Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MBHH

Mua bán hàng hóa

HĐMBHH

Hợp đồng mua bán hàng hóa

HĐMBTS

Hợp đồng mua bán tài sản

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

BLDS

Bộ luật Dân sự

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang từng bước phát triển hiện nay, các hoạt động thương mại được diễn ra
một cách rất mạnh mẽ và đóng vai trị rất quan trọng.
Hoạt động diễn ra phổ biến và có vị trí quan trọng nhất trong hoạt động
thương mại đó là hoạt động mua bán hàng hóa.Việc nắm vững, hiểu rõ các
quy định của pháp luật về HĐMBHH sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết


và thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế là còn
khá nhiều chủ thể tỏ ra lúng túng khi thực hiện các HĐMBHH, từ đó dẫn đến
xảy ra những tranh chấp đáng tiếc giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ
MBHH.
Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại được thực hiện dưới
hình thức HĐMBHH. Trên cơ sở HĐMBHH làm phát sinh các nghĩa vụ hợp
đồng trong đó có nghĩa vụ thanh tốn.
Thơng qua thực tiễn, các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHH chủ yếu từ
việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân trong đó


có nguyên nhân từ việc pháp luật về hợp đồng, HĐMBHH và nghĩa vụ thanh
tốn trong HĐMBHH cịn nhiều bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời, toàn diện,
đầy đủ các quan hệ về MBHH đang diễn ra. Bên cạnh đó, nhận thức về vai
trò, ý nghĩa của pháp luật về HĐMBHH, nghĩa vụ thanh toán của các chủ thể
chưa cao.
Để làm rõ những quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thanh
toán trong HĐMBHH trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng. Cùng với đó là mong muốn thơng qua nghiên cứu chủ
đề tiểu luận, trên cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện
nghĩa vụ thanh tốn dưới góc độ nghiên cứu cá nhân, em có thể đóng góp một
phần nhỏ cơng sức vào cơng tác nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong HĐMBHH.
Do đó, em chọn đề tài “Pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam” làm
chủ đề tiểu luận bộ môn Luật Thương mại của mình.

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TỐN TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA

1.1. Các vấn đề về lý luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH mang bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua
bán.
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thơng qua hình
thức pháp lý là HĐMBHH.

2


Giữa HĐMBTS và HĐMBHH tuy có những sự khác nhau trong quy
định nhưng bản chất lại mang tính tương đồng: Người bán phải giao đối
tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận tiền,
cịn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền.
Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia ra làm hai loại:
1. HĐMBHH trong nước.
Là HĐMBHH mà các bên chủ thể của hợp đồng thực hiện các giao
dịch về mua bán hàng hóa với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Chịu sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật thương mại 2005 và các luật
chuyên ngành.
2. HĐMBHH quốc tế.
HĐMBHHQT là HĐMBHH có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tố vượt ra
khỏi phạm vi một quốc gia. “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu”1.
Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng có thể chia ra hai loại:
1. HĐMBHH qua sở giao dịch hàng hóa.
Mua bán hàng hóa thơng qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng

nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo
những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời
điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời
điểm trong tương lai.2
2. HĐMBHH không qua sở giao dịch hàng hóa.

1 Điều 27, Luật thương mại 2005.
2 Điều 63, Luật Thương mại 2005.

3


Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, em chỉ nghiên cứu về
HĐMBHH trong nước.
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa,
HĐMBHH có những đặc tính nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của
hành vi mua bán hàng hóa.
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập chủ yếu giữa các
thương nhân.
HĐMBHH được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc
ít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là thương nhân. Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xun và có đăng ký kinh doanh.3
Thứ hai, về hình thức HĐMBHH có thể được thiết lập theo hình thức
mà hai bên thể hiện sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên.
Thứ ba, về đối tượng thì HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa.
Như vậy, HĐMBHH được hiểu như sau: “HĐMBHH là hợp đồng xác
lập hay ký kết giữa các bên, thỏa mãn về hình thức theo quy định 4. Trong đó
đối tượng của HĐMBHH được phép mua bán theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm nghĩa vụ thanh tốn

Dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, nghĩa vụ có thể được hiểu là một quan
hệ xã hội phát sinh giữa người với người khi các chủ thể tham gia vào quan
hệ xã hội, quan hệ pháp luật. “Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật được xác lập
giữa hai chủ thể theo đó một chủ thể (chủ thể quyền – người có quyền) có
quyền yêu cầu chủ thể kia (chủ thể nghĩa vụ – người có nghĩa vụ) phải hoàn
thành một yêu cầu nhất định”.

