát triển từ triều
đại nhà hạ, qua nhà Thương và đến thời kỳ nhà Chu. thời Tây Chu, khi
nhà Chu còn thịnh thì chế độ đẳng cấp, chế độ tông phái còn đang được
duy trì. Nhưng khi nhà Chu bước vào thời kỳ suy vong, Chu Bình Vương
dời đô về phía Đông thuộc đất Lạc p vào khoảng năm 771(TCN) thì nhà
Chu không còn giữ được trật tự cương thường nữa, chế độ tông pháp bị phá
bỏ, các giá trị đạo đức, tư tưởng bị băng hoại, mọi trật tự đều bị đảo lộn,
chiến tranh giữa các nước chư hầu diễn ra triền miên và đó chính là thời kỳ
Xuân thu – Chiến quốc.



10

1.2. Những thành tựu về khoa học và xã hội của Trung Quốc cổ
đại
Về kinh tế, nền kinh tế của Trung Quốc chuyển từ thời kỳ đồ đồng
sang thời đại đồ sắt, việc dùng bò kéo cày càng trở nên phổ biến. Sự xuất
hiện đồ sắt đã làm thay đổi công cụ sản xuất và tạo nên một bước phát
triển mới trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi ngày càng hoàn thiện, diện
tích đất khai khuẩn ngày càng được mở rộng, kỹ thuật trồng trọt cũng được
cải tiến tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Từ đó người ta không phải chia lại ruộng đất công theo định kỳ trên những
mảnh đất tốt – xấu nữa mà ruộng đất được giao cho từng hộ gia đình nông
nô cày cấy trong thời gian lâu dài, nhiều ruộng đất hoang nay được nông
nô khai khuẩn biến thành ruộng tư hữu, bọn quý tộc cũng chiếm ruộng đất
của công xã làm ruộng đất tư, chế độ “tỉnh điền” tan rã nhường chỗ cho
chế độ tư hữu ruộng đất. Và vì thế việc thay đổi hình thức thuế khóa cũng
xuất hiện.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp thì thủ công nghiệp cũng
không ngừng lớn mạnh, việc mở rộng trao đổi sản phẩm lao động đã thúc
đẩy một loạt các ngành thủ công phát triển như: rèn, luyện sắt, đúc, mộc,
làm gốm…và dần dần tạo nên sự phân công lao động xã hội. Việc hình
thành nên tính chuyên môn hóa tron sản xuất nông nghiệp và thủ công
nghiệp đã tạo điều kiện mạnh mẽ cho thương nghiệp phát triển. Tiền tệ
xuất hiện, trong xã hội đã hình thành nên một tầng lớp thương nhân giàu
có và ngày càng có thế lực như Huyền Cao ở nước Trịnh, Tử Cống… và


11


thương nhân đã có sự kết giao với quan quân triều đình gây ra nhiều ảnh
hưởng chính trị. Tuy nhiên, vì còn nhiều nguyên nhân như phương tiện giao
thông, nạn chia cắt cát cứ cũng như thiên kiến của xã hội “nông bản”,
“thương mạt” nên thương nghiệp vẫn chỉ phát triển ở một mức độ nhất
định.
Về chính trị xã hội, sang thời Xuân thu, chế độ tông pháp nhà Chu
không được tôn trọng nữa, đầu mối các quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự
giữa các thiên tử không còn như trứơc nữa. Vai trò của thiên tử dường như
không còn nữa. Các cuộc tranh chấp giữa các chư hầu đều không được giải
quyết bằng quyền uy của thiên tử nữa, vì vậy mà rất nhiều các lãnh chúa
vừa và nhỏ đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, tranh giành
địa vị lẫn nhau. Vì thế thời kỳ Xuân Thu chiến tranh giữa các cát cứ
thường xuyên xảy ra với hàng trăm nước lớn, nhỏ trong đó có những nước
hùng mạnh như: Tần, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tân. Trong khoảng 242 năm có
tới 483 cuộc chiến tranh, chiến tranh xảy ra nên các lãnh chúa lại càng
tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Nhân dân ngoài việc phải ra chiến
trường họ còn phải đóng biết bao nhiêu thứ thuế, phu phen, lao dịch nặng
nề, cộng với thiên tai và nạn cướp bóc, nên người dân ở giai đoạn này hết
sức khổ cực. Sự thôn tinh lẫn nhau giữa các chư hầu, lãnh chúa không chỉ
tiêu diệt chư hầu nhỏ mà kéo theo đó làm cho xã hội càng trở nên hỗn
loạn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nghi lễ trước đây
đựơc sử dụng làm công cụ để bình ổn xã hội thì đến nay lại xem thường,
tình trạng lễ nghóa, cương thường bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Trong xã hội
cảnh tôi giết vua, anh em, vợ chồng chia lìa nhau thường xảy ra.


12

Trong khi những người dân cùng cực, lam lũ thì các chủ hầu, vua
chúa lại sống xa xỉ, ăn chơi xa hoa, xây thành lộng lẫy nguy nga. Như cung

Bồng Đế của vua Tấn rộng mấy trăm dặm.
Trong thời Chiến quốc, ngoài các cuộc chiến tranh thường xuyên
xảy ra giữa các nước thì giữa các dòng họ trong một nước cũng có những
cuộc thôn tính lẫn nhau trằm tranh giành đất đai, địa vị. Ví dụ ở Tấn năm
403 (TCN) có ba dòng họ lớn là Hàn, Triệu, Ng tranh nhau trị vì đất
nước, và phế truất vua Tấn.
Bước sang thời Chiến quốc kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ hơn,
nghề luyện sắt đạt trình độ khá cao, các công cụ bằng sắt như lưỡi cày,
liềm, cuốc, rìu vào dao được sử dụng phổ biến. Các nước đã hình thành
nên những trung tâm luyện sắt lớn như Hàn Đan nước Triệu, Đường Khê
nước Hàn…, đồ sắt phát triển tạo điều kiện cho công tác sản xuất nông
nghiệp, khai khuẩn đất đai, các công trình thuỷ lợi được xây dựng khắp nơi
từ lưu vực sông Hoàng Hà tới lưu vực sông Trường Giang, từ biển Đông tới
vùng Tứ Xuyên. Kéo theo đó là các ngành nghề thủ công như: đồ gốm, dệt,
sợi, trồng dâu nuôi tằm, chạm trổ vàng bạc đã có bước phát triển hình
thành nên các trung tâm thương nghiệp và trung tâm buôn bán trao đổi
hàng hoá trở nên hưng thịnh hơn, xuất hiện những thành đô sầm uất hơn
như Hàm Dương nước Tấn, Thọ Xuân nước Sở, Lâm Truy nước Tề, Khai
Phong nước Ng. Tuy nhiên chiến tranh vẫn làm cho đời sống của người
dân khổ cực hơn. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và chiến tranh
loạn lạc làm đã làm cho công xã nông thôn tan rã, chế độ chiếm hữu tư
nhân trở thành quan hệ thống trị hơn, thuế khoá thay đổi theo số lượng


13

ruộng đất thay cho thuế sản phẩm. Việc mua bán ruộng đất đã đẩy những
người dân nghèo khổ trở nên mất ruộng, ruộng đất tập trung vào tay một
số người. Điều này hình thành nên chế độ bóc lột bằng canh tô xuất hiện.
Mâu thuẫn giai cấp càng trở nên gay gắt hơn và xã hội có nguy cơ đại loạn.

Vì thế các nước đã có bước điều chỉnh chính sách cai trị cho phù hợp hơn.
Năm 362 (TCN), nhà Tần, một quốc gia hùng mạnh đã thực hiện chủ
trương cải cách do Thương Ưởng đề ra, đó là sử dụng phương pháp pháp trị
làm cho nước Tần ngày càng hùng mạnh thêm. Và đến năm 221 (TCN)
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất 6 nước lại và thiết lập nên đế chế phong kiến
đầu tiên. Tuy nhiên, với chính sách cai trị quá hà khắc, nhằm thống nhất
cả về tư tưởng, chính trị – xã hội cho nên nhà Tần chủ trương chôn Nho,
đốt sách, cấm tất cả học thuyết đương thời. Chỉ duy trì một số sách về y
học, chiêm tinh, nông học. Nên sau khi Tần Thuỷ Hoàng mất nhà Tần
nhanh chóng sụp đổ, nhà Hán lên thay thế mở ra một thời đại mới.
Cùng với thực tiễn xã hội, những tri thức về khoa học, văn hoá khá
phong phú của nhân dân Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc như
thiên văn học, y học, địa lý, văn học… đã không chỉ góp phần thúc đẩy kinh
tế mà còn là cơ sở, tiền đề nảy sinh những tư tưởng triết học.
Thiên văn học, vào thế kỷ IV (TCN), nhà thiên văn học Trung Quốc
là Thạch Thân đã sáng tạo ra bảng tổng mục gần 800 vì tinh tú, người
Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn. Các ghi chép về thiên văn được lưu giữ
cẩn thận trong cuốn “Cẩm thạch tinh kinh”. Đó là cuốn sách thiên văn học
đầu tiên của thế giới. Căn cứ vào các vì sao người dân Trung Quốc đã chia


