Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Chuyen ke cac nha khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.16 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyện kể các nhà khoa học. 1.Mendeleev. Mendeleev - nhà hóa học, nhà hoạt động xã hội, nhà sư phạm nổi tiếng nước Nga. Cống hiến vĩ đại nhất của ông là nghiên cứu ra Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là Bảng tuần hoàn Mendeleev). Đây là một cống hiến xuyên thời đại đối với lĩnh vực hóa học, là chìa khóa dẫn đến sự phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới, là kim chỉ nam cho những nghiên cứu trong hóa học nói chung..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Người sau mệnh danh ông là “thần cửa của khoa học Nga” (door god). Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907) - cha đẻ của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sinh tại thành phố Tobolsk (Siberia), là người con thứ 16 trong một gia đình có 17 người con. Cha ông là hiệu trưởng một trường trung học phổ thông trong thành phố. Từ thủa nhỏ, ông đã bộc lộ khí chất thông minh, bản lĩnh cương nghị, bộc trực. Sống trong tình yêu thương và sự dạy dỗ của mẹ và các anh chị (cha ông qua đời sớm) - những người thầy đầu tiên của ông, Mendeleev luôn tâm niệm: “Mọi thứ trên đời đều là khoa học. Mọi thứ trên đời đều là nghệ thuật. Mọi thứ trên đời đều là sự yêu thương”. Năm 1849, cả gia đình ông chuyển lên Moscow và vào mùa thu năm 1850, ông bắt đầu theo học chuyên ngành khoa học tự nhiên tại Đại học Tổng hợp St. Petersburg. Việc học hành của ông tiến triển rất tốt nhưng vào năm thứ 3, ông có dấu hiệu bị bệnh lao và phải nằm liệt giường một thời gian dài. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của giáo sư trực tiếp giảng dạy và các bạn cùng lớp, sức khỏe của ông đã khôi phục dần và ông đã tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu vào năm 1855. Muốn mở mang tầm nhìn, ngao du thiên hạ, cùng năm đó, ông chuyển đến Simferopol (gần Hắc Hải) làm giáo viên trung học. Năm đó ông 21 tuổi. Năm 1856, ông quay trở lại Đại học Tổng hợp St. Petersburg tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình. 3 năm sau, ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ với đề tài “Thể tích riêng”. ông đã sang Đức làm việc 2 năm. Sau khi trở về Nga, ông được phong giáo sư chính thức của Đại học Tổng hợp St. Petersburg. ở đây, ông tiến hành công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong vòng 35 năm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm 1892, ông được Nga hoàng bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của Trạm cân đo mẫu. Theo sáng kiến của ông, vào năm 1893, Trạm này được cải tiến thành Viện đo lường. Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn “Cơ sở hóa học”, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Nó có giá trị trang bị cho các nhà khoa học những kiến thức đúng đắn và chính xác khi bước vào nghề. Một số công trình nổi tiếng khác của ông là: “Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước”, luận án tiến sĩ “về hợp chất của rượu với nước”… Tất cả được tập hợp thành 25 tập sách dày - một bộ “Bách khoa toàn thư” thực sự. Không chỉ là một nhà khoa học lỗi lạc với những công trình về hóa học, Mendeleev còn rất xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác. ông đã hệ thống hóa các tri thức tản mạn về hiện tượng đồng hình, nhờ đó đã phát triển môn địa hóa học. Nhờ phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn, ông đã xây dựng thuyết hydrat hóa của dung dịch, do đó xứng đáng được xem như một nhà hóa lý kiệt xuất. Với những công trình nghiên cứu sâu sắc về tính chất các khí loãng, ông đã tỏ ra là một nhà vật lý thực nghiệm lỗi lạc. Mendeleev đã đề xuất thuyết nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ, cho đến nay vẫn được nhiều người ủng hộ. ông còn nghiên cứu quá trình chế tạo thuốc súng không khói, sự du hành trên tầng cao của khí quyển, khí tượng học, hoàn thiện kỹ thuật đo lường. Ngoài ra, ông còn là một nhà công nghệ tài năng với các phương pháp khai thác dầu mỏ, các quy trình sản xuất hóa chất; một nhà sư phạm lỗi lạc, đào tạo ra nhiều nhà khoa học lớn; một trong những người có trình độ văn hóa cao nhất của thời đại ông… Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng ông lại bị chế độ Sa hoàng bài xích. Là một nhà khoa học chân chính, không chịu khuất.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phục trước bất cứ âm mưu nào, Mendeleev đã tham gia biểu tình phản đối Sa hoàng. Bọn tay chân của Sa hoàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để thao túng không cho ông được vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Các nhà khoa học chân chính trên khắp thế giới hết sức phẫn nộ. Một nhà khoa học người Đức đã viết thư gửi Mendeleev, trong thư nói rằng: “Tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới ông. Thế nhưng, ông hãy tin rằng, thế lực phản động đen tối không thể bưng bít được tiếng nói của các nhà khoa học”. Gần như tất cả các trường đại học ở Nga đều chọn ông làm giáo sư danh dự, các viện hàn lâm khoa học nổi tiếng như: Viện Hàn lâm Khoa học Luân Đôn, Pari... đã mời ông làm viện sỹ danh dự. Xúc động trước tấm lòng của mọi người đối với mình, ông nói: “Tôi hiểu sâu sắc rằng, đây không chỉ là niềm vinh dự đối với tôi mà còn là niềm vinh dự đối với nhân dân Nga”.. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Năm 1869, ông thiết lập bảng phân loại những nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử và trên tính tuần hoàn về tính chất vật lý và hoá học của chúng, gọi là Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố. Bản gốc chỉ có 63 nguyên tố. Một năm sau khi ông mất, Bảng đã có 86 nguyên tố. Khi Mendeleev viết “Nguyên lý hóa học”, ông nghĩ chắc chắn giữa 63 nguyên tố này nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì theo ông, tất cả các sự vật trên thế giới đều liên quan với nhau. ông đã viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của 63 nguyên tố này lên 63 chiếc thẻ. ông đã xếp đi xếp lại nhiều lần những chiếc thẻ này trên bàn. Bỗng nhiên, ông phát hiện ra rằng, nếu xếp những chiếc thẻ này theo thứ tự các nguyên tử lượng của các nguyên tố từ bé đến lớn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thì sẽ xuất hiện một sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó “giống như một bản nhạc kỳ diệu”. Mendeleev không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng, quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn các nguyên tố vẫn phải để trống. Mặc dù, ông đã công bố công trình của mình để các nhà khoa học trên khắp thế giới kiểm nghiệm, nhưng suốt 4 năm sau đó, không một tuyên bố nào được đưa ra, không một nguyên tố mới nào được phát hiện. Năm 1875, Viện Hàn lâm Khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói rằng ông đã tạo ra được một nguyên tố mới có tính chất giống như nhôm với nguyên tử lượng