Tải bản đầy đủ (.docx) (428 trang)

Tai lieu lich su quan he quoc te Dong A va Dong Nam A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 428 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LÊ PHỤNG HOAØNG. KHOA LỊCH SỬ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIEÁN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN CUỐI CHIẾN TRANH LẠNH (1945 – 1991). ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ. 2011. DAÃN NHAÄP __________.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Khái quát về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong quá khứ. Được các nhà chỉ huy quân sự Hoa Kì và Anh dùng trong Chiến tranh Thái Bình Dương để chỉ một trong các chiến trường chính (23) và trở nên quen thuộc với dư luận quốc tế ngay sau khi chiến tranh kết thúc như là nơi bùng phát làn sóng đấu tranh giành độc lập chống ách thống trị của các nước phương Tây, Đông Nam Á được định vị trên quả địa cầu trong phạm vi từ 920 đến 1400 kinh Đông và từ 280 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam. Là một quần thể địa lí bao gồm các đảo, bán đảo, quần đảo và vịnh trải dài từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Döông, Ñoâng Nam AÙ hieän bao goàm 11 quoác gia: Philippines, Indonesia, Ñoâng Timor, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, với tổng diện tích ø 4,358 triệu km2 và dân số gần 500 triệu (theo số liệu giữa thập niên 1990). Tuy được biết đến như một trong các trung tâm phát sinh chủng tộc: người vượn Java (Pithecanthropus modjokertensis), người Homosapien trên đảo Kalimantan..., nơi cư dân đã thực hiện một cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới (khoảng 15.000 năm TCN), Đông Nam Á lại thiếu những không gian bao la, thuận lợi cho sự phát triển các kĩ thuật tinh tế, do mặt bằng lãnh thổ bị chia cắt manh mún bởi các dãy núi cao, bởi các cao nguyên tuy rộng lớn nhưng không thuận tiện cho việc đi lại, các sông to, biển cả, các khu rừng nhiệt đới bạt ngàn... Vì lẽ này, không một cư dân Đông Nam Á nào đủ sức tạo dựng một nền văn minh lớn, ngang hàng với hai nền văn minh vĩ đại nằm sát hai bên: Ấn Độ và Trung Hoa. Không có khả năng tác động lên người bên cạnh, tất sẽ bị họ tác động trở lại, nhất là khi Đông Nam Á lại nằm giữa hai nền văn minh lớn vừa nêu. Cuõng do bò chia caét manh muùn veà maët laõnh thoå, Ñoâng Nam AÙ khoâng phaûi laø nôi thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của các đế quốc. Những Phù Nam, Chân Lạp, Srivaya, Majapahit... đều không tồn tại lâu. Đến cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, xuất hiện vài nước như Đại Nam của triều Nguyễn, Xiêm La của triều Chakkri và Miến Điện của triều Konbaung, tuy lớn nhưng vẫn chưa hội đủ sức mạnh chi phối quan hệ cả vùng. Đặc điểm chung của các triều đại phong kiến mới trỗi dậy trên là vừa bận củng cố 23() Tại Hội nghị diễn ra ở Québec (Canada) vào tháng 8.1943, tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt và thủ. tướng Anh W. Churchill đã quyết định thành lập Bộ tư lệnh Đông Nam Á (South East Asia Command – SEAC) do phó đô đốc Lord Louis Mountbatten cầm đầu. Có tổng hành dinh lúc đầu đặt ở New Dehli, từ tháng 8.1944 dời về Kandy (Ceylon), SEAC chịu trách nhiệm các xứ Miến Điện, Thái Lan, Malaya (kể cả Singapore) và đảo Sumatra. Sau đó, Hội nghị Potsdam (7 – 8.1945) đã ra quyết định chuyển sang cho SEAC một phần khu vực địa lí đang thuộc quyền phụ trách của tướng Douglas MacArthur, tư lệnh mặt trận TâyNam Thái Bình Dương, nhằm giúp ông này tập trung vào kế hoạch tiến công các đảo chính quốc Nhật Bản. Vậy là Lord Mountbatten đảm trách thêm toàn bộ quần đảo Đông Ấn thuộc Hà Lan( ngoại trừ Tây Timor), Baéc Borneo vaø phaàn Ñoâng Döông nam vó tuyeán 16. Thaùng 11.1945, toång haønh dinh cuûa Lord Mountbatten dời về Singapore. Giữa tháng 11.1946, Bộ tư lệnh Đông Nam Á giải tán. Hội nghị Potsdam giao cho SEAC nhiệm vụ tiếp quản sự đầu hàng của quân đội Nhật, giải giáp và hồi hương họ, di tản tù binh Đồng minh, trị an và hỗ trợ việc phục hồi chính quyền thuộc địa cho đến lúc quy chế tương lai của những vùng giải phóng được xác định rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chỗ đứng trong nước, và nếu có quan tâm đến hoạt động xác lập ảnh hưởng đối ngoại, thì chủ yếu là trong quan hệ với các nước láng giềng lục địa (chẳng hạn triều Konbaung của Miến Điện xung đột với triều Chakkri của Xiêm La, hay triều Nguyễn Việt Nam tranh giành ảnh hưởng với triều Chakkri ở hai xứ láng giềng nhỏ hơn là Lào và Campuchia).Vả chăng, các nước này chưa bao giờ là cường quốc biển để có thể mở rộng ảnh hưởng ra khỏi Đông Nam Á – lục địa. Vì vậy, có thể kết luận rằng trongá suốt chiều dài lịch sử của mình, Đông Nam Á được cấu thành chủ yếu bởi vô số tiểu quốc vừa có mối quan hệ qua lại không bền vững, vừa nằm kẹp giữa hai đại quốc Ấn Độ và Trung Hoa. Thêm một lí do nữa để Đông Nam Á trở thành nơi chịu tác động từ bên ngoài. Văn minh Ấn Độ được đưa vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường thương mại và truyền giáo, và do giới thương nhân và giáo sĩ thực hiện, trong lúc vai trò của giới cầm quyền hầu như không đáng kể. Trong lúc đó, văn minh Trung Quốc xâm nhập vào Đông Nam Á qua ngõ Việt Nam là chính và bằng con đường bạo lực (chiến tranh xâm đoạt lãnh thổ, đô hộ và đồng hóa), mà người đôn đốc thực hiện không ai khác hơn ngoài các hoàng đế Trung Hoa. Đông Nam Á được họ xem như là một trong các lãnh thổ thuộc phạm vi bành trướng thếlực. Do ở Đông Nam Á chưa bao giờ nổi lên một cường quốc đủ mạnh để đương đầu với Trung Quốc, các vị hoàng đế xứ này đã tiêm nhiễm thói quen xem Đông Nam Á là vùng lãnh thổ hải ngoại nối dài của Hoa lục, hay nói cách khác, như sân sau của Trung Quốc. Và thực tế là họ đã tạo được ảnh hưởng áp đảo đến mức chi phối phần lớn quan hệ giữa các tiểu quốc Đông Nam Á. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc không được cảm nhận đồng đều ở Đông Nam Á: rõ rệt nhất là trên phần Đông Nam Á – lục địa, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều trên phần Đông Nam Á – đảo. Lí do rất dễ thấy là Trung Quốc của các vị hoàng đế phong kiến chưa bao giờ xây dựng được một hạm đội đủ mạnh để khống chế biển Đông. Hạm đội của Trịnh Hòa và các chuyến đi biển của ông trong thế kỉ XVI thời nhà Minh nên được xem như là một nỗ lực thăm dò tình hình biển Đông và biểu dương thanh thế của thiên triều phương Bắc, hơn là mưu toan xác lập ảnh hưởng lâu dài trong vùng. Ngay trong thời cực thịnh của mình (Khang Hy và Càn Long), nhà Thanh còn bận củng cố phần biên giới lục địa ở các hướng Tây và Bắc, hơn là dồn sức bành trướng xuống hướng Nam (bán đảo Trung Ấn), đừng nói gì đến Đông Nam Á – đảo. Từ thế kỉ XVI, vị thế của Trung Quốc ở Đông Nam Á bắt đầu bị thách thức bởi sự xuất hiện của người Âu. Trên bước đường tìm đến Trung Quốc, những người Âu đầu tiên là các giáo sĩ thừa sai và thương nhân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã xem Đông Nam Á như một trạm dừng chân lí tưởng. Giá trị của Đông Nam Á càng tăng thêm, khi họ nhận ra đây là quê hương của nhiều mặt hàng gia vị và lâm sản nhiệt đới có giá trị cao trên thị trường chaâu AÂu. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á bắt đầu suy tàn từ năm 1842, khi triều Thanh buộc phải kí Điều ước Nam Kinh, do thất bại trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Từ thời điểm này, Đông Nam Á trở thành đấu trường của các cường quốc phương Tây cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trong thế kỉ XIX, Đông Nam Á (ngoại trừ Thái Lan) đều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước phương Tây: Pháp, Hà Lan, Anh và Hoa Kì. Riêng Thái Lan phần nào nhờ vị trí nước đệm giữa hai đối thủ chính trong vùng là Anh và Pháp mà giữ được nền độc lập,nhưng vẫn phải trả giá bằng một loạt các hiệp ước bất bình đẳng kí với các nước phương Taây. Từ thời điểm trên, các thuộc địa Đông Nam Á từ chỗ được sử dụng như là bàn đạp xâm nhập Trung Quốc đã bắt đầu được khai thác như là nguồn cung cấp những nguyên liệu như than đá, dầu cọ, cao su, thiếc, quặng sắt vốn rất cần cho nền công nghiệp đang tăng trưởng nhanh của phương Tây,như là thị trường tiêu thụ thành phẩm công nghiệp có xuất xứ từ châu Âu và đồng thời là căn cứ đảm bảo vị thế cường quốc của các nước phương Tây trong vuøng Vieãn Ñoâng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt ø từ những năm 1930, Đông Nam Á trở thành đấu trường cho những hoạt động tranh giành ảnh hưởng giữa Nhật Bản, nước đang ra sức xác lập vị thế bá quyền ở Trung Quốc và xây dựng khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, và Hoa Kì, nước đang nỗ lực bảo vệ ảnh hưởng ưu thế đã giành được ở Hội nghị Washington (1921 – 1922). Chính mối quan hệ kình địch giữa hai đại cường này đã đưa đến cuộc Chiến tranh Thái Bình Duơng. Trong thời gian chiến tranh, toàn bộ vùng Đông Nam Á thuộc quyền kiểm soát của Nhật. Chính quyền thực dân phương Tây ở các thuộc địa đều lần lượt bị thay bằng chính quyền của người bản xứ, đặt dưới sự bảo trợ của người Nhật. Nước Đông Nam Á duy nhất còn độc lập là Thái Lan đã tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại “gió chiều nào che chiều đó”, nghĩa là quay sang ủng hộ cuộc chiến của người Nhật. Ảnh hưởng của các nước phương Tây bị lung lay đến tận gốc rễ. Ngoại trừ Hoa Kì đã có ý định sẽ trao trả độc lập cho Philippines vào năm 1944, các nước phương Tây còn lại – Anh, Pháp và Hà Lan – đều chưa sẵn sàng công nhận một thực tế là quyền lực thống trị kéo dài có khi đến cả hàng trăm năm của họ đã bị người Nhật xóa bỏ. Về phần mình, không một dân tộc Đông Nam Á nào mong muốn nhìn thấy người phương Tây sẽ quay lại, dù ách chiếm đóng của quân phiệt Nhật tỏ ra tàn bạo gấp bội lần chế độ thống trị của thực dân phương Tây. Không dừng lại ở thái độ phản kháng thụ động, người dân Đông Nam Á còn biết bộc lộ sự chống đối bằng các phong trào đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, cho đến khi cuộc chiến kết thúc, không một phong trào nào đủ sức đánh bại quân chiếm đóng Nhật để tự giải phóng mình. Trong hoàn cảnh này, tất nhiên họ không thể ngăn cản các nước phương Tây quay lại dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đầu hàng. Chỉ có điều là những điều kiện – cả khách quan lẫn chủ quan – cho sự phục hồi chế độ thực dân đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Người Mĩ đã tỏ ra thức thời khi chủ động thực hiện việc trao trả độc lập cho Philippines ngay trong năm 1946. Sau một thời gian ngắn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ngần ngừ, người Anh cũng sớm từ bỏ ý định phục hồi chế độ thực dân, do các biến cố đảo lộn ở Ấn Độ. Tháng 7.1947, họ trao trả độc lập cho Miến Điện. Người Anh cũng hành xử tương tự như ở Malaya: tiến hành thương thảo trao trả độc lập cho tổ chức chính trị UMNO quy tụ các chính đảng của ba cộng đồng người Mã Lai, người Hoa và người Ấn; họ đồng thời ra sức trấn áp cuộc đấu tranh vũ trang do đảng Cộng sản Malaya phát động nhằm mục đích đảm bảo các quyền lợi còn lại trên bán đảo Malaya sau khi rút đi. Không đi theo con đường của người Mĩ và người Anh, thực dân Hà Lan đã cố phục hồi nguyên trạng trước chiến tranh ở Indonesia, bất chấp sức đề kháng quyết liệt của người bản xứ. Một cuộc chiến tranh đã bùng phát và kéo dài suốt 4 năm để rồi kết thúc bằng thất bại của Hà Lan. Công bằng mà nói, kết quả của cuộc chiến được quyết định không phải ngoài trận địa, mà là trên bàn thương thuyết, nơi người Hà Lan dù giành được ưu thế áp đảo ngoài chiến trường vẫn phải tháo lui trước sức ép của quốc tế, chủ yếu từ phía người Mĩ. Liù do để người Mĩ can thiệp theo hướng có lợi cho người Indonesia không hẳn vì lí tưởng yêu chuộng tự do, bài xích chế độ thực dân, mà chủ yếu vì chính phủ Mĩ đã nhìn thấy trong giới lãnh đạo Indonesia một lực lượng chống Cộng vốn có cơ hội tự bộc lộ qua hành động trấn áp thẳng tay cuộc nổi dậy của đảng Cộng sản Indonesia diễn ra ở Madiun (Đông bộ Java). Ở Đông Dương, người Pháp đi theo cách hành xử chẳng khác người Hà Lan, để rồi cũng phải đối mặt với cuộc kháng chiến bùng ra dữ dội của người bản xứ. Chỉ có điều là người Mĩ đã, sau một thời gian cân nhắc, chọn ủng hộ người Pháp. Lí do để người Mĩ không lặp lại ở Đông Dương những gì họ đã từng làm ở Indonesia là vì họ đánh giá cuộc kháng chiến do Mặt trận Việt Minh, mà đứng đầu là Hồ Chí Minh, lãnh đạo như là một nỗ lực xóa bỏ chế độ thực dân để thay bằng chế độ cộng sản. Một loạt các sự kiện diễn ra nối tiếp nhau: thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa lục (10.1949), CHND Trung Hoa và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) (1.1950), sự ra đời của Liên minh Xô-Trung (2.1950), chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (6.1950) đã được Washington diễn giải như là những bằng chứng cho thấy Liên Xô đang chuyển hướng mở rộng, thông qua Trung Quốc, phạm vi ảnh hưởng sang Viễn Đông, sau khi đã bị chặn đứng ở châu Âu và Iran. Diễn biến này đã gây lo lắng cho các nhà hoạch định đường lối đối ngoại của Hoa Kì, vốn đang chịu sự chi phối của chủ thuyết Truman và chính sách ngăn chaën. Từ đầu thập niên 1950, Đông Nam Á trở thành đấu trường giữa Hoa Kì và Trung Quoác. 2. Đông Nam Á trong nhãn quan người Mĩ. Ngay trong lúc Chiến tranh thế giới thứ hai còn đang tiếp diễn, tổng thống F. Roosevelt đã nhìn thấy ở Liên Xô một đối thủ tiềm tàng có thể gây khó khăn cho chiến lược toàn cầu thời hậu chiến của Hoa Kì (24). Nhằm vượt qua trở ngại này, Roosevelt có ý 24() Độc giả nào quan tâm đến chính sách đối ngoại của tổng thống F. Roosevelt trong thời gian chiến. tranh, có thể tìm đọc Lê Phụng Hoàng. Franklin Roosevelt – Tiểu sử chính trị. Tủ sách ĐHSP TP.HCM,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> liên kết với Anh thành một mặt trận chung ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu thời hậu chiến, xây dựng Trung Quốc thành một đồng minh vững mạnh và ổn định ở châu Á đủ sức đối phó với các hoạt động của Liên Xô ở Viễn Đông. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc nội chiến Quốc-Cộng ở Hoa lục đã đi ngược lại tính toán của Mĩ. Trong một nỗ lực xoay chuyển tình thế, Hoa Kì đã chọn Nhật Bản thay vào vai trò vốn đã được dự định dành cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, Washington còn xác lập tuyến phòng thủ ở phía tây Thái Bình Dương mà Hoa Kì phải cố duy trì để đối phó với điều được Nhà Trắng gọi là “mối đe dọa từ phía cộng sản”. Tuyến này khởi đầu từ quần đảo Aleutian, kéo dài đến Nhật Bản, quần đảo Ryukyu và kết thúc ở quần đảo Philippines. Sau khi chiến tranh Triều Tiên khởi phát, tuyến phòng thủ đã được mở rộng để gộp luôn Đài Loan và Nam Triều Tiên và cả Australia lẫn New Zealand. Được xây dựng phù hợp với quan điểm chiến lược của Lầu Năm Góc là không để quân Mĩ sa vào một cuộc chiến trên lục địa châu Á vốn hãy còn rất xa lạ với họ, tuyến phòng thủ nêu trên chỉ bao gồm các đảo và quần đảo chạy dọc theo bờ biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhöng quan ñieåm treân khoâng maëc nhieân có nghóa raèng Hoa Kì chaáp nhaän vieãn caûnh Đông Nam Á-lục địa có thể trở thành một Đông Âu của Trung Quốc. Chính sách ngăn chặn được thể hiện thành mức chi viện lớn lao dành cho cuộc chiến của người Pháp ở Đông Dương, qua sự thành lập tổ chức quân sự SEATO. Vì nhiều nguyên nhân, các nỗ lực vừa nêu đều không những không mang lại kết quả như Hoa Kì mong đợi, mà còn đẩy Hoa Kì cuối cùng sa vào cảnh huống mà nhiều đời tổng thống đã cố tránh: cuộc chiến trên lục địa ở châu Á, mà ở đây là cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1954 – 1975). Không chỉ hiện ra trong mắt của người Mĩ như là phòng tuyến ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, mà đại biểu là CHND Trung Hoa, Đông Nam Á còn được Hoa Kỳ đánh giá là một trong những khu vực có ý nghĩa chiến lược hàng đầu trên thế giới. Vị thế này được khẳng định bởi eo biển Malacca, và các eo biển khác như Lombok, Sunda nối liền Ấn Độ Dương với biển Đơngvà biển Java. Kiểm soát các eo biển này được xem là một phương tiện ngăn chặn hữu hiệu Trung Quốc mở rộng thế lực bằng đường biển ra khỏi vùng Đông Nam Á. Ýù nghĩa chiến lược của Đông Nam Á càng thêm tăng từ thập niên 1960, khi trong vùng châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện thêm, ngoài Nhật Bản, nhiều cường quốc kinh tế, như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore, vốn là những nước hay lãnh thổ có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với Hoa Kì nói riêng, với thế giới phương Taây veà nhieàu maët. Sức mạnh kinh tế tăng lên của các nước và vùng lãnh thổ vừa nêu góp phần củng cố vị thế của Hoa Kì trong vùng. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm yếu cơ bản là phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhiên liệu nhập từ Trung Đông và được vận chuyển ngang qua eo biển Malacca. Bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch này trở thành nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với vị thế vững chắc của Hoa Kì trong vùng. 2004.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vị thế của toàn vùng châu Á-Thái Bình Dương (mà Đông Nam Á là một phần) trong chiến lược đối ngoại toàn cầu của Hoa Kì tăng lên với thời gian, nhất là khi quan hệ mậu dịch và đầu tư giữa châu Á-Thái Bình Dương với vùng bờ biển phía tây giáp Thái Bình Dương của Hoa Kì tăng lên nhanh chóng từ thập niên 1970 và 1980. Vì lẽ này, sự hiện diện của Hoa Kì trong vùng không hề sút giảm, bất chấp “Hội chứng Việt Nam”. Và nó thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu được, khi được nhiều nước tiếp nhận như là một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn lao của Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện chương trình bốn hiện đại hóa (mà một trong số đó là hiện đại hóa quốc phòng). 3. Đông Nam Á trong nhãn quan người Trung Quốc. Người Trung Quốc đã cố mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á và biển Đông từ rất sớm, ngay sau khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu sáu nước , thống nhất Hoa lục. Tuy nhiên, cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, nỗ lực này của họ đã bị người Việt Nam chặn đứng và chưa bao giờ vượt ra khỏi bán đảo Đông Dương. Không thành công với hướng bành trướng dọc theo bờ biển Việt Nam, người Trung Quốc lẽ ra có thể chọn con đường thứ hai là biển Đông, nhưng họ lại chưa bao giờ đáp ứng nổi điều kiện không thể thiếu được là một hạm đội hùng mạnh. Tình trạng thất thế của Trung Quốc trước sự lấn lướt của phương Tây và Nhật Bản kéo dài hơn một thế kỉ – từ những thập niên đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX – không làm nguôi đi tham vọng giành lại Đông Nam Á và biển Đông nơi người Trung Quốc, dù là Quốc Dân đảng hay đảng Cộng sản. Sau khi kiểm soát được Hoa lục đúng vào thời khắc Chiến tranh lạnh sắp bước sang giai đoạn đỉnh điểm, Mao Trạch Đông và những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã làm sống lại tham vọng khống chế biển Đông và tạo ảnh hưởng ưu thế ở Đông Nam Á. Lần này, đối thủ của họ không phải là các tiểu quốc phong kiến như thời Trung Cổ, hay các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản như thời cận đại, mà là Hoa Kì. Quan hệ đối đầu Trung – Mĩ không chỉ được cảm nhận ở vùng Đông Nam Á, mà còn trong toàn vùng châu Á-Thái Bình Dương. Chỉ hơn nửa năm sau khi đảng Cộng sản nắm quyền ở Hoa lục, CHND Trung Hoa và Hoa Kì đã đụng đầu trực tiếp trong cuộc chiến tranh khốc liệt trên bán đảo Triều Tiên. Nếu người Mĩ rút ra được bài học là không nên trực tiếp giao chiến với Giải phóng quân Trung Quốc trên phần lục địa châu Á, thì những người lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng chiến tranh trực diện với siêu cường tư bản không phải là giải pháp tốt nhất cho bài toán tái lập ảnh hưởng ưu thế trong vùng. Học tập kinh nghiệm của Stalin ở Đông Âu, những người lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Hoa đã toan tính xoay sang lời giải thứ hai nằm trong vai trò của các đảng maoít bản xứ. Tuy nhiên, như thực tế của nửa sau thập niên 1940 và những năm đầu thập niên 1950 đã cho thấy, các đảng này chỉ có thể quấy rối, chứ không đủ sức lật đổ các chế.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> độ đương quyền. Tệ hơn nữa, diễn biến này chỉ càng làm cho những nước Đông Nam Á nào có đảng maoít hoạt động mạnh thêm gắn bó với Hoa Kì. Nhưng một lần nữa, người ta lại thấy phát sinh một trường hợp khác hẳn: Việt Nam. Nhờ biết cách khai thác ngọn cờ giải phóng dân tộc, mà cuộc chiến tranh tái lập chế độ thực dân của người Pháp đã cung cấp lời biện minh hùng hồn nhất, đảng Lao động Việt Nam đã vượt lên trên tình cảnh chung của các đảng cộng sản maoít khác ở Đông Nam Á. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội mà tình trạng sa lầy của người Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã mang lại: Việt Nam một lần nữa trở thành cưả ngõ thuận lợi nhất cho hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và khắp vùng châu Á-Thái Bình Dương. Một câu hỏi liền được đặt ra cho Bắc Kinh: người Mĩ sẽ phản ứng ra sao ? Liệu có khả năng sẽ bùng phát trên bán đảo Đông Dương một cuộc chiến giữa hai nước, tương tự như trên bán đảo Triều Tiên? Lời giải được tìm thấy trong năm 1954: Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, tương tự như trường hợp Triều Tiên một năm trước đó. Trong lúc người Mĩ thấy khó chấp nhận giải pháp chia cắt hai miền Việt Nam và đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng của cộng sản lan xuống phía Nam vĩ tuyến 17 bằng cách thành lập SEATO – một động thái không khác Hiệp ước An ninh Mĩ – Hàn ra đời một năm trước đó, thì người Trung Quốc lại xem đây là thắng lợi không nhỏ: thêm một lãnh thổ nữa trở thành vùng đệm che chắn biên giới của họ. Và sẽ càng hay hơn nữa, nếu vùng đệm này được mở rộng thêm. Tất nhiên là với điều kiện tiến trình vừa nêu phải diễn ra dưới tác động trực tiếp của họ. Cho đến giữa thập niên 1960, mọi việc trên bán đảo Đông Dương dường như diễn ra trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi người Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam, người Trung Quốc bắt đầu đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: viễn cảnh của một cuộc chiến Triều Tiên khác, trong lúc đang phải giải quyết biết bao vấn đề đối nội phát sinh từ cuộc thử nghiệm “ba ngọn cờ hồng” đầy tai hại và từ cuộc đấu đá giành quyền lưc mang tên “Cách mạng văn hóa” đầy tai hoạ. Càng đáng sợ hơn khi Liên minh Xô-Trung giờ đã hoàn toàn mất ý nghĩa, còn quan hệ Xô – Mĩ đã được cải thiện đáng kể. Vậy là họ đã vội vã đánh tiếng ngay lập tức theo một cách rất đặc thù của người Trung Quốc: người không đụng đến ta, ta sẽ không đụng đến người . Nhưng đây lại là kiểu phản ứng mà những người lãnh đạo VNDCCH không mong đợi ở người đồng minh phương Bắc, và họ càng không thể chấp nhận chuyện người Trung Quốc đem sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam ra mặc cả với người Mĩ. Quan hệ giữa người Việt Nam và Trung Quốc vì thế ngày càng trở nên xấu đi một cách mau chóng, nhất là trong nửa sau thập niên 1970, khi Trung Quốc sử dụng Campuchia Dân chủ như một công cụ gây sức ép lên Việt Nam, còn Việt Nam chọn con đường dựa hẳn vào Liên Xô – kẻ thù số một của Trung Quốc. Đang nỗ lực thay thế chỗ trống mà Hoa Kì đã để lại ở Đông Nam Á sau thất bại ở Việt Nam, Trung Quốc tất không dung thứ sự chọn lựa vừa nêu của Việt Nam. Không thành công với mưu toan “dạy cho Việt Nam một bài học ”, Trung Quốc đã liên kết với Hoa Kì tạo thành một liên minh không chính thức hỗ trợ đường lối đối đầu của các nước ASEAN quanh vấn đề Campuchia, chống lại các nước Đông Dương được Liên Xô hậu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> thuaãn. Hậu quả là trong hơn 10 năm, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Nam Á hoàn toàn chịu sự chi phối của vấn đề Campuchia, kèm với biết bao tác động tiêu cực phát sinh. Tình hình chỉ được cải thiện dần theo mối quan hệ ngày càng tốt hơn giữa hai siêu cường Hoa Kì vaø Lieân Xoâ.. CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC HOA KÌ, ANH VAØ HAØ LAN ĐỐI VỚI PHILIPPINES, MIẾN ĐIỆN, MALAYA, INDONESIA VAØ THAÙI LAN (1945 – 1957) __________________. Ngay sau khi đế quốc Nhật bị đánh bại, đế quốc Anh đã không chỉ tìm cách áp đặt trở lại chế độ thực dân ở các nước cựu thuộc địa Miến Điện và Malaya, mà còn ra sức hỗ trợ hoạt động tương tự của các đế quốc Pháp và Hà Lan. Tuy nhiên, sớm nhận ra tính chất không thể đảo ngược của những đổi thay đã diễn ra ở Đông Nam Á trong thời gian chiến tranh, đế quốc Anh cố thu xếp trao trả độc lập cho các cựu thuộc địa với hi vọng cứu vãn càng nhiều càng tốt những quyền lợi còn lại của mình. Hành động thức thời này đã giúp Anh giữ vững vị thế trong vùng chí ít cho đến cuối thập niên 1960. Trong lúc đó, do không biết chọn cách hành xử khôn ngoan như vậy, đế quốc Hà Lan ở Indonesia và đế quốc Pháp ở Đông Dương vừa sa vào cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài, với đủ mọi hậu quả tai hại về mọi mặt, vừa lần lượt đánh mất mọi ảnh hưởng trong vùng trong nửa đầu và nửa sau thập niên 1950. Không chỉ biết chọn cách ứng xử tương tự như người Anh trong quan hệ với Philippines, Hoa Kì còn biết dựa vào ảnh hưởng chính trị lớn lao trên trường quốc tế và sức mạnh kinh tế-tài chính áp đảo để tác động lên Hà Lan theo hướng thúc ép nước này trao trả độc lập cho Indonesia và giúp Thái Lan thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của người.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Anh. Những hoạt động ngoại giao vừa nêu là một trong các nguyên nhân đưa Hoa Kì vào vị thế cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất ở Đông Nam Á trong những năm tháng Chiến tranh laïnh. I.1. CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI PHILIPPINES. Philippines trở thành thuộc địa của Hoa Kì từ năm 1898, sau khi Tây Ban Nha bị Mĩ đánh bại trong cuộc chiến tranh giữa hai nước. Ngày 24.3.1934, Quốc hội Mĩ đã thông qua, theo đề nghị của tổng thống F. Roosevelt, Đạo luật Tydings - McDuffie dự trù Hoa Kì sẽ trao trả độc lập cho Cộng hòa Philippines sau một thời kì chuyển tiếp kéo dài 10 năm có tên gọi chính thức là “ Thời kì Thịnh Vượng chung”, trong đó Philippines sẽ được hưởng quyền tự trị. Ngày 10.12.1941, thời kì chuyển tiếp đã đột ngột bị cắt ngang bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật. Dù chống trả rất kiên cường, liên quân Mĩ – Philippines phải lùi dần trước sức mạnh áp đảo của quân Nhật. Ngày 2.1.1942, Manila được tuyên bố là thành phố bỏ ngỏ; đầu tháng 4.1942, khi chiếm đảo Bataan, quân Nhật coi như kiểm soát toàn bộ quần đảo, dù liên quân Mĩ – Philippines vẫn còn cố thủ trên đảo Corregidor cho đến đầu tháng 5. Chính phủ tự trị Manuel Quezon (người lãnh đạo đảng Quốc dân) đã kịp thời di tản sang Mĩ. Trong những năm bị chiếm đóng, một bộ phận các nhà hoạt động có tiếng của đảng Quốc dân đã hợp tác với Nhật. Được sự đỡ đầu của người Nhật, ngày 15.10.1943, họ đã tuyên bố thành lập chế độ Cộng hòa Philippines trong khuôn khổ “Khu vực Thịnh vượng chung”, với José Laurel – một chính khách thuộc đảng Quốc dân – làm tổng thống. Trong lúc đó, đảng Cộng sản đã phát động cuộc kháng chiến và xây dựng một lực lượng vũ trang có tên gọi Quân đội nhân dân kháng Nhật (Hukbalahap, được gọi tắt là Huk) hoạt động mạnh trên đảo Luzon. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của Huk không vượt ra ngoài phạm vi trung bộ Luzon, nỗ lực giải phóng Philippines khỏi ách chiếm đóng của Nhật phải trông cậy chủ yếu vào quân đội Mĩ. Về phần mình, chính phủ Mĩ đã sớm xác định rõ chính sách thời hậu chiến đối với Philippines. Ngày 13.8.1943, tổng thống Roosevelt đã nhắc lại cam kết đã đưa ra trong Đạo luật Tydings – McDuffie: “Tôi xin hứa với nhân dân Philippines rằng Cộng hòa Philippines sẽ được thành lập vào lúc sức mạnh của kẻ thù Nhật bị đập tan” [4, tr.314]. Lời cam kết của người đứng đầu chính phủ Mĩ được thể hiện thành luật được Quốc hội thông qua ngày 29.6.1944.. Ngày 20.10.1944, quân đội Mĩ đổ bộ lên bờ đông đảo Leyte. Ba ngày sau, tướng MacArthur, tư lệnh Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương, tuyên bố phục hồi Cộng hòa tự trị Philippines dưới quyền lãnh đạo của Sergio Osmeđa (thay cho Manuel Quezon qua đời thaùng 6.1944) vaø xoùa boû chính theå Coäng hoøa Philippines cuûa J. Laurel. Tháng 2.1945, sau khi giải phóng Manila, MacArthur trao quyền quản lí dân sự đất nước Philippines cho chính phủ Osmeđa. Ngày 4.7.1945, toàn bộ quần đảo được giải phóng khỏi lực lượng chiếm đóng Nhật. Lúc này, ở nhiều nơi trong nước đang diễn ra, dưới tác động của đảng Cộng sản Philippines, làn sóng đấu tranh đòi độc lập của các lực lượng cánh tả được tập hợp trong Liên minh Dân chủ ra đời trong tháng 7.1945. Liên minh đề ra chủ trương nền độc lập hoàn toàn, cải cách ruộng đất và công nghiệp hóa, đồng thời kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp cũng như trừng trị những kẻ cộng tác với chính quyền chiếm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> đóng Nhật. Ảnh hưởng lớn lao của đảng Cộng sản trong Liên minh dân chủ đã khiến người Mĩ lo lắng. Càng đáng lo hơn khi Osmeđa đã, trong quá trình chuẩn bị vận động tranhû chức tổng thống, quyết định tham gia Liên minh dân chủ vào tháng 1.1946. Hành động này đã gây chia rẽ trong nội bộ đảng Quốc dân. Manuel Roxas và những người ủng hộ đã li khai và tuyên bố thành lập chính đảng mới: đảng Tự do. MacArthur ngay lập tức lên tiếng ủng hộ Roxas và thực hiện một số động thái tác động trực tiếp lên cuộc bầu cử diễn ra ngày 23.4.1946. Roxas đã thắng cử với 54% số phiếu bầu (tương đương 1,330 triệu phiếu), so với 1,130 trieäu phieáu cuûa Osmeña. Trong bối cảnh trên, người Mĩ xét thấy không nên kéo dài thêm thời hạn trao trả độc lập. Trước khi hoàn tất việc trao trả độc lập, Mĩ tìm cách đảm bảo vị trí ưu thế của tư bản Mĩ trong nền kinh tế Philippines. Ngày 30.4.1946, Quốc hội Mĩ đã thông qua Đạo luật Thương mại Philippines, hay còn gọi là Đạo luật Bell, theo đó sau khi được độc lập, Philippines phải kí với Mĩ một hiệp ước thương mại cho phép hoàn toàn miễn thuế số hàng hóa trao đổi giữa hai nước cho đến năm 1954, sau đó thuế đánh vào hàng hóa trao đổi giữa hai nước sẽ tăng dần mỗi năm, bắt đầu từ 5% năm 1955 và lên đến 100% năm 1974. Phía Mĩ lập luận rằng việc tăng dần mức thuế như vậy sẽ giúp các nhà kinh doanh Philippines có đủ thời gian tìm được những thị trường khác ngoài Hoa Kì, vì những hàng hóa chính mà Philippines xuất sang Hoa Kì như đường, đay, thuốc lá, dầu dừa sẽ bị giới hạn dần cho đến năm 1974 thì không được nhập nữa. Tất nhiên, phía Mĩ cũng được lợi vì với mức thuế ưu đãi vừa kể, hàng hóa Mĩ nhập vào Philippines sẽ được bán với giá không bị cạnh tranh. Một hạn chế khác đối với chủ quyền kinh tế của Philippines là vấn đề tiền tệ. Đạo luật Bell quy định hối suất cưỡng bách giữa đồng peso và đồng dollar là theo tỷ lệ 2/1. Tỷ lệ có tính chất bó buộc này là rất bất lợi cho nền kinh tế Philippines vì nó sẽ khiến cho giá hàng hóa của nước này trên thị trường thế giới trở nên quá đắt và do đó sẽ không có sức cạnh tranh. Hơn thế nữa, nó còn khuyến khích đồng vốn từ Philippines chảy mạnh ra ngoài. Mục đích thực sự của việc quy định tỉ lệ hối suất quá cao này là tạo điều kiện cho việc chuyển về nước những số vốn mà tư bản Mĩ đã đầu tư vào Philippines trước đây. Đạo luật Bell còn trù tính đưa vào Hiến pháp Philippines điều khoản tu chính đặc biệt, theo đó người Mĩ được quyền khai thác tài nguyên và làm chủ đất đai ở Philippines, ngang bằng với người bản xứ. Nội dung này đã khiến không ít người Philippines tức giận vì họ không hề được hưởng quyền này ở ngay tại Hoa Kì. Đáp trả phản ứng này, chính giới Washington tuyên bố thẳng thừng rằng việc đảm bảo ưu quyền của Mĩ trong quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ là điều kiện để vốn đầu tư của Mĩ chảy vào Philippines nhằm phục hồi nền kinh tế nước này khỏi những tàn phá do chiến tranh gây ra. Dù có không ít nội dung tỏ ra bất lợi cho Philippines, Đạo luật Bell đã được các đại biểu của đảng Tự do trong Quốc hội gây sức ép thông qua, vì họ đại diện cho quyền lợi của giới chủ nhân các đồn điền trồng mía, vốn mưu tính sẽ vận động Mĩ dành cho Philippines.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> một thị trường tiêu thụ đường miễn thuế ở Mĩ. Ngày 4.7.1946, tổng thống Philippines Manuel Roxas đã tiếp nhận nền độc lập được chuyển giao từ tay tướng Douglas MacArthur, đại diện chính phủ Hoa Kì, trong một buổi lễ được tổ chức trọng thể tại thủ đô Manila(25). Tất nhiên đây không phải là sự chuyển giao vô điều kiện. Ngày 14.3.1947, hai nước kí một thỏa ước quân sự cho phép Mĩ sử dụng 23 căn cứ quân sự đặt trên lãnh thổ Philippines trong thời hạn 99 năm và đảm bảo quyền đặc miễn tài phán cho nhân viên quân sự Mĩ. Một tuần lễ sau, hai nước kí thỏa ước về viện trợ quân sự, theo đó Mĩ sẽ phái chuyên gia quân sự sang giúp Philippines xây dựng quân đội và cam kết bảo vệ Philippines trong trường hợp nước này bị xâm lược từ bên ngoài. Nếu phần nhân nhượng về kinh tế đã gây ra những bất đồng trong giới thượng lưu Philippines, thì các thỏa ước quân sự lại tạo ra sự nhất trí cao, vì họ lo sợ rằng việc rút các lực lượng Mĩ khỏi đây sẽ khiến Philippines không đủ sức chống lại một cuộc tiến công từ bên ngoài, hoặc một cuộc dấy loạn ở bên trong. Họ cũng tính toán rằng sự hiện diện của một lực lượng quân sự Mĩ đông đảo ở nước họ sẽ giúp tiết kiệm một khoản ngân sách đáng kể, mà lí ra phải dành cho quốc phòng. Hơn thế nữa, sự hiện diện này sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người bản xứ. Sau khi chiến tranh Triều Tiên khởi phát (6.1950), Mĩ đã tăng cường quan hệ với Philippines. Tháng 8.1951, tổng thống Philippines Quirino trong lúc viếng thăm Hoa Kì đã kí Hiệp ước phòng thủ chung. Có hiệu lực từ ngày 27.8.1952, Hiệp ước này đã cho ra đời liên minh Hoa Kì - Philippines và biến Philippines thành một khâu trong chuỗi căn cứ của Mĩ ở Tây Thái Bình Dương kéo dài từ Nam Triều Tiên đến tận New Zealand. I.2. CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI MIẾN ĐIỆN. Miến Điện bị thực dân Anh xâm chiếm sau ba cuộc chiến tranh: 1824 – 1825, 1852 – 1854 và tháng 11.1885. Ngày 1.1.1886, Anh sáp nhập Miến Điện vào Ấn Độ. Ngày 1.4.1937, phù hợp với Đạo luật được ban hành năm 1935, Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ để trở thành thuộc địa riêng của Anh, trực thuộc chính phủ London. Cho đến lúc Chiến tranh Thái Bình Dương khởi phát, Miến Điện vẫn không được hưởng quy chế dominion, bất chấp cuộc đấu tranh sôi nổi của người dân bản xứ và Hiến chương Đại Tây Dương đã được thủ tướng Anh Churchill kí ngày 14.8.1941. Địa vị thuộc địa của Miến Điện không hề được cải thiện dưới ách chiếm đóng của Nhật, dù Nhật có tuyên bố trao trả độc lập cho Miến Điện và cho thành lập một chính phủ bản xứ vào tháng 8.1943. Có khác chăng là phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi động hơn và được tổ chức chặt chẽ hơn: tháng 8.1944, Liên đoàn nhân dân tự do chống phát xít (Anti-Fascist People’s Freedom League – AFPFL) được thành lập, quy tụ các lực lượng kháng Nhật mạnh nhất trong nước. Ngày 25() Bốn ngày sau, chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng đến chính phủ và nhân dân. Philippines. Bức điện viết: "Nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam vui mừng chào đón ngày 4.7.1946 là một ngày kỉ niệm trong lịch sử giải phóng các dân tộc Đông Nam châu Á, dân tộc Philippines đã khôi phục quyền tự do bằng một con đường hòa bình nó làm vinh dự đặc biệt cho Hợp chủng quốc Mĩ" [Hồ Chí Minh. Toàn taäp, T.4, tr.269]..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.5.1945, một số đơn vị AFPFL đã kiểm soát Rangoon, hai ngày trước khi quân Anh có mặt. Như vậy, Miến Điện được xem như đã thoát khỏi ách chiếm đóng của Nhật trước khi Chiến tranh Thái Bình Döông keát thuùc.. Chính sách của Anh đối với Miến Điện được định rõ trong “Sách Trắng” được công bố ngày 17.5.1945: Miến Điện sẽ được hưởng quyền tự trị hoàn toàn trong khối Thịnh Vượng Chung. Tuy nhiên, Miến Điện cần trải qua một thời kì thuộc quyền cai trị trực tiếp của Anh cho đến ngày 9.12.1948. Nhiệm vụ của chính phủ trực trị sẽ là thực hiện các biện pháp khôi phục đất nước theo đúng hướng và sau đó sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Trong lúc chờ đợi người Miến Điện soạn một bản hiến pháp riêng trên cơ sở của chính phủ tự trị, Hiến pháp năm 1937 sẽ được phục hồi. Đồng thời, hai bên, tức đại diện chính phủ Anh và đại diện chính phủ tự trị Miến Điện sẽ tiến hành thương thuyết về một hiệp ước liên quan đến những vấn đề vẫn sẽ thuộc trách nhiệm của London sau khi chính phủ tự trị ra đời. Nhưng ngay từ đầu, Aung San, người cầm đầu tổ chức AFPFL bao gồm cả những người cộng sản, đã nói rất rõ rằng nhân dân Miến Điện muốn có một nền độc lập hoàn toàn. Ông e ngại những đặc quyền về kinh tế và cả quân sự mà người Anh muốn giữ lại sẽ làm cho chính phủ tự trị chỉ còn là bù nhìn. Do AFPFL là một tổ chức chính trị mạnh và có một lực lượng quân sự đáng kể nên người Anh không thể làm ngơ trước lập trường của nó. Chính phủ Công đảng Anh quyết định tiến hành đàm phán với Aung San từ tháng 2.1946, nhưng cuộc đàm phán không mang lái ngay nhöõng keât quạ mong muoẫn. Soât ruoôt tröôùc dieên tieân naøy, moôt boô phaôn nhöõng ngöôøi cộng sản đã ly khai khỏi AFPFL và tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang công khai chống lại người Anh. Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn tiếp tục và tháng 9.1946 đã mang lại một thỏa ước tạm thời. Theo đó, một hội đồng hành pháp gồm 11 thành viên sẽ được thành lập: 6 sẽ là người của AFPFL, số còn lại là đại diện của những nhóm chính trị khác. Hội đồng sẽ do Aung San lãnh đạo. Tuy nhiên, bộ phận còn lại của đảng Cộng sản trong AFPFL không đồng tình với thỏa hiệp vừa kể. Họ bị khai trừ khỏi AFPFL. Sự việc toàn bộ đảng Cộng sản bị gạt khỏi AFPFL đã đáp ứng đúng ý đồ của người Anh là chỉ muốn đàm phán với những người theo chủ nghĩa dân tộc. Aung San và Anh đã nối lại cuộc đàm phán ở London và ngày 27.1.1947, hai bên đã kí hiệp ước dọn đường cho việc thành lập chính phủ tự trị Miến Điện. Quốc hội lập hiến sẽ được bầu ra để soạn thảo hiến pháp. Trong lúc chờ đợi hiến pháp mới, Hội đồng hành pháp sẽ tiếp tục hoạt động như là một chính phủ lâm thời và một viên cao ủy Anh sẽ đại diện Miến Điện ở London. Anh sẽ vận động để Miến Điện được thu nạp vào LHQ và được các quốc gia khác công nhận. Cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến diễn ra ngày 9.4.1947 đã mang lại thắng lợi lớn cho AFPFL: 194 trong tổng số 210 ghế. Từ tháng 8, chính phủ Anh đã khởi sự đàm phán với đại diện Hội đồng hành pháp Miến Điện về việc chuyển giao quyền hành, bất chấp sự việc là ngày 16.6, Quốc hội lập hiến Miến Điện tuyên bố nước Cộng hòa Miến Điện sẽ không.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tham gia khối Thịnh Vượng Chung. Ngày 17.10.1947, Thakin Nu, người kế vị Aung San( bị ám sát chết ngày 19.7.1947), và thủ tướng Anh Clement Attlee đã kí Hiệp ước London công nhận Miến Điện là “nước độc lập hoàn toàn và có chủ quyền” ở ngoài khối Thịnh Vượng Chung. Ngày 4.1.1948, lễ trao trả độc lập đã được cử hành trọng thể ở thủ đô Rangoon. Và cũng giống như trường hợp của Philippines, Miến Điện hai ngày sau đó đã kí với Anh một hiệp định quân sự: một số chuyên gia quân sự người Anh sẽ làm công tác huấn luyện trong quân đội Miến, hạm đội Anh được phép sử dụng các cảng của Miến, quân đội Anh được tạo mọi dễ dàng khi cần giúp đỡ Miến Điện và những nước khác trong khối Thịnh Vượng Chung, các quyền lợi kinh tế của công dân Anh trên lãnh thổ Miến Điện sẽ được tôn trọng và sẽ được bồi thường nếu bị trưng thu. I.3. CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI MALAYA. Do nằm ngay trên đường biển ngắn nhất nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông và Thái Bình Dương, Malaya là lãnh thổ đầu tiên ở Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm. Lúc đầu, chỉ mỗi Malacca – một tiểu quốc Hồi giáo – nằm án ngữ eo biển chiến lược cùng tên rơi vào tay người Bồ Đào Nha năm 1511, và người Hà Lan năm 1641. Từ năm 1786, thực dân Anh bắt đầu tiến trình chiếm đoạt toàn bộ bán đảo. Tiến trình này được hoàn tất năm 1910. Dưới sự cai trị của thực dân Anh, bán đảo Malaya đã trải qua hai sự thay đổi đáng chú ý: - Về kinh tế, Malaya trở thành nơi thực dân chú ý đầu tư khai thác các nguồn nguyên liệu nông nghiệp và khoáng sản, đáng chú ý nhất là cao su và thiếc. Sự phát triển của nền kinh tế đồn điền và hầm mỏ với phương thức khai thác tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Malaya phát triển mạnh hơn so với các thuộc địa Đông Nam Á khác. Do bị khai thác một cách phiến diện và cũng do dân số tăng một cách đột biến, Malaya phải luôn đối phó với vấn đề lương thực. Năm 1940, nước này phải nhập đến 2/3 số lương thực cần dùng. - Để có đủ số lao động dùng trong các đồn điền và hầm mỏ, trong lúc người dân Malaya tiếp tục bị cột chặt vào ruộng đất do chính quyền thực dân chủ trương duy trì quan hệ phong kiến ở nông thôn nhằm thu phục giai cấp phong kiến, người Hoa và người Ấn đã được khuyến khích di cư sang Malaya. Kiều dân hai nước này đã dần dần chiếm ưu thế trong tỉ lệ dân số ở Straits Settlements và Tây bộ Malaya. Đến năm 1941, người gốc Hoa chiếm 43% dân số Malaya. Họ chiếm tỉ lệ rất cao trong giới công nhân hầm mỏ. Còn người gốc Ấn chiếm trên 10% dân số, đa số họ là công nhân đồn điền. Như vậy đến giữa thế kỉ XX ở Malaya đã ra đời ba cộng đồng dân tộc lớn: Hoa, Ấn và Mãlai. Cả ba đều rất khác nhau trong nhiều lĩnh vực: nghề nghiệp, địa bàn sinh sống, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo... Người Anh không làm gì cả để xóa bỏ sự cách biệt này. Do vậy, ba cộng đồng vừa kể phát triển một cách biệt lập và xa lạ với nhau. Đặc điểm này đã tác động một cách tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. Giữ vai trò năng động nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở Malaya trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là cộng đồng người Hoa dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Malaya được thành lập năm 1930. Tuy đã nỗ lực rất nhiều trong sự nghiệp xây dựng một phong trào đấu tranh chống đế quốc mạnh mẽ trong nước, ảnh hưởng của đảng Cộng sản cho đến lúc đất.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> nước bị Nhật xâm lăng (1942) vẫn không lan ra khỏi cộng đồng người Hoa. Đảng Cộng sản Malaya trên thực tế vẫn là chính đảng của cộng đồng người Hoa. Theo tư liệu của chính phủ thuộc địa, tỉ lệ hội viên người Hoa so với hội viên các cộng đồng khác trong các tổ chức của đảng trong những năm 1930 là 15/1. Còn trong đảng tỉ lệ này lên đến 50/1. Kéo dài trong suốt ba năm rưỡi (từ tháng 2.1942 đến tháng 9.1945), ách thống trị của phát xít Nhật đã đè nặng lên cuộc sống của người bản xứ. Một trong những vấn đề mà họ phải đối phó là tình trạng thiếu lương thực do việc nhập khẩu bị đình trệ. Còn nông dân Malaya không muốn gia tăng sản xuất để rồi phải đánh đổi lấy những đồng bạc mất giá. Bị thúc bách bởi cái đói, dân thành thị và công nhân đồn điền, hầm mỏ đã đi vào rừng, nơi còn nhiều đất đai bị bỏ hoang. Họ đã trồng rau cải, khoai lang, khoai mì, chăn nuôi heo và gia cầm. Đến cuối chiến tranh, số người này – mà người ta quen gọi là dân squatter(26) – lên đến khoảng nửa triệu. Phần đông họ là người Hoa. Cộng đồng người Hoa còn là đối tượng chính mà chính sách chiếm đóng khắc nghiệt của phát xít Nhật nhằm vào, vì họ tham gia tích cực vao cuộc đấu tranh chống âm mưu bành trướng của Nhật ngay từ giữa những năm 1930.Bị trấn áp thẳng tay, người Hoa đã nồng nhiệt ủng hộ phong trào kháng chiến do đảng Cộng sản Malaya phát động. Có thể nói rằng người Hoa hầu như chi phối toàn bộ phong trào kháng chiến, không những về thành phần lãnh đạo mà cả nhân số. Một tác giả người Anh tên F. Spencer Chapman có ghi lại trong hồi ký “ The Jungle is Neutral” (1953) rằng hoạt động du kích ở Malaya là độc quyền của người Hoa. Về khách quan, tình hình này đã tạo ra những hậu quả không có lợi cho cuộc kháng chiến sau này chống âm mưu áp đặt trở lại ách thống trị của đế quốc Anh. Tháng 4.1942, đảng Cộng sản đã thành lập Quân đội nhân dân Malaya kháng Nhật (Malaya People’s Anti-Japanese Army – MPAJA) nhằm thống nhất các đội chiến đấu lẻ tẻ mà quân số vào khoảng một vạn người, trong đó đại bộ phận là người Hoa, ngoài ra còn có một số công nhân đồn điền người Ấn Độ và nông dân Malaya. MPAJA đã tiến hành các hoạt động du kích. Họ được dân squatter nồng nhiệt ủng hộ. Đây là nguồn bổ sung về quân số và tiếp tế lương thực cho các đơn vị quân du kích. Bên cạnh MPAJA, đảng Cộng sản còn thành lập một tổ chức quaàn chuùng mang teân Lieân hieäp Nhaân daân Malaya khaùng Nhaät (Malaya People’s Anti-Japanese Union – MPAJU) quy tụ khoảng 10 vạn người thuộc các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vẫn chủ yếu là người gốc Hoa.. Đầu tháng 9.1945, quân Anh bắt đầu đổ bộ lên báo đảo Mã Lai và dựng lên một chế độ quân quản, mà sẽ tồn tại đến ngày 31.3.1946 nhằm lập lại trật tự thuộc địa cũ. Các ủy ban nhân dân và lực lượng vũ trang kháng Nhật hoàn toàn bị cấm hoạt động. Cho đến khi “tình trạng khẩn cấp” được ban hành (1948), thuộc địa Mã Lai có một ý nghĩa kinh tế đặc biệt lớn lao đối với Anh vì giá trị những hàng hóa xuất khẩu từ Mã Lai sang Mĩ còn lớn hơn giá trị giá trị hàng xuất khẩu từ chính Anh sang Mĩ: năm 1947 các con số tương ứng là 284 triệu và 240 triệu USD(27). Bán đảo Malaya, cùng với Singapore, là cơ sở cho quyền lực của Anh ở Đông Nam Á. Việc phục hồi các mỏ và đồn điền ở Malaya không đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian. 26() Thuật ngữ dùng để chỉ dân chiếm ngụ đất đai một cách bất hợp pháp ở Bắc Mĩ. 27() Daily Worker, September 16.1948..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tháng 10.1945, chính quyền thuộc địa tuyên bố kế hoạch cải tổ lại hệ thống cai trị thuộc địa. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.4.1946, mục tiêu hàng đầu của kế hoạch cải tổ là tránh những quy chế cai trị khác nhau từng tồn tại trước chiến tranh: 9 sultanat, mà trước kia naèm trong caùc Tieåu quoác lieân bang (Federated States) vaø caùc Tieåu quoác khoâng lieân bang (Unfederated States), cùng với Penang và Malacca - hai bang của Straits Settlements - sẽ được lập thành Liên hiệp Malaya (Malayan Union). Riêng Singapore, do những khác biệt về kinh tế, cấu trúc chủng tộc và tầm quan trọng chiến lược, được Anh tách ra thành một thuộc địa riêng biệt. Với kế hoạch này, toàn bộ lãnh thổ Mã Lai sẽ nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền thuộc địa và như vậy một chút quyền lực còn sót lại trước kia của các sultan sẽ không còn nữa. Kế hoạch cải tổ này vừa tạo dễ dàng cho việc cai trị thuộc địa, vừa tách được Singapore, mà lâu nay là trung tâm của phong trào cách mạng trên bán đảo, và giai cấp vô sản của thành phố-cảng này, vốn luôn chiếm vị trí tiên phong trong các lực lượng cách mạng Mã Lai, khỏi bán đảo Malaya và quần chúng lao động Mã Lai. Cải tổ lớn thứ hai là một quy chế khá rộng rãi cho việc xin nhập quốc tịch Mã Lai. Theo đó, đều có thể xin nhập tịch bất cứ ai sinh đẻ tại Malaya hoặc đã sinh sống tại đây ít nhất 10 trong quãng thời gian 15 năm trước năm 1942. Những người mới đến sau này có thể xin nhập tịch sau 5 năm cư trú. Cùng với việc thành lập Liên hiệp Malaya, quy chế vừa nêu đã khiến nhiều người Malaya thuộc tầng lớp trung và thượng lưu vừa bất mãn vừa lo laéng, vì caáu truùc daân toäc cuûa Lieân hieäp Malaya naêm 1947 cho thaáy chæ coù 49,5% daân soá laø người Mã Lai, so với 38,4% là người Hoa, nhưng họ tập trung với tỉ lệ cao ở thành thị (64,4%), trong lúc tỉ lệ người Malaya ở thành thị là 21,1%. Trước chiến tranh, người Hoa đã tạo được địa vị ưu thế trong nền kinh tế Malaya, dù họ chưa có mặt trong bộ máy công quyền thuộc địa. Nay, nếu người Hoa được nhập tịch dễ dàng, thì chút trở ngại ngăn cản họï mở rộng ưu thế từ địa hạt kinh tế sang địa hạt chính trị sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, cả hai dự án cải tổ trên đều mau chóng trở nên lỗi thời do những thay đổi lớn lao ở Malaya thời hậu chiến. Sự thay đổi đầu tiên là sự ra đời của Tổ chức Dân tộc Mã lai thống nhất (United Malaya National Organisation – UMNO) do Ja’afer, tể tướng sultanat Johore, lãnh đạo. Đây là phản ứng của giới quý tộc Malaya chống lại chính sách thời hậu chiến của chính quyền thực dân Anh đối với Malaya. Khai thác tâm lí dân tộc của người Malaya và dựa vào ảnh hưởng lớn lao mà giới quý tộc còn duy trì được trong nông dân, UMNO đã mạnh mẽ đòi Anh thừa nhận những quyền ưu đãi của cộng đồng người Malaya. Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn, UMNO đã mau chóng trở thành một đảng quần chúng, mang màu sắc dân tộc – cộng đồng, được sự ủng hộ của đông đảo người Mã Lai thuộc mọi tầng lớp và giai cấp. UMNO đã quyết liệt phản đối quy chế nhập tịch rộng rãi mà thực dân Anh dành cho cộng đồng người Hoa. Sự thay đổi lớn thứ hai là đảng Cộng sản Malaya với uy tín lớn lao trong thời chiến.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đã trở thành đảng mạnh trong thời hậu chiến. Đảng đã kiểm soát được hai tổ chức công đoàn lớn là Tổng Liên hiệp công nhân và Liên hiệp công đoàn toàn Malaya với tổng số đoàn viên lên đến trên 46 vạn người. Hai công đoàn này trong nửa đầu năm 1946 đã tổ chức nhiều cuộc bãi công khắp bán đảo, kèm với những yêu sách chính trị (ngoài những yêu sách kinh tế) như: chính quyền thực dân chấm dứt chính sách đàn áp, đảm bảo các quyeàn daân chuû... Trước những thay đổi lớn trên, Anh quyết định sửa đổi đường lối cai trị thuộc địa. Thaùng 7.1947, Hieán phaùp thaønh laäp Lieân bang Malaya (Federation of Malaya) thay cho Liên hiệp Malaya được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1.2.1948. Theo đó, các sultan được thừa nhận là người cầm đầu các sultanat của mình; Anh vẫn tiếp tục bảo hộ các sultanat này. Đáng chú ý là Anh đã tìm cách nâng đỡ cộng đồng người Malaya qua quy chế nhập tịch khá phức tạp. Đại khái có hai quy chế: một đương nhiên được nhập tịch, một phải làm đơn xin. Những người đương nhiên mang quốc tịch Liên bang là công dân của các sultanat thành viên Liên bang, là các công dân sinh ra tại Straits Settlements và thường xuyên cư ngụ trong lãnh thổ Liên bang và những công dân Anh sinh ra tại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Liên bang và thường xuyên cư ngụ tại đó. Những người được sinh ra trên lãnh thổ Liên bang, nói được tiếng Malaya và theo phong tục, tập quán Malaya, những người thường xuyên cư ngụ trên đất Liên bang có cha mẹ cũng sinh ở đây và bất cứ ai lúc sinh ra có cha là công dân Liên bang thì cũng được công nhận mang quốc tịch Liên bang. Có thể được xét nhập tịch những người sinh trên đất Liên bang và đã cư ngụ ở đây không dưới 8 năm trong quãng thời gian 20 năm trước khi xin nhập tịch, còn những ai không sinh ra trên lãnh thổ Liên bang thì phải cư ngụ không dưới 15 năm trong quãng thời gian 20 năm trước khi xin nhập tịch. Trong cả hai trường hợp, tuổi không được dưới 18 và phải nói được tiếng Malaya hay tieáng Anh. Sự thay đổi lớn lao kể trên cho thấy rõ trong chính sách đối với Malaya thời hậu chiến, người Anh đã quyết định dành ưu đãi cho cộng đồng người Mã Lai. Có thể giải thích sự chuyển hướng quan trọng này bằng nhiều lí do. Sau chiến tranh, tại các thuộc địa quan trọng của Anh ở vùng Đông Nam Á, Nam Á và Trung Đông đều bùng lên những phong trào đấu tranh đòi độc lập. Bằng vào kinh nghiệm thống trị thuộc địa lâu năm của mình, Anh biết rằng khó có thể dập tắt những cuộc đấu tranh chỉ bằng những biện pháp thuần túy quân sự. Vả chăng, trong quãng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh, Anh cũng tỏ cho thấy tính linh hoạt và sự nhạy bén trong chính sách cai trị thuộc địa bằng việc thiết lập quy chế tự trị (dominion hay self-government). Và trong mỗi thuộc địa, Anh đều cố xác định một chính sách cai trị cụ thể, phù hợp với tình hình ở nơi đó. Trong chuyện này, bán đảo Malaya không phải là một ngoại lệ. Đặc điểm lớn nhất trong tình hình chính trị ở Malaya trước và sau chiến tranh là sự tồn tại của ba cộng đồng dân tộc phát triển biệt lập với nhau về mọi mặt: văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục, kinh tế, địa bàn sinh sống... Đó là các cộng đồng người Hoa, người Mã Lai và người Ấn. Vị thế chính trị của mỗi cộng đồng cũng rất khác. Chế độ cai trị của Anh ở Malaya có một chỗ dựa khá vững chắc là giới quý tộc địa chủ người Mã Lai, mà đại diện.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> tiêu biểu là các sultan. Họ có một ảnh hưởng lớn lao trong cộng đồng người Mã Lai, vốn đa phần là những nông dân ít học. Trong khi đó, cộng đồng người Hoa, mà đa phần là công nhân lại chịu sự chi phối của đảng Cộng sản Malaya và các tổ chức công đoàn của đảng này. Trong và sau chiến tranh, đảng Cộng sản đã tạo được một ảnh hưởng lớn lao trong nước nhờ cuộc kháng chiến chống Nhật mà đảng đã lãnh đạo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đảng chỉ giới hạn trong cộng đồng người Hoa.. Cho rằng kế hoạch thành lập Liên bang Mã Lai và quy chế nhập tịch Mã Lai là có ý phân biệt, đảng Cộng sản Malaya và một số tổ chức chính trị và đoàn thể trong cộng đồng người Hoa và người Ấn đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối, nhưng tổ chức UMNO có ảnh hưởng lớn lao trong cộng đồng người Mã Lai lại bày tỏ sự ủng hộ. Phản ứng trước tình hình này, tháng 3.1948, đảng Cộng sản Malaya đã khởi nghĩa vũ trang. Và như thường thấy ở các thuộc địa khác, người Anh sẵn sàng đàm phán với các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc, trong lúc thẳng tay đối phó với các tổ chức theo cộng sản. Từ giữa tháng 6.1948, chính quyền thực dân Anh tiến hành những biện pháp trấn áp khắc nghiệt nhằm vào đảng Cộng sản và các tổ chức của đảng. Ngày 12.7, tình trạng khẩn cấp đã được ban hành trong cả nước. Ngày 23, đảng Cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Từ đó, giữa chính quyền thực dân Anh và đảng Cộng sản đã diễn ra cuộc xung đột vũ trang kéo dài nhiều năm trời. Do vị trí chiến lược của mình và cũng do tầm quan trọng của Malaya về kinh tế (lãnh thổ mang lại nhiều USD nhất trong khu vực sterling), London cố gắng không để quyền kiểm soát bán đảo này vuột khỏi tay mình. Lúc đầu, do không tìm được kế sách đối phó thích hợp, người Anh đã rất chật vật khi đương đầu với chỉ khoảng 4000 du kích. Tuy nhiên, từ năm 1952, chính quyền thực dân Anh đã dần lấy lại thế chủ động sau khi một loạt biện pháp xã hội và chính trị được mang ra thực hiện một cách có hiệu quả: tái định cư vào các ấp chiến lược khoảng 50 vạn dân squatter gốc Hoa (nguồn cung ứng nhân lực và vật lực của quân du kích), tăng số người không phải gốc Mã Lai được nhập tịch Malaya, cải thiện điều kiện sinh họat kinh tế của cộng đồng Mã Lai. Đặc biệt quan trọng là chính sách định hướng Malaya đến một nền độc lập đầy đủ trong khuôn khổ Thịnh Vượng Chung và được thiết lập trên cơ sở cộng tác giữa ba cộng đồng.. Trong lúc thẳng tay đối phó với phong trào cộng sản, người Anh đồng thời khuyến khích những phần tử bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa trong cả ba cộng đồng tham gia sinh hoạt chính trị. Dưới sự che chở của chính quyền thực dân, tháng 10.1954, một liên minh bao gồm 3 tổ chức chính trị lớn nhất trong cả nước — UMNO của cộng đồng Mã Lai, Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (Malayan Chinese Association - MCA) và Đại hội người Ấn ở Mã Lai (Malayan Indian Congress - MIC) — đã ra đời. Tháng 7.1955, Liên minh đã giành được thắng lợi gần như tuyệt đối trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang đầu tiên: 51 trong tổng số 52 ghế. Nhà lãnh đạo Liên minh là Tengku Abdul Rahman đã đứng ra thành lập chính phủ. Trong lúc đó, cuộc đấu tranh vũ trang diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho đảng Cộng sản và ngày càng thu hẹp dần. Từ năm 1952, quân du kích mất dần thế chủ động và giảm bớt hoạt động. Họ không còn đủ sức đe dọa hệ thống quyền lực mà người Anh sẽ để lại trên bán đảo sau khi rút đi. Trong hoàn cảnh trên, từ ngày 18.1 đến ngày 18.2.1956 ở London đã diễn ra các cuộc đàm phán giữa đoàn đại biểu Malaya do Abdul Rahman cầm đầu và đoàn đại biểu.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> chính phủ Anh. Hai bên đạt được thỏa thuận rằng Malaya sẽ được trao trả độc lập vào ngày 31.8.1957; bù lại, sau khi được độc lập, Malaya sẽ tham gia khối Thịnh Vượng chung và sẽ kí với Anh một hiệp ước về “phòng thủ chung”. Ngày 12.10.1957, hai nước kí Hiệp ước Phòng thủ và Tương trợ quy định: a) Anh sẽ giúp Liên bang Malaya xây dựng quân đội; b) Anh, Australia và New Zealand sẽ, theo yêu cầu của Liên bang Malaya, trợ giúp nước này quân lính để tiếp tục các cuộc hành quân chống khủng bố; c) trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công vũ trang vào lãnh thổ Liên bang Malaya hay vào các lãnh thổ thuộc Anh ở Viễn Đông, các bên kí kết sẽ hợp tác đầy đủ. I.4.. HAØ LAN TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở INDONESIA — CHIEÁN TRANH HAØ LAN - INDONESIA. I.4.1. Haø Lan möu toan quay laïi Indonesia.. Ngày 17.8.1945 tại Jakarta, Ahmed Sukarno, người được xem là nhà lãnh đạo hàng đầu của phong trào giải phóng dân tộc trong quãng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, đã đọc bản tuyên ngôn độc lập trước đám đông dân chúng tụ tập tại nhà ông. Do Sukarno chấp bút, Tuyên ngôn nêu rõ: “Chúng tôi, nhân dân Indonesia, chân thực tuyên bố nền độc lập của nhân dân Indonesia. Những vấn đề gắn liền với việc chuyển giao chính quyền sẽ được giải quyết theo cách cẩn trọng nhất và trong thời hạn ngắn nhất ”[57, tr. 85; 18,tr.112]. Hiến pháp được BPKI (28) thông qua ngày hôm sau xác định rõ Nhà nước mới hoàn toàn độc lập và được xây dựng trên cơ sở của các nguyên tắc “Pantja Sila”(29).. Nước Cộng hòa Indonesia được thành lập, Sukarno được bầu làm tổng thống, còn Hatta – nguyên phó chủ tịch BKPI – được bầu làm phó tổng thống. Một trong những việc làm đầu tiên của chính quyền mới là công bố vào ngày 5.10 sắc lệnh thành lập Lực lượng quốc phòng (Tentara Keamanan Rakjat – TKR),mà đầu năm 1946 được đổi thành Quân đội Cộng hoà Indonesia(Tentara Republik Indonesia-TRI). Đây là một việc làm cực kì cần thiết, vì chỉ ít ngày trước đó, chính xác là ngày 29.9, quân Anh 28() Ủy ban khảo sát công tác chuẩn bị nền độc lập của Indonesia (Badan Penjelidikan Kemerdekaan. Indonesia – BPKI) được thành lập ngày 1.3.1945. 29() Các nguyên tắc “Pantja Sila” được Sukarno nêu ra trong bài diễn văn đọc tại phiên bế mạc diễn ra ngaøy 1.6.1945 cuûa BPKI. Coù caû thaûy 5 nguyeân taéc: - Chủ nghĩa dân tộc Indonesia đề cập đến sự cần thiết thành lập một nhà nước dân tộc thống nhất, thống lĩnh toàn bộ lãnh thổ Indonesia; - Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân đạo, nghĩa là từ bỏ mọi chủ nghĩa sôvanh và nước Indonesia có chủ quyền nỗ lực lập quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc và quan hệ hợp tác quốc tế bình ñaúng; - Mafakat, nghĩa là cách giải quyết thống nhất, được thông qua mà không cần biểu quyết, sau khi đã cùng nhau thảo luận (musjawarah) bất kì vấn đề nào được đưa ra, do vậy thường mang tính chất thỏa hiệp, dung hoøa; - Chế độ dân chủ phù hợp với các truyền thống tương trợ (gotong-rojong) của xã hội Indonesia; - Niềm tin vào thượng đế, được hiểu như là thái độ khoan dung đối với tín ngưỡng (mỗi người có thể tin vào thượng đế của mình)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> bắt đầu đổ bộ lên quần đảo với lí do chính thức là giải giáp quân đội Nhật và giải phóng số tù binh và kiều dân người Hà Lan đã bị quân đội Nhật bắt giam trong thời gian chiến tranh. Tư lệnh đạo quân Anh là tướng Christison ra tuyên bố xác định rõ rằng quân Anh sẽ chỉ làm hai nhiệm vụ: thứ nhất là giải giáp quân Nhật, thứ hai là giải phóng và cho hồi hương những binh lính đồng minh bị quân Nhật bắt làm tù binh. Thông báo còn đảm bảo rằng quân Anh sẽ giới hạn việc chiếm đóng ở một số thành phố chính và không có ý can thiệp vào công việc nội bộ của Cộng hòa Indonesia [39, tr.177-178]. Thông báo đồng thời nhấn mạnh rằng “chính phủ Indonesia sẽ không bị tước bỏ quyền lực, nhưng được yêu cầu duy trì chính quyền dân sự bên ngoài những vùng chịu sự chiếm đóng của binh lính Anh” [39, tr.179] và đồng thời bày tỏ hi vọng rằng Hà Lan và Indonesia sẽ đi đến chỗ dàn xếp với nhau thông qua đàm phán. Có thêm câu sau là vì cùng đổ bộ với quân Anh có cả một số binh lính Hà Lan và các viên chức thuộc địa dứơi sự cầm đầu của toàn quyền Van Mook. Ông này có mặt ở Jakarta từ ngày 4.10. Về phần mình, chính phủ Sukarno đã, trong một thông cáo được công bố ngày 25.10.1945 liên quan đến quan hệ đối ngoại, bày tỏ quan điểm rằng Cộng hòa Indonesia sẵn sàng thương lượng với bất kì nước nào trên cơ sở thừa nhận quyền tự quyết của nhân dân Indonesia [39, tr.178]. Nguyên do của động thái này là ngày càng có nhiều quân Hà Lan đã núp bóng quân Anh quay lại Indonesia. Khi quân đội Anh và Hà Lan triển khai lực lượng của mình và chiếm đóng một số nơi, đã xảy ra những cuộc đụng độ ác liệt giữa họ và quân đội Cộng hòa Indonesia. Lực lượng TKR còn non trẻ không thể là đối thủ của đạo quân Anh và Hà Lan vừa thiện chiến hơn, vừa được trang bị tốt hơn. Tình hình so sánh lực lượng hoàn toàn bất lợi cho Cộng hòa Indonesia đã buộc Sukarno xem xét khả năng thương thuyết với Hà Lan. Nhưng ngay ngày 16.10, toàn quyền Van Mook đã sớm ra tuyên bố rằng Sukarno và Hatta là “hoàn toàn không thích hợp cho công việc đàm phán”, vì họ đã cộng tác với quân phiệt Nhật trong thời gian chiến tranh. Tất nhiên đây chỉ là cái cớ: người Hà Lan nghĩ rằng với ưu thế về sức mạnh quân sự có sẵn, họ sẽ sớm dập tắt làn sóng đấu tranh giành độc lập của người bản địa và lập lại chế độ thực dân trên toàn quần đảo. Dù nhận thức rõ thâm ý của toàn quyền Van Mook, nhưng do không thể tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang, nên ngày 14.11.1945, Sukarno đã chỉ định Sutan Sjahrir thành lập chính phủ mới, còn bản thân ông tự nguyện rút vào vị trí của một nguyên thủ quốc gia. Là một nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng theo đường lối đấu tranh ôn hòa, thanh danh không bị hoen ố bởi quan hệ cộng tác với người Nhật, đã tốt nghiệp một trường đại học ở Hà Lan, Sjahrir rõ ràng thích hợp hơn Sukarno trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thương lượng với người Hà Lan. I.4.2. Hiệp ước Linggadjati. Lúc đầu, người Hà Lan không lộ một phản ứng tích cực nào trước diễn biến trên. Tuy nhiên, từ cuối năm 1945, người Anh lần lượt rút hết quân đội khỏi Indonesia để đưa sang các thuộc địa của họ trong vùng. Mất sự hỗ trợ của Anh, Hà Lan không thể tập trung.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> đủ lực lượng trấn áp cuộc đấu tranh của người bản xứ. Toàn quyền Van Mook buộc phải đồng ý tiến hành thương lượng với đại diện chính phủ Indonesia. Địa điểm được chọn cho cuộc đàm phán lúc đầu là Hoge Veluwe (Hà Lan), sau được chuyển về thị trấn Linggadjati (Java). Được bắt đầu từ ngày 15.3.1946, cuộc thương thuyết dằng dai và nhiều lần bị gián đoạn giữa hai bên cuối cùng đã đưa đến Hiệp ước Linggadjati được kí tắt vào ngày 15.11.1946 và kí chính thức vào ngày 25.3.1947 tại Batavia. Hiệp ước gồm những điểm chính sau: - Chính phủ Hà Lan thừa nhận trên thực tế chính quyền Cộng hòa ở Java, Madura và Sumatra, nghóa laø treân phaàn laõnh thoå coù hôn 80% daân soá sinh soáng; - Hai chính phủ sẽ cộng tác thành lập một nhà nước liên bang dân chủ được gọi là Hợp chúng quốc Indonesia, gồm ba thành viên là Cộng hòa Indonesia, Borneo và miền Đại Ñoâng. - Với tư cách là nước có chủ quyền, Liên bang nói trên sẽ gia nhập Liên hiệp Hà Lan Indonesia mà nguyên thủ sẽ là quốc vương Hà Lan và thừa nhận các quyền sở hữu và kinh doanh của các chủ nhân người Hà Lan và phương Tây có các xí nghiệp nằm trên lãnh thổ cuûa mình; - Liên hiệp sẽ thành lập các cơ quan riêng để xử lí các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của các xứ thành viên, đặc biệt là trong các lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng, kinh teá vaø taøi chính; - Liên hiệp Hà Lan - Indonesia và Hợp chúng quốc Indonesia sẽ phải được thành lập khoâng treã hôn ngaøy 1.1.1949; - Hai bên sẽ giảm quân số, và Hà Lan sẽ rút dần quân khỏi nước Cộng hòa, tùy theo nhu cầu gìn giữ an ninh và trật tự. Với nội dung như trên, Hiệp định Linggadjati không làm hài lòng những phần tử quá khích và bảo thủ của cả Hà Lan lẫn Indonesia. Bên cạnh đó, đã sớm phát sinh các bất đồng trong cách hiểu của hai bên đối với những điều khoản chính của Hiệp định. Người Indonesia cho rằng họ phải được xem là đối tác bình đẳng với Hà Lan trong những công việc chung như thiết lập các Nhà nước mới trên những đảo khác; do Java và Sumatra tập trung đến 80 – 85% dân số Indonesia, nước Cộng hòa Indonesia phải giữ vai trò chủ đạo trong Hợp chúng quốc. Về phần mình, người Hà Lan đưa ra lập luận rằng trong tư cách là người nắm giữ quyền lực trên pháp lí (de jure), họ phải có tiếng nói quyết định trong tiến trình xây dựng Liên hiệp, và mọi xứ thành viên của Hợp chúng quốc đều được hưởng quyeàn ngang nhau. I.4.3. Hà Lan phá vỡ Hiệp ước Linngadjati – CGO được thành lập. Không dừng lại ở những cuộc cãi lí, người Hà Lan còn mau chóng mang ra thực hiện quan điểm của họ: thiết lập một loạt chính quyền tự trị trên các đảo Borneo, Celebes, các quần đảo Moluccas và Tiểu Sundas, mà không thèm tham khảo trước ý kiến của chính phủ Sjahrir. Trong lúc đó, vị thế quốc tế của Cộng hòa Indonesia được tăng cường đáng kể qua.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> việc xứ này được một số cường quốc phương Tây như Mĩ, Anh và một số nước châu Á khác, trong đó có Ấn Độ, công nhận trên thực tế (de facto). Ngày 31.3 và 17.4.1947, Anh và Hoa Kì đã lần lượt công nhận trên thực tế Cộng hòa Indonesia. Diễn biến này hoàn toàn trái với mong đợi của Hà Lan. Ngoài ra, việc duy trì một lực lượng viễn chinh giờ đã lên đến trên 10 vạn quân ở miền đất nằm rất xa chính quốc, vốn đang kiệt quệ sau những năm sống dưới ách chiếm đóng tham tàn của Đức quốc xã và chiến tranh khốc hại, đã trở thành gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của ngân sách chính quốc. Trong lúc đó, ngân sách thuoäc ñòa laïi haàu nhö troáng roãng. Trong những điều kiện trên, thực dân Hà Lan nôn nóng giải quyết cuộc xung đột bằng con đường mà họ cho là ngắn nhất: chiến tranh. Ngày 27.4.1947, phía Hà Lan gửi đến chính phủ Sjahrir một bị vong lục chứa đựng điều được họ gọi là “những đề xuất cuối cùng”: trong lúc chờ đợi Hợp chúng quốc Indonesia ra đời, lập chính phủ lâm thời hỗn hợp và hội đồng đối ngoại chung cho toàn quần đảo Indonesia, trong đó tiếng nói chung cuộc thuộc về người đại diện Hà Lan; lập một lực lượng hiến binh hỗn hợp Hà Lan-Indonesia có nhiệm vụ duy trì trật tự và luật pháp trên cả quần đảo. Bị vong lục cần được trả lời trong thời hạn hai tuần. Nếu được thực hiện đầy đủ, những đòi hỏi này đồng nghĩa với sự tái lập toàn bộ quyền thống trị của Hà Lan trên cả quần đảo Indonesia. Hiểu rằng bác bỏ “những đề xuất cuối cùng” sẽ đưa đến chiến tranh, ngày 19.6, Sjahrir lên tiếng đồng ý thành lập chính phủ lâm thời hỗn hợp và hội đồng đối ngoại chung, nhưng muốn giữ lại quyền đảm bảo luật pháp và trật tự trên phần lãnh thổ của Cộng hòa Indonesia. Bị công kích dữ dội, Sjahrir từ chức ngày 27.6.1947. Người thay là Amir Sjarifuddin, một chính trị gia người Công giáo. Thực ra ông này chẳng thể làm gì khác hơn là lặp lại đề nghị của Sjahrir. Đã quyết tâm gây chiến, Hà Lan khai thác ngay lời từ chối của người Indonesia. Tuy nhiên, nhằm tránh làm mếch lòng người Mĩ vốn đã lên tiếng vào ngày 27.6 thúc giục cả Hà Lan lẫn Indonesia nên tiếp tục đàm phán, Hà Lan đã đợi đến ngày 21.7 mới khởi sự “cuộc hành quân cảnh sát” tấn công vào lãnh thổ Cộng hòa Indonesia. Cuộc chiến diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn bất lợi cho Indonesia. Với quân số lên đến 12 vạn và được trang bị tốt hơn, đạo quân viễn chinh Hà Lan đã giành được nhiều chiến thắng và đến đầu tháng 8, đánh chiếm những thành phố, cảng va økhu đồn điền chính ở Đông bộ Java, Đông và Nam bộ Sumatra. Lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chế độ Cộng hòa giờ chỉ còn khoảng 1/3 đảo Java, bao gồm vùng chung quanh Jogjakarta và Surakarta và tỉnh Bantam nằm ở cực tây đảo. Vào những ngày đầu tháng 8, Hà Lan coi như đã đạt được những mục tiêu chính của lần khai chiến này. Tuy nhiên, có một điều mà Hà Lan đã không tính đến: phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế. Chỉ một thời gian ngắn sau khi người Hà Lan quay lại quần đảo, tình hình ở Indonesia đã thu hút sự chú ý của thế giới. Cường quốc đầu tiên lên tiếng về tình hình Indonesia là Liên Xô. Ngày 21.1.1946, đoàn đại biểu CHXHCNXV Ukraina (30) đã gửi đến HĐBA LHQ một bức thư nhận xét rằng các hoạt động quân sự của Anh và Hà Lan chống Indonesia sẽ tạo thành mối đe dọa đến hoøa bình vaø an ninh trong vuøng. 30() Khác với tất cả các quốc gia thành viên khác, Liên Xô được có tất cả 3 đoàn đại biểu trong ĐHĐ LHQ:. Lieân Xoâ, Ukraina vaø Bielorussia.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đầu tháng 3.1946, đoàn điều tra tình hình ở Indonesia của LHQ được thành lập theo yêu cầu của Ukraina đã thông qua nghị quyết phê phán Hà Lan đã bỏ qua 3 dữ kiện hiển nhiên liên quan đến tình trạng bế tắc hiện nay trong quan hệ giữa hai nước: chủ quyền của Indonesia đã thay đổi, sau khi Hà Lan đầu hàng Nhật không điều kiện năm 1942; Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17.8.1945; sự tồn tại trong thực tế của chính phủ Indonesia [69, tr.286-287].. Mười ngày sau khi Hà Lan khởi sự cuộc chiến, HĐBA LHQ đã nhóm họp theo yêu cầu của Ấn Độ và Australia. Ngay trong ngày 1.8.1947, HĐBA đã thông qua khuyến cáo hai bên đình chỉ các hoạt động quân sự và giải quyết vấn đề bằng con đường thương lượng. Được sự ủng hộ của Ba Lan, Colombia và Australia, Liên Xô đưa ra đề nghị Hà Lan rút quân về các vị trí được dùng làm nơi xuất phát của cuộc tấn công ngày 21.7, trước khi hai bên khởi sự đàm phán. Lo sợ đề nghị này sẽ tạo thành một tiền lệ bất lợi cho vị thế của họ ở các xứ thuộc địa, nhóm các nước thực dân (Anh, Pháp và Bỉ) đã bác bỏ đề xuất này. Phái đoàn Mĩ đã đưa ra giải pháp thỏa hiệp: hai bên ngừng bắn dọc theo đường mặt trận hiện tại vaø giaûi quyeát tranh chaáp thoâng qua trung gian. Ngày 7.8, theo yêu cầu của Liên Xô và Ba Lan, đại diện của Cộng hòa Indonesia là Sutan Sjahrir được phép tham dự phiên họp của HĐBA. Ông kiên trì đòi hỏi quân Hà Lan rút về vị trí xuất phát và đề nghị HĐBA thành lập một ủy ban điều tra vụ việc ngay trên đất Indonesia. Bác bỏ cách biện giải của Hà Lan rằng các diễn biến ở Indonesia là “công việc nội bộ” của Hà Lan, ngày 25.8, HĐBA đã thông qua nghị quyết do Mĩ đề xuất về việc thaønh laäp UÛy ban thieän chí (Committee of Good Offices – CGO) bao goàm ba thaønh vieân: hai trong số này phải là thành viên HĐBA nhưng được chọn theo đề nghị của hai bên xung đột; còn thành viên thứ ba sẽ do hai thành viên đầu đề cử. Hà Lan đã đề nghị Bỉ, Indonesia cử Australia, còn Hoa Kì được chọn làm thành viên thứ ba. I.4.4. Hiệp ước Renville. Khởi sự hoạt động từ cuối tháng 10.1947, CGO đã dàn xếp để Hà Lan và Indonesia ngồi vào bàn đàm phán từ ngày 8.12.1947 trên chiến hạm Renville của Hoa Kì buông neo trong cảng Jakarta. Phải đàm phán trong hoàn cảnh rất bất lợi: quân đội đã chịu những tổn thaát naëng neà vaø ñang thieáu vuõ khí moät caùch nghieâm troïng, do vaäy khoù loøng tieáp tuïc chieán đấu, phái đoàn Indonesia do thủ tướng Amir Sjahrifuddin cầm đầu đã không thể làm gì khác hơn là đành kí vào Hiệp ước ngày 19.1.1948. Được gọi là Hiệp ước Renville, văn kiện chứa đựng một điều khoản rất bất lợi cho người Indonesia: đó là họ phải đồng ý ngừng bắn dọc theo cái gọi là “đường Van Mook”, tức lằn ranh tiến quân xa nhất của Hà Lan vào sâu trong lãnh thổ Cộng hòa Indonesia. Như vậy, chính quyền Cộng hòa sẽ bị cắt lìa khỏi các cảng có ý nghĩa chiến lược và kinh tế và các tỉnh Đông bộ Java dồi dào lương thực. Tuy nhiên, chính phủ Sjahrifuddin đặt hi vọng vào lời đảm bảo của đại diện Hoa Kì trong CGO rằng chính phủ Washington sẽ dùng ảnh hưởng của mình để buộc Hà Lan tuân thủ một điều khoản khác của Hiệp ước Renville: sau một thời gian chuyển tiếp kéo dài ít nhất 6 tháng, nhưng không quá 12 tháng, một cuộc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trong những phần đất trước đây thuộc Cộng hòa Java và Sumatra để dân ở đây tự quyết định xem họ sẽ thuộc về nước Cộng hòa hay một nhà nước khaùc cuûa Hieäp chuùng quoác Indonesia. Bất chấp những điều kiện nặng nề của nó, Hiệp ước Renville vẫn là một nhân nhượng cần thiết cho Indonesia. Sukarno nhìn nhận: “Chúng ta chỉ cần có thời gian để lấy lại hơi thở” [57, tr.104]. Nhưng các chính đảng lớn trong nước (Masjumi, đảng Dân tộc Indonesia…) lại không nghĩ như vậy. Đứng trước sự công kích kịch liệt của họ, ngày 23.1.1948, Amir Sjahrifuddin từ chức. Sáu ngày sau, Sukarno giao cho phó tổng thống Hatta – một chính khách không đảng phái – thành lập một nội các tổng thống, nghĩa là chỉ chịu trách nhiệm trước cá nhân ông. Ngày 2.2.1948, Hatta tuyên bố chính phủ ông tuân thủ Hiệp ước Renville và khởi sự cuộc đàm phán về việc thực thi văn kiện ngoại giao này. Bất bình trước chính sách của chính phủ đối với Hà Lan và do nhiều nguyên nhân đối nội khác, tháng 9.1948, đảng Cộng sản Indonesia (PKI) đã phát động một cuộc nổi dậy vũ trang ở thành phố Madiun (Đông bộ Java). Được sự đồng ý của tổng thống Sukarno, chính phủ Hatta thẳng tay trấn áp PKI, Bị thiệt hại lớn về nhân mạng, PKI phải mất nhiều năm mới phục hồi. Đầu tháng 11.1948, khi cuộc nổi dậy của PKI bị dập tắt, chính phủ Hatta khởi sự đàm phán với Hà Lan quanh vấn đề thành lập chính phủ tạm quyền trong lúc chờ đợi Hiệp chúng quốc Indonesia trở thành quốc gia có đầy đủ chủ quyền. Các đại diện của Cộng hòa Indonesia sẵn sàng thừa nhận chủ quyền chính thức của Hà Lan trong thời gian chuyển tiếp và kết hợp lực lượng vũ trang và hoạt động đối ngoại của Cộng hòa Indonesia vào trong Liên bang do Hà Lan đề nghị. Nhưng họ không muốn đại diện của Hà Lan trong Liên bang có quyền quyết định, trong thời gian chuyển tiếp, đưa binh lính Hà Lan đến “bình định” những vùng mà, theo ý ông ta, cần được phục hồi an ninh và vãn hồi trật tự. Kéo dài được hơn một tháng, cuộc đàm phán có nguy cơ rơi vào bế tắc vì không bên nào muốn nhân nhượng. Cuối cùng, ngày 11.12, đại diện Cộng hòa Indonesia tuyên bố sẵn sàng thừa nhận quyền phủ quyết của đại diện Hà Lan duy nhất trong chính phủ tạm quyền, nhưng trước hết cần làm rõ một số vấn đề, chẳng hạn như giới hạn của quyền này. Xử sự không khác lần trước, đại diện Hà Lan lại đưa ra một tối hậu thư mới, theo đó xung đột sẽ tái diễn nếu Cộng hòa Indonesia không chấp nhận một quy chế ngang hàng với quy chế của các nhà nước khác trong khuôn khổ Hiệp chúng quốc. I.4.5. Hà Lan phá vỡ Hiệp ước Renville – Mĩ gây sức ép buộc Hà Lan nhượng bộ Không để cho chính phủ Cộng hòa Indonesia kịp có thời gian phản ứng, sáng sớm ngày 19.12, quân đội Hà Lan đã tấn công Jogjakarta, thủ phủ tạm thời của chính phủ Cộng hòa. Gần như mọi thành viên của chính phủ Cộng hòa ( trong đó có cả Sukarno và Hatta) đã bị bắt làm tù binh. Trong những ngày sau đó, quân Hà Lan mau chóng chiếm nốt những.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> phần lãnh thổ còn lại của Cộng hòa Indonesia, bất chấp sự phản đối quyết liệt của nhiều nước châu Á, như Ấn Độ, Saudi Arabia, Iran, Afghanistan, Pakistan, Ceylan và Australia. HĐBA LHQ đã ra liền hai nghị quyết vào các ngày 24 và 28.12 đòi hai bên ngừng bắn ngay lập tức và thả các nhà chính trị đang bị giam giữ. Mưu toan đặt thế giới trước “một sự đã rồi” như đã từng thành công trong lần gây chiến trước, Hà Lan vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự và cho thành lập ba “nhà nước” mới trên phần lãnh thổ của Cộng hòa Indonesia đã bị chiếm – Pasunda, Đông Java và Nam Sumatra. Tuy nhiên, hành động gây hấn quá trắng trợn của Hà Lan đã đánh động tình cảm yêu nước của người Indonesia. Các hoạt động du kích chống quân xâm lược trên các đảo Java và Sumatra đã mau chóng vượt qua tình trạng rời rạc để trở thành phong trào kháng chiến mạnh mẽ và có hiệu quả. Ở nhiều nơi, quân Hà Lan đã buộc phải chuyển sang thế phòng ngự. Diễn biến này là bằng chứng hùng hồn rằng người Indonesia không còn chấp nhận đường lối cai trị độc đoán của người Hà Lan và là nhân tố chính thúc đẩy HĐBA LHQ ngày 28.1.1949 ra một nghị quyết mới với những lời lẽ gay gắt hơn kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức, thả các nhà hoạt động chính trị và khôi phục chế độ Cộng hòa với đầy đủ những quyền đã có của nó. HĐBA cũng kêu gọi nối lại đàm phán và xác định một lịch trình rất cụ thể để giải quyết các vấn đề sau: thành lập chính phủ lâm thời trước ngày 15.3, tiến hành bầu cử Quốc hội lập hiến trước ngày 15.10, bàn giao chủ quyền cho Hiệp chúng quốc Indonesia trước ngày 1.7.1950. CGO được đổi tên thành Ủy hội của LHQ về Indonesia (UN Commission for Indonesia), trong đó đại diện Mĩ nắm giữ vai trò chính. Ủy ban được trao một chức năng rộng lớn hơn: thay vì chỉ là một cơ quan quan sát, Uûy ban có quyền đưa ra các lời khuyến cáo đến các bên xung đột và đến HĐBA. So với các nghị quyết trước, nghị quyết ngày 28.1.1949 sẽ chẳng tác động đến Hà Lan nhiều hơn nếu nó không đi kèm với phản ứng ngày càng tỏ ra thất lợi cho Hà Lan từ phía Hoa Kì, nước đề xướng và chủ trì Kế hoạch Marshall, nguồn cung cấp tài chính lớn nhất và duy nhất cho nỗ lực tái thiết đất nước Hà Lan sau chiến tranh. Nếu tại cuộc đàm phán Renville, Hoa Kì còn cố giữ thái độ trung lập, thì cuộc nổi dậy của PKI trong những tháng cuối năm 1948 đã làm thay đổi quan điểm của Washington. Cho rằng cuộc nổi dậy của Madiun được thực hiện theo chỉ thị của Liên Xô (31), Hoa Kì đã đánh giá cao chính phủ Cộng hòa Indonesia qua hành động trấn áp không nương tay của chính phủ này nhằm vào cuộc nổi dậy va ønhìn thấy ở Indonesia trổi lên một lực lượng thứ ba, bên cạnh PKI và thực dân Hà Lan: chủ nghĩa dân tộc vừa chống thực dân, vừa chống cộng sản của các nhà lãnh đạo những chính đảng Hồi giáo, dân tộc và quân đội. Không đủ sức đương đầu với dư luận thế giới và nhất là sức ép của Hoa Kì, ngày 6.7.1949, Hà Lan đành chấp nhận ngưng bắn và phóng thích các thành viên đang bị giam 31() Điểm phát xuất của nhận định này là sự kiện Musso, người lãnh đạo cuộc nổi dậy, đã, sau hơn 20 năm. sống lưu vong ở Liên Xô, từ Moskva trở về Indonesia vào tháng 8.1948, chỉ hơn một tháng trước cuộc nổi daäy..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> giữ của chính phủ Cộng hòa Indonesia, rút quân khỏi các lãnh thổ đã chiếm của Cộng hòa Indonesia và bước vào đàm phán với đại diện của Cộng hòa Indonesia và của các lãnh thổ tự trị khác. I.4.6. Hiệp ước The Hague. Diễn ra một cách khó khăn dưới sự chứng kiến của Ủy hội LHQ về Indonesia, Hội nghị Bàn tròn kéo dài từ ngày 23.8 đến ngày 2.11.1949 ở The Hague đã đi đến một hiệp ước bao gồm các thỏa thuận sau: - Hà Lan thừa nhận chủ quyền của Cộng hoà Hiệp chúng quốc Indonesia bao gồm Cộng hòa Indonesia và 14 lãnh thổ hay quốc gia tự trị (mà phía Hà Lan đã dựng ra sau Hiệp định Linggadjati). Hiệp ước ghi rõ rằng “vương quốc Hà Lan chuyển giao một cách không điều kiện và không thể đảo ngược toàn bộ chủ quyền đối với Indonesia cho Cộng hòa Hiệp chúng quốc Indonesia”. Công việc chuyển giao này phải được hoàn tất trước ngày 30.12.1949. Riêng quy chế của lãnh thổ Tân Guinea sẽ được bàn thảo tại một hội nghị khác được dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10.1950; - Liên hiệp Hà Lan-Indonesia sẽ được thành lập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, thuộc quyền lãnh đạo của nữ hoàng Hà Lan, nhưng quyền này không được xâm phạm đến quy chế của các nước thành viên trong tư cách là những nhà nước độc lập và có chủ quyền; - Indonesia thừa nhận mọi quyền cùng những ưu đãi, mà trong thời thuộc địa giới kinh doanh Hà Lan và các nước khác đã được hưởng, và tiếp nhận món nợ mà chính phủ thuộc địa để lại là 4,3 tỉ guilders; - Hà Lan rút quân khỏi Indonesia, nhưng vẫn được quyền duy trì một phái bộ quân sự có nhiệm vụ huấn luyện quân đội Indonesia. Ngày 27.12.1949, đã diễn ra lễ chuyển giao chủ quyền từ tay Hà Lan sang Cộng hòa Hiệp chúng quốc Indonesia, mà tổng thống là Ahmed Sukarno. Hiến pháp được thông qua ngày 14.8.1950 khẳng định rằng Indonesia là một nhà nước thống nhất có tên gọi chính thức là “Cộng hòa Indonesia”. Ngày 28.9.1950, Indonesia được kết nạp vào LHQ. I.5. KÌ.. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN – QUAN HỆ THÁI LAN - HOA. So với các nước Đông Nam Á khác, Thái Lan (32) là một trường hợp đặc biệt: vẫn bảo toàn được nền độc lập, bất chấp cuộc chạy đua xâm chiếm thuộc địa diễn ra ở Đông Nam Á giữa các đế quốc phương Tây trong nửa sau thế kỉ XIX. Có thể giải thích thành công này bằng hai nguyên nhân: thứ nhất, Thái Lan được Anh và Pháp – hai đối thủ lâu đời từng va chạm không ít lần trong quá trình xâm chiếm thuộc địa – chọn làm nước đệm ngăn cách các thuộc địa của họ trên bán đảo Trung Ấn (Miến Điện và Malaya thuộc Anh, Đông Dương thuộc Pháp); thứ hai, các vua Mongkut (1851 – 1868) và Chulalongkorn (1868 – 1910) đã sáng suốt tiến hành một cuộc cải cách trong nước. Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là những nhà lãnh đạo Thái Lan biết theo đuổi một đường lối đối ngoại rất thực dụng được xây dựng theo phương châm “Gió chiều nào, che chiều ấy”. 32() Trước năm 1949, Thái Lan có tên là Xiêm; từ năm 1939 đến năm 1946 là Thái Lan; từ năm 1946 đến. năm 1949, lấy lại tên Xiêm và từ năm 1949 đến nay, Thái Lan..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Mặc dù vậy, cái giá phải trả là không nhỏ: trong nửa sau thế kỉ XIX, Thái Lan phải kí một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước Âu-Mĩ. Chỉ có điều vị thế sút kém của Thái Lan trong quan hệ đối ngoại kéo dài không lâu. Chỉ trong vòng thập niên đầu của thế kỉ XX, Thái Lan đã giành lại vị thế đối ngoại bình đẳng, sau khi đã lần lượt kí các hiệp ước về biên giới với Pháp và Anh trong các năm 1907 và 1909. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đường lối đối ngoại thực dụng đã góp phần tăng cường vị thế của Thái Lan ở Đông Nam Á khi nước này chọn đứng về phía Anh và Pháp bằng lời tuyên chiến chống Đức và Áo-Hung ngày 22.7.1917. Nhờ vậy, Thái Lan là một trong những nước được mời tham dự Hội nghị Versailles, kí vào hòa ước kết thúc chiến tranh và trở thành thành viên Hội Quốc Liên. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Thái Lan một lần nữa chọn đứng về phía kẻ mạnh: ngày 21.12.1941, Thái Lan đã kí với Nhật một hiệp ước có giá trị trong 10 năm, theo đó Thái Lan sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong cuộc chiến của nước này chống Anh và Hoa Kì, còn Nhật sẽ giúp Thái Lan thu hồi những lãnh thổ mà nước này đã buộc phải nhượng cho Miến Điện thuộc Anh. Ngày 25.1.1942, Thái Lan đã ra lời tuyên chiến chống Anh và Hoa Kì. Ngày 20.8.1943, Nhật thực hiện lời hứa bằng caùch chuyeån cho Thaùi Lan boán bang Maõ Lai thuoäc Anh – Kedah, Perlis, Kelantan vaø Trengganu vaø hai bang Shan trong laõnh thoå Mieán Ñieän thuoäc Anh – Kengtung vaø Mongpan. Cuõng neân theâm raèng trước đó hơn hai năm, ngày 9.5.1941, Pháp đã buộc phải, dưới sức ép của Nhật, cắt nhượng cho Thái Lan toàn bộ bờ tây sông Mekong của Lào và một phần ba lãnh thổ Campuchia từ sông Mekông đến tỉnh Stung Treng, rồi đến Tonlesap và theo hướng tây nam đến tận Vịnh Xiêm La. Xem ra chính sách đối ngoại thực dụng đã mang lại cho Bangkok không ít lợi lộc. Không may cho Thái Lan là trong cuộc chiến Thái Bình Dương, kẻ mạnh lúc đầu hóa ra là kẻ bại vào hồi cuối: ngày 14.8.1945, Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước quân đồng minh.. Trung thành với đường lối đối ngoại lâu nay, Thái Lan phản ứng rất nhanh chóng: chỉ hai ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, Thái Lan ra tuyên bố phủ nhận giá trị lời tuyeân chieán choáng Hoa Kì vaø Anh. Chính phuû Bangkok thanh minh raèng Thaùi Lan “khoâng có tham vọng đối với số lãnh thổ” của Miến Điện và Malaya đã được Nhật “giao thác” và “sẵn sàng trao trả ngay khi Anh sẵn sàng tiếp nhận chúng”. Không lâu sau đó, Thái Lan phủ nhận giá trị pháp lí mọi thỏa thuận chính trị đã kí với Nhật trong thời gian chiến tranh. Bước chuyển hướng đối ngoại của Thái Lan được Hoa Kì đón nhận một cách tích cực. Bộ Ngoại giao đã ra thông báo nêu rõ rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ xem lời tuyên chiến là sự thể hiện đầy đủ ý muốn của nhân dân Thái và rằng trong 4 năm qua, “chúng tôi không coi Thái Lan như là nước thù địch, mà là nước cần được giải phóng khỏi tay kẻ thù. Giờ đây, khi sự nghiệp giải phóng đã hoàn thành, chúng tôi muốn thấy Thái Lan quay về với chỗ đứng cũ trong cộng đồng các quốc gia như là một đất nước tự do, có chủ quyền và độc lập”[4, tr.289]. Ngày 5.1.1946, Hoa Kì đã tái lập quan hệ ngoại giao với Thái Lan. Nhưng lập trường của Anh thì khác hoàn toàn. Đầu tháng 9, một phái đoàn Thái Lan đã đến bản doanh của đô đốc Lord Louis Mountbatten, người phụ trách bộ Tư lệnh Đông Nam Á đặt tại Kandy (Ceylan) để được nghe quyết định về việc quân đồng minh sẽ vào lãnh thổ Thái Lan tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật. Nếu quyết định này là chuyện có thể đoán trước, thì yêu sách gồm 21 điều kèm theo (trong đó có những đòi hỏi.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> rất ngặït nghèo như Anh có toàn quyền kiểm soát lực lượng vũ trang Thái Lan, các hoạt động xuất khẩu nguyên liệu chiến lược và gạo của Thái,Anh được xây dựng bất cứ công trình quân sự nào trên lãnh thổ Thái Lan) [30, tr.21] đã được người Thái đánh giá không khác yêu sách 21 điều mà Nhật đã áp đặt lên Trung Quốc năm 1915 [32, tr.238], hay như một mưu toan biến Thái Lan thành nước thuộc địa [83a, tr.23]. Đầu tháng 12.1945, Anh đòi Thái Lan bồi thường số tài sản của kiều dân Anh bị hủy hoại trong chiến tranh, đòi Thái Lan xuaát mieãn phí sang caùc thuoäc ñòa cuûa Anh 1,5 trieäu taán gaïo; thaäm chí Anh coøn muoán thay mặt Thái Lan tiến hành các cuộc thương lượng với Pháp về số đất mà Thái Lan đã cưỡng chiếm của Lào và Campuchia trong thời gian chiến tranh. Tóm lại, Anh rõ ràng xem Thái Lan như một nước đã trực tiếp tham chiến bên cạnh Nhật và nay phải trả giá cho hành động này trong tư thế kẻ bại trận. Tuy nhiên, Hoa Kì đã kịp thời gây sức ép lên Anh để trong Hòa ước được kí ngày 3.4.1946, nước này chỉ giữ lại một phần yêu sách, theo đó Thái Lan hoàn trả những phần đất đã chiếm của Miến Điện và Malaya, giao nộp 1,5 triệu tấn gạo như khoản bồi thường chiến tranh... Những yêu sách nào gây tổn hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan đều được bãi bỏ. Sự giúp đỡ mà Mĩ dành cho Thái Lan không dừng lại ở đó. Tháng 12 cùng năm, Thái Lan được Hoa Kì cấp cho một khoản tín dụng không lớn về số lượng – chỉ 10 triệu USD, nhưng có ý nghĩa quan trọng về chính trị-ngoại giao: từ nay, Thái Lan được giới chức Mĩ đánh giá là một đối tác đáng tin cậy. Cũng trong năm 1946, Mĩ còn mua của Thái Lan một khối lượng lớn cao su và năm 1947, mua toàn bộ khối lượng thiết bị ối đọng trong những năm chiến tranh. Vụ giao dịch này đã mang lại cho tư sản Thái Lan số laõi laø 12 trieäu USD. Thaùng 10.1949, Hoa Kì traû laïi cho Thaùi Lan soá vaøng trò giaù 43,7 trieäu USD bị phong tỏa trong các ngân hàng Mĩ trong thời gian chiến tranh. Thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa Lục (10.1949) và sự bùng phát của chiến tranh Triều Tiên (6.1950) đã tạo ra một tình thế mới ở Đông Nam Á không có lợi cho quyền lợi của Hoa Kì. Chuyển biến này đã thúc đẩy Washington đi đến quyết định áp dụng, sau một thời gian ngắn cân nhắc, chủ thuyết Truman và chính sách ngăn chặn ở Đông Nam Á. Với vị trí tiếp giáp ba nước Đông Dương vốn đang bị, theo đánh giá của Hoa Kì, chủ nghĩa cộng sản đe dọa, Thái Lan trở thành một thứ hậu phương chiến lược phục vụ chính sách đối đầu với chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương. Nắm bắt một cách nhạy bén sự thay đổi trên, giới cầm quyền ở Bangkok đã mau chóng thể hiện đường lối “ ngảtheo chiều gió” truyền thống. Ngày 23.6.1950, Quốc hội Thái Lan đã thông qua quyết định của chính phủ gửi gạo, gỗ và những sản phẩm khác cùng với 1200 quân sang tham chiến ở Triều Tiên bên cạnh Mĩ. Số quân này sau đó được tăng dần lên 4000, tức 1/8 quân số Thái Lan trong nửa đầu thập niên 1950. Chính sách này phù hợp với quyền lợi của giới tư sản-quan liêu, vốn giờ đây đang thu được nhiều lợi nhuận nhờ giá những mặt hàng chiến lược tăng lên. Về phần mình, ngày 19.9.1950, Hoa Kì đã kí với Thái Lan Thỏa thuận hợp tác kinh tế và kĩ thuật. Hoa Kì đã phái sang Thái Lan một phái bộ quân sự đặc biệt để thực hiện hiệp ước này. Không lâu sau đó, ngày 17.10, hai bên kí Thỏa thuận hỗ trợ quân sự, theo đó.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Hoa Kì cam kết giúp Thái Lan tổ chức lại quân đội, tăng quân số, sử dụng những vũ khí và nắm vững những kĩ thuật quân sự hiện đại, huấn luyện binh lính, cải thiện hệ thống hậu cần... Ngày 9.11.1950, Hoa Kì lập lãnh sự quán ở Chiangmai, một thành phố có ý nghĩa chiến lược ở miền Bắc Thái Lan. Phong trào giải phóng ở ba nước Đông Dương càng phát triển mạnh, thì vị thế của Thái Lan trong các ý đồ chiến lược của Mĩ càng trở nên quan trọng. Ngày 13.7.1954, chính phủ Mĩ loan báo một chương trình tăng cường viện trợ quân sự cho Thái Lan. Cho đến năm 1957, số viện trợ quân sự của Mĩ dành cho việc hiện đại hóa quân đội bắt đầu từ năm 1951 nhiều khi vượt cả chi phí quân sự trong ngân sách của Thái Lan. CHI PHÍ QUÂN SỰ CỦA THÁI LAN VAØ VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CUÛA HOA KÌ CHO THAÙI LAN (1951 – 1957) Naêm 1951 1952 1953 1954 1955 1956 1957. Chi phí quân sự của Thái (ñôn vò: trieäu USD) 12,8 23,9 22,7 29,8 27,2 39,5 37,3. Viện trợ quân sự của Mĩ (Ñôn vò: trieäu USD) 4,5 12,0 55,8 38,9 40,8 43,4 26,2 [30, tr. 37]. Tháng 8.1953, thiếu tướng Donovan được cử làm đại sứ Mĩ ở Thái Lan. Một tờ báo hàng đầu ở Bangkok đã nhận xét: “Trong vai trò là đại sứ của Mĩ ở vùng chiến lược này, tướng Donavan có thể báo cho Bộ Ngoại giao Mĩ đầy đủ tin tức về các biến cố diễn ra trên luïc ñòa chaâu AÙ”. Thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ Pháp và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương đã khiến Mĩ và chính quyền Thái Lan lo lắng. Ngay từ tháng 4.1954, tổng thống Eishenhower đã công bố “Học thuyết domino” dọn đường cho mưu tính xây dựng một khối chống Cộng mạnh mẽ ở Đông Nam Á, mô phỏng theo khối quân sự NATO. Ngày 8.9.1954, một khối quân sự như vậy mang tên SEATO, mà Thái Lan là một thành viên, đã được thành lập ở Manila. Trong tiến trình thương lượng trước khi ký hiệp ước, phái đoàn Thái Lan đã nằng nặc đòi SEATO phải được xây dựng theo kiểu mẫu NATO [32, tr.271], nghĩa là phải có một lực lượng quân sự chung và khi một trong số các nước thành viên lâm chiến thì những nước còn lại đương nhiên phải trợ giúp quân sự. Nhưng đề nghị này đã bị các nước tham dự khác bác bỏ. Lúc bấy giờ, chính Mĩ cũng không muốn phân tán lực lượng quân sự của mình và điều quân khỏi những vị trí chiến lược trên Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, giới cầm quyền Bangkok vẫn luôn tìm cách bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình dành cho SEATO, mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Ngày 21.2.1955, sau khi phê chuẩn Hiệp ước thành lập SEATO, thủ tướng Pibul Songgram nhắc lại rằng nếu phải quyết định có căn cứ quân.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> sự trên lãnh thổ Thái Lan theo quy định của hiệp ước, người Thái sẵn sàng làm chuyện này [32, tr.271]. Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị bàn việc thực thi các điều khoản của hiệp ước Manila diễn ra trong các ngày 23- 25.2.1955 ở Bangkok, hoàng thân Wan nhấn mạnh rằng “các nước có nhu cầu cấp bách cần được tổ chức chúng ta hỗ trợ là Lào, Campuchia và nước Việt Nam tự do [VNCH], và việc các nước này ở cạnh Bangkok [trung tâm của SEATO] seõ toû ra coù ích trong chuyeän naøy” [32, tr.271]. Do Lào và Campuchia từ chối tham gia SEATO, Hoa Kì đã tìm cách lôi hai nước này vào một liên minh kinh tế và tài chính với Thái Lan, để qua đó mà tác động đến đường lối đối ngoại và đối nội của hai nước này. Tháng 10.1954, chính phủ Bangkok tuyên bố quyết định trợ giúp kinh tế cho Lào và Campuchia nhằm “mục đích xây dựng hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Thái Lan”, và cho phép hai nước được nhập và xuaát khaåu haøng hoùa quaù caûnh qua Bangkok maø khoâng phaûi noäp thueá. Thaùng 3.1955, chính phủ Lào đã chấp thuận kế hoạch vừa kể của Bangkok. Hai bên cũng đã thành lập Công ty Liên hợp Lào-Thái nhằm mục đích phát triển nền công nghiệp và thương mại của Lào. Công ty được giao xây dựng một số nhà máy làm đường, xà phòng, chế biến gỗ…. Riêng Hoa Kì đứng ra bảo trợ cho một dự án lớn lao khai thác nguồn thủy điện trên sông Mekong, gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Nhưng phong trào đấu tranh bùng nổ trở lại ở Đông Dương đã làm cho kế hoạch này không được thực hiện.. * *. *. Vị thế suy yếu của các cường quốc Tây Âu ở Đông Nam Á sau chiến tranh Thái Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thu hồi độc lập của các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, giữ vai trò có ý nghĩa quyết định trong tiến trình vừa nêu lại không phải là công sức riêng của người dân Đông Nam Á. Quá trình thu hồi độc lập ở Miến Điện và Malaya thực ra là quá trình chuyển giao quyền lực từ tay chính quyền thực dân Anh sang tay các chính quyền bản xứ. Thực chất này càng được nhìn thấy rõ hơn trong trường hợp của Philippines: Hoa Kỳ đã đề ra kế hoạch dự kiến trao trả độc lập cho Philippines sau một thời kì chuyển tiếp kéo dài 10 năm (1934 – 1944). Nếu có phải bỏ ra công sức riêng , thì đó là trường hợp của Indonesia. Tuy nhiên, Hiệp ước The Hague – kết quả chung cuộc của cuộc chiến Indonesia-Hà Lan – không phải ra đời từ những diễn biến trên mặt trận quân sự, mà chủ yếu được quyết định bởi sức ép ngoại giao mà Hoa Kỳ không ngần ngại tác động lên Hà Lan. Thái Lan – trường hợp ngoại lệ trong suốt thời kì Đông Nam Á sống dưới sự thống trị của thực dân Aâu - Mỹ và Nhật Bản- giờ cũng không còn là ngoại lệ. Sau chiến tranh, Thái.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Lan chỉ có thể giữ vẹn vị thế độc lập nhờ sự trợ lực của một nhân tố ngoài vùng : đó là Hoa Kyø. Tóm lại, các thuộc địa Philippines , Miến Điện, Malaya và Indonesia đều không thể tự thân thu hồi độc lập , Thái Lan cũng không thể tự mình giữ vẹn nền độc lập . Trong chuyện này, các xứ Đông Nam Á còn lại trên bán đảo Đông Dương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ , như diễn biến của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945 – 1954) seõ cho thaá. CHƯƠNG II: PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở ÑOÂNG DÖÔNG — CUOÄC CHIEÁN TRANH ÑOÂNG DÖÔNG LAÀN THỨ NHẤT (1945 – 1954) _________________________ Khác với Hoa Kì và Anh, nhưng tương tự như Hà Lan, Pháp đã chọn theo đường lối tái lập quyền thống trị ở Đông Dương vốn đã bị quân đội Nhật xóa bỏ ngày 9.3.1945 bằng một cuộc đảo chính quân sự và thay bằng các chính phủ bản xứ ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, các dân tộc này đã không công nhận những chính phủ do Nhật dựng lên và đã tự tuyên bố thành lập các nhà nước độc lập riêng lẻ cho từng dân tộc, không lâu sau ngày Nhật tuyên bố đầu hàng. Đi ngược lại khát khao độc lập của các dân tộc Đông Dương, chính sách tái lập chế độ thực dân của Pháp đã làm bùng phát cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945 – 1954). Diễn ra lúc đầu như một cuộc chiến giữa các dân tộc Đông Dương bị xâm lăng và thực dân Pháp – kẻ xâm lược, cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất dần dần trở thành một cuộc đọ sức bằng quân sự giữa hai phe XHCN và TBCN kể từ đầu năm 1950, khi những nhà lãnh đạo Mặt trận Việt minh và đảng Cộng sản Đông Dương quyết định dựa hẳn vào các nước XHCN, mà trước hết là Liên Xô và CHND Trung Hoa vừa được thành lập vài tháng trước đó (1.10.1949), còn giới cầm quyền Pháp một mặt cho ra đời các quốc gia liên kết Việt Nam, Lào và Campuchia, mặt khác ngày càng trông cậy vào sự chi viện từ Hoa Kì hầu có thể tiếp tục cuộc chiến quá đỗi tốn kém đối với nước họ. Giaûi phaùp chia caét Vieät Nam thaønh hai mieàn – keát quaû chung cuoäc cuûa cuoäc chieán – không làm hài lòng cả người Việt Nam lẫn người Mĩ. II.1. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở ĐÔNG DƯƠNG (1945 – 1946).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> II.1.1. Hieäp ñònh Sô boä (6.3.1946). Chính sách của Pháp đối với Đông Dương thời hậu chiến đã được chính phủ lâm thời de Gaulle xác định trong Tuyên bố được công bố ngày 24.3.1945, tức không lâu sau cuộc đảo chính của Nhật xóa bỏ quyền lực của Pháp trên bán đảo Đông Dương. Tuyên bố nêu rõ: “ Liên bang Đông Dương hợp với nước Pháp và các bộ phận khác của cộng đồng thành một Liên hiệp Pháp mà quyền lợi bên ngoài sẽ do Pháp đại diện. Trong Liên hiệp đó, Đông Dương sẽ được hưởng nền tự do rieâng. Người dân Liên bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên hiệp Phaùp... Liên bang Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang riêng do toàn quyền làm chủ tịch và gồm có những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước toàn quyền, lựa chọn trong số người Đông Dương và những người Pháp cư trú ở Đông Dương... Một nghị viện bầu theo kiểu đầu phiếu thích hợp nhất với mỗi nước của Liên bang và trong đó quyền lợi của Pháp sẽ được đại diện, sẽ thông qua các khoản thuế mọi loại, ngân sách liên bang và sẽ thảo luận các dự thảo luật... Quyền tự do báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do tư tưởng và tín ngưỡng và nói chung các quyền tự do dân chủ sẽ là cơ sở của các luật của Đông Dương. Năm nước thành viên của Liên bang Đông Dương khác nhau về văn hóa, nòi giống và tập quán sẽ giữ bản sắc riêng của mình ở bên trong Liên bang. Toàn quyền, trong sự tôn trọng lợi ích của mỗi người, sẽ là trọng tài của mọi người. Các chính phủ địa phương sẽ được cải tổ, các cương vị và chức vụ trong mỗi nước sẽ đặc biệt rộng mở đón những người mỗi nước... Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng một sự tự trị kinh tế có thể tiến đến một sự phát triển đầy đủ về nông nghiệp, công nghiệp và thương mại... Quy chế Đông Dương, như vừa được xem xét, sẽ được hoàn chỉnh sau khi tham khảo ý kiến cuûa caùc cô quan coù thaåm quyeàn cuûa Ñoâng Döông sau giaûi phoùng...” [67, tr.60-61]. Nội dung trên cho thấy chính phủ Pháp (dù là lâm thời) đã sớm xác định chủ trương quay lại Đông Dương. Để thực hiện được ý đồ này, Paris phải vượt qua ba trở ngại. Thứ nhất là chính phủ VNDCCH được thành lập ngày 2.9.1945 tại Hà Nội với người cầm đầu là Hồ Chí Minh. Thứ hai là chính phủ Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc đã được Hội nghị thượng đỉnh Potsdam phân công tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật trên phần phía bắc bán đảo Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở lên. Và cuối cùng là chính phủ Anh được giao tiếp quản phần phía nam bán đảo Đông Dương.. Ngày 2.9.1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Mặt trận Việt Minh quy tụ các tổ chức yêu nước, đã tuyên bố xoá bỏ ách thống trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Ngày 11.9, tướng Douglas Gracey, tư lệnh đạo quân Anh - Ấn gồm 26.000 người, có mặt tại Sài Gòn với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật bại trận trên bán đảo Đông Dương ở phía nam vĩ tuyến 16(33). Dù đã được Lord Louis Mountbatten, Tư lệnh quân Đồng minh ở 33() Theo thoả thuận đạt được ở Hội nghị thượng đỉnh Potsdam (8.1945), quân đội Anh và Trung Quốc có. nhiệm vụ "thu gom và giải giáp quân Nhật, thả các tù binh và tù nhân Đồng minh " ở phía nam và phía bắc.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> vùng Đông Nam Á, giao mệnh lệnh rõ ràng là tránh can dự vào chuyện nội bộ của Việt Nam và chỉ xử lí việc giải giáp quân Nhật, Gracey vẫn công khai bày tỏ ý kiến trước khi rời Ấn Độ đi Sài Gòn rằng “quyền kiểm soát dân sự và quân sự của người Pháp chỉ là vấn đề của vài tuần lễ” [58, tr.148]. Ngày 21.9, Gracey đã vượt quá chỉ thị được giao khi tuyên bố thiết quân luật trong toàn thành phố Sài Gòn. Ngày hôm sau, ông ta còn thả và trang bị vũ khí cho 1400 lính Pháp từng bị quân Nhật giam giữ. Số lính này đã tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm vào các trụ sở công quyền và nhà riêng của người Việt ở Sài Gòn. Ngày 23, các nhà lãnh đạo chính quyền cách mạng đã đáp trả bằng lệnh bãi công. Cuộc xung đột giữa Việt Nam và Pháp khởi phát từ ngày này và mau chóng lan ra khắp miền Nam Việt Nam. Ngày 9.10, Anh kí với Pháp bản ghi nhớ, theo đó Anh công nhận “Cao ủy Cộng hòa Pháp, Toàn quyền Đông Dương hay, trong trường hợp ông này vắng mặt, tư lệnh lực lượng quân sự Pháp ở Viễn Đông được phép thay mặt Cao ủy, sẽ thực hiện quyền lực dân sự trên toàn lãnh thổ Ñoâng Döông”. [8, tr.53]. Cũng trong ngày 9.10, Cao ủy Pháp ở Đông Dương là đô đốc d'Argenlieu đã tuyên bố bằng những lời lẽ mạnh mẽ: “Chúng ta sẽ tái lập các quyền của Pháp ở Đông Dương theo đúng như trước đây... Chủ quyền của Pháp sẽ được tái lập ở khắp nơi trước cuối năm ” [52, tr.169]. Ngày 1.1.1946, Anh chính thức chuyển giao cho Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật ở nam vĩ tuyến 16. Tuyên bố của viên cao ủy hoàn toàn trùng hợp với tuyên bố mà tướng Jean Leclerc, đại diện cá nhân ở Đông Dương của de Gaulle, người đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp, đã đưa ra ngày 30.9.1945: "Tôi quay lại Đông Dương không phải để trao nó lại cho người Đông Dương” [Dẫn lại theo 37, tr.34].. Ngay trong tháng 10.1945 tại Trùng Khánh, Pháp khởi sự thương lượng với Trung Quốc vốn đang có gần 20 vạn quân đóng trên phần bắc bán đảo Đông Dương với danh nghĩa chính thức giải gíap quân đội Nhật. Ngày 28.2.1946, hai bên kí Hiệp ước gồm các thoûa thuaän sau: Phaùp seõ ñöa quaân vaøo mieàn Baéc Ñoâng Döông thay theá quaân Trung Hoa daân quốc; bù lại, Trung Quốc sẽ nhận lại các quyền lợi mà Pháp đang nắm giữ trên lãnh thổ Trung Quốc, như các tô giới ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông, đất Quảng Châu Loan. Pháp cũng sẽ bán lại cho Trung Quốc đường sắt Côn Minh – Lào Cai, hàng hóa Trung Quốc được phép vận chuyển miễn thuế ra vào cảng Hải Phòng. Kiều dân Trung Quốc sẽ được hưởng một quy chế mới. Việc quân Pháp thay quân Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15.3.1946 và phải hoàn thành muộn nhất vào ngày 31.3.1946 (34). Một cuộc chiến tương tự như ở miền Nam sẽ bùng phát ở miền Bắc, nếu quân Pháp vào đây thay quân Trung Hoa trong lúc chính phủ VNDCCH và đại diện chính phủ Pháp ở Đông Dương chưa đạt được một thỏa thuận nào về chuyện này. Vì những lí do khác nhau, cả hai bên đều muốn tránh một viễn cảnh như vậy. Việt Nam và Pháp đã khởi sự thương lượng sau khi Hiệp ước Trùng Khánh được kí kết. Cuộc đàm phán đã diễn ra rất gay go và vấp phải hai khó khăn lớn: đó là từ “độc lập” vó tuyeán 16. 34() Quaân Anh ruùt khoûi mieàn Nam Ñoâng Döông cuõng trong thaùng 3.1946..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> và quy chế của Nam Kỳ. Đoàn Việt Nam kiên quyết đòi Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập, trong lúc đại diện Pháp muốn tránh né một cam kết rõ ràng như vậy bằng các công thức quanh co, như: độc lập trong Liên bang Đông Dương, độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, độc lập cùng với sự duy trì Liên bang Đông Dương một bên, khối Liên hiệp Pháp một bên, tự trị trong Liên bang Đông Dương. Về vấn đề Nam Kì, phía Pháp đòi để Nam Kì tự quyết định vị thế của mình trong quan hệ với Việt Nam, trong lúc Hồ Chí Minh không từ bỏ lập trường Việt Nam phải là một nước thống nhất bao gồm cả ba kì. Phải đến 16.00 giờ ngày 6.3, giữa lúc tàu chiến Pháp đến sát cảng Hải Phòng và đã bắn nhau với quân Trung Quốc từ 8.30 giờ đến gần 11 giờ, các đại diện của VNDCCH là Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh, còn của Cộng hòa Pháp là Jean Sainteny mới kí vào Hiệp định Sơ Bộ. Hiệp định Sơ Bộ ghi nhận những thỏa thuận sau: - Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng và là một thành phần trong Liên bang Đông Dương ởø trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc thống nhất ba kì, Pháp cam kết thừa nhận những quyết định mà nhân dân Việt Nam sẽ trực tiếp phán quyết; - Chính phủ Việt Nam đồng ý để quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa theo cách thức được nêu trong bản phụ khoản; - Hai bên quyết định ngay mọi phương sách cần thiết để đình chỉ xung đột, giữ nguyên quân đội tại chỗ nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc mở ngay các cuộc điều đình về quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác, chế độ tương lai của Đông Dương và quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại Việt Nam. Phụ khoản đính kèm mang chữ kí của đại diện Việt Nam là Võ Nguyên Giáp, của các đại diện Pháp là Jean Sainteny và Raoul Salan. Phụ khoản có các nội dung sau: - 10 ngàn quân Việt Nam và 15.000 quân Pháp thay thế quân Trung Hoa và được đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp có các đại diện Việt Nam hợp tác. Một hội nghị tham mưu Việt – Pháp sẽ quy định cách sử dụng các đội quân Pháp và Việt Nam. Các ủy ban binh vụ Pháp – Việt ở tất cả các cấp sẽ duy trì sự liên lạc giữa quân đội Pháp và quân đội Việt Nam; - Các đơn vị Pháp canh giữ quân Nhật sẽ hồi hương tối đa trong 10 tháng, các đội quân Pháp hợp tác với quân Việt Nam để giữ gìn trật tự và phòng vệ đất nước Việt Nam sẽ được quân Việt Nam thay thế theo tỉ lệ 1/5 mỗi năm, nghĩa là sự thay thế đó sẽ hoàn tất trong thời hạn 5 năm. Thời hạn phục vụ của các đơn vị bảo vệ các căn cứ không quân, hải quân sẽ được quy định sau; - Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và Việt Nam đóng giữ, sẽ có khu vực riêng cho hoï; - Pháp cam kết không dùng tù binh Nhật vào những việc có mục đích quân sự. Như vậy, Việt Nam đã từ bỏ từ “độc lập” để đổi lấy cam kết của Pháp về việc rút hết quân khỏi Bắc Kì trong thời hạn 5 năm. Còn về Nam Kì, hai bên đạt được một thỏa thuận mang tính tương nhượng. II.1.2. Tạm ước (14.9.1946)..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tuy Hiệp định Sơ bộ được chính phủ Pháp sớm phê duyệt trong ngày 9.3, nhưng phải đến ngày 12.3, Paris mới biết nội dung của Phụ khoản. Văn kiện này lập tức gây ra một phản ứng hoàn toàn trái ngược, như đã được phản ánh trong công hàm đề ngày 13.3 do bộ Ngoại giao Pháp soạn thảo: “Việc gạt bỏ quân ta dần dần như vậy đã đặt ra một thời hạn chưa bao giờ chúng ta nghĩ tới cho mọi sự hiện diện của nước Pháp tại Bắc Kỳ, Trung Kỳ và có thể cả ở Nam Kỳ nữa. Cùng một lúc, mọi hệ thống xây dựng trên nguyên tắc “một nước Việt Nam được coi như một bộ phận hữu cơ của Liên bang Đông Dương” có nguy cơ đổ vỡ. Vị trí của chúng ta tại Campuchia và tại Lào cũng vì đó mà sẽ bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, dưới áp lực của mọi thứ chủ nghĩa quốc gia bản địa được cả người Việt Nam lẫn người Thái Lan khuyến khích, chúng ta cũng có thể nhanh chóng rơi vào nguy cơ mất hết ảnh hưởng chính trị tại hai nước này ”. Công hàm viết tiếp: “Quả thật không những địa vị của chúng ta tại Đông Dương bị lung lay một cách nghiêm trọng vì sự kiện đó [quân Pháp ở Bắc Kỳ sẽ được quân Việt Nam thay hết trong vòng 5 năm], mà những hiệp định vừa mới kí kết với Trung Quốc cũng như sự hi sinh lớn lao mà những hiệp định này biểu hiện về phía nước Pháp cũng tỏ ra là vô hiệu. Trước khi phát biểu quan điểm của mình về vấn đề nghiêm trọng này, chính phủ có trách nhiệm phải nghiên cứu những phương tiện chúng ta còn nắm trong tay nhằm duy trì ảnh hưởng của chúng ta và bảo vệ quyền lợi của chúng ta tại Đông Dương trong giả thiết mà chúng ta tự coi mình như bị ràng buộc bởi chữ kí của ông Sainteny”[21, tr.234-235]. Đó là những phương tiện nào ? Ngay trong ngày 13.3, bộ trưởng bộ Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet đánh điện cho d'Argenlieu: “... chúng ta có thể tổ chức một chiến dịch tuyên truyền nhằm cản trở không cho nó sáp nhập với Bắc Kì, dưới khẩu hiệu “Nam Kì của người Nam Kì”. Viên cao ủy Đông Dương đồng thời bị cảnh báo rằng “từ rày về sau đừng kí một hiệp định nào với bất cứ tính chất nào khi văn bản của nó chưa được trình lên cho Chính phủ duyệt. Hãy dè dặt cân nhắc trong vấn đề thay quân [21, tr.236]. Vài ngày sau, viên cao ủy Đông Dương còn được cấp trên trực tiếp là Moutet báo cho biết rằng“chính ông bộ trưởng Ngoại giao đã kịch liệt phản đối bản hiệp định quân sự” [21, tr.237]. Chính là trong bối cảnh trên, d'Argenlieu đã thực hiện một số động thái vi phạm Hiệp định Sơ bộ theo hướng xây dựng một Liên bang Đông Dương phù hợp với nội dung bản tuyên bố ngày 24.3.1945 của Chính phủ lâm thời Pháp. Nghiêm trọng nhất trong số này là hai sự kiện sau. Ngày 3.6.1946, ủy viên Cộng hòa Pháp ở Nam Kì là Jean Cédile kí Hiệp ước công nhận Cộng hòa Nam Kì là một quốc gia tự trị, có chính phủ, nghị viện, tài chính, quân đội riêng nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp, nghĩa là có quy chế ngang hàng với VNDCCH. Ngày 1.8.1946, d'Argenlieu khai mạc một hội nghị “liên bang” tại Đà Lạt nhằm xác định vị trí trong Liên bang Đông Dương của không những Vöông quoác Laøo, Vöông quoác Campuchia, maø cuûa caû Nam Kì. Cả hai sự kiện trên đều diễn ra giữa lúc Hồ Chí Minh đang có mặt ở Paris và cuộc họp Pháp - Việt đang diễn ra ở Fontainebleau, một thành phố nhỏ cách Paris khoảng 60km. Diễn ra từ ngày 6.7.1946, Hội nghị đã bàn thảo các vấn đề sau: - Vị trí của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp và quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài;.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Xây dựng Liên bang Đông Dương; - Hợp nhất ba kì và trưng cầu dân ý ở Nam Kì; - Kinh teá; - Soạn dự thảo hiệp ước. Ngày 11.7, đoàn Pháp đã trao cho đoàn Việt Nam công hàm chính đề cập đến quan ñieåm cuûa Phaùp veà vò trí cuûa Vieät Nam trong Lieân hieäp Phaùp. Coâng haøm neâu roõ: “... Lieân hiệp Pháp chỉ tồn tại thật sự trong chừng mực mà tất cả các thành viên quán triệt hòng mong muốn phục vụ một lí tưởng chung, lí tưởng dân chủ và xã hội là tài sản chung của hai dân tộc chúng ta... Chính việc góp chung tiềm năng quân sự và kinh tế của chúng ta sẽ đảm bảo sự vững chắc của toàn bộ hệ thống... Cho nên sự phòng thủ bên ngoài của nước Việt Nam chỉ có thể tổ chức cùng với và đồng thời lực lượng Việt Nam và Liên hiệp Pháp. Các quan hệ ngoại giao của mỗi thành viên của Liên hiệp Pháp với các quốc gia khác chỉ có thể được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền của Liên hiệp Pháp, mỗi thành viên đều có khả năng nói lên tiếng nói của mình trong nội bộ cộng đồng này. Điều lô gích là mỗi thành viên của Liên hiệp Pháp yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của cộng đồng này cung cấp cố vấn, chuyên gia, kĩ thuật viên về mọi lĩnh vực mà họ cần”. Ngày 17.7, trưởng đoàn Pháp là Max André giải thích thêm: “Quan niệm của chúng tôi về Liên hiệp Pháp không phải là quan niệm về một đồng minh, mà là quan niệm về các quốc gia được gắn bó chặt chẽ với nhau bằng những cơ quan chung”. Nói cách khác, quan hệ của Việt Nam với Pháp là một thứ quan hệ được xây dựng dựa theo luật quốc nội. Ngày 12.7, đoàn Việt Nam trao cho Pháp công hàm phản ánh quan điểm của Việt Nam: “Các quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được xác định qua con đường hiệp ước. Những quan hệ đó được xác lập trên những nền tảng sau đây: a/ tự nguyện gia nhập; b/ bình đẳng về quy chế; c/ đoàn kết để bảo vệ lợi ích chung. Việt Nam sẵn sàng tham gia một nghị viện của Liên hiệp Pháp với điều kiện được đại diện tương xứng với dân số nước mình và nghị viện đó chỉ là tư vấn thôi, có vai trò gửi các kiến nghị cho các quốc gia thành viên. Ngoài nghị viện ra, cần có các cuộc hội kiến hàng năm giữa các thủ tướng hay đại diện của họ. Mỗi chính phủ thành viên Liên hiệp Pháp được đại diện bên cạnh các thành viên khác bằng một đại biểu có quy chế ngoại giao và trực thuộc bộ trưởng ngoại giao nước mình”. Trong cuoäc hoïp baùo dieãn ra cuøng ngaøy, Hoà Chí Minh boå sung vaøo coâng haøm treân: “Về phương diện chính trị, các quan hệ giữa Pháp và Việt Nam phải xuất phát từ một hiệp ước. Hiệp ước đó phải dựa trên nguyên tắc cơ bản: quyền của các dân tộc tự quyết định số phận của mình. Về phương diện kinh tế và văn hóa, chúng tôi chủ trương liên kết với nước Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Sẽ đoàn kết mỗi khi có vấn đề lợi ích chung. Sự tồn tại của Liên bang Đông Dương là do sự cần thiết phối hợp các hoạt động của Vieät Nam, Laøo vaø Campuchia. Caên baûn noù phaûi mang noäi dung kinh teá. Veà phaàn mình, Vieät Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn hai nước láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu. Nhưng Việt Nam kiên quyết ngăn chặn Liên bang trở thành một thứ chế độ toàn quyền trá.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> hình” [21, tr.276-277]. Như vậy, Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với Pháp như quan hệ giữa hai nước độc lập với nhau. Một trở ngại quan trọng khác là vấn đề Nam Kì. Trưởng đoàn Việt Nam là Phạm Văn Đồng quyết liệt phản đối sự ra đời của Cộng hòa Nam Kì và tuyên bố chỉ Hội nghị Fontainebleau mới có thẩm quyền thảo luận vấn đề này. Ngày 12.9.1946, Hội nghị Fontainebleau đã đổ vỡ vì hai bất đồng trên. Tuy không thể đạt đến một thỏa thuận chung cuộc, nhưng cũng không muốn nhìn thấy Hội nghị kết thúc mà không đạt được một kết quả gì, thủ tướng Pháp Georges Bidault và chủ tịch VNDCCH đồng ý sẽ cố kí một hiệp định hạn chế về vài vấn đề cấp bách. Nửa đêm ngày 14.9, Hồ Chí Minh đã đến nhà Marius Moutet. Tại đây, hai người đã kí Tạm ước coù noäi dung chính nhö sau: “A/ Hai chính phủ khẳng định lại chính sách kí các hiệp định và hợp tác của Hiệp định sơ bộ ngày 6.3.1946 và nói mục đích của bản Tạm ước là thông qua các hiệp định hạn chế đạt những giải pháp cho những vấn đề chính đang đặt ra giữa Việt Nam và Pháp, góp phần tạo nên một không khí yên tĩnh và tin cậy trong tương lai gần để tiếp tục các cuộc thương lượng về một hiệp ước tổng quát chính thức. Các cuộc thương lượng đó sẽ được nối lại càng sớm càng tốt và không được chậm quá tháng 1.1947; B/ Việt Nam chấp nhận nguyên tắc một liên minh thuế quan và tiền tệ. Đồng bạc Đông Dương sẽ nằm trong khu vực đồng franc. Sẽ thành lập một viện phát hành giấy bạc. Sẽ có một ủy ban liên hợp nghiên cứu việc khôi phục giao thông giữa Việt Nam và các nước khaùc thuoäc Lieân bang Ñoâng Döông vaø Lieân hieäp Phaùp. Trong khi chờ đợi kí một hiệp định chính thức về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác, một ủy ban liên hợp sẽ sắp xếp những biện pháp để đảm bảo có đại diện lãnh sự của Việt Nam ở các nước láng giềng. C/ Vieät Nam daønh öu tieân duøng caùc chuyeân vieân Phaùp. Vieät Nam treân nguyeân taéc coù ñi coù laïi cam keát khoâng ñaët taøi saûn vaø caùc doanh nghieäp Pháp ở Việt Nam dưới một chế độ chặt chẽ hơn tài sản và doanh nghiệp Việt Nam. Quy chế các tài sản và doanh nghiệp Pháp chỉ được sửa đổi do sự thỏa thuận giữa hai chính phủ, các tài sản mà chính phủ Việt Nam đã trưng thu sẽ trả lại cho chủ. Viện Pasteur sẽ được khôi phuïc veà quyeàn vaø taøi saûn. D/ Kiều dân Pháp ở Việt Nam được hưởng quyền tự do định cư và các quyền tự do dân chủ như người bản quốc. Kiều dân Việt Nam ở Pháp cũng được hưởng những quyền như thế. Về vấn đề nghiên cứu khoa học và việc mở trường ở Việt Nam và Pháp cũng theo nguyeân taéc coù ñi coù laïi nhö theá. E/ Hai chính phủ quyết định chấm dứt các hoạt động thù địch và bạo lực ở Nam Kì và.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Nam Trung Bộ. Các tù chính trị và tù binh sẽ được thả. Sẽ chấm dứt tuyên truyền thù địch từ caû hai phía. F/ Hai chính phủ sẽ quy định ngày và thể thức trưng cầu dân ý nói trong Hiệp định Sơ boä ngaøy 6 thaùng 3. G/ Một nhân vật do chính phủ Việt Nam chỉ định và được chính phủ Pháp chấp thuận sẽ được ủy nhiệm bên cạnh cao ủy để giữ sự hợp tác không thể thiếu được nhằm thực hiện các sự thỏa thuận này. Cuộc Hội nghị Fontainebleau sẽ tiếp tục vào tháng 1 năm 1947. Tạm ước sẽ có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 1946.”. II.1.3. Quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Pháp sau Tạm ước. Nội dung của Tạm ước cho thấy VNDCCH đã đáp ứng những yêu cầu chính của Pháp: Liên bang Đông Dương, thống nhất quan thuế, tiền tệ, phối hợp giao thông, dành ưu tiên cho Pháp liên quan đến cố vấn và chuyên gia, trả lại tài sản cho người Pháp và dành cho họ sự dễ dàng trong sinh hoạt kinh tế. Về phần mình, Pháp tái khẳng định cam kết tổ chức trưng cầu dân ý ở Nam Kì và chấm dứt chiến sự vào ngày 30.10.1946. Một tuần sau khi Tạm ước được kí, Marius Moutet đã gửi cho d'Argenlieu Chỉ thị chính trị nêu rõ: “Nếu Tạm ước phải được phía chúng ta thi hành nghiêm chỉnh thì trước hết chính là để khơi động một sự giảm bớt căng thẳng, để nhờ vào đó chúng ta cần xem xét lại toàn bộ chính sách của mình. Chúng ta cần cố gắng khơi dòng cho sự hòa dịu đó ngay từ bây giờ và tránh mọi động thái có thể đầu độc quan hệ Pháp – Việt trước ngày Tạm ước có hiệu lực, tức 30.10.1946... Thực tế, chúng ta không được phéùp tính đến một chính sách bạo lực với hi vọng thành công vì khả năng quân sự hiện nay và sau này của ta có hạn... Chính phủ đã quyết định thi hành tại Nam Kì một chính sách có tính chất dân chủ thực sự vì đó là chính sách duy nhất có thể cải thiện tình hình địa phương ở Nam Kì, nhưng cũng cần thiết để giải quyết toàn bộ vấn đề Việt Nam nói chung. Nhiệm vụ của Ngài là cho thi hành càng nhanh càng hay Điều 9 của Tạm ước, là điều khoản nhằm thiết lập những quyền tự do dân chủ ở Nam Kì (...). Chính phủ Pháp không sợ sự phát triển của một nền dân chủ thực tình tại Nam Kì, ngay cả khi một chế độ tự do như vậy sớm muộn sẽ dẫn đến sự thống nhất ba kì, dưới hình thức này hay hình thức nọ ”[21, tr.316-319]. Ngày 1.10, bộ Quốc phòng đã gửi đến d'Argenlieu chỉ thị kí những hiệp định tham mưu với phía Việt Nam để bổ sung Tạm ước. Như vậy, Paris đã chỉ thị cho viên cao ủy Pháp ở Đông Dương nghiêm túc thực hiện Tạm ước, nhất là ở nội dung đình chỉ chiến sự ở Nam Kì và Nam Trung Kì, nhằm tạo bầu không khí thuận lợi tiến đến kí bản hiệp định chung cuoäc, loâi keùo Vieät Nam vaøo Lieân bang Ñoâng Döông vaø Lieân hieäp Phaùp..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Tuy nhiên, cơ hội để hai bên tiếp tục đàm phán ngày càng bị thu hẹp do những cuộc đụng độ quân sự diễn ra ngày càng nhiều, nghiêm trọng nhất là vụ Pháp bắn phá Lạng Sơn ngày 27.10.1946, Hải Phòng ngày 23.11.1946. Những cuộc xung đột vừa nêu đã đẩy quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và các giới chức Pháp có mặt ở Việt Nam đến bờ vực của chieán tranh. Taïi cuoäc hoïp cuûa UÛy ban lieân boä Ñoâng Döông dieãn ra ngaøy 23.11, d'Argenlieu đang có mặt ở Paris đã đề nghị “ngừng thi hành Tạm ước” và lên tiếng trách Chính phủ đã không kiên quyết trong vấn đề Nam Kì. Vài ngày sau, Valluy, Tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, người đang tạm quyền thay d'Argenlieu trong thời gian ông này về Pháp, đã gửi điện về Paris xin thêm viện binh. Ngày 6.12, Valluy gửi điện về Paris xin được dùng vũ lực mở đường Hà Nội – Hải Phòng. Tuy nhiên, các giới chức có thẩm quyền ở Paris đã không đồng ý. Ngày 11.12, Moutet baùo cho Valluy bieát chính phuû khoâng theå taêng vieän cho Ñoâng Döông vaø giao cho Sainteny – ủy viên Cộng hòa Pháp ở Bắc bộ – nhiệm vụ thuyết phục Hồ Chí Minh cải thiện tình hình. Sau đó, Chính phủ mới xem xét có nên bổ sung quân viện không. Veà phaàn mình, Chính phuû Vieät Nam cuõng coá tìm caùch vaõn hoài tình hình vaø lieân tieáp đưa ra nhiều đề nghị nhằm giải tỏa tình trạng căng thẳng trong quan hệ với giới chức Pháp ở Việt Nam. Ngày 15.12, Hồ Chí Minh nhờ Sainteny chuyển một bức điện cho Chính phủ Pháp, trong đó ông đưa ra những đề nghị sau: phía Việt Nam sẽ yêu cầu dân chúng hồi cư và vãn hồi đời sống kinh tế bình thường, lập lại giao thông bình thường trên các trục chính, dân chúng sẽ hủy bỏ các biện pháp tự vệ; phía Pháp trở lại các vị trí trước ngày 20.11, chấm dứt càn quét và khủng bố ở Nam Bộ và Nam Trung bộ; hai bên thỏa thuận đưa vào hoạt động các ủy ban thi hành Tạm ước ở Hà Nội và Sài Gòn. Tuy nhiên, mãi đến 20.12 bức điện mới được chuyển đến Paris. Từ ngày 17.12, các đơn vị quân Pháp tiến hành nhiều hoạt động càn quét, gây hấn và khiêu khích ở Hà Nội. Ngày 19.12.1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chieán choáng Phaùp. II.1.4. Chieán tranh Vieät-Phaùp buøng noå. Trách nhiệm để cho chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ trước hết thuộc về giới thực dân ở Đông Dương, mà đại diện là cao ủy d’Argenlieu, nhưng lại là diễn biến nằm ngoài ý đồ của Paris. Chiều ngày 20.12, sau khi được tin chiến sự đã khởi diễn, thủ tướng Blum đã gửi, qua trung gian tướng Valluy( quyền cao ủy Đông Dương) đến Hồ Chí Minh một bức điện, trong đó có đoạn: “Chúng tôi nhấn mạnh rằng cần ra ngay lệnh đình chỉ xung đột. Đại diện Chính phủ sắp đến. Chúng tôi mong muốn duy trì hòa bình và thi hành các hiệp định nếu là trung thực. Không một sự vi phạm nào được chấp nhận ” [65, I, tr.114]. Blum đã đề nghị Leclerc - một người có quan điểm ôn hòa về vấn đề Việt Nam và vừa trở về Paris sau chuyến đi thị sát tình hình ở Việt Nam - sang làm tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương, rồi sau đó kiêm cao ủy. Nhưng ông này đã từ chối [65, I, tr.120]. Bản thân Blum cũng không cầm quyền được lâu..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Ngày 11.3.1947, Paul Ramadier (trở thành thủ tướng Pháp ngày 17.1.1947) tuyên bố: “Nước Pháp không sợ sự thống nhất ba kì An Nam nếu đúng là nguyện vọng của nhân dân, và cũng không sợ chấp nhận độc lập của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp và Liên bang Đông Dương” [65, I, tr.121]. Tân thủ tướng Pháp đã cử sang Đông Dương một cao ủy mới: Emile Bollaert, một người không thạo tình hình Đông Dương và cũng không thực tâm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Ngày 12.5.1947, tại thị xã Thái Nguyên đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Paul Mus, cố vấn của Bollaert, và Hồ Chí Minh. Đại diện Pháp đã nêu các điều kiện để đi đến ngừng bắn và thương lượng, cụ thể là phía Việt Nam phải chấm dứt ngay mọi hành động đối địch, khủng bố và tuyên truyền, và nộp một phần quan trọng vũ khí; quân Pháp được tự do đi lại trong phần lãnh thổ do Việt Nam kiểm soát; hai bên trao trả con tin, tù binh và hàng binh. Đánh giá đây là các điều kiện buộc phải đầu hàng, Hồ Chí Minh đã bác bỏ. II.1.5. Giải pháp Bảo Đại. Sau cuộc tiếp xúc không kết quả nói trên, chính quyền Pháp ở Đông Dương từ bỏ hẳn con đường đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh và khởi sự xúc tiến một kế hoạch khác: mở cuộc tiến công vào chiến khu Việt Bắc nhằm, theo báo cáo mà Valluy, tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương, gửi thủ tướng Ramadier mùa thu năm 1947: “Vô hiệu hoá, thậm chí bắt chính phủ Hồ Chí Minh, để thương lượng trên thế mạnh với Bảo Đại và thành lập dưới sự chỉ đạo của Bảo Đại một chính phủ được chúng ta thừa nhận và chống lại các lãnh tụ Việt Minh bị dồn vào thế phiến loạn”. Như vậy, kế hoạch gồm hai phần: một cuộc tiến công quân sự lớn được gọi là Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 và giải pháp Bảo Đại. Tuy Ramadier từ chức và ngày 22.11.1947, Robert Schumann lên thay, giải pháp Bảo Đại vẫn được Paris tiếp tục. Sau hai lần dàn xếp không thành bất chấp các hiệp định Hạ Long được kí ngày 7.12.1947 và 5.6.1948, ngày 8.3.1949, tại điện Élysée (dinh tổng thống Pháp), Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol kí Hiệp định Élysée dưới dạng một loạt các bức thư mang chữ ký của hai người. Nội dung của Hiệp định là: Pháp công nhận Việt Nam là nước độc lập với tư cách là nước liên kết trong khuôn khổ Liên hiệp Phaùp (chính phuû trung öông Vieät Nam coù coá vaán chính trò Phaùp beân caïnh); Vieät Nam coù toå chức hành chính, tư pháp, quân đội riêng (với huấn luyện viên là người Pháp); quân đội Liên hiệp Pháp được đóng trên đất Việt Nam và được hoàn toàn tự do hành động; lúc có chiến tranh, tất cả quân đội Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy của người Pháp; đồng tiền Việt Nam phụ thuộc vào đồng franc, quyền phát hành giấy bạc vẫn ở trong tay Ngân hàng Đông Dương; tất cả các trường đại học Việt Nam dùng tiếng Pháp; sự thống nhất Nam Bộ vào Việt Nam được thực hiện sau khi trưng cầu ý kiến dân Nam Bộ hay những người đại diện cho họ và phải được Nghị viện Pháp chấp thuận( 35); hoạt động ngoại giao của Việt Nam sẽ gắn với các hoạt động ngoại giao của Liên hiệp Pháp; các trưởng đoàn ngoại giao nước ngoài sẽ trình thư ủy nhiệm cho tổng thống Pháp và hoàng đế Việt Nam; các trưởng đoàn 35() Thực ra một không cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức cả. Ngày 4.6.1949, tổng thống Auriol đã kí. Luật 49-733 chấm dứt quy chế thuộc địa của Nam Bộ và trả vùng đất này lại cho chính phủ Bảo Đại..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> ngoại giao Việt Nam sẽ nhận thư ủy nhiệm của tổng thống Pháp với chữ kí của hoàng đế Việt Nam; chính quyền Việt Nam chỉ được phép lập đại sứ quán ở Thái Lan, Trung Hoa dân quốc và Tòa thánh Vatican; tiếng Pháp là ngôn ngữ dùng trong hoạt động ngoại giao cuûa Vieät Nam. Ngày 1.9.1949, Quốc gia Việt Nam được tuyên bố thành lập ở Sài Gòn với Bảo Đại là quốc trưởng, Nguyễn Văn Xuân là thủ tướng, du ømãi đến ngàùy 29.1.1950, Hiệp định Élysée mới được Hạ viện Pháp phê chuẩn. Bằng hành động này, Pháp xem như đã chính thức từ bỏ chủ quyền đối với Việt Nam. II.2. CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. II.2.1. Quan điểm của chính phủ Hoa Kì về Đông Dương trước năm 1949. – Quan ñieåm cuûa toång thoáng F. Roosevelt Tại Hội nghị Đại Tây Dương diễn ra trong tháng 8.1941, tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt lần đầu tiên bộc lộ quan điểm riêng về số phận của các dân tộc thuộc địa trước sự hiện diện của thủ tướng Anh W.Churchill: “Tôi không thể tin rằng chúng ta có thể đánh bại ách nô lệ phát xít mà chẳng phải làm gì để giải phóng các dân tộc khắp nơi trên thế giới khỏi chính sách thuộc địa lỗi thời” [46a, tr.90]. Tại cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra trong ngày 21.7.1943, Roosevelt tái khẳng định quyết tâm của ông là thiết lập chế độ ủy thác (trusteeship) ở Đông Dương nhằm chuẩn bị cho sự độc lập hoàn toàn vào một thời điểm thích hợp sau chiến tranh [22, tr.237]. Trong giác thư đề ngày 24.1.1944 gửi bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull, tổng thống Roosevelt viết: “Pháp đã có đất nước gồm 30 triệu dân này trong gần 100 năm, và người dân ở đây đã sống tệ hơn so với lúc Pháp đến. Pháp đã vắt kiệt đất nước này trong suốt 100 năm. Dân Đông Dương có quyền được hưởng điều tốt đẹp hơn thế” [43, tr.42-43]. Đó cũng là những lời lẽ mà chủ nhân Nhà Trắng đã phát biểu không lâu trước đó tại buổi gặp riêng nhà lãnh đạo Xôviết I. Stalin trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh Teheran diễn ra vào cuối tháng 11 – đầu tháng 12.1943. Roosevelt cũng tỏ thái độ đồng tình với nhận xét của Stalin là các nước Đồng minh không thể đổ máu để cho nước Pháp khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương, hơn nữa lẽ ra người Pháp còn phải bị trừng phạt vì đã hợp tác với Đức quốc xã. Roosevelt kiên trì với quan điểm này đến mức khước từ lập quan hệ với các nhóm kháng chiến Pháp ở Đông Dương, ngay cả sau khi Nhật làm đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở đây. Nếu không ủng hộ việc người Pháp quay lại Đông Dương, thì Roosevelt mong muốn tương lai nào cho vùng đất này? Cũng tại Hội nghị Teheran, ông đã cho rằng nên bổ nhiệm đến Đông Dương ba – bốn người bảo trợ để chuẩn bị cho người dân xứ này tự cai trị sau 30 – 40 năm nữa. Quan điểm này được ông trình bày rõ ràng hơn trong giác thư gửi Cordell.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Hull đã được nhắc ở trên: “Đông Dương sẽ không bị trao lại cho Pháp và sẽ được cai trị bằng một sự ủy thác quốc tế” [43, tr.43]. Hơn một năm sau, quan điểm của Roosevelt về vai trò của người Pháp ở Đông Dương về cơ bản vẫn không thay đổi. Trong cuộc gặp riêng Stalin diễn ra ngày 8.2.1945 tại Hội nghị thượng đỉnh Yalta, Roosevelt cổ vũ cho việc thiết lập một chế độ ủy thác ở Đông Dương, nhưng không giấu nỗi băn khoăn rằng người Anh sẽ phản đối kịch liệt. Quả nhiên, tại phiên họp toàn thể diễn ra ngày 9.2, Churchill đã tỏ thái độ chống đối kịch liệt, khi bộ trưởng Ngoại giao Mĩ đề nghị các thành viên tương lai của HĐBA LHQ sẽ trao đổi ý kiến quanh vấn đề ủy thác đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đứng trước diễn biến này, Roosevelt đã ngả theo ý kiến của cố vấn Harry Hopkins khi ông này cho rằng “cần có sự phân biệt rõ ràng giữa các đảo thuộc quyền ủy trị của Nhật, các lãnh thổ thuộc về Nhật đại loại như Triều Tiên với các đảo thuộc về những quốc gia rõ ràng là thân hữu, như Pháp chẳng hạn”. Cần nói thêm ở đây rằng đề xuất trên thực ra đã được phái đoàn Mĩ đưa ra để thảo luận ở Hội nghị Dumbarton Oaks (thủ đô Washington) vào tháng 8.1944. Cuối cùng, biên bản về công việc của Hội nghị Crưm được thông qua lúc Hội nghị bế mạc đã ghi rằng năm nước thành viên thường trực HĐBA LHQ sẽ chỉ thảo luận về chế độ ủy thác đối với những lãnh thổ nào: a) từng thuộc quyền ủy trị của HQL trước đây; b) được thu lại từ tay các quốc gia thù địch; c) tự nguyện đăït dưới quyền ủy thác của LHQ [46a, tr.189]. Sự thay đổi nêu trên trong lập trường của Roosevelt diễn ra không chỉ dưới tác động của sự phản đối quyết liệt từ thủ tướng W. Churchill, mà còn do vị thế đối ngoại của Pháp đã được nâng cao đáng kể: tháng 8.1944, Pháp đã được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã và được công nhận là một thành viên thường trực của HĐBA tại Hội nghị Yalta. Đó là chưa kể quan hệ Pháp – Mĩ đã được cải thiện: Pháp từ đây được Hoa Kì tính đến như một đồng minh trong cuộc chiến tranh chống Đức quốc xã. Lập trường mới của Roosevelt về Đông Dương được ông trình bày rõ hơn tại buổi hội đàm diễn ra ngày 15.3.1945 với Charles Taussig, cố vấn về các vấn đề Carribean: “Nếu chúng ta có thể có được lời cam kết từ phía Pháp rằng họ đảm nhận các nghĩa vụ của ủy thác, tôi sẽ đồng ý cho Pháp giữ các thuộc địa này với điều kiện độc lập sẽ là mục tiêu cuoái cuøng”. – Quan ñieåm cuûa toång thoáng H. Truman. Sau khi Roosevelt qua đời (4.1945), quan điểm cuối cùng của ông về số phận Đông Dương được người kế vị tiếp nhận. Trong bức điện đề ngày 8.5.1945 thuật lại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault, Ngoại trưởng Mĩ Edward R. Stettinius Jr. ghi: “Đã nói rõ với Bidault rằng hoàn toàn không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ này đặt thành vấn đề – ngay cả bằng cách ngụ ý – chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương ”. Lập trường này được vị bộ trưởng ngoại giao mới James F. Byrnes nhắc lại trong bức điện số 657 đề ngày 3.8.1945 gửi Max W. Bishop, thư kí của Ủy ban Mĩ tại New Dehli, Ấn Độ: “Mĩ không có ý phản đối việc Pháp lập lại sự kiểm soát của họ ở Đông Dương và không có Tuyên bố chính thức nào của chính phủ Mĩ đặt thành vấn đề – ngay cả bằng cách ngụ ý –.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> chủ quyền của Pháp ở Đông Dương” [14, tr.51]. Trong cuộc gặp gỡ tướng de Gaulle, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Cộng hòa Phaùp, dieãn ra ngaøy 24.8.1945 taïi Washington, toång thoáng Truman tuyeân boá coâng nhaän chuû quyền của Pháp ở Đông Dương. Theo lời de Gaulle, Truman còn hứa: “Đối với Đông Dương, chính phủ Mĩ sẽ không làm gì để ngăn Pháp trở lại nơi đó”[36, tr.468]. Như vậy, sau Hội nghị Yalta, Hoa Kì không còn đặt thành vấn đề khả năng người Pháp phục hồi chủ quyền của họ ở Đông Dương. Hoa Kì đồng thời lưu ý rằng người Pháp nên nghĩ đến sự cần thiết “xây dựng một chính phủ tự trị và phát triển các định chế tự do cho người bản xứ” (Phát biểu của phái đoàn Mĩ ở Hội nghị San Francisco tháng 5.1945)[22, tr.27]. Sự thay đổi lập trường nêu trên hẳn là nguyên nhân khiến chính phủ Truman khước từ xem xét các yêu cầu được Hồ Chí Minh nêu ra trong các bức thư, điện văn và công hàm gửi đến Washington từ tháng 8.1945 đến tháng 2.1946. Điện văn đề ngày 17.10.1945 đề nghị cho VNDCCH tham gia Ủy ban tư vấn Viễn Đông. Các điện văn đề ngày 17.1.1946 và 18.2.1946 đề nghị Truman và các nhà lãnh đạo Trung Hoa dân quốc và Liên Xô mang vấn đề Việt Nam ra bàn thảo ở Đại Hội Đồng LHQ. Trong bức thư đề ngày 16.2.1946 gửi Truman, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoa Kì "ủng hộ nền độc lập" của Việt Nam. Bức thư nhấn mạnh: "Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kì" [Hồ Chí Minh. Toàn tập, T.4, tr.177]. Tài liệu mật của Lầu Năm Góc được công bố trên tờ New York Times năm 1971 nhận xét: “Việc Mĩ không muốn thay mặt người Việt Nam để can thiệp thì chẳng khác gì Mĩ công nhận người Phaùp” [71, tr.8].. Cũng trong quãng thời gian trên, 12 chiến hạm Mĩ đã chở khoảng 13.000 lính Pháp đi nửa vòng trái đất để cập cảng Sài Gòn [Dẫn lại theo 37, tr.31]. Trung tuần tháng 9.1946, nghĩa là trong thời gian có mặt ở Paris, Hồ Chí Minh đã gặp đại sứ Hoa Kì ở Pháp là Caffery. Chủ tịch VNDCCH nhắc lại yêu cầu của Việt Nam là muốn nhận sự trợ giúp của Hoa Kì. Ông đồng thời khẳng định rằng mình không phải là cộng sản [22, tr.43]. Đây là khoảng thời gian chính phủ Hoa Kì bắt đầu tìm hiểu tình hình của các lực lượng cộng sản và không cộng sản ở Việt Nam và mức độ quan hệ giữa VNDCCH và những nước cộng sản khác [22, tr.43]. Tháng 11.1946, bộ Ngoại giao Hoa Kì phái Abbot Low Moffat, trưởng phân bộ Đông Nam Á, đến Hà Nội để tìm hiểu tình hình. Trong báo cáo gửi bộ Ngoại giao, Moffat kết luận rằng chính phủ Việt Nam đang chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của cộng sản và có liên lạc trực tiếp với cả Moskva lẫn ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc ở Diên An. Moffat cho rằng sự hiện diện của Pháp là cần.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> thiết, không chỉ để làm đối trọng với ảnh hưởng của Liên Xô, mà còn để bảo vệ Việt Nam và Đông Nam Á khỏi hoạt động xâm nhập của đảng Cộng sản Trung Quốc trong tương lai [22, tr.45]. Như vậy, đến cuối năm 1946, Washington đã dần dần từ bỏ thái độ không can thiệp để chuyển sang chính sách ủng hộ sự tiếp tục có mặt của người Pháp ở Đông Dương, thay vì một chính phủ Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của cộng sản. Có thể nhận xét rằng sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kì đối với Việt Nam đã đóng vai trò không nhỏ trong thất bại của Phạm Ngọc Thạch – đại diện của chính phủ VNDCCH và là một trong các cố vấn gần gũi của Hồ Chí Minh – ở Bangkok, khi ông này cố tiếp cận người Mỹ trong quãng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.1947 bằng các đề xuất liên quan đến sự công nhận của chính phủ Hoa Kì đối với chính phủ VNDCCH, đến vai trò trung gian điều giải của Hoa Kì trong cuộc chiến Việt-Pháp bùng nổ trước đó không lâu, đến sự trợ giúp mà Hoa Kì có thể dành cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để cho công bằng, cần bổ sung rằng Washington đồng thời có khuyến cáo người Pháp nên tích cực đảm bảo quyền tự quyết của người dân Việt Nam. Hẳn đây là lí do khiến phản ứng ban đầu của Washington đối với cuộc chiến tranh Việt-Pháp là khá thận trọng. Ngày 23.12.1946, thứ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã gặp đại sứ Pháp ở Hoa Kì là Henri Bonnet và thông báo với ông này rằng Hoa Kì “quan tâm sâu sắc” đến tình hình và cảm thấy nên giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt bằng phương sách hòa giải. Ông khuyên người Pháp đừng cố tái chiếm Việt Nam bằng vũ lực [22, tr.53-54]. Thượng tuần tháng 2.1947, bộ trưởng ngoại giao George Marshall (nhậm chức ngày 16.1.1947) đã gửi một bức điện dài đến tòa đại sứ Mĩ ở Paris. Bức điện vừa bày tỏ quan điểm chính thức đầu tiên của Washington về cuộc chiến Việt-Pháp, vừa phản ánh tình thế khó xử (mà ở đây cụ thể là giữa một bên là thực dân Pháp, nhưng lại là một đồng minh trong lieân minh choáng xoâvieát ñang hình thaønh, vaø moät beân maø Mó xem laø coäng saûn, nhöng đang tiến hành cuộc kháng chiến chống ách thống trị thực dân, giải phóng dân tộc, một sự nghiệp phù hợp với lí tưởng tự do mà người Mĩ đang ra sức quảng bá) vốn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Mĩ đối với Việt Nam ít ra là cho đến cuối năm 1949 – đầu năm 1950. Marshall viết: “Chúng ta đã công nhận đầy đủ vị thế chủ quyền của Pháp và chúng ta muốn mọi người thấy rằng chúng ta không hề đang cố sức phá hoại vị thế đó. Đồng thời chúng ta không thể nhắm mắt trước sự kiện là vấn đề này có hai mặt và các báo cáo của chúng ta chỉ ra rằng người Pháp vừa không hiểu mặt kia của vấn đề, vừa vẫn tiếp tục có cái nhìn và phương sách thực dân lỗi thời một cách nguy hiểm trong vùng. Mặt khác, chúng ta không được bỏ qua điều hiển nhiên là Hồ Chí Minh có các mối quan hệ trực tiếp với cộng sản. Nên làm cho rõ rằng chúng ta không muốn thấy các đế quốc và chính quyền thực dân bị thay bởi triết lí và tổ chức chính trị trực tiếp phát xuất từ và được kiểm soát bởi Kremlin”. Marshall thừa nhận rằng tình hình ở Đông Dương không còn là vấn đề địa phương, mà đã mang quy mô quốc tế và có thể gây nguy hại cho các quyền lợi kinh tế và chính trị thieát yeáu cuûa Hoa Kì trong vuøng, nhöng “thaúng thaén maø noùi chuùng ta khoâng coù giaûi phaùp.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> nào cho vấn đề, ngoại trừ đề nghị người Pháp nên để ngỏ cho thương lượng và tỏ ra rộng raõi trong luùc tìm kieám moät giaûi phaùp" [22, tr.55; 71 tr.8]. Tình thế khó xử của Mĩ không kéo dài lâu. Từ tháng 3.1947, người Pháp bắt đầu thăm dò “giải pháp Bảo Đại”, nhưng không thực tỏ ra mau mắn với nó. Sốt ruột trước sự chậm chạp của Pháp, ngày 13.5, Marshall chỉ thị cho đại sứ Caffery cảnh báo Paris rằng việc Pháp chần chừ trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay chỉ tạo ra nỗi đắng cay và phá hoại nền tảøng của mối quan hệ là cộng tác tự nguyện trong tương lai. Marshall bày tỏ sự quan ngại là thái độ của Pháp có thể đưa đến việc thành lập một “ chính phủ bù nhìn quan trọng giống như chính phủ Nam Kì tự trị trước đây” [22, tr.57-58]. Phản ứng bồn chồn của Washington có lí do riêng của nó. Ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô ở châu Âu được thể hiện qua sự ra đời nối tiếp nhau của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và vị thế vững vàng của các đảng cộng sản Tây Âu, mà mạnh nhất lại là hai đảng lớn nhất – Pháp và Italia, khả năng thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến ở Hoa lục (36), tất cả đã đẩy Washington đến suy tính mở rộng phạm vi ứng dụng chủ thuyết Truman ra toàn thế giới, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở những nơi nào có thể được. Tháng 2.1948, Hội đồng An ninh Quốc gia vừa được thành lập đã thông qua nghị quyết mang mã số NSC-7 đánh giá nỗ lực thống trị toàn cầu của Liên Xô là mối đe dọa đến an ninh của Hoa Kì. Một loạt các cuộc nổi dậy của các đảng cộng sản diễn ra dồn dập trong những tháng sau đó ở các nước Đông Nam Á: Miến Điện, Malaya, Philippines và đảo Java đã làm cho Hoa Kì thêm tin rằng Moskva đang mưu đồ chuyện lớn ở châu Á. Ngoài ra, chúng còn đẩy các giới chức ở Washington ngả hẳn sang quan điểm cho rằng quyền lợi của Mĩ ở Đông Nam Á là một giải pháp ra đời từ sự thương lượng giữa Pháp và một chính phủ không cộng sản ở Việt Nam. Trong các bức điện đề ngày 3 và 14.7.1948, bộ trưởng Marshall chỉ thị cho đại sứ Mĩ ở Paris bảo riêng với thủ tướng Pháp Robert Schumann rằng Pháp đang đứng trước một sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc đảm bảo nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, hoặc để mất toàn bộ Đông Dương. Hoa Kì sẽ hoan nghênh cam kết của Pháp như là một “bước tiến hướng đến việc giải quyết vấn đề Đông Dương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và sẽ xem xét lại chính sách đình chỉ viện trợ kinh tế cho Đông Dương” [22, tr.65]. Sự lựa chọn dứt khoát của Washington được thể hiện đầy đủ hơn trong bản tuyên bố được bộ Ngoại giao công bố ngày 27.9.1948. Văn kiện nêu rõ bốn mục tiêu dài hạn của Hoa Kì ở Đông Dương: (1) xóa bỏ càng nhiều càng tốt ảnh hưởng của cộng sản và vận động cho việc thành lập một nhà nước tự trị thân thiện với Hoa Kì. Nhà nước này, văn kiện nhấn mạnh, phải “tương xứng với khả năng của các dân tộc liên quan” và được định chuẩn theo quan điểm của Hoa Kì về một nhà nước dân chủ (nghĩa là trái với một “nhà nước cộng sản toàn trị”); (2) tăng cường sự liên kết của Đông Dương với các cường quốc phương 36() Trong báo cáo đề ngày 19.9.1947 gửi G. Marshall để tường trình về kết quả của chuyến đi thị sát tình. hình tại chỗ ở Trung Quốc, tướng Albert Wedemeyer bày tỏ nỗi hồ nghi về khả năng sống còn của chế độ Tưởng Giới Thạch..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Tây, đặc biệt là với Pháp để Đông Dương có thể hợp tác với phương Tây trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa; (3) nâng cao mức sống để đất nước đủ sức chống lại cộng sản; (4) ngăn ngừa sự xâm nhập không mong đợi của Trung Quốc để người dân Đông Dương không bị “người và các quyền lợi ngoại bang” thúc ép. Tuyên bố xác định các phương tiện tốt nhất để đạt những mục tiêu trên là ép Pháp đảm bảo “các nguyện vọng cơ bản” của nhân dân Việt Nam về thống nhất dân tộc, tự trị trong nước và tự do quyết định gia nhập Liên hiệp Pháp. “Chúng ta sẵn sàng”, Tuyên bố nêu rõ, “ủng hộ người Pháp bằng mọi cách trong việc thiết lập một chính phủ thực sự dân tộc ở Đông Dương. Bằng cách đáp ứng các nguyện vọng của người dân Đông Dương, chính phủ này sẽ là nơi tập hợp những người dân tộc và sẽ làm suy yếu các phần tử cộng sản ” [22, tr.66 – 67]. Sau bản Tuyên bố trên, người Mĩ đẩy nhanh các cuộc vận động không chính thức nhằm thúc ép Pháp đi đến một quyết định chung cuộc liên quan đến giải pháp Bảo Đại. Tháng 11 năm 1948, tạp chí Life đăng bài của Williams Bullit, cựu đại sứ Mĩ ở Paris, người vừa tiếp xúc với Bảo Đại ở Geneva trong tháng 9.1948. Tác giả bài báo kêu gọi Pháp tạo điều kiện cho những người dân tộc không cộng sản tiến hành các hoạt động chuẩn bị trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế... hầu tiếp quản quyền kiểm soát đất nước từ tay Pháp. Tuy không chính thức, cuộc vận động này vẫn phản ánh thái độ của chính phủ Hoa Kì, vì không lâu sau đó, trong bức điện đề ngày 17.1.1949 gửi đại sứ Mĩ ở Paris, bộ Ngoại giao đã khẳng định Mĩ rất mong muốn người Pháp sẽ tìm thấy tiếng nói chung với Bảo Đại hay bất cứ nhóm dân tộc chủ nghĩa thực sự nào để có thể có cơ hội giành được sự ủng hộ của đa số người Việt. Bức điện đồng thời xác định rõ điều kiện để Mĩ ủng hộ một chính phủ bản xứ ở Việt Nam. Bức điện viết: “Vào lúc này, chúng ta không cách nào cam kết ủng hộ một chính phủ bản xứ mà do không thành công trong việc thu hút người Việt Nam, có thể trở thành một thứ chính phủ bù nhìn thực sự tách rời khỏi nhân dân và chỉ tồn tại được nhờ vào sự hiện diện của quân đội Pháp” [71, tr.9]. II.2.2. Quan điểm của Chính phủ Hoa Kì về Việt Nam từ năm 1949 đến 2.1950. Hiệp định Elysée được kí ngày 8.3.1949 rõ ràng là không đáp ứng đầy đủ điều kiện nêu trên nên đã được Washington đón nhận với thái độ không hào hứng. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mĩ nhấn mạnh rằng thỏa thuận ngày 8.3.1949 sẽ là cơ sở cho những tiến bộ trong quá trình đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam [17, tr.83]. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, Mĩ đã tỏ ra quan tâm hơn đến giải pháp Bảo Đại, theo như cách Pháp quan niệm. Ngày 10.5.1949, bộ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã điện cho lãnh sự Mĩ ở Sài Gòn rằng chính phủ Hoa Kì muốn cuộc “thử nghiệm Bảo Đại” thành công. Bức điện viết: “Vì Mĩ không thể ủng hộ một chính phủ có thể chịu số phận của một chế độ bù nhìn, cho nên cần nói rõ rằng Pháp nên có các nhượng bộ cần thiết để làm cho giải pháp Bảo Đại có sức hấp dẫn đối với những người quốc gia”. Trong bức điện này,.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> bộ Ngoại giao Hoa Kì cũng cho biết rằng “vào một lúc thích hợp và trong những hoàn cảnh thích hợp, bộ Ngoại giao sẽ thực hiện việc công nhận chính phủ của Bảo Đại và sẽ bày tỏ khả năng cung cấp viện trợ kinh tế và vũ khí của Hoa Kì cho chính phủ đó ” [71, t.1, tr.33]. Ngày 21.6.1949, đúng một tuần sau khi Quốc hội Pháp thông qua đạo luật cho phép Nam Kì được thống nhất với hai miền kia của Việt Nam và chính phủ Pháp loan báo sẽ đưa Hiệp định Elysée ra áp dụng, dù văn kiện này vẫn chưa được Quốc hội thông qua, bộ Ngoại giao Mĩ đã ra tuyên bố ủng hộ "Quốc gia Việt Nam thống nhất mới ", xem sự xuất hiện của quốc gia này "giúp Việt Nam sớm đạt đến chỗ đứng của mình trong gia đình các nước" và cho rằng diễn biến này sẽ thúc đẩy hòa bình được tái lập và có thể "tạo nền tảng cho việc thực hiện dần các nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam" [22, tr.76; 37, tr.36]. Có ý nghĩa quyết định đến sự chuyển hướng có phần đột ngột trên trong suy nghĩ của Mĩ chắc chắn là các diễn biến dồn dập của cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Tình hình ở đây cho thấy viễn cảnh thất bại không thể tránh khỏi của Quốc Dân Đảng (QDĐ). Thất bại của QDĐ ở Hoa lục đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt từ phía các nhân vật hữu khuynh cả trong lẫn ngoài Quốc hội nhằm vào chính phủ Truman. Tình hình này buộc các giới chức Washington đẩy mạnh chính sách ngăn chặn cộng sản ở Viễn Đông(37). Và Paris xem đây là cơ hội thuận lợi cần khai thác để phục vụ chính sách của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam. Tại cuộc họp diễn ra trong tháng 11.1949 với bộ trưởng Ngoại giao Mĩ Dean Acheson, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schumann đã nêu ra những khó khăn nghiêm trọng mà Pháp sẽ phải đương đầu, nếu chính phủ cộng sản ở Bắc Kinh thiết lập quan hệ với chính phủ Hồ Chí Minh và bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự cho chính phủ này. Ông đặt vấn đề yêu cầu Anh và Mĩ ủng hộ chính sách của Pháp ở Đông Dương nói chung, và đặc biệt đối với chính quyền Bảo Đại. Cả Acheson và bộ trưởng Ngoại giao Anh Bevin đều tuyên bố rằng các đồng minh của Pháp sẽ chẳng thể giúp nước này cho đến khi Quốc hội Pháp phê chuẩn Hiệp định Elysée, thực hiện các thỏa thuận bổ sung chuyển giao thêm các quyền cai quản, chuyển quan hệ giữa ba nước Đông Dương với Pháp từ bộ Pháp quốc Hải ngoại sang bộ Ngoại giao và ra thông báo chính thức rằng Hiệp định Elysée chỉ là bước đầu tiên hướng đến một hiệp ước kí với một chính phủ Việt Nam được bầu hợp pháp. Ngày 23.12.1949, chính phủ Mĩ đã thông qua Nghị quyết của HĐANQG mang mã số NSC-48/1. Đây được xem là văn kiện đầu tiên đề cập một cách đầy đủ chính sách của Mĩ ở vùng Viễn Đông sau Chiến tranh Thái Bình Dương. Nghị quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm đảo ngược kết quả của cuộc nội chiến ở Trung Quốc, xác định chính sách tương lai của Mĩ đối với Hoa lục là kích động sự va chạm giữa Bắc Kinh và Moskva. Nghị quyết đồng thời vạch ra đường ranh ngăn chặn ở châu Á bao gồm một chuỗi các đảo ngoài khơi lục địa: Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Philippines. Nghị quyết miêu tả đây là lằn ranh 37() Trong giác thư đề ngày 18.7.1949, Dean Acheson nhấn mạnh đến yêu cầu ngăn chặn "vai trò thống trị. hơn nữa của cộng sản trên lục địa châu Á hay ở Đông Nam Á" [83a, tr.33, ct.29].