14

bầu trời thành 28 tiết, và đối chiếu với vị trí mặt trời người ta chia được các
tiết của một năm như lập phân, thu phân, xuân phân.
Trên lónh vực y học, đã xuất hiện nhiều sách y học quý báu trên cơ
sở đúc kết kinh nghiệm như: “Hoàng đế nội kinh”, “Thần nông bổn thảo
kinh”. Các nhà y học Trung Quốc đã biết phẫu thuật cơ thể, biết các bộ
phận của con người, biết vòng tuần hoàn. Họ đã đi sâu nghiên cứu các
nguyên nhân của bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán bệnh. Đặc biệt họ

biết các phương pháp như châm cứu, bấm huyệt, sắc thuốc, thuật dưỡng
sinh.
Về toán học, người Trung Quốc đạt đến trình độ phát triển khá cao,
các nhà toán học Trung Quốc biết rằng trong một tam giác vuông bình
phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông; biết tính
diện tích, các phép đo.
Về nông học và sinh học, những điều ghi chép trong “Kinh thi”, một
trong những tuyển tập thi ca gồm 305 bài được sáng tác trong khoảng thời
gian 500 năm. Từ thời tây Chu đến thời Xuân thu là một cuốn sách cổ nhất
nói tới 200 loài thảo mộc. Điều đó cho thấy người Trung Quốc đã có kiến
thức phong phú về sinh học. Trên cơ sở kinh nghiệm của lao động sản xuất
người Trung Quốc đã xây dựng được cả một hệ thống các phương pháp
canh tác chuyên canh, phương pháp bón phân, phương pháp trồng trọt theo
vụ.
Về văn học, văn học Trung Quốc phát triển mạnh để lại nhiều tác
phẩm bất hủ. Trong đó vào thời Tần đã xuất hiện những tác phẩm như
“Kinh thi”, “Sở từ”. “Kinh thi” bao gồm ba bộ phận: phong, nhã, tạng ñaây


15

là những công trình sáng tác tập thể do nhiều thi nhân của nhiều thế hệ
viết nên. Nó phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Bộ “Sở từ” là của nhà
thơ vó đại Khuất Nguyên, đó là sự tập hợp của dân cả nước Sở và tiếp thu
nhiều ảnh hưởng của “Kinh thi”, bộ “Sở tư”ø phản ánh đặc điểm của thời
Chiến Quốc và của địa phương nước Sở. Sở từ gồm: cửu ca, chiêu hồn,
thiên vấn, cửu chương, ly tao.
Về sử học, thời cổ đại người Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều bộ sử
có giá trị, “Xuân thu” là bộ biên niên sử vào dạng xưa nhất Trung Quốc,
phản ánh tình hình loạn lạc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, bộ Xuân thu

không chỉ có ý nghóa lịch sử mà cả về tư duy triết học nữa. Sau “Xuân thu”
là “Tả truyện” cũng là bộ sử viết về thời Xuân Thu, ngoài ra còn có bộ
“Quốc ngữ”.
Hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn lâu dài của nhân dân lao
động, những tri thức khoa học mà nhân dân trung hoa đạt được góp phần
thúc đẩy đời sống vật chất, đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc cổ
đại. Hơn thế nữa nó góp phần phát triển trình độ nhận thức, làm cơ sở cho
thế giới quan triết học nảy nở và phát triển.


16

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC
TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
Có thể nói rằng tư tưởng triết học Trung Quốc được hình thành từ rất
sớm, ngay từ thời công xã nguyên thủy, những mầm mống đầu tiên về tư
tưởng triết học đã xuất hiện. Đó cũng chính là yêu cầu lịch sử của loài
người khi ngỡ ngàng trước thế giới rộng lớn. Nhưng triết học với tư cách là
một hệ thống lý luận mang tính chất thế giới quan, là kết quả của trình độ
nhận thức, tư duy trừu tượng, và khả năng khái quát hóa thì chỉ có thể nảy
sinh trong xã hội có sự phân chia giai cấp, gắn liền với sự hình thành nhà
nước. Mà ở Trung Quốc thời kỳ đó bắt đầu từ nhà Hạ, sau đó là nhà
Thương, nhà Chu. Trong thời kỳ này, cùng với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của nền sản xuất vật chất thì trong đời sống tinh thần, tôn giáo
và triết học từng bước đã được thiết lập. Đó là những quan điểm về “trời”,
“thiên mệnh”, “quỷ thần” và đặc biệt là tuyệt đối hóa, nhân cách hóa các
hiện tượng tự nhiên, xem các hiện tượng đó như những lực lượng tối cao,
có thể quyết định vận mệnh và đời sống của con người. Những quan điểm