là 59,72, tỷ trọng là 4,7 (tạm gọi là Gali) trong quặng kẽm trắng. Mendeleev đã rất sửng sốt khi nghe được tin này. 4 năm trước đấy, ông đã dự đoán có một nguyên tố thế này nhưng cụ thể thế nào thì chưa tìm ra được. Tuy nhiên, theo cách tính của Bảng tuần hoàn thì nguyên tử lượng của nguyên tố tiếp theo nhôm phải là khoảng 68, tỷ trọng phải là 5,96,0. ông lập tức viết thư cho Viện Hàn lâm Khoa học Pari nói ý kiến của mình. Bức thư được chuyển đến tay nhà khoa học đã công bố phát hiện ra Gali. ông đã tiến hành xác định lại một lần nữa những số liệu trên, kết quả vẫn không thay đổi. Không hề nản lòng, Mendeleev lại viết tiếp một bức thư gửi cho nhà khoa học Pháp nọ. Lời lẽ trong thư hết sức tự tin, hình như không phải là đang nói đến nguyên tố mới, mà là đang làm một bài toán: “4 + ( ) = 10” buộc nhà khoa học nọ một lần nữa phải kiểm tra lại các thông số của mình. Kết quả lần này đã hoàn toàn thay đổi. Đúng như những gì Mendeleev dự đoán: Tỷ trọng của Gali là 5,94. Một sự trùng hợp kinh ngạc! Giới khoa học đã phải sững sờ sau sự thành công của sự kiện này..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bảng tuần hoàn nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá khắp thế giới. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới. Vài năm sau đó, một nhà khoa học người Thụy Điển đã phát hiện một nguyên tố mới khác (gọi là “Scanđi”). Khi tiến hành nghiên cứu về nguyên tố này, các nhà khoa học đã phát hiện ra “Scanđi” chính là nguyên tố nằm trong “nhóm của Bo” mà Menđêlêep đã dự đoán. Một lần nữa, giới khoa học lại ngả mũ trước Mendeleev. Lý luận về quy luật tuần hoàn các nguyên tố của ông không chỉ có thể dự kiến vị trí cho các nguyên tố chưa tìm ra mà còn có thế biết trước được tính chất quan trọng của chúng. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev đã trở thành bộ sách giáo khoa kinh điển được thế giới công nhận. Một nhà khoa học đã viết về ông: “Trong lịch sử hóa học, ông dùng một chủ đề đơn giản mà gọi ra được cả thế giới”. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, một nhóm các nhà vật lý Mỹ, đứng đầu là G. T. Seaborg đã đặt tên cho nguyên tố hóa học thứ 101 do họ tổng hợp được năm 1955 là Mendelevi (Mendelevium).. Những hạn chế của Mendeleev Không ai có thể phủ nhận, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev là phát hiện có tính cách mạng trong lĩnh vực hoá học. Nhưng, có một hạn chế là ông không thoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống - nguyên tố hóa học không thể chuyển hoá, không thể phân chia. Cuối thế kỷ XIX, một cuộc cách mạng mới.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nổ ra khi các nhà khoa học tìm ra các nguyên tố phóng xạ và điện tử, chỉ ra sự biến đổi từ lượng sang chất của nguyên tử thì Mendeleev lại ra sức phủ định tính phức tạp của nguyên tử và sự tồn tại khách quan của điện tử. Việc phát hiện ra nguyên tố phóng xạ rõ ràng chứng tỏ nguyên tố có thể chuyển hoá, nhưng ông lại tuyên bố: “Khái niệm nguyên tố không thể chuyển hoá là hết sức quan trọng, là cơ sở của cả thế giới quan”. Với các kiểm định nghiêm túc trên cơ sở những phát hiện vĩ đại về nguyên tố phóng xạ và điện tử, các nhà khoa học đã từng bước vạch ra bản chất của định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ dựa vào những nội dung hợp lý trong định luật tuần hoàn Mendeleev để đưa ra định luật tuần hoàn mới, khoa học hơn so với lý luận của ông. Từ đó giải quyết được vấn đề mà Mendeleev còn bỏ ngỏ. Tính bảo thủ đã khiến một nhà khoa học lớn như Mendeleev thụt lùi trên con đường nghiên cứu bí ẩn của định luật tuần hoàn, mất đi cơ hội phát triển định luật này.. 2.Alexander Fleming - Người tìm ra Penixilin.