<span class='text_page_counter'>(49)</span> phòng thủ thứ nhất, “để từ đó chúng ta có thể xem xét thu hẹp vùng kiểm soát của cộng sản, bằng cách dùng bất kỳ phương tiện nào mà chúng ta có thể phát triển được, mà không phải viện đến một lực lượng quân sự đáng kể của Hoa Kì”. Đài Loan sẽ được bảo vệ nếu được, nhưng chỉ bằng các phương tiện ngoại giao và kinh tế. Tuy không đề cập chút gì đến vị trí chiến lược của Đông Dương, Nghị quyết vẫn nêu rõ Hoa Kì “sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề Đông Dương thuộc Pháp và sẽ có hành động để người Pháp cấp bách tháo dỡ những rào cản đang ngăn không cho Bảo Đại và những nhà lãnh đạo quốc gia không cộng sản khác có được sự ủng hộ của một tỉ lệ đáng kể người Việt Nam” [22, tr.81-82]. Một tuần sau, vấn đề Đông Dương thu hút tiếp sự quan tâm của chính phủ Truman. Ngày 30.12.1949, chính phủ Pháp đã kí hơn một chục văn kiện để chuyển giao thêm các quyền đối nội khác ở Việt Nam cho chính phủ Bảo Đại. Tuy nhiên, nền độc lập của Quốc gia liên kết Việt Nam chỉ là, như nhận xét của một nhà sử học Pháp, “độc lập của moät veä tinh” [21, tr.447]. Cơ sở của nhận định này là các Quốc gia liên kết chỉ được hưởng một thứ quyền tự trị hạn chế. Điểm hạn chế đầu tiên là hoạt động đối ngoại vẫn thuộc quyền kiểm soát của Pháp. Vừa tiếp tục nắm quyền chỉ huy quân đội các Quốc gia liên kết, Pháp vừa có quyền đóng quân, vừa có quyền di chuyển trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Nếu không có lệnh đặc biệt từ Paris, chính phủ của các Quốc gia liên kết không được can thiệp vào tài sản và cơ sở kinh doanh của người Pháp bên trong lãnh thổ các nước Đông Dương…. Ngoài ra, chính phủ các nước này cũng không được hưởng đầy đủ quyền về tài chính, phát triển kinh tế, ngoại thương, quan thuế và giao thông liên lạc Cũng trong ngày 30.12.1949, tổng thống Truman chấp thuận một tài liệu được Hội đồng An ninh Quốc gia thông qua mang mã số NSC 48/2. Tài liệu viết: “Đường lối của Hoa Kì là chặn đứng sự bành trướng hơn nữa của cộng sản ở châu Á”. Tài liệu nêu rõ: “Hoa Kì nên chủ động theo dõi sát sao diễn biến của các mối đe dọa phát sinh từ hành động xâm lấn của cộng sản, trực tiếp hay gián tiếp, và chuẩn bị giúp đỡ trong khả năng cho phép bằng cách cung cấp sự trợ giúp và cố vấn về chính trị, kinh tế và quân sự cho những nơi nào cần để tăng cường sự chống đỡ của các chính phủ khác bên trong hay ngoài khu vực trực tiếp liên quan”. Văn kiện kết luận rằng “nên đặc biệt chú trọng đến vấn đề Đông Dương thuộc Pháp” [71, tr.9]. Không đầy hai tháng sau, Washington mang ra thực hiện sự “chú troïng ñaëc bieät” naøy. II.3. CÁC NƯỚC XHCN CÔNG NHẬN CHÍNH PHỦ VNDCCH VAØ KHỞI SỰ CHI VIEÄN CHO CHÍNH PHUÛ NAØY. Lần đầu tiên Liên Xô bày tỏ lập trường về số phận của Đông Dương trong tư cách là thuộc địa của Pháp là ở Hội nghị thượng đỉnh Teheran (28.11 – 1.12.1943) , khi lãnh tụ Xô viết Iosif Stalin tuyên bố cá nhân ông không thể hình dung được chuyện quân Đồng minh đổ máu cho công cuộc giải phóng Đông Dương để rồi sau đó Pháp nhận lại vùng đất này và tái lập chế độ thực dân ở đó. Tổng thống Hoa Kì Roosevelt hoàn toàn tán thành nhận xét của Stalin. Tuy nhiên, Stalin cũng giống như Roosevelt không duy trì được lâu quan điểm trên. Hiệp ứơc liên minh và tương trợ Pháp-Xô được kí ngày 10.12.1944 ở Moskva nêu rõ rằng hai nước có nghĩa vụ không kí kết liên minh hoặc tham gia vào khối liên minh nào sẽ đặt hai nước vào quan hệ.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> đối đầu . Nếu được tuân thủ một cách nghiêm túc, Hiệp ước này sẽ không cho phép hai nước thực hiện những động thái ngoại giao đe doạ đến quyền lợi của nhau. Hẳn đây là nguyên nhân khiến Stalin tán thành quan điểm được thông qua ở Hội nghị thượng đỉnh Yalta liên quan đến số phận của các thuộc địa trong thời hậu chiến [46a, tr.189]. Ngay sau Cách mạng tháng 8 và Tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã tìm cách vận động sự công nhận và trợ giúp của không chỉ Hoa Kì , mà cả Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã hành xử không khác Hoa Kì , nghĩa là giữ thái độ hoàn toàn thinh lặng [70c, tr.2]. Sau khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ trên toàn đất nước Việt Nam , chính phủ VNDCCH vẫn kiên trì nỗ lực sự tranh thủ về ngoại giao từ Moskva qua ngõ Bangkok, nơi VNDCCH có một văn phòng đại diện hoạt động đầy đủ từ ngày 14.4.1947 [X.chi tiết trong 70c, tr.1-12], nhưng không thu được một kết quả nào đáng khích lệ. Mãi đến mùa hè năm 1949 , vào thời điểm chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến chống Quốc dân Đảng đã trở nên cận kề, lãnh tụ Liên Xô là Iosif Stalin mới thể hiện mối quan tâm đến VNDCCH qua đề xuất được ông nêu ra với Lưu Thiếu Kỳ , nhà lãnh đạo số 2 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi tiếp ông này ở Moskva. Đề xuất đó là: Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính trong nỗ lực giúp đỡ phong trào cách mạng ở các nước cựu thuộc địa cháu Á một khi CHND Trung Hoa được thành lập [70c, tr.12]. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, VNDCCH đã có liên hệ với Nam lộ Bát lộ quân cộng sản Trung Quốc ở Hoa Nam và Bộ tư lệnh biên khu Điền - Quế (38) gần biên giới Việt - Trung. Đầu năm 1948, Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương đã tiếp các phái viên của đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Bắc để trao đổi tình hình và bàn bạc phối hợp chiến đấu ở vùng biên giới. Ngay trong năm 1948, VNDCCH giúp biên khu Điền Quế một số lương thực, thực phẩm và súng đạn. Hội nghị cán bộ lần thứ 5 đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trong tháng 8.1948 xác định rằng “lực lượng dân chủ Trung Hoa là bạn đồng minh của ta” và “dân chủ Trung Hoa và dân chủ Việt Nam thành một mặt trận thống nhất chống bọn đế quốc thực dân Mĩ - Pháp” [Văn kiện Đảng toàn tập, t.9, tr.180]. Từ tháng 4 đến tháng 10.1949, một lực lượng QĐNDVN đã sang lãnh thổ Trung Quốc để hỗ trợ cho các đơn vị Quân Giải phóng Trung Quốc mở rộng vùng kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc ở biên khu Điền - Quế. Ngày 5.12.1949, trong điện văn chúc mừng sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), chủ tịch nướcVNDCCH Hồ Chí Minh viết: “Hai dân tộc Việt-Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài” (39). Ngày 2.1.1950, Hồ Chí Minh bí mật đi thăm Trung Quốc, hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Không chỉ hứa hẹn chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn đề nghị Liên Xô chấp nhận việc Hồ Chí Minh bí mật đi thăm Liên Xô. Moskva đã đồng ý ngay với đề nghị này. Ngày 15.1.1950, Chính phủ VNDCCH tuyên bố công nhận CHNDTH và tỏ ý sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.. Ngaøy 18.1.1950, CHND Trung Hoa coâng nhaän VNDCCH. Ngaøy 30.1, Lieân Xoâ cuõng thực hiện bước đi tương tự. Trong tháng 2 và tháng 3.1950, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu cũng lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Diễn biến nêu trên được Hồ Chí Minh giải thích như sau: “Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe 38() Ñieàn - Queá laø teân cuõ cuûa hai tænh Vaân Nam vaø Quaûng Taây giaùp ranh Vieät Nam. 39() Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc ” [Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.6, tr.81-82] và “lực lượng phản động quốc tế, đứng đầu là lực lượng phản động Pháp-Mỹ đang muốn biến Việt Nam thành một cái hàng rào chống cộng sản ở Đông Nam Á,nước Việt Nam dũng cảm đang trở thành một tiền đồn vững chắc của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực này của thế giới”[Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.7, tr.33]. Sự lựa chọn trên của chính phủ VNDCCH đã được Hồ Chí Minh chính thức khẳng định trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trong các ngày 11 – 19.2.1951: "... ngày nay thế giới chia làm hai phe rõ rệt: - Phe dân chủ do Liên Xô lãnh đạo, gồm các nước XHCN, các nước dân chủ mới ở châu Âu và ở châu Á. Nó gồm cả các nước dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược, và các đoàn thể dân chủ cùng những nhân sĩ dân chủ ở các nước tư bản. - Phe phản dân chủ do Mĩ cầm đầu. Anh với Pháp là tay phải tay trái của Mĩ, các chính phủ phản động ở phương Đông và phương Tây là lâu la của Mĩ. Việt Nam ta là một bộ phận của phe dân chủ thế giới. Hiện nay lại là một đồn lũy chống đế quốc, chống phe phản dân chủ do Mĩ cầm đầu". [Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.6, tr.168-170]. Các tác giả Việt Nam nhận xét: “Từ đây, đảng Cộng sản Đông Dương xác định Việt Nam là tiền đồn của phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á; cuộc kháng chiến của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh của phe XHCN” [7, tr.122].. Cuối tháng 1.1950, trong lúc các sự kiện trên đang diễn ra, Hồ Chí Minh đã cĩ mặt ở Trung Quốc. Ngày 3.2.1950, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc sang thăm Liên Xô. Khi tiếp người đứng đầu nhà nước VNDCCH ở Moskva, các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc là Stalin và Mao Trạch Đông (cũng đang ở thăm Liên Xô) đã khẳng định sẽ cung cấp cho VNDCCH một số viện trợ vũ khí, trang bị quân sự, lương thực và thuốc men. Cả hai nhà lãnh đạo này thỏa thuận sẽ trang bị vũ khí cho 6 đại đoàn bộ binh của Việt Nam, chỉ cĩ điều là TQ sẽ là người viện trợ chính. Mao Traïch Ñoâng coøn quaû quyeát raèng tænh Quaûng Taây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam [38, tr.14 – 15]. Riêng Hồ Chí Minh cịn muốn LX kì với VNDCCH một hiệp ước tương tự như Hiệp ước Xô-Trung. Voõ Nguyeân Giaùp, tö leänh QÑNDVN , thuaät laïi trong Hoài kí : “Thaùng 4.1950, hai turng đoàn của Đại đoàn 308 đi theo hướng Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí. Tiếp đó, một trung đoàn của Đại đoàn 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây). Trung Quốc cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai trung đoàn khác ở lại chiến trường đối phó với quân địch. Những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc trang bị lại vũ khí, còn được Trung Quốc huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên , đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá [...] . Cho đến cuối năm 1950, ta đã nhận viện trợ của Trung Quốc : 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 taán quaân trang quaân duïng, 2.634 taán gaïo, 20 taán thuoác men vaø duïng cuï quaân y, 800 taán haøng quân giới , 30 ơtơ, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô ” [38, tr.102]. Võ Nguyên Giáp đánh giá : “Viện trợ Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch Biên Giới ” vốn được tổ chức ngay trong năm 1950.. Không chỉ viện trợ quân sự , CHND Trung Hoa còn phái hai đoàn cố vấn cao cấp :.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> một về quân sự , một về chính trị do Vi Quốc Thanh và La Quý Ba cầm đầu hoạt động bên cạnh những nhà lãnh đạo hàng đầu của VNDCCH (40). Đoàn cố vấn Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đến mức mùa đông năm 1951, Hồ Chí Minh đã đích thân đề nghị với Mao Trạch Đông để cho La Quý Ba tham gia các hội nghị Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam. II.4. MĨ CÔNG NHẬN QUỐC GIA LIÊN KẾT VIỆT NAM VAØ TĂNG CƯỜNG CAN THIEÄP VAØO CUOÄC CHIEÁN TRANH VIEÄT - PHAÙP. Về phần mình, chính quyền Mĩ đã, thông qua lời Dean Acheson – bộ trưởng Ngoại giao – cho rằng việc Liên Xô và Trung Quốc công nhận VNDCCH “xua tan mọi ảo tưởngvề bản chất “dân tộc” trong các mục tiêu của Hồ Chí Minh và cho thấy Hồ đích thực là kẻ tử thù của nến độc lập bản xứ ở Đông Dương” [17, tr.85]. Ngaøy 7.2.1950, ngay sau khi Haï vieän Phaùp pheâ chuaån Hieäp ñònh EÙlyseùe (29.1.1950) công nhận nền độc lập của các quốc gia liên kết Việt Nam, Lào và Campuchia, còn Trung Quoác vaø Lieân Xoâ coâng nhaän VNDCCH, chính phuû Mó tuyeân boá coâng nhaän Quoác gia lieân kết Việt Nam. Nhân dịp này, công hàm của bộ Ngoại giao Mĩ nêu rõ rằng “sự công nhận này nhất quán với chính sách cơ bản của chúng ta là ủng hộ tiến trình hòa bình và dân chủ của các dân tộc phụ thuộc vươn đến tự trị và độc lập ”. Không dừng lại ở việc công nhận về ngoại giao, Washington còn mở rộng sự ủng hộ sang lĩnh vực viện trợ, nhưng không phải là voâ ñieàu kieän. Dean Acheson ghi lại trong Hồi kí: “Mùa xuân năm 1950, sau một thời gian lưỡng lự, chúng tôi ở bộ Ngoại giao đã khuyến cáo viện trợ cho Pháp và các Quốc gia liên kết đang chiến đấu chống cuộc nổi dậy của Hồ lúc đó đã được người Trung Hoa và người Nga ủng hộ. Viện trợ được giới hạn ở việc cung cấp kinh tế và quân sự, không đưa đến sự can thiệp quân sự của chúng ta. Tình hình sẽ được xem xét lại, nếu các lực lượng Trung Hoa và Nga can thiệp trực tiếp. Sở dĩ có sự do dự là vì một số đồng sự của chúng tôi tin rằng cho dẫu có được chúng ta giúp đỡ về vật chất và tài chính, chế độ Bảo Đại của Pháp sẽ bị Việt Minh, được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ, đánh bại trên chiến trường. Tất cả chúng tôi đều nhìn nhận kết quả này rất có khả năng xảy đến, trừ phi Pháp mau chóng chuyển giao quyền hành cho các Quốc gia liên kết và tổ chức, huấn luyện và trang bị, với sự giúp đỡ của chúng ta, cho các lực lượng bản xứ để họ đảm nhận gánh nặng đáng kể của cuoäc chieán” [1, tr.857].. Ngày 10.3.1950, tổng thống Truman chấp thuận viện trợ,thông qua Pháp, 15 triệu USD cho Đông Dương, tất nhiên là không phải vô điều kiện. Acheson tuyên bố với Ngoại trưởng Pháp Robert Schumann và bộ trưởng Các Quốc gia liên kết Jean Letourneau là Mĩ phản đối việc Pháp đàm phán với những người cộng sản Việt Nam hay công nhận chính phủ CHND Trung Hoa. Acheson còn hứa sẽ tăng viện trợ với điều kiện là Pháp tăng tính độc lập cho các Quốc gia liên kết và yêu cầu phần lớn viện trợ nên được trực tiếp chuyển đến các nước này. 40() Xem chi tiết về hoạt động của đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh những nhà lãnh đạo VNDCCH trong “Hồi kí cố vaán Trung Quoác” treân ..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Bước sang tháng 4.1950, HĐANQG Mĩ thông qua bản ghi nhớ quan trọng về Đông Dương mang mã số NSC-64. Tài liệu tuyên bố viện trợ của Mĩ cho Đông Dương là tối cần thiết vì sự hiện diện của Trung Quốc ở biên giới phía bắc Đông Dương và vì người Pháp không đủ sức đương đầu với lực lượng Việt Minh. NSC-64 còn gắn viện trợ Đông Dương với nhiệm vụ chống cộng ở Đông Nam Á vì coi thất bại của “thế giới tự do” ở đây sẽ gây nguy hại đến tương quan lực lượng của hai phe ở Đông Nam Á. Hai động thái trên là sự mở đầu cho việc thực thi đường lối chính thức của chính phủ Hoa Kì ở Đông Dương là đánh bại chủ nghĩa cộng sản. Đường lối này là bước mở đầu cho quá trình chuyển dần từ chiến lược ngăn chặn bằng phòng tuyến hải đảo sang chiến lược ngăn chặn bằng phòng tuyến ngoại vi ngay trên lục địa châu Á. Ngày 8.5.1950, Dean Acheson loan báo tại một cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao ở Paris rằng chính phủ Mĩ sẽ viện trợ kinh tế và trang thiết bị quân sự cho các Quốc gia liên kết ở Đông Dương và Pháp [37, tr.49]. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ ngày 25.6 đã thúc đẩy việc thực hiện quyết định vừa nêu. Ngày 27.6, Truman tuyên bố: “Tôi cũng đã ra lệnh thúc đẩy việc hỗ trợ quân sự cho các lực lượng Pháp và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương và phái sang đó một phái bộ quân sự để tạo mối quan hệ cộng tác gần gũi với các lực lượng đó”. Số tiền viện trợ quân sự cho Đông Dương trong tài khoá 1950 – 1951 được tăng thêm 16 triệu USD, thành tổng cộng gần 31 triệu. Ngày 2.8, Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Hoa Kì (Military Assitance Advisory Group - MAAG) được thành lập ở Sài Gòn với chỉ thị chuyển giao viện trợ quân sự trực tiếp cho Pháp và tránh liên lạc trực tiếp với người Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 23.12.1950, chỉ thị này được chính thức đưa vào Thỏa thuận Tương trợ Phòng thủ mà Hoa Kì kí với Pháp và ba quốc gia liên kết. Kể từ đây, Hoa Kì gắn bó ngày càng chặt chẽ với cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương đến mức tháng 1.1951, Truman và thủ tướng René Pleven kí Tuyên bố chung thừa nhận chiến tranh Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến đấu chống sự xâm lược của cộng sản trên toàn thế giới. Mĩ hứa sẽ tăng viện trợ cho Pháp và các quốc gia liên kết, đồng thời khẳng định sẽ không can thiệp vào Đông Dương chừng nào Trung Quốc cũng không can thiệp [FRUS.1951 (Tài liệu quan hệ đối ngoại Mĩ), t.VI, P.1, tr.367]. Năm 1952, chứng kiến hai sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Mĩ đối với Việt Nam. Thứ nhất là viện trợ của Mĩ cho Đông Dương tăng vọt so với năm 1951: từ 30,5 triệu USD tăng lên đến 525 triệu USD. Thay đổi thứ hai được thể hiện trong Chỉ thị mang mã số NSC 124/2 được HĐANQG thông qua trong tháng 6 nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Mĩ vào Đông Dương sẽ chỉ nhằm phản ứng với hành động can thiệp trực tiếp của Trung Quốc vào khu vực này. Chỉ thị này khẳng định Mĩ có thể sẽ đơn phương can thiệp baèng khoâng quaân vaø haûi quaân, trong khi Phaùp phaûi cam keát duy trì tham chieán baèng boä binh. Hai sự thay đổi quan trọng trên không làm phai nhạt đi nhân tố xuyên suốt trong chính sách của Mĩ đối với Đông Dương kể từ năm 1945: đó là Trung Quốc. Thực vậy, sau.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> khi để “mất” Trung Quốc vào tay cộng sản, Hoa Kì quyết không để chuyện đó lặp lại ở một vùng đất nào khác ở Viễn Đông. Các thay đổi trong chính sách của Hoa Kì ở Đông Dương diễn ra dưới tác động của động thái đối ngoại của CHND Trung Hoa. Sự thất bại gần kề của QDĐ ở Hoa lục đã khiến Hoa Kì từ bỏ thái độ không rõ ràng đối với cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã thay đổiä cách nhìn của người Mĩ: người Pháp trở thành một đồng minh trong cuộc thập tự chinh chống Cộng ở châu Á. Cuoäc chieán Trieàu Tieân chuyeån sang theá baát phaân thaéng baïi cho pheùp chính phuû Truman chuù taâm hôn vaøo Ñoâng Döông. Mức độ can dự ngày càng sâu của chính quyền Truman vào cuộc chiến Việt - Pháp có thể được nhận thấy rõ qua tỉ lệ ngày càng cao của viện trợ Mĩ trong chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: 15 triệu USD tức 19% chiến phí của Pháp ở Đông Dương (1950), 30,5 trieäu USD (1951), 525 trieäu USD töông ñöông 35% (1952). Đây cũng là quãng thời gian Hoa Kì tăng cường các cam kết trong vùng Tây Thái Bình Dương qua các hiệp ước liên minh lần lược được kí với: Philippines (30.8.1951), Australia và New Zealand (Khối ANZUS, 1.9.1951), Nhật Bản (8.9.1951). Những cam kết này đồng thời cho thấy cho đến cuối năm 1951, Hoa Kì vẫn chưa sẵn sàng cho hoạt động can thiệp trực tiếp bằng quân sự trên lục địa châu Á (ngoại trừ Triều Tiên). Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 1952, Hoa Kì bắt đầu thay đổi lập trường. Nguyên nhân có thể được tìm thấy ở Triều Tiên và Đông Dương, nơi đang diễn ra các cuộc chiến giữa, theo quan điểm của Hoa Kì và phương Tây, hai phe tư bản và cộng sản. Ở Triều Tiên, khi cuộc chiến chuyển sang giai đoạn ổn định và các bên lâm chiến bước vào bàn đàm phán, trong các giới chức ở Washington bắt đầu phát sinh mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ can thiệp vào Đông Dương trong trường hợp một giải pháp hòa bình ra đời ở Triều Tiên. Bên cạnh đó, vị thế của Pháp ở Đông Dương có vẻ như lung lay trở lại, sau khi đã được củng cố trong năm 1951. Dấu hiệu rõ rệt nhất của chuyển biến mới phát sinh này là trận Hòa Bình (2.1952). Các chính phủ của nền Cộng hòa thứ IV phải đối mặt với sưc ép ngày càng tăng từ phía người dân đòi rút khỏi cuộc chiến "bẩn thỉu". Ngày 25.6.1952, sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 4 tháng giữa Lầu Năm Góc và bộ Ngoại giao, tổng thống Truman đã thông qua Nghị quyết của HĐANQG mang mã số NSC124. Không giới hạn ở việc khẳng định lại phương cách song hành trong lúc tiếp cận vấn đề Đông Dương: vừa cung cấp viện trợ cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương, vừa thúc ép Pháp mau chóng đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự trị rộng rãi hơn nữa cho các quốc gia liên kết Đông Dương, Nghị quyết còn khuyến cáo rằng nếu người Pháp quyết định rút lui, Hoa Kì sẽ tham vấn các đồng minh thân cận nhất về các hoạt động sau đó. Nếu Trung Quốc can thiệp vào cuộc xung đột, Hoa Kì sẽ ủng hộ một nghị quyết của LHQ lên án hành động này và tìm kiếm sự ủng hộ của Anh và Pháp cho một lời cảnh báo chung và có hiệu quả. Nếu hai nước này không thuận tình, Hoa Kì sẽ xem xét một hành động đơn phương [22, tr.126]..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Đây là lần đầu tiên Hoa Kì đề cập đến khả năng đơn phương can thiệp vào Đông Dương. Khả năng này càng trở nên rõ ràng hơn với chính phủ của tân tổng thống D. Eisenhower. Lên cầm quyền giữa lúc quan hệ Xô - Mĩ đang trong thời kì căng thẳng nhất và làn soùng choáng Coäng McCarthy ñang khoâng chæ daâng cao trong Quoác hoäi, maø coøn traøn qua ngành hành pháp và “ùa vào bộ Ngoại giao, tân tổng thống Eisenhower và bộ trưởng Ngoại giao Foster Dulles, người có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách đối ngoại ngay từ thời Truman và sẽ đặt dấu ấn lên hầu hết các mặt trong chính sách của Mĩ ở Đông Dương, không thể không tiếp tục đường lốâi cứng rắn đối với chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, dù đã đặt thành ưu tiên công tác chuẩn bị cho một giải pháp hòa bình ở Triều Tiên. Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức bộ trưởng Ngoại giao, Foster Dulles đã bắt đầu đưa ra một số luận điểm liên quan đến “chủ thuyết domino”. Ông tuyên bố: “Nếu họ [những người xôviết] nắm được bán đảo Đông Dương, Xiêm, Miến Điện, Malaya, thì họ sẽ làm chủ cái mà họ gọi là chén cơm của châu Á... Và quý vị sẽ thấy rằng nếu Liên Xô kiểm soát được chén cơm của châu Á, thì đây sẽ là một thứ vũ khí khác giúp họ mở rộng quyền kiểm soát đến Nhật Bản và Ấn Độ ...” [17, tr.90]. II.5. LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP VAØ HOA KÌ VỀ MỘT GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG CHO CUOÄC CHIEÁN VIEÄT-PHAÙP. II.5.1. Phaùp möu tìm moät giaûi phaùp chính trò cho cuoäc chieán Vieät - Phaùp. Về phần mình, người Pháp sau thất bại nặng nề hồi năm 1950 trong nỗ lực giành quyền kiểm soát biên giới Việt-Trung, sau cố gắng không thành công của tướng de Lattre de Tassigny trong năm 1951 nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường, đã không còn tin vào một thắng lợi quân sự ở Đông Dương nữa. Hơn thế nữa, nhiều chính khách đã bắt đầu nhận ra rằng ý nghĩa của cuộc chiến Đông Dương đã thay đổi hẳn so với lúc đầu: từ chỗ là một nỗ lực phục hồi quyền kiểm soát của Pháp đối với 3 xứ Đông Dương, cuộc chiến đã biến thành một cuộc thập tự chinh chống Cộng mà trong đó người Pháp mang vác gánh nặng nhất, vượt quá khả năng của họ. Nhưng nếu chuyển giao gánh nặng lại cho Hoa Kì hay LHQ, thì người Pháp nghĩ rằng uy tín của họ sẽ sút giảm nghiêm trọng và nhất là ảnh hưởng và quyền lợi của họ ở Đông Dương sẽ chẳng còn. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu người Mĩ đã khởi sự tính đến một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến Triều Tiên, thì người Pháp chẳng thấy có lí do gì để tiếp tục cuộc chiến vô vọng, mà không khởi sự mưu tìm một lối ra tương tự cho chính họ ở Đông Dương. Ngày 3.7.1953, không lâu trước khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí, thủ tướng Joseph Laniel vừa lên cầm quyền ngày 27.6.1953 đã tuyên bố rằng chính phủ ông “sẽ cố sức” tìm kiếm khả năng kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương “hoặc bằng những cuộc đàm phán diễn ra sau khi hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí, hoặc bằng một cuộc đàm phán bất kỳ được tiến hành với sự thoûa thuaän cuûa caùc Quoác gia lieân keát” [62, tr.35]. Liên Xô, nước đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực kháng chiến của VNDCCH,.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> cũng đang thay đổi quan điểm. Trong công hàm đề ngày 4.8.1953 (nghĩa là không lâu sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí) gửi các cường quốc, chính phủ xôviết lần đầu tiên gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước lớn gồm Liên Xô, Hoa Kì, Anh, Pháp và CHND Trung Hoa để nghiên cứu các biện pháp nhằm làm giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Ñoâng. Tháng 10.1953, quan điểm nêu trên được thủ tướng Laniel chuyển thành lập trường chính thức, khi ông phát biểu trước Quốc hội: “Tôi phải nhắc lại một cách thực rõ ràng và thực kiên quyết rằng Chính phủ Pháp không xem vấn đề Đông Dương buộc phải có một giải pháp quân sự. Cũng như người Mĩ ở Triều Tiên, chúng ta sẽ không đòi kẻ thù phải đầu hàng vô điều kiện ở Đông Dương, cũng không khác gì nước Mĩ, nước Pháp tiến hành chiến tranh không phải vì chiến tranh. Nếu nhìn thấy một giải pháp danh dự, dù chỉ trong khung cảnh địa phương hay trên bình diện quốc tế, nước Pháp, tôi xin nhắc lại, giống như Hoa Kì ở Triều Tiên, sẽ sung sướng hoan nghênh một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”. Lập trường trên của Pháp đã được chính phủ VNDCCH tiếp nhận một cách tích cực. Ngày 26.11.1953, trong lúc trả lời phỏng vấn của báo Thụy Điển Expressen, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu chính phủ Pháp [...] muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ VNDCCH sẵn sàng tiếp ý muốn đó [Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.7, tr.168]. II.5.2. Mĩ chủ trương tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Đông Dương. Nhưng phản ứng của Mĩ thì hoàn toàn ngược lại. Người kiến tạo đường lối đối ngoại của chính phủ Eisenhower, đặc biệt là đối với vùng Viễn Đông, không phải là tổng thống, mà chính là bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles, từng phục vụ chính phủ Truman trong tư cách là nhà thương thuyết chính cho một hòa ước với Nhật Bản và là đại sứ lưu động ở châu Á. Dulles luôn quan tâm đến các hoạt động chặn đứng ảnh hưởng của khối XHCN và có cách tiếp cận vấn đề này từ góc độ của một tín đồ sùng đạo, nghĩa là không ngại đối đầu trực diện với đối phương, đặc biệt là ở Viễn Đông. Ở bộ Ngoại giao, ông có một phụ tá cũng chủ trương một đường lối cứng rắn không kém trong quan hệ với các nước XHCN: đó laø Walter Robertson. Đông Dương đã được chính phủ Truman sắp mãn nhiệm xếp vào loại một trong những vấn đề cấp bách mà chính phủ Eisenhower tân cử phải giải quyết. Tại cuộc họp của HÑANQG dieãn ra ngaøy 24.3.1953, Dulles löu yù raèng Ñoâng Döông coøn quan troïng hôn caû Triều Tiên vì kết quả của cuộc chiến ở vùng đất này sẽ tác động đến cả khu vực Đông Nam Á [22, tr.135]. Quan điểm của Dulles được tổng thống Eisenhower ủng hộ hoàn toàn "Vào thời điểm đó,mùa xuân năm 1953, công việc chính của chúng tôi là thuyết phục thế giới rằng cuộc chiến ở Đông Nam Á là một hành động xâm lược của cộng sản nhằm khuất phục cả vùng. Làm rõ chuyện này là một nhu cầu thực sự: nhân dân chúng ta cũng như công dân ba Quốc gia liên kết ở Đông Dương phải nắm rõ ý nghĩa đích thực của cuộc chiến”[26, tr.168]. Ngày 29.4, HĐANQG đã thông qua Nghị quyết mang mã số NSC-149/2 đề cập đến khả năng Hoa Kì sẽ can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, trong trường hợp xảy ra một cuộc.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> tiến công của Trung Quốc ở đây, hoặc tình hình trải qua những thay đổi sâu sắc [22, tr.138]. Đang cân nhắc khả năng của một hành động can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, Washington tất nhiên đón nhận với thái độ không hài lòng viễn cảnh Paris sẽ đàm phán với VNDCCH. Và Dulles đã có dịp trình bày rõ ràng với bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault lập trường của Hoa Kì tại cuộc gặp gỡ diễn ra ngày 22.7 ở Washington. Bidault mang đến thông điệp rằng chính phủ Laniel quyết tâm kết thúc sớm cuộc chiến, kể cả bằng cách thương lượng nếu cần. Bidault lưu ý rằng đàm phán hòa bình ở Triều Tiên đã tạo ra hiệu ứng lan truyền ở Pháp, đồng thời cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Đông Dương không thể tiếp tục sau khi cuộc chiến Triều Tiên đã được giải quyết [22, tr.141]. Về phần mình, Dulles thừa nhận rằng chiến tranh Đông Dương không thể kéo dài mãi. Ông cho rằng nếu tình hình được cải thiện khi Hội nghị về Triều Tiên diễn ra, Hoa Kì không chống lại cuộc đàm phán về Đông Dương. Nhưng thương lượng trong vị thế suy yếu “sẽ chỉ kết thúc bằng một thảm họa vô phương cứu chữa”. Ngay trong tháng 8.1953, nghĩa là khoảng một tháng sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí và cũng vào khoảng thời gian Liên Xô công bố sáng kiến triệu tập một hội nghị quốc tế với sự tham dự của 5 đại cường quốc như đã nêu trên, HĐANQG Hoa Kì đã nhận định “trong những điều kiện hiện nay, bất kỳ một giải pháp đàm phán nào đều có nghĩa là không chỉ Đông Dương, mà toàn vùng Đông Nam Á sẽ rơi vào tay cộng sản. Việc mất Đông Dương sẽ đe dọa đến an ninh của Hoa Kì” [71, p.10]. Và để tránh một thảm họa như vậy, ngày 29.9.1953, Hoa Kì đã đồng ý viện trợ bổ sung cho Pháp 400 triệu USD để nước này có đủ phương tiện thực hiện thành công Kế hoạch Navarre. Ngày 23.12.1953, trong bài diễn văn đọc trên đài truyền thanh và truyền hình sau chuyến đi dài ngày sang các nước châu Á (trong đó có Việt Nam), phó tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố: “Chúng ta cũng như họ [các Quốc gia liên kết Đông Dương] đều hiểu rằng cách duy nhất để họ đảm bảo nền độc lập của mình và cách duy nhất để họ bảo vệ nó là tiếp tục chiến đấu bên cạnh các bạn đồng hành của họ trong Liên hiệp Pháp chống lại các lực lượng thực dân cộng sản muốn nô dịch họ”. Trong lúc chờ đợi Pháp thực hiện thành công Kế hoạch Navarre hầu có thể thương thuyeát treân theá maïnh, moät maët Washington tieáp tuïc baøy toû quan ngaïi, moãi khi xuaát hieän caùc dấu hiệu cho thấy Paris tỏ ý muốn sớm đàm phán với VNDCCH, mặt khác chính phủ Mĩ tiếp tục tăng cường viện trợ tài chính cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương: 855 triệu USD cho tài khóa 1953 - 1954 (tương đương 80% ngân sách quân sự năm 1954 của Pháp ở Đông Dương), dự tính nâng mức chi viện lên đến 1.133 triệu USD cho tài khóa1954 - 1955, tích cực ủng hộ Kế hoạch Navarre. Nửa đầu năm 1954 chứng kiến Washington và Paris tiến hành các cuộc vận động ngoại giao theo các chiều hướng hoàn toàn trái ngược nhau. Ngày 16.1.1954, tổng thống Eisenhower đã ra lệnh thành lập một ủy ban đặc biệt gồm các cố vấn hàng đầu của ông.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> với nhiệm vụ phân tích tình hình Đông Nam Á và đưa ra một kế hoạch hành động cho toàn khu vực. Ủy ban được báo cho biết một thất bại ở Đông Dương sẽ là thảm họa đối với Hoa Kì và họ được yêu cầu xem xét các phương án khác nhau trong trường hợp xảy ra một thất bại ở Đông Dương hay ở nơi nào khác trong khu vực. Tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường diễn ra ở Berlin từ ngày 25.1 đến ngày 18.2.1954, ngoại trưởng Pháp Georges Bidault đã “tự đặt mình vào vị thế thực sự khẩn cầu Molotov đưa Đông Dương vào chương trình nghị sự ở Geneva” [26, tr.344]. Còn Dulles khăng khăng đòi chỉ bàn đến vấn đề Đức và Áo, gạt bỏ ý kiến triệu tập Hội nghị 5 nước lớn (trong đó có Trung Quốc) bàn việc giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông. Hội nghị cuối cùng thỏa thuận triệu tập Hội nghị quốc tế với sự tham gia của CHND Trung Hoa tại Geneva từ ngày 26.4.1954 để bàn giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và giải quyết cuộc chiến ở Đông Dương. Đồng ý tham dự Hội nghị Geneva không có nghĩa là Hoa Kì đã từ bỏ hẳn nỗ lực tìm kiếm một giải pháp quân sự cho vấn đề Việt Nam. Ngày 20.3, tức 7 ngày sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam khởi sự cuộc tiến công đợt một đánh chiếm căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc vốn có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Mường Thanh, tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp, đang trên đường trở về nước sau chuyến đi thị sát tình hình quân sự ở Đông Dương, đã ghé qua Washington. Được lệnh của chính phủ Pháp, Ely nói rõ với Dulles rằng “theo suy nghĩ của chính phủ và bộ tư lệnh Pháp, một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Đông Dương là điều không thể thực hiện được trong những điều kiện và với một cái giá phải chăng; nên tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề ” [28, tr.65]. Nhưng đây lại không phải là quan điểm của chính phủ Mĩ. Dulles cho rằng vấn đề chính yếu là làm cho Trung Quốc hiểu rõ rằng “thế giới tự do sẽ can thiệp vào Đông Dương, thay vì để cho tình hình xấu đi do nước này giúp đỡ Việt Minh” [28, tr.65]. Còn tổng thống Eisenhower chỉ thị cho đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Ely nhằm cứu nguy quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Về một hành động can thiệp đơn phương từ phía Mĩ, Eisenhower và Dulles có trả lời rằng có một số điều kiện cần được thỏa mãn trước khi một sự can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kì vào Đông Dương được chuẩn thuận. Trong lúc chờ đợi, đô đốc Radford sẽ chuẩn bị sẵn một kế hoạch can thiệp to lớn bằng không quân mang mật danh Vulture (tức Vautour) nhằm vào Điện Biên Phủ: 60 phi cơ cường kích B29 từng được gọi là “pháo đài bay” trong Chiến tranh thế giới thứ Hai sẽ cất cánh từ các căn cứ ở Philippines và được sự yểm trợ của 150 phi cơ tiêm kích xuất phát từ các tàu sân bay Essex và Boxer thuộc Hạm đội 7. Do chiến dịch Vulture không được thực hiện vì nhiều lí do khác nhau, mối lo lắng của chính phủ Eisenhower trước khả năng người Pháp có thể bị đánh bại ở Đông Dương và rút khỏi bán đảo này vì thế mà tăng lên. Cuộc họp ngày 25.3.1954 của HĐANQG đã xác định hai mục tiêu quan trọng trước mắt: soạn thảo một kế hoạch về một hành động thống nhất có thể có nhằm hỗ trợ hay thậm chí thay Pháp ở Đông Dương và xem xét những đường lối hành động khác nhau trong trường hợp Pháp quyết định rút khỏi đây..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Nghị quyết của HĐANQG nói thêm rằng "Hoa Kì sẽ sử dụng mọi phương tiện có thể có để tác động lên chính phủ Pháp nhằm chống lại việc kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện không phù hợp với các mục tiêu căn bản của Hoa Kì... Một chế độ liên minh không cộng sản về danh nghĩa hẳn sẽ đẩy đất nước lọt vào tay Hồ Chí Minh và không còn cơ hội để Hoa Kì hay Anh có thể thay Pháp" [37, tr.40]. Nhiệm vụ đầu chủ yếu thuộc về bộ Ngoại giao. Ngày 27.3, Dulles thông báo cho đại sứ Anh Roger Makins rằng Hoa Kì đang xem xét một lời kêu gọi gửi đến LHQ hay một hình thức tập hợp nào đó trong vùng để tiến hành công cuộc phòng thủ Đông Nam Á trong trường hợp người Pháp quyết định tháo lui khỏi Đông Dương. Trong bài diễn văn có nhan đề “Mối đe dọa của châu Á đỏù ” đọc tại Câu lạc bộ báo chí hải ngoại ở New York ngày 29.3.1954, Dulles đã phác họa một chính sách mới. Ông đã miêu tả Việt Minh là một bộ phận hữu cơ của phong trào cộng sản toàn cầu do Liên Xô và Trung Quốc cầm đầu và nói rằng nếu những người cộng sản nắm được quyền kiểm soát hoàn toàn ở Đông Dương hay bất kỳ phần lãnh thổ đáng kể nào ở đó, họ chắc chắn sẽ tiếp tục hoạt động xâm lược y như vậy nhằm vào các dân tộc tự do khác trong khu vực. Ông nhấn mạnh:" Trong những điều kiện hiện nay, việc áp đặt, dù bằng bất kỳ phương cách nào, hệ thống chính trị của nước Nga cộng sản và của đồng minh Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á đều sẽ tạo thành mối nguy to lớn đối với thế giới tự do”. Ông kết luận: “Hoa Kì cho rằng viễn cảnh này không nên được chấp nhận một cách thụ động, mà nên được đối phó bằng một hành động thống nhaát” [37, tr.51]. Thế nào là “bằng một hành động thống nhất”? Khái niệm này đã được chính Dulles trong báo cáo đề ngày 4.4.1954 gửi Eisenhower để tường trình về kết quả của cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 3.4.1954 với các nhà lãnh đạo Quốc hội. Dulles viết rằng Quốc hội chỉ thuận ủng hộ sự can dự trực tiếp của Hoa Kì vào Đông Dương với 3 điều kiện sau: “(1) Sự can thiệp của Hoa Kì phải là một phần của một liên minh bao gồm các nước tự do khác ở Đông Nam Á, Philippines và Thịnh Vượng chung của Anh; (2) Người Pháp phải đồng ý xúc tiến nhanh chương trình trao trả độc lập cho các Quốc gia liên kết để mọi người không diễn dịch rằng sự trợ giúp của Mĩ đồng nghĩa với sự ủng hộ chủ nghĩa thực dân Pháp; (3) Người Pháp phải đồng ý không rút lực lượng của họ ra khỏi cuộc chiến, nếu chúng ta đưa lực lượng chúng ta vào.” [26, tr.347]. Nửa đêm ngày 4.4, thủ tướng Laniel đã cho mời đại sứ Mĩ là Douglas Dillon đến để chuyển cho chính phủ Mĩ lời tán thành chính thức của chính phủ Pháp về việc thực hiện Kế hoạch Vulture [34, tr.11]. Sáng hôm sau, Dulles phúc đáp rằng chính phủ Hoa Kì không thể dấn mình vào một hoạt động quân sự ở Đông Dương, mà không có được sự thông hiểu hoàn toàn về chính trị với nước Pháp, trên cơ sở một liên minh với sự tham gia của Thịnh Vượng chung. Ngoài ra, sự ưng thuận của Quốc hội cũng là điều cần thiết [22, tr.162]. Tóm lại, có tất cả 3 điều kiện. Điều kiện thứ ba liên quan đến nội tình của Hoa Kì. Điều kiện thứ hai liên quan đến khả năng hành động chung với Anh. Nhưng lâu nay giữa London và Hoa Kì đã bộc lộ không ít bất đồng quanh vấn đề Đông Dương..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trong lúc người Mĩ thúc giục một hoạt động can thiệp trực tiếp có giới hạn của đồng minh, thì người Anh lại cho rằng đã can thiệp thì không nên chỉ giới hạn ở không quân và hải quân. Hơn nữa, người Anh đánh giá Pháp không còn ý chí hành động, tư tưởng cầu hòa đang chế ngự Paris. London cũng không đồng tình với cái nhìn quá bi quan của Washington về những hậu quả phát sinh từ chiến thắng của cộng sản ở Đông Dương. Trong lúc Dulles và các quan chức Mĩ khác bày tỏ quan điểm, ít ra là ở chốn công cộng, rằng Đông Dương thất thủ sẽ đưa đến việc toàn bộ Đông Nam Á lọt vào tay cộng sản, thì Eden vẫn nghĩ rằng Malaya và cả những vùng khác có thể sẽ không chịu chung số phận vừa nêu. Trả lời yêu cầu của Dulles về một hành động thống nhất, Eden đồng ý rằng cần thực hiện một nỗ lực chung để bảo vệ càng nhiều lãnh thổ ở Đông Nam Á càng tốt. Bộ trưởng Ngoại giao Anh đồng thời cho rằng không có cơ sở cho một hành động tập thể trước khi Hội nghị Geneva bắt đầu. Ông này còn thẳng thắn nhận xét rằng “không rõ có giữ được Ñoâng Döông hay khoâng”. Sự thống nhất duy nhất mà Dulles và Eden đạt được trong cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 11.4 tại London được thể hiện trong bản thông cáo chung: Hoa Kì và Anh sẽ “cùng tham gia với những nước có liên hệ trực tiếp khác vào việc xem xét một hệ thống phòng thủ tập thể được thiết lập trong khuôn khổ của Hiến chương LHQ, nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và tự do ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương” [25, tr.120]. Còn điều kiện thứ nhất “sự thông hiểu về chính trị với Pháp ” đã được Dulles làm rõ tại cuộc tiếp xúc với Bonnet ở Paris ngày 14.4: Pháp cần cam kết cho phép các nước liên kết có quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp. Nhưng người Pháp đã không sẵn sàng cho một cam kết như vậy. Dulles cũng giải thích cho người tương nhiệm Pháp rằng Hoa Kì chỉ có thể tăng viện trợ quân sự ở Đông Dương như là một phần của kế hoạch hành động thống nhất chống lại sự chiếm đóng của cộng sản. Hay nói khác đi, Hoa Kì muốn người Pháp tiếp tục cuộc trường chinh chống cộng ở Đông Nam Á trong hoàn cảnh các quyền lợi cụ thể của họ ở Đông Dương lần hồi mất dần. Rốt cuộc Thông cáo chung được đưa ra vào lúc kết thúc cuộc gặp chỉ thể hiện được một thỏa thuận duy nhất là hai nước sẽ cùng với các quốc gia khác xem xét khả năng thành lập một tổ chức phòng vệ tập thể trong khu vực. Câu trả lời thoái thác của Anh và việc Pháp từ chối đảm bảo nền độc lập đầy đủ của các Quốc gia liên kết không làm Hoa Kì nản lòng với nỗ lực thúc đẩy hoạt động chuẩn bị xây dựng một tổ chức phòng thủ ở Đông Nam Á trước khi Hội nghị Geneva diễn ra. Ngày 20.4, tại Washington đã diễn ra cuộc họp với thành phần gồm các đại sứ Pháp, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương. Lúc đầu, Dulles dự tính chương trình nghị sự là thành lập một tổ chức hoạt động bất thường nhằm nghiên cứu việc phòng thủ Đông Nam Á. Nhưng do Anh không tán thành, Dulles đã phải biến cuộc họp thành buổi trao đổi ý kiến về viễn cảnh của cuộc đàm phán về Triều Tiên sẽ được khởi sự từ ngày 26.4 ở Geneva. Chỉ sau khi chương trình nghị sự thay đổi, một đại biểu Anh mới đến dự, nhưng không tham gia thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Trong lúc đó, Pháp vẫn cố vận động Hoa Kì giúp giải vây Điện Biên Phủ. Tại cuộc gặp diễn ra ngày 22.4 tại Paris, Bidault một lần nữa thúc giục Dulles thực hiện Kế hoạch Vulture [34, tr.114; 22, tr.165]. Trong bức điện trả lời đề ngày 23.4, Eisenhower ghi rõ: “Sẽ không có chuyện can thiệp mà không có đồng minh” [26, tr.354]. Ngày 24.4, Dulles chuyển cho Bidault thư trả lời rằng cách tốt nhất để cứu Đông Dương là một hành động thống nhất. Cũng trong ngày hôm đó, Dulles đã gặp bộ trưởng Ngoại giao Anh Enthony Eden để thông báo lập trường của Washington: Mĩ sẽ không can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, nếu không được sự đồng tình hành động của Anh.Dulles đồng thời cố ép Eden chấp thuận chính sách dùng đến sức mạnh. Động thái của Mĩ đã khiến người Anh rất lo lắng. Được triệu tập khẩn cấp ngay trong ngày Chủ nhật 25.4, cuộc họp nội các bất thường đã xác định rõ lập trường của chính phủ Anh: “Chúng ta không sẵn sàng đưa ra, trước khi Hội nghị Geneva nhóm họp, bất kỳ lời hứa nào liên quan đến hành động quân sự của Anh ở Đông Dương” [25, tr.119]. Sau khi cuộc họp vừa kết thúc, Eden tiếp đại sứ Pháp ở London là René Massigli. Ông này cho biết Washington đưa ra đề nghị Hoa Kì, Anh, Phaùp, Philippines vaø caùc Quoác gia lieân keát Ñoâng Döông cuøng ñöa ra ngay một tuyên bố khẳng định quyết tâm chặn đứng, kể cả bằng “các phương tiện quân sự”, sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Dựa vào tuyên bố này, tổng thống Hoa Kì sẽ yêu cầu Quốc hội cho phép can thiệp bằng không quân ở Điện Biên Phủ vào ngày 28.4 [34, tr.115]. Dù bộ trưởng Ngoại giao Anh đã từ chối, ngày 27, Massigli vẫn cố, theo lệnh của thủ tướng Laniel, vận động trực tiếp với thủ tướng Churchill. Để trả lời, đích thân thủ tướng Anh đã công bố trước Viện Thứ dân quyết định ngày 25.4 của chính phủ London. Đến đây, ý tưởng “hành động thống nhất” coi như chết hẳn. Còn khả năng Mĩ sẽ ñôn phöông can thieäp ? Chủ đề này đã được mang ra bàn thảo tại cuộc họp của HĐANQG Hoa Kì diễn ra ngày 29.4. Biên bản cho thấy chính phủ Hoa Kì chính thức từ bỏ luôn khả năng can thiệp đơn phương qua việc tổng thống Eisenhower chống lại việc sử dụng lực lượng trên bộ ở Ñoâng Döông. Sau diễn biến trên, Washington tập trung nỗ lực vào các cuộc vận động ngoại giao theo hai hướng: tác động lên kết quả của Hội nghị Geneva và thành lập một tổ chức phòng thủ đa quốc gia ở Đông Nam Á. Vậy là quân Pháp phải tiếp tục tự xoay xở ở Điện Biên Phủ. Và họ đã buông súng đầu hàng chiều ngày 7.5.1954. II.6. HOÄI NGHÒ GENEVA VEÀ ÑOÂNG DÖÔNG. II.6.1. Dieãn bieán Một ngày sau khi quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc. Thành phần tham dự gồm 9 đoàn đại biểu: 5 đoàn của 5 nước lớn (Hoa.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Kì, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc) và các đoàn của VNDCCH, Quốc gia Việt Nam, Vöông quoác Campuchia vaø Vöông quoác Laøo. Hội nghị diễn ra dưới quyềnï đồng chủ trì của bộ trưởng ngoại giao Anh Anthony Eden và bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov. – Lập trường của Hoa Kì Phái đoàn Mĩ có mặt ở Hội nghị với thái độ miễn cưỡng và lập trường không rõ ràng. Xem cuộc chiến của Pháp ở bán đảo Đông Dương là một bộ phận của chiến lược toàn cầu ngăn chặn cộng sản, Washington không hề muốn nhìn thấy chiến thắng của VNDCCH, sau khi đã chặn đứng CHDCND Triều Tiên trên bán đảo Triều Tiên. Mặt khác, chính phủ Eisenhower cũng không dám liều lĩnh một mình can thiệp trực tiếp vào Đông Dương nằm sát cạnh Trung Quốc, sau khi vừa giải quyết xong cuộc chiến không được lòng dân ở Triều Tiên. Muốn, nhưng không dám can thiệp một mình: đó là tình thế khó xử của Hoa Kì trong vấn đề Đông Dương. Lập trường của phái đoàn Mĩ được Foster Dulles diễn đạt bằng một lời cảnh báo kín đáo gửi đến Hội nghị ngay trước ngày khai mạc: “Những điều kiện hiện nay [ở Đông Dương] không tạo một cơ sở thích hợp cho sự can dự của Hoa Kì bằng các lực lượng quân sự của mình... nhưng chúng tôi sẽ rất đỗi quan ngại nếu một cuộc đình chiến hay ngừng bắn đạt được ở Geneva tạo thành con đường dẫn đến sự tiếp quản của cộng sản hay hành động xâm lược tiếp tục của họ” [17, tr.108 – 109]. Ngày 13.5, phái đoàn Mĩ nhận từï Washington một chỉ thị nêu rõ những nguyên tắc làm nền tảng cho một giải pháp có thể chấp nhận được ở Đông Dương: (1) bộ máy kiểm soát quốc tế (ICC) có mặt sẵn tại chỗ trước khi ngừng bắn; (2) các đại diện của ICC được đảm bảo các quyền không hạn chế liên quan đến di chuyển, hậu cần và được tự do đi lại trên toàn cõi Đông Dương; (3) một điều khoản liên quan đến vai trò gíam sát của LHQ (hay một giải pháp thay thế thỏa đáng) đối với hoạt động của ICC; (4) các biện pháp thích hợp đảm bảo an ninh của binh lính và dân thường ở Đông Dương; (5) phóng thích và di tản trong trật tự tù binh; (6) lực lượng Việt Minh di tản khỏi Lào và Campuchia; (7) các điều khoản liên quan đến việc xem xét các vấn đề chính trị và kinh tế sau khi thỏa thuận được kí; (8) không có những điều khoản về chính trị, chẳng hạn như bầu cử sớm hay rút quân mà chắc chắn sẽ đưa đến việc cộng sản nắm quyền [22, tr.174]. Tuy nhiên, dự cảm một kết cục không phù hợp với quan điểm của Mĩ, điều mà các nhà quan sát có thể nhìn thấy trước qua lập trường của phái đoàn 4 nước lớn (Liên Xô, Trung Quốc, Anh và Pháp), trưởng đoàn Hoa Kì Foster Dulles chỉ có mặt tại phiên khai mạc, rồi sau đó vắng mặt luôn. Người thay ông cho đến ngày cuối cùng là thứ trưởng Ngoại giao Bedell Smith. – Lập trường của Pháp Trái hẳn với phái đoàn Mĩ, phái đoàn Pháp đến Hội nghị với mong muốn tìm kiếm.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> một giải pháp sao cho có thể rút khỏi bãi lầy Đông Dương trong danh dự và càng nhanh càng tốt. Trong chuyện này, sức ép của công luận trong nước mạnh đến nỗi tân thủ tướng Mendès France lên cầm quyền ngày 17.6.1954, nghĩa là vào lúc Hội nghị đã đi được nửa chặng đường, phải đưa ra lời hứa sẽ từ chức nếu không đạt được, trễ lắm là vào ngày 20.7.1954, một thỏa thuận hòa bình mà Pháp có thể chấp nhận được ở mức tối thiểu. Lập trường cụ thể của Pháp đã được trưởng đoàn Georges Bidault trình bày ngay tại phiên khai mạc (8.5.1954): chấm dứt toàn bộ các cuộc xung đột ở Đông Dương, dựa trên những sự đảm bảo cần thiết về an ninh; tách riêng vấn đề Campuchia và Lào dưới sự kiểm soát của quốc tế; đối với Việt Nam, chấm dứt xung đột, tập kết các quân đội chính quy hai bên vào những vùng có ranh giới rõ ràng và do các ủy ban quốc tế kiểm soát, trong lúc chờ đợi tổng tuyển cử tự do, từ đó sẽ đi đến ra giải pháp cuối cùng. Lập trường của Pháp nhận được sự đồng cảm của phái đoàn Anh. Không muốn để bị lôi vào một cuộc chiến khác ở Đông Nam Á giữa lúc đang vướng bận với cuộc nổi dậy của đảng Cộng sản ở Malaya, đang nỗ lực thúc đẩy dự án thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu (EDC), mà trong đó Pháp sẽ giữ một vai trò tích cực, đang ra sức giữ vững chỗ đứng trước cơn bão tố dữ dội ở Trung Đông, Anh ủng hộ một giải pháp chia cắt cho vấn đề Đông Dương, tương tự như giải pháp đã đạt được gần một năm trước đó ở Triều Tiên. Quan điểm nêu trên của Anh được phái đoàn Liên Xô chia sẻ. – Lập trường của Liên Xô . Cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990, các nhà lãnh đạo xô viết luôn xếp, trong lúc hoạch định chính sách ngoại giao, các mục tiêu đối ngoại theo thứ tự ưu tiên sau : - Châu Âu (trong mối quan hệ với Tây Âu và Hoa Kì) ; - Viễn Đông (trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản) ; - Trung Đông (trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và hai eo biển chiến lược Dardanelles vaø Bosporus); - Nam Á (trong mối quan hệ với Ấn Độ); - Châu Mỹ (trong mối quan hệ với Cuba) ; - Đông Nam Á (trong mối quan hệ với Việt Nam) ; - Chaâu Phi . Ở các giai đoạn khác nhau, thứ tự ưu tiên trên có thể thay đổi , ngoại trừ trường hợp cuûa chaâu AÂu vaø Vieãn Ñoâng . Vào thời điểm Hội nghị Geneva được triệu tập, mối ưu tư hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của điện Kremlin là các nước NATO đang thúc đẩy cuộc vận động vũ trang CHLB Đức bằng kế hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu (European Defense Community – EDC), còn được gọi là Kế hoạch Pléven (41). Khai thác mọi cơ hội có thể có nhằm tạo một sức ép chính trị-ngoại giao buộc Pháp từ bỏ EDC được chính phủ xô viết đặt 41 Tác giả của dự án EDC là René Pléven, thủ tướng Pháp..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> thành một trong các mục tiêu đối ngoại hàng đầu trong suốt nửa đầu thập niên 1950 kể từ khi Kế hoạch Pléven ra đời (24.10.1950) cho đến khi nó bị Quốc hội Pháp bác bỏ (30.8.1954) . Hội nghị Geneva mà trong đó Pháp tham gia trong tư cách một nước thất thế laø moät trong caùc cô hoäi chính phuû xoâ vieát khoâng theå boû qua . Vì mục tiêu nêu trên, phái đoàn xô viết sẵn sàng tranh thủ Pháp bằng một vài nhân nhượng ở vùng Đông Nam Á, vốn chưa bao giờ thuộc diện ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Những nhân nhượng này sẽ càng đáng giá hơn vì chúng nhắm ngay vào mối bất đồng lộ rõ giữa Pháp và Hoa Kì quanh giải pháp chia cắt Việt Nam. Mục tiêu thứ hai mà chính phủ xô viết theo đuổi ở hội nghị là chặn đứng viễn cảnh của một cuộc leo thang chiến tranh trên bán đảo Đông Dương bắt nguồn từ khả năng can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kì . Chính ở mục tiêu này mà quyền lợi của Liên Xô và Trung Quốc gặp nhau. Và vì quan hệ Xô-Trung còn bền chặt, nên phái đoàn hai nước đã hợp tác rất ăn ý ở chỗ không để hội nghị thất bại theo cách phái đoàn Liên Xô đứng sau chỉ đạo, phái đoàn Trung Quốc công khai thực hiện . – Lập trường của Trung Quốc Đã phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề ở Triều Tiên và đang cần tập trung sức lực cho Kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1953 - 1957), Trung Quốc rất muốn giải quyết cuộc chiến ở Đông Dương theo chiều hướng ngăn không để Mĩ có cơ hội can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, như đã từng làm ở Triều Tiên. Một giải pháp như kiểu Triều Tiên là tốt nhất: một Bắc Việt Nam giáp ranh theo chế độ XHCN được dùng làm lá chắn, một Nam Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Pháp ngăn không để Mĩ vào. Ngay ngày 24.8.1953, Chu Ân Lai đã tuyên bố: “Cuộc đình chiến ở Triều Tiên làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác”, nghĩa là đình chỉ chiến sự, mà không có giải pháp chính trị. [10, tr.26]. Tại phiên họp toàn thể thứ ba diễn ra ngày 12.5, trưởng đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai đã trình bày lập trường tổng quát của nước ông về vấn đề Đông Dương. Theo ông, hai điều kiện cơ bản để lập lại hòa bình ở Đông Dương là thứ nhất, Pháp phải chấm dứt cuộc chiến tranh thực dân và thừa nhận các dân tộc Việt Nam, Khmer và Lào có toàn quyền giành độc lập, thực hiện thống nhất quốc gia, được hưởng các quyền tự do dân chủ và sau cùng được sống trong hòa bình ở tổ quốc mình. Được Chu Ân Lai đánh giá là “thực chất của vấn đề”, điều kiện thứ hai là Mĩ phải chấm dứt sự can thiệp vào cuộc chiến ở Đông Dương. Những lời lẽ phê phán kịch liệt mà trưởng đoàn Trung Quốc tung ra nhằm vào chính sách của Mĩ đối với Đông Dương cho thấy mối lo lắng của Bắc Kinh. Chu Ân Lai cáo giác Mĩ có ý đồ thay thế Pháp ở Đông Dương, cố gắng lập ở Đông Nam Á một chuỗi những cái gọi là các khối phòng thủ chẳng có liên quan gì đến an ninh của bản thân nước Mó, do vaäy khoâng nhaèm muïc ñích naøo khaùc hôn laø loâi keùo caùc quoác gia non treû vaøo cuoäc phiêu lưu quân sự vốn có thể dẫn đến một cuộc “chiến tranh tổng lực” [54, tr.174]. Coù theå noùi ngaên chaën Mó can thieäp vaøo Vieät Nam noùi rieâng vaø Ñoâng Döông noùi.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> chung được đặt thành mục tiêu hàng đầu của phái đoàn Trung Quốc và do đó, chi phối toàn bộ hoạt động của họ ở Hội nghị. Bằng cách nào ? Chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp chia cắt Việt Nam là phương sách phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tiễn của Trung Quốc và tình hình thế giới lúc đó. Trong suốt thời gian Hội nghị diễn ra, phái đoàn Trung Quốc đã không ít lần bày tỏ trong các cuộc gặp riêng, nhất là với phái đoàn Pháp, mối quan tâm của Trung Quốc là tránh mọi sự mở rộng cuộc chiến ở Đông Dương. Trong cuộc họp riêng với trưởng đoàn Phaùp Georges Bidault ngaøy 1.6, Chu AÂn Lai khaúng ñònh: “Chuùng toâi tin laø coù nguy cô can thiệp của Mĩ, sự can thiệp này chẳng có lợi gì cho Pháp cũng như cho Đông Dương và Đông Nam Á. Nó có hại cho an ninh của Đông Nam Á và của Trung Quốc, và đó là mối quan tâm của chúng tôi”. Thủ tướng Trung Quốc kết luận: “Chúng tôi tin chắc là phía các ngài, các ngài có thể giúp chúng tôi ngăn chặn sự đe dọa đó ” [54, tr.240 – 41]. Trước đó, ngày 18.5, Vương Bính Nam, tổng thư ký bộ Ngoại giao CHNDTH, phụ tá của Chu Ân Lai ở Hội nghị , còn đưa ra tuyên bố lộ liễu hơn: “Chúng tôi đến đây không phải để ủng hộ quan điểm của Việt Minh, mà là để làm hết sức lập lại hòa bình” [54, tr.237]. Như vậy, đoàn Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng với mục tiêu chấm dứt chiến tranh. Câu hỏi được đặt ra là: bằng giá nào? – Lập trường của VNDCCH Lập trường của đoàn VNDCCH đã được trưởng đoàn là Phạm Văn Đồng trình bày tại phiên họp thứ hai. Nó gồm 8 điểm: 1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia vaø Laøo. 2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn cheá. 3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước. 4. VNDCCH tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Các chính phủ Campuchia và Lào cũng ra những bản tuyên bố tương tự. 5. VNDCCH, Campuchia và Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của nước Pháp trong ba nước. Sau khi các chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. 6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chieán tranh. 7. Trao đổi tù binh. 8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp và ba.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> nước Đông Dương ký những hiệp định về từng nước trên các cơ sở dưới đây: a. Ngừng bắn trên toàn Đông Dương và đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ và khu vực mà các bên chiếm giữ. b. Ngừng việc đưa bộ đội mới, vũ khí và đạn dược vào Đông Dương. c. Thiết lập một hệ thống kiểm soát các ủy ban liên hợp gồm các đại diện của caùc beân tham chieán [65, I, tr.176 – 178]. Phạm Văn Đồng cũng yêu cầu để cho các đoàn Pathet Lào và Khmer Itsalak tham dự Hội nghị, nhưng đã không được Hội nghị chấp thuận. Như vậy là VNDCCH đòi Pháp rút hết khỏi ba nước Đông Dương. Lập trường này tất nhiên không thể mang lại “danh dự” cho nước Pháp và không trùng với quan điểm của Anh, Lieân Xoâ vaø Trung Quoác. – Lập trường của Quốc gia Việt Nam Trong phiên thứ ba, trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam là Nguyễn Quốc Định trình bày lập trường như sau: Quốc gia Việt Nam là nhà nước duy nhất có thẩm quyền thay mặt nước Việt Nam; lính Việt Minh có thể hoà nhập vào quân đội quốc gia; sau tổng tuyển cử do Quốc gia Việt Nam tổ chức, sẽ thành lập một chính phủ duy nhất dưới sự lãnh đạo của Bảo Đại trong tư cách là quốc trưởng... Lập trường này có nghĩa là buộc đối phương đầu hàng. Được đưa ra bởi một phái đoàn đại diện cho một chế độ “thiếu cả ý chí lẫn phương tiện để tiếp tục cuộc chiến tranh một cách độc lập ”, nó tất nhiên không được Hội nghị tiếp nhận như một cơ sở cho đàm phán. Do vị thế quá yếu của mình, đoàn Quốc gia Việt Nam, cũng như các đoàn Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia, hầu như bị loại khỏi tiến trình đàm phán. Do lập trường cách xa nhau, sau hơn một tháng đàm phán, các bên chỉ đạt được một số thỏa thuận quanh vấn đề thương binh. – Giaûi phaùp chia caét Vieät Nam Phải đợi đến các cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai - trưởng đoàn Trung Quốc - với hai đồng nhiệm Anthony Eden của đoàn Anh và Georges Bidault của đoàn Pháp lần lượt diễn ra trong các ngày 16.6 và 17.6.1954, mới phát sinh bước tiến có ý nghĩa đột phá. Trong cuộc gặp thứ nhất, Chu Ân Lai nói có thể thuyết phục VNDCCH rút quân khỏi Lào và Campuchia, vaø Trung Quoác saün saøng coâng nhaän hai chính phuû Vöông quoác Laøo vaø Vöông quốc Campuchia với điều kiện hai nước này không trở thành căn cứ quân sự Mĩ. Trong cuộc gặp thứ hai, ông cho biết Trung Quốc có thể chấp nhận ở Việt Nam có hai chính quyền, công nhận Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia, từ bỏ yêu cầu cho đại biểu chính phủ kháng chiến Lào và chính phủ kháng chiến Campuchia tham dự Hội nghị, nếu quân đội các nước ngoài rút khỏi hai nước này. Ngày 23.6, Chu Ân Lai thu xếp gặp riêng tân thủ tướng Pháp Mendès France (nhậm.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> chức ngày 18.6) ở đại sứ quán Pháp tại Bern. Thủ tướng Trung Quốc nói với người đồng nhiệm Pháp rằng Trung Quốc ủng hộ ngừng bắn trước, thỏa thuận chính trị sau. Ông sẽ thúc giục VNDCCH ngừng can thiệp vào Lào và Campuchia, và tôn trọng chủ quyền của hai nước này. Thậm chí Chu còn dự tính khả năng sẽ có “hai Việt Nam”. Ông thổ lộ ý muốn thấy hai nước Việt Nam được thống nhất bằng đàm phán trực tiếp vào thời điểm sau này và không phản đối lập trường của Mendès France là tổng tuyển cử sẽ không diễn ra trong tương lai gần. Chu đặc biệt nói rõ không để LHQ can thiệp vào cuộc xung đột ở Đông Dương, đồng thời rất lo ngại viễn cảnh Mĩ sẽ lập các căn cứ quân sự ở Đông Dương. Chu noùi theâm raèng muïc ñích duy nhaát cuûa Trung Quoác laø hoøa bình trong vuøng vaø nhaán mạnh rằng Trung Quốc “không có những tham vọng nào khác và không đặt ra các điều kieän” [58, tr.202]. Ngay sau cuộc gặp với Chu Ân Lai, ngày 24.6, Mendès France chỉ thị cần tập trung giải quyết ba vấn đề lớn: định giới tuyến phân chia Việt Nam càng lùi xa lên phía Bắc càng tốt; trì hoãn tối đa thời hạn tổng tuyển cử; kéo dài thời gian quân Pháp rút khỏi Bắc Việt Nam. Như vậy, Pháp đã tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam. Cũng từ ngày 24.6, ở Washington đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa Anh và Mĩ với sự tham dự của thủ tướng Winston Churchill, bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden, tổng thống D. Eisenhower và bộ trưởng Ngoại giao F. Dulles. Kết thúc ngày 29.6, cuộc hội đàm Anh - Mĩ đã đạt được thỏa thuận 7 điểm được coi là 7 điều kiện mà các hiệp định, nếu đạt được, phải tuân theo. Đó cũng là nội dung bản Bị vong lục mà hai nước gửi cho Pháp: “1. Giữ nguyên sự toàn vẹn và nền độc lập của Lào và Campuchia, và đạt được việc rút các lực lượng Việt Minh khỏi các xứ này; 2. Giữ lấy ít nhất nửa phía nam của Việt Nam, và nếu có thể được, một vùng nằm lọt trong đồng bằng [sông Hồng]. Đường giới tuyến phân chia các khu ảnh hưởng không được nằm quá về phía Nam đường vạch theo vĩ tuyến chạy ngang qua Đồng Hới; 3. Không được áp đặt cho Lào, Campuchia hay phần còn giữ lại được của Việt Nam bất kì một giới hạn nào có thể gây phương hại cho khả năng của các nước này trong việc duy trì sự ổn định của các chế độ không cộng sản; và nhất là không được có một giới hạn nào gây phương hại quyền của họ có những lực lượng vũ trang cho an ninh nội địa, nhập vũ khí và sử dụng cố vấn ngoại quốc; 4. Không được chứa bất kì điều khoản chính trị nào có thể dẫn đến nguy cơ làm cho phần lãnh thổ còn giữ lại được rơi vào quyền lực của cộng sản; 5. Không loại trừ khả năng tái thống nhất Việt Nam bằng các phương sách hòa bình; 6. Đảm bảo sự di chuyển trong những điều kiện hòa bình và nhân đạo, dưới sự kiểm soát của quốc tế, cho tất cả những ai muốn đi từ phần này sang phần kia của Việt Nam; 7. Đưa ra những phương sách cụ thể hữu hiệu cho việc kiểm soát của quốc tế đối với thoûa thuaän” [25, tr.150 – 151]. Như vậy là 4 trong 5 cường quốc dự Hội nghị Geneva đã tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam. Giờ phải xác định địa điểm của đường ranh phân cắt và thời hạn thống nhất hai miền Việt Nam. Tại cuộc họp giữa đại diện VNDCCH và đại diện Trung Quốc diễn ra từ.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> ngày 3 đến ngày 5.7.1954 ở Liễu Châu (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), Hồ Chí Minh yeâu caàu choïn vó tuyeán 13, teä nhaát laø vó tuyeán 16, coøn vó tuyeán 17 laø khoâng theå chaáp nhaän. Chu Ân Lai đề nghị lấy sông Bến Hải (tức vĩ tuyến 17). Về tổng tuyển cử, thống nhất hai miền, Việt Nam đề xuất thời hạn 6 tháng, Chu Ân Lai đề nghị 2 năm [7, tr.154; 65, I, tr.185]. Trưa ngày 20.7, trưởng đoàn Liên Xô V. Molotov đã mời Mendès-France, Chu Ân Lai, Eden và Phạm Văn Đồng đến họp ở trụ sở của phái đoàn Liên Xô. Tại đây, Molotov đã dàn xếp để các bên thỏa thuận chọn vĩ tuyến 17 làm đường ranh phân chia và xác định hai năm là thời hạn tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Thêm vấn đề thứ ba cũng được giải quyết: hai tỉnh Phong Sa Lỳ và Sầm Nưa được chọn làm vùng tập kết tạm thời của quân kháng chiến Pathet Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Các kết quả trên rõ ràng không làm các nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam hài lòng. Nhưng phải nhiều năm sau, họ mới cơng khai nhận xét: “Sau Điện Biên Phủ, rõ ràng là với sự giúp đỡ của hệ thống XHCN, nhất là của Trung Quốc, quân và dân Việt Nam có thể giải phóng cả nước, nhưng giải pháp mà Đoàn đại biểu Trung Quốc đã thỏa thuận với Đoàn đại biểu Pháp ở Geneva không phản ánh so sánh lực lượng trên chiến trường, cũng không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu chính trị do Đoàn đại biểu Việt Nam đề ra” [10, tr.32] và “giải pháp Geneva đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một khả năng rõ ràng là hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến trường bấy giờ đã chỉ rõ. Đó là những điều mà những người lãnh đạo Trung Quốc hiểu hơn ai hết ” [10, tr.33].Cần nhận xét ngay ở đây rằng kết luận vừa nêu là không đầy đủ vì đã bỏ qua vai trò của Liên Xô. Trên cơ sở các nhận xét vừa nêu, những nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam kết luận: “ Đây là sự phản bội thứ nhất của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh cách mạng cuûa nhaân daân Vieät Nam cuõng nhö cuûa nhaân daân Laøo vaø nhaân daân Campuchia” [10, tr.33].. Rạng sáng ngày 21.7.1954(42), các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được các đại diện của VNDCCH, Campuchia và Pháp kí. II.6.2. Hieäp ñònh Geneva veà Vieät Nam Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam có các nội dung chính sau: - Việt Nam sẽ chia làm đôi; đường ranh phân chia là vĩ tuyến 17, VNDCCH kiểm soát phần lãnh thổ phía Bắc; Quốc gia Việt Nam kiểm soát phần lãnh thổ phía Nam. - Trong thời hạn 300 ngày, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tập kết ở phần phía bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phần phía nam; - Dân thường được phép đi lại giữa hai miền Nam Bắc trong vòng 300 ngày đầu của Hieäp ñònh; 42() Các Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được kí lúc 2.45 sáng ngày 21.7, còn Hiệp định. đình chỉ chiến sự tại Campuchia đến 11 giờ cùng ngày mới được kí. Nhưng ở cuối các hiệp định đều ghi là kí lúc 24.00 ngày 20.7 để giúp cho Mendès France giữ được lời hứa với Quốc hội và nhân dân Pháp là lập lại hòa bình ở Đông Dương trong vòng một tháng kể từ lúc nhậm chức..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Không bên nào được tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực của mình, hoặc cho phép người nước ngoài thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; - Hiệp định sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban Kiểm soát quốc tế gồm các đại diện của Canada, Ba Lan và Ấn Độ. Hoäi nghò Geneva keát thuùc baèng vieäc coâng boá baûn Tuyeân boá cuoái cuøng xaùc ñònh vó tuyến 17 phân cắt lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Bắc và Nam là “giới tuyến quân sự chỉ có ý nghĩa tạm thời, hoàn toàn không được coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”. Bản Tuyên bố cũng ấn định thời hạn tổ chức tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam là tháng 7.1956. Tuyên bố cuối cùng chứng nhận tuyên bố của chính phủ Pháp sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Do “lập trường của Mĩ vẫn là không thương lượng và sẽ không kí với khối cộng sản một tuyên bố đa phương về Hội nghị Geneva hoặc một hiệp định nào đó của Hội nghị ” (chỉ thị của Foster Dulles gửi phái đoàn Mĩ ), các nước tham gia Hội nghị đã không kí Tuyên bố chung cuoái cuøng, maø chæ phaùt bieåu mieäng. II.7. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở LAØO VAØ SỰ CAN DỰ CỦA VNDCCH VAØO TÌNH HÌNH XỨ NAØY — HIỆP ĐỊNH GENEVA VỀ LAØO. II.7.1. Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Lào và sự can dự của VNDCCH vào tình hình xứ này. Trong lúc nỗ lực quay lại Đông Dương của người Pháp bị nhân dân Việt Nam tiếp đón bằng cuộc kháng chiến vũ trang lần lượt diễn ra ở Nam Kì từ ngày 23.9.1945 và trong cả nước từ ngày 19.12.1946, thì ở hai nước còn lại trên bán đảo - Lào và Campuchia - xem ra họ không vấp phải một sự kháng cự quyết liệt như vậy. Ngày 12.10.1945, Hoàng thân Phetsarath và nhóm liên minh gồm Ủy ban Nhân dân (Lao- Pen-lao) và Ủy ban Lào tự do đã thông qua hiến pháp tạm thời, thành lập Quốc hội lâm thời và cử ra chính phủ lâm thời Lao Itsala do hoàng thân Phetsarath làm quốc trưởng, Phaya Khammao, cựu tỉnh trưởng Vientiane, làm thủ tướng. Ngày 25.4.1946, quân Pháp chiếm Vientiane, chính phủ Lao Itsala do hoàng thân Phetsarath và Phaya Khammao lãnh đạo phải chạy thoát sang Thái Lan. Tại đây, nội bộ Chính phủ Lao Itsala bị phân hóa. Nhóm do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ VNDCCH để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi đổi tên , theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (QTCS) , đảng Cộng sản Việt Nam thành đảng Cộng sản Đông Dương chỉ 8 tháng sau khi Đảng được thành lập , những người lãnh đạo đảng này đồng thời tuân thủ một chỉ thị khác của QTCS là bao gồm luôn Lào và Campuchia vào phạm vi hoạt động của mình (43). Từ thời điểm này, cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp ở 43() Chi tiết về các hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào cho đến năm 1945 có thể xem trong. Xing Thoong Xing Hapanha (1991), Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Lào được đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh tương tự ở Việt Nam và Campuchia.. Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp hoàng thân Souphanouvong ở Hà Nội, bàn kế hoạch thành lập liên minh Lào-Việt, chuẩn bị chống thực dân Pháp trở lại xâm lược các nước Đông Dương. Ngày 14.10.1945, chính phủ VNDCCH coâng nhaän chính phuû Laøo Itsala. Ngaøy 30.10.1945, chính phuû VNDCCH vaø chính phủ lâm thời Lào Itsala kí Hiệp định thành lập liên quân Lào-Việt. Liên quân đặt dưới quyền chỉ huy của tổng chỉ huy quân đội Lào yêu nước (Itsala), phối hợp với bộ đội Việt Nam chiến đấu duy trì chính quyền cách mạng ở nhiều nơi, nhất là vùng Trung và Hạ Lào. Từ mùa hè đến cuối năm 1946, liên quân Lào- Việt rút sang tả ngạn sông Mekong và trở lại hoạt động ở vùng biên giới phía tây sau khi Việt Nam bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quoác [7, tr.109]. Tháng 10.1946, được sự giúp đỡ của chính phủ VNDCCH, các lực lượng kháng chiến ở Savanakhet, Khammouane, Xieng Khouang và Sam Neua đã họp đại hội thành lập UÛy ban giaûi phoùng Ñoâng Laøo taïi Vinh, do Nuhak Phomsavan laøm chuû tòch. Moät quyeát ñònh khác cũng được mang ra thực hiện là tập trrung lực lượng kháng chiến vào miền Đông Lào giaùp raah vuøng Taây Baéc cuûa Vieät Nam , laáy vuøng naøy laøm haäu phöông. Nhieàu ñôn vò quaân tình nguyện VNDCCH đồng thời có mặt trên lãnh thổ Lào. Tháng 1.1948, Souphanouvong quyết định thành lập Tổ chức Nhân dân Tiến bộ Lào Itsala. Tháng 2.1948, Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng quân ủy QĐNDVN đề ra chủ trương mở mặt trận Lào-Miên. Thực hiện chủ trương này, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN đã chỉ thị cho Liên khu 10 thành lập vào tháng 5.1948 Ban xung phong Lào Bắc do Kayson Phomvihan phụ trách. Ban này được giao nhiệm vụ tuyên truyền, lập căn cứ địa, xây dựng cơ sở quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cho Lào. Bên cạnh đó, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN còn điều những đơn vị quân đội Việt Nam sang Lào hỗ trợ những công tác vừa nêu. Các đơn vị này được phân tán vào hàng ngũ lực lượng vũ trang Lào, thuộc quyền quản lý trực tiếp của chính phủ kháng chiến Lào. Ngoài ra, Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương mở mặt trận Tây Lào nên đã lập ra Đặc ủy Lào cũng trong tháng 5.1948 để phụ trách mặt trận này. Mặt trận Tây Lào đã thành lập các đặc khu, trong đó có các đại đội vũ trang Việt Nam. Sang năm 1949, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN đã điều thêm 20 cán bộ từ cấp trung đội đến trung đoàn sang mặt trận Tây Lào và thành lập Bộ tư lệnh Tây Lào. Ngày 20.1.1949, quân đội Lào Itsala được thành lập. Trong lúc đó, Pháp tìm cách dựng lên một chính phủ tự trị bản xứ, tương tự như chính phủ Bảo Đại ở Việt Nam. Ngày 27.8.1946, Pháp kí Tạm ước với chính phủ Itsala lưu vong công nhận Lào là một nước tự trị và là một bộ phận của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Ngày 19.7.1949, chính phủ Pháp kí Hiệp ước công nhận nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp của Vương quốc Lào vốn được Quốc hội lập hiến thành lập ngày (1945-1954) , Luận án tiến sĩ lịch sử , bộ môn Lịch sử Việt Nam , Khoa Lịch sử , trường Đại học Tổng hợp Haø Noäi..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 10.5.1947. Nước này tham gia Liên hiệp Pháp với tên gọi Quốc gia liên kết Lào. Ngày 24.10.1949, chính phủ Lào Itsala đang lưu vong ở Bangkok chính thức giải tán. Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ đảng Cộng sản Đông Dương (diễn ra từ ngày 21.2 đến ngày 3.2.1950) nhận định: “... Đông Dương là một chiến trường duy nhất... vì do quan hệ địa lí và chính trị, vận mệïnh ba quốc gia Việt-Miên-Lào gắn bó và khăng khít, độc lập Việt Nam không được đảm bảo nếu Ai Lao, Cao Miên không được giải phóng. Ai Lao, Cao Miên không giành được độc lập hoàn toàn nếu kháng chiến Việt Nam chưa thành công”. Hội nghị đã đề ra chương trình công tác 11 điểm , trong đó nêu rõ về Lào như sau : “chỉnh đốn chính quyền kháng chiến ở Ai Lao”, “xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất ở Ai Lao”...; “tiến tới thành lập mặt trận dân tộc thống nhất các dân tộc Đông Dương , chính đốn các tổ chức quần chúng” ; “ngoài việc nâng cao địa vị và uy tín của mình trên trường quốc tế, Việt Nam cần làm mọi cách để cho thế giới biết đến cuộc kháng chiến của nhân dân Lào ... làm cho cuộc kháng chiến Ai Lao được thế giới giúp đỡ”. Về nhiệm vụ quân sự, hội nghị đã đề ra chủ trương giúp đỡ cho chiến trường Lào, trong đó chú trọng đến vấn đề “xây dựng các căn cứ địa chính cho Lào và mở rộng cơ sở quần chúng gắn liền các căn cứ địa với nhau” và “tích cực xây dựng quân đội quốc gia cho Lào” , “đào tạo cán bộ Lào” Ngày 6.2.1950, Pháp trao trả chủ quyền cho Chính phủ hoàng gia Lào. Ngày hôm sau, Hoa Kì vaø Anh coâng nhaän Quoác gia lieân keát Laøo. Từ ngày 13 đến ngày 15.8.1950, các đại biểu của các căn cứ kháng chiến đã dự Đại hội đại biểu quốc dân Lào diễn ra ở Tuyên Quang. Đại hội quyết định thành lập Mặt trận Neo Lao Itsala, chính phủ kháng chiến Lao Itsala do hoàng thân Souphanouvong làm thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, còn Kayson Phomvihan làm bộ trưởng Quốc phòng, tuyên bố tên nước là Pathet Lao với quốc kì, quốc ca. Ngày 11.3.1951, sau khi đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải thể tại Đại hội II (2.1951), Hội nghị các mặt trận dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương diễn ra từ ngày 3.3 đã quyết định thành lập Liên minh Nhân dân Việt - Lào - Campuchia nhằm phối hợp hành động đánh bại cuộc chiến tranh của Pháp và sự can thiệp của Mĩ. Một ủy ban liên minh nhân dân ba nước được thành lập bao gồm những nhà hoạt động chính trị có tên tuổi như: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt (Việt Nam), Souphanovong, Nuhak Phomsavan (Laøo), Sôn Ngoïc Minh, Tut Samouk (Campuchia). Ngay trong tháng 3.1951, quân tình nguyện Việt Nam bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Laøo.. Từ năm 1950, QĐNDVN bắt đầu hoạt động trên lãnh thổ Lào theo từng đơn vị riêng biệt thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của chính phủ Việt Nam . Đơn vị đầu tiên là Trung đoàn 4 được thành lập ở Lieân khu 4 ngaøy 19.5.1950 . Trong hai naêm 1950 – 1951, quaân soá cuûa VNDCCH treân laõnh thoå Laøo tăng từ 8.000 lên 12.300.. Từ ngày 8.4 đến ngày 3.5.1953, liên quân Pathet Lào - VNDCCH đã mở chiến dịch.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Thượng Lào. Chiến dịch kết thúc, chính phủ Lao Itsala kiểm soát toàn bộ tỉnh Sam Neua, một phần tỉnh Xiêng Khouang và tỉnh Phong Saly. Trước đó không lâu, ngày 22.3.1953, đảng bộ Lào đã họp đại hội quyết định thành lập đảng Nhân dân Lào do Kayson Phomvihan laøm toång bí thö. Ngày 22.10.1953, chính phủ Pháp và chính phủ Hoàng gia Lào kí Hiệp định, theo đó Pháp công nhận Lào là “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Tháng 12.1953, trong một nỗ lực phối hợp hành động cho cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1953 - 1954 chống lại Kế hoạch Navarre, liên quân Pathet Lào - VNDCCH đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Trung Lào và Nam Lào với sự tham gia của hơn 17.000 quân VNDCCH . Để phục vụ công tác hậu cần cho đạo quân không nhỏ này, VNDCCH đã phải huy động hàng vạn dân công từ miền Tây Bắc và Thanh-Nghệ-Tĩnh. Kết thúc chiến dịch, chính phủ Lao Itsala kiểm soát thêm nhiều vùng rộng lớn ở Đông Bắc và Nam II.7.2. Hieäp ñònh Geneva veà Laøo. Ngày 8.5.1954, một ngày sau khi Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc. Ngay tại phiên họp đầu tiên, trưởng đoàn VNDCCH là Phạm Văn Đồng đã yêu cầu mời các đại diện của Pathet Lào tham gia Hội nghị, nhưng yêu cầu này không được ngay cả đoàn Liên Xô và đoàn Trung Quốc ủng hộ. Đại diện cho Lào chỉ có mỗi đoàn đại biểu chính phủ Vương quốc Lào. Nhưng Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Lào được kí cùng lúc với Hiệp định về Việt Nam đã không mang chữ kí của đại diện Lào, mà của thứ trưởng bộ Quốc phòng VNDCCH Tạ Quang Bửu trong tư cách người thay mặt tổng tư lệnh các đơn vị chiến đấu Pathet Lào và tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và của thiếu tướng Delteil, thay mặt tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp tại Ñoâng Döông. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào có các nội dung chính sau: - Các đơn vị tình nguyện của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị của Quân đội Liên hiệp Pháp phải rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày kể từ khi Hiệp định được kí; - Nước ngoài không được đưa vũ khí, quân đội và nhân viên quân sự vào Lào, không được thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Lào. Riêng Pháp được phép để lại trên lãnh thổ Lào không quá 1.500 sĩ quan và hạ sĩ quan làm nhiệm vụ huấn luyện quân đội Lào, không quá 3500 quân để bảo trì các cơ sở quân sự còn lại trên đất Lào; - Trong vòng 120 ngày sau Hiệp định, các đơn vị chiến đấu Pathet Lào (44) sẽ tập kết trong caùc tænh Phong Saly vaø Sam Neua; - Hiệp định được thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các đại diện ba nước Canada, Ba Lan và Ấn Độ. 44() Do Chính phủ kháng chiến Lao Itsala không được thừa nhận ở Hội nghị Geneva, Hiệp định khi đề cập lực lượng Pathet Lào đã ghi là “các đơn vị chiến đấu Pathet Lào”..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Tuy không kí vào Hiệp định, chính phủ Vương quốc Lào đã đưa ra các bản Tuyên bố cam keát tuaân thuû caùc ñieàu 3, 4 vaø 5 trong Tuyeân boá cuoái cuøng cuûa Hoäi nghò Geneva. II.8. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở CAMPUCHIA VAØ SỰ CAN DỰ CỦA VNDCCH VAØO TÌNH HÌNH XỨ NAØY — HIỆP ĐỊNH GENEVA VỀ CAMPUCHIA. II.8.1. Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Campuchia và sự can dự của VNDCCH vào tình hình xứ này. Ngày 9.10.1945, quân Pháp đã có mặt ở Phnompenh bằng đường hàng không. Một chính phủ mới do hoàng thân Monivong cầm đầu được thành lập, thay cho chính phủ Sơn Ngọc Thành thân Nhật được thành lập ngày 14.8.1945. Ngày 8.1.1946, Pháp kí với Campuchia Tạm ước công nhận quyền tự trị của Campuchia trong Liên hiệp Pháp và Liên bang Đông Dương. Tháng 9.1946, đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến. Ba tháng sau, đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp, chiến thắng thuộc về đảng Dân chủ kiểm soát khoảng hai phần ba số ghế. Ngày 6.5.1947, Hiến pháp đầu tiên của đất nước được nhà vua chuẩn y, Campuchia trở thành nước quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều đồng tình với chế độ tự trị và những chuyển biến chính trị trên của đất nước. Từ tháng 8.1946, ở một số địa phương thuộc các vùng Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc đã bùng phát các cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp. Đầu năm 1948, Đại hội đại biểu nhân dân các vùng giải phóng được triệu tập. Đại hội đã thành lập Hội Khmer Itsalak. Đến cuối năm 1949, chính quyền cách mạng đã được thiết lập ở 418 xã thuộc 40 huyện của 10 tỉnh. Quan hệ giữa chính phủ VNDCCH và lực lượng kháng chiến Campuchia đã sớm được thiết lập. Cuối năm 1946, liên quân Việt Nam - Campuchia đánh chiếm Siem Riep một tuần lễ, mở màn cho sự phối hợp chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam. Để đối phó với phong trào kháng chiến, Pháp cho rằng cần tăng cường vị thế của chính phủ Phnompenh. Ngày 8.11.1949, Pháp kí với Vương quốc Campuchia hiệp định công nhận Campuchia là một quốc gia độc lập, nhưng có chủ quyền hạn chế (chẳng hạn như ngoại giao vẫn do Pháp nắm giữ; còn về quân sự , Campuchia có quân đội riêng, nhưng Quân đội Liên hiệp Pháp được phép đóng quân và hoạt động trên lãnh thổ Campuchia). Như vậy, trong năm 1949, Pháp đã lần lượt dựng lên ba quốc gia liên kết trên bán đảo Đông Dương. Ngày 7.2, chính phủ Hoa Kì đã công nhận chính phủ Vương quốc Campuchia, cuõng nhö hai Quoác gia lieân keát Vieät Nam vaø Laøo. Ngày 19.4.1950, nhằm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba đảng Cộng sản Đông Dương, Hội Khmer Itsalak đã triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân. Đại hội đã thành lập Ủy ban trung ương dân tộc giải phóng lâm thời do Sơn Ngọc Minh làm chủ.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> tịch và Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc do Tut Samouk làm chủ tịch. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương giải tán, ngày 28.6.1951, đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã được thành lập. Từ ngày 9.2.1953, vua Sihanouk đã tiến hành một cuộc vận động ngoại giao ráo riết ở các nước phương Tây, nhất là Mĩ, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước này cho yêu sách đòi Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Campuchia. Ngày 9.11.1953, một ngày sau khi Sihanouk trở về nước, Pháp kí Hiệp ước trao trả độc lập đầy đủ cho Vương quốc Campuchia. II.8.2. Hieäp ñònh Geneva veà Campuchia. Tại Hội nghị Geneva về Đông Dương, đoàn đại biểu Khmer Itsalak chịu chung số phận với đoàn đại biểu Pathet Lào, nghĩa là không được tham dự Hội nghị, dù trưởng đoàn VNDCCH đã cố sức đấu tranh, trong lúc phái đoàn Vương quốc Campuchia do bộ trưởng Ngoại giao Tép Phan cầm đầu được tham gia với tư cách là đại diện của một quốc gia tự do, độc lập và có chủ quyền. Đoàn Campuchia đã đấu tranh cho đến tận khuya 20.7 rạng ngày 21.7.1954 để bác bỏ quy định liên quan đến một vùng tập kết cho các lực lượng kháng chiến Khmer Itsalak. Sau một cuộc tranh cãi kéo dài giữa Eden, Molotov, Mendès-France và Phạm Văn đồng, Molotov cuối cùng đã đồng ý với yêu cầu của đoàn Campuchia [32, tr.370]. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Campuchia mang chữ ký của Tạ Quang Bửu, thay mặt tổng tư lệnh các lực lượng kháng chiến Khmer và tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và của Nhiek Tioulong, thay mặt tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Quốc gia Khmer. Hieäp ñònh coù caùc noäi dung chính sau: - Trong thời hạn 90 ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực (từ ngày 23.7.1954), các lực lượng vũ trang của Liên hiệp Pháp và của tất cả các nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Campuchia đều phải rút khỏi xứ này; - Trong thời hạn 30 ngày, các lực lượng kháng chiến Khmer sẽ được giải ngũ tại choã; - Chính phủ Campuchia sẽ không kí một văn kiện ngoại giao nào với các quốc gia khác nếu nó buộc Campuchia tham gia một liên minh quân sự; - Ở Điều 6, Chính phủ Hoàng gia Campuchia cam kết không trả thù những người kháng chiến, không đối xử phân biệt đối với họ, đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ các quyền được minh định trong Hiến pháp; - Hiệp định sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm đại diện các nước: Canada, Ba Lan và Ấn Độ..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Theo báo cáo đầu tiên của Ủy hội quốc tế giám sát và kiểm soát được công bố ngày 1.1.1955, lực lượng kháng chiến Khmer đã được giải tán tại chỗ ngày 22.8.1954, các đơn vị QĐNDVN hoàn tất việc rút khỏi Campuchia ngày 18.10.1954. Riêng Pháp chỉ để lại một số nhân viên làm nhiệm vụ huấn luyện và một phái bộ quân sự.. Ngaøy 25.9.1955, Vöông quoác Campuchia ruùt khoûi Lieân hieäp Phaùp. II.9. SEATO ĐƯỢC THAØNH LẬP. Ngay sau khi Hội nghị Geneva bế mạc, các giới chức cao cấp Nhà trắng lẫn bộ Ngoại giao Mĩ đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố về phương hướng sắp đến cho chính sách đối ngoại của Mĩ ở Đông Nam Á. Người đầu tiên phát biểu chẳêng ai khác ngoài tổng thống Eisenhower: “Hoa Kì đã không trực tiếp tham gia vào các quyết định mà Hội nghị đã thông qua và không bị các quyết định đó ràng buộc... Hoa Kì đang tích cực tiến hành các cuộc thảo luận với những nước tự do khác nhằm nhanh chóng đi đến một tổ chức phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á có mục đích ngăn chặn cộng sản tiếp tục hoạt động xâm lăng trực tiếp hoặc gián tiếp trong toàn vùng này” [17, tr.133]. Trong quá trình vận động biến ý tưởng của Eisenhower thành hiện thực, Dulles đã trình bày quan niệm của Hoa Kì về tổ chức phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á như sau: “Chúng tôi không tính kí một hiệp ước an ninh sẽ trở thành một tổ chức theo kiểu Hiệp ước NATO có một cơ cấu thường trực rộng lớn dưới lệnh của những lực lượng địa phương quan trọng và Hoa Kì phải cam kết cung cấp những lực lượng để phòng thủ địa phương. Trái lại, Hoa Kì chủ trương kí một hiệp ước an ninh để làm nản ý chí xâm lược của cộng sản và cho phép Hoa Kì và các nước khác góp phần tăng cường ổn định của các khu vực địa phương, cải thiện hiệu quả của các đơn vị địa phương của quân đội và cảnh sát do đó cải thiện khả năng của các chính phủ địa phương, ngăn chặn sự thâm nhập và hoạt động lật đổ của cộng sản có khả năng xảy ra nhiều hơn là sự xâm lược công khai” [67, tr.249]. Sau khi ý tưởng trên được Anh tích cực ủng hộ, một vấn đề đặt ra là thành phần tham gia. Mĩ và Anh thỏa thuận mời 10 nước, nhưng chỉ có Pháp, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines và Pakistan nhận lời, còn Ấn Độ, Ceylan, Miến Điện, và Indonesia từ chối. Về các nước Lào, Campuchia và Quốc gia Việt Nam, giữa Anh và Mĩ xuất hiện bất đồng, nên không nước nào được mời. Ngày 8.9.1954, Hội nghị thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á diễn ra ở Manila đã thông qua Hiệp ước Phòng thủ tập thể Đông Nam Á gồm 11 điều, trong đó có Điều IV laø quan troïng nhaát. “1. Các bên thừa nhận rằng hành động xâm lược bằng một cuộc tiến công vũ trang trong vùng lãnh thổ của Hiệp ước chống lại bất cứ thành viên nào của Hiệp ước, hay chống laïi baát kì quoác gia hay laõnh thoå naøo maø caùc beân seõ xaùc ñònh sau naøy baèng thoûa thuaän chung có thể gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của các nước thành viên; trong trường hợp đó, các bên thỏa thuận sẽ hành động chống lại nguy cơ chung vừa nêu theo những tiến trình hợp.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> hiến của các bên. Các biện pháp được thực hiện theo đoạn văn bản này sẽ được báo cáo ngay cho HÑBA LHQ. 2. Nếu, theo ý kiến của bất kì thành viên nào của Hiệp ước, tính bất khả xâm phạm, hay tính toàn vẹn lãnh thổ, hay chủ quyền, hay độc lập chính trị của bất cứ bên nào trong vùng lãnh thổ của Hiệp ước, hay của bất kì quốc gia nào hay lãnh thổ nào mà các nội dung của đoạn 1 của điều khoản này đôi khi áp dụng, bị đe dọa bằng bất kì cách nào khác hơn là một cuộc tiến công vũ trang, hay bị tác động hoặc bị đe dọa bằng bất kì thực tế hay tình huống nào có thể gây nguy hại đến hòa bình trong vùng, các bên sẽ thảo luận ngay để cùng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo phòng thủ chung. 3. Các bên hiểu rằng không hành động nào trên lãnh thổ của bất kì quốc gia nào được các bên thống nhất chỉ định trong đoạn 1 của điều khoản này, hay trên bất kì lãnh thổ nào được chỉ định như vậy, sẽ được thông qua, trừ phi có lời mời hay sự đồng ý của chính phuû lieân quan”. Điều VIII của Hiệp ước xác định khái niệm “vùng lãnh thổ của Hiệp ước” là toàn vùng Đông Nam Á, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của các bên châu Á, toàn bộ vùng Tây Nam Thái Bình Dương, trừ vùng Thái Bình Dương ở phía bắc vĩ tuyến 21 độ 30 phút Bắc (nghĩa là trừ Đài Loan và Hongkong). Tuy nhiên, phạm vi lãnh thổ của Hiệp ước có thể thay đổi, neáu caùc beân cuøng thoûa thuaän. Nghị định thư đính kèm hiệp ước SEATO “nhất trí chỉ định các Quốc gia Campuchia, Lào và lãnh thổ tự do trong phạm vi chủ quyền của Quốc gia Việt Nam nằm trong vuøng caùc muïc tieâu cuûa Ñieàu IV”. Hiệp ước Manila gộp cả Bị vong lục của chính phủ Hoa Kì mà nguyên văn như sau: “Trong khi thực hiện Hiệp ước này, Hợp chúng quốc Hoa Kì hiểu rằng việc Hợp chúng quốc Hoa Kì thừa nhận tác động của một cuộc xâm lăng và tấn công vũ trang và thỏa thuận của mình theo mục 1, điều IV chỉ áp dụng cho những cuộc xâm lăng của cộng sản, nhưng cũng khẳng định rằng trong trường hợp có cuộc xâm lăng hay tấn công vũ trang khác, Hiệp chúng quốc Hoa Kì sẽ tham khảo theo những quy định trong mục 2, điều IV”. * *. *. Diễn biến của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất cho thấy mức độ can thiệp ngày càng sâu của Trung Quốc và Hoa Kì vào Đông Nam Á qua sự giúp đỡ không nhỏ mà Bắc Kinh và Washington lần lượt dành cho VNDCCH và Quốc gia Liên kết Việt Nam (thông qua Pháp) . Do vậy, các hiệp định Geneva , kết quả của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất , nhất là bản văn liên quan đến Việt Nam , phản ánh quan điểm và quyền lợi của các cường quốc ngoài vùng và tình hình so sánh lực lượng giữa các nước này , hơn là nguyện vọng của người dân Đông Dương , đặc biệt là dân Việt Nam , cụ thể là chúng mang lại sự haøi loøng cho : - giới lãnh đạo Liên Xô vốn đang đi tìm một mối quan hệ hoà hoãn với phương.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> -. -. Tây hầu có thể tập trung vào công cuộc cải cách trong nước ; nhà cầm quyền Bắc Kinh vốn đang tìm cách chặn đứng viễn cảnh can thiệp trực tiếp của Hoa Kì vào bán đảo Đông Dương , sau khi đã thành công với một động thái tương tự trên bán đảo Triều Tiên một năm trước đó; cho Pháp đang tìm cách rút lui khỏi Đông Dương , đồng thời cố cứu vãn những quyền lợi nào còn có thể được trên bán đảo này.. Hiệp định Geneva đồng thời không làm hài lòng : - Hoa Kì vốn đã sớm bộc lộ thái độ nghi ngại về một giải pháp đàm phán cho cuộc chiến ở Đông Dương ngay trong tháng 8.1953. Thái độ này được chính phủ Eisenhower thể hiện thành những động thái cụ thể và quyết liệt tại hội nghị Geneva (bộ trưởng Ngoại giao F. Dulles chỉ có mặt ở phiên khai mạc và ngay sau khi hội nghị kết thúc) bằng nỗ lực thành lập vào ngày 8.9.1954 một tổ chức quân sự trong vùng Đông Nam Á có tên gọi là tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) moâ phoûng theo NATO; - Các nhà lãnh đạo VNDCCH vốn luôn tha thiết với sự nghiệp đập tan ách thống trị của thực dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước ; - Những người đứng đầu Quốc gia Liên kết Việt Nam kiên quyết chống lại chủ trương xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa của những nhà lãnh đạo VNDCCH ; Không được người Việt Nam ở cả hai bờ sông Bến Hải hoan nghênh, Hiệp định Geneva khó được đón nhận như một giải pháp lâu dài cho Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, ít ra là cho đất nước Việt Nam.. CHÖÔNG III CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA DƯỚI THỜI CẦM QUYỀN CỦA SUKARNO (1950 – 1965) __________________. Thu hồi độc lập đúng vào thời điểm Chiến tranh lạnh đang diễn tiến đến hồi tột độ, những người lãnh đạo Indonesia đã cố sức để đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống chính quốc Hà Lan không bị lôi ngay vào cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường. Được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: trung lập, bảo vệ quyền lợi dân tộc và đấu tranh cho hòa bình trong vùng và trên thế giới, đường lối đối ngoại “độc lập và tích cực” đã góp phần đáng kể nâng cao vị thế của Indonesia trên trường quốc tế, và nhất là nhận được sự tán thành của nhiều nước Á-Phi cùng hoàn cảnh. Biểu hiện cho uy tín đối ngoại lên cao của Indonesia là Hội nghị Á-Phi lịch sử đã diễn ra ở Bandung trong năm 1955, là việc thu hồi Tây Irian (1962). Những chiến thắng vang dội này đồng thời tạo cho Sukarno – nhà lãnh đạo tối cao của Indonesia từ năm 1957 – ảo tưởng về sức mạnh đối ngoại của đất nước. Từ đầu thập niên 1960, ông bắt đầu tự đứng ra đảm nhận sứ mệnh xây.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> dựng một mặt trận chung được gọi là NEFOS (“New Emerging Forces” – Những lực lượng mới đang trỗi dậy) bao gồm các nước Á, Phi, Mĩ latinh, các nước XHCN, các lực lượng tiến bộ ở các nước tư bản để đương đầu với các quốc gia mà đa số là Tây Âu và Bắc Mĩ được gọi là “OLDEFOS” (“Old Declining Forces” – Những lực lượng cũ đang suy thoái). Tham vọng đối ngoại quá sức này được đặt trên nền tảng không vững vàng: chính sách đối nội đầy rẫy những sai lầm đã phá hoại nền kinh tế quốc dân và đẩy đất nước sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng vào giữa thập niên 1960. Đã vậy, quan hệ căng thẳng với nước láng giềng Malaysia và sự gắn bó với đường lối đối ngoại cực đoan của CHND Trung Hoa đã đẩy Indonesia rơi vào thế bị cô lập trên trường quốc tế. III.1. HOÄI NGHÒ BANDUNG (1955). III. 1.1. Boái caûnh Sau khi giành lại độc lập tự do, phần lớn các nước cựu thuộc địa châu Á và châu Phi đều tỏ ra lo lắng trước tình trạng đối đầu trong quan hệ giữa các cường quốc lớn trên thế giới. Nền độc lập non trẻ và bấp bênh, tình trạng chính trị bất ổn, những khó khăn kinh tế và xã hội rất lớn... không cho phép các nước đó dự phần vào hoạt động tranh giành ảnh hưởng diễn ra rất quyết liệt giữa hai khối nước XHCN và TBCN. Nỗi khát khao độc lập, chủ quyền dân tộc trọn vẹn, bình đẳng thực sự trong quan hệ quốc tế đã khiến họ khước từ tham gia các tổ chức (nhất là quân sự) của cả hai khối nước. Xu hướng trung lập trên được nhìn thấy đặc biệt rõ nét ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, nơi bắt đầu chứng kiến từ năm 1950 sự can thiệp ngày càng tăng của Hoa Kì và Trung Quốc. Trong tình hình này, chính sách thúc đẩy sự ra đời của các liên minh quân sự ở châu Á mà Hoa Kì và các nước phương Tây theo đuổi trong nửa đầu thập niên 1950 đã làm tăng thêm mối ác cảm chống phương Tây ở người dân châu Á, hệ quả không tránh khỏi của những năm dài sống dưới chế độ thực dân. Bên cạnh đó, các nước vừa được độc lập còn có nhu cầu tự khẳng định chỗ đứng của họ trên trường quốc tế. “Từ lâu nay, chúng ta chỉ là những kẻ quan sát bàng quan các sự kiện, là món đồ chơi trong tay kẻ khác. Nay thế chủ động đang chuyển sang tay dân tộc chúng ta, từ nay chúng ta sẽ tự làm chủ lịch sử của mình”, J. Nehru phát biểu ngày 7.9.1946, khi nhậm chức thủ tướng chính phủ Ấn Độ. Mong muốn này đã khiến các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Nam Á vừa được độc lập không ít lần lên tiếng phê phán các nước phương Tây đã mang các vấn đề của châu Á ra bàn thảo, nhưng không hề tham khảo ý kiến của họ, hoặc chỉ dành cho họ một vị theá thaáp keùm. Để có thể dự phần tích cực hơn vào các diễn biến quốc tế và cũng để tự xác lập một chỗ đứng riêng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, các nước Á- Phi vừa giành được độc lập đã sớm tìm đến nhau. Tháng 3.1947, đã diễn ra ở New Dehli, theo sáng kiến của thủ tướng Ấn Độ J. Nehru, Hội nghị Liên Á không chính thức lần thứ nhất bao gồm đại biểu của 26 nước châu.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Á. Mục đích của Hội nghị là thảo luận về hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các nước châu Á. Tháng 1.1949, thủ tướng Nehru đã tổ chức Hội nghị liên Á lần thứ hai tại New Dehli với sự tham dự của 15 nước nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Hà Lan ở Indonesia. Cuối tháng 4 - đầu tháng 5.1954, thủ tướng các nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, Pakistan và Ceylan đã gặp nhau ở Colombo để thảo luận các vấn đề quan tâm chung, như: chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc, chiến tranh lạnh, vũ khí hạt nhân, hợp tác kinh tế và chiến tranh ở Đông Dương. Theo đề nghị của Indonesia, các nước quyết định tổ chức Hội nghị các quốc gia độc lập châu Á và châu Phi trong năm 1955. Sau đó, các đại diện năm nước gặp nhau ở Bogor (12.1954) và cùng thỏa thuận Hội nghị Á- Phi sẽ diễn ra ở thành phố Bandung (Indonesia) từ ngày 18 đến ngày 24.4.1955. Từ năm 1954 đến tháng 4.1955 đã diễn ra một loạt cuộc tiếp xúc quan trọng giữa thủ tướng Nehru với tổng thống Nasser của Ai Cập, với tổng thống Tito của Nam Tư và đặc biệt là cuộc gặp giữa Nehru và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Thông cáo chung của cuộc hội đàm giữa Nehru và Chu Ân Lai (29.4.1954) đã đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, về sau được gọi là 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (Pancha Shila). Đó là: - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; - Không xâm lược lẫn nhau; - Khoâng can thieäp vaøo coâng vieäc noäi boä cuûa nhau; - Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; - Cuøng toàn taïi hoøa bình. Trên đây là những hội nghị hay những cuộc tiếp xúc thượng đỉnh tạo tiền đề cho Hội nghò Bandung. III.1.2. Thoâng caùo chung cuûa Hoäi nghò Bandung. Được gọi là Hội nghị Á-Phi, Hội nghị Bandung đã diễn ra từ ngày 18.4 đến ngày 24.4.1955 với sự tham gia của 29 quốc gia – 23 của châu Á và 6 của châu Phi(45).. 45() Đó là: Afghanistan, Saudi Arabia, Campuchia, CHND Trung Hoa, Bờ biển Vàng (Ghana), Ai Cập,. Ethiopia, Iraq, Iran, Nhaät, Jordan, Laøo, Lebanon, Liberia, Libya, Nepal, Philippines, Thaùi Lan, Sudan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, VNDCCH, VNCH, Yemen, Pakistan, Aán Độ, Miến Điện, Indonesia, Ceylan..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Những đề tài chính được thảo luận tại Hội nghị Bandung là hòa bình thế giới, an ninh của các nước Á - Phi, cùng tồn tại hòa bình và láng giềng thân thiện, giải phóng các dân tộc Á- Phi khỏi ách thống trị thực dân và phân biệt chủng tộc, quyền con người và quyền tự quyết, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa... Thông cáo chung được kí ngày 24.4.1955 gồm 7 phần. Phần thứ nhất “Hợp tác kinh tế” thừa nhận sự cấp thiết thúc đẩy nỗ lực phát triển kinh tế của các nước Á- Phi trên cơ sở “tôn trọng độc lập dân tộc”, vừa bằng cách trợ giúp kỹ thuật giữa các nước tham gia, vừa thông qua con đường thỏa thuận đa phương và song phương với các nước khác trên thế giới. Thông cáo đòi thành lập “Quỹ đặc biệt của LHQ cho sự phát triển kinh tế” và dành phần lớn hơn trong Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triển cho các nước Á- Phi. Thông cáo cổ vũ các nước cùng hoạt động để bình ổn giá cả quốc tế và mức cầu của các mặt hàng cần thiết. Văn kiện khuyến cáo các nước Á - Phi đa dạng hóa xuất khẩu của họ bằng cách chế biến nguyên liệu và bằng cách khuyến khích việc tổ chức hội nghị quốc tế và trao đổi phái đoàn thương mại. Phần thứ hai “Hợp tác văn hóa” tỏ rõ nỗi day dứt trước việc di sản dân tộc bị quên lãng dưới chế độ thực dân trong thời gian dài cả thế kỉ. Văn kiện cổ vũ sự hợp tác văn hóa giữa các nước, nhưng không chỉ rõ cách thực hiện. Phần “Quyền con người và quyền tự quyết” khẳng định các nước tham gia Hội nghị hoàn toàn tán đồng Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của tổ chức này. Văn kiện tuyên bố các nước đã được giải phóng có nghĩa vụ giúp đỡ các nước còn phụ thuoäc giaønh laïi chuû quyeàn. Dứơi tiêu đề “Thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế ”, phần tư của Thông cáo đòi hỏi Hội đồng Bảo an mau chóng kết nạp vào LHQ tất cả các quốc gia tham dự Hội nghị và dành cho các nước Á - Phi một vị thế rộng rãi hơn trong tổ chức này. Văn kiện cho rằng hòa bình chỉ có thể được củng cố bằng “một chế độ kiểm tra quốc tế tập thể ” nhằm đảm bảo việc giải trừ và cấm chỉ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong lúc chờ đợi, nhất thiết ngưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân. Thoâng caùo chung keát thuùc baèng 10 nguyeân taéc chung soáng hoøa bình: 1) Tôn trọng các quyền cơ bản của con người phù hợp với tôn chỉ và nguyên tắc của Hieán chöông LHQ; 2) Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; 3) Công nhận quyền bình đẳng giữa các chủng tộc và quyền bình đẳng giữa tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ; 4) Khoâng can thieäp vaø khoâng xen vaøo coâng vieäc noäi boä cuûa caùc quoác gia khaùc; 5) Tôn trọng quyền của mỗi nước được tự vệ một cách riêng lẻ hay tập thể phù hợp với Hiến chương LHQ; 6) a. Khước từ các thỏa thuận về phòng thủ tập thể phục vụ quyền lợi riêng của bất kì đại cường nào;.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> b. Không một cường quốc nào được gây sức ép lên những quốc gia khác; 7) Tránh hoạt động xâm lược hay đe dọa xâm lược, hoặc sử dụng vũ lực nhằm vào sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của một nước; 8) Giải quyết mọi cuộc xung đột quốc tế bằng những phương tiện hòa bình, như đàm phán hay hòa giải, trọng tài hay giải quyết trước tòa án, cũng như bằng các phương sách hòa bình khác theo sự lựa chọn của các quốc gia có liên quan, phù hợp với Hieán chöông LHQ; 9) Khuyến khích các lợi ích chung và sự hợp tác; 10) Toân troïng coâng lí vaø caùc nghóa vuï quoác teá. Mười nguyên tắc trên được dùng làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của các nước Á - Phi mới độc lập, đồng thời được dùng làm cơ sở cho những nguyên tắc của Phong trào Khoâng lieân keát sau naøy. III. 2. QUAN HỆ INDONESIA-HAØ LAN SAU HIỆP ƯỚC THE HAGUE – INDONESIA VAØ HAØ LAN TRANH CHAÁP TAÂY IRIAN. III.2.1. Quan hệ Indonesia - Hà Lan sau Hiệp ước The Hague Ba ngày sau khi Hiến pháp được thông qua (14.8.1950), một nhà nước đơn nhất có tên gọi là Cộng hòa Indonesia được chính thức thiết lập trên toàn thể quần đảo. Như vậy là cơ cấu liên bang mà Hà Lan đã cố công nặn ra và áp đặt lên phái đoàn Indonesia ở Hội nghị The Hague đã sớm tiêu vong. Số phận của Liên hiệp Hà Lan – Indonesia cũng không khả quan hơn do cuộc đàm phán về Tây Irian diễn ra trong mùa thu 1950 đã không mang lại kết quả cụ thể nào, nhất là sau khi Quốc hội Hà Lan ngày 19.2.1952 thông qua phần tu chính Hiến pháp đề cập đến vieäc thu naïp Taây Irian vaøo laõnh thoå Haø Lan. Các mối liên hệ gắn kết Indonesia vào Hà Lan tàn lụi dần. Ngày 21.4.1953, đại diện hai nước kí nghị định thư chấm dứt hoạt động của phái bộ quân sự Hà Lan ở Indonesia. Ngày 10.8.1954, đại diện hai nước kí nghị định thư thỏa thuận xóa bỏ Liên hiệp Hà Lan – Indonesia về nguyên tắc và chấm dứt các hiệp định về đối ngoại, văn hóa và hợp tác quân sự. Hà Lan chỉ còn giữ lại được các hiệp định về kinh tế và tài chính. Ngày 13.2.1956, sau khi Hoäi nghò baøn veà vieäc xoùa boû Lieân hieäp Haø Lan – Indonesia sa vaøo tình traïng beá taéc (46), chính phuû Indonesia ra quyeát ñònh ñôn phöông huûy boû Lieân hieäp Haø Lan – Indonesia, baát chấp những lời phản đối mạnh mẽ của chính phủ Hà Lan. Ngày 21.4.1956, Quốc hội Indonesia thông qua đạo luật hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận đã đạt được với Hà Lan tại Hội nghị Bàn tròn. Đạo luật nhấn mạnh quan hệ giữa Indonesia và Hà Lan là quan hệ “thông thường giữa các nước có chủ quyền đầy đủ trên cơ sở luật pháp quốc tế ”. Đạo luật 46() Hội nghị diễn ra từ ngày 10.12.1955 ở The Hague. Ngày 13.12, Hội nghị quyết định chuyển đến. Geneva, nơi có bầu không khí trung lập rõ rệt hơn. Thông cáo chung được công bố ngày 11.2.1956, cho thấy hai bên không đạt được thỏa thuận về các thủ tục giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> nêu rõ rằng “các quyền, các ưu đãi, các giấy phép và phương cách hoạt động của các công ty Hà Lan đang kinh doanh ở Indonesia sẽ được tôn trọng nếu chúng không vi phạm những quyền lợi của một quốc gia đang trong thời kì tái thiết ”. Quá trình tiêu vong của dự án thành lập Liên hiệp Hà Lan-Indonesia coi như kết thúc vào ngày 4.5.1956, khi trụ sở của cao ủy Hà Lan ở Indonesia chuyển thành đại sứ quán. III.2.2. Indonesia vaø Haø Lan tranh chấp Tây Irian. Tây Irian (Irian Jaya) với diện tích là 422.000km 2 và dân số vào khoảng 2 triệu là phần phía tây của đảo Tân Guinea có tổng diện tích là 785.000 km 2. Năm 1828, lúc bị người Hà Lan xâm chiếm, Tây Irian đang thuộc chủ quyền của sultan Tidore trong quần đảo Maluku. Tuy nhiên, người Hà Lan đã không công nhận điều này. Sau khi chiếm đóng Indonesia, người Nhật đã biên chế Tây Irian vào quần đảo Maluku. Sau Chiến tranh Thái Bình Dương, chính sách của Hà Lan đối với Tây Irian được nhận ra rõ hơn, khi nước này tham gia cùng với Australia, New Zealand, Hoa Kì, Phaùp vaø Anh thaønh laäp Uûy hoäi Nam Thaùi Bình Döông vaøo ngaøy 6.2.1947. Phaïm vi ñòa lí cuûa ủy hội này được xác định bao gồm những lãnh thổ không tự trị trong vùng Thái Bình Dương của các nước kí kết nằm “hoàn toàn hay một phần phía nam đường xích đạo và tính từ phía đông, bao goàm caû Taân Guinea thuoäc Haø Lan”.. – Quyền lợi của Hà Lan và Indonesia trong vấn đề Tây Irian. Giá trị của Tây Irian không chỉ là những nguồn tài nguyên phong phú mà phần lớn còn chưa được thăm dò, mà còn được tìm thấy trong vị thế địa-chính trị: Hà Lan chỉ có thể duy trì được vị thế cường quốc ở Thái Bình Dương chừng nào còn giữ được một lãnh thổ trong vùng này. Cũng giống như nỗ lực đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở Indonesia trong những năm 1945 – 1949, Hà Lan chủ trương giữ lại Tây Irian theo cách công nhận quyền tự trị của người bản xứ Papua trong khuôn khổ Liên hiệp Hà Lan. Về phần mình, Indonesia đưa ra luận cứ pháp lí cho yêu sách đối với Tây Irian trên cơ sở vùng đất này là một phần của Đông Ấn thuộc Hà Lan. Do vậy, khi chuyển giao chủ quyền, Hà Lan không được, Jakarta lập luận, giữ lại bất kỳ phần lãnh thổ nào nằm trong phạm vi đế quốc Hà Lan trên quần đảo. Một lí do khác thôi thúc Indonesia quyết đòi cho được Tây Irian: Jakarta lo sợ Tây Irian sẽ bị các thế lực thù địch với chính sách xây dựng nhà nước đơn nhất sử dụng làm bàn đạp cho các hoạt động phá hoại nhằm vào Java. Một loạt các va chạm diễn ra trong quá trình chuyển giao chủ quyền càng làm cho Jakarta hồ nghi thiện ý của Hà Lan. Cá nhân Sukarno có ý sử dụng cuộc đấu tranh đòi Tây Irian như là ngọn cờ tập hợp người dân chung quanh ông hầu tiếp thêm sức mạnh cho kế hoạch xây dựng chế độ “dân chủ có dẫn dắt”, thay cho chế độ đại nghị mà ông đánh giá là không phù hợp với đất nước Indonesia. – Lập trường của các nước tại Đại Hội Đồng LHQ. Ngày 17.8.1954, Chính phủ Jakarta đã đưa vấn đề Tây Irian vào chương trình nghị sự của kì họp thứ IX của Đại Hội Đồng LHQ, sau khi Hà Lan từ chối thương thảo về vấn đề này tại Hội nghị diễn ra vào mùa hè năm 1954, dù hai bên đã đạt được sự đồng ý về.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> nguyên tắc xóa bỏ Liên hiệp Hà Lan – Indonesia. Trong quá trình thảo luận, một số nước đã thay đổi lập trường của mình về quan hệ Indonesia – Hà Lan, trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp của Australia. Trước đây, nước này luôn bày tỏ thái độ ủng hộ tích cực dành cho cuộc kháng chiến chống Hà Lan của xứ láng giềng phía bắc. Nhưng giờ đây, Australia chọn đứng hẳn về phía Hà Lan trong vấn đề Tây Irian. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc tiến công của Nhật trong Chiến tranh Thái Bình Dương ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương cho thấy đảo Tân Guinea giữ vai trò có ý nghĩa sống còn đối với an ninh của Australia. Đã vậy, không ít nhân vật có thẩm quyền ở Jakarta đôi lúc bày tỏ quan điểm không chính thức rằng phần phía đông của đảo có tên gọi là New Guinea and Papua đang thuộc quyền ủy trị của Australia nên được sáp nhập luôn vào Tây Irian. Điều này chỉ càng laøm taêng theâm noãi baát an cuûa Canberra. Australia ruùt ra keát luaän laø moät Taây Guinea thuoäc Hà Lan thân hữu thì có lợi cho an ninh của Australia hơn là một Tây Irian thuộc Indonesia trung lập có xu hướng bài phương Tây. Cùng chia sẻ quan điểm của Australia về vấn đề an ninh của châu Đại Dương, New Zealand đã bày tỏ thái độ ủng hộ người láng giềng khổng lồ. Có nhiều quyền lợi trên bán đảo Malaya và bắc đảo Borneo, Anh không ngần ngại đứng về phía hai thành viên Thịnh Vượng Chung. Đều là các đồng minh của Hà Lan, Pháp và Bỉ tất nhiên không hành động khác Anh. Riêng Hoa Kì phân vân giữa một bên là đồng minh Haø Lan trong NATO vaø beân kia laø Indonesia, bieåu tröng cuûa chuû nghóa daân toäc chaâu Á, đã chọn lập trường trung lập. Trừ một số ít trường hợp, đại bộ phận các thành viên châu Á và châu Phi đều ủng hộ lập trường của Indonesia. Khi được mang ra bỏ phiếu ở phiên họp toàn thể ngày 10.12.1954 của ĐHĐ LHQ khĩa IX, dự thảo nghị quyết kêu gọi hai nước Indonesia và Hà Lan ngồi vào bàn thương thuyết để tìm một giải pháp hòa bình cho số phận của Tây Irian đã không hội đủ hai phần ba soá phieáu caàn thieát. Trong lần bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp toàn thể ngày 16.12.1955, ĐHĐ LHQ khóa X đã thông qua nghị quyết bày tỏ hi vọng cuộc đàm phán giữa Hà Lan và Indonesia sẽ có kết quả và vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Khi cuộc thương lượng không mang lại kết quả mong muốn, đã xuất hiện đề nghị thành lập một Ủy ban Thiện chí gồm ba thành viên có nhiệm vụ giúp đưa cuộc đàm phán giữa Indonesia và Hà Lan đến một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, đề nghị này vẫn không hội đủ tỉ lệ hai phần ba khi được mang ra bỏ phiếu ngày 28.2.1957 tại ĐHĐ LHQ. – Do sự thúc ép của tình hình đối nội, chính phủ Indonesia quyết tâm giải quyết. vaán đề Tây Irian.. Cuộc bỏ phiếu trên diễn ra giữa lúc sinh hoạt chính trị ở Indonesia đang trong thời kì căng thẳng. Vì nhiều lí do khác nhau, chế độ dân chủ đại nghị được mang ra thực hiện từ năm 1950 đã tạo ra một tình thế, mà một số chính khách Indonesia đánh giá là “bất ổn”. Tháng 2.1957, Sukarno đưa ra đề xuất sau: “Chế độ dân chủ tự do không phù hợp với Indonesia và cần được thay bằng chế độ “dân chủ có dẫn dắt” [57, tr.147]..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Ngày 14.3.1957, giữa lúc các cuộc nổi loạn vũ trang lan rộng trên các đảo Sumatra và Sulawesi, tổng thống Sukarno ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước và ra tuyên bố: “Toàn bộ chính quyền được chuyển giao cho tôi trong tư cách là tổng thống và tổng tư lệnh quân lực Indonesia” [57, tr.148 – 149]. Được thực hiện theo cách tập trung quyền lực vào tay tổng thống, chế độ dân chủ có dẫn dắt tất không làm vừa lòng nhiều chính đảng. Để tập hợp sự ủng hộ của quần chúng trong điều kiện chưa tìm ra phương sách xây dựng kinh tế thật hữu hiệu, Sukarno đã tìm đến vấn đề Tây Irian vốn dễ tạo ra sự đồng thuận hơn trong các tầng lớp nhân dân. Thực vậy, giành lại Tây Irian từ tay người Hà Lan đã trở thành chủ đề mà các chính khách Indonesia, cả tả lẫn hữu, đều tận lực khai thác từ đầu thập niên 1950, mỗi khi họ cần tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Sukarno không phải là trường hợp ngoại lệ. Ông đã không ít lần lên tiếng nhắc nhở người dân và các nhà hoạt động chính trị nên chú mục vào vấn đề Tây Irian, thay vì lao vào cuộc đấu tranh phe phái.. Lần gần đây nhất là trong cuộc mítting diễn ra ngày 18.11.1957 ở Jakarta, Sukarno đã đọc trước toàn thể ngoại giao đoàn một bài diễn văn với những lời lẽ gay gắt nhắm vào Hà Lan. Tổng thống giải thích tình trạng đói nghèo của nhân dân Indonesia bằng sự việc là người Hà Lan vẫn còn sở hữu các đồn điền, hầm mỏ, công nghiệp khai thác dầu, giao thông, hoạt động thương thuyền. Ông tuyên bố: “Chỉ khi nào chúng ta xua họ đi hết, đất nước mới bắt đầu thịnh vượng”. Chính giữa lúc bầu không khí chống Hà Lan đang sôi sục ở Indonesia thì ĐHĐ LHQ đã không thể đưa vấn đề Tây Irian vào chương trình nghị sự của khóa XII, vì cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 29.11.1957 không hội đủ tỉ lệ hai phần ba cần thiết. Lần này, chính phủ Indonesia phản ứng rất quyết liệt. Ngày 5.12.1957, lệnh quốc hữu hóa tài sản của kiều dân Hà Lan ở Indonesia được ban hành ; 46.000 người Hà Lan bị trục xuất khỏi Indonesia. Sau diễn biến này, “giải phóng Tây Irian” trở thành chủ đề hàng đầu trong sinh hoạt chính trị quốc nội và thường xuyên được nhắc đến trong hoạt động đối ngoại của chính phủ Jakarta. Trong bài diễn văn đọc nhân ngày Cách mạng tháng 8 (17.8) năm 1960, Sukarno loan báo quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Lan, đồng thời đưa ra lời cảnh báo: “Indonesia sẽ không cầu xin nữa, mà tự chọn con đường mới để giải quyết vấn đề Tây Irian”. Đó sẽ là con đường nào ? Câu trả lời được đưa ra tại khóa họp XV của ĐHĐ LHQ: “Chúng tôi không có sự chọn lựa nào ngoài cách giải quyết vấn đề này bằng con đường của mình – con đường giải phẫu để thanh toán khối u ung thư của chủ nghĩa đế quốc ở khu vực trái đất nơi có nước Indonesia” [57, tr.179]. – Indonesia và Hà Lan đối đầu quân sự quanh vấn đề Tây Irian. Trong quãng thời gian trên, Hà Lan tìm cách tăng cường vị thế quân sự của họ ở Tây Irian. Được chính phủ Eisenhower ủng hộ, Hà Lan khởi công xây dựng các công trình phoøng thuû treân phaàn laõnh thoå Taây Irian. Thaùng 5.1960, Haø Lan phaùi taøu saân bay Karel.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Doorman đến Đông Nam Á. Xem đây là sự thách đố trực tiếp, Jakarta ra lời kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng quy mô toàn diện. Để có phương tiện thực hiện lời kêu gọi này, quân đội cần được trang bị các loại vũ khí nặng như chiến hạm, tăng và chiến đấu cơ. Bị Hoa Kì ngưng cung cấp vũ khí từ năm 1958, Indonesia đã quay sang Liên Xô. Không bỏ lỡ cơ hội, Moskva đã đáp ứng ngay yêu cầu của Jakarta. Tháng 5.1958, những phi cơ quân sự xô viết đầu tiên đáp xuống lãnh thổ Indonesia. Mối quan hệ quân sự giữa hai nước tiếp tục tiến triển trong những năm sau đó. Ngày 8.1.1961, bộ trưởng Quốc phòng và An ninh Indonesia là tướng Nasution đã kí với Liên Xô một thỏa ước về việc Liên Xô bán vũ khí cho Indonesia. Nội trong năm 1961, Indonesia đã mua của Liên Xô một khối lượng vũ khí trị giá đến 1 tỉ USD [18,tr.208]. Theo lời tướng Nasution, sự giúp đỡ của Liên Xô đã cho phép chấm dứt ưu thế quân sự của Hà Lan trong khu vực Tây Irian [57,tr.183]. Thêm một thắng lợi ngoại giao khác đến với Indonesia trong tháng 4.1961: Hoa Kì từ chối ủng hộ một hội đồng được Hà Lan dựng lên ở Hollandia (thủ phủ Tây Irian) với nhiệm vụ dọn đường để Tây Irian tiến đến độc lập. Sự thay đổi lập trường của Hoa Kì có lí do riêng của nó: sau khi lên cầm quyền (1.1961), tổng thống Kennedy muốn dọn đường cho sự xâm nhập của tư bản Mĩ vào đời sống kinh tế Indonesia và qua đó tạo dựng ảnh hưởng lên sinh hoạt chính trị nước này hầu có thể tác động lên chính phủ Sukarno và gây dựng những nhóm thân Mĩ trong giới thượng lưu của đất nước lớn nhất vuøng Ñoâng Nam AÙ naøy.. Về phần mình, Sukarno tăng cường sức ép quân sự và chính trị lên Hà Lan. Trong bài diễn văn đọc ngày 17.8.1961, ông nói rằng Indonesia chỉ thương thuyết với Hà Lan trên cơ sở Tây Irian sẽ được hoàn trả cho nước ông. Ông tuyên bố: “Nếu Hà Lan không trao trả Tây Irian cho chúng ta, chúng ta sẽ thử thách sức lực của họ” và nhấn mạnh rằng ông “không nói đùa, và sẵn sàng gây chiến bất cứ lúc nào ”. Sukarno ra lệnh đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến. Cảm thấy bị cô lập, Hà Lan một mặt khẳng định sẽ không thương lượng với Indonesia về tương lai của Tây Irian, chừng nào các điều kiện của Indonesia còn đi ngược lại quyền tự quyết của người bản xứ Papua. Mặt khác, Hà Lan chuyển hướng vận động sang LHQ, mời tổ chức này cùng tham gia công tác huấn luyện người Papua để họ tự cai quản. Cả cuộc vận động vừa nêu lẫn nghị quyết đòi Hà Lan chuyển giao chủ quyền Tây Irian cho Indonesia đều không được ĐHĐ LHQ thông qua trong tháng 11.1961. Sau diễn biến trên, Sukarno chuyển sang phương thức quân sự. Ngày 19.12.1961 tại Jogjakarta, ông tuyên bố “ba mệnh lệnh của nhân dân ”: phải chặn đứng âm mưu của Hà Lan dựng một nhà nước bù nhìn ở Tây Irian ; lá cờ đỏ và trắng của Indonesia phải được bay trên lãnh thổ này; và nhân dân Indonesia tự đặt trong tư thế sẵn sàng thực hiện lệnh tổng động viên. Một bộ tư lệnh quân sự đặc biệt được thiết lập ở Macassar với nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị giải phóng Tây Irian. – Vai troø trung gian cuûa LHQ vaø Hoa Kì. Trước tình hình diễn biến ngày càng nghiêm trọng, ngày 17.1.1962, tổng thư kí LHQ.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> U Thant đã yêu cầu Indonesia và Hà Lan giải quyết hòa bình vấn đề Tây Irian. Ngày hôm sau, thủ tướng Hà Lan Jan De Quay yêu cầu LHQ phái quan sát viên đến điều tra tình hình ở Tây bộ Tân Guinea. Động thái này cho thấy Hà Lan chấp nhận khả năng chuyển giao cuộc tranh chấp sang cho LHQ giải quyết. Nhưng Sukarno không thay đổi lập trường: ông vẫn duy trì lệnh chuẩn bị một giải pháp quân sự. Lập trường của Jakarta nhận được sự ủng hộ tích cực của Moskva. Ngày 9.2.1962, chính phủ xô viết đã ra một tuyên bố đặc biệt về vấn đề Tây Irian. Tuyên bố nhấn mạnh rằng Liên Xô đã và đang ủng hộ đòi hỏi hợp pháp của nhân dân và chính phủ Indonesia liên quan đến sự thống nhất ngay lập tức Tây Irian với Indonesia và thủ tiêu sự thống trị của thực dân Hà Lan ở vùng đất tranh chấp [57, tr.183]. Đến đây, Washington một lần nữa lại ra mặt can thiệp, hẳn là để chặn đứng khả năng Liên Xô sẽ khai thác cuộc xung đột Indonesia – Hà Lan hầu tạo ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Ngay trong tháng 3, nhà ngoại giao Mĩ Ellsworth Bunker đưa ra một kế hoạch mang tính thỏa hiệp. Kế hoạch này dự kiến Hà Lan sẽ giao Tây Irian cho LHQ trông coi trong một thời gian mang tính chuyển tiếp ; sau đó xứ này sẽ được chuyển cho Indonesia cai quản thêm một khoảng thời gian nữa. Cuối cùng, người Papua sẽ bỏ phiếu quyết định soá phaän cuûa hoï. Cần lưu ý ngay ở đây rằng từ ngày 23.3.1962, Indonesia đã đưa một số đơn vị nhỏ hải quân và dù với quân số khoảng 2000 đến Tây Irian để thực hiện các hoạt động du kích. Jakarta xem đây như là biện pháp gây sức ép buộc Hà Lan chấp thuận đề xuất của Hoa Kì. Cuộc đàm phán diễn ra ở Washington với sự tham dự của đại sứ Hà Lan Van Roijen và đại sứ Indonesia ở Liên Xô Adam Malik. Đến tháng 7, Hà Lan chấp nhận về nguyên tắc kế hoạch của Hoa Kì. Indonesia cử trưởng đoàn mới là bộ trưởng Ngoại giao Subandrio với nhiệm vụ chính là tìm cách rút ngắn thời gian quá độ vốn được dự kiến là 7 năm. Jakarta quyết định hỗ trợ cho sứ mệnh đàm phán của Subandrio bằng một kế hoạch tấn công quân sự quy mô lớn gồm 75.000 quân, nếu Hà Lan từ chối rút ngắn thời gian quá độ [18.tr.209]. Thêm vào đó là sức ép từ phía Hoa Kì. Các nhà nghiên cứu xôviết viết: “Trong tiến trình đàm phán giữa Indonesia và Hà Lan, Bunker, dù đóng vai trò trung gian, vẫn gây sức ép nhất định lên phái đoàn Hà Lan để buộc họ nhượng bộ Indonesia trong vấn đề rút ngắn thời gian chuyển tiếp đến tháng 5.1963” [57,tr.184]. Ngày 15.8.1962, Hà Lan và Indonesia kí hiệp ước, theo đó Hà Lan sẽ chuyển giao chủ quyền Tây Irian cho LHQ vào ngày 1.10.1962 và thời kì chuyển tiếp sẽ kéo dài đến 30.4.1963; Indonesia sẽ tiếp thu quyền quản lý vào ngày hôm sau và sẽ tổ chức trưng cầu dân ý trong năm 1969 xem người dân bản địa có muốn sống dưới sự cai trị của Jakarta. Dựa vào kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong tháng 7 và tháng 8.1969, ngày 17.9.1969, chính phủ Jakarta đã quyết định sáp nhập Tây Irian vào lãnh thổ Indonesia thành tỉnh thứ 26. III.3. QUAN HỆ ĐỐI ĐẦU GIỮA INDONESIA, MALAYSIA VAØ PHILIPPINES.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> QUANH TIEÁN TRÌNH THAØNH LAÄP LIEÂN BANG MALAYSIA. III.3.1. Malaya, Singapore vaø Anh thoûa thuaän thaønh laäp Lieân bang Malaysia. Ngày 27.5.1961, thủ tướng Malaya là Abdul Rahman đề xuất kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia bao gồm Liên bang Malaya, Singapore và hai lãnh thổ nằm ở bắc đảo Kalimantan là Sarawak và Bắc Borneo(47). Khi đưa ra kế hoạch này, chính phủ KualaLumpur dự tính rằng vị trí ưu đãi của Singapore, những tài nguyên phong phú của các lãnh thổ Bắc Kalimantan sẽ góp phần tích cực tăng cường nền kinh tế Malaya và biến quốc gia này thành một nước hùng mạnh ở Đông Nam Á. Về phần mình, giới lãnh đạo Singapore xem việc gia nhập Liên bang Malaysia như là lối thoát khỏi các khó khăn kinh tế và bớt phần lệ thuộc vào Anh, đồng thời hy vọng dựa vào những ưu thế sẵn có đặng tăng cường ảnh hưởng trên khắp bán đảo, đặc biệt là ở các thành phố phía tây, nơi có nhiều người gốc Hoa và người gốc Ấn sinh sống. Luùc naøy, caùc laõnh thoå Baéc Kalimantan coøn laø thuoäc ñòa cuûa Anh, coøn Singapore vaãn chưa trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập. Do vậy, kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia phải được mang ra thương thảo trực tiếp với London. Các cuộc thương lượng giữa Kuala-Lumpur và London kéo dài từ tháng 12.1962 đã kết thúc vào tháng 7.1963 bằng những thỏa thuận sau: - Anh uûng hoä vieäc thaønh laäp lieân bang Malaysia ; - Hiệp ước phòng thủ được kí năm 1957 giữa Anh và Malaya sẽ được mở rộng ra treân toàn lãnh thổ Liên bang Malaysia ; - Anh được phép tiếp tục sử dụng các căn cứ quân sự ở Singapore ; - Hai bên đồng ý lấy Hiến pháp Malaya làm cơ sở cho việc soạn thảo Hiến pháp Lieân bang; Ngày 8.7.1963, đại diện Anh, Liên bang Malaya, Singapore, Sarawak và Sabah kí Hiệp ước về việc thành lập Liên bang Malaysia được dự kiến vào ngày 31.8.1963.. III. 3.2. Chính phủ Sukarno phản đối kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia Trong lúc đang diễn ra cuộc thương lượng giữa London và Kuala-Lumpur, kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia đã vấp phải sự chống đối của một số chính phủ Đông Nam AÙ. Toång thoáng Macapagal cuûa Philippines cho raèng Sabah phaûi thuoäc chuû quyeàn Philippines, vì xưa kia là một phần của sultanat Sulu. Nhưng phản ứng mạnh mẽ nhất phát xuất từ chính phủ Indonesia. Ngay sau khi kí xong Hiệp ước về Tây Irian với Hà Lan (15.8.1962), bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Subandrio tuyên bố rằng nước ông không đồng tình với kế hoạch thaønh laäp Lieân bang Malaysia. – Những nguyên nhân của sự phản đối từ phía chính phủ Sukarno 47() Teân goïi hieän nay laø Sabah..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Có thể giải thích sự chống đối của Jakarta bằng nhiều lí do. Thứ nhất, trong năm 1958, đã bùng phát một số cuộc nổi loạn đòi li khai trên đảo Sulawesi, quần đảo Maluku và nhất là đảo Sumatra. Các lực lượng chống chính phủ đã được sự trợ giúp từ phía Anh và Malaya. Do vaäy, vieäc ñöa vaøo thaønh phaàn cuûa Lieân bang Malaysia caùc phaàn laõnh thoå phía bắc đảo Kalimantan (tức Sabah và Sarawak) giáp ranh với phần đất của Indonesia trên đảo này không tránh khỏi gây ra những quan ngại nhất định ở Jakarta. Nguyên nhân thứ hai phát xuất từ tình hình đối nội của Indonesia. Tuy kết thúc thắng lợi, cuộc đấu tranh giành Tây Irian đã buộc người dân Indonesia phải trả một giá rất đắt: không chỉ làm tiêu tốn đến ba phần tư ngân sách, nó còn là một trong những nguyên nhân làm tan hoang nền kinh tế đất nước. Một nhà kinh tế học Indonesia đã nhận xét như sau về tình hình kinh tế trong năm 1962: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và phải chú ý rằng mức sản xuất chung và tổng xuất khẩu của đất nước năm 1962 thấp hơn nhiều so với mức năm 1940” [57,tr185-186]. Thay vì tập trung công sức vào nỗ lực tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng, Sukarno lại tìm cách đầu cơ tinh thần chống đế quốc của người dân, ra sức làm họ xao lãng cuộc khủng hoảng trong nước bằng những khẩu hiệu kích thích nhiệt tình yêu nước, hướng hoạt động của họ vào cuộc đấu tranh chống “kẻ thù ngoại bang của toàn dân tộc”, mà ở đây không ai khác hơn là Liên bang Malaysia. Ông đã từng tuyên bố: “Khi không có những đối đầu với lực lượng bên ngoài, thì cuộc đấu tranh nội bộ sẽ bắt đầu” [57,tr.222]. Nhân ngày quân lực 5.10.1962, Sukarno nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu lúc này là cảnh giác, vì “bọn đế quốc vẫn mưu toan bao vây Cộng hòa Indonesia” [18,tr.221]. Theo ý ông, chiến thắng Tây Irian đã làm suy yếu, chứ chưa đánh bại chủ nghĩa đế quốc, kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia có mục đích tạo cơ sở mới cho hoạt động sắp đến của bọn đế quoác. Mức độ chống đối của chính phủ Jakarta tăng lên sau khi cuộc khởi nghĩa đòi độc lập cho Kalimantan Utara (Bắc Kalimantan) bùng nổ ở Brunei ngày 8.12.1962 và biï dập tắt liền ngay sau đó. Một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ được phát động trong cả nước đã lên án kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia không gì khác hơn là mưu toan của đế quốc Anh nhằm đảm bảo nguồn lợi từ dầu hỏa, thiếc, cao su và cùi dừa khô. – Đường lối đối đầu với Malaysia và Anh của Indonesia không nhận được sự ủng hộ từ phía Hoa Kì. Khi đưa ra lời cáo giác trên, Jakarta rõ ràng đã chấp nhận đối đầu trực tiếp với London. Và đây sẽ không phải là việc làm dễ dàng. Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm đang được đề cập, Cộng hòa Indonesia đã trải qua hai cuộc đấu tranh ngoại giao lớn: lần đầu tiên là để bảo vệ nền độc lập vừa được tuyên bố, lần thứ hai là để thu hồi một bộ phận lãnh thổ còn thuộc quyền kiểm soát của ngoại bang. Trong cả hai lần, đối thủ của Indonesia vẫn là một: đế quốc Hà Lan. Sự tương đồng không chỉ có ngần ấy. Vấn đề ở đây là sức mạnh của Indonesia không được khẳng định một cách thuyết phục trong cả hai cuộc.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> xung đột đã qua, dù đối thủ là một đế quốc đã bị suy yếu nhiều. Rõ ràng là nếu không được sự hậu thuẫn của dư luận quốc tế và nhất là sự ủng hộ gián tiếp từ phía Hoa Kì được thể hiện bằng sức ép ngoại giao mà Washington không ngần ngại tác động lên Hà Lan, thì xem ra con đường dẫn người dân Indonesia đến thắng lợi hẳn sẽ dài và gập ghềnh hơn rất nhieàu. Trong cuộc xung đột lần thứ ba, đã phát sinh nhiều sự khác biệt. Trước hết, Indonesia không thể đưa ra những luận cứ vững chắc để biện minh cho lập trường chống đối sự thành lập Liên bang Malaysia. Nhưng đây chưa phải là khác biệt quan trọng nhất. Lần này, Indonesia phải đương đầu với một đối thủ mạnh hơn: Anh. Đã vậy, nước này lại có những mối quan hệ chiến lược mật thiết với Hoa Kì đến mức Jakarta khó mà trông mong Hoa Kì sẽ lại đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải có lợi cho mình, như hai lần trước. – Nỗ lực hòa giải bất thành giữa Indonesia, Malaysia và Philippines. Tuy nhiên, chính phủ Manila đã kịp thời đưa ra đề nghị về một cuộc gặp mặt giữa đại diện ba nước. Tháng 6.1963, đã diễn ra các cuộc thương lượng giữa bộ trưởng ngoại giao ba nước Malaysia, Indonesia và Philippines tại Manila. Một giải pháp đã được đưa ra: ba nước có cùng nguồn gốc Mã Lai này thỏa thuận xem xét khả năng thành lập một hiệp bang kết hợp cả ba nước và mang tên Maphilindo, đại diện ba nước sẽ thường xuyên tổ chức musjawarah (thảo luận) chung để mưu tìm một sự cộng tác chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế. Một sáng kiến quan trọng khác cũng được thông qua: đầu tháng 8 cùng năm sẽ diễn ra gặp gỡ thượng đỉnh của ba nước nhằm giải quyết tranh chấp quanh việc thành lập Lieân bang Malaysia. Dù không tán thành Hiệp ước London được kí khoảng một tháng sau, Indonesia và Philippines vẫn tham dự hội nghị thượng đỉnh Maphilindo. Thủ tướng Malaysia Tengku Abdul Rahman đồng ý với ý kiến của tổng thống Macapagal và tổng thống Sukarno rằng trước khi Malaysia được tuyên bố thành lập, một cuộc trưng cầu dân ý của LHQ sẽ được tổ chức ở Sabah và Sarawak, trước sự chứng kiến của các đoàn quan sát Philippines và Indonesia. Khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý diễn ra đầu tháng 9.1963 cho thấy đa số dân Sabah và Sarawak tán thành việc gia nhập Liên bang Malaysia, Manila và Jakarta đều lên tiếng phản đối rằng cuộc trưng cầu dân ý diễn ra dưới sức ép và sự đe dọa của chính phủ Malaya. Chỗ dựa cho lời cáo buộc này là các quan sát viên LHQ chỉ theo dõi có một phần cuộc trưng cầu dân ý. Bất chấp diễn biến này, thủ tướng Tengku Abdul Rahman vẫn tuyên boá thaønh laäp Lieân bang Malaysia vaøo ngaøy 16.9.1963. Hoa Kì, Anh, Australia, New Zealand và Nhật đã tức thì công nhận Malaysia. Nhiều nước không liên kết cũng tỏ thái độ tương tự. – Phản ứng quyết liệt của Indonesia..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Jakarta phản ứng rất mạnh. Ngay trong ngày thành lập Liên bang, hàng ngàn thanh niên Indonesia đã ném đá vào tòa đại sứ Malaysia và ngày 18, khoảng 1 vạn người đã biểu tình vây quanh đại sứ quán Anh. Sukarno ra lệnh đình chỉ quan hệ thương mại với Malaysia, bất chấp việc làm này sẽ tác động đến một phần ba hoạt động ngoại thương của đất nước. Sự việc không dừng lại ở đây. Từ mùa thu 1963, nhiều đơn vị quân đội Indonesia được đưa đến Kalimantan nhằm thực hiện khẩu hiệu “Đập tan Malaysia” được Jakarta tung ra vào cuối năm; còn quân Anh tập trung dọc theo eo biển Malacca. Báo chí thế giới bắt đầu tường thuật những cuộc đụng độ quân sự đầu tiên ở Bắc Kalimantan. Ngày 25.1.1964, các bên xung đột đã đồng ý ngưng bắn qua trung gian dàn xếp của Hoa Kì. Các cuộc đàm phán sơ bộ đã diễn ra ở Bangkok trong tháng Hai và tháng Ba, nhưng đều không mang lại kết quả vì Malaysia nhất quyết đòi Indonesia rút toàn bộ quân đội khỏi Bắc Kalimantan, trong lúc Indonesia chỉ “đồng ý về nguyên tắc” việc rút quân. Cuộc đàm phán thất bại càng làm gay gắt thêm chiến dịch “Đập tan Malaysia”. Đầu tháng 5, Sukarno ra huấn thị cho toàn dân về việc giúp đỡ mọi cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc Malaysia, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei vì sự nghiệp thủ tiêu Malaysia. Ông còn định ra thời hạn để hoàn tất mục tiêu vừa nêu là ngày 1.1.1965. Tại cuộc gặp gỡ thượng đỉnh diễn ra ngày 20.6.1964 tại Tokyo, tổng thống Philippines Macapagal đề nghị triệu tập một hội nghị các nước Á-Phi với nhiệm vụ soạn thaûo caùc phöông aùn giải quyết cuoäc tranh chaáp. Toång thoáng Sukarno toû yù taùn thaønh, nhöng thủ tướng Tungku Abdul Rahman vẫn giữ nguyên yêu cầu là Indonesia rút toàn bộ quân ra khỏi lãnh thổ Malaysia. Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh rốt cuộc chỉ đưa ra được một bản thông cáo chung ghi nhận sự khác biệt hoàn toàn về quan điểm. Thất bại của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Tokyo càng làm Sukarno quyết tâm hơn trong chiến dịch “Đập tan Malaysia”. Tuy có thể đã giúp Sukarno tránh né những vấn đề đối nội ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế- tài chính, chiến dịch này đã buộc Indonesia trả giá không nhỏ về mặt đối ngoại. Không chỉ các nước phương Tây, mà cả các nước không liên kết cũng không ủng hộ Jakarta. Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết lần thứ hai diễn ra ở Cairo vào tháng 10.1964 đã lên án các âm mưu của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam, Aden, Angola và Cuba, nhưng không nhắc một dòng nào về Malaysia. Chỉ mỗi CHND Trung Hoa là tỏ thái độ ủng hộ khi tờ Nhân dân Nhật báo đánh giá là “dũng cảm và cách mạng” quyết định của Sukarno rút Indonesia khỏi LHQ kể từ ngày 6.1.1965. Đây là quyết định nhằm tỏ thái độ phản đối việc Malaysia trở thành thành viên không thường trực của HĐBA LHQ. – Chính phủ Sukarno thắt chặt quan hệ với CHND Trung Hoa. Về phần mình, chính phủ Sukarno không ngần ngại, trước tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế, chuyển hướng vận động ngoại giao sang phía Bắc Kinh. Trong quá trình thực hiện “chế độ dân chủ có dẫn dắt”, Sukarno ngày càng dựa vào sự ủng hộ của đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Cùng lúc đó, Sukarno nuôi tham vọng trở thành người.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> lãnh đạo được thừa nhận của Phong trào không liên kết. Ý đồ của ông là tạo ra một mặt trận chung chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, bao gồm các nước thuộc địa. Mùa thu năm 1961, tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết lần I ở Belgrade, ông công bố ý tưởng chia thế giới thành “Những lực lượng già cỗi (OLDEFOS – Old Established Forces”) và “Những lực lượng mới ra đời” (NEFOS – New Established Forces”), mà hai năm sau (chính xác là trong bài diễn văn đọc ngày 17.8.1963 tại cuộc mít tinh chào mừng ngày độc lập) được ông đổi tên thành “Các lực lượng mới đang trỗi dậy” (“New Emerging Forces – NEFOS) và “Các lực lượng cũ đang suy thoái” (Old Declining Forces - OLDEFOS” ). Các khái niệm này rất gần với chủ thuyết về vai trò ưu thế của các nước Á, Phi và Mĩ latinh trong tiến trình cách mạng thế giới, mà lãnh tụ Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ra sức cổ vũ với ý đồ tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô và Hoa Kì trên đấu trường quốc tế.. Sukarno hi vọng sẽ tìm thấy ở Trung Quốc một đồng minh mạnh cho hoạt động đối ngoại đang bị công kích mạnh trên trường quốc tế và một sự giúp đỡ cho chính sách đối nội đang vấp phải quá nhiều khó khăn trong nước. Ngày 20.1.1964, ngoại trưởng Subandrio vừa từ Bắc Kinh trở về đã lên tiếng tố cáo Malaysia đang theo đuổi những hoạt động thù địch trong quan hệ với Indonesia và chính thức tuyên bố chính sách đối đầu chống lại Malaysia. Trong tháng 2, một số đơn vị quân đội Indonesia đã được điều đến vùng biên giới với Sarawak. Tháng 4, chủ tịch nhà nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ và tổng thống Sukarno đã ký thông cáo chung ở Jakarta nhấn mạnh sự tương đồng trong quan điểm của hai nước về những vấn đề quốc tế chính và Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Kalimantan chống âm mưu lôi kéo họ vào Malaysia – “Cạm bẫy của chủ nghĩa thực dân mới”. Thông cáo chung được kí ngày 28.1.1965, khi chuyến viếng thăm Trung Quốc của bộ trưởng Ngoại giao Subandrio kết thúc, đã ghi nhận mức độ quan hệ giữa hai nước: cùng taùn thaønh vieäc Indonesia ruùt khoûi LHQ, cuøng nhaát trí raèng NEFOS vaø OLDEFOS khoâng thể chung sống hòa bình, cùng khẳng định trung thành với nguyên tắc “tự lực cánh sinh”. Indonesia được Trung Quốc cung cấp một khoản tín dụng mới trị giá 80 triệu USD. Cho đến tháng 9.1965, Trung Quốc đã thực sự trở thành bạn đồng hành ngoại giao chính của Jakarta. Hai bên bắt đầu xem xét ý tưởng thành lập tổ chức “Liên Hiệp Quốc cách mạng”. Dư luận quốc tế bắt đầu nói đến sự hình thành của trục “Bắc Kinh – Jakarta”. Riêng cá nhân Sukarno bày tỏ sự tin cậy vào Bắc Kinh đến mức từ cuối năm 1964, ông đã để cho các bác sĩ Trung Quốc chữa trị bệnh rối loạn thận mãn tính của mình. Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của CHND Trung Hoa, Sukarno tiếp tục đường lối đối đầu với Malaysia, bất chấp sự việc là nó làm hao tốn đến 80 phần trăm ngân sách quốc gia và đặt đất nước trước nguy cơ sụp đổ về kinh tế. Ông vẫn không thay đổi lập trường của mình sau khi Singapore ruùt ra khoûi Lieân bang vaøo ngaøy 9.8.1965. Tình trạng đối đầu giữa Indonesia với Malaysia và Philippines chỉ được giải tỏa sau.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> “sự biến 30.9.1965”(48). Chính phủ mới Suharto đã nỗ lực phục hồi vị thế đối ngoại của đất nước. Ngày 16.12.1965, Indonesia tái lập quan hệ ngoại giao với Philippines. Ngày 11.8.1966, Indonesia kí hiệp ước giải quyết các quan hệ với Malaysia ; tháng 9 cùng năm, Jakarta quyết định quay trở lại LHQ, đồng thời tăng cường quan hệ với phương Tây, đặc biệt là với Mĩ. Tháng 10.1967, lấy cớ chính quyền Bắc Kinh can thiệp vào công việc nội bộ của Indonesia, chính phủ Suharto đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quoác.. *. *. *. Không đánh giá chính xác thực lực đất nước , chính phủ Sukarno đã để bị lôi kéo vào cuộc tranh giành ảnh hưởng diễn ra rất quyết liệt trong vùng Đông Nam Á giữa Hoa Kì và CHNDTH. Khi chọn gắn bó với CHNDTH về mặt đối ngoại , chính phủ Sukarno đã đặt đất nước vào tình trạng xa cách với một số nước láng giềng như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines vốn đang e dè chính sách xuất khẩu cách mạng của Bắùc Kinh . Đã vậy, mối quan hệ ngày càng mật thiết mà Sukarno bỏ công xây dựng với CHNDTH vẫn không ngăn giới lãnh đạo nước này tìm cách khai thác ảnh hưởng ngày càng lớn của Đảng Cộng sản Indonesia cho cùng mục tiêu họ đang theo đuổi ở các nước khác trong vùng. Vì lẽ trên, định hướng lại chính sách đối ngoại của Indonesia trở thành một trong các nhieäm vuï chính cuûa chính phuû leân caàm quyeàn sau bieán coá 30.9.. CHÖÔNG IV CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRUNG LẬP CUÛA CHÍNH PHUÛ SIHANOUK (1954 – 1970) VAØ CUỘC NỘI CHIẾN Ở CAMPUCHIA (1970 – 1975) ______________________. Sau khi Hội nghị Geneva kết thúc (1954), Sihanouk – nhà lãnh đạo Vương quốc Campuchia – đã cố gắng theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập vừa để tránh cho nước ông khỏi bị lôi vào cơn lốc của Chiến tranh lạnh đang hoành hành ở Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới, vừa nhằm tranh thủ sự viện trợ của các đại cường đối nghịch nhau, vốn rất cần cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước thời hậu chiến. Tuy nhiên, đây 48() Tổng thống Sukarno bị truất quyền sau cuộc đảo chính diễn ra ngày 30.9.1965..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> không phải là một công việc dễ dàng. Đang ra sức xây dựng miền Nam Việt Nam thành phòng tuyến ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Hoa Kì nhìn chính saùch trung laäp cuûa Vöông quoác Campuchia baèng caëp maét khoâng maáy thieän cảm. Với quyết tâm làm thất bại âm mưu can thiệp của đế quốc Mĩ, đánh đổ chính quyền Saøi Goøn vaø thoáng nhaát toå quoác, chính phuû VNDCCH khoâng ngaàn ngaïi khai thaùc chính saùch trung lập của Sihanouk như là một điều kiện thuận lợi phục vụ nỗ lực xây dựng một phong trào nổi dậy vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Chủ trương phục hồi ảnh hưởng bá quyền ở Đông Nam Á vốn đã bị các cường quốc tước bỏ trong hơn một thế kỉ, chính phủ CHND Trung Hoa sớm tỏ thái độ hoan nghênh chính sách trung lập của Vương quốc Campuchia bị kẹp giữa Thái Lan và VNCH, hai đất nước đang được Hoa Kì xem là đồng minh đứng ở tuyến đầu của liên minh chống Cộng trong vùng Đông Nam Á. Bị giằng xé giữa các thế lực đối đầu nhau trong lúc đất nước không đủ nội lực tự bảo vệ đường lối trung lập, Sihanouk đã phải thực hiện một chính sách đối ngoại đi dây rất bấp bênh giữa VNDCCH và Hoa Kì, nhất là từ giữa thập niên 1960, khi người Mĩ khởi sự cuộc chiến tranh can thiệp ở miền Nam Việt Nam. Đây cũng là thời điểm đường lối đối nội của Sihanouk phải đối mặt với làn sóng bất mãn ở cả thành thị lẫn nông thôn, trong nhiều tầng lớp xã hội: nông dân, người dân lao động thành thị, trí thức và cả quân đội, phát sinh từ những khó khăn ngày một lớn trong nước. Không được khắc phục bằng những phương thuốc hữu hiệu, các khó khăn chồng chất cả về đối ngoại lẫn đối nội đã đưa đến kết cục quen thuộc trong vùng Đông Nam Á thời hậu chiến: Sihanouk bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự (1970). Campuchia ngay lập tức bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai đang trong thời cao điểm ở các xứ láng giềng Việt Nam và Lào. Được sự trợ giúp của chính phủ CHND Trung Hoa và chính phủ VNDCCH, Sihanouk đã tiến hành cuộc chiến đấu vũ trang chống chính phủ Lon Nol được Hoa Kì và VNCH ủng hộ. Cuộc nội chiến kết thúc năm 1975 bằng thắng lợi của Mặt trận Thống nhất Dân tộc Campuchia, nhưng quyền lực lại rơi vào tay Khmer Đỏ, lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong Mặt trận. IV.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRUNG LẬP CỦA SIHANOUK (1954 – 1970). IV.1.1. Một số động thái đầu tiên hướng đến đường lối trung lập của chính phủ Sihanouk. Vào lúc Hội nghị Geneva kết thúc, phái đoàn của chính phủ Vương quốc Campuchia đã ra tuyên bố về đường lối đối ngoại tương lai của đất nước mình. Nguyên văn như sau: “Chính phủ Vương quốc Campuchia quyết tâm không bao giờ dự phần vào một chính sách gây chiến, hay không bao giờ cho phép lãnh thổ Campuchia được sử dụng vào việc phuïc vuï moät chính saùch nhö vaäy. Chính phủ Vương quốc Campuchia sẽ không kí một thỏa ước nào với các quốc gia khác, nếu thỏa ước đó buộïc chính phủ Vương quốc Campuchia gia nhập một liên minh quân sự không phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương LHQ, hoặc thỏa ước đó buộc.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> chính phủ Campuchia cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ trên lãnh thổ nước mình, cho dù an ninh của đất nước chưa bị đe dọa. Chính phuû Vöông quoác Campuchia quyeát taâm giaûi quyeát caùc tranh chaáp quoác teá baèng các phương sách hòa bình, theo một phương thức không đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và coâng lí. Trong khoảng thời gian kéo dài từ ngày đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đến lúc có một giải pháp cuối cùng cho các vấn đề chính trị ở xứ này, chính phủ Vương quốc Campuchia sẽ không yêu cầu ngoại viện về chiến cụ, nhân viên hay huấn luyện viên quân sự, ngoại trừ cho mục đích bảo vệ lãnh thổ một cách hữu hiệu” [32,tr.370-375]. Cần nói thêm ở đây rằng Đoạn 2 và Đoạn 4 (với các nội dung bảo lưu được gạch dưới theo yêu cầu của đoàn Campuchia) được đưa vào Điều 7 của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Campuchia. Khi được mang ra thực hiện, tuyên bố trên có thể được tóm gọn bằng câu: “ Campuchia sẽ theo đường lối trung lập trong Chiến tranh lạnh”, như lời phát biểu của thủ tướng Pen Nouth trên đài phát thanh ngày 23.12.1954. Đường lối này được chính nhà vua, sau đó là Quốc trưởng Sihanouk khẳng định bằng các hành động thực tế: - Trong Thoâng caùo chung AÁn Đoä-Campuchia kyù ngaøy 18.3.1955 taïi Dehli, Sihanouk tuyeân boá uûng hộ những nguyên tắc sống chung hòa bình. - Tháng 4.1955 tại Hội nghị Bandung, Sihanouk trong tư cách trưởng đoàn Campuchia đã khẳng định đường lối đối ngoại trung lập và tuân thủ các nguyên tắc Pancha Shila. - Baûn thaân Sihanouk giaûi thích taïi sao phaûi trung laäp: “Chuùng ta bò buoäc phaûi trung laäp. Campuchia là quốc gia có 5 triệu dân và 25.000 quân. Việc tuân thủ trung thành đường lối trung lập sẽ xóa bỏ mọi nguyên cớ dẫn đến xâm lược. Chúng ta có cơ may không tạo ra dông bão trên đầu chúng ta” [5, tr.59].. IV.1.2. Hoa Kì gây sức ép lên chính sách trung lập của Sihanouk. Trong bối cảnh chung của toàn vùng Đông Nam Á (Mĩ tăng cường chính sách can thiệp vào Đông Nam Á, Trung Quốc tìm cách giành lại vị thế ở Đông Nam Á đã bị các cường quốc thách thức trong hơn một thế kỉ, các nước láng giềng lớn nhất của Campuchia là VNDCCH, VNCH và Thái Lan đều đã chọn đứng về phía một trong hai phe đối nghịch: hoặc XHCN, hoặc TBCN) và trong những điều kiện riêng của Campuchia (nội lực còn quá yếu nên rất cần những khoản ngoại viện không nhỏ để tái thiết và phát triển đất nước), theo đuổi một đường lối trung lập không phải là việc làm dễ dàng với chính phủ Sihanouk. Trở ngại lớn nhất phát xuất từ phía Hoa Kì, nước đầu tiên tỏ ý muốn viện trợ cho Campuchia.. Người Mĩ đã sớm gắn bó chính sách đối với Việt Nam với chính sách đối với Campuchia. Moät soá dieãn bieán cho thaáy roõ moái lieân keát naøy: ngaøy 7.2.1950, Hoa Kì cuøng luùc coâng nhaän Vöông quốc Campuchia và Quốc gia Việt Nam ; Campuchia trở thành một thành phần trong Thỏa thuận tương trợ quốc phòng ở Đông Dương được kí ngày 23.12.1950 ; ngày 8.9.1951, Thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai nước được kí cùng lúc với một thỏa thuận tương tự giữa Hoa Kì và Quốc gia Việt.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Nam. Một thời gian ngắn sau khi Hiệp định Geneva được kí, Hoa Kì loan báo mọi viện trợ dành cho Việt Nam và Campuchia sẽ được trao trục tiếp cho các chính phủ bản xứ, thay vì qua tay Pháp, kể từ ngày 1.1.1955.. Ngày 16.5.1955, Hoa Kì và Campuchia đạt được thỏa thuận về viện trợ quân sự trực tiếp của Hoa Kì cho Campuchia. Một nhóm cố vấn quân sự Hoa Kì gồm 30 nhân viên sẽ được phái đến Campuchia, với nhiệm vụ đánh giá nhu cầu của Quân đội Campuchia và đảm bảo việc sử dụng đúng đắn viện trợ. Có thể xem đây là một diễn biến đánh dấu sự chuyển hướng của chính phủ Campuchia khỏi chính sách đối ngoại trung lập ? Ngày 29.5, khi nhận thấy dư luận trong nước tỏ ra lo lắng về việc chính phủ ký hiệp ước nhận viện trợ quân sự của Mĩ (16.5.1955), chính phủ Phnompenh đã ra tuyên bố nhấn mạnh: “Chính phủ Vương quốc từ nay về sau sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản của Hiệp định Geneva và lời tuyên bố mà Sihanouk đã nhân danh chính phủ đưa ra tại hội nghị các nước Á-Phi ; chính phủ một lần nữa khẳng quyết sự tán đồng lời tuyên bố mà ông đã ñöa ra veà chính saùch trung laäp cuûa Campuchia…. Hiệp ước ký với Mĩ có mục đích nhận viện trợ quân sự trực tiếp từ phía Mĩ. Đây không phải là hiệp ước về việc thiết lập căn cứ quân sự, cũng hoàn toàn không không phải là hiệp ước liên minh quân sự, cũng không phải là việc các huấn luyện viên quân sự Mĩ vào Campuchia”. Vừa muốn nhận viện trợ quân sự của Mĩ, lại vừa muốn duy trì vị thế trung lập, đường lối đối ngoại này của Campuchia không làm người Mĩ hài lòng. Điều IV của Hiệp ước thành lập SEATO và những diễn biến ngoại giao trong vùng trong các năm 1954 – 1955 cho thấy Washington quyết không để miền Nam Việt Nam “rơi vào tay cộng sản”. Quyết tâm chủ quan này sẽ khó trở thành hiện thực, nếu Washington không đảm bảo được thái độ thiện ý của Campuchia, nước mà toàn bộ phía đông vừa giáp ranh với Nam Việt Nam, vừa dễ dàng được vượt qua. Người Mĩ đã không ngần ngại bộc bạch điều mà họ mong muốn nhận lại từ Sihanouk, như là sự bù đắp cho các khoản viện trợ mà họ sẽ dành cho Campuchia. Ngày 28.2.1955, bộ trưởng Ngoại giao Mĩ Foster Dulles có nói với Sihanouk rằng SEATO sẽ mang đến cho đất nước ông sự bảo vệ thực sự chống lại mối đe dọa xâm lược từ phía cộng sản [32, tr.390]. Cuối năm 1955, Allen Dulles, giám đốc CIA, trong lúc viếng thăm Campuchia đã ra sức thuyết phục Sihanouk rằng đất nước ông đang là nạn nhân của “mối nguy cơ xâm lược từ phía cộng sản” và cách duy nhất để cứu chế độ quân chủ, đất nước Campuchia và cả cá nhân ông là chấp nhận sự che chở của SEATO [81, tr.53]. Câu trả lời được Sihanouk công bố tại kì họp thứ hai của Đại hội nhân dân toàn quốc diễn ra trong các ngày 30 – 31.12.1955. Ông tuyên bố con đường trung lập mà nước ông đã chọn có nghĩa là khước từ cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Campuchia, không gia nhập các khối quân sự, “mong muốn ủng hộ quan hệ hữu nghị với tất cả các nước nào tôn trọng chủ quyền của Campuchia”. Ủng hộ quan điểm của người lãnh đạo đất nước, các đại biểu tham dự.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Đại hội đã thông qua nghị quyết cho phép “chính phủ có thể nhận viện trợ của bất kỳ quốc gia nào, với điều kiện viện trợ này không gây phương hại đến chủ quyền của đất nước”[82,tr.86]. Ngày 18.2.1956, trong lúc đang ở thăm Trung Quốc, Sihanouk đã đưa ra tại một cuộc họp báo lời tuyên bố rõ ràng hơn về đường lối trung lập của Campuchia: “Campuchia là nước trung lập. Chính nhân dân đã yêu cầu tôi theo đuổi đường lối trung lập, dù trong bất kỳ tình huống nào. Các nước thành viên SEATO tuyên bố với chúng tôi rằng họ sẽ tự động bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi bác bỏ kiểu bảo vệ như vậy, vì nó không hứa hẹn điều gì với chúng tôi, ngoài sự ô nhục ” [32, tr.390; 82, tr.94]. Bất chấp các động thái nêu trên của Sihanouk, người Mĩ vẫn không giảm sức ép của mình. Thái độ này của Washington chỉ càng đẩy Sihanouk về hướng đối nghịch. Trong một cuộc họp báo diễn ra tại Siem Reap đầu tháng 4, Sihanouk nhấn mạnh rằng nếu Hoa Kì tiếp tục chính sách gây sức ép lên Campuchia, thì nhân dân xứ chùa tháp sẽ thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các nước XHCN [5, tr.61]. Đây không phải là lời tuyeân boá suoâng. Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ III (21 – 22.4.1956) không chỉ hoàn toàn tán thành chính sách trung lập và không cộng tác với SEATO, mà còn bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước XHCN, và tiếp nhận viện trợ từ bất kỳ quốc gia nào, miễn là chủ quyền đất nước không bị xâm phạm. Hai ngày sau sự kiện trên, tại Bắc Kinh đã diễn ra lễ kí kết hiệp định thương mại và chi trả giữa CHND Trung Hoa và Campuchia, theo đó tổng giá trị trao đổi hai chiều giữa hai nước sẽ là 14 triệu USD. Tháng 6, hiệp định về viện trợ mà CHND Trung Hoa dành cho Campuchia có trị giá là 22,4 triệu USD. Đây là hiệp định đầu tiên thuộc loại này mà Trung Quốc kí với một nước không XHCN. Mùa hè năm 1956, Sihanouk đã viếng thăm một số nước XHCN: Liên Xô, Tiệp Khaéc, Ba Lan vaø Nam Tö. Keát quaû roõ reät nhaát cuûa chuyeán vieáng thaêm naøy laø thaùng 5.1956, Campuchia đã lập quan hệ ngoại giao với các nước vừa nêu. Quan niệm về vai trò của SEATO ở Đông Nam Á giống như vai trò của NATO ở châu Âu, người đứng đầu bộ Ngoại giao của Hoa Kì tất không hài lòng với đường lối bất hợp tác với SEATO mà Sihanouk đang theo đuổi, và cho rằng nỗ lực của ông này nhằm xúc tiến quan hệ về nhiều mặt với các nước XHCN sẽ mở đường cho kẻ thù của Mĩ tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Chịu tác động của Foster Dulles, tháng 9.1956, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kì đã xác lập chính sách của Hoa Kì đối với Campuchia là “bảo vệ nền độc lập của Campuchia và đảo ngược chiều hướng trung lập thân cộng sản, khuyến khích những cá nhân và những nhĩm trong nước đang chống lại việc thương lượng với khối cộng sản và đang hoạt động cho việc mở rộng cơ sở của quyền lực chính trị ở Campuchia” [79, tr.32]..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Không chỉ Mĩ, mà một số thế lực hữu khuynh trong nước cũng tỏ phản ứng bất lợi trước việc Sihanouk mở rộng quan hệ với cộng đồng các nước XHCN. Phản ánh tâm trạng của các thế lực này, Khim Tit, thủ tướng của chính phủ Sang Kum thứ tư, tuyên bố: “Tôi xin nhắc rằng nếu không có viện trợ Mĩ, chúng ta sẽ chết chắc, vì chi trong nước vượt trên 3 tỉ riel, còn thu chỉ đạt 1,7 tỉ. Chi phí cho quân đội vượt trên 2 tỉ riel, trong lúc ngân sách chúng ta chỉ đảm bảo có 284 triệu, toàn bộ còn lại được viện trợ Mĩ bù đắp ” [5, tr.62]. Lời báo động trên không làm Sihanouk chuyển hướng đường lối đối ngoại. Trong Hồi kí, ông đưa ra một đánh giá trái ngược hẳn về vai trò của viện trợ Mĩ: “Chỉ trong vòng hai năm và chỉ bằng một cách là vận hành, điều khiển đồng đô la, Mĩ đã thành công trong việc tạo ra một lực lượng nội ứng ngay trong lòng đất nước chúng tôi, một đạo quân thứ năm về chính trị nhằm hủy hoại nền trung lập và buộc chúng tôi chấp nhận cái ô bảo hộ của SEATO”. Ông viết tiếp: “Đến cuối năm 1956, bùng nổ cuộc khủng hoảng nội các, mà nguyên nhân là sự phẫn nộ trước tệ tham nhũng tràn lan khắp mọi nơi mà không bị trừng phạt cùng với tệ buôn bán ngoại tệ và chợ đen, chính phủ bị đổ, mặc dù tôi cố gắng cứu vãn. Tôi có bằng chứng để nói rằng sứ quán Mĩ và bọn giàu có nhất trong giới tư sản mại bản đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Ngay sau khi chính phủ sụp đổ, đã có nhiều tin đồn về cuộc đảo chính sẽ xảy ra, nhưng lúc đó Mĩ chưa tìm được một tên tay sai thật đắc lực để thực hiện mưu đồ này”[81, tr.61].. IV.1.3. Đạo luật về trung lập của Campuchia. Phản ứng của Sihanouk là triệu tập Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ 4 từ ngày 12.1.1957. Đại hội đã thông qua một đạo luật về nền trung lập của đất nước. Được đưa vào Hiến pháp, đạo luật xác nhận: - Campuchia là một nước trung lập ; - Campuchia không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự hay một liên minh về chủ nghĩa nào với các nước ngoài. Campuchia không xâm lược ai hết. Trong trường hợp bị xâm lược, Campuchia sẽ tự vệ bằng vũ lực và kêu gọi LHQ hay một nước thân hữu giúp đỡ. Tại Đại hội, Sihanouk đã đọc bài diễn văn chứa đựng những lời lẽ nhắm vào Hoa Kì. Ông nói rằng theo những nguồn tin tình báo trong tay, “một cuộc bạo loạn lật đổ do nước ngoài giúp đỡ tài chính đang được chuẩn bị”[ 81, tr.61]. Trong bối cảnh trên, thực khó để quan hệ giữa Campuchia và Hoa Kì được cải thiện, nhất là ngay trong năm 1957, Phnompenh đã thực hiện thêm một động tác hướng về khối các nước XHCN: tháng 5, Campuchia kí với Liên Xô các thỏa thuận về thương mại, thanh toán và hợp tác văn hóa. Quan hệ giữa Campuchia và Hoa Kì trở nên xấu đi không chỉ bắt nguồn từ sự xung khắc về quan điểm quanh đường hướng trung lập của Campuchia, mà còn chịu sự tác động của mối quan hệ giữa nước này với hai nước láng giềng, và đồng thời là hai đồng minh của Hoa Kì ở Đông Nam Á: Thái Lan và VNCH..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> IV.1.4. Phản ứng tiêu cực của các chính phủ Thái Lan và VNCH. Được Hoa Kì che chở khỏi sự trừng phạt của Anh về tội đã cộng tác với quân phiệt Nhật trong Chiến tranh Thái Bình Dương, các chính phủ quân nhân ở Thái Lan đã tiếp tục đường lối kết thân với thế lực cường quốc mạnh nhất trong vùng Đông Nam Á. Tháng 4.1955, các nước thành viên SEATO họp tại Bangkok đã ra quyết định đặt VNCH, Lào và Campuchia dưới sự che chở của SEATO mà không cần hỏi ý kiến trước của ba nước vừa neâu. Sau khi Sihanouk liên tiếp bác bỏ thẳng thừng ô che chở của SEATO nhân chuyến viếng thăm Philippines (cuối tháng 1.1956), các chính phủ Bangkok và Sài Gòn đã cùng phối hợp gây sức ép kinh tế lên Campuchia bằng cách gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa ra vào Campuchia bằng đường sắt nối với Thái Lan hay trên đường sông nối với cảng Sài Gòn. Quan hệ giữa Campuchia với Thái Lan và VNCH còn thêm phức tạp do vấn đề lãnh thổ. Tại phiên họp bế mạc của Hội nghị Geneva, bộ trưởng Ngoại giao Campuchia là Tep Phan đã ra tuyên bố: “Các đoạn 7, 11 và 12 của bản Tuyên bố cuối cùng quy định tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Phái đoàn Campuchia yêu cầu Hội nghị xem xét rằng quy định này không hàm ý việc từ bỏ những quyền và quyền lợi chính đáng nào mà Campuchia sẽ đưa ra liên quan đến một số vùng của Nam Việt Nam [...], Campuchia không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Quốc gia Việt Nam và hoàn toàn gắn bó với nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn của nước này, miễn là một số điều chỉnh và thể thức sẽ được thực hiện liên quan đến biên giới quốc gia Việt Nam và Campuchia, biên giới mà cho đến nay đã được ấn định bằng hành động hoàn toàn đơn phương của Pháp”. Đầu năm 1956, giữa VNCH và Campuchia đã bùng phát một cuộc tranh cãi gay gắt quanh chủ quyền đối với một số đảo, trong đó có Phú Quốc, trong vịnh Thái Lan. Chính phủ Sài Gòn đã không ít lần bày tỏ mối lo ngại về chuyện chính phủ Phnompenh đã cho phép một số nhân vật chống đối được tị nạn trên lãnh thổ Campuchia. Về phần mình, Sihanouk mạnh mẽ cáo giác cả Thái Lan lẫn VNCH đã chứa chấp lực lượng Khmer Srey có chủ trương lật đổ chính phủ hiện hữu ở Campuchia bằng con đường bạo động vũ trang ; đó là chưa kể các chiến đấu cơ của không quân Sài gòn thường xuyên vi phạm không phận Campuchia. Tháng 6.1958, quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ hơn, sau khi một số đơn vị của quân đội Sài Gòn đông khoảng 3000 người đã, theo lời Sihanouk, “tiến sâu vào tỉnh Stung Treng hơn 10km và có ý định ở lại đây lâu dài, bằng cách cắm lại những cột mốc biên giới tiếp giáp với Nam Việt Nam” [81, tr.62]. Cũng theo lời Sihanouk, người Mĩ đã vừa đe dọa cắt viện trợ quân sự, nếu Sihanouk dùng đến quân đội đánh nhau với các đơn vị Sài Gòn xâm nhập lãnh thổ Sihanouk, vừa từ chối không gây sức ép buộc chế độ Sài Gòn rút quân. [81, tr.62-63]. Thất vọng với phản ứng của Mĩ, Sihanouk thắt chặt hơn mối quan hệ với Trung.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Quốc: tháng 7.1958, thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Bắc Kinh. Đầu tháng 8, giữa lúc quân đội Sài Gòn tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ Campuchia (49), Sihanouk đã viếng thăm Trung Quốc lần thứ hai. Ông đem vấn đề vừa nêu ra bàn thảo rất lâu với chủ tịch Mao Trạch Đông. Tháng 11, Campuchia đã kí một thỏa thuận về thương mại và chi trả với VNDCCH. IV.1.5. “AÂm möu Bangkok”. Mối quan hệ ngày càng được mở rộng giữa Campuchia với hai nước bị SEATO cho là giữ vai trò chính trong hoạt động bành trướng của cộng sản ở Đông Nam Á là CHND Trung Hoa và VNDCCH đã khiến cả chính phủ Bangkok, chính quyền Sài Gòn lẫn các lực lượng Khmer hữu khuynh lo lắng. Cuối tháng 12.1958, các đại diện cả ba thế lực trên cùng với đại diện CIA đã họp ở Bangkok và cho ra đời một kế hoạch bí mật nhằm mục đích lật đổ Sihanouk. Được biết đến bằng tên gọi “Âm mưu Bangkok”, kế hoạch lật đổ bao gồm ba điểm: “ – Sử dụng nguồn tài chính của Mĩ để thành lập một đảng đối lập ở Campuchia nhằm phá hoại đường lối trung lập của Campuchia; - Tiến hành các hoạt động gây rối như bắt cóc, cướp của, giết người, kết hợp với những tin đồn về một cuộc xâm lăng sắp tới của cộng sản; - Tổ chức những nhóm vũ trang bí mật ngay trong nội địa Campuchia sẵn sàng khởi sự vào giờ G, ngày N" [81, tr.65]. Cũng theo lời Sihanouk, cuộc họp cũng lên một kế hoạch gồm các việc làm cụ thể được phân công như sau: Sơn Ngọc Thành(50) phụ trách các đơn vị vũ trang Khmer Serey hoạt động dọc biên giới Thái Lan – Campuchia ; tổng lãnh sự Ngô Trọng Hiếu của chế độ Sài Gòn ở Phnompenh được giao trông coi hoạt động của các đơn vị quân đội Sài Gòn dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Giữ vai trò chính trong “Âm mưu Bangkok” là Đáp Chuôn, tư lệnh các đơn vị vũ trang đóng quân trong khu vực từ tỉnh Siem Reap đến Kompong Thom. Đáp Chuôn cùng với Sam Sari, một người cộng sự gần gũi của Sihanouk, từng giữ chức phó thủ tướng, đảm trách phần việc chính là chuẩn bị hoạt động lật đổ ngay trong nước. Đầu năm 1959, Sam Sari đã xuất bản tờ “Reastrathipadey” (“Nhân dân dân chủ”) và thành lập đảng “Tập hợp những người Khmer dân chủ” với chủ trương phê phán “đường lối trung lập kiểu Sihanouk” là một “chính sách tự sát” và công kích đảng “Pracheachun” (“Nhân dân”) – tức bộ phận hoạt động công khai của Cộng sản Campuchia. Đánh giá “đây 49() Ngày 5.8.1958, quân đội Sài Gòn rút khỏi tỉnh Stung Treng. 50() Là một trí thức xuất thân từ giới tư sản -địa chủ, Sơn Ngọc Thành chủ trương xóa bỏ ách thống trị của. thực dân Pháp. Sau khi Nhật vào Đông Dương, ông đã hợp tác chặt chẽ với người Nhật, rồi trở thành thủ tướng của chính phủ Campuchia sau cuộc đảo chính ngày 9.3.1945. Bị kết án tử hình sau khi Pháp tái chiếm Campuchia, rồi được ân xá, Sơn Ngọc Thành buộc phải đi sống lưu vong ở Thái Lan từ năm 1952. Tại đây, ông đã thành lập một lực lượng vũ trang mang tên Khmer Serey hoạt động tại vùng biên giới Thái Lan – Campuchia, bao gồm các nhóm lưu vong Khmer đối lập thân hữu. Khmer Serey được CIA huấn luyện và trang bò vuõ khí..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> không phải là chuyện tổ chức một đảng chính trị mới, mà là gieo rắc sự hoài nghi và gây rối loạn” [81, tr.67], ngày 20.1.1959, chính phủ Campuchia đã ra lệnh cấm đảng Tập hợp những người Khmer dân chủ hoạt động, đóng cửa tờ Reastrathipadey và bắt giữ toàn bộ những người tham gia “Âm mưu Bangkok”. Được báo động kịp thời, Sam Sari đã chạy thoát sang lãnh thổ VNCH. Không thành công trong lĩnh vực chính trị, những người chủ mưu chuyển sang thực hiện phương án bạo động vũ trang ngay trong tháng 2.1958 dưới quyền lãnh đạo của Đáp Chuôn. Cuộc bạo loạn này sẽ được sự trợ lực của các đơn vị Khmer Serey dưới quyền chỉ huy của Sơn Ngọc Thành sẽ từ Thái Lan xâm nhập vào tỉnh Siem Reap và Compong Thom, và của các đơn vị Khmer Serey dưới quyền chỉ huy của Sam Sari sẽ từ Nam Việt Nam xâm nhập vào hai tỉnh Sway Rieng và Takeo. Nắm được âm mưu bạo loạn trên, ngày 21.2.1959, Sihanouk đã dùng quân đội tấn công vào bản doanh của Đáp Chuôn đặt trong tỉnh Siem Reap. Theo lời Sihanouk, bộ trưởng Quốc phòng Lon Nol đã báo cáo rằng Đáp Chuôn chết vì thương tích rất nặng nhưng thực ra ông ta chỉ bị thương nhẹ, rồi sau đó Lon Nol đã cho thủ tiêu ông ta nhằm bịt đầu mối. Tại bản doanh của Đáp Chuôn, chính phủ Campuchia đã phát hiện nhiều tang vật cho thấy có sự dính líu trục tiếp của chính phủ Sài Gòn và chính phủ Mĩ vào âm mưu bạo loạn vũ trang. IV.1.6. Campuchia lần lượt cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNCH và Hoa Kì. Sihanouk tố cáo rằng sau “Âm mưu Bangkok”, chính phủ Mĩ đã tiếp tục thông qua CIA liên kết với hai chính phủ Sài Gòn và Bangkok thực hiện thêm nhiều âm mưu khủng bố trong hoàng tộc, hoặc các âm mưu bạo loạn khác. Càng can thiệp sâu vào tình hình Nam Việt Nam, thì chính phủ Mĩ càng tăng cường sức ép lên đường lối đối ngoại trung lập của chính phủ Sihanouk. Sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, quân đội Sài Gòn đã thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân tảo thanh nhắm vào cơ quan đầu não của Mặt trận đặt trong tỉnh Tây Ninh. Các cuộc hành quân này đã góp phần làm con số các vụ va chạm giữa quân đội Sài Gòn và quân đội Campuchia tăng lên, và do vậy làm xấu thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai chính phủ. Thêm vào đó, chính phủ Sài Gòn, theo lời cáo giác của Phnompenh, thi hành chính sách thù địch chống lại những người Khmer đang sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Ngày 27.8.1963, chính phủ Campuchia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Sài Gòn. Tháng 11.1963, Sihanouk được chủ tịch MTDTGPMNVN là Nguyễn Hữu Thọ chuyển giao nhiều tài liệu liên quan cho thấy “CIA đang xúc tiến trong lòng đất nước Sihanouk những đội phá hoại ngầm” [81, tr.77]. Ngày 20.11.1963, Chính phủ Campuchia đã gửi công hàm cho chính phủ Mó neâu roõ: “Phaåm chaát cô baûn cuûa Campuchia khoâng cho pheùp Campuchia tieáp tuïc nhaän viện trợ Mĩ bất kể dưới hình thức nào trong toàn bộ các lĩnh vực quân sự, kinh tế, kĩ thuật, văn hóa” kể từ ngày 1.1.1964. Sihanouk yêu cầu sứ quán Hoa Kì đình chỉ hoạt động của các phái đoàn viện trợ Mĩ và đưa về nước các nhân viên. Cần lưu ý ở đây rằng động thái từ khước viện trợ Mĩ không phản ánh quan điểm của một số thành viên trong chính phủ Campuchia. Ngày 4.1.1964, trong lúc tiếp trưởng phái đoàn quân sự Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> đến chào từ biệt, bộ trưởng Quốc phòng Lon Nol đã nêu ra mấy ý sau: - Việc ra đi của MAAG (Phái bộ viện trợ và cố vấn quân sự Hoa Kì) không phải do chính phuû Campuchia gaây ra (yù muoán noùi ñaây chæ laø quyeát ñònh caù nhaân cuûa Sihanouk); - Campuchia sẽ không bao giờ đi theo khối cộng sản trừ phi bị cộng sản đè bẹp về quân sự; - Đến một lúc nào đó trong tương lai, “Hoa Kì lại có thể giúp đỡ Campuchia không có điều kiện tiên quyết, giống như ở Miến Điện hoặc Indonesia”; - Người Campuchia không thể hiểu nổi sự bất lực của Mĩ trong việc đình chỉ các buổi phát thanh [đả kích chính phủ Campuchia] của Khmer Serey [79 , tr.37].. Ngay trong năm 1964, chính phủ Phnompenh đã nhiều lần viện đến vai trò của cộng đồng quốc tế như một phương tiện đảm bảo vị thế trung lập của Campuchia, nhưng không thu lượm kết quả đáng khích lệ nào. Chỉ hai ngày sau quyết định đình chỉ hoạt động của phái đoàn viện trợ Hoa Kì, Sihanouk đã đưa ra đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế về Campuchia. Nhưng Hoa Kì phản đối bằng lí lẽ rằng nếu mối đe dọa đến nền trung lập của Campuchia phát xuất từ VNCH và Thái Lan, thì Campuchia nên tìm cách thương lượng trực tiếp với hai nước vừa nêu; triệu tập một hội nghị quốc tế trong trường hợp này là không thích đáng. Thêm hai ngày sau, Sihanouk đưa ra đề nghị khác: triệu tập một hội nghị về Campuchia mà thành phần tham dự sẽ bao gồm những nước từng dự Hội nghị Geneva. Đề nghị này cũng vấp phải sự chống đối của Hoa Kì. Ngày 3.3.1964, bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Huot Sawbat gửi đến chính phủ Mĩ lời đề nghị triệu tập hội nghị bốn bên về Campuchia với sự tham dự của Campuchia, Hoa Kì, VNCH và Thái Lan. Tuy tán đồng, chính phủ Mĩ đồng thời đưa ra điều kiện là trước khi triệu tập hội nghị, cần thành lập ủy ban hỗn hợp ba bên – Thái Lan, VNCH và Campuchia để xác định “đường biên giới của Campuchia”. Cho rằng đề nghị này đặt thành nghi vấn tính hợp pháp biên giới của mình, Phnompenh đã từ chối. Cuối cùng, tháng 5.1964, chính phủ Sihanouk khiếu nại lên HĐBA LHQ sự việc quân lính Sài Gòn đã nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Campuchia. Bác bỏ lời cáo buộc của Phnompenh, đại diện Mĩ và chính quyền Sài Gòn khẳng định rằng các cuộc va chạm biên giới có nguyên nhân là các đơn vị vũ trang MTDTGPMNVN đã sử dụng lãnh thổ Campuchia như là nơi trú ngụ và căn cứ xuất phát cho những hoạt động tiến công vào các đơn vị Sài Gòn, còn các hành động vi phạm biên giới là không cố tình, mà do sự nhầm lẫn của các đơn vị truy kích, Washington và Sài Gòn đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ trên biên giới Campuchia – VNCH. HĐBA đã phái đến Campuchia một ủy ban gồm ba thành viên để tìm hiểu tình hình tại chỗ và xem xét những biện pháp thích hợp. Trong báo cáo đề ngày 28.6.1964 gửi HĐBA, ủy ban cho rằng tình hình căng thẳng dọc biên giới Campuchia-VNCH phát xuất từ “quan hệ kính chống lâu đời”, từ “sự nghi kị và khác biệt ” trong chính sách của hai nước. Ủy ban khuyến cáo đưa đến Campuchia các quan sát viên quốc tế. nhưng chính phủ Phnompenh đã bác bỏ đề xuất này.. Góp phần vào tiến trình suy thoái trong quan hệ Campuchia-Hoa Kì còn có các cuộc không kích mà không quân Sài Gòn đã thực hiện nhằm vào một số địa phương trên lãnh thổ Campuchia bị cho là nơi đặt các cơ sở của MTDTGPMNVN. Ngày 3.5.1965, sau cuộc đàm phán bất thành giữa hai nước diễn ra từ ngày 6 đến.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> ngày 16.12.1964 ở New Dehli, chính phủ Campuchia quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và yêu cầu Washington triệu hồi đại sứ của mình về nước. Từ đó, quan hệ giữa Campuchia một bên, VNCH và Hoa Kì một bên diễn biến theo chiều hướng ngày càng tồi tệ, trong lúc quan hệ giữa Campuchia với VNDCCH và MTDTGPMNVN được thắt chặt daàn. Sihanouk viết trong Hồi kí: “Chúng tôi kịch liệt lên án cuộc xâm lược của Mĩ đối với Việt Nam và tố cáo Mĩ tổ chức đạo quân ngầm trong nội địa Campuchia để chuẩn bị cho mưu đồ phá hoại và lật đổ. Mặt khác, chúng tôi cũng tăng cường những quan hệ với các nhà lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đang tiến hành cuộc kháng chiến ở miền Nam Việt Nam” [81, tr.78].. IV.1.7. Chính phuû Sihanouk ngaøy caøng nhích laïi gaàn VNDCCH vaø MTDTGPMNVN. Cũng trong năm 1964, đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ giữa đại diện chính phủ Phnompenh với đại diện VNDCCH và MTDTGPMNVN. Các bên đã mang ra thảo luận những vấn đề liên quan đến bình thường hóa và phát triển quan hệ trên cơ sở Hiệp định Geneva năm 1954. Tháng 11.1964, Sihanouk đề nghị triệu tập hội nghị các tổ chức yêu nước Campuchia, Việt Nam và Lào. Trong các ngày 1 – 9.3.1965 đã diễn ra Hội nghị nhân dân Đông Dương ở Phnompenh. Có mặt tại Hội nghị là đại diện của 39 tổ chức yêu nước của ba nước Đông Dương, trong đó có MTDTGPMNVN và VNDCCH, Mặt trận yêu nước Lào và Sangkum(51). Mặc dù có những quan điểm dị biệt về phương thức lập lại hòa bình ở Đông Dương và đảm bảo nền độc lập của các nước trong vùng, tất cả đều nhất trí trong cách đánh giá rằng Mĩ là kẻ thù nguy hiểm nhất hiện nay của nhân dân ba nước Đông Dương. Hội nghị nhấn mạnh: chính Mĩ đã luôn tìm cách phá hoại chính sách trung lập của Campuchia, chính phủ Mĩ đã gây tình trạng căng thằng hiện nay ở Lào, vi phạm Hiệp định Geneva 1962 về Lào. Chính Mĩ đã tăng cường và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam và những hành động tiến công quân sự chống nước VNDCCH. Hội nghị nêu bật tinh thần cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương, nhấn mạnh ý chí sắt đá, đấu tranh đến cùng cho độc lập dân tộc, chủ quyền và hòa bình của nhân dân ba nước Đông Dương.Được nhất trí thông qua ngày 8.3, Nghị quyết đã mạnh mẽ lên án chính sách can thiệp của Mĩ vào công việc nội bộ các nước Đông Dương và kêu gọi tăng cường mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Sau Hội nghị trên, quan hệ giữa Campuchia với VNDCCH và MTDTGPMNVN được tăng cường dần. Ngày 20.6.1967, Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Hai ngày sau, cơ quan đại diện của MTDTGPMNVN được thành lập ở Phnompenh. Không chỉ nâng cấp quan hệ ngoại giao, chính phủ Campuchia còn kín đáo yểm trợ các hoạt động quân sự của VNDCCH bằng cách làm lơ trước việc một số cơ sở tiếp liệu, hậu cần, dưỡng quân của MTDTGPMNVN được xây dựng trên lãnh thổ Campuchia. Đặc biệt là từ cuối năm 1968, không ít các đơn vị chiến đấu và các cơ quan 51() Tên đầy đủ là Sangkum Reastr Niyum (Cộng đồng xã hội bình dân) là một tổ chức chính trị được. Sihanouk thành lập tháng 3.1955 để làm chỗ dựa xã hội và chính trị cho đường lối đối nội xoa dịu mâu thuẫn trong nước và đường lối đối ngoại trung lập của ông cho đến cuộc đảo chính tháng 3.1970..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> đầu não của Mặt trận đã tìm cách lánh nạn trong lãnh thổ Campuchia, nhằm tránh những chiến dịch truy kích ráo riết từ phía quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. Ngày 15.6.1969, chính phủ Campuchia đã chính thức công nhận Chính phủ CMLTCHMNVN. Quan hệ giữa Campuchia và Chính phủ CMLTCHMNVN không chỉ diễn ra trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao. Sihanouk viết trong Hồi kí: “Vào thời kì này, Trung Quốc thường mua gạo của chúng tôi bằng đồng đô la rồi từ Campuchia gạo được chuyển luôn sang miền Nam Việt Nam viện trợ cho MTDTGPMNVN. Số gạo này được vận chuyển bằng xe tải của Quân đội Campuchia đến khu vực biên giới để trao cho MTDTGP. Trung Quốc đã ứng trước cho Lon Nol (52) một số tiền rất hậu hĩ để gạo được chuyển đến tay MTDTGPMNVN trong nửa cuối năm 1969 [...]. Trước đó nhiều năm, việc mua bán chuyển vận như thế này vẫn được tiến hành chu đáo”... [81, tr.36].. Cuối tháng 6.1969, thủ tướng Chính phủ CMLTCHMNVN là Huỳnh Tấn Phát đã sang thăm chính thức Campuchia và kí một hiệp định thương mại. IV.1.8. Chính sách “đi dây” của chính phủ Sihanouk giữa VNDCCH và Hoa Kì. Nhưng cũng trong tháng 6.1969, chính xác là ngày 11, Phnompenh đã phục hồi quan hệ ngoại giao đầy đủ với Hoa Kì. Đưa ra lời giải thích cho quyết định này, chính phủ Campuchia đã viện dẫn lời tuyên bố chính thức mà Washington đã đưa ra hồi tháng 4.1969 rằng “chính phủ Hoa Kì công nhận và tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia” và tán thành đường biên giới Việt Nam – Campuchia như đã được xác định trong các bản đồ mà chính phủ Campuchia đã công bố trong năm 1964. Nhöng ñaây khoâng phaûi laø nguyeân nhaân duy nhaát, vaø caøng khoâng phaûi laø nguyeân nhaân chính của diễn biến vừa nêu. Quyết định khước từ viện trợ Mĩ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington đã tác động xấu đến nhiều mặt sinh hoạt của đất nước, nhất là trong các lĩnh vực từng phụ thuộc vào nguồn viện trợ Mĩ. Quốc phòng là một lĩnh vực như vậy. Thực khó để Sihanouk giữ vững uy tín cá nhân trong hoàn cảnh đất nước ngày càng khó khăn. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 11.9.1966 đã đưa đến kết quả là Campuchia có một quốc hội bảo thủ nhất trong toàn bộ lịch sử của chế độ quân chủ lập hiến [5, tr. 178]. Ngày 22.11, một chính phủ mới được thành lập với người đứng đầu là Lon Nol, kiêm nhiệm bộ Quốc phòng. Thế lực của phe hữu trong sinh hoạt chính trị từ đó tăng lên không ngừng. Tiến trình thiên hữu này không bị ngưng lại, kể cả sau khi Lon Nol từ chức vào cuối tháng 4.1967. Nguyên nhân nằm ngay trong tình hình đối nội. Trong nửa sau thập niên 60, ban lãnh đạo đảng Nhân dân cách mạng Campuchia dưới sự lãnh đạo của Pol Pot và những người đồng quan điểm đã khởi sự hoạt động nổi dậy vũ trang chống chế độ Sangkum của Sihanouk. Phong trào nổi dậy lan rộng ở các tỉnh bắc và đông. Nhiệm vụ trấn áp được chính phủ giao đã mang đến cho quân đội một cơ hội khác hầu tăng cường ảnh hưởng của mình.. 52() Lon Nol trở thành thủ tướng từ tháng 8.1969..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Như vậy, Sihanouk đã theo đuổi trong nửa sau thập niên 60, nghĩa là vào thời điểm người Mĩ khởi sự cuộc chiến tranh can thiệp ở Việt Nam, một chính sách “đi dây” giữa VNDCCH và Hoa Kì nhằm mục đích cố giữ cho Campuchia khỏi bị cuốn hút vào cuộc chiến đang hồi diễn ra khốc liệt ở xứ Việt Nam láng giềng. Nhưng bị tác động mạnh bởi tình hình đối nội ngày càng xấu, chính sách đi dây cuối cùng đã không đạt được kết quả mong muoán. IV.1.9. Chính sách đối ngoại trung lập của Sihanouk bị thất bại. Mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa VNDCCH và chính phủ CMLTCHMNVN với chính phủ Campuchia, và nhất là sự việc Sihanouk đã cho các đơn vị vũ trang MTDTGPMNVN sử dụng lãnh thổ Campuchia như là một thứ, nói theo ngôn từ của các chỉ huy quân đội viễn chinh Mĩ ở miền Nam Việt Nam, “đất thánh”, đã được họ diễn giải thành một trong các nguyên nhân cơ bản đưa đến thất bại của chiến lược quân sự “tìm và diệt” được thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong các năm 1965 – 1967. Giới chỉ huy quân sự Mĩ đã nhiều lần vận động để tổng thống L. Johnson cho phép tiến hành những cuộc tấn công trả đũa từ trên không và dưới mặt đất xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ Campuchia, nhưng đã bị chủ nhân Nhà trắng bác bỏ. Không thành công với Johnson, họ lại nhận được sự tán thành của Nixon. Từ ngày 18.3.1969, Không quân Mĩ bắt đầu thực hiện các phi vụ ném bom bằng pháo đài bay B52 rải thảm xuống các vùng lãnh thổ của Campuchia, mà Lầu Năm Góc cho là nơi đặt bản doanh của đầu não của toàn bộ mọi hoạt động của cộng sản ở miền Nam Việt Nam, được người Mĩ đặt tên là COSVN (Central Office for South Vietnam), tức Trung ương cục miền Nam Việt Nam. Được đặt tên chung là Thực đơn và kéo dài suốt 14 tháng qua các giai đoạn mang những tên gọi khác nhau (Ăn Sáng, Ăn Trưa, Ăn Nhẹ, Ăn Chiều, Tráng Miệng, Ăn Tối ), các cuộc hành quân ném bom mà con số lên đến trên 10 vạn tấn đã được giữ kín đến mức mãi đến năm 1973, công chúng Hoa Kì mới được biết. Nhưng không thể nói rằng Sihanouk chaúng bieát chuùt gì veà chuùng. Ngày 28.3.1969, Sihanouk đã thực hiện một động thái như thể biện minh cho chiến dịch ném bom của Hoa Kì: ông công khai tuyên bố rằng có đến 4 vạn quân VNDCCH đang có mặt trên lãnh thổ Campuchia [31, tr.133]. Và có cần nhắc lại ở đây rằng ngày 11.6.1969, nghĩa là giữa lúc Hoa Kì đang thực hiện các cuộc hành quân ném bom xuống vùng biên giới Campuchia-VNCH, chính phủ Sihanouk đã quyết định tái lập quan hệ ngoại giao với Washington. Tháng 8.1969, Sihanouk thành lập “Chính phủ cứu nguy”, mà người cầm đầu không ai khác hơn là Lon Nol, với nhiệm vụ đưa Campuchia thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng và cuộc khủng hoảng chính trị phát sinh từ đó. Nhưng chính quyết định này lại đánh dấu mốc khởi đầu của một cuộc đấu tranh giành quyền lực gồm một bên là Sihanouk và các bộ trưởng ủng hộ ông, còn phe kia do thủ tướng Lon Nol và bộ trưởng Nội vụ Sirik Matak cầm đầu..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Từ thời điểm trên, quan điểm đối ngoại của Sihanouk thay đổi một cách mau lẹ. Ông bắt đầu nói đến sự hiện diện của Mĩ là cần thiết, “để giúp Campuchia thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản” và “giúp nước ta khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế”. Tháng 9.1969, ông ra lệnh cho giới báo chí tránh chỉ trích “quá mức” chính sách của Mĩ ở châu Á và các cuộc không tập của Mĩ dọc biên giới Campuchia-VNCH. Cuối tháng 12.1969 – đầu tháng 1.1970, Sihanouk đã cho đăng tải trên tờ Le Sangkum xuất bản ở Phnompenh một loạt bài báo mang nội dung phê phán chủ nghĩa cộng sản. Chẳng hạn ông viết: “Sự hiện diện của người Mĩ trong vùng chúng ta đã cho phép chuùng ta buoäc phe XHCN chaâu AÂu vaø thaäm chí chaâu AÙ... ít ra toân troïng chuùng ta”. Thaùng 1.1970, ông nhận định: “Sự thất bại của Mĩ ở Việt Nam đã mở đường... cho chủ nghĩa cộng sản châu Á... vào toàn vùng Đông Nam Á”. Một nhà nghiên cứu người Pháp viết: “Ngày càng trở nên rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản đang trở thành, trong mắt của người đứng đầu Nhà nước, kẻ thù của Campuchia. Trong hoàn cảnh như vậy, chủ nghĩa đế quốc Mĩ hiện ra, khách quan mà nói, như bạn đồng minh ”. [Dẫn lại theo 5, tr.224].. Ngày 6.1.1970, giữa lúc uy tín chính trị bị giảm đến mức thấp nhất, Sihanouk đã sang Pháp chữa bệnh. Đây là cơ hội để Sirk Matak – người đang hành xử các nhiệm vụ thuộc quyền của thủ tướng Lon Nol trong lúc ông này đang chữa bệnh ở Pháp (từ tháng 10.1969) – khởi sự các hoạt động thanh lọc những người ủng hộ Sihanouk khỏi các chức vụ quan trọng trong bộ máy công quyền. Về phần mình, thủ tướng Lon Nol đã, sau khi trở về nước ngày 12.2, thực hiện một loạt chuyến đi thị sát các tỉnh giáp biên giới VNCH, đặc biệt laø tænh Ratanakiri, nhaèm chuaån bò cho chieán dòch baøi Vieät Nam. Ngày 8.3, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình bài Việt Nam ở một số địa phương giáp lãnh thổ VNCH. Ngày 11.3, hàng ngàn người đã xông vào đập phá đại sứ quán VNDCCH và Chính phủ CMLTCHMNVN ở Phnompenh. Ngày 12.3, các khu dân cư người Việt trong các tỉnh Russey Keo, Sway Rieng, Kompong Cham, Prasath bị cướp phá. Ngày 18.3, phi trường Pochentong bị đóng cửa, các dinh thự chính phủ quan trọng bị đặt dưới sự canh giữ của các đơn vị quân đội tăng cường. Cũng ngày hôm đó, Quốc hội ra tuyên bố “quốc gia đang trong tình trạng khẩn cấp ” và trao cho chính phủ toàn quyền hành động để đối phó với “tình hình chính trị bất ổn do hoạt động của các kẻ thù trong và ngoài nước gây ra”. Các đại biểu đã nhất trí thông qua nghị quyết bất tín nhiệm Sihanouk trong tư cách quốc trưởng. Người thay thế là Lon Nol. IV.2. NỘI CHIẾN Ở CAMPUCHIA (1970 – 1975) Ra đời sau cuộc đảo chính trên, chính phủ Lon Nol đã thi hành một đường lối đối ngoại hoàn toàn khác trước: cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNDCCH, Chính phủ CMLTCHMNVN và Trung Quốc, khởi sự nhận viện trợ quân sự của Hoa Kì và đóng cửa.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> cảng Kampongsom, không cho tàu chở đồ tiếp liệu cho các lực lượng vũ trang MTDTGPMNVN được cập bến kể từ ngày 25.3.1970. Không bỏ lỡ cơ hội, từ ngày 29.4.1970, Mĩ và chế độ Sài Gòn đã tổ chức những cuộc hành quân quy mô lớn xâm nhập sâu vào lãnh thổ Campuchia nhằm mục đích triệt phá căn cứ hậu cần và đóng quân của các lực lượng vũ trang MTDTGPMNVN. Sau khi quân Mĩ rút khoûi Campuchia (30.6), haøng chuïc ngaøn quaân Saøi Goøn vaãn tieáp tuïc löu laïi treân laõnh thoå Campuchia đến tận tháng 1.1972. Từ tháng 7.1970, chiến tranh đã thực sự lan rộng ra khắp lãnh thổ nước này. Trong lúc đó, Sihanouk đang sống lưu vong ở Bắc Kinh kể từ sau cuộc đảo chính đã, dựa vào sự ủng hộ của Trung Quốc và VNDCCH, tập hợp lực lượng chống lại Chính phủ Lon Nol Đại hội Nhân dân Campuchia diễn ra trong các ngày 3 - 4.5.1970 đã thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia (FUNK), mà bản doanh đóng tại Bắc Kinh. Trong Ủy ban trung ương gồm 43 người của Mặt trận, có 13 đảng viên đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (NDCM, tên gọi của đảng Cộng sản Campuchia từ năm 1966). Ngày 13.5, Chính phủ Vương quốc Đoàn kết dân tộc Campuchia (GRUNK) được thành lập với Sihanouk là quốc trưởng. Trong số 36 thành viên của GRUNK, chỉ có 4 người là có mặt trong nước. Số còn lại đều sống lưu vong ở Bắc Kinh. Bốn người đó là: Hu Nim – bộ trưởng Thông tin, Hou Youn – bộ trưởng Nội vụ, Khiêu Samphan – phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng và Norodom Phurisara – bộ trưởng không bộ. Ba người đầu tiên là đảng viên đảng NDCM, hay còn được gọi là Khmer Đỏ(53). Ngày 9.9.1970, một số thứ trưởng được bổ nhiệm với nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến đấu chống chế độ Lon Nol trong nước. Tất cả các thứ trưởng đều là đảng viên đảng NDCM. Như vậy, đảng NDCM, mà người đứng đầu là bí thư Pol Pot, đã nắm giữ quyền lãnh đạo trực tiếp các hoạt động quân sự và cải tạo xã hội-kinh tế các vùng thuộc quyền kiểm soát của GRUNK. Trước đó không lâu, trong các ngày 24 – 25.5, Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương được triệu tập ở Bắc Kinh với sự tham gia của đoàn đại biểu VNDCCH do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, đoàn đại biểu chính phủ CMLTCHMNVN do chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu, đoàn đại biểu chính phủ GRUNK do quốc trưởng Sihanouk dẫn đầu và đoàn đại biểu Mặt trận Lào yêu nước do hoàng thân chủ tịch Souphanouvong dẫn đầu. Hội nghị ra tuyên bố: “Các bên quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước trong khi ủng hộ lẫn nhau chống kẻ thù chung cũng như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng của mình”. Từ năm 1971, các đơn vị QĐNDVN đã bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Campuchia, chiến đấu bên cạnh các đơn vị Quân Giải phóng dân tộc Campuchia (được thành lập ngày 4.5.1970 ) chống quân đội chế độ Lon Nol.. 53() Thuật ngữ được Sihanouk dùng để chỉ những người cộng sản Campuchia..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Được Mĩ viện trợ cả thảy 1,75 tỉ USD trong 5 năm tồn tại của mình, chế độ Lon Nol đã xây dựng được một đạo quân lên đến 20 vạn vào năm 1973. Tuy được trang bị vũ khí tối tân của Mĩ, nhưng do được huấn luyện tồi và nhất là tinh thần chiến đấu thấp, quân đội Lon Nol đã không đủ sức đương đầu với các đơn vị Quân giải phóng dân tộc Campuchia và QĐNDVN dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Tình hình này vẫn không thay đổi sau tháng 1.1973, khi QĐNDVN rút khỏi lãnh thổ Campuchia, còn những nhà lãnh đạo Khmer Đỏ kiên quyết khước từ đàm phán với Hoa Kì. Để cứu vãn tình hình, chính phủ Nixon đã phải một mặt cho thực hiện từ ngày 6.3 đến ngày 15.8.1973 những cuộc không tập bí mật trên lãnh thổ Campuchia: hơn 25 vạn tấn bom đã được Không quân Mĩ thả xuống trên lãnh thổ Campuchia. Tuy nhiên, chúng có tác dụng xua dân thường lũ lượt kéo nhau tìm đến lánh nạn ở các thành thị, tạo thêm gánh nặng cho chính phủ Lon Nol vốn đã hoạt động rất khoâng hieäu quaû, hôn laø gaây khoù khaên cho Quaân giaûi phoùng daân toäc Campuchia. Trong luùc đó Quân Giải phóng dân tộc Campuchia bắt đầu nhận được sự trợ giúp lớn lao từ phía CHND Trung Hoa. Trình độ tác chiến của họ nhờ vậy đã được tăng đáng kể. Về phần mình, chính phủ Mĩ cố dùng đến các phương tiện ngoại giao, như Hội nghị quốc tế về Việt Nam diễn ra ở Paris trong các ngày 2 và 3.3.1973 nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Campuchia, nhưng đã không thành công. Trong các tháng 10, 11 và 12.1974, Washington đã xúc tiến các hoạt động ngoại giao theo chiều hướng trên, nhưng đều vấp phải thái độ không nhân nhượng của Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia: chính phủ Lon Nol phải đầu hàng vô điều kiện. Tháng 1.1975, trước nguy cơ sụp đổ của chế độ Lon Nol, tổng thống Gerald Ford đã đề nghị Quốc hội viện trợ bổ sung 222 triệu USD và tăng cường cầu hàng không tiếp tế thủ đô Phnompenh. Mọi nỗ lực vào giờ chót của Washington tỏ ra không hiệu quả. Ngày 10.4, tổng thống Ford đành tuyên bố trước Quốc hội rằng “đã quá trễ để làm điều gì đó”. Ngày 17.4.1975, caùc ñôn vò Quaân giaûi phoùng daân toäc Campuchia tieán vaøo Phnompenh. Cuoäc noäi chiến kéo dài 5 năm 1 tháng kết thúc bằng thắng lợi tuyệt đối của Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia. * *. *. Được Sihanouk quan niệm như là phương tiện vừa để tránh cho đất nước khỏi bị lôi kéo vào cơn lốc của Chiến tranh lạnh , vừa để tranh thủ viện trợ từ các đại cường đối nghịch nhau, chính sách trung lập của Campuchia đã không được các láng giềng tôn trọng. VNDCCH sử dụng Campuchia lúc đầu như một đường dây liên lạc giữa quyền lực trung ương đặt ở Hà Nội và bộ phận đảng viên còn ở lại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Geneva, sau đó như một nơi trú lánh an toàn cho Trung ương cục miền Nam – bộ phận đầu não lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam nhắm lật đổ chính phủ VNCH - và như ø một con đường tiếp vận cho MTDTGPMNVN . Bị chi phối bởi quan điểm không thân thiện với chính sách trung lập và sau đó bởi.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> mối hồ nghi rằng chính phủ Sihanouk dung dưỡng các hoạt động hậu cần của MTDTGPMNVN ngay treân laõnh thoå Campuchia , caùc chính phuû VNCH, Hoa Kì vaø caû Thaùi Lan đã liên tục gây sức ép lên Sihanouk để ông này từ bỏ đường lối đối ngoại trung lập. Vừa không đủ sức buộc các bên đối đầu nhau ở Đông Nam Á tôn trọng vị thế trung lập của đất nước, vừa không thể giải quyết những khó khăn ngày càng chồng chất trong nước, chính phủ Sihanouk đành bất lực nhìn đất nước bị cuốn vào cuộc nội chiến tàn khốc . Chỉ có điều kết quả chung cuộc của cuộc nội chiến lại chẳng có lợi cho bên đối đầu trực tiếp nào trên bán đảo Đông Dương – dù là VNDCCH hay Hoa Kì , mà là cho Trung Quốc , nước thủ lợi nhiều nhất trong Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.. CHÖÔNG V CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ VAØ CUỘC NỘI CHIẾN Ở LAØO (1954 – 1975) _________________________. Hiệp định Geneva 1954 đã mở ra cho Lào một khả năng thoát khỏi viễn cảnh bị giằng xé giữa hai lực lượng XHCN và TBCN đối đầu nhau trong Chiến tranh lạnh: đó là con đường trung lập. Tuy nhiên, hoạt động can thiệp của chính phủ Mĩ đang bị ám ảnh bởi thuyết domino, nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhắm bành trướng một cách kín đáo ảnh hưởng hầu cố tạo một chỗ đứng vững chắc ở Lào và Đông Nam Á, tác động của tình hình chính trị-quân sự ở nước Việt Nam láng giềng đang bị phân chia thành hai nhà nước thù địch, tất cả đã tạo thành những nhân tố bên ngoài tác động không thuận lợi lên bước đường trung lập hóa của Lào. Bước đường này càng thêm khó khăn bởi tình trạng chia rẽ giữa các phe phái chính trị trong nước: tả, hữu và trung lập. Hậu quả là từ năm 1959, Lào bị sa vào cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự kéo dài. Các bên liên quan đã phải tốn rất nhiều công sức mới tìm ra vào năm 1962 cho cuộc khủng hoảng một giải pháp mà thực ra không có gì mới : các phe phái trong nước Lào tái khẳng định bước đường trung lập đã chọn, các nước ngoài có liên quan tái cam kết tôn trọng con đường trung lập mà Lào đã chọn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, con đường trung lập của Lào đã bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự ngày càng nghiêm trọng ở miền Nam VN. Cho rằng VNDCCH đang sử dụng lãnh thổ Lào làm đường tiếp vận người và chiến cụ từ miền Bắc vào miền Nam, Mĩ đã tìm cách can thiệp vào Lào bằng nhiều cách khác nhau. Hậu quả là từ năm 1964, Lào dần dà bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh đang lan rộng ở Việt Nam. Từ đây, cuộc nội chiến ở Lào gắn liền với mọi diễn biến của cuộc chiến Việt-Mĩ và kết thúc bằng một kết quả không khác với hai nước Đông Dương láng giềng: thắng lợi của lực.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> lượng cộng sản được đại diện bởi đảng Nhân dân Cách mạng Lào. V.1. CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ Ở LAØO (1959-1962) VAØ HOÄI NGHÒ GENEVA VEÀ NEÀN TRUNG LAÄP CUÛA LAØO (1961-1962). V.1.1. Tình hình chính trị ở Lào từ sau Hiệp định Geneva đến tháng 7.1959. Theo Điều 13 của Hiệp định Geneva về Lào, các lực lượng vũ trang VNDCCH và Pháp có mặt trên lãnh thổ Lào phải rút hết về nước trong vòng 120 ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực. Ngày 15.11.1954, VNDCCH đã hoàn thành cam kết của mình. Bốn ngày sau, Pháp cũng hoàn tất việc rút quân, sau khi đã để lại 1.500 nhân viên quân sự theo sự cho pheùp cuûa Hieäp ñònh. Theo Điều 14, các đơn vị chiến đấu Pathet Lào sẽ, “trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị”, được tập kết trong hai tỉnh Phong Saly và Sam Neua cũng trong vòng 120 ngày. Một số biến cố đã gây khó khăn cho tiến trình thực thi điều khoản vừa nêu. Được thành lập ngay trong tháng 9.1954, SEATO đã đặt Lào trong “quỹ đạo bảo vệ” của mình và như vậy đã đi ngược lại tinh thần của Điều 4 và Điều 5 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva. Cũng trong tháng 9.1954, bộ trưởng Quốc phòng Kou Voravong (một nhân vật tích cực ủng hộ Hiệp định Geneva) của chính phủ Vương quốc Lào bị ám sát chết. Diễn biến này đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng: ngày 23.11.1954, hoàng thân Souvanna Phouma từ chức thủ tướng. Về sau, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Geneva diễn ra ngày 14.6.1961, Souvanna Phouma đã nhắc lại diễn biến này như sau: “Ngay sau khi Hiệp định Geneva được kí kết, chính phủ do tôi đứng đầu đã bước vào đàm phán với Pathet Lào nhằm tái hòa nhập các chiến binh của tổ chức yêu nước này vào cộng đồng dân tộc, nhưng sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của chúng tôi đã buộc tôi phải từ chức ” [Dẫn lại theo 2, tr.26]. Người thay là Katay Don Sasorith, một người tích cực ủng hộ SEATO và có xu hướng thân Hoa Kì và Thái Lan. Sự thay đổi chính phủ ở Lào được nối tiếp bằng sự khởi sự hoạt động kể từ ngày 1.1.1955 của Phái bộ công tác của Hoa Kì (USOM) ở Vientiane.. Trong bối cảnh trên, cuộc đàm phán giữa chính phủ Vương quốc Lào và Neo Lao Itsala diễn ra trong tháng 1.1955 đã sớm sa vào chỗ bế tắc. Trong lúc chính phủ Katay nhấn mạnh đến chuyện tái hợp hai tỉnh Phongsaly và Sam Neua đang do Pathet Lào kiểm soát và tránh né mọi bàn thảo về các vấn đề chính trị, thì đại diện Neo Lao Itsala lại đặt chuyện tái hợp phụ thuộc vào giải pháp chính trị. Các đơn vị quân đội Vientiane tăng cường các hoạt động quân sự trong hai tỉnh nhằm gây sức ép lên Neo Lao Itsala. Diễn biến này cho thấy chính phủ Katay nghiêng về một giải pháp quân sự. Tháng 3.1955, chính phủ Washington quyết định viện trợ cho Vientiane 40 triệu USD, trong đó phần dành cho quân sự chiếm tỉ lệ lên đến 80%. Lào trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới được Mĩ tài trợ 100% ngân sách quân sự. Rất dễ hiểu rằng trong điều kiện này, quân đội Vương quốc trở thành công cụ chính cho sự can thiệp của Mĩ vào công việc nội bộ của Lào. Tháng 4.1955, Katay đơn phương đình chỉ cuộc đàm phán với Lao Itsala. Một số đơn vị của quân đội Vương quốc Lào đã đụng độ với các đơn vị Pathet Lào trong hai tỉnh Sam Neua và Phong.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> Saly. Bất chấp sự chi viện của Mĩ, quân đội Vientiane vẫn không giành được ưu thế trên chiến trường. Ngày 25.12.1955, chính phủ Katay đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ trong 10 tỉnh thuộc quyền kiểm soát của mình. Kết quả không được như Katay mong muốn và hơn thế nữa, Quốc hội mới được bầu ra đã từ chối không tái bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Sau 5 tuần khủng hoảng nội các, ngày 22.3.1956, một chính phủ mới được thành lập do Souvanna Phouma lãnh đạo. Chính phủ này ra tuyên bố đặt “thành ưu tiên hàng đầu việc giải quyết vấn đề Pathet Lào... nhằm đạt được hòa giải thông qua chủ nghĩa yêu nước vaø loøng trung thaønh” [Daãn laïi theo 2, tr.131]. Khởi sự trở lại từ mùa xuân 1956, rồi diễn ra một cách chậm chạp, cuộc đàm phán giữa chính phủ Vientiane và Neo Lao Haksat (54) chấm dứt trong tháng 11.1957, sau khi hai bên đã kí trước sau cả thảy 10 văn kiện được gọi chung là Các Thỏa ước Vientiane. Mười văn kiện đó là: - Tuyên bố chung của phái đoàn Chính phủ Vương quốc Lào và phái đoàn Pathet Lào được Hoàng thân Souvanna Phouma và Hoàng thân Souphanouvong kí ngày 5.8.1956; - Tuyên bố chung cuối cùng của phái đoàn Chính phủ Vương quốc Lào và phái đoàn Pathet Lào được hai hoàng thân kí ngày 10.8.1956; - Thỏa thuận về các biện pháp cần thi hành nhằm thực hiện ngừng bắn được phái đoàn các bên trong Ủy ban quân sự liên hợp kí ngày 31.10.1956; - Thỏa thuận về Ủy ban chính trị liên hợp về Vấn đề hòa bình và trung lập kí ngày 2.11.1956 ; - Thỏa thuận được kí ngày 24.12.1956 giữa phái đoàn chính trị Chính phủ Vương quốc và phái đoàn chính trị Pathet Lào liên quan đến các biện pháp đảm bảo các quyền công dân, không phân biệt và không trả thù đối với các thành viên của Pathet Lào và các cựu kháng chiến, và những biện pháp tái hòa nhập các cán bộ Pathet Lào và cựu kháng chiến vào các cơ quan hành chính và kỹ thuật ở mọi cấp của Vương quốc ; - Tuyên bố chung được kí ngày 28.12.1956 giữa Hoàng thân Souvanna Phouma, thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, đại diện Pathet Lào ; - Thỏa thuận được kí ngày 21.2.1957 giữa phái đoàn chính trị Chính phủ Vương quốc và phái đoàn chính trị Pathet Lào về luật bầu cử ; - Thông cáo chung của Hoàng thân Souvanna Phouma, thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, đại diện các đơn vị chiến đấu Pathet Lào kí ngaøy 2.11.1957; - Thoûa thuaän veà coâng taùc taùi laäp chính quyeàn Vöông quoác trong caùc tænh Sam Neua và Phong Saly được Phái đoàn chính trị Chính phủ Vương quốc và Phái đoàn chính trị các đơn vị chiến đấu Pathet Lào kí ngày 2.11.1957; - Thỏa thuận quân sự về công tác hòa nhập các đơn vị chiến đấu Pathet Lào và Quân đội Vương quốc được các đại diện của Ủy ban quân sự liên hợp kí ngày 2.11.1957. 54() Ngày 6.1.1956, Neo Lao Itsala được đổi thành Neo Lao Haksat (Mặt trận yêu nước Lào)..