triết học của thời kỳ này về cơ bản đứng trên lập trường của thế giới quan
tôn giáo và duy tâm chủ nghóa. Tuy nhiên trong một trừng mực nào đó thì
đã chứa đựng những tư tưởng mang tính chất duy vật chất phác, những
quan điểm vô thần, và nhất là hình thành nên những quan điểm biện chứng
sơ khai, xem sự vật – hiện tượng trong sự vận động và biến đổi. Nhưng do


17

những hạn chế về mặt thời đại, khả năng nhận thức của con người còn hạn
hẹp nên triết học ở thời kỳ này cũng chì dừng lại ở những quan niệm mang
tính chất rời rạc. Nhất là trong tư tưởng của họ chưa đề cập và giải quyết
các vấn đề nhận thức mà vấn đề nhận thức thực sự được xem như một đối
tượng để bàn luận, để xây dựng thì chúng ta phải tìm hiểu và xem xét
trong giai thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc. Đây là thời kỳ các vấn đề nhận
thức luận, bản thể luận, chính trị – xã hội được xây dựng một cách rõ ràng
trên nhiều phương diện, nhiều quan niệm khác nhau.
2.1. Tư tưởng Nhận thức luận của Nho gia
Nho gia là một trong ba trường phái triết học lớn của Trung Quốc cổ
đại, tư tưởng của học phái này có ảnh hưởng đến đời sống xã hội Trung
Quốc từ cổ đại đến hiện đại. Nho gia do Khổng Tử sáng lập sau đó được
Mạnh Tử, Tuân Tử và nhiều danh nho đời sau phát triển một cách mạnh
mẽ.
Khổng Tử là người sáng lập ra học thuyết Nho, Khổng Tử là nhà tư
tưởng vó đại của Trung Hoa thời kì cổ đại. Khổng tử là người đã hệ thống
hoá những tư tưởng và tri thức trước nay thành học thuyết của mình còn gọi
là Nho Gia, hay Nho Học, và thế hệ sau gắn liền học thuyết này với tên
gọi của ông.
Tư tưởng nhận thức luận của Khổng Tử
Khổng Tử (551-479TCN) tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người làng

Sương Bình, huyện Phúc Phụ, thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Dòng học
của ông lâu đời nhất Trung Hoa, tổ tiên của ông là Hoàng Đế. Khi ông ra
đời thì thân phụ của ông đã 70 tuổi, sau đó không lâu bố của ông qua đời,


18

năm 19 tuổi Khổng Tử lập gia đình và có đứa con đặt tên là Khổng Lí, tự
là Bá Như. Khổng Tử sống vào giai đoạn mà xã hội Trung Hoa loạn lạc
triền miên, là thời kì các vua chúa, quan lại chém giết lẫn nhau để xưng
hùng, xưng bá, đạo lí nhân luân bị đảo loạn, vinh nhục không rõ ràng,
thiện ác không phân biệt. Có thể xem cuộc đời của Khổng Tử gắn liền với
giáo dục.Tương truyền học trò của Khổng Tử có khoảng 3000 ngàn người,
sau khi ông chết có rất nhiều để tang ông đến 6 năm, hàng năm người làm
nhà, lập cứ bên phần mộ ông, tạo thành làng Khổng. Khổng Tử được người
đời tôn vinh là “vạn tuế sư biểu”, ( người thầy tiêu biểu của muôn đời )
Quan điểm triết học của Khổng Tử qua các tác phẩm do ông san
định lại như : “Kinh Dịch”, “Kinh Thư”, “Kinh Lễ”, “Kinh Thi”, “Nhạc” của
đời trước để lại và ông đã viết sách Xuân thu để bộc lộ quan điểm của
mình, nhiều quan điểm khác của ông được thể hiện qua các cuộc đàm đạo
mà nội dung của nó sau này được trình bày trong sách Luận ngữ do học trò
của ông ghi lại. Sau khi ông mất thì sách của ông không còn nhiều do
chính sách “ đốt sách chôn nho” của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên chúng ta
vẫn có thể tiếp cận tư tưởng của ông qua nhiều nguồn tài liệu khác.
Tư tưởng của Khổng tử đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau, song
trong đó vấn đề nhận thức luận được xem là một vấn đề có giá trị sâu sắc
và xuyên suốt trong tư tưởng của ông.
Có thể nói vấn đề nổi bật trong lý luận nhận thức của Khổng Tử là “tri
thức luận” (tri thức con người do đâu mà có) để giải đáp cho vấn đề này
Khổng Tử không đặt ra các vấn đề chân lý mà chỉ quan niệm rằng tri thức con