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Người khám phá ra penixilin là Alexander Fleming, con một chủ trại ở Scotland, ông đã tới Luân Đôn khi còn trẻ để học ở trường y Saint Mary Hospital. Năm 1992, Fleming nhận thấy rằng chất nhầy lấy từ trong mũi của ông, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn cấy trên thạch. Sau đó ông lại còn nhận thấy rằng, nước mắt của cong người cũng có tác dụng làm tiêu tan các vi khuẩn. Năm 1928, Fleming đã cấy trên thạch loài tụ cầu khuẩn màu vàng. Nhưng do sơ suất, trong khi mở nắp hộp nuôi cấy bằng thủy tinh ra xem, chổ cấy của ông đã bị nhiễm bởi một loại mốc từ ngoài cửa sổ để mở bay vào. Ông để ý theo dõi thì thấy chỗ nào bị mốc thì tụ cầu khuẩn không phát triển. Ông đã chứng minh được rằng loài mốc Penicillium notaum đó đã ngăn chặn được sự phát triển của một số vi khuẩn. Chất kháng sinh được phát hiện trong dịch mốc đó được đặt tên là penixilin, vì bộ phận sinh sản của loài mốc đó có hình dạng giống cái bút lông (tiếng la tinh penicillium ngĩa là cái bút lông). Tháng hai năm 1929, ông công bố phát minh của ông tại Câu lạc bộ Nghiên cứu Y học ở Luân Đôn. Nhưng sau đó 10 năm, người ta đã lãng quên mất chất penixilin..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Năm 1935, tại trường Đại học Oxford, một người Australia, bác sĩ Howard Florey được bổ nhiệm là Giáo sư môn Bệnh học. Đồng thời ông Chain sinh ra ở Berlin, mẹ là người Đức, bố là người Nga, nhưng vì là gốc Do Thái, nên ông Chain buộc phải rời Đức sang nước Anh để cùng cộng tác với Florey. Hai ông tìm ra bài báo mà Fleming đã viết từ năm 1929. Đầu năm 1939, Chain mới bắt đầu nghiên cứu lại chất penixilin. Ông xin được vài bào tử mốc Penicillium notaum đem cấy trên thạch, rồi bằng phương pháp đông khô, ông đã lấy ra được từ bã của dịch mốc một thứ bột màu nâu có tính kháng sinh cao hơn dịch ban đầu, nhưng còn chứa tạp chất. Chain đã tìm ra được cách loại tạp chất và đạt được một thứ bột mịn màu vàng có tác dụng kháng sinh gấp nghìn lần mốc đầu tiên của Fleming. Tháng 5 năm 1940, Florey tiêm vào chuột các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và Clostridium (vi khuẩn gây bệnh hoại thư khí), rồi sau đó tiêm penixilin thì chuột không chết. Florey và Chain công bố kết quả này vào ngày 24-08-1940 trên tạp chí y học của Anh: “The Lancet”. Tại bệnh viện Oxford, một cảnh sát bị nhiệm độc màu bởi tụ cầu khuẩn. Ngày 12-02-1941, Florey và Chain tiêm thử Penixilin cho viên cảnh sát này thì thấy có kết quả, nhưng vì hết thuốc nên viên cảng sát đó đã từ trần ngày 15-03-1941. Sau đó vì chiến tranh, việc nghiên cứu penixilin được chuyển sang Hoa Kỳ. Một nữ nhân viên của phòng thí nghiệm nghiên cứu mốc ở Peorin (Hoa Kỳ), ra chợ mua một quả dưa tây bị mốc đem về để cấy loài mốc mới Penicillium Chrysogeum có ở dưa thì thấy dùng loài mốc mới này để sản xuất penixilin tốt hơn loài cũ Penicillium notatum mà Fleming đã dùng lần đầu tiên. Ngay từ năm 1943, một.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> lượng penixilin đã được sản xuất từ loài mốc mới lấy từ quả dưa bở mua ở chợ về để thử trong phòng thí nghiệm. Người tra đã tung ra loại thuốc kháng sinh mới này để cứu sống các thương binh trong thế giới lần thứ hai. Năm 1945, Fleming được giải thưởng Nobel về y học. Ông mất năm 1955, thọ 74 tuổi. Ông Chain đã kết luận như sau: “ Làm việc tập thể là quan trọng để đẩy mạnh một phát minh mới đã được khám phá ra. Nhưng tôi cho rằng không bao giờ một tập thể lại có thể đưa ra được một sáng kiến mới.”