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Các văn kiện được kí kết có những nội dung chính sau: đình chỉ xung đột, thành lập chính phủ liên hợp có đại biểu của Mặt trận yêu nước Lào tham gia, thừa nhận các đề nghị sửa đổi Luật bầu cử Quốc hội mà Mặt trận yêu nước Lào đã nêu ra và tiến hành tuyển cử bổ sung có Mặt trận yêu nước Lào tham gia, ghi nhận chính sách hoà bình trung lập, thông qua đạo luật về quyền tự do dân chủ của nhân dân, không đề ra các biện pháp phân biệt đối xử hay trả thù những người từng tham gia lực lượng Pathet Lào, có những biện pháp thu nạp các cán bộ Pathet Lào vào bộ máy hành chính và kĩ thuật của Vương quốc Lào ở mọi cấp…. Hai thỏa thuận quan trọng nhất là: thứ nhất, tái lập quyền lực của chính quyền Vương quốc ở hai tỉnh đang do Pathet Lào kiểm soát theo công thức: tỉnh Sam Neua sẽ có tỉnh trưởng là người của chính quyền Vientiane, phó tỉnh trưởng là người của Pathet Lào, còn tỉnh Phong Saly sẽ có tỉnh trưởng là người của Pathet Lào, còn phó tỉnh trưởng là người của chính quyền Vientiane. Thứ hai, hòa nhập 1500 quân của các đơn vị chiến đấu Pathet Lào vào quân đội Vương quốc Lào, số còn lại (trên 4000) sẽ phục viên. Trong suốt thời gian cuộc đàm phán giữa hai bên Lào diễn ra ở Vientiane, chính quyền Mĩ đã không ít lần biểu lộ thái độ không tán thành nỗ lực hướng đến hòa giải dân tộc và xác lập một đường lối đối ngoại trung lập mà chính phủ Phouma theo đuổi. Khoảng hai năm sau khi các Thỏa ước Vientiane đạt được, phụ tá bộ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề Viễn Đông là Walter S. Robertson đã công khai thừa nhận rằng “chúng tôi đã làm mọi chuyện có thể được để ngăn nó [việc thành lập chính phủ liên hiệp] diễn ra” [Dẫn lại theo 2, tr.134], còn đại sứ Mĩ ở Lào là J. Graham Parsons đã tuyên bố trước Hạ viện: “Tôi đã đấu tranh suốt 16 tháng để ngăn chặn sự hòa hợp ” [Dẫn lại theo 2, tr.148]. Washington còn phối hợp với London và Paris cùng ra các công hàm ngoại giao có nội dung tương tự vào ngày 16.4.1957 nhằm bày tỏ thái độ không đồng tình với các thỏa ước mà chính phủ Vientiane đã kí với Pathet Lào. Sau khi nhận xét rằng Pathet Lào “đã tìm cách áp đặt các điều kiện không dính dáng đến chuyện họ công nhận quyền lực của chính phủ Vương quốc và công tác tái hòa nhập họ vào cộng đồng dân tộc ”, các công hàm nhấn mạnh rằng những điều kiện đó đi ngược lại cả Hiệp định Geneva lẫn nghị quyết ngày 7.1.1956 của Ủy hội Kiểm soát quốc tế về công tác tái lập chính quyền Vương quốc ở các tỉnh phía bắc. Các công hàm đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng Chính phủ Vương quốc Lào “sẽ tiếp tục với quyết tâm không để tương lai chính trị của Vương quốc Lào bị các nhóm li khai đứng ngoài khuôn khổ Hiến pháp áp đặt” [Dẫn lại theo 2, tr.135]. Sự lo lắng của ba nước phương Tây có lí do riêng của nó: tháng 3.1957, Souphanouvong đã lên tiếng đòi hỏi chính phủ liên hiệp cần được sự công nhận của VNDCCH, CHND Trung Hoa và Liên Xô và đặt ra yêu cầu kêu gọi Trung Quốc viện trợ kinh tế cho Lào. Sự việc ba cường quốc phương Tây có nhiều ảnh hưởng ở Lào công bố các công hàm trên đã tạo một áp lực đè nặng lên nỗ lực hướng đến hòa giải dân tộc của Chính phủ Souvanna Phouma và đã đẩy chính phủ này rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng: ngày 31.5.1957, Souvanna Phouma từ chức thủ tướng, cuộc đàm phán cũng vì vậy mà bị gián đoạn. Ngày 9.8, sau ba nỗ lực lập nội các mới không thành của Katay, Phoui Sananikone và Bong Souvannavong, hoàng thân Souvanna Phouma cuối cùng lại được mời ra đứng đầu chính phủ..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Ngày 19.11.1957, một ngày sau khi các tỉnh Sam Neua và Phongsaly chính thức trở về dưới quyền lực của nhà vua, chính phủ liên hiệp với Souvanna Phouma làm thủ tướng ra mắt quốc dân. Trong thành phần chính phủ này có mặt hai đại biểu Pathet Lào: Souphanouvong ở chức bộ trưởng bộ Kế hoạch, Xây dựng và Đô thị và Phumi Vongvichít ở chức bộ trưởng bộ Văn hóa và Nghệ thuật. Cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội diễn ra ngày 4.5.1958 đã mang lại 13 trong số 21 ghế được tranh cho Neo Lao Haksat và đảng Hoà bình và Trung lập (đảng này liên minh với Neo Lao Haksat). Tuy Neo Lao Haksat và đồng minh chỉ kiểm soát 13 trong tổng số 59 ghế ở Quốc hội, kết quả cuộc bầu cử bổ sung vẫn khiến người Mĩ lo lắng. Đánh giá đây là “ thắng lợi của cộng sản”, ngày 30.6.1958, Washington đã tìm cách gây khó khăn cho chính phủ liên hiệp bằng cách ủng hộ cánh hữu ở Lào thành lập Ủy ban Bảo vệ quyền lợi quốc gia (CDNI) với đại tá Phoumi Nosavan làm chủ tịch, và cắt viện trợ. Đây là một đòn nặng nề giáng vào nền kinh tế rất yếu của Lào. Ngày 23.7, thủ tướng Souvanna Phouma phải từ chức. Ngày 16.8, Phoui Sananikone, một người cổ vũ đường lối trung lập thân phương Tây và bài xích sự tham gia của Pathet Lào trong chính phủ, đã thành lập chính phủ mới, trong đó có 4 thành viên là người của CDNI, trong lúc hai thành viên Pathet Lào bị loại. Được sự hỗ trợ đắc lực từ phía Hoa Kì, chính phủ Phoui Sananikone ngày càng nghiêng sang hữu và bắt đầu ra mặt trấn áp Neo Lao Haksat. Tháng 1.1959, đại tá Phoumi Nosavan và hai sĩ quan khác được đưa vào nội các. Cũng trong tháng này, Phoui Sananikone được phép cai trị trong một năm mà không cần đến Quốc hội. Tháng sau, ông ra tuyên bố từ bỏ thi hành các điều khoản trong Hiệp định Geneva hạn chế số viện trợ quân sự Lào được nhận từ nước ngoài. Quyết định này rõ ràng đã mở cửa cho viện trợ quân sự từ Mĩ. Tháng 4, Phoui Sananikone bắt đầu mở các cuộc tiến công vũ trang đồng loạt vào Neo Lao Haksat. Cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự khởi phát. Ngày 18.5.1959, ông ra tối hậu thư buộc hai tiểu đoàn Pathet Lào phải gia nhập Quân đội Vương quốc ngay lập tức. Nửa quân số tiểu đoàn 1 đang đóng ở Luang Prabang đã quy hàng, nhưng tiểu đoàn 2 đóng ở Cánh đồng Chum (Xieng Khouang) và số quân còn lại của tiểu đoàn 1 đã kịp thời ruùt sang laõnh thoå VNDCCH. Trước diễn biến trên, tháng 6.1959, BCHTƯ đảng Nhân dân Lào họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất nhận định tình hình và đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh thành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, phát động nhân dân cả nước nổi dậy chống đế quốc Mĩ và tay sai. Một số cán bộ chính trị và một số đơn vị quân tình nguyện VNDCCH được phái sang Lào để “sát cánh cùng quân dân Lào chống kẻ thù chung”. Không thành công với biện pháp quân sự, ngày 27.7, chính phủ Phoui Sananikone ra lệnh bắt giam 16 nhà lãnh đạo và cán bộ cao cấp của Neo Lao Haksat, trong đó có.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Souphanouvong, Nuhak, Phoumi Vongvichit, đang có mặt ở Vientiane (55). Cũng trong tháng 7, lực lượng vũ trang Pathet Lào mở những cuộc hành quân phản kích vào Quân đội Vientiane. Chieán tranh taùi phaùt treân laõnh thoå Laøo. V.1.2. Sự can thiệp của Hoa Kì (8.1959 – 1.1961) Căn cứ vào tin tức báo chí phương Tây và báo cáo của chính phủ Vientiane trong mùa hè năm 1959, bộ Ngoại giao Mĩ cho rằng quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Lào, còn quân đội VNDCCH đã vượt biên xâm nhập lãnh thổ Lào. Ngày 26.8.1959, chính phủ Mĩ đã quyết định phái thêm hàng trăm cố vấn quân sự đến Lào, tăng viện trợ quân sự lên 30% so với năm 1958 để nâng quân số Quân đội Vương quốc từ 17.000 lên 29.000. Trước nguy cơ nội chiến lan rộng và sự can thiệp ngày càng sâu của Mĩ, tháng 12.1959, Phoui Sananikone quyết định bãi chức tất cả các bộ trưởng thành viên CNDI nhiều ảnh hưởng. Cho rằng Phoui Sananikone không thực sự quyết tâm với nỗ lực tiêu diệt lực lượng Pathet Lào, Mĩ đã giúp Phoumi Nosavan (giờ đã lên cấp tướng) làm đảo chính lật đổ chính phủ Phoui Sananikone (ngày 28.12). Tuy không phải là thủ tướng trong chính phủ mới, Phoumi Nosavan, trong tư cách là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng, vẫn là nhân vật chính nhờ sự ủng hộ của người Mĩ. Bất bình trước sự can thiệp ngày càng lộ liễu của Washington vào công việc nội bộ của Lào, ngày 9.8.1960, đại úy Kongle, chỉ huy tiểu đoàn Dù số 2 đã đảo chính lật đổ chính phủ Somsanith - Phoumi nhằm kết thúc nội chiến, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất Lào và loại bỏ những kẻ “vơ vét sau lưng người dân”. Vài ngày sau, được nhà vua chỉ định, Souvanna Phouma lại đứng ra thành lập chính phủ mới, trong đó Phoumi Nosavan nắm hai chức: phó thủ tướng và bộ trưởng Nội vụ. Trong những ngày đầu tháng 9, Souvanna Phouma đưa ra đề nghị ngừng bắn và nối lại đàm phán với Pathet Lào. Ngày 7.9, đề nghị này được Pathet Lào chấp nhận và hai bên khởi sự đàm phán. Diễn biến này có nghĩa là hoàn toàn có khả năng sẽ xuất hiện một chính phủ Lào trung lập với sự tham gia của cả ba thành phần: tả (Pathet Lào), hữu (Phoumi Nosavan) và giữa (Souvanna Phouma ). Dù Dulles đã qua đời ( 5.1959), nhưng quan điểm “trung lập là vô luân” của nhà kiến trúc chính sách đối ngoại của chính phủ Eisenhower vẫn còn ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là ngay trong vụ Viễn Đông thuộc bộ Ngoại giao do W. Robertson và Graham Parsons lần lượt phụ trách từ năm 1953 đến năm 1959 và từ năm 1959 đến đầu naêm 1961. Neáu chính phuû Eisenhower coù bò buoäc phaûi chaáp nhaän moät giaûi phaùp teä nhaát cho Lào, thì đó cùng lắm là một chính phủ với hai thành phần: giữa và hữu, chứ dứt khoát Washington sẽ không dung nhận sự tham gia của Pathet Lào. Được sự ủng hộ của Mĩ, ngay trong tháng 9, Phoumi Nosavan đã cùng với một hoàng thân thân hữu tên Boun Oum dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ Thái Lan Sarit Thanaret để thành lập một “Ủy ban cách mạng” ở Savanakhet ra mặt chống đối chính phủ Phouma. Chính phủ Bangkok còn phong tỏa tuyến đường sông nối Bangkok với Vientiane, và như vậy đã triệt tiêu con đường tiếp tế chủ yếu cho Lào từ bên ngoài. Về phần mình, 55() Đêm 23, rạng ngày 24.5.1960, các nhà lãnh đạo Neo Lao Haksat đã trốn thoát khỏi nhà giam..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> chính phủ Mĩ một mặt đình chỉ viện trợ cho Vientiane từ ngày 7.10, trong lúc vẫn tiếp tục viện trợ cho Phoumi; mặt khác cử Graham Parsons, người mà Phouma từng nhận xét là “kiến trúc sư đê tiện của đường lối thảm họa của Mĩ ở Lào ”, ngày 12.10 đến Vientiane để trao cho Souvanna các điều kiện sau: Mĩ sẽ tái tục viện trợ nếu ông này đình chỉ các cuộc đàm phán với Pathet Lào, tiếp xúc với Phoumi, chuyển thủ đô về Luang Prabang. Lúc đầu, Souvanna bác bỏ tất cả và vẫn tiếp tục vòng đàm phán mới với Pathet Lào. Ngày 18.10, đại diện chính phủ Vientiane và đại diện Neo Lao Haksat ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết của việc lập chính phủ liên hiệp dân tộc ở Lào. Phouma còn lên tiếng yêu cầu Liên Xô viện trợ (56). Tuy nhiên, Souvanna cuối cùng vẫn phải đồng ý với một giải pháp trung dung: thuận để Mĩ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Phoumi, bù lại ông sẽ được Mĩ viện trợ về kinh tế. Về phần mình, Phoumi hứa sẽ chỉ giao tranh với Pathet Lào. Nhưng không đầy hai tháng sau, ngày 9.12, không chịu nổi sức ép từ Hoa Kì và Phoumi, Souvanna đã bỏ chạy sang Campuchia. Tại thủ đô Phnompenh, ông đã đưa ra lời tuyên bố giận dữ: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ Hoa Kì vì đã phản bội tôi... Phụ tá bộ trưởng Ngoại giao [Parsons] thuộc loại người bất chính chưa từng thấy và rất đáng bị lên án. Ông ta và những người giống ông ta phải chịu trách nhiệm về cảnh đổ máu gần đây ở Lào...” [2, tr.158].. Trong lúc đó, ngày 17.12.1960, lực lượng Phoui - Boun Oum đã kéo về Vientiane và ngày 31.12, đã đẩy đơn vị của Kongle ra khỏi thủ đô. Kongle phải rút chạy về Cánh đồng Chum. Tại đây, ông đã hợp tác với lực lượng Pathet Lào đang có mặt tại chỗ. Liên Xô đã dùng đường hàng không phát xuất từ Hà Nội cung cấp một số thiết bị quân sự cho Kongle. Những diễn biến trên ở Lào đã sớm thu hút sự chú ý của người đứng đầu Nhà trắng. Ngay trong tháng 5.1959, Eisenhower đã lên tiếng cảnh báo rằng tình hình Lào có thể “phát triển lên thành một cuộc chiến Triều Tiên mới” [Dẫn lại theo 44, tr.124]. Để biện minh cho chính sách cứng rắn đang theo đuổi trong những tháng cuối năm 1960, Eisenhower trong Hồi kí đã dẫn ra tin tình báo của CIA cho rằng từ 1500 đến 2500 lính được trang bị súng cối đã từ VNDCCH xâm nhập vào lãnh thổ Lào và Lào đang đứng trước nguy cơ bị cắt làm đôi bởi hai äcuộc tiến công của Pathet Lào: một từ phía bắc Vientiane về hướng đông và một phát xuất từ Sam Neua hướng về Xieng Khouang. Đó là chưa kể khả năng của một cuộc tiến công thứ ba từ Phong Saly hướng về phía nam vào miền trung của Bắc Lào. Đánh giá Lào đang trở thành một Lebanon khác, Eisenhower đã khẳng định: “Đây là điều chúng ta phải làm lúc này: khuyến cáo Souvanna Phouma từ chức thủ tướng và nếu được, thuyết phục ông ta rời Campuchia sang Pháp. Vận động Boun Oum để cho Quốc hội phê chuẩn chính phủ của ông. Thông báo cho Anh và Pháp lập trường của chúng ta và vận động sự ủng hộ của hai nước này. Báo động cho Hội đồng SEATO, nhưng lúc này chưa vội yêu cầu một hành động công khai ủng hộ rõ rệt nào. Bố trí lại lực lượng của chúng ta, sao cho có thể giáng đòn công kích vào Bắc Việt Nam trong trường hợp phải 56() Từ đầu tháng 2, Liên Xô đã khởi sự vận chuyển bằng máy bay một số lương thực và nhiên liệu từ Hà. Nội đến Vientiane. Ngày 5.10.1960, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Souvanna Phuma và ngày 13.10, đại sứ Liên Xô đầu tiên ở Lào là Alexandre Nikitich Abramov đến Vientiane.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> can thiệp. Khi đó, chúng ta nên báo cho đại sứ Thompson nói lại với Khrushchev rằng chúng ta rất quan ngại theo dõi các diễn biến này, rằng chúng ta chuyển quân là để đảm bảo, nếu cần, rằng chính phủ hợp pháp Lào sẽ không bị tiêu diệt, và nếu một cuộc chiến tranh lớn xảy ra, Hoa Kì sẽ không để bị bất ngờ ”. Chủ nhân Nhà Trắng còn nhấn mạnh: “Chúng ta không thể để Lào rơi vào tay cộng sản, ngay cả cho dù chúng ta phải chiến đấu có hay không có đồng minh” [27, tr.610]. Đây hẳn là lí do mà vào những tháng cuối của năm 1960, Lào đã thu hút hầu hết sự chú ý mà chính phủ Eisenhower sắp mãn nhiệm dành cho Đông Nam Á, bất kể một đồng minh thuoäc haøng quan troïng nhaát trong vuøng cuûa Mó laø chính phuû Saøi Goøn ñang sa vaøo moät cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội cũng nghiêm trọng không kém. Một cố vấn thân cận của Kennedy – vị tổng thống sắp nhậm chức – đã ghi lại: “Khi Kennedy gặp Eisenhower ngay trước lễ nhậm chức, họ đã dành nhiều thời gian để nói về Lào hơn bất kì vấn đề nào khác” [78, tr.299]. Eisenhower đã góp ý rằng việc Lào thất thủ sẽ đe dọa Thái Lan, Campuchia và Nam Việt Nam, và nếu người Mĩ không có những biện pháp kiên quyết ở Lào thì họ có thể sẽ phải từ bỏ toàn bộ phần còn lại ở Đông Nam Á. Eisenhower còn đưa ra nhận xét rằng hành động can thiệp nên mang tính đa phương, nhưng việc bảo vệ Lào quan trọng đến mức nếu người Mĩ không thể thuyết phục được các đồng minh SEATO cùng tham gia, thì họ nên tự làm một mình [44, tr.125]. Theo lời của tổng thống Eisenhower, Laøo chæ laø moät "Vöông quoác Ñoâng nam AÙ roäng gaáp hai laàn bang Pennsylvania của Mĩ với dân số khoảng 3 triệu (57) sống rải rác khắp các vùng núi và những khu rừng rậm. Dù đây là một đất nước hẻo lánh, chúng ta vẫn quyết tâm duy trì nền độc lập của Lào chống lại mưu toan chiếm đoạt được các nước láng giềng phía bắc ủng hộ: Trung cộng và Bắc Việt Nam. Vì việc Lào rơi vào tay cộng sản có thể dẫn đến sự sụp đổ sau đó, tương tự như sự ngã rạp của các quân cờ domino, của các nước láng giềng vẫn còn tự do, như Campuchia hay Nam Vieät Nam, vaø raát coù theå caû Thaùi Lan vaø Mieán Ñieän. Caû moät chuoãi bieán coá nhö vaäy seõ mở đường cho cộng sản chiếm cả Đông Nam Á” [27, tr.607]. Quyết tâm nêu trên của Nhà trắng được đặt nền tảng trên nhận định rằng Lào là cái cổng dẫn vào Đông Nam Á, do vị trí giáp ranh 4 nước, trong đó có hai là cộng sản (CHND Trung Hoa và VNDCCH) và hai theo chế độ tư bản (Campuchia và VNCH). Sau khi Hiệp định Geneva được kí kết, chính quyền Mĩ một mặt dựng lên khối SEATO, mặt khác cố biến Lào thành “thành trì chống cộng” và “pháo đài của tự do”, bằng cách đề ra kế hoạch xây dựng cho nước này một đạo quân lên đến 2,5 vạn. Để kế hoạch này thành hiện thực, từ năm 1955 đến cuối năm 1960, Mĩ đã viện trợ cho Lào gần 300 triệu USD, tức bình quân 150USD/người, cao hơn bất kì quốc gia nào khác có nhận viện trợ của Mĩ. Có đến 85% số viện trợ này dành cho Quân đội Vương quốc (RLA), trong lúc chỉ có 7 trong tổng số 300 triệu USD được dành cho hợp tác kỹ thuật và phát triển kinh tế [78, tr.304]. Đã quyết chí ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á bằng cách đầu tư một khoản tiền lớn lao vào “pháo đài của tự do”, Washington tất theo dõi sát sao mọi diễn tiến trong sinh hoạt chính trị ở Lào. 57() Con số xác thực chỉ vào khoảng 2 triệu..

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Tháng 1.1961, John Kennedy trở thành tổng thống. Chính sách đối với Đông Nam Á của tân tổng thống xét về cơ bản là không khác với người tiền nhiệm, nghĩa là “chặn đứng Trung Quốc” và “xem nỗ lực lật đổ chế độ đương tồn tại ở bất kì nơi nào trên thế giới như là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc được Nga và Trung Quốc giật dây và phục vụ quyền lợi hai nước này” [49, tr.7, 24]. V.1.3. Mĩ thay đổi chính sách đối với cuộc khủng hoảng ở Lào. Tuy nhiên, tân tổng thống có cái nhìn về Lào không giống người tiền nhiệm. Ông cho rằng Lào không phải là vùng đất “đáng được các đại cường chú ý”, rằng cố công biến nó thành một đồn lẻ thân phương Tây là việc làm buồn cười [78, tr.357]. Tại cuộc họp báo đầu tiên sau ngày nhậm chức, Kennedy còn cho rằng trung lập hóa Lào là một chính sách đúng đắn [34, tr.443]. Nhưng đây không phải là mục tiêu dễ dàng do chính phủ tiền nhiệm đã dấn quá sâu vào Lào. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao thuyết phục được các phe đối nghịch với Hoa Kì ở Lào, như: Pathet Lào, VNDCCH, Trung Quốc và Liên Xô tin rằng Washington đã chuyển hướng sang chính sách trung lập hóa Lào. Trong lúc chính phủ Kennedy đang cố tìm cách chuyển đổi chính sách đối với Lào theo cách sao cho ít gây tổn thất nhất cho vị thế của Hoa Kì, tình hình ở Lào tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng bất lợi cho phe hữu. Đầu tháng 2, Phoumi phát động một cuộc tiến công mới nhằm giành lại Cánh Đồng Chum từ tay Pathet Lào, nhưng bị thất bại nặng nề. Tình hình thêm nghiêm trọng khi lực lượng quân sự của phe hữu ở Lào không đủ sức đương đầu với một chiến dịch phản công mà Pathet Lào tung ra từ ngày 9.3. Diễn biến này đã thúc đẩy Kennedy đi đến quyết định Lào phải có kiểu chính phủ liên hiệp mà chính phủ Eisenhower đã thẳng tay gạt bỏ sáu tháng trước đó. Vấn đề trước mắt là giúp phe hữu giảm nhẹ sức ép quân sự phát xuất từ lực lượng Pathet Laøo thaéng theá.. Cuối tháng 2 và trong tháng 3.1961, Lầu Năm Góc đã tính đến một kế hoạch rất táo bạo: đưa một sư đoàn thủy quân lục chiến đến khu vực chiến lược này, hoặc gửi 6 vạn quân đến trấn đóng ở khu vực nam Vientiane hầu giữ vùng hạ lưu Mekong. Kennedy quyết định đặt Hạm đội VII trong tình trạng báo động và điều 500 quân bổ sung đến Đông Bắc Thái Lan, cách Vientiane khoảng 50km. Tuy nhiên, Kennedy ý thức rõ rằng Quốc hội và công luận sẽ không tán thành Mĩ can dự quân sự vào Lào. Trong bài diễn văn được truyền hình trên toàn quốc ngày 23.3, ông cổ vũ cho “một nước Lào trung lập thực sự”. Giữa tháng 4.1961, Hoa Kì bị một thất bại bẻ mặt ở Cuba. Lo sợ Liên Xô (và cả cử tri Mĩ ) có thể nghĩ rằng ông sẽ nhân nhượng ở một cuộc khủng hoảng khác, Kennedy đã cho phép cố vấn quân sự Mĩ được mặc đồng phục khi ra trận bên cạnh Quân đội Vương quốc Lào và phê chuẩn quyết định tăng cường giúp đỡ các hoạt động chuyển quân ở Lào. Tuy bề ngoài tỏ ra cứng rắn, Kennedy lại để lộ nhiều lo lắng bên trong hậu trường. Cũng trong tháng 4, trong lúc trả lời Richard Nixon, khi ông này cổ vũ cho giải pháp can thiệp bằng không quân, Kennedy đã tuyên bố: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta để bị lôi kéo vào Lào, nơi chúng ta có thể sẽ buộc phải đánh nhau với hàng triệu quân Trung Quốc trong rừng sâu... Tôi không thấy làm cách nào chúng ta có thể can thiệp vào Lào ở cách đây đến.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> 5.000 dặm, trong lúc chúng ta chẳng thể làm được điều đó ở Cuba, chỉ cách đây có 90 dặm ”. Trong khi đó, giải pháp “trung lập hóa” Lào đã được các nước Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc và Liên Xô lần lượt lên tiếng tán thành từ cuối năm 1960. Pháp từ chối ủng hộ kế hoạch can thiệp đa phương do SEATO đề xướng và thúc giục Mĩ đàm phán. Ngày 23.3.1961, Anh ra tuyên bố đồng ý triệu tập một hội nghị quốc tế ở Lào, một đề nghị mà Liên Xô đã đưa ra ngày 22.12.1960, nhưng không được các nước phương Tây hưởng ứng. Ngày 24.4.1961, Anh và Liên Xô trong tư cách đồng chủ tịch Hội nghị Geneva đã ra lời kêu gọi ngừng bắn và triệu tập hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề Lào. Ngày 1.5.1961, cuộc đàm phán giữa ba phái: Mặt trận Lào yêu nước, lực lượng trung lập và phái hữu khai mạc tại bản Namon trong Cánh đồng Chum thuộc quyền kiểm soát của Neo Lao Haksat. Ngày 3.5, các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Chính trên cơ sở thỏa thuận này, Hội nghị quốc tế về Lào được triệu tập ở Geneva. V.1.4. Hoäi nghò Geneva veà Laøo (1961 - 1962). Ngày 16.5.1961, Hội nghị quốc tế về Lào chính thức khai mạc ở Geneva với sự tham gia của 14 nước, trong đó có 9 nước từng tham gia Hội nghị Geneva năm 1954: VNDCCH, VNCH, Lào, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Hoa Kì, Pháp, Campuchia, cùng ba nước thành viên trong Ủy ban Kiểm soát quốc tế – Ấn Độ, Canada và Ba Lan, thêm hai nước láng giềng của Lào là Thái Lan và Miến Điện. Thành phần của phái đoàn Lào gồm đại diện của ba lực lượng: trung lập (Souvanna Phouma), tả (Souphanouvong), hữu (Boun Oum). Họ có trách nhiệm đạt được thỏa thuận liên quan đến các khía cạnh đối nội của một giải pháp chính trị cho vấn đề Lào. Kết quả của Hội nghị đã được định trước trong Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa tổng thống Mĩ Kennedy và thủ tướng Liên Xô Khrushchev diễn ra tại Vienna được công bố ngày 4.6. Trong Thông cáo chung có đoạn liên quan đến Lào như sau: “Tổng thống Hoa Kì và thủ tướng Liên Xô xác nhận ủng hộ một nước Lào trung lập và độc lập dưới sự lãnh đạo của một chính phủ được chính người Lào lựa chọn và ủng hộ các thỏa ước quốc tế đảm bảo sự trung lập và độc lập đó. Về vấn đề này, hai nhà lãnh đạo nhìn nhận tính cách quan trọng của một cuộc ngưng bắn thực sự”. Ngày 22.6 tại Zurich, các đại diện của ba lực lượng chính trị ở Lào đạt được thỏa thuaôn veă vieôc thaønh laôp moôt chính phụ thoâng nhaât dađn toôc, theo ñuoơi ñöôøng loẫi trung laôp, phát triển kinh tế đất nước và hòa giải. Nhưng việc quyết định thành phần của chính phủ thống nhất dân tộc lại khó khăn hơn rất nhiều, vì phái hữu đang nắm quyền ở Vientiane nuôi ý đồ xây dựng một chính phủ liên hiệp dân tộc với thành phần có lợi cho họ. Ý đồ này lại phù hợp với quan điểm của Washington. Ngay trong phiên họp diễn ra ngày 17.5.1961, bộ trưởng Ngoại giao Mĩ Dean Rusk đã xác định rõ lập trường của chính phủ Hoa Kì là “một nước Lào thực sự trung lập ” chỉ có thể được đảm bảo nếu Hội nghị đạt được giải pháp cho ba vấn đề chính sau:.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> - Thứ nhất, Hội nghị phải đưa ra một định nghĩa có thể chấp nhận được về “chế độ trung lập”. Theo Dean Rusk, “trung lập” vừa không đơn giản là “không liên kết”, hay đòi hỏi toàn thể nhân viên quân sự nước ngoài phải được rút hết khỏi Lào, mà còn có nghĩa là “sự lựa chọn tự do” cho nhân dân Lào. Theo ngôn từ của chính sách “Biên thùy mới”, khái niệm sau cùng được chính quyền Kennedy hiểu là các nước trung lập sẽ cùng tham gia cuộc thánh chiến do Mĩ tiến hành bằng tiền bạc và nhân lực của mình nhằm cứu nhân loại khỏi chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, “trung laäp thieân taû” laø ñieàu Mó khoâng theå dung nhaän, hay noùi caùch khaùc, Mó khoâng muoán nhìn thaáy moät liên minh giữa phe trung lập và Pathet Lào. Thứ hai, Rusk cổ vũ cho một Ủy ban Kiểm soát quốc tế mạnh, có thẩm quyền hoạt động ở bất kì nơi nào trên lãnh thổ Lào. Đây là điều Washington đặc biệt nhấn mạnh ở Hội nghị. Cuối cùng, Rusk kêu gọi hoạch định kế hoạch viện trợ kinh tế và kỹ thuật “ được quản lý bởi các nước trung lập trong vùng”. Vì lẽ trên, Mĩ vẫn không chịu đoạn tuyệt với cánh hữu dù đã tham gia Hội nghị Geneva trên cơ sở ủng hộ một giải pháp trung lập cho vấn đề Lào. Về phần mình, cánh hữu Phoumi - Boun Oum cũng không vội vã đi tìm một thỏa thuận chung cuộc liên quan đến thành phần của chính phủ lieân hieäp daân toäc.. Mùa xuân 1962, giữa lúc Hội nghị Geneva đang soạn gần xong hầu hết nghị quyết, Phoumi tập trung hơn 5000 quân ở phía Tây Bắc Nam Tha, một thị trấn nằm cách biên giới Trung Quốc hơn 20km, với mục đích phô trương thanh thế nhằm tìm một tiếng nói mạnh trên bàn thương thuyết. Ngày 6.5, lực lượng Pathet Lào đã, với sự trợ giúp của quân tình nguyện VN, phát động một cuộc tiến công vào Nam Tha, sau khi đã nhiều lần cảnh báo Phoumi, thông qua Souvanna Phouma. Khi lực lượng Phoumi rút chạy hoảng loạn về Ban Houei Sai nằm trên biên giới Thái, chính quyền Mĩ đã vội vã lên tiếng cáo giác rằng lực lượng Pathet Lào, được quân đội VNDCCH và cả quân đội Trung Quốc hỗ trợ, đang chuẩn bị đột nhập vào lãnh thổ Thái Lan. Dựa theo Thỏa thuận ngày 6.3.1962 với Thái Lan (58), Washington liền cho tiến hành một số hoạt động dọn đường cho sự can thiệp của Mĩ vào Lào. Ngày 12.5, hạm đội VII di chuyển đến các vị trí xuất phát. Hai ngày sau, 1000 lính thủy đánh bộ đang tham gia tập trận trong khuôn khổ SEATO ở Thái Lan bắt đầu di chuyển về hướng biên giới Lào. Ngày 15.5, Washington loan báo đưa thêm 4000 quân từ Malaya và Singapore đến Thái Lan. Ngày 16.5, đơn vị đầu tiên của lực lượng này đến Bangkok. Một tuần sau đó, người ta thấy rõ là người Mĩ không có ý đi xa hơn những động thái quân sự trên. Có thể là do: thứ nhất, Mĩ không tìm thấy chứng cớ cho thấy có sự dính líu của VNDCCH hay Trung Quốc vào các diễn biến quanh trận Nam Tha; thứ hai, bản thân chính quyền Bangkok không cảm thấy bị Pathet Lào đe dọa; thứ ba, bất kì sự can thiệp trực tiếp nào của Mĩ đều sẽ dẫn đến những dính líu sâu rộng hơn vào Đông Dương; thứ tư, lực lượng Pathet Lào không đủ sức tiến xa hơn sau chiến thắng Nam Tha; thứ năm, nhà lãnh 58() Ngày 6.3.1962, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì Dean Rusk và bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanat. Khoman ra Tuyên bố chung: Hoa Kì hứa sẽ giúp Thái Lan trong trường hợp xảy ra “một cuộc xâm lược của cộng sản”, mà không cần “sự đồng ý trước” của các thành viên SEATO khác..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> đạo Liên Xô Khruschev tán thành một nước Lào trung lập và có đưa ra lời đảm bảo với Hoa Kì rằng VNDCCH sẽ đồng ý với các quy định ngăn cấm việc sử dụng lãnh thổ Lào làm con đường xâm nhập vào Nam Việt Nam. Về phần mình, do không tiøm thấy bằng chứng cho thấy Pathet Lào chuẩn bị xâm nhập lãnh thổ Thái Lan hay từ bỏ cuộc đàm phán ở Geneva, và cũng do thất bại nặng nề trên mặt trận quân sự, lực lượng cánh hữu thông qua Boun Oum cuối cùng đã đồng ý với Souvanna Phouma và Souphanouvong trong cuộc hội đàm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 12.6.1962 ở Cánh đồng Chum về thành phần của một chính phủ liên hiệp, trong đó Phouma ở cương vị thủ tướng, còn Phoumi và Souphanouvong ở chức phó thủ tướng. Chính phủ liên hiệp sẽ gồm 19 người: phái trung lập 11 người, phái hữu 4 người, Neo Lao Haksat 4. Ngày 22.6, chính phủ liên hiệp thứ hai được chính thức thành lập. Ngày 24.6, lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực. Ngày 2.7.1962, trên cơ sở người Lào đã tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột nội bộ, Hội nghị Geneva về Lào đã được triệu tập trở lại sau một thời gian gián đoạn, lần này là với một phái đoàn Lào duy nhất. Ngày 23.7, đại diện 14 phái đoàn tham dự Hội nghị Geneva đã kí Tuyên cáo chung về nền trung lập của Lào và nghị định thư đính kèm. Tuyên cáo bày tỏ sự ủng hộ của 13 nước tham gia Hội nghị đối với bản Tuyên bố Trung lập được chính phủ Lào đưa ra ngày 9.7.1962: chính phủ Lào cam kết không tham gia một liên minh quân sự nào có thể vi phạm nền trung lập của đất nước; Lào tự tách ra khỏi sự bảo vệ của SEATO, cam đoan không cho phép có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ mình, không cho phép đưa vào đất nước bất kì quân lính hay nhân viên quân sự nước ngoài, và không sử dụng lực lượng của mình dứơi bất kì hình thức nào có thể gây tổn hại cho nền hòa bình thế giới. Nghị định thư xác định rõ thời hạn để toàn bộ lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi Lào là không quá 75 ngày, cấm chỉ việc đưa thêm vào Lào các đơn vị quân sự, tổ chức quân sự nước ngoài, các vũ khí, đạn dược và chiến cụ nói chung. V.2. TÌNH HÌNH LAØO SAU HỘI NGHỊ GENEVA 1962 (CHO ĐẾN THÁNG 4.1964). Ngày 22.6, theo thỏa thuận đạt được vào ngày 12.6.1962, chính phủ liên hiệp thứ hai của Lào đã được thành lập. Chính phủ sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận: các phó thủ tướng hữu và trung lập có quyền phủ quyết mọi quyết định của thủ tướng Souvanna Phouma (vốn là người thuộc phái trung lập) trong các lĩnh vực quốc phòng, đối nội và đối ngoại. Vấn đề gay cấn đầu tiên mà chính phủ liên hiệp phải giải quyết là sự hiện diện của một số căn cứ của “lực lượng đặc biệt” người Mèo (59) nằm sâu bên trong vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Pathet Lào. 59() Tức người H’Mong..

<span class='text_page_counter'>(120)</span> Với con số ước tính từ 14.000 đến 18.000, “lực lượng đặc biệt” dưới quyền chỉ huy của tướng Vang Pao được trang bị tốt (có cả pháo tầm xa), có trình độ tác chiến cao và được Cơ quan trung ương tình báo Mĩ (CIA) trực tiếp huấn luyện và tiếp tế, là một mối đe dọa thực sự đến an ninh trong các vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Pathet Lào. Do vậy, tại Hội nghị Geneva, đại diện Pathet Lào kiên quyết đòi Mĩ chấm dứt các hoạt động tiếp tế các lực lượng đặc biệt, trong lúc trưởng đoàn Hoa Kì Averell Harriman đã dựa vào lí do nhân đạo để đưa ra quan điểm ngược lại. Hội nghị đã thỏa thuận để vấn đề này lại cho chính phủ liên hiệp giải quyết. Đại diện Pathet Lào trong chính phủ liên hiệp thường xuyên lên tiếng nhắc nhở rằng ngày 7.10.1962 là thời hạn chót theo Hiệp định Geneva để các nhân viên quân sự nước ngoài rút khỏi Lào và do vậy, nếu Mĩ vẫn tiếp tục các hoạt động không vận tiếp tế vật phẩm cho các đơn vị đặc biệt, thì “đây sẽ là hành động vi phạm Hiệp định Geneva và là sự can thieäp vaøo coâng vieäc noäi boä Laøo”. Trước sự phản đối gay gắt của Pathet Lào, ngày 25.1.1963, đại sứ quán Hoa Kì ở Vientiane ra tuyên bố rằng việc duy trì một lực lượng người Mèo như là một lực lượng chính trị và quân sự bên trong vùng của Pathet Lào là điều kiện cho sự ủng hộ mà Mĩ dành cho Hieäp ñònh Geneva. Tuyeân boá caûnh baùo raèng neáu Pathet Laøo coù yù ñònh “cuûng coá vuøng của họ, hơn là hoạt động cho sự tái thống nhất”, thì cả Chính phủ liên hiệp lẫn Hiệp định Geneva đều “có thể bị đe dọa”. Giữa lúc đó, lực lượng trung lập trải qua sự phân cực sâu sắc: một số ngả sang phía Pathet Lào, số khác chuyển sang lập trường “phản động và thân đế quốc”. Ngày 12.2.1963, đại tá Ketsana, người thuộc phe “trung lập thiên hữu” bị ám sát chết. Trong tháng ba, tiểu đoàn Dù số 4 thuộc quyền đại tá Deuna, người thuộc nhóm “trung lập thiên tả” và là cánh tay mặt của Kong Le, đã đưa đơn vị của ông gia nhập hàng ngũ Pathet Lào. Ngày 1.4.1963, bộ trưởng Ngoại giao Quinim Pholsena, một nhân vật trung lập thiên tả hàng đầu, bị ám sát cheát. Để tránh khả năng bị bắt như đã từng xảy ra năm 1959, ngày 8.4, Souphanouvong bỏ về vùng Pathet Lào. Ngày 12.4, đại tá Kanthi Sisouphantong, người được chỉ định cầm đầu lực lượng cảnh sát ba bên vẫn còn chờ được thành lập và là một nhân vật thân cận với Quinim Pholsena, bị giết hại. Ngay sau sự kiện này, Phoumi Vongvichít cũng bỏ thủ đô quay về vùng Pathet Lào. Ngày 21.4, các đơn vị thuộc quyền chỉ huy phe hữu đã nắm quyền kiểm soát các vị trí then chốt ở thủ đô. Đến đây, Chính phủ liên hiệp ba phái coi như không còn tồn tại. Nếu còn tồn tại một thứ chính phủ liên hiệp nào đó, thì đó là chính phủ liên hiệp hai phái: hữu và trung lập. Tháng 6.1963, khi ra điều trần trước Quốc hội, Roger Hilsman, một cố vấn thân cận của Kennedy, cho rằng chính phủ liên hiệp không còn tồn tại nữa và diễn biến này xét ra có lợi cho an ninh quốc gia Mĩ. Các cố vấn Mĩ bắt đầu quay trở lại Lào, Mĩ tăng cường trang bị các đơn vị cánh hữu và cánh trung lập thiên hữu. Không dừng lại ở đây, Mĩ đã vận.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> động để chính phủ Thái Lan thuận phái sang Lào một số phi công lái loại phi cơ thám thính T-28. Một sự hợp tác quân sự giữa các đơn vị cánh hữu Lào và quân đội VNCH cũng được Mĩ đứng ra dàn xếp. Cuối cùng, ngày 19.4.1964, chính phủ Souvanna Phouma bị phe hữu lật đổ trong một cuộc đảo chiùnh. Tuy vẫn được những người chủ mưu cuộc đảo chính là các tướng Phoumi Nosavan, Kouprasith Abnay và Siho Lanphoutacoup giữ lại trong chức vụ thủ tướng, Souvanna Phouma phải chịu “nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Kouprasith - Siho”, như nhận xét của Souvanouvong sau cuộc gặp gỡ giữa hai người diễn ra ngày 5.5. ở Khang Khay, một thị xã nằm ở phía Đông Cánh đồng Chum, cách Xieng Khouang 25km về phía Bắc. V.3. CUỘC NỘI CHIẾN BÙNG PHÁT VỚI SỰ CAN DỰ CỦA HOA KÌ, THÁI LAN, VNDCCH VAØ TRUNG QUOÁC . Ngày 17.5.1964, Pathet Lào tổ chức một cuộc tiến công lớn ở Cánh đồng Chum và trong vòng một tuần, đã đẩy bật lực lượng của Kong Le ra khỏi đây. Diễn biến này đã thúc đẩy sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kì và của cả Thái Lan vào tình hình Lào: Mĩ tăng nhanh các chuyến bay thám thính từ Thái Lan và vịnh Bắc Bộ, tăng cường các hoạt động tiếp trợ những lực lượng đặc biệt của Vang Pao; còn phi công Thái Lan bắt đầu đánh phá các vị trí đóng quân của Pathet Lào và các đường mòn dẫn về phía đông. Một số cố vấn quân sự Mĩ được bí mật đưa vào Lào, hàng trăm sĩ quan Thái Lan mặc quân phục Lào được phái đến các lực lượng đặc biệt. Về phần mình, những nhà lãnh đạo Pathet Lào xem việc chiến đấu cơ Mĩ ngày 11.6.1964 phối hợp với chiến đấu cơ Thái Lan bắn phá thị trấn Kang Khay, nơi đặït bản doanh của Souphanouvong, là sự kiện mở màn cuộc chiến tranh phá hoại ở Lào. Từ ngày 1.4.1965, khi tổng thống Mĩ L. Johnson ra lệnh tăng cường các hoạt động ném bom xuống các vùng thuộc quyền kiểm soát của Pathet Lào, việc bảo vệ con đường Hồ Chí Minh nối liền miền Bắc Việt Nam với các vùng giải phóng Lào, Campuchia và Nam Việt Nam chạy dọc theo sườn Tây Trường Sơn trong phần lãnh thổ Lào trở thành nhiệm vụ chung của các đơn vị quân đội Pathet Lào và QĐNDVN. Trong lúc đó, khoảng 10.000 lính Trung Quốc được đưa vào các tỉnh phía bắc Lào để xây dựng các con đường chiến lược băng ngang qua biên giới Trung Quốc - Lào. Từ năm 1969, quân lính Thái Lan chính thức tham chiến ở Lào và đến năm 1972, số lính Thái Lan có mặt ở Lào lên đến 4 vạn. Đây là quãng thời gian chiến sự ở Lào diễn ra với cường độ ác liệt. Giành quyền kiểm soát Cánh đồng Chum trở thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với các đơn vị Quân đội Vương quốc Lào và Thái Lan một bên, quân đội Pathet Lào và QĐNDVN một bên. Từ ngày 8.2 đến ngày 23.3.1971, quân đội VNCH đã thực hiện “Chiến dịch Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 Nam Lào nhằm cắt đứt con đường tiếp vận từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, nhưng không thành công. Đây là nỗ lực quân sự quan trọng cuối cùng của Mĩ và chế độ Sài Gòn nhằm giành quyền chủ động trên mặt trận quân sự. Cuối năm 1971, liên quân Pathet Lào – QĐNDVN mở chiến dịch lớn đánh vào Cánh đồng Chum. Chiến dịch kết thúc, Pathet Lào kiểm soát một vùng rộng lớn ở Thượng Lào nối liền Sam Neua với 4 tỉnh bắc Lào (Phong Saly, Nam Tha, Udomsay và Sayabouri). Ngay cả căn cứ Sam Thong Long Cheng cũng không còn thuộc quyền kiểm soát của lực lượng đặc biệt Vang Pao..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> Trong năm 1972, Pathet Lào kiểm soát thêm Tây cao nguyên Bolovens, miền Trung và thậm chí uy hiếp đế đô Luang Prabang. Chịu nhiều thất bại trên chiến trường và trong bối cảnh cuộc đàm phán ở Paris về Việt Nam đang đi vào giai đoạn kết thúc, ngày 17.10.1972, đại diện Chính phủ Souvanna Phouma và đại diện Neo Lao Haksat đã khởi sự thương lượng lại Vientiane trên cơ sở đề nghị 5 điểm được Pathet Lào đưa ra ngày 6.3.1970 (60) và được bổ sung bằng đề nghị ngày 27.3.1971(61). V.4. HIEÄP ÑÒNH VIENTIANE Ngày 21.2.1973, Hiệp định về lập lại hoà bình và hoà giải dân tộc được đại diện chính phủ Souvanna Phouma và đại diện Neo Lao Haksat kí tại Vientiane. Lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22.2.1973. Hieäp ñònh coù caùc noäi dung quan troïng sau: - Tuyeân caùo trung laäp cuûa Laøo ngaøy 9.7.1962 vaø Nghò ñònh thö veà neàn trung laäp cuûa Lào ngày 23.7.1962 được khẳng định là “cơ sở đúng đắn cho chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập và trung lập của Vương quốc Lào”; - Trong vòng 60 ngày kể từ chính phủ Liên hiệp lâm thời dân tộc (LHLTDT) và Hội đồng Quốc gia Hiệp thương chính trị (HĐQGHTCT) được thành lập, nước ngoài phải rút hết quân lính và nhân viên quân sự khỏi Lào, các căn cứ quân sự của nước ngoài phải bị hủy bỏ, lực lượng đặc biệt phải được giải tán ; - Việc trao trả tù binh và nhân viên dân sự cũng được thực hiện trong thời hạn trên ; - Chính phủ LHLTDT và HĐQGHTCT được thành lập với số lượng đại biểu ngang nhau cho chính phủ Vientiane và Neo Lao Haksat và trong thời hạn 30 ngày sau khi Hiệp định được kí ; - Chức năng của Chính phủ LHLTDT và HĐQGHTCT là thi hành Hiệp định và tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội và lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc chính thức; - Trong lúc chờ đợi bầu Quốc hội và Chính phủ Liên hiệp dân tộc chính thức,hai bên tạm thời quản lý vùng thuộc quyền kiểm soát của mình, riêng kinh đô Luang Prabang và thủ đô Vientiane được trung lập hóa; - Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát gồm Ấn Độ (chủ tịch), Ba Lan và Canada. V.5. VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH VIENTIANE – THẮNG LỢI CỦA PATHET LAØO. Do sự chống đối của lực lượng phái hữu cực đoan (62) mà mãi đến ngày 14.9.1973, Nghị định thư về việc thực hiện Hiệp định mới được kí (63). Ngày 5.4.1974, tại Luang 60() Theo đề nghị ngày 6.3.1970, các bên ngừng bắn ngay lập tức trên toàn lãnh thổ Lào, kể cả các hoạt. động ném bom của Mĩ ; ngay sau đó, các bên Lào khởi sự cuộc thương lượng giải quyết các vấn đề chung nhằm thiết lập hoà bình và hoà giải dân tộc. 61() Mĩ phải chấm dứt ném bom hoàn toàn và không điều kiện ở Lào trước khi ngừng bắn. 62() Ngày 20.8.1973, đã diễn ra cuộc đảo chính quân sự ở Vientiane, nhưng không thành công. 63() Nghị định thư đề cập đến các quy định cụ thể liên quan đến việc thành lập Chính phủ LHLTDT và.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Prabang, nhà vua Lào kí đạo dụ thành lập Chính phủ liên hiệp với hoàng thân Souvanna Phouma làm thủ tướng, HĐQGHTCT với Souphanouvong làm chủ tịch. Cuối tháng 5 và cuối tháng 6.1974, nhân viên quân sự Mĩ và binh lính Thái Lan lần lượt rút khỏi Lào. Diễn biến này đã góp phần tăng cường vị trí của Neo Lao Haksat trong Chính phuû lieân hieäp vaø HÑQGHTCT. Ngày 5.5.1975, chỉ ít ngày sau thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, Bộ Chính trị đảng Nhân dân cách mạng (NDCM)( 64) Lào đã họp hội nghị và thông qua quyết định: “Hiện nay, cách mạng Lào đang trực tiếp đứng trước thời cơ hiện thực và tình thế cách mạng, vấn đề giành chính quyền đã đặt ra rõ ràng và cấp bách”. Ngay trong ngày 5.5, quân Pathet Lào đã triển khai lực lượng đánh chiếm một loạt vị trí chiến lược trên hướng Vientiane và hướng Luang Prabang. Đêm 7.5, Bộ Chính trị đảng Nhân dân cách mạng Lào họp khẩn cấp, chỉ thị các tỉnh nhanh chóng đưa tất cả lực lượng vũ trang tràn vào vùng thuộc quyền kiểm soát của lực lượng hoàng gia. Đến cuối tháng 5, Quân đội Vương quốc coi như đã bị vô hiệu hóa. Một loạt các phần tử phái hữu bị loại khỏi Chính phủ liên hiệp. Ngày 30.5, Cơ quan Viện trợ Mĩ (USAID) giải tán. Toàn bộ nhân viên nước ngoài làm cho cơ quan này phải rời khỏi Lào. Dựa vào ưu thế quân sự và chính trị giành được, từ tháng 5 đến cuối tháng 8.1975, ban lãnh đạo đảng NDCM đã tổ chức quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 23.8.1975, chính quyền ở thủ đô Vientiane đã thuộc quyền kiểm soát của Neo Lao Haksat. Sau khi hoàn thành về cơ bản việc giành chính quyền ở các tỉnh và thành phố, trong hai tháng 10 và 11.1975, đảng NDCM đã cho tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân và xây dựng chính quyền nhân dân các cấp. Sau khi hoàn thành công việc này, Kayson Phomvihan, tổng bí thư đảng NDCM Lào, đã nhận định như sau về Chính phủ liên hiệp: “Mặc dù chính quyền liên hiệp đó có cương lĩnh hoà bình, trung lập, hòa hợp dân tộc và có những thành viên là cán bộ cách mạng và đảng viên của Đảng tham gia, nhưng bản chất của nó vẫn là chính quyền của các tập đoàn thống trị quan liêu, quân phiệt, có quan hệ chặt chẽ với đế quốc Mĩ. Đảng ta tham gia vào bộ máy nhà nước đó, theo yêu cầu sách lược lúc bấy giờ, song Đảng coi đó cũng chỉ là một trong những môi trường hoạt động của Đảng nhằm phân hóa, cô lập kẻ thù, tranh thủ lực lượng trung gian và vận dụng hình thức đấu tranh pháp lí để phối hợp với các mặt trận đấu tranh khác” [ Dẫn lại theo 70b,tr.228-229]. Ngày 25.11.1975 tại Vientiane, HĐQGHTCT dưới sự lãnh đạo của Souphanouvong, thành viên BCT đảng NDCM Lào, ra quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, giải tán Chính phủ LHLT và HĐQGHTCT. Ngày 2.12.1975 tại Vientiane, chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được tuyên bố thành lập với Souphanouvong là chủ tịch nước, Kayson Phomvihan là thủ tướng. Như vậy, cuộc nội chiến đã kết thúc bằng thắng lợi trọn vẹn của Pathet Lào dưới sự lãnh đạo của đảng NDCM Lào.. HÑHTCT, tæ leä phaân phoái caùc boä trong chính phuû, caùc nguyeân taéc vaø leà loái laøm vieäc cuûa hai ñònh cheá naøy... 64() Từ năm 1972, đảng Nhân dân Lào đổi tên thành đảng Nhân dân Cách mạng Lào..

<span class='text_page_counter'>(124)</span> * *. *. Từ năm 1954, bán đảo Đông Dương trở thành tâm điểm của cuộc đụng đầu giữa hai phe XHCN và TBCN. Mức độ quyết liệt đến sống còn của nó được bộc lộ qua tuyên bố công khai của tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm : “Biên giới của Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17” và qua quan điểm chính thức của chính phủ VNDCCH : “Việt Nam là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”. Trong bối cảnh trên, một nước Lào quá nhỏ khó có thể giữ vẹn vị thế trung lập, dù đã được hội nghị Geneva 1954 công nhận và hội nghị Geneva1962 tái xác nhận. Hoa Kì không thể yên tâm với một nước Lào tuy trung lập, nhưng bên trong tồn tại một lực lượng cộng sản có chỗ dựa vững chắc là hai xứ láng giềng cộng sản CHNDTH và VNDCCH. Đang sử dụng Lào như con đường vận chuyển ngày càng quan trọng người và vũ khí vào miền Nam Việt Nam phục vụ cuộc nổi dậy vũ trang lật đổ chế độ VNCH , VNDCCH tất phải giữ cho kì được Lào trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình . Trong bối cảnh trên, số phận của Lào phụ thuộc không phải vào các văn kiện ngoại giao đã được kí ở hai hội nghị Geneva, mà vào kết quả chung cuộc của cuộc chiến giữa VNDCCH một bên , giữa Hoa Kì và VNCH một bên.. CHÖÔNG VI CHÍNH SAÙCH CUÛA VIEÄT NAM DAÂN CHUÛ COÄNG HOØA VAØ HOA KÌ ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954 – 1965) – CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1959 – 1965) _________________________. Không đầy hai năm sau Hiệp định Geneva, ảnh hưởng của người Pháp ở Đông Dương, kể cả ở hai miền Nam và Bắc Việt Nam, hầu như không còn. Thay vào đó, người Mĩ đã gia tăng sự có mặt của họ, trước hết là ở miền Nam Việt Nam bằng cách ủng hộ Ngô Đình Diệm xây dựng một chế độ riêng biệt là VNCH, khước từ thực thi Điều 7 trong Tuyeân boá cuoái cuøng cuûa Hoäi nghò Geneva veà Ñoâng Döông. Xác định chính quyền Ngô Đình Diệm là “tay sai của đế quốc Mĩ, phản bội lợi ích dân tộc, đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mĩ, phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất ”,.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> là “chính quyền độc tài hiếu chiến, công cụ xâm lược của đế quốc Mĩ”, tháng 1.1959, Trung ương đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết “đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà ”. Kể từ đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã phải đối mặt với một làn sóng đấu tranh lan rộng ở nông thôn, đồng bằng và vùng cao với sự tham gia và chỉ đạo của các cán bộ đảng viên đảng Lao động Việt Nam còn ở lại miền Nam sau ngày 21.7.1954. Chính sách cai trị độc đoán của Ngô Đình Diệm còn làm bùng ra những hoạt động chống đối của không chỉ những người lao động thành thị, mà của cả những phần tử đối lập với chế độ Sài Gòn. Cuộc đảo chính ngày 11.11.1960 và sự ra đời cuûa Maët traän daân toäc giaûi phoùng mieàn Nam Vieät Nam (MTDTGPMNVN) ngaøy 20.12.1960 là những biểu hiện kết tinh của hai làn sóng đấu tranh vừa nêu. Sự giúp đỡ ngày càng lớn cả về người lẫn vật chất mà Hoa Kì dành cho chế độ Ngô Đình Diệm, lẫn sức ép ngày càng tăng về chính trị mà Hoa Kì tìm cách tác động lên chế độ này vẫn không thể giải vây chính thể Đệ Nhất Cộng hòa khỏi cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự ngày càng nghiêm trọng. Cuộc đảo chính ngày 1.11.1963 đã làm suy yếu thêm chế độ VNCH trước sự lớn mạnh không ngừng của MTDTGPMNVN. Bị đặt trước nguy cơ của điều mà Washington gọi là thắng lợi của cộng sản ở miền Nam Việt Nam với những tác động dây chuyền kiểu “domino” phát sinh từ đó, chính phủ Johnson đã quyết định chọn, sau một thời gian cân nhắc, con đường can thiệp trực tiếp bằng một cuộc chiến tranh với quy mô ngày càng lớn. VI.1. VIỆC THỰC THI ĐIỀU 7 TRONG TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ GENEVA (1954 – 1959). VI.1.1. Thái độ của các chính phủ VNDCCH, Quốc gia Việt Nam và Hoa Kì đối với Điều 7. Điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Geneva là Điều 1, mà nguyên văn như sau: “Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến: lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp sẽ ở phía Nam giới tuyến ”. Theo sự thỏa thuận của các nước tham gia Hội nghị Geneva, giới tuyến quân sự tạm thời được xác định là vĩ tuyến 17. Khi đi đến thỏa thuận trên, các đoàn đại biểu tham gia Hội nghị Geneva đã đồng thời đưa ra lời giải thích rõ ràng về chức năng của nó trong Điều 6 của Tuyên bố cuối cùng: “Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ. Hội nghị tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản định trong bản tuyên bố này và trong những hiệp định đình chỉ chiến sự tạo ra cơ sở cần thiết để giải quyết vấn đề chính trị ở Việt Nam trong một thời gian ngắn”. “Vấn đề chính trị ở Việt Nam” cụ thể là vấn đề gì ? “Thời gian ngắn” chính xác là.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> bao lâu? Hai câu hỏi này được trả lời trong Điều 7 của Tuyên bố cuối cùng vốn có ý nghĩa quyết định đến số phận của đất nước và nhân dân Việt Nam: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý mu ốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956, dưới sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong ban giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó ”. Nếu Điều 1 của Hiệp định Geneva đã được hai bên kí kết thi hành “nói chung là đúng thời hạn” [65,I, tr.194. Xem thêm 83,tr.19], thì Điều 7 của Tuyên bố cuối cùng đã được các bên trực tiếp liên quan tiếp nhận với thái độ hoàn toàn trái ngược nhau ngay tại phiên bế mạc Hội nghị Geneva. Bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH là Phạm Văn đồng đã ra tuyên bố: “Hội nghị này đã định ngày thực hiện nền thống nhất của quốc gia chúng tôi. Nền thống nhất ấy, chúng tôi sẽ thực hiện, chúng tôi sẽ giành được, cũng như chúng tôi đã giành được hòa bình. Không một sức mạnh nào trên thế giới, trong nước hay ngoài nước, có thể làm chúng tôi đi chệch ra ngoài con đường tiến đến thống nhất bằng hòa bình dân chủ. Đó là bước hoàn thành nền độc lập dân tộc chúng tôi ”. Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam là Trần Văn Đỗ đã đưa ra Tuyên ngôn chứa đựng những lời lẽ cũng rõ ràng không kém, nhưng mang nội dung ngược hẳn: “Phái đoàn long trọng phản đối việc Bộ tư lệnh Pháp, mặc dầu không được sự thỏa thuận trước của phái đoàn Việt Nam, đã tự tiện ấn định ngày Tổng tuyển cử [...]. Vì thế cho nên Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kí kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt ”. Tuyên ngôn xác định lập trường của Chính phủ Quốc gia Việt Nam là “tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở”. Về phần mình, phái đoàn Hoa Kì cũng đưa ra một tuyên cáo riêng, nhưng với những lời lẽ lập lờ. Sau khi “ghi nhận” các hiệp định được kí, phái đoàn Hoa Kì hứa “sẽ kiềm chế không đe dọa hay sử dụng vũ lực để phá hoại các thỏa thuận này ”, và “sẽ xem xét với mối lo ngại sâu sắc bất kì cuộc tái xâm lược nào phá vỡ những thỏa thuận trên và coi đó là hiểm họa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”. Về đoạn văn của Tuyên bố cuối cùng liên quan đến cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở Việt Nam hai năm sau ngày Hiệp định được kí, phái đoàn Hoa Kì nói rằng “đối với trường hợp những quốc gia bị chia cắt bất chấp ý nguyện của họ, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách đạt được sự thống nhất qua con đường bầu cử tự do, dưới sự giám sát của LHQ để đảm bảo rằng cuộc bầu cử được tiến hành một cách công bằng”. Tuy nhiên, thái độ không rõ ràng này đã được những nhân vật có quyền định đoạt chính sách đối ngoại của Hoa Kì mau chóng xua tan. Ngay trong ngày Hiệp định được kí, tổng thống Eisenhower tuyên bố tại.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> một cuộc họp báo ở Washington rằng Hoa Kì không phải là một bên kí kết, cũng không bị ràng buộc bởi các quyết định được Hội nghị Geneva thông qua vì Hiệp định chứa đựng những điểm mà Hoa Kì không tán thành. Sau khi lưu ý rằng “mọi mưu toan lặp lại hoạt động xâm lăng của cộng sản sẽ bị chúng tôi xem là một vụ việc rất nghiêm trọng”, chủ nhân Nhà Trắng còn loan báo rằng Chính phủ Hoa Kì hiện đang tích cực theo đuổi cuộc thảo luận với những quốc gia khác về việc thành lập một tổ chức phòng thủ tập thể nhằm ngăn chặn hoạt động xâm lược trực tiếp hay gián tiếp khác ở Đông Nam Á [22, tr.190; 34, tr.126]. Tuyên bố mà người phụ trách bộ Ngoại giao Mĩ John Foster Dulles đưa ra cho báo chí hai ngày sau đó không cho phép dư luận hồ nghi chính sách mà Hoa Kì sẽ theo đuổi ở Việt Nam. Ông tuyên bố: “Điều quan trọng nhất không phải là khóc thương cho quá khứ, mà là nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn chặn không để việc mất Bắc Việt Nam cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương” [44, tr.75]. Ông thêm rằng khía cạnh tích cực của Hiệp định là “nó thúc đẩy quy chế thực sự độc lập của Campuchia, Lào và Nam Việt Nam”, vì thủ tướng Pháp Mendès-Franc đã hứa hoàn tất việc chuyển giao quyền lực cho các Quốc gia liên kết vào cuoái thaùng [22, tr.190]. VI.1.2. Chính phủ Hoa Kì giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam thaønh moät quoác gia rieâng bieät (1954 – 1956). Mục (a) điều 14 của Hiệp định Geneva ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất nước Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập kết ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy ”. Như vậy phần lãnh thổ của Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17 sẽ do Pháp chịu trách nhiệm quản trị hành chính, vì cho đến lúc Hiệp định Geneva được kí bởi người đại diện của Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương (mà Quân đội Quốc gia Việt Nam đông 369.000 người là một bộ phận), quyền và quyền lợi của Quốc gia Việt Nam trong các lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng vẫn do nước Pháp đại diện thay. Điều 27 của Hiệp định Geneva có lưu ý sau: “Những người kí Hiệp định này và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ sẽ có nhiệm vụ đảm bảo sự tôn trọng việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này”(65). Ngày 14.6.1954, giữa lúc Hội nghị Geneva đang diễn ra, Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam là Bảo Đại đã bổ nhiệm Ngô Đình Diệm, một chính khách sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1950, làm thủ tướng. Có mặt ở Sài Gòn từ ngày 25.6.1954 và chính thức 65() Ngày 4.6.1954, Pháp và Quốc gia Việt Nam đã kí Thỏa thuận, theo đó Pháp nhìn nhận Việt Nam là. một “Quốc gia độc lập và có chủ quyền đầy đủ ” và đồng ý chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam “ mọi thẩm quyền và cơ quan công quyền” mà Pháp còn nắm giữ. Thỏa thuận đồng thời được ghi rõ rằng nền độc lập của Quốc gia Việt Nam phải bao gồm cả việc gánh vác mọi cam kết “phát sinh từ các hiệp ước hay thỏa ước quốc tế mà Pháp đã kí thay mặt Quốc gia Việt Nam, và từ mọi hiệp ước hay thỏa ước khác mà Pháp đã kí nhân danh Đông Dương thuộc Pháp trong chừng mực chúng có liên quan đến Việt Nam”. Cần lưu ý ngay ở đây rằng Thỏa thuận ngày 4.6.1954 không hề được Quốc hội hai nước phê chuẩn..

<span class='text_page_counter'>(128)</span> nhậm chức ngày 7.7.1954, Ngô Đình Diệm phải đối mặt ngay với những lực lượng chống đôùi ông: tướng Nguyễn Văn Hinh – tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam – trung thành với Quốc trưởng Bảo Đại, Bình Xuyên, các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, trong lúc vẫn chưa tạo được một chỗ dựa đủ mạnh. Tuy nhiên, Diệm có một át chủ bài: sự ủng hộ của các quan chức ngoại giao Mĩ tán đồng chủ trương “không để việc mất Bắc Việt Nam cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”. Dưới tác động của họ, ngày 20.8.1954, tổng thống Hoa Kì D. Eisenhower đã tán thành Nghị quyết mang số hiệu NSC 5429/2 của HĐANQG có nhan đề “Duyệt xét lại chính sách Hoa Kì ở Viễn Đông”.Sau khi đưa ra nhận xét:”Những thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương mà đỉnh cao là Hiệp định Geneva đã kéo theo những hậu quả nghiêm trọng gây tổn hại cho an ninh của Hoa Kì. Ở Việt Nam, những người cộng sản đã giành một đầu cầu cho phép họ gây sức ép cả về quân sự lẫn không quân sự lên những vùng không cộng sản cả lân cận và không lân cận”, Nghị quyết đã phác thảo một chương trình hành động gồm ba nội dung sau: - “Về quân sự, Hoa Kì sẽ làm việc với Pháp chỉ ở mức độ cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng bản xứ đủ sức đảm bảo an ninh trong nước. - Về kinh tế, Hoa Kì sẽ khởi sự viện trợ trực tiếp cho người Việt Nam, không còn thông qua người Pháp như trước đây. Người Pháp sẽ được tách ra khỏi các chức vụ chỉ huy. - Về chính trị, Hoa Kì sẽ làm việc với thủ tướng Diệm, nhưng sẽ khuyến khích ông ta mở rộng chính phủ của mình và thiết lập những định chế dân chủ hơn” [71, tr.15]. Ngày 29.9.1954, Hoa Kì giành được một thắng lợi có ý nghĩa. Thông cáo chung của hai chính phủ Hoa Kì và Pháp được công bố ở Paris cho thấy Pháp tán thành để Hoa Kì viện trợ trực tiếp cho Nam Việt Nam [32, tr.309] và gây sức ép để Bảo Đại ngừng chống Ngoâ Ñình Dieäm [22, tr.199]. Không chỉ Nhà trắng, mà cả Đồi Capitol cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Ngô Đình Diệm. Trong báo cáo đề ngày 15.10.1954 gửi đến Uûy ban đối ngoại Thượng viện, nghị sĩ Mike Mansfield đã thuật lại tình hình Nam Việt Nam sau chuyến đi vào cuối mùa hè. Tuy nhận định rằng “Sài Gòn đang ở ngay trung tâm của khủng hoảng chính trị” và Diệm vẫn chưa tạo được quyền hành thực sự, Mansfield ám chỉ rằng Hoa Kì không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc gắn bó số phận với Diệm, vì, theo lời ông, “những phương án thay thế chính phủ Diệm được nêu ra đều không có triển vọng. Do vậy, nếu chính phủ Diệm bị lật đổ, tôi tin rằng Hoa Kì nêm xem xét đình chỉ ngay lập tức mọi sự giúp đỡ cho Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp ở ñaây...” [17, tr.170].. Báo cáo đề ngày 15.10.1954 của nghị sĩ Mansfield đã tác động mạnh đến quyết định của Nhà trắng liên quan đến một chương trình giúp đỡ cho chính phủ Sài Gòn. Ngày 23.10.1954, đại sứ Hoa Kì Donald R. Heath đã chuyển đến Diệm bức thư đề ngày 1.10.1954 của Eisenhower. Người đứng đầu Nhà nước Mĩ viết: “Chúng tôi đang xem xét các phương sách và phương tiện nhằm làm cho sự trợ giúp của chúng tôi trở nên có hiệu quả hơn và đóng góp lớn hơn vào sự phồn vinh và ổn định của Chính phủ Việt Nam”. Tác giả bức thư xác định rõ mục đích của sự trợ giúp này là “hỗ trợ chính phủ Việt Nam phát triển và duy trì một quốc gia vững mạnh, có khả năng chống lại mưu toan lật đổ hay xâm.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> lược bằng quân sự”. Bức thư đồng thời nêu rõ: "Chính phủ Hoa Kì mong đợi sự trợ giúp này sẽ được phía Chính phủ Việt Nam đáp ứng bằng một nỗ lực thực hiện các cải cách cần thiết” [56, tr.382-383]. Bức thư trên đã mở đường cho những hành động có ý nghĩa quyết định hơn của các quan chức Mĩ có mặt ở Sài Gòn. Giữa tháng 11, tướng J. Lawton Collins, vừa được cử làm đại diện đặc biệt của tổng thống Hoa Kì ở Nam Việt Nam với hàm đại sứ, đã loan báo rằng Mĩ sẽ “cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể được cho Chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ của ông”. Hoa Kì sẽ không xem xét “việc huấn luyện hay sự giúp đỡ nào khác cho một quân đội Việt Nam không tỏ ra tuân lệnh hoàn toàn và tuyệt đối vị thủ tướng của mình” [56, tr.68]. Hẳn đây là nhân tố chính đưa đến việc tướng Hinh bị Ngô Đình Diệm bãi chức ngày 11.9.1954 và bị Bảo Đại triệu sang Paris ngày 29.11. Cũng nhờ sự giúp đỡ về nhiều mặt của Hoa Kì mà vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.1955, Ngô Đình Diệm đã lần lượt thu phục các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài và đập tan Bình Xuyên, sau một thời gian vất vả chống chọi với sức ép cả chính trị lẫn quân sự của các lực lượng này. Vững tin vào vị thế đã được củng cố của mình và lời tuyên bố tái khẳng định sự ủng hộ được chính phủ Hoa Kì đưa ra ngày 6.5.1955 (66), Ngô Đình Diệm không chỉ xem thường lệnh của Bảo Đại triệu ông sang Paris, mà còn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.l955 nhằm truất phế vị quốc trưởng. Ba ngày sau, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước VNCH trên phần lãnh thổ nam vĩ tuyến 17, với ông là tổng thống. Trong lúc Ngô Đình Diệm đang ra sức xây dựng Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt, người Mĩ cũng đồng thời thúc đẩy các hoạt động thu hẹp vị thế của người Pháp ở miền Nam Việt Nam. Ngày 3.11.1954, đại sứ Donald Health, người đã có mặt và làm việc trong vài năm qua ở Việt Nam, nhưng không có mối quan hệ tốt với cá nhân Ngô Đình Diệm, đã bị Nhà trắng thay bằng tướng J. Lawton Collins. Ông này được giao hai sứ mệnh quan trọng “thứ nhất, tham vấn người Việt Nam xem làm cách nào để một chương trình viện trợ trực tiếp của Mĩ cho Việt Nam có hiệu quả nhất đối với nước này ”; chương trình đó phải “là sự bổ sung cho những biện pháp mà người Việt Nam tự thích nghi”. Nhiệm vụ thứ hai của tân đại sứ là “giữ mối liên lạc chặt chẽ với Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely, nhằm mục đích trao đổi quan điểm xem làm cách nào để bảo vệ tốt nhất tự do và phúc lợi của Việt Nam trong những điều kiện hiện nay” [17, tr.174]. Ngay sau khi đến Sài Gòn, Collins đã làm việc với Ely để lập thời biểu cho việc rút quân Pháp khỏi Nam Việt Nam và lên một chương trình huấn luyện cho một quân đội mới của chính phủ Sài Gòn. Collins loan báo rằng Phái bộ Mĩ “sẽ sớm đảm trách việc huấn luyện Quân đội Việt Nam phù hợp với những phương pháp đặc biệt của Mĩ đã tỏ ra có hiệu quả ở Triều Tiên, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ...” [17,tr.183]. Ngày 13.12.1954, Cao ủy Ely đã kí với Collins một thỏa thuận mật chuyển giao cho trưởng phái bộ quân sự Mĩ ở Việt Nam (MAAG) trách nhiệm hỗ trợ Chính phủ Sài Gòn tổ chức và huấn luyện quân đội Quốc gia 66() Nguyên văn như sau: “Hoa Kì rất có cảm tình với một sự nghiệp dân tộc tự do và có hiệu quả. Vì lí do. này, chúng tôi đã và đang ủng hộ chính phủ hợp pháp Ngô Đình Diệm ” [17, tr.180)]..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> Việt Nam với sự tham gia của nhân viên quân sự Mĩ [34, tr.449; 72, tr.63]. Tất nhiên là Collins không hành động đơn độc. Cuối thượng tuần tháng 5.1955, đích thân Dulles đã sang Paris thúc ép người Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt và chuyển giao trách nhiệm huấn luyện quân đội Sài Gòn sang tay người Mĩ [17, tr.183]. Ngày 10.5.1955, Nhà trắng loan báo rằng “thể theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và được sự đồng ý của chính phủ Pháp, [Hoa Kì] đã đảm trách việc huấn luyện quân lực Việt Nam” [17, tr.185]. Mừơi ngày sau, quân Pháp rút khỏi Sài Gòn và tập trung vào một vùng ven biển. Từ nơi đây, quân Pháp dần dà rút hết khỏi Nam Việt Nam. Ngày 28.4.1956, đơn vị cuối cùng của lực lượng viễn chinh Pháp rời Nam Việt Nam. Ngày 14.5.1956, Pháp gửi công hàm đến hai đồng chủ tịch Hội nghị Geneva là Liên Xô và Anh thông báo quân đội Pháp đã rút khỏi Nam Việt Nam và kể từ ngày 24.8.1956, Pháp không còn trách nhiệm đối với Hiệp định Geneva. Trước đó, Paris đã lần lượt giải tán bộ Các quốc gia Liên kết Đông Dương, chuyển giao chức trách của nó sang bộ Ngoại giao và rút về nước cao ủy Paul Ely. Ảnh hưởng chính trị và ngoại giao cuả Pháp ở Việt Nam xem như chấm dứt. Ngày 26.10.1956, Ngô Đình Diệm làm nốt bước cuối cùng: ban hành Hiến pháp nước VNCH. VI.1.3. Chính phủ Hoa Kì ủng hộ Chính phủ Sài Gòn khước từ thi hành Điều 7 trong Tuyeân boá cuoái cuøng cuûa Hoäi nghò Geneva (1955 – 1956). Sau khi Pháp hoàn tất việc rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam ngày 16.5.1955, công việc quan trọng kế tiếp của Chính phủ VNDCCH liên quan đến Hiệp định Geneva là đấu tranh đòi Chính phủ Sài Gòn thi hành Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva. Hai tháng trước đó, Hội nghị lần thứ 7 mở rộng BCHTƯ đảng lao động Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12.3.1955 ở Hà Nội đã nhận định: “Kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân ta hiện nay là đế quốc Mĩ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mĩ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất ” [Văn kiện Đảng, t.16, tr.208]. Hội nghị xác định công tác số một là “Tiếp tục đấu tranh để thi hành hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình và tiến đến thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do” [Văn kiện Đảng, t.16, tr.209]. Đây là công tác đã được nêu ra trong nghị quyết được BCT Đảng Lao động thoâng qua sau cuộc họp kéo dài từ ngaøy 5 đến ngày 7.9.1954. Nghò quyeát vaïch roõ 5 đặc điểm mới của cách mạng Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đặc điểm quan trọng nhất là đất nước tạm thời bị chia làm hai miền, có hai chế độ xã hội khác nhau và sự xuất hiện của kẻ thù mới là đế quốc Mĩ. Nghị quyết xác định “nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là: lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại...), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập”. Nghị quyết đồng thời nêu rõ:” Cần phải tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là xây dựng bộ đội chủ lực. Phải làm cho mọi mặt biên chế, trang bị, huấn luyện, chế độ,kỉ luật…của Quân đội nhân dân đều được nâng cao lên một bước dài” [Văn kiện Đảng, t.15, tr.308,307]..

<span class='text_page_counter'>(131)</span> Ngày 6.6.1955, chính phủ VNDCCH tuyên bố “sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với những nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam bắt đầu từ ngày 20.7.1955 để bàn về vấn đề tổ chức tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc vào tháng 7.1956” [65, I, tr.222]. Nội dung của tuyên bố này được lặp lại trong công hàm chính thức đề ngày 19.7.1955 của chủ tịch kiêm thủ tướng VNDCCH gửi quốc trưởng và thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Trước đó ba ngày, Chính quyền Ngô Đình Diệm ra tuyên bố: “Chúng tôi không gạt bỏ nguyên tắc tuyển cử, mà coi như một phương tiện dân chủ hòa bình thích đáng để thực hiện nền thống nhất”, nhưng đồng thời nói rõ: “Chúng tôi không kí Hiệp định Geneva. Chúng tôi không hề bị ràng buộc bởi Hiệp định được kí bất chấp ý nguyện của nhân dân Việt Nam đó... Không thể có chuyện chúng tôi xem xét bất kì đề nghị nào từ phía Việt Minh, nếu không có bằng chứng cho thấy họ đặt quyền lợi của cộng đồng dân tộc lên trên quyền lợi của cộng sản...” [17, tr.188]. Ngày 9.8.1955, Chính phủ Sài Gòn đã ra tuyên bố chính thức nhắc lại nội dung của lời tuyên bố ngày 16.7.1955, đồng thời bác bỏ đề nghị được nêu ra trong công hàm đề ngày 19.7.1955 của Chính phủ VNDCCH. Chính phủ Sài Gòn còn thêm rằng những điều kiện cho cuộc bầu cử tự do như một thiết chế hòa bình và dân chủ, các quyền dân chủ của công dân... chưa có ở miền Bắc [34, tr.451; 37, tr.104-105]. Nhìn chung, thái độ tiêu cực của Chính phủ Ngô Đình Diệm đối với Điều 7 đã nhận được sự hậu thuẫn của Washington. Ngay ngày 7.7.1954, giữa lúc Hội nghị Geneva còn đang diễn ra, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì J. Foster Dulles đã gửi cho thứ trưởng Walter Bedell Smith, người thay ông cầm đầu phái đoàn Hoa Kì ở Hội nghị, một công điện mật nêu rõ: “Do chắc chắn rằng tuyển cử hẳn sẽ có nghĩa là Việt Nam thống nhất dưới quyền của Hồ Chí Minh, chúng ta càng phải cố làm sao cho tuyển cử sẽ chỉ diễn ra sau thỏa thuận ngừng bắn càng lâu càng tốt và trong những điều kiện không có cảnh đe dọa để những phần tử dân chủ có được cơ may lớn nhất” [71, tr. 22]. Gần một năm sau, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến cuộc bầu cử được nêu ra tại cuộc họp báo diễn ra ngày 28.6.1955, Dulles đã nói rằng “tất nhiên là cả Chính phủ Hoa Kì lẫn Chính phủ Việt Nam đều không phải là bên có kí vào Hiệp định đình chiến Geneva. Chuùng toâi khoâng kí Hieäp ñònh, vaø chính phuû Saøi Goøn cuõng khoâng kí, maø coøn phản đối. Mặt khác, Chính phủ Hoa Kì tin vào sự thống nhất của các quốc gia từng được thống nhất trong lịch sử... Chúng tôi chẳng sợ bầu cử, miễn là bầu cử được tổ chức trong những điều kiện tự do thực sự mà Hiệp định đình chiến Geneva đã nêu ra” [17, tr.188].. Tại cuộc họp diễn ra ngày 30.8.1955, Dulles lưu ý rằng Hoa Kì không phản đối bầu cử tự do, nhưng đồng ý với chính phủ Sài Gòn rằng lúc này điều kiện cho bầu cử chưa chín muoài [22, tr.215]. Như vậy, lí do chính mà cả Washington lẫn Sài Gòn đưa ra để khước từ việc thực hiện Điều 7 không hẳn là do cả hai đã không kí vào Hiệp định Geneva, mà chủ yếu là do.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> cả hai không yên tâm trước kết quả của cuộc bầu cử. Đây cũng chính là điều đã khiến Eisenhower băn khoăn không ít ngay trong lúc cuộc chiến còn đang tiếp diễn: "Không một người nào có hiểu biết về Đông Dương mà tôi có dịp nói chuyện hay trao đổi thư từ lại không đồng ý rằng nếu cuộc bầu cử diễn ra vào lúc cuộc chiến đang tiếp diễn, thì sẽ có đến 80 phần trăm người dân bỏ phiếu chọn Hồ Chí Minh-cộng sản làm nhà lãnh đạo của họ, thay vì bầu cho Quốc trưởng Bảo Đại” [26, tr.372].. Lập trường của VNCH và Hoa Kì về vấn đề bầu cử vẫn không thay đổi trong năm 1956. Ngày 8.5.1956, hai đồng chủ tịch Hội nghị Geneva là Liên Xô và Anh đã gửi thư yêu cầu hai chính phủ VNDCCH và VNCH “mở các cuộc tham vấn về việc tổ chức bầu cử toàn quốc ở Việt Nam và thời gian tổ chức bầu cử nhằm thống nhất Việt Nam”. Ngày 22.5, chính phủ Ngô Đình Diệm đã viết thư phúc đáp. Sau khi nhắc lại rằng VNCH cũng mong muốn tái thống nhất “bằng mọi phương tiện hòa bình, đặc biệt là thông qua bầu cử tự do và dân chủ, khi mọi điều kiện cho quyền tự do bầu cử đã được đảm bảo ”, chính phủ Sài Gòn cho rằng “các hoạt động thu xếp trước bầu cử và cho cuộc bầu cử vẫn chưa thể thực hiện vào lúc này do không có tự do ở miền Bắc Việt Nam” [32, tr. 302, 303]. Về phần mình, ngày 1.6, chính phủ Hoa Kì đã, thông qua đại diện là phụ tá ngoại trưởng Walter S. Robertson, õ khẳng định rằng “chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lập trường của tổng thống Diệm, khi ông cho rằng nếu bầu cử được tổ chức, thì điều kiện đầu tiên phải là loại trừ sự đe dọa hay cưỡng bách cử tri” [32, tr. 302]. Cho đến cuối năm 1958, chính phủ VNDCCH đã tiếp tục, bằng các phương tiện ngoại giao, cuộc đấu tranh đòi chính phủ VNCH thực thi Điều 7, nhưng đều vấp phải thái độ cự tuyệt của Sài Gòn. VI.1.4. Hoa Kì và VNDCCH cân nhắc khả năng dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Vieät Nam. – Lập trường của Hoa Kì. Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Geneva không chỉ là giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt và ủng hộ ông này økhước từ thi hành Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, mà còn chuẩn bị sẵn những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với điều được chính phủ Eisenhower xem là “mối đe dọa có thể phát sinh từ miền Bắc ”. Theo đánh giá chung của Nhà trắng, mối đe dọa vừa nêu có thể được thể hiện dưới hình thức của một cuộc chiến lật đổ. Tháng 12.1954, chính phủ Mĩ đã thông qua nghị quyết NSC 5429/5 với Điều 9 quy định rằng “nếu được yêu cầu bởi một chính phủ bản địa hợp pháp [trong vùng Đông Nam Á] đang cần sự trợ giúp để đánh bại mọi hoạt động lật đổ hay nổi dậy tại chỗ của cộng sản, Hoa Kì sẽ xem xét một tình thế như vậy một cách nghiêm trọng đến mức ngoài việc mang đến mọi sự giúp đỡ công khai và bí mật có thể được nằm trong thẩm quyền của ngành Hành pháp, tổng thống còn xem xét ngay lập tức khả năng yêu cầu Quốc hội có hành.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> động thích đáng. Hành động này có thể, nếu cần thiết và khả thi, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kì hoặc là ngay tại chỗ, hoặc chống lại người tiếp trợ từ bên ngoài cho hoạt động lật đổ hay nổi dậy (kể cả Trung Cộng nếu quả đây là nguồn tiếp trợ) ” [22, tr.222]. Tháng 9.1955, sau khi Ngô Đình Diệm từ chối mở hội nghị hiệp thương về vấn đề bầu cử, Hoa Kì cho rằng cần triển khai thêm lực lượng cơ động ở Đông Nam Á và tăng cường lực lượng quân sự của VNCH, cũng như của Thái Lan và Campuchia [22, tr.223]. Tháng 5.1956, Hội đồng TMT liên quân Hoa Kì đề xuất kế hoạch sử dụng ít nhất hai sư đoàn lục quân cho cuộc hành quân đổ bộ lên phía bắc khu phi quân sự, trong trường hợp xaûy ra moät cuoäc taán coâng coâng khai cuûa VNDCCH choáng laïi VNCH [22, tr.223]. Ngày 5.9.1956, tổng thống Hoa Kì chấp thuận Nghị quyết NSC 5612/2 có nhan đề “Chính sách của Hoa Kì đối với Đông Nam Á-lục địa”. Khác với các kế hoạch nêu trên, vaên kieän naøy ñaët troïng taâm vaøo SEATO: neáu xaûy ra moät cuoäc chieán xaâm laêng cuûa coäng sản, Hoa Kì sẽ viện đến Hiệp ước Manila hay Hiến chương LHQ để có thể thực hiện một hành động quân sự thích đáng. Còn trong thời gian này, lực lượng Mĩ sẽ được sử dụng chủ yếu như một công cụ răn đe, trong lúc trọng tâm sẽ được đặt vào hợp tác vùng và xây dựng lực lượng bản địa để duy trì nền độc lập của vùng, cũng như vào chính phủ hợp pháp và phaùt trieån kinh teá. Tất cả những động thái nêu trên cho thấy Hoa Kì quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng cuûa chuû nghóa coäng saûn xaâm nhaäp vaøo mieàn Nam Vieät Nam baèng moïi caùch, keå caû baèng caùc phương tiện quân sự. – Lập trường của Chính phủ VNDCCH đối với miền Nam Việt Nam. Về phần mình, những nhà lãnh đạo đảng Lao động Việt Nam đã, ngay trước khi Hội nghị Geneva kết thúc, sớm nhận định rằng “đế quốc Mĩ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, hiện đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương” [Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 6 mở rộng (15-17.7.1954). Văn kiện Đảng t.15, tr.225]. Để giải quyết mâu thuẫn này, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ mới của Đảng là: “Tranh thủ và củng cố hòa bình, dân chủ trong toàn quốc ” bằng con đường “toàn quốc tuyển cử”; đồng thời, cần “tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình thế mới ”[Hồ Chí Minh. Toàn tập,tập 7, tr.318]. Bên cạnh đó, Đảng còn để lại ở miền Nam nhiều ngàn cán bộ và đảng viên tiếp tục hoạt động hoặc công khai, hoặc bí mật. Nhiệm vụ của những người này được Hội nghị lần thứ bảy mở rộng BCHTƯø đảng Lao động Việt Nam (khóa II) diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12.3.1955 ở Hà Nội xác định như sau: “Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam” [Văn kiện Đảng toàn tập, t.16, tr.208]. Khi diễn giải nhiệm vụ nêu trên, một nhà nghiên cứu người Việt Nam viết: “Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva diễn ra trên hai trận tuyến. Một là trận.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> tuyến đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh..., duy trì lực lượng cách mạng ở miền Nam, tạo cơ sở cho đấu tranh chính trị, và bạo lực vũ trang khi cần. Hai là trận tuyến đấu tranh ngoại giao, vận động quốc tế nhằm giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập thống nhất để tập hợp dư luận, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tạo sức ép buộc đối phương phải kiềm chế hành động phá hoại Hiệp định” [68, tr.168].. Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương bàn về tổng tuyển cử thống nhất hai miền, chính phủ VNDCCH quyết định “tập hợp lực lượng của toàn dân thành một mặt trận rộng rãi có một cương lĩnh chung thích hợp để đấu tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và bằng phương pháp hòa bình; đồng thời đấu tranh để củng cố hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh trở lại Đông Dương” (Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8, khóa II, tháng 8.1955) [Văn kiện Đảng toàn tập, t.16, tr.571-572]. Khi đã trở nên rõ ràng những dấu hiệu cho thấy chính phủ Ngô Đình Diệm sẽ không thực hiện Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong các ngày từ 19 đến ngày 24.4.1956 đã ra nghị quyết xác định khả năng chuyển sang phương thức đấu tranh quyết liệt hơn: “Trong trường hợp giai cấp tư sản còn nắm bộ máy quân sự và cảnh sát mạnh mẽ và kiên quyết dùng vũ lực đàn áp phong trào cách mạng, thì cuộc đấu tranh quyết liệt để giành chính quyền là sẽ không tránh khỏi, cho nên giai cấp vô sản phải có sự chuẩn bị trước ”. Tháng 6.1956, BCT BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết làm rõ hơn khả năng chuyển đổi phương thức đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Nghị quyết khẳng định: “Tính chất cuộc vận động cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ... Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm...”. Nghị quyết nêu rõ những công việc có thể làm, như “tổ chức lực lượng tự vệ trong quần chúng, nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần thiết”, “phải củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”. Không giới hạn ở những công việc vừa nêu, Nghị quyết còn nêu ra sự cần thiết nhanh chóng thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mĩ-Diệm, lập chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam. Hai tháng sau, Lê Duẩn, ủy viên BCT đảng Lao Động Việt Nam,bi thư xứ ủy Nam Bộ, đã soạn dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam. Dự thảo nêu rõ ngày 20.7.1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Geneva quy định.Dự thảo đánh giá chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, phát xít hiếu chiến.Để xóa bỏ chế dộ này, nhân dân miền Nam Việt Nam chỉ có mỗi con đường cách mạng [Văn kiện Đảng toàn tập, t.17, tr.785;787]..

<span class='text_page_counter'>(135)</span> Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch sử dụng bạo lực vũ trang ở miền Nam, cuối tháng 3.1957, BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 12 mở rộng. Hội nghị xác định nhiệm vụ của Quân đội nhân dân trong giai đoạn mới: “Bảo vệ công cuộc xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh nước VNDCCH làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai”. Từ nhiệm vụ chung này, Hội nghị đã thông qua phương châm xây dựng quân đội là “tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hóa”. Ngay sau năm 1954, VNDCCH đã khởi sự phục hồi lực lượng vũ trang ở miền Nam. Trong những 1955-1957, ở miền Tây Nam Bộ đã ra đời các đơn vị vũ trang có phiên hiệu, như tiểu đoàn Lý Thường Kiệt hoạt động ở Vĩnh Long, tiểu đoàn Ngô Văn Sở hoạt động từ U Minh lên tới Nam sông Cái Bé, tiểu đoàn Lê Quang ở Hà Tiên, ba đại đội ở Cần Thơ. Ở miền Trung Nam Bộ có: tiểu đoàn 502 Kiến Phong, tiểu đoàn 504 Kiến Tường, các tiểu đoàn 506, 508 Long An, hai tiểu đoàn 510, 512 An Giang, tiểu đoàn 514 Mỹ Tho và 516 Bến Tre [83b, tr.20]. Ở miền Đông Nam Bộ có các đơn vị sau: tiểu đoàn Bình Xuyên, đại đội 25 Cao Đài, đại đội 60. Trong những năm 1957-1958, thêm các đơn vị vũ trang cấp đại đội mang phiên hiệu C250, C50, C9, C70, C80, C20, C21 và một số đại đội khác hoạt động trong phạm vi tỉnh [83b, tr.22]. Trong năm 1956, hai căn cứ Đông Bắc và Tây Bắc đã được xây dựng ở mieàn Ñoâng Nam Boä [83b, tr.26].. Đến cuối năm 1957, các cán bộ đảng viên còn ở lại miền Nam sau ngày 21.7.1954 đã xây dựng được 37 đại đội vũ trang ở Nam Bộ (67). VI.2. CHẾ ĐỘ VNCH SA VAØO CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ (1959 - 1965) VI.2.1. VNDCCH quyết định lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bằng chính trị và quân sự. Quyết tâm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của các nhà lãnh đạo VNDCCH diễn ra cùng lúc với nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tại cuộc gặp tổng thống Eisenhower diễn ra ngày 9.5.1957 ở Nhà trắng, Ngô Đình Diệm nói rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam có 40 vạn lính, trong lúc Quân lực VNCH chỉ có 15 vạn. Ông yêu cầu Mĩ giúp VNCH tăng quân số lên 17 vạn, đồng thời bổ sung trang thiết bị để một số sư đoàn đủ sức đương đầu với điều được xem “một cuộc xâm lăng có thể phát xuất từ miền Bắc” [22, tr.230]. Ông cũng hi vọng Mĩ giúp xây dựng lực lượng dân vệ và tự veä ñòa phöông. Trước đó không lâu, chính quyền Sài Gòn đã đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, mà đối tượng là các cán bộ, đảng viên đảng Lao động Việt Nam vẫn ở lại miền 67() Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006, tr.223..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> Nam sau Hieäp ñònh Geneva. Các tác giả Việt Nam viết: “Dưới sự đàn áp của chế độ Mĩ-Ngụy, phong trào cách mạng đã chịu những tổn thất nặng nề. Năm 1959, nhiều xã không còn một chi bộ đảng, một số xã chỉ còn một vài đảng viên; Nam Bộ chỉ còn khoảng 5000 đảng viên; đồng bằng liên khu V – 70 phần trăm chi ủy viên, 60 phần trăm huyện ủy viên, 40 tỉnh ủy viên bị địch bắt hoặc giết hại, 12 huyện không còn cơ sở đảng” [7, tr.170].. Thực hiện chính sách trấn áp thẳng tay những người trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, trong lúc không đề ra được một chương trình hành động đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả các yêu cầu dân sinh, dân chủ, dân quyền và tệ hơn nữa, vẫn từ chối thực hiện những cải cách nhằm làm giảm tính độc đoán của chế độ gia đình trị đang bị nhiều chỉ trích, Ngô Đình Diệm đã dần dà tự tạo cho mình và gia đình không chỉ sự chống đối ngày càng tăng của những người dân lao động (nhất là ở nông thôn), mà còn làm bùng ra nỗi bất mãn không ngừng lan rộng ngay trong hàng ngũ những lực lượng từng ủng hộ họ Ngô (viên chức, trí thức, quân đội...). Cảm nhận được những chuyển biến đáng lo ngại trên, tháng 3.1959, Ngô Đình Diệm đã phải báo động rằng “đất nước đang trong tình trạng chiến tranh”, để rồi ngày 6.5.1959, Chính phủ Sài Gòn đã ban hành Luật 10/59 xử phạt rất nặng ( tử hình, khổ sai chung thân,tịch thu toàn bộ hay một phần gia sản…) những ai xâm phạm an ninh quốc gia. Kể từ đó, chế độ Ngô Đình Diệm rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài. Những nhà lãnh đạo VNDCCH đã sớm tỏ thái độ phản ứng quyết liệt đối với chính sách tăng cường trấn áp của chế độNgô Đình Diệm. Ngày 5.1.1959 [68, tr.371], Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng ) BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về tình hình miền Nam. Được soạn thảo dựa trên cơ sở của “Đề cương cách mạng miền Nam” được Lê Duẩn, Ủy viên BCT, nguyên bí thư Xứ ủy Nam Bộ, hoàn thành ngay trong năm 1956 (68), Nghị quyết đánh giá chế độ Ngô Đình Diệm là “chính quyền tay sai của đế quốc Mĩ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động tàn bạo và đen tối. Chính quyền miền Nam hiện nay là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc, nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mĩ, của bọn phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất thân Mĩ ở miền Nam. Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mĩ”. Phù hợp với quan điểm vừa nêu, nghị quyết đã xác định đường lối cơ bản đối với VNCH là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến”, còn đường lối trước mắt là “đánh đổ tập đoàn thống trị và độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam”. Hội nghị xác định phương hướng thực hiện đường lối vừa nêu là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”, bằng cách “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang”. Hội nghị còn đưa ra dự kiến: “Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kì”, và “Đảng ta phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình thế ”.. 68() Cuối năm 1957, Lê Duẩn được đề cử giữ chức quyền Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Nghò quyeát coøn nhaán maïnh: “Mieàn Nam caàn coù maët traän thoáng nhaát rieâng cho phuø hợp với tính chất, nhiệm vụ của nó nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quoác vaø tay sai”. Về mối quan hệ giữa miền Nam và miền Bắc, Nghị quyết khẳng định miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả hai miền, miền Bắc phải “ra sức cổ vũ và ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam”. Ngày 31.3.1959, Quốc hội VNDCCH thông qua luật nghĩa vụ quân sự thay thế chế độ tòng quân tự nguyện sang chế độ nghĩa vụ quân sự. Trong các tháng 5 và tháng 7.1959, VNDCCH đã lần lượt thành lập hai binh đoàn bí mật mang số hiệu 559 và 759 để tăng cường công tác vận chuyển cán bộ và đồ tiếp liệu từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường bộ băng qua lãnh thổ Lào và bằng đường biển. Còn trên phần lãnh thổ VNCH, đã bùng ra nhiều hoạt động vũ trang chống chính quyền Ngô Đình Diệm, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung. Ở khắp các xã nông thôn và miền núi, các đội tuyên truyền vũ trang đã tăng cường “hoạt động diệt ác, trừ gian, đánh chiếm trụ sở chính quyền, phá kìm kẹp” nhằm vào cấp chính quyền cơ sở của VNCH. Đã diễn ra một số cuộc đụng độ vũ trang giữa các đơn vị Quân lực VNCH và các đội du kích vũ trang. Theo đánh giá của Lê Duẩn, đến cuối năm 1959, đầu năm 1960, “kẻ thù đã thất bại một cách cơ bản về chính trị, chúng không thể cai trị nhân dân miến Nam được nữa, còn quần chúng nhân dân thì ngày càng nhận rõ không thể sống dưới ách thống trị của chúng được nũa, mà phải vùng lên chiến đấu một mất một còn với quân thù. Trong khung cảnh cụ thể ấy, nhân dân miền Nam đã tiến hành khởi nghĩa, dùng lực lượng chính trị là chính kết hợp với lực lượng vũ trang, phá tan ách kìm kẹp của địch, làm chủ một số vùng nông thôn rộng lớn, cướp chính quyền về tay mình, chia lại ruộng đất, lập các Ủy ban tự quản, ra sức tăng cường lực lượng mọi mặt, phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp để tiếp tục cuộc chiến đấu giải phĩng.” [Lê Duẩn. Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ vĩ đại của Cách mạng tháng Mười , trong Tinh hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta. NXB.Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr.254]. Đánh giá trên được đưa ra căn cứ vào cuộc Đồng khởi bùng phát ở Bến Tre ngày 17.1.1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy và trận tấn công căn cứ Tua Hai nằm cách thị xã Tây Ninh 7km về phía bắc diễn ra ngày 26.1.1960. Sau các diễn biến này, lực lượng nổi dậy ở miền Nam dưới sự lãnh đạo của các đảng viên đảng Lao động Việt Nam đã “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công”. Chính trong bối cảnh trên mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đảng Lao động Việt Nam đã diễn ra từ ngày 5 đến 10.9.1960 ở Hà Nội. Đại hội vạch ra chính sách đối với VNCH là “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam”. Về mối quan hệ giữa hai miền Nam và miền Bắc Việt Nam, Đại hội xác định miền Bắc là “căn cứ vững chắc cho cách mạng cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”, là “căn cứ địa chung của cách mạng cả.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> nước”. Hơn ba tháng sau Đại học III, những người lãnh đạo VNDCCH đã mang ra thực hiện một nội dung đã được ghi trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 khóa II là thành lập một maët traän thoáng nhaát rieâng cho mieàn Nam. Ngaøy 20.12.1960, taïi Taây Ninh, Maët traän Daân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) đã được thành lập với chủ trương “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đồn thể, các tôn giáo và các thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mĩ, thực hiện độc lập,dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. Mặt trận cũng đề ra chương trình hành động gồm 10 điểm, mà điểm đầu tiên là: “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mĩ và chính quyền độc tài Ngô Ñình Dieäm, tay sai cuûa Mó, thaønh laäp chính quyeàn lieân minh daân toäc, daân chuû”. Ngay sau khi được thành lập, MTDTGPMNVN đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam: tháng 1.1961, BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam với nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (chiến trường B2), còn vùng khu V và Trị Thiên do Trung ương đảng Lao động trực tiếp lãnh đạo [83b, tr. 42]. Trung ương Cục miền Nam được đặt dưới sự chỉ đạo của BCHTU và BCT đảng Lao Động Việt Nam. Chính là để chuẩn bị cho kế hoạch dấy động một phong trào đấu tranh quần chúng rộng lớn mà trong năm 1960, đảng Lao động Việt Nam đã đưa vào lãnh thổ VNCH hơn 1 vạn cán bộ đảng viên ; đến đầu năm 1961, đảng Lao động đã xây dựng được các chi bộ trong hơn 850 trong tổng số 1.000 làng trên lãnh thổ VNCH.. Ngày 31.1.1961, tức hơn một tháng sau khi MTDTGPMNVN được thành lập, BCT đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Phát xuất từ nhận định rằng “cách mạng miền Nam đang phát triển theo con đường tiến lên tổng khởi nghĩa với những đặc điểm mới và khả năng phát triển hòa bình của cách mạng miền Nam gần như không còn nữa ”, BCT quyết định thay đổi phương châm đấu tranh từ chỗ trước đây lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, sử dụng vũ trang tuyên truyền có mức độ để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, nay vẫn phải “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự ”. Thực hiện sự chuyển hướng này, BCT ra chỉ thị sau: “Công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh bằng mọi hình thức để lấn địch từng bước, tiến lên đánh đổ hoàn toàn địch” [Viện Mác-Lênin. Những sự kiện lịch sử Đảng, t.II (Về kháng chiến chống Mĩ cứu nước) 1954-1975. NXB Thông tin Lí luaän, 1985, tr.214-215]. Ngày 15.2.1961, các đơn vị vũ trang của MTDTGPMNVN được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam (QGPMN). Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đạo quân này được Tổng quân ủy QĐNDVN xác định như sau trong chỉ thị đưa ra trong tháng 1.1961: "Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo... Mục tiêu chiến đấu của nó là cương quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hoäi..." [Daãn laïi theo 83b, tr.52]. Trong các năm 1961-1964, VNDCCH đã đưa vào miền Nam khoảng 4 vạn người (trong soá naøy coù 2.000 caùn boä trung, cao caáp). Rieâng soá haøng (vuõ khí, quaân trang, löông thực, thuốc men...) vận chuyển vào miền Nam trong năm 1962 tăng gấp 3 lần so với năm 1961, lực lượng chính quy của QĐNDVN đã tăng từ 16 vạn (1960) lên 18 vạn (1964). Nhận ra rằng chính phủ Ngô Đình Diệm đang tỏ ra bất lực trước phong trào nổi dậy đang bùng ra khắp nông thôn và miền núi và tâm trạng chống đối đang lan rộng trong các tầng lớp dân cư thành thị, người Mĩ một mặt xây dựng một kế hoạch toàn diện: huấn luyện và trang bị lại quân đội Sài Gòn hầu đủ sức đối phó với cuộc chiến tranh du kích, mặt khác thúc ép Ngô Đình Diệm thực hiện một số cải cách chính trị [X. chi tiết trong 22, tr.239-243; 44, tr.121 – 123]. Nhưng những yêu cầu về cải cách chính trị đều không được ông này đáp ứng. Quan hệ giữa Ngô Đình Diệm và các thành phần đối lập ngày càng xấu đi. Hậu quả là ngày 11.11.1960, một số đơn vị quân đội VNCH tổ chức đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Tuy dập tắt được cuộc đảo chính và thoát khỏi sức ép từ phía người Mĩ đòi ông cải caùch chính trò [22, tr.243], Ngoâ Ñình Dieäm khoâng vì theá maø coù theå laøm cho vò theá cuûa cheá độ ông trở nên ổn định hơn. Một tài liệu phân tích của CIA nhận xét: “Trong 6 tháng cuối năm 1960, tình hình an ninh trong nước [VNCH] vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên đến mức nghiêm trọng... Trên một nửa toàn bộ vùng nông thôn phía Nam và Tây Nam Sài Gòn, cũng như một số vùng phía Bắc đã nằm dưới quyền kiểm soát rất lớn của Việt Coäng” [VNTTX. Taøi lieäu maät cuûa Boä Quoác phoøng Mó veà cuoäc chieán tranh Vieät Nam. Taäp I, Haø Noäi, 1971, tr.85]. VI.2.2. Chính phủ Kennedy tăng cường can thiệp vào miền Nam (1961-1963). Nguyên nhân chính khiến chính phủ Eisenhower bỏ dở nỗ lực gây sức ép buộc Ngô Đình Diệm tiến hành cải cách chính trị là tình hình Lào (69). Cuộc khủng hoảng chính trịquân sự ở Lào bùng phát từ tháng 4.1959 đã dần dà thu hút toàn bộ sự chú ý mà Nhà trắng dành cho vùng Đông Nam Á. Tình hình ở Nam Việt Nam rơi xuống hàng thứ yếu trong con mắt của tổng thống Eisenhower và vị bộ trưởng Ngoại giao Christian Herter kế nhiệm Foster Dulles từ chức ngày 18.4.1959 vì lí do sức khỏe. Trong những tháng cuối cùng của năm 1960, Nhà trắng hầu như không còn để tâm đến tình hình Nam Việt Nam. Trong Hồi kí của mình, Mc Namara thuật lại rằng tại cuộc họp giữa tổng thống sắp mãn nhiệm D. Eisenhower và tổng thống tân cử J. Kennedy diễn ra vào buổi chieàu ngaøy 19.1.1961, ngaøy caàm quyeàn cuoái cuøng cuûa Eisenhower, oâng naøy chæ taäp trung vào vấn đề Lào [70, tr.48]. Tân tổng thống Kennedy đã để ý đến vấn đề Việt Nam từ thời là nghị sĩ Thượng 69() Xem chöông V..

<span class='text_page_counter'>(140)</span> viện. Ông đã thể hiện sự quan tâm này trong bài diễn văn được công bố rộng rãi năm 1956: “Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó, không thể phớt lờ những nhu cầu của nó ” [70, tr.44]. Lên cầm quyền giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự ở Lào đang lên đến đỉnh điểm, phải đối mặt ngay với một thách thức nghiêm trọng đến an ninh của Hoa Kì đang khởi phát ở Berlin, với lời đe dọa mà tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm thủ tướng Liên Xô N. Khrushchev đưa ra vài ngày trước lễ nhậm chức rằng Liên Xô sẽ giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Thế giới thứ ba, và cuộc đổ bộ quân sự bất thành lên bãi biển Heron của Cuba diễn ra ngay trong tháng 4.1961 (70), tổng thống Kennedy đã không thể không tỏ thái độ cứng rắn ở Nam Việt Nam, nếu không muốn bị đánh giá là yếu thế trước các nước XHCN.. Ngay tại cuộc gặp gỡ diễn ra ngày 28.1.1961 tại Nhà trắng với các quan chức cao cấp nhất trong chính phủ. Kennedy đã tán thành đề nghị được sứ quán Mĩ đưa ra trong kế hoạch chống nổi dậy đề ngày 8.1.1961 về việc hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm tăng quân số VNCH từ 15 vạn lên 17 vạn và giúp cải thiện chất lượng lực lượng dân vệ làm nhiệm vụ bảo an ở nông thôn [22, tr.256]. Kennedy đã, ngay trong mùa xuân năm 1961, cho tiến hành cuộc chiến tranh bí mật ở Đông Dương: cử các toán biệt kích lén lút vượt vĩ tuyến 17 để đánh vào các đường tiếp tế, phá hoại các mục tiêu quân sự, dân sự... trên lãnh thổ VNDCCH, tăng thêm 100 cố vấn cho MAAG và điều sang Nam Việt Nam 400 lính thuộc lực lượng đặc biệt để huấn luyện chống nổi dậy cho binh lính VNCH (71), đồng thời khởi sự vũ trang cho 900 người H’Mong hoạt động phá hoại con đường bộ mà VNDCCH đã cho xây chạy dọc theo dãy Trường Sơn, từ Bắc vào Nam Việt Nam băng qua lãnh thổ Lào. Nhưng động thái có ý nghĩa quan trọng hơn cả là ngày 11.5.1961, Kennedy đã thông qua nghị quyết mang kí hiệu NSAM-52(72) chứa đựng một số biện pháp như: xem xét đề xuất tăng quân số quân đội VNCH lên 20 vạn, nghiên cứu thành phần của một đạo quân Mĩ có thể sẽ được phái sang Việt Nam, nếu yêu cầu này được đặt ra. Tổng thống Kennedy còn chỉ thị cho đại sứ Hoa Kì ở Sài Gòn là Nolting bàn thảo về một hiệp ước Hoa KìVNCH, nhưng chưa vội đưa ra một cam kết rõ ràng nào [22, tr.258]. Ngay ngày hôm sau, 70() Tháng 4.1961, Mĩ vấp phải một thất bại nghiêm trọng khi ủng hộ cuộc đổ bộ của những người Cuba lưu. vong lên bãi biển Heron nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro (Xem chi tiết trong Lê Phụng Hoàng. Lịch sử Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (t.I. 1945 – 1975). Tủ sách ĐHSP TP.HCM, 2007). Theo Mc Namara, bộ trưởng Quốc phòng của các tổng thống Kennedy và Johnson, chính sự việc Fidel Castro biến “Cuba thành đầu cầu của CNCS” ở Tây bán cầu đã trở thành cơ sở cho sự dính líu của Mĩ vào Vieät Nam [70, tr.42]. Ngaøy 19.6.1961,Kennedy đã đưa ra quan điểm rằng "Nam Việt Nam sẽ trở thành sự thử nghiệm quyết tâm giữ vững cam kết của Mĩ trong một thế giới đầy đe dọa và khả năng đương đầu với những thách thức mới mà chiến tranh du kích đặt ra trong các quốc gia mới trổi dậy”[37,tr.161]. 71() Đây là lần tăng cường lớn nhất kể từ năm 1954. Do đây là hành động vi phạm Hiệp định Geneva, nên đã không được công bố. Vào thời điểm Kennedy nhậm chức tổng thống, số cố vấn Mĩ ở miền Nam Việt Nam vào khoảng 800. 72() Từ thời chính phủ Kennedy, các nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia mang kí hiệu NSAM (National Security Action Memoranda – NSAM) thay vì NSC của các đời tổng thống tiền nhiệm..

<span class='text_page_counter'>(141)</span> phó tổng thống Johnson đã gặp và trao cho Ngô Đình Diệm thư riêng của Kennedy. Ông này đề nghị một loạt các hành động cụ thể từ phía Mĩ: hỗ trợ chính phủ VNCH tăng thêm 2 vạn quân chính quy, mở rộng quyền và nhiệm vụ của các cố vấn quân sự Mĩ... Ngô Đình Diệm đã hoan nghênh đề nghị giúp đỡ VNCH tăng quân số và sẵn sàng thực hiện một chương trình cải cách xã hội và kinh tế trong chừng mực “phù hợp với Việt Nam”, nhưng lại tỏ ra thận trọng với đề nghị đưa quân lính chiến đấu Mĩ vào miền Nam Việt Nam bằng cách nói rằng chính phủ Nam Việt Nam chỉ cần lính Hoa Kì hay SEATO trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến xâm lăng công khai. Ông cũng không tỏ ra mặn mà với việc kí một hiệp ước với Hoa Kì [22, tr.261]. Đề xuất giúp VNCH tăng cường quân số lên 20 vạn quân cuối cùng đã được đưa vào nghị quyết mang số hiệu NSAM-65 đề ngày 11.8.1961. Văn kiện còn nêu rõ rằng chính phủ Mĩ sẽ tăng cường giúp đỡ Nam Việt Nam về kinh tế và chính trị, đồng thời nhấn mạnh rằng trong tình hình hiện nay vấn đề an ninh quốc gia được đặt thành ưu tiên hàng đầu, nhưng hoạt động quân sự sẽ là vô ích trừ phi cải cách chính trị, xã hội và kinh tế được thực hiện đầy đủ. Đại sứ Nolting được chỉ thị tiếp tục nỗ lực thuyết phục Ngô Đình Diệm đi theo chiều hướng này [22, tr.264]. Nhưng không phải mọi quan chức ngoại giao Mĩ đều tán thành bước đi tăng cường cam kết của Mĩ đối với chế độ Sài Gòn. Chẳng hạn trong tháng 10.1961, thứ trưởng Ngoại giao Chester Bowles đã viết một giác thư gửi Ngoại trưởng Dean Rusk khuyến cáo nên mở rộng giải pháp về một nước Lào trung lập và độc lập đang được bàn thảo ở Hội nghị Geneva về Lào ra khắp vùng Đông Nam Á và tìm cách làm cho giải pháp này được đảm bảo bởi mọi quốc gia liên quan, kể cả Trung Quốc và Liên Xô. Vài ngày sau đó, Averell Harriman đang cầm đầu phái đoàn Mĩ ở Hội nghị Geneva đã gửi điện về Washington bày tỏ nỗi lo lắng rằng chính Diệm mới là vấn đề và cảnh báo rằng Hoa Kì đang ngồi trên thùng “thuốc súng” có thể phát nổ bất kì lúc nào [22, tr.268]. Có một số khác đề nghị cân nhắc phương án đưa lực lượng SEATO vaøo Nam Vieät Nam [70, tr.49-50].. Trong lúc đó, vị thế của chế độ Ngô Đình Diệm không thấy được cải thiện, bất chấp sự tăng cường viện trợ từ phía Mĩ. Trong bài báo viết vào tháng 8.1961, Theodore H. White, một nhà báo kì cựu rất quen thuộc với Viễn Đông, đã viết: “Tình hình xấu đi hầu như mỗi tuần... Du kích giờ đây kiểm soát toàn bộ vùng đồng bằng phía Nam, đến nỗi tôi không tìm thấy một người Mĩ nào muốn dùng xe chở tôi ra ngoài phạm vi Sài Gòn cho dù vào ban ngày, mà không có sự hộ tống của quân đội” [Dẫn lại theo 78, tr.502].. Trước tình hình trên, Kennedy đã cử một phái đoàn do cố vấn quân sự riêng của toång thoáng laø Maxwell Taylor vaø coá vaán Nhaø traéng Walt Rostow sang Nam Vieät Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ từ ngày 15 đến ngày 25.10.1961. Sau khi đưa ra bức tranh ảm đạm về tình hình ở Nam Việt Nam, báo cáo của Rostow và Taylor đề nghị đưa vào Nam Việt Nam một “lực lượng đặc nhiệm hậu cần” gồm 8000 quân, đóng vai trò như là một “biểu tượng hiển nhiên chứng tỏ Mĩ có ý định nghiêm túc và sẽ là một lực lượng quân sự dự bị vô giá nếu tình hình Nam Việt Nam đột nhiên xấu đi” [44, tr.141]. Hai nhân vật này nhấn mạnh.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> rằng nếu lực lượng vừa nêu chưa đủ để cứu Nam Việt Nam, thì Mĩ có thể phải thực hiện những bước đi mạnh mẽ hơn như đưa quân vào hoặc phát động các đợt hành quân tấn công chống VNDCCH. Cả hai lưu ý rằng những bước đi vừa nêu sẽ có nghĩa là “một bước chuyển căn bản từ quan hệ tư vấn sang đối tác” trong chiến tranh [70, tr.50]. Trong lúc báo cáo của Taylor và Rowtow đang được các giới chức Washington xem xét thì ngày 11.11.1961, nhà ngoại giao kì cựu W. Averell Harriman, trưởng đoàn đàm phán Mĩ về vấn đề Lào, đã gửi tiếp đến Kennedy một báo cáo khác chứa đựng một đề xuất trái ngược hoàn toàn. Sau khi tỏ ra nghi ngờ về khả năng tồn tại trong bất kì tình hình nào của chế độ Ngô Đình Diệm mà ôngï đánh giá là “đàn áp, độc tài và mất lòng dân” và khuyến cáo Mĩ không nên “liều lĩnh đặït cược uy tín của mình ở Việt Nam”, Harriman đề nghị Kennedy hoãn thực hiện cam kết lớn đối với Diệm và đưa ra đề xuất sau: nếu các cuộc thương lượng ở Lào tiến triển tốt đẹp, thì lúc đó Mĩ có thể mở rộng nội dung Hội nghị để đưa vấn đề Việt Nam vào và tìm một giải pháp chung trên cơ sở Hiệp định Geneva 1954 [44, tr.142]. Cũng trong ngày 11.11, bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk cùng kí tên vào một giác thư chung gửi tổng thống Kennedy để phản đối việc đưa quân chiến đấu vào Nam Việt Nam theo như cách mà Taylor và Rostow đề nghị, nhưng hai bộ trưởng đồng thời để ngỏ khả năng sẽ cần đến một lực lượng như vậy trong töông lai [70, tr.51]. Vậy là, các báo cáo của Rostow và Taylor và đề xuất của Harriman đã đặt tổng thống Kennedy trước một sự lựa chọn dứt khoát ở Việt Nam. Trái ngược hẳn với trường hợp của Lào, Kennedy đã thẳng thừng bác bỏ một giải pháp qua thương lượng trong trường hợp của Nam Việt Nam. Theo ông, Hoa Kì đã dính líu quá sâu vào Nam Việt Nam để xứ này không tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác, tương tự như vụ Trung Hoa dân quốc trên chính trường Mĩ(73). Ngày 14.11.1961, Kennedy nói với các trợ lí rằng “vấn đề cơ bản không phải là Diệm có là một nhà lãnh đạo giỏi hay không, mà là Mĩ có thể chấp nhận mà không trừng phạt hành động “xâm lược” của cộng sản ở Nam Việt Nam hay không”. Ông nhấn mạnh rằng những hành động mà Mĩ thực hiện lúc này sẽ “được cả hai phía của bức màn sắt xem xét... như một biểu hiện của ý đồ và quyết tâm của chính quyền ” và nếu người Mĩ thương lượng thì “trong thực tế họ có thể bị xem là yếu thế hơn ở Lào ”. Ông còn thêm rằng ở nơi nào người Mĩ thể hiện “sức mạnh và quyết tâm”, thì họ đều “thành công mà ít tốn kém” [44, tr.143-144]. Nhưng đồng thời ông từ chối tiếp nhận đề nghị của Rostow-Taylor. Ông hồ nghi khả năng của “lực lượng đặc nhiệm hậu cần ” và lo ngại sẽ phát sinh yêu cầu tăng theâm quaân. Kennedy thổ lộ với cố vấn Schlesinger: “Họ muốn có một lực lượng lính Mĩ. Họ 73() Thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa lục năm 1949 đã gây ra cơn bão tố trên chính trường. Mĩ. Lực lượng đối lập thuộc đảng Cộng hòa đã kịch liệt chỉ trích chính quyền Truman của đảng Dân chủ đã để “mất” Hoa lục vào tay đảng Cộng sản Trung Quốc. Biến cố này cũng là một trong vài nguyên nhân làm bùng lên làn sóng chống Cộng điên cuồng Mc Carthy hoành hành ở Mĩ từ tháng 2.1950 đến giữa năm 1953..

<span class='text_page_counter'>(143)</span> nói rằng đây là điều cần thiết để phục hồi niềm tin và giữ vững tinh thần. Nhưng rồi cũng sẽ giống y như Berlin. Đoàn quân tiến vào; nhạc trỗi lên; đám đông hò reo; bốn ngày sau mọi người sẽ quen. Khi đó, chúng ta sẽ nhận được yêu cầu gửi thêm quân. Giống như uống rượu vậy. Khi men rượu tan, anh phải uống thêm ly nữa ” [78, tr.505]. Ông còn nói thêm rằng chỉ có thể chiến thắng cuộc chiến ở Việt Nam chừng nào đó là cuộc chiến của người Việt. Nếu biến nó thành cuộc chiến của người da trắng, người Mĩ sẽ thua, giống như người Pháp 10 năm trước [78, tr.505].. Vậy là Kennedy chọn giải pháp trung dung đã được Dean Rusk và bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đưa ra trong một giác thư liên bộ đề ngày 11.11.1961 đã được nhắc đến ở trên. Ngày 14.11.1961, đại sứ Nolting nhận được điện của bộ Ngoại giao về quyết định của Kennedy là tăng hẳn khối lượng viện trợ cho chế độ Ngô Đình Diệm và đưa thêm cố vấn vào miền Nam Việt Nam với hi vọng lần này sẽ ngăn chặn đà suy sụp về chính trị lẫn quân sự của VNCH. Diễn dịch quyết định nêu trên của Kennedy, Johnson đã viết như sau: “Tổng thống Kennedy không chấp nhận đề xuất này [đưa một lực lượng chiến đấu vào Nam Việt Nam], nhưng cũng không bác bỏ hẳn. Ông trì hoãn thực hiện nó ”. Thực ra, Bộ Ngoại giao Mĩ có chỉ thị cho sứ quán Mĩ ở Sài Gòn thông báo cho Ngô Đình Diệm biết là việc chuẩn y chương trình viện trợ mới sẽ phụ thuộc vào những lới hứa cụ thể của chính quyền Nam Việt Nam như tổ chức lại và cải tổ bộ máy chính phủ. Quan trọng hơn cả là Washington muốn chia sẻ trách nhiệm với Sài Gòn trong quá trình vạch ra các chính sách thuộc các lĩnh vực quân sự, chính trị và kinh tế vốn có quan hệ đến an ninh của VNCH. Được một nhà nghiên cứu người Mĩ đánh giá như là yêu cầu thành lập một chính quyền chung Mĩ-Nam Việt Nam [72, tr.111], hay “bạn đồng hành có giới hạn” [22, tr.270], đề xuất trên đã ngay lập tức vấp phải phản ứng rất tiêu cực của Ngô Đình Diệm. Ông này nói thẳng rằng “VNCH không muốn trở thành một nước bị bảo hộ” [44, tr.146]. Washington đã phải lùi bước. Ngày 7.12.1961, sứ quán Mĩ ở Sài Gòn nhận được chiû thị mới về việc làm giảm nhẹ những yêu cầu của Mĩ về “cải cách” và đề nghị có “sự hợp tác gần gũi” hơn, có sự bàn bạc thường xuyên thay cho vai trò tuyệt đối của Mĩ trong việc vaïch ra chính saùch [72, tr.111]. Năm 1962 đánh dấu mức độ dính líu ngày càng sâu hơn của Hoa Kì vào Nam Việt Nam. Chuyển biến này được quan sát thấy qua các con số: viện trợ quân sự hơn gấp đôi từ 65 triệu USD (năm tài khóa 1961) lên 144 triệu USD (năm tài khóa 1962), số cố vấn quân sự tăng gấp ba - từ 3205 (cuối năm 1961) lên hơn 9000 (cuối năm 1962). Phù hợp với mức độ can dự ngày càng sâu hơn về quân sự của Mĩ, tháng 1.1962, Phái bộ MAAG được thay bằng Bộ chỉ huy hỗ trợ quân sự Nam Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV). Quân đội Nam Việt Nam bắt đầu được trang bị những vũ khí hiện đại như xe thiết giáp và đặc biệt là trực thăng. Phi công Mĩ đã trực tiếp tham chiến trong nhiều trận đánh. Không thể nói rằng việc Mĩ tăng cường viện trợ người và vũ khí cho VNCH là không có tác dụng, chỉ có điều là không lâu dài. Trong thời gian đầu, quân đội VNCH quả có giành lại thế chủ động, nhưng cuối năm 1962, mọi sự đã trở lại như cũ, nghĩa là quyền.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> chủ động trên mặt trận quân sự đã trở về tay Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (được thành lập ngày 15.2.1961). Chuyển biến này được bộc lộ rõ ràng trong tháng 1.1963 ở Ấp Bắc (Mỹ Tho), khi một lực lượng VNCH có ưu thế hơn hẳn về số lượng và hỏa lực đã chịu thiệt hại nặng nề về người và khí tài quân sự trước một lực lượng quân Giải phóng kém hôn. Không chỉ tỏ ra thất thế trong lĩnh vực quân sự, chế độ Ngô Đình Diệm còn vấp phải thất bại với chương trình lập ấp chiến lược, một nỗ lực chính trị và quân sự có mục đích triệt tiêu nguồn cung ứng nhân lực và vật lực cho quân Giải phóng, được Roger Hilsman Jr., người phụ trách Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc bộ Ngoại giao, soạn thảo theo sự cố vấn của Robert G.K. Thompson, chuyên gia nổi tiếng của Anh về chương trình lập ấp chiến lược ở Malaya, được Ngô Đình Diệm chấp thuận ngày 19.3.1962 và được mang ra thực hiện từ ngày 22.3 dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu. Có một số bằng chứng cho thấy sự thất bại trên bắt đầu làm nản lòng tổng thống Kennedy đến mức ông này đã tính đến chuyện rút lui khỏi Nam Việt Nam. Một lúc nào đó vào đầu năm 1963, vị chủ nhân Nhà trắng đã thổ lộ với nghị sĩ Mike Mansfield, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, rằng ông giờ đã tán thành chấm dứt mọi sự dính líu về quân sự ở Nam Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 1965, sau cuộc bầu cử tổng thống. Ông nói: “Năm 1965, tôi sẽ trở thành vị tổng thống mất lòng dân nhất trong lịch sử. Khắp nơi sẽ nguyền rủa tôi là người xoa dịu cộng sản. Nhưng tôi bất cần. Nếu tôi cố rút lui hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam bây giờ, chúng ta sẽ có một nỗi kinh hoàng kiểu Joe Mc Carthy khác, nhưng tôi có thể làm chuyện này sau khi tôi tái đắc cử. Do vậy, tốt hơn chúng ta nên làm sao cho tôi được bầu lại” (74)[22, tr.293].. Những thất bại trên chiến trường và tình hình an ninh ngày càng tồi tệ ở nông thôn Nam Việt Nam từ cuối năm 1962 còn làm sâu sắc thêm các bất đồng giữa Sài Gòn và Washington. Ngô Đình Diệm cho rằng nguyên nhân của vấn đề tập trung trong lĩnh vực an ninh, được ông hiểu là hoạt động ngày càng gia tăng của Giải phóng quân và cán bộ cộng sản, còn người Mĩ lại nghĩ rằng chìa khóa của vấn đề chính là nỗ lực cải cách dân chủ mà họ đã gây sức ép lên chính phủ Sài Gòn lâu nay, nhưng không được chính phủ này nghiêm túc tiếp thu và thực hiện. Mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Ngô Đình Diệm và Nhà trắng càng thêm nghiêm trọng bởi một cuộc khủng hoảng khác bộc phát trong thượng tuần tháng 5.1963. Ngày 8.5, các tín đồ Phật giáo ở Huế biểu tình phản đối lệnh của chính phủ cấm treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản. Cách giải quyết thẳng tay của chính quyền đã chẳng những không dập tắt hoạt động phản đối ở Huế, mà còn làm nó lan rộng vaøo taän Saøi Goøn.. 74() Trong Hồi kí, Johnson đã dẫn ra một vài câu tuyên bố của Kennedy tại các cuộc họp báo diễn ra trong. tháng 9.1963. Chúng cho thấy ông tin vào giá trị của thuyết domino và đánh giá đề nghị Mĩ rút khỏi Việt Nam giữa lúc chính phủ Sài Gòn chưa giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống cộng sản sẽ là “một sai lầm lớn” [53, tr.84]..

<span class='text_page_counter'>(145)</span> Washington lập tức đã duyệt xét lại kế hoạch được vạch sẵn cho những tình huống bất ngờ liên quan đến sự ra đời của một chính quyền mới ở Sài Gòn. Nhóm công tác về Việt Nam (Vietnam Working Group) thuộc bộ Ngoại giao được chỉ thị rằng “vai trò của Hoa Kì sẽ, nếu có thể được, giới hạn ở công việc chỉ ra một cách kín đáo nhưng rõ ràng những điều kiện cho phép Hoa Kì công nhận và ủng hộ một chính phủ mới ” [22, tr.295]. Còn đại sứ Nolting được phép hành động dựa theo phán đoán riêng hầu tránh một “giai đoạn giao thời nguy hiểm” và được chỉ thị can gián Ngô Đình Diệm về cách chính phủ Sài Gòn xử lí vấn đề Phật giáo [22, tr.295]. Ngày 18.5, Nolting đã thúc giục người đứng đầu chính phủ Sài Gòn tìm cách xoa dịu nỗi công phẫn của tín đồ Phật giáo và thu hẹp cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn diễn ra ngày một nghiêm trọng và bùng ra thành cuộc xung đột thực sự giữa một bên là chính quyền Ngô Đình Diệm và bên kia là Giáo hội Phật giáo kể từ ngày 11.6, khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn nhằm tỏ thái độ phản đối chính sách đàn áp Phật giáo. Trước lời cảnh báo mạnh mẽ rằng Hoa Kì sẽ công khai tỏ thái độ không đồng tình với cách hành động của chính phủ ông, Ngô Đình Diệm cuối cùng đã chịu nói chuyện với những người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo kể từ ngày 14.6. Nhưng theo đánh giá của các giới chức có thẩm quyền ở Washington, những biện pháp giải quyết mà ông đưa ra vừa không đủ, vừa không được thực hiện đến nơi đến chốn. Đã vậy, Ngô Đình Diệm còn tỏ thái độ công khai thách thức người Mĩ và kín đáo ám chỉ rằng chế độ Sài Gòn đang bắt liên lạc, qua trung gian của Pháp, với đại diện của VNDCCH nhằm tìm kiếm một nền hòa bình riêng rẽ trên cơ sở trung lập hóa Việt Nam. Nhưng đây lại là một giải pháp mà người Mĩ chưa sẵn sàng đón nhận, dù họ đã kí vào Hiệp định Geneva về trung lập hóa Lào, nước laùng gieàng cuûa Vieät Nam. Ngày 27.6, Washington loan báo quyết định bổ nhiệm đại sứ mới ở Sài Gòn: Henry Cabot Lodge, một chính khách nổi tiếng của đảng Cộng hòa, thay Frederick Nolting. Một tuần lễ sau, Nhà trắng bắt đầu xem xét khả năng thực hiện một cuộc đảo chính ở Sài Gòn [22, tr.296]. Kết quả của quá trình xem xét này được thể hiện trong bức điện mà bộ Ngoại giao gửi đi từ Washington ngày 24.8 cho phép đại sứ Cabot Lodge (vừa đến nhiệm sở hai ngày trước đó) thông báo cho các tướng lĩnh Nam Việt Nam rằng Hoa Kì không thể tiếp tục dung nhận Ngô Đình Nhu (người vừa ra chỉ thị thực hiện một chiến dịch trấn áp bằng bạo lực nhằm các chùa lớn ở Sài Gòn ngày 21.8) trong các chức vụ đầy quyền lực. Ngô Đình Diệm “nên được cho một cơ hội” thải hồi người em của ông, “nhưng nếu ông ta vẫn không thay đổi, thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận tình huống hiển nhiên là chúng ta không thể tiếp tục ủng hộ Diệm được nữa”. Lodge được chỉ thị “thông báo cho các tư lệnh quân đội [Sài Gòn] biết là chúng ta sẽ trực tiếp hỗ trợ họ trong bất kì giai đoạn chuyển tiếp nào khi cơ chế chính phủ trung ương bị phá vỡ”. Lodge được giao trách nhiệm khẩn trương xem xét phương án thay thế người lãnh đạo chế độ Sài Gòn và “lập kế hoạch chi tiết làm sao chúng.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> ta có thể thay Diệm nếu điều này trở nên cần thiết” [70, tr.63-64; 37, tr.225-226; 22, tr.297]. Dù đã bật “đèn xanh” cho Cabot Lodge, những người lãnh đạo chính phủ Hoa Kì thực ra vẫn còn băn khoăn trước các câu hỏi: Cuộc đảo chính có cơ may thành công không? Liệu có người có đủ khả năng thay thế Ngô Đình Diệm ? Tình hình Nam Việt Nam sẽ được cải thiện hay tồi tệ hơn sau cuộc đảo chính? Tại cuộc họp của HĐANQG diễn ra ngày 6.9, bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy còn đề nghị xem xét vấn đề Việt Nam theo cách sau: Washington chỉ nên cho phép Lodge tiến hành thương thảo với các tướng Nam Việt Nam, nếu chế độ Sài Gòn không có Diệm đủ sức chống cự cuộc chiến của cộng sản. Còn nếu VNCH không đủ sức đánh bại cộng sản, dù có hay không có Diệm, thì Hoa Kì nên rút lui [22, tr. 299]. Để có đủ dữ liệu cụ thể đặng trả lời các câu hỏi trên, ngày 23.9, Taylor và Mc Namara đã cầm đầu một phái đoàn sang Nam Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ. Ngày 5.10.1963, vào thời điểm số cố vấn quân sự Mĩ ở Nam Việt Nam đã lên đến 16.000 [53, tr.61], Kennedy đã chấp thuận Nghị quyết mang số hiệu NSAM-263 được soạn thảo trên cơ sở báo cáo của phái đoàn Taylor-Mc Namara. Trước hết, nghị quyết tán thành một kiến nghị của báo cáo là sẽ hoàn tất việc rút toàn bộ cố vấn quân sự Mĩ khỏi Nam Việt Nam trong năm 1964, 1000 cố vấn đầu tiên sẽ được rút ngay vào năm 1963 [70, tr.91-92; 22, tr. 301]. Về một giải pháp cho tình hình chính trị bất ổn ở Nam Việt Nam, nghị quyết nêu rõ: “Trong lúc này, không nên có hành động khuyến khích việc nhanh chóng thay đổi chính phủ”, nhưng Nghị quyết đồng thời nhấn mạnh: “Chính sách của chúng ta là phải gấp rút tìm ra và xây dựng mối quan hệ với giới lãnh đạo sẽ thay thế, nếu có, và vào lúc họ xuất hiện ” [70, tr.92]. Bên cạnh đó, chính phủ Mĩ đã thực hiện một số biện pháp nhằm gây sức ép lên Ngô Đình Diệm như cắt kinh phí tài trợ cho lực lượng đặc biệt của Ngô Đình Nhu và đình chỉ các chuyến tàu chở thuốc lá, gạo, sữa theo chương trình nhập khẩu hàng hóa. Kết cục của những kết luận khơng nhất quán trên là cuộc đảo chính quân sự diễn ra ngày 1.11.1963. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ và bị giết ngay sau đó. VI.2.3. Chính sách của chính phủ Johnson: Hoa Kì tiến dần đến một cuộc chiến tranh can thiệp trực tiếp (1963 – 1965). Ba tuần sau cuộc đảo chính ở Sài Gòn, tổng thống Kennedy bị ám sát chết ở thành phố Dallas, bang Texas. Người lên thay là phó tổng thống Lyndon B. Johnson. Tân tổng thống đã có dịp trình bày lập trường riêng về Việt Nam tại cuộc họp diễn ra ngày 24.11.1963. Johnson nói rõ với đại sứ Lodge rằng ông muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Việt Nam, và rằng ít ra là trong một khoảng thời gian ngắn, ông muốn các hoạt động quân sự được ưu tiên trước so với cái được gọi là “những cải cách xã hội”. Ông cảm thấy rằng Hoa Kì đã mất quá nhiều thời gian và sức lực vào việc cố nắn các nước khác theo hình ảnh của mình. Phải chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam: đó là thông điệp của.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> taân toång thoáng [70, tr.113]. Lập trường trên được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết NSAM-273 mà Johnson kí ngày 26.11. Văn kiện khẳng định mục đích chính của Hoa Kì ở Nam Việt Nam vẫn luơn là “mang đến cho chính phủ và người dân xứ này sự giúp đỡ để họ đánh bại mưu đồ được những người cộng sản lãnh đạo và hậu thuẫn từ bên ngoài ”. Nghị quyết cam kết duy trì mức độ viện trợ đã được chính phủ trước thông qua, đồng thời nhắc lại kế hoạch đã có là sẽ rút 1000 cố vấn quân sự vào cuối năm 1963 và đánh bại phong trào nổi dậy vào cuối năm 1965 [ 22, tr. 310; 37, tr.235-236; 53, tr.65; 70, tr.113]. Đường lối thiên về quân sự của Johnson sớm nhận được một sự đáp trả tương tự từ phía VNDCCH. Hội nghị BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam lần thứ chín diễn ra trong tháng 12.1963 đã ra nghị quyết xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp”. Từ đó, Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung trước mắt là “ra sức phấn đấu xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (nhất là lực lượng vũ trang) [...]; tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ địa, đặc biệt là ở những địa bàn chiến lược và cơ động của quân chủ lực [...]; phá phần lớn ấp chiến lược, làm chủ vùng rừng núi và phần lớn xã, thôn vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng ở đô thị nổi dậy mạnh mẽ”. Hội nghị đồng thời nhấn mạnh rằng “đã đến lúc miền Bắc phải tăng cường chi viện cho miền Nam hơn nữa, miền Bắc phải phát huy hơn nữa vai trò căn cứ địa cách mạng toàn quốc của mình ”. Điều này có nghĩa là VNDCCH phải đẩy mạnh chi viện cho MTDTGPMNVN về mọi mặt. Nếu thực tế cho thấy chủ trương tăng cường công tác xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam của các nhà lãnh đạo VNDCCH sớm mang lại nhiều thắng lợi lớn, thì thực tế đồng thời cho thấy nỗi lo lắng của một số giới chức Washington về những hậu quả tiêu cực về chính trị và quân sự phát sinh từ cuộc đảo chính đã mau chóng được chứng thực. Bản báo cáo được Mc Namara trình lên Johnson sau chuyến công tác ở Nam Việt Nam từ ngày 18 đến 20.12.1963 đã đưa ra một đánh giá thật đen tối: “Tình hình rất đáng lo ngại”, kèm với một dự báo thật ảm đạm: "Trừ phi có thể đảo ngược tình hình trong hai, ba tháng tới, xu thế hiện nay tốt nhất sẽ dẫn đến trung lập hóa, hoặc có nhiều khả năng hơn là sẽ dẫn đến một quốc gia do cộng sản kiểm soát ” [70 tr.116; 53, tr.86]. Thêm “một quốc gia do cộng sản kiểm soát ” ở Viễn Đông là viễn cảnh mà Mĩ đã cố tránh bằng mọi giá ngay từ đầu, còn “trung lập hóa” thì sao ? Viễn cảnh “trung lập hóa” nhắc người ta nhớ lại giải pháp cùng tên đã được tổng thống Pháp Charles de Gaulle đề xuất vào tháng 8.1963, theo đó Bắc và Nam Việt Nam sẽ thống nhất và trung lập, còn quân đội nước ngoài rút hết khỏi hai miền. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài CBS ngày 2.9, Kennedy đã đánh giá đề nghị cuûa Phaùp laø khoâng theå chaáp nhaän [53, tr.86]. Ngày 6.1.1964, Johnson đã tiếp nhận một bản ghi nhớ của Nghị sĩ Mike Mansfield, nhà lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện. Ông này kiến nghị rằng Mĩ nên.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> thúc đẩy một Đông Nam Á trung lập, không phụ thuộc vào viện trợ quân sự Mĩ và cũng không chịu sự khống chế của Trung Quốc, thông qua một kiểu đình chiến hoặc dàn xếp nào đó.. Mc Namara đã đưa ra câu trả lời trong bản ghi nhớ đề ngày 7.1.1964 gửi Johnson: “Ở Đông Nam Á, Lào gần như chắc chắn sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của Bắc Việt Nam. Campuchia tuy mang vẻ bề ngoài trung lập nhưng trên thực tế sẽ phải chấp nhận sự khống chế của Trung Cộng. Thái Lan sẽ rất bất ổn định và Malaysia, vốn đã bị Indonesia quấy rầy cũng sẽ như vậy; kể cả Miến Điện cũng sẽ coi những diễn biến này như một dấu hiệu rõ ràng là cả khu vực giờ đây phải hoàn toàn ngả theo chủ nghĩa cộng sản (với hậu quả nghiêm trọng cho nền an ninh của Ấn Độ) ”. Riêng Nam Việt Nam “là một thử thách cho khả năng đối phó với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ” của Mĩ. Ý nghĩa của thử thách này là rất sâu xa: “Nói rộng ra hơn, gần như chắc chắn là bất kì một nước nào bị đe dọa bởi sự lật đổ của cộng sản, trong tương lai sẽ có lí do để nghi ngờ là liệu chúng ta có thực sự giúp họ vượt qua hay không. Điều này cũng sẽ đúng với ngay cả những vùng xa xôi về mặt lí thuyết như Mĩ latinh” [70, tr.117]. Riêng Johnson đã có sẵn câu trả lời từ những thaùng cuoái naêm 1963. McNamara vieát trong Hoài kí: “[...] toâi tin [...] raèng thuyeát cuûa de Gaulle uûng hoä trung lập đồng nghĩa với việc mau chóng “cộng sản hóa” toàn bộ Việt Nam, và có thể cả Lào và Campuchia nữa” [53, tr.86].. Taïi cuoäc hoïp baùo dieãn ra ngaøy 1.2.1964, Johnson tuyeân boá raèng veà nguyeân taéc, chính phủ Mĩ không phản đối trung lập hóa toàn bộ Việt Nam, nhưng lúc này chưa có những chỉ dấu cho thấy VNDCCH đã sẵn sàng để yên các nước láng giềng. Ông nói con đường dẫn đến hòa bình tốt nhất hiện nay là “ngăn chặn những kẻ láng giềng và những người hậu thuẫn họ xâm lăng Việt Nam” [22, tr. 312]. Bằng cách nào ? Ngay trong ngày 1.2.1964, Oplan 34A, một kế hoạch được các nhà viết sử Lầu Năm Góc cho là “chương trình công phu về các hoạt động quân sự bí mật chống quốc gia Bắc Việt Nam” [37, tr.240], được CIA mang ra thực hiện. Tiếp đó ngày 21.2, Johnson thông báo cho Cabot Lodge: “Với sự đồng ý của tôi, Ngoại trưởng Rusk và bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch cụ thể gây sức ép đối với Bắc Việt Nam cả trên lĩnh vực ngoại giao lẫn quân sự” [70, tr.121]. Nhằm thu thập đủ dữ kiện phục vụ cơng việc khởi thảo kế hoạch vừa nêu, trung tuần tháng 3.1964, Mc Namara và Maxwell Taylor lại được cử sang Nam Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ. Kết quả của chuyến đi là bản báo cáo được Mc Namara trình lên Johnson vào ngày 16.3 và được HĐANQG thông qua ngày hôm sau. Sau khi thẳng thắn đánh giá, bằng các con số như 40% lãnh thổ, hơn 50% dân số miền Nam thuộc quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của cộng sản và 22 trong số 43 tỉnh của VNCH thuộc quyền kiểm soát ở mức độ đáng kể của lực lượng cách mạng, rằng vị thế của chính quyền Sài Gòn sau cuộc đảo chính tiếp tục suy yếu, Mc Namara tiếp tục bác bỏ khả năng rút lui do vẫn lo sợ hậu quả domino. Ông cũng cho rằng trung lập thông qua đàm phán không tương hợp với những mục tiêu được đề ra trong NSAM-273, đồng thời tỏ ý.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> kiến không tán thành phương án mở ngay các cuộc tiến công bằng không quân trên lãnh thổ VNDCCH. Vậy, chính phủ Mĩ cần làm gì để cứu vãn chính phủ Sài Gòn? Mc Namara viết: “Người Mĩ phải tiếp tục, ở mọi mức độ, tỏ rõ quyết tâm cung cấp viện trợ và sự ủng hộ chừng nào việc làm này vẫn còn cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy ”. Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ đưa ra một danh sách những hành động cụ thể cần làm ngay, như hỗ trợ chính phủ Sài Gòn tăng thêm 5 vạn quân, tăng khối lượng và chất lượng trang thiết bị quân sự cho quân đội VNCH, cung cấp tài chính mọi mặt để giúp VNCH đủ sức chịu đựng cuộc chiến đang mở rộng... Khuyến cáo quan trọng cuối cùng của báûo cáo là Hoa Kì nên khởi sự chuẩn bị sẵn kế hoạch cho những hoạt động giáng trả bằng không quân xuống lãnh thổ VNDCCH, đồng thời phát triển “cơ sở quân sự và chính trị mạnh nhất có thể được cho hành động có thể có sau naøy” [22, tr. 312-313; 53, tr.89-90; 70, tr.123-125]. Khuyến cáo cuối cùng trên được chính phủ Mĩ bắt đầu mang ra thực hiện từ nửa sau tháng 5.1964, sau báo cáo đề ngày 15.5.1964 của CIA. Báo cáo nhận xét: “Tình hình bao trùm ở Nam Việt Nam là cực kì mỏng manh [...], sức ép kéo dài của Việt Cộng tiếp tục xói mòn quyền lực của Chính phủ [Sài Gòn] trong cả nước, gây phương hại đến các chương trình cuûa Mó vaø Vieät Nam [VNCH] vaø laøm suy suïp tinh thaàn cuûa Nam Vieät Nam... Chuùng toâi khoâng nhaän thaáy daáu hieäu caûi thieän naøo ”. Baùo caùo ñöa ra moät keát luaän u toái: “Neáu chieàu hướng đang xấu đi này không bị chặn lại vào cuối năm nay, thì vị trí chống Cộng của Nam Việt Nam sẽ không thể đứng vững” [70, tr.129]. Mc Namara ghi lại trong Hồi kí: “Trước những đánh giá ảm đạm trong báo cáo của CIA và những kiến nghị khẩn thiết của các Tham mưu trưởng liên quân, Tổng thống đã yêu cầu bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng soạn thảo một kế hoạch hành động từng bước, kết hợp cả chính trị và quân sự chống lại Bắc Việt Nam. Cùng với việc đặt kế hoạch này, bộ Ngoại giao đã dự thảo một nghị quyết nhằm tìm kiếm sự phê chuẩn của Quốc hội trong việc mở rộng các hoạt động quân sự của Mĩ tại Đông Dương. Đây chính là cội nguồn của cái mà sau này trở thành Nghị quyết về vịnh Bắc bộ” [70, tr.130]. Trong lúc chờ đợi sự việc diễn tiến theo chiều hướng vừa nêu, cố vấn quân sự Mĩ tiếp tục được đưa vào miền Nam. Cho đến cuối năm 1964, số cố vấn quân sự Mĩ đã tăng từ 16.300 lên 23.000, và viện trợ kinh tế tăng thêm 50 triệu USD [44, tr.195]. Cùng lúc đó, Washington tìm cách, thông qua con đường ngoại giao, gửi đến Hà Nội thông điệp rằng Hoa Kì đã sẵn sàng tăng cường sức ép quân sự ngày càng mạnh lên VNDCCH nhằm buộc giới lãnh đạo nước này giảm hay từ bỏ vai trò hậu thuẫn cuộc nổi dậy đang lan rộng ở Nam Việt Nam. Nhà ngoại giao được Washington nhờ chuyển đến Hà Nội bức thông điệp là J. Clair Seaborn, thành viên mới của Canada trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (ICC). Ngày 17.6.1964, khi gặp thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng tại Hà Nội, Seaborn đã đưa ra, tất nhiên là theo yêu cầu của Washington, lời đảm bảo với Hà Nội rằng Hoa Kì hoàn toàn không có ý đồ lật đổ chế độ ở miền Bắc, không tìm cách duy trì một căn cứ hay một vị thế quân sự nào ở miền Nam. Nếu các nhà lãnh đạo VNDCCH tôn troïng caùc Hieäp ñònh Geneva 1954 vaø 1962, nghóa laø khoâng ñöa quaân ra khoûi phaïm vi mieàn Bắc và không phái quân xâm nhập miền Nam, Hoa Kì sẽ cung cấp viện trợ kinh tế cho mọi.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> nước trong vùng, kể cả VNDCCH. Phạm Văn đồng đã trả lời rằng Mĩ phải rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam, một chế độ trung lập sẽ được thành lập theo chương trình hành động của MTDTGPMNVN. Như vậy, đề nghị của Mĩ không hứa hẹn khả năng thống nhất hai miền Nam và Bắc Việt Nam, dù là trong tương lai xa, trong lúc lập trường của VNDCCH lại nhắm thẳng đến mục tiêu này, và hơn nữa, theo hướng xóa bỏ chế độ VNCH. Chính trong bối cảnh lập trường của hai bên hoàn toàn đối chọi nhau mà đã diễn ra “sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Cho rằng các tàu chiến của Mĩ đang làm nhiệm vụ tuần phòng trong vịnh Bắc Bộ ở hải phận quốc tế đã bị các tàu chiến của VNDCCH vô cớ tiến công vào các ngày 2 và 4.8.1964, tổng thống Johnson đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội VII tấn công vào các căn cứ hải quân và kho nhiên liệu của VNDCCH. Sự việc không dừng lại ở đây. Ngày 7.8.1964, Quốc hội Hoa Kì đã, bằng 88 phiếu thuận, 2 phiếu chống ở Thượng viện và 416 phiếu thuận, không phiếu chống ở Hạ viện, thông qua dự thảo nghị quyết đã được bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao khởi thảo từ cuối tháng 5.1964. Nghị quyết trao cho tổng thống sự ủng hộ của Quốc hội để “thực hiện mọi biện pháp cần thiết hầu đẩy lui bất kì cuộc tấn công vũ trang nào chống lại quân đội Mĩ và tránh mọi hành động gây hấn mới”. Nghị quyết cũng quy định rằng Hoa Kì “sẵn sàng, theo quyết định của tổng thống, áp dụng mọi bước đi cần thiết, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang, để chi viện cho bất kì thành viên hoặc quốc gia nào có ghi trong nghị định thư của Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á những thứ cần thiết để bảo vệ nền tự do của nước đó ” [70, tr.146; 53, tr.152; 37, tr.252]. Phản ứng cứng rắn của Washington có thể được giải thích bằng nỗi ám ảnh gắn liền với học thuyết domino. Tình hình Đông Nam Á vào giữa thập niên 1960 đã để lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, theo đánh giá của chính phủ Johnson. Bị thất bại nặng nề trong quá trình thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”, giới lãnh đạo CHND Trung Hoa đã ra sức cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới, mà trước hết là ở Đông Nam Á. Đây không chỉ là mưu toan của Bắc Kinh nhằm hướng các mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt ra bên ngoài, mà còn là nỗ lực tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bắc Kinh đã ngầm hỗ trợ cuộc nổi dậy của một số đảng cộng sản Đông Nam Á chống chính quyền sở tại, cụ thể là Thái Lan, Malaysia và Philippines. Bắc Kinh còn thắt chặt quan hệ với chính phủ Sukarno của Indonesia vốn đang dồn sức xây dựng một mặt trận quốc tế gồm những nước NEFOS, tức những nước dân tộc chủ nghĩa-cựu thuộc địa chống lại những nước OLDEFOS, tức những nước đế quốc chủ nghĩa. Mối liên kết Bắc Kinh-Jakarta nhận được thiện cảm công khai từ chính phủ Sihanouk của Campuchia vốn đang bất bình với chính phủ VNCH được Hoa Kì tích cực hậu thuẫn. Washington không ngần ngại nhận xét rằng chính phủ Hà Nội đã không bỏ qua cơ hội khai thác các chuyển biến Bắc Kinh-Jakarta vừa nêu trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á để tạo nên trục Bắc Kinh-Hà Nội-JakartaPhnompenh chống Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Tuy được chính bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đánh giá là “một hành động tuyên chiến” [70, tr.136], Nghị quyết không mở màn ngay lập tức sự can thiệp trực tiếp bằng lực lượng bộ binh của Mĩ. Ngày 10.9, tổng thống Johnson đã thông qua NSAM-314 cho phép hải quân tiếp tục các hoạt động tuần phòng trong vịnh Bắc Bộ, các hoạt động quân sự biệt kích phá hoại trên lãnh thổ VNDCCH theo Kế hoạch OPLAN-34-A đã được CIA chỉ đạo từ tháng 2.1964, tiến hành thương lượng với chính phủ Vientiane về các hoạt động hạn chế của quân đội VNCH trên lãnh thổ Lào, và chuẩn bị giáng trả theo cách “ăn miếng trả miếng”, nghĩa là hạn chế, đối với bất kì hành động khiêu khích nào của quân Giải phóng miền Nam hay của VNDCCH chống lại Mĩ nhằm tăng cường tinh thần của VNCH [22, tr. 326]. Mặc dù vậy, cuộc pháo kích bằng đạn súng cối của Quân giải phóng vào sân bay Biên hòa ngày 1.11.1964 làm 4 cố vấn Mĩ thiệt mạng cũng không đưa đến hành động giáng trả bằng không quân xuống miền Bắc [22, tr. 299]. Trong lúc đó, tình hình chính trị của VNCH tiếp tục xấu đi. Sớm bị phân chia thành nhiều phe phái khác nhau sau cuộc đảo chính, giới tướng lĩnh chủ mưu đã lao vào cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Chỉ trong vịng 20 tháng sau cuộc đảo chính, cĩ đến mười chính phủ thay nhau lên cầm quyền. Hậu quả là chính quyền Sài Gòn sa vào cuộc khủng hoảng nghieâm troïng vaø keùo daøi. Giải pháp cho vấn đề là các khuyến nghị ném bom trên quy mô lớn xuống lãnh thổ VNDCCH được các giới chức quân sự đưa ra đầu tiên sau biến cố vịnh Bắc Bộ, sau đĩ được một số giới chức dân sự tiếp nhận [70, tr. 166]. Do vẫn chưa sẵn sàng với ý tưởng tăng cường hơn nữa các cam kết của Mĩ ở Nam Việt Nam, Johnson đã tỏ ra không hài lòng với khuyến nghị nêu trên. Ông viết trong bức điện riêng đề ngày 30.12.1964 gửi đại sứ Maxwell Taylor ở Sài Gòn:”Cứ mỗi lần tôi nhận được một khuyến nghị quân sự, họ [các tham mưu trưởng liên quân] lại đề nghị ném bom trên quy mô lớn. Tôi chưa hề tin rằng chúng ta sẽ thắng trong cuộc chiến này bằng không quân... Điều cần hơn và có hiệu quả hơn là phải có sức mạnh quân sự đủ mạnh trên mặt đất... Tôi sẵn sàng ủng hộ các nỗ lực của Mĩ theo hướng đó” [70, tr.169]. Như vậy, nếu buộc phải can thiệp trực tiếp vào Nam Việt Nam, thì theo Johnson, chính phủ Mĩ nên sử dụng lực lượng bộ binh. Đúng một tuần sau, Taylor đã gửi cho Johnson một bản phân tích về tình hình Nam Việt Nam. Ông viết: “Ở Nam Việt Nam này, chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình ngày càng xấu đi nghiêm trọng bởi sự xáo động chính trị, sự thiếu trách nhiệm và chia rẽ trong quân đội, sự kém hiệu quả trong các chiến dịch bình định, tình cảm chống Mĩ gia tăng, các cuộc khủng bố của Việt Cộng gia tăng đánh trực tiếp vào người và căn cứ Mĩ cùng với sự nhụt chí, mất tinh thần trên toàn Nam Việt Nam. Nếu tình hình này không thay đổi bằng cách này hay cách khác, thì chúng ta sẽ sớm đối mặt với... việc thành lập một chính quyền thù địch và chính quyền này sẽ yêu cầu chúng ta đi khỏi đây, đồng thời lại tìm kiếm thỏa hiệp với Mặt trận dân tộc giải phóng (chính đảng của Việt cộng) và Hà Nội... Còn rất ít thời gian để tháo ngòi nổ cho tình hình này” [70, tr.169]..

<span class='text_page_counter'>(152)</span> Dựa trên báo cáo của Taylor, ngày 27.1.1965, McNamara và cố vấn quốc gia Mc George Bundy gửi Johnson báo cáo, trong đó hai ông này nhấn mạnh: “Bob và tôi tin rằng kế hoạch hành động kém hiệu quả nhất là tiếp tục duy trì vai trò rất thụ động hiện nay mà cuối cùng chỉ dẫn đến thất bại và hãy thoát ra khỏi tình cảnh nhục nhã này. Chúng tôi thấy có hai giải pháp. Thứ nhất, sử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta ở Viễn Đông và buộc cộng sản phải thay đổi chính sách của họ. Thứ hai, triển khai mọi nỗ lực theo hướng đàm phán nhằm cứu lấy những gì ít ỏi nhất có thể bảo vệ được mà không làm tăng thêm các rủi ro quân sự hiện tại của chúng ta. Bob và tôi thiên về phương án thứ nhất, nhưng tôi nghĩ cả hai phương án cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng”. Cả hai nói rõ thêm: “Mấy tháng trước, cả hai chúng tôi đã hoàn toàn ủng hộ quyết định vẫn tiếp tục kiềm chế của Ngài. Chúng tôi nghĩ rằng cần thực hiện mọi nỗ lực để cải thiện các hoạt động trên bộ của chúng ta và hỗ trợ đến mức tối đa giới cầm quyền Nam Việt Nam. Nhưng cả hai chúng tôi tin rằng tất cả những điều này là chưa đủ và đã đến lúc thực hiện những lựa chọn triệt để hơn” [70, tr.171-172]. Như vậy, Johnson càng lúc càng bị các phụ tá thúc ép phải có một hành động quyết liệt hơn đối với VNDCCH. Trước khi đi đến quyết định chung cuộc, Johnson muốn có một bản báo cáo chi tiết về tình hình Nam Việt Nam. Đầu tháng 2.1965, Mc George Bundy được phái sang Nam Việt Nam. Trước khi nhận được báo cáo của cố vấn an ninh quốc gia, Johnson đã được giám đốc CIA Mc Cone lưu ý rằng một phái đoàn xô viết do chủ tịch HĐBT Alexey Kosygin chuẩn bị sang Hà Nội. Trong số các thành viên của phái đoàn, có tư lệnh Không quân, chuyên gia lớn nhất của Liên Xô về viện trợ kinh tế và bộ trưởng Quốc phòng hàng không. McCone cho rằng ban lãnh đạo mới của Liên Xô (75) đã tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho Hà Nội, kể cả tên lửa phòng không, Kosygin sẽ khuyến khích Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động quân sự và các cuộc hành quân lật đổ và du kích ở Nam Việt Nam [53, tr.158]. Ngày 7.2.1965, quân Giải phóng đã tấn công chỉ huy sở của quân đội VNCH và căn cứ không quân Mĩ ở Pleiku, 8 cố vấn quân sự Mĩ bị giết, 109 người bị thương. Johnson ngay lập tức ra lệnh một cuộc oanh tạc trả đũa bằng không quân xuống lãnh thổ VNDCCH, theo đúng như kiểu hành động đã được các giới chức quân sự Mĩ khuyến cáo từ vài tháng nay. Hai ngày sau, McGeorge Bundy đã trình bày tại cuộc họp của HĐANQG bản báo cáo về chuyến đi thị sát tình hình Nam Việt Nam trong các ngày 3 – 7.2.1965. Bằng những lời lẽ mạnh mẽ và rõ ràng, báo cáo đưa ra nhận xét “ Tình hình ở Việt Nam đang xấu đi và nếu Mĩ không có hành động mới, thì thất bại là tất yếu, có thể không phải trong những tuần hay thậm chí những tháng sắp tới, mà là trong vòng năm tới. Vẫn còn thời gian hành động, nhưng phải làm nhanh... Nguy cơ thất bại của Mĩ ở Việt Nam là cực kì cao... Uy tín quốc tế của Mĩ và phần lớn ảnh hưởng của chúng ta đang đứng trước nguy cơ trực tiếp ở Việt Nam. Không thể có chuyện trút gánh nặng lên chính người Việt Nam, và không thể có chuyện thương lượng đưa chúng ta ra khỏi Việt Nam vì hiện không có bất kì khả năng hứa hẹn nào... Một sự rút quân bằng thương lượng hôm nay sẽ có nghĩa là sự đầu hàng từng bước ” [ 53, 75() Tháng 10.1964, nhà lãnh đạo N. Khrushchev bị tước bỏ mọi chức vụ đảng và nhà nước và bị buộc về. hưu. Thay thế ông là một ban lãnh đạo mới..

<span class='text_page_counter'>(153)</span> tr.161; 70, tr.175]. McGeorge Bundy không đồng tình với giả định cho rằng Hoa Kì không thể tiếp tục hành động, nếu không nhìn thấy viễn cảnh của một chính phủ ổn định hơn ở Sài Gòn. Tuy Nguyễn Khánh có những nhược điểm, ông ta vẫn là người phù hợp nhất cho các mục tiêu hiện nay. Bundy nhấn mạnh rằng “không cần phải cĩ một chính phủ mạnh hơn hiện nay” để tung ra một chính sách trả đũa mới nhằm vào VNDCCH. Ông lập luận rằng những vấn đề then chốt là Sài Gòn không tin vào sự rõ ràng và vững chắc trong các cam kết của Mĩ, và nhiều người tin rằng Washington không có cả ý chí lẫn sự kiên nhẫn để chặn đứng đà diễn biến ở Việt Nam. Tác giả kiến nghị một chính sách ném bom từng vùng và kéo dài ở Bắc Việt Nam. Kiến nghị đã nhận được sự tán thành của tổng thống Johnson. Cũng vào khoảng thời gian này, thủ tướng Liên Xô Alexey Kosygin đang dẫn đầu một phái đoàn viếng thăm chính thức VNDCCH. Ngày 10.2.1965, hai nước đã ra Tuyên bố chung mang chữ kí của Phạm Văn Đồng và Kosygin. Văn kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của VNDCCH như là “một tiền đồn của hệ thống XHCN ở Đông Nam Á”, nhấn mạnh đến vai trò của nước này trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dế quốc Mĩ. Bản tuyên bố tái khẳng định rắng Liên Xô sẽ “không thể thờ ơ đối với việc bảo đảm an ninh của một nước XHCN anh em” và sẽ “cung cấp cho VNDCCH những khoản viện trợ và sự giúp đỡ cần thiết”. Bản tuyên bố cũng cho thấy rằng hai nước đã đạt tới sự hiểu biết về những bước cần phải làm để tăng cường các khả năng phòng thủ của VNDCCH [ 9a, tr.109 ]. Ngày 13.2, tổng thống Johnson chấp thuận một chính sách mới được gọi là “chương trình hành động bằng không quân có cân nhắc và hạn chế, phối hợp với chính phủ Việt Nam chống lại các mục tiêu được chọn lựa ở VNDCCH phía nam vĩ tuyến 19, cho đến khi có lệnh mới”. Ngày 17.2, Johnson quyết định rằng cuộc tiến công thường xuyên miền Bắc sẽ bắt đầu. Ngày 27.2, ông cũng chấp thuận đề nghị của tướng Westmoreland về việc đưa hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến đến Đà Nẵng để bảo vệ sân bay ở đây. Ngày 2.3.1965, hơn 100 máy bay Mĩ phát xuất từ các tàu sân bay của hạm đội VII và từ các căn cứ không quân của VNCH đã tiến công một kho vũ khí của VNDCCH, khởi đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống nước VNDCCH,được Washington đặt cho mật danh là Sấm Rền (Rolling Thunder). Ngày 8.3, một lữ đoàn thủy quân lục chiến Mĩ đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh can thiệp ở miền Nam Vieät Nam. Số quân Mĩ có mặt ở Nam Việt Nam tăng dần và đạt mức cao nhất là 541.500 vào tháng 3.1969. Tham chiến bên cạnh Mĩ còn có 72.000 quân lính các nước đồng minh cuûa Mó [17, tr.601], ñoâng nhaát laø Haøn Quoác vaø Thaùi Lan.. Về phần mình, VNDCCH đã kí với Trung Quốc một thỏa thuận về quân sự nhân chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là Lâm Bưu diễn ra trong tháng 12.1964. Văn kiện này bao gồm các điều khoản cho phép triển khai tới 30 vạn quân Trung Quốc ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam [35, tr.47]..

<span class='text_page_counter'>(154)</span> * *. *. Cho rằng thái độ của chính phủ Ngô Đình Diệm từ khước thực thi Điều 7 trong Tuyeân boá cuoái cuøng cuûa Hoäi nghị Geneva naèm trong aâm möu cuûa Mó nhaém chia caét laâu dài Việt Nam để rồi cuối cùng biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới, chính phủ VNDCCH đã chủ trương dùng vũ lực xoá bỏ chế độ VNCH, đập tan chính sách can thiệp của chính phủ Hoa Kì vào miền Nam Việt Nam và cuối cùng thống nhất cả nước dưới chế độ XHCN. Trước khi đi đến kết luận như trên về chính sách của Hoa Kì đối với VNCH, chính phủ VNDCCH chắc hẳn đã chịu sự chi phối hoàn toàn của ý thức hệ khi xem xét chính sách đối ngoại của Hoa Kì, và do vậy đã không tìm hiểu một cách đúng mức chính sách mà Hoa Kì đang theo đuổi đối với một số nước trong vùng Đông Á như Nhật Bản và Philippines, hay phân tích một cách thấu đáo chính sách xuất khẩu cách mạng mà chính phủ CHNDTH đã theo đuổi ở Đông Nam Á từ sau năm 1949. Cho rằng quyết định dùng vũ lực lật đổ chế độ VNCH mà chính phủ VNDCCH theo đuổi từ đầu thập niên 1960 là một phần của âm mưu bành trướng xuống vùng Đông Nam Á mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi lâu nay, chính phủ Hoa Kì đã tăng cường trợ giúp chính phủ VNCH. Khi thấy nỗ lực này không thể đảo ngược tình hình ngày càng tồi tệ của chính phủ Sài Gòn, Washington đã chuyển sang giải pháp can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Trước khi đi đến quyết định trên, chính phủ Hoa Kì chắc hẳn đã nhìn nhận tình hình trên bán đảo Đông Dương từ góc độ của các diễn biến trong quan hệ Liên Xô-Đông Âu, hay Trung Quốc-Triều Tiên, mà không bỏ công đi sâu vào lịch sử của mối quan hệ rất phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc cả trong quá khứ lẫn đương đại. Không bằng lòng với Hiệp định Geneva và cũng không tự tin vào khả năng thắng lợi nếu Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva được mang ra thực hiện, chính phủ Ngô Đình Diệm đã chọn một thái độ rất tiêu cực: thẳng thừng khước từ ngay cả đề nghị đàm phán với chính phủ VNDCCH. Chính phủ Ngô Đình Diệm đồng thời không xây dựng nổi một chế độ đủ khả năng biện minh cho thái độ vừa nêu, chí ít trong mắt người dân miền Nam Việt Nam. Hậu quả là chính phủ này sa vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài phát sinh từ một chính sách cai trị không thể được xem là dân chủ, dù khơng hẳn là độc tài. Cuộc khủng hoảng càng thêm nghiêm trọng vì sự tồn tại của một lực lượng nổi dậy tại chỗ hoạt động rất hiệu quả dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ VNDCCH. Trong hoàn cảnh trên, thực khó hình dung chế độ VNCH có thể tiếp tục kéo dài sự tồn tại, mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, mà ở đây là từ chính phủ Hoa Kì vốn đang theo đuổi đường lối đối ngoại được hoạch định dứơi tác động của chủ thuyết Truman..

<span class='text_page_counter'>(155)</span> CHÖÔNG VII CUOÄC CHIEÁN TRANH CAN THIEÄP CỦA HOA KÌ Ở VIỆT NAM (1965 – 1975).

<span class='text_page_counter'>(156)</span> – HÒA ĐAØM PARIS (1968 – 1973) Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị sát hại, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã diễn biến ngoài mong đợi của Washington. Chế độ VNCH bị sa vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, trong lúc các lực lượng của MTDTGPMNVN ngày càng mạnh và giành quyền kiểm soát phần lớn vùng nông thôn và rừng núi. Lo sợ trước những tác động tiêu cực phát sinh từ viễn cảnh sụp đổ của chế độ Sài Gòn đến vị thế và ảnh hưởng của Mĩ trong vùng Đông Nam Á, trên trường quốc tế và đến xã hội Mĩ, từ năm 1965, tổng thống Hoa Kì là Lyndon Johnson đã quyết định tiến hành cuộc chiến tranh can thiệp trực tiếp vào Việt Nam bằng một đạo quân viễn chinh lên đến trên 50 vạn. Về phần mình, các nhà lãnh đạo VNDCCH càng quyết tâm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đã được đề ra ở Đại hội III đảng Lao động Việt Nam: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong lúc cuộc chiến diễn ra, hai bên lâm chiến – VNDCCH và Hoa Kì – đã đưa ra một số đề xuất về chấm dứt xung đột vũ trang. Tuy nhiên, phải đến năm 1968, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân của lực lượng vũ trang MTDTGPMNVN vào các thành thị ở miền Nam Việt Nam, VNDCCH và Hoa Kì mới ngồi vào bàn đàm phán ở Paris. Sau một tiến trình vừa đánh vừa đàm kéo dài gần 5 năm, cuộc đàm phán đã đưa đến Hiệp định Paris(27.1.1973), kết thúc cuộc chiến tranh can thiệp của Hoa Kì ở Việt Nam. Nhưng thực ra phải đến năm 1975, sự dính líu của Hoa Kì mới thực sự chấm dứt cùng lúc với sự kết thúc của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (76) lần lượt bằng thắng lợi của đảng Cộng sản ở Campuchia, của đảng Lao động ở miền Nam Việt Nam và của đảng Nhân dân cách mạng ở Lào. VII.1. CÁC ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VAØ KHỞI SỰ ĐAØM PHÁN ĐƯỢC CÁC CHÍNH PHỦ HOA KÌ VAØ VNDCCH ĐƯA RA. VII.1.1. Lập trường chấm dứt chiến tranh của chính phủ Hoa Kì và Chính phủ VNDCCH. - Lập trường ban đầu của Chính phủ Hoa Kì. Chiến tranh Việt-Mĩ bùng phát đã gây lo lắng trong dư luận quốc tế, đặc biệt là ở những nước Đông Nam Á. Ý thức được điều này, cả hai bên đối đầu chính ─ Hoa Kì và VNDCCH ─ đã ngay từ đầu công bố các đề nghị xoay quanh khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Johnson ghi lại trong Hồi kí: “Kể từ lúc chúng ta đánh vào mục tiêu quân sự đầu tiên ở Bắc Việt Nam hồi đầu tháng 2, chúng ta phải chịu đựng một mặt trận tuyên truyền càng lúc càng mạnh từ phía Hà Nội, Bắc Kinh và Moskva. Các thủ đô cộng 76() Một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu dùng để chỉ các cuộc xung đột, chiến tranh và nội chiến kéo. dài từ năm 1954 đến 1975 trên bán đảo Đông Dương..

<span class='text_page_counter'>(157)</span> sản cùng hòa giọng vào. Thông điệp tuyên truyền là ngắn gọn và thẳng thừng: chấm dứt đánh bom. Chẳng lâu sau vang lên các tiếng nói không cộng sản: Ấn Độ, Pháp, Thụy Điển và vài nước khác. Rất mau chóng vài nhân vật nổi tiếng của Mĩ cũng bắt đầu hòa cùng một giọng. Tất cả đều bỏ qua yếu tố chính, đó là chúng ta đánh bom miền Bắc vì xứ này tăng cường hoạt động xâm lược miền Nam. Tôi quyết định đã đến lúc đưa ra trước nhân dân Mĩ một lời tuyên bố mới về Việt Nam" [53, tr.168].. Ngày 7.4.1965, tại Đại học John Hopkins, thành phố Baltimore, bang Maryland, tổng thống Johnson đã xác định những nhân tố chính cho một nền hòa bình công bằng: một miền Nam Việt Nam độc lập “được đảm bảo về an ninh và có quyền thiết lập quan hệ riêng với mọi nước khác – không chịu bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, không bị ép tham gia một liên minh nào – và không trở thành căn cứ quân sự của bất kì nước nào ”. Johnson cho rằng có nhiều con đường dẫn đến một nền hòa bình như vậy, mà một trong số đó là “ tái xác định những hiệp định cũ hay tăng cường chúng bằng những hiệp ước mới ”. Để đạt đến mục tiêu như vậy, Hoa Kì “sẵn sàng mở những cuộc đàm phán không điều kiện ” [53, tr.169]. Johnson còn hứa hẹn sẽ bỏ ra một tỉ USD giúp phát triển các nước Đông Nam Á, kể cả VNDCCH. Ông mạnh dạn mời cả Liên Xô tham gia kế hoạch này. Như vậy, lập trường chấm dứt chiến tranh của Hoa Kì thực ra là có điều kiện, nếu xét từ góc độ lập trường của VNDCCH: đó là sự tồn tại của Nam Việt Nam như một quốc gia độc lập và có đầy đủ chủ quyền. – Lập trường 4 Điểm của Chính phủ VNDCCH. Ngay ngày hôm sau – 8.4.1965, thủ tướng VNDCCH là Phạm Văn Đồng đã công bố giải pháp chính trị gồm 4 điểm cho vấn đề Việt Nam: “1. Xaùc nhaän caùc quyeàn daân toäc cô baûn cuûa nhaân daân Vieät Nam, Mó phaûi ruùt quaân đội, nhân viên quân sự, các loại vũ khí Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam, triệt phá các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp ở miền Nam, các hành động quân sự choáng mieàn Baéc Vieät Nam; 2. Hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, nhân viên quân sự nước ngoài trên đất của mình; 3. Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết, theo cương lĩnh của MTDTGPMNVN, không có sự can thiệp của nước ngoài; 4. Việc hoà bình, thống nhất đất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam ở hai miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài”. Mỗi điểm trong đề xuất trên tương đương một điều kiện. Hai ngày sau, Đề xuất 4 điểm trên được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại một cách vắn tắt, nhưng thật rõ ràng như sau: “Đế quốc Mĩ phải tôn trọng Hiệp nghị Geneva, phải rút khỏi miền Nam Việt Nam! Phải chấm dứt ngay những cuộc tiến công vào miền Bắc!”. Ông khẳng định: “Đó là biện pháp duy nhất để giải quyết chiến tranh ở Việt Nam, để thực hiện Hiệp nghị Geneva năm 1954, [...], không có giải pháp nào.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> khaùc”.. Vậy là giữa đề nghị ngày 7.4 của Mĩ và đề nghị ngày 8.4 của VNDCCH có một cách biệt quá lớn, cụ thể là: VNCH được tồn tại như một quốc gia độc lập và có chủ quyền (lập trường của Mĩ), đối chọi với lập trường của VNDCCH là số phận của miền Nam Việt Nam phải được giải quyết dựa theo cương lĩnh của MTDTGPMNVN. – Lập trường 14 điểm của Chính phủ Mĩ. Vấp phải lập trường kiên quyết của chính phủ VNDCCH, chính phủ Johnson đã tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh can thiệp ở Việt Nam bằng cách đưa thêm quân vào miền Nam và tăng cường hoạt động đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đồng thời “không cho phép cuộc chiến vượt quá tầm kiểm soát của Mĩ” [44, tr.238]. Để tránh lặp lại chuyện đã từng xảy ra với cuộc chiến Triều Tiên hồi những năm đầu thập niên 1950, ngày 27.7.1965, vào lúc quân số Mĩ ở miền Nam đã lên đến 175.000, tổng thống Johnson đã đưa ra một quyết định dứt khoát là giữ cho cuộc chiến ở Việt Nam laø “moät cuoäc chieán haïn cheá” vaø ngaên khoâng cho noù lan roäng ra [44, tr.292]. Ông tuyên bố: “Tôi cho rằng chúng ta phải làm điều cần thiết để chống lại hoạt động xâm lược, mà không để bị khiêu khích vào một cuộc chiến toàn diện. Chúng ta sẽ có được ngân sách cần thiết, mà không phải khua chiên ầm ĩ về điều làm được. Chúng ta sẽ không tung ra một lời đe dọa ồn ào nhằm vào Trung Quốc và Nga bằng cách gọi tái nhập ngũ đông đảo lực lượng dự bị. Đồng thời chúng ta sẽ tận lực thúc đẩy cuộc tiến công ngoại giao để tìm ra con đường dẫn đến hòa bình” [53,tr.187]. Do vậy, Johnson sẽ không sử dụng Bộ chỉ huy không quân chiến lược (Strategic Air Command) hầu thực hiện chiến lược đánh bom tổng lực xuống miền Bắc Việt Nam. Johnson kiểm soát chặt chẽ các chiến dịch ném bom, đích thân phê duyệt trước các mục tiêu của mỗi trận oanh tạc và không cho phép mở rộng khu vực ném bom quaù vó tuyeán 20(77).[44, tr.232-233; 70, tr.215-216].. Tuy nhiên, ý đồ trên đã hoàn toàn không trở thành hiện thực. Ngày 23.11.1965, sau trận đánh dữ dội diễn ra trong các ngày 14 – 19.11.1965 giữa các đơn vị quân Mĩ và quân VNDCCH ở thung lũng sông Ia Drang, tướng Wesrmoreland đã đề nghị bổ sung thêm 20 vạn quân cho đạo quân viễn chinh ở Nam Việt Nam trong năm 1966, tức gấp đôi con số đã được dự kiến hồi tháng 7.1965. Như vậy, tổng số quân Mĩ ở Nam Việt Nam sẽ tăng lên 41 vạn vào cuối năm 1966, thay vì 275.000 như dự kiến ban đầu. Tuy đáp ứng yêu cầu vừa nêu, chính phủ Johnson đồng thời ngày càng tỏ ra lo lắng trước viễn cảnh sẽ bị sa lầy ở Việt Nam. Để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này, Washington bắt đầu cân nhắc moät giaûi phaùp thoûa hieäp (nghóa laø thaáp hôn muïc tieâu cuûa Mó khi can thieäp vaøo Vieät Nam laø đảm bảo một Nam Việt Nam độc lập và không cộng sản). Con đường dẫn đến một giải 77() Hạn chế này thực ra không được duy trì lâu..

<span class='text_page_counter'>(159)</span> pháp thỏa hiệp tất nhiên không phải là quân sự, mà là đàm phán. Và để đưa VNDCCH ngồi vào bàn đàm phán, việc làm đầu tiên là phải ngừng ném bom. Ngày 22.12.1965, Nhà Trắng ra tuyên bố về một cuộc ngừng bắn kéo dài 30 giờ, bao gồm cả việc ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, bắt đầu từ đêm Giáng Sinh. Trong suốt thời gian ngừng ném bom miền Bắc, mà trong thực tế kéo dài cho đến cuối tháng 1.1966, chính quyền Johnson đã tiến hành một chiến dịch vận động ngoại giao ráo riết trên quy mô rộng lớn, cả công khai lẫn bí mật, nhằm thuyết phục chính phủ VNDCCH ngồi vào bàn đàm phán. Động thái quan trọng nhất của chính phủ trong quãng thời gian ngừng ném bom kéo dài 37 ngày (24.12.1965 – 30.1.1966) là ngày 7.1.1966, bộ Ngoại giao Mĩ đã tập hợp toàn bộ các quan điểm của chính phủ Hoa Kì thành một giải pháp hoà bình trọn gói cho vấn đề Vieät Nam bao goàm 14 ñieåm: 1. Các Hiệp định Geneva 1954 và 1962 là cơ sở thich đáng cho hoà bình ở Đông Nam AÙ; 2. Mó hoan ngeânh moät hoäi nghò veà Ñoâng Nam AÙ hay veà baát kì phaàn laõnh thoå naøo cuûa khu vực này; 3. Mĩ hoan ngênh cuộc thương lượng không điều kiện tiên quyết mà 17 nước đã đưa (78) ra ; 4. Mĩ hoan nghênh cuộc thương thảo không điều kiện mà tổng thống Johnson đã đề xuaát; 5. Việc chấm dứt xung đột có thể là điểm đầu tiên trong nghị trình hay có thể là chủ đề của những cuộc thương thảo sơ bộ; 6. Bốn điểm của Hà Nội có thể được mang ra bàn thảo chung với những điểm khác được các bên khác đề xuất; 7. Mĩ không muốn có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á; 8. Mĩ không muốn lưu giữ quân ở Nam Việt Nam sau khi hoà bình được đảm bảo; 9. Mĩ ủng hộ cuộc bầu cử tự do ở Nam Việt Nam nhằm mang lại cho nhân dân Nam Việt Nam một chính phủ do họ lựa chọn; 10. Vấn đề tái thống nhất Việt Nam sẽ được người Việt Nam tự giải quyết bằng quyết ñònh rieâng cuûa hoï; 11. Các nước Đông Nam Á có thể không liên kết hay trung lập, tùy theo sự lựa chọn cuûa hoï; 12. Mĩ mong muốn sử dụng nguồn lực của mình cho công cuộc tái thiết kinh tế Đông Nam Á, hơn là cho chiến tranh.Nếu hoà bình được lập lại, Bắc Việt Nam có thể tham gia vào nỗ lực của vùng được chúng tôi sẵn sàng đóng góp ít nhất 1 tỉ USD; 13. Tổng thống Mĩ đã nói: “Việt Cộng (79) không gặp trở ngại để có đại diện hay trình 78() Ngày 11.4.1965, 17 nước không liên kết đã đưa ra lời kêu gọi VNDCCH chấp nhận đàm phán không. điều kiện tiên quyết. Đó là: Afghanistan, Ấn Độ, Iraq, Sri Lanca, Nepal, Syria, Algeria, Ethiopia, Ghana, Guinea, Kenya, Tunisia, Uganda, Coäng hoøa AÛraäp Thoáng Nhaát (Ai Caäp), Zambia, Cyprus vaø Nam Tö. 79() Tức MTDTGPMNVN..