người có hai loại: thứ nhất, là “bậc thượng trí” khơng học cũng biết; thứ hai,


19

là “kẻ hạ ngu” có học cũng khơng biết. Có thể nói vấn đề lý luận nhận thức
cốt lõi trong tư tưởng triết học của Khổng Tử gắn liền với quan niệm về “trí”.
Bởi vì theo ơng trí là phải biết người, dùng người chính trực, bỏ kẻ gian, giáo
hóa người gian thành người trực. Như vậy, “trí” được hiểu như sự minh mẫn
để đánh giá con người và tình huống, qua đó xác định cho mình sự ứng xử
cho phải đạo, nghĩa là phải có trí mới có thể vươn tới nhân. Nhưng “trí” do
đâu mà có? Muốn có “trí” cần phải làm gì? Để trả lời cho câu hỏi đó thì
Khổng Tử cho rằng: trí thức là do bẩm sinh, do thượng tặng, thượng trí trời
sinh ra đã biết biến đổi. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng trí khơng phải ngẫu
nhiên mà có, mà nó là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện trong cuộc
sống.
Để giải quyết cho vấn đề thứ nhất của “trí” thì Khổng Tử cho rằng
trong xã hội có hai loại người đó là “bậc thượng trí” và “kẻ hạ ngu”. Bậc
thượng trí là khi sinh ra đã có trí thức hơn người, khơng học cũng biết nó
giống như cái ly nước đầy đổ vào thì cứ tràn ra. Nghĩa là ở đây Khổng Tử đã
thừa nhận tri thức tiên nghiệm có trước nhận thức. Cịn kẻ hạ ngu thì có học
cũng khơng biết (sinh nhi chi tri) nó giống như cái ly nước khơng có đáy đổ
bao nhiêu cũng chảy hết. Còn vấn đề thứ hai thì Khổng Tử cũng giống như
các danh nho thời tieân Tần đều bắt nguồn từ học tập “học là đến gần với trí
vậy”, mặc dù ơng đã từng nói sống rồi mới hiểu nhưng khi bàn đến tri thức
Khổng Tử cho rằng trời đất, vạn vật rất phức tạp có thể tìm ra hệ thống điều
lý. Khi tìm ra được hệ thống này thì có thể hiểu được sự khác nhau giữa các
sự vật. Chẳng hạn như chữ “nhân” bao hàm cả nhân loại, chữ quân, thần, phụ,
tử bao hàm cả phép làm vua, làm cha, làm con. Nghĩa là trong cái phức tạp
luôn tồn tại cái đơn giản, trong cái khó ln tiềm ẩn cái dễ. Vì vậy mà Khổng



20

Tử yêu cầu mọi người phải học nhiều, nhớ nhiều đồng thời phải tìm ra hệ
thống điều lý trong sự vật, đấy nghĩa là thu vào một đầu mối nhất qn.
Khi đánh giá về “trí” Khổng Tử giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ
bản của triết học, các triết gia Trung Quốc cho rằng từ chỗ tri thức là thượng
tặng, tri thức là bẩm sinh, có trước nhận thức, cao hơn tất cả, Khổng Tử
chuyển sang khẳng định rằng tri thức có nguồn gốc từ học tập, từ quan sát và
suy lý. Như vậy, Khổng Tử vừa thể hiện quan điểm mang tính chất duy tâm
tiên nghiệm, vừa thể hiện quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường. Và
khi ông khẳng định rằng cả hai loại tri thức đều cùng tồn tại thì ơng rơi vào
chủ nghĩa nhị nguyên1.
Những lời khuyên, lời tâm sự của ông với học trị về quan sát, suy tư
chứng tỏ ít nhiều Khổng Tử đã nhận thức đúng đắn vai trò của tri thức cảm
tính, của suy lý và mối quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, khi ông quan niệm
không làm, không nghe, khơng nhìn những điều trái với “lễ” thì ơng đã vơ
hình dung tách rời sự nhận thức của con người với hiện thực khách quan. Vì
thế chân lý khơng còn là sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn nữa. Thực tiễn
khơng cịn là mục đích, cơ sở và động lực, khơng cịn là tiêu chuẩn của chân
lý. Mà thay vào đó là mang tính giáo điều và tự biện. Đây cũng là một hạn
chế của Khổng Tử.
Về mặt giáo dục, Khổng Tử được đánh giá là “vạn tuế sư biểu”. Theo
ông giáo dục là cải tạo xã hội, cải tạo con người. Nếu như Mạnh Tử cho rằng
bản tính con người sinh ra đã là thiện thì ngược lại Tuân Tử lại cho rằng bản
tính con người là ác. Nhưng Khổng Tử khơng có quan niệm như vậy, đối với
Khổng Tử bản tính con người vừa thiện vừa ác, mà muốn cho con người trở
về với cái thiện thì cần đến giáo dục, giáo dục hóa lẽ thánh thiện. Giáo dục là
“tu sửa cái đạo làm người”, làm sáng tỏ cái đức sáng. Đây chính là mục đích