. 3. Nôben - Thiên tài cô đơn “Tôi không có được một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn để yêu thương, cũng không có kẻ thù để căm ghét”, Nôben đã nói về mình như vậy. Và quả thực, chúng ta không chỉ biết đến một Nôben thiên tài với những phát minh vĩ đại, mà còn biết đến một Nôben đơn côi và bất hạnh.. Có nhà tâm lý học đã giải thích việc nhà bác học lỗi lạc, nhà tỷ phú Nôben tỏ ra rất khó tìm kiếm bạn đời là bởi vì ông quá… yêu quý mẹ mình. Tình cảm đặc biệt ấy đã khiến ông thấy trên đời không có.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> người phụ nữ nào đáng yêu nữa. Các nhà nghiên cứu tiểu sử thì lại cho rằng, đó là do hậu quả “cú sốc” của mối tình đầu thơ mộng với người con gái đoản mệnh. Người ta cho rằng vì quá đau khổ, Nôben đã tự hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ mường tượng tới một mối tình nào nữa cả. Thực tế chưa hẳn vậy. Bấy giờ ở tuổi 43, với chiều cao dưới mức trung bình, chòm râu màu sẫm, khuôn mặt tinh tế, Nôben quả là một người có văn hoá, thông minh, nhã nhặn, tuy tính tình có hơi lập dị. Với phát minh ra chất nổ và kíp nổ, ông cho thành lập một loạt các nhà máy mang tên mình ở hầu hết các nước như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Italia, áo, Hungari, Tây Ban Nha, Mỹ… Nôben nghiễm nhiên trở thành một trong những người giầu có nhất thế giới thế kỷ XIX. Tuy vậy, nỗi sầu u uẩn vẫn chất chứa trong cặp mắt thông minh của ông. Đã ngoại tứ tuần rồi mà ông vẫn sống cô lập, chưa có một người phụ nữ nào bên cạnh. Năm 1876, trong dịp đi nghỉ hè ở biển Bađen (nước áo), Nôben đã gặp và làm quen với Xôphia Giec, một thiếu nữ Do Thái bán hàng hoa mới hai mươi tuổi. Ngay lập tức, cuộc gặp gỡ đã đem lại cho nhà khoa học một ngọn lửa sưởi ấm trái tim bao năm băng giá. Hai năm sau, Xôphia được Nôben thuê cho một biệt thự có đủ người phục vụ ở ngay giữa thủ đô Pari hoa lệ. Từ ấy cho đến ngày nhắm mắt, ông vẫn thường ghé qua Pari với bạn tình. Nhưng Xôphia là một người đàn bà nổi tiếng đỏng đảnh, thích ăn diện và kém văn hoá. Nôben đủ tỉnh táo nhận ra rằng, nàng không phải là người đàn bà đem lại hạnh phúc và sự thư thái cho tâm hồn mình. Một năm trước khi Nôben rời Pháp sang sống ở Italia, ông yêu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> cầu Xôphia, khi đó đã 33 tuổi, phải đi lấy chồng. Những năm tháng cuối đời, Nôben nhận thấy rất rõ sự cô đơn trống trải của mình, và ông linh cảm thấy cái chết đang gần tới. Trong một bức thư, ông như nhìn thấy một cách chính xác cái ngày buồn bã đó: “Tôi sẽ thở hơi cuối cùng giữa những người làm thuê và không có người nào yêu tôi ở bên cạnh”. Thực tế diễn ra đúng như vậy, tháng 10/ 1896, Nôben bị xuất huyết não. Trong ba ngày liền, ông chỉ nói được độc nhất tiếng mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển, khiến những người phục vụ không hiểu gì. Ngày 10 tháng Chạp năm 1896, khi người hầu phòng vào thì thấy ông đã chết. Nôben qua đời, theo di chúc của ông, Xôphia được thừa kế trị giá mỗi năm là 6000 phloring (tương đương với 500.000 cua ron Thụy Điển hiện nay). ý thức được rằng tài sản khổng lồ sẽ tạo nên những “kẻ lười biếng”, nên Nôben quyết định chỉ dành một phần rất nhỏ cho bạn bè và người thân, toàn bộ số tài sản còn lại, ông yêu cầu cho quy đổi thành tiền mặt gửi ngân hàng. Số lãi từ tài khoản kếch sù này hàng năm sẽ được trao tặng cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại. Và đó cũng chính là nguồn gốc của giải thưởng tầm cỡ và uy tín nhất thế giới: Giải thưởng mang tên nhà bác học lỗi lạc Nôben, thiên tài cô đơn.. 4.Michael Faraday.