<span class='text_page_counter'>(160)</span> bày quan điểm của mình, một khi Hà Nội quyết định ngừng xâm lược. Tôi không nghĩ rằng đây là một vấn đề không thể vượt qua”. 14. Mĩ đã tuyên bố công khai và trong chỗ riêng tư rằng Mĩ có thể ngừng ném bom Bắc Việt Nam như là một bước để tiến đến hoà bình, dù không có một chỉ dấu hay một giả thiết nhỏ nhoi nào phát xuất từ phía bên kia về chuyện họ sẽ làm gì nếu việc ném bom được dừng lại”. Như vậy, so với lập trường trước đây của Mĩ, đề xuất cả gói gồm 14 điểm có những thay đổi quan trọng sau: - Chaáp nhaän giaù trò phaùp lí cuûa Hieäp ñònh Geneva 1954. - Sẵn sàng rút quân khỏi Nam Việt Nam và triệt bỏ các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á sau khi hoà bình được lập lại. Thay đổi này gắn liền với quan điểm tán thành một Đông Nam AÙ trung laäp. - Mó seõ khoâng can thieäp vaøo tieán trình thoáng nhaát hai mieàn Nam Baéc Vieät Nam. Tuy nhiên, tất cả những thay đổi kể trên đều không được chính phủ VNDCCH tiếp nhận, vì chúng vẫn chưa đáp ứng toàn bộ lập trường 4 điểm. Trong thư đề ngày 24.1.1966 gửi đến một số chính phủ, chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh đã viết: “Nếu thực sự muốn một giải pháp hoà bình, chính phủ Hoa Kì phải chấp nhận lập trường 4 điểm của Chính phủ VNDCCH và phải chứng tỏ điều này bằng những việc làm thực sự; Chính phủ Hoa Kì phải chấm dứt vô điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống VNDCCH. Chỉ bằng cách này mới có thể xem xét một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam...”. Nhận xét về hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ đầu cuộc chiến cho đến cuối tháng 1.1967, một nhà nghiên cứu Việt Nam viết: “Từ đầu cuộc chiến tranh, công tác ngoại giao của ta dựa trên lập trường 4 điểm của miền Bắc, lập trường 5 điểm của MTDTGP Miền Nam (80). Ta mới nêu được lập trường chính nghĩa chung chung của ta, vạch tội ác gây chiến tranh của địch, nhưng đó mới là những khẩu hiệu chính trị, chưa phải là khaåu hieäu veà giaûi phaùp” [65,I, Sñd tr.260 – 261]. Còn tư thái sẵn sàng bước vào đàm phán trên cơ sở tương nhượng của chính phủ Johnson ? Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namamra đã nhận xét trong Hồi kí: “Sau kế hoạch chết yểu ngừng ném bom nhân dịp Lễ Giáng sinh mà các nhà phê bình thường buộc tội là đã dẫn đến sự gia tăng thương vong của Mĩ và tăng sức ép mở rộng ném bom bằng không quân, Tổng thống rõ ràng trở nên do dự hơn về những sáng kiến tiếp theo” [70, tr.248]. Tư thái không sẵn sàng của cả hai bên quả thực không phải là điều kiện thuận lợi để một loạt các cuộc vận động ngoại giao diễn ra trong năm 1966 và đầu năm 1967 phát xuất từ các nước phương Tây có quan hệ gần gũi với Mĩ, như Canada, Anh, Italia hay từ 80() Được công bố ngày 22.3.1965, lập trường 5 điểm này thực ra có nội dung tố cáo hành động xâm lược. của đế quốc Mĩ và bày tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam đánh bại Mĩ, hơn là các giải pháp cho cuộc chieán..

<span class='text_page_counter'>(161)</span> các nước XHCN, như Liên Xô và Ba Lan có thể mang lại kết quả tích cực (81). VII.1.2. Điều kiện bước vào đàm phán của Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Hoa Kì. Diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26.1.1967, Hội nghị 13 khóa III BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết đẩy mạnh hoạt động đấu tranh ngoại giao, phối hợp mặt trận ngoại giao với hai mặt trận quân sự và chính trị. Hội nghị ra nghị quyết nêu rõ: “Trước mắt khẩu hiệu của ta là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH”. Hai ngày sau Hội nghị, bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh đã đưa ra tuyên bố: “Nếu quả thực Mĩ muốn nói chuyện, thì trước hết Mĩ phải chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH. Chỉ sau khi Mĩ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước VNDCCH thì VNDCCH và Mĩ mới có thể nói chuyện được ” [12, tr.34]. Chính phủ Mĩ mau chóng đưa ra phản ứng chính thức: trong thư đề ngày 8.2.1967 gửi Hồ Chí Minh, Johnson viết: “Tôi sẵn sàng ra lệnh ngưng ném bom nước ngài và chấm dứt việc đưa thêm lực lượng vào miền Nam Việt Nam ngay khi tôi được đảm bảo rằng những hoạt động thâm nhập vào miền Nam Việt Nam bằng đường bộ và đường biển kết thúc ”[53, tr.707]. Khi diễn giải nội dung câu này, Johnson viết trong Hồi kí: “Hà Nội trước tiên chấm dứt hoạt động xâm nhập, chúng ta kế đó sẽ ngưng ném bom và hơn nữa, chúng ta sẽ chấp thuận không tăng quân số của chúng ta ở Việt Nam” [53, tr.309]. Như vậy, là Johnson đã thay đòi hỏi VNDCCH phải rút quân khỏi miền Nam như là điều kiện để Mĩ ngưng ném bom bằng yêu sách VNDCCH chấm dứt ngừng việc vận chuyển người và vũ khí vào miền Nam. Tuy nhiên, những thay đổi quan trọng nêu trên trong lập trường của hai bên chưa đủ để đưa cả hai vào bàn đàm phán, vì vẫn còn một số bất đồng lớn khác: Mĩ muốn VNDCCH ngừng hoạt động xâm nhập vào miền Nam trước, trong lúc VNDCCH đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện (cũng có nghĩa là trước) việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khaùc choáng VNDCCH. Trong thư trả lời đề ngày 15.2.1967, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ý vừa nêu trên: “Nếu chính phủ Mĩ thực sự muốn nói chuyện thì trước hết Mĩ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH, thì VNDCCH và Mĩ mới có thể nói chuyện và bàn các vấn đề có liên quan đến hai bên [Hồ Chí Minh, t.12. Toàn tập, tr.231-232].. Đến giữa năm 1967, vào lúc một số giới chức ở Washington, mà tiêu biểu là Mc Namara bắt đầu hồ nghi về khả năng Mĩ giành được thắng lợi bằng cách ném bom miền Bắc [X. chi tiết trong 70, tr.260-291] và quân số Mĩ ở Nam Việt Nam đã lên đến 460.000, chính phủ Johnson bước vào một cuộc vận động ngoại giao mới cũng nhằm mục tiêu thuyết 81() Chi tiết về các cuộc vận động này có thể xem trong [ 44, tr.279-284 ;70,248-252]..

<span class='text_page_counter'>(162)</span> phục VNDCCH ngồi vào bàn đàm phán [70, tr.291-298]. Ngày 29.9.1967, trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị lập pháp quốc gia ở San Antonio, Johnson đưa ra đề nghị sau: “Hoa Kì mong muốn chấm dứt mọi hoạt động ném bom baèng khoâng quaân vaø haûi quaân xuoáng mieàn Baéc Vieät Nam, khi naøo saùng kieán naøy seõ nhanh chóng dẫn đến những cuộc thảo luận có hiệu quả. Đương nhiên chúng ta sẽ không giả định rằng trong thời gian các cuộc thảo luận đó diễn ra, Bắc Việt Nam sẽ không lợi dụng việc ngừng hay hạn chế ngưng ném bom” [53, tr.325]. Theo lời Johnson, đề nghị có tên gọi là “Công thức Antonio” nêu trên tỏ ra mềm dẽo hơn đề nghị mà ông đã đưa ra hồi tháng Hai. Chính phủ Mĩ không còn yêu cầu VNDCCH hạn chế các hoạt động quân sự trước khi Mĩ ngưng ném bom, và một khi các hoạt động ném bom chấm dứt, Mĩ không yêu cầu VNDCCH dừng ngay nỗ lực quân sự của mình, mà chỉ cần không tăng cường nó. Mĩ còn nói rõ rằng các nhà lãnh đạo hội nghị không cần đưa ra một cam kết nào về quân sự, mà chỉ cần không được lợi dụng việc đình chỉ ném bom (82). Tất cả những gì Mĩ cần, đó là việc ngưng ném bom sẽ mau chóng đưa đến những cuộc đàm phán có hiệu quả[53, tr.325]. Bình luận “Công thức Antonio”, một nhà nghiên cứu Việt Nam cho đây vẫn là “kiểu đáp ứng có điều kiện”, “có đi có lại” [65, tr.262-263].. Phản ứng trước đề xuất của Johnson, ngày 29.12.1967, bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh ra tuyên bố: “Sau khi Mĩ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH, VNDCCH sẽ nói chuyện với Mĩ về những vấn đề liên quan” [65, tr.263]. Điểm khác biệt quan trọng giữa tuyên bố trên và tuyên bố ngày 28.1.1967 là lần này, VNDCCH khẳng định dứt khoát “sẽ nói chuyện” thay vì “có thể nói chuyện”, và nội dung nói chuyện được nói rõ thêm là “những vấn đề có liên quan”.. Trong lúc chờ đợi khoảng cách trong lập trường của hai bên được thu ngắn hơn nữa, chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt trên cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, theo đà gia tăng quân số của Mĩ ở Nam Việt Nam. Bất chấp những dự tính lúc đầu và những báo cáo lạc quan mà Washington nhận được từ giới chỉ huy đạo quân viễn chinh Mĩ ở Nam Việt Nam, tình hình thực tế diễn biến phức tạp hơn nhiều. Chiến lược “tìm và diệt” của tướng Westmoreland, tư lệnh đạo quân viễn chinh Mĩ, mà quân số tăng lên dần đến mức gần 50 vạn vào cuối năm 1967 quả có gây cho QGPMN những thương vong không nhỏ. Tuy nhiên, không thể cho rằng “ánh sáng đã ở cuối đường hầm”, như lời tuyên bố trong tháng 12.1967 của Walter Rostow, cố vấn HĐAN quốc gia. Đối với người Mĩ, hình như không còn cách nào khác để đánh bại VNDCCH ngoài cuộc chiến tranh xâm lược và chiếm đóng Bắc Việt Nam. Nhưng viễn cảnh của một cuộc chiến Triều Tiên thứ hai đã làm Johnson chùn bước. 82() Nghĩa là VNDCCH sẽ không tăng ở mức độ lớn việc vận chuyển người và hàng tiếp tế qua vĩ tuyến 17. [44, tr.302]..

<span class='text_page_counter'>(163)</span> Về phần mình, các nhà lãnh đạo VNDCCH cũng đưa ra đánh giá lạc quan về tình hình quân sự, tất nhiên là theo hướng có lợi cho phía Việt Nam. Tháng 12.1967, BCT Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Đầu tháng 1.1968, Hội nghị Trung ương 14 khóa III đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết tổ chức cuộc tổng tấn công và nổi dậy ở miền Nam. Ngày 20.1.1968, quân đội VNDCCH tổ chức trận tiến công dữ dội vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh (Quảng Trị) nhằm đánh lạc hướng đối phương. Đêm 30 rạng ngày 31.1.1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), các đơn vị QGPMN đã đồng loạt tiến công trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam, đánh thẳng vào Sài Gòn, Huế và nhiều thành phố, thị xã, quận lị, căn cứ, kho tàng, sở chỉ huy... Kéo dài đến ngày 25.2.1968, cuộc tổng tiến công đã gây cho QGPMN những tổn thất rất nặng về sinh mạng(83), nhưng đồng thời đã tạo ra một chấn động tâm lí và chính trị trong chính giới và công chúng Mĩ. Ngày 26.2.1968, giữa lúc đang bối rối trong việc đưa ra trước dư luận trong nước một lời giải thích thỏa đáng cho câu hỏi tại sao đối phương, dù xem ra đã kiệt quệ về quân sự (theo như các báo cáo lạc quan của các chỉ huy quân sự Mĩ ở Nam Việt Nam), vẫn đủ sức tung ra một đợt tổng tiến công trên quy mô lớn như vậy, tổng thống Johnson đã nhận được từ tướng Wheeler – chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân – đang đi thị sát tình hình ở Nam Việt Nam một bản báo cáo, theo đó tướng Westmoreland yêu cầu bổ sung 206.000 quân vào đạo quân đã lên đến 495.000 ở Nam Việt Nam. Phản ứng của những nhà lãnh đạo dân sự Mĩ trước báo báo cáo trên là, theo một nhà nghiên cứu người Mĩ, “nỗi lo âu sâu sắc, gần như là sợ hãi, bởi lẽ cuộc chiến tranh có thể đang vượt ra ngoài sự kiểm soát” [72, tr.247]. Tân bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford, vừa thay Robert Mc Namrara từ chức ngày 1.3.1968, cho rằng chiến thắng đã trở thành điều hầu như không thể và thúc giục tổng thống Johnson nên khởi sự tiến trình xuống thang. Quan điểm này không được chủ nhân Nhà trắng chấp nhận ngay, nhưng trong những ngày sau đó, thêm nhiều chính khách nổi tiếng từng tích cực ủng hộ đường lối can thiệp quân sự ở Việt Nam đã lần lượt lên tiếng yêu cầu Johnson giảm ném bom, bớt dần sự dính líu ở miền Nam Việt Nam. VII.1.3. Mĩ và VNDCCH quyết định khởi sự đàm phán. Trong bài diễn văn được truyền hình toàn quốc tối ngày 31.3.1968, sau khi tuyên bố đã đến lúc khởi sự trở lại cuộc đàm phán và Mĩ sẵn sàng đi trước trên bước đường xuống thang, Johnson cuối cùng đã quyết định: “Tối nay, tôi đã ra lệnh cho các máy bay và tàu chiến của chúng ta không tiến hành cuộc tiến công nào chống Bắc Việt Nam, trừ vùng nằm ở bắc khu phi quân sự, nơi địch vẫn tiếp tục chuẩn bị các hoạt động đe dọa trực tiếp các vị trí tiền tiêu của đồng minh, nơi các hoạt động chuyển quân và tiếp tế làm cho mối đe dọa vừa nêu thêm nghiêm trọng” [53, tr.525]. Ông còn nói thêm rằng “thậm chí chiến dịch ném bom miền Bắc hạn chế của chúng ta có thể kết thúc sớm hơn nếu sự kiềm chế của chúng ta được đáp lại bằng bước kiềm chế tương tự của Hà Nội” [37, tr.402]. Tổng thống Johnson đồng thời nhắc lại lập trường của Mĩ về Việt Nam: "Mục tiêu 83() Xem theâm 66, tr.65- 67..

<span class='text_page_counter'>(164)</span> của chúng ta ở Nam Việt Nam không bao giờ nhằm hủy diệt kẻ thù. Chúng ta chỉ muốn đưa Hà Nội đến chỗ công nhận rằng họ không thể đạt được mục tiêu xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực. Chúng ta cho rằng nền tảng của hòa bình có thể la Hiệp định Geneva năm 1954, theo những điều kiện chính trị cho phép người Nam Việt Nam – toàn thể người Nam Việt Nam – tự hoạch định đường lối của họ mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, từ chúng ta hoặc từ bất kì ai khác. Do vậy, tối nay tôi khẳng định lại cam kết maø chúng ta đã đưa ra ở Manila: chúng ta sẵn sang rút lực lượng chúng ta khỏi Nam Việt Nam, khi phía bên kia cũng rút lực lượng của họ về Bắc, ngừng xâm nhập, nhờ vậy cường độ bạo lực sẽ giảm xuống” [37, tr.406].. Ông cũng quyết định sẽ không ra tranh cử nhiệm kì tới. Như vậy,vấn đề lớn nhất đặt ra trước Washington giờ đây không còn là đi tìm một chiến thắng quân sự, mà rút ra khỏi cuộc chiến bằng cách nào. Ứng viên R.Nixon của đảng Cộng hòa giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 11.1969 chủ yếu là nhờ lời hứa chấm dứt chiến tranh bằng con đường đàm phán với VNDCCH và rút quân về nước. Nhaän xeùt quyeát ñònh haïn cheá neùm bom treân cuûa Johnson, caùc taùc giaû Vieät Nam viết: “[...], phía Hoa Kì đáp ứng hoàn toàn những điều kiện do VNDCCH nêu lên. Về phía Việt Nam, đàm phán ngay là quá sớm; bác bỏ đề nghị thương lượng của Johnson thì không tranh thủ được dư luận thế giới và dư luận Mĩ. BCT đảng Lao động Việt Nam khóa III chủ trương có thể tiếp xúc, nhưng trước hết cần ép Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới bàn các vấn đề liên quan” [7, tr.222 – 223].. Ngày 3.4, chính phủ VNDCCH ra tuyên bố: “Chính phủ nước VNDCCH tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mĩ nhằm xác định với phía Mĩ việc Mĩ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện” [65, I, tr.267]. Ngày 2.5, Washington và Hà Nội tán đồng chọn Paris làm địa điểm cho cuộc đàm phán. Ngày 13.5, đoàn đại diện chính phủ Mĩ với Averell Harriman là trưởng đoàn và đoàn đại diện chính phủ VNDCCH với Xuân Thủy là trưởng đoàn đã chính thức gặp nhau tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế trên đại lộ Kléber (Paris). VII.2. CUỘC ĐAØM PHÁN PARIS VỀ VIỆT NAM. Cuộc đàm phán Paris veÀ Việt Nam diễn ra qua hai giai đoạn: hội đàm kéo dài từ ngày 13.5 đến ngày 31.10.1968 và hội nghị kéo dài từ 25.1.1969 đến ngày 27.1.1973. VII.2.1. Hội đàm (13.5 ─ 31.10.1968)..

<span class='text_page_counter'>(165)</span> Vấn đề chính được hai phái đoàn mang ra đàm phán là việc Mĩ ngừng ném bom ở miền Bắc Việt Nam. Ngay tại phiên họp đầu tiên, lập trường của chính phủ VNDCCH được trưởng đoàn Xuân Thủy xác định là Mĩ “chấm dứt hoàn toàn, không điều kiện các cuộc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH”. Trưởng đoàn Mĩ Harriman cho biết Mĩ chỉ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc nếu VNDCCH không tăng cường các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam, khôi phục khu phi quân sự, rút quân VNDCCH khỏi miền Nam. Trong cuộc họp kín tối ngày 26.6, đoàn Việt Nam vẫn đòi Hoa Kì chấm dứt ném bom không điều kiện và kiên quyết bác đòi hỏi “có đi có lại” của Mĩ. Phía Mĩ nói Hoa Kì sẵn sàng chấm dứt ném bom miền Bắc, nhưng muốn trước đó các bên sẽ thỏa thuận về “hoàn cảnh thích hợp”. Họ giải thích “hoàn cảnh thích hợp” là khôi phục khu phi quân sự, không bắn pháo từ khu phi quân sự và từ miền Bắc vào lính Mĩ và đồng minh, không tấn công bằng bộ binh ngang qua và trong khu phi quân sự, không tăng cường lực lượng từ miền Bắc cho MTDTGPMNVN, không bắn pháo vào các thành phố. Phía VNDCCH bác bỏ và đòi chấm dứt ném bom không điều kiện và nói thêm: “Nếu các ông chấm dứt ném bom miền Bắc thì chúng tôi tự biết cần phải làm gì”. Sau khi nêu vấn đề “hoàn cảnh thích hợp” không thành, giữa tháng 7, Hoa Kì chuyển sang “Kế hoạch hai giai đoạn”: - Giai đoạn 1: Mĩ chấm dứt ném bom, bắn phá bằng không quân, hải quân và pháo binh chống VNDCCH cũng như các hoạt động dùng vũ lực nhằm vào nước này, nhưng trước đó hai bên thảo luận những biện pháp có liên quan, sau khi chấm dứt ném bom, bắn phaù. - Giai đoạn 2: Khôi phục lại khu phi quân sự theo những thỏa thuận đạt được ở Geneva năm 1954; Mĩ và VNDCCH không tăng thêm quân vào miền Nam cao hơn mức hiện nay, bắt đầu nêu các vấn đề về thực chất, có đại diện của VNCH và MTDTGPMNVN. Mĩ sẵn sàng xét các vấn đề tương tự do phía VNDCCH nêu lên. Phía VNDCCH sẽ không tấn công vào các thành phố như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế (84) [66,tr.21]. Phản ứng của đoàn VNDCCH là giữ nguyên lập trường Mĩ vẫn phải chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện. Lập trường này phù hợp với chỉ thị đề ngày 4.6.1968 của bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi đoàn VNDCCH: “Tiếp tục làm tốt việc đấu tranh công khai và chuẩn bị lúc nào thuận lợi thì vừa nói chuyện công khai vừa nói chuyện hậu trường”. Còn chỉ thị đề ngày 15.6 nêu rõ: “Chúng ta ủng hộ các cuộc tiếp xúc riêng để thăm dò, chứ chưa đi vào mặc cả”. Ngày 20.9, Harriman đã đưa ra đề nghị mới: Hoa Kì sẽ ngừng ném bom khi việc đó dẫn đến các cuộc “nói chuyện nghiêm chỉnh”. Harriman giải thích “nói chuyện nghiêm chỉnh” là để nhân dân Nam Việt Nam được quyền quyết định tương lai của mình cho nên phải có đại diện của VNCH tham gia. Hoa Kì cũng sẵn sàng chấp nhận phía VNDCCH có đại diện của MTDTGPMNVN tham gia, dù Mĩ không công nhận Mặt trận; và đề nghị lấy 84() Từ ngày 5.5 đến ngày 18.6, các đơn vị QGPMN mở cuộc tổng tiến công đợt hai vào nhiều thành phố,. thị xã, thị trấn, sân bay... với trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định..

<span class='text_page_counter'>(166)</span> Hiệp định Geneva làm cơ sở thương lượng. Như vậy, phiá Mĩ đã bỏ hầu hết các điều kiện tiên quyết cho việc ngưng ném bom, chỉ còn giữ lại đòi hỏi mở rộng thành phần tham gia cuộc đàm phán. Ngày 15.10, đề nghị nêu trên được Harriman bổ sung thêm: “Chúng tôi sẵn sàng ra lệnh chấm dứt ném bom và mọi hành động khác liên quan đến việc dùng vũ lực trên toàn lãnh thổ VNDCCH, nếu các ông đồng ý bắt đầu “cuộc nói chuyện nghiêm chỉnh” ngay hôm sau, sau khi Hoa Kì chấm dứt ném bom và trong những cuộc thảo luận đó, đại diện chính phuû VNCH seõ tham gia beân phía chuùng toâi” [66, tr.49]. Trong quãng thời gian giữa hai cuộc họp ngày 20.9 và 15.10, phái đoàn VNDCCH đã nhận liên tiếp một số chỉ thị từ Hà Nội. Trong đó có chỉ thị đề ngày 3.10.1968: “1. Hoa Kì phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khaùc choáng VNDCCH vaø ra moät tuyeân boá veà chuyeän naøy; 2. VNDCCH sẽ ngừng pháo kích qua khu phi quân sự và tôn trọng khu phi quân sự; 3. VNDCCH nghĩ rằng có thể tổ chức hội nghị 4 bên để thảo luận một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, nhưng chính phủ Sài Gòn phải công nhận MTDTGPMNVN, chấp nhận chính sách hòa bình và trung lập, có thái độ tích cực đối với việc thành lập một chính phuû lieân hieäp vaø toû roõ thieän chí; 4. VNDCCH sẽ tiếp tục thảo luận với Hoa Kì những vấn đề được mỗi bên đã nêu ra hay seõ neâu ra" [66, tr.44]. Chỉ thị đề ngày 20.10.1968 mang một số nội dung sửa đổi: “1. Cố gắng ép Mĩ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam. Nếu Hoa Kì đồng ý chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống VNDCCH, hội nghị 4 bên sẽ được triệu tập. Những hành động chiến tranh bao gồm việc sử dụng bạo lực, dọ thám, rải truyền đơn và thảo những vật liệu chiến tranh tâm lí. Nếu Hoa Kì không tán thành, chúng ta sẽ gác lại vấn đề này và sẽ tiếp tục đấu tranh sau. 2. Đòi hỏi Hoa Kì nói chuyện với MTDTGPMNVN và chính quyền Sài Gòn thay đổi chính sách không phải là điều kiện bắt buộc mà Hoa Kì phải tán thành trước khi đi đến bất kì thỏa thuận nào. Sẽ tiếp tục đấu tranh sau ở hội nghị 4 bên. 3. Về ngày giờ của hội nghị sơ bộ 4 bên, chúng ta đề nghị 7 hay 10 ngày sau khi chấm dứt ném bom, nhưng trong lúc đàm phán, chúng ta phải đi từng bước một để Hoa Kì không nghĩ rằng chúng ta chấp nhận quá dễ dàng. Có thể là lúc đầu chúng ta đưa ra đề nghị mơ hồ “càng sớm càng tốt”, rồi 15 ngày sau mới tán thành thời biểu nêu trên. 4. Về hình thức văn bản thỏa thuận, Hà Nội dự kiến hai khả năng: - Cố gắng đấu tranh cho một thông cáo chung được hai bên cùng đưa ra; - Trong trường hợp Hoa Kì không đồng ý, chúng ta sẽ ra tuyên bố riêng” [66, tr.5263]..

<span class='text_page_counter'>(167)</span> Căn cứ vào chỉ thị trên, ngày 21.10, Xuân Thủy thông báo chính thức cho đoàn đàm phán Mĩ rằng “sau khi Hoa Kì chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH, sẽ có cuộc hội nghị bốn bên gồm VNDCCH, MTDTGPMNVN, Hoa Kì vaø VNCH veà vieäc nhaèm tìm moät giaûi phaùp chính trò cho vấn đề Việt Nam...”. Các tác giả Việt Nam nhận xét: “Như vậy, với đề nghị trên, mục tiêu cơ bản của Việt Nam trong Hội nghị VNDCCH - Hoa Kì tại Paris đã đạt được: hai bên thỏa thuận việc Mĩ chấm dứt ném bom miền Bắc và sẽ họp hội nghị các bên tham chiến để tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Mĩ xuống thang chiến tranh một bước có ý nghĩa” [7, tr.229]. Bất chấp một số khó khăn vẫn chưa được giải quyết phát xuất từ phía chính phủ Sài Gòn, tối ngày 31.10, Johnson đã phát đi bản tuyên bố rằng ông đã hạ lệnh chấm dứt mọi hoạt động ném bom và bắn phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân và pháo binh kể từ lúc 8 giờ sáng giờ Washington, ngày 1.11.1968. VII.2.2. Hội nghị bốn bên (từ 25.1.1969 đến 27.1.1973). Từ ngày 25.1.1969, cuộc hoà đàm Paris về vấn đề Việt Nam chuyển sang giai đoạn hai (và cũng là giai đoạn chính) với sự tham dự của bốn bên: VNDCCH, MTDTGPMNVN(85), Hoa Kì và VNCH. Kéo dài đến ngày 27.1.1973, Hội nghị bốn bên (86) trở thành đấu trường ngoại giao, nơi các bên tham gia cố gắng giải quyết, bằng cách dựa vào các kết quả trên chiến trường, một loạt các vấn đề theo hướng sao cho có lợi nhất cho mình. Hai vấn đề có ý nghĩa quyết định hơn cả là vấn đề quân sự (sự hiện diện của quân Mĩ và quân VNDCCH ở miền Nam Việt Nam) và vấn đề chính trị (tức vấn đề chính quyền ở miền Nam Việt Nam). Riêng phía Mĩ có thêm một mối quan tâm đặc biệt khác: các tù binh Mĩ đang bị VNDCCH giam giữ. Ba mối quan tâm hàng đầu này được phái đoàn Mĩ xaùc ñònh roõ chæ moät tuaàn sau khi Hoäi nghò 4 beân khai maïc. ─ Giaûi phaùp 10 ñieåm cuûa MTDTGPMNVN. Ngày 1.1.1969, bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh đã gửi cho đoàn VNDCCH ở hòa đàm Paris một chỉ thị gồm 4 điểm: “1. Buộc Hoa Kì xuống thang chiến tranh từng bước một trên chiến trường chính và đơn phương rút một phần lực lượng 2. Làm nghiêm trọng thêm mâu thuẫn và những khó khăn nội bộ của Mĩ, của chính quyeàn Saøi Goøn vaø caùc maâu thuaãn Hoa Kì- Saøi Goøn. 3. Tăng cường vị thế quốc tế của MTDTGPMNVN 85() Ngày 6.6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN). được thành lập. Đoàn MTDTGPMNVN ở cuộc hoà đàm Paris trở thành đoàn CPCMLTCHMNVN. 86() Đây là tên gọi chính thức mà VNDCCH dùng để chỉ giai đoạn hai của cuộc hòa đàm Paris, trong lúc phía Mó goïi laø Hoäi nghò hai phía..

<span class='text_page_counter'>(168)</span> 4. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và chính trị của các nước XHCN, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ mạnh hơn và có hiệu quả hơn của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mĩ; đòi hỏi Mĩ rút nhanh chóng toàn bộ và không điều kiện lực lượng khỏi mieàn Nam Vieät Nam” [66, tr.75]. Tuân thủ chỉ thị trên, trong những tháng đầu tiên của Hội nghị 4 bên, VNDCCH không đưa ra một giải pháp mới nào cho vấn đề Việt Nam. Trong các phiên đàm phán, phái đoàn VNDCCH tiếp tục dựa vào lập trường 4 điểm đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu ra ngày 8.4.1965. Tại cuộc gặp gỡ riêng đầu tiên với trưởng đoàn Hoa Kì Henry Cabot Lodge, trưởng đoàn VNDCCH Xuân Thủy nêu ra ba ñieåm: “1. Hoa Kì phaûi ruùt quaân Mó vaø chö haàu maø khoâng keøm theo ñieàu kieän naøo; 2. Hoa Kì phải từ bỏ chính quyền Sài Gòn mà họ đã dựng lên. Nếu tiếp tục bám giữ chính quyeàn Thieäu-Kyø-Höông(87), moät chính quyeàn phaùt xít vaø hieáu chieán, khoâng theå có chuyện đàm phán hòa bình. 3. Do các trận đánh diễn ra trên phần lãnh thổ Nam Việt Nam, Hoa Kì cần nói chuyện với MTDTGPMNVN. Nếu từ chối làm chuyện này, Mĩ sẽ tỏ ra vô lí và không thể tìm ra một giải pháp cho vấn đề” [66, tr.78]. Trước đó, tại phiên khai mạc của Hội nghị 4 bên, trưởng đoàn MTDTGPMNVN Trần Bửu Kiếm đưa ra lập trường 5 điểm, trong đó Điểm 2 nguyên văn như sau: “Đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mĩ, quân chö haàu vaø caùc phöông tieän chieán tranh cuûa chuùng ra khoûi mieàn Nam Vieät Nam, huûy bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam”. Còn Điểm 3 nêu rõ: “Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết theo cương lĩnh chính trị của MTDTGPMNVN, không có sự can thiệp của nước ngoài. Thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi, tổ chức tổng tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam”. Ba điểm của Xuân Thủy hay năm điểm của Trần Bửu Kiếm xét về thực chất là sự nhắc lại lập trường bốn điểm của Phạm Văn Đồng.. Ngày 8.5.1969, Trần Bửu Kiếm đã công bố giải pháp mới đầu tiên cho vấn đề Việt Nam tại Hội nghị 4 bên. Đó là Giải pháp toàn bộ 10 điểm: “1. Toân trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, cụ thể là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, như đã được Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam công nhận. 2. Chính phủ Hoa Kì phải rút khỏi Nam Việt Nam toàn bộ quaân Mó, nhaân vieân quaân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Mĩ và của các nước ngoài cùng phe với Mĩ, mà không được đặt ra bất kì điều kiện nào khác; hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam; từ bỏ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền,lãnh thổ và an ninh của Nam Việt Nam và VNDCCH. 3. Vấn đề các lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam do các bên Việt Nam cuøng giaûi quyeát”. 4. Nhaân daân mieàn Nam Vieät Nam tự giaûi quyeát coâng vieäc noäi boä cuûa mình, khoâng coù sự can thiệp của nước ngoài. Họ tự quyết định thể chế chính trị ở Nam Việt Nam thông qua 87() Đó là tên của ba người đứng đầu chính phủ VNCH: Nguyễn Văn Thiệu – tổng thống, Nguyễn Cao Kỳ. – phó tổng thống, Trần Văn Hương – thủ tướng.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> bầu cử tự do và dân chủ: bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng hiến pháp, thành lập chính phủ liên hiệp chính thức, phản ánh sự hịa hợp dân tộc và một liên minh rộng rãi mọi tầng lớp xã hội. 5. Trong quãng thời gian từ lúc hịa bình được vãn hồi và tổng tuyển cử được tổ chức, không bên nào được áp đặt chế độ chính trị của mình lên nhân dân Nam Việt Nam. Các lực lượng chính trị đại diện các tầng lớp xã hội và xu thế chính trị khác nhau ở Nam Việt Nam mà ủng hộ hòa bình,độc lập và trung lập, gồm cả những người đang phải sống ở nước ngoài vì các lí do chính trị, đều sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập . Chính phủ liên hiệp lâm thời phải hoàn thành những công việc sau: (a) Thi hành thỏa thuận đã được kí về việc rút binh lính Mĩ và các nước ngoài cùng phe Mó…. (b) Thực hiện sự hòa hợp dân tộc, một liên minh rộng rãi mọi tầng lớp xã hội, lực lượng chính trị, dân tộc, cộng đồng tôn giáo và mọi cá nhân, bất kể niềm tin chính trị và quá khứ của họ, miễn là họ ủng hộ hòa bình, độc lập và trung lập. (c) Thực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi: tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do thành lập các đảng phái và tổ chức chính trị, tự do biểu tình…; trả tự do cho những người bị cầm tù vì lí do chính trị; cấm mọi hành vi khủng bố, trả thù và phân biệt nhằm vào những người đã từng cộng tác với phía bên kia, dù họ đang ở trong nước hay ở nước ngoài, theo như quy định của Hiệp định Geneva năm 1954 về Việt Nam. (d) Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, phục hồi sinh hoạt bình thường của nhân dân và cải thiện điều kiện sống của người dân lao động. (e) Tổ chức bầu cử tự do và dân chủ trên toàn miền Nam nhằm thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam, phù hợp với nội dung điều 4 nêu trên. 6. Nam Vieät Nam thi haønh chính saùch hoøa bình vaø trung laäp. Thi hành chính sách quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ trong phạm vi đường biên giới hiện nay của nước này; thi hành chính sách quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Lào trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Geneva 1962 về Lào. Thiết lập các quan hệ ngoại giao, kinh tế và văn hóa với mọi nước, bất kể chế độ chính trị và xã hội, kể cả với Hoa Kì, phù hợp với 5 nguyên tắc chung sống hòa bình: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình; nhận viện trợ kinh tế và kĩ thuật của mọi nước, không kèm theo điều kiện chính trị. 7. Thực hiện từng bước tái thống nhất Việt Nam, bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong lúc chờ đợi Việt Nam tái thống nhất hòa bình, hai miền lập lại quan hệ bình.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> thường về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Giới tuyến quân sự giữa hai miền ở vĩ tuyến 17 chỉ, theo quy định của Hiệp định Geneva 1954, mang tính chất tạm thời và dứt khoát không phải là ranh giới lãnh thổ hay chính trị. Hai miền sẽ đi đến thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự, và sẽ soạn ra các thể thức liên quan đến hoạt động di chuyển ngang qua giới tuyến quân sự tạm thời. 8. Theo như quy định của Hiệp địnhGeneva 1954 về Việt Nam, trong lúc chờ đợi Việt Nam taùi thoáng nhaát, hai mieàn Nam Baéc Vieät Nam cam keát khoâng tham gia baát kyø lieân minh quân sự nào với nước ngoài, không cho phép bất kì nước ngoài nào duy trì căn cứ quân sự, binh lính hay nhân viên quân sự trên lãnh thổ mình, không công nhận sự bảo vệ của bất kì nước nào, liên minh và khối quân sự nào. 9. Để giải quyết hậu quả của chiến tranh: (a) Các bên sẽ thương lượng thả các quân nhân bị bắt trong chiến tranh. (b) Chính phủ Hoa Kì phải chịu mọi trách nhiệm về những mất mát và tàn phá mà họ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền. 10. Các bên đạt thỏa thuận về sự giám sát đối với việc rút khỏi Nam Việt Nam binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kì và những nước cùng phe với Hoa Kì". Giải pháp 10 điểm nêu trên cho thấy hai đòi hỏi chính của VNDCCH: - Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn ở lại miền Nam Việt Nam sau khi quân đội Hoa Kì ruùt ñi; - Chính phuû VNCH phaûi giaûi theå. – Kế hoạch hòa bình 8 điểm của Hoa Kì. Các đòi hỏi chính của chính phủ VNDCCH đều là những vấn đề được Hoa Kì xem là có ý nghĩa quyết định, nhưng từ một quan điểm khác hẳn. Trước hết, Hoa Kì gắn kết sự hiện diện của quân Mĩ với sự có mặt của các đơn vị QĐNDVN ở miền Nam Vieät Nam. Do vaäy, neáu quaân Mó ruùt khoûi ñaây, thì QÑNDVN cuõng phaûi haønh động tương tự. Trong phiên họp ngày 15.9.1968, Harriman nêu rõ: “Khi quân Bắc Việt Nam cũng như quân Hoa Kì đã rút xong thì sẽ không được đưa vào nữa ”. Lập trường này được Henry Cabot Lodge, người thay thế Harriman, nhắc lại trong phiên họp ngày 22.3.1969: “Hà Nội cũng như Washington đều không có quyền ép buộc nhaân daân Nam Vieät Nam tuaân theo yù muoán cuûa mình. Vì vaäy, Hoa Kì luoân luoân nhaán mạnh tính chất quan trọng của việc rút khỏi miền Nam Việt Nam tất cả các lực lượng từ bên ngoài vào. Lực lượng bên ngoài là lực lượng không phải của Nam Việt Nam, là lực lượng của hai chúng ta” [66,tr.79]. Ông nhấn mạnh: “Nguyên tắc căn bản của [một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris] rất là đơn giản triệt thoái song phương bất cứ quân đội nào không phải là quân đội miền Nam khỏi miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho nhân dân miền Nam”.. Về địa vị của chính phủ Sài Gòn, trưởng đoàn Mĩ Harriman khẳng định trong phiên họp ngày 12.9.1968: “Chính phủ Nam Việt Nam là một thực tế mà các ông không thể lờ đi được. Chính quyền của họ, quân đội của họ cũng là những thực tế..

<span class='text_page_counter'>(171)</span> Họ phải được tham gia vào bất cứ cuộc nói chuyện nào về tương lai chính trị của Nam Vieät Nam”. Cầm quyền từ tháng 1.1969, tân tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, người được ông giao toàn bộ công tác giải quyết vấn đề Việt Nam, đều thống nhất ở nhận định rằng cuộc chiến Việt Nam đã trở thành “một khúc xương hóc trong họng nước Mĩ”, cản trở mọi giải pháp xây dựng nhằm giải tỏa những vấn đề khó khăn về đối nội và đối ngoại mà Mĩ đang phải đương đầu. Do vậy, Mĩ phải giải quyết vấn đề Việt Nam càng sớm càng tốt, nhưng phải theo cách thức “kết thúc chiến tranh trong danh dự ”, nếu không những hậu quả phát sinh sẽ “rất khủng khiếp, chúng ta sẽ tự hủy diệt mình nếu rút ra theo cách thức không thực sự giữ được danh dự” [44, tr.370, 371]. Vậy, thế nào là một giải pháp danh dự? Nó phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau: thứ nhất, việc rút quân Mĩ khỏi Việt Nam phải được tiến hành theo cách thức sao cho tránh được mọi biểu hiện thất bại, dù là nhỏ nhất; thứ hai, Mĩ phải bác bỏ ý tưởng về một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam, vì “nó sẽ phá hủy cơ cấu chính trị hiện đại và dẫn đến chỗ cộng sản chiếm quyền ” ở xứ này. Nixon và Kissinger đặt ra mục tiêu tối ưu là “một giải pháp thương lượng công bằng khả dĩ duy trì nền độc lập của Nam Việt Nam”, tạo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lí để toàn taïi [44, tr.371-372]. Toàn bộ suy nghĩ trên được Nixon thể hiện vào đề nghị hai điểm được ông bày tỏ với đại sứ Liên Xô ở Washington là Dobrynin và được đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Sherbakov chuyển đến thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ngày 30.4.1969. Đó laø: “Rút quân cùng lúc trên cơ sở đồng đều và chấm dứt xung đột; - Về chính trị, MTDTGPMNVN sẽ không bị cản trở và có thể tham gia vào sinh hoạt chính trị và xã hội của đất nước, đổi lấy việc VNDCCH và MTDTGPMNVN từ bỏ sử dụng bạo lực. Nam Việt Nam sẽ độc lập và tự trị trong 5 năm, sau đó Mĩ sẽ không chống lại sự thống nhất của Việt Nam” (Kissinger có ghi thêm rằng thời hạn 5 năm có thể được thương lượng) [66, tr.90].. Toàn bộ lập trường của chính phủ Mĩ về Việt Nam được tổng thống Nixon công bố đày đủ trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc ngày 14.5.1969. Ông tuyên bố rõ: “Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại [Hòa đàm] Paris bất cứ một giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang... Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc cơ bản của nó là rất đơn giản: triệt thoái song phương bất kì quân đội nào không phải là quân đội miền Nam ra khỏi miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho nhân dân miền Nam”. Kế hoạch hòa bình đầu tiên cho Việt Nam của tân tổng thống Mĩ gồm 8 điểm được soạn thảo dựa theo nguyên tắc căn bản vừa nêu: "- Ngay khi đạt được thỏa thuận, mọi lực lượng không phải Nam Việt Nam sẽ bắt đầu triệt thoái khỏi Nam Việt Nam. - Trong thời hạn 12 tháng, theo từng chặng đãû được thỏa thuận, phần lớn lực lượng Hoa Kì, đồng minh và không phải Nam Việt Nam sẽ phải triệt thoái. Khi thời hạn.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> 12 tháng kết thúc, những lực lượng còn lại của Hoa Kì, đồng minh và không phải Nam Việt Nam sẽ di chuyển vào các khu căn cứ đã dược quy định và không được tham gia các hoạt động chiến đấu; - Các lực lượng còn lại của Hoa Kì và đồng minh sẽ hoàn tất việc rút quân khi lực lượng Bắc Việt Nam còn lại rút đi và trở về Bắc Việt Nam; - Một cơ quan giám sát quốc tế được cả hai bên chấp nhận sẽ đươc thành lập nhằm mục đích kiểm soát hoạt động rút quân, hay nhằm bất kì mục đích nào khác được hai bên đồng ý; - Cơ quan giám sát sẽ bắt đầu hoạt động phù hợp với thời biểu thỏa thuận và sẽ tham gia vào việc thu xếp ngừng bắn có giám sát ở Việt Nam; - Ngay sau khi cơ quan giám sát bắt đầu hoạt động, bầu cử sẽ được tổ chức theo những quy định đã được thỏa thuận và dưới sự giám sát của một tổ chức quốc tế; - Việc thả tù binh của cả hai bên sẽ được thực hiện vào thời điểm sớm nhất; - Moïi beân thoûa thuaän tuaân thuû caùc Hieäp ñònh Geneva 1954 veà Nam Vieät Nam vaø Campuchia, vaø Hieäp Ñònh Geneva 1962 veà Laøo”. Như vậy, lập trường của Mĩ trong vấn đề chính trị đã có sự thay đổi quan trọng: thừa nhận trong thực tế sự tồn tại của Mặt trận bằng cách để tổ chức này tham gia vào đời sống chính trị ở miền Nam, nhưng vẫn không chấp nhận một chính phủ liên hiệp. Đến đây, cần trích dẫn những ý kiến của các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng chính đòi hỏi thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam được nêu ra trong giải pháp 10 điểm lại tạo ra khó khăn cho VNDCCH. Họ viết: “Ngay cả vấn đề “chính phủ liên hiệp” được nêu ra trong lúc các căn cứ của chúng ta đang rệu rã, sẽ tạo khó khaên cho chuùng ta, neáu Hoa Kì chaáp thuaän noù, gioáng nhö chính phuû hoøa giaûi daân toäc ở Lào năm 1957 (Chỉ một năm sau khi ra đời, nó đã bị phe hữu lật đổ và các đại diện Pathet Lào bị bắt, kể cả Hoàng thân Souphanouvong)” [66, tr.85].. Ngày 6.6.1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) được thành lập. “Sự ra đời của Chính phủ CPCMLTCHMNVN tạo ra thực tế ở miền Nam có hai chính quyền song song tồn tại ” [7, tr.243]. Đây là động thái nhằm tăng cường địa vị pháp lí của Mặt trận trong cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao với chính phủ VNCH. ─ Chuû thuyeáât Nixon. Về phần mình, từ cuối tháng 8, Mĩ đã đơn phương khởi sự thực hiện kế hoạch rút quân dần ra khỏi Nam Việt Nam: 25.000 quân cho lần rút đầu tiên. Động thái này nằm trong khuôn khổ của một chương trình hành động rộng lớn hơn – Việt Nam hóa chiến tranh – được hoạch định phù hợp với chủ thuyết ngoại giao mới được gọi là chủ thuyết Guam hay chủ thuyết Nixon. Chủ thuyết này được chính tác giả của nó công bố ngày 25.7.1969 trong một cuộc họp báo diễn ra trên đảo Guam. Nội dung của chủ thuyết Nixon gồm hai phần: - “[...] Tôi cảm thấy rằng một khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam được giải quyết xong, Hoa Kì sẽ cần có một chính sách mới về châu Á để đảm bảo rằng sẽ không bao giờ có một.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> Việt Nam khác. Hoa Kì sẽ vẫn duy trì những cam kết đã có sẵn được quy định trong các hiệp ước, nhưng trong tương lai Hoa Kì sẽ không cam kết thêm nữa trừ phi quyền lợi sống còn của Hoa Kì đòi hỏi”. - “Trong quá khứ, chính sách của Hoa Kì là cung cấp vũ khí, nhân lực và vật lực để giúp đỡ những quốc gia khác chống xâm lược. Đó là điều Hoa Kì đã từng làm ở Triều Tiên, và chính vì như vậy mà Hoa Kì đã khởi đầu ở Việt Nam. Nhưng kể từ nay, Hoa Kì sẽ chỉ cung cấp vật lực và viện trợ kinh tế và quân sự cho những quốc gia bị trực tiếp đe dọa nào muốn tự đảm nhận việc tự cung cấp nhân lực để tự bảo vệ chính mình. Chỉ có một trường hợp duy nhất: đó là khi một đại cường hạt nhân tiến công một trong các đồng minh của Hoa Kì, Hoa Kì seõ giaùng traû baèng vuõ khí haït nhaân”. Để không ai hồ nghi về mục đích cuối cùng của Việt Nam hóa chiến tranh(88), ngày 3.11.1969, Nixon đã đọc bài diễn văn khẳng định Hoa Kì sẽ tôn trọng các cam kết ở Việt Nam, Hoa Kì sẽ tiếp tục tham chiến cho đến khi VNDCCH chấp nhận một nền hoà bình công bằng và danh dự, hay cho đến lúc VNCH đủ sức tự bảo vệ. Đồng thời, Hoa Kì vẫn tiếp tục giảm cam kết căn cứ trên các nguyên tắc của chủ thuyết Nixon: nhịp độ rút quân sẽ gắn liền với tiến bộ của Việt Nam hóa, đến mức độ hoạt động của kẻ thù và đến những tieán trieån treân maët traän thöông thuyeát. Đến cuối năm 1969, tổng số quân Mĩ ở Nam Việt Nam giảm xuống còn 479.500. ─ Cuộc gặp kín ngày 4.8.1969 giữa Kissinger và Xuân Thủy. Ngaøy 4.8.1969, hôn moät tuaàn sau khi Nixon coâng boá chuû thuyeát Guam, coá vaán an ninh quốc gia Hoa Kì và trưởng đoàn VNDCCH đã gặp riêng. Đây là dịp để hai bên trình bày thẳng thắn lập trường của chính phủ hai nước về một giải pháp cho cuộc chiến ở Việt Nam. Kissinger trả lời từng yêu cầu chính của phía VNDCCH: “- Hoa Kì sẵn sàng rút toàn bộ lực lượng mà không có một ngoại lệ nào khỏi Nam Việt Nam, như là một phần của chương trình rút toàn bộ lực lượng bên ngoài; “- Hoa Kì không có ý định duy trì bất kì căn cứ nào trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này cũng không có bất kì ngoại lệ nào; “ – Hoa Kì chấp nhận bất kì kết quả nào của tiến trình chính trị tự do”. Kissinger giải thích quan niệm của Hoa Kì về tiến trình chính trị tự do là “tiến trình chính trị công nhận cán cân lực lượng đang có: không bên nào được đòi hỏi bên kia chấp nhận một cương lĩnh chính trị dựa trên các đề xuất hé lộ sự thất bại không tránh khỏi của phía kia... Chúng tôi không đòi hỏi các ngài giải tán lực lượng cộng sản, các ngài cũng không đòi hỏi chúng tôi giải tán các lực lượng không cộng sản” [66, tr.99-100]. Trả lời Kissinger, Xuân Thủy nhắc lại và làm rõ thêm các yêu cầu chính của chính phuû VNDCCH: - Mĩ và những nước ngoài khác cùng phe Mĩ phải rút quân không điều kiện. Về vấn 88() Thuật ngữ này được các nhà quan sát thời cuộc dùng để chỉ chính sách vận dụng chủ thuyết Nixon vào. cuộc chiến can thiệp của Mĩ ở Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(174)</span> đề những lực lượng Việt Nam ở miền Nam, nhân dânï hai miền sẽ tự giải quyết với nhau; - Chính phủ Sài Gòn không mang tính hợp pháp và hợp hiến, do vậy nó không có quyền đứng ra tổ chức bầu cử. Xuân Thủy nhấn mạnh: “Nếu Hoa Kì duy trì chính quyền này, vấn đề sẽ không thể giải quyết, cần thay đổi người và chính sách của chính quyền này. Chúng tôi chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn như một thực tế, nhưng phải có một chính phủ liên hiệp ba thành phần đứng ra tổ chức bầu cử ” [66, tr.102]. Xuân Thủy xác định ba thành phần đó là: Chính phủ Cách mạng lâm thời, chính phủ Sài Gòn (sau khi loại bỏ ba nhân vật chủ chốt cầm đầu chính phủ VNCH là Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Hương và thay đổi chính sách sang ủng hộ hoà bình, độc lập, trung lập và dân chủ). Hai thành phần này sẽ thương lượng với những người khác ủng hộ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ để lập chính phủ liên hiệp lâm thời [66, tr.103]. Toàn bộ lập trường trên đã được đoàn VNDCCH đúc kết thành đề xuất 3 điểm tại cuộc họp kín diễn ra ngày 4.4.1970 giữa Kissinger và cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Sau khi yêu cầu Mĩ đơn phương rút toàn bộ quân khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng, đoàn đã đưa ra đề nghị 3 điểm cho vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam: “ 1. Chúng tôi công nhận chính phủ Sài Gòn là một thực tế, nhưng những người đứng đầu nó hiện nay là Thiệu - Kỳ- Khiêm (89) phải bị thay. Họ là các trở ngại cho giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam; 2. Một chính phủ lâm thời ba thành phần sẽ được thành lập và bao gồm đại diện Chính phủ CMLTCHMNVN, đại diện chính quyền Sài Gòn không có Thiệu - Kỳ- Khiêm và đại diện các lực lượng chính trị khác ngoài hai lực lượng vừa nêu; 3. Sau khi Mĩ rút quân, một quốc hội sẽ được bầu ra để thông qua hiến pháp mới và thành lập chính phủ liên hiệp chính thức. Vấn đề quân đội VNDCCH ở miền Nam Việt Nam sẽ được chúng tôi khởi sự thảo luận, sau khi đạt được thỏa thuận về các vấn đề chính trị”[66, tr.131-132]. Như vậy, VNDCCH đã công nhận chính quyền Sài Gòn là một thực tế, với điều kiện không có ba nhân vật chủ chốt của nó. Tuy nhiên, Kissinger đánh giá rằng đề xuất ba điểm của đoàn VNDCCH vẫn không vượt ra khỏi khuôn khổ của hai đòi hỏi chính, đó là: Mĩ rút quaân khoâng ñieàu kieän vaø xoùa boû chính phuû VNCH.. binh.. – Sự thay đổi lập trường đàm phán của chính phủ Mĩ: gắn kết rút quân với thả tù. Về phần mình, tại cuộc gặp gỡ bí mật diễn ra ngày 7.9.1970, Kissinger đã đưa ra kế hoạch rút toàn bộ quân đội Mĩ ra khỏi miền Nam trong vòng 12 tháng( 90) mà không đề cập gì đến một hành động đáp trả tương tự từ phía quân đội VNDCCH. Tuy nhiên, Kissinger kiên quyết gạt bỏ đề nghị 3 điểm nêu trên của chính phủ VNDCCH. Cố vấn Hoa Kì tuyên boá: “Neáu nhö Hoa Kì ruùt quaân khoâng ñieàu kieän, nhöng caùc ngaøi vaãn muoán thay theá chính phủ Nam Việt Nam, thì đó là vấn đề của các ngài, không phải là vấn đề của chúng tôi nữa. 89() Đây là ba nhân vật cầm đầu chính phủ VNCH: tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó tổng thống Nguyễn. Cao Kỳ và thủ tướng Trần Thiện Khiêm. 90() Kissinger đưa ra số quân rút cụ thể cho từng tháng [X. chi tiết trong 58, tr.274]..

<span class='text_page_counter'>(175)</span> Nếu như các ngài muốn đàm phán về vấn đề chính trị với chúng tôi, thì các ngài phải bỏ các điều kiện tiên quyết đó đi”[66, tr.146]. Bieân baûn cuûa phía Hoa Kì ghi hôi khaùc: "Ñieàu toâi [Kissinger] muoán noùi laø neáu chúng tôi rút quân đội của chúng tôi một cách vô điều kiện và nhanh chóng thì những gì xảy ra ở Sài Gòn là vấn đề của các ông, và các ông sẽ phải quyết định liệu có thể chiến thắng được một cuộc chiến tranh với Chính phủ Sài Gòn hay không. Tôi không dự báo điều gì xảy ra – tôi đang tuyên bố một sự kiện rằng các ông không thể đòi hỏi chúng tôi làm cả hai việc đồng thời..." [59, tr.278-279]. Về chuyện Mĩ rút quân đơn phương, cần dẫn ra đây bản ghi nhớ cuộc nói chuyện giữa Kissinger và Dobrynin – đại sứ Liên Xô ở Hoa Kì – được đại sứ Liên Xô ở Hà Nội báo cho thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng: "Kissinger: Nếu Hoa Kì rút tất cả lực lượng của mình trong một thời hạn nhất định và có thể không đòi hỏi lực lượng của VNDCCH cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam, thì những người Bắc Việt Nam phải tôn trọng một cuộc ngừng bắn trong khi Hoa Kì rút quân, cộng thêm một thời gian nhất định, không quá dài sau khi Hoa Kì rút quân;đó là điểm quan trọng. Nếu những người Việt Nam không thể đồng thuận với nhau về một thoả hiệp hợp lí và nếu sau đó, chiến tranh bùng nổ trở lại giữa Bắc và Nam Việt Nam, thì cuộc xung đột đó không còn là của người Mĩ nữa; nó sẽ là công việc giữa người Việt Nam với nhau, bởi vì người Mĩ đã rút khỏi Việt Nam. Nó sẽ vượt ra ngoài phạm vi của chính quyeàn Nixon. Một quá trình như vậy sẽ miễn cho người Mĩ sự cần thiết phải tiến hành một cuộc đàm phán kéo dài và thực tế là không có kết quả về một giải pháp chính trị cho VNCH khi các lực lượng Hoa Kì đã rút lui. Tất cả những vấn đề đó sẽ chỉ dính líu trực tiếp đến người Việt Nam " [59, tr.282-283].. Cố vấn an ninh Hoa Kì đồng thời nhắc lại ba nguyên tắc cơ bản cho một giải pháp chính trị đã được Nixon công bố ngày 20.4.1970, đó là: phản ánh ý nguyện của nhân dân miền Nam Việt Nam, phản ánh cán cân lực lượng đang tồn tại không có sự can thiệp từ bên ngoài và Hoa Kì sẽ tôn trọng kết quả của tiến trình chính trị đã được hai bên thỏa thuaän [ 59, tr.275; 66, tr.146]. Sự thay đổi trên được tổng thống Nixon chính thức xác nhận trong bài diễn văn được truyền hình toàn quốc ngày 7.10.1970. Sau khi miêu tả các hoạt động quân sự mùa xuân mà quân Mĩ phối hợp với quân VNCH tiến hành trên lãnh thổ Campuchia từ ngày 28.4 đến ngày 30.6.1970 là “chiến dịch quân sự thành công nhất trong chiến tranh Việt Nam”, Nixon đã công bố kế hoạch hòa bình mới gồm 5 điểm: 1. Ngừng bắn tại chỗ trên toàn Đông Dương; 2. Triệu tập hội nghị quốc tế về hoà bình cho toàn Đông Dương; 3. Đàm phán về thời biểu rút toàn bộ quân Mĩ; 4. Một dàn xếp chính trị trên cơ sở hai nguyên tắc: phản ánh ý nguyện của nhân dân và tương quan lực lượng chính trị ở Nam Việt Nam; 5. Phóng thích ngay lập tức tù binh của hai phe..

<span class='text_page_counter'>(176)</span> Như vậy, Nhà trắng đã chuyển từ quan điểm Hoa Kì và VNDCCH cùng rút quân sang quan điểm gắn kết việc rút quân Mĩ với thả tù binh. Năm ngày sau, Nixon loan báo sẽ rút về nước 4 vạn quân trước lễ Giáng sinh. Đến cuối năm 1970, quân số Mĩ ở miền Nam Việt Nam giảm xuống còn 339.000. Một nhà nghiên cứu người Việt Nam, từng là cán bộ ngoại giao của chính phủ CMLTCHMNVN và có mặt ở Hội nghị Paris, nhận xét: “Khi so sánh lực lượng ở Nam Việt Nam không có lợi cho cách mạng, đề nghị ngừng bắn chỉ có lợi cho Hoa Kì và Sài Gòn. Đề nghị thả tù binh chiến tranh và tổ chức hội nghị quốc tế về Đông Döông trong luùc Hoäi nghò Paris veà Vieät Nam ñang beá taéc giuùp Nixon tranh thuû coâng luận Hoa Kì và thế giới”[66, tr.156].. Còn việc Washington không còn gắn kết chuyện rút quân Mĩ với rút quân VNDCCH? Sự thay đổi này cho thấy với nhịp độ rút quân như đã diễn ra, sự hiện diện của quân Mĩ ở Nam Việt Nam sẽ không còn là vấn đề chính ở Hội nghị Paris, mà vấn đề chính trị (tức vấn đề quyền lực) ở Nam Việt Nam sau khi Mĩ đơn phương rút quân sẽ vươn lên vị trí trung tâm. Xét từ góc cạnh của chuyển biến này, người Mĩ xem ra đã thành công phần nào với lí do tách vấn đề quân sự ra khỏi vấn đề chính trị hầu có thể rút quân về nước, mà không mang tiếng là không hoàn thành các cam kết với chính phủ VNCH. Tuy nhiên, những trở ngại cho việc thực hiện ý đồ này không phải đã hết, vì cái chính vẫn là triển vọng của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, hay nói khác đi liệu quân đội VNCH sẽ có đủ khả năng đương đầu với quân đội VNDCCH, một khi người Mĩ rút hết quân. Bên cạnh đó, thêm một vấn đề khác nổi lên: số phận của các tù binh Mĩ. Veà phaàn mình, chính phuû VNDCCH luoân chuû tröông möu tìm moät giaûi phaùp troïn goùi, nghĩa là gắn kết cả vấn đề chính trị và vấn đề quân sự với nhau. Do vậy, đoàn VNDCCH luôn đòi hỏi Mĩ phải xác định thời điểm rút toàn bộ quân và chấm dứt ủng hộ chính phủ VNCH với người đứng đầu là Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 12.12.1970, phía VNDCCH đã, thông qua Nguyễn Thị Bình, trưởng đoàn chính phủ CMLTCHMNVN, đưa ra đề nghị 3 điểm liên quan đến ngừng bắn: “- Ngừng bắn với quân đội Mĩ và cùng lúc với việc Mĩ rút hết quân vào ngày 30.6.1971; - Ngừng bắn với quân lính Sài Gòn ngay sau khi đạt được một thỏa thuận giữa chính phuû CMLT vaø chính phuû VNCH khoâng coù Thieäu-Kyø-Khieâm veà vieäc thaønh laäp moät chính phuû lieân hieäp ba thaønh phaàn; - Các bên liên quan bàn thảo về những biện pháp đảm bảo tôn trọng và thực thi ngừng bắn” [66, tr.157]. Trong năm 1971, Mĩ tiếp tục nỗ lực đàm phán ở Hội nghị Paris theo chiều hướng như trong năm 1970: gắn vấn đề rút quân Mĩ với vấn đề thả tù binh Mĩ, đảm bảo sự tồn tại cuûa chính phuû Nguyeãn Vaên Thieäu..

<span class='text_page_counter'>(177)</span> Taïi cuoäc hoïp kín dieãn ra ngaøy 31.5.1971, khoâng laâu sau cuoäc haønh quaân Lam Sôn của quân đội VNCH đánh vào đường 9 Nam Lào (tháng 2 ─ tháng 3.1971) và Chu Ân Lai chính thức mời Nixon sang thăm Trung Quốc (21.4.1971), Kissinger đã đưa ra kế hoạch 7 ñieåm: “1. Hoa Kì sẵn sàng ấn định một thời hạn cho việc rút tất cả lực lượng Mĩ khỏi Nam Vieät Nam. 2. Người Việt Nam và các dân tộc Đông Dương khác sẽ thảo luận với nhau cách thức rút tất cả lực lượng ngoại nhập khác ra khỏi Đông Dương. 3. Ngừng bắn tại chỗ trên toàn cõi Đông Dương vào thời điểm quân Mĩ bắt đầu rút. 4. Không được đưa thêm vào các nước Đông Dương các lực lượng ngoại nhập 5. Quốc tế kiểm soát việc ngừng bắn và các điều khoản của nó. 6. Tôn trọng các Hiệp định Geneva 1954 và 1962 về Campuchia và Lào. Đề nghị này có thể được chính thức hóa tại một hội nghị quốc tế. 7. Thả hết tù binh chiến tranh và thường dân vô tội bị hai bên bắt giữ trên toàn cõi Đông Dương trên cơ sở nhân đạo hay như một phần gắn liền với giải pháp bắt đầu với việc ruùt quaân Mó”. Xuân Thủy nhận xét rằng Hoa Kì không xác định rõ ngày cụ thể cho việc hoàn tất vieäc ruùt quaân(91), maø theo phía VNDCCH neân laø ngaøy 30.6.1971. OÂng cuõng nhaéc laïi quan điểm của VNDCCH là phải giải quyết cả hai vấn đề chính trị và quân sự cùng lúc, trong lúc đề nghị 7 điểm lại tách ra riêng biệt hai vấn đề này, bằng cách không nhắc gì đến vấn đề chính trị ở Nam Việt Nam. Tại cuộc gặp riêng với Kissinger ngày 26.6.1971, Xuân Thủy đã đưa ra đề nghị 9 ñieåm: “1. Quân Mĩ và quân các nước ngoài khác thuộc phe Mĩ rút toàn bộ trong năm 1971; 2. Việc thả hết quân nhân và thường dân bị bắt sẽ được tiến hành song song và được hoàn thành cùng lúc với việc rút quân nói trên; 3. Hoa Kì phải chấm dứt ủng hộ Thiệu-Kỳ-Khiêm và thành lập ở Sài Gòn một chính quyền ủng hộ hòa bình, độc lập, dân chủ và trung lập. Chính phủ CMLT sẽ đàm phán với chính quyền này để giải quyết các công việc nội bộ của Nam Việt Nam và thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc; 4. Hoa Kì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường cho những mất mát đã gây ra cho cả nước Việt Nam. 5. Hoa Kì phaûi toân troïng caùc Hieäp ñònh Geneva naêm 1954 veà Campuchia vaø naêm 1962 về Lào và chấm dứt sự can thiệp vào các nước Đông Dương. 6. Những vấn đề liên quan đến các nước Đông Dương sẽ được các bên Đông Dương giải quyết. VNDCCH sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề đó. 7. Các bên sẽ tuân thủ ngừng bắn sau khi kí các thỏa thuận. 8. Công việc giám sát quốc tế sẽ được thành lập. 9. Các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương sẽ được quốc tế đảm bảo” [66, tr.178-179]. 91 Kissinger trả lời ngay:”Cả đời tôi sẽ không bao giờ làm điều đó” [66, tr.170]..

<span class='text_page_counter'>(178)</span> Điểm then chốt trong kế hoạch 7 điểm của Hoa Kì là người Mĩ muốn tách vấn đề quân sự (Mĩ đơn phương rút quân để đổi lấy ngừng bắn và tù binh Mĩ được thả) khỏi vấn đề chính trị (được hiểu theo nghĩa Mĩ sẽ không can dự nữa vào quan hệ giữa VNDCCH và VNCH, vì Washington luôn khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cuûa Vieät Nam). Kissinger đã có cơ hội làm rõ lập trường của Mĩ về Việt Nam trong hai cuộc gặp gỡ với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai diễn ra trong các ngày 9 và 10.7.1971 ở Bắc Kinh. Sau đây là một số trích đoạn từ bản ghi nhớ do phía Mĩ ghi lại: "Kissinger: Thứ nhất, chúng tôi sẽ quy định một ngày tháng cho việc rút lui [hoàn toàn] khỏi Việt Nam. Thứ hai, như là một phần của thoả thuận, sẽ phải có một cuộc ngừng bắn trên toàn Đông Dương. Thứ ba,sẽ phải có một cuộc trao trả tất cả các tù binh. Thứ tư, sẽ phải tôn trọng Hiệp định Geneva. [...] có hai trở ngại lớn cho một thoả thuận nhanh chóng: một là thực ra Bắc Việt đòi hỏi chúng tôi lật đổ chính phủ hiện nay ở Sài Gòn như là một điều kiện để đi đến hoà bình. Hai là họ từ chối thoả thuận ngừng bắn trên toàn Đông Dương trong lúc chuùng toâi ruùt lui... "Cái mà chúng tôi đòi hỏi là một thời kì quá độ giữa rút lui quân sự và sự tiến triển chính trị. Không phải để chúng tôi có thể vào lại , nhưng là để chúng tôi có thể để cho nhân dân Việt Nam và các phần khác của Đông Dương tự quyết định lấy vận meänh cuûa mình. Ngay trong thời kì quá độ đó, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về các loại hình viện trợ có thể dành cho các nước Đông Dương. Và nếu không có một nước Đông Dương nào sẵn sàng chấp nhận viện trợ quân sự của bên ngoài, thì lúc đó chúng tôi cũng sẵn sàng xem xét việc hủy bỏ mọi viện trợ quân sự. Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng [Chu Ân Lai], và tôi sẵn sàng nhắc lại điều đó, rằng sau khi Mĩ hoàn toàn rút quân, nếu nhân dân Đông Dương thay đổi các chính phuû cuûa hoï, thì Hoa Kì seõ khoâng can thieäp" Chu Ân Lai: "Ông đã nói rằng nếu một chế độ bị một lực lượng bên ngoài lật đổ thì caùc oâng seõ can thieäp?". Kissinger: Khoâng" [59, tr.375-383].. Vậy, phải chăng Mĩ không còn lo ngại về một thắng lợi quân sự của VNDCCH ở miền Nam? Có những lí do để người Mĩ tin như vậy. Thứ nhất, cộng đồng các nước XHCN không còn là một nguyên khối, và chính phủ Nixon đã đạt được một số thành công nhất định trong việc caỉ thiện quan hệ với Trung Quốc và gây sức ép lên Moskva trong vấn đề Việt Nam. Thứ hai, người Mĩ tin rằng kế hoạch Việt Nam hóa đang được thực hiện thắng lợi, vị thế quân sự của VNCH đang tăng lên theo nhịp độ rút quân của Mĩ (92). Và vị thế 92() Trong cuộc phỏng vấn dành cho một nhà sử học Mĩ diễn ra ngày 24.9.1994 ở Hà Nội, bộ trưởng Ngoại. giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhìn nhận: "Chúng tôi... đã phạm sai lầm trong năm 1968 và 1969. Chúng tôi đã xem Tết là một thắng lợi lớn, do đó, chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi có thể tiếp tục chiến lược đó qua năm.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> chính trị của chính quyền Sài Gòn sẽ được củng cố thêm qua cuộc bầu cử chức tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 10.1971. Điểm then chốt trong giải pháp 9 điểm của VNDCCH là kết hợp cả hai vấn đề quân sự (Mĩ rút toàn bộ quân vào một thời điểm được xác định rõ ràng) và chính trị (chính quyền Sài Gòn không có ba nhân vật cầm đầu: Thiệu-Kỳ-Khiêm sẽ được thay thế bằng một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần) vào một giải pháp cả gói cho vấn đề Việt Nam. Căn nguyên sâu xa của đòi hỏi này mà chính phủ VNDCCH quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá cháêc chắn là kinh nghiệm rút ra từ Hiệp định Geneva 1954, vốn chỉ giải quyết vấn đề quân sự mà bỏ lửng vấn đề chính trị. Cuộc họp kín ngày 12.7 giữa Kissinger vớiø Lê Đức Thọ và Xuân Thủy cho thấy quyết tâm của chính phủ VNDCCH trong việc đạt cho được một giải pháp chính trị ở miền Nam được thể hiện qua yêu sách đòi Mĩ thay Nguyễn Văn Thiệu, bất kể Washington hứa rằng Hoa Kì sẽ không ủng hộ một ứng viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra ở mieàn Nam Vieät Nam trong thaùng 10.1971 [xem chi tieát trong 66, tr.188-190]. Veà phaàn mình, Kissinger đã tuyên bố đồng ý điểm 8 và điểm 9, chấp thuận về nguyên tắc điểm 1, 2, 5, 6 và 7 [66, tr.186]. Đối với điểm 4, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kì tuyên bố rằng “sau khi hòa ước được kí, Tổng thống sẵn sàng mở một chương trình viện trợ quy mô cho mọi nước Đông Dương như là một cử chỉ thiện chí. Chúng tôi sẽ làm việc này như một hành động tự nguyện mà quý vị có thể tin tưởng, chứ không phải như một nghĩa vụ hay một điều kieän cho hoøa bình...”. Veà ñieåm 3, Kissinger noùi raèng: “Hoa Kì coù theå chaáp thuaän veà nguyeân taéc ñieåm 3 cuûa quyù vò trong yù nghóa toång quaùt. Chuùng toâi coù theå thoûa thuaän raèng chuùng toâi không cam kết với bất kì chính phủ nào ở Sài Gòn, mà sẽ làm việc theo cách không phân biệt với bất kì chính phủ nào có ở đó... Chúng tôi sẽ sẵn lòng thỏa thuận về một quan hệ được xác định với bất kì chính phủ nào sẽ có ở Sài Gòn sau khi hòa ước được kí. Có nghĩa là chúng tôi sẽ sẵn lòng xác định một quan hệ rõ rệt về kinh tế, quân sự và chính trị mà một chính phủ Nam Việt Nam có thể có với chúng tôi trong điều kiện hòa bình. Về chuyện này, chúng tôi sẵn sàng xem xét một cách nghiêm túc một vài ý tưởng chứa đựng trong các điểm 4b và 5 của Tuyên bố 7 điểm (93) của bà Bình... Hoa Kì không chống lại ý tưởng thống nhất được đề cập đến trong đoạn 4a 1968, sang năm 1969. Nhưng chúng tôi đã không thấy rằng người Mĩ đã thay đổi chiến lược của họ. Vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục đánh vào các thị xã và thành phố, trong lúc người Mĩ thực hiện chủ trương bình định. Do đó, chúng tôi đã bị thiệt hại lớn" [59a, tr.464-465]. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đã làm tiêu tan ý chí của người Mĩ trong nỗ lực theo đuổi một thắng lợi quân sự, do vậy họ đã phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán, nhưng đồng thời buộc Quân giải phóng miền Nam trả một giá cực kì đắt. Các đơn vị vũ trang của Quân giải phóng phải rút sang ẩn náu trên lãnh thổ Campuchia và Lào. Nhờ vậy, chiến trường miền Nam trở lại yên tĩnh, quân viễn chinh Hoa Kì và quân đội VNCH có thể dành nhiều thời giờ vào hoạt động hỗ trợ công tác bình định nông thôn trong các năm 1969-1972, truy đuổi các cán bộ, đảng viên đảng Lao động Việt Nam mà phần lớn đã lộ diện trong cuộc tổng tiến công năm 1968. Tuy nhiên, tiềm lực quân sự của QĐNDVN vẫn được đảm bảo, bất chấp các hoạt động quân sự của VNCH được Hoa Kì yểm trợ trên lãnh thổ Campuchia và Lào trong hai naêm 1970 vaø 1971. 93() Ngày 1.7.1971, Nguyễn Thị Bình đã đưa ra đề nghị 7 điểm có nội dung giống đề nghị 9 điểm của VNDCCH..

<span class='text_page_counter'>(180)</span> cuûa baø Bình” [66, tr.187]. Đối với Đoàn VNDCCH, toàn bộ những nhân nhượng trên của Mĩ xem ra chẳng có ý nghĩa bằng việc Mĩ thay Nguyễn Văn Thiệu. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ nhấn mạnh: “Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất [chỉ việc Mĩ từ chối thay Nguyễn Văn Thiệu] vì chính quyền Thiệu rất độc tài và hiếu chiến.. Chừng nào Thiệu còn, thì không thể có hòa bình... Có thể nói việc thay hay giữ Thiệu là thước đo ý định của ngài về vãn hồi hòa bình hay tiếp tuïc Vieät Nam hoùa chieán tranh. Neáu ngaøi thay Thieäu, chuùng ta saün loøng mau choùng giaûi quyeát chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn Đông Dương” [66,tr.168]. Và VNDCCH đủ kiên trì để đạt cho kì được đòi hỏi Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Cho rằng thời gian đang thuộc về mình, trong lúc chính phủ Nixon đang chịu sức ép ngày càng tăng của công luận trong nước đòi sớm chấm dứt chiến tranh, chính phủ VNDCCH hi vọng sẽ khai thác những yếu tố thuận lợi như: thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong mùa xuân 1971, việc Mĩ phải rút thêm quân cuối năm nay và cuộc bầu cử tổng thống Mĩ năm 1972. Các yếu tố này được bí thư thứ nhất BCHTƯ đảng lao động Việt Nam đánh giá trong thư đề ngày 29.6.1971 gửi Trung ương cục miền Nam là “những sự kiện do trùng hợp với nhau mà tạo nên thời cơ thuận lợi ”(94) hầu “giành được thắng lợi quyết định trong năm 1972”. Vì lẽ này: “Đối với Việt Nam, thời gian trước mắt chưa phải là thời cơ giải quyết [...]. Vì vậy anh Ba [Lê Duẩn] và các anh khác ở nhà thấy trước mắt ta chưa nên làm gì khác ngoài 9 điểm đã đưa. Cứ tiếp tục đi sâu vào 9 điểm, xoáy vào hai vấn đề chính: rút quân Mĩ và thay chế độ Thiệu ” (Thư đề ngày 17.7.1971 của bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh gửi Lê Đức Thọ và Xuân Thủy) [66, tr.192-193]. Chính trong vị thế chờ “một thắng lợi quyết định đến trong năm 1972”, mà những nhà lãnh đạo VNDCCH đón nhận đề nghị 8 điểm được Kissinger đưa ra trong cuộc họp ngày 16.8.1971 với Xuân Thủy. Đề nghị này có thể được tóm tắt như sau: 1. Việc rút toàn bộ quân Mĩ sẽ được hoàn tất ngày 1.8.1972, nếu thỏa thuận chung cuộc được kí ngày 1.11.1971. 2. Việc thả mọi tù binh sẽ được tiến hành đồng thời với việc rút quân Mĩ. 3. Tương lai chính trị của Nam Việt Nam sẽ để cho người Nam Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của bên ngoài. Hoa Kì tuyeân boá: - không ủng hộ ứng viên nào và sẽ hoàn toàn trung lập trong kì bầu cử sắp đến ở Nam Vieät Nam - sẽ tôn trọng kết quả bầu cử và bất kì tiến trình chính trị nào khác được người dân Nam Vieät Nam xaùc ñònh laáy; - sẵn lòng định rõ sự trợ giúp về quân sự và kinh tế và mối quan hệ với bất kì chính phủ nào tồn tại ở Nam Việt Nam, gồm cả việc định ra giới hạn về trợ giúp quân sự cho Nam Việt Nam như là một phần của mức giới hạn chung về sự viện trợ quy định của nước ngoài cho cả Bắc và Nam Việt Nam; 94() Leâ Duaån (2005). Thö vaøo Nam, NXB QÑND, Haø Noäi, tr.271..

<span class='text_page_counter'>(181)</span> Caû hai beân thoûa thuaän raèng: - Nam Việt Nam cùng với các nước Đông Dương khác sẽ theo chính sách đối ngoại trung laäp - Việc tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện... 4. Caû hai beân seõ toân troïng caùc Hieäp ñònh Geneva 1954 veà Ñoâng Döông vaø 1962 veà Laøo... 5. Những vấn đề tồn đọng giữa các nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết. Mọi lực lượng quân sự của các nước Đông Dương phải ở lại bên trong biên giới quoác gia cuûa mình. 6. Ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương. 7. Quốc tế kiểm soát mọi khía cạnh quân sự, ngừng bắn, rút quân, thả tù binh và dân thường vô tội. 8. Đảm bảo của quốc tế. Ngoài ra, Nixon còn đưa ra lời hứa miệng: “Một tháng sau khi đạt thỏa thuận về nguyên tắc, tổng thống sẽ yêu cầu Quốc hội cấp và tài trợ một chương trình viện trợ cho các nước Đông Dương trong 5 năm... Số tiền này khoảng 7,5 tỷ USD, trong đó không dưới 2 tỉ được dành cho VNDCCH” [66, tr.204]. Bình luận đề nghị 8 điểm của Mĩ, Xuân Thủy nêu rõ: “Nếu chính phủ Hoa Kì cố tìm đủ cách giữ Thiệu ở lại cầm quyền, vấn đề chắc chắn không được giải quyết...”. Ngày 11.10.1971, Hoa Kì đưa ra một đề nghị 8 điểm khác, có một số nội dung mới so với đề nghị 8 điểm ngày 16.8.1971: “ - Toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh sẽ rút hết vào ngày 1.7.1972, nếu một thỏa thuận nguyên tắc được kí vào ngày 1.12.1971. Nghĩa là thời hạn cho việc rút quân dù trong bất kì trường hợp nào cũng không trễ hơn 7 tháng; - Sẽ có một cuộc bầu tử tổng thống tự do và dân chủ ở Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng sau ngày thỏa thuận cuối cùng được kí; - Cuộc bầu cử sẽ được tổ chức và thực hiện bởi một cơ quan độc lập đại diện mọi lực lượng chính trị ở Nam Việt Nam; - Một tháng trước ngày bầu cử tổng thống, tổng thống và phó tổng thống đương nhiệm Nam Việt Nam sẽ từ chức”. Tuy nhiên kế hoạch trên vẫn không được VNDCCH quan tâm, vì vẫn không đáp ứng hai yêu cầu then chốt: Mĩ rút quân không điều kiện (trong lúc đề nghị củà Mĩ gắn kết vấn đề rút quân với điều kiện kí thỏa thuận chung cuộc) và Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngay lập tức. Giải thích cho việc duy trì lập trường trên của VNDCCH, các nhà nghiên cứu Việt Nam viết: “Vào lúc bấy giờ so sánh lực lượng ngoài mặt trận ở Nam Việt Nam chưa có lợi cho cách mạng, Chính phủ CMLT không giành được thắng lợi lớn nào và đang chuẩn bị cho hoạt động xuân hè trong năm tới. Mặt khác, lập trường hai bên ở bàn đàm phán về vấn đề quân sự ngày càng gần.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> nhau. Tuy nhiên, về vấn đề chính trị, Mĩ vẫn giữ lập trường của mình. Do thái độ của Mó, Haø Noäi nghó raèng khoâng caàn toû ra soát ruoät. Một nhân tố khác cần xem xét là nên chờ xem ba đại cường (95) bàn thảo ra sao vấn đề Việt Nam” [66, p. 211].. Ngày 2.2.1972, Chính phủ CMLT đưa ra đề xuất nhắc lại nội dung hai điểm chính trong tuyên bố 7 điểm đã được công bố ngày 1.7.1971: “Hoa Kì phải chấm dứt chiến tranh bằng không quân và mọi hoạt động quân sự ở Việt Nam, rút nhanh và rút hết toàn bộ quân Mĩ, cố vấn, nhân viên quân sự, vũ khí, dụng cụ chiến tranh của Mĩ và các nước thuộc phe Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Chính phủ Mĩ phải đưa ra một thời hạn dứt khoát cho việc rút toàn bộ quân Mĩ và các nước thuộc phe Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không kèm theo điều kiện gì (96). Thời hạn rút quân đó cũng là thời hạn thả hết quân nhân của các bên và dân thường bị giam giữ. “Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức ngay, chính quyền Sài Gòn phải chấm dứt chính sách hiếu chiến, phải thủ tiêu ngay bộ máy áp bức, kìm kẹp nhân dân, phải chấm dứt chính sách “bình định”, giải tán các trại tập trung, trả tự do cho những người bị bắt vì lí do chính trị, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân đã được Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam quy ñònh. “Sau khi những việc trên được thực hiện, Chính phủ CMLT sẽ bàn với Chính quyền Sài Gòn việc thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần để tổ chức tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nhằm bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng Hiến pháp và lập chính phủ chính thức của miền Nam”. Dụng ý của đề xuất nêu trên theo nhận xét là một nhà nghiên cứu người Việt Nam là “để che giấu ý đồ quân sự và ép Mĩ thêm một bước” [65, I, tr.330]. Vậy đó là ý đồ quân sự nào? Vào giữa tháng 3.1972, Hội nghị lần thứ 20 BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam khóa III đã thông qua nghị quyết: “Năm 1972 là năm cực kì quan trọng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Công tác quân sự cấp bách là đẩy mạnh hoạt động tiến công quân sự, chính trị, tăng cường công tác địch vận, củng cố vị thế tiến công chiến lược trên toàn mặt trận miền Nam, đồng thời thúc đẩy tiến công ngoại giao, hợp tác chặt chẽ với nhân dân và lực lượng vũ trang Lào và Campuchia hầu tăng cường cuộc tiến công khắp Mặt trận Đông Dương, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. Qua đo,ù tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cục diện chiến tranh ở miền Nam, cũng như toàn bán đảo Đông Dương, hầu giành thắng lợi có ý nghĩa buộc Hoa Kì chấm dứt chiến tranh trong thế thua thông qua một giải pháp chính trị mà Mĩ buộc phải chấp nhận, nhưng có lợi cho chúng ta”[66, tr.219]. 95() Nixon đang chuẩn bị cho chuyến công du đến Trung Quốc và Liên Xô. 96() Đến cuối năm 1971, số quân Mĩ còn lại ở Nam Việt Nam là 14 vạn. Ngày 13.1.1972, Nixon loan báo sẽ. rút thêm 7 vạn, dự kiến đưa quân số Mĩ ở Nam Việt Nam xuống còn 6,9 vạn vào ngày 1.5.1972..

<span class='text_page_counter'>(183)</span> Thực hiện nghị quyết trên, ngày 30.3.1972, quân đội VNDCCH vượt sông Bến Hải, tấn công trực diện vào quân đội VNCH đóng trong tỉnh Quảng Trị. Quân đội VNDCCH đồng thời tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn ở Tây Nguyên và ở miền Đông Nam Bộ. Phản ứng trước những thắng lợi to lớn của QĐNDVN, Nixon đã một mặt ra lệnh thực hiện trở lại cuộc chiến tranh không quân nhắm vào miền Bắc (kể cả Hà Nội và Hải Phòng) bằng cả lực lượng không quân chiến thuật và chiến lược (từ ngày 6.4.1972); mặt khác, tăng cường vận động chính phủ xôviết đang trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Xô-Mĩ sẽ diễn ra trong hạ tuần tháng 5.1972 góp phần giải quyết vấn đề Việt Nam. Tháng 4.1972, Nixon nói về sứ mệnh của Kissinger đang chuẩn bị đi Moskva với nhiệm vụ chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh: “Điều người Nga muốn là ông ấy đến Moskva để bàn thảo hội nghị thượng đỉnh. Điều chúng tôi muốn là ông ấy đi Moskva để bàn thảo vấn đề Việt Nam... Tôi nói với ông ấy rằng chúng ta đang đi đến chỗ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh và có thái độ cứng rắn về Việt Nam, kể cả đi đến quyết định phong toûa” [70a, tr.437].. Chính trong bối cảnh trên mà Hoa Kì đã thông qua Liên Xô gửi đến chính phủ VNDCCH những đường nét chính cơ bản về một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Được chuyển đến Hà Nội ngày 28.4.1972(97), đề xuất của Mĩ là như sau: “1. Về quân sự, Hoa Kì sẽ giảm các cuộc tiến công nhằm đạt đến một giải pháp chính trị. Hoa Kì sẽ rút toàn bộ lực lượng (kể cả căn cứ và nhân viên quân sự) trong vòng một thời hạn nhất định sau khi hai bên đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc cho giải pháp. Đây là một nhượng bộ đáng kể từ phía Hoa Kì. Đồng thời với việc rút quân, Việt Nam sẽ thả toàn boä tuø binh Mó; - Hoa Kì sẽ ngưng cung cấp vũ khí cho Sài Gòn, nếu Việt Nam ngừng tiếp nhận thêm vũ khí từ các nước đồng minh của mình. Như vậy, VNDCCH sẽ tiếp tục chống lại chính quyền Sài Gòn, mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hoa Kì sẽ chấp nhận mọi kết cục của cuộc đấu tranh này; - Hoa Kì sẽ sẵn sàng rút các lực lượng không và hải quân được đưa đến tăng cường sau ngày 29.3, nếu Việt Nam rút các sư đoàn được đưa vào Nam Việt Nam sau ngày 29.3; - Hoa Kì sẽ sẵn sàng chấm dứt mọi cuộc tiến công chống miền Bắc, nếu Việt Nam tôn trọng khu phi quân sự. 2. Về chính trị, việc giải quyết các vấn đề sẽ nối tiếp việc giải quyết các vấn đề quân sự, trên cơ sở mối tương quan thực tế giữa các lực lượng ở Nam Việt Nam. - Có những yếu tố tương đồng giữa điểm 2 trong kế hoạch của Việt Nam và điểm tương đương trong đề xuất 8 điểm của Hoa Kì (Việt Nam: chính phủ 3 thành phần; Hoa Kì: cơ chế bầu cử ba thành phần và một chính quyền Sài Gòn không có Thiệu), do vậy có thể đạt được một thỏa hiệp về điểm này. Trong cuộc tiếp xúc riêng, Hoa Kì hi vọng Việt Nam sẽ nêu tên người mà nước này muốn đưa vào chính phủ Sài Gòn. - Hoa Kì sẽ không sẵn lòng với chuyện chỉ lật đổ Thiệu. - Còn vấn đề chính trị sẽ được các bên Nam Việt Nam tự giải quyết (Hoa Kì và Bắc Việt Nam sẽ chỉ giải quyết các vấn đề quân sự). Hoa Kì sẽ chấp nhận bất kì giải pháp nào. 97() Ngày 26.4.1972, Mĩ rút 2 vạn quân, đưa số quân Mĩ ở Nam Việt Nam xuống còn 4,9 vạn.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> 3. Về đàm phán, Hoa Kì mong muốn những cuộc đàm phán nghiêm túc hầu đạt đến những kết quả cụ thể, ngay cả cho dù chúng chỉ tạm thời. - Hoa Kì đề nghị trong cuộc tiếp xúc riêng ngày 2.5, cả hai sẽ đưa ra tuyên bố về đàm phán nghiêm túc để giải quyết vấn đề Việt Nam trong vòng một năm. Trước và trong cuộc đàm phán sắp đến, cả hai bên sẽ giảm cường độ chiến tranh và tránh tung ra những cuộc tấn công quy mô lớn. Để tạo ra bầu không khí thuận lợi, Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự, còn Hoa Kì sẽ ngưng ném bom miền Bắc. Cả hai sẽ thả những tù binh nào đã bị bắt trên 4 năm” [66, tr.224-225]. Đang trong thế giành được những thắng lợi quân sự liên tiếp ở miền Nam (mà quan trọng nhất là giành được quyền kiểm soát thành cổ Quảng Trị ngày 2.5 và đang truy đuổi quân đội VNCH tháo chạy xuống phía nam), VNDCCH tất nhiên không chấp nhận đề xuất giảm cường độ chiến tranh và tôn trọng khu phi quân sự, mà Hoa Kì đã đưa ra. Tại cuộc họp riêng diễn ra ngày 2.5, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ vẫn nhấn mạnh hai điểm then chốt: “Có hai vấn đề: ấn định một thời biểu dứt khoát cho việc rút toàn bộ quân. Hoa Kì đề nghị sáu tháng sau khi kí thỏa thuận. Quá dài. Về vấn đề chính trị, Hoa Kì đề nghị Thiệu từ chức một tháng trước ngày bầu cử. Chúng tôi nhấn mạnh Thiệu từ chức ngay lập tức (98), còn những thành viên còn lại của chính quyền phải thay đổi chính sách (99) [66, tr.231]. Vấp phải phản ứng tiêu cực của VNDCCH, Nixon đẩy mạnh cường độ chiến tranh: ngày 8.5.1972, Nixon quyết định phong tỏa tất cả các cảng biển của VNDCCH, đồng thời tiếp tục các hoạt động dội bom xuống các mục tiêu quân sự ở miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Nixon còn đề ra một kế hoạch hoà bình mới, cứng rắn hơn nhiều so với các đề nghò ngaøy 16.8 vaø ngaøy 11.10.1971: “Trước hết, tất cả các tù binh Mĩ phải được thả. Kế đó, phải có một sự ngừng bắn dưới sự kiểm soát của quốc tế trên toàn cõi Đông Dương. Một khi các tù binh được phóng thích và ngay khi ngừng bắn dưới sự kiểm soát của quốc tế bắt đầu, chúng tôi sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự khắp Đông Dương, và khởi sự rút toàn bộ lực lượng vũ trang trong thời hạn bốn tháng” [70a, tr.449]. Bài diễn văn được kết thúc bằng những lời nhắn gửi trực tiếp đến các nhà lãnh đạo Liên Xô: “Trong những tháng vừa qua, hai nước chúng ta đã thực hiện các bước tiến quan trọng trong đàm phán. Chúng ta đã đạt được những thỏa thuận quan trọng về giới hạn vũ khí hạt nhân, về thương mại, về nhiều vấn đề khác. Chúng ta không nên quay lại với bóng đêm của thời đã qua. Chúng tôi không đòi hỏi các ngài hi sinh các nguyên tắc hay bạn bè của mình, nhưng các ngài cũng không nên để cho thái độ ngoan cố của Hà Nội hủy diệt viễn cảnh mà chúng ta đã cùng chuẩn bị với bao công phu” [70a, tr.449](100). 98() Ý này được Xuân Thủy diễn giải: “Từ chức ngay lập tức nghĩa là không trì hoãn. Tốt nhất là ngay ngày mai ”. [66, tr.231]. 99() Xuaân Thuûy ñöa ra moät soá ví duï minh hoïa cho yù naøy: giaûi taùn caùc traïi taäp trung, thaû tuø chính trò, cho phép các tờ báo bị cấm được tái bản [66, tr.231]. 100() Nixon ghi lại trong Hồi kí rằng đây có lẽ là “đoạn văn quan trọng nhất” của bài diễn văn [70a, tr.447]. Nixon chấp nhận khả năng hội nghị thượng đỉnh sẽ không diễn ra. Ông viết: “Hội nghị thượng đỉnh không đáng một cây đinh, nếu phải mua nó bằng cách thua trận. Bản năng nói với tôi rằng đất nước có thể chịu.

<span class='text_page_counter'>(185)</span> Bất chấp lời cảnh báo trên, hội nghị thượng đỉnh Xô-Mĩ vẫn diễn ra từ ngày 22 đến ngày 30.5.1972.. Về phần mình, ngày 6.5, các nhà lãnh đạo VNDCCH đã chỉ thị cho đoàn VNDCCH không tiếp tục gặp riêng đoàn Mĩ cho đến lúc Nixon chấm dứt chuyến đi sang Liên Xô. Chỉ thị nêu rõ: “Nếu chấp thuận gặp riêng ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải có cái gì mới và đưa ra những điều kiện cho việc Liên Xô đóng vai trò trung gian và sử dụng vấn đề Việt Nam để mà cả với Mĩ”. Tuy nhiên vào đầu tháng 7.1972, sau một loạt các cuộc họp diễn ra từ cuối tháng 6.1972(101), BCT đảng Lao động Việt Nam ra quyết định chuyển từ chiến lược chiến tranh sang chiến lược hoà bình: cố đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh, chuyển sang phương thức đấu tranh mới, lấy đấu tranh chính trị là chính. BCT đã đề ra 4 mục tiêu quan trọng cần đạt được trên bàn đàm phán: - Hoa Kì toân troïng caùc quyeàn daân toäc cô baûn cuûa nhaân daân Vieät Nam; - Hoa Kì chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân, chấm dứt dính líu quân sự, khoâng can thieäp vaøo coâng vieäc noäi boä cuûa mieàn Nam Vieät Nam; - Hoa Kì thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; - Hoa Kì phải bồi thường chiến tranh dứơi hình thức đóng góp để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại miền Bắc. Trong 4 mục tiêu quan trọng trên, có ý nghĩa then chốt là mục tiêu thứ hai. Ngày 14.11.1988, nhiều năm sau Hiệp định Paris, Lê Đức Tho ïđã, trong lúc nói chuyện với các quan chức ngoại giao từng tham gia Hội nghị Paris, đưa ra lời giải thích về sự thay đổi lập trường của VNDCCH: “Giữa chúng ta và Hoa Kì có những vấn đề sau: đối với Mĩ, vấn đề cơ bản là rút quân và duy trì chính quyền Sài Gòn. Đối với chúng ta, việc Mĩ rút quân khỏi Nam Việt Nam và việc chúng ta vẫn giữ lực lượng của mình ở đó là vấn đề cực kì cơ bản và quan trọng. Nó sẽ thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường có lợi cho chúng ta...”. Tuy nhiên, trong bang giao giữa Washington-Bắc Kinh-Moskva đã xuất hiện một số khó khăn cho VNDCCH và Nixon đã biết khai thác chúng để “hạn chế sự giúp đỡ của các nước XHCN cho Việt Nam và giới hạn thắng lợi của Việt Nam. Đó là mấu chốt của vấn đề”. Trong lúc đó, thắng lợi to lớn giành được ở Campuchia, đường 9 Nam Lào và chiến dịch hè 1972 đã làm “tương quan lực lượng trên chiến trường thay đổi về căn bản, Sài Gòn yếu hơn chúng ta, việc Mĩ quay lại Việt Nam là điều khó khăn...”. Hơn nữa, 1972 là năm bầu cử, Nixon “buộc phải giải quyết vấn đề ...”. Về phần VNDCCH, “tiếp tục chiến tranh sẽ mang lại những bất lợi. Mĩ cũng đã nhượng bộ về chính trị, nếu chúng ta tiếp tục đòi hỏi loại bỏ Thiệu và thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần ở Nam Việt Nam, Mĩ sẽ không bao giờ chấp thuận ”. Lê Đức Thọ kết luận: “Tình hình quốc tế về tương quan lực lượng vào thời đó không cho phép chúng ta đạt được hai mục tiêu cuøng luùc” [66, tr.241-242]. đựng việc mất hội nghị thượng đỉnh, nhưng không chịu được sự chiến bại”[70a, tr.446]. 101() Ngày 28.6.1972, Mĩ rút 1 vạn quân, đưa số quân Mĩ ở Nam Việt Nam xuống còn 3,9 vạn..

<span class='text_page_counter'>(186)</span> Sau quyết định trên của BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam, chính phủ VNDCCH đã đồng ý nối lại các cuộc gặp riêng với Hoa Kì tại Paris từ ngày 19.7.1972, nửa tháng sau khi Nixon loan báo sẽ rút thêm 1 vạn quân về nước, đưa số quân Mĩ ở Nam Việt Nam xuống coøn 3,9 vaïn. Lúc này cả hai bên đều thể hiện rõ hơn quyết tâm để đi đến một thỏa thuận chung cuộc cho vấn đề Việt Nam. Sau các chuyến công du thành công đến Bắc Kinh (2.1972) và Moskva (5.1972), Nixon giờ đã có thể khởi sự xây dựng một đường hướng chiến lược đối ngoại mới cho Hoa Kì. Nỗ lực này được thực hiện trong bối cảnh quan hệ giữa ba đại cường Hoa Kì-Liên Xô-Trung Quốc đang diễn ra những chuyển biến lớn lao. Thứ nhất, liên minh Xô-Trung đã tan rã, trong lúc liên minh Mĩ-Nhật vẫn còn nguyeân. Thứ hai, cảm thấy áp lực của Liên Xô đè nặng lên biên giới, trong lúc bị sa vào thế cô lập đến nguy hiểm trên trường quốc tế, Bắc Kinh chấp nhận với giá phải trả cho cố gắng bình thường hóa quan hệ với Mĩ là nhượng bộ nước này theo hướng đẩy vấn đề Đài Loan xuống hàng thứ hai, đưa vấn đề Việt Nam lên hàng thứ nhất, với haøm yù: Mó ruùt khoûi Vieät Nam, coøn Baéc Kinh seõ khoâng tìm kieám baù quyeàn trong vuøng chaâu AÙ-Thaùi Bình Döông. Trong cuộc gặp với Lê Đức Thọ vào ngày 12.7.1972 ở Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã đưa ra ý kiến rằng VNDCCH nên tính đến Nguyễn Văn Thiệu như là một đại biểu của một trong ba lực lượng tạo ra chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam [59, tr.460]. Thứ ba, Liên Xô cũng cảm thấy bị cô lập sau khi liên minh Xô-Trung không còn nữa, do vậy những nhà lãnh đạo xôviết cũng phải thực hiện một động thái đối ngoại như Trung Quốc: cải thiện quan hệ với Hoa Kì, kể cả bằng cách hạn chế sự giúp đỡ dành cho VNDCCH ở mức sao cho VNDCCH không gây khó khăn cho nỗ lực Việt Nam hoùa chieán tranh cuûa Mó [X. chi tieát trong 59a, tr.452-455; 458-459]. Vaø caû Lieân Xô lẫn Trung Quốc “đều coi Việt Nam như một màn phụ không được phép gây nguy hiểm cho trật tự của các thế lực vốn đã được định hình trên thế giới” [44, tr.412]. Thứ tư, nỗ lực thiết kế lại bản đồ chính trị thế giới đòi hỏi Nixon phải thay đổi veà cô baûn tính chaát cuûa moái quan heä Mó-Trung. Vaø caùi giaù phaûi traû laø giaûi quyeát cho xong vấn đề Việt Nam. Về phần mình, VNDCCH tiến hành cuộc chiến tranh chống Mĩ dựa chủ yếu vào sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Sự việc cả hai nước này đều cố sức xây dựng lại hoặc tăng cường quan hệ với Hoa Kì đã tác động không thuận lợi đến nỗ lực vừa nêu. Chiến tranh càng kéo dài lâu, điều kiện không thuận lợi sẽ có thể chuyển hóa thành bất lợi. Những nhân tố khác như diễn biến trên chiến trường, cuộc bầu cử tổng thống.

<span class='text_page_counter'>(187)</span> Mĩ cũng tác động không nhỏ đến diễn tiến đàm phán.. Trong ba cuộc họp của vòng đàm phán mới diễn ra trong các ngày: 19.7, 1.8 và 14.8.1972, cả đoàn Hoa Kì lẫn đoàn VNDCCH đều thay đổi đáng kể lập trường của mình theo hướng nhân nhượng lẫn nhau. Hoa Kì rút lại những yêu sách đã đưa ra trong tháng Tư và tháng Năm, quay về với công thức ngừng bắn tại chỗ, rút toàn bộ quân đội về nước, đàm phán đồng thời cả vấn đề quân sự lẫn vấn đề chính trị, đồng ý viện trợ tái thiết Việt Nam. Về phần mình, đoàn VNDCCH từ bỏ yêu sách đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngay sau khi hiệp định đình chiến được kí và đã đưa ra các đề nghị cụ thể. Tuy nhiên, những bất đồng còn rất nhiều và liên quan đến lĩnh vực quân sự (thời hạn cuối cùng cho việc Mĩ hoàn tất rút quân; việc rút các nhân viên quân sự Mĩ trong các ngành kĩ thuật và không quân sự; sự hiện diện của quân đội VNDCCH ở Nam Việt Nam; viện trợ quân sự cho chính phủ VNCH và chính phủ VNDCCH) và chính trị (chính phủ hoà hợp dân tộc ở Nam Việt Nam; tổ chức tổng tuyển cử ở Nam Việt Nam; vai trò của Chính phuû CMLTCHMNVN). Bất đồng về vấn đề chính trị là lớn nhất. Henry Kissinger đề nghị thành lập một Hội đồng Hoà hợp dân tộc (Council of National Reconciliation – CNR) ba bên bao gồm các đại biểu của Chính phủ CMLTCHMNVN, của Chính phủ VNCH và các thành viên của lực lượng thứ ba, CNR có chức năng chủ yếu là tổ chức bầu cử và hoạt động trong môi trường chịu sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Lê Đức Thọ đề nghị thành lập một Chính phủ Hoà hợp dân tộc (Government of National Reconciliation – GNR) gồm đại biểu ba bên có đầy đủ quyền về đối nội và đối ngoại,xoá hẳn các chính quyền hiện có. Tuy nhiên, VNDCCH không đòi hỏi Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngay, mà là sau khi kí Hiệp định. GNR có chức năng tổ chức bầu cử và được xem như là một bước quá độ đi đến một chính phủ mới ở Sài Gòn.. Tại cuộc họp ngày 15.9, Lê Đức Thọ thay đổi lập trường về GNR: thay vì giải thể cả chính phủ CMLT và Chính phủ Sài Gòn sau khi GNR được thành lập, thì cả hai đều " ở lại tại chỗ" và có nhiệm vụ "tạm thời cai quản các khu vực do họ kiểm soát, tất nhiên họ phải thực hiện các quyết định của GNR" [66, tr.287-289]. Ngày 4.10, sau khi phân tích diễn biến các cuộc đàm phán mật và trên cơ sở phán đoán tình hình sắp tới, BCT đảng Lao động Việt Nam đã gửi cho cố vấn Lê Đức Thọ và trưởng đoàn Xuân Thủy chỉ thị sau: “Ta cần tranh thủ khả năng chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử ở Mĩ, đánh bại âm mưu của Nixon kéo dài đàm phán để vượt tuyển cử, tiếp tục Việt Nam hóa chiến tranh, thương lượng trên thế mạnh. Ta cần ép Mĩ kí một hiệp định chính thức có ngừng bắn tại chỗ, rút quân Mĩ và thả tù binh. Muốn đạt được mục đích này, ta cần chủ động về yêu cầu của giải pháp, nội dung của hiệp định, thời điểm, cách đàm phán và cách đấu tranh trong các cuộc gặp ngày 8, 9 và 10.10”. Chỉ thị nêu cụ thể những yêu cầu phải đạt được: “Yêu cầu hàng đầu của ta hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> là chấm dứt chiến tranh của Mĩ ở Nam Việt Nam. Mĩ phải rút toàn bộ lực lượng, chấm dứt dính líu quân sự ở Nam Việt Nam và chấm dứt chiến tranh không quân và hải quân và thả mìn ở miền Bắc. Việc chấm dứt dính líu quân sự của Mĩ và ngừng bắn ở miền Nam sẽ đưa đến việc công nhận trên thực tế hai chính quyền, hai quân đội và hai vùng ở miền Nam. Đạt được yêu cầu này là thắng lợi quan trọng cho cả hai miền trong tình hình so sánh lực lượng hiện nay ở miền Nam và tạo ra tình thế so sánh lực lượng mới rất có lợi cho chúng ta. Ngoài yêu cầu hàng đầu này, chúng ta cần nhấn mạnh đến các quyền tự do dân chủ ở miền Nam và bồi thường chiến tranh. Để tập trung sức mạnh chính của cuộc đấu tranh vào việc khai thác cơ hội bầu cử để ép Nixon và đạt được yêu cầu nói trên trước cuộc bầu cử(102), lúc này chúng ta nên gạt sang bên những yêu cầu khác liên quan đến các vấn đề nội bộ của miền Nam”. Chỉ thị nhấn mạnh rằng “nếu ta thành công trong việc chấm dứt sự dính líu của Mĩ ở miền Nam, chúng ta sẽ có điều kiện đạt được những mục tiêu này trong cuộc đấu tranh về sau với bè lũ Sài Gòn và giành những thắng lợi lớn hơn nữa”. ─ Bất đồng giữa VNDCCH và Hoa Kì quanh bản dự thảo tháng 10.1972 của Hiệp ñònh Paris. Cuộc họp diễn ra ngày 8.10 đánh dấu một bước ngoặt: cố vấn đặc biệt VNDCCH Lê Đức Thọ đã trao cho cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kì Henry Kissinger dự thảo Hiệp định về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được biên soạn dựa trên đề nghị 20 điểm ngày 26.9 của VNDCCH và đề nghị 10 điểm của Hoa Kì ngày 27.9. Dự thảo gồm 10 chương, 23 điểm, không kể lời nói đầu. Chương I chỉ có một điều khoản về việc Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: hoà bình, độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thoå. Chương II và chương III đề cập đến chấm dứt chiến sự ở Nam và Bắc Việt Nam, ngừng bắn (ngay sau khi Hiệp định được kí), Mĩ rút quân (trong vòng 45 ngày)( 103) và trao trả người các bên bị bắt trong chiến tranh. Chương IV đề cập đến việc thực thi quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Phù hợp với chỉ thị của BCT đảng Lao động Việt Nam, các điều khoản liên quan đến cơ quan hòa giải dân tộc ở Nam Việt Nam trong chương này sẽ được đề cập sau. Chỉ có một câu ngắn đề cập đến các nguyên tắc về quyền tự quyết, tổng tuyển cử, gìn giữ hòa bình và hòa giải dân tộc: “Việc thành lập một chính quyền hòa giải dân tộc gồm ba thành phần với nhiệm vụ thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận được các bên kí kết”.. 102() Cuộc bầu cử tổng thống Mĩ sẽ diễn ra vào ngày 7.11.1972. 103() Ngày 29.8.1972, Nhà trắng loan báo rút bớt 12.000 lính, đưa số lính Mĩ ở Nam Việt Nam xuống còn. 27.000 vaøo cuoái naêm..

<span class='text_page_counter'>(189)</span> Các chương khác đề cập đến vấn đề thống nhất Việt Nam, hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế ở hai miền, Ủy ban Liên hợp, Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế, Hội nghị quốc tế, vấn đề ngừng bắn và rút quân nước ngoài khỏi Lào và Campuchia, mối quan hệ giữa Hoa Kì và VNDCCH... Ngoài dự thảo Hiệp định, đoàn VNDCCH cũng đưa ra dự thảo Thỏa thuận về các nguyên tắc đảm bảo quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, xác định một số chức năng và hoạt động của cơ quan hòa giải dân tộc và các cấp khác nhau của nó. Tuy nhiên, chỉ thị ngày 4.10 có nói như sau về dự thảo này: “Kí được thì tốt, không kí được thì cũng không sao” [66, tr.305]. Các điều khoản liên quan đến các vấn đề quân sự, ngừng bắn và Mĩ rút quân được đề cập rất chi tiết, được thực hiện ngay sau khi Hiệp định được kí. Còn về các vấn đề chính trị ở Nam Việt Nam, hai bên Nam Việt Nam sẽ thương lượng giải quyết chung sau khi ngừng bắn. Các tác giả Việt Nam nhận xét: “Sức mạnh tấn công của bản dự thảo Hiệp định ngày 8.10.1972 là ở chỗ Việt Nam tạm gác nhiều vấn đề chính trị nội bộ của miền Nam: tạm gác yêu cầu xoá nguỵ quyền Sài Gòn và gạt Thiệu, tạm gác việc bàn về bầu cử, hiến pháp... Theo dự thảo, vấn đề miền Nam được giải quyết theo hai bước, bước một giải quyết dứt điểm một vài nguyên tắc về các vấn đề chính trị và các vấn đề quân sự. Bước hai, hai bên miền Nam sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể về quân sự, chính trị của miền Nam [...]. Thực chất dự thảo Hiệp định tập trung giải quyết vấn đề ngừng bắn, Mĩ rút quân, trao trả tù binh hai bên, còn về chính trị thì giữ nguyên traïng” [7, tr. 254-255]. Moät soá taùc giaû khaùc coøn neâu roõ raèng “yeâu caàu cuûa chuùng ta là kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam vào khoảng 15.10.1972(104), chậm nhất là ngày 20.10. Bằng không, Nixon sẽ thắng cử và chúng ta chẳng còn thời gian để thay đổi chiều hướng của cuộc đấu tranh” [66, tr. 305]. Cũng các tác giả này ghi lại phản ứng của Kissinger: “Cố vấn Nhà Trắng thực sự kinh ngạc. Ông ta mong đợi điều mà ông ta đã đề nghị 4 năm trước và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ba năm qua, ngày nay đã được Lê Đức Thọ chấp nhận ” [66, tr. 313]. Về phần mình, sau khi mô tả trong Hồi kí nỗi hân hoan vì đã “đạt được điều mà chúng ta đã tìm kiếm quá lâu: một nền hòa bình phù hợp với danh dự và trách nhiệm của chúng ta”, Kissinger có tỏ ra băn khoăn: “Rõ ràng là không có vấn đề quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Nhưng chính chúng ta đã từ bỏ đòi hỏi này khi chúng ta đưa ra đề nghị ngừng bắn ngày 7.10.1970, trong kế hoạch kín gồm 7 điểm ngày 31.5.1971 và trong các đề nghị công khai của Nixon ngày 25.1.1972 và 8.5.1972... Mười năm chiến tranh và ba đời chính phủ đã không làm được chuyện đó” [Dẫn lại theo 66, tr.318].. Ngày 11.10, sau nhiều cuộc họp diễn ra liên tục kể từ ngày 9.10.1972, dự thảo Hiệp định về cơ bản đã được hai bên hoàn thành trên cơ sở thương nhượng ờ một số vấn đề then 104() Đây là thời hạn cuối để hai bên đạt được một thỏa thuận chung cuộc về vấn đề Việt Nam. Thời hạn. này được Kissinger đưa ra tại cuộc họp ngày 15.9.1972, và được Lê Đức Thọ tán thành [66, tr.289]..

<span class='text_page_counter'>(190)</span> choát: - Về các vấn đề chính trị: (a) Ở miền Nam sẽ có ba vùng khác nhau: một của Chính phủ VNDCCH, một của Chính phuû CMLTCHMNVN vaø vuøng tranh chaáp; (b) Hai bên thoả thuận lập một cơ cấu chính quyền lấy tên là Hội đồng Quốc gia Hoà giải và Hoà hợp dân tộc và giao cho hai bên miền Nam bàn bạc giải quyết việc lập các hội đồng cấp dưới trong ba tháng. Chức năng của Hội đồng sẽ là đôn dốc hai chính quyeàn thi haønh Hieäp ñònh. - Về các vấn đề quân sự: (a) Mĩ sẽ rút toàn bộ quân khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày; (b) Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có vấn đề về các biện pháp giảm quân số của lực lượng vũ trang hai bên và phục viên số quân đã giaûm; (c) Về Lào, quân đội VNDCCH sẽ rút khỏi nước này trong vòng một tháng sau khi ngừng bắn ở Việt Nam. Còn về Campuchia, VNDCCH chỉ đồng ý ở mức độ hiểu bieát(105). Theo phái đoàn VNDCCH, chính phủ VNDCCH đã đạt được 4 yêu cầu sau: Mĩ chấm dứt dính líu quân sự, ngừng bắn ở miền Nam, miền Bắc; Mĩ rút quân; Mĩ công nhận miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, các quyền tự do dân chủ ở miền Nam; Mĩ nhận đóng góp vào việc xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh [65, tr.347]. Theo Nixon, phía Mĩ đã đạt hầu hết các đòi hỏi cần thiết: đình chiến; quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam và hai bên trao đổi tù binh trong vòng 60 ngày sau khi đình chiến; tuy quân đội VNDCCH vẫn ở lại miền Nam, nhưng các điều khoản trong Hiệp định liên quan đến sự thay thế và đóng cửa biên giới Lào và Campuchia sẽ cắt rời các đơn vị này khỏi những căn cứ hậu cần và do vậy buộc chúng hoặc quay về miền Bắc, hoặc bị suy kiệt ở miền Nam; một Hội đồng hoà hợp và hòa giải dân tộc được thành lập, thay vì Chính phủ hòa hợp [70a, tr.510]. Chỉ còn hai vấn đề: tù dân sự ở Nam Việt Nam và thay thế vũ khí. Về vấn đề thứ nhất, VNDCCH đòi Mĩ thả hết nhân viên dân sự của Mặt trận bị bắt giam ở miền Nam Việt Nam, trong lúc Mĩ muốn Chính phủ CMLT tự giải quyết vấn đề này với Chính phủ Sài Gòn. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc thay thế số chiến cụ của đôi bên. Phía VNDCCH muốn thực hiện theo “nguyên tắc bình đẳng”, nghĩa là tạo ra sự ngang bằng về vũ khí của cả hai bên, trong lúc Mĩ chỉ đồng ý “một đổi một” với đặc điểm và tính năng không khác trước. Trong công hàm đề ngày 19.10 gửi tổng thống Nixon, chính phủ VNDCCH trả lời đồng ý các đề nghị của Mĩ liên quan đến việc thay thế vũ khí theo phương án “một đổi một” và việc hai bên miền Nam Việt Nam sẽ bàn giải quyết vấn đề nhân viên dân sự bị 105() Nghóa laø VNDCCH seõ ghi nhaän yù kieán cuûa Hoa Kì, nhöng khoâng ñöa ra moät cam keát roõ raøng..

<span class='text_page_counter'>(191)</span> bắt giam ở miền Nam Việt Nam trong vòng 3 tháng (phía Mĩ cam kết “sẽ dùng ảnh hưởng tối đa của mình để đảm bảo việc thả phần lớn tù dân sự trong vòng 2 tháng và toàn bộ số còn lại trong vòng 3 tháng”). Công hàm kết luận: “Với cố gắng lớn để giải quyết những trở ngại cuối cùng nói trên, phía VNDCCH coi như vậy là văn bản Hiệp định đã được hai bên thỏa thuận hoàn toàn về tất cả những vấn đề. Hai bên không được có sự thay đổi gì nữa, như tiến sĩ H. Kissinger đã hứa hẹn trong các cuộc gặp riêng”. Công hàm xác định ngày 30.10.1972, Hiệp định sẽ được kí chính thức tại Paris. Ngày 21, tổng thống Mĩ gửi công hàm cho thủ tướng VNDCCH hoan nghênh thiện chí của VNDCCH và nêu rõ “văn bản của Hiệp định bây giờ có thể xem là đã hoàn chỉnh”. Tiếp đó, công hàm tỏ ý mong phía Việt Nam đáp ứng ba vấn đề sau, mà Mĩ còn quan tâm: tù binh Mĩ ở Lào và Campuchia, ngừng bắn ở Lào và đình chỉ các hoạt động quân sự ở Lào và Campuchia. Công hàm đồng thời xác định ngày 31.10.1972, Hiệp định sẽ được kí tại Paris. Ngày 22.10, chính phủ VNDCCH gửi đến tổng thống Mĩ công hàm trả lời các mối quan tâm của Mĩ: “Về Lào, phía VNDCCH đã được Mặt trận Lào yêu nước thông báo sẽ sớm thỏa thuận với phía bên kia về một cuộc ngừng bắn trong vòng một tháng hay sớm hơn ngày 31.10.1972; lúc đó, người Mĩ bị bắt ở Lào sẽ được trao trả trước ngày 30.12.1972. Về Campuchia, công hàm viết: “ Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, VNDCCH sẽ tích cực góp phần phục hồi hòa bình ở Campuchia, VNDCCH biết rõ không có người Mĩ nào bị bắt ”. Chính phủ VNDCCH đồng ý Hiệp định sẽ được kí ngày 31.10. Nhận xét dự thảo Hiệp định 20.10.1972, các tác giả Việt Nam viết rằng “tuy còn một số điều khoản chưa thật hài lòng như về tù chính trị và về thay thế vũ khí, nhưng Việt Nam đã đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra, trước hết là Mĩ chấm dứt chiến tranh, ruùt heát quaân” 7, tr.258].. Tuy nhiên, ngày 23.10, tổng thống Mĩ Nixon đã gửi công hàm đến thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng để thông báo rằng đã phát sinh những khó khăn phức tạp từ phía Chính phủ Sài Gòn và chính phủ Hoa Kì cảm thấy có trách nhiệm nêu ra với chính phủ VNDCCH. Vậy những khó khăn đó là gì ? Trong các cuộc tiếp xúc diễn ra giữa phái đoàn Mĩ do Kissinger cầm đầu và chính phủ Sài Gòn từ ngày 18 đến ngàỳ 23.10.1972 ở Sài Gòn, tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã đặt ra những yêu cầu chính sau: thứ nhất, khu phi quân sự chia cắt hai miền phải là một biên giới lâu dài; thứ hai, các đơn vị QĐNDVN phải rút hết về miền Bắc Việt Nam; thứ ba, “Hội đồng hòa hợp và hòa giải dân tộc” không có chức năng của một chính phủ phôi thai, mà chỉ là một cơ quan hành chính đảm nhận chức năng duy nhất là chuẩn bị cho các cuộc bầu cử; thứ tư, việc ngừng bắn phải có hiệu lực đồng thời trên toàn cõi Đông Dương, chứ không riêng ở Việt Nam. Nixon đã đề nghị với Phạm Văn Đồng thêm một cuộc họp khác. Cho rằng Nixon cố tình trì hoãn việc kí kết hiệp định đến sau ngày bầu cử và duy trì chế độ VNCH để kéo dài chiến tranh xâm lược, ngày 26.10, chính phủ VNDCCH đã công bố các nội dung chính của dự thảo hiệp định và cả thời biểu dự kiến kí Hiệp định, tức ngày.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> 31.10. Phản ứng của Hà Nội đã nhận được sự đồng tình của dư luận Mĩ và nhiều nơi trên thế giới. Chính phủ Mĩ phải thực hiện nhiều động thái khác nhau: Kissinger tổ chức cuộc họp báo để giải thích lập trường của Nhà Trắng và đưa ra lời trấn an: “Hòa bình trong tầm tay”, Nixon một mặt đưa ra đề nghị nối lại đàm phán vào ngày 1.11.1972, mặt khác gây sức ép lên Nguyễn Văn Thiệu bằng những lời lẽ mạnh mẽ sau: “Nếu xu hướng bất đồng rõ ràng giữa hai chính phủ chúng ta cứ tiếp tục, cơ sở cần thiết cho sự ủng hộ mà Hoa Kì dành cho chính phuû ngaøi seõ bò phaù huûy”[70a, tr.518]. Trong lúc tiến trình đi đến một thỏa thuận chung cuộc đang gặp trắc trở, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ở Mĩ ngày 7.11.1972 đã mang lại cho Nixon một thắng lợi rất lớn: 60,7% số phiếu cử tri thường, so với 37,5% của đối thủ chính. “Sau bầu cử, công việc chấm dứt chiến tranh chiếm vị trí hàng đầu ”, Nixon viết trong Hồi kí [70a, tr.524]. Chỉ có điều giờ đây Mĩ không phải chỉ đấu tranh với VNDCCH, mà còn phải ra sức thuyết phục VNCH. Ngày 14.11, bất chấp sức ép của Nixon (106), người cầm đầu chính phủ Sài Gòn là Nguyễn Văn Thiệu đã gửi cho Nixon bức giác thư nêu ra yêu cầu sửa 69 điểm trong dự thảo ngày 20.10.1972. Chưa thể đi đến chỗ bỏ rơi VNCH, Nixon đành đưa các yêu cầu sửa đổi của Nguyễn Văn Thiệu cùng những điểm chỉnh sửa do phía Mĩ đề nghị ra đàm phán tại cuoäc gaëp ngaøy 20.11.1972. Các yêu cầu thay đổi chính là: - Bỏ danh xưng “Chính phủ CMLTCHMNVN” khỏi lời nói đầu và ở những nơi nào trong dự thảo xuất hiện danh xưng này. Đòi hỏi này hàm ý không công nhận sự hiện diện của hai chính quyền ở miền Nam. - Tất cả mọi lực lượng vũ trang không phải Nam Việt Nam rút khỏi miền Nam (107). Việc phục viên lực lượng hai bên được tiến hành trên nguyên tắc ngang nhau và lính phục viên phải trở về sinh quán (native places). - Các lực lượng vũ trang các nước Đông Dương phải ở bên trong biên giới quốc gia họ. Còn vùng các bên kiểm soát sẽ biến thành “khu đóng quân” sau khi ngừng bắn. - Không đề cập đến các nhân viên dân sự của CPCMLT đang bị giam giữ. Bên cạnh đó, Mĩ đòi đưa về nước trong thời hạn sớm nhất số tù binh Mĩ trên toàn Đông Dương và cam kết của VNDCCH về vấn đề người Mĩ mất tích trong chiến tranh (MIA). - Về các vấn đề chính trị nội bộ của Nam Việt Nam, Mĩ đòi bỏ ba thành phần của 106() Ngày 9.11, đặc phái viên của Nixon là Alexander Haig đã đi Sài Gòn mang theo một bức thư của tổng. thống Mĩ, trong đó có câu: “Chúng tôi sẽ làm hết sức để đạt được những thay đổi, nhưng tôi không muốn tạo cho ngài ảo tưởng rằng chúng tôi có thể hay muốn đi xa hơn những chỉnh sửa đó để làm tốt hơn một thỏa thuận mà chúng tôi đã cho là tuyệt vời” [70a, tr.524]. 107() Trong Hồi kí của mình, Nixon ghi lại rằng Thiệu chỉ đòi VNDCCH rút một số lực lượng [70a, tr.525]. Một tác giả Mĩ cũng viết: “Kissinger yêu cầu ít nhất rút một số quân tượng trưng của Bắc Việt Nam ra khỏi mieàn Nam" [44, tr.417]..

<span class='text_page_counter'>(193)</span> Uûy ban Hòa giải và Hòa hợp dân tộc, các ủy ban cấp dưới của nó, chức năng đôn đốc hai chính quyeàn trong vieäc thi haønh Hieäp ñònh. - Miền Nam và miền Bắc tôn trọng khu phi quân sự, sẽ thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự và thể thức qua lại giới tuyến quân sự tạm thời. - Đề nghị sửa Điều 1 trong Dự thảo “Hoa Kì tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” thành “Các nước tôn trọng”, bỏ đoạn “Mĩ không cam kết với bất kì xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào ở miền Nam Việt Nam, không tìm cách áp đặt một chính phủ nào thân Mĩ ở Sài Gòn”. - Ngừng bắn cùng một lúc ờ Lào và Campuchia, sau khi ngừng bắn ở Việt Nam [66, tr. 359-360]. Đánh giá các yêu cầu thay đổi trên là nghiêm trọng và phản ánh thái độ không nghiêm túc trong đàm phán của Hoa Kì, những người phụ trách đoàn VNDCCH tỏ thái độ rất cứng rắn.Ngày 4.12, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ nói thẳng: “Không, chính các ông, chứ không phải chúng tôi, đang phá hoại hiệp định. Nếu các ông vẫn giữ nguyên hiệp định, chúng tôi cũng sẽ không thay đổi một chữ trong đó” [66,tr.393]. Tuy nhiên, sau các phiên họp kéo dài từ ngày 20.11 đến ngày 12.12, hai bên cũng giải quyết xong hầu hết các bất đồng trên cơ sở tương nhượng: - Vẫn giữ nguyên danh xưng CPCMLTMNVN trong Lời nói đầu; - Các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn ở lại miền Nam, nhưng phải giảm quân số và phục viên số này càng sớm càng tốt (lính phục viên không nhất thiết trở veà sinh quaùn); - Ngừng bắn tại chỗ: các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam ở nguyên vị trí của mình sau khi ngừng bắn; - Số phận của nhân viên dân sự của CPCMLT đang bị giam giữ sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam tự giải quyết (sẽ được thả trong vòng 3 tháng). - Điều 1 sẽ được sửa thành: “Hoa Kì và các nước khác sẽ tôn trọng...” - Sẽ thành lập hội đồng hòa hợp và hòa giải dân tộc, nhưng không có chức năng quyền lực, chỉ có nhiệm vụ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. - VNDCCH và Hoa Kì sẽ cùng chấm dứt các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Lào và Campuchia và rút quân khỏi hai nước này. Như vậy, cho đến ngày 13.12.1973, ngoài một số bất đồng quanh câu chữ của dự thảo và liên quan lên các nghị định thư, vẫn còn tồn đọng một vấn đề lớn: khu phi quân sự. VNDCCH đề nghị ghi: “Trong khi chờ đợi thống nhất, miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam tôn trọng khu phi quân sự hai bên giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Nam và miền Bắc sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề thương lượng, có thể thức qua lại giới tuyến quân sự tạm thời ”. Còn Kissinger đưa ra đề nghị sau: “Miền Nam, miền Bắc tôn trọng khu phi quân sự và lãnh thổ của nhau, sẽ thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự và trong việc lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt có vấn đề cho phép đi lại của dân thường (civilian movement) ngang qua giới tuyến quân sự tạm thời”. Mĩ cũng nói rõ nếu VNDCCH chấp nhận đoạn “trong việc lập lại... quân sự tạm.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> thời” thì Mĩ sẽ bỏ cụm từ “tôn trọng lãnh thổ của nhau”. Giải thích cho đề xuất vừa nêu của Mĩ, Nixon cho rằng câu “ và hai miền Nam Bắc sẽ thỏa thuận về thể thức đi lại qua biên giới tạm thời ” sẽ đặt thành vấn đề tính toàn vẹn của khu phi quân sự. Nixon còn viết trong Hồi kí rằng ông thực ra không tán thành đề nghị sửa đổi của Kissinger về khu phi quân sự và muốn trở về đề xuất ngày 23.11 của Mĩ, cụ thể là: “Hai miền Nam Bắc sẽ tôn trọng khu phi quân sự và lãnh thổ của nhau như đã quy định trong Điều 24 Hiệp định Geneva 1954”. Về phần mình, ngày 12.12, đoàn VNDCCH đã nhận được chỉ thị của BCT đảng Lao động Việt Nam nêu rõ: “ Không thể theo công thức 23.11 và đồng ý công thức sau: “Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời và sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt”. Nếu Mĩ không đồng ý công thức, ta có thể lấy công thức của Mĩ sửa lại như sau: “Miền Bắùc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở mỗi bên của giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắùc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề thương lượng có thể thức qua lại giới tuyến quân sự tạm thời”. Chỉ thị nhấn mạnh: “Nhất định là không nhận ghi “đi lại về dân sự của Mĩ”. Lập trường này đã được BCT đảng Lao động Việt Nam xác định rõ trong chỉ thị ngày 10.12: “Ta kiên quyết không ghi vấn đề khu phi quân sự theo cách của Mĩ, vì như vậy sẽ sinh ra nhiều vấn đề phức tạp”.. Như vậy, bất đồng duy nhất về lập trường giữa hai bên về khu phi quân sự là: “đi lại của dân thường” (“civilian movement”) (lập trường của Mĩ) và “qua lại” (”movement”) (lập trường của VNDCCH). Cuộc đàm phán lại bế tắc. Ngày 15.12, Lê Đức Thọ rời Paris trở về nước, sau khi tuyên bố phải từ 12 đến 15 ngày nữa, mới có thể quay lại Paris. Cho rằng Hà Nội có thái độ đàm phán không nghiêm túc và có ý đồ đổ vấy toàn bộ trách nhiệm về sự bế tắc lên Hoa Kì, ngày 18.12, Nixon ra lệnh tiến hành một chiến dịch không tập ồ ạt bằng pháo đài bay B-52 xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác ở miền Bắc. Phân tích động cơ thực sự của điều mà Kissinger gọi là “đường lối ngoại giao đánh vào chổ hiễm” nêu trên, một nhà nghiên cứu người Mĩ đã viết: “Động cơ là để buộc Hà Nội ký một thỏa thuận, nhưng quyết định này phản ánh một nỗi tức giận và thất vọng dồn nén trong suốt 4 năm và nhằm làm cho Bắc Việt Nam suy yếu đi đến mức họ không thể đe dọa Nam Việt Nam sau khi kí một giải pháp hòa bình” [44, tr.419].. Chỉ trong vòng 12 ngày đêm, Mĩ đã trút xuống miền Bắc hơn 10 vạn tấn bom. Sáng ngày 30.12, sau khi Hà Nội chấp thuận trở lại bàn đàm phán, Nixon loan báo chấm dứt chiến dịch ném bom ở bắc vĩ tuyến 20. Tính ra Mĩ mất 81 phi cơ ( trong đó có 35 B52 và 5 F-111), 43 phi công bị bắt sống, còn VNDCCH cạn kiệt tên lửa đất đối không [44, tr.420]..

<span class='text_page_counter'>(195)</span> Ngày 8.1.1973, Lê Đức Thọ và Kissinger gặp lại ở Paris. Sau khi tranh cãi, hai bên đồng ý nghị trình cuộc họp: bàn thảo hai vấn đề chính của dự thảo, bàn thảo các Hiểu biết và các nguyên tắc của nghị định thư và thời biểu kí các văn kiện. Vấn đề chính đầu tiên xoay quanh chọn từ “đi lại của dân thường” (“civilian movement”) hay từ “qua lại” (“movement”) khi đề cập đến quy chế khu phi quân sự. Giải thích lập trường chính thức của chính phủ VNDCCH về vấn đề trên, một tác giả Việt Nam, đồng thời cũng là người từng tham gia đoàn VNDCCH ở Hội nghị Paris, đã viết: “Người ta còn nhớ Hiệp định Geneva 1954 quy định rằng khu phi quân sự được thành lập hai bên vĩ tuyến 17 và được xem là giới tuyến quân sự tạm thời phuïc vuï muïc ñích taäp keát vaø chuyeån quaân, ngaên caùch mieàn Baéc vaø mieàn Nam trong hai năm, trong lúc chờ đợi hai miền thống nhất. Hai bên đều đồng ý duy trì khu phi quân sự và giới tuyến quân sự tạm thời, nhưng mỗi bên có mối quan tâm riêng. Phía Việt Nam xem nước Việt Nam là một nước duy nhất; bất kì điều khoản nào coi khu phi quân sự có nghĩa là Bắc và Nam Việt Nam là hai nước riêng biệt đều không thể chấp nhận được. Đây là vấn đề nguyên tắc và không thể có chuyện nhân nhượng. Phía Việt Nam không muốn lực lượng quân sự của mình chịu bất kì sự hạn chế nào khi di chuyeån. Về phần Hoa Kì và Sài Gòn, họ muốn giới tuyến quân sự tạm thời là biên giới quốc gia, và việc chuyển vận binh lính, vũ khí, đạn dược và các đồ tiếp liệu khác từ Bắc vào Nam Việt Nam phải bị cấm. Hoa Kì dùng thuật ngữ “qua lại dân sự” (“civilian movement”) ngụ ý rằng “qua lại quân sự ” (“military movement”) bị cấm. Phía VNDCCH không chấp nhận câu “qua lại dân sự ” với mong muốn để ngỏ cho qua lại quân sự. Thực ra phía Việt Nam đánh giá quá cao vấn đề vì vào lúc đó quân giải phóng đã làm chủ hoàn toàn phần phía nam khu phi quân sự. Nếu Hiệp định được kí trên nguyên tắc ngừng bắn tại chỗ, thì họ vẫn sẽ có quyền đóng quân trên phần nam khu phi quân sự. Đối với Hoa Kì, sau khi đã mất khu phi quân sự và toàn bộ tỉnh Quảng Trị nối với Tây Nguyên, thì việc cấm sự di chuyển của lực lượng quân sự qua khu phi quân sự chỉ là đòi hỏi thuần lí thuyết, nếu không muốn nói là vô ích” [66, tr.426-427].. Sau cuộc tranh cãi gay go ngày 9.1, hai bên cuối cùng đã đi đến thỏa thuận sau: “Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời”. Vấn đề lớn thứ hai là thể thức kí Hiệp định. Mặt khó khăn của vấn đề là hội nghị bao gồm hai phe đối nghịch, nhưng cả hai lại không công nhận nhau về mặt ngoại giao, mà chỉ xem nhau như một bên đàm phán. Mĩ đã đàm phán trực tiếp với VNDCCH và sẵn sàng kí văn kiện với đại diện nước này. Về phần mình, VNDCCH và CPCMLT cũng sẵn sàng kí với chính phủ VNCH, nhưng hai chính phủ Mĩ và VNCH có ý không công nhận CPCMLT và đòi gạt bỏ danh xưng CPCMLTCHMNVN và tên của những người kí. Phải sau những cuộc tranh cãi gay go, hai bên cuối cùng đi đến thỏa thuận rằng sẽ có hai văn bản Hiệp định: một do bốn bên kí ( trong đó nêu đầy đủ tên tuổi, chức vụ của cả bốn đại diện bốn.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> bên: VNDCCH, CPCMLTCHMNVN, Hoa Kì, VNCH), và một do hai bên kí ( trong đó nêu đầy đủ tên tuổi, chức vụ của hai đại diện của hai bên: VNDCCH và Hoa Kì ). Tất nhiên, cả hai văn bản này đều có cùng nội dung và giá trị pháp lí ngang nhau. Ngoài ra, còn thêm một số sửa đổi khác liên quan đến các Hiểu biết, Nghị định thư, Điều 8c... Đến ngày 19.1, toàn bộ dự thảo Hiệp định và các văn kiện đính kèm đã được hoàn tất và sẵn sàng để được kí. VII.2.3. Hieäp ñònh Paris Ngày 27.1.1973, lễ chính thức ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên đại lộ Kléber, thủ đô Paris của Pháp. Hiệp định mang các chữ kí của bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng bộ Ngoại giao chính phủ CMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kì William P. Rogers và tổng trưởng Ngoại giao VNCH Trần Vaên Laém. Hieäp ñònh Paris bao goàm caùc noäi dung chính sau: - Hoa Kì và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn laõnh thoå cuûa Vieät Nam; - Việc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 24 giờ (giờ GMT) ngày 27.1.1973. Hoa Kì sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống VNDCCH và tháo gỡ tất cả những mìn đã thả xuống các vùng biển, cảng và thủy lộ ở miền Bắc Việt Nam; - Hoa Kì rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và hủy bỏ tất cả các cứ quân sự ở đây trong thời hạn 60 ngày; - Tất cả các nhân viên quân sự của Hoa Kì bị VNDCCH và Chính phủ CMLTCHMNVN bắt giữ sẽ được trao trả cho Hoa Kì trong vòng 60 ngày; - Hai beân mieàn Nam Vieät Nam (VNCH vaø Chính phuû CMLTCHMNVN ) khoâng cho phép đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, chiến cụ; được phép thay thế chiến cụ hư hỏng theo phương thức một đổi một, cùng đặc điểm và tính naêng; - Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình; - Việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt của các bên và thường dân nước ngoài bị bắt của các bên sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam tự giải quyết trong thời hạn 90 ngày; - Chính phủ VNDCCH và chính phủ Hoa Kì cam kết tôn trọng quyền tự quyết của.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> nhaân daân mieàn Nam Vieät Nam; - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử dứơi sự giám sát quốc tế; - Hai bên miền Nam thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hoà hợp dân tộc (HĐ) gồm ba thành phần và các hội đồng cấp dưới; kí Hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam trong voøng 90 ngaøy; - Hội đồng có nhiệm vụ đôn đốc việc thi hành Hiệp định, tổ chức tổng tuyển cử, quy định thủ tục và thể thức tổ chức; - Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Vieät Nam giaûi quyeát, bao goàm caû caùc bieän phaùp giaûm soá quaân vaø phuïc vieân soá naøy; - Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 là tạm thời; hai miền tôn trọng khu phi quân sự và thương lượng thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời; - Hai miền không tham gia một liên minh quân sự nào và không được để nước ngoài đóng căn cứ, đưa quân đội hay cố vấn quân sự vào đất mình; - Một ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát được thiết lập gồm đại diện 4 nước: Ba Lan, Canada, Hungary vaø Indonesia; - Các bên kí kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Campuchia và Lào và rút hết quân đội và quân cụ khỏi hai xứ này, triệt để tôn trọng Hiệp định Geneva về Campuchia naêm 1954 vaø Hieäp ñònh Geneva naêm 1962 veà Laøo; - Hoa Kì sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VNDCCH và toàn Ñoâng Döông(108). Nếu so với Giải pháp Mười điểm được MTDTGPMNVN công bố ngày 8.5.1969, thì VNDCCH đã đạt hầu hết những gì mong muốn, ngoại trừ đòi hỏi liên quan đến việc giải theå chính phuû VNCH. VII.3. VIỆC THI HAØNH HIỆP ĐỊNH PARIS ─ CHẾ ĐỘ SAØI GÒN SỤP ĐỔ. VII.3.1. Vieäc thi haønh Hieäp ñònh Paris. Cả công chúng lẫn chính phủ Mĩ đều cảm thấy nhẹ nhõm như đã trút được một gánh nặng, khi những người lính Mĩ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn ngày 29.3 và nhất là khi những tù binh Mĩ cuối cùng rời khỏi “Khách sạn Hilton” tại Hà Nội ngày 1.4.1973. Tuy nhiên, 108() Trong bức thư đề ngày 1.2.1973 gửi thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, tổng thống Hoa Kì Richard. Nixon đề cập đến một số tiền vào khoảng 3,25 tỉ USD cấp cho VNDCCH trong 5 năm, và thêm hai khoản trợ giúp khác trị giá 1 tỉ đến 1,5 tỉ USD [37, tr.488]. Bức thư này mãi đến ngày 19.5.1977 mới được Washington coâng boá..

<span class='text_page_counter'>(198)</span> phản ứng của chính phủ Sài Gòn là hoàn toàn khác hẳn. Phải đặt bút kí vào Hiệp định Paris dưới sức ép nặng nề từ phía Nixon (109) và trong trạng thái không tin tưởng vào giá trị của Hiệp định, Nguyễn Văn Thiệu đã kiên quyết bám giữ lập trường "bốn không" (không liên hiệp, không trung lập, không công nhận CPCMLTCHMNVN, không nhượng đất ä) và do vậy xem “ngừng bắn” chỉ là một giai đoạn của cuộc chiến. Phù hợp với lập trường này, quân đội Sài Gòn đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự “lấn chiếm và bình định” nhắm vào các vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ CMLT, nhất là ở Khu Năm, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, dọc biên giới Campuchia và ven Sài Gòn. Phản ứng trước diễn biến trên, tháng 7.1973, BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ 21 để bàn việc thực hiện nghị quyết mà BCT Trung ương đảng Lao Động Việt Nam đã thông qua hai tháng trước đó. Hội nghị nêu rõ con đường cách mạng của nhân dân Nam Việt Nam là "con đường bạo lực cách mạng" và nhấn mạnh rằng "bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công". Hội nghị xem nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết, vừa cơ bản trong giai đoạn mới. Hội nghị xác định tư tưởng chỉ đạo của Trung ương đảng là "tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quoác". Ngaøy 15.10.1973, Boä chæ huy Quaân Giaûi phoùng mieàn Nam, maø quaân soá vaøo luùc Hieäp định Paris được kí kết đã lên đến 18 sư đoàn chủ lực, hàng vạn bộ đội địa phương và dân quân du kích [83b,tr.196], công bố mệnh lệnh: “Kiên quyết đánh trả những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn, bất cứ ở đâu bằng các hình thức và lực lượng thích hợp”. Để thực hiện mệnh lệnh trên, từ tháng 10.1973, các nhà lãnh đạo VNDCCH đã xúc tiến kế hoạch thành lập các quân đoàn chủ lực có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, hợp thành những quả đấm mạnh, có khả năng cơ động cao, hoạt động trên những hướng chủ yếu, nhằm tiêu diệt quân chủ lực của đối phương. Tuyến đường chiến lược phía Đông Trường Sơn nối liền từ Đường 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ đã được thông suốt. Một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tầm xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn quân cụ các loại đã được chuyển đến các chiến trường. Hệ thống đường ống xăng dầu được nối liền từ Bắc Việt Nam vào đến tận chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt là trong hai năm 1973-1975, VNDCCH đã đưa vào miền Nam đến gần nửa triệu quân.. Đến tháng 10.1974, Chính phủ CMLT đã, theo tài liệu chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam, đánh bại về cơ bản hoạt động “lấn chiếm và bình định” của Quân đội Sài Goøn, naâng soá daân trong vuøng giaûi phoùng leân gaàn 5 trieäu, vuøng tranh chaáp treân 5 trieäu [Lòch 109() Trong thư gửi Nguyễn Văn Thiệu đề ngày 14.1.1973, Nixon viết: “Dù sao tôi cũng không thể thay đổi. quyết định tiến hành việc kí tắt Hiệp định vào ngày 23.1.1973 và kí chính thức ngày 27.1.1973 tại Paris. Nếu cần, tôi sẽ làm một mình. Trong trường hợp này, tôi sẽ phải giải thích công khai rằng chính phủ ngài gây cản trở cho hoà bình. Kết quả không tránh khỏi là chúng tôi sẽ chấm dứt ngay viện trợ kinh tế và quân sự, kể cả khi có sự thay đổi nhân sự trong chính phủ ngài. Tuy nhiên, tôi hi vọng rằng sau tất cả những gì chúng ta sẽ và chịu đựng trong cuộc xung đột, cả hai nước chúng ta sẽ vẫn sát cánh gìn giữ hoà bình và thu được nhiều lợi ích từ đó”.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t.II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.460 – 461]. Từ ngày 22.6.1974, các diễn đàn nói chuyện giữa chính phủ CMLT và chính phủ Sài Gòn đều đình chỉ hoạt động, còn “quân Giải phóng chuyển sang thực hiện quyết tâm chiến lược”. Cụ thể là gì ? Từ ngày 30.9 đến ngày 8.10.1974, BCT đảng Lao động Việt Nam đã họp và đưa ra nhận định rằng “lúc này chúng ta có thời cơ... Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ, đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc” [Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t.II, Sđd, tr.646]. Thời cơ nêu trên được xác định trên cơ sở của những đánh giá được rút ra từ những thay đổi đang diễn ra trên chính trường Mĩ. Khi gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu kí vào Hiệp định Paris, Nixon đồng thời đưa ra một lời hứa cá nhân: “Vào lúc Hiệp định được kí, tôi sẽ đưa ra lời giải thích thực rõ ràng rằng Hoa Kì công nhận chính phủ ngài là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam, rằng chúng tôi không thừa nhận bất kì quân đội nước ngoài nào có quyền có mặt trên lãnh thổ Nam Việt Nam, và chúng tôi sẽ phản ứng bằng sức mạnh nếu Hiệp định bị vi phạm. Cuối cùng, tôi muốn đoan chắc với ngài cam kết của tôi đối với tự do và tiến bộ của VNCH. Đó là ý định vững chắc của tôi nhằm duy trì sự giúp đỡ đầy đủ về kinh tế và quân sự ”. Trong thời gian đầu, Nixon quả đã cố làm tròn cam kết cá nhân. Vào những tháng cuối năm 1972, khi dự thảo Hiệp định còn đang được chờ kí, chính phủ Mĩ đã thực hiện các chiến dịch Enhance và Enhance Plus hối hả chở đến Nam Việt Nam một khối lượng chiến cụ khổng lồ trị giá 750 triệu USD. Chính phủ Mĩ đã để lại miền Nam gần 5000 nhân viên quân sự Mĩ để phục vụ trong các cơ quan hậu cần của quân đội Sài Gòn. Ngày 15.3.1973, Nixon thậm chí còn lên tiếng ám chỉ rằng Mĩ sẽ có thể lại can thiệp ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa những vi phạm ngừng bắn từ phía lực lượng cộng sản. Tuy nhiên, ngày 4.6.1973, Thượng viện Mĩ đã thông qua dự luật phong toả bất kì khoản ngân sách nào dành cho hoạt động quân sự của Mĩ ở Đông Dương kể từ ngày 15.8.1973. Đạo luật này cũng được Hạ viện phê chuẩn vào ngày 1.7.1973. Ngày 13.6.1973 tại Paris, Kissinger và Lê Đức Thọ kí Thông cáo chung kiểm điểm tình hình thực thi Hiệp định Paris. Văn kiện cho phép VNDCCH có quyền di chuyển quân dụng băng ngang qua khu phi quân sự. Ngày 7.11.1973, Nghị quyết về quyền Chiến tranh được Quốc hội Mĩ thông qua, bất chấp lá phiếu phủ quyết của Nixon. Nghị quyết đã tái khẳng định quyền của Quốc hội kiểm soát hoạt động chiến tranh của tổng thống ở nước ngoài. Nhưng sự kiện có ý nghĩa quyết định hơn cả là ngày 9.8.1974, Nixon đã phải từ chức do vụ tai tiếng Watergate. Đúng bốn ngày trước khi ra đi, ông đã kí một đạo luật quy định mức viện trợ quân sự cao nhất cho VNCH trong tài khoá 1974 - 1975 là 1 tỉ USD (110). Con số này đã bị Ủy ban chuẩn chi Thượng viện caét giaûm coøn 700 trieäu, chæ vaøi ngaøy sau khi Nixon ra ñi.. 110() Quân viện của Mĩ cho VNCH trong tài khóa 1972 - 1973 là 2,1 tỉ USD. Trong tài khoá 1973 - 1974 là. 1,4 tæ USD.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> Vào khoảng thời gian này, trong một báo cáo gửi Lầu Năm Góc, thiếu tướng John Murray, trưởng Đoàn tùy viên quân sự Hoa Kì (DAO) ở Sài Gòn đã đưa ra kết luaän nhö sau: - Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỉ USD, quân đội Sài Gòn có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật; - Neáu laø 1,1 tæ USD, thì phaûi boû Quaân khu 1; - Nếu là 0,9 tỉ USD, thì khó lòng giữ được các quân khu 1 và 2, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của quân đội VNDCCH; - Nếu là 0,75 tỉ USD, thì chỉ có thể phòng thủ được vài khu vực chọn lọc. - Nếu dưới 0,6 tỉ USD, thì quân đội Sài Gòn chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ Cửu Long.. Trước đó một tháng, quân đội VNDCCH đã đánh chiếm chi khu quân sự quận lị Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng Nam. Quân đội VNCH đã điều sư đoàn dù thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược đến giành lại. Hai bên giằng co suốt ba tháng. Kết quả là quân đội VNCH phải bỏ cuộc. Biến cố này cho thấy sức chiến đấu của quân đội VNCH đã sút giảm nhiều so với năm 1972: quân đoàn I không đủ lực lượng cơ động để giành lại chỉ mỗi chi khu cấp quận, mà phải huy động đến sư đoàn dù vốn là đơn vị mạnh nhất trong lực lượng tổng dự bị chiến lược. VII.3.2. Chế độ Sài Gòn sụp đổ Taát caû caùc dieãn bieán neâu treân trong quan heä Washington - Saøi Goøn vaø treân chieán trườngđã thúc đẩy các nhà lãnh đạo VNDCCH xúc tiến kế hoạch “đánh cho nguỵ nhào”. Cuộc họp mở rộng của BCT đảng Lao động Việt Nam diễn ra từ ngày 18.12.1974 đến ngày 7.1.1975 đã nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay” và nêu quyết tâm “trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến hành tổng công kích, tổng khỏi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, đánh đổ nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cuộc họp cũng xác định rằng “thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì giải phóng miền Nam trong năm 1975”.. Ngày 6.1.1975, QĐNDVN kiểm soát hoàn toàn tỉnh Phước Long nằm cách Sài Gòn khoảngù trăm cây số, sau một chiến dịch quân sự kéo dài ba tuần. Chính phủ VNCH không có một phản ứng thích đáng nào, ngoài việc tổ chức một cuộc mítting ngay giữa Sài Gòn để lên án cộng sản vi phạm Hiệp định Paris(!). Ngày 14.1, bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Schlesinger tuyên bố: “Hiện nay, tình hình ở miền Nam Việt Nam có vẻ như là Bắc Việt Nam có thể sẽ không mở một cuộc tiến công ồ ạt toàn quốc... Mấy tháng sắp tới, chắc là ta sẽ thấy một số cao điểm về phía Bắc Việt Nam, chứ lúc này thì tôi không thấy có thể xảy ra một cuộc tiến công lớn, toàn quốc, với mức độ như hồi năm 1972”. Còn tổng thống Gerald Ford tuyên bố ngày 22.1.1975 rằng chính phủ Mĩ “sẽ không có hành động nào khác ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn; sẽ không can thiệp mà không thông qua thủ tục hiến.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> pháp và lập pháp”. Cuộc tổng tiến công của QĐNDVN được mở màn bằng một chiến dịch lớn ở Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4.3.1975. Ngày 13.3, Quốc hội do đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua với đại đa số quyết nghị không cung cấp bất kì khoản viện trợ bổ sung nào cho VNCH. Ngày 16.4, Ủy ban quân lực Thượng viện Hoa Kì chính thức thông qua quyết nghị này. Ngày 23.4, hai ngày sau khi Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng án ngữ Sài Gòn, rơi vào tay các đơn vị QĐNDVN và Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở thành phố New Orleans: “Ngày nay, người Mĩ có thể giành lại niềm kiêu hãnh từng có trước cuộc chiến Việt Nam. Nhưng niềm kiêu hãnh này không thể giành được bằng cách nhen lại một cuộc chiến đã kết thúc...” [58, tr.667]. Trưa ngày 30.4.1975, Dương Văn Minh, người cầm đầu chính phủ cuối cùng của chế độ VNCH, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai kết thúc bằng thắng lợi hoàn toàn của VNDCCH. * *. *. Bị lôi cuốn vào Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai như một nhân vật phụ (nghĩa là không thể tự quyết định vận mệnh của mình), VNCH trong quãng thời gian 20 năm tồn tại đã không tạo được cho mình mọi yếu tố cần thiết để trở thành nhân vật chính (nghĩa là có thể tự quyết định vận mệnh của mình), như: về đối nội, một chế độ thực sự dân chủ hầu có đủ tư cách chính danh để tự biện minh trước nhân dân Việt Nam, trước hết là nhân dân miền Nam, quyền tồn tại riêng biệt trong quan hệ với chế độ chuyên chính của VNDCCH ; về đối ngoại, một đường lối đối ngoại tự chủ trong quan hệ với Hoa Kì hầu có đủ tư cách chính danh để biện minh trước dư luận thế giới quyền tồn tại như một quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền. Vừa không thể tự lực cánh sinh trước sức ép về chính trị và quân sự phát xuất từ VNDCCH, vừa không biết cách khai thác một cách có hiệu quả nguồn viện trợ lớn lao nhận được từ Hoa Kì, chính phủ VNCH đã không thể tự bảo vệ vận mệnh của mình trong những thời khắc có ý nghĩa quyết định. Hậu quả là VNCH không tránh khỏi số phận đã định sẵn: bị xoá bỏ như một thực thể chính trị. Không nhìn thấy động lực chính của cuộc nổi dậy vũ trang do VNDCCH phát động trên toàn miền Nam Việt Nam là dân tộc, nghĩa là giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân và đế quốc, Hoa Kì đã để bị lôi cuốn vào cuộc chiến chống cộng lớn nhất trong thời Chiến tranh lạnh. Không nhận ra rằng động lực chính thúc đẩy Hoa Kì quyết định chọn chính sách can thiệp vào miền Nam Việt Nam bằng một cuộc chiến vô cùng lớn là chống cộng, tức chống nỗ lực bành trướng ảnh hưởng phát xuất từ phía CHND Trung Hoa và Liên Xô, VNDCCH đã dốc toàn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào cuộc chiến được mệnh danh là giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Dù thắng lợi trọn vẹn hay thất bại hoàn toàn, cả VNDCCH và Hoa Kì đều trả giá rất đắt cho sự ngộ nhận về động cơ lâm chiến của nhau..