1

Xem Lịch sử triết học Trung Quốc: Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1989.


21

cao nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử điều này được chép trong
sách “Trung dung” và “Đại học”. Nhưng làm như vậy để làm gì? Khổng Tử
quan niệm rằng giáo dục khơng chỉ giải thích thiên nhiên, giải thích vũ trụ mà
cịn mang trí tuệ xây dựng tình ý giữa người với người. Đối với Khổng Tử để
đạt được mục đích cao nhất của giáo dục thì phải thực hiện ba mục đích chính:
trước hết, là học để giúp vua, cứu nước là “tề gia trị quốc bình thiên hạ” chứ
không phải học để làm quan vơ vét của dân, bóc lột nhân dân; thứ hai, là học
để xây dựng và hòan thiện nhân cách sống, học cho mình chứ khơng phải học
cho người khác, ơng nói “người xưa vì mình mà học, ngày nay vì người mà
học” (Luận ngữ, Hiến vấn, 25), ơng cịn nói “khơng ốn hờn trời, khơng trách
người”, về đạo lý thì “khởi học từ mức thấp đến mức cao” (Luận ngữ, Hiến
vấn, 37) và phải biết nghiên cứu nhiều, học nhiều thì thấy được điều hay lẽ
phải, tránh điều dở, xấu xa. Chương trình giáo dục của ơng để hình thành
nhân cách là “văn chương, thực hành, trung nghĩa, tín nghiệm” (Luận ngữ,
Thuật nhi); thứ ba, là tìm tịi đạo lý, ơng khẳng định rằng giáo dục là tu sửa
cái đạo làm người, “sáng nghe đạo lý tối chết cũng được”.
Tóm lại, với quan điểm giáo dục và ba mục đích trên có thể nói rằng tư
tưởng giáo dục của ơng khá hồn chỉnh và công phu đáng để chúng ta học tập.
Một vấn đề khá quan trọng trong nhận thức luận của Khổng Tử là về
phương pháp giáo dục, chủ thể giáo dục và khách thể giáo dục. Là một nhà
tư tưởng, nhà giáo dục được xem là “vạn tuế sư biểu”, trong phương pháp
giáo dục của ông cũng như công tác đào tạo giáo dục có nhiều điểm chúng ta
cần nghiên cứu vì nó chứa đựng những tinh túy về tư tưởng giáo dục. Trước

hết, về phương pháp giáo dục Khổng Tử rất coi trọng giáo dục theo lịch trình
đúng với điều kiện tâm sinh lý, từ đó muốn cho tình cảm nảy nở rồi đưa vào
khn phép, rồi điều hịa các mâu thuẫn, xung đột nội tâm. Vì vậy, Khổng Tử
bảo rằng “khởi hứng bằng kinh thi, uốn nắn bằng kỹ thuật phép tắc, hoàn


