Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

phuong phap ban tay nan bot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NĂM HỌC 2013 - 2014.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Nếu tôi nghe thì tôi quên Nếu tôi nhìn thì tôi nhớ Nếu tôi làm thì tôi hiểu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các bước cơ bản của BTNB: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Bước 2: Hình thành câu hỏi của học sinh Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1 - Các bước cơ bản của BTNB:. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - Giáo viên cố tình đặt ra có vấn đề giúp cho học sinh có ý tò mò hiểu biết và tham gia. Yêu cầu: tình huống ngắn gọn, dễ hiểu và gần giũ với học sinh khí vào thểnào? thông qua6)các bộ phận nào? ( SH8) VD: - Không Lá đa dạng nhưcơthế ( SH thịtđứng gắn dưới với xương như ta thếcảm nào? -- Bắp Vì sao bóng cây thấy mát? Các có loàicấu sinh sống ở thực những nơichức nào?năng ( SH9) --Hoa tạovật như thế được nào để hiện sinh sản? - Cùng tồn tại với sinh vật có các yếu tố nào xung quanh nó?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bước 2: Hình thành câu hỏi của học sinh. - Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh có thể bằng câu hỏi, hình vẽ, hoặc sơ đồ tùy theo ý tưởng của mỗi học sinh. - Giáo viên tổng hợp nhanh các câu hỏi của học sinh kể cả các câu hỏi sai chủ đề đang học. Chú ý: Trong bước này giáo viên phải bình tĩnh xử lý tình huống câu hỏi mà học sinh đặt ra và phải khéo léo xử lí câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. - Đưa ra phương án giả thiết và thiết kế thí nghiệm để chứng minh phương án đó là đúng hay sai. Chú ý: Phương án do học sinh đề xuất, giáo viên linh động tập hợp ý kiến phân loại nhanh các nhóm có vấn đề và lựa chọn các nhóm có phương án giống nhau để giúp đỡ cho học sinh thực hiện các phương án..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. - Bước này do học sinh thực hiện giáo viên chỉ giúp đỡ, hỗ trợ và không làm thay cho học sinh. - Ưu tiên thí nghiệm thật, mô hình, sau đó mới đến tranh ảnh quan sát..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Giáo viên kết luận và chuẩn hóa kiến thức có thể bằng sơ đồ tư duy hoặc in sẵn tơ rơi với nội dung cô đọng kiến thức của chủ đề đang học..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2- Các nguyên tắc cơ bản của BTNB. 10 Nguyªn t¾c cña Bµn tay nÆn bét.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng. 13.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.. 14.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và dành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh. 15.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường. 16. Estelle Blanquet Recsam 2005.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình đóng thành tập.. 17.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TIẾN TRÌNH PHƯƠNG PHÁP. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết. 18.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. Gia đình và nhà trường ủng hộ các hoạt động này Học sinh chính là các nhà khoa học tham gia các công việc ở lớp học theo khả năng của mình. Viện Đào tạo giáo viên (IUFM) giúp các giáo viên về kinh nghiệm sư phạm và giáo dục theo PP BTNB. Giáo viên có thể tìm thấy trên Internet những bài học về những đề tài, những gợi ý cho các hoạt động ở lớp, những câu trả lời cho các câu hỏi. Giáo viên cũng có thể tham gia thảo luận trao đổi với các đồng nghiệp, với các giảng viên và các nhà khoa học. 19.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> HỌC SINH ĐƯỢC GÌ KHI THỰC HIỆN PP “BÀN TAY NẶN BỘT”?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TRƯỚC ĐÂY VÀ HÔM NAY …. Dạy khoa học trước đây. Dạy khoa học ứng dụng bàn tay nặn bột. - Học khoa học qua nhìn, xem. - Học khoa học thông qua thí nghiệm trực tiếp. - Do giáo viên thực hiện là chính. - Chính cá nhân học sinh tự làm.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nghiên cứu các đồ vật của thế giới thực tế, gần gũi với các em, và các em cảm nhận được Khoa học cũng như các hoạt động khám phá Chính học sinh là người thực hiện các thí nghiệm thực hành, chứ các thí nghiệm đó không được làm sẵn cho các em. Giáo viên giúp học sinh xây dựng nên kiến thức của riêng các em Thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên tục Học sinh có một cuốn vở thực hành của riêng mình với các từ ngữ của riêng các em Chú trọng đến: • Đặt câu hỏi • Tự chủ • Kinh nghiệm • Cùng nhau xây dựng kiến thức Không phải là những nội dung để học thuộc lòng !.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Giáo viên cần liệt kê các bài học có thể áp dụng PP BTNB ( Xây dựng kế hoạch từ cá nhân, nhóm, tô...) - Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn. - Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm. - Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí. - Với một số thí nghiệm đơn giản giáo viên có thể giao việc cho HS bằng những phiếu giao việc, tự HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Không sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB. - Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. - Mỗi học sinh có một cuốn vở thực nghiệm ghi bằng ngôn ngữ riêng của mình. - Không được phản bát ý kiến sai của học sinh mà phải linh động hướng cho HS đến những nhận định đúng..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×