3 Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005.
4 Khoản 1, Điều 24, Luật Thương mại 2005.

4


Có thể hiểu thanh tốn mang nghĩa là thực hiện nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, thơng qua các phương thức, hình
thức nhất định.
Quan hệ thanh tốn trong mua bán hàng hóa dựa trên giá cả hàng hóa
mà hai bên thỏa thuận. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hố,
một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH
như sau: Nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH là quan hệ pháp luật trong đó
bên mua phải chuyển giao tiền, tài sản cho bên bán trên cơ sở giá cả hàng hóa
mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa bằng các phương
thức khác nhau.
Ngồi những đặc điểm chung của nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ thanh tốn
có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở để phát sinh nghĩa vụ thanh toán là hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Trong HĐMBHH, thỏa thuận về giá cả hàng hóa và nghĩa vụ thanh

tốn là các điều khoản khơng thể thiếu, mang tính chất bắt buộc. Các bên thỏa
thuận về giá cả, đồng tiền thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức, thời
hạn thanh toán. Và bên mua phải thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận,
trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận cụ thể thì sẽ áp dụng các quy định
của Luật Thương mại và các Luật liên quan.
Thứ hai, nghĩa vụ thanh tốn mang tính chất tương đối, bởi vì bên bán
chỉ có quyền u cầu bên mua (bên có nghĩa vụ) thực hiện nghĩa vụ thanh
tốn. Có nghĩa là quyền của bên có quyền (bên bán) chỉ được thực hiện bằng
hành vi của bên kia (bên mua). Việc chuyển giao nghĩa vụ thanh tốn khơng
được tự do mà phải tuân theo điều kiện nhất định.
5


Thứ ba, nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản có liên
quan đến các nghĩa vụ khác của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
như nghĩa vụ giao hàng, nhận hàng. Việc thực hiện đúng các nghĩa vụ này sẽ
là cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thứ tư, đi kèm với nghĩa vụ thanh toán là các chế tài đối với các trường
hợp không thực hiện và thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán.
1.2.

Quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua
bán hàng hóa
Có thể nói rằng nghĩa vụ thanh toán tiền là nghĩa vụ quan trọng nhất

của bên mua trong quan hệ HĐMBHH. Được các bên thỏa thuận bao gồm các
điều khoản: về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn, địa
điểm thanh toán, trình tự, thủ tục thanh tốn,… Trong trường hợp các bên
khơng có thỏa thuận thì các quy định của pháp luật thương mại về thanh toán
trong hợp đồng sẽ được áp dụng, cụ thể như sau:

Quy định về giá cả hàng hóa: Là điều khoản gắn liền với các điều
khoản đối tượng hợp đồng. Giá trong hợp đồng thường được xác định dựa
trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở tính giá, điều khoản bảo lưu
về giá hàng hóa… Giá cả cần phải được quy định rõ, đúng và chính xác.
Trong trường hợp khơng có thỏa thuận về giá của hàng hóa hay khơng
có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng khơng có bất kỳ sự chỉ
dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng
hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua
bán hàng hóa, phương thức thanh toán và các điều kiện khác ảnh hưởng đến
giá.5
Quy định về thời hạn thanh tốn: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận, bên mua phải tuân thủ các phương
5 Điều 52, Luật Thương mại 2005.