<span class='text_page_counter'>(202)</span> Địa vị của Hoa Kì bị suy yếu đáng kể trên trường quốc tế, hoạt động ngoại giao bị sa vào Hội chứng Việt Nam trong một quãng thời gian không ngắn. Tuy nhiên, người Mĩ vẫn có thể tự an ủi rằng Đông Nam Á và cả Trung Quốc sẽ sớm nhận ra rằng họ vẫn còn rất cần đến sự hiện diện của Hoa Kì trong vùng, trước mắt là để đối phó với Việt Nam và viễn cảnh bành trướng của Liên Xô. Chiến thắng trọn vẹn đã nâng cao địa vị của CHXHCN Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời sẽ đặt chính phủ nước này trước vô vàn những khó khăn về đối ngoại, mà không ít trong số này lại liên quan đến mối quan hệ với hai nước từng là đồng minh trong thời chiến: Campuchia Dân chủ và CHND Trung Hoa. Người Việt Nam sẽ sớm nhận ra rằng vầng hào quang chiến thắng sẽ không có tác dụng tích cực đáng kể nào đến vị thế trơ trọi của Việt Nam trước người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Mong muốn duy trì lâu dài kết quả của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất: một nước Lào và một nước Campuchia trung lập, một VNDCCH theo cùng chế độ xã hội chủ nghóa, chính phuû Baéc Kinh khoâng heà mong muoán nhìn thaáy moät cuoäc chieán khaùc buøng leân trên bán đảo Đông Dương, chừng nào CHND Trung Hoa chưa đủ mạnh để có thể khai thác kết quả chung cuộc của nó. Đấy là nguyên nhân thầm kín của chính sách zích zắc mà chính phủ CHND Trung Hoa theo đuổi trong quan hệ với chính phủ VNDCCH trong suốt cuộc chiến Việt-Mĩ. Khi tìm cách khai thác cục diện mới trong quan hệ quốc tế Đông Nam Á hình thành sau thắng lợi năm 1975 của Việt Nam theo hướng chỉ có lợi cho mình, bất chấp điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam xem là quyền lợi cốt yếu của đất nước họ (mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương), chính phủ Bắc Kinh dã đặt mối quan hệ hai nước treân moät thuøng thuoác suùng.. CHÖÔNG VIII. CÁC DIỄN BIẾN TÍCH CỰC TRONG QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (từ cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 1970). Tiến trình đấu tranh giành lại độc lập của các nước Đông Nam Á diễn ra song song với tiến trình Chiến tranh lạnh dần dà ngự trị trong quan hệ quốc tế. Không muốn bị đẩy vào thế phải chọn một trong hai phe đang ra mặt kình chống nhau ác liệt, nhiều nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã sớm đẩy mạnh nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa và khoa học-kỹ thuật, vừa cố gắng vạch cho mình một con đường thứ ba là chính sách trung lập trong quan hệ với khối XHCN và khối TBCN. Hội nghị Bandung (1955) là biểu hiện rõ rệt nhất của nỗ lực này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (nội lực còn quá yếu, mâu thuẫn giữa các nước Đông Nam Á chậm được khắc phục, sự can thiệp của các cường.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> quốc ngoài vùng, chủ yếu là Hoa Kì và Trung Quốc...), mà cho đến nửa sau thập niên 1960, các cuộc vận động hướng đến mối quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã không mang lại những kết quả tích cực. Trong bối cảnh quan hệ trong vùng bị tác động xấu bởi cuộc chiến tranh Việt-Mĩ đang hồi dữ dội và bởi sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kì và Trung Quốc, sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 và sáng kiến ZOPFAN được ASEAN đưa ra trong năm 1971 đáng được xem là những diễn biến tích cực trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á. VIII.1. CÁC NỖ LỰC XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG VÙNG ĐÔNG NAM AÙ. VIII.1.1. Cuộc vận động cho SEAFET. Nỗ lực đầu tiên xây dựng một tổ chức chung cho toàn vùng Đông Nam Á được thủ tướng Malaya Tunku Abdul Rahman thực hiện vào tháng 2.1958, khi ông có mặt ở Colombo để dự lễ 10 năm độc lập của Ceylan(111). Chịu tác động của Hội nghị Bandung diễn ra hai năm trước đó, Abdul Rahman đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á triệu tập một hội nghị thượng đỉnh nhằm mục tiêu “đạt đến sự thống nhất trong vùng”. Giải thích ý tưởng này, thủ tướng Malaya nêu rõ: “Chúng ta có nhiều tài nguyên tự nhiên, biết tôn trọng các lí tưởng cao cả về công bằng, nhân quyền, tự do và độc lập. Đồng thời chúng ta cũng có nhiều vấn đề chung. Con đường duy nhất để giải quyết các vấn đề này là đoàn kết, hợp tác và cùng hợp sức chặt chẽ hơn nữa” [76, tr.7]. Dù các nước khác trong vùng không tỏ thái độ phản ứng tích cực, Abdul Rahman vẫn không từ bỏ ý tưởng. Tháng 4.1958, ông đã tung ra sáng kiến về một “Thỏa thuận Quốc phòng” bao gồm các nước Malaya, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và VNCH. Nhưng số phận của nó cũng không tốt đẹp hơn. Tháng 1.1959, Abdul Rahman đã quay lại với đề xuất của ông, nhân chuyến đi thăm chính thức Philippines. Lần này, tổng thống nước chủ nhà là Garcia đã tỏ thái độ hoan nghênh. Hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, VNCH và Miến Điện (nghĩa là tất cả các nước trong vùng, ngoại trừ VNDCCH) kí “Hiệp ước hợp tác kinh tế và hữu nghị Đông Nam Á” (South East Asia Friendship and Economic Treaty – SEAFET) bao gồm các mục tiêu: trao đổi ý kiến về các vấn đề được mọi nước quan tâm; trao đổi kinh tế; cùng nghiên cứu các nhu cầu kinh tế và tiềm năng trong vùng; hợp tác mở rộng thương mại và phát triển kinh tế; khảo sát những khả năng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Bất chấp mọi nỗ lực vận động của hai nước đề xuất, SEAFET chỉ nhận được sự hưởng ứng của Thái Lan và VNCH. Nước bày tỏ lập trường chống đối quyết liệt hơn cả 111() Năm 1972, Ceylan đổi tên thành Sri Lanka.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> hóa ra là Indonesia, nước chủ trì Hội nghị Bandung, vốn được Abdul Rahman lấy làm nguồn gợi hứng cho cho cuộc vận động xây dựng một tổ chức vùng. Đang theo đuổi một đường lối đối nội dựa vào sự ủng hộ của đảng Cộng sản (PKI) và một đường lối đối ngoại chống đế quốc và kết thân với CHND Trung Hoa, chính phủ Sukarno đánh giá SEAFET là mưu toan xây dựng một liên minh quân sự-chính trị, có xu hướng chống cộng. Căn cứ của đánh giá này là VNCH được mời tham gia, trong lúc VNDCCH lại không được nhắc đến. Trong lúc đó, giữa hai nước khai sinh sáng kiến là Malaya và Philippines lại phát sinh một bất đồng lớn. Là đồng minh thân cận của Hoa Kì, Philippines muốn mời Đài Loan, Hàn Quốc và cả Nhật cùng tham gia SEAFET, trong lúc Malaya lo ngại sự có mặt của các nước và vùng lãnh thổ này sẽ làm Bắc Kinh tức giận. VIII.1.2. Cuộc vận động cho ASAS và ASA. Sau những cuộc thương lượng gay go kéo dài trên một năm, ý tưởng SEAFET cuối cùng bị loại bỏ và được Malaya đề nghị thay bằng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian States – ASAS) vào ngày 27.7.1960. Khác với SEAFET, ASAS sẽ mang tính chất không chính thức, viø người ta không dự định kí một văn kiện nào. Sáng kiến của Malaya được xem là một nhượng bộ đối với Indonesia, vì thực khó nói đến một tổ chức hợp tác khu vực thực sự có hiệu quả, nếu không có sự tham gia của nước lớn nhất trong vùng. Nhưng bất chấp sự nhượng bộ này, Indonesia vẫn một mực khước từ tham gia ASAS. Vậy, nguyên nhân thực sự giải thích thái độ xa lánh của chính phuû Indonesia khoâng haún laø tính chaát choáng coäng cuûa ASAS. Ñang theo ñuoåi tham voïng lãnh đạo các nước không liên kết, hay đúng hơn “Các lực lượng mới trỗi dậy” (New Emerging Forces – NEFOS), tổng thống Sukarno tất không hào hứng với bất kì sáng kiến tập hợp lực lượng nào không phải do chính ông đưa ra. Dù không được Indonesia ủng hộ, Malaya vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình. Sau các cuộc thương lượng gay go, cuối cùng vào cuối tháng 7.1961, ba nước Malaya, Philippines và Thái Lan đã tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao tại Bangkok. Ngày 31.7.1961, ba bộ trưởng đã kí vào tuyên bố chung về việc thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (Association of South-East Asia – ASA). Là tổ chức đầu tiên ở Đông Nam Á không bao gồm một nước ngoài khu vực nào, ASA đã xác định mục tiêu là “thiết lập một tổ chức có hiệu quả cho phép tiến hành những hoạt động tham vấn thân hữu, sự hợp tác và tương trợ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và hành chính”. ASA được xem là một tổ chức không liên kết và “không gắn bó bằng bất kì cách nào với bất kì khối hay một cường quốc nào bên ngoài khu vực, không chống lại bất kì nước nào” [73, tr.93]. Sau hai cuộc họp báo cấp bộ trưởng ngoại giao (tháng 7.1961 ở Bangkok và tháng 4.1962 ở Kuala-Lumpur), ASA đã đề ra một số dự án lớn và chương trình phát triển chung. Tuy nhiên, không dự án nào được mang ra thực hiện, vì không lâu sau đó hai trong số ba.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> nước thành viên là Malaya và Philippines đã sa vào một cuộc xung đột diễn ra quanh kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia. Quan hệ giữa hai nước vì thế trở nên xấu đi và đi đến chỗ đoạn giao. Vì lẽ trên, hoạt động của ASA đã bị tê liệt một thời gian khá dài. Phải đến tháng 3.1966, các nước thành lập ASA mới lại gặp nhau ở Bangkok để làm sống lại hoạt động cuûa Hieäp hoäi. Hội nghị bộ trưởng ngoại giao diễn ra trong tháng 8.1966 đã xem xét các vấn đề chính trị phát sinh từ cuộc chiến đang lan rộng ở Việt Nam. ASA đã đưa ra sáng kiến triệu tập “Hội nghị hòa bình” với sự tham dự của 17 chính phủ châu Á, và thành lập một “Ủy ban chaâu AÙ viø Hoøa bình cho Vieät Nam”. Duø khoâng mang laïi keát quaû cuï theå naøo, saùng kieán vừa nêu đã thu hút sự chú ý của các nước Đông Nam Á đến những hậu quả tai hại, mà sự can thiệp tùy tiện của các cường quốc ngoài vùng gây ra cho mối quan hệ giữa các nước trong vuøng. ASA giải tán vào cuối năm 1967, vài tháng sau khi ASEAN được thành lập. Dù không tạo được một bản tổng kết hoạt động thực ấn tượng, ASA vẫn là cách tiếp cận hoàn toàn mới, mang nét đặc trưng Đông Nam Á, đối với vấn đề hợp tác trong khu vực. Các nhà lãnh đạo một số nước Đông Nam Á đã bước đầu làm quen với nếp sinh hoạt gặp gỡ và cùng thảo luận các vấn đề chung. Dù chưa xác định được đâu là quyền lợi chung gắn kết các nước với nhau, và do vậy chưa thể tìm thấy tiếng nói chung trong nhiều vấn đề chi phối quan hệ giữa họ, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á vẫn, như Abdul Rahman viết trong một bức thư gửi Sukarno, “ít ra hiểu được tại sao chúng ta không thể kết hợp được với nhau” [Bernard Gordon (1966). The Dimensions of Conflict in Southeast Asia. Englewood Cliffs. Prentice Hall, p.182]. Dù chưa thể hiểu và thông cảm nhau, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã học được cách lắng nghe nhau. Nhờ vậy, Malaya và Philippines đã không để các bất đồng của họ diễn biến theo chiều hướng không thể cứu vãn được đối với ASA. Hiệp hội chỉ tạm thời đình chỉ hoạt động, chứ không bị tan rã. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã ý thức được các quyền lợi chung gắn kết họ với nhau. Và đây sẽ là cơ sở caàn thieát cho moái quan heä coäng taùc saâu roäng trong töông lai. VIII.1.3. Cuộc vận động cho MAPHILINDO. MAPHILINDO là một nỗ lực khác nhằm xây dựng một tổ chức khu vực được ba nước Philippines, Indonesia và Malaya thực hiện trong năm 1963. Trong năm 1963, tổng thống Macapagal của Philippines đã công bố ý tưởng xây dựng một tổ chức toàn Mã Lai kết hợp các lãnh thổ có người Mã Lai sinh sống ở Đông Nam Á, và một thị trường chung cho toàn vùng. Động thái trên có các nguyên nhân riêng của nó. Nguyên là vào ngày 27.5.1961, thủ tướng Malaya Abdul Rahman có đề xuất kế hoạch thiết lập Liên bang Malaysia bao gồm Liên bang Malaya, Singapore và hai lãnh thổ nằm ở Bắc đảo Kalimantan là Sarawark và Sabah. Manila không hài lòng với việc làm này.

<span class='text_page_counter'>(206)</span> cuûa Kuala-Lumpur, vì cho raèng laõnh thoå Sabah thuoäc chuû quyeàn Philippines(112). Ý tưởng của Philippines đã được Indonesia đón nhận với thái độ tích cực, viø các nhà lãnh đạo Jakarta lâu nay cũng đã nghĩ đến việc xây dựng một quốc gia bao gồm tất cả dân Mã Lai trong vùng Đông Nam Á. Do vậy, sự ra đời của Liên bang Malaysia sẽ cản trở ý đồ vừa nêu. Sự tương đồng về quyền lợi đã thúc đẩy hai nước tiến đến nhau. Ngày 23.2.1963, Sukarno và Macapagal đã kí một thỏa thuận bí mật về việc thành lập một nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ hai nước. Tuy nhiên, hai nước lại không đạt được sự đồng thuận trong việc xác định một đường lối chung đối với kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia. Trước đó không lâu, vào ngày 20.1.1963, Indonesia đã chính thức công bố chủ trương đối đầu quân sự với Malaya . Sau khi kí thỏa thuận với Philippines, Indonesia đã khởi sự đưa quân xâm nhập lãnh thổ Sarawak. Về phần mình, Manila chọn con đường đàm phán. Tháng 3.1963, Macapagal đề nghị tổ chức hội nghị ba nhà lãnh đạo Malaya, Philippines và Indonesia. Trong tháng 4 và tháng 5.1963, thủ tướng Malaya Abdul Rahman đã lần lượt gặp tổng thống Philippines Macapagal và tổng thống Indonesia Sukarno. Các bên đã đạt được sự thỏa thuận về nguyên tắc là Liên bang Malaysia sẽ được thiết lập dựa theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý người dân các lãnh thổ Bắc Borneo do LHQ tổ chức. Sukarno hứa rằng “nếu người dân bỏ phiếu tán thành sáp nhập với Malaysia, thì Indonesia sẽ không phản đối”. Các nhà lãnh đạo ba nước cũng tán thành một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh sẽ được các bộ trưởng ngoại giao thu xếp trước. Từ ngày 7 đến ngày 11.6.1963, cuộc họp bộ trưởng Ngoại giao ba nước đã diễn ra ở Manila. Ba bộ trưởng ủng hộ ý tưởng thành lập một liên bang bao gồm ba nước Malaya, Philippines và Indonesia mang tên MAPHILINDO, đồng thời nhấn mạnh rằng tiến trình thảo luận quanh ý tưởng này sẽ diễn ra “trong sự đoàn kết chặt chẽ, nhưng không từ bỏ dù ở mức độ thấp nhất chủ quyền mỗi nước”. Vấn đề thứ hai được mang ra bàn thảo là kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia. Các bộ trưởng Philippines và Indonesia tuyên bố nước họ sẽ hoan nghênh sự kiện này, với điều kiện người dân Bắc Borneo cũng tán thành gia nhập Liên bang. Về phần mình, Malaya cam kết sẽ tổ chức bầu cử ở Bắc Borneo dưới sự giám sát của LHQ. Các bộ trưởng cũng đạt được thỏa thuận sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của những người đứng đầu chính phủ ba nước Malaya, Philippines và Indonesia ở Manila trước cuối tháng 7.1963. Từ ngày 30.7. đến ngày 5.8.1963, các nhà lãnh đạo chính phủ ba nước đã gặp nhau ở Manila, bất chấp sự việc là trước đó không lâu, Jakarta đã gay gắt cáo buộïc Hiệp ước 112() Quan điểm trên của chính phủ Manila có nguồn gốc từ sự kiện là năm 1704, sultan xứ Brunei trao. Sabah cho sultan quần đảo Sulu để đổi lấy sự giúp đỡ cho hoạt động trấn áp cuộc nổi dậy trong nước. Tháng 1.1878, do lo sợ người Tây Ban Nha, người kế vị sultan Sulu đã chuyển giao Sabah cho đại diện của Công ty Bắc Borneo của Anh với điều kiện được trả 5.000 đồng bạc Mã Lai mỗi năm. Năm 1946, Sabah thuộc quyền cai trị trực tiếp của Anh. Căn cứ vào sự kiện vừa nêu, chính phủ Philippines cho rằng Sabah “không bị nhượng”, mà là “cho thuê” và do những người kế vị sultan Sulu đã chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu cho chính phủ Philippines, mà Manila tự coi là có quyền cho rằng sau khi được độc lập, Sabah phải thuộc chủ quyền Philippines. Manila giữ lập trường này cho đến tận ngày nay, nhưng không có một động thái nào có thể đẩy quan hệ giữa hai nước đến chỗ căng thẳng..

<span class='text_page_counter'>(207)</span> London về việc thành lập Liên bang Malaysia được thủ tướng Abdul Rahman kí ngày 8.7.1963 là một hành động vi phạm các thỏa thuận đạt được ở Manila. Khi thông qua ba văn kiện: Thỏa ước Manila (được kí ngày 31.7.1963), Tuyên bố Manila và Thông cáo chung ( được công bố ngày 5.8.1963), Hội nghị đã quyết định rằng các căn cứ nước ngoài sẽ không được dùng để chống lại một trong các bên kí kết, cuộc đàm phán về việc thành lập liên bang sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, không một hình thức cộng tác nào được xác định cụ thể, không một chương trình hành động nào được thông qua. Thêm vào đó, mỗi nước kí kết vẫn không thay đổi ý đồ riêng đối với dự án: Malaysia dự tính sử dụng MAPHILINDO như là công cụ chặn đứng các tham vọng của Indonesia ở Đông Nam Á; Philippines muốn biến MAPHILINDO thành diễn đàn cho các lập luận về Sabah; Indonesia muốn thông qua việc tăng cường quan hệ với hai xứ láng giềng để cải thiện quan hệ với Hoa Kì và Anh, vốn là những nước có thể cung cấp các khoản viện trợ rất cần cho nền kinh tế suy yếu của đất nước, mà không phải từ bỏ các yêu saùch veà Baéc Borneo. Trong tình hình trên, sự ra đời của Liên bang Malaysia (16.9.1963) đã hoàn toàn đi ngược lại các tính toán của Manila và Jakarta. Phản ứng quyết liệt của hai nước – cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia – và các cuộc đụng đột quân sự diễn ra ngay sau đó đã giáng đòn chí tử vào MAPHILINDO còn đang ở trên giấy. Phân tích các nguyên nhân không thành của ASA và MAPHILINDO, người ta thấy có những điểm chung như các nước thành viên chưa biết cách tìm ra tiếng nói chung trước những bất đồng, chưa học được cách thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán, chưa nhìn ra ích lợi mà một tổ chức hợp tác vùng có thể mang lại. Dù sao đi nữa, ASA và MAPHILINDO vẫn là những thử nghiệm có ý nghĩa không nhỏ trong tiến trình xây dựng một tổ chức vùng. VIII.2. HIEÄP HOÄI CAÙC QUOÁC GIA ÑOÂNG NAM AÙ (ASEAN ) VIII.2.1. Boái caûnh. Trong năm 1965, giữa lúc quan hệ của các nước ASA và MAPHILINDO vẫn còn trong tiến trình căng thẳng, thì Đông Nam Á lại chứng kiến một loạt các biến cố lớn: Hoa Kì khởi sự cuộc chiến tranh can thiệp ở Việt Nam; Trung Quốc tăng cường giúp đỡ các đảng cộng sản Thái Lan, Malaysia và Philippines trong hoạt động lật đổ nhắm vào chính quyền sở tại; và cuộc đảo chính quân sự ở Indonesia, mà nhiều nhà phân tích thời sự cho là do đảng cộng sản xứ này thực hiện với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tất cả biến cố vừa nêu đã tác động rất tiêu cực lên quan hệ trong vùng và gây lo lắng cho các nước ASA, đặc biệt là Thái Lan, nước có chung đường biên giới với các nước Đông Dương, nơi cuộc chiến tranh lớn nhất trong vùng đang hoành hành. Trong suốt năm 1966, bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman đã tiến hành một cuộc vận động ngoại giao ráo riết nhằm đưa các nước ASA lại gần nhau..

<span class='text_page_counter'>(208)</span> Tuy được thực hiện trong bầu không khí sôi động của cuộc chiến Việt-Mĩ đang hồi quyết liệt, hoạt động của Thanat Khoman vẫn đạt được một số kết quả tốt, một phần là nhờ phản ứng thuận lợi từ phía Indonesia, nước lớn nhất trong vùng. “Chế độ mới” ra đời sau cuộc đảo chính tháng 9.1965 đã theo đuổi một đường lối đối ngoại khác hẳn với chế độ “dân chủ có dẫn dắt”. Thêm vào đó, quan hệ giữa các thành viên ASA bắt đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực: Malaysia được Philippines công nhận ngày 3.6.1966, còn Singapore được Indonesia công nhận ba ngày sau đó. Tháng 3.1966, các nước ASA đã gặp lại nhau vừa nhằm mục đích làm sống lại tổ chức này sau một thời gian bị tê liệt do những bất đồng nội bộ, vừa xem xét khả năng mở rộng nó. Diễn biến này cho thấy các nước ASA đã cảm nhận rõ rệt hơn nhu cầu cảm thấy phải liên kết với nhau để đảm bảo nền hòa bình và ổn định trong vùng. Đây là những điều kiện tối cần cho nỗ lực khắc phục tình trạng lạc hậu và phát triển kinh tế, thoát khỏi ảnh hưởng của các cường quốc ngoài vùng. Cuộc chiến tranh đang hồi quyết liệt ở Việt Nam càng thôi thúc giới lãnh đạo các nước Đông Nam Á sớm khắc phục các bất đồng, dọn đường cho nỗ lực thành lập một tổ chức vùng. Tuy nhiên, chỉ mỗi Malaysia, kiến trúc sư chính của ASA, là còn mặn mà với ý tưởng củng cố và mở rộng ASA nhằm tiếp tục đóng vai trò trung tâm của các cuộc đàm phán. Cũng chính vì lí do này mà tổng thống Suharto của “Chế độ mới” ở Indonesia đã tung ra sáng kiến thành lập một tổ chức khác, thay vào chỗ ASA. Ngoài ra, vì các lí do quốc thể và uy tín cá nhân, Suharto không muốn đặt đất nước vào vị thế của nước phải làm đơn xin gia nhập và chịu sự xem xét của ba nước mà trước đó không lâu có quan hệ không tốt với Jakarta. Chia sẻ lập trường của Suharto, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos vừa đắc cử tháng 11.1965 muốn tách khỏi hình ảnh của các vị tiền nhiệm: Garcia, người đồng sáng lập ASA và Macapagal, mà tên tuổi gắn liền với MAPHILINDSO. Bất chấp những bất đồng trên, các nước ASA và những đối tác mới – Indonesia và Singapore – đều có nhiều lí do hơn để quan tâm đến nỗ lực xây dựng một tổ chức vùng mới. Là nước có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất Đông Nam Á, Indonesia hi vọng giành được vị trí lãnh đạo trong một tổ chức vùng, và thông qua tổ chức này phát huy ảnh hưởng và vai trò ra toàn vùng Đông Nam Á, Thái Bình Dương và xác lập một chỗ đứng riêng trên thế giới. Các nước Đông Nam Á khác muốn Indonesia gia nhập tổ chức vùng để vừa làm cho tổ chức này mạnh hơn, có thế lực hơn trong quan hệ với các nước ngoài vùng. Riêng Malaysia và Singapore nghĩ rằng sự có mặt của Indonesia trong một tổ chức vùng sẽ ràng buộc nước này vào một số quy tắc ứng xử nhất định trong quan hệ với các nước khác trong vùng và do vậy, hạn chế bớt mưu đồ nước lớn của Jakarta..

<span class='text_page_counter'>(209)</span> Là nước từng trải qua tranh chấp lãnh thổ với Indonesia và Philippines, Malaysia muốn tham gia một tổ chức vùng cùng với hai nước này nhằm có điều kiện xoa dịu những mâu thuẫn giữa họ, xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước hội viên khác và qua đó, đủ sức đối phó với những khó khăn có thể phát sinh trong tương lai. Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tham gia tổ chức vùng nhằm mục tiêu tiến tới đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, bớt lệ thuộc vào Mĩ và giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Malaysia. Là nước nhỏ nhất Đông Nam Á, Singapore xem sự ra đời của một tổ chức vùng là cơ hội thoát khỏi cảnh bị cô lập và thái độ nghi kị mà một số nước Đông Nam Á như Malaysia vaø Indonesia ñang theo ñuoåi nhaèm vaøo chính Singapore, vì hoï cho raèng Singapore laø “con ngựa thành Troy” của Trung Quốc ở eo biển Malacca. Mặt khác, Singapore muốn tham gia một tổ chức vùng để đối phó và kìm chế nhóm các nước gốc Mã Lai (Indonesia và Malaysia), đồng thời khai thác thị trường các nước hội viên phục vụ sự phát triển kinh tế cuûa mình sau khi li khai khoûi Lieân bang Malaysia. Đang phải đương đầu với phong trào đấu tranh của đảng Cộng sản và lo ngại ảnh hưởng lớn lao của cách mạng Đông Dương, Thái Lan hi vọng tìm thấy ở tổ chức vùng một liên minh tạo thuận lợi cho nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của cộng sản, cả ở trong nước lẫn những nước ở Đông Dương, thay vì chỉ dựa hoàn toàn vào Mĩ và SEATO. VIII.2.2.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập – Tuyên bố Bangkok (8.8.1967) Ngày 8.8.1967, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước Đông Nam Á – Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan – diễn ra tại Bangkok đã ra tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Assocation of South East Asia Nations - ASEAN). Giải thích lí do thành lập ASEAN, các nước sáng lập cho rằng “các nước Đông Nam Á có trách nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vực và đảm bảo sự phát triển đất nước một cách hoà bình và tiến bộ; và các nước này quyết tâm đảm bảo sự ổn định và an ninh của mình không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức hay biểu hiện nào nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc của mình phù hợp với những lí tưởng và nguyện vọng nhân dân mình”. Các nước đồng thời khẳng định rằng “sự tồn tại của tất cả các căn cứ nước ngoài là tạm thời và chỉ được duy trì với sự thỏa thuận công khai của các nước hữu quan và không được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phá hoại nền độc lập dân tộc và tự do của các quốc gia trong khu vực hoặc làm phương hại đến các quá trình phát triển một cách có trật tự của các quốc gia này”. Tuyên bố thành lập ASEAN đã nêu rõ các tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội: “ 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> cơ sở cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng; 2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; 3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kĩ thuật và hành chính; 4. Giúp đỡ lẫn nhau dứơi các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính; 5. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức soáng cuûa nhaân daân. 6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á; 7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các thỏa thuận nhằm đạt được một số hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này”. Bộ máy điều hành ASEAN bao gồm hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao và ủy ban thường trực do bộ trưởng ngoại giao nước chủ nhà phụ trách. VIII.3. Ý TƯỞNG TRUNG LẬP HÓA ĐÔNG NAM Á VAØ TUYÊN BỐ ZOPFAN. VIII.3.1. Cuộc vận động của Malaysia cho ý tưởng trung lập hóa. Đồng thời với nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước và mối quan hệ hợp tác khu vực, một vài nước Đông Nam Á cũng cố gắng hoạch định một đường lối đối ngoại có mục tiêu không để bị cuốn vào quan hệ đối đầu Đông-Tây hầu tránh khỏi những tác động tiêu cực của Chiến tranh lạnh. Nỗ lực này được thể hiện rõ trong điểm 6a và 6b của “Mười nguyên tắc chung sống hòa bình” được công bố ở Hội nghị Bangdung (1955). Tuy nhiên, hoàn cảnh quốc tế trong vùng và trên thế giới lúc đó hoàn toàn không thuận lợi cho việc thực hiện các điểm vừa nêu. Từ giữa thập niên 1960, vào lúc công cuộc xây dựng quan hệ hợp tác vùng được xúc tiến mạnh, các nước Đông Nam Á đồng thời chú ý hơn đến đường lối đối ngoại trung lập. Năm 1966, trong lúc dự một hội nghị của Quốc tế xã hội chủ nghĩa, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã khẳng định rằng “phương cách tốt nhất để đảm bảo hòa bình ở Đông Nam Á là biến nó thành vùng trung lập, nơi không một đại cường quốc nào có thể sử dụng các nước nhỏ như là sự nới rộng quyền lực của chính họ và đồng thời cho phép đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước nhỏ khỏi bị các nước khác xâm phaïm” [73, tr.209]. Tháng 1.1968, đại biểu Tun Ismail phát biểu tại nghị viện Malaysia rằng sau khi quân Anh rút hết khỏi Đông Nam Á(113), các nước Đông Nam Á nên ủng hộ công cuộc trung lập hóa vùng được các cường quốc đảm bảo, kí các hiệp ước không xâm phạm nhau và các 113() Từ tháng 1.1968, chính phủ Anh khởi sự rút quân khỏi tất cả các căn cứ của Anh đặt trong khu vực địa. lí nằm về phía đông kênh Suez. Đây là nỗ lực tái bố trí lại quân đội Anh trên phạm vi toàn cầu..

<span class='text_page_counter'>(211)</span> tuyeân boá tuaân chuû chính saùch chung soáng hoøa bình [73, tr.210; 76, tr.40 – 41]. Ý tưởng trung lập hóa Đông Nam Á được Malaysia nêu ra lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết diễn ra trong các ngày 13 - 17.4.1970 tại Dar-es Salam. Bộ trưởng Ngoại giao Ghazali Shafie tuyên bố: “Chiến tranh vẫn tiếp diễn, và cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiện tàn lụi. Chiến tranh Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến toàn vùng Đông Nam Á. Muốn chấm dứt nó, không phải chỉ cần trung lập hóa Đông Dương mà thôi, phải trung lập hóa toàn vùng Đông Nam Á, dưới sự đảm bảo của Hoa Kì, Liên Xô vaø Trung Quoác”. OÂng noùi theâm: “Muïc ñích cuûa Hoäi nghò caùc quoác gia khoâng lieân keát Dar-es Salam là tìm giải pháp để tránh sự xung đột giữa Nga và Mĩ, là áp dụng các nguyên tắc dân tộc tự quyết và không can thiệp để hoà giải các tranh chấp quốc tế. Muốn đạt được mục đích này, cần phải trung lập hóa Đông Nam Á để tránh mọi hình thức can thiệp, hăm doạ và gây áp lực của các cường quốc tại vùng này” [86, tr.179-180]. Ngày 23.9.1970, nhân dịp nhậm chức thủ tướng Malaysia, Abdul Razak đã công bố chính sách đối ngoại của đất nước ông như sau: mở ngõ, không liên kết, không can thiệp, chung sống hoà bình, tôn trọng chủ quyền và chế độ chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Malaysia mở rộng bang giao và hợp tác thân hữu với tất cả các nước, không cần biết đến chế độ chính trị của họ, miễn là họ không can thiệp vào công việc nội bộ của Malaysia. Malaysia ủng hộ Trung Quốc gia nhập LHQ nếu nước này chịu nhìn nhận chủ quyeàn vaø ngöng can thieäp vaøo coâng vieäc noäi boä cuûa Malaysia. Abdul Razak noùi theâm: “Malaysia nằm trong vùng Đông Nam Á đang bị chiến tranh đe doạ. Malaysia sẽ hợp tác với caùc quoác gia laân caän nhö Indonesia, Singapore, Thaùi Lan, Philippines vaø caùc quoác gia khaùc để tiếp tục tìm kiếm những giải pháp đem lại hòa bình cho vùng này. Malaysia không ngại đương đầu với một cuộc chiến do cộng sản phát động, nhưng sẵn sàng lập bang giao với tất cả những nước cộng sản nào tôn trọng chủ quyền của Malaysia”. Trên cơ sở của đường lối đối ngoại độc lập và trung lập trên, các nhà lãnh đạo Malaysia đã nỗ lực làm rõ hơn ý tưởng trung lập hóa Đông Nam Á và khởi sự xúc tiến cuộc vận động cho chính sách trung lập hóa Đông Nam Á. Tháng 10.1970, phó thủ tướng Tun Ismail bổ sung: “Để chấm dứt chiến tranh, cần phải trung lập hóa Đông Dương và toàn thể vùng Đông Nam Á. Malaysia ủng hộ Trung Quốc vào LHQ cũng chỉ nhằm mục đích để cho Trung Quốc đứng ra hợp tác với Hoa Kì và Liên Xô đảm bảo nền trung lập của Đông Nam Á. Nếu Đông Nam Á được trung lập hóa, các quốc gia trong vùng này sẽ không bị các cường quốc xâm lấn, hăm dọa và gây áp lực nữa”[86, tr.180-181]. Ngày 18.12.1970, trong cuộc gặp gỡ tổng thống Indonesia Suharto, Abdul Razak đã trình bày chi tiết vai trò của Trung Quốc và của các cường quốc khác trong đề nghị trung lập hóa Đông Nam Á: “Nền hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á tùy thuộc vào việc Trung Quốc có tỏ thiện chí hoà bình đối với các quốc gia trong vùng hay không. Malaysia mong rằng Trung Quốc nên có thái độ ôn hoà, chấp thuận các nguyên tắc không can thiệp và chung sống hoà bình. Quyền lợi của các nước Đông Nam Á chỉ có thể được đảm bảo, nếu chúng ta biết hợp tác với nhau, và cùng nhau tìm kiếm một giải pháp để giải quyết vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(212)</span> chung của vùng. Con đường duy nhất có thể đem lại hoà bình và chặn đứng tham vọng của các cường quốc tại vùng này là trung lập hóa Đông Nam Á dứơi sự đảm bảo của Hoa Kì, Liên Xô và Trung Quốc”. Ông nói thêm: “Muốn cho Trung Quốc có thể đứng ra đảm bảo nền trung lập, cần phải giải toả việc cô lập hóa Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc vào LHQ. Trung Quốc là một đại cường quốc gồm có 700 triệu dân. Do đó không thể tiếp tục phủ nhận và cô lập Trung Quốc. Nếu Trung Quốc được nhìn nhận và được kết nạp vào LHQ, Trung Quốc sẽ đảm nhận lấy phần trách nhiệm của mình đối với LHQ, và sẽ đưa ra đảm bảo nền trung lập của Đông Nam Á” [86, tr.181-182]. Ngày 15.1.1971, tại Hội nghị các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung họp ở Singapore, Abdul Razak tuyên bố: “Từ trước đến nay, Trung Quốc tuy là một đại cường quốc với 700 triệu dân, nhưng lại bị cô lập hóa và bị loại ra ngoài mọi hoạt động quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc không thể chấp nhận nền trật tự thế giới hiện nay và tìm cách lật đổ nền trật tự này. Các quốc gia Đông Nam Á là các nước ở gần Trung Quốc, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách bất mãn của Trung Quốc. Để đem lại hoà bình cho vùng này, Malaysia ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập LHQ, để Trung Quốc có thể đứng ra đảm nhận lấy vai trò của một đại cường quốc, đảm bảo nền trung lập của Đông Nam Á. Malaysia hi vọng rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ sự hợp tác với Hoa Kì trong chuyện này”[86,tr.184]. Phản ứng của các nước ASEAN trước ý tưởng trung lập hóa của Malaysia là không giống nhau. Tuy tán thành, song Indonesia không hài lòng với ý kiến cần có “sự đảm bảo từ bên ngoài”. Singapore tỏ ra ngần ngại trước viễn cảnh người Mĩ phải rút khỏi Đông Nam Á do công cuộc phát triển kinh tế của đảo quốc phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế với Hoa Kì. Đã gắn bó với Mĩ từ lâu bằng một hiệp ước an ninh, từng phải đối mặt với cuộc nổi dậy của phong trào Huk và đang đương đầu với cuộc nổi dậy của đạo quân “Tân nhân dân” chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Philippines hẳn sẽ đắn đo không ít. Nước có phản ứng dè dặt nhất là Thái Lan. Cho rằng phong trào cộng sản ở Thái Lan đang nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, chính phủ Bangkok không tin rằng Bắc Kinh có thể đóng một vai trò tích cực nào đó ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hoàn cảnh đối ngoại của Thái Lan có nhiều khác biệt so với của Malaysia. Nước này là thành viên của khối Thịnh vượng chung và có chỗ dựa là quân đội Anh trong hoạt động quốc phòng. Malaysia còn được sự hậu thuẫn của các nước Hồi giáo và là thành viên của Hiệp ước phòng thủ chung 5 nước đang được xúc tiến thành lập(114). Trong khi đó, Thái Lan chỉ có mỗi Hoa Kì là chỗ dựa đáng tin cậy về quân sự và ngoại giao và lại là láng giềng của ba nước Đông Dương đang đắùm chìm trong cuộc chiến mà theo chính phủ Bangkok là do cộng sản phát động. Do vậy, Thái Lan không thể có chọn lựa nào khác hơn là đứng về phía chính phủ Sài Gòn và ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến ở Đông Dương. Không lùi bước trước phản ứng không thực thuận lợi của các nước ASEAN, ngày 12.3.1971, Tun Ismail đặt thẳng vấn đề với các nước này: “Đây là vùng của chúng ta, các cường quốc không còn được xem nó như là vùng mà họ tùy nghi chia cắt thành các khu vực 114() Ngày 15.4.1971 tại London, các nước Anh, Australia, New Zealand, Singapore và Malaysia đã kí Hiệp. ước phòng thủ chung. Theo Hiệp ứơc, Anh, Australia và New Zealand cam kết bảo vệ Malaysia và Singapore trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công từ bên ngoài..

<span class='text_page_counter'>(213)</span> ảnh hưởng. Chính sách trung lập hóa phải được các nước ASEAN xem là một cương lĩnh nhằm đảm bảo sự ổn định và duy trì hòa bình để chúng ta có thể dồn sức vào công việc cấp bách nhất: phát triển xứ sở chúng ta và cải thiện tài nguyên và mức sống của nhân dân chuùng ta” [73, tr. 200]. Lần này, sức ép phát xuất từ Kuala-Lumpur được sự hỗ trợ của một diễn biến ngoài vùng: các nước ASEAN, đặc biệt là những đồng minh thân cận của Hoa Kì, cảm thấy “bị sốc và bị phản bội” (từ của bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman) khi họ nhận được tin tổng thống Mĩ Richard Nixon sẽ viếng thăm Trung Quốc và nước này sắp được kết nạp vào LHQ. Một câu hỏi liền được đặt ra cho các nước Đông Nam Á nói chung, các nước ASEAN nói riêng: phản ứng ra sao trước cục diện mới của thế giới và thu xếp như thế nào tiến trình bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh? VIII.3.2. Tuyeân boá ZOPFAN (27.11.1971). Bất chấp những bất đồng và do dự trên, ngày 27.11.1971 tại Kuala Lumpur, bộ trưởng Ngoại giao bốn nước Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và đặc phái viên của Hội đồng hành pháp quốc gia Thái Lan đã kí vào Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do vaø trung laäp (hay coøn goïi laø Tuyeân boá ZOPFAN - Zone of Peace, Freedom and Neutrality). Trong Phần mở đầu, các nước kí kết thừa nhận rằng “quyền của mỗi quốc gia, dù lớn hoặc nhỏ, được tồn tại không có sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của mình vì sự can thiệp đó sẽ gây phương hại đến tự do, độc lập và toàn vẹn của quốc gia đó”. Các nước kí kết nêu rõ “sự cần thiết phải đối phó với những thách thức hiện nay và những diễn biến mới với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình và tự do, cả trong và ngoài khu vực, nhằm thúc đẩy hơn nữa hoà bình, ổn định và sự hài hòa trên thế giới”. Trên cơ sở của các quan điểm trên, các nước kí kết tuyên bố: - “Quyết tâm sử dụng những cố gắng cần thiết bước đầu để đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á như là một khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kì hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực; - “Các nước Đông Nam Á cần phối hợp nỗ lực nhằm mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó hơn nữa của các nước naøy”. Hội nghị đã quyết định thành lập Ủûy ban đại diện cấp cao các nước ASEAN để soạn thảo các chi tiết liên quan đến việc thực hiện ZOPFAN. Hội nghị thường kì cấp bộ trưởng ngoại giao diễn ra trong các ngày 16 – 18.4.1973 ở Bangkok đã thông qua các nguyên tắc thực hiện ZOPFAN. Các nước thành viên ASEAN phải tuân thủ nghiêm ngặt ZOPFAN, Điều lệ LHQ, Tuyên bố của Hội nghị Bangdung về củng cố hòa bình và hợp tác, Tuyên bố Bangkok năm 1967 và Tuyên bố Kuala-Lumpur năm 1971. Các nước thành viên phải xây dựng quan hệ giữa họ với các nước trong và ngoài vùng trên nền tảng các nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ dân tộc, độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Mỗi quốc gia có quyền “tồn tại độc lập, không có sự can thiệp của nước ngoài, không bị.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> các hoạt động lật đổ hay gây sức ép từ bên ngoài ”. Các nước trong vùng cần tránh can dự vào những cuộc xung đột giữa các nước ngoài vùng, và không tham gia các thỏa thuận không phù hợp với những lợi ích của các nước trong vùng. Nước ngoài vùng không được xây dựng căn cứ quân sự trong vùng: cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất hay thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong vùng. Các nước tham gia ZOPFAN có quyền tự do thương mại với bất kì quốc gia hay tổ chức quốc tế nào, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, có quyền nhận viện trợ để tăng cường khả năng đề kháng dân tộc, với điều kiện viện trợ này không được đi ngược lại lợi ích của các quốc gia trong vùng. Cần phát triển mối quan hệ hợp tác có hiệu quả giữa các nước tham gia ZOPFAN. Hội nghị cũng đề nghị khả năng tham gia của các nước Đông Dương vào ZOPFAN. Do những điều kiện không thuận lợi kéo dài (như chiến tranh can thiệp của Mĩ ở Đông Dương, chính sách bá quyền nước lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Á, vấn đề Campuchia...), mãi đến năm 1991, ý tưởng ZOPFAN mới hội đủ các điều kiện thuận lợi để được mang ra thực hiện.. * *. *. ASEAN và ZOPFAN đáng được ghi nhận là những kết quả ban đầu đáng khích lệ của công sức mà một số nước Đông Nam Á đã bỏ ra trên 20 năm nhằm xác lập một chỗ đứng trong quan hệ quốc tế trong vùng. Dù không được VNDCCH , Miến Điện và Trung Quốc tiếp nhận một cách tích cực, ASEAN và ZOPFAN vẫn là biểu thị của một xu thế không thể đảo ngược: hợp tác giữa các nước trong vùng và trung lập hoá (hay đúng hơn : giữ thế cân bằng) trong quan hệ với các đại cường quốc ngoài vùng, mà trước hết là với Hoa Kì và Trung Quốc. Vì lẽ này, ASEAN và ý tưởng ZOPFAN sẽ có một sức sống bền bæ..

<span class='text_page_counter'>(215)</span> CHÖÔNG IX QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978) __________________________. Các nhà quan sát thời cuộc đánh giá rằng thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á: lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong vùng có thể tự hoạch định đường lối đối ngoại của riêng mình, mà không phải chịu sự chi phối từ các cường quốc ngoài vùng, trước hết là từ Hoa Kì và Trung Quốc. Cho đến cuối năm 1978 – đầu năm 1979, các diễn biến trong quan hệ giữa một số nước Đông Nam Á, cụ thể là giữa Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là với Thái Lan, nước từng dự phần tích cực nhất vào cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai bên cạnh Hoa Kì, có vẻ như đã chứng thực nhận xét vừa nêu. Nhờ ảnh hưởng sút gỉam của các cường quốc ngoài vùng, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã được cải thiện không ít. Nhưng cũng chính trong quãng thời gian trên, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, nước từng đứng chung với Việt Nam trong một mặt trận chống Mỹ, lại diễn biến theo chiều hướng trái ngược hẳn, nghĩa là ngày càng xấu đi, để rồi cuối cùng bộc phát thành chiến tranh. Diễn tiến gây kinh ngạc này gắn liền với một sự thay đổi khác cũng.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> khiến mọi người sửng sốt không kém: quan hệ từng một thời “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa Việt Nam và Trung Quốc thoái hóa mau chóng thành quan hệ thù địch để rồi cuối cùng cũng bộc phát thành chiến tranh.Vấn đề Campuchia, hậu quả tai hại của quan hệ tam giác Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc trong những năm 1975 – 1978, sẽ chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á cho đến cuối năm 1991. IX.1. QUAN HỆ GIỮA ASEAN VAØ VIỆT NAM (1975 - 1978) IX.1.1. Lập trường tương đồng của Việt Nam và ASEAN về một Đông Nam Á độc lập, hòa bình và trung lập (1975 – 1978). Ngay sau thắng lợi của VNDCCH trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, trong dư luận Đông Nam Á đã phát sinh câu hỏi: Việt Nam sẽ theo đuổi chính sách nào đối với các nước ASEAN? Các nước ASEAN sẽ phản ứng ra sao trước tình hình mới vừa xuất hiện trong vuøng? Ngày 15.5.1975, phát biểu tại cuộc mítting trọng thể mừng chiến thắng được tổ chức tại Hà Nội, bí thư thứ nhất BCHTƯ đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn tuyên bố: "Chúng ta giữ vững lập trường: tăng cường đoàn kết và hữu nghị với tất cả các nước láng giềng ở Ñoâng Nam AÙ” [Nhaân Daân, Haø Noäi, 16.5.1975]. Cũng vào thời điểm trên, tại Kuala-Lumpur đã diễn ra hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong các ngày 13 – 15.5. Hội nghị đã bàn về toàn bộ những vấn đề đặt ra cho các nước ASEAN do sự thay đổi tình hình vừa xuất hiện trong vùng và đưa ra những khuyến nghị và biện pháp thực hiện chính sách của ASEAN và của các nước thành viên riêng lẻ sao cho phù hợp với cán cân lực lượng đã thay đổi. ASEAN cho rằng nền tảng trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á phải là các nguyên tắc chung sống hòa bình, cộng tác cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và công bằng. ASEAN cũng nhấn mạnh rằng sự khác biệt về chế độ xã hội và chính trị giữa các nước Đông Nam Á không được biến thành trở ngại trên con đường phát triển các quan hệ mang tính chất xây dựng và cùng có lợi giữa các nước. Trong bản thông cáo chung, các bộ trưởng tuyên bố nước họ quan tâm đến việc phát triển quan hệ với ba nước Đông Dương, thiết lập quan hệ hợp tác trong khu vực. Họ nhấn mạnh: “Chưa bao giờ trong lịch sử trước đây của mình, nhân dân Đông Nam Á lại có được một cơ hội thuận lợi như vậy để xây dựng một thế giới mới, thoát khỏi sự thống trị và ảnh hưởng của nước ngoài, một thế giới mà trong đó các nước trong vùng có thể phát triển quan hệ hợp tác với nhau vì lợi ích chung” [ Dẫn lại theo 61, tr.21]. Quyết tâm xây dựng quan hệ hợp tác vì lợi ích chung của các nước Đông Nam Á được các nhà lãnh đạo ASEAN thể hiện trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á được thông qua ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đầu tiên diễn ra trên đảo Bali (Indonesia) trong các ngày 23 – 24.2.1976. Các nước kí kết xác định mục đích của Hiệp ước là “thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sự vững mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn nữa” và nói rõ sẽ để ngỏ Hiệp ước này cho sự tham gia của các nước Đông Nam Á khác. Các nhà lãnh đạo ASEAN cam kết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây trong quan hệ với nhau: “- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân toäc cuûa taát caû caùc quoác gia; - Quyền của các quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp đặt của bên ngoài; - Khoâng can thieäp vaøo coâng vieäc noäi boä cuûa nhau; - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; - Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng bạo lực; - Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả”. Phù hợp với các nguyên tắc trên, các nước kí kết “sẽ không tham gia, bằng bất kỳ cách nào và dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ hoạt động nào có thể đe dọa sự ổn định chính trị và kinh tế, chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của một bên khác tham gia Hiệp ước này ” [11, tr.202, 203, 205]. Bản Thông cáo chung dành cho báo chí tuyên bố rằng các nước ASEAN xác định quyết tâm tiếp tục các nỗ lực đảm bảo hòa bình, ổn định và tiến bộ ở Đông Nam Á, bày tỏ sự sẵn sàng “phát triển các quan hệ có ích và sự hợp tác cùng có lợi với các nước khác trong vùng” [Dẫn lại theo 76, tr.100], nghĩa là trước hết với các nước Đông Dương. Về phần mình, ngày 5.7.1976, ngay sau khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam được tuyên bố thành lập (2.7.1976), bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã thay mặt chính phủ Việt Nam công bố Chính sách 4 điểm đối với các nước Đông Nam Á: “1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; 2. Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nước kia và các nước khác trong khu vực; 3. Thiết lập quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; 4. Phát triển hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích độc lập, hòa bình, trung lập thật sự ở các nước Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hòa bình trên thế giới ” [Nhân dân, Hà Nội, 6.7.1976]. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Adam Malik đánh giá cao chính sách 4 điểm trên và coi nó như một đóng góp cho sự nghiệp đoàn kết các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, vì độc lập và hòa bình trong vùng [Nhân dân, Hà Nội, 22.7.1976]. Hiệp ước Bali và Chính sách 4 điểm cho thấy sự tương đồng rõ rệt trong chính sách.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> của Việt Nam và các nước ASEAN đối với vùng Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ sở cho nỗ lực cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với nhau. Trong vòng một tháng sau khi Chính sách 4 điểm được công bố, Việt Nam đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Philippines (12.7) và Thái Lan (6.8). Trước đó, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với Indonesia (1964), với Malaysia và Singapore cùng trong năm 1973. Như vậy, Việt Nam giờ đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước thaønh vieân ASEAN. IX.1.2. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt (1977 – 1978). Sau diễn biến trên, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện không ngừng. Biểu hiện đầu tiên là SEATO bị giải tán ngày 30.6.1977. Tháng 9.1978, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam là Phạm Văn Đồng đã thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đến các nước ASEAN. Trong các cuộc đàm phán, các bên đã nhấn mạnh tính khẩn cấp của nhiệm vụ củng cố hòa bình và an ninh trong vùng. Đáng chú ý là trong lúc viếng thăm Thái Lan, Phạm Văn Đồng đã khẳng định là chính phủ Việt Nam không có ý định ủng hộ, gián tiếp hoặc trực tiếp, phong trào nổi dậy ở Thái Lan. Dù còn không ít bất đồng trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN, thiết tưởng không phải là quá lạc quan, nếu báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam, có nhận xét rằng sau chuyến đi nói trên của Phạm Văn Đồng, “CHXHCN Việt Nam và năm nước Đông Nam Á đi đến kết luận rằng hiện nay đã hội đủ những điều kiện thuận lợi để thực hiện ước mơ của các dân tộc trong vùng về việc xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng” [Nhân dân, Hà Nội, 23.10.1978]. Tuy nhiên, tiến trình thành lập mối quan hệ hiển biết lẫn nhau giữa ASEAN và Việt Nam không hoàn toàn suôn sẻ, mọi chuyện không phải đã được giải quyết xong. Giữa các nước ASEAN với nhau đã xuất hiện không ít những bất đồng trong vấn đề xác lập một chính sách cụ thể đối với nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khác với các đồng minh trong ASEAN, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tuyên bố rằng chiến thắng của Cộng sản ở Đông Dương đã tạo ra “những viễn cảnh ảm đạm cho châu Á và chứa đầy đe dọa cho nền hòa bình trên toàn thế giới ”[61, tr.21]. Chính phủ Singapore khẳng quyết rằng chính Việt Nam ngay trong giai đoạn này là “mối đe doạ chính” đối với sự ổn định trong vùng. Singapore né tránh việc cho phép Việt Nam lập sứ quaùn treân laõnh thoå cuûa mình vì “lyù do kyõ thuaät”. Giới cầm quyền Indonesia, nơi quân đội có ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt chính trị, coi nước Việt Nam thống nhất với một quân đội hùng mạnh và dạn dày trong chiến đấu là một đối thủ tiềm tàng trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo trong vùng. Tờ Angkata Bersenjata của quân đội Indonesia khẳng định rằng đối với ASEAN, an ninh đã trở.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> thành vấn đề quan trọng hàng đầu [72a, tr.38]. Chính quan điểm này đã giải thích thái độ cẩn trọng của họ trong các vấn đề liên quan đến phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Về phần Thái Lan, giữa nước này và các nước Đông Dương còn tồn tại không ít vấn đề tranh chấp cần được giải quyết trên cơ sở song phương. Trong số đó có vấn đề người tị nạn Lào và Việt Nam, các tàu và máy bay mà chính quyền Sài Gòn trong cơn hấp hối đã chuyển sang đất Thái và những vấn đề liên quan đến biên giới với Lào và Campuchia. Chính sách đối với Việt Nam của lực lượng cánh hữu lên cầm quyền sau cuộc đảo chính ngày 6.10.1976 luôn luôn bị giới quân sự-quân chủ chỉ trích kịch liệt. Về phần mình, giới lãnh đạo Việt Nam, dựa vào những bài học vừa qua trong quá khứ (một vài nước ASEAN tham chiến ở Việt Nam bên cạnh Mỹ...) vẫn tiếp tục đối xử với tổ chức này bằng thái độ cảnh giác cố hữu. Họ thích phát triển các quan hệ song phương, hơn là đa phương với các nước thành viên của khối này. Biểu hiện rõ rệt của quan điểm này là Chính phủ Việt Nam đã từ khước tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác được ASEAN thông qua ngày 24.2.1976(115). Một số khía cạnh trong hoạt động của ASEAN như tiến hành tập trận chung với Mỹ ở Philippines và Thái Lan, một số nước khác ủng hộ việc Mĩ tiếp tục hiện diện quân sự û trong vùng... đã làm tăng thêm nỗi nghi ngại của Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của các nước ASEAN. Đặc biệt gây lo lắng cho Hà Nội là quan điểm về “sức đề kháng của quốc gia và vùng”. Trong bài phát biểu tại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN (1976), tổng thống Suharto của Indonesia đã nhấn mạnh: “Trong mỗi nước, sức đề kháng của quốc gia có nghĩa là khả năng sống còn trong tiến trình của những thay đổi xã hội không tránh khỏi và duy trì được sự ổn định của mình trong tiến trình này. Về đối ngoại, đó là khả năng chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. Hơn thế nữa, sức đề kháng dân tộc bao gồm cả việc củng cố toàn diện những nhân tố phát triển quan trọng nhất của quốc gia. Cụ thể là sức đề kháng trong các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội, văn hóa và quân sự” [72a, tr.39]. Ông có ý nói rằng quan điểm về sức đề kháng phải bao gồm mọi lĩnh vực của sinh hoạt xã hội-chính trị, kinh tế và hoạt động của Indonesia cũng như của những nước thành viên ASEAN khác. Chính trên cơ sở này mà hình thành sức đề kháng của vùng. Bản chất của khái niệm này nằm ngay trong lời phát biểu của cựu bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Safir khi nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN nhằm phát triển sức đề kháng của vùng. Ông gọi khái niệm này là chỗ dựa trong cuộc đấu tranh chống “các mưu toan của Cộng sản chiếm đoạt hay khuaát phuïc Ñoâng Nam AÙ” [72a, tr.40].. Quan điểm trên của ASEAN được đưa vào Điều 2 của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á, nêu rõ rằng “các bên ký kết sẽ cố gắng tăng cường sức đề kháng của mình... nhằm duy trì tính tự do dân tộc”, và Điều 12 viết rằng “các bên ký kết sẽ gắng sức 115() Phải đến tháng 7.1992, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam mới gia nhập Hiệp ước. Thân thiện và Hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(220)</span> cộng tác trong tất cả các lĩnh vực để tạo thuận lợi cho sức đề kháng của vùng, đặt cơ sở trên nguyên tắc tự tin, dựa vào sức mình, tôn trọng lẫn nhau, cộng tác và đoàn kết. Đây là nền tảng cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á mạnh và đầy sức sống” [11, tr.202]. Như vậy, dựa trên khái niệm “sức đề kháng quốc gia và vùng”, giới cầm quyền các nước ASEAN đi đến thỏa thuận hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm duy trì chế độ hiện tồn và nguyên trạng trong mỗi nước và trong cả vùng. Những sắc thái khác nhau nói trên trong quan điểm của từng nước ASEAN nói riêng, của cả khối ASEAN nói chung đã ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành lập trường chung của ASEAN đối với Việt Nam sau khi nước này đưa quân vào Campuchia và duy trì sự hiện diện quân sự kéo dài ở đây. IX.2. QUAN HEÄ CUÛA TAM GIAÙC VIEÄT NAM - TRUNG QUOÁC - CAMPUCHIA – NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA. IX.2.1. Những bất đồng nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Campuchia đã xuất hiện trước năm 1975. – Giữa Việt Nam và CHND Trung Hoa. Được Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4.10.1979, Sách Trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” đã đánh giá như sau chính sách của CHND Trung Hoa đối với Việt Nam: “Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập, tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam Á”. Để chứng minh cho nhận định trên, Sách trắng đã dẫn ra không ít sự kiện cho thấy những người lãnh đạo Trung Quốc đã phản bội cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam (và của cả nhân dân Lào và Campuchia) ở Hội nghị Geneva (1954), đã ngăn cản nhân dân Việt Nam đấu tranh thống nhất nước nhà, làm suy yếu và kéo dài cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, đã đàm phán với Mỹ trên lưng nhân dân Việt Nam, đã cản trở nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã điên cuồng chống nước Việt Nam thống nhất một cách giấu mặt (thông qua chế độ Campuchia dân chủ) và công khai. Toàn bộ chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1979, theo Sách trắng, đều chịu sự chi phoái cuûa: “một tư tưởng chỉ đạo: chủ nghĩa đại dân tộc moät chính saùch: ích kyû daân toäc một mục tiêu chiến lược: chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá.

<span class='text_page_counter'>(221)</span> quyền nước lớn” Như vậy, đường lối đối ngoại của các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa đối với Việt Nam xem ra không khác với đường lối của các triều đại phong kiến Trung Quoác xa xöa, nghóa laø “thoân tính Vieät Nam, khuaát phuïc nhaân daân Vieät Nam, bieán Vieät Nam thành một chư hầu của Trung Quốc ”. Chẳng phải là năm 1939, giữa lúc còn đang trong thời kì kháng Nhật và chỉ mới kiểm soát một phần rất nhỏ lãnh thổ Trung Quốc, chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã bộc lộ trong tác phẩm Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc quan điểm xem Đông Nam Á và Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Trung Hoa: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Nepal và Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam...”. Tháng 8.1965, không lâu sau khi Mỹ khởi sự cuộc chiến can thiệp trên quy mô lớn ở Việt Nam và giữa lúc ảnh hưởng của Mỹ còn giữ vị thế áp đảo ở Đông Nam Á, Mao Trạch Đông đã vội khẳng định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản..., xứng đáng với sự cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây”.. Thực ra, trong một thời gian khá dài sau khi hai nước công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao (2.1950), quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tốt. Nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam là Hồ Chí Minh đã xem việc Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam là “một thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam”. Điều lệ đảng Lao động Việt Nam được thông qua ở Đại hội II ghi rõ: “Đảng Lao động Việt Nam lấy học thuyết Mác, Ăngghen, Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng...”. Bất chấp vai trò bị đánh giá là tiêu cực của Trung Quốc tại Hội nghị Geneva 1954, báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong tháng 9.1960 nhận định: “Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam và đặt cơ sở pháp lí cho việc thống nhất nước ta là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời cũng là thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa, hòa bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ”. Tháng 12.1963, Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam khóa III đã thông qua nghị quyết kín đáo chỉ trích đường lối chung sống hòa bình và thi đua hòa bình của đảng Cộng sản Liên Xô. Trong bối cảnh mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc bộc lộ công khai và lập trường hai nước xung khăù c nhau trong nhiều lĩnh vực, kể cả đối ngoại, diễn biến vừa nêu có nghĩa là Việt Nam đã mặc nhieân choïn thieân veà phía Trung Quoác. Các tác giả “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” nhận xét: “Sau Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ chín, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô có nhiều khó khăn. Việt Nam buộc phải rút cựu học sinh học tập các ngành khoa học xã hội ở Liên Xô về nước”[7,tr.189]..

<span class='text_page_counter'>(222)</span> Tuy nhiên, rạn nứt này kéo dài không lâu, vì sau sự thay đổi trong ban lãnh đạo xôviết ở cấp cao nhất diễn ra trong tháng 10.1964 (116), “quan hệ Việt-Xô trở lại hữu nghị” [7, tr.190]. Ngày 6.2.1965, đoàn đại biểu cấp cao xô viết do thủ tướng Kosygin dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ với Hồ Chí Minh và toàn thể BCT BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam, Kosygin nói: “Từ nay, Liên Xô hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam”, đồng thời tỏ ý không tán thành những việc làm của ban lãnh đạo Liên Xô trước đó đối với Việt Nam [7, tr.201]. Chuyến viếng thăm nói trên của Kosygin diễn ra đúng vào lúc Hoa Kì khởi sự cuộc chiến tranh can thiệp trên quy mô lớn ở miền Nam và chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Trong cuộc chiến này, sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc có ý nghĩa sống còn đối với VNDCCH. Do vậy, duy trì quan hệ đồng minh chặt chẽ với cả hai nước, giữ vị thế tuyệt đối trung lập trước mâu thuẫn ngày càng lớn giữa Liên Xô và Trung Quốc được các nhà lãnh đạo VNDCCH đặt lên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của họ. Các đại sứ Việt Nam ở nước ngoài được chỉ thị là “khi nói chuyện với các nhà ngoại giao Liên Xô, tuyệt đối không được phát biểu gì ảnh hưởng đến Trung Quốc; khi nói chuyện với các nhà ngoại giao Trung Quốc, cũng tuyệt đối không được phát biểu gì ảnh hưởng đến Liên Xô, mà chỉ được nói những điều đóng góp phần tăng cường đoàn kết XôTrung. Thêm nữa, khi các đại diện của hai nước nói trên tiếp xúc với đại diện ngoại giao Việt Nam mà có nói điều gì không lợi cho đoàn kết [Xô-Trung] thì cần giữ thái độ bình tĩnh, không tỏ thái độ đứng về bên này chống bên kia” [7, tr.211]. Trong bảy năm chiến tranh (1965-1972), đảng Lao động và chính phủ Việt Nam đã tiến hành 51 cuộc gặp cấp cao với Liên Xô, từ ủy viên BCT, phó thủ tướng trở lên. Với Trung Quốc, số lần gặp cũng xấp xỉ [7, tr.235]. Bộ lịch sử chính thức của bộ Ngoại giao Việt Nam còn cẩn thận ghi rõ rằng trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, “viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50 phần trăm tổng số viện trợ quốc tế dành cho Việt Nam” [7, tr.235]. Tóm lại, Việt Nam đã thực hiện, nói theo ngôn từ của các nhà ngoại giao quốc tế, chính sách “đi dây” giữa Liên Xoâ vaø Trung Quoác. Nói cho thực khách quan, thaønh coâng cuûa chính saùch noùi treân khoâng chæ tuøy thuoäc vaøo sự khôn khéo ngoại giao của chính phủ Việt Nam. Vấn đề là chỉ hơn một năm sau khi chiến tranh Việt-Mỹ bùng phát, Trung Quốc đắm chìm trong Đại cách mạng văn hóa vô sản. Không chỉ gây ra những hậu quả cực kì thảm khốc trong nước, biến cố này còn âtạo ra nhiều tác động rất tiêu cực lên hoạt động đối ngoại, mà một trong số đó là tình trạng đối đầu trong quan hệ Xô-Trung. Thậm chí trong các tháng 3 và tháng 8.1969, đã xảy ra những vụ xung đột giữa các đơn vị biên phòng của hai nước. Hậu quả được thấy ngay tức khắc là hai nước đưa lên biên giới hàng chục sư đoàn. Đại hội IX đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trong tháng 4.1969 đã liệt Liên Xô vào hàng kẻ thù số một của Trung Quốc, xếp chính sách chống Liên Xô vào hàng quốc sách và đưa nó vào cương lĩnh chính trị của đảng Cộng saûn Trung Quoác. 116() Tháng 10.1964, N. Khrushchev bị loại khỏi các chức vụ trong đảng và nhà nước. Người thay ông là. Brezhnev vaø Kosygin..

<span class='text_page_counter'>(223)</span> Chính vào thời điểm trên, Nixon trở thành tổng thống Hoa Kì. Là người trước đó không lâu đưa ra quan điểm nhìn nhận “thực tại Trung Quốc” và cổ vũ đường lối lôi kéo Trung Quốc trở về với cộng đồng thế giới trong tư cách là “một quốc gia hùng mạnh và tiến bộ, chứ không phải như là trung tâm của cách mạng thế giới ”, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đã không bỏ qua cơ hội khai thác mâu thuẫn Xô-Trung nhằm giải quyết vấn đề đối ngoại phức tạp nhất bấy giờ đối với Mỹ: bãi lầy Việt Nam. Trong chuyện này, Nixon và Kissinger dự định tranh thủ Trung Quốc bằng viễn cảnh của một thế giới đa cực, thay cho thế giới lưỡng cực, mà trong đó Trung Quốc sẽ là một cực, ngang hàng với hai siêu cường Hoa Kì và Liên Xô. Trong tình cảnh đang bị cô lập một cách nghiêm trọng trên trường quốc tế và đang phải đối đầu với mối hiểm họa phát xuất từ láng giềng-siêu cường phía bắc, giới lãnh đạo Trung Quốc đã không làm ngơ trước những tín hiệu phát ra từ phía Hoa Kì. Chuyeán vieáng thaêm Trung Quoác dieãn ra trong caùc ngaøy 21 – 28.2.1972 cuûa toång thống R. Nixon đã được Sách trắng đánh giá là “bước ngoặt công khai phản bội cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương” từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày 9.1.1985 dành cho tờ Asahi của Nhật Bản, Lê Đức Thọ, ủy viên BCT BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhận xét cuộc thương lượng giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nixon là “nhát dao đâm sau lưng Việt Nam”. Sau sự kiện này, ông nói thêm, quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu xấu đi [Việt Nam Courier. Haø Noäi, No6â/1985, p.13].. Sách trắng viết tiếp: “Từ năm 1973, những người cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở những tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, nhằm làm yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Trong bối cảnh này, ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đang do quân đội VNCH kiểm soát và được VNDCCH xem là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Đang vướng bận trong cuộc xung đột vũ trang với VNCH, những người lãnh đạo VNDCCH đành giữ thái độ thinh lặng trước diễn biến này. Và vào những ngày diễn ra cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, những người lãnh đạo Trung Quốc đã, Sách trắng viết, “tìm cách lôi kéo nhiều tướng tá và quan chức ngụy quyền Sài Gòn hợp tác với họ, thậm chí cho người thuyết phục tướng Dương Văn minh, “tổng thống” vào những ngày cuối của chế độ Sài Gòn”. – Giữa Việt Nam và cánh Pol Pot trong đảng Nhân dân Campuchia. Không chỉ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi, mà cả quan hệ giữa VN DCCH và ban lãnh đạo đảng Nhân Dân (Pracheachon) (117), mà người đứng đầu từ tháng 117() Tên gọi công khai của đảng Nhân dân cách mạng Campuchia. Từ tháng 9.1966, đảng đổi tên thành.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> 1.1963 là Pol Pot, cũng bộc lộ những bất đồng nghiêm trọng ngay từ những năm 1960. Trong lúc Pol Pot chủ trương phát động đấu tranh vũ trang lật đổ chính phủ Sihanouk, thì những nhà lãnh đạo VNDCCH cho rằng “sự tồn tại của một chính phủ theo đường lối hòa bình và trung lập trong bối cảnh Mỹ ngày càng tăng cường can thiệp và xâm lược Đông Dương là có lợi cho cả Campuchia và Việt Nam, đồng thời có lợi cho hòa bình cho nên kêu gọi những người cánh tả Khmer [tức những người theo Pol Pot] ủng hộ chính sách hòa bình trung lập của N. Sihanouk” [65, II, tr.99-100]. Sự kiện Sihanouk bị lật đổ và chính quyền VNCH đưa quân vào Campuchia những tưởng đã tạo cơ hội để hai bên xóa bỏ bất đồng và đẩy mạnh hợp tác chống Mỹ, nhưng hóa ra là: “Từ sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk, họ [Pol Pot và những người ủng hộ ] ra lệnh cho nhân dân vùng giải phóng không được ủng hộ, giúp đỡ bộ đội tình nguyện Việt Nam để yêu cầu ta không được mua gạo của dân để cuối cùng yêu cầu rút bộ đội khỏi Campuchia. Họ giải thể các đơn vị do Việt Nam xây dựng và giao cho họ, tổ chức cướp vũ khí trong các kho của Việt Nam, giết hại nhiều cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam đi công tác lẻ hay đi vào rừng, tàn sát Việt kiều. Riêng ở quân khu Đông Bắc, trong 6 tháng cuối năm 1972, bọn chúng đã gây ra 20 vụ xung đột đẫm máu, 17 vụ cướp vũ khí, 385 vụ bắt cóc, 413 vụ tịch thu hàng vận chuyển của ta” [65, II, tr.100; Lịch sử Đảng Coäng saûn Vieät Nam, NXB CTQG, Haø Noäi, 1995, t.II, tr.502]. Coøn trong Hoài kí cuûa mình, Sihanouk vieát raèng ngay trong naêm 1970 – 1971, “giai đoạn tốt nhất của liên minh chúng tôi với Bắc Việt Nam”, các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ đã nói đến “sự giả dối của Dươn [chỉ người Việt Nam]” và đến “sự cần thiết của người Khmer trong Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia phải cảnh giác với những ý muốn bá quyền của Bắc Việt Nam sau thắng lợi chung của chúng ta đối với bọn xâm lược Mỹ và tên phản boäi Lon Nol” [Daãn laïi theo 51, tr.130-131]. IX.2.2. Những bất đồng ngày càng gay gắt giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quoác (1975 – 1977). – Xung đột giữa Việt Nam và Campuchia quanh vấn đề biên giới. Ngày 19.4.1975, chỉ hai ngày sau khi kiểm soát Phnompenh, lực lượng Khmer Đỏ đã pháo kích đảo Phú Quốc và đánh chiếm một hòn đảo đang do quân đội Sài Gòn nắm giữ trong vịnh Thái Lan. Ngày 1.5, chỉ một ngày sau khi chế độ Sài Gòn bị xóa bỏ (30.4.1975), các đơn vị vũ trang của Quân giải phóng dân tộc Campuchia đã xâm phạm nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tiếp đó, trong các ngày 4 và 10.5, họ lần lượt đổ bộ lên đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Chu và xâm nhập đảo Phú Dự thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 25.5, các đơn vị Khmer Đỏ đã bị quân Việt Nam đánh đuổi khỏi hòn Thổ Chu và truy kích đến tận đảo Hòn Trọc. Giải thích cho những xâm phạm lãnh thổ vừa nêu, bí thư trung ương đảng Cộng sản Campuchia (118) Pol Pot, người nắm quyền lãnh đạo tối cao đất nước Campuchia sau ngày 17.4.1975, đã, trong cuộc gặp với Nguyễn đảng Cộng sản Campuchia. 118() Tên gọi công khai của đảng Cộng sản Campuchia từ năm 1975 là Tổ chức Cách mạng Campuchia, thường được gọi tắt là Tổ chức (Angkar). Do Pol Pot lấy danh xưng Angkar làm bí danh , nên từ này cũng được dùng để chỉ ông , nhất là trong quãng thời gian 1975-1979..

<span class='text_page_counter'>(225)</span> Văn Linh – đại diện đảng Lao động Việt Nam - diễn ra ngày 2.6.1975, đưa lời giải thích rằng những cuộc đụng độ xảy ra là do binh lính Campuchia “không thông thuộc địa lí địa phương” [60, tr.105; 13, tr.175-176] nên “đã để xảy ra va chạm đổ máu rất đau xót ” . Sau chuyến viếng thăm Campuchia diễn ra ngày 2.8.1975 của phái đoàn cấp cao Việt Nam do Lê Duẩn – bí thư thứ nhất đảng Lao động Việt Nam – dẫn đầu, các cuộc đụng độ quân sự tạm lắng xuống. Nhưng quan hệ giữa hai nước không vì thế mà trở nên bớt căng thẳng vì chính quyền Pol Pot tiếp tục thực hiện chính sách trục xuất các kiều dân Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Campuchia: đến cuối tháng 9.1975, trên 15 vạn Việt kiều đã bị đuổi về Vieät Nam [60, tr.107]. Cuối năm 1975 – đầu năm 1976, quân đội Campuchia dân chủ lại tiến hành một số cuộc xâm nhập vũ trang mới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam đến 10km ở lưu vực sông Sa Thầy thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum, đồng thời tiến công một loạt các vị trí khác dọc biên giới thuộc tỉnh Đắc Lắc. Phía Việt Nam yêu cầu hai bên tổ chức cuộc họp cấp cao để giải quyết vấn đề biên giới. Tại cuộc họp trù bị diễn ra từ ngày 4 đến ngày 18.5.1976 ở Phnompenh, khi bàn về biên giới trên đất liền, đoàn Việt Nam đã đề nghị dựa vào bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương được dùng trong năm 1954 và được Norodom Sihanouk đồng ý năm 1964(119). Đoàn Campuchia dân chủ (120) đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam, nhưng đưa ra một số sửa đổi có lợi cho phía Campuchia với tổng diện tích khoảng 100km 2. Đoàn Việt Nam đồng ý nhân nhượng ở điểm này [60, tr.114; 13, tr.176). Về đường biên giới trên biển, đoàn Campuchia Dân chủ đề nghị công nhận đường Brévié làm đường biên giới chính thức.. Được viên toàn quyền Pháp cùng tên vạch ra trong một bức thư đề ngàùy 31.1.1939 gửi thống đốc Nam Kì và khâm sứ Cao Miên, đường biên giới giữa Nam Kì và Campuchia khi ra tới biển đã đi theo một góc 140 0 với kinh tuyến Bắc đểvào vịnh Thái Lan. Khi đụng đến đảo Phú Quốc, đường này đã chạy lệch vòng theo phía bắc đảo, cách điểm nhơ ra nhất của bờ phía bắc đảo 3 km về hướng Bắc ( bức thư khơng nĩi rõ đường này sẽ chấm dứt ở đâu). Những đảo nằm về phía nam đường Brévié ( kể cả đảo Phú Quốc) thuộc quyền kiểm soát hành chính và cảnh sát của Nam Kì, còn những đảo phía bắc thuộc quyền Campuchia. Đích thân Brévié đã ghi rõ trên bản đồ gốc: “Chỉ các vấn đề hành chính và cảnh sát mới được xem xét ở đây, còn vấn đề chủ quyền của các đảo đó vẫn chưa được giải quyết ” [51, tr.119; 60, tr.112]. Khâm sứ Pháp ở Cao Miên cho đăng bức thư trong Công báo Campuchia trong 119() Ngày 18.8.1963, Sihanouk đã gửi công hàm cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch MTDTGPMNVN. Công. hàm nêu rõ:"Về phần mình, Campuchia chỉ yêu cầu công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như nó được thể hiện trên các bản đồ thông dụng năm 1954, và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn đòi hỏi không có một lí lẽ nào"[Lưu Văn Lợi (1990). Việt Nam – Đất, Biển, Trời. NXB Hà Nội. Dẫn lại theo Các văn bản pháp lí về việc giải quyết các vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia. NXB Thế giới. Hà Nội, 2006, tr.38]. 120() Tên gọi chính thức của Campuchia từ ngày 5.4.1976..

<span class='text_page_counter'>(226)</span> mục thông tư (nên về sau có người lầm lẫn gọi là thông tư Brévié), nhưng cắt mất câu của bức thư khẳng định việc hoàn toàn bảo lưu vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Còn Thống đốc Nam Kỳ lại không cho đăng bức thư Brévié trong Công báo. Vì bức thư không được đăng trong Công báo Đông Dương và Công báo Nam Kỳ, bản được đăng ở Công báo Campuchia lại không theo đúng nguyên bản nên cho đến nay cả Việt Nam và Campuchia đều chưa tìm thấy sơ đồ của đường Brévié đính kèm theo bức thư của Toàn quyền Đông Dương. Vì lẽ này, hiện nay có nhiều cách thể hiện đường Brévié.: - Trong luận án tiến sỹ của Sarin Chhak, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia thời Sihanouk, đường Brévié được thể hiện không phải là một đường liên tục mà là một đường đứt đoạn với 4 đoạn cách nhau khá xa . - Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi công bố đường ranh giới tuần tiễu trên biển đã thể hiện đường Brévié chấm dứt ngay ở Đông Bắc Phú Quốc. - Tiến sĩ Mark J. Valencia thuộc trung tâm Đông - Tây của Hoa Kỳ trong một cuốn sách xuất bản năm 1985 đã thể hiện đường Brévié theo các đoạn thẳng, cách các điểm nhô ra nhất của đảo Phú Quốc 3km. Đây cũng là cách mà Nicholas Prescott, giáo sư người Australia thể hiện trong một cuốn sách xuất bản năm 1981. - Cách thứ tư là cách vẽ của chính quyền Pol Pot khi công bố bản đồ nước Campuchia Dân chủ tháng 8-1977. Đây là cách thể hiện xa rời câu chữ của bức thư Brévié nhất: trong thư viết đường Brévié vòng qua Bắc đảo Phú Quốc, cách điểm nhô ra nhất của bờ Bắc đảo Phú Quốc 3km thì sơ đồ này đã thể hiện đường Brévié vòng từ phía Bắc đảo rồi trở lại về phía Đông Nam đảo theo một đường liên tục, điểm nào cũng cách bờ biển Phú Quốc 3km. Ngày 8.6.1967, VNDCCH đã đồng ý lấy đường Brévié làm cơ sở xác định chủ quyền đối với các đảo. Còn Sihanouk chưa bao giờ công nhận đường này, hẳn là với hi vọng sẽ đòi thêm các đảo nằm về phía nam [60, tr.113].. Phía Việt Nam nhắc lại quan điểm đã đưa ra năm 1967, đồng thời nhấn mạnh rằng đường Brévié không thể được xem là đường biên giới trên biển. Đoàn Việt Nam còn đề nghị đường biên giới trên biển nên được vạch ra sao cho người Việt Nam có thể dễ dàng đi từ đất liền ra đảo; bù lại, Việt Nam sẽ nhân nhượng Campuchia ở những vùng biển xa hơn. Đoàn Campuchia Dân chủ đã bác bỏ đề xuất vừa nêu của đoàn Việt Nam. Rốt cuộc, hai đoàn chỉ đạt được thỏa thuận về ba biện pháp tạm thời như sau: “1. Hai bên ra sức giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nước mình ở biên giới tăng cường đoàn kết, hữu nghị và tránh va chạm; 2. Mọi va chạm phải được giải quyết trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau; 3. Ban liên lạc hai bên tiến hành điều tra các vụ va chạm và gặp nhau để giải quyết”. Dù hội nghị cấp cao được dự trù đã không diễn ra do cuộc họp trù bị không đạt được một giải pháp rõ ràng về vấn đề biên giới, tình hình biên giới cho đến cuối năm 1976 nhìn chung khoâng nghi nhaän moät dieãn bieán nghieâm troïng naøo. – Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trượt nhanh đến chỗ đoạn tuyệt. Trung.

<span class='text_page_counter'>(227)</span> Quốc tăng cường quan hệ với Campuchia. Trong thời gian quan hệ vốn không thân thiện giữa Việt Nam và Campuchia Dân chủ thoái hóa mau chóng thành sự đối đầu, quan hệ vốn xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng trượt nhanh đến chỗ đoạn tuyệt. Tháng 6.1975, phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, người thay thủ tướng Chu Ân Lai đang bệnh nặng chủ trì công việc thường nhật của chính phủ và của cả Trung ương đảng, tuyên bố rằng Liên Xô đang thay Mỹ để trở thành mối đe dọa chính cho hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á và người xôviết “tìm kiếm một cách tham lam vô độ các căn cứ quân sự mới ở châu Á” [51, tr.62]. Đây hiển nhiên là một lời cảnh báo nhằm vào Việt Nam. Cuối tháng 9.1975, đoàn đại biểu cấp cao đảng và nhà nước Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc. Tuy được Bắc Kinh cam kết thực hiện các khoản viện trợ đã hứa cho Việt Nam trước năm 1975 để xây dựng 111 công trình, nhưng người lãnh đạo Việt Nam khước từ tham gia mặt trận chung chống bá quyền mà Đặng Tiểu Bình gợi ý. Hậu quả là hai bên đã không ra được một thông cáo chung. Cũng trong tháng 9.1975, chuyến viếng thăm chính thức Liên Xô của Lê Duẩn đã kết thúc vừa bằng các cam kết của Liên Xô liên quan đến việc xây dựng một số cơ sở kinh tế quan trọng cho Việt Nam, vừa bằng một thông cáo chung. Tình tiết này cho thấy Việt Nam nhất trí với Liên Xô trong hoạt động đối ngoại. Một tháng trước đó, tháng 8.1975, Khiêu Samphan, về danh nghĩa chính thức là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia, đã sang thăm Trung Quốc và kí một thông cáo phản ánh đầy đủ đường lối đối ngoại đương thời của Bắc Kinh, nghĩa là “cùng chung đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bá quyền ”. Nhờ vậy, vào giữa tháng 9.1975, Bắc Kinh đã quyết định tăng số viện trợ kinh tế và quân sự cho Campuchia lên tổng cộng 1 tỉ USD, trong đó có khoản viện trợ ngay lập tức không hoàn lại trị giá 20 triệu USD. Đây là "khoản viện trợ lớn lao nhất mà Trung Quốc chưa từng dành cho nước nào khác ” [60, tr.129]. Trong năm 1976, Trung Quốc tiếp tục thực hiện các cam kết viện trợ kinh tế và nhất là quân sự cho Campuchia dân chủ. Ngày 10.2, Trung Quốc và Campuchia dân chủ đã kí một hiệp ước quân sự. Vũ khí mà Trung Quốc cung cấp cho Campuchia bao gồm cả các loại vũ khí tiến công hiện đại như đại bác 120 li và 130 li, tăng và chiến đấu cơ, tàu tuần duyên, tàu ngư loâi...(121). Một nhà nghiên cứu người Mĩ nhận xét: “Trong năm đầu tiên thời hậu chiến, [Trung Quốc] nổi lên như một nước ngoài có vai trò đáng kể ở Campuchia..., cung cấp chương trình trợ giúp duy nhất về quân sự” [29,tr.78].. Mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa CHND Trung Hoa và Campuchia dân chủ dường như không chịu ảnh hưởng của những thay đổi diễn ra trong nội bộ ban lãnh đạo chóp bu Trung Quốc. Sau những cái chết liên tiếp của Chu Ân Lai (1.1976) và Mao Trạch Đông (9.1976), “tứ nhân bang” bị loại trừ (10.1976)ø, Hoa Quốc Phong – người được đích thân Mao Trạch Đông chiû định thay thế mình – đã giành được thắng lợi. Sự việc Đặng Tiểu 121() Xem chi tiết về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia dân chủ trong [13, tr.200-205]..

<span class='text_page_counter'>(228)</span> Bình – đối thủ chính của Hoa Quốc Phong – quay lại bộ máy quyền lực trung ương từ tháng 7.1977 không mảy may tác động tiêu cực lên mối quan hệ đang trở nên ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc và Campuchia dân chủ. Yên tâm với sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc, tháng 12.1976, Pol Pot ra lệnh cho đảng Cộng sản Campuchia “tiến hành những bước chuẩn bị lâu dài cho một cuộc chiến du kích và cho một cuộc chiến sử dụng lực lượng quy ước” [60, tr.357]. Tháng 1.1977, Campuchia dân chủ bắt đầu rút các quan chức khỏi những ủy ban liên lạc biên giới song phương. Từ nửa sau tháng 1, quân lính Campuchia dân chủ bắt đầu tổ chức những cuộc đột kích vào sâu trong lãnh thổ Thái Lan, Lào và nhất là Việt Nam. Ngày 14.1.1977, gần một trung đoàn Campuchia đã tiến công các đồn và chốt biên phòng của Việt Nam trong khu vực Bu Prang. Sau đó, các đơn vị Campuchia tăng cường những hoạt động đột kích vào tỉnh Đắc Lắc, vùng mỏ Vẹt (Long An), một số địa điểm thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang. Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia xấu đi một cách nghiêm trọng từ tháng 3.1977 trở đi. Trong các ngày 15 – 18 và 25 – 28.3, quân lính Campuchia đã tiến hành các hoạt động xâm nhập các tỉnh Kiên Giang và An Giang dọc theo một khu vực dài gần 100km từ Hà Tiên đến Tịnh Biên. Giữa tháng 4.1977, trong buổi tiếp tân được tổ chức ở đại sứ quán Campuchia dân chủ nhân kỉ niệm hai năm ngày chiến thắng, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Hoàng Hoa công khai tuyên bố rằng Campuchia dân chủ đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ tiếp tục đường lối của Mao Trạch Đông là sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu, chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của những nước lân bang. Đây rõ ràng là những lời lẽ nhắm vào Việt Nam và chúng cho thấy Trung Quốc đã đứng về phía Campuchia trong quan hệ đối đầu Việt Nam – Campuchia. Yên tâm với sự ủng hộ của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam kỉ niệm cũng hai năm ngày chiến thắng, quân đội Campuchia đã tổ chức cuộc tiến công đồng loạt vào 14 xã biên giới trong tỉnh An Giang. Chính phủ Việt Nam xem biến cố này là mốc mở đầu cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa hai nước. Từ đó, hầu như không ngày nào là không xảy ra những cuộc đụng độ vũ trang dọc theo biên giới, nhất là trong phạm vi tỉnh Taây Ninh. Ngày 7.6.1977, BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ CHXHCN Việt Nam gửi thư cho BCHTƯ đảng Cộng sản Campuchia và chính phủ Campuchia dân chủ đề nghị mở cuộc đàm phán giữa lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai chính phủ càng sớm càng tốt. Trong thư trà lời đề ngày 18.6.1977, phía Campuchia dân chủ đồng ý việc gặp nhau là cầøn thiết, đồng thời đề nghị “để một thời gian cho tình hình trở lại bình thường, không có những va chạm về biên giới...”, rồi mới gặp nhau. Đây chẳng khác gì một lời từ chối, vì tình hình thực tế là trong nửa sau năm 1977, dọc theo biên giới hai nước hầu như không ngày nào không xảy ra những vụ va chạm vũ trang. Cuối cùng, ngày 31.12.1977, sau cuộc hành quân phản công của quân đội Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(229)</span> đánh sâu vào lãnh thổ Campuchia diễn ra từ ngày 2.12.1977, chính phủ Campuchia dân chủ ra tuyên bố chính thức cáo giác Việt Nam xâm lược Campuchia, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, rút sứ quán Campuchia ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở Phnompenh rời Campuchia. Trong lúc các cuộc va chạm vũ trang diễn ra ngày một nhiều trên biên giới Việt Nam – Campuchia, cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biên giới đã khởi sự và kết thúc vào cuối tháng 12.1977 mà không mang lại kết quả nào. Cuối năm 1976 đã xảy ra xung đột ở biên giới Việt – Trung tại khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn. Hạ tuần tháng 9.1977, hai nước đã tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Cuộc đàm phán đã diễn ra ba vòng: hai vòng đầu gồm tám phiên kéo dài từ ngày 20.9 đến ngày 2.12.1977 ở Bắc Kinh; vòng ba từ ngày 13 đến ngày 26.12.1977 ở Hà Nội. Cũng cần nói thêm là trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 đến ngày 25.11.1977, hai bên đã có những bất đồng sâu sắc quanh vấn đề Campuchia.. IX.2.3. Các bất đồng sâu sắc giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quốc chuyển thành chiến tranh biên giới (1978-1979) – Nguyên nhân của vấn đề Campuchia. Trung Quốc tỏ thái độ ủng hộ hoàn toàn tuyên bố ngày 31.12.1977 của Campuchia dân chủ. Ngày 22.1.1978, bà Đặng Dĩnh Siêu, uỷ viên BCT, phó chủ tịch Quốc hội vừa từ Campuchia trở về ø sau chuyến viếng thăm chính thức đã tuyên bố với thủ tướng Pháp Raymond Barre đang ở thăm Trung Quốc: “Theo quan điểm của CHND Trung Hoa, Campuchia trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược từ phía Việt Nam...” [Far Eastern Economic Review, Hongkong, 3.2.1978]. Còn phản ứng chính thức của Việt Nam là bản Tuyên bố gồm ba điểm được công bố ngaøy 5.2.1978: “ - Chấm dứt mọi hành động quân sự thù địch ở vùng biên giới; lực lượng vũ trang mỗi bên đóng sâu trong lãnh thổ của mình, cách đường biên giới 5km; - Hai bên gặp nhau để bàn bạc, kí Hiệp ước hữu nghị và không xâm phạm nhau và Hiệp ước hoạch định biên giới; - Hai bên thỏa thuận một hình thức thích hợp đảm bảo quốc tế và giám sát quốc tế ” Không những bác bỏ đề nghị ba điều trên, chính phủ Campuchia dân chủ còn công bố Sách đen “Sự việc và chứng cớ về các hành động xâm lược và thôn tính Campuchia của Việt Nam”.Phản ứng của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam làõ thông qua hai quyết định quan trọng tại Hội nghị TƯ 4 khóa IV: xóa bỏ chế độ Campuchia dân chủ của Pol Pot và tiến hành chính sách cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam. Chính sách sau tác động trực tiếp đến cộng đồng người Hoa trong nước. Sau năm 1954, số phận của cộng đồng người gốc Hoa tùy thuộc vào chính sách của chính phủ VNDCCH ở miền Bắc và chính phủ VNCH ở miền Nam. Năm 1955, CHND Trung Hoa và VNDCCH đạt được thỏa thuận rằng Hoa kiều ở miền Bắc sẽ.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> thuộc quyền lãnh đạo của chính phủ Việt Nam, sẽ được hưởng các quyền lợi như các công dân Việt Nam và sẽ được khuyến khích nhập quốc tịch Việt Nam “sau khi được kiên trì thuyết phục và giáo dục về hệ tư tưởng”. Ở miền Nam, chính phủ VNCH đã giải quyết số phận Hoa kiều bằng các dụ số 10 đề ngày 7.12.1955, dụ số 52 đề ngày 19.8.1956 và dụ số 53 đề ngày 6.9.1956 quy định: tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam; Hoa kiều chỉ được phép tự do giao dịch, đi lại và sinh sống bằng mọi nghề giống như người Việt Nam sau khi đã nhập tòch; baèng khoâng, hoï seõ bò caám haønh 11 ngheà (122). Trong thời kì chiến tranh Việt – Mỹ, cộng đồng người gốc Hoa ở miền Nam đã phát triển rất mạnh về kinh tế. Sau năm 1972, họ chiếm lĩnh 80% thị trường hàng chế biến, 100% hoạt động buôn sỉ, 50% hoạt động buôn lẻ, 90% ngành xuất nhập khẩu, 80% hoạt động tín dụng ngân hàng... Họ làm chủ 42 trong số 60 cơ sở kinh doanh có số doanh thu trên 1 tỉ đồng, cung cấp 2/3 vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế tư nhân miền Nam. Sau năm 1965, xuất hiện 80 tỉ phú gốc Hoa được mệnh danh là “vua”, tức người đứng đầu hoặc độc quyền một ngành kinh doanh nào đó. Chiến tranh Việt-Mỹ diễn ra cùng lúc với Cách mạng văn hóa vô sản ở Trung Quốc. Dước tác động của biến cố này, một số người Hoa ở miền Bắc đã khởi sự các hoạt động theo kiểu Hồng vệ binh và phê phán đảng Lao động Việt Nam là “xét laïi”. Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một vài biện pháp ban đầu nhằm tăng cường quyền kiểm soát đối với người Hoa, quan trọng nhất trong số này là tháng 2.1976, chính phủ Việt Nam đã buộc Hoa kiều nhập tịch, nếu không sẽ mất hộ khẩu và chế độ khẩu phần lương thực. Phải đến tháng 6.1977, phía Trung Quốc mới đưa ra phản ứng về vấn đề người Hoa. Ngày 8.6.1977, trong lúc tiếp thủ tướng Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm lên tiếng than phiền chính phủ Việt Nam đã “không tham khảo ý kiến Trung Quốc ” về chính sách buộc người gốc Hoa nhập tịch Việt Nam và đã đưa ra lời cảnh báo rằng “mỗi nước đều có trách nhiệm bảo vệ các quyền hạn và lợi ích chính đáng của người dân nước mình đang sinh sống ở các nước khác” [51, tr.73]. Ngày 26.2.1978, tại Đại hội quốc dân lần thứ năm đang diễn ra ở Bắc Kinh, chủ tịch Hoa Quốc Phong tuyên bố rằng Trung Quốc chống lại âm mưu buộc Hoa kiều thay đổi quốc tịch.. Ngày 24.3.1978, chính phủ Việt Nam phát động chiến dịch đánh vào tư sản trên toàn miền Nam. Thông báo chính thức được phát trên đài phát thanh giải thích rằng chiến dịch này nhằm “triệt hạ những thành phần tư sản, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo và được phát động đồng loạt trên các tỉnh và thị xã miền Nam”. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu của chiến dịch này không ai khác ngoài những nhà kinh doanh công thương nghiệp người Hoa tập trung ở Chợ Lớn (123). Tiếp đó, ngày 4.5, chính phủ Việt Nam phát hành một đồng tiền mới chung cho cả hai miền Nam và Bắc, hoàn tất chiến dịch phá tan sức mạnh kinh tế của cộng đồng người Hoa trong nước. 122() Toàn bộ 11 nghề này đều rất phổ biến trong cộng đồng người gốc Hoa. 123() Trong số khoảng 3000 thương gia lớn chịu tác động của quyết định ngày 24.3.1978, có 600 là người. Việt, số còn lại là người Hoa [13, tr.219]..

<span class='text_page_counter'>(231)</span> Phản ứng của chính phủ Bắc Kinh là ngày 12.5, bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo nêu rõ: “Việt Nam bắt và xua đuổi hàng loạt người Hoa về nước, gây khó khăn và làm thiệt hại vật chất và tài chính trong việc tái định cư những người này. Trung Quốc buộc phải đình chỉ cung cấp một số trang thiết bị và tài trợ tài chính cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp ước hữu nghị được kí giữa hai nước để trang trải những chi phí tiếp cư những người Hoa bị xua đuổi ”. Trước mắt Trung Quốc sẽ đình chỉ trợ giúp 21 dự án. Ngày 24.5, bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra lời tố cáo công khai rằng Việt Nam “phân biệt đối xử, thù ghét, bài Hoa và xua đuổi người Hoa”. Coi người Hoa ở Việt Nam là “nạn kiều”, ngày 26.5, Trung Quốc phái hai tàu sang Việt Nam để chở họ về nước. Ngày 16.6, bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về việc Trung Quốc đóng cửa các tổng lãnh sự quán của Việt Nam ở Côn Minh, Nam Ninh và Quảng Châu. Ngày 3.7, Trung Quốc thông báo hủy bỏ mọi chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam và rút về nước toàn bộ chuyên gia đang công tác ở Việt Nam. Ngày 12.7, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng bài xã luận khẳng định rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm tất cả “để bảo vệ những thành quả cách mạng vĩ đại của nhân dân Campuchia dân chủ”. Lần đầu tiên tờ báo này đưa ra lời cáo buộc Việt Nam “mưu toan thâu đoạt Campuchia vào Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam”. Ngày 1.8, phó thủ tướng Lý Tiên Niệm đã nói thẳng ra, trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Kyodo của Nhật, dụng ý của quan điểm vừa nêu: một trong những nguyên nhân khiến quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên căng thẳng là do Trung Quốc chống lại âm mưu của Việt Nam muốn thành lập Liên bang Đông Dương [51, tr.154]. Lời lẽ này bộc lộ nguyên nhân thầm kín dẫn đến sự đỗ vỡ trong quan hệ Việt- Trung: hai nước tranh chấp ảnh hưởng trên bán đảo Đông Dương và trong vùng Đông Nam Á. Sau khi nước CHNDTH được thành lập, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã nuôi ý đồ giành lại quyền kiểm soát Đông Nam Á mà Trung Quốc đã để mất vào tay các cường quốc Âu-Mỹ và Nhật từ nửa sau thế kỉ XIX. Thế suy yếu của Mỹ sau thất bại trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và sự giảm dần cam kết của nước này ở Đông Nam Á được họ xem là thời cơ để thực hiện ước vọng vừa nêu. Tình trạng đối đầu trong quan hệ Trung-Xô tạo thêm một lí do không kém phần quan trọng thúc đẩy Bắc Kinh mau chóng củng cố phần biên giới phía Nam của họ, trước khi ảnh hưởng của Liên Xô kịpâ lan xuống biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Lôi kéo Việt Nam giờ đã trở thành cường quốc quân sự hàng đầu ở Đông Nam Á vào mặt trận chung chống “đại bá quyền” xôviết được xác định là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của họ ở Đông Nam Á sau thất bại của Mỹ. Không thành công, họ chuyển sang chính sách khai thác mâu thuẫn giữa Việt Nam và Campuchia theo hướng dùng Campuchia như một phương tiện gây sức ép lên Vieät Nam. Tuy nhiên, những người lãnh đạo Việt Nam xét thấy nước mình cũng có những quyền lợi riêng cần được bảo vệ. Trước hết, Việt Nam mong muốn tiếp tục duy trì, như đã từng theo đuổi tương đối thành công trong những năm tháng chiến tranh, mối.

<span class='text_page_counter'>(232)</span> quan hệ cân bằng với hai nước XHCN hàng đầu, nhưng đồng thời xung khắc nhau là Liên Xô và Trung Quốc. Thứ đến, nhưng không kém phần quan trọng, là vun đắp và củng cố “mối quan hệ đặc biệt” với hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Ngay tại Đại hội IV đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong tháng 12.1976, tổng bí thư Lê Duẩn đã đọc báo cáo chính trị nêu rõ: “Bảo vệ và phát triển toàn diện các mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với các dân tộc Lào và Campuchia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự tin cậy, quan hệ cộng tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực giữa nước ta và các nước anh em Lào và Campuchia... để ba nước, vốn đã gắn bó từ lâu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mãi mãi cùng đứng bên nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước mình vì độc lập và thịnh vượng”. Ý tưởng này được Lê Duẩn khẳng định lại ở Đại hội V đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong tháng 3.1982 bằng những lời lẽ rõ ràng hơn : “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia là một qui luật của cách mạng ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhân dân ta phải giữ gìn tình hữu nghị trong sáng và truyền thống đoàn kết giữa ba dân tộc, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu giữa ba nước, quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ, xâm lược của kẻ thù chung là bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mĩ và các thế lực phản động khác. Chúng ta coi đó là một bảo đảm vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương, đồng thời là nhân tố cực kì quan trọng đối với hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á “. Trong tiến trình xây dựng “quan hệ đặc biệt” với Lào và Campuchia, chính phủ Việt Nam cảm thấy vững tâm với phía Lào sau khi đã kí với nước này vào ngày 18.7.1977 Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác có giá trị trong vòng 25 năm. Văn kiện nói rằng vì sự nghiệp củng cố quốc phòng và xây dựng của hai nước, CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào sẽ giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. Hai nước còn đạt được thỏa thuận chung về việc đưa quân đội Việt Nam vào lãnh thổ Lào nhằm mục đích “củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, bảo vệ tự do và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả lao động của nhân dân và hòa bình khỏi các âm mưu và hoạt động phá hoại của đế quốc và các lực lượng phản động khác ” [Nhaân daân, Haø Noäi, 19.7.1977].. Trong lúc đó, mọi nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết các bất đồng vớiø chính phủ Campuchia dân chủ đều thất bại và tệ hơn nữa, quan hệ giữa hai nước thoái hóa thành điều được Hà Nội gọi là “cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam” do Campuchia dân chủ gây ra. Chính phủ Việt Nam cho rằng toàn bộ đầu mối của các nguyên nhân đưa đến cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia tập trung ở Bắc Kinh. Tại Hội nghị toàn thể BCHTƯø đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ tư khóa IV, giới lãnh đạo Việt Nam đã xác định tập đoàn mao ít trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã trở thành kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của Việt Nam. Trong bài diễn văn đọc ngày 1.9.1978, chủ tịch HĐBT Việt Nam Phạm Văn đồng khẳng định: “Các lực lượng phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh từ lâu đã tìm thấy ở bè lũ Pol Pot – Ieng Sary một công cụ rất thích hợp để tiến hành các mưu đồ bá quyền nước lớn và bành trướng ở vùng này [Đông Nam Á], trước hết là nhằm vào Việt Nam”..

<span class='text_page_counter'>(233)</span> Sau mọi nỗ lực giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao, nhưng không thành công, các bất đồng với Campuchia và Trung Quốc, các nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam quyết định xóa bỏ chế độ Pol Pot. Trước khi bắt tay thực hiện kế hoạch này, chính phủ Việt Nam cố gắng bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì và tăng cường quan hệ với Liên Xô.. IX.3.Chính phủ Việt Nam không thành công trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. Ngay sau khi chiến tranh Việt – Mỹ kết thúc, chính phủ Hoa Kì đã tiến hành phong tỏa tài sản của chế độ Sài Gòn cũ trên lãnh thổ Hoa Kì; ngày 15.5.1975, Washington tuyên boá caám vaän thöông maïi, phuû quyeát vieäc Vieät Nam xin gia nhaäp LHQ... Maët khaùc, chính phủ Hoa Kì vẫn để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Việt Nam. Washington tuyên bố không công nhận bất kì chính phủ lưu vong nào của Việt Nam, nhiều lần gửi thông điệp cho chính phủ Việt Nam xác định rằng Hoa Kì không thù địch với Việt Nam, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện với Việt Nam về quan hệ hai nước [Xem thêm Anatôli Đôbrưnhin. Đặc biệt tin cậy. NXB CTQG, Hà Nội, 2001, tr.599-601; Hồi kí của thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ], không chống Việt Nam gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Khí tượng thế giới, cấp thị thực cho các đoàn Việt Nam dự các phiên họp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được tổ chức ở Mỹ. Động thái này của chính phủ Mĩ không phải là điều khó hiểu. Sau thất bại nặng nề ở Việt Nam, Mĩ buộc phải giảm dần sự hiện diện ở Đông Nam Á, song lại lo sợ việc làm này sẽ tạo ra "khoảng trống" (vacuum), mà các đối thủ hàng đầu là Trung Quốc (nước vẫn luôn tìm cách tăng cường vị thế ở Đông Nam Á sau khi đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ Hoa lục) và Liên Xô (vốn được Mĩ đánh giá là đồng minh của Việt Nam) sẽ khai thác theo hướng bất lợi cho Hoa Kì. Do vậy, Mĩ một mặt tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô-Trung, vừa muốn có một Việt Nam giữ được vị thế độc lập trong quan hệ với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.. Chính phủ VNDCCH cũng sớm xác định lập trường đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tháng 9.1975, thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng thiết lập các quan hệ bình thường với Mỹ trên cơ sở của Hiệp định Paris. Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là người Mĩ cần thực hiện lời hứa mà tổng thống R. Nixon đã đưa ra trong bức thư đề ngày 1.2.1973 gửi Phạm Văn Đồng về việc Mỹ sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá3, 250 tỉ USD để góp phần vào nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh mà không kèm theo bất kì điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được hai bên thỏa thuận sau. Về phần mình, ngày 26.3.1976, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì Henry Kissinger đưa ra những điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước: (1) cho biết rõ về những quân nhân Mỹ bị mất tích trong khi chiến đấu (MIA); (2) “Sự cần thiết về việc Hà Nội đảm bảo những ý định hòa bình đối với các nước láng giềng Đông Nam Á”..

<span class='text_page_counter'>(234)</span> Như vậy, ngay từ đầu, cả Hà Nội và Washington đều đã xác định rõ những điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Một trở ngại khác cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là trong cuộc vận động bầu cử năm 1976, tổng thống Ford đã dựa vào sự ủng hộ của phái hữu coi vấn đề MIA là điều kiện chính, và vì lẽ này ông đã ra lệnh phủ quyết việc Việt Nam trở thành thành viên của LHQ tháng 11.1976. Tuy nhiên, người chiến thắng lại là Jimmy Carter, một nhân vật cho rằng cách tốt nhất để xóa tan “hội chứng Việt Nam” là hòa giải với chính phủ Haø Noäi. Ngay trước khi nhậm chức, Carter đã thông qua chính phủ Liên Xô chuyển đến chính phủ Việt Nam đề nghị một kế hoạch bình thường hoùa gồm ba điểm: (1) Việt Nam thoâng baùo về người Mĩ bị mất tích trong chiến tranh; (2) Hoa Kì chấp nhận Việt Nam vaøo LHQ vaø sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam; (3) Hoa Kì có thể đóng góp vào tiến trình khôi phục Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác khác. Tháng 3.1977, Chính phủ Carter đã cử một phái đoàn mang tên “ Ủûy ban của tổng thống về những người mất tích ở Đông Nam Á” do Leonard Woodcock, chủ nghiệp đoàn công nhân ôtô và là người phản đối chiến tranh Việt Nam, dẫn đầu sang thăm Việt Nam, sau khi quyết định nới lỏng một phần cấm vận đối với Việt Nam: tàu thủy và máy bay nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé các cảng và sân bay của Mĩ để lấy nhiên lieäu. Tiếp theo chuyến đi trên, Việt Nam và Hoa Kì đã tổ chức trong năm 1977 các vòng đàm phán ở Paris (3-4.5.1977; 2-3.6.1977 và 19-20.12.1977) và một vòng đàm phán ở New York để bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trong tiến trình đàm phán, phía Mỹ đề nghị bình thường hóa quan hệ không điều kiện và trong khi chờ đợi quan hệ được bình thường hóa, hai nước sẽ lập phòng liên lạc ở Hà Nội và Washington. Về phần mình, phái đoàn Việt Nam đã đòi Mĩ giải quyết cùng lúc ba vấn đề: hai nước bình thường hóa ( bao gồm cả bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), Mĩ viện trợ cho Việt Nam 3,25 tỉ USD như đã hứa, Việt Nam giúp Mĩ giải quyết vấn đề MIA. Phái đoàn Việt Nam đặc biệt kiên trì nêu vấn đề Hoa Kì đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc tái thiết sau chiến tranh ở Việt Nam, nhưng không tán thành việc lập văn phòng liên lạc ở thủ đô hai nước. Chính phủ Việt Nam đã sớm xác lập lập trường về vấn đề bồi thường chiến tranh qua lời phát biểu ngày 26.3.1976 của thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền , người sẽ được giao chức trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam . Ông nói rõ: “Việt-Mĩ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi , xét về mặt pháp lí của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lí quốc tế cũng như đạo lí và lương tri của con người”..

<span class='text_page_counter'>(235)</span> Phái đoàn Mỹ cho rằng phía Việt Nam đã vi phạm nhiều điều khoản của Hiệp định Paris, nên văn kiện này vô hiệu đối với Mỹ. Không bằng lòng với lập luận của Mỹ, trưởng phái đoàn Việt Nam là Phan Hiền đã công bố bức thư của Nixon liên quan đến tiền viện trợ tái thiết. Quốc hội Hoa Kì đã phản ứng ngay lập tức trước diễn biến này: ngày 4.5.1977, giữa lúc vòng đầu đang diễn ra ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bằng 266 phiếu thuận, 191 phiếu chống thông qua khoản sửa đổi dự luật về viện trợ, theo đó chính phủ Mỹ bị cấm không được thảo luận với Việt Nam ngay cả vấn đề viện trợ kinh tế. Phản ứng của cơ quan lập pháp Hoa Kì kiên quyết đến mức ngày 14.6, chỉ hơn 10 ngày sau vòng đàm phán Việt-Mỹ thứ hai cũng tại Paris, Thượng viện Mỹ bằng 58 phiếu thuận, 30 phiếu chống đã thông qua khoản sửa đổi trong dự luật viện trợ 5,2 tỉ USD cho các nước đang phát triển thông qua các định chế tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Khoản sửa đổi cấm đại diện Mỹ trong các tổ chức tài chính này bỏ phiếu cho các khoản tiền cho Việt Nam và Lào vay. Dù Capitol đã tỏ rõ thái độ cứng rắn đối với Việt Nam, Nhà trắng vẫn cố tiếp tục đưa ra một cử chỉ hòa giải: ngày 20.9.1977, Hoa Kì đã bỏ phiếu thuận cho việc kết nạp Việt Nam vào LHQ. Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Paris trong caùc ngaøy 19 – 20.12.1977 vaãn khoâng ñem laïi moät chuùt tieán boä naøo. Về vòng 3 , vụ trưởng vụ Bắc Mĩ Trần Quang Cơ thuật lại như sau trong Hồi kí: “Trước đòi hỏi kiên quyết của ta [hai bên giải quyết trọn gói cả ba vấn đề mà phía Việt Nam đã nêu ra] tại vòng 3 , Mĩ đề nghị nếu chưa thỏa thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng quyền lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được . Sau khi có Phòng quyền lợi , thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận , song ta vẫn giữ lập trường cứng nhắc đòi giải quyết cả gói ba vấn đề. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mĩ C. Vance ngày 10.1.1977 tuyên bố : “Việc tiến đến bình thường hoá quan hệ Mĩ-Việt Nam phù hợp với lợi ích của hai nước”. Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mĩ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi giục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot tiến hành chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.1977 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.1977”.. Vòng đàm phán thứ tư được dự kiến vào tháng 2.1978 đã không diễn ra do bị Mỹ đơn phương hủy bỏ, sau khi đại sứ Việt Nam tại LHQ bị bộ Ngoại giao Mỹ cáo giác làm gián điệp và sau đó bị trục xuất. Ngày 11.7.1978, thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền, người cầm đầu phái đoàn Việt Nam trong ba vòng đàm phán Việt-Mỹ được đề cập ở trên, tuyên bố ở Tokyo rằng Việt Nam sẽ bỏ tất cả những điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa với Hoa Kì và muốn có một vòng đàm phán mới với Mỹ vào tháng sau. Sự thay đổi quan trọng này tỏ cho thấy Việt Nam rất mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Phía Mỹ đề nghị thời ñieåm hoïp seõ laø thaùng 9, ñòa ñieåm seõ laø New York. Đây chính là thời điểm dang diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ chính phủ Mỹ xoay quanh đường lối đối ngoại của Hoa Kì ở Viễn Đông nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. Ngay trong thời gian đầu cầm quyền, chính quyền Carter đã sớm bị.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> chia rẽ thành hai phe trong lĩnh vực đối ngoại: một được đại diện bởi bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cyrus Vance, một được đại diện bởi cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinksi. Cùng thống nhất ở quan điểm coi tiếàn trình hòa dịu với Liên Xô là sự kết hợp giữa “đấu tranh và hợp tác”, Brzezinksi cho rằng đấu tranh chiến lược là mặt cơ bản, trong lúc Vance nghĩ rằng vẫn còn những lĩnh vực để hợp tác và đạt được sự thỏa thuận, mà một trong số đó là hạn chế vũ khí chiến lược. Phù hợp với suy nghĩ này, Vance đề nghị tiếp tục cuộc đàm phán SALT-II. Tuy nhiên, quan hệ Xô-Mỹ ngay trong năm 1977 đã sớm bị tác động xấu bởi chiến dịch nhân quyền phê phán Liên Xô được chính quyền Carter phát động không thông qua con đường ngoại giao truyền thống như các chính phủ trước đã làm, mà là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vốn luôn xem nhân quyền là một vấn đề thuộc lĩnh vực đối nội, chính phủ xôviết đã đánh giá mục tiêu của chiến dịch nhân quyền là can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô nhằm thay đổi chế độ xôviết. Bước sang những tháng đầu năm 1978, các hoạt động của Liên Xô ở những khu vực mà trước đây Liên Xô chưa từng có mặt, như vùng Sừng châu Phi (Ethiopa), miền Nam châu Phi (yểm trợ Cuba đưa quân đến Angola), hoặc chen vào những khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Mỹ: giúp lực lượng nổi dậy Sandinista ở Nicaragua (Trung Mỹ), đã được cố vấn an ninh Brzezinksi, một người gốc Ba Lan, diễn giải như là một phần của kế hoạch lớn mang tính chiến lược toàn cầu mà Liên Xô đang đeo đuổi nhằm chống lại phương Tây và Hoa Kì. Ông này thậm chí còn xem cuộc xung đột đang diễn ra giữa Việt Nam và Campuchia Dân chủ như là “cuộc chiến uỷ nhiệm giữa Trung Quốc và Liên Xô” nhằm giúp Liên Xô thiết lập ảnh hưởng ở Đông Nam Á , dựa vào sự trợ lực của Việt Nam. Phát xuất từ cách nhìn này, Brzezinski cho rằng Hoa Kì cần có một liên kết chiến lược với Trung Quốc để cầm chân Liên Xô và đẩy nước này vào thế bị cô lập. Vốn là người đã xác định sẵn một lập trường miềm dẽo hơn đối với Trung Quốc, cụ thể là công nhận chính phủ Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, Carter mau chóng được người cố vấn an ninh thuyết phục đẩy nhanh tốc độ cải thiện với nước này. Ngày 17.5.1978, ngay trước khi lên đường sang Trung Quốc, Brzezinksi đã nhận từ tay Carter chỉ thị mật liên quan đến chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc. Brzezinski được phép thông báo với Trung Quốc rằng chính phủ Hoa Kì chủ trương bình thường hóa quan hệ và hợp tác với Trung Quốc “trên cơ sở lâu dài và chiến lược song trùng”. Đồng thời, Brzezinksi được ủy quyền chia sẻ với Trung Quốc những quyết định của tổng thống về nguy cơ phát sinh từ các hành động của Liên Xô ở châu Phi và việc Liên Xô tăng cường sức mạnh quân sự ở Trung Âu. Trong các cuộc đàm phán diễn ra ở Bắc Kinh trong các ngày 20 – 22.5, Brzezinksi chia sẻ quan điểm của phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình và ngoại trưởng Hoàng Hoa về mối đe dọa của Liên Xô và Việt Nam (124). Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường giúp đỡ các nước Đông Nam Á ngăn chặn ý đồ bành trướng của Liên Xô trong khu vực. Cố vấn an ninh Mỹ còn thông báo cho phía Trung Quốc những kế hoạch chiến lược của Mỹ, các kế hoạch của Mỹ chống lại Liên Xô, tìm mọi cách chứng minh quyết định của Mỹ là sự khởi đầu của “một thời kì mới trong quan hệ Mỹ-Trung”. Brzezinksi còn 124() Ngaøy 19.5.1978, Ñaëng Tieåu Bình tuyeân boá: "Trung Quoác laø NATO phöông Ñoâng, coøn Vieät Nam laø Cuba phöông Ñoâng"..

<span class='text_page_counter'>(237)</span> nói rõ : “Tổng thống ... quyết tâm hợp tác với quý vị để vượt qua những trở ngại còn lại trên con đường bình thường hoá hoàn toàn. Hoa Kì đã có quyết định về vấn đề này”. Và như để chứng minh cho lời nói của mình , vị cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kì đã dừng chân ở Tokyo trên đường về nước nhằm thúc giục Nhật Bản sớm kí hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc (125). Tuy nhiên, lập trường của hai bên về Đài Loan hãy còn cách biệt khá xa vì chính phủ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hoa Quốc Phong không chấp nhận việc Mỹ vẫn muốn duy trì liên lạc ngoại giao không chính thức và buôn bán vũ khí với Đài Loan.. Chính trong bối cảnh chính phủ Carter đang thực hiện những bước đi có ý nghĩa lớn lao nhích về phía Trung Quốc, từ ngày 22 đến ngày 26.9.1978, đã diễn ra vòng đàm phán thứ tư Việt-Mỹ ở New York. Do phía Việt Nam đồng ý không nêu ra một điều kiện tiên quyết nào cho việc bình thường hóa, hai bên đã đồng ý về nguyên tắc việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trưởng đoàn Việt Nam là Nguyễn Cơ Thạch muốn hai nước sẽ kí văn kiện chính thức vào khoảng giữa tháng 10, khi bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đến New York tham dự khóa họp của ĐHĐ LHQ. Tuy nhiên, trưởng đoàn Mỹ là Holbrooke cho rằng cần phải đợi đến các cuộc bầu cử quốc hội và do vậy, việc kí có thể sẽ tiến hành trong thaùng 11. Tuy nhiên, vấn đề người Việt Nam vượt biên bằng đường biển, sự việc quân đội Việt Nam tập trung với số lượng lớn dọc biên giới với Campuchia đã khiến tổng thống Carter phaân vaân. Cuoái cuøng, trong moät cuoäc hoïp diễn ra trong tháng Mười ở Nhaø Traéng, sau khi nghe Leonard Woodcock, nguyên trưởng phái đoàn sang thăm thiện chí Việt Nam tháng 3.1977 và đương là trưởng phái bộ liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh, cho rằng lập bang giao với Việt Nam vào thời điểm này sẽ gây tổn hại đến nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tổng thống Carter quyết định trì hoãn bang giao với Việt Nam để có thể dễ dàng thương thuyết với Trung Quốc. Bản thân Carter ghi lại trong Hồi kí: “Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao, cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định trì hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi kí hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh” [Dẫn lại theo 51, tr.61].. Khi hai đoàn Việt Nam và Mỹ gặp nhau vào ngày 30.10.1978 ở New York để kết thúc tiến trình hội đàm về bình thường hóa, trưởng đoàn Mỹ đã đưa ra các điều kiện tiên quyết liên quan đến quan hệ Việt Nam-Campuchia (Việt Nam phải đảm bảo không xâm chiếm Campuchia), “thuyền nhân” (Việt Nam không khuyến khích việc nhập cư bất hợp pháp vào các nước khác) và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Liên Xô (Việt Nam không gây ra một cuộc chiến với Trung Quốc, dựa vào sự ủng hộ của Liên Xô). Đoàn Việt Nam đã bác bỏ tất cả các điều kiện tiên quyết của Mỹ. Cuộc họp tan vỡ. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước phải đợi thêm 17 năm nữa. Nhận xét về thất bại của Việt Nam trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì, vụ trưởng vụ Bắc Mĩ Trần Quang cơ viết trong Hồi kí : “Là nhân chứng lịch 125 Hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc sẽ được kí ngày 12.8.1978..

<span class='text_page_counter'>(238)</span> sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng vụ Bắc Mĩ bộ Ngoại giao , trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mĩ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu Ước năm 1978 , tôi thực sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội cũng cố thế đứng của Việt Nam trong hòa bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh , lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”. Ông viết tiếp: “Việc ta từ chối lời đề nghị bình thường hoá quan hệ không điều kiện của Mĩ , làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có tiếp tay cho bọn diệt chủng Trung Quốc khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau chiến thắng 1975 có một chiến lược thêm bạn bớt thù , thực sự cầu thị hơn? Việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật. Theo tôi, tư duy đối ngoại có phần cứng nhắc của ta lúc ấy quả đã không theo kịp bước chuyển biến của chính trị thế giới thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau sự kiện Việt Nam 1975, để dám có những quyết sách linh hoạt kịp thời đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho dân tộc ta. Ngược lại, việc ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với mình lúc này đa õkhiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng”.. IX.4. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt-Xô Chỉ ít ngày sau, ngày 3.11.1978 tại Moskva, đoàn đại diện đảng và chính phủ CHXHCN Việt Nam do tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn và chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã cùng với tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev kí Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có giá trị trong 25 năm. Điều 6 của văn kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam: “ Trong trường hợp một trong hai bên là mục tiêu của một cuộc tiến công hoặc đe dọa tiến công, thì các bên kí kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm chặn đứng mối đe dọa này và có những biện pháp thích hợp cần thiết để đảm bảo hòa bình và an ninh đất nước mình”. Người Trung Quốc và người Mỹ không khó khăn gì để hiểu điều tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô L.I. Brezhnev muốn ám chỉ trong bài diễn văn đọc tại buổi kí kết Hiệp ước: “Có thể thấy trước rằng nó [Hiệp ước] làm bực tức những ai không thích tình hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam, những ai tìm cách làm cho tình hình thêm căng thẳng, chia rẽ các nước XHCN. Nhưng Hiệp ước đã trở thành một thực tế chính trị. Và dù muốn hay không, người ta cũng phải tính đến thực tế này” [Pravda, Moskva, 4.11.1978]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Việt Nam đã liên minh với một nước lớn nhằm đương đầu với Trung Quốc. IX.5. Xung đột Việt Nam – Campuchia dân chủ khởi phát Giới lãnh đạo TQ đã phản ứng ngay lập tức trước sự ra đời của liên minh Xô-Việt. Ngay ngày hôm sau, 4.11.1978, ủy viên BCT đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng đi Phnompenh để tỏ rõ sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho chính phủ Pol Pot trong quan hệ đối đầu với Việt Nam. Tuy nhiên, Uông không chấp nhận đưa quân sang chiến đấu trực.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> tiếp ở Campuchia và khuyên Pol Pot tiến hành kháng chiến lâu dài bằng chiến tranh du kích. Từ ngày 5.11.1798, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN. Ông đã diễn giải Hiệp ước Việt-Xô như một mối đe dọa đến an ninh của các nước ASEAN và kêu gọi các nước này cùng với Trung Quốc thành lập mặt trận chung chống Liên Xô và Việt Nam. Đặng nêu rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào ảnh hưởng của Việt Nam. Từ ngày 15.11. đến 1.12.1978, BCT đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị mở rộng để bàn về cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia. Hội nghị đã xác lập vị thế quyền lực cao nhất của Đặng Tiểu Bình, ủng hộ hoàn toàn đường lối “4 hiện đại hóa”, lập trường mềm dẽo của họ Đặng về Đài Loan và đi đến kết luận: không đưa quân Trung Quốc sang chiến đấu ở Campuchia, quyết tâm ủng hộ Campuchia dân chủ đến cùng, tán thành về nguyên tắc ý kiến dùng lục quân đánh vào lãnh thổ Việt Nam... Ngày 2.12.1978, Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu quốc Campuchia được thành lập do Heng Somrin làm chủ tịch. Mặt trận đã ra lời kêu gọi toàn dân vùng lên lật đổ “bè lũ phản động và gia đình trị Pol Pot-Ieng Sari”. Ngaøy 13.12, khi tieáp Leonard Woodcook, Ñaëng Tieåu Bình tuyeân boá chaáp thuaän ngay dự thảo về bình thường hóa quan hệ ngoại giao do phía Hoa Kì đưa ra và ngỏ ý muốn sang thăm Hoa Kì sớm. Hai ngày sau, dự thảo được công bố: hai nước sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ ngày 1.1.1979. Đây cũng là thời khắc chính phủ Pol Pot đã hoàn thành việc tập trung dọc biên giới Việt Nam – Campuchia 19 trong tổng số 23 sư đoàn chủ lực. Kế hoạch tập trung quân đã được Phnompenh khởi sự thực hiện sau ngày 2.7.1978, khi Campuchia dân chủ kí với Thái Lan Hiệp ước không xâm lược nhau. Ngày 25.12.1978, quân đội Việt Nam đã tràn vào lãnh thổ Campuchia từ nhiều hướng khác nhau. Ngày 7.1.1979, quân đội Việt Nam tiến vào Phnompenh. Ngày 8.1, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập. Hai ngày sau, nhà nước CHND Campuchia ra đời. * *. *. Phát xuất từ những kinh nghiệm rút ra từ hai cuộc chiến Đông Dương kéo dài suốt 30 năm và tràn đầy tự tin vào sức mạnh dân tộc được xây dựng dựa vào một lực lượng quân sự hùng hậu và vào một đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội được cho là hoàn toàn đúng đắn, chính phủ CHXHCN Việt Nam khởi sự kiến tạo một mối quan hệ được gọi là đặc biệt với hai nước láng giềng Lào và Campuchia, đồng thời cố gắng duy trì vị thế cân bằng trong quan hệ với hai nước xã hội chủ nghĩa hàng đầu nhưng thù địch nhau là Liên Xoâ vaø CHND Trung Hoa..

<span class='text_page_counter'>(240)</span> Khai thác vị thế suy yếu của Hoa Kì do thảm bại trong cuộc chiến can thiệp ở Việt Nam như một thời cơ thuận lợi, chính phủ CHND Trung Hoa mong muốn nhận được sự ủng hộ của VNDCCH cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á mà Bắc Kinh theo đuổi ngay sau naêm 1949. Nếu chính phủ CHND Trung Hoa biện luận cho yêu cầu trên bằng cách dẫn ra cơ sở hợp lí của nó là sự giúp đỡ được quảng bá là hào phóng dành cho VNDCCH trong hai cuộc chiến Đông Dương , thì chính phủ CHXHCN Việt Nam biện minh cho sự từ chối của mình bằng lập luận rằng sự giúp đỡ của CHND Trung Hoa đã được đền đáp tương xứng bằng an ninh quốc phòng mà chiến thắng năm 1975 của Việt Nam đã mang lại cho Trung Quốc. Không hài lòng với quan điểm của Việt Nam , Trung Quốc đã thực hiện một động thái ngoại giao-quân sự nhắm ngay vào điểm nhạy cảm nhất trong đường lối đối ngoại của CHXHCN Việt Nam : phá hoại mối quan hệ đặc biệt với hai nước Lào và Campuchia. Để đáp trả, CHXHCN Việt Nam quyết định từ bỏ đường lối cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc , nhưng lại theo hướng đe doạ đến quyền lợi sinh tử của Trung Quốc : liên minh với Liên Xô – kẻ thù số một và đồng thời là láng giềng phương Bắc của Trung Quoác . Bị dẫn dắt bởi một đường lối đối nội hoàn toàn không tưởng, chính phủ Campuchia Dân chủ dấn bước vào một đường lối đối ngoại cũng điên khùng không kém : gây chiến với người láng giềng hùng mạnh Việt Nam để rồi gánh chịu hậu quả là đất nước sa nhanh vào vị thế nạn nhân trong mối quan hệ tam giác Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc cực kì phức tạp và đầy kịch tính. Khi xử lý mối quan hệ tay ba Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc vô cùng phức tạp bằng giải pháp chặt đứt gút dây : đưa quân vào Campuchia , các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tự tay châm ngòi cho thùng thuốc súng mà chính phủ Bắc Kinh đã đặt sẵn trong quan hệ giữa hai nước ..

<span class='text_page_counter'>(241)</span> CHÖÔNG X VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1979 – 1991) ____________________. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, dù dưới danh nghĩa giúp đỡ nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và xây dựng một chế độ chính trị và xã hội mới tiến bộ hơn, và nhất là sự có mặt kéo dài của một số lượng không nhỏ quân lính Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia đã khiến các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, lo lắng. Nỗi lo càng tăng thêm khi tất cả các nước ASEAN không hội đủ một sức mạnh quân sự ngang hàng với quân đội Việt Nam. Một lần nữa, họ đã cầu đến sự giúp đỡ của các cường quốc ngoài vùng, cụ thể là Trung Quốc và Hoa Kì. Không bỏ qua cơ hội xác lập ảnh hưởng trong vùng, Trung Quốc ngay lập tức đã thể hiện vai trò bằng cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, tuy ngắn ngủi, nhưng đẫm máu, rồi sau đó liên kết với ASEAN và Hoa Kì tạo ra một chính phủ liên hiệp bao gồm các lực lượng Khmer chống sự có mặt của quân đội Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia. Để có thể đương đầu với liên minh ASEAN-Trung Quốc-Hoa Kì, Việt Nam phải dựa hẳn vào Liên Xô. Tình trạng phân hoá lực lượng như trên đã tạo ra tình thế đối đầu trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và xoay quanh vấn đề Campuchia trong suốt cả 10 năm – từ năm 1979 đến năm 1989. Chính nhờ xu thế đối thoại trong quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Kì và quyết định của Việt Nam rút toàn bộ lực lượng quân sự về nước, các bên đối đầu quanh vấn đề Campuchia mới dần dà tìm ra một giải pháp bằng con đường thương lượng, dưới sự chủ trì cuûa LHQ, vaøo naêm 1991. X.1. QUAN HỆ ĐỐI ĐẦU GIỮA CÁC BÊN QUANH VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1979 – 1983) X.1.1. Phản ứng của Bắc Kinh: Chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quoác (2.1979).

<span class='text_page_counter'>(242)</span> Nước đầu tiên phản ứng trước sự việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là Trung Quốc. Ngày 11.1.1979, Trung Quốc đã đưa ra trước HĐBA LHQ dự thảo nghị quyết về Campuchia. Dự thảo tuyên bố rằng “hành động xâm lăng của Việt Nam chống Campuchia dân chủ tạo ra mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới ” và khuyến cáo các thành viên của HĐBA thông qua nghị quyết đòi rút quân đội nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Từ ngày 11 đến ngày 14.1, theo yêu cầu của CHND Trung Hoa và với sự ủng hộ của Hoa Kì, HĐBA đã nhóm họp để thảo luận tình hình Campuchia. Người đại diện chính phủ Việt Nam nói rằng chế độ Pol Pot bị lật đổ là do sự nổi dậy của quần chúng và hiện Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Campuchia đang kiểm soát một cách hiệu quả hầu như toàn bộ lãnh thổ đất nước ( Nhân Dân, 13.01.1979). Đại diện Việt Nam cực lực bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh về việc CHXHCN Vieät Nam can thieäp vaøo Campuchia (Nhaân Daân, 15.01.1979. Đại diện Mỹ lập luận rằng dù chế độ Pol Pot là “ một trong những chế độ vi phạm nhân quyền tệ hại nhất trong lịch sử”, Hoa Kì vẫn “ủng hộ chế độ này vì vấn đề nguyên tắc”. Về phần mình, các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị bất thường bộ trưởng Ngoại giao trong các ngày 12 và 13.1 tại Bangkok. Hội nghị đã ra thông cáo chung về chính sách trung lập của tổ chức đối với cuộc xung đột vừa phát sinh giữa Việt Nam và Campuchia. Đồng thời, Hội nghị lên án chính sách can thiệp vũ trang vào Campuchia, xác nhận quyền tự quyết của nhân dân Campuchia mà không có sự can thiệp hay áp lực từ bên ngoài và đưa ra yêu sách đòi rút ngay và toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi Campuchia.. Bị lá phiếu phủ quyết của Liên Xô, dự thảo nghị quyết đã không được thông qua. Thất bại trong cuộc vận động ngoại giao, Trung Quốc chuyển sang kế sách gây sức ép quân sự lên Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, Hội nghị mở rộng BCT đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 15.11 đến ngày 1.12.1978 đã tán thành về nguyên tắc đề nghị dùng lục quân đánh Việt Nam, nếu nước này đưa quân vào Campuchia. Từ giữa tháng 12, Trung Quốc bắt đầu tập trung quân ở vùng biên giới hai nước. Sau khi được đảm bảo về thái độ mặc nhiên đồng tình từ phía Washington đối với điều được Đặng Tiểu Bình goïi laø “daïy cho Vieät Nam moät baøi hoïc” trong chuyeán vieáng thaêm Myõ dieãn ra vào cuối tháng 1 đầu tháng 2.1979, Đặng Tiểu Bình đã chủ trì cuộc họp của Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12.2. Hội nghị đã đi đến quyết định đánh Việt Nam và thành lập bộ chỉ huy chung do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, lập bộ chỉ huy mặt trận Bắc để phòng bị Liên Xô do Lý Đức Sinh phụ trách, lập bộ chỉ huy mặt trận Nam để tiến hành cuộc chiến chống Việt Nam do Hứa Thế Hữu cầm đầu, cùng với Dương Đắc Chí và Trương Đình Phát. Ngày 16.2, khi phát biểu về ý nghĩa cuộc chiến sắp đến chống Việt Nam trước cán bộ cao cấp các ngành, Đặng Tiểu Bình có nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc phản kích tự vệ hạn chế cả về thời gian lẫn không gian..

<span class='text_page_counter'>(243)</span> Năm giờ sáng ngày 17.2.1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt xâm nhập lãnh thổ 6 tỉnh biên giới của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Lai Châu. Đây là hoạt động quân sự quy mô nhất của Trung Quốc ở nước ngoài, kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) . X.1.2. Phản ứng của Việt Nam: quyết tâm bảo vệ chính quyền CHND Campuchia. Phản ứng trước hành động gây chiến của Trung Quốc, chỉ một ngày sau khi quân đội Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phái đoàn của chính phủ Việt Nam do chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng dẫn đầu đang ở thăm Campuchia đã kí với Chính phủ Phnompenh Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác trong thời hạn 25 năm. Điều 2 của văn kiện này nêu rõ: “Tuân thủ nguyên tắc nền quốc phòng và công cuộc xây dựng đất nước phải là các mục tiêu của mỗi dân tộc chúng ta, hai bên hứa sẽ giúp đỡ toàn diện và ủng hộ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực và trong mọi hình thức cần thiết, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và hoạt động hòa bình của nhân dân mỗi nước khỏi mọi mưu đồ và hoạt động phá hoại của lực lượng đế quốc và phản động quốc tế. Các bên sẽ đề ra những biện pháp có hiệu quả để thực hiện cam kết này, mỗi khi một bên thấy cần thiết đối với mình” [Nhân dân, 19.2.1979]. Cũng trong ngày 18.2, bộ Ngoại giao CHND Campuchia ra tuyên bố rằng quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân và lực lượng cách mạng Campuchia theo yêu cầu của họ nhằm lật đổ chế độ phản dân Pol Pot và sẽ lưu lại trên lãnh thổ Campuchia theo Hiệp ước vừa kí. Tuyên bố khẳng định rằng ngay khi tàn quân Pol Pot và những lực lượng phản động khác ngưng phá hoại cuộc sống hòa bình của nhân dân Campuchia và mối đe dọa đến nền độc lập của Campuchia từ bên ngoài không còn nữa, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút về nước [Nhân dân, 19.2.1979].. Còn đối với Trung Quốc, ngày 4.3, BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam đã ra lời kêu gọi đến nhân dân trong nước cáo giác chính phủ Bắc Kinh sử dụng chính quyền Pol Pot gây ra cuộc chiến ở phần biên giới Tây Nam nhằm tấn công Việt Nam từ hai phía. Sau khi thất bại ở Campuchia, Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến ở biên giới phía Bắc. Những hành động vừa nêu nằm trong một kế hoạch lâu dài nhằm từng bước một đạt các mục tiêu bá quyền ở Đông Dương và Đông Nam Á [Nhân dân, 4.3.1979]. Đây là lập trường chính thức của Việt Nam đối với Trung Quốc cho đến năm 1987. Sau khi gây cho phía Việt Nam những tổn thất nặng nề về vật chất và về phần mình, cũng chịu những thương vong không nhỏ, ngày 5.3, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Ngày 17.3, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân, nhưng vẫn tiếp tục duy trì một số lượng quân đông đảo ở ngay bên kia biên giới. Theo sự thỏa thuận chung, hai nước đồng ý mở cuộc đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao: vòng một bắt đầu từ ngày 18.4 đến ngày18.5.1979 ở Hà Nội, vòng hai bắt đầu từ ngày 28.6.1979 đến ngày 6.3.1980 ở Bắc Kinh. Lập trường hai nước tại bàn đàm phán có thể được tóm tắt như sau:.

<span class='text_page_counter'>(244)</span> - Phía Việt Nam cho rằng cần thực hiện một số biện pháp cấp bách nhằm vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề khác và đưa ra lập trường ba điểm: chấm dứt chiến sự và phi quân sự hóa biên giới; khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử do các hiệp ước Trung – Pháp năm 1887 và năm 1895 hoạch định. - Phía Trung Quốc đưa ra lập trường 8 điểm: Việt Nam công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc; rút quân khỏi Trường Sa, nhận lại số người Hoa đã bỏ đi; Việt Nam không tìm kiếm bá quyền ở Đông Dương hay ở bất cứ nơi nào; không đóng quân ở các nước khác; thay đổi chính sách đối với Lào, Campuchia và Đông Nam Á; giải quyết vấn đề Campuchia; Việt Nam không tham gia liên minh quân sự hoặc cho nước ngoài sử dụng các căn cứ quân sự của mình hoặc sử dụng lãnh thổ và căn cứ nước khác. Do lập trường hai bên quá cách biệt nhau, cuộc đàm phán bị bế tắc cả về thủ tục lẫn nội dung, chỉ thỏa thuận được về việc trao trả tù binh. Trung Quốc đơn phương đình chỉ voøng ba. Từ năm 1980 đến năm 1987, Việt Nam đã 17 lần gửi công hàm yêu cầu họp tiếp vòng ba, nhưng Trung Quốc vẫn một mực khước từ. Diễn biến này cho thấy Trung Quốc muốn đi tìm giải pháp ở một nơi khác hơn là trên bàn đàm phán với Việt Nam. X.1.3. Phản ứng của Hoa Kì: chấm dứt chính sách cắt giảm sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á và ủng hộ ASEAN và Trung Quốc trong vấn đề Campuchia. Các biến cố tháng 1 và tháng 2.1979 trên bán đảo Đông Dương và tình trạng đối đầu trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã đưa chính quyền Carter tới chỗ đánh giá lại phương hướng chính sách và đi đến kết luận rằng việc cắt giảm hơn nữa vai trò chính trị và sự có mặt quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Washington ngày càng lo ngại rằng nếu Mỹ không duy trì sức mạnh của mình ở Đông Nam Á, xung đột Trung – Việt sẽ lan ra toàn khu vực, các nước ASEAN sẽ bị phân hóa theo các cực thân Trung Quốc hoặc thân với khối Việt Nam-Liên Xô và có thể Việt Nam sẽ có ý muốn tiến công hay lật đổ đối với Thái Lan. Do những mối lo ngại đó, Mỹ đã hoãn việc rút quân khỏi Nam Triều Tiên, hoãn việc thảo luận đề nghị rút một nhóm lực lượng đặc nhiệm khỏi hạm đội 7, chú trọng hơn đến việc khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, xem xét một cách thiện cảm những yêu cầu mua vũ khí của ASEAN, ưu tiên giúp đỡ Thái Lan hiện đại hóa quân đội. Phụ tá ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương Richard Holbrooke tuyên bố: “Ủng hộ mạnh mẽ các nước ASEAN sẽ là hòn đá tảng trong chính sách của chúng tôi ”. Về việc này, người Mỹ không giấu diếm rằng họ sẽ quân sự hóa tổ chức ASEAN, thúc đẩy hợp tác quân sự-chính trị giữa các thành viên ASEAN và Washington. Cuối năm 1979, Holbrooke nhấn mạnh: “Chính sách của Mỹ đối với vấn đề này [vấn đề Campuchia] sẽ đặt cơ sở trên sự ủng hộ mạnh mẽ Thái Lan, chúng tôi sẽ tăng viện quân sự cho Indonesia, Malaysia và Philippines.”[Far Eastern Economic Review, Hongkong, 16.11.1979, tr.14-15]. Trong naêm.