22

thành ở nhân” (Luận ngữ, Học nhi). Thứ hai, đối với chủ thể giáo dục, thì
Khổng Tử rất coi trọng ngun tắc làm gương bởi vì theo ơng những người
vua hiền, quan tốt sẽ là động lực cho những cá nhân vươn tới một xã hội tốt
đẹp. Vì vậy ơng dạy “khắc kỷ phục lễ vi nhân” và ông đã sống suốt đời theo
nó. Ông cũng rất coi trọng ngun tắc “thuyết giáo tùy nghi” để từ đó xác
định đối tượng giáo dục cho phù hợp và cũng không phải ngẫu nhiên khi ông
truyền thiên đạo cho Trọng Cung, nhân đạo cho Phàn Trì. Thứ ba, đối với
khách thể giáo dục, có thể nói Khổng Tử đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe trong
đó ơng địi hỏi người học phải đi theo hướng mà người thầy đã vạch ra. Về
đòi hỏi này ông luôn giảng giải từng bước một. Đi từ cái đơn giản đến cái
phức tạp để dẫn dắt người đọc nắm bắt được chân lý. Chính điều này giúp cho
người đọc ln phát huy được tính năng động sáng tạo của mình. Người dạy
chỉ là người vạch đường chỉ lối, cịn người học phải tự tìm hiểu, lý giải những
điều mình thấy yêu cầu trong cuộc sống. Đồng thời ông cũng tạo ra một
phương pháp đối thoại và người học để phát huy tính năng động của người
học. Mặt khác ông luôn xem trọng việc học đi đôi với hành, lời nói kế hợp với
việc làm. Vì vậy ông viết “người quân tử trước hết học văn chương để rồi mở
rộng trí thức của mình, kế đó tn theo lễ giáo mà kiềm chế lấy mình, nhờ đó
mà đạt được chân lý và cuối cùng là phương pháp ôn cũ, biết mới. Thường
xuyên rèn luyện, tu dưỡng, học tập. Muoán vậy con người phải cố gắng vươn
lên, đừng tự ti, giấu dốt. Chỉ có như vậy thì mới phát huy tinh thần sáng tạo
của mỗi con người”.

Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy ngay từ thời cổ đại Khổng Tử đã
nhìn thấy được vai trị to lớn của giáo dục đối với xã hội. Và vì lý do đó mà
ơng đề ra phương pháp giáo dục hết sức có ý nghĩa khơng chỉ phù hợp với
thời đại đó mà đến bây giờ mà đến bây giờ còn nhiều giá trị to lớn đối với nền
giáo dục Việt Nam ta trong giai đoạn hiện nay.


23

Tóm lại, tư tưởng nhận thức luận của Khổng Tử mà chủ yếu là tư tưởng
về giáo dục, phương pháp, thái độ học tập và dạy học đã để lại cho chúng ta
nhiều ý nghĩa to lớn. Chính những tư tưởng này là bộ phận giàu sức sống nhất
trong triết học Nho gia và đã đưa Khổng Tử lên hàng thánh nhân, xứng đáng
là người thầy mn đời.
Tư tưởng nhận thức luận của Mạnh Tử
Đến thời Chiến quốc, ở Trung Hoa xuất hiện nhiều trường phái triết
học, các trường phái triết học này thường đại diện cho lợi ích của giai cấp
này hay lợi ích của giai cấp khác trong xã hội. Cuộc đấu tranh hết sức gay
gắt và quyết liệt. Mạnh Tử là một trong những triết gia sống vào thời kì
này và ông là người bảo vệ học thuyết của Nho gia một cách thành công
trước các trào lưu triết học khác như Mặc gia, Đạo gia, nhằm phát triển tư
tưởng triết học, chính trị đạo đức của Khổng Tử theo khuynh hướng chủ
nghóa duy tâm lên một tầm cao mới.
Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, tự là Tử Tư, người nước Trâu thuộc tỉnh
Sơn Đông ngày nay (372- 289TCN), là người thuộc dòng tộc. Mạnh Tử mồ
côi cha từ rất sớm. Mạnh Tử được mẹ nuôi dưỡng và được giáo dục một
cách bài bản, lễ nghóa rất chặt chẽ. Mạnh Tử là học trò đệ tử của Tử Tư, là
người tất hiểu đạo lí của Khổng Tử. Ông rất giỏi biện thuyết, là một trong
những nhà Nho tiêu biểu thời Chiến quốc. Trong cuộc đời của mình người
đi nhiều nơi để truyền bá tư tưởng và chủ trương của ngài nhằm để cứu đời,

mong muốn cuộc sống được tố đẹp hơn. Tuy nhiên, ông đi đến đâu cũng
không được trọng dụng và không như ý muốn và quay lại với cuộc sống
của mình.