6


thức thanh tốn, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận
và theo quy định của pháp luật6. Thời hạn thanh toán phải được xác định bởi
một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng.
Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận hoặc nội dung thỏa thuận bị
vơ hiệu, thì thời điểm thanh tốn sẽ là thời điểm giao hàng theo quy định của
pháp luật. Giao hàng một đợt thì tiền hàng sẽ giao sau khi bên mua nhận đủ
hàng hóa. Trường hợp giao hàng thành nhiều đợt, thì việc thanh tốn sẽ được
thực hiện theo từng đợt giao hàng.
Đối với hàng hố có giá trị tương đối lớn hoặc rất lớn, thông thường
bên bán sẽ yêu cầu bên mua hàng đặt trước một lượng tiền nhất định dưới
dạng tiền đặt cọc, tiền ứng trước tương đương với một phần giá trị khối lượng
hàng đặt mua. Khi bên bán hàng cầm tiền tạm ứng của bên mua mới đi mua
hoặc đặt hàng từ các hãng sản xuất. Trong trường hợp bên mua vi phạm hợp

đồng thì Luật Thương mại 2005 quy định rằng người bán có thể yêu cầu
người mua thanh toán, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng
hợp đồng.7
Quy định về phương thức thanh toán: Nếu áp dụng phương thức thanh
toán bằng tiền mặt, các bên cần thỏa thuận về địa điểm thanh toán là địa điểm
của bên bán hay địa điểm giao nhận hàng, trụ sở của bên mua hoặc một địa
điểm khác do một trong hai bên ấn định. Nếu áp dụng phương thức thanh toán
qua nghiệp vụ ngân hàng, các bên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa
điểm thanh tốn.
Địa điểm thanh tốn: Nếu khơng được thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ
xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều 54 Luật Thương mại
2005.
6 Điều 50, Luật Thương mại 2005.
7 Điều 55; Khoản 3, Điều 50, Luật Thương mại 2005.

7


Quy định về ngừng thanh tốn: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau: Bên mua có
bằng chứng về việc bên bán lừa dối; bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa
đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến
khi việc tranh chấp đã được giải quyết; bên mua có bằng chứng về việc bên
bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh
tốn cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;8
Trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ thanh tốn: Trường hợp các bên
không thỏa thuận, khi xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng quy định của pháp luật .
Trường hợp các bên có thỏa thuận, có thể thỏa thuận về mức lãi suất trong
thời gian chậm thanh toán, thời hạn chậm thanh toán được chấp thuận, các chế
tài khác trong trường hợp chậm thanh toán. Đồng thời, cần lưu ý tới trường

hợp được miễn trách nhiệm nếu chậm trễ thanh toán, liên quan đến các trường
hợp bất khả kháng hoặc được bên bán chấp thuận.
Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả
lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 306, Luật Thương mại 2005.
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TỐN
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
2.1.

Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng
hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Những kết quả đã đạt được trong thực tiễn thực hiện
Thứ nhất, đã có những quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng nói
chung và HĐMBHH nói riêng. Xây dựng được một khung pháp lý cơ bản,

8 Điều 51, Luật Thương mại 2005.

8


tránh tình trạng lỏng lẻo, kém đồng bộ, giúp các chủ thể dễ dàng tiếp cận, áp
dụng.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú tâm triển khai thực hiện
nghiêm túc các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm trong HĐMBHH.
Thứ hai, các quy định hiện hành đã quy định về cơ bản những nội dung
cốt lõi của vấn đề phạt vi phạm trong HĐMBHH như: căn cứ, điều kiện phát
sinh trách nhiệm;mức phạt; các trường hợp miễn trách nhiệm,…
Thứ ba, đã có tính kế thừa, phát huy những quy định mang tính tích
cực, hiệu quả, đồng thời đã khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các văn
bản trước đây để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên khi tham gia vào quan

hệ thương mại.
Thứ tư, trên địa bàn tỉnh đã tiến hành triển khai công tác giáo dục,
tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại cho người dân cũng
như đội ngũ cán bộ, cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp về
thương mại.
Thứ năm, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có hướng chỉ đạo, hướng dẫn
cụ thể, phát huy được vai trị của các cơ quan có thẩm quyền, nâng cao khả
năng phối hợp hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, các Sở ban ngành
liên quan, tránh được cơ bản tình trạng chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền.
Thứ sáu, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn đã tiến hành xử lý
nghiêm minh các vi phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ bảy, cơ chế hỗ trợ thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh
về chuyên môn cho người dân trong ký kết và thực hiện HĐMBHH cũng đã
được quan tâm phát huy.
Thứ tám, tăng cường, thúc đẩy các cơ chế giải quyết tranh chấp
HĐMBHH ngoài tòa án như hòa giải và đặc biệt là trọng tài.
9