<span class='text_page_counter'>(245)</span> 1979, tổng giá trị quân cụ Mỹ giao cho Thái Lan là 400 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1978. Hai bên cũng ký hiệp ước, theo đó tháng 5.1980, lần đầu tiên sau khi quân Mỹ rút khỏi Thái Lan, quân đội nước này và các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung. R. Holbrooke quả đã có cơ sở khi tuyên bố rằng năm 1979 “là năm đánh dấu việc mở rộng đáng kể sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á ” [Far Eastern Economic Review, Hongkong, 16.11.1979, tr.15]. Việc mở rộng này tiếp tục tăng lên trong năm 1980 và gắn liền với việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, một biến cố mà Mỹ coi là sự tiếp nối hành động của Việt Nam ở Campuchia. Trong năm 1980, J. Carter hủy bỏ quyết định mà chính mình đã đưa ra hồi năm 1977, theo đó trong trường hợp khủng hoảng, hạm đội 7 sẽ được đưa về châu Âu. Caùc nhaø vaïch chính saùch Myõ coi vieäc Vieät Nam ñöa quaân vaøo Campuchia laø moät hành động xâm lược đế quốc va ønếu để Việt Nam thành công, điều đó sẽ khuyến khích Việt Nam có những hành động tương tự đối với các nước láng giềng khác. Hơn nữa, sự chiếm đóng Campuchia làm Hà Nội có một thế mạnh để gây bất ổn định cho Thái Lan neáu hoï muoán. Vì vaäy moät coá gaéng nhaèm buoäc Vieät Nam ruùt quaân khoûi Campuchia vaø laäp một nước Campuchia trung lập và độc lập là mấu chốt trong chính sách Đông Dương của Mỹ tư økhi Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Phương cách mà Mỹ đề nghị là áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam cho đến khi Việt Nam chịu rút quân. Theo trợ lý ngoại trưởng R. Holbridge: “Vấn đề trung tâm trong chính sách đối với Việt Nam của Mỹ là việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia và đó là lý do chúng ta tiếp tục gây sức ép đối với Hà Nội. Trong việc này chúng ta và ASEAN hoàn toàn nhất trí với nhau biện pháp hành động có hiệu quả nhất nhằm làm cho Hà Nội phải rút quân khỏi Campuchia là buộc họ phải trả giá càng cao càng tốt cho sự xâm lược của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình cô lập Hà Nội về mặt ngoại giao, gây sức ép kinh tế cho đến khi nào Hà Nội sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân thế giới như được nêu lên trong nghị quyết của Đại Hội Đồng LHQ vừa qua và đồng ý rút quân, tổ chức bầu cử tự do và chấm dứt sự can thiệp từ bên ngoài vào Campuchia”. Bài diễn văn của ngoại trưởng Alexander Haig tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tháng 6.1981 đã xác định hai mục tiêu lớn của Hoa Kì trong vấn đề Campuchia: - Khôi phục chủ quyền của Campuchia, không có sự can thiệp từ bên ngoài, lập nên một chính phủ “thực sự đại diện cho nguyện vọng của nhân dân Khmer"; - Xây dựng một nước Campuchia trung lập, không đe dọa bất kì nước láng giềng naøo. Đây là hai mục tiêu mà Mỹ sẽ theo đuổi cho đến lúc vấn đề Campuchia được giải quyeát xong (1991). Chính quyền Reagan đã áp dụng nhiều phương sách để tăng cường sức ép kinh tế, chính trị và cả quân sự nếu có thể được đối với Việt Nam. Tháng 4.1981, Mỹ đã ủng hộ đề nghị của các nước ASEAN tổ chức một hội nghị quốc tế do LHQ bảo trợ nhằm vạch ra kế hoạch thực hiện những nghị quyết trước đó của Đại Hội Đồng LHQ đòi Việt Nam rút.

<span class='text_page_counter'>(246)</span> quân khỏi Campuchia. Từ góc độ của Mỹ, mục đích chủ yếu của hội nghị này là tập trung dư luận thế giới lên án Việt Nam chiếm đóng Campuchia, cô lập Việt Nam về chính trị và làm cho Việt Nam lao đao về tinh thần vì hành động của nước nàyï ở Campuchia. X.1.4. Phản ứng của Thái Lan và ASEAN: từ trung lập chuyển sang đối đầu. Là láng giềng của các nước Đông Dương và Trung Quốc, Thái Lan rất lo lắng trước cuộc xung đột bùng phát giữa Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng ban đầu của thủ tướng Kriangsak Chomanan nhìn chung là kiềm chế. Khi thăm chính thức Hoa Kì vào trung tuần tháng 2.1979, thủ tướng Thái Lan một mặt khẳng định nước ông sẽ giữ vững lập trường trung lập trong cuộc xung đột trên bán đảo Đông Dương, mặt khác mong muốn các bên xung đột tìm ra một giải pháp hòa bình [Izvestia, Moskva, 17.02.1979]. Bên cạnh đó, Kriangsak Chomanan không bỏ qua khả năng tình hình trên bán đảo Đông Dương sẽ trở nên xấu hơn và tạo thành mối đe doạ trực tiếp lên an ninh Thái Lan. Do vậy, thủ tướng Thái Lan mong muốn Hoa Kì gấp rút bán vũ khí và chuyển gấp cho Thái Lan hầu nước này có thể đối phó với tình huống xấu nhất . Về phaàn mình, toång thoáng Hoa Kì Carter cam keát chuyeån cho Thaùi Lan soá vuõ khí toàn kho từ hồi chiến tranh Việt Nam trị giá khoảng 11 triệu USD và hứa chuyển giao nhanh máy bay chiến đấu F5 và các loại vũ khí tối tân khác.. Lập trường của Thái Lan có ảnh hưởng quyết định đến quan điểm của ASEAN. Trong dự thảo nghị quyết được đưa ra HĐBA xem xét ngày 4.3.1979, ASEAN yêu cầu rút hết quân đội nước ngoài khỏi bán đảo Đông Dương và kêu gọi các bên xung đột dừng các hoạt động thù địch. Mặt khác, có nhiều dấu hiệu cho thấy các giới chức quân sự Thái Lan tỏ ra không đồng tình với đường lối trung lập của chính phủ Bangkok. Họ đã để cho các đơn vị còn sót lại của quân đội Campuchia dân chủ chạy sang lánh nạn và thậm chí lập căn cứ trong phần lãnh thổ giáp ranh với Campuchia, ngầm cho phép Trung Quốc mượn lãnh thổ Thái Lan để tiếp tục viện trợ các loại vũ khí và đạn dược cho tàn quân Pol Pot [64, tr.101-102]. Thông cáo chung của Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 12 các nước ASEAN diễn ra trong các ngày 28 – 30.6.1979 ở Bali (Indonesia) đã thể hiện quan điểm của giới quân sự hơn là của chính phủ Thái Lan. Thông cáo chung tố giác Việt Nam can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, ủng hộ quyền tự quyết của nhân dân nước này và kêu gọi rút toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi lãnh thổ Campuchia. Các nước ASEAN xem sự hiện diện của quân đội Việt Nam sát biên giới Campuchia-Thái Lan chứa đựng nguy cơ xung đột sẽ lan rộng. Các nước khẳng định lại sự ủng hộ dành cho Thái Lan và nhấn mạnh rằng bất kì sự leo thang quân sự nào ở Campuchia hay bất kì sự thâm nhập nào vào lãnh thổ Thái Lan đều sẽ bị xem là hành động trực tiếp đe dọa đến an ninh các nước ASEAN. Hội nghị đồng thời kêu gọi Việt Nam rút quân khỏi biên giới Campuchia-Thái Lan như một sự bày tỏ thái độ tích cực đối với Thái Lan và các nước thành viên ASEAN.

<span class='text_page_counter'>(247)</span> khaùc [Joint Cummunique of the Twelfth ASEAN Ministerial Meeting Bali , 28 – 30 June 1979, ansec. org/]. Thái độ cứng rắn trên không nhất thiết đồng nghĩa với việc các nước ASEAN muốn đối đầu với Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ diễn ra vào giữa tháng 12.1979 tại Kuala-Lumpur, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN kêu gọi một “giải pháp chính trị ở Campuchia” và bày tỏ thái độ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Việt Nam để tìm ra một giải pháp như vừa nêu. Một bằng cớ khác là ngày 17.1.1980, chính phủ Thái Lan cho phép xuất sang Việt Nam 3 vaïn taán gaïo trò giaù gaàn 6 trieäu USD vaø ngaøy 23.1, cho Vieät Nam vay 100 trieäu bath. Các diễn biến này cho thấy Chomanan muốn để ngỏ khả năng đàm phán với Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ hơn tháng sau đó, trên chính trường Thái Lan đã diễn ra một sự kiện sẽ tác động quyết định đến lập trường của nước này đối với vấn đề Campuchia. Ngày 22.2.1980, thủ tướng Kriangsak Chomanan bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự và được thay bằng tướng Prem Tinsulanond, tư lệnh lục quân. Như các sự kiện về sau cho thấy, cuộc đảo chính trên đã đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối của chính phủ Thái Lan đối với các nước Đông Dương. Khác với Chomanan, người vẫn luôn giữ một thái độ hòa dịu đối với các diễn biến ở Campuchia bất chấp sức ép của Mỹ và Trung Quốc, vị thủ tướng mới đã nhanh chóng để lộ lập trường cứng rắn của mình trong quan hệ với các nước Đông Dương, trước hết là trong vấn đề người tị nạn Campuchia. Cho rằng người tị nạn là một gánh nặng quá mức chịu đựng cho ngân sách của Thái Lan, từ đầu tháng 3.1980, quân đội Thái Lan đã tìm cách xua họ trở về nước. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, theo lời tố cáo của chính phủ Phnompenh, quân đội Thái Lan đã nhân cơ hội này giúp đỡ tàn quân Pol Pot lẻn trở lại đất Campuchia dưới lốt những người tị nạn hồi hương. Đó là chưa kể không ít lần các đơn vị Thái Lan đã vi phạm lãnh thổ của Campuchia. Theo đánh giá của Hà Nội và Phnompenh, hành động trên của Bangkok là nằm trong âm mưu chung của Mỹ và Trung Quốc muốn lợi dụng mùa mưa để giành những thắng lợi quân sự nhằm biện minh cho vị thế hợp pháp của lực lượng Pol Pot ở LHQ. Phản ứng mạnh bạo của Hà Nội trong các ngày 23 và 24.6 tức thời đã gây ra các phản ứng gay gắt từ phía các nước ASEAN. Hội nghị cấp bộ trưởng Ngoại giao của tổ chức này diễn ra trong các ngày 25 và 26.6 ở Kuala-Lumpur đã kết thúc bằng việc kí kết một bản thông cáo chung. Bằng những lời lẽ gay gắt, văn kiện đã cáo giác quân lính Việt Nam vượt qua biên giới Campuchia-Thái Lan và do vậy đã xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thoå cuûa Thaùi Lan. Hoäi nghò khaúng ñònh tieáp tuïc coâng nhaän chính phuû Campuchia Daân chuû và cho rằng không có lí do nào để biện minh cho hành động lật đổ chính phủ này. Do vậy, hội nghị xem việc dựng lên chính thể CHND Campuchia là hành động đi ngược lại các nguyên tắc trong Hiến chương LHQ. Hội nghị đồng thời nhấn mạnh mong muốn hợp tác với Việt Nam để tìm một giải pháp chính trị lâu dài cho cuộc xung đột ở Campuchia..

<span class='text_page_counter'>(248)</span> Đối với Campuchia, hội nghị công bố dự án thành lập trên phần lãnh thổ Thái Lan giáp ranh với Campuchia “khu vực hòa bình và an ninh”, với sự có mặt của quân lính Thái Lan và các trại tị nạn người Campuchia, còn trên phần lãnh thổ của Campuchia giáp ranh với Thái Lan thành lập “khu phi quân sự”. Những người dự hội nghị đòi hỏi rút quân đội nước ngoài ra khỏi Campuchia càng sớm càng tốt và giải giáp tất cả các bên Campuchia xung đột càng sớm càng tốt sau khi quân nước ngoài rút đi. Họ bác bỏ đề nghị của các nước Đông Dương về việc triệu tập hội nghị vùng với lí do là không chỉ có các nước trong vùng có dính líu đến cuộc xung đột ở Campuchia. Đồng thời họ nhất quyết đòi các nước Đông Dương tham dự hội nghị quốc tế về Campuchia sẽ được triệu tập ở New York, theo nghị quyết của Đại Hội Đồng LHQ. Các sự biến cuối tháng 6 đã gây ra những hậu quả hết sức tiêu cực lên quan hệ giữa hai khối nước, mà trước hết là giữa Thái Lan và Việt Nam. Kể từ đây, chính phủ Bangkok chuyển từ đường lối đối thoại sang chính sách đối đầu trong quan hệ với Việt Nam và Campuchia, và ngày càng dấn sâu vào liên minh với Bắc Kinh và Washington. Về chuyện trên, tờ báo Pháp Echo đã nhận xét: “Cho đến ngày 23.6, Trung Quốc và Hoa Kì thông đồng với nhau... Sau ngày 24 và 25.6, sự thông đồng này biến thành một liên minh thực sự. Hiện giờ Bắc Kinh và Washington tuyên bố sẵn sàng thực hiện những cam kết của mình với Thái Lan. Nói tóm lại, tiến hành can thiệp quân sự. ..” [Daãn laïi theo Izvestia, Moskva, 01.08.1980].. Những thay đổi trong quan hệ giữa hai khối nước được bộc lộ đầy đủ vào các quan điểm mới của ASEAN đối với chế độ Heng Samrin, và được nêu lên trong Thông cáo chung 12 điểm của Hội nghị Ban thường trực ASEAN diễn ra đầu tháng 8 tại Manila. Trước hết, văn kiện khẳng định rằng nguyên nhân chính của tình hình xung đột và căng thẳng hiện nay ở Đông Nam Á là việc Việt Nam tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ Campuchia. Xuất phát từ đó, hội nghị đã đưa ra yêu sách đòi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia và trả cho nhân dân nước này quyền tự quyết. Thái Lan đưa ra đề nghị xây dựng một khu vực an toàn hay một vùng hòa bình phi quân sự cho những người tị nạn Campuchia ngay trên lãnh thổ Campuchia và đặt nó dưới sự giám sát của LHQ. Bên cạnh đó, chính phủ Bangkok bác bỏ thẳng thừng mọi khả năng tiến hành đàm phán, dù trực tiếp hay gián tiếp, với chính phủ Phnompenh vì làm như vậy có nghĩa là chính phủ Thái Lan mặc nhiên thừa nhận chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia. X.1.5. Lập trường của Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia: không có vấn đề Campuchia. Trong lúc đó, chính phủ Việt Nam và chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia luôn một mực khẳng định Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia; rằng tình hình hiện thời ở Campuchia là “không thể đảo ngược” và "không có vấn đề Campuchia”, nghĩa là không có chuyện Việt Nam can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, và do vậy đe dọa đến an ninh của các nước láng giềng (Thông cáo chung được Heng Samrin và Trường Chinh kí ngày.

<span class='text_page_counter'>(249)</span> 25.8.1979). Thay vào đó, Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương lần thứ nhất đã ra Thông cáo chung ngày 5.2.1980 bày tỏ sự mong muốn “sẵn sàng thảo luận và kí hiệp ước song phương với các nước ASEAN về không tấn công, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, từ khước cho phép bất kì nước nào khác sử dụng lãnh thổ của một trong các nước làm căn cứ chống lại nước kia, sẵn sàng tiến hành thương thảo với các chính phuû Thaùi Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore vaø Mieán Ñieän nhaèm xaây dựng một Đông Nam Á hòa bình, độc lập, tự do, trung lập và thịnh vượng, giải quyết mọi vấn đề tranh chấp giữa các nước bằng con đường đàm phán hòa bình và những phương caùch hoøa bình khaùc” [Nhaân daân, Haø Noäi, 8.2.1980]. Để trả lời quan điểm của ASEAN và Thái Lan được nêu ra trong Thông cáo chung 12 điểm, ngày 26.8.1980, bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố bị vong lục phân tích các nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng ở Đông Nam Á và đề ra các con đường bình thường hóa bầu không khí chính trị trong vùng. Văn kiện khẳng định: “Rõ ràng là không có mối đe dọa đến Thái Lan từ phía Việt Nam, mà chỉ có vấn đề Trung Quốc đã thông đồng với chủ nghĩa đế quốc Mỹ chống lại nhân dân Đông Dương. Như vậy, “chìa khóa để giải quyết cái gọi là vấn đề Campuchia là Trung Quốc phải chấm dứt chính sách thù địch chống lại nhân dân Đông Dương”, đó cũng là con đường “dẫn đến một nền hòa bình lâu dài và ổn định ở Đông Nam Á”. Bị vong lục đồng thời nhắc lại những đề nghị cụ thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN đã được nêu ra tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Đông Dương lần thứ nhất (2.1980) và được khẳng định lại ở Hội nghị lần thứ hai (7.1980). Kết quả của Kì họp thứ XXXV của ĐHĐ LHQ diễn ra trong tháng 11.1980 cho thấy các nước ASEAN không quan tâm đến quan điểm và các đề nghị của Việt Nam. Với sự ủng hộ trực tiếp của Trung Quốc và Hoa Kì, các nước ASEAN đã vận động thành công để LHQ kéo dài thêm một năm nữa quyền đại diện của lực lượng Pol Pot tại tổ chức này và thông qua Nghị quyết 35/6 “Về tình hình ở Campuchia” kêu gọi triệu tập vào năm tới một hội nghị quốc tế để thảo luận vấn đề Campuchia nhằm đưa ra một giải pháp chính trị sẽ bao gồm những điểm sau: rút quân nước ngoài trong một quãng thời gian nhất định dưới sự giám sát của LHQ; kiểm tra việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người ở Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia dưới sự giám sát của LHQ; tiến hành bầu cử tự do dưới sự kiểm soát của LHQ; đảm bảo chủ quyền và nền độc lập của Campuchia; không để cho nền độc lập và chủ quyền của Campuchia trở thành mối đe dọa đối với những nước láng giềng [Indochina Issues, No 21/1981, p.4]. Tiếp theo đó, Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 14 các nước ASEAN họp trong hai ngày 17 và 18.6.1981 tại Manila đã đưa ra một kế hoạch ba điểm mà về sau sẽ được đưa vào nghị quyết của “Hội nghị quốc tế về Campuchia”. Nội dung của kế hoạch là như sau: phái lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến Campuchia; thành lập cơ quan của LHQ chuyên lo về vấn đề Campuchia; rút quân đội nước ngoài ra khỏi Campuchia càng sớm càng tốt dưới sự kiểm soát của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ; giải giáp tất cả các bên Campuchia ngay sau khi toàn bộ lực lượng.

<span class='text_page_counter'>(250)</span> nước ngoài rút khỏi Campuchia.. Nghị quyết 35/6 ngay lập tức bị Việt Nam và CHND Campuchia đánh giá là hành động vi phạm thô bạo chủ quyền Campuchia và can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ các nước Đông Dương. Để trả lời đề xuất của Nghị quyết 35/6 về việc triệu tập một hội nghị quốc tế về vấn đề Campuchia, Hội nghị lần thứ ba bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương ngày 28.2.1981 đã đề xuất sáng kiến triệu tập vào tháng 3 tới hội nghị vùng giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN nhằm “thảo luận những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của hai bên vì hòa bình, ổn định và cộng tác ở Đông Nam Á (...). Sau khi hai bên đã ký hiệp ước về hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á, một hội nghị quốc tế sẽ được triệu tập để thừa nhận và đảm bảo hiệp ước này”. Việt Nam đồng thời đưa ra lời hứa sẽ rút một phần quân khỏi Campuchia để đổi lấy việc “Thái Lan từ chối cho phép tàn quân Pol Pot và những lực lượng Khmer phản động khác sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ chống CHND Campuchia, ngừng cung cấp vũ khí và lương thực cho chúng, giải giáp chúng và tập trung chúng vào các trại cách xa vùng biên giới”. Hoäi nghò quy cho Trung Quoác chòu traùch nhieäm veà tình hình caêng thaúng trong vuøng và khẳng định: “Điều kiện cơ bản để tái lập hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á là Trung Quốc chấm dứt chính sách thù địch chống ba nước Đông Dương và cả chính sách can thiệp vào công việc của các nước khác trong vùng” [Nhân dân, Hà Nội, 29.2.1981]. Cho đến giữa năm 1983, quan điểm của các nước Đông Dương và ASEAN quanh tình hình ở Campuchia là không thay đổi. Phát xuất từ quan điểm cho rằng các sự biến tháng 1.1979 ở Campuchia là hệ quả của những mối quan hệ giữa CHXHCN Việt Nam, Campuchia dân chủ và CHND Trung Hoa, chính phủ Việt Nam không ngừng nhấn mạnh rằng chúng không ù liên quan gì đến các nước ASEAN. Việt Nam kiên trì nhắc lại rằng tình hình ở Campuchia là không thể đảo ngược và bác bỏ thẳng thừng mọi đề nghị đưa vấn đề Campuchia ra thương thuyết, vì theo Việt Nam, trên thực tế không có vấn đề này. Vấn đề cần phải thảo luận chính là “vấn đề hòa bình, an ninh và hợp tác ở Đông Nam Á”. Nhằm trấn an các nước ASEAN, chính phủ Việt Nam tuyên bốõ không nuôi một ý đồ xâm lược bành trướng nào chống lại Thái Lan và biện minh cho sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia bằng mối hiểm họa bá quyền và bành trướng của Trung Quốc đối với nền an ninh quốc gia của Việt Nam và Campuchia. Theo ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam, Bắc Kinh thông đồng với chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của tất cả các dân tộc Đông Nam Á, là nguồn bất ổn định chính trong vùng. Từ đó, vấn đề cấp bách mà các nước ASEAN cần dồn mọi nỗ lực để giải quyết là chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của Trung Quốc. Trong bối cảnh này, sự hiện diện của quân đội.

<span class='text_page_counter'>(251)</span> Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia là sự cần thiết bất đắc dĩ và chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và Trung Quốc. Vậy, các nước ASEAN cần thừa nhận tình thế không thể đảo ngược ở Campuchia, có thái độ đáp ứng tích cực đối với những đề nghị mang tính chất xây dựng của Việt Nam về việc bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng. Ngoài ra, Việt Nam muốn giải quyết mọi vấn đề hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á mà không có sự tham dự của Mỹ và Trung Quốc, và không chịu sự đỡ đầu của tổ chức LHQ. Cần lưu ý ngay ở đây rằng Việt Nam luôn cự tuyệt vai trò của LHQ trong tiến trình tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Campuchia. Từ ngày 13 đến ngày 15.7.1981, ở New York đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Campuchia với sự tham dự của đại diện 80 nước. Hội nghị đã ra nghị quyết đòi ngừng bắn và giải giáp tất cả các bên xung đột ở Campuchia, rút quân đội nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Campuchia, thành lập ủy ban quản lý Campuchia và tiến hành bầu cử tự do dưới sự giám sát của LHQ. Campuchia và Việt Nam đãû phản ứng quyết liệt trước các đòi hỏi này. Trong tuyên bố đề ngày 18.7.1981, bộ Ngoại giao CHND Campuchia khẳng định “không có vấn đề Campuchia”, do vậy không cần một nghị quyết về Campuchia. Tuyên bố nhấn mạnh: “Không bên nào, không tổ chức nào, và hơn thế nữa, không một nhóm phản quốc nào có quyền đại diện cho nhân dân Campuchia. Mục đích thực sự của hội nghị là tạo điều kiện thuận lợi cho bọn Pol Pot quay lại cầm quyền ở Campuchia” [Nhân dân, Hà Nội, 19.7.1981]. Về phần mình, ngày 20.7, bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố đánh giá hội nghị là âm mưu phá hoại sự hồi sinh của Campuchia, mở đường cho bè lũ Pol Pot và những kẻ phản động Khmer khác quay lại xứ sở này. Những người đề xướng hội nghị đã dựng lên cái gọi là vấn đề Campuchia nhằm mục đích che lấp sự kiện là chính sách xâm lược và can thiệp của bọn bành trướng Trung Quốc đang cấu kết với đế quốc Mỹ là mối đe dọa chung duy nhất đến hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ toàn bộ nghị quyết của Hội nghị và xem đây là văn kiện bất hợp pháp [Nhân dân, Hà Nội, 21.7.1981]. X.1.6. Lập trường của ASEAN: có vấn đề Campuchia. Trong lúc đó, lập trường của ASEAN về Campuchia trái ngược hoàn toàn với lập trường của Việt Nam. ASEAN đồng lòng khẳng quyết rằng có vấn đề Campuchia: đó chính là sự can thiệp quân sự của Việt Nam vào Campuchia và hành động chiếm đóng sau đó của nước này đối với Campuchia. Và đâý là nguyên nhân chính gây ra tình trạng căng thẳng, không ổn định ở Đông Nam Á và là nguy cơ chính đối với nền an ninh của Thái Lan. Các giới cầm quyền ASEAN thẳng thừng từ chối thừa nhận chính quyền mới ở Phnompenh vaø do vaäy tieáp tuïc coâng nhaän chính phuû Campuchia Daân chuû vaø uûng hoä vieäc duy trì sự có mặt của chính phủ này ở LHQ. Theo quan điểm của họ, con đường dẫn đến bình thường hóa quan hệ giữa các nước ASEAN và Đông Dương được khởi đầu bằng việc giải quyết vấn đề Campuchia, tức Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia và trả lại cho nhân dân nước này quyền tự quyết. Trong tình hình so sánh lực lượng lúc bấy giờ giữa chính quyền mới và lực lượng Pol.

<span class='text_page_counter'>(252)</span> Pot, đòi hỏi trên tất yếu sẽ đưa đến việc Khmer Đỏ giành lại ưu thế và như vậy nền an ninh của Việt Nam sẽ không được đảm bảo. Và đây chính là nguyên nhân khiến Việt Nam kéo dài sự hiện diện quân sự của mình ở Campuchia. Tuy nhiên lập trường của các nước ASEAN về Campuchia trong thực tế tỏ ra phức tạp hơn nhiều. Đối với ASEAN, và càng hơn thế nữa đối với Trung Quốc và Mỹ, ý nghĩa của vấn đề Campuchia không chỉ là việc phục hồi quyền tự quyết của nhân dân nước này, mà chủ yếu là ngăn chặn việc mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam, nước luôn tự nhận là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á và đồng thời cũng bị Trung Quốc và Hoa Kì xem là đồng minh thân cận của Liên Xô – đối thủ chính của hai nước. Đây chính laø nguyeân nhaân hình thaønh khoái tay ba ASEAN-Trung Quoác-Hoa Kì choáng Vieät Nam. Nhưng giữa họ có những bất đồng không nhỏ. Là một trong hai nước lớn nhất trên bán đảo Trung Ấn, Thái Lan với sự ủng hộ tích cực của Mỹ và Singapore không muốn Việt Nam trở thành cường quốc có ảnh hưởng ưu thế trên bán đảo này. Từ đó sự sụp đổ của chế độ Pol Pot không chỉ làm tiêu tan hi vọng của Thái Lan dùng Campuchia dân chủ làm chướng ngại vật ngăn chặn Việt Nam bành trướng ảnh hưởng, mà còn góp phần tăng cường thêm vị trí của Hà Nội, và cũng có nghĩa laø cuûa Lieân Xoâû trong vuøng. Do vậy, Thái Lan cố hết sức phục hồi nguyên trạng, giống như trước khi Pol Pot bị lật đổ. Lấy lí do sự hiện diện quân sự của Việt Nam ở Campuchia đe dọa đến nền an ninh nước mình, Thái Lan đã đòi giải quyết ngay vấn đề Campuchia. Để đạt được mục tiêu này, Thái Lan một mặt tích cực giúp đỡ những lực lượng Khmer chống Việt Nam, kể cả quân Pol Pot, mặt khác cầu đến sự giúp đỡ của Trung Quốc, Mỹ và những tổ chức quốc teá. Sự thống nhất trong lập trường chung của ASEAN về Campuchia không có nghĩa là không có những dị biệt đáng kể giữa họ với nhau, rõ rệt nhất là trong trường hợp của Indonesia và Malaysia. Ngày 27.3.1980, nhân kết thúc các cuộc gặp gỡï giữa thủ tướng Malaysia và tổng thống Indonesia ở thành phố Kuantan (Malaysia), hai bên đã công bố “công thức Kuantan”. Các tác giả của nó vừa thừa nhận quyền lợi đặc biệt của Việt Nam ở Campuchia, vừa chấp nhận việc duy trì ảnh hưởng của Việt Nam ở Campuchia; nhưng đổi lại Hà Nội phải thuận “trở nên độc lập hơn với Moskva”. Ở Indonesia, Malaysia, Philippines và ở mức độ thấp hơn ở các nước ASEAN khác, thường có ý kiến cho rằng “việc loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô trong vùng” sẽ tăng cường sự ổn định ở Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, họ khuyến khích duy trì đối thoại với Việt Nam, và đồng thời ủng hộ Thái Lan như là một nước “ở tuyến đầu”, vừa nhằm tỏ tình đoàn kết với một nước đồng minh đang lâm nguy, vừa nhằm gây sức ép lên Việt Nam. Tuy nhiên, sự ủng hộ mà Malaysia và Indonesia dành cho Thái Lan không vượt quá khuôn khổ của ASEAN. Về chuyện này, đáng chú ý hơn cả là họ từ khước giúp đỡ Pol Pot..

<span class='text_page_counter'>(253)</span> Trong nỗ lực thiết lập một quan hệ đối thoại với Việt Nam, ngày 6.3.1982, Malaysia đã đưa ra đề nghị tiến hành đàm phán với Việt Nam theo công thức “5+2”, tức gồm 5 nước ASEAN và Lào và Việt Nam. Đề nghị cho thấy Malaysia và Indonesia sẵn sàng ngồøi vào bàn thương lượng với Việt Nam mà không cần một điều kiện tiên quyết nào liên quan đến chương trình nghị sự. Nhưng Thái Lan thì khác. Vốn theo đuổi chính sách đặt việc giải quyết vấn đề Campuchia lên hàng đầu trước khi cùng với Việt Nam bàn về những vấn đề khác liên quan đến Đông Nam Á, chính quyền Thái Lan coi đề nghị của Malaysia là “cạm bẫy chết người”. Và rõ ràng là do sức ép của Thái Lan mà đề nghị của Malaysia đã bị Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN bác bỏ trong thông cáo chung đề ngày 23.3. Như vậy, trong hàng ngũ các nước trực tiếp đối đầu với Việt Nam quanh vấn đề Campuchia đã hình thành ba phe khác nhau: ASEAN-Trung Quốc-Hoa Kì. Trong lúc đó, tình hình Campuchia cũng đã diễn ra một thay đổi quan trọng: ba lực lượng du kích chống Việt Nam lần lượt ra đời. X.1.7. Sự ra đời của Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ (7.1982) và Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên các nước Đông Dương (2.1983). Sau khi bị quân đội Việt Nam đánh bại trong những ngày đầu tháng 1.1979, lực lượng Pol Pot giảm xuống còn khoảng 35.000, tương đương một phần ba con số ban đầu. Được Trung Quốc tiếp tế và được các giới chức quân sự Thái Lan ngầm ủng hộ, lực lượng Pol Pot đã gượng dậy và tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống quân tình nguyện Việt Nam và chính quyền Heng Samrin. Lực lượng du kích thứ hai là “Mặt trận cứu quốc dân tộc Khmer” với người đứng đầu là Son Sann, cựu bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Sihanouk, được thành lập ngày 3.10.1979 ở Paris và quy tụ khoảng 2000 chiến binh. Lực lượng du kích thứ ba là “Phong trào giải phóng nhân dân Campuchia” (“Moulinaka”) do Sihanouk cầm đầu và quy tụ khoảng vài trăm tay súng. Với hi vọng tạo được một sức ép đủ mạnh để Việt Nam rút quân về nước, ASEAN, Trung Quốc và Hoa Kì đã ra sức vận động để đưa ba lực lượng du kích trên vào một mặt trận đoàn kết chống Việt Nam có tên gọi “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ” ra đời ngày 9.7.1982 do Sihanouk cầm đầu. Đây là một liên minh lỏng lẻo, nghĩa là các bên tham gia vẫn giữ nguyên lực lượng của mình và hoạt động độc lập với nhau trong lĩnh vực quân sự. Do vậy, sự hợp tác giữa họ có ý nghĩa ngoại giao hơn là quân sự. Vì lẽ này, sự ra đời của “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ” lúc đầu không được Việt Nam quan taâm. Trong các ngày 22 và 23.2.1983 ở Vientiane đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Những người tham dự cuộc họp cho rằng nguyên nhân chính gây ra tình trạng không bình thường trong quan hệ giữa CHND Trung Hoa và các nước Đông Dương là giới lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi đường lối bành trướng và bá quyền nước lớn chống các nước Đông Dương,.

<span class='text_page_counter'>(254)</span> không ngừng “tiến hành các hoạt động phá hoại nhiều mặt của mình chống cách mạng Lào, Việt Nam và Campuchia, nhằm biến các nước này thành bàn đạp cho các tham vọng bá quyền đối với toàn vùng Đông Nam Á”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, Lào và Campuchia đưa ra đề nghị triệu tập hội nghị quốc tế về Đông Nam Á nằm ngoài khuôn khổ LHQ để giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất trong vùng. Họ tuyên bố rằng tất cả mọi vấn đề tranh chấp giữa hai nhóm nước phải được giải quyết bằng con đường đàm phán giữa các nước này trong tinh thần láng giềng tốt, cùng tồn tại hòa bình, hợp tác và hữu nghị, không có sự can thiệp và mưu toan chia rẽ từ bên ngoài, không được để lãnh thổ nước mình thành nơi tiến hành các hoạt động chống lại nước khác, trong tinh thần biến Đông Nam Á thành vùng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Về sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia, CHND Campuchia và CHXHCN Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận sau: - Quân đội Việt Nam sẽ rời Campuchia ngay sau khi mối đe dọa đến chủ quyền và nền an ninh của nước này từ phía “bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh và những lực lượng phản động khác ” không còn nữa, khi lãnh thổ Thái Lan không còn được sử dụng chống lại CHND Campuchia, khi bọn Pol Pot và những “lực lượng Khmer phản động khác” hoàn toàn không còn nhận được một sự ủng hộ nào, khi hòa bình và an ninh của Campuchia được đảm bảo, đặc biệt trên vùng biên giới Campuchia-Thái Lan; - Hàng năm sẽ rút bớt một phần lực lượng Việt Nam, tùy theo tình hình an ninh cụ theå cuûa Campuchia; - Nếu việc rút quân Việt Nam khỏi Campuchia bị các lực lượng thù địch lợi dụng gây hại đến hoà bình và an ninh của Campuchia, chính phủ CHND Campuchia sẽ tham khảo với chính phủ Việt Nam về vấn đề này theo tinh thần bản hiệp ước đã có giữa hai nước [Nhân dân, Hà Nội, 18.02.1983]. Nhö vaäy, muïc ñích cuûa hoäi nghò Vientiane laø raát roõ raøng: khaúng ñònh tính khoâng theå đảo ngược trong tình hình ở Campuchia sau các biến cố tháng 1.1979, bằng cách không đề cập đến – dù chỉ là một lời – sự ra đời của “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ”. X.2. QUAN HỆ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC BÊN QUANH VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1983 – 1986). X.2.1. Việt Nam công nhận có vấn đề Campuchia,nhưng cự tuyệt đề nghị thành lập chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc ở Campuchia. Không lâu sau Hội nghị Vientiane đã có một thay đổi quan trọng trong lập trường của Việt Nam. Đầu tháng 6, bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thăm Philippines và Thái Lan. Khác với lời tuyên bố của bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan khi ông này nói rằng vấn đề duy nhất được nêu lên trong các cuộc thảo luận là vấn đề Campuchia, Nguyễn Cơ Thạch nhấn mạnh: “Ở Manila cũng như ở Bangkok, chúng tôi đã bàn luận những vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(255)</span> được các bên quan tâm: vấn đề hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, cùng tồn tại hòa bình giữa Đông Dương và ASEAN, cái gọi là vấn đề Campuchia và những vấn đề khác, có liên quan đến quan hệ giữa hai bên ”. Ông Thạch cũng nói thêm: “Ở cả hai thủ đô, phía Việt Nam bày tỏ rõ ràng cái gọi là vấn đề Campuchia là vấn đề chính trong mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và Trung Quốc, nhưng không chiếm vị trí chủ yếu trong quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN, mặc dù lập trường của hai nhóm về vấn đề này khoâng truøng nhau” [Nhaân daân, Haø Noäi, 12.6.1983]. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam thuận đưa ra thương thảo, dù là không chính thức, với Thái Lan vấn đề Campuchia. Sự thay đổi nói trên được đưa vào Thông cáo chung Hội nghị lần thứ 7 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương diễn ra ở Phnompenh trong các ngày 19 và 20.7.1983. Văn kiện nhấn mạnh rằng có sự khác biệt trong lập trường của các nước Đông Dương và ASEAN về một loạt vấn đề, trước hết là về vấn đề Campuchia, mà về thực chất là sự xâm lược và can thiệp của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông tấn xã Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch đã trình bày lập trường của Việt Nam về việc giải quyết bằng chính trị vấn đề Campuchia: “Lập trường của chúng ta về việc giải quyết bằng chính trị vấn đề Campuchia là chấm dứt mối đe dọa và can thiệp từ phía Trung Quốc và các lực lượng phản động khác chống Campuchia. Trên cơ sở đó, quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút toàn bộ về nước”[Nhân dân, Hà Nội, 23.7.1983]. Các bên tham dự hội nghị khẳng định rằng chỉ có một con đường duy nhất để khắc phục những khác biệt: bắt đầu cuộc đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN maø khoâng coù moät ñieàu kieän tieân quyeát naøo. Nhaân ñaây, chính phuû CHND Campuchia, vốn không được các nước ASEAN thừa nhận, không đòi hỏi tham gia các cuoäc tieáp xuùc naøy. Thoâng caùo chung neâu roõ neàn taûng cho caùc cuoäc thöông thaûo phaûi laø nghò quyeát cuûa Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII Phong trào không liên kết (126). Các nước Đông Dương còn thỏa thuận đưa vào nghị trình đề nghị của ASEAN về “khu vực hòa bình và trung lập” ở Đông Nam Á [Nhân dân, Hà Nội, 23.7.1983]. Như vậy, do tình trạng gần như hoàn toàn bế tắc trong quan hệ với Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam đã dồn mọi nỗ lực vào việc nhích lại gần với các nước ASEAN và cố đưa họ vào bàn đàm phán. Bài xã luận đăng trên tờ Nhân Dân nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 các quốc gia không liên kết nhấn mạnh rằng quyền lợi đích thực của các nước ASEAN là rút ra khỏi “cạm bẫy” của Bắc Kinh, là đi vào con đường đối thoại với các nước Đông Dương. 126() Diễn ra trong các ngày 7 – 11.3.1983, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 Phong trào không liên kết đã thông qua Nghị quyết về Campuchia. Nghị quyết đề cập đến việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền, về sự cần thiết đi đến một giải pháp chính trị toàn bộ, về quyền của các dân tộc tự định đoạt lấy số phận của mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Nghị quyết cũng kêu gọi giải quyết vấn đề Campuchia bằng con đường thương lượng..

<span class='text_page_counter'>(256)</span> Tuy nhieân, ñaây seõ laø coâng vieäc khoâng phaûi deã daøng cho phía Vieät Nam. Ngaøy 21.9.1983, các nước ASEAN đưa ra đề nghị thực hiện hoà giải dân tộc ở Campuchia, các phe Campuchia cùng tham gia tuyển cử và lập chính phủ. Các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam rút quân từng chặng theo lịch trình định trước, bắt đầu từ phần lãnh thổ phía tây của Campuchia giáp ranh với Thái Lan. Những phần lãnh thổ Việt Nam rút quân sẽ biéân thành khu vực an toàn cho người tị nạn Campuchia dưới sự trông coi của Cao ủy LHQ về người tị nạn. Các bên xung đột ở Campuchia đồng thời ngừng bắn dưới sự giàm sát của một lực lượng quốc tế gìn giữ hoà bình. Thông cáo chung của Hội nghị lần thứ 8 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương õ diễn ra ở Vientiane trong các ngày 28 và 29.1.1984 thừa nhận có những bất đồng liên quan đến các nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á và những biện pháp khả dĩ cho phép đảm bảo hòa bình và ổn định trong vùng. Các nước Đông Dương kêu gọi các quốc gia ASEAN thảo luận “mọi vấn đề được mỗi quốc gia nêu lên ” (kể cả vấn đề Campuchia, theo như nội dung của thông cáo chung) và tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc thương nghị song phương và đối thoại giữa hai nhóm quốc gia mà không có sự tham gia của CHND Campuchia (theo như đòi hỏi của ASEAN). Đồng thời những người tham gia hội nghị cũng cho rằng trong lúc chờ đợi một giải pháp toàn bộ cho Đông Nam A,Ù hai nhóm quốc gia cần tiến hành những cuộc thương thảo nhằm đạt được một giải pháp từng phần, tức xây dựng một vùng an ninh nằm dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan dưới sự kiểm soát của quốc tế [Nhân dân, Hà Nội, 30.01.1984]. Hội nghị lần thứ 9 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương diễn ra ngày 2.7.1984 vẫn tiếp tục giữ một lập trường rất cứng rắn đối với Chính phủ liên hiêïp Campuchia dân chủ và Bắc Kinh. Hội nghị đã ra thông cáo nhắc lại lập trường của các nước Đông Dương về chính sách bá quyền và bành trướng của chính quyền Bắc Kinh thông đồng với Mĩ chống các nước Đông Dương và Đông Nam Á. Chính với lập trường cứng rắn này mà Chính phủ Hà Nội đã coi đề nghị được các nước ASEAN đưa ra ngày 10.7 về việc thực hiện hòa giải dân tộc ở Campuchia trên cơ sở thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc gồm bốn bên Heng Samrin, Sihanouk, Son San và Pol Pot “không khác gì hơn là mưu mô của Bắc Kinh nhằm đảo ngược tình hình ở Campuchia” [Nhân dân, Hà Nội, 14.7.1984]. X.2.2. Việt Nam gắn liền việc rút quân với việc loại bỏ phe Pol Pot. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, Chính phủ CHND Campuchia đã ra tuyên bố đề ngày 18.8.1984 bày tỏ thái độ sẵn sàng tiến hành đàm phán với những lực lượng Khmer đối lập với điều kiện họ phải đoạn tuyệt với Pol Pot. Sự thay đổi này hàm ý khả năng thành lập ở Campuchia một kiểu chính phủ liên hiệpä, mà trong đó đại diện của chính phủ Heng Somrin tất nhiên chiếm vị trí ưu thế, và không có phe Pol Pot. Sự thay đổi lập trường vừa nêu được phản ánh đầy đủ tại Hội nghị lần thứ 10 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh trong các ngày 17 và 18.1.1985. Hội nghị.

<span class='text_page_counter'>(257)</span> đã ra đề nghị 5 điểm nhấn mạnh rằng việc rút quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia phải được gắn liền với việc loại bỏ phe Pol Pot và không cho họ trở lại cầm quyền. Hơn thế nữa, Việt Nam không còn coi việc đảm bảo an ninh của các nước Đông Dương như là điều kiện chính cho việc rút toàn bộ quân về. Như vậy là chính phủ Hà Nội không còn coi vấn đề Campuchia như là một bộ phận của vấn đề lập lại hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, và do vậy kể từ nay không còn coi việc giải quyết vấn đề sau như là tiền đề để giải quyết vấn đề trước. Kết luận này được minh chứng rõ ràng trong lời tuyên bố của Nguyễn Cơ Thạch, khi ông trình bày những điều kiện cơ bản cho việc giải quyết bằng chính trị vấn đề Campuchia: “Điều kiện trước tiên và chính yếu nhất – đó là xóa bỏ bè lũ diệt chủng Pol Pot và rút quân Việt Nam khỏi Campuchia. Điều kiện quan trọng thứ hai là sự đảm bảo từ phía các cường quốc khác về việc tôn trọng các quyền dân tộc của Campuchia. Điều kiện thứ ba là các quốc gia Đông Nam Á sống chung hòa bình và hợp tác trong khuôn khổ vùng hòa bình và ổn định ở khu vực này. Điều kiện thứ tư là các nước khác phải tôn trọng các quyền dân tộc của những nước Đông Nam Á, không can thiệp và can dự vào công việc nội bộ của các quốc gia này” [Novosti Vietnama, Haø Noäi, No 7.1985]. Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN diễn ra trong các ngày 8 – 9.7.1985 ở Kuala-Lumpur đã bác bỏ đề nghị 5 điểm của Việt Nam và Campuchia, đồng thời tái khẳng định lại một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia. Những người tham gia hội nghị đã công bố kế hoạch gồm những điểm sau: rút toàn bộ lực lượng nước ngoài ra khỏi Campuchia, thành lập ủy ban kiểm soát và giám sát LHQ, thực hiện hòa giải dân tộc, tiến hành tổng tuyển cử dưới sự giám sát của LHQ. Quan trọng hơn cả là hội nghị đã đưa ra cho Việt Nam đề nghị tiến hành đàm phán thông qua trung gian giữa Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ và Việt Nam. Trong đoàn đại biểu của Việt Nam có thể bao gồm cả đại diện của chính phủ Phnompenh. X.2.3. Việt Nam ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và xác định thời điểm rút hết quân, đồng thời giữ nguyên đòi hỏi loại bỏ phe Pol Pot. Hội nghị lần thứ 11 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương diễn ra khác trong các ngày 16 và 17.8.1985 ở Phnompenh đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong lập trường của Việt Nam và CHND Campuchia: đó là hai nước mong muốn có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Phù hợp với sự thay đổi lập trường vừa nêu, Việt Nam chính thức xác định thời điểm rút hết quân đội Việt Nam về nước là năm 1990, ngay cả trong trường hợp không có giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Khác với trước đây, hội nghị không bác bỏ đề nghị của ASEAN về việc tiến hành các cuộc đàm phán gián tiếp hoặc trực tiếp. Hội nghị nói thêm rằng “vấn đề ở đây là ai sẽ tiến hành đàm phán và ai sẽ có thể tham gia” và nhấn mạnh: “Các nước Đông Dương hoan nghênh đề nghị của Malaysia về việc tiến hành các cuộc đàm phán gián tiếp theo tinh thần và phương hướng những vấn đề nội bộ của Campuchia sẽ phải do chính nhân dân.

<span class='text_page_counter'>(258)</span> Campuchia giải quyết”. Đại diện của Campuchia tại hội nghị tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán với các lực lượng hoặc cá nhân đối lập để thực hiện hòa hợp dân tộc bằng cách loại trừ bọn diệt chủng Pol Pot và về việc tiến hành tổng tuyển cử sau khi quân Việt Nam rút toàn bộ về nước [Nhân dân, Hà Nội, 22.8.1984]. Hội nghị lần thứ 12 các bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Lào và Campuchia tiến hành ở Vientiane trong các ngày 23 và 24.1.1986 đã nhắc lại những đề nghị của hội nghị 11, nhưng phân biệt khía cạnh quốc tế và nội bộ của vấn đề Campuchia. Khía cạnh “nội bộ” tức là các cuộc đàm phán nhằm giải quyết bằng chính trị giữa các phe phái chống đối nhau ở Campuchia, ngoại trừ phe Pol Pot. Còn khiùa cạnh “quốc tế” tức là sự gắn liền việc rút quân Việt Nam với việc ngưng mọi viện trợ, cả quân sự lẫn chính trị, cho tất cả các phe kình chống nhau ở Campuchia, đồng thời phải ký hiệp ước về việc xây dựng một khu vực hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Điều đáng chú ý ở đây là trong bản thông cáo không còn chứa những lời lẽ gay gắt nhằm vào Bắc Kinh như những lần trước. Sự thay đổi này được thể hiện đầy đủ trong bức giác thư đề ngày 10.3.1986 của bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam về hiện trạng quan hệ Việt – Trung. Văn kiện có mục đích làm sáng tỏ lập trường của Việt Nam, hơn là lên án chính saùch cuûa Baéc Kinh. Để trả lời cho đòi hỏi của Việt Nam là loại phe Pol Pot khỏi các cuộc đàm phán khả dĩ giữa các bên xung đột ở Campuchia và ngăn chặn lực lượng này quay lại cầm quyền ngày 17.3.1986, Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ đã đưa ra đề xuất cho một giải pháp về vấn đề Campuchia gồm 8 điểm mà nội dung chính có thể được tóm lược như sau: sau khi Việt Nam hoàn tất giai đoạn một của tiến trình rút quân về nước dưới sự giám sát của LHQ, các bên Campuchia sẽ khởi sự đàm phán việc thành lập chính phủ liên hiệp 4 bên, do Sihanouk làm chủ tịch, Son Sann làm thủ tướng. Chính phủ này có nhiệm vụ tổ chức bầu cử tự do dưới sự giám sát của LHQ. Nước Campuchia sẽ theo đuổi chính sách trung lập, không liên kết và không để quân lính nước ngoài có mặt trên lãnh thổ của mình. Đề xuất trên đã bị chính phủ Việt Nam bác bỏ ngay lập tức vì nó đẩy vai trò của chính phủ CHND Campuchia xuống hàng thứ yếu (trái với quan điểm của Việt Nam là coi chính phủ Heng Somrin là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia) và dành cho LHQ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề Campuchia (trong lúc Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng vấn đề nội bộ của Campuchia phải do người Campuchia tự giải quyết lấy). Thông cáo chung được công bố vào lúc kết thúc Hội nghị lần thứ 13 bộ trưởng Ngoại giao các nước Việt Nam, Lào và Campuchia diễn ra trong các ngày 17 và 18.8.1986 tại Hà Nội đã nhắc lại chương trình nghị sự của mọi cuộc đàm phán về vấn đề Campuchia phải bao gồm hai nội dung chính gắn chặt với nhau: Việt Nam rút quân và Pol Pot không được quay lại cầm quyền. Tóm lại, cho đến nửa sau năm 1986, lập trường của các bên quanh vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(259)</span> Campuchia vẫn còn cách xa nhau. Việt Nam muốn gắn vấn đề rút quân Việt Nam với việc thủ tiêu lực lượng Pol Pot cả về mặt quân sự lẫn chính trị, trong lúc ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh đến đòi hỏi Việt Nam rút quân và thành lập chính phủ lâm thời 4 bên với người đứng đầu là Sihanouk và Son Sann. Theo đánh giá của Việt Nam, đòi hỏi này haøm yù thuû tieâu vai troø cuûa Chính phuû Heng Samrin. X.3. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI DÂN TỘC Ở CAMPUCHIA (1987 – 1989).. Nam. X.3.1. Bối cảnh quốc tế và cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính lan rộng ở Việt – Boái caûnh quoác teá.. Trong lúc vấn đề Campuchia đang sa vào bế tắc do sự khác biệt còn ù lớn trong lập trường của các bên liên quan, quan hệ giữa hai siêu cường Hoa Kì và Liên Xô khởi sự chuyển từ giai đoạn đối đầu (1979 – 1985) sang giai đoạn đối thoại được đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh giữa tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev và tổng thống Hoa Kì Ronald Reagan diễn ra ở Geneva trong tháng 11.1985. Khác với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, M. Gorbachev cầm quyền từ tháng 3.1985 đã dành một sự chú tâm đặc biệt cho vùng châu Á – Thái Bình Dương, mà Đông Nam Á là một phần. Ngày 28.7.1986 tại Vladivostok, Gorbachev đã công bố chính sách của chính phủ xôviết là bao gồm vùng châu Á – Thái Bình Dương vào tiến trình chung xây dựng một hệ thống an ninh quốc tế toàn cầu, nghĩa là vào tiến trình hòa dịu Đông-Tây. Phù hợp với chính sách này, chính phủ xôviết sẽ xem xét việc giảm ở mức độ đáng kể các lực lượng quân sự xôviết đang có mặt ở Mông Cổ, rút về nước một phần lực lượng ( 6 trung đoàn) đang chiến đấu ở Afghanistan, ủng hộ nỗ lực của chính phủ Kabul hướng đến hòa giải dân tộc với các bên đối nghịch. Về vấn đề Campuchia, Gorbachev nhấn mạnh: " Vấn đề Campuchia không thể được giải quyết ở các thủ đô xa xôi, kể cả LHQ, mà phải được giải quyết giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn là hai nước XHCN láng giềng”. Về phần quan hệ với Trung Quốc, nước giữ vai trò có ý nghĩa hàng đầu trong vấn đề Campuchia, tổng bí thư Gorbachev đã nêu rõ: “Liên Xô sẵn sàng vào bất kì lúc nào, ở bất kì cấp nào thảo luận một cách nghiêm túc nhất với Trung Quốc các vấn đề liên quan đến những biện pháp đầy đủ nhằm tạo ra bầu không khí láng giềng thân thiện”. Sau bài diễn văn trên, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc ghi nhận những bước chuyển biến theo chiều hướng tích cực, trong đó quan trọng hơn cả là từ năm 1987, hai nước nối lại cuộc đàm phán về biên giới. Cần lưu ý ở đây rằng ngay từ khi Trung Quốc và Liên Xô khởi sự tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ ( 10.1982) ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã nêu ra ba trở ngại chính: xung đột biên giới Trung - Xô, vấn đề Campuchia và vấn đề Afghanistan và trao cho Liên Xô bản yêu sách gồm 5 điểm về vấn đề Campuchia:.

<span class='text_page_counter'>(260)</span> 1. Liên Xô chấm dứt ủng hộ Việt Nam xâm lược Campuchia; 2. Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. Đàm phán binh thường hóa quan hệ Trung-Việt sẽ bắt đầu sau khi những đơn vị quân Việt Nam đầu tiên rút; 3. Lập chính phủ liên hợp Campuchia đại diện cho tất cả các phe phái ở Campuchia; 4. Bảo đảm quốc tế cho một nước Campuchia độc lập và không liên kết; 5. Trung Quốc có những biên pháp cải thiện quan hệ với Liên Xô. [Thoâng taán xaõ Vieät Nam. Taøi lieäu tham khaûo ñaëc bieät, 7.9.1989, tr.2]. Ngày 1.3.1983,Trung Quốc đưa ra công khai yêu sách 5 điểm trên. Đến vòng đàm phán thứ 10 diễn ra ở Moskva từ ngày 7.2.1987, Trung Quốc đưa vấn đề Campuchia lên thành trở ngại lớn nhất. – Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính lan rộng ở Việt Nam. Về phần mình, từ năm 1985, Việt Nam sa vào một cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính và khủng hoảng xã hội cực kì nghiêm trọng phát sinh từ thất bại của cuộc cải cách giaù-löông-tieàn dieãn ra trong thaùng 9. Trong báo cáo đọc tài kì họp thứ 10 của Quốc hội khóa VII, phó Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt nhận xét: “Cho đến quý ba năm 1985, tình hình kinh tế phát triển tốt đẹp, nhưng từ quý bốn do những thiếu sót trong việc tiến hành cải cách tiền tệ, trên thị trường đã xuất hiện những xu hướng phức tạp tác động không thuận lợi lên tình hình kinh tế và xã hội ” [Nhaân daân, 27.12.1985]. Khó khăn mỗi ngày thêm trầm trọng, theo như đánh giá của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Trường Chinh, “... một loạt các sai lầm trong đợt đổi tiền và điều chỉnh giá và lương vừa qua đã gây những hậu quả nghiêm trọng, mà hiện nay chúng ta đang cố gắng khắc phục” [Nhân dân, 26.7.1986]. Một năm rưỡi sau, tình hình vẫn không được cải thiện chuùt naøo, neáu khoâng muoán noùi laø theâm xaáu ñi, theo baùo caùo cuûa Voõ Vaên Kieät taïi kì hoïp thứ hai của Quốc hội khóa VIII: “... đồng tiền bị mất giá, giá cả tăng lên. Số người thất nghiệp gia tăng, mức sống của những người lao động, trước hết là của công nhân viên và bộ đội liên tục giảm xuống. Những hiện tượng tiêu cực lan rộng, thu nhập theo đầu người daân suùt giaûm” [Novosti Vietnama. Haø Noäi. Soá 2/1988, tr.7]. Để đối phó với lạm phát phi mã, tháng 3.1988, chính phủ đã phát hành các loại giấy bạc có mệnh giá 1000, 2000 và 5000, tương đương với 10.000, 20.000 và 50.000 trước đổi tiền (9.1985)(127). Hậu quả của khủng hoảng tài chính càng thêm nặng nề, do mức sống quá thấp của người dân: không quá 100 USD/người/năm. Về mặt đối ngoại, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng bị cô lập nặng nề về ngoại 127() Để hình dung phần nào tốc độ lạm phát, cần nhắc lại rằng cho đến tháng 9.1985, tờ giấy bạc có mệnh. giá cao nhất là 100 đồng, tương đương với 10 đồng sau đổi tiền; còn từ tháng 9.1985 đến tháng 3.1988, tờ giấy bạc có mệnh giá cao nhất là 500 đồng tương đương với 5.000 đồng trước đổi tiền..

<span class='text_page_counter'>(261)</span> giao và bị cấm vận nghiêm ngặt về thương mại và kinh tế, kể từ lúc quân đội có mặt trên lãnh thổ Campuchia. Diễn biến này đã tước đi của Việt Nam cơ hội quý báu là dự phần vào sự phát triển kinh tế diễn ra với nhịp độ cao và kéo dài suốt 10-20 năm qua trong vùng châu Á-Thái Bình Dương. Trước những chuyển biến lớn lao về kinh tế trong vùng, không ít nhà quan sát thời cuộc và nhà nghiên cứu đã đưa ra dự đoán rằng thế kỉ XXI sẽ là “thế kỉ Thái Bình Dương”. Càng đáng tiếc hơn khi các nước đối đầu với Việt Nam trong vấn đề Campuchia, như ASEAN và Trung Quốc đều thụ hưởng, ở những mức độ khác nhau, các lợi ích của sự phát triển kinh tế vừa nêu. Thêm một yếu tố khác cũng cần lưu ý là từ nửa sau năm 1985, quan hệ của các cường quốc lớn trong vùng châu Á-Thái Bình Dương – Hoa Kì, Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản – đã được cải thiện liên tục. Đây rõ ràng là yếu tố góp phần khẳng định xu thế hợp tác trong vùng. Toàn bộ tình hình trên trong vùng châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành những điều kiện thuận lợi góp phần vào nỗ lực cải thiện tình hình kinh tế của nhân dân Việt Nam, nếu chính phủ Việt Nam biết đề ra một đối sách ngoại giao phù hợp. Đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong các ngày 5 – 18.12.1986 đã xác định cần tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia theo hướng hòa hợp dân tộc:"Việt Nam hoàn toàn ủng hộ lập trường của CHND Campuchia sẵn sàng đàm phán với các cá nhân và nhóm đối lập để thực hiện hoà hợp dân tộc trên cơ sở loại trừ bọn tội phạm Pol Pot. Chính phuû Vieät Nam chuû tröông tieáp tuïc ruùt quaân tình nguyeän Vieät Nam khoûi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đi đến một giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia" [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự Thaät. Haø Noäi, 1986, tr.108]. Ngày 20.5.1988, BCT BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết trung ương 13 với chủ đề”Giữ vững hòa bình,phát triển kinh tế” xác định các điều kiện để giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là một nền kinh tế mạnh và quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng. Nghị quyết đồng thời nhấn mạnh đến chính sách “thêm bạn bớt thù”, điều chỉnh chiến lược ngoại giao từ “hợp tác toàn diện với Liên Xô” sang “đa dạng hóa, da phương hóa” quan hệ và nêu rõ những nhiệm vụ trước mắt của hoạt động ngoại giao: bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và góp phần giải quyết vấn đề Campuchia. Nhưng Việt Nam làm sao lại có thể tham gia vào xu thế chung là phát triển và hợp tác, nếu tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương (tất nhiên là ngoại trừ CHDCND Lào và CHND Campuchia) không tán thành chính sách của chính phủ Việt Nam về vấn đề Campuchia? X.3.2. Liên Xô mong muốn giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở dung hòa lập trường của Việt Nam và ASEAN. Trong nửa đầu năm 1987 đã diễn ra một số hoạt động ngoại giao có liên quan đến.

<span class='text_page_counter'>(262)</span> tình hình ở Campuchia. Thông cáo chung Liên Xô – Indonesia được công bố vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm chính thức của bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô E. Shevardnadze nêu rõ rằng “có ý nghĩa then chốt đến hòa bình và ổn định trong vùng [Đông Nam Á] là các nỗ lực liên tục và ráo riết nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị được các bên chấp nhận cho vấn đề Campuchia” [Pravda, 9.3.1987]. Thông cáo Liên Xô – Thái Lan được công bố vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm chính thức của bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Savetsila đã nhắc lại rằng lập trường của ASEAN về vấn đề Campuchia được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản sau: rút quân đội nước ngoài, thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Campuchia và thiết lập một nước Campuchia trung lập, không liên kết và độc lập. Về phần mình, chính phủ xôviết khẳng định sẵn sàng “làm hết sức mình để tạo điều kiện cho việc giải quyết tình hình Campuchia và đảm bảo cùng với các thành viên thường trực khác của HĐBA LHQ đưa ra những thỏa thuận được các bên chấp thuận ” [Pravda, 16.5.1987]. Đây là lần đầu tiên Liên Xô bày tỏ lập trường liên quan đến vai trò của LHQ trong nỗ lực giải quyết vấn đề Campuchia. Trong tuyên bố chung được công bố ngày 21.5.1987, khi tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh kết thúc chuyến viếng thăm chính thức Liên Xô, hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô thống nhất rằng những vấn đề nội bộ của Campuchia phải do chính người Campuchia giải quyết và việc tìm kiếm con đường giải quyết các khía cạnh quốc tế của vấn đề Campuchia bằng các phương tiện chính trị phải được tiến hành trên cơ sở có tính đến các thực tế hiện có trong vùng, với sự tham gia bằng hình thức này hay hình thức khác của mọi bên liên quan [Pravda, 22.5.1987]. Ngày 1.7, bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hun Sen, đang đi nghỉ ở Liên Xô, đã gặp bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Shevardnadze. Cả hai thống nhất rằng vấn đề Campuchia phải được giải quyết phù hợp với quyền lợi của nhân dân Campuchia, trên cơ sở có tính đến thực tế trong vùng. Cả hai bộ trưởng cho rằng cách tiếp cận sáng suốt duy nhất là thực hiện chính sách hòa giải dân tộc, các lực lượng yêu nước cùng hợp tác nhằm phục hồi hòa bình trong nước. Hai bên còn lưu ý rằng trong tình hình hiện nay, các nỗ lực theo hướng vừa nêu đang được đẩy mạnh và do vậy, các nước liên quan đều có phần đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề Campuchia [Pravda, 2.7.1987]. Noäi dung cuûa hai baûn thoâng caùo chung Lieân Xoâ- Campuchia vaø Lieân Xoâ – Vieät Nam cho thấy Liên Xô muốn thúc ép Việt Nam đẩy mạnh nỗ lực giải quyết vấn đề Campuchia theo hướng dung hòa lập trường của Việt Nam với lập trường của ASEAN. Cũng trong ngày 1.7.1988, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ chủ trương bốn điểm nhắm giải quyết vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân ; Campuchia thiết lập chính phủ liên hiệp lâm thời bốn bên do hoàng thân Sihanouk cầm đầu ; tiến hành bầu cử tự do Campuchia ; toàn bộ các tiến trình vừa nêu có sự giaùm saùt cuûa quoác teá.. X.3.3. Chính phủ CHND Campuchia muốn giải quyết cuộc xung đột ở.

<span class='text_page_counter'>(263)</span> Campuchia bằng con đường hòa giải dân tộc trên cơ sở loại bỏ phe Pol Pot Từ ngày 27 đến 29.7.1987, bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Mokta Kusumaatmadja ở thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Kết thúc cuộc viếng thăm, hai bên đã công bố bản thông cáo dành cho báo chí, trong đó đề cập đến việc bố trí một “bữa tiệc” với sự tham gia của hai bên Campuchia trong giai đoạn đầu và sự tham gia của Việt Nam và những nước khác trong giai đoạn hai. Về chuyện này, Việt Nam và Indonesia đi đến một hiểu biết chung là “bữa tiệc” được tổ chức theo sáng kiến của Indonesia, “là cuộc gặp gỡ không chính thức giữa hai bên Campuchia trên cơ sở bình đẳng, không có bất kì điều kiện tieân quyeát naøo khaùc vaø khoâng coù moät danh xöng chính trò naøo ” [Nhaân daân, 30.07.1987]. Thông cáo chung Việt Nam – Indonesia đã mở đầu quá trình đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Nam Á nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Như vậy là theo văn kiện này, chính phủ Phnompenh đã thỏa thuận gặp gỡ tất cả các bên đối lập, kể cả Khmer Đỏ. Ngày 27.8, chính phủ CHND Campuchia ra tuyên bố về chính sách hòa giải dân tộc, theo đó tất cả những người Campuchia không phân biệt quá khứ, giai cấp và sắc tộc, các quan điểm ý thức hệ và tôn giáo sẽ đoàn kết thành một khối thống nhất nhằm xây dựng một nước Campuchia độc lập, hòa bình, trung lập, có quan hệ thân hữu với những nước láng giềng cũng như sẵn sàng chống lại mọi mưu toan naøo nhaèm taùi laäp chính saùch dieät chuûng. Chính phuû Phnompenh cuõng tuyeân boá saün saøng tiến hành đàm phán với những nhóm đối lập, ngoại trừ Pol Pot và một số kẻ cộng tác thân cận nhất, để thảo luận vấn đề hòa giải dân tộc trên cơ sở không cho phép chế độ diệt chủng được lập lại. Tiếp theo đó, sau khi đã nhận được những tín hiệu cho thấy Sihanouk sẵn sàng thương thuyết, ngày 8.10, chính phủ Phnompenh công bố những nguyên tắc cơ bản của một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia: - CHND Campuchia sẵn sàng gặp hoàng thân Sihanouk và lãnh tụ của các phe nhóm đối lập khác để tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề Campuchia bằng con đường hòa bình vaø hoøa giaûi daân toäc; - CHND Campuchia sẵn sàng trao cho hoàng thân Sihanouk một chức vụ cao trong cơ quan lãnh đạo đất nước, phù hợp với đóng góp của hoàng thân vào sự nghiệp hòa bình và hòa giải dân tộc, độc lập của đất nước; - CHND Campuchia hoan nghênh các cá nhân riêng lẻ và những nhóm đối lập trở về dự phần xây dựng đất nước, ngoại trừ Pol Pot và những người thân cận; - Quân lính Việt Nam sẽ rút toàn bộ về nước cùng với việc ngưng mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Campuchia và sử dụng lãnh thổ nước ngoài chống CHND Campuchia. Sau khi quân đội Việt Nam rút về nước, sẽ tổ chức tổng tuyển cử với sự chứng kiến của các quan sát viên ngoại quốc. Tiếp theo sẽ thành lập chính phủ liên hiêïp để xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập và không liên kết có quan hệ hữu nghị với những quốc gia láng giềng và tất cả những nước khác trên thế giới;.

<span class='text_page_counter'>(264)</span> - CHND Campuchia đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế với sự tham dự của các bên Campuchia xung đột, các nước Đông Dương và ASEAN và những quốc gia ủng hộ việc giải quyết hòa bình cho vấn đề Campuchia [Nhân dân, 9.10.1987]. Từ các văn kiện trên xuất hiện một mâu thuẫn rất rõ ràng: tuy được mời tham dự các cuộc đàm phán bàn đến số phận tương lai của nước Campuchia, những người Khmer Đỏ lại không được chính phủ Hun Sen kể đến như là một thành phần trong chính phủ liên hieäp töông lai. Từ ngày 2 đến ngày 4.12.1987, ở Fère-en-Tardenois ( ngoại ô Paris ) đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Hun Sen và Sihanouk. Hai bên đã đi đến những thỏa thuận rằng vấn đề Campuchia nhất thiết phải do chính nhân dân Campuchia giải quyết bằng con đường đàm phán giữa các bên đối nghịch. Tiếp theo đó, trong các cuộc đàm phán diễn ra vào các ngày 20 và 21.1.1988 cũng ở ngoại ô Paris, hai bên đã bàn về lịch rút quân Việt Nam, thaønh laäp chính phuû lieân hieäp, töông lai chính trò cuûa Campuchia, quy cheá cuûa Campuchia trên trường quốc tế. Hun Sen kiên quyết bác bỏ yêu sách của Sihanouk về việc giải tán caû chính phuû CHND Campuchia laãn Chính phuû lieân hieäp Campuchia daân chuû vaø thay bằng chính phủ liên hiệp lâm thời bốn bên trước khi tiến hành tổng tuyển cử. Về phần mình, Hun Sen đề nghị duy trì “nguyên trạng” và sẽ thành lập ủy ban nhiều bên có nhiệm vụ chuẩn bị và tiến hành tổng tuyển cử. Nguồn gốc của mối bất đồng này nằm ở chỗ cả hai bên đều tin rằng kết quả của cuộc tổng tuyển cử chủ yếu phụ thuộc vào đây. Việc duy trì nguyên trạng sẽ làm cho người dân Campuchia tin vào quyền lực của chính phủ Hun Sen, nhất là trong điều kiện quân đội của chính phủ này vẫn được xem là lực lượng duy nhất có khả năng bảo vệ họ khỏi nguy cơ của sự hồi sinh chế độ diệt chủng. Đồng thời việc duy trì nguyên trạng cũng có nghĩa là các phe đối lập đương nhiên thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ Phnompenh. Sihanouk nghĩ rằng sự ủng hộ của quốc tế, mà trong trường hợp này là của các nước phương Tây, sẽ mang lại thắng lợi cho ông trong cuộc bầu cử. Nếu đề nghị giải tán cả chính phủ Phnompenh và chính phủ liên hiệp lâm thời Campuchia dân chủ do ông đề nghị được thỏa mãn, thì ông sẽ không còn bị mất uy tín do phải liên minh với phe Pol Pot. Lúc đó, dưới mắt mọi người, ông sẽ xuất hiện như là nhân vật duy nhất có khả năng hòa giải tất cả các bên xung đột. Như vậy, chỗ dựa cho chính phủ quá độ do ông cầm đầu sẽ là lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình. Dù câu hỏi liên quan đến cơ chế nào sẽ điều hành Campuchia trong thời gian thực hiện chính sách hòa giải dân tộc và chuẩn bị tổ chức bầu cử vẫn chưa được giải quyết, vẫn trở nên rõ ràng là trong vòng hai của cuộc đàm phán, cả Hun Sen lẫn Sihanouk đều gần như nhất trí ở quan điểm là cần hạn chế đến mức tối đa vai trò của Pol Pot. Chỗ bất đồng giữa hai bên là phương thức thực hiện: Hun Sen chủ trương duy trì nguyên trạng cả quân sự lẫn chính trị, trong lúc Sihanouk muốn giải tán tất cả lực lượng quân sự và chính trị các bên để thay vào đó bằng lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình..

<span class='text_page_counter'>(265)</span> Kết quả trên tất nhiên không làm Trung Quốc hài lòng và chính phủ Bắc Kinh đã không để mọi người phải đợi lâu để thấy phản ứng của họ. Ngay trong tháng 1.1988, các đơn vị biên phòng Trung Quốc đã bắn pháo vào lãnh thổ Việt Nam và không ít lần tổ chức các cuộc đột kích vượt qua biên giới hai nước. Vào giữa tháng 1, Đặng Tiểu Bình ra tuyên bố sẵn sàng gặp Gorbachev với điều kiện “Liên Xô gây sức ép buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia” [Beijing Review, 1988, N05]. Ngày 14.3, hải quân Trung Quốc đã tấn công tàu chiến Việt Nam trong vùng quần đảo Trường Sa và chiếm một loạt các đảo nằm ở những vị trí chiến lược: đảo Chữ Thập ở rìa phía Tây, đảo Subi ở mỏm phía Bắc, đảo Châu Viên ở dải phía Nam và các đảo Gaven, Kennan và Gác Ma ở cụm trung tâm. Từ thời điểm này, Trung Quốc bắt đầu hiện diện thường xuyên về quân sự ở vùng quần đảo Trường Sa. Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng phản ứng theo cách riêng. Ngày 25.5.1988, tức 10 ngày sau khi chính phủ xôviết khởi sự rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan, bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố sẽ rút 5 vạn quân, tức phân nửa quân số lúc bấy giờ của Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia. Quyền lãnh đạo số quân còn lại sẽ được chuyển giao cho phía Campuchia. Đồng thời, quân Việt Nam sẽ rút ra xa khỏi biên giới Campuchia – Thái Lan 30km. Lần này, các nước ASEAN đã đón nhận một cách tích cực Tuyên bố ngày 25.5.1988 của Việt Nam. Tại cuộc họp hàng năm cấp bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra trong các ngày 4 – 5.7.1988 ở Bangkok, các đại biểu đã đánh giá cao nỗ lực của bộ trưởng Ngoại giao Indonesia là Mochtar Kusumaatmadja nhằm tổ chức một cuộc gặp không chính thức ở Jakarta (Jakarta Informal Meeting – JIL). ASEAN quyết tâm tổ chức cuộc họp này và đương kim bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Ali Alatas được giao tiếp tục nỗ lực vừa nêu. Thậm chí S. Danabalan, bộ trưởng Ngoại giao Singapore, nước có lập trường cứng rắn nhất đối với Việt Nam quanh vấn đề Campuchia, đã tuyên bố: “Vấn đề bây giờ là sự thỏa thuận sẽ đạt được theo những điều kiện nào ?” [Za Rubejom, Moskva, No30, 1988, tr.2]. Trong bối cảnh trên, tất yếu sẽ nảy sinh câu hỏi mà các nước Đông Dương đã đặt ra từ lâu: làm sao chặn đứng nguy cơ lực lượng Pol Pot quay lại cầm quyền sau khi quân Việt Nam rút hết khỏi Campuchia? Câu hỏi này cũng được đặt ra tại hều hết các cuộc gặp gỡ giữa giới chức ASEAN và bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì G. Shultz trong chuyến viếng thăm của ông diễn ra trong tháng 7 đến các nước ASEAN. Ông này và các đồng nhiệm ASEAN đã thống nhất ở lập trường chung là không để Khmer đỏ tạo được ưu thế quân sự hòng lấp đầy khoảng trống sẽ xuất hiện sau khi Việt Nam rút quân. Mục tiêu này chỉ đạt được với điều kiện Trung Quốc phải tham gia vào quá trình bàn thảo thỏa thuận hay các đảm bảo của quốc tế. Đồng thời, cũng cần thành lập một lực lượng quốc tế đông đảo gìn giữ hòa bình ở Campuchia [Za Rubejom, No30, 1988, tr.2]. Đây cũng chính là lập trường của Liên Xô và Hoa Kì được phản ánh trong Tuyên bố chung đề ngày 1.6.1988, nhân kết thúc Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Moskva. Các nhà lãnh đạo hai nước “nhấn mạnh.

<span class='text_page_counter'>(266)</span> tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng của LHQ và các định chế quốc tế khác trong việc góp phần giải quyết các cuộc xung đột khu vực” [Pravda, 2.6.1988]. X.3.4. Hoäi nghò JIM-1 Tại Hội nghị JIM-1 (Cuộc gặp gỡ không chính thức ở Jakarta – Jakarta Informal Meeting) diễn ra trong các ngày 25 – 28.7.1988 tại Bogor, û tất cả các bên xung đột ở Campuchia đa,õ lần đầu tiên kể từ khi chế độ Campuchia dân chủ bị xóa bỏ, ngồi vào bàn đàm phán, cùng với Việt Nam, Lào và các nước ASEAN. Các nước ASEAN đã đưa ra đề nghị giải giáp tất cả các phe Khmer đang xung đột ở Campuchia và nhấn mạnh đến sự cần thiết về một lực lượng vũ trang quốc tế ở nước này để thực hiện đề xuất vừa kể. Rõ ràng là ASEAN không muốn bất kì bên nào chiếm được ưu thế ở Campuchia sau khi quân Việt Nam rút đi và trong lúc chờ đợi tổng tuyển cử. Đại diện CHND Campuchia là thủ tướng Hun Sen đưa ra đề xuất 7 điểm có thể được tóm kết như sau: mọi vấn đề đối nội của Campuchia phải do chính người Campuchia giải quyết trên cơ sở hòa hợp dân tộc và giải tán lực lượng vũ trang Pol Pot; giữ nguyên trạng ở Campuchia cho đến lúc tổng tuyển cử Quốc hội mới, Hiến pháp mới được thông qua và chính phủ liên hiệp được thành lập; thành lập Hội đồng hòa giải dân tộc với sự tham gia của bốn bên Campuchia, có nhiệm vụ thực hiện mọi thỏa thuận đạt được và tổ chức tổng tuyển cử; thành lập ủy ban quốc tế giám sát việc thực thi các thỏa thuận đạt được; triệu tập Hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nước Đông Dương, các nước ASEAN, 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ, tổng thư kí LHQ... Hun Sen đồng thời bác bỏ việc có mặt của một lực lượng gìn giữ hòa bình đông đảo của quốc tế trên lãnh thổ Campuchia, tức cũng bác bỏ vai trò của LHQ trong tiến trình hòa hợp dân tộc trong tương lai ở nước này, chừng nào LHQ chưa từ bỏ chính sách thừa nhận chính phủ liên hiệp ba phái Campuchia dân chủ do Sihanouk cầm đầu. Lập trường của Hun Sen tất nhiên nhận được sự tán thành hoàn toàn của Việt Nam.Chính phủ Hà Nội đặc biệt lên án gay gắt mọi mưu toan đòi giải tán lực lượng vũ trang cuûa Phnompenh. Cuộc đấu tranh kéo dài trong nhiều năm liền với Pháp, Mĩ, Trung Quốc và những mối giao hảo không thật thân thiện lắm với Thái Lan đã mang lại cho người Vieät Nam moät kinh nghieäm chua cay veà khaû naêng cuûa Sihanouk trong vieäc baûo veä chính sách trung lập của mình. Theo Hà Nội, trong những điều kiện như hiện nay ở Campuchia, một nhà nước trung lập theo kiểu của Sihanouk trước đây chỉ có thể được đảm bảo bằng việc duy trì quân đội Phnompenh nhằm đối phó với một đối thủ vừa hiếu chiến, lại vừa nuôi quá nhiều tham vọng như lực lượng Pol Pot, chứ không phải bằng những lời hứa hẹn của người Mĩ, người Trung Quốc và người Thái Lan, nhaát laø khi caû ba hieän ñang cuøng coäng taùc choáng laïi Vieät Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa từ bỏ thái độ tiêu cực đối với một đòi hỏi khác mà các nước ASEAN và ba đại cường Liên Xô, Hoa Kì và Trung Quốc luôn đặt ra kể từ khi Việt Nam tán thành một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia là vai.

<span class='text_page_counter'>(267)</span> trò của LHQ được cụ thể hoá bằng đề nghị liên quan đến sự có mặt của một lực lượng quốc tế gìn giữ hoà bình trên lãnh thổ Campuchia. Lập trường vừa nêu của Việt Nam cũng phát sinh từ kinh nghiệm cay đắng của mối quan hệ không thân thiện và thậm chí thù địch kéo dài nhiều thập niên liền giữa Việt Nam với bốn trong số năm thành viên thường trực của HĐBA LHQ.. Ngày 28.7.1988, chủ tịch JIM-1, bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Ali Alatas, đã công bố, trên cơ sở đồng thuận của các bên tham dự (ngoại trừ đại diện Khmer Đỏ), Tuyên bố chung khẳng định những sự việc then chốt có mối quan hệ gắn bó với nhau trong vấn đề Campuchia là việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia phải được tiến hành trong bối cảnh của một giải pháp chính trị toàn diện, theo một thời biểu rõ ràng và dưới sự giám sát quốc tế, ngăn chặn sự lặp lại của chính sách và chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài vào công việc nội bộ Campuchia và đình chỉ việc cung cấp vũ khí cho các bên xung đột ở Campuchia. Ngày 29.7, khi bình luận về JIM-1, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch nhấn mạnh rằng kết quả chính yếu nhất của Hội nghị “là tất cả các bên tham dự đồng tán thành hai vấn đề then chốt của giải pháp – Việt Nam rút quân và thủ tiêu mối đe dọa của chế độ diệt chủng Pol Pot” [Nhân dân, 30.7.1988]. Tuy nhiên, những vấn đề không đồng thuận thì còn nhiều. Chúng liên quan đến lịch trình cụ thể cho việc rút quân Việt Nam khỏi Campuchia, sự có mặt của lực lượng gìn giữ hòa bình trên toàn lãnh thổ Campuchia, chính phủ lâm thời liên hiệp bốn bên do Sihanouk lãnh đạo, một lực lượng quốc phòng chung cho cả nước. X.3.5. Lập trường của Trung Quốc về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Bị các chính phủ Việt Nam và CHND Campuchia bác bỏ, những vấn đề không đồng thuận trên lại được phản ảnh đầy đủ trong lập trường 5 điểm của Trung Quốc được bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kì Tham trình bày tại khóa họp 43 của ĐHĐ LHQ: - Ấn định thời biểu rút toàn bộ quân Việt Nam khỏi Campuchia; - Sau khi Việt Nam rút hết quân, một chính phủ liên hiệp lâm thời gồm đại diện 4 bên ở Campuchia sẽ được thành lập dưới sự lãnh đạo của Sihanouk; - Nhằm ngăn chặn nội chiến tái phát, lực lượng vũ trang của các bên đối địch sẽ bị giải tán, một hệ thống quốc phòng nhà nước duy nhất sẽ được thành lập với sự tham gia ngang nhau cuûa taát caû caùc beân; - Một lực lượng gìn giữ hòa bình và một ủy ban kiểm soát quốc tế sẽ được đưa đến Campuchia; - CHND Trung Hoa và tất cả các quốc gia khác tôn trọng nền độc lập, trung lập và chính saùch khoâng lieân keát cuûa Campuchia [Beijing Review, 1988, No3, tr.16]. Như vậy vẫn còn khoảng cách khá xa trong lập trường của Việt Nam và Trung Quốc quanh vấn đề Campuchia, dù trước đó không lâu, vào tháng 8.1988, Quốc hội Việt Nam đã.

<span class='text_page_counter'>(268)</span> thông qua nghị quyết bỏ đoạn trong Hiến pháp nói rằng Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam. Trong lúc đó, Liên Xô vẫn luôn nói rõ rằng Trung Quốc phải là một bên tham gia bắt buộc của bất kì giải pháp nào cho vấn đề Campuchia. Tại cuộc gặp diễn ra ngày 27.9.1988 ở Moskva với tổng bí thư đảng Nhân dân Cách mạng Lào Kayson Phomvihan, M. Gorbachev nhấn mạnh: “Lập trường của CHND Trung Hoa có ý nghĩa quan trọng trong việc giải tỏa sự bế tắc trong tình hình ở Campuchia” [Pravda, 28.9.1988]. Trước đó không lâu, ông đã phát biểu ở Krasnoyarsk: “Chúng tôi cho rằng những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đó [Campuchia] và cải thiện tình hình ở châu Á ” [Pravda, 18.9.1988]. Đầu tháng 12.1988, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham viếng thăm chính thức Liên Xô, nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh hai nước sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 1989. Tiền Kỳ Tham có lưu ý rằng vấn đề Campuchia là trở ngại cuối cùng cho việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước [Pravda, 6.12.1988, Beijing Review, 1989, No5, tr.5]. X.3.6. Việt Nam quyết định rút toàn bộ quân khỏi Campuchia vào tháng 9.1989. Cũng trong khoảng thời gian trên, trong quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN đã diễn ra những chuyển biến tích cực. Tháng 8.1988, Thái Lan có một thủ tướng mới: Chatichai Choonhavan. Ngay khi lên cầm quyền, ông này đã lưu ý Thái Lan sẽ nhìn các nước Đông Dương “không phải như một chiến trường, mà như một thị trường” [Pravda, 6.8.1988]. Tân thủ tướng Thái Lan phát biểu rằng cần giải quyết vấn đề Campuchia càng nhanh càng tốt và đã có đủ mọi yếu tố để mau chóng đạt được một thỏa thuận liên quan [Pravda, 6.8.1988]. Ngày 8.9, ông tuyên bố rằng chính phủ Thái Lan sẽ khuyến khích các doanh gia tư nhân tăng cường hoạt động thương mại với Việt Nam và Lào. Theo ông, đây sẽ là việc làm góp phần giải tỏa tình hình căng thẳng trong vùng. Ông nhấn mạnh rằng Thái Lan sẽ thúc đẩy buôn bán với Việt Nam và Lào, không kể đến việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia [Nhân dân, 10.9.1988]. Cuối tháng 11, thủ tướng Choonhavan viếng thăm chính thức Lào. Trong số những thỏa thuận quan trọng đạt được, có quyết định thành lập một ủy ban hỗn hợp Lào-Thái nhằm tìm kiếm phương sách giải quyết vấn đề biên giới hai nước. Toàn bộ các diễn biến trên trong quan hệ Xô-Trung và quan hệ Thái Lan-Lào-Việt Nam không thể không tác động đến lập trường của Việt Nam. Ngày 6.1.1989, tại lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CHND Campuchia, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Vaên Linh tuyeân boá seõ ruùt heát quaân Vieät Nam khoûi Campuchia vaøo thaùng 9.1989, neáu coù giaûi phaùp chính trò. Sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam diễn ra ngày 7.1.1989 (lần đầu tiên kể.

<span class='text_page_counter'>(269)</span> từ năm 1976) bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sithi Savetsila tuyên bố tại cuộc họp báo, sau khi trở về nước: “Các giới chức Việt Nam nói rõ với tôi rằng họ sẽ rút toàn bộ quân vào tháng 9 năm nay, bất kể có thể xảy ra vấn đề gì” [Bangkok Post, 13.1.1989]. Bước đi quan trọng nói trên của Việt Nam được cả Bắc Kinh và Moskva đón nhận với thái độ tích cực. Tuyên bố chung được đưa ra ngày 5.2.1989 nhân chuyến viếng thăm chính thức của Shevardnadze ở Bắc Kinh nói rằng hai nước “quan tâm đến quyết định củaViệt Nam rút toàn bộ quân khỏi Campuchia không trễ hơn cuối tháng 9.1989 và bày tỏ hi vọng rằng việc thực hiện nó sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc giải quyết vấn đề Campuchia” [Pravda, 6.2.1989]. Hai nước đồng ý rằng sau khi Việt Nam rút hết quân, lực lượng vũ trang của tất cả các bên Campuchia không được tăng thêm và nếu cần, nên được giảm xuống, rằng trên lãnh thổ Campuchia không được có căn cứ và quân lính nước ngoài, rằng cần có sự kiểm soát của quốc tế đối với việc rút quân Việt Nam, duy trì hòa bình và tiến hành tổng tuyển cử ở Campuchia. Văn kiện nhấn mạnh rằng trong tiến trình tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, cần tạo dần các điều kiện để LHQ có thể đóng một vai trò cần thiết. Tuyên bố đồng thời cũng để lộ bất đồng của hai bên. Trong lúc Trung Quốc nhấn mạnh đến ý tưởng thành lập một chính phủ bốn bên do Sihanouk lãnh đạo, phía Liên Xô chỉ đồng ý việc thành lập một liên minh bốn bên do Sihanouk làm chủ tịch. Về vấn đề đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến Campuchia, Liên Xô không bày tỏ sự ủng hộ, mà cũng không phản đối. Nhưng gây cho Việt Nam nhiều lo lắng hơn cả là thái độ không rõ ràng của Liên Xô và Trung Quốc đối với việc ngăn chặn Pol Pot quay lại nắm quyền. Liên Xô và Trung Quốc chỉ ghi trong Tuyên bố rằng hai nước “không để Campuchia quay lại với chính sách và chế độ cách đây khoâng laâu”. Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Đông Dương diễn ra ở Phnompenh ngày 17.2.1989 đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ hàng đầu của cuộc gặp không chính thức sẽ diễn ra tại Jakarta – tức Hội nghị JIM-2 là xác định các biện pháp cụ thể cho việc thực hiện hai vấn đề then chốt: Việt Nam rút quân và ngăn chặn việc tái lập chế độ diệt chủng Pol Pot [Nhaân daân, 18.2.1989]. Diễn ra trong các ngày 19 – 21.2.1989 ở Jakarta, Hội nghị JIM-2 đã đạt được các thoûa thuaän sau: - Điểm mấu chốt của vấn đề Campuchia là sự gắn kết hai việc sau: rút quân Việt Nam khỏi Campuchia trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện, ngăn chặn sự hồi sinh của chính sách và chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt mọi sự can thiệp từ bên ngoài và ngừng cung cấp vũ khí cho mọi phe phái ở Campuchia; - Ngay sau khi thỏa thuận về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia có hiệu lực, phải ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Campuchia, sau đó Việt Nam sẽ rút hết quân về nước không trễ hơn ngày 30.9.1989; - Việc rút quân Việt Nam sẽ được tiến hành cùng lúc với việc ngừng can thiệp và ngừng cung cấp vũ khí cho mọi phe phái ở Campuchia; - Tổng tuyển cử phải được tiến hành dưới sự giám sát của quốc tế;.

<span class='text_page_counter'>(270)</span> - Vấn đề về một nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, hòa bình và không liên kết phải được các bên Campuchia giải quyết bằng con đường đàm phán [Nhân dân, 23.2.1989]. Như vậy JIM-2 có thể được đánh giá là một thắng lợi của Việt Nam. Nhưng những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ý thức rằng sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Liên Xô được thể hiện bằng chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc của Gorbachev được dự trù trong tháng 5.1989 sẽ không có lợi cho vị trí của Việt Nam trong vấn đề Campuchia. Đầu tháng 4, khi trả lời câu hỏi của nhà báo về chuyến đi của Gorbachev, thủ tướng Lý Bằng lưu ý rằng một trong các chủ đề thảo luận sẽ là vấn đề Campuchia. Ông thậm chí nhấn mạnh: “Có thể sẽ diễn ra cuộc đối thoại về các vấn đề kinh tế, nhưng đó sẽ không phải là chủ đề quan trọng nhất” [Izvestia, 6.4.1989]. Trong hoàn cảnh trên, Việt Nam quyết định đi trước một bước nhằm xác định giới hạn của những nhượng bộ mà Hà Nội có thể chấp nhận được quanh vấn đề Campuchia. Ngaøy 5.4.1989, Vieät Nam quyeát ñònh ruùt heát quaân khoûi Campuchia vaøo cuoái thaùng 9, duø coù hay không một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Trả lời câu hỏi của báo Nhân dân về lập trường của Việt Nam trong trường hợp Pol Pot quay lại nắm quyền, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố rằng những quốc gia nào trước đây từng đòi Việt Nam rút quân phải chịu trách nhiệm về viễn cảnh vừa nêu [Nhân dân, 6.4.1989]. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn khả năng đưa quân trở lại Campuchia, ngay cả trong trường hợp xấu nhất. Phối hợp với động thái vừa nêu của Việt Nam, ngày 30.4.1989, Quốc hội Campuchia ra tuyên bố về nền trung lập vĩnh viễn của Campuchia (đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ mối “quan hệ đặc biệt” với nước này) và đổi tên CHND Campuchia thaønh Quoác gia Campuchia. Sau quyết định trên của Việt Nam, nội dung cốt lõi của vấn đề Campuchia giờ đây là hai câu hỏi: ai sẽ nắm quyền ở Campuchia trong thời kì quá độ kéo dài từ lúc Việt Nam hoàn tất việc rút quân cho đến lúc một chính phủ mới được thành lập dựa trên kết quả của cuộc tổng tuyển cử ? Vai trò của LHQ trong vấn đề Campuchia? Tại cuộc gặp giữa Hun Sen, Sihanouk và Son Sann diễn ra trong các ngày 2 – 3.5.1989 ở Jakarta, thủ tướng CHND Campuchia tuyên bố chính phủ ông và “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ” sẽ được giải tán, nhưng chỉ sau tổng tuyển cử mà thôi. Hun Sen đề nghị thành lập Hội đồng tối cao hòa giải đứng đầu là Sihanouk. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức tổng tuyển cử. Hun Sen cũng xác định nhiệm vụ của bộ máy giám sát quốc tế là theo dõi việc ngừng bắn, việc quân Việt Nam rút và việc chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên kình chống nhau [Nhân daân, 6.5.1989]. Thông cáo chung Xô-Trung được công bố ngày 18.5, khi Gorbachev kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc, đã nêu rõ rằng Trung Quốc ủng hộ việc thành lập một chính phủ lâm thời bốn bên đứng đầu là Sihanouk trong giai đoạn quá độ từ lúc Việt Nam hoàn tất việc rút quân cho đến lúc kết thúc tổng tuyển cử. Về phần mình, Liên Xô nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết các vấn đề nội bộ của Campuchia, bao gồm cả vấn đề về.

<span class='text_page_counter'>(271)</span> quyền lực trong giai đoạn quá độ [Pravda, 19.5.1989]. Trong khoảng thời gian này, chính phủ Mĩ, thông qua bộ trưởng Ngoại giao James Baker, đưa ra ý tưởng về “sự tham gia ở mức tối thiểu” của Khmer Đỏ vào chính phủ lâm thời [Za Rubejom, Moskva, No4/1989, tr.8; Thời đại mới, Moskva, 18/1989, tr.13-14]. Ngày 30.7.1989, tại Paris đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Campuchia nhằm mục đích, theo lời khai mạc của bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Shevardnadze, tìm ra “một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột” ở Campuchia, với sự tham dự của 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 6 nước thành viên ASEAN, Việt Nam, Lào, Australia, Canada, Ấn Độ, Nhật, đại diện tổng thư kí LHQ, Zimbabwe (trong tư cách nước chủ tịch Phong trào không liên kết), đoàn Campuchia (gồm Sihanouk, Hun Sen, Son Soubert – con trai Son Sann - va ø Khieâu Samphan). Qua các bài phát biểu của những nước đóng vai trò chính trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia, các nội dung sau chiếm vị trí hàng đầu: rút quân nước ngoài, ngừng bắn và chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên ở Campuchia, không để lập lại chế độ và chính sách diệt chủng Pol Pot, xác định một cơ cấu quyền lực ở Campuchia trong thời kì quá độ, thiết lập một bộ máy quốc tế kiểm soát hiệu quả và các đảm bảo quốc tế. Nhìn chung, các nước tham dự không gặp khó khăn trong nỗ lực khắc phục các bất đồng quanh các khía cạnh quốc tế của vấn đề Campuchia và đi đến sự đồng thuận: rút quân đội nước ngoài, lập bộ máy quốc tế kiểm soát, ngăn ngừa nội chiến, chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên Campuchia, không để lực lượng Pol Pot chiếm chính quyền sau khi Việt Nam rút quân, đảm bảo quy chế độc lập, trung lập và không liên kết của Campuchia. Tuy nhiên, quanh các khía cạnh nội bộ của vấn đề Campuchia đã bùng phát những cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai phe chính: Việt Nam và Quốc gia Campuchia một bên, Trung Quoác vaø Chính phuû lieân hieäp Campuchia daân chuû moät beân. – Vai trò của lực lượng Pol Pot và vấn đề quyền lực ở Campuchia sau khi Việt Nam ruùt heát quaân. Hun Sen nhất mực khẳng định rằng chính phủ ông sẽ không tán thành bất kì vai trò nào của lực lượng Pol Pot trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia và sự tham gia của họ vào một chính phủ lâm thời trong tương lai [Nhân dân, 28.8.1989]. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng phát biểu tương tự: “Nhân dân Campuchia không thể chấp nhận bất kì giải pháp nào không loại trừ vĩnh viễn vấn đề diệt chủng Pol Pot” [Nhân dân, 1.8.1989]. Ở vòng hai, ông tuyên bố thẳng: “Việt Nam sẽ không kí văn kiện nào không loại trừ bè lũ diệt chủng hoặc thừa nhận tính hợp pháp của nó” [Nhân dân, 31.8.1989]. Về phần mình, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kì Tham cũng đưa ra những lời lẽ cả quyết không kém: “Hai nhân tố chính cho một giải pháp chính trị của vấn đề Campuchia là rút thực sự và toàn bộ quân Việt Nam và thành lập một chính phủ liên hiệp bốn bên đứng đầu là Sihanouk”. Theo lời ông, chính phủ này là “phương tiện thực tiễn nhất.

<span class='text_page_counter'>(272)</span> và hữu hiệu nhất để đảm bảo hòa bình ở Campuchia trong thời kì quá độ từ lúc Việt Nam rút hết quân và tiến hành tổng tuyển cử”. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại nói thật rõ ý định của Bắc Kinh nếu những yêu cầu vừa nêu không được đáp ứng: “Nếu Việt Nam không thực sự rút hết quân, thì không thể nói đến hòa bình ở Campuchia. Tương tự như vậy, nếu không xóa bỏ hậu quả của hành động xâm lăng của Việt Nam [ý muốn nói đến sự tồn tại của chính phủ Heng Samrin – Hun Sen] sau khi rút quân, thì Campuchia không cách gì yên ổn được” [Ekho Planety, Moskva, 38/1989, tr.10; Beijing Review, 34/1989, tr.7]. Phái đoàn Mĩ đưa ra một lập trường trung dung: “Hoa Kì tin tưởng sâu sắc rằng “Khmer Đỏ” không được giữ bất kì vai trò gì trong việc hoạch định tương lai của Campuchia. Tuy nhiên, Hoa Kì sẵn sàng ủng hộ hoàng thân Sihanouk, nếu ông ấy thấy cần thiết đưa tất cả các bên Khmer vào một liên minh tạm thời... Nhưng quy mô ủng hộ của chúng tôi... tỉ lệ nghịch với mức độ tham gia của “Khmer Đỏ”... [Ekho Planety, Moskva, 38/1989, tr.6]. Do các bên Campuchia không đạt được sự nhất trí về cơ cấu quyền lực của một chính phủ lâm thời, nên Hun Sen nhắc lại đề nghị duy trì nguyên trạng ở Campuchia cho đến lúc hoàn tất tổng tuyển cử, còn Sihanouk vẫn một mực đòi thành lập chính phủ lâm thời bốn beân. – Vai troø cuûa LHQ Veà vai troø cuûa LHQ trong boä maùy quoác teá giaùm saùt vieäc ruùt quaân Vieät Nam, Nguyeãn Cô Thaïch noùi roõ raèng boä maùy naøy seõ naèm trong khuoân khoå cuûa hoäi nghò quoác teá vaø beân ngoài khuôn khổ LHQ. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng vai trò lãnh đạo của LHQ đối với bộ máy này ” [Nhân dân, 10.8.1989]. Hun Sen nói rõ hơn: “LHQ không thể có bất kì vai trò nào trong giải pháp cho vấn đề Campuchia nếu chiếc ghế của Campuchia tại tổ chức LHQ vẫn còn do cái gọi là “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ”, một sự trá hình của Khmer Đỏ, nắm giữ và nếu LHQ tiếp tục giữ lập trường ủng hộ một bên và chống một bên thì không thể công bằng và vô tư trong việc kiểm soát quốc tế. Các nước Đông Dương tuyên bố sẵn sàng ủng hộ một vai trò lớn hơn của LHQ trong giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia nếu tổ chức này từ bỏ đường lối hiện tại của mình”. Trong lúc đó, Trung Quốc nhấn mạnh đến đề nghị trao cho LHQ vai trò chính, và thậm chí lãnh đạo trong bộ máy giám sát. Ngày 18.6, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tuyên bố rằng hai vấn đề chính của hội nghị là cấu trúc của chính phủ liên hiệp lâm thời và vai trò của LHQ đối với bộ máy giám sát quốc tế [ Le Monde, 18.8.1989]. Do những bất đồng trên, Hội nghị Paris đã kết thúc ngày 31.8.1989 bằng một tuyên bố rằng hiện nay chưa thể tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Kết quả đáng khích lệ nhất là một ủy hội được thành lập dưới sự chủ trì của Pháp và Indonesia nhằm thúc đẩy cuộc thảo luận giữa các bên Campuchia quanh việc thực thi đường lối hòa giải và cấu trúc quyền lực trong giai đoạn quá độ..

<span class='text_page_counter'>(273)</span> Ngày 26.9.1989, Việt Nam hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia. Ngày 28, chính phủ Việt Nam ra tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia và như vậy đã dỡ bỏ một trong hai trở ngại chính gắn liền với nhau trên bước đường giải quyết vấn đề Campuchia. Tuyên bố nói tiếp: “Vấn đề then chốt còn lại là ngừng viện trợ quân sự và can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Campuchia, ngăn ngừa nội chiến bùng phát và tái lập chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia”. Tuyên bố xem việc giải quyết vấn đề then chốt còn lại là nghĩa vụ của các nước và các bên liên quan [Nhân dân, 30.9.1989]. Nhưng đó lại không phải là lập trường của Bắc Kinh. Một bài xã luận đăng trên tờ Beijing Review đòi hỏi Việt Nam phải xóa bỏ hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia, tức chế độ Heng Samrin và đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời bốn bên đứng đầu là Sihanouk [Beijing Review, 42/1989, tr.9]. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Singapore và cả LHQ đều tỏ thái độ hoài nghi đối với việc Việt Nam đã rút toàn bộ quân, nếu không có sự chứng thực của LHQ [Beijing Review, 42/1989; Bangkok Post 27.9 vaø 30.9.1989]. Ngày 16.11.1989, Kì họp thứ 44 của ĐHĐ LHQ đã thông qua (bằng 124 phiếu thuận, 17 phiếu chống và 12 phiếu trắng) nghị quyết về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia bao gồm: Việt Nam rút quân dưới sự giám sát của LHQ, thành lập chính phủ lâm thời 4 bên do Sihanouk cầm đầu với điều kiện không để lặp lại “chính sách và chế độ bị tất cả lên án cách đây không lâu ” [Bangkok Post, 16 – 17.11.1989]. Nghị quyết này tạo thành sức ép đè nặng lên lập trường lâu nay của Việt Nam là không chấp nhận để LHQ có vai trò quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia. Khách quan mà nói đeo đuổi lập trường vừa nêu là việc làm ngày càng khó khăn cho Việt Nam, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải đối đầu với bao khó khăn chồng chất về đối nội và những bất lợi ngày càng nghiêm trọng về đối ngoại (không còn chỗ dựa vững chắc từ Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã ở Đông Âu và đang có dấu hiệu trượt nhanh đến chỗ sụp đổ ở Liên Xô, Việt Nam không còn quân đội ở Campuchia). Và có ý nghĩa không kém là những diến biến đáng lo ngại ở ngay tại Campuchia sau khi Việt Nam rút quân. Như đã đề cập ở trên, sự việc Việt Nam rút quân mà không có sự giám sát quốc tế đã không được hai cường quốc có quyền lợi trong vấn đề Campuchia là Trung Quốc và Hoa Kì công nhận. Diễn biến này có nghĩa là những mặt có liên quan còn lại (ngừng viện trợ cho các phái xung đột ở Campuchia và ngăn trở Pol Pot quay lại cầm quyền ) vẫn còn để ngỏ, và hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực của Việt Nam nhắm đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kì. Ngày 15.11.1988, Việt Nam chính thức đề nghị Trung Quốc tổ chức cuộc gặp cấp bộ trưởng ngoại giao để bàn về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Từ ngày 16 đến ngày 19.1.1989, vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam-Trung Quốc cấp thứ trưởng ngoại giao đã diễn ra ở Bắc Kinh. Ngày 6.11.1989, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh đã gửi cho nhà lãnh đạo trong thực tế ở Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình thông điệp miệng bày tỏ mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước. Mãi đến ngày 12.1.1990, Đặng Tiểu Bình trả lời rằng Việt Nam cần rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia, đồng thời.

<span class='text_page_counter'>(274)</span> giải quyết việc lập chính phủ liên hiệp lâm thời bốn bên do Sihanouk cầm đầu, Trung Quốc sẵn sàng xem xét đề nghị của Việt Nam về việc mở cuộc thương lượng cấp thứ trưởng, nếu Việt Nam chấp nhận một cơ chế giám sát quốc tế do LHQ chủ trì có 4 bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và việc thành lập chính phủ liên hiệp 4 bên do Sihanouk đứng đầu trong thời kì quá độ [7, tr.334].. X.4. VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CAMPUCHIA ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO HÑBA LHQ X.4.1. Vai troø ngaøy caøng taêng cuûa LHQ. Tháng 1.1990, bộ trưởng Ngoại giao Australia Gareth Evans đã đưa một sáng kiến mang tính đột phá: các bên Campuchia không nên bám lấy những vấn đề có ý nghĩa tạm thời là xóa bỏ hai chính phủ và lập chính phủ liên hiệp bốn bên, mà nên tập trung giải quyết các vấn đề cần thiết trước mắt là tổng tuyển cử tự do để tạo điều kiện cho nhân dân Campuchia xác lập quyền tự quyết, ngăn chặn Khmer Đỏ tái lập chế độ diệt chủng. Cũng trong tháng 1, vào các ngày 17 và 18 tại Paris, đại diện 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ đã nhất trí chấp nhận vai trò của LHQ trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia, cụ thể là tổ chức tổng tuyển cử. Năm nước cam kết tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử tự do và công bằng ở Campuchia, hoan nghênh việc các bên Campuchia sớm nhóm họp trở lại. Năm nước đồng thời tán thành nguyên tắc có thể có một hội đồng dân tộc tối cao đóng vai trò đảm bảo chủ quyền của Campuchia trong thời kì quá độ. Kết quả của Hội nghị cho thấy việc giải quyết vấn đề Campuchia từ nay đã thuộc về trách nhiệm của LHQ, thông qua 5 nước thành viên thường trực HĐBA được gọi là P-5. Đến đây, người ta có thể phân chia các lực lượng trực tiếp tham gia vào việc giải quyết vấn đề Campuchia thành ba tầng khác nhau: - Tầng một gồm 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ (P-5), trong đó vai trò chủ yếu thuộc về ba nước: Liên Xô, Hoa Kì và Trung Quốc. - Tầng hai gồm các nước Đông Nam Á, trong đó tiếng nói quan trọng hơn cả thuoäc veà Vieät Nam vaø Thaùi Lan. - Tầng ba gồm các bên xung đột ở Campuchia. Trong ba taàng treân, tieáng noùi coù yù nghóa quyeát ñònh hôn caû thuoäc veà P-5.. Sự đồng thuận của P-5 tạo tiền đề cho Hội nghị không chính thức về Campuchia (Informal Meeting on Campuchia – IMC) được tổ chức ở Jakarta trong các ngày 26.2 – 1.3.1990 với sự tham dự của ba nước Đông Dương, sáu nước ASEAN, Pháp. Australia cũng được mời vì chương trình nghị sự tập trung vào đề xuất của nước này. Hội nghị đã tán thành những nội dung sau,theo như đề xuất của Canberra: - LHQ có trách nhiệm tổ chức và giám sát tổng tuyển cử với điều kiện tôn trọng chủ quyền của Campuchia, giám sát việc ngừng viện trợ từ bên ngoài cho các bên ở Campuchia và việc ngừng bắn; - Thành lập một Hội đồng tối cao hòa giải dân tộc trong thời kì chuyển tiếp, giữ.

<span class='text_page_counter'>(275)</span> nguyên hai chính phủ và đồng thời lập một cơ cấu chung cho cả hai chính phủ. Tuy nhiên, Hội nghị đã không đưa ra được một tuyên bố chung do Khmer Đỏ đã dùng quyền phủ quyết đối với nội dung đòi ngăn chặn sự hồi sinh của chế độ diệt chủng. Bất chấp sự chống đối của Khmer Đỏ, tiến trình dẫn đến giải pháp chính trị vẫn được xúc tiến liên tục. Trong các ngày 4 và 5.6, tại Tokyo đã diễn ra cuộc gặp được nước chủ nhà Nhật Bản xác định là giữa hai chính phủ đối lập ở Campuchia, chứ không phải là cuộc họp giữa bốn phái. Tuyên bố chung mang chữ kí của Hun Sen và Sihanouk đã nhấn mạnh đến “sự cần thiết phải kiềm chế hoạt động vũ trang của các bên Campuchia” đến mức ngừng bắn và lực lượng vũ trang các bên được giữ nguyên tại chỗ. Hai bên đã nhất trí về Hội đồng dân tộc tối cao, xem đây là cơ quan tượng trưng cho độc lập, chủ quyền và thống nhất dân tộc của Campuchia, bao gồm số người ngang nhau của hai phía và phiên họp đầu tiên của Hội đồng sẽ được triệu tập chậm nhất vào cuối tháng 7.1990. Thành phần của Hội đồng được xác định sẽ gồm 12 người: mỗi chính phủ sẽ có 6 đại biểu. Tuyên bố chung cũng khẳng định hội nghị hòa bình về Campuchia sẽ được triệu tập lại với sự tham gia thích đáng của LHQ. Như vậy, kết quả của IMC và cuộc gặp Tokyo là rất có lợi cho chính phủ Quốc gia Campuchia(128). Ngay lập tức, Trung Quốc đã tìm cách can thiệp bằng các đề xuất sau: - Hội đồng dân tộc tối cao phải được thành lập trên cơ sở bốn bên và do Sihanouk làm chủ tịch, phải là cơ quan quyền lực tối cao duy nhất hợp pháp ở Campuchia trong thời kì quá độ, phải có quyền hành pháp, lập pháp, trực tiếp nắm ít nhất 5 bộ quan trọng (Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao, Thông tin, Tài chính). - Các lực lượng vũ trang Campuchia phải được tập kết vào những địa điểm do LHQ quy định và sau đó giảm quân số đến mức thấp nhất. Đây cũng là những đề xuất mà phái đoàn Trung Quốc đã đưa ra tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong các ngày 11 – 13.6.1990 ở Hà Nội. Trưởng đoàn Trung Quốc là Từ Đôn Tín còn đưa ra lịch trình giải quyết vấn đề Campuchia được Bắc Kinh dự kiến gồm 5 bước: - Trung Quốc-Việt Nam đạt thoả thuận về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia; - Ngoại trưởng 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Indonesia ra tuyên bố chung về thoả thuận vừa nêu; - Hội nghị giữa 5 nước trên và 4 bên Campuchia. - Hoäi nghò P-5 vaø 4 beân Campuchia; - Hoäi nghò quoác teá Paris veà Campuchia. Để gây sức ép lên Việt Nam, Từ Đôn Tín nhấn mạnh rằng trong vấn đề Campuchia, cần giải quyết hai câu hỏi tồn đọng liên quan đến quyền lực của SNC 128() Trần Quang Cơ ghi trong Hồi kí : “[...] ; cuộc gặp Sihanouk-Hunsen ở Tokyo là do sự dàn xếp của Mĩ,. Nhật và Thái Lan, ngoài ý muốn của Trung Quốc”..

<span class='text_page_counter'>(276)</span> và số phận của quân đội các bên Campuchia , thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới suy tính đến khả năng của một cuộc gặp thượng đỉnh với Việt Nam. Phía Việt Nam khẳng định SNC có trách nhiệm và quyền lực trong việc thực hiện các hiệp định được kí về Campuchia, về hoà giải dân tộc và về tổng tuyển cử; chính quyền Phnompenh và Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ không được gây trở ngại cho trách nhiệm và quyền lực vừa nêu của SNC. Còn phạm vi quyền lực của SNC là chuyện nội bộ của Campuchia. Ở chốn công khai , chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn lên án lực lượng Pol Pot và cự tuyệt bất kỳ giải pháp chính trị nào cho vấn đề Campuchia mà trong đó Pol Pot được tính như một phần của bộ máy quyền lực . Tuy nhiên, theo thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, ngay từ nửa đầu năm 1987, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xem xét một phương án được gọi là Giải pháp đỏ: chính phủ CHND Campuchia hoà giải trực tiếp với phe Pol Pot để lập ra một nước Campuchia XHCN đặng làm vừa lòng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc . Trần Quang Cơ đồng thời có lưu ý rằng cha đẻ của Giải pháp đỏ thực ra là M. Gorbachev, nhưng người “bảo dưỡng” nó một cách chu đáo nhất trong suốt những năm 1987-1991 là một số nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam . Nguyên là từ khi chế độ XHCN ở Việt Nam rơi nhanh vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đến mức giới lãnh đạo từ bỏ chính sách cũ và phải chuyển sang đường hướng được gọi là đổi mới, còn ở các nước Đông Âu và cả Liên Xô , chế độ XHCN trượt nhanh đến chỗ sụp đổ, những nhà lãnh đạo Việt Nam ngày càng nôn nóng với mong muốn bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhằm chung sức với nước này trong sự nghiệp bảo vệ những gì còn lại của hệ thống XHCN thế giới . Tại buổi tiếp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy diễn ra ngày 5.6.1990 ở Hà Nội , tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã phát biểu : “Trong quan hệ hai nước , 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp , có cái sai đang sửa ”. Tiếp đó, Nguyễn Văn Linh ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... Chúng âm mưu diễn biến hòa bình , mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì xã hội chủ nghĩa , nhưng lại đang có nhiều vấn ñeă . Chuùng tođi muoẫn cuøng caùc ngöôøi coông sạn chađn chính baøn vaân ñeă bạo veô chụ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay .. Trung Quốc cần gương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội , kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. Về vấn đề Campuchia , tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Văn Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết : “Không có lí gì những người Cộng sản lại không thể bàn với những người Cộng sản được”,” họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”. Hôm sau , đến lượt bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh tiếp Trương Đức Duy . Theo lời thuật lại của đại sứ Trung Quốc, Lê Đức Anh đã miêu tả thực cụ thể “giải pháp Đỏ” như sau : “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Pol Pot . Trung Quốc và Việt Nam sẽ bàn với bạn Campuchia của mình , và thu xếp.

<span class='text_page_counter'>(277)</span> để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề . Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam , có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong , còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn bình thường...”. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam còn nói thêm : “Ngày xưa Pol Pot là bạn chiến đấu của tôi...”. Về phần mình , chính phủ Bắc Kinh phản ứng trái hẳn với chính phủ Hà Nội . Họ bác bỏ thẳng thừng “Giải pháp Đỏ” vì nó xét thấy hoàn toàn không phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc vốn đang mưu tìm sự trợ giúp về nhiều mặt của phương Tây cho chương trình “Bốn hiện đại hoá”.. Cuộc họp vòng năm cấp thứ trưởng P-5 diễn ra ngày 17.7.1990 đã đáp ứng một phần đề xuất của Trung Quốc, khi thông qua quy định về vai trò của LHQ ở Campuchia: tổ chức tuyển cử, kiểm soát 5 bộ (theo như đề nghị của Trung Quốc), thành lập Hội đồng dân tộc tối cao (Supreme National Council - SNC) như là cơ quan đại diện cho chủ quyền Campuchia. SNC sẽ trao cho LHQ quyền tổ chức tổng tuyển cử. Như vậy, diện mạo của SNC ngày càng hiện ra rõ nét như là cơ quan quyền lực cao nhất ở Campuchia trong thời kì quá độ. Dieãn bieán treân caøng cho thaáy roõ vai troø quyeát ñònh trong tieán trình giaûi quyeát vấn đề Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân đã thuộc hẳn về P-5, mà trong đó Trung Quốc vừa là nước liên quan trực tiếp, vừa là nước có tiếng nói không thể xem thường. Phủ nhận vai trò của Khmer Đỏ, cũng tức là phủ nhận vai trò của Trung Quốc. Ngày 15.6.1990, trong lúc đang ở thăm Hoa Kì, thủ tướng Thái Lan đã tuyên bố tại Câu lạc bộ báo chí hải ngoại: “Thái Lan không thể ngăn chặn con đường Trung Quốc cung cấp vũ khí cho phe Pol Pot, có một cách đơn giản để chấm dứt việc đó là Mĩ và Nhật Bản, hai nước buôn bán chủ yếu với Trung Quốc hãy gây sức ép với nước này”. Vấn đề là Washington và Tokyo lại không hề muốn giúp Campuchia, một nước vừa nhỏ, vừa ở xa theo cách gây tổn hại đến quyền lợi của nước họ. Ngoài ra cũng nên để ý đến một xu thế không thể đảo ngược trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia là các bên Campuchia càng tiến gần đến một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia, thì vai trò của Khmer Đỏ càng giảm dần, không chỉ về mặt quân sự, mà cả trong lĩnh vực chính trị.. Ngay ngày hôm sau, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì James Baker đã loan báo chính sách mới của Hoa Kì đối với Campuchia: rút lại sự công nhận Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ ở LHQ, ngăn chặn Khmer Đỏ quay lại cầm quyền, mở cuộc đối thoại với chính phủ Việt Nam về vấn đề Campuchia, tìm cách tiếp xúc với chính quyền Phnompenh. Được trình bày trong Thông cáo chung về cuộc họp thứ 23 của hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, quan điểm của ASEAN về tính chất và vai trò của SNC không khác về cơ bản với quyết định của P-5 : “[Các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN] cho rằng một SNC như vậy [nghĩa là bao gồm các cá nhân có quyền lực đại diện mọi xu thế chính trị ở Campuchia] nên là một cơ quan của độc lập, chủ quyền và thống.

<span class='text_page_counter'>(278)</span> nhất của Campuchia và sẽ giữ ghế của Campuchia ở LHQ sau khi độc lập”.. X.4.2. Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia Diễn biến trên đã tác động mạnh đến tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia. Cuộc họp vòng sáu cấp thứ trưởng ngoại giao P-5 diễn ra trong các ngày 27 và 28.8.1990 ở New York đã thông qua Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột ở Campuchia. Văn kiện khung đánh giá SNC được thành lập theo công thức 6+6 là bước tiến quan trọng đến một giải pháp chính trị, xác định những điều kiện cho vai trò của LHQ ở Campuchia là chấm dứt mọi viện trợ từ bên ngoài cho các bên ở Campuchia, thực hiện nghiêm túc lệnh ngừng bắn, duy trì nguyên trạng quân sự của các bên. Văn kiện khẳng định phải thể hiện sự tôn trọng nhân quyền ở Campuchia bằng cách ngăn chặn sự trở lại của chế độ diệt chủng(129), đề cập đến sự cần thiết của một cơ chế đảm bảo nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và trung lập của Campuchia. Văn kiện cũng đề cập đến những dàn xếp về một chính quyền quá độ ở Campuchia trước bầu cử, về mặt quân sự trong thời kì chuyển tiếp, và nhất là đưa ra một lịch trình thật cụ thể: trong tuần từ ngày 3.9 đến ngày 9.9, các bên Campuchia họp ở Jakarta để lập SNC trước phiên họp của Đại Hội đồng LHQ, tiếp đó họp mở rộng với các nước trong khu vực (có Trung Quốc); đến khoảng tháng 10-11.1990 , Ủy ban phối hợp hội nghị Paris về Campuchia họp để soạn thảo Hiệp định trên cơ sở Văn kiện khung do P-5 vạch ra ; các ngoại trưởng ký Hiệp định ; 15 nước trong Hội đồng Bảo an thoâng qua Đây cũng là thời điểm Trung Quốc khởi sự tiến trình tiến đến bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm các nước ASEAN diễn ra trong tháng 8.1990, thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã tuyên bố tại Singapore: "Trung Quốc hi vọng sắp tới đây sẽ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và sẽ bàn bạc với Việt Nam về những vấn đề có tranh chấp như quần đảo Trường Sa".. Ngay ngày hôm sau, chủ tịch HĐBT Việt Nam Đỗ Mười đã ra tuyên bố hoan nghênh lập trường của Lý Bằng. Ngaøy 29.8, chæ moät ngaøy sau khi HÑBA coâng boá Vaên kieän khung, Trung Quoác ñöa ra lời mời chính thức Trong các ngày 3 và 4.9.1990, một phái đoàn Việt Nam gồm những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam là tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng đã bí mật gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc là tổng bí thư Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng tại Thành đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên). Hai bên đã đồng ý rằng đồng thời với việc giải quyết toàn diện, công bằng và hợp lí vấn đề Campuchia, sẽ từng bước cải thiện quan hệ giữa hai nước, hai đảng, tiến hành bình thường hoá. Hai bên cho rằng thời cơ để giải quyết vấn đề Campuchia theo cách vừa nêu đã chín muồi, trước mắt hi vọng các bên Campuchia tương lai phải là một nước hoà bình, độc lập, 129 Chế độ diệt chủng được Văn kiện khung diễn đạt bằng cụm từ “chính sách và hành động trong quá. khứ” theo đòi hỏi của Trung Quốc..

<span class='text_page_counter'>(279)</span> trung lập, không liên kết, có quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng [65, II, tr.209-210]. Bên cạnh đó, hai bên đạt một thỏa thuận liên quan đến thành phần của SNC: từ 12 người được chia đều cho hai phe (Chính phủ CHDC Campuchia có 6, Chính phủ Lâm thời ba bên Campuchia có 6) theo thỏa thuận đạt được ở Hội nghị Tokyo, thì giờ đây nhân số của SNC sẽ là 13 người và được phân chia theo công thức 6+2+2+ 2+1 : chính phủ Phnompenh 6, chính phủ Lâm thời ba bên được 7 (mỗi bên 2 người , riêng cá nhân Sihanouk làm chủ tịch giữ 1 ghe)á . Thỏa thuận đạt được ở Hội nghị bí mật Thành Đô đồng thời công nhận có 4 bên ở Campuchia , mà một trong số đó là lực lượng Pol Pot . Theo quan điểm của thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, người được giao trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề Campuchia , thì thỏa thuận về thành phần của SNC là một nhượng bộ quá lớn từ phía Việt Nam. Hậu quả là chính phủ Phnompenh đã miễn cưỡng chấp thuận công thức 6+2+2+ 2+1, sau khi Việt Nam đã phải bỏ ra rất nhiều công sức vào công tác thuyết phục.. Trong hai ngày 9 và 10.9.1990, nghĩa là không đầy một tuần sau cuộc gặp ở Thành Đô, các bên Campuchia đã nhóm họp ở Jakarta với sự chứng kiến của đại diện hai đồng chủ tịch Hội nghị Paris và đại diện LHQ. Hội nghị đã chấp nhận trọn vẹn Văn kiện khung của P-5 và x2 thức thành lập SNC vốn đã được Việt Nam và Trung Quốc thông qua ở Hội nghò Thaønh Ñoâ. Cuï theå nhö sau: - SNC là cơ quan hợp pháp duy nhất và là nguồn quyền lực duy nhất tiêu biểu cho độc lập, chủ quyền và thống nhất của Campuchia trong suốt thời kì quá độ; - SNC sẽ đại diện cho Campuchia về đối ngoại và giữ ghế của Campuchia ở LHQ, cũng như các cơ quan chuyên môn của tổ chức quốc tế này và tại các tổ chức, hội nghị quoác teá khaùc; - Thành phần của SNC gồm 13 người; 6 của chính phủ Phnompenh, 6 của Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ (mỗi phái gồm 2 người) và cá nhân Sihanouk; - SNC sẽ hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận (consensus); - Sau khi giải pháp toàn bộ về Campuchia được thông qua, SNC sẽ chuyển giao cho LHQ mọi quyền hành để thực hiện giải pháp toàn bộ, kể cả những quyền liên quan đến tổ chức tổng tuyển cử. Ngày 20.9, HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 668 chấp nhận giải pháp khung với 15 phiếu thuận,không phiếu chống. Từ đây, mọi nỗ lực giải quyết cuộc xung đột ở Campuchia đều dựa vào văn kiện này. Ngày 28.9, Thái Lan loan báo quyết định không cho phép các phái Khmer đối lập dùng lãnh thổ vào hoạt động gây nội chiến ở Campuchia, hay vận chuyển vũ khí cho các phaùi naøy. Ngày 15.10, ĐHĐ LHQ đã bỏ phiếu tán thành Nghị quyết 668 của HĐBA và chuyển giao ghế ở LHQ cho SNC. Ngày 26.11, đại diện P-5 đã đề nghị LHQ trực tiếp can thiệp vào việc cai trị tạm thời Campuchia và đưa ra một dự thảo Hiệp định về Campuchia bao gồm 4 vấn đề: những thỏa thuận chính trị chung, thể thức hoạt động của Cơ quan quyền lực.

<span class='text_page_counter'>(280)</span> quá độ của LHQ (United Nations Transitional Authority in Cambodia - UNTAC), các đảm bảo quốc tế, phục hồi và tái thiết Campuchia. Điểm đáng chú ý trong dự thảo Hiệp định là xóa bỏ chính quyền và lực lượng vũ trang của các bên Campuchia, tạm thời đặt Campuchia dưới sự quản lý của LHQ. Tất cả những diễn biến trên cho thấy tình hình quốc tế đã trở nên hết sức thuận lợi để các bên ở Campuchia đi đến một thỏa thuận chung cuộc. Tuy vậy, do những bất đồng quanh các vấn đề như thành phần, cơ chế hoạt động, chức năng... của SNC, mà mãi đến cuộc họp diễn ra trong các ngày 16 và 17.7.1991 ở Bắc Kinh, đại diện hai chính phủ ở Campuchia là Hun Sen và Sihanouk mới đạt được các thỏa thuận chính như sau: - Sihanouk sẽ giữ chức chủ tịch SNC bao gồm 13 thành viên (6 của chính phủ Phmompenh, 6 cuûa Chính phuû lieân hieäp Campuchia daân chuû vaø caù nhaân Sihanouk). Tuy nhiên, Sihanouk sẽ từ chức chủ tịch Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ và sẽ đóng vai troø trung laäp, khoâng thuoäc baát kì phe nhoùm chính trò naøo; - Chấp nhận toàn bộ văn kiện khung của P-5 được thông qua ngày 28.8.1990. Các thỏa thuận trên đã lần lượt được CHND Trung Hoa, Việt Nam, ASEAN, Australia, Nhaät Baûn… hoan ngheânh. Trước đó hơn 3 tháng, quan hệ Việt Nam-Hoa Kì ghi nhận một chuyển biến rõ rệt : ngày 9.4.1991 , đại diện bộ ngoại giao Hoa Kì trao cho đại sứ Việt Nam ở LHQ bản lộ trình (Road Map) về việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Văn kiện nêu rõ những điều kiện cần đáp ứng, những công cụ cần đề ra và những bước đi cần thực hiện để phía Hoa Kì tiến dần đến một quyết định xoá bỏ từng phần lệnh cấm vận và cuối cùng, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam .. Ngày 28.7.1991, chủ tịch CHXHCN Việt Nam là Lê Đức Anh đã dẫn đầu một phái đoàn sang thăm Trung Quốc thảo luận vấn đề Campuchia và những vấn đề khác mà hai nước cùng quan tâm nhằm chấm dứt hơn một “thập kỉ khác thường” trong quan hệ giữa hai nước. Từ ngày 26 đến ngày 29.8.1991, SNC đã tổ chức một cuộc họp ở Pattaya dưới sự chủ tọa của chủ tịch Sihanouk. Các đại diện của Indonesia và Pháp – hai đồng chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, và đại diện của LHQ đã tham dự với tư cách quan sát viên. Hội nghị đã đạt được các thỏa thuận sau: - Cơ quan quyền lực quá độ của LHQ ở Campuchia (UNTAC) sẽ hoạt động dựa theo các kiến nghị được SNC thông qua trên cơ sở nhất trí. Nếu như các thành viên SNC không đạt được sự thống nhất về một vấn đề nào đó thì chủ tịch Sihanouk sẽ có quyền đưa ra quyết định cuối cùng với điều kiện có tính đến đầy đủ các quan điểm đã được đưa ra trong SNC; - Về chế độ chính trị tương lai ở Campuchia, Hội nghị nhất trí xây dựng một đất nước Campuchia theo chế độ dân chủ đa đảng; - Vấn đề nhân quyền và thực hiện nhân quyền được Hội nghị đặc biệt chú trọng. Thông cáo chung của Hội nghị nêu rõ: “Lịch sử bi thảm gần đây của Campuchia đòi hỏi cần phải có những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ quyền con người, vì vậy Hiến pháp sẽ bao goàm moät baûn tuyeân boá veà caùc quyeàn cô baûn...”..

<span class='text_page_counter'>(281)</span> Trong luùc ñang tham gia kì hoïp cuûa ÑHÑ LHQ khoùa 46 (khai maïc ngaøy 17.9.1991), SNC đã tiến hành một loạt các cuộc họp sau: nội bộ (19.9), với các thành viên của HĐBA LHQ (20.9) và với các thành viên của Hội nghị Quốc tế Paris về Campuchia (21.9), SNC đã nhất trí về quá trình cắt giảm 70 phần trăm lực lượng vũ trang của mỗi bên, 30 phần trăm lưc lượng còn lại sẽ được tiếp tục giải giáp trước hoặc sau tổng tuyển cử; đặt các lực lượng cảnh sát dưới sự giám sát của LHQ; LHQ sẽ giám sát tổng tuyển cử có thể sẽ được tiến hành trong nửa đầu năm 1993 để lập một chính phủ mới ở Campuchia; khoảng 200 quan sát viên LHQ sẽ đến Campuchia sau khi Hiệp định hòa bình được kí. X.4.3. Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia. Đến đây, toàn bộ nội dung và các khuyến cáo của P-5 đã được SNC tiếp thu đầy đủ. Như vậy, trở ngại cuối cùng đã được giải quyết trước khi Hội nghị quốc tế về Campuchia vòng hai được khai mạc lúc 3.30 chiều 23.10.1991 tại Paris. Thành phần tham dự không khác so với vòng một, duy chỉ có đại diện Campuchia không còn là phái đoàn 4 bên, mà là đoàn đại biểu SNC do Sihanouk cầm đầu. Lúc 19 giờ cùng ngày, Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia đã được kí. Hiệp định bao gồm các vaên kieän chính sau: - Định ước cuối cùng của Hội nghị Paris về Campuchia. - Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia. - Hiệp định liên quan đến chủ quyền, độc lập, toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thoå, trung laäp vaø thoáng nhaát daân toäc Campuchia - Tuyeân boá veà phuïc hoài vaø taùi thieát Campuchia. Các văn kiện trên là sự thể hiện chi tiết Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia” đã đươc P-5 thông qua ngày 28.8.1990. Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia có nội dung chính nhö sau: - Những sắp xếp trong thời kì quá độ ( nghĩa là từ khi Hiệp định có hiệu lực đến khi Quoác hoäi laäp hieán thoâng qua Hieán phaùp vaø chuyeån thaønh Quoác hoäi laäp phaùp vaø laäp ra moät chính phủ mới: + Cơ quan quyền lực quá độ của LHQ ở Campuchia (UNTAC) có nhiệm vụ thiết lập sự kiểm soát cần thiết đối với hoạt động của các ngành ngoại giao, quốc phòng, tài chính, an ninh công cộng và thông tin hầu đảm bảo tính trung lập của chúng.UNTAC cũng có nhiệm vụ giám sát hoạt động triệt thoái khỏi và không đưa trở lại lãnh thổ Campuchia các cố vấn, nhân viên quân sự nước ngoài cùng các khí tài quân sự, sau khi Hiệp định có hiệu lực.. suoát. + Hội đồng dân tộc tối cao (SNC) được xem là "cơ quan hợp pháp duy nhất và là nguồn quyền lực thể hiện chủ quyền, độc lập và thống nhất của Campuchia trong thời kì quá độ", là người đại diện cho Campuchia ở LHQ và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này. Tuy nhiên, SNC lại không trực tiếp thực thi quyền lực trên lãnh thổ.

<span class='text_page_counter'>(282)</span> Campuchia, mà ủy thác cho UNTAC, kể cả các quyền liên quan đến việc giám sát hoạt động giải giáp các phe phái xung đột trong nước, tổ chức và giám sát cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến, soạn thảo hiến pháp và lập chính phủ mới. - Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, hoat động cung cấp viện trợ quân sự từ bên ngoài cho các bên Campuchia phải lập tức chấm dứt. Các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Campuchia toàn bộ cố vấn quân sự cùng các loại trang thiết bị quân sự. Các phe phái ở Campuchia phải tập trung quân ở các vùng tập kết dưới sự giám sát của UNTAC. - Tất cả các bên kí kết cam kết tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử. -. - Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân Campuchia phải được thực hiện và được tôn trọng. - Tất cả các bên kí kết cam kết công nhận và tôn trọng chủ quyền,độc lập, tính toàn veïn vaø tính baát khaû xaâm phaïm veà laõnh thoå, neàn trung laäp vaø thoáng nhaát daân toäc cuûa Campuchia. Từ ngày 5 đến ngày 10.11.1991, tức chỉ khoảng nửa tháng sau khi Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia được kí kết, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và chủ tịch HĐBT Việt Nam Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang thăm Trung Quốc. ngày 10.11. Hai bên ra Tuyên bố chung về bình thường hoá quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Dù vấp phải nhiều khó khăn và bất chấp thái độ không hợp tác của lực lượng Khmer Đỏ(130), Hiệp định nhìn chung đãû được các bên tuân thủ nghiêm túc và thực hiện đầy đủ. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quộc hội diễn ra trong các ngày từ 23 đến 28.5.1993 đã cho ra keát quaû sau: ĐẢNG FUNCINPEC (131) PPC (132) PDLB (133) MOULINAKA (134). SOÁ PHIEÁU (%) 45,47 38,22 3,81 1,37. SOÁ GHEÁ 58 51 10 01. Ngaøy 3.6, FUNCINPEC vaø PPC thoûa thuaän thaønh laäp moät chính phuû daân toäc laâm thời do Norodom Sihanouk làm chủ tịch, Norodom Ranariddh và Hun Sen làm các phó 130() Ngày 8.7.1992, Khmer Đỏ từ chối thực hiện kế hoạch giải giáp 70% lực lượng quân sự của các bên. Campuchia , dưới sự giám sát của UNTAC. 131() Mặt trận Đoàn kết quốc gia vì một Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique et Coopératif) do Hoàng thân Norodom Ranariddh thành lập và lãnh đạo. 132() Đảng Nhân dân Campuchia (Parti du Peuple Cambodgien, tức đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, được đổi tên từ tháng 11.1991) do Hun Sen và Chea Sin lãnh đạo. 133 () Đảng Dân chủ, Tự do Phật giáo (Parti Démocratique, Libéral et Bouddhiste) do Son Sann lãnh đạo. 134() Phong traøo Giaûi phoùng daân toäc Campuchia (Mouvement de Libeùration Nationale de Kampuchea).

<span class='text_page_counter'>(283)</span> chuû tòch. Ngày 14.6, Quốc hội lập hiến phục hồi cương vị quốc trưởng cho Norodom Sihanouk như trước cuộc đảo chính năm 1970. Ngày 21.9, Quốc hội thông qua Hiến pháp tái lập chế độ quân chủ. Ba ngày sau, Sihanouk được tôn vinh làm vua. Ngày 29.10, Quốc hội phê chuẩn chính phủ mới của Vương quốc: Norodom Ranariddh – thủ tướng thứ nhất, Hun Sen – thủ tướng thứ hai. Ngày 15.11.1993, UNTAC kết thúc nhiệm vụ ở Campuchia. Sau khi Pol Pot qua đời vì bạo bệnh ở căn cứ Pailin (4.1998), lực lượng Khmer Đỏ mau choùng rôi vaøo tan raõ.. * *. *. Qúa tự tin vào thế và lực ra đời từ thắng lợi năm 1975 vốn được đánh giá là “vĩ đại nhất trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước kéo dài 4.000 năm ” , những nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã không thể lường trước mọi rắc rối về ngoại giao cực kì khó gỡ và mọi hậu quả khủng khiếp khó có thể khắc phục phát sinh từ quyết định đưa vào lãnh thổ Campuchia và duy trì ở đó trong một quãng thời gian quá dài một lực lượng quân sự không nhoû. Đã vậy, trong quá trình giải quyết vấn đề Campuchia , các nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã nuôi nhiều ảo tưởng về vai trò CHND Trung Hoa, kể cả sau khi nước này dùng vũ lực chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát , mà không tính đến một cách đúng mức và kịp thời vai trò của hai lực lượng chống Việt Nam coøn laïi : ASEAN vaø Hoa Kì. Sự nhận thức có phần lệch lạc của Việt Nam về bản chất của chính sách đối ngoại mà Trung Quốc đã và đang theo đuổi trong quan hệ quốc tế toàn cầu nói chung, trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á nói riêng bắt nguồn từ nếp tư duy giáo điều về các nước XHCN, từ những kinh nghiệm cay đắng mà Việt Nam đã thu hoạch trong quan hệ với các nước ÂuMĩ, từ môi trường ngoại giao bó hẹp mà Việt Nam bị giam hãm trong đó suốt từ ngày tuyên bố độc lập (1945) cho đến lúc vấn đề Campuchia được giải quyết (1991). Tóm lại, cuộc chiến can thiệp của Hoa Kì ở Việt Nam và tình trạng sa lầy trong một quãng thời gian dài của Việt Nam đã lần lượt làm suy yếu vị thế của cả Hoa Kì lẫn Việt Nam ở Đông Nam Á . Hai lực lượng mà căn cứ vào các quyền lợi địa-chính trị và dân tộc lẽ ra nên thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hầu ngăn chặn chính sách bành trướng truyền thoáng cuûa Trung Quoác trong vuøng..

<span class='text_page_counter'>(284)</span> KEÁT LUAÄN. Giống như ở tất cả các khu vực khác trên thế giới, quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thái Bình Dương (9.1945) cho đến Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia (10.1991) hoàn toàn chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa hai khối nước XHCN và TBCN, mà trước hết là của bộ ba: Hoa Kì, Liên Xô và Trung Quốc. Sự chi phối của các đại cường ngoài vùng nói trên không chỉ tác động rất tiêu cực lên quan hệ quốc tế trong vùng, vốn được thể hiện rõ qua các sự kiện tiêu biểu như: ba cuộc chiến tranh nối tiếp nhau trên bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á bị phân chia thành hai khối nước đối đầu nhau: Đông Dương và ASEAN, mà còn triệt tiêu hầu hết cơ hội thuận lợi cho nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong vùng. Hậu quả là các tổ chức hợp tác vùng được các nước Đông Nam Á bỏ công xây dựng đều hoặc là không sống thọ (SEAFET, ASAS, ASA), hoặc là không phát huy tác dụng trong một thời gian dài (ASEAN). Ngay cả ý tưởng ZOPFAN, một nỗ lực nhắm đến làm dịu và tạo ra một lối thoát khỏi tình trạng căng thẳng trong quan hệ vùng, đã không được hiểu đúng và do vậy, đã không được đón nhận theo cách mà lẽ ra nó đáng được. Phải đợi đến khi quan hệ giữa bộ ba đại cường quốc có ảnh hưởng lớn lao trong vùng là Hoa Kì - Liên Xô - Trung Quốc chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, quan hệ giữa hai khối nước Đông Dương và ASEAN mới dần dà được cải thiện theo. Chuyển biến này được quan sát thấy rõ qua lập trường của hai bên quanh vấn đề Campuchia. Khoâng phaûi laø ngaãu nhieân khi Hoäi nghò quoác teá Paris veà Campuchia keát thuùc thaønh coâng ngay vào thời điểm Chiến tranh Lạnh đang lùi dần vào quá khứ và thế giới lưỡng cực đang daàn tan bieán. Vấn đề Campuchia được giải quyết trên cơ sở dung hòa quyền lợi giữa các bên đối đầu đã đặt dấu chấm hết cho thời kì chia rẽ thành hai phe đối nghịch nhau và mở ra một thời kì mới trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á: thời kì tăng cường hợp tác để hướng đến một Đông Nam Á phồn vinh, thịnh vượng, trung lập và tôn trọng nhau được thể hiện qua sự mở rộng không ngừng của ASEAN. Các chuyển biến trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á sau năm 1991 cho thấy các nước trong vùng đang nỗ lực bắt kịp với trào lưu tiến bộ chung của nhân loại.. NIEÂN BIEÅU 1945 4 – 11.2. Hội nghị thượng đỉnh Yalta (Crưm) với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì F..

<span class='text_page_counter'>(285)</span> Roosevelt, lãnh tụ Liên Xô I. Stalin và thủ tướng Anh W. Churchill. 9.3. Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. 24.3. Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp ra tuyên bố về tương lai của Đông Dương. 9.5.. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.. 17.5. Anh coâng boá Saùch traéng veà Mieán Ñieän. 17.7 – 2.8. Hội nghị thượng đỉnh Potsdam với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì H. Truman, lãnh tụ Liên Xô I. Stalin và các thủ tướng Anh W. Churchill và Clement Attlee.. 14.8. Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 17.8. Indonesia tuyên bố độc lập. Nước Cộng hoà Indonesia được thành lập. 2.9. - Lễ kí kết văn kiện đầu hàng không điều kiện của Nhật trước quân Đồng minh dieãn ra treân chieán haïm Missouri buoâng neo trong vònh Tokyo - Việt Nam tuyên bố độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành laäp.. 23.9. Xung đột bùng phát ở miền Nam Việt Nam giữa lực lượng kháng chiến Việt Nam vaø quaân Phaùp.. 9.10. Anh và Pháp kí thoả thuận về Đông Dương ở London, cho phép quân đội Pháp thay quân Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở Nam Đông Dương. 1946 7.1. Pháp công nhận nền tự trị của Campuchia trong khuôn khổ Liên bang Đông Döông vaø Lieân hieäp Phaùp. 28.2. Hiệp ước Pháp-Hoa được kí tại Trùng Khánh. 6.3. VNDCCH và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ ở Hà Nội .. 30.4. Quốc hội Hoa Kì thông qua Đạo luật Bell. 4.7. Philippines tuyên bố độc lập.

<span class='text_page_counter'>(286)</span> 6.7 – 12.9. Hội nghị Fontainebleau giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 27.8. Pháp công nhận nền tự trị của Lào trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương vaø Lieân hieäp Phaùp. 14.9. Tạm ước Pháp-Việt được kí ở Paris. 15.11. Hiệp định Linggadjati được Hà Lan và Indonesia kí tắt.. 19.12. Chiến tranh Việt-Pháp khởi phát. 1947 28.1. Campuchia thu hồi các lãnh thổ bị Xiêm chiếm đọat ngày 9.5.1941. 14.3. Mĩ và Philippines kí Thỏa ước quân sự cho phép Mĩ sử dụng 23 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines trong thời hạn 99 năm.. 25.3. Hiệp ước Linggadjati được Indonesia và Hà Lan kí chính thức.. 12.4. Chủ thuyết Truman được công bố. 22.9 – 29.10 Hội nghị 9 đảng cộng sản châu Âu diễn ra ở Szklarska-Poreba (Ba Lan). Tại Hội nghị, Chủ thuyết Zhdanov được công bố, Cục Thông tin Cộng sản được thaønh laäp. 17.10. Anh trao trả độc lập cho Miến Điện. 8.12. Bảo Đại và Bollaert khởi sự thương thuyết về nền độc lập của Việt Nam. 1948 4.1. Miến Điện tiếp nhận nền độc lập từ Anh. 6.1. Miến Điện và Anh kí một hiệp định quân sự. 17.1. Hiệp ước Renville giữa Indonesia và Hà Lan. 3.6. Cao ủy Pháp ở Đông Dương và đại diện của Bảo Đại kí Hiệp định Vịnh Hạ Long Anh ban hành tình trạng khẩn cấp ở Malaya (ngày 31.7.1960, tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ).. 12.7.

<span class='text_page_counter'>(287)</span> 19.7. Quốc gia Liên kết Lào được Pháp công nhận. 16.12. Quốc gia Liên kết Campuchia được thành lập. 1949 8.3. Bảo Đại và tổng thống Pháp Auriol kí Hiệp định Élysée. 1.9. Quốc gia Liên kết Việt Nam được tuyên bố thành lập ở Sài Gòn, với Bảo Đại là quốc trưởng. 1.10. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. 23.8 – 2.11 Hội nghị Bàn tròn The Hague giữa Hà Lan và Indonesia 27.12. Hà Lan chính thức chuyển giao chủ quyền của Indonesia cho Liên bang Hợp chúng quốc Indonesia. 1950 18.1. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 29.1. Hạ viện Pháp phê chuẩn Hiệp định Élysée công nhận nền độc lập của các Quoác gia lieân keát Vieät Nam, Laøo vaø Campuchia. 30.1. Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 7.2. Mó coâng nhaän caùc Quoác gia lieân keát Vieät Nam, Laøo vaø Campuchia.. 14.2. Liên Xô và Trung Quốc kí Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ.. 25.6. Chiến tranh Triều Tiên khởi phát. 4.10.. Mĩ thành lập Phái bộ quân sự ở Đông Dương (MAAG).. 23.12. Hieäp ñònh Phoøng thuû chung Ñoâng Döông bao goàm Mó, Phaùp vaø ba Quoác gia liên kết Đông Dương được kí ở Washington.. 1951 11 – 19.2. Đại hội II đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng đổi tên thành đảng Lao động.

<span class='text_page_counter'>(288)</span> Vieät Nam 28.6. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập. 30.8. Philippines và Hoa Kì kí Hiệp ước phòng thủ chung có hiệu lực từ ngày 27.8.1952. 1.9. Hiệp ước An ninh ANZUS được kí giữa Australia, New Zealand và Hoa Kì. 8.9. Hoa Kì và Nhật Bản kí Hiệp ước phòng thủ chung. 1952 27.8. Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kì và Philippines có hiệu lực. 1953 27.7 Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được kí kết 22.10 Pháp công nhận Lào là "quốc gia độc lập có chủ quyền" 9.11 Pháp công nhận nền độc lập đầy đủ của Vương quốc Campuchia. 1954 7.5. Quân đội Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ. 8.5 – 21.7. Hoäi nghò Geneva veà Ñoâng Döông. 8.9. Hiệp ước Manila về thành lập SEATO. 31.12. Bộ Ngoại giao Mĩ ra thông báo rằng từ ngày 1.1.1955, Mĩ sẽ viện trợ trực tiếp cho chính quyeàn Ngoâ Ñình Dieäm. 1955 18 – 24.4. Hội nghị Á-Phi ở Bandung. 16.5. Quân đội Pháp rút hết khỏi miền Bắc Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(289)</span> 26.10. Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Cộng Hoà trên phần lãnh thổ Việt Nam ở phía Nam vĩ tuyến 17. 1956 21.4. Quốc hội Indonesia thông qua đạo luật hủy bỏ toàn bộ các thoả thuận đã đạt được với Hà Lan ở Hội nghị Bàn tròn. 28.4. Quân đội Pháp rút khỏi Nam Việt Nam. 7.5. Trụ sở Cao ủy của Hà Lan ở Indonesia được chuyển thành đại sứ quán. 26.10. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Hiến pháp của chế độ Việt Nam Cộng hoøa. 1957 12.1. Campuchia thông qua Đạo luật về Trung lập. 31.8. Anh trao trả độc lập cho Malaya. 12.10. Hiệp ước phòng thủ chung và tương trợ Malaya-Anh. 1959 5.1. Hội nghị lần thứ 15 BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng hoà. 6.5. Chính quyeàn Ngoâ Ñình Dieäm coâng boá Luaät 10/59.. 1960 17.1. Đồng Khởi ở Bến Tre. 5.9 – 10.9. Đại hội III đảng Lao động Việt Nam. 11.11. Cuộc đảo chính bất thành chống chế độ Ngô Đình Diệm. 20.12. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

<span class='text_page_counter'>(290)</span> 1961 16.5. Hội nghị Quốc tế về Lào khai mạc ở Geneva. 1962 23.7. Tuyên cáo chung về nền trung lập Lào được thông qua ở Hội nghị quốc tế về Laøo. 15.8. Hà Lan và Indonesia kí hiệp ước chuyển giao chủ quyền Tây Irian cho LHQ. 1963 27.8. Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hoà. 16.9. Lieân bang Malaysia thaønh laäp. 1.11. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết trong một cuộc đảo chính. 22.11. Tổng thống Hoa Kì J. Kennedy bị ám sát chết ở Dallas (Texas). 1964 7.8. Quoác hoäi Hoa Kì thoâng qua "Nghò quyeát veà Vònh Baéc boä".. 1965 1 – 9.3. Hội nghị Nhân dân Đông Dương diễn ra ở Phnompenh. 2.3. Hoa Kì khởi sự cuộc chiến tranh bằng không quân chống VNDCCH. 8.3. Thủy quân lục chiến Mĩ đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh can thiệp của Mĩ ở Việt Nam. 7.4. Tuyeân boá Baltimore cuûa toång thoáng Hoa Kì L. Johnson .. 8.4.. Lập trường Bốn điểm của Chính phủ VNDCCH ..