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ông sinh ngày 22-9-1791 ở gần London, trong một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ rèn. Từ nhỏ, Faraday đã tỏ ra thông minh và hiếu học, nhưng phải sớm thôi học để giúp gia đình. Từ đó ông vừa học nghề đóng sách, vừa tự học qua việc đọc sách. Ông đặc biệt thích thú môn hóa học, bắt nguồn từ một cuốn sách phổ thông. Ông tự mình kiểm nghiệm lại những điều khẳng định của tác giả cuốn sách. Faraday say mê nghiên cứu khoa học trong những lúc nhàn rỗi, đồng thời tranh thủ dự các lớp học buổi tối do Hội Triết học tổ chức. Năm 1812, ông tham dự các buổi thuyết trình của giáo sư hóa học Humphry Davy, hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Faraday thường hỏi giáo sư Davy những vấn đề khoa học. Lòng hiếu học của Faraday được giáo sư Davy chú ý, tin yêu. Tháng 10-1812, Faraday được nhận làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của giáo sư Davy - phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia (Royal Institution Laboratory). Do công lao của Faraday, tháng 3-1813, Faraday được thăng chức trợ lý khoa học. Trong cuộc đi thăm các nước Pháp, Italia của giáo sư Davy, Faraday.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> được giáo sư cho đi cùng. Trong cuộc hành trình từ 1813-1815, Faraday được gặp nhiều nhà bác học như Ampère, De la Rive… đã giúp Faraday nhận thức được nhiều vấn đề. Năm 1821, Faraday được cử làm giám sát của phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia; và trong thời gian này ông đã cưới Sarah Barnard em gái một người bạn của ông. Từ năm 1816, Faraday đã có những công trình khoa học lần lượt được công bố. Năm 1824, ông được bầu làm hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Năm 1825, ông được giao trách nhiệm chỉ đạo phòng thí nghiệm. Năm 1833, Faraday được cử làm giáo sư hóa học ở Học viện Hoàng gia thay chân giáo sư Davy; cũng chính năm này, Faraday đưa ra lí thuyết và hiện tượng điện phân. Ông phát biểu về các định luật định tính, định lượng; Các từ điện phân, điện cực, ion là do ông đặt ra. Năm 1835, ông được chính phủ Anh trợ cấp món tiền 15.000 bảng hàng năm để phục vụ nghiên cứu khoa học. Ông còn được mời diễn giảng ở Hội Khoa học Hoàng gia và ở Hội triết học. Sau khi khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ ngày 29-8-1831, Faraday được nhiều nước châu Âu phong tặng học vị tiến sĩ danh dự, được mời giữ chức chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia nhưng ông từ chối. Các viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Ðức, Nga tặng ông danh hiệu viện sĩ. Năm 1844, ông được viện Hàn lâm Khoa học Paris công nhận là người kế tục Dalton trong số 8 thành viên nước ngoài của Viện. Năm 1843, Faraday đưa ra lí thuyết về sự nhiễm điện bằng cảm ứng. Năm 1846, ông khám phá ra rằng năng lượng tĩnh điện được định vị trong các chất điện môi, khám phá này chuẩn bị cho sự xuất hiện lí thuyết điện tử của Maxwell sau này. Cùng với khám phá đó, Faraday tìm ra “hằng số điện môi”. Tất nhiên, các công trình nghiên cứu của Faraday hầu như chỉ có một.