2.1.2. Các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong hợp
đồng mua bán hàng hóa
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác thi hành
Luật Thương mại nói chung và triển khai thực hiện pháp luật về thực hiện
nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH nói riêng, những khó khăn, vướng mắc
trong cơng tác thực thi pháp luật về nghĩa vụ thanh toán cần phải được nhìn
nhận, đánh giá một cách khách quan, có thể kể đến những khó khăn, vướng
mắc như sau:
Thứ nhất, quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa cịn
chưa thật sự hiệu quả, trong một số trường hợp việc xác định một doanh

nghiệp nước ngoài có phải là pháp nhân hay khơng để có thể thực hiện giao
kết HĐMBHH, và pháp nhân đó có đủ điều kiện xác lập hợp đồng không là
không hề dễ dàng.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật thương mại và pháp luật dân sự,
liên quan đến giao dịch dân sự, trường hợp HĐMBHH vô hiệu. Khoản 2
Điều 129 quy định “…mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa
vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên”. Quy định này
chỉ được áp dụng đối với loại nghĩa vụ có đối tượng là tiền, đối tượng của
nghĩa vụ phân chia được theo phần để thực hiện. Thực tế thì khơng phải nghĩa
vụ nào cũng định phần được để xác định 2/3 nghĩa vụ, thậm chí có những đối
tượng của nghĩa vụ mà chủ thể không được phép thực hiện.
Thứ ba, một số quy định vẫn chưa có sự thống nhất, cịn chồng chéo,
trùng lặp.
Thứ tư, về khái niệm chế tài “Buộc thực hiện đúng hợp đồng” 9. “Buộc
thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực

9 Điều 297, Luật Thương mại 2005.

10


hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”.
Trong một số trường hợp, rất khó có thể thực hiện được khi hành vi vi
phạm phát sinh do vi phạm về mặt thời hạn. Cần có sự thay đổi đổi phù hợp
với khả năng thực thi và tình hình thực tế hơn, tránh gây lúng túng, khó khăn
khi áp dụng.
“Trường hợp bên vi phạm khơng thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp
dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình” 10. Vậy khi

bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ
chịu các hình thức chế tài khác chứ không chịu bất kỳ trách nhiệm bổ sung
nào. Biến chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thành kẽ hở rất lớn để lợi
dụng nhằm trì hỗn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ năm, về chế tài phạt vi phạm hợp đồng: Theo quy định tại Điều
301 Luật Thương mại năm 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, có hai văn bản pháp luật có
giá trị điều chỉnh quan hệ về chế tài phạt vi phạm là Bộ luật Dân sự 2015 và
Luật Thương mại 2005. Theo quy định của pháp luật dân sự thì mức phạt vi
phạm do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên đối với các quan hệ được Luật
Thương mại năm 2005 điều chỉnh thì mức phạt vi phạm bị hạn chế ở mức 8%.
Sự chồng chéo quy định của 2 văn bản đã gây khơng ít khó khăn trong vấn đề
xác định mức phạt vi phạm.

10 Khoản 2, Điều 299, Luật Thương mại 2005.

11


Như vậy, nghĩa vụ thanh toán là loại nghĩa vụ quan trọng của
HĐMBHH và trên thực tế là loại nghĩa vụ phát sinh tranh chấp phổ biến nhất
và cũng là hậu quả của việc vi phạm các nghĩa vụ khác trong HĐMBHH.
Nguyên nhân chủ quan của các tranh chấp về nghĩa vụ thanh tốn trong
HĐMBHH:
1. Do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình khơng
thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng).
2. Năng lực, hiểu biết của các chủ thể trong quan hệ thương mại còn
nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về hợp

đồng nói riêng.
Nguyên nhân khách quan của các tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán
trong HĐMBHH:
1. Các yếu tố, sự biến động của thị trường, tỷ giá, cung cầu,… ảnh
hưởng đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
2. Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi
hai bên đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách
nhiệm.
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong
HĐMBHH, kết hợp đẩy mạnh cải cách tư pháp; nâng cao năng lực, hiệu lực,
hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương
mại, trọng tâm là các hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân
dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, xử lý nghiêm minh các vi phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