24

Trong quá trình phát triển hơn nữa những quan điểm của
Khổng Tử. Mạnh Tử đã lập nên hệ thống triết học duy tâm trên nền tảng
những tư tưởng về thiên mệnh của Khổng Tử. Ông là người phát triển thế
giới quan của Khổng Tử lên đến đỉnh cao. Tư tưởng được xem là quan
trọng nhất trong học thuyết của Mạnh Tử là vấn đề triết lí nhân sinh mà
trọng tâm của nó là học thuyết về “tính thiện”. Đây là học thuyết nhằm cai
trị đất nước theo chủ nghóa chân chính nhằm chống lại các học thuyết cùng
thời với ông.
Xuất phát từ bản thể luận của mình với việc xem trời là một đấng anh
minh, tối cao, sáng tạo và chi phối vạn vật trong vũ trụ, từ tự nhiên cho tới xã
hội, kể cả tâm tính con người cho đến các nguyên tắc đạo đức, chân lý của đời
sống xã hội cũng do trời phú. Cho nên ông khuyên con người nên tuân phục
mệnh trời, an phận lấy số mệnh mà trời đã định. Không những thế, với chủ
nghĩa duy tâm thần bí, Mạnh Tử cịn cho rằng vũ trụ vạn vật đều tồn tại trong
ý chí của con người “vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta” (Mạnh Tử, Tận tâm
thượng). Ý chí chủ quan đó theo Mạnh Tử là những tri thức mà những tri thức
đạo đức do trời phú. Nó là cái có trước, cao hơn khí chất và chi phối thể chất
con người. Xuất phát từ mặt bản thể luận duy tâm đó, Mạnh Tử đã thể hiện
tính duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức của mình, thể hiện quan điểm nhận
thức duy ngã luận, dạy con người khơng cần tìm chân lý ở bên ngoài thế giới
mà chỉ cần suy xét ở trong tâm mình, thể hiện quan điểm nhận thức duy ngã
luận dạy con người khơng cần phải đi tìm chân lý ở bên ngoài thế giới mà chỉ
cần suy xét ở trong tâm mình. Theo quy tắc đạo đức tận tâm, tâm người và

trời thống nhất với nhau “kẻ biết được bản tính của mình là biết được bản tính
của trời” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng). Quan điểm duy tâm trong việc nhận
thức thế giới cũng như trong lý luận nhận thức đã ảnh hưởng không nhỏ trong


25

tư tưởng cốt lõi của ơng về nhân sinh quan. Bằng việc phân tích bản tính của
con người, mà cốt lõi là học thuyết về “tính thiện”, vấn đề nhận thức luận của
ông tiếp tục được triển khai và làm sáng rõ hơn. Bằng việc phân tích các cặp
phạm trù như “tâm – tính”, “lương năng - lương tri”, “khí – chí”. Theo quan
điểm của ơng, con người sinh ra vốn có tính thiện và tính thiện đó được biểu
hiện ở bốn đức lớn là “nhân”, “nghĩa”, “lễ”, “trí” ứng với bốn thịnh đức của
trời đất là “nguyên”, “hanh”, “lợi”, “trinh”. Bốn đức đó bắt nguồn từ “tứ
đoan” hay bốn đầu mối của thiện cịn gọi là “thiện đoan”. Vì vậy, con người
vốn dĩ là thiện, đó là đức tính trời cho nhưng sở dĩ có điều bất thiện là vì bị
vật dục che đậy, xui khiến, do hồn cảnh tác động. Đó khơng phải là lỗi ở tại
chất bản tính con người. Khơng dừng lại ở đó, Mạnh Tử nhấn mạnh đến tính
thiện của con người thì con người ai cũng có thể trở thành thánh thiện. Ơng
đưa ra cặp phạm trù tâm -tính, xem tâm như là cái chủ thể ở mỗi con người, là
cái thần minh do trời phú. Vì thế, nhờ có tâm mà ta hiểu biết hết vạn vật,
trong khi tính là cái hồn tồn của tâm, đem cái tâm, tính ấy mà ứng xử gọi là
tình. Tâm là có qua suy nghĩ, nhờ có tâm mà biết điều phải trái, nhân, nghĩa
và không suy nghĩ thì khơng biết được. Quan điểm về tâm gắn với tính, kẻ
biết tâm ắt biết tính. Theo ơng trọng tâm vốn có “lương năng và lương tri”, đó
là cái sinh ra đã biết, do trời phú, không cần học mà hay ơng nói “khơng cần
học mà làm được ấy là lương năng của mình, khơng cần phải đợi suy nghĩ mà
biết ấy là lương tri”. Như vậy với những quan điểm nhận thức này chúng ta
thấy tính chất duy ngã trong quan điểm nhận thức của Mạnh Tử. Mọi tri thức
đều xuất phát từ chính bản thân của mình, và qua đó để thấu hiểu vạn

vật…nhưng xét ở một góc độ nào đó thì chính trong quan điểm nhận thức
luận của mình. Mạnh Tử chú ý đến vai trị của giáo dục, của việc học tập, tu
dưỡng.


×