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> mình ông thực hiện, ngoại trừ một người giúp việc là ông Anderson. Ðể thưởng công cho ông, nữ hoàng Victoria đã tặng ông ngôi nhà ở Hampton Court và phong cho Hầu tước, ông chỉ nhận nhà với sự biết ơn, và từ chối tước. Mùa hè 1867, ông bị điếc và mất trí nhớ. Ông qua đời ngày 25-81867 tại Hampton Court, thọ 76 tuổi. Faraday đã để lại cho nhân loại những phát minh bất tử.. 5.Marie Curie - Nữ bác học lừng danh nhất thế giới.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên đã được nhận hai giải Nôben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và đã cống hiến trọn vẹn những thành tựu lớn cho nhân loại. Từ nhỏ, Mari Quyri là một cô bé thông minh, hom học và rất yêu thích khoa học tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao nhiêu vất vả gian nan cuối cùng bã đã thực hiện được ước mơ: Bước chân vào giảng đường đại học. Nhờ tài năng, trí thông minh và sự cần cù Marie Curie đã lần lượt nhận được bằng cử nhân về vật lý và toán học. Bà đã cùng chồng là Pie Curie nghiên cứu và phát hiện ra nguyên tố mang tính phóng xạ Radium và đã được trao giải Nôben về Vật lý. Sau khi ông Pie qua đời, bà vẫn tiếp tục một mình nghiên cứu, và một lần nữa bà lại được nhận giải thưởng Nôben về Hoá học. Suốt cuộc đời mình, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1934, bà đã không ngừng nghiên cứu, đóng góp cho hạnh phúc của nhân loại. Cuộc đời của nữ bác học Marie Curie là một tấm gương sáng ngời về nhân cách của một nhà khoa học đầy tình yêu với đất nước, với khoa học chân chính.. 6.Joseph Priestley(1733-1804) Khám phá ra khí ôxy.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hầu hết chúng ta đều biết rằng trong không khí có chứa khí Oxygen và mọi người đều cần nó để tồn tại. Oxygen là 1 nguyên tố hoá học phong phú nhất trên trái đất .Tuy vậy,thật là lạ lùng khi không ai biết bất cứ điều gì về khí O2 cho đến khi Joseph Priestly khám phá ra nó vào ngày 1-8-1774 nghĩa là cách đây hơn 200 năm. Priestley khám phá ra khí oxygen trong khi đang đun oxyt thuỷ ngân đỏ,một hợp chất có chứa khí oxygen .Khí O2 thoát ra như 1 chất khí khi hợp chất bị đun nóng . Ông đổ chất khí vào đầy 1 cái hũ và đặt 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> chú chuột nhắt vào đó.Chú chuột trở nên rất lanh lợi,nhanh nhẹn. Ông đốt 1 ngọn nến trong chất khí và nhận thấy rằng nó sáng hơn khi cháy ở ngoài trời ông thử hết thở chất khí này và nó làm cho ông cảm thấy sảng khoái đầy sinh lực .Vào lúc ấy mọi chất khí đều đc gọi là không khí ,Priestley gọi chất khí ông khám phá ra là không khí hoàn hảo có lẽ vì nó đc làm từ những điều tuyệt vời như thế .Mặc dù Prestley thấy rằng những vật đốt trong O2 thì cháy sáng hơn ngoài không khí nhưng ông không biết rằng chính O2 làm vật cháy sáng.Nhưng khám phá cuả ông dẫn đến lời giải thích chính xác về sự nung đốt sau đó vài năm bởi nhà khoa học người Pháp tên Lavoisier.Chính Lavoisier đã đặt tên cho chất khí này là oxygen. Priestley không dự tính sẽ trở thành 1 nhà khoa học. Thực sự ông là 1 mục sư. Thực hiện các thí nghiệm về hoá chất đặc biệt là chất khí là sở thích của ông . Ông còn khám phá ra khí gây ta đôi khi đc dùng như thuốc tê của nha sĩ . Ông cũng phát minh ra thiết bị thu các chất khí cho phòng thí nghiệm. Priestly (1733-1804) ở Anh nhưng ông đi đây đi đó nhiều.Trong thời gian lưu lại ở Pari nước Pháp ông trở thành bằg hữu của lavoisier .Pri.. bị quê hương ghét bỏ vì cái ý thuyết giáo,thậm chí tính mạng còn bị đe doạ .Vào năm 1794 ông tới mỹ và chon Northumberland thuộc bang Pennsylvania làm quê hương cho tới khi ông mất vào năm 1804.. 