12


Thứ ba, tôn trọng và và phát huy quyền tự do định đoạt trong kinh
doanh thương mại trong đó có tự do ý chí trong giao kết và thực hiện hợp
đồng, góp phần giúp nâng cao tính chủ động cho các chủ thể tham gia quan hệ
MBHH, phát huy tiềm năng của mình trong các hoạt động thương mại.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ trong MBHH phù hợp với các
ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, pháp luật và tập quán thương
mại quốc tế đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, nâng cao khả năng tiếp cận, cập nhật thông tin pháp lý, hiểu
biết của công dân về pháp luật hợp đồng để tranh được các rủi ro trong quá

trình giao kết và thực hiện HĐMBHH.
Thứ sáu, phát huy cơ chế hỗ trợ thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước
về chuyên môn cho người dân trong ký kết và thực hiện HĐMBHH.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết tranh
chấp hợp đồng MBHH. Đẩy mạnh hoạt động tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải
quyết tranh chấp cho các trọng tài viên, thẩm phán,..
Thứ tám, tăng cường, thúc đẩy các cơ chế giải quyết tranh chấp
HĐMBHH ngồi tịa án như hịa giải và đặc biệt là trọng tài.
KẾT LUẬN
Có thể nói nghĩa vụ thanh toán là một nghĩa vụ cơ bản phát sinh từ
HĐMBHH. Là một vấn đề phức tạp liên quan đến toàn bộ vấn đề hợp đồng
dân sự, HĐMBHH như chủ thể của hợp đồng, nghĩa vụ khác trong hợp đồng
như giá cả, giao hàng, nhận hàng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa,
đình chỉ, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng….
Dưới góc độ nhận thức của bản thân, em đã làm rõ các vấn đề về cơ sở
lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn thực hiện cũng như đề xuất giải pháp hoàn

13


thiện pháp luật thương mại, nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ thanh toán
trong HĐMBHH, trên cơ sở tham khảo một số quan điểm chung hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu tiểu luận của mình, em đã đề cập và làm rõ
những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận, quy định của pháp luật về thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng trong HĐMBHH.
Thứ hai, từ đó nêu ra những những kết quả đã đạt được, nhìn nhận
những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó trong cơng tác thực hiện pháp
luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao,

cũng như đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật về thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn trong HĐMBHH nói riêng và HĐ nói chung.
Với mục đích lớn nhất khi nghiên cứu tiểu luận là nghiên cứu, phân
tích và lý giải được những ưu điểm cũng như những tồn tại, bất cập, những
điểm chưa đạt được và nguyên nhân của nó. Để đưa ra các kiến nghị, đề xuất,
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác thực hiện
pháp luật nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH.
Từ những nội dung trên, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện pháp luật nghĩa vụ thanh tốn hợp đồng trong thương
mại nói chung và nghĩa vụ thanh tốn trong HĐMBHH nói riêng nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thanh tốn,
đóng góp một phần nhỏ cơng sức nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của tác giả, tạo
động lực phát triển xã hội hội nhập kinh tế thế giới, nhằm đảm bảo thống nhất
với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đảm bảo tự do kinh doanh,
thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong lĩnh vực MBHH. Đồng thời, giúp
nâng cao năng lực giao kết HĐMBHH nói chung và nghĩa vụ thanh tốn nói
riêng của các chủ thể.
14


DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Quốc hội (2005), Luật số 36/2005/QH11, Luật thương mại.
2. Quốc hội (2015), Luật số 91/2015/QH13, Bộ luật Dân sự.
3. Quốc hội (2015), Luật số 92/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng Dân sự.
4. Chính phủ (2006), Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định
chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
5. Chính phủ (2011), Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 Sửa đổi,
bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Thương mại.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định
về dịch vụ giám định tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12
năm 2011 và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006.
WEBSITE
7. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, truy cập ngày
28/08/2021.
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, />truy cập ngày 28/08/2021.
9. Văn

phòng

Ủy

ban

nhân

dân

tỉnh

Thừa

truy cập 27/08/2021.

15

Thiên

Huế,




×