7.Mikhailo Vasilevich Lomonosov.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Mikhain Vaxilevich Lomonoxov sinh ngày 8/11/1711 ở làng Misaninxkaia,cạnh làng Khonmogo,thuộc tỉnh Akhangenxkaia,trong một gia đình ngư dân sống gần biển.Sau khi học đọc và học viết ở một người cùng quê,chẳng bao lâu,Lomonoxov đã đọc hết tất cả các sách có thể kiếm được ở trong làng.Tính hiếu học và long ham hiểu biết tha thiết đã thúc đẩy ông lúc 19 tuổi rời bỏ làng xóm thân yêu. Vào mùa đông năm 1730, Lomonoxov hầu như tay không đã đi bộ đến Maxcơva,ở đó ông được nhận vào học viện Xlavianogrekolatintrường đại học duy nhất ở Matxcơva thời bấy giờ. Những khả năng lỗi lạc và lao động kiên cường đã cho phép Lomonoxov học xong chương trình 7 lớp của học viện trong 4 năm.Trong số 12 sinh viên ưu tú,ông được chuyến đến Petecbua để học tập ở viện hàn lâm khoa học..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Chưa đầy một năm sau khi đến Petecbua,Lomonoxov được gửi ra nước ngoài để học luyện kim và nghề mỏ.Năm 1741 sau khi trở về tổ quốc, Lomonoxov được chỉ định là nghiên cứu sinh của Viện hàn lâm về vật lí học,và chẳng bao lâu ông đã trở thành giáo sư hoá học và thành viên Viện hàn lâm khoa học Nga. Lomonoxov thuộc số những thiên tài kiệt xuất có tư tưởng khoa học của họ vượt quá thời đại của mình hàng chục năm.Hoạt động khoa học và thực tế sôi nổi của ông có đặc điểm là rộng và nhiều mặt lạ thường.Theo lời của viện sĩ Vaxilov : "Những cái ông đạt được một mình trong các lĩnh vực Vật lý,hoá học,thiên văn học,chế tạo dụng cụ,địa chất học,địa lí học,lịch sử,ngôn ngữ học là đã xứng đáng bằng cả hoạt động của toàn bộ Viện hàn lâm". Lomonoxov lần đầu tiên đã định nghĩa hoá học là một khoa học "về sự biến đổi xảy ra trong vật thể hỗn hợp". Lomonoxov đã hình dung khoa học này như những sự kiện hoá học thống nhất với phương pháp trình bày toán học và lập thành hệ thống trên cơ sở các khái niệm cấu tạo chât.Những thí nghiệm chính xác với chất nguyên chất,dùng "đo và cân",phải kèm theo sự phân tích lý thuyết các kết quả. Lomonoxov đã soạn thảo thuyết hạt về cấu tạo chất,thuyết này dự đoán trước học thuyết nguyên tử,phân tử hiện đại,vượt quá các nhà hoá học đương thời hành chục năm. Lomonoxov đã coi "nghề chính" của mình là Hoá học,nhưng cũng thời bấy giờ ông đã là vật lý học xuất săc đầu tiên.Khi trình bày rõ ràng sự cần thiết của mối quan hệ chặt chẽ giữa hoá học và vật lý học,ông cho rằng hoá học cần phải nghiên cứu nhờ vào Vật lý học và phân tích hoá học chỉ có thể có được giải thích đúng đắn trên cơ sở các định luật của Vật lý học.Khi ứng dụng Vật lý học để giải thích.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> các hiện tượng hoá học,Lomonoxov đã đặt cơ sở cho một môn khoa học mới là Hoá Lý. Lomonoxov không những là nhà tự nhiên học thiên tài,mà còn là nhà triết học duy vật.Khi khảo sát các hiện tượng tự nhiên ông đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học-về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại-một cách duy vật. Theo yêu cầu của và theo bản thiết kế của ông,năm 1775 trường đại học tổng hợp Matxcơva đầu tiên ở nước Nga đã được mở.Sau đó trường này trở thành một trong những trung tâm giáo dục và khoa học ở Nga..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×