<span class='text_page_counter'>(291)</span> 3.5. Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kì. 9.8. Singapore ruùt khoûi Lieân bang Malaysia. 30.9. Cuộc đảo chính quân sự ở Indonesia. 1966 7.1. Lập trường 14 điểm của chính phủ Hoa Kì về cuộc xung đột ở Việt Nam. 1967 20.6. VNDCCH lập quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia. 8.8. Tổ chức các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ở Bangkok. 29.9. Tổng thống Mĩ Johnson công bố "Công thức San Antonio" về việc giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam. 1968 Ñeâm 30 raïng 31.1 Toång tieán coâng Teát Maäu Thaân - 25.2 31.3. Tổng thống Johnson ngừng không tập miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và loan báo ý định từ khước ra tranh cử nhiệm kì hai. 13.5 – 31.10 Hội đàm Paris giữa Hoa Kì và VNDCCH 31.10. Tổng thống Mĩ Johnson tuyên bố ngừng ném bom VNDCCH từ ngày 1.11.1968. 7.11. Nixon đắc cử chức tổng thống Hoa Kì. 1969 25.1 – 27.1.1973. 8.5. Hội nghị Paris với sự tham gia của Hoa Kì, VNDCCH, VNCH và MTDTGPMNVN (từ tháng 6.1969, Chính phủ CMLTCHMNVN). Trưởng đoàn MTDTGPMNVN ở Hội nghị Paris đưa ra giải pháp 10 điểm.

<span class='text_page_counter'>(292)</span> 14.5. Nixon công bố lập trường đàm phán 8 điểm của Hoa Kì. 11.6. Campuchia tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kì. 15.6. Campuchia coâng nhaän chính phuû CMLTCHMNVN. 25.7. Chủ thuyết Nixon (hay chủ thuyết Guam) được công bố. 1970 18.3. Sihanouk bị lật đổ trong một cuộc đảo chính. Lon Nol trở thành tổng thống Campuchia. 29.4. Mó vaø VNCH ñöa quaân vaøo laõnh thoå Campuchia. 13.5. Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia được thành lập với Sihanouk là quốc trưởng. 24 – 25.5. Hội nghị thượng đỉnh nhân dân Đông Dương diễn ra ở Bắc Kinh. 1971 8.2 – 23.3. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Quân lực VNCH ở đường 9 Nam Lào. 15.4. Anh, Australia, New Zealand, Singapore và Malaysia kí Hiệp ước phòng thủ chung ở London. 27.11. Các nước ASEAN đưa ra Tuyên bố ZOPFAN ở Kuala-Lumpur. 1972 21 – 28.2. Tổng thống Nixon thăm chính thức CHDCND Trung Hoa. Hai nước ra Thông cáo Thượng Hải. 30.3. Quân đội VNDCCH vượt sông Bến Hải, tấn công trực diện vào quân đội VNCH đóng trong tỉnh Quảng Trị. 8.5. Toång thoáng Nixon quyeát ñònh phong toûa moïi caûng bieån cuûa VNDCCH. 22 – 30.5. Tổng thống Nixon viếng thăm chính thức Liên Xô.

<span class='text_page_counter'>(293)</span> 8 – 12.10. Đoàn VNDCCH trao cho đoàn Hoa Kì dự thảo Hiệp định Paris. 20.10. Tổng thống Hoa Kì Richard Nixon gửi công hàm đến thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng khẳng định sẽ kí Hiệp định vào ngày 31.10.1972. 23 – 25.10. Nixon đề nghị VNDCCH và Hoa Kì họp để bàn lại một số nội dung của Dự thaûo Hieäp ñònh. 26.10. Chính phủ VNDCCH công bố toàn bộ Dự thảo.. 20.11 – 12.12 VNDCCH và Hoa Kì bàn về các điểm sửa đổi trong Dự thảo 18 – 30.12. Mĩ thực hiện chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc. 1973 27.1. Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí tại Paris. 21.1. Hiệp định về lập lại hòa bình và hòa giải dân tộc ở Lào được kí tại Vientiane. 6.3 – 15.8. Những trận không tập bí mật của Mĩ trên lãnh thổ Campuchia. 29.3. Mĩ hoàn tất việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. 13.6. Thông cáo chung về tình hình thi hành Hiệp định Paris ở Việt Nam được kí ở Paris. 1.7. Quốc hội Mĩ thông qua đạo luật cấm tài trợ cho bất kì hoạt động chiến đấu nào trong, trên lãnh thổ và ngoài khơi Campuchia, Lào và Việt Nam kể từ ngaøy 15.8.1973. 7.11. Nghị quyết về Quyền chiến tranh của Quốc hội Mĩ có hiệu lực, bất chấp lá phieáu phuû quyeát cuûa toång thoáng Nixon. 1974 20.1. Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa đang do Hải quân VNCH kiểm soát.

<span class='text_page_counter'>(294)</span> 8.8. Nixon từ chức tổng thống Hoa Kì. Phó tổng thống G. Ford lên thay. 1975 6.1. Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát hoàn toàn tỉnh Phước Long. 11.3. Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát Buôn Ma Thuột. 16.4. Ủy ban quân lực Thượng viện Hoa Kì bác bỏ viện trợ bổ sung cho VNCH. 17.4. Quân đội Khmer Đỏ vào Phnompenh. Cuộc nội chiến ở Campuchia kết thúc. 21.4. Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống VNCH. Trần Văn Hương lên thay. 23.4. Tổng thống Hoa Kì G. Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt đối với Mĩ.. 28.4. Dương Văn Minh trở thành tổng thống VNCH. 30.4 cuoäc. Chế độ VNCH bị xóa bỏ. VNDCCH giành được thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.. 4.5. Quân đội Campuchia Dân chủ đánh đảo Phú Quốc. 2.12. Chế độ CHDCND Lào được tuyên bố thành lập với Souphanouvong là chủ tịch nước, Kayson Phomvihan là thủ tướng.. 1976 23 – 24.2. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN diễn ra trên đảo Bali (Indonesia). 4 – 18.5. Cuộc họp trù bị về vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia dân chủ diễn ra ở Phnompenh. 5.7. Chính sách 4 điểm của Việt Nam đối với các nước Đông Nam Á. 1977 30.4. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Campuchia dân chủ khởi phát. 30.6. SEATO giaûi taùn.

<span class='text_page_counter'>(295)</span> 18.7. CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào kí Hiệp ước Hoà bình, Hữu nghị và Hợp tác. 31.12. Chính phủ Campuchia dân chủ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 1978 24.3. Chính phủ Việt Nam phát động chiến dịch đánh vào tư sản trên toàn miền Nam Vieät Nam. 3.11. Hiệp ước Hịa bình, Hữu nghị và Hợp tác Việt-Xô. 25.12. Chiến tranh Việt Nam – Campuchia dân chủ khởi phát. 1979 1.1. Trung Quốc và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ. 10.1. Chế độ CHND Campuchia được thành lập. 29.1 – 4.2. Ñaëng Tieåu Bình vieáng thaêm Hoa Kì. 17.2 – 14.3 Chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam 18.2. Việt Nam và CHND Campuchia kí Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác. 25.3. Vieät Nam vaø CHND Campuchia kí Thoâng caùo chung khaúng ñònh "khoâng coù vấn đề Campuchia". 1980 27.3. Malaysia và Indonesia đưa ra "Công thức Kuantan". 23 – 24.6. Va chạm giữa quân đội Việt Nam và quân đội Thái Lan ở biên giới Thái Lan – Campuchia. Thaùng 11. Khóa họp thứ XXXV của Đại Hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 35/6 "Về tình hình ở Campuchia". 1981.

<span class='text_page_counter'>(296)</span> 13 – 15.7. Hội nghị quốc tế về Campuchia diễn ra ở New York. 1982 9.7. Chính phủ Liên hiệp Campuchia dân chủ được thành lập. 1983 22 – 23.2. Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Dương lần thứ nhất diễn ra ở Vientiane. 19 – 20.7. Hội nghị lần thứ 7 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương công nhận có vấn đề Campuchia. 21.9. Các nước ASEAN đưa ra đề nghị thực hiện hòa giải dân tộc ở Campuchia. 1984 7.1.. Brunei gia nhaäp ASEAN. 1985 17 – 18.1. Hội nghị lần thứ 10 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương đưa ra đề nghị gắn liền việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia với việc loại bỏ phe Pol Pot khỏi sinh hoạt chính trị 16 – 17.8. Tại Hội nghị lần thứ 11 bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Dương, Việt Nam xác định năm 1990 là thời điểm rút hết quân khỏi Campuchia à.. 1986 28.7. Bài diễn văn của Gorbachev ở Vladivostok. 1987 7.2. Tại vòng đàm phán thứ 10 Liên Xô-Trung Quốc, Bắc Kinh xác định vấn đề Campuchia là trở ngại lớn nhất cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước..

<span class='text_page_counter'>(297)</span> 8.10. Chính phuû CHND Campuchia coâng boá caùc nguyeân taéc cô baûn cuûa moät giaûi pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.. 2 – 4.12. Cuộc gặp gỡ Sihanouk – Hunsen ở Fère-en-Tardenois (ngoại ô Paris). 1988 14.3. Trung Quốc tấn công chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa đang do quân lính Việt Nam trấn giữ. 20.5. BCT BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết xác định những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của hoạt động ngoại giao là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và góp phần giải quyết vấn đề Campuchia.. 25.5 Vieät Nam ruùt 5 vaïn trong toång soá 10 vaïn quaân coù maët treân laõnh thoå Campuchia 3 – 5.7. Cuộc họp hàng năm cấp bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra ở Bangkok bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam đã từ bỏ các mục tiêu quân sự ở Campuchia và đang hướng toàn bộ nỗ lực vào con đường ngoại giao. 25 – 28.7. Hội nghị JIM-1 ở Jakarta. 15.8. Liên Xô rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan. 1989 6.1. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh loan báo quyết định ruùt heát quaân khoûi Campuchia vaøo thaùng 9.1989, neáu coù giaûi phaùp chính trò.. 19 – 21.2. Hội nghị JIM-2 ở Jakarta. 30.4. Quoác hoäi Campuchia ra tuyeân boá veà neàn trung laäp vónh vieãn cuûa Campuchia và đổi tên CHND Campuchia thành Quốc gia Campuchia. 15 – 18.5. Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev thăm chính thức Trung Quoác. 30.7 – 31.8 Hội nghị quốc tế về Campuchia diễn ra ở Paris. 26.9. Vieät Nam hoøan taát vieäc ruùt quaân khoûi Campuchia.

<span class='text_page_counter'>(298)</span> 16.11. Khóa họp thứ 44 của Đại Hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết về một giaûi pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia. 2.12 ra. Hai nhà lãnh đạo Hoa Kì và Liên Xô là George Bush và Mikhail Gorbachev tuyên bố Chiến tranh lạnh kết thúc tại cuộc gặp gỡ trên đảo Malta.. 1990 17 – 18.1. Đại diện 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ (P-5) nhất trí chấp nhận vai trò của LHQ trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia. 16 – 18.2. Hội nghị không chính thức về Campuchia diễn ra ở Jakarta.. 4 – 5.6. Cuộc gặp gỡ Sihanouk – Hun Sen diễn ra ở Tokyo. 27 – 28.8. Cuộc họp vòng sáu cấp thứ trưởng Ngoại giao P-5 thông qua Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia. 20.9. HĐBA LHQ thông qua Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia. 1991 19 – 21.8. Cuộc đảo chính bất thành ở Liên Xô. 23.10. Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia được kí tại Hội nghị quốc tế vòng hai về Campuchia diễn ra ở Paris .. 10.11. Việt Nam và Trung Quốc ra Tuyên bố chung về bình thường hóa quan hệ. 25.12. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết chấm dứt sự tồn tại. THÖ MUÏÏC A.

<span class='text_page_counter'>(299)</span> 1.. Dean Acheson (1970). Present at the Creation. N.Y. Avon Books. 2.. Nina S. Adams – Alfred W. McCoy (ed.1970). Laos: War and Revolution. Harper Colophon Books, New York. 3.. Giôdép A. Amtơ (1985). Lời phán quyết về Việt Nam. NXB Quân đội Nhân daân, Haø Noäi.. B. 4.. Lawrence H. Battistini (1955). The US and Asia. Tokyo: Mazuren Co., Ltd. 5.. Bektimirova N. N.(1987). Khủng hoảng và sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Campuchia (1953 – 1970). NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga).. 6.. Bektimirova N. N. – Dementev Iu. O. – E.v. Kobelev (1989). Lịch sử hiện đại Campuchia. NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga).. 7.. Nguyễn Đình Bin(cb, 2002). Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000. NXB Chính trò Quoác gia, Haø Noäi.. 8.. M. Th. Blanchet (1954). La naissaince de l' Etat associeù du VN . Paris.. 9.. Borisova I.B. – Voljin N.P. (1988). Chính sách đối ngoại của Philippines (1946 – 1986). NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga).. 9a.. Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam – Bộ Ngoại giao Liên bang CHXHCN Xoâ Vieát ( 1983 ). Vieät Nam-Lieân Xoâ 30 naêm quan heä ( 1950-1980). NXB.Tieán Boä, Moskva.. 10. Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam (1981). Sự thật về quan hệ Việt NamTrung Quốc trong 30 năm qua. NXB Sự Thật, Hà Nội. 11. Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam (1995). Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). NXB Chính trò Quoác gia, Haø Noäi. 12. Mai Văn Bộ (1985). Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật. NXB TP.CHM 13. U. Bớt-sét (1954). Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam. NXB.

<span class='text_page_counter'>(300)</span> Thoâng tin Lyù luaän, Haø Noäi.. C 14. Allan W. Cameron (red., 1971). Vietnam Crisis – A Documentary History. Ithaca : Cornell University, Vol.1. 15. Cherkasov P.P. (1985). Sự tan rã của đế quốc thuộc địa Pháp. Sự khủng hoảng trong chính sách thuộc địa của Pháp trong những năm 1939-1985, NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga). 16. Arthur Conte (1965). Bandoung – Tournant de l'histoire. Ed. Robert Laffont, Paris. 17. Chester L. Cooper (1972). The Lost Crusade. America in Vietnam. Connecticut : A Fawcett Premier Book.. D 18. Bernhard Dahm (1971). History of Indonesia in the twentieth century. London: Praeger Publishers. 19. Philippe Devillers – Jean Lacouture (1960). La Fin d'une Guerre. Ed. du Seuil, Paris 20. Philippe Devillers (1952). Histoire du Vieät Nam de 1940 aø 1952. Ed. du Seuil, Paris 21. Philippe Devillers (1993). Paris – Sài Gòn – Hà Nội. Tài liệu lưu trữ của cuộc chieán tranh 1944 – 1947. NXB TP.Hoà Chí Minh 22. William J. Duiker (1994). U.S Containment Policy and the Conflict in Indochina. California : Stanford University Press. 23. Lê Trung Dũng. Quá trình phân định biên giới giữa Nam bộ Việt Nam và Campuchia từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử các số 10 (366) vaø 11.2006 (367). Haø Noäi 24. Jean Baptiste Duroselle (1994). Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến nay). Học vieän Quan heä quoác teá, Haø Noäi..

<span class='text_page_counter'>(301)</span> E 25. Anthony Eden (19 60). Meùmoires (t.II/ 1945 – 1957). Ed. Plon, Paris (Full Circle. 1945 – 1957) 26. Dwight Eisenhower (1963). Mandate for Change 1953 – 1956. Garden City, N.Y.: Double Day. 27. Dwight Eisenhower (1965). Waging Peace (1956 – 1961). Garden City, N.Y.: Double Day. 28. Paul Ely (1964). Meùmoires : L'Indochine dans la Tourmente. Ed. Plon, Paris. 29. David W.P. Elliot (ed, 1981). The Third Indochina Conflict. Boulder, Colo : Westview.. F 30. V.A. Fedorov (1982). Quân đội và chế độ chính trị ở Thái Lan (1945 – 1980). NXB Nauka, Moskva (tieáng Nga). 31. Gilles Feùrier (1993). Les Trois Guerres d' Indochine. Ed. Presses Universitaires de Lyon. 32. Russel H. Fifield (1958). The Diplomacy of Southeast Asia. New York : Harper & Brothers Publishers. 33. Fokeev G. B. (1987). Lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xoâ (t.II). NXB Quan heä quoác teá, Moskva (tieáng Nga). 34. Andreù Fontaine (1967). Histoire de la Guerre froide, t.II. De la Guerre de Coreùe aø la Crise des Alliances. Ed. Artheøme Fayard . Paris.. G 35. Gaiduck I.V. (1998). Lieân bang Xoâ vieát vaø chieán tranh Vieät Nam. NXB Coâng an Nhaân daân, Haø Noäi. 36. Charles de Gaulle (1959). Meùmoires de Guerre, t.III : 1944 – 1946. Ed. Plon,.

<span class='text_page_counter'>(302)</span> Paris. 37. Marvin E. Gettleman – Jane Franklin – Marilyn B. Young – H. Bruce Frankiln (ed. 1995), Vietnam and America. New York : Grove Press. 38. Võ Nguyên Giáp (1999). Đường tới Điện biên Phủ. NXB Quân đội Nhân dân, Haø Noäi. 39. Gromyko A. A. – Zemskov I.N – Zorin V.A. – Semenov V.S – Kharlamov M.A. (cb, 1979). Lịch sử ngoại giao t.V, Q.1. NXB Văn học Chính trị, Moskva (tieáng Nga). 40. Gromyko A. A. – Zemskov I.N – Zorin V.A. – Semenov V.S – Kharlamov M.A. (cb, 1979). Lịch sử ngoại giao t.V, Q.2. NXB Văn học Chính trị, Moskva (tieáng Nga). 41. Odette Guitard (1969). Bandoung et le Reùveil des Peuples coloniseùs . Ed P.U.F. Paris. 42. Gurevich E.M. – Chufrin G.I. (1989). Chính sách đối ngoại của Singapore. NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga).. H 43. Ellen Hammer (1954). The Struggle for Indochina. California : Stanford University Press. 44. George C. Herring (2004). Cuộc chiến dài ngày của nước Mĩ và Việt Nam (1950 – 1975). NXB Coâng an Nhaân daân, Haø Noäi. 45. Lê Phụng Hoàng (1992). Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại của CHXHCN Việt Nam (1979- 1989). Luận án tiến sĩ . Đại học tổng hợp Kiev (tieáng Nga). 46. Lê Phụng Hoàng (1994). Một số vấn đề về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (1975 – 1989). Tuû saùch ÑHSP TP.Hoà Chí Minh. 46a. Lê Phụng Hoàng (2004). Franklin Roosevelt. Tiểu sử chính trị. Tủ sách ĐHSP TP.Hoà Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(303)</span> 47. Lê Phụng Hoàng (2005). Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến cuối Chiến tranh lạnh (1945 – 1991). Tủ sách ĐHSP TP.Hoà Chí Minh. 48. Lê Phụng Hoàng (2007). Lịch sử quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Taäp 1 : 1945 – 1975. Tuû saùch ÑHSP TP.Hoà Chí Minh. 49. Townsend Hoopes (1969). The Limits of Intervention. N.Y.: David McKay Company. 50. David Horowitz (1973). De Yalta au VN (t.2), Ed. 10/68, Paris.. I 51. Grantơ Ivanxơ – Kenvin Râulây (1986). Chân lý thuộc về ai. NXB Quân đội Nhaân daân, Haø Noäi. (Grant Evans – Kelvin Rowley. Red Brotherhood at War. Verso Editions, London. 1984).. J 52. H. Jacquin (1979). Le guerre secreøte en Indochine. Paris. 53. Lyndon B. Johnson (1972). Ma vie de Preùsident (1963 – 1969). Ed. Buchet Chastel. Paris. 54. François Joyaux (1981). Trung Quoác vaø vieäc giaûi quyeát cuoäc chieán tranh Ñoâng Dương lần thứ nhất. NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội. (La Chine et le Reøglement du Premier Conflit d'Indochine. Geneøve, 1954. Paris, Publications de la Sorbonne, 1979). 55. François Joyaux (1991-1993). Geùopolitique de l' Extreâme-Orient. T.1: Espaces et Politique, t.2: Frontieøres et Strateùgies. Ed. Complexe, Paris.. K 56. George McTurnan Kahin – John W. Lewis (1967). The United States in.

<span class='text_page_counter'>(304)</span> Vietnam. New York : A Delta Book. 57. Kapitsa M.A. – Maletin H.P. (2004). Sukarno – Tiểu sử chính trị. Tuû saùch ÑHSP TP.CHM. 58. Stanley Karnow (1983, rep. 1987). Vietnam. A History. London : Penguin Books. 59. Jeffrey Kimball (2007). Hoà sô chieán tranh Vieät Nam. NXB Coâng an Nhaân daân, Haø Noäi. 60. Ben Kiernan (2002). The Pol Pot Regime. Race, Power, and Genocide in Cambodia under the Khmer Rouge. 1975 – 1979. New Haven: Yale University Press. 61. Kutobaya E.A. – Bochkov L.L. (1990). Chính sách của Hoa Kì ở Đông Nam Á . NXB MGU, Moskva (tieáng Nga).. L 62. Joseph Laniel (1957). Le Drame Indochinois de Dien Bien Phu au Pari de Geneøve. Ed. Plon, Paris. 63. Maxime Lefeøbvre – Dan Rotenberg (1992). La Geneøse du Nouvel Ordre mondial. Ed Ellipses, Paris. 64. Levin V.I. (1979). Hướng bành trướng là phía nam. NXB Nga xô viết. Moskva (tieáng Nga). 65.. Lưu Văn Lợi (1996 – 1998). Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995), t.I (1945 – 1975), t.II (1975 – 1995). NXB Coâng an Nhaân daân . Haø Noäi.. 66. Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ (1996). Lê Đức Thọ – Kissinger Negotiations in Paris. Thế giới Publishers. Hà Nội. 67. Lưu Văn Lợi – Nguyễn Hồng Thạch (2002). Pháp tái chiếm Đông Dương và Chieán tranh laïnh. NXB CAND, Haø Noäi. 68. Nguyễn Phúc Luân (cb, 2001). Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(305)</span> giành độc lập, tự do (1945 – 1975). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.. M 69. Charles B. McLane (1969). Soviets Strategies in Southeast Asia. An Exploration of Eastern Policy under Lenin and Stalin. New Jersey : Princeton University Press. 70. Robert A. McNamara (1995). Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài hoïc veà Vieät Nam. NXB Chính trò quoác gia, Haø Noäi. 70bis. Robert A. McNamara (ed. 1999). Argument without End in search of Answers to the Vietnam Tragedy . New York: PublicAffairs. N 70a. Richard Nixon (1978). Meùmoires. Ed. Stankeù. Paris. 70b. Lương Ninh (cb,1991). Lịch sử Lào. ĐHSP Hà Nội I. P 71.. The Pentagon Papers (1971). Published by The New York Times. New York: Bantam Books.. 72.. Peter A. Poole (1986). Nước Mĩ và Đông Dương từ Ph. Ru-dơ-ven đến R. Ních-xôn (The United States and Indochina from FDR to Nixon, 1973). NXB Thoâng tin lyù luaän, Haø Noäi.. 72a. Plekhanov Yu.V. – Rogojin A.A. (1985). Kinh teá vaø chính trò ASEAN. NXB Mysl. Moskva (tieáng Nga). R 73.. Sophie Boisseau du Rocher (1998). L'ASEAN et la Construction reùgionale en Asie du Sud Est. Ed. L' Harmattan, Paris.. 74.. Xavier Roze (2000). Geùopolitique de l'Indochine. La Peùninsule eùclateùe . Ed. Economica, Paris..

<span class='text_page_counter'>(306)</span> 75.. Rudnev V.S. (1986). Chính sách của Hoa Kì ở Đông Nam Á. NXB Khoa học, Moskva (tieáng Nga). S 76.. Samoilenko V.V. (1982). ASEAN. Chính trò vaø kinh teá. NXB Khoa hoïc, Moskva (tieáng Nga).. 77.. Robert A. Scalapino (1973). Á châu và các đại cường. Ảnh hưởng đối với trật tự quốc tế. NXB Hiện Đại. Sài Gòn.. 78.. Arthur M. Schlesinger, Jr. (1967). A Thousand Days. John Kennedy in the White House. New York : A Fawcett Crest Book.. 79.. W. Shaweross (1989). Màn Phụ. Kissinger, Nixon và sự tàn phá Campuchia. NXB Thoâng tin lyù luaän, Haø Noäi (William Shaweross . Sideshow. Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia. Simon and Schuster. New York. 1979).. 80.. Norodom Sihanouk (1988). Người tù của Khơme Đỏ. NXB Thông tin lý luận, Haø Noäi. (Norodom Sihanouk. Prisonnier de Khmers Rouges. Ed. Hachette, Paris, 1986).. 81.. Norodom Sihanouk (2003). Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khơme Đỏ. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.. 82.. R. Smith (1965). Cambodia's Foreign Policy. NY.. 83.. R. B. Smith (1983, rep. 1987). An International History of the Vietnam War. Vol I, Revolution Versus Containment, 1955 – 1961. London : The MacMillan Press.. T 83a. Nicholas Tarling (ed., 1999). The Cambridge History of Southeast Asia. Vol.4/From World War II to the present . Cambridge University Press..

<span class='text_page_counter'>(307)</span> 83b.. Hoà Só Thaønh – Traàn Thò Nhung (2005). Boä tö leänh Mieàn. NXB.Treû.TP.HCM.. 84.. Andrew Tully (1963). CIA. The Inside Story. N.Y.: Fawcett Publications.. V 85.. Về lịch sử xung đột Việt Nam – Campuchia. Hà Nội. 1979 (tiếng Nga).. 86.. Vũ Kim Toàn (1971). Mã-lai-á và vấn đề trung lập hóa Đông Nam Á. NXB Khởi Hành, Sài Gòn.. MUÏC LUÏC DAÃN NHAÄP. 1. Khái quát về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong quá khứ. 2. Đông Nam Á trong nhãn quan người Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(308)</span> 3. Đông Nam Á trong nhãn quan người Trung Quốc. CHƯƠNG I. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC HOA KÌ, ANH VAØ HAØ LAN ĐỐI VỚI PHILIPPINES, MIEÁN ÑIEÄN, MALAYA, INDONESIA VAØ THAÙI LAN (1945 – 1957). I.1.. CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI PHILIPPINES. I.2.. CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI MIẾN ĐIỆN.. I.3.. CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI MALAYA.. I.4.. HAØ LAN TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở INDONESIA – CHIEÁN TRANH HAØ LAN - INDONESIA 1.4.1. 1.4.2. 1.4.3. 1.4.4. 1.4.5.. nhượng I.5.. Haø Lan möu toan quay laïi Indonesia Hiệp ước Linggadjati Hà Lan phá vỡ Hiệp ước Linggadjati – CGO được thành lập . Hiệp ước Renville Hà Lan phá vỡ Hiệp ước Renville – Mĩ gây sức ép buộc Hà Lan boä 1.4.6. Hiệp ước The Hague CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN – QUAN HỆ THÁI-MĨ.. CHƯƠNG II. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở ĐÔNG DƯƠNG – CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1945 – 1954). II.1.. PHÁP TÌM CÁCH LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở ĐÔNG DƯƠNG. II.1.1. Hieäp ñònh Sô Boä (6.3.1946). II.1.2. Tạm Ước (14.9.1946). II.1.3. Quan hệ VNDCCH – Pháp sau Tạm Ước II.1.4. Chieán tranh Vieät-Phaùp buøng noÅ. II.1.5. Giải pháp Bảo Đại. II.2.. CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. II.2.1. Quan điểm của Chính phủ Hoa Kì về Đông Dương trước năm 1949 II.2.2. Quan điểm của Chính phủ Hoa Kì về Việt Nam từ năm 1949 đến 2.1950. II.3. CÁC NƯỚC XHCN CÔNG NHẬN VNDCCH. II.4.. MĨ CÔNG NHẬN QUỐC GIA LIÊN KẾT VIỆT NAM VAØ TĂNG CƯỜNG CAN THIEÄP VAØO CUOÄC CHIEÁN TRANH VIEÄT - PHAÙP.. II.5.. LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP VAØ HOA KÌ VỀ MỘT GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG CHO CUOÄC CHIEÁN TRANH VIEÄT-PHAÙP. II.5.1. Phaùp möu tìm moät giaûi phaùp chính trò cho cuoäc chieán Vieät-Phaùp ..

<span class='text_page_counter'>(309)</span> II.5.2. Hoa Kì chủ trương tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Đông Dương. II.6. HOÄI NGHÒ GENEVA VEÀ ÑOÂNG DÖÔNG . II.6.1. Dieãn bieán II.6.2. Hieäp ñònh Geneva veà Vieät Nam II.7.. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở LAØO – HIEÄP ÑÒNH GENEVA VEÀ LAØO . II.7.1. Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Lào II.7.2. Hieäp ñònh Geneva veà Laøo . II.8.. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở CAMPUCHIA – HIEÄP ÑÒNH GENEVA VEÀ CAMPUCHIA.. II.8.1. Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Campuchia II.8.2. Hieäp ñònh Geneva veà Campuchia II.9.. SEATO ĐƯỢC THAØNH LẬP.. CHƯƠNG III : CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA DƯỚI THỜI CẦM QUYỀN CUÛA SUKARNO (1950 – 1965). III.1. HOÄI NGHÒ BANDUNG (1955). III.1.1. Boái caûnh III.1.2. Thoâng caùo chung cuûa Hoäi nghò Bandung. III. 2. QUAN HỆ INDONESIA - HAØ LAN SAU HIỆP ƯỚC THE HAGUE – INDONESIA VAØ HAØ LAN TRANH CHAÁP TAÂY IRIAN. III.2.1. Quan hệ Indonesia - Hà Lan sau Hiệp ước The Hague III.2.2. Indonesia vaø Haø Lan tranh chấp Tây Irian. III.3. QUAN HỆ ĐỐI ĐẦU GIỮA INDONESIA, MALAYSIA VAØ PHILIPPINES QUANH TIEÁN TRÌNH THAØNH LAÄP LIEÂN BANG MALAYSIA. III.3.1. Malaya, Singapore vaø Anh thoûa thuaän thaønh laäp Lieân bang Malaysia. III.3.2. Chính phủ Sukarno phản đối kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia CHƯƠNG IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRUNG LẬP CỦA CHÍNH PHỦ SIHANOUK (1954 – 1970) VAØ CUỘC NỘI CHIẾN Ở CAMPUCHIA (1970 – 1975). IV.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRUNG LẬP CỦA SIHANOUK (1954 – 1970). IV.1.1. Một số động thái đầu tiên hướng đến đường lối trung lập của chính phủ Sihanouk. IV.1.2. Hoa Kì gây sức ép lên chính sách trung lập của Sihanouk. IV.1.3. Đạo luật về trung lập của Campuchia..

<span class='text_page_counter'>(310)</span> IV.1.4. Phản ứng tiêu cực của các chính phủ Thái Lan và VNCH. IV.1.5. “AÂm möu Bangkok”. IV.1.6. Campuchia lần lượt cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNCH và Hoa Kì. IV.1.7. Chính phuû Sihanouk ngaøy caøng nhích laïi gaàn VNDCCH vaø MTDTGPMNVN. IV.1.8. Chính sách “đi dây” của chính phủ Sihanouk giữa VNDCCH và Hoa Kì. IV.1.9. Chính sách đối ngoại trung lập của Sihanouk bị thất bại. IV.2. NỘI CHIẾN Ở CAMPUCHIA (1970 – 1975) CHƯƠNG V. CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ VAØ CUỘC NỘI CHIẾN Ở LAØO (1954 – 1975). V.1.. CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ Ở LAØO (1959 - 1962) VAØ HOÄI NGHÒ GENEVA VEÀ NEÀN TRUNG LAÄP CUÛA LAØO (1961 - 1962).. V.1.1. Tình hình chính trị ở Lào từ sau Hiệp định Geneva đến tháng 7.1959 V.1.2. Sự can thiệp của Hoa Kì (8.1959 - 1.1961) V.1.3. Mĩ thay đổi chính sách đối với cuộc khủng hoảng ở Lào V.1.4. Hoäi nghò Geneva veà Laøo (1961 – 1962) V.2.. TÌNH HÌNH LAØO SAU HỘI NGHỊ GENEVA 1962 (CHO ĐẾN 4.1964). V.3. CUỘC NỘI CHIẾN BÙNG PHÁT Ở LAØO VỚI SỰ CAN DỰ CỦA MĨ , THAÙI LAN, VNDCCH VAØ TRUNG QUOÁC V.4. HIEÄP ÑÒNH VIENTIANE V.5. VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH VIENTIANE – THẮNG LỢI CỦA PATHET LAØO CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH CỦA VNDCCH VAØ HOA KÌ ĐỐI VỚI VNCH (1954 – 1965) – CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1959 – 1965). VI.1. VIỆC THỰC THI ĐIỀU 7 TRONG TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHÒ GENEVA (1954 – 1959) VI.1.1. Thái độ của các chính phủ VNDCCH, Quốc gia Việt Nam và Hoa Kì đối với Điều 7. VI.1.2. Chính phủ Hoa Kì giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam thaønh moät quoác gia rieâng bieät (1954 – 1956). VI.1.3. Chính phủ Hoa Kì ủng hộ Chính phủ Sài Gòn khước từ thi hành Điều 7 trong Tuyeân boá cuoái cuøng cuûa Hoäi nghò Geneva (1955 – 1956). VI.1.4. Hoa Kì và VNDCCH cân nhắc khả năng dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Vieät Nam VI.2. CHẾ ĐỘ VNCH SA VAØO CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ (1959 - 1965).

<span class='text_page_counter'>(311)</span> VI.2.1. VNDCCH quyết định lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bằng chính trị và quân sự. VI.2.2. Chính phủ Kennedy tăng cường can thiệp vào miền Nam (1961 – 1963). VI.2.3. Chính sách của chính phủ Johnson – Hoa Kì tiến dần đến một cuộc chiến tranh can thiệp trực tiếp (1963 – 1965). CHÖÔNG VII.. CUỘC CHIẾN TRANH CAN THIỆP CỦA HOA KÌ Ở VIỆT NAM (1965 – 1975). VII.1. CÁC ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VAØ KHỞI SỰ ĐAØM PHÁN ĐƯỢC CÁC CHÍNH PHỦ HOA KÌ VAØ VNDCCH ĐƯA RA VII.1.1. Lập trường chấm dứt chiến tranh của Chính phủ Hoa Kì và Chính phủ VNDCCH. VII.1.2. Điều kiện bước vào đàm phán của Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Hoa Kì VII.1.3. Mĩ và VNDCCH quyết định khởi sự đàm phán. VII.2. CUỘC ĐAØM PHÁN PARIS VỀ VIỆT NAM. VII.2.1. Hội đàm (13.5 ─ 31.10.1968). VII.2.2. Hoäi nghò boán beân (25.1.1969 ─ 27.1.1973). VII.2.3. Hieäp ñònh Paris. VII.3. VIỆC THI HAØNH HIỆP ĐỊNH PARIS ─ CHẾ ĐỘ SAØI GÒN SỤP ĐỔ. VI.3.1. Vieäc thi haønh Hieäp ñònh Paris. VI.3.2. Chế độ Sài Gòn sụp đổ. CHƯƠNG VIII. CÁC DIỄN BIẾN TÍCH CỰC TRONG QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (TỪ CUỐI THẬP NIÊN 1950 ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 1970). VIII.1. CÁC NỖ LỰC XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG VÙNG ÑOÂNG NAM AÙ. VIII.1.1. Cuộc vận động cho SEAFET. VIII.1.2. Cuộc vận động cho ASAS và ASA. VIII.1.3. Cuộc vận động cho MAPHILINDO. VIII.2. HIEÄP HOÄI CAÙC QUOÁC GIA ÑOÂNG NAM AÙ (ASEAN ) VIII.2.1. Boái caûnh. VIII.2.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập – Tuyeân boá Bangkok (8.8.1967) VIII.3. Ý TƯỞNG TRUNG LẬP HÓA ĐÔNG NAM Á VAØ TUYÊN BỐ ZOPFAN. VIII.3.1. Cuộc vận động của Malaysia cho ý tưởng trung lập hóa..

<span class='text_page_counter'>(312)</span> VIII.3.2.Tuyeân boá ZOPFAN (27.11.1971). CHƯƠNG IX. QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978). IX.1. QUAN HỆ GIỮA ASEAN VAØ VIỆT NAM (1975 - 1978) IX.1.1. Lập trường tương đồng của Việt Nam và ASEAN về một Đông Nam Á độc laäp, hoøa bình vaø trung laäp (1975 – 1978). IX.1.2. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt (1977 – 1978). IX.2. QUAN HEÄ CUÛA TAM GIAÙC VIEÄT NAM - TRUNG QUOÁC - CAMPUCHIA – NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIa . IX.2.1. Những bất đồng nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Campuchia đã xuất hiện trước năm 1975. IX.2.2. Những bất đồng ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quoác (1975 – 1977). IX.2.3. Các bất đồng sâu sắc giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quốc chuyển thành chiến tranh biên giới (1978 – 1979). IX.3. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM KHÔNG THAØNH CÔNG TRONG NỖ LỰC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI HOA KÌ. IX.4. HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ VAØ HỢP TÁC VIỆT-XÔ IX.5. XUNG ĐỘT VIỆT NAM – CAMPUCHIA KHỞI PHÁT CHƯƠNG X. VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1979 – 1991). X.1.. QUAN HỆ ĐỐI ĐẦU GIỮA CÁC BÊN QUANH VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1979 – 1983). X.1.1. Phản ứng của Bắc Kinh: Chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (2.1979) X.1.2. Phản ứng của Việt Nam: Quyết tâm bảo vệ chính quyền CHND Campuchia X.1.3. Phản ứng của Mỹ: chấm dứt chính sách cắt giảm sự hiện diện quân sự ở Ñoâng Nam Á và ủng hộ ASEAN và Trung Quốc trong vấn đề Campuchia. X.1.4. Phản ứng của Thái Lan và ASEAN: từ trung lập chuyển sang đối đầu. X.1.5. Lập trường của Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia: không có vấn đề Campuchia. X.1.6. Lập trường của ASEAN: có vấn đề Campuchia. X.1.7. Sự ra đời của Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ (7.1982) và Hội.

<span class='text_page_counter'>(313)</span> nghò thượng đỉnh đầu tiên các nước Đông Dương (2.1983) X.2.. QUAN HỆ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC BÊN QUANH VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1983 – 1986).. X.2.1. Việt Nam công nhận có vấn đề Campuchia,nhưng cự tuyệt đề nghị thành lập chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc ở Campuchia. X.2.2. Việt Nam gắn liền việc rút quân với việc loại bỏ phe Pol Pot. X.2.3. Việt Nam ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và xaùc ñònh thời điểm rút hết quân, đồng thời giữ nguyên đòi hỏi loại bỏ phe Pol Pot X.3.. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI DÂN TỘC Ở CAMPUCHIA (1987 – 1989).. X.3.1. Bối cảnh quốc tế và cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính lan rộng ở Việt Nam X.3.2. Liên Xô mong muốn giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở dung hòa lập trường của Việt Nam và ASEAN. X.3.3. Chính phụ CHND Campuchia muoẫn giại quyeât cuoôc xung ñoôt ôû Campuchia bằng con đường hòa giải dân tộc và trên cơ sở loại bỏ phe Pol Pot . X.3.4. Hoäi nghò JIM-1. X.3.5. Lập trường của Trung Quốc về một giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia . X.3.6. Việt Nam quyết định rút toàn bộ quân khỏi Campuchia vào tháng 9.1989 X.3.7. Hoäi nghò quoác teá Paris veà Campuchia . X.4.. VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CAMPUCHIA ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HIỆP QUỐC. X.4.1. Vai troø ngaøy caøng taêng cuûa LHQ X.4.2. Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia X.4.3. Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia . KEÁT LUAÄN NIEÂN BÒEÅU BẢN ĐỒ THÖ MUÏC MUÏC LUÏC.

<span class='text_page_counter'>(314)</span> E. LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN CUỐI CHIEÁN TRANH LAÏNH (1945 – 1991).

<span class='text_page_counter'>(315)</span> KHOA LỊCH SỬ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH. 2005. DAÃN NHAÄP QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TRONG CHIEÁN TRANH THAÙI BÌNH DÖÔNG (7.12.1941  2.9.1945) Sau một thời gian nỗ lực đàm phán với Hoa Kì, nhưng không có kết quả (135), ngày 7.12.1941, Nhật bất thần tổ chức một cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân vào hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ đang neo đậu tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trong quần đảo Hawaii, Cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (hay Chiến tranh Đại Đông Á, theo cách gọi của người Nhật) khởi phát(136). Chỉ trong một thời gian ngắn  từ tháng 12. 1941 đến tháng 5.1942, Nhật đã kiểm 135() Về quan hệ Hoa Kì – Nhật và chính sách của chính phủ Washington đối với Nhật trong khoảng thời. gian từ cuối thập niên 30 đến tháng 12.1941, độc giả có thể tham khảo Lê Phụng Hoàng, Franklin D. Roosevelt, tiểu sử chính trị, tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2004, từ trang 92 đến trang 109. 136() Về cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, độc giả nào quan tâm có thể tìm đọc Lê Vinh Quốc  Huỳnh Vaên Toøng, Cuoäc Chieán tranh Thaùi Bình Döông (1941 – 1945), NXB Vaên Ngheä TP. Hoà Chí Minh, 2002..

<span class='text_page_counter'>(316)</span> soát toàn bộ các xứ thuộc địa và phụ thuộc của các cường quốc phương Tây ở Viễn Đông (các xứ Đông Nam Á, Hongkong, nhiều căn cứ quân sự của Hoa Kì ở Thái Bình Dương). Tuy nhiên, ngay trong tháng 5.1942, tại vùng biển San Hô (Coral Sea), sức tiến công của Nhật đã bắt đầu kiệt, khi hải quân nước này lần đầu tiên đã chẳng những không tiêu diệt được đối phương, mà còn chịu những tổn thất nặng không sao bù đắp nổi. Trận Midway diễn ra chỉ một tháng sau đó cho thấy gió đã đổi chiều: từ nay quyền chủ động trên chiến trường thuộc về quân Mĩ, còn quân Nhật phải chuyển sang thế phòng ngự. Về phần mình, người Anh đã phải bằng lòng với vai trò thứ yếu trong các hoạt động quân sự của Đồng minh, sau khi các chiến hạm tối tân nhất của họ  Prince of Wales và Repulse  bị đánh đắm ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến. Riêng Liên Xô đã kí với Nhật Bản Hiệp ước Trung lập (13.4.1941) có giá trị trong vòng 5 năm và cả hai nước đều không lên tiếng phủ nhận giá trị của văn kiện ngoại giao này sau sự kiện ngày 7.11.1941. Và thực tế là mãi đến ngày 8.8.1945, Liên Xô mới ra lời tuyên chiến chống Nhật và khởi sự các hoạt động quân sự ở Mãn Châu. Như vậy, hầu như toàn bộ gánh nặng cuộc chiến chống Nhật đều do Hoa Kì gánh vác. Đó là lí do khiến Hoa Kì có tiếng nói quyết định trong các hoạt động đối ngoại của Đồng Minh ở Viễn Đông trong thời gian chiến tranh. 1. Chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc. Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Roosevelt đã vạch ra một chính sách mới đối với Trung Quốc với những đường nét chính như sau: “Đối với Trung Quốc, chúng ta có hai mục tiêu. Thứ nhất là cùng chung tiến hành chiến tranh một cách có hiệu quả. Thứ hai là nhìn nhận và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc ngang hàng với ba đồng minh phương Tây của nó: Nga, Anh và Hoa Kì, cả trong và sau thời gian chiến tranh, vừa để chuẩn bị cho công cuộc tổ chức thời hậu chiến, vừa để tạo dựng sự ổn định và phồn vinh ở phöông Ñoâng” [Daãn laïi theo 57,tr.33]. Tháng 12.1942, đường hướng trên được Bộ Ngoại giao xác định như là một phần của kế hoạch tổng thể cho hoạt động đối ngoại của Hoa Kì thời hậu chiến. Theo đó, sau chiến tranh, bốn đại cường thắng trận  Hoa Kì, Liên Xô, Anh và Trung Quốc  sẽ chia nhau kiểm soát thế giới. Trong khuôn khổ của trật tự mới này, Anh sẽ tiếp tục là Đồng Minh, nhưng ngày càng lệ thuộc Mĩ, còn những nước từng là cựu thuộc địa và đang nằm trong Khối Thịnh vượng chung, như Canada, Australia và New Zealand sẽ rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Mĩ. Trung Quốc, được vươn lên địa vị cường quốc thế giới nhờ sự đỡ đầu của Washington và thêm nữa, được đứng chung trong một liên minh an ninh song phương với Mĩ(137) tất sẽ ủng hộ mọi bước đi của nước này trên trường quốc tế, đặc biệt là ở Viễn Đông. Về phần Liên Xô, nước có chế độ chính trị và xã hội hoàn toàn khác với Mĩ và một 137() Tại Hội nghị Cairo (11.1943), tổng thống F. Roosevelt đã hứa với Tưởng Giới Thạch rằng Hoa Kì sẽ kí. Hiệp ước An ninh song phương với Trung Quốc sau khi chiến tranh chấm dứt..

<span class='text_page_counter'>(317)</span> quân đội hùng mạnh dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, tất sẽ không cam chịu bị Mĩ chi phối. Khi đó, Liên Xô sẽ có một đối trọng là Trung Quốc ở Viễn Đông và một đối thủ không khoan nhượng là Anh ở châu Âu. Lần đầu tiên chính phủ Washington chính thức mang ra thực hiện chính sách nâng Trung Quốc lên địa vị một trong các đại cường thế giới, ngang hàng với Hoa Kì, Liên Xô và Anh, đó là khi Trung Quốc được mời kí vào bản Tuyên bố của bốn đại cường về nền An ninh chung được công bố tại Moskva ngày 30.10.1943. Văn kiện thừa nhận Trung Quốc có quyền và có trách nhiệm dự phần cùng với các cường quốc khác vào sự nghiệp tiến hành chiến tranh, tổ chức nền hoà bình và thiết lập một bộ máy cho quan hệ cộng tác quốc tế thời hậu chiến. Từ ngày 23 đến ngày 25.11.1943, Trung Quốc được mời tham dự Hội nghị Cairo diễn ra ngay trước Hội nghị Teheran. Đây là lần đầu tiên từ khi ra đời (1911), Trung Hoa Dân quốc được đối xử như một cường quốc thế giới, vì hai người đối tác với Tưởng Giới Thạch  người lãnh đạo Trung Quốc  là tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt và thủ tướng Anh Winston Churchill. Bản Thông cáo chung của hội nghị được công bố ngày 1.12 với sự tán thành của nhà lãnh đạo Liên Xô I. Stalin ghi rõ rằng “Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ mà Nhật đã tước đoạt của Trung Quốc sẽ được hoàn trả cho Cộng hòa Trung Hoa” [19, tr.519]. Trong những năm tháng sau đó, tuy Trung Quốc không được mời tham dự các hội nghị Teheran, Yalta và Potsdam, quyền lợi của Trung Quốc không vì thế mà bị lãng quên. Các Hội nghị Yalta và Potsdam đều tái khẳng định nội dung đã được nêu trên của Hội nghị Cairo, và thậm chí khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, Trung Quốc còn được giao nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật không chỉ ngay trên lãnh thổ mình, mà cả trên bán đảo Đông Dương ở phía bắc vĩ tuyến 16. Nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc đã có mặt ở Hội nghị Dumbarton Oaks (diễn ra từ ngày 29.9 đến ngày 7.10.1944) và Hội nghị San Francisco (diễn ra từ ngày 25.4 đến ngày 26.6.1945) trong tư cách là một trong bốn nước đồng bảo trợ Tổ chức Liên hiệp Quốc. Chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an  cơ quan quyền lực cao nhất của tổ chức quốc tế này  đã xác nhận vai trò của Trung Quốc trong thời hậu chiến, ngang hàng với bốn đại cường Âu  Mĩ: Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Phaùp. Như vậy, phải chăng vào giữa thập niên 40, Trung Quốc đã tích lũy đủ thực lực của một cường quốc thế giới ? Thực ra, còn phải đợi rất lâu nữa Trung Quốc mới đạt đến vị thế này(138). Đã vậy, những gì mà Trung Quốc thu đoạt được trong những năm tháng chiến tranh rõ ràng là lớn hơn nhiều so với phần đóng góp của nước này vào sự nghiệp đánh bại quân phieät Nhaät. 138() Phải đợi đến năm 1954, Trung Quốc mới, lần đầu tiên trong thời hậu chiến, có mặt tại hội nghị quốc. tế quy tụ đủ mặt các cường quốc thế giới: đó là Hội nghị Geneva, bàn về các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Và phải đợi đến cuối thập niên 60  đầu thập niên 70, Trung Quốc mới bắt đầu được đối xử như một cường quốc thực sự. Lần này, nước chủ động xem lại vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế vẫn là Hoa Kì..

<span class='text_page_counter'>(318)</span> Vai trò của Hoa Kì trong nỗ lực nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế không dừng lại ở đó. Trong “Hồ sơ cố vấn” không đề ngày được chuẩn bị cho tổng thống Roosevelt nhân Hội nghị Yalta, các quan chức có trách nhiệm ở Bộ Ngoại giao đã viết: “Chính sách lâu dài của chính phủ Mĩ đối với Trung Quốc đặt nền tảng trên niềm tin rằng nhu cầu để Trung Quốc trở thành nhân tố chính ở Viễn Đông là yêu cầu cơ bản cho hoà bình và an ninh ở vùng này. Để phù hợp, chính sách của chúng ta được hướng vào các mục tieâu sau: 1. Chính trị: một Trung Quốc mạnh, ổn định và thống nhất với một chính phủ đại diện cho caùc nguyeän voïng cuûa nhaân daân Trung Quoác: a) Chúng ta bằng mọi cách thích hợp thúc đẩy việc thành lập một chính thể đại nghị rộng rãi. Chính thể này sẽ mang lại sự thống nhất trong nước, bao gồm cả việc hòa giải khác biệt Quốc – Cộng và hoàn thành một cách có hiệu quả các trách nhiệm trong nước và ngoài nước của mình” [18, tr.353]. Tháng 6.1944, tổng thống F. Roosevelt đã phái phó tổng thống Henry Wallace sang Trung Quốc với chỉ thị dàn xếp mâu thuẫn giữa Quốc dân đảng (QDĐ) và đảng Cộng sản (ĐCS) và khôi phục sự tin cậy lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc [Xem chi tiết trong 19, tr.550 vaø 555 vaø 59, tr.460]. Từ đó cho đến khi chiến tranh Thái Bình Dương chấm dứt, các đại sứ của Hoa Kì ở Trung Quốc  Clarence E. Gauss và Patrick J. Hurley (từ tháng 12.1944)  đã được Washington chỉ thị tích cực thúc đẩy tiến trình thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc vào mục tiêu đánh bại Nhật và góp phần vào việc tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề nội bộ Trung Quốc theo cách thu xếp để QDĐ và ĐCS ngồi lại với nhau. Các đại diện chính phủ Mĩ đã không ít lần yêu cầu những người cầm đầu chính phủ Trùng Khánh không nên có những động thái làm cho quan hệ Quốc – Cộng xấu đi (Xem chi tiết trong 39, tr.187 – 196]. Để thực hiện đường lối của Washington đối với Trung Quốc, các nhà ngoại giao Mĩ không chỉ tiến hành các cuộc vận động ở phía chính phủ Tưởng Giới Thạch, mà họ còn tìm đến tận chiến khu Diên An để tiếp xúc trực tiếp với Mao Trạch Đông, người đứng đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở đây cũng cần lưu ý rằng ngay từ đầu, chính phủ F. Roosevelt đã tán đồng “giải pháp Tưởng Giới Thạch” cho vấn đề Trung Quốc được đại sứ Patrick Hurley trình bày như sau trong báo cáo gửi về Washington tháng 2.1945: “Tôi nghĩ rằng chính phủ chúng ta đã đúng trong quyết định ủng hộ chính phủ quốc dân Trung Quốc và quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch. Tôi không tán thành hay ủng hộ bất kì nguyên tắc nào, mà theo ý tôi sẽ làm suy yếu chính phủ quốc dân hay quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch ” [19,tr.72]. 2. Chính sách của Hoa Kì đối với Nhật. Trước cả khi chiến tranh Thái Bình Dương khởi phát, chính phủ Hoa Kì đã đồng ý với quan điểm của các nhà chỉ huy quân sự hàng đầu là đặt thành ưu tiên nhiệm vụ đánh bại Đức, và do vậy chọn châu Âu là chiến trường chính..

<span class='text_page_counter'>(319)</span> Sau khi trực tiếp tham chiến, chính phủ Roosevelt luôn bày tỏ mong muốn Liên Xô sẽ sớm tham gia cuộc chiến chống Nhật, một khi Đức bị đánh bại. Tháng 10.1943, khi sang Moskva đàm phán với hai người đồng nhiệm Anh và Liên Xô, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì Cordell Hull đã được Stalin hứa hẹn rằng Liên Xô sẽ sớm tham gia chiến tranh Thái Bình Dương ngay sau khi Đức bị đánh bại. Nhà lãnh đạo Liên Xô đã xác nhận lại lời hứa trên tại Hội nghị Teheran (28.11  1.12.1943 ). Cũng tại Hội nghị này, Roosevelt đã quyết định số phận dành cho Nhật và hai nước còn lại trong phe Trục là “đầu hàng không điều kiện” và “triệt bỏ những thứ tư tưởng mà các nước đó đã sử dụng như là nền tảng để chinh phục và nô dịch các dân tộc khác ”. Tại Hội nghị Yalta (4  11.2.1945), lời hứa tham chiến chống Nhật của Liên Xô trở thành cam kết chắc chắn, sau khi Roosevelt thỏa mãn một số điều kiện mà Stalin đã đặt ra. Cùng với W. Churchill, cả hai đã kí vào bản thỏa thuận bí mật đề ngày 11.2 nêu rõ những quyền lợi Liên Xô sẽ được hưởng. Toàn văn kiện là như sau: “Các nhà lãnh đạo của ba đại cường  Liên Xô, Hoa Kì và Anh  thỏa thuận rằng trong vòng hai hay ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến tranh ở châu Âu chấm dứt, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật bên cạnh các đồng minh với những điều kiện sau: 1. Hiện trạng ở Ngoại Mông (Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) sẽ được giữ nguyên; 2. Các quyền lợi của Nga đã bị cuộc tiến công bội ước của Nhật năm 1904 xâm phạm sẽ được phục hồi, cụ thể là: a) phần nam Sakhalin cũng như tất cả những đảo kề bên sẽ được giao hoàn về cho Liên Xô; b) thương cảng Đại Liên sẽ được quốc tế hóa, quyền lợi ưu đãi của Liên Xô ở cảng này sẽ được đảm bảo và hợp đồng thuê cảng Lữ Thuận làm quân cảng của Liên Xô sẽ được phục hoài; c) đường sắt Đông Trung Quốc và đường sắt Nam Mãn Châu dẫn đến cảng Đại Liên sẽ được điều hành bằng một công ty liên doanh Xô-Trung được thành lập theo thỏa thuận rằng các quyền lợi ưu tiên của Liên Xô sẽ được đảm bảo, còn Trung Quốc sẽ giữ nguyên tất cả chủ quyền đối với Mãn Châu d) quần đảo Kuril sẽ được chuyển giao cho Liên Xô. Các bên đạt được hiểu biết rằng thỏa thuận liên quan đến Ngoại Mông Cổ và các cảng và đường sắt nêu trên cần được sự tán thành của đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch. Ngài tổng thống sẽ thực hiện các bước đi nhằm tranh thủ sự tán thành này theo lời khuyên của ngài Stalin (139). Những người đứng đầu của ba đại cường đồng ý rằng những yêu cầu của Liên Xô sẽ đương nhiên được đáp ứng đầy đủ khi Nhật bị đánh bại. Về phần mình, Liên Xô bày tỏ thái độ sẵn sàng kí với Chính phủ Quốc dân Trung Quốc một hiệp ước hữu nghị và liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc nhằm trợ giúp Trung Quốc 139.

<span class='text_page_counter'>(320)</span> bằng quân đội và vì mục đích giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của Nhật ” [11, tr.254 – 255]. Vào thời điểm Hội nghị Yalta diễn ra, người Nhật không còn hi vọng gì vào một kết thúc sáng sủa của cuộc chiến. Thực ra, họ đã nhận ra sự thật hiển nhiên này trước đó khá lâu. Không lâu sau khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandy, chính Hoàng đế Nhật đã yêu cầu chính phủ xem xét khả năng chấm dứt chiến tranh và vận động vai trò trung gian của Liên Xô, cường quốc Đồng Minh duy nhất chưa lâm chiến với Nhật. Nhưng đáp lại các cuộc vận động của Nhật là câu trả lời thoái thác của Liên Xô, để rồi ngày 5.4.1945, chính phủ Moskva ra tuyên bố bãi bỏ Hiệp ước Trung lập Xô  Nhật. Cũng vào ngày này, trận chiến giành Okinawa, chướng ngại cuối cùng ngăn trở cuộc đổ bộ của quân Mĩ lên lãnh thổ chính quốc Nhật (bao gồm 4 đảo lớn: Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku) khởi diễn và kết thúc vào giữa tháng 6 bằng thắng lợi của quân Mĩ. Ngày 26.7.1945, giữa lúc Hội nghị Potsdam còn đang diễn ra, một bản tuyên cáo mang chữ kí của tổng thống Hoa Kì H. Truman, thủ tướng Anh Clement Atlee và người đứng đầu Nhà nước Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đã được công bố với sự đồng ý về nội dung của nhà lãnh đạo xô viết I. Stalin [8, tr.177] (140). Tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không “sẽ bị hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn ”. Tuyên cáo nêu rõ chính sách của các nước Đồng Minh đối với Nhật sẽ là:  Vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa quân phiệt và xây dựng một chế độ mới, hoà bình, an ninh vaø coâng lí;  Lãnh thổ Nhật sẽ chỉ còn lại 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku và các đảo nhỏ kề bên;  Các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt, các quyền tự do ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo và những quyền cơ bản khác của con người sẽ được tôn trọng;  Các nội dung của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện;  Nhật phải bồi thường chiến tranh và giải tán nền công nghiệp chiến tranh;  Quân đội Nhật phải bị giải giáp hoàn toàn;  Lực lượng Đồng Minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến khi những chính sách trên được hoàn thành và cho đến lúc “một chính phủ có xu hướng hoà bình và có trách nhiệm được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”. Bản Tuyên cáo cũng đưa ra lời trấn an rằng “người Nhật cũng sẽ không bị biến thành một dân tộc bị nô dịch và nước Nhật sẽ không bị triệt hạ”. Ngày 28.7, thủ tướng Nhật tuyên bố “không tìm thấy trong tuyên cáo của Đồng Minh một giá trị quan trọng nào” và “do vậy chẳng có cách nào khác hơn là hoàn toàn không biết đến nó” [Dẫn lại theo 57, tr.268]. Tokyo chỉ thay đổi thái độ sau khi Mĩ thả liên tiếp hai quả bom nguyên tử xuống Hisoshima (ngày 6.8) và Nagasaki (ngày 9.8) và Liên Xô ra lời 140() Trong Hồi kí, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì James Byrnes ghi rằng chính phủ Liên Xô không đề xuất. một thay đổi nào trong bàn Tuyên cáo, nhưng dân uỷ Ngoại giao Molotov có nói lẽ ra Hoa Kì nên tham khaûo yù kieán cuûa phía Lieân Xoâ [13,tr.398]..

<span class='text_page_counter'>(321)</span> tuyên chiến chống Nhật (8.8). Ngày 14.8, chính phủ Nhật chấp nhận đầu hàng Đồng Minh voâ ñieàu kieän theo tinh thaàn vaø noäi dung cuûa Tuyeân caùo Potsdam. Ngày 2.9.1945, trên chiến hạm Missouri neo đậu trong vịnh Tokyo, các đại diện của Nhật đã kí vào văn kiện đầu hàng trước sự hiện diện của tướng MacArthur, tổng tư lệnh quân Đồng Minh ở mặt trận Tây-Nam Thái Bình Dương.. CHÖÔNG I QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH (9.1945  6.1950)(141). Trong khoảng 5 năm đầu chiến tranh, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Á chịu sự chi phối của hai đại cường thắng trận Hoa Kì và Liên Xô. Tuy chỉ tham chiến vào giờ chót, Liên Xô đã kịp thời thiết lập quyền kiểm soát ở Mãn Châu Quốc, vượt sông Áp Lục, tiến vào bán đảo Triều Tiên đến tận vĩ tuyến 38, xâm nhập miền Nam đảo Sakhalin. Hồng quân cũng chiếm toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả hai đảo Shikotan và Habomai thuộc đảo Hokkaido về mặt địa lí và hành chính. Ngoài ra, Liên Xô còn có hai đồng minh là đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Triều Tiên. Về phần mình, Mĩ đã thiết lập quyền kiểm soát lên toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương, 4 đảo chính quốc Nhật, phần phía Nam bán đảo Triều Tiên. Mĩ có đồng minh trong vùng là chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trong quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô đã phát sinh ba vấn đề lớn. I. VẤN ĐỀ NHẬT BẢN. 1. Hoàn cảnh đầu hàng và đường lối chung đối với Nhật Bản và Viễn Đông. 141() Chương I được biên soạn với sự giúp đỡ của Lê Vinh Quốc..

<span class='text_page_counter'>(322)</span> Nhật Bản vốn là cường quốc số một ở châu Á và là thủ phạm gây ra chiến tranh ở Viễn Đông(142). Việc giải quyết vấn đề Nhật sau chiến tranh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của khu vực này, mà trước hết là vùng Viễn Đông. Hoàn cảnh đầu hàng của nước Nhật quân phiệt có khác biệt so với Đức Quốc xã: Nhật Hoàng vẫn tại vị cùng với Chính phủ Hoàng gia, mặc dù “từ khi đầu hàng, quyền lực của Nhà vua và của Chính phủ Nhật trong việc cai trị đất nước sẽ được đặt dưới quyền vị chỉ huy tối cao của các nước Đồng minh” (theo công hàm ngày 11.8.1945 của Chính phủ Mĩ gửi Chính phủ Nhật) [13,tr.402]. Những nghị quyết của các Hội nghị thượng đỉnh Cairo, Yalta, và Tuyên cáo Potsdam là cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề về Nhật Bản nói riêng và Viễn Đông nói chung. Tuy nhiên, cũng như khi giải quyết các vấn đề về Đức và các nước chư hầu của Đức Quốc xã, việc giải quyết các vấn đề về Nhật Bản và Viễn Đông đã trải qua những cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ. Ngay trong ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng (15.8.1945), tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh ở châu Á  Thái Bình Dương là đại tướng Mĩ MacArthur đã công bố bản “Mệnh lệnh số 1”, quy định khu vực phụ trách của quân đội các nước Đồng minh để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Theo mệnh lệnh này, quân đội Trung Hoa sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở nước mình (ngoại trừ vùng Mãn Châu), Đài Loan và Bắc Đông Dương (cho đến vĩ truyến 16); quân Anh sẽ tiếp quản Miến Điện, Mã Lai, Singapore và miền Nam Đông Dương; Liên Xô sẽ tiếp nhận giải giới ở Mãn Châu, đảo Sakhalin và Bắc Triều Tiên (cho đến vĩ tuyến 38); còn Mĩ sẽ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản với quần đảo Ryukyu (trong đó có đảo Okinawa) và Nam Triều Tiên. Nhận thấy văn bản này đã “quên” một phần lãnh thổ mà Liên Xô được quyền chiếm đóng theo nghị quyết ở Yalta, Chính phủ Liên Xô lập tức gửi công hàm cho phía Mĩ, lưu ý rằng khu vực của Liên Xô còn bao gồm toàn bộ quần đảo Kurile, đồng thời nêu thêm yêu cầu Liên Xô được chiếm đóng một phần lãnh thổ bản địa của Nhật là phía bắc đảo Hokkaido [37,tr.383]. Phía Mĩ thừa nhận quyền của Liên Xô ở quần đảo Kurile, nhưng dứt khoát cự tuyệt việc để cho Liên Xô chiếm đóng ở Hokkaido. Giữ vững độc quyền chiếm đóng Nhật Bản của mình, Mĩ đồng thời đề nghị thành lập một “Ủy ban tư vấn về Viễn Đông” để có tiếng nói chung của các nước Đồng minh chống Nhật. Nước Anh chấp nhận với điều kiện Ủy ban này sẽ họp ở cả Washington lẫn Tokyo và mời thêm Ấn Độ tham dự. Liên Xô muốn giảm bớt sự độc quyền chiếm đóng của Mĩ và nâng cao vai trò của mình nên không tán thành một ủy ban chỉ có vai trò “tư vấn”. Ngoại trưởng Molotov yêu cầu thành lập một Hội đồng Kiểm soát Đồng minh ở Nhật gồm 4 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc (tương tự như Hội đồng ở Đức) để thay cho chính quyền chiếm đóng duy nhất của Mĩ. Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường tại Moskva (từ 16 đến 26.12.1945) giữa Liên Xô, Mĩ, Anh đã thiết lập cơ chế chiếm đóng Nhật Bản và xác định đường lối giải quyết các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên. Hội nghị đã quyết định: – Về Nhật Bản: thành lập “Ủy ban Viễn Đông” đặt trụ sở ở Washington hoặc Tokyo, bao 142() Trước năm 1945, các từ Đông Á và Đông Nam Á không được dùng phổ biến. Khi đó, người ta thường. dùng từ Viễn Đông để chỉ toàn bộ vùng châu Á – Thái Bình Dương , mà Đông Á là một phần..

<span class='text_page_counter'>(323)</span> gồm 11 nước thành viên là Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Australia, New Zealand, Phillipines và Ấn Độ (143). Ủy ban này có nhiệm vụ “xây dựng chính sách đối với Nhật, các nguyên tắc và các chuẩn mực ” mà Nhật phải tuân thủ trong lúc hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong thời kì chiếm đóng, và “xem xét mọi chỉ thị và hoạt động của tổng tư lệnh tối cao quân đồng minh, bao hàm cả các quyết định về chính saùch” [12, tr.441]. Bên cạnh đó là “Hội đồng Đồng minh về Nhật” gồm đại biểu của Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc và Anh (đại diện cho cả Australia, New Zealand và Ấn Độ), do tổng tư lệnh quân đội Đồng minh chiếm đóng Nhật (hoặc đại diện của ông này) làm chủ tịch, đặt trụ sở tại Tokyo. Hội đồng là đại diện của Đồng minh ở Nhật, có nhiệm vụ giúp đỡ và trao đổi ý kiến với viên tổng tư lệnh, nhưng quyền quyết định thuộc về tổng tư lệnh quân đội chiếm đóng, người được coi là “quyền lực chấp hành duy nhất của các nước Đồng minh tại Nhật”. Về Triều Tiên: tạm thời thực hiện một chế độ “Ủy trị quốc tế” do Mĩ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc đảm nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong thời gian đó sẽ thành lập “Ủy ban Liên hợp Xô - Mĩ” để xúc tiến mọi hoạt động, tiến tới xây dựng một nước Triều Tiên độc lâp, dân chủ và thanh toán mọi di sản của chế độ thuộc địa Nhật. Về Trung Quốc: các cường quốc Đồng minh nhất trí xây dựng một nước Trung Hoa thống nhất và dân chủ; chấm dứt tình trạng nội chiến bằng cách cải tổ chính phủ Quốc dân đảng theo hướng mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia; các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, rút hết quân đội nước ngoài khỏi nước này trong một thời gian ngắn. Đường lối chung như vậy là rõ ràng và khá công bằng hợp lí. Nhưng khi bước vào các công việc cụ thể, mỗi nước sẽ giải thích và vận dụng đường lối trên theo cách riêng, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Thêm vào đó là tác động của những yếu tố khách quan ngoài dự kiến. Vì vậy, đường lối này dẫn tới một số kết quả không đúng như những người xây dựng noù mong muoán. 2. Hoa Kì chiếm đóng Nhật Bản Về mặt pháp lí, chiếm đóng Nhật là hoạt động quốc tế, nhưng trong thực tế lại thuộc của Hoa Kì. Tướng MacAthur, tư lệnh quân đội Mĩ ở Viễn Đông đã trở thành tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật (SCAP). Với cương vị này, ông là người nắm quyền lực cao nhất, quyết định mọi công việc ở Nhật và chỉ chịu trách nhiệm trước, và nhận mọi chỉ thị và mệnh lệnh (kể cả các quyết định liên quan đến chính sách của Ủy ban Viễn Đông) từ tổng thống Hoa Kì. Chính phủ Hoa Kì là kênh duy nhất chuyển tải các quyết định của Ủy ban Viễn Đông đến Tokyo, và Washington có quyền phát ra các chỉ thị tạm thời “mỗi khi nảy sinh các vấn đề cấp bách chưa được đề cập đến trong các chính sách đã có sẵn”. Và trong thực tế, Washington có nghĩa là chính tổng thống Hoa Kì và Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân. Còn Ủy ban Viễn Đông cũng như Hội đồng Đồng minh về Nhật chỉ còn giữ một vai trò mờ nhạt của các cơ quan giám sát và tư vấn. 143() Năm 1949, Ủy ban Viễn Đông được bổ sung hai thành viên: Miến Điện và Pakistan..

<span class='text_page_counter'>(324)</span> Mục tiêu của việc chiếm đóng là xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và mọi tàn dư của chế độ phong kiến ở Nhật, tiêu diệt mọi nguồn gốc và khả năng gây chiến tranh, dân chủ hóa để đưa Nhật Bản trở lại tình trạng bình thường trong cộng đồng quốc tế. Những nét chung về chính sách chiếm đóng được Washington công bố ngày 29.8.1945 trong văn kiện “Chính sách chiếm đóng ban đầu của Hoa Kì sau khi Nhật đầu hàng”. Văn kiện xác định “các mục tiêu tối hậu” của Hoa Kì là: (1) “đảm bảo Nhật sẽ không còn trở thành mối đe dọa đối với Hoa Kì, hay đối với hoà bình và an ninh thế giới ” và (2) “thiết lập cho được một chính sách hoà bình và có trách nhiệm ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kì được phản ánh trong các ý tưởng và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc ”. Văn kiện nêu rõ có thể sử dụng Chính phủ hoàng gia hiện nay như một công cụ thực hiện chính sách và kế hoạch chiếm đóng, nhưng không được ủng hộ hay cho chính phủ này hưởng chút ưu đãi nào. Văn kiện nhấn mạnh phải giải giáp hoàn toàn nước Nhật, mau chóng đem ra xét xử tất cả tội phạm chiến tranh, thanh trừ và loại bỏ khỏi các vị trí quan yếu tất cả những kẻ nào từng góp phần tạo ra một nước Nhật quân phiệt và hiếu chiến. Về lĩnh vực kinh tế, “nền tảng kinh tế tạo ra sức mạnh quân sự của Nhật phải bị hủy bỏ”, “các tổ hợp kinh tế và ngân hàng lớn phải bị giải tán ”. Nhật Bản phải có nghĩa vụ bồi thường chiến tranh và hoàn trả đầy đủ và mau chóng tất cả các của cải mà nước này đã tước đoạt, cả bên trong lẫn bên ngoài nước Nhật [Dẫn lại theo 7, tr.210 – 211].. Để thực hiện mục tiêu này, MacArthur đã áp dụng một sách lược mềm dẻo và khôn khéo. Ông đã tìm được cách đưa tên tuổi của Nhật hoàng Hirohito ra khỏi danh sách tội phạm chiến tranh, giữ nguyên ngôi vị của ông này để trấn an dân chúng. Ông cũng không xóa bỏ mà cho tổ chức lại chính phủ Nhật, để nó trở thành cơ quan thừa hành các chỉ thị và chính sách của ông. Thấy rõ sự nghèo đói và kiệt quệ của Nhật Bản do chiến tranh tàn phá, ông không buộc nước này phải đảm bảo lương thực và hậu cần cho quân đội Mĩ chiếm đóng mà yêu cầu Chính phủ Mĩ phải bảo đảm tiếp tế cho quân đội của mình ở đây, và cả cho dân Nhật đang bị đói. Giữa lúc lòng căm thù phát xít Đức và quân phiệt Nhật đang dâng tràn khắp thế giới, sự khoan dung độ lượng của MacArthur đối với kẻ thù vừa gục ngã đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của các nước Đồng minh, ngay trong chính giới Mĩ, Anh, nhất là từ phía Liên Xô. Ngoại trưởng Molotov và trung tướng Derevyanko  trưởng đoàn Liên Xô tại Hội đồng Đồng minh về Nhật  nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Tướng MacArthur sẽ “làm dễ dàng cho sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật ” và đòi Hoa Kì cách chức ông ta. Tuy nhiên, được tổng thống Truman ủng hộ, MacArthur vẫn không thay đổi quan điểm của mình. Sau khi đã giải tán hoàn toàn gần 7 triệu tàn quân còn lại của các lực lượng vũ trang Nhật và diệt trừ cơ quan mật vụ khét tiếng tàn ác Kempeitai, SCAP bắt đầu thực hiện các chính sách lớn của công cuộc chiếm đóng mà về sau được gọi là Cuộc cải cách của MacArthur (1945 - 1947). Để phá tan thế lực của giới thống trị quân phiệt Nhật, MacArthur đã thực hiện đồng thời nhiều chính sách. Ông đã giải tán và chia nhỏ các Zaibatsu  các tập đoàn độc quyền kinh tế lớn nhất của khoảng một chục gia tộc  đã từng khống chế 90% nền công nghiệp Nhật. Tiếp đó, luật Chống độc.

<span class='text_page_counter'>(325)</span> quyền và luật Phi tập trung hóa được ban hành năm 1947 nhằm kiềm chế sự lũng đoạn của 325 công ti. Ở nông thôn, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành triệt để trên toàn quốc. Mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 7,5 acres (khoảng 3 hecta), số ruộng đất còn lại phải bán rẻ cho nhà nước, để chính quyền bán lại cho tá điền và nông dân thiếu ruộng, theo phương thức trả dần tiền đất trong thời hạn 30 năm. Như vậy, giai cấp địa chủ  cơ sở xã hội lâu đời của chế độ phong kiến quân phiệt Nhật  đến đây bị xóa bỏ, và nông dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột của địa chủ, trở thành chủ sở hữu ruộng đất. Việc thanh trừng các phần tử có quan hệ mật thiết với quân phiệt và các hoạt động chiến tranh ra khỏi bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp đã được thực hiện theo quan điểm “càng nhẹ tay càng tốt ”. Kết quả là hơn 200.000 người bị thải hồi, hơn 200.000 người khác bị cấm giữ mọi chức vụ trong guồng máy nhà nước tương lai.. Để xây dựng lại nước Nhật theo chế độ dân chủ và quét sạch mọi tàn dư phong kiến của nó, SCAP đã ban hành một bản Hiến pháp mới vào tháng 11.1946 để thay cho Hiến pháp Meiji naêm 1889. Theo Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản, thần quyền  cội nguồn sâu xa của tư tưởng phong kiến quân phiệt Nhật và quyền lực chuyên chế của Nhật Hoàng  đã bị xóa bỏ. Giải thích ngôi vị của Thiên hoàng không phải do “mệnh trời” mà do nhân dân giao phó, Hiến pháp quy định Thiên hoàng là “tượng trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc (144). Chủ quyền của đất nước nay thuộc về nhân dân, nên Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, sẽ cử ra Chính phủ và Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” giữa các ngành lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phủ) và Tư pháp (Tòa án Tối cao) được chính thức xác định. Hiến pháp quy định mọi công dân Nhật được đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của con người: tự do lập nghiệp, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đảng phái, đoàn thể... Quyền bình đẳng giữa các công dân về quyền lợi và nghĩa vụ được ghi nhận; những di sản của quá khứ về sự phân biệt đẳng cấp và phẩm tước bị xóa bỏ. Điều mới lạ nhất đối với người Nhật là việc phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Chính điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thân phận của phụ nữ Nhật so với trước kia.. Để đoạn tuyệt với truyền thống quân phiệt và hiếu chiến, điều 9 của Hiến pháp quy định “dân tộc Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt mục tiêu vừa nêu, Nhật sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác” [Dẫn lại theo 9, tr.432; 12, tr.447]. Điều này đã loại bỏ chiến tranh xâm lược ra khỏi đời sống chính trị của người Nhật, cấm xây dựng quân đội chính quy, nhưng không cấm đoán họ xây dựng một lực lượng quân sự có giới hạn để phòng vệ đất nước. 144(10) Truyền thuyết Nhật Bản cho rằng Nhật hoàng là con của Nữ thần Mặt trời nên ngài được gọi là. Thiên hoàng. Từ đó Hiến pháp Meiji khẳng định: Thiên hoàng là thần thánh nắm “quyền uy tối thượng và bất khả xâm phạm”. Quan điểm này đặt Nhật hoàng đứng trên dân tộc và ngoài Hiến pháp, khiến cho toàn dân không có quyền tự do dân chủ, mà chỉ một lòng sùng bái và phục tùng ý chỉ của Thiên hoàng và của các cấp lãnh đạo được coi là đại diện cho Thiên Hoàng. Hiến pháp năm 1946 xóa bỏ quan điểm này để xây dựng tư tưởng dân chủ, khẳng định chủ quyền của đất nước thuộc về nhân dân, đưa Nhật hoàng vào trong daân toäc vaø Hieán phaùp..

<span class='text_page_counter'>(326)</span> Hiến pháp 1946 là một bước tiến dài so với Hiến pháp Meiji trên con đường dân chủ hóa của Nhật. Trên cơ sở Hiến pháp, một loạt các đạo luật được ban hành nhằm mục đích ổn định xã hội và phát triển kinh tế: luật Thuế, luật Tài chính, Luật Nghiệp đoàn, luật Giáo duïc... Cuộc cải cách tuy do người Mĩ áp đặt nhưng đã thành công vì được đa số người Nhật hưởng ứng. Chế độ dân chủ được thể hiện rõ ràng nhất trong đời sống chính trị, với sự tham gia của tất cả các đảng phái từ hữu sang tả: Đảng Dân chủ, Đảng Tự do, Đảng Cấp tiến, Đảng Xã hội, Đảng Lao Nông... Đặc biệt là Đảng Cộng sản, trước đó luôn bị đàn áp tàn bạo, nay hoàn toàn được tự do hoạt động. Xã hội Nhật từ đây có cơ sở vững chắc để ổn định. Bộ Nội vụ, công cụ chính của chế độ để kiểm soát dân chúng, đã được hủy bỏ. Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng đã được hình thành. Về việc bồi thường chiến tranh, Hoa Kì có khuynh hướng làm giảm bớt gánh nặng cho Nhật Bản. Tháng8.1946, MacArthur đưa ra kế hoạch tháo dỡ 505 xí nghiệp Nhật để bồi thường cho Đồng minh. Nhưng đa số các nước khác trong Ủy ban Viễn Đông muốn rằng người Nhật phải bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các nước Đồng minh. Theo yêu cầu của các nước này, việc tháo dỡ các xí nghiệp công nghiệp nặng của Nhật phải được thực hiện trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều so với kế hoạch của Mĩ. Cuộc tranh cãi kéo dài không kết quả giữa các nước Đồng minh đã làm cho Nhật Bản hầu như thoát khỏi việc bồi thường. 3. Xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật được thực hiện tại Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông ở Tokyo, gọi tắt là Tòa án Quốc tế Tokyo (từ 3.5.1946 đến 12.11.1948). Cơ sở pháp lí và phương thức tổ chức của Tòa án này cũng tương tự như Tòa án Nuremberg. Tuy nhiên, Tòa án Tokyo chỉ xét xử các tội phạm trong danh sách truy tố của Hoa Kì (các tội phạm do các nước khác truy tố được xét xử riêng ở các nước này). Do đó, người Mĩ ngồi ghế chánh án (ông Webb) và giữ cả ghế công tố viên trưởng duy nhất (ông J.B. Keanan). Trong bồi thẩm đoàn có đại diện của nhiều nước Đồng minh, nhưng chỉ có một ghế dành cho châu Á (ông Pal  người Ấn Độ). Do thành phần Hội đồng xét xử như vậy, nếu so với Tòa án Nuremberg thì Tòa án Tokyo bị hạn cheá hôn veà tính khaùch quan. Danh sách tội phạm bị truy tố bao gồm hàng trăm người, trong đó có 28 tội phạm quan trọng nhất. Nhưng chỉ có 25 tên được đưa ra xử, vì có hai phạm nhân đã chết và một người là Okawa Shumei  một trong những nhà lí luận về “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”  đã trở nên điên loạn.. Ngày 28.11.1948, Tòa đã tuyên án tử hình bằng cách treo cổ 7 tội phạm, đứng đầu là tướng Hideki Tojo (thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944, người chính thức phát động chiến tranh với Mĩ và các đồng minh); 16 can phạm khác lãnh án tù chung thân và 2 phạm nhân bị tù có thời hạn là Shigemitsu Mamoru (nguyên đại sứ Nhật tại Anh) và Phổ Nghi  vua bù nhìn của Mãn Châu quốc do Nhật dựng lên. Bên cạnh Tòa án Quốc tế Tokyo, các Tòa án Quân sự của Hoa Kì và các nước Đồng minh.

<span class='text_page_counter'>(327)</span> khác cũng xét xử nhiều can phạm, trong đó một số tướng lĩnh và sĩ quan Nhật từng gây nhiều tội ác như tướng Yamashita (tư lệnh quân đội Nhật ở Malaya và Singapore). Tướng Homma (tư lệnh quân đội Nhật ở Philippines)... đã bị xử tử hình. Nhận định về Tòa án Quốc tế Tokyo, có ý kiến cho rằng một số tội phạm quan trọng đã không bị truy tố, hoặc được đưa vào danh sách tội phạm không quan trọng để xét xử sau với mức án nhẹ. Ngược lại, một số người nhận thấy Tòa án này có yếu tố kì thị chủng tộc châu Á, nên các tội phạm Nhật đã bị kết án nặng hơn các phạm nhân Đức cùng tội ở Tòa án Nuremberg. Có lẽ do yếu tố này mà vị bồi thẩm đoàn của châu Á đã bỏ phiếu tha bổng tất cả bị can. Dư luận chung ở Nhật vẫn cho rằng việc xét xử này đơn giản chỉ là sự trả thù của người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Dù sao đi nữa, những kẻ gây tội ác đã bị trừng phạt nghiêm khắc.. 4. Vấn đề hòa ước với Nhật Cũng như đối với Đức và các chư hầu của Đức, việc kí kết hòa ước với Nhật Bản là nhiệm vụ trọng yếu để đưa nước này trở lại trạng thái bình thường trong cộng đồng quốc tế. Mùa thu năm 1947, Chính phủ Mĩ nhận thấy đã đến lúc có thể trao trả lại chủ quyền cho Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ tốt với nước này, nên đã quyết định xúc tiến việc kí hòa ước với Nhật. Ngày 12.8, Mĩ chính thức gửi công hàm cho Liên Xô và các nước Đồng minh khác về vấn đề này, trong đó đưa ra một số nội dung cho bản hòa ước sẽ được kí với Nhật trong tương lai (phi quân sự hóa Nhật Bản trong 25 năm, bồi thường chiến tranh cho Đồng minh theo kế hoạch do Mĩ gợi ý)... Ngoại trừ Anh, phản ứng của các nước khác nhìn chung là không thuận lợi. Nước Anh cùng các nước trong khối Liên hiệp Anh đã họp tại Canberra (thủ đô Australia) để bàn về vấn đề này. Hội nghị tán thành việc kí hòa ước với Nhật càng sớm càng tốt, và đề nghị rằng các điều khoản của hòa ước sẽ do 11 nước thành viên của Ủy ban Viễn Đông xây dựng và thông qua với đa số phiếu là 2/3 mà không áp dụng quyền phủ quyết. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc không tán thành việc kí hòa ước với Nhật trong thời điểm này, và đòi áp dụng quyền phủ quyết của 4 cường quốc khi thông qua nội dung hòa ước. Liên Xô nhận thấy rằng, nếu trao cho Ủy ban Viễn Đông quyền soạn thảo và thông qua các điều khoản hòa ước theo đề nghị của Hội nghị Canberra, thì các điều kiện của Mĩ, Anh sẽ dễ dàng được chấp thuận bởi đa số các nước theo họ trong Hội đồng này, và các đề nghị của Liên Xô sẽ nhanh chóng bị bác bỏ. Điều đó sẽ dẫn tới một hòa ước tạo nên một nước Nhật quan hệ chặt chẽ với Mĩ và đối nghịch với Liên Xô. Vì vậy, dựa trên quyết nghị Potsdam là trao nhiệm vụ xây dựng hòa ước với các nước bại trận cho Hội đồng Ngoại trưởng, Liên Xô yêu cầu giao việc chuẩn bị hòa ước với Nhật cho Hội đồng Ngoại trưởng 4 cường quốc chống Nhật là Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc. Hội đồng này dĩ nhiên phải làm việc theo nguyên tắc nhất trí giữa 4 cường quốc, nghĩa là đảm bảo quyền phủ quyết của mỗi nước.. Người Mĩ hiểu rằng quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc sẽ đưa vấn đề hòa ước với Nhật đi theo con đường của hòa ước với Đức. Không thể tìm được một giải pháp dung hòa, phía Mĩ buộc phải gác vấn đề này lại. II. VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC..

<span class='text_page_counter'>(328)</span> Sau chiến tranh, mối bận tâm lớn nhất là thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc không phải là tập trung sức lực tái thiết đất nước, như phần lớn các nước lâm chiến, mà tìm cách triệt tiêu mối đe dọa tiềm tàng của một cuộc nội chiến có thể bùng phát giữa hai lực lượng chính trị và quân sự trong nước: Quốc dân đảng (QDĐ) và đảng Cộng sản (ĐCS). Mặt trận thống nhất kháng Nhật  còn được gọi là liên minh Quốc – Cộng lần thứ hai  ra đời năm 1937 là kết quả mang tính gượng ép do sự bó buộïc của tình thế: cả QDĐ và ĐCS, sau một thời gian dài lao vào cuộc nội chiến khốc liệt giành quyền lực, cuối cùng đều nhận ra rằng cả hai cùng phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật  kẻ thù ngoại bang lớn mạnh hơn nhiều lần. Bị ép phải liên minh, cả Tưởng Giới Thạch – người lãnh đạo QDĐ và Mao Trạch Đông – người lãnh đạo ĐCS đã ra sức bảo toàn và phát triển lực lượng của mình không phải để phục vụ mục tiêu chính: đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật, mà là để dành cho cuộc nội chiến trong tương lai. Tưởng Giới Thạch thường xuyên sử dụng 40 vạn quân tinh nhuệ bao vây căn cứ Thiểm – Cam – Ninh và đã tổ chức một số cuộc đột kích vào các căn cứ hay phục kích đội hình của các đạo quân cộng sản. Về phần mình, Mao Trạch Đông cũng hành xử tương tự khi ngay trong năm 1937 đã xác định “chính sách cố định của chúng ta là dành 70% lực lượng để phát triển, 20% để đối phó với QDĐ và 10% để chống Nhật” [Dẫn lại theo 20, tr.92].. 1. Bối cảnh lịch sử. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, vùng chiếm đóng của Nhật trở thành một “khoảng trống quyền lực” mà cả hai phe Quốc  Cộng đều muốn lấp đầy. Giữa QDĐ và ĐCS đã diễn ra cuộc đua tranh ráo riết dưới danh nghĩa tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, nhưng thực chất là để giành quyền kiểm soát các phần lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng. Không quân Mĩ giúp quân đội của Chính phủ QDĐ nhanh chóng chuyển từ miền Tây về Nam Kinh, Thượng Hải và một số đô thị khác. Mĩ cũng yêu cầu quân Nhật chỉ đầu hàng quân QDĐ. Nhờ đó, Chính phủ QDĐ đã kiểm soát được các vùng Hoa Nam, Hoa Trung và Hoa Đông. Còn tại Hoa Bắc, ĐCS đã kiểm soát được phần lớn đất đai, nhưng quân đội QDĐ được không quân Mĩ trợ giúp đã chiếm giữ Bắc Bình (145), cùng một số đô thị khác và các đường giao thông quan trọng. Khoảng 10 vạn quân Mĩ cùng được đổ bộ vào vùng này và chiếm đóng các đô thị lớn như Thanh Đảo, Thiên Tân, Bắc Bình... để giải giáp quân Nhật và cũng để làm hậu thuẫn cho QDĐ. Riêng ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) tình hình diễn ra rất phức tạp. Nơi đây hoàn toàn thuộc quyền chiếm đóng của hơn 1 triệu quân Liên Xô nhằm tước vũ khí 60 vạn binh lính Nhật thuộc đạo quân Quan Đông cùng mấy chục vạn quân của Chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc. Hồng quân đã giúp ĐCS Trung Quốc tiến quân vào Mãn Châu và thành lập ở đây những “Chính phủ nhân dân” địa phương để kiểm soát vùng này. Trước tình hình đó, Chính phủ QDĐ được Mĩ khuyến khích cũng cho quân tiến vào Mãn Châu. Mặc dù Liên Xô không cho họ sử dụng cảng Đại Liên và đường sắt Trường Xuân, quân QDĐ cũng tìm được cách tiến vào Nam Mãn Châu mà không bị ngăn cản. Lúc này, chính Hồng quân trở 145() Sau khi chiếm được Bắc Kinh (1928) trong cuộc chiến tranh Bắc Phạt, Tưởng Giới Thạch đã đổi tên. thành phố này thành Bắc Bình. Năm 1949, sau khi chiến thắng lực lượng QDĐ, Chính phủ Mao Trạch Đông đã lấy lại tên Bắc Kinh..

<span class='text_page_counter'>(329)</span> thành lực lượng ngăn cách sự đụng độ giữa quân của ĐCS (ở miền Bắc) và quân QDĐ (ở mieàn Nam Maõn Chaâu). Tuy vậy, ở nhiều nơi khác trong nước đã diễn ra không ít cuộc xung đột vũ trang giữa hai phe Quoác - Coäng. Nguy cơ bùng nổ nội chiến đã khiến dư luận trong nước rất lo lắng. Sau 8 năm chiến tranh ròng rã với bao thiệt hại về người và của, nhân dân rất tha thiết với hoà bình và nhiều người mong mỏi rằng sự tham gia của ĐCS vào chính phủ liên hiệp sẽ có thể giúp tránh được nội chiến. Thêm vào đó, triển vọng lập chính phủ liên hiệp có một sức hấp dẫn rộng rãi vì nền thống trị của QDĐ ngày càng bị coi là bất tài, áp bức và thối nát. Cuối cùng, không ít người hi vọng rằng với việc đưa thêm phía thứ ba vào chính phủ liên hiệp, chế độ đảng trị của QDĐ sẽ có thể chấm dứt mà không phải thay bằng chế độ đảng trị của ĐCS. Không chỉ người dân Trung Quốc, mà cả hai cường quốc thắng trận và có ảnh hưởng lớn nhất trong vùng thời hậu chiến là Hoa Kì và Liên Xô đều không muốn nhìn thấy một Trung Quốc bị giằng xé. Do vậy, chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc trong thời gian đầu sau chiến tranh về cơ bản là không thay đổi. 2. Lập trường của Liên Xô. Về phần mình, tuy tham gia chiến tranh vào thời điểm cuối  trong khoảng 7 ngày (từ ngày 9.8 đến 15.8.1945)  và với những tổn thất không lớn, Liên Xô đã kịp giành lại tất cả những quyền lợi mà chế độ sa hoàng đã để lọt vào tay Nhật sau thảm hại trong cuộc chiến 1994 – 1905. Chính phủ Moskva còn biết cách đảm bảo những quyền lợi ưu đãi được hưởng trên đất Trung Hoa bằng “Hiệp ước Hữu nghị và Đồng minh tương trợ Xô – Trung” kí với chính phủ Tưởng Giới Thạch ngày 14.8.1945. Hiệp ước khẳng định hai bên tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây chính là sự thừa nhận chính thức của Liên Xô đối với chủ quyền hợp pháp của Chính phủ QDĐ, và sự xác định lập trường hữu nghị của Liên Xô trong quan hệ với Trung Hoa Dân quốc. Kèm theo đó, một loạt hiệp định Xô-Trung đã được kí kết: – Hiệp định về Liên minh Xô-Trung chống Nhật: khẳng định sự liên minh giữa hai nước trong cuộc chiến tranh chống Nhật (khi ấy, Liên Xô đã từ bỏ Hiệp định trung lập với Nhật). – Hiệp định về tuyến đường sắt Trường Xuân (nối Mãn Châu với Lữ Thuận): tuyến đường sắt này thuộc chủ quyền Trung Quốc, do một công ti Xô-Trung quản lí và chủ tịch công ti là người Trung Quoác. – Hai hiệp định về các hải cảng Lữ Thuận và Đại Liên: Lữ Thuận được dùng làm quân cảng chung của hai nước Xô-Trung. Trung Quốc phụ trách phần quản líù dân sự, Liên Xô phụ trách việc phòng thủ quân sự. Đại Liên là cảng tự do đối với mọi nước, riêng Liên Xô được miễn thuế quan và được tham gia quaûn lí caûng naøy.  Hiệp định về vấn đề quân đội Liên Xô chiếm đóng Mãn Châu (tức 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc). Kèm theo Hiệp định, hai bên trao đổi công hàm khẳng định Mãn Châu và Tân Cương thuộc.

<span class='text_page_counter'>(330)</span> chủ quyền Trung Quốc, còn Ngoại Mông (tức nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) sẽ được Trung Quốc thừa nhận độc lập nếu nhân dân ở đây bày tỏ nguyện vọng độc lập qua một cuộc trưng cầu daân yù. Các hiệp định trên là sự cụ thể hóa và chính thức xác nhận từ phía Trung Quốc đối với những quyền lợi mà Liên Xô được hưởng theo các quyết nghị ở Yalta. Chúng còn giúp tháo gỡ một số vướng mắc, tạo điều kiện để thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước sau chiến tranh.. Trong lúc đó, những quyền lợi mà Liên Xô có thể nhận được từ một Trung Quốc dưới chính thể cộng sản vẫn chưa được định hình. Đã vậy, quan hệ giữa Moskva và ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch Đông lại không hứa hẹn một triển vọng tốt đẹp. Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 1920 cho đến đầu thập niên 1930, đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả về đường lối lãnh đạo cách mạng và nhân sự trong ban lãnh đạo, sau thất bại của một loạt cuộc khởi nghĩa. Kết thúc cuộc khủng hoảng này là sự ra đời một ban lãnh đạo mới được gọi là “quốc tế chủ nghĩa” do Vương Minh  một người được đào tạo ở Liên Xô và có những mối quan hệ chặt chẽ với Quốc tế Cộng sản (Komintern)  cầm đầu. Để củng cố vị thế vừa giành được, Mao Trạch Đông đã tìm cách cô lập các đối thủ “quốc tế chủ nghĩa” và triệt tiêu ảnh hưởng của họ. Hậu quả là phe cánh của Mao ngày càng vững, nhưng quan hệ giữa họ với Moskva thì xấu đi. Trong con mắt Stalin, họ vừa không phải là những người cộng sản đúng nghĩa (nghĩa là không đáng tin cậy trong quan hệ ngoại giao), vừa không hội đủ lực lượng để lật đổ Chính phủ QDĐ. Đây là lí do chính để Stalin cuối cùng đồng ý thừa nhận địa vị hợp pháp của Chính phủ Tưởng Giới Thạch vào thời điểm sát ngày kết thúc cuộc chiến Thái Bình Dương. Đồng thời, trong các cuộc tiếp xúc mật với ban lãnh đạo ĐCS, đại diện Liên Xô xác định rõ lập trường của Moskva là sẽ hoàn thành các nghĩa vụ đồng minh, đồng thời tuân thủ đường lối không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và ngăn ngừa nội chiến [45,tr.578] (146). Edward Kardelj, một nhà lãnh đạo Nam Tư thuật lại rằng năm 1948, Stalin đã tuyên bố với ông về chính sách của Liên Xô đối với những người cộng sản Trung Quốc: “Sau chiến tranh, chúng tôi có mời các đồng chí Trung Quốc đến Moskva để bàn về tình hình Trung Quốc. Chúng tôi đã nói thẳng với họ rằng chúng tôi xem cuộc nổi dậy ở Trung Quốc là không có tiền đồ, rằng họ nên gia nhập chính phủ Tưởng Giới Thạch và giải tán quân đội của họ... Những đồng chí Trung Quốc đã đồng ý với các quan điểm của các đồng chí xôviết, nhưng khi trở về Trung Quốc, họ đã hành động hoàn toàn khác hẳn. Họ đã tập hợp lực lượng, tổ chức quân đội và bây giờ, như chúng ta thấy, họ đang đánh quân đội Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi công nhận rằng trong trường hợp của Trung Quốc, chúng tôi đã sai lầm” [Dẫn lại theo 16, tr.71].. Trong hoàn cảnh quốc tế và quốc nội như trên, những người lãnh đạo QDĐ và ĐCS, qua trung gian của đại sứ Mĩ Patrick Hurley, đều không thể chối từ ngồi vào bàn đàm phán. Khởi sự ngày 29.8 ở Trùng Khánh, cuộc đàm phán đã kết thúc bằng Hiệp định Song 146() Một tác giả người Mĩ còn khẳng định: “Stalin báo cho đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng cuộc nổi. dậy của họ “không có tiền đồ và họ nên gia nhập chính phủ Tưởng Giới Thạch và giải tán quân đội của họ” [54, tr.195; xem theâm 44,tr.269]..

<span class='text_page_counter'>(331)</span> Thập kí ngày 10.10.1945, trong đó hai bên cam kết “quyết tâm tránh nội chiến”. Văn kiện còn xác lập các nguyên tắc liên quan đến nỗ lực tái thiết đất nước trong thời bình và công cuộc xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng. Tuy nhiên, kết quả cuộc đàm phán xem ra không vững chắc, vì hai vấn đề then chốt lúc này là lực lượng vũ trang và tính chất của chính quyền ở các vùng do ĐCS kiểm soát vẫn chưa được giải quyết. Biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng bấp bênh trong quan hệ Quốc - Cộng là trong và sau thời gian diễn ra đàm phán, những cuộc đụng độ vũ trang giữa hai bên vẫn diễn ra. Cảm thấy bất lực trong nỗ lực hoà giải hai phe Quốc - Cộng, đại sứ P. Hurley xin từ chức. Ngày 27.11.1945, tổng thống Truman đã quyết định cử tướng George C. Marshall, nguyên tham mưu trưởng lục quân, làm đại diện riêng của ông ở Trung Quốc với cấp hàm đại sứ. 3. Sứ mệnh của George C. Marshall. a. Chính sách hoà giải hai phe Quốc - Cộng của Mĩ. Trong chæ thò giao cho Marshall ngaøy 15.12 vaø trong thoâng ñieäp cuûa toång thoáng Mó về chính sách đối với Trung Quốc được công bố ngày hôm sau  16.12, Truman nói rằng một “nước Trung Hoa mạnh, thống nhất và dân chủ” là điều cực kì quan trọng đối với hoà bình thế giới, rằng “sẽ là quyền lợi thiết thân nhất của Hoa Kì và của toàn thể Liên Hiệp Quốc, nếu nhân dân Trung Quốc không bỏ qua một cơ hội nào nhằm điều giải các bất đồng nội bộ của họ bằng những phương pháp đàm phán hoà bình”. Chính phủ Hoa Kì chủ trương công việc của Trung Quốc phải do người Trung Quốc tự giải quyết và cam kết rằng Mĩ sẽ không can thiệp quân sự để tác động đến cuộc nội chiến ở xứ này, rằng sự hiện diện của quân Mĩ ở Bắc Trung Quốc là nhằm giải giáp và di tản số quân Nhật đầu hàng còn ở trên đất Trung Quốc. Tổng thống Truman thúc giục triệu tập hội nghị toàn quốc các đảng phái chính ở Trung Quốc để bàn giải giáp cho những vấn đề của Trung Quốc nhằm chấm dứt tình trạng phân ly không chỉ ở trong nước, mà còn mang lại sự thống nhất cho đất nước theo những điều kiện cho phép mọi chính đảng lớn có được quyền đại diện thích đáng trong chính phủ. Điều này tất có nghĩa là phải thay đổi chế độ “đỡ đầu chính trị”(147) mà QDĐ đang theo đuổi và mở rộng cơ sở của chính phủ, triệu tập Quốc hội, xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng (của QDĐ), thành lập chế độ đảng phái đối lập. Truman nhấn mạnh rằng cần đạt được sự thỏa thuận về việc thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc dưới một boä chæ huy thoáng nhaát. Thoâng ñieäp cuûa Truman neâu roõ raèng “Chính phuû Trung Hoa daân quốc hiện nay là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc ”, do vậy: “Sự tồn tại của các quân đội tự trị, chẳng hạn như quân đội cộng sản, là không thích hợp cho sự thống nhất cuûa Trung Quoác veà chính trò” [19, tr.608]. Như vậy, rõ ràng là tổng thống Truman đã quyết định ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong nỗ 147() Chương trình hành động có tính chất cương lĩnh của Tôn Dật Tiên dự trù một thời kì ”đỡ đầu chính trị”. dưới sự lãnh đạo của QDĐ như là một sự chuẩn bị cần thiết cho việc thiết lập một chính phủ lập hiến ở Trung Quốc. Như vậy, QDĐ có trách nhiệm chấm dứt thể chế độc đảng và triệu tập Quốc hội để thông qua hiến pháp và thành lập một chính phủ mới..

<span class='text_page_counter'>(332)</span> lực thiết lập một chính phủ liên hợp với những người cộng sản, nhưng sự ủng hộ này có đi kèm với một số điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, Truman còn chỉ ra rằng những chi tiết cần thiết cho tiến trình thống nhất chính trị ở Trung Quốc phải do chính người Trung Quốc soạn ra và không đồng tình với bất kì ý đồ nào can thiệp vào chuyện này. Ông tuyên bố rằng tất cả mọi chính đảng và phe nhóm ở Trung Quốc phải có một trách nhiệm rõ ràng đối với Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực thủ tiêu xung đột vũ trang trong nước, vốn là một nguy hại cho hoà bình và ổn định thế giới. Kết thúc bản thông điệp của mình, Truman hứa sẽ giúp Trung Quốc khôi phục đất nước, cải thiện nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng một lực lượng quân sự “đủ sức đảm trách các trách nhiệm trong và ngoài nước của Trung Quốc vì sự nghiệp gìn giữ hoà bình và trật tự”. Trên đây là phần nội dung được thông báo cho dư luận rộng rãi. Riêng đối với Marshall, tổng thống yêu cầu ông này sử dụng ảnh hưởng của Hoa Kì sao cho “việc thống nhất Trung Quốc bằng những phương pháp hoà bình, dân chủ” phải đạt được càng nhanh càng tốt và đồng thời có tác động đến việc chấm dứt những xung đột, đặc biệt là ở Hoa Bắc. Để hoàn thành sứ mệnh này, Marshall được phép nói thẳng với Tưởng Giới Thạch và những người lãnh đạo Trung Quốc khác “bằng tất cả sự thẳng thắn” và nêu rõ rằng “một Trung Quốc chia rẻ và bị nội chiến tàn phá không phải là chốn thích hợp để nhận sự trợ giúp kinh tế từ phía Mĩ bằng các hình thức tín dụng và viện trợ kỹ thuật cũng như viện trợ quân sự” [19, tr.132 – 133]. Còn bộ trưởng Ngoại giao Byrnes trong chỉ thị gửi Marshall đã nêu một cách cụ thể rằng theo Hoa Kì, “Chính phủ của tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch tạo cơ sở thỏa đáng nhất cho một nền dân chủ phát triển ”, nhưng chính phủ này phải được “mở rộng để bao gồm đại diện của những nhóm đông đảo và được tổ chức tốt, nhưng hiện nay không có một tiếng nói nào trong chính quyền Trung Quốc ”. Trong số những nhóm đó, Byrnes liệt kê cả nhóm mà ông gọi là “những người tự coi là cộng sản” [46, tr.756]. Bằng những lời lẽ naøy, giôùi laõnh ñáo Hoa Kì roõ raøng laø muoẫn Töôûng Giôùi Thách chia sẹ quyeăn haønh vôùi những người cộng sản. Lập trường nêu trên của chính phủ Truman về cơ bản đã nhận được sự tán đồng của hội nghị bộ trưởng ngoại giao ba nước Liên Xô, Hoa Kì và Anh diễn ra trong tháng 12.1945 ở Moskva. Trước hết, các bộ trưởng đã thỏa thuận cần thống nhất và dân chủ hóa Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chính phủ QDĐ; thứ hai thu hút rộng rãi các thành phần dân chủ vào tất cả các cơ quan của Chính phủ Quốc dân; thứ ba, đình chỉ nội chiến. Cả ba bộ trưởng “tái xác nhận sự trung thành với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, hai bộ trưởng Hoa Kì và Liên Xô đạt được thỏa thuận về “sự cần thiết rút quân lính xôviết và Mĩ khỏi Trung Quốc trong thời hạn ngắn nhất; đồng thời hoàn thành các cam kết và trách nhiệm của họ” [Dẫn lại theo 27, tr.146]. b. Hoäi nghò Hieäp thöông chính trò (thaùng 1.1946). Sức ép quốc tế và phản ứng của dư luận trong nước đã mang lại thành công ban đầu cho đại sứ Marshall. Ngày 10.1.1946, hai bên Quốc - Cộng kí Hiệp định đình chiến được đảm bảo bằng các đội giám sát ba bên (Mĩ – QDĐ  ĐCS)..

<span class='text_page_counter'>(333)</span> Từ ngày 10 đến ngày 31.1.1946, Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Trùng Khánh với sự tham gia của QDĐ, ĐCS, các đảng phái chính trị khác và những nhân sĩ không đảng phái. Hội nghị đã thông qua 5 nghị quyết: - Về tổ chức chính phủ: Cải tổ Chính phủ QDĐ bằng cách mở rộng cho các đảng phái khác tham gia theo tương quan lực lượng, đảm bảo quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch. - Về xây dựng lại đất nước trong hòa bình. - Về quân sự: Quy định tỉ lệ lực lượng giữa quân đội Chính phủ QDĐ và lực lượng vũ trang của ĐCS là 5/1; quy định “các nguyên tắc tổ chức lại quân đội và thu nạp lực lượng vũ trang cộng sản vào quân đội Quốc dân”. - Về Quốc hội: Khẳng định nguyên tắc bầu cử tự do dân chủ, xác định địa vị hợp pháp của mọi chính đảng trong Quốc hội. - Về Hiến pháp: Sửa đổi bản Hiến pháp 1936 theo hướng chuyển từ chế độ độc tài đảng trị sang một chế độ dân chủ đích thực. Kết quả tốt đẹp của Hội nghị đã tạo ra khả năng chấm dứt nội chiến, ổn định tình hình để xây dựng lại đất nước theo con đường dân chủ hóa. Tướng Marshall coi đó là “niềm hi vọng lớn nhất cuûa Trung Quoác”.. Đáng tiếc là các nghị quyết của Hội nghị đã không trở thành hiện thực, và “niềm hi vọng lớn nhất” ấy đã bị bỏ lỡ. c. Nỗ lực hoà giải của Mĩ bị thất bại. Trong khi các cuộc thương lượng giữa hai bên Quốc - Cộng để thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Hiệp thương chính trị bị dẫm chân tại chỗ, QDĐ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự, ồ ạt tăng quân tới Mãn Châu. Cuối tháng 2, Chính phủ QDĐ đã kí với Pháp một hiệp định nhường quyền đóng quân ở Bắc Đông Dương cho nước này, đổi lấy việc Pháp trao trả các tô giới và những đặc quyền khác của họ ở Trung Quốc, để rút 20 vạn quân QDĐ đang trú đóng ở Bắc Đông Dương về nước và đưa lên mặt trận phía Bắc chống cộng sản. Phía Mĩ vẫn phản đối chính sách dùng vũ lực của QDĐ và cố gắng hòa giải hai phe Quốc - Cộng, nhưng lại viện trợ rất nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Chính phuû Truøng Khaùnh. Trước tình hình đó, ĐCS đã coi Hội nghị Hiệp thương chính trị là một trò lừa bịp của QDĐ nhằm che đậy âm mưu gây nội chiến, tố cáo sự thiên viï của Mĩ đối với QDĐ; đồng thời ra sức củng cố lực lượng của mình và trông cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Lieân Xoâ vaãn mong hoøa giaûi hai phe Quoác - Coäng, khoâng muoán dính líu vaøo noäi chiến Trung Quốc, nhưng cũng không thể không trợ giúp các đồng chí Trung Quốc của mình trước tình thế nguy hiểm. Cuối tháng 3, sau khi quân Mĩ rút khỏi Trung Quốc, Liên Xô tuyên bố rút quân khỏi Mãn Châu và việc này đã được hoàn tất vào ngày 23.4.1946. Trước khi người lính Hồng quân cuối cùng rời khỏi Mãn Châu, Bộ Tư lệnh Xô viết đã trao lại cho ĐCS Trung Quốc toàn bộ số vũ khí và quân trang tước đoạt của Nhật (gồm có 3.700 khẩu pháo và súng cối, 30 vạn súng trường, 14 vạn súng máy, 600 xe tăng, 861 máy.

<span class='text_page_counter'>(334)</span> bay...), thêm một phần đáng kể vũ khí của Liên Xô; đồng thời trao lại 75.000 quân của Chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc trước đây. Số quân này sau đó được ĐCS Trung Quốc thu nhận vào quân đội của mình [60,tr.527]. Sự giúp đỡ to lớn này đã làm cho lực lượng vũ trang của ĐCS lớn mạnh vượt bậc để có thể đương đầu với QDĐ. Cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa hai phe đã diễn ra tại Trường Xuân (1 trong 3 thành phố lớn nhất Mãn Châu) trong tháng 4. Khi Hồng quân vừa rút khỏi, các đơn vị quân đội của đảng Cộng sản liền đánh chiếm thành phố này. QDĐ tố cáo ĐCS vi pïhạm Hiệp định ngừng bắn, đồng thời phản công chiếm lại thành phố và đẩy lùi đối phương trên nhiều hướng khác. Theo yêu cầu của ĐCS, tướng Marshall lại dàn xếp một cuộc ngừng bắn mới, để hai bên quay trở lại bàn đàm phán từ ngày 7.6.1946. Trong lần đàm phán này, Marshall đã không thể thuyết phục nổi hai bên nhân nhượng lẫn nhau. QDĐ cho rằng lúc này họ đủ mạnh để đánh bại ĐCS trong một thời gian ngắn mà không cần quá lệ thuộc vào chính sách của Mĩ. ĐCS thì không còn chút ảo tưởng nào để thực hiện chính sách liên hiệp với QDÑ. Ngày 1.7.1946, với việc quân đội QDĐ tấn công vào các căn cứ địa của ĐCS ở phía bắc sông Trường Giang, cuộc nội chiến được coi là chính thức bắt đầu. Hoa Kì vội vã cử tiến sĩ John Leighton Stuart sang Trung Quốc để giúp tướng Marshall giải quyết vấn đề. Stuart đề nghị dứt khoát chọn 1 trong 2 giải pháp: hoặc là Hoa Kì giúp đỡ tối đa cho Tưởng Giới Thạch đi đến thắng lợi cuối cùng, hoặc là hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc mà không can dự vào cuộc nội chiến ở đây. Tuy nhiên, Chính phủ Mĩ bác bỏ đề nghị này và chọn giải pháp tiếp tục hòa giải. Để gây áp lực buộc Tưởng Giới Thạch phải trở lại đàm phán, Mĩ quyết định cấm vận vũ khí với Chính phủ QDĐ (từ 10.8). Marshall nói thẳng với Tưởng rằng: “Chính phủ (tức Chính phủ Quốc dân đảng) sẽ mất nhiều, mà không được lợi lộc bao nhiêu từ các cuộc xung đột hiện nay. Chúng có thể còn đưa đến sự sụp đổ của Chính phủ. ..” [Dẫn lại theo 19, tr.179]. Tổng thống Truman cũng cảnh báo với Tưởng rằng: nếu không có một tiến bộ thật sự trong nỗ lực giải quyết hòa bình các vấn đề nội bộ Trung Quốc, nước Mĩ buộc phải xem xét lại lập trường của mình trong quan hệ với Chính phủ QDĐ. Khi ấy, QDĐ đang thắng thế trên chiến trường, họ không quan tâm nhiều đến những lời cảnh báo từ phía Mĩ. Riêng Tưởng Giới Thạch còn tin chắc rằng, trong bất cứ hoàn cảnh naøo, Mó cuõng khoâng theå boû rôi Chính phuû QDÑ. Veà phía mình, ÑCS tin raèng Mó ñang thi haønh moät chính saùch hai maët: maët chính laø giuùp QDÑ gaây noäi chieán, maët phuï laø thuyeát phuïc QDÑ tìm giaûi phaùp hoøa bình. Vì vaäy, ÑCS khoâng ñaët nhieàu hi voïng vaøo giaûi phaùp hoøa bình. Do lập trường hai bên Quốc - Cộng như vậy sứ mệnh, của Mĩ trong việc hòa giải để chấm dứt nội chiến đã thất bại hoàn toàn. Ngày 6.1.1947, tướng Marshall được triệu hồi về nước để đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì. Sau lưng ông là Trung Hoa đang ngập chìm trong khói lửa nội chiến. Như vậy, mọi nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm ngăn chặn sự bùng nổ cuộc nội chiến giữa chính phủ QDĐ với ĐCS ở Trung Quốc đều thất bại. Nội chiến bùng nổ là do mâu.

<span class='text_page_counter'>(335)</span> thuẫn giữa QDĐ với ĐCS đã trở nên không thể điều hoà được. d. Noäi chieán Quoác - Coäng. Trong giai đoạn đầu (7.1946 – 6.1947), QDĐ chủ động tấn công và giành được nhiều thắng lợi. Họ đã tràn vào căn cứ địa Thiểm-Cam-Ninh và chiếm thủ phủ Diên An của ĐCS cùng hàng trăm thành thị khác. Nhưng ĐCS áp dụng chiến thuật “đổi thành thị lấy sinh lực” đã tiêu diệt nhiều sinh lực quân QDĐ và rút lui để bảo toàn lực lượng của mình. Quân đội QDĐ bị suy yếu, hậu phương của nó lại bị lay chuyển vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đồng thời phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân và học sinh, sinh viên đòi “chống đói và chống chiến tranh” ngày một lên cao. Tưởng Giới Thạch buộc phải xin Mĩ tăng cường viện trợ; nhưng chính phủ Hoa Kì cũng chỉ dành cho ông ta một sự trợ giúp có giới hạn: bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí (26.5), quyết định viện trợ cho QDĐ 27,7 triệu dollars (11.1947) và cử một nhóm sĩ quan Mĩ qua Đài Loan giúp việc huấn luyện tân binh cho quân đội QDĐ. Từ tháng 6.1947 trở về sau, quyền chủ động trên chiến trường hoàn toàn thuộc về ĐCS. Tháng 9.1947, ĐCS cho tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn trong những vùng được giải phóng khỏi chính quyền QDĐ. Toàn bộ ruộng đất của địa chủ và một phần của phú nông bị tịch thu để chia cho nông dân theo khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Cuộc cải cách này đã làm cho đa số nông dân hướng về ĐCS; nhờ đó lực lượng vũ trang của Đảng (giờ đây mang tên Quân Giải phóng Nhân dân) trở nên lớn mạnh vượt bậc. Cuối năm 1948, Đảng Cộng sản đã mở 4 chiến dịch lớn đánh bại quân chủ lực Quốc dân đảng: chiến dịch Tế Nam (16 – 24.9.1948) tiêu diệt 10 vạn quân, chiến dịch Liêu  Thẩm (12.9 – 2.11) tiêu diệt 47 vạn, chiến dịch Hoài  Hải (7.11.1948 – 10.1.1949) loại khỏi vòng chiến 55 vạn và chiến dịch Bình  Tân (5.12.1948 – 22.1.1949) loại khỏi vòng chiến 25 vạn quân Quốc dân đảng. Sau 4 chiến dịch này, các lực lượng tinh nhuệ nhất của Chính phủ QDĐ đã bị đập tan, ĐCS giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ phía bắc sông Trường Giang, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô Nam Kinh của QDĐ. Sự suy sụp của Chính phủ QDĐ ở Trung Quốc đã buộc Hoa Kì phải thông qua Đạo luật Viện trợ Trung Quốc (4.1948), để cung cấp 463 triệu dollars viện trợ của Chính phủ này. Nhưng đại sứ Mĩ tại Trung Quốc  Stuart  vẫn cho rằng nếu Hoa Kì “không có sự can thiệp vũ trang trên quy mô lớn” thì thảm họa quân sự sẽ tiếp tục diễn ra đối với Chính phủ QDĐ. Tháng 11.1948, Tưởng Giới Thạch đã gửi thư cho tổng thống Truman để yêu cầu Hoa Kì tuyên bố cứng rắn ủng hộ sự nghiệp của QDĐ, cử các sĩ quan Mĩ sang trực tiếp chỉ huy các đơn vị quân đội QDĐ dưới danh nghĩa cố vấn quân sự, bổ nhiệm một tướng lãnh cao cấp cầm đầu một phái đoàn đặc biệt của Hoa Kì ở Trung Quốc. Tuy nhiên, giữ vững lập trường không can thiệp về quân sự vào Trung Quốc, tổng thống Truman đã bác bỏ các yêu cầu của Tưởng Giới Thạch, cho rút nhóm sĩ quan Mĩ ở Đài Loan về nước..

<span class='text_page_counter'>(336)</span> Không còn con đường nào khác, QDĐ phải tìm cách đàm phán với ĐCS. Tháng 1.1949, thư đề nghị đàm phán được gửi đi. ĐCS chấp nhận đàm phán với điều kiện: trừng trị bọn tội phạm chiến tranh (đứng đầu Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Trần Lập Phu...), huỷ bỏ Hiến pháp và pháp luật của QDĐ, thành lập Chính phủ mới thay cho Chính phủ QDĐ... Thế tức là buộc QĐĐ phải đầu hàng hoàn toàn. Ngày 21.1, Tưởng Giới Thạch từ chức tổng thống, đưa Lý Tôn Nhân lên thay với hi vọng thuyết phục ĐCS giảm nhẹ các điều kiện đàm phán. Không thành công, Chính phủ QDĐ rời Nam Kinh đi Quảng Châu lánh nạn. Tháng 4.1949, hai đạo quân của ĐCS do Lưu Bá Thừa và Trần Nghị chỉ huy đã vượt sông Trường Giang, đánh chiếm Nam Kinh, Thượng Hải rồi truy quét tàn quân QDĐ. Ngày 30.6, trong bài diễn văn nhan đề “Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân ”, Mao Trạch Đông tuyên bố chính sách đối ngoại trong tương lai của chế độ mới ở Trung Quốc là “Nhất biên đảo” (nghĩa là “ngả hẳn về một bên”). Ông nói: “Muốn đi đến thắng lợi và củng cố thắng lợi thì nhất thiết phải ngả hẳn về một phía (...), người Trung Quốc không ngả theo phía đế quốc chủ nghĩa thì phải ngả theo phía xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không có cách nào khác. Lừng khừng là không được; không có con đường thứ ba”. Từ đó, ông khẳng định nước Trung Hoa mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ “liên hiệp với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân các nước khác, lập thành một mặt traän thoáng nhaát quoác teá” [Daãn laïi theo 41, tr.578]. Chính phủ QDĐ bỏ Quảng Châu chạy về Trùng Khánh, rồi di tản sang Đài Loan. Cho đến cuối năm 1949, hầu hết lục địa Trung Hoa (trừ Tây Tạng) đã thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản(148). Ngày 21.9.1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã khai mạc tại Bắc Kinh. Hội nghị đã thông qua Hiến pháp tạm thời của nước Trung Hoa mới, khẳng định “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước Dân chủ mới, tức là Dân chủ Nhân dân”. Hội nghị đã bầu Mao Trạch Đông, Chủ tịch ĐCS Trung Quốc, làm chủ tịch Hội đồng Chính phủ Nhân dân Trung ương và cử Chu Ân Lai, ủy viên bộ Chính trị ĐCS, làm thủ tướng Quốc Vụ Viện (tức Nội các) kiêm bộ trưởng Ngoại giao. Bắc Bình được chọn làm thủ đô mới và đổi tên thành Bắc Kinh. Ngày 1.10.1949, tại thủ đô Bắc Kinh, Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa). Ngày 2.10, Liên Xô tuyên bố thừa nhận nước CHND Trung Hoa. Tiếp theo đó, các nước CHND Bulgaria, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania, Hungary, Albania, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên,... lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Trung Hoa mới. Như vậy, CHND Trung Hoa đã trở thành thaønh vieân cuûa heä thoáng xaõ hoäi chuû nghóa. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc của QDĐ cùng mấy chục vạn quân còn lại chạy ra Đài 148() Năm 1951, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng, xác lập chủ quyền của. CHND Trung Hoa taïi vuøng laõnh thoå naøy..

<span class='text_page_counter'>(337)</span> Loan, lại đưa Tưởng Giới Thạch lên làm tổng thống tại đây để tiếp tục đối đầu với CHND Trung Hoa ở lục địa. Thế là thêm một điểm nóng của cuộc Chiến tranh lạnh đã hình thành ở eo biển Đài Loan. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa là một bước tiến lớn của hệ thống XHCN và phong trào cộng sản quốc tế ở châu Á và trên thế giới. II. QUAN HỆ XÔ-MĨ VỀ TRIỀU TIÊN VAØ SỰ THAØNH LẬP HAI NƯỚC TRIỀU TIEÂN. Triều Tiên là thuộc địa của Nhật từ năm 1910 (149) và trở thành căn cứ quan trọng của Nhật trong chiến tranh thế giới (150). Dưới ách thống trị cực kì tàn bạo của Nhật, nhân dân Triều Tiên vô cùng khao khát độc lập, và các Hội nghị thượng đỉnh ở Cairo (151), Yalta và Potsdam đều đã xem xét khả năng trao trả độc lập cho Triều Tiên sau ngày Nhật đầu hàng. Theo đúng quy định của Hội nghị Potsdam, Liên Xô đã tiến quân vào Bắc Triều Tiên (cho đến vĩ tuyến 38) ngay trong chiến dịch tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật (từ 9 đến 15.8.1945). Cùng đi với các đơn vị Hồng quân có những người cộng sản Triều Tiên, từng hoạt động lâu năm ở Liên Xô nay trở về Tổ quốc, mà người đứng đầu là Kim Nhaät Thaønh  moät só quan Hoàng quaân. Với sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, đảng Cộng sản Triều Tiên được khôi phục và phát triển rất nhanh(152). Những người cộng sản Triều Tiên gấp rút thành lập các ủy ban cách mạng để nắm quyền quản lí hành chính ở các địa phương trên toàn quốc (cả ở hai miền Nam-Bắc), trước khi quân Mĩ đến. Ngày 6.9, đại biểu các ủy ban cách mạng đã họp tại thủ đô Seoul (Hán Thành) để tuyên bố thành lập một chính phủ bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân từng tham gia chống Nhật (kể cả cộng sản và không cộng sản) với thẩm quyền bao trùm cả nước. Chính phủ này được nhân dân cả nước chào mừng nồng nhiệt, trong đó đảng Cộng sản được tín nhiệm cao vì những lời hứa hẹn về cải cách ruộng đất.. 149() Ngày 29.8.1910, Triều Tiên bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật và trở thành tỉnh Chosun. 150() Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, có đến 6 triệu người Triều Tiên bị buộc phải tham gia chiến đấu. bên cạnh quân đội Nhật. Số người Triều Tiên bị thương vong rất cao: 0,440 triệu người bị tử trận, 1,6 triệu bò thöông [26,tr.1123]. 151() Tại Hội nghị Cairo (23  25.11.1943), tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt, thủ tướng Anh W. Churchill và người đứng đầu Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra thông báo chung đề ngày 1.12.1943 bày tỏ “sự lưu tâm đối với tình cảnh nô dịch của người dân Triều Tiên và quyết tâm rằng Triều Tiên sẽ được tự do và độc lập vào lúc thích hợp” [Dẫn lại theo 7, tr.243; 29, tr.202]. Lúc thích hợp đó là lúc nào? Tại Hội nghị Yalta (4  11.2.1945), Roosevelt đã phát biểu với Stalin về khả năng thiết lập ở Triều Tiên chế độ giám hộ do Hoa Kì, Liên Xô và Trung Quốc cùng đảm trách. Ông xác định rõ rằng đây tuyệt nhiên không phải là chế độ bảo hộ và nói rằng những nước được giao nhiệm vụ bảo trợ vừa nêu có nhiệm vụ giúp người Triều Tiên để sau khoảng thời gian kéo dài 20 – 30 năm. Họ có thể tự cai quản đất nước mình [11, tr.131]. Còn Tuyên cáo Potsdam đề ngày 26.7.1945 đã khẳng định lại nội dung của Tuyên bố Cairo về quyết tâm của các cường quốc thắng trận là sẽ trao trả độc lập cho Triều Tiên. 152() Dưới ách thống trị của Nhật Bản, đảng Cộng sản Triều Tiên bị đàn áp cực kì tàn bạo, hầu như mất hết các cơ sở trong nước. Những thành phần cốt cán của Đảng phải lưu vong ở nước ngoài hoặc hoạt động bí mật trên vùng rừng núi phía Bắc..

<span class='text_page_counter'>(338)</span> Ngày 9.9, quân đội Mĩ bắt đầu đổ bộ vào miền Nam. Tư lệnh quân Mĩ ở Triều Tiên là tướng John R. Hodge không thừa nhận chính phủ do người Triều Tiên lập nên và bắt phải giải tán; thay vào đó, người Mĩ thiết lập Chính quyền quân sự của Hoa Kì tại Triều Tiên (USAMIGIK), với sự tham gia của các viên chức trong bộ máy cai trị cũ của Nhật. Chính quyền chiếm đóng này dĩ nhiên chỉ có quyền lực ở miền Nam, và bị toàn thể nhân daân Trieàu Tieân caêm gheùt. Cuối tháng 12.1945, khi quyết nghị của Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường ở Moskva (gọi tắt là quyết nghị Moskva), về việc thực hiện chế độ ủy trị của 4 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc trong 5 năm đối với Triều Tiên được chính thức công bố, dư luận chung ở Triều Tiên hết sức bất bình. Nhiều chính đảng tổ chức biểu tình phản đối quyết nghị này và đòi trao trả độc lập ngay cho Triều Tiên. Riêng đảng Cộng sản đã bày tỏ sự taùn thaønh quyeát nghò naøy. Thực hiện quyết nghị Moskva, một ủy ban liên hợp (UBLH) Xô-Mĩ được tổ chức để bàn về việc tiếp xúc với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, xây dựng chế độ chính trị và thành lập Chính phủ lâm thời của nước này (sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của 4 cường quốc uỷ trị). UBLH đã họp bàn cả thảy 24 lần, từ ngày 20.3 đến ngày 6.5.1946. Về việc tiếp xúc với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, Liên Xô đề nghị chỉ tham khảo ý kiến của những đảng nào tán thành quyết nghị Moskva (trên thực tế, điều này có nghĩa là chỉ tham khảo ý kiến của đảng Cộng sản). Còn phía Mĩ lại đề nghị tham khảo ý kiến của tất cả các chính đảng nào không tổ chức biểu tình chống UBLH. Về đường lối thành lập Chính phủ lâm thời, Mĩ đề nghị tiến hành bầu cử tự do ở mỗi miền để thành lập các quốc hội lâm thời, và các quốc hội này sẽ cử ra Chính phủ lâm thời của toàn quốc. Nhưng Liên Xô yêu cầu tổ chức một “Hội nghị Nhân dân” duy nhất cho cả nước, bao gồm các đảng phái và tổ chức tán thành quyết nghị Moskva, với số lượng thành viên ngang nhau giữa hai miền Nam  Bắc, để cử ra Chính phủ lâm thời... Cuộc tranh cãi giữa hai bên Xô - Mĩ về các vấn đề trên diễn ra gay gắt, kéo dài và không đạt được thỏa thuận nào. Vì vậy, từ ngày 5.8, UBLH đã đình chỉ hoạt động vô thời hạn. Như thế tức là chế độ ủy trị của 4 cường quốc ở Triều Tiên chưa thể thiết lập. Thực ra ngay cả trước khi UBLH hoạt động, mỗi bên Xô  Mĩ đều đã xúc tiến việc xây dựng mỗi miền theo đường lối riêng của mình. Ở miền Bắc, ngay từ tháng 2.1946, Liên Xô đã cho thành lập một chính quyền do đảng Lao động (tức đảng Cộng sản được đổi tên ngày 10.10.1045) làm nòng cốt với người đứng đầu là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). Chính quyền này đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất trong tháng 3(153). Việc quốc hữu hóa công nghiệp cũng được tiến hành để chuẩn bị xây dựng đất nước theo đường lối kế hoạch hóa.. 153() Tính ra có khoảng 725.000 nông dân không có ruộng được chia phân nửa số đất ở miền Bắc. Hành. động này đã tạo ra chỗ dựa xã hội vững chắc cho chế độ ngay từ đầu..

<span class='text_page_counter'>(339)</span> Ở miền Nam, ngày 14.2, người Mĩ đỡ đầu cho việc thành lập “Hội đồng đại diện cho nền dân chủ Triều Tiên”(154) mà người đứng đầu là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee)  một chính khách độc đoán, bảo thủ 70 tuổi, đã sống 37 năm ở nước Mĩ. Tướng Hodge và Lý Thừa Vãn khá hợp nhau về tính cách, và họ không làm gì để cải thiện đời sống cho nhân dân Nam Triều Tiên. “Hội đồng” của Lý Thừa Vãn được coi là cơ quan tư vấn và chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân đội chiếm đóng Mĩ. Tuy nhiên, ngay cả quyết định của tướng Hodge về việc tiến hành cải cách ruộng đất cũng bị Lý Thừa Vãn tìm cách thoái thác. Chủ trương này của Lý Thừa Vãn rõ ràng là không phù hợp với tình hình miền Nam. Do phần lớn công nghiệp nằm ở miền Bắc, còn đa số dân lại tập trung ở miền Nam, nên cải cách ruộng đất theo hướng tạo ra một tầng lớp tiểu nông trở thành nhu cầu rất cấp thiết ở miền Nam (155). Để khai thông cho sự bế tắc trong việc thực hiện quyết nghị Moskva về Triều Tiên, tháng 8.1947, Mĩ đề nghị đưa vấn đề trở lại cho 3 nước đã dự Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường ở Moskva giải quyết. Liên Xô bác bỏ, với lí do là UBLH Xô-Mĩ có đủ thẩm quyền và khả năng làm tròn nhiệm vụ của mình. Tháng 9, Liên Xô đưa ra đề nghị mới: để cho nhân dân Triều Tiên toàn quyền lập ra chính phủ của mình, Liên Xô và Mĩ đồng thời rút quân khỏi Triều Tiên. Đề nghị này thực chất là sự xóa bỏ hoàn toàn quyết nghị Moskva và có khả năng dẫn đến thắng lợi của Liên Xô và của đảng Cộng sản (tức đảng Lao động) Triều Tiên trong việc nắm chính quyền trên toàn quốc, vì các chính sách của Liên Xô và của đảng Lao động lúc bấy giờ được đa số nhân dân cả hai miền tín nhiệm. Dĩ nhiên, Mĩ bác bỏ đề nghị này. Cuối cùng, Hoa Kì quyết định đưa vấn đề Triều Tiên ra giải quyết tại Đại hội đồng LHQ, nơi mà Mĩ luôn chiếm đa số phiếu khi biểu quyết. Liên Xô phản đối với lí do là LHQ không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề do chiến tranh thế giới để lại. Lí do này bị đa số bác bỏ, Liên Xô lại yêu cầu phải mời đại diện của hai miền Nam và Bắc Triều Tiên (chưa phải là các chính phủ có chủ quyền, không phải hội viên LHQ) tham dự. Yêu cầu này lại bị bác bỏ, Liên Xô và các nước đồng minh của mình liền quyết định không tham gia thảo luận và biểu quyết về vấn đề Triều Tiên tại Đại hội đồng LHQ. Dù vậy, Đại hội đồng vẫn họp bàn và ngày 10.10.1947 đã thông qua Nghị quyết về vấn đề Triều Tiên (43 phiếu thuận, 6 phiếu trắng, 0 phiếu chống), với nội dung là:  Tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong cả nước trước ngày 31.3.1948 để bầu Quốc hội và lập chính phủ chung của cả nước Triều Tiên.  Thành lập “Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên” gồm đại biểu 9 nước là Australia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Philippines, El Salvador, Syria và Ukraina(156). Ủy ban này có nhiệm vụ xúc tiến và kiểm soát cuộc tổng tuyển cử và việc 154() Hội đồng này dựa vào các thành phần địa chủ, tư sản và các phần tử bảo thủ khác, trong lúc những. người theo xu hướng tự do từ chối tham gia. 155() Mãi đến năm 1948, tức hai năm sau cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính quyền quân sự Mĩ mới đem 29 vạn ha đất trước đây thuộc quyền sở hữu của người Nhật ra bán cho tá điền. Và cuộc cải cách đã dừng lại ở đây. 156() Riêng Ukraina từ chối tham gia Ủy ban..

<span class='text_page_counter'>(340)</span> thành lập chính phủ cho cả nước Triều Tiên trên cơ sở hiến pháp dân chủ, thúc đẩy việc rút quân đội chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Triều Tiên. – Quân đội Mĩ và quân đội Liên Xô còn được trú đóng tại Triều Tiên 90 ngày sau khi Chính phủ Triều Tiên được thành lập, với lực lượng cảnh sát có đủ khả năng giữ gìn trật tự trị an. Ngày 14.11, Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên được chính thức thành lập và bắt đầu hoạt động. Liên Xô không công nhận ủy ban này và không cho phép nó hoạt động ở Bắc Triều Tiên. Ủy ban đành phải giới hạn phạm vi hoạt động ở miền Nam, nơi vẫn diễn ra sự chống đối của những người cộng sản và một số đảng cánh tả. Ngày 10.5.1948, khi sự chống đối tạm lắng xuống, Ủy ban đã chính thức tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Triều Tiên (nhưng chỉ trong phạm vi miền Nam). Đảng cánh hữu của Lý Thừa Vãn giành được đa số ghế và đứng ra thành lập Chính phủ. Ngày 12.7, Hiến pháp nước Cộng hòa Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc) được thông qua và Lý Thừa Vãn trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa. Chính phủ Hàn Quốc đóng tại Hán Thành (Seoul), thủ đô lâu đời của nước Triều Tiên, và tự coi mình là đại diện cho cả nước, nhưng chỉ kiểm soát Nam Triều Tiên với diện tích 98.400km 2 và dân số khoảng 25 triệu vào lúc đó. Ngày 12.12, Đại hội đồng LHQ bằng 41 phiếu thuận, 6 phiếu chống đã thông qua nghị quyết thừa nhận Chính phủ Lý Thừa Vãn Nghị quyết nêu rõ rằng Chính phủ Lý Thừa Vãn là “chính phủ hợp pháp thực sự kiểm soát phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên, nơi ủy ban đã có thể thực hiện đầy đủ sứ mệnh quan sát của mình...” rằng “chính phủ [Lý Thừa Vãn] dựa trên cuộc bầu cử thể hiện ý chí thực sự của cử tri thuộc phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên...”, rằng “đó là chính phủ duy nhất thuộc loại này (157) ở Triều Tiên” [Dẫn lại theo31, tr.150]. Cũng cần lưu ý ở đây rằng nghị quyết không ủng hộ yêu sách của chính phủ Lý Thừa Vãn đòi được xem là chính phủ hợp pháp trong tương lai của toàn thể Triều Tiên.. Ngày 1.1.1949, Hoa Kì chính thức công nhận Chính phủ Đại Hàn Dân quốc. Ở miền Bắc, dưới sự bảo trợ của Liên Xô, ngày 25.8.1948, đã diễn ra cuộc bầu cử “Hội đồng nhân dân Triều Tiên” tức Quốc hội Bắc Triều Tiên. Trong thành phần của Quốc hội này có 212 đại biểu miền Bắc và 300 đại biểu miền Nam, hầu hết là đảng viên cộng sản hoặc có cảm tình với Đảng Cộng sản. Ngày 9.9, Quốc hội tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) với Chính phủ do Kim Nhật Thành làm Thủ tướng. Chính phủ CHDCND Triều Tiên đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng (Pyongyang) và kiểm soát Bắc Triều Tiên với diện tích 122.400 km 2 và dân số khoảng 11 triệu người vào thời điểm đó. Chính phủ CHDCND Triều Tiên cũng tự coi mình là đại diện chân chính duy nhất của cả nước. Ngày 12.10, Liên Xô thừa nhận Chính phủ CHDCND Triều Tiên; tiếp theo đó, lần lượt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu cũng coâng nhaän Chính phuû naøy. 157() Nghĩa là hợp pháp và được bầu tự do..

<span class='text_page_counter'>(341)</span> Thế là hai nước Triều Tiên đứng về hai phe khác nhau đã được thành lập. Cả hai chính phủ ở miền Nam cũng như miền Bắc đều tự khẳng định mình là đại diện chân chính cho cả nước và phủ nhận chính phủ kia. Ủy ban lâm thời của LHQ đã đề nghị kết nạp Đại Hàn Dân quốc vào LHQ, còn Liên Xô đề nghị kết nạp CHDCND Triều Tiên. Do Liên Xô và Mĩ cùng phủ quyết đối với chính phủ mà họ không công nhận, nên cả hai nước Triều Tiên đều không được kết nạp vào LHQ. Tháng 12.1948, Ủy ban lâm thời của LHQ được chuyển thành Ủy ban thường trực của LHQ về Triều Tiên(158) có nhiệm vụ thúc đẩy nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của một chính phủ đại diện cho ý nguyện của toàn thể nhân dân Triều Tieân. Tháng 12.1948, Liên Xô rút quân khỏi Bắc Triều Tiên sau khi đã trang bị và huấn luyện cho các lực lượng du kích của đảng Cộng sản trở thành quân đội nhân dân Triều Tieân huøng maïnh. Cuối tháng 6.1949, Hoa Kì cũng hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Triều Tiên sau khi để lại một phái đoàn quân sự Mĩ gồm 500 người để giúp huấn luyện cho quân đội Hàn Quoác. Giống như hai nước Đức, sự thành lập hai nước Triều Tiên là kết quả của hai đường lối trái ngược nhau giữa Mĩ và Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên sau chiến tranh. Điều đó cho thấy sự nhất trí giữa các cường quốc Đồng minh sau chiến tranh không còn nữa, thay vào đó là sự đối đầu của thế giới “hai cực” mà Triều Tiên cũng là một điểm nóng. Việc thành lập hai nước Triều Tiên đã biến vĩ tuyến 38 từ chỗ là ranh giới phân chia khu vực đóng quân giữa hai cường quốc, thành biên giới giữa hai quốc gia thù nghịch, và thaønh moät trong caùc traän tuyeán cuûa cuoäc Chieán tranh laïnh.. CHÖÔNG II QUAN HEÄ QUOÁC TEÁ ÑOÂNG AÙ TRONG CHIEÁN TRANH LAÏNH (1950  12.1991). I. CHIEÁN TRANH TRIEÀU TIEÂN (6.1950 – 7.1953) 1. Nguyeân nhaân Sau khi hai chính phủ riêng biệt được thành lập ở hai miền Bắc và Nam Triều Tiên, 158() Theâm Canada ruùt khoûi UÛy ban naøy..

<span class='text_page_counter'>(342)</span> quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kì đã lần lượt rút về nước trong năm 1949. Từ đây, hai miền Triều Tiên phát triển theo hai con đường (xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tư bản chủ nghĩa ở miền Nam) hoàn toàn đối chọi nhau trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa... a. Nguyeân nhaân veà phía Nam Trieàu Tieân. Ở miền Nam, chế độ cai trị hà khắc và độc đoán của Lý Thừa Vãn đã mau chóng cho thấy ông là một nhà lãnh đạo thất nhân tâm. Những đối thủ chính trị đều bị ông thẳng tay trấn áp. Tính đến giữa năm 1950, đã có 14.000 người bị bắt giam vì lí do chính trị, trong đó có 14 đại biểu Quốc hội. Trong lúc đó, kinh tế thường xuyên bị khủng hoảng, nạn lạm phát trở nên trầm trọng, nhưng Chính phủ lại không quan tâm giải quyết. Bức chân dung của Lý Thừa Vãn đã được chính tổng thống Truman khắc họa như sau: “ Tổng thống Lý là một con người với những tín điều đã được xác lập vững chắc và mau chóng mất kiên nhẫn với bất kì ai không đồng ý kiến. Từ lúc quay về Triều Tiên, năm 1945, ông đã tập hợp quanh mình những người cực hữu và bất đồng dữ dội với các thủ lĩnh chính trị ôn hòa hơn... Tôi không thích những phương pháp mà cảnh sát của Lý đã sử dụng để giải tán những người biểu tình và kiểm tra hoạt động của những đối thủ chính trị, và tôi rất lo lắng trước việc Chính phủ ít quan tâm đối phó với cuộc khủng hoảng trầm trọng đang đe dọa nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, tôi không có sự lựa chọn nào khác và phải ủng hộ Lý. Triều Tiên đã bị Nhật thống trị từ năm 1905 và xứ này khoâng coøn nhaø chính trò naøo khaùc”[Daãn laïi theo 56, tr.375].. Đã trở thành quy luật: một đường lối đối nội phản động luôn gắn liền với một chính sách ngoại giao hiếu chiến. Trong mưu toan giảm bớt sự chống đối trong nước, Chính phủ Lý Thừa Vãn đã thường xuyên lớn tiếng hô hào thống nhất xứ sở bằng con đường bạo lực quân sự. Chẳng hạn, ngày 11.6.1949, Lý công khai tuyên bố Nam Triều Tiên đang chuẩn bị một cuộc tiến công mang tính chất hủy diệt đối với đảng Lao động Triều Tiên [4, số 110, 21.1.1999; tr.18]. Có tới 41.000 quân Nam Triều Tiên đã được điều động đến sát giới tuyến phân ranh hai miền. Tuy nhiên, do chính phủ Mĩ không tin tưởng vào đường lối đối ngoại của Lý Thừa Vãn, nên đã cẩn thận không trang bị cho quân đội Nam Triều Tiên những vũ khí nặng nhằm đề phòng Seoul xâm lăng miền Bắc [31, tr.179, ct.29]. b. Nguyeân nhaân veà phía Baéc Trieàu Tieân. Chính phủ Kim Nhật Thành đã phản ứng ra sao trước các tuyên bố và hành động có tính cách khiêu khích của Chính phủ Lý Thừa Vãn? Cho đến nay vẫn chưa có nhiều tư liệu thực sự đáng tin cậy được Chính phủ Bình Nhưỡng (Pyongyang) công bố liên quan đến những gì đã diễn ra ở Bắc Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng của Chính phủ Bình Nhưỡng có thực là chỉ gồm toàn những nỗ lực hướng đến việc giải quyết tình trạng chia cắt đất nước và thống nhất xứ sở bằng con đường hoà bình không, theo như những tài liệu chính thức của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên? Riêng những tư liệu liên quan đến cuộc chiến Triều Tiên được Liên bang Nga công bố trong những năm gần đây cho thấy: tháng 3.1949, sau chuyến viếng thăm của Kim Nhật.

<span class='text_page_counter'>(343)</span> Thành, Liên Xô đã tăng cường viện trợ quân sự cho Bình Nhưỡng. Nhờ vậy, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, lực lượng quân sự của Bắc Triều Tiên đã lớn mạnh rất nhanh (159). Tháng 9.1949, Kim Nhật Thành đã đưa ra một đánh giá rất lạc quan: “Nếu tình hình quốc tế cho phép thì Bắc Triều Tiên có thể chiếm Nam Triều Tiên trong vòng từ hai tuần đến hai thaùng” [4, 5.8.1999, tr.9]. Không lâu trước khi chiến tranh bùng nổ, từ ngày 30.3 đến ngày 25.4.1950, Kim Nhật Thành đã bí mật dẫn đầu một phái đoàn sang thăm Liên Xô. Ông đã tìm cách vận động để Chính phủ Liên Xô ủng hộ nỗ lực thống nhất đất nước bằng con đường quân sự, mà chính phủ ông đang chủ trương. Theo N. Khrushchev, chính thái độ lơ lửng của Stalin đã khuyến khích Kim quyết định hành động [38, tr.400 – 401]. Thực ra, cũng theo những tài liệu được công bố gần đây, Stalin đã nói với Kim Nhật Thành rằng vào thời điểm hiện nay, bất luận là cục diện bên trong Triều Tiên hay là cục diện quốc tế có nảy sinh những thay đổi quan trọng, chủ nghĩa đế quốc sẽ không tiến hành can thiệp trực tiếp vào vấn đề xung đột nội bộ ở Triều Tiên, do vậy kế hoạch thống nhất Triều Tiên bằng con đường quân sự có thể thực hiện được, và trước khi tiến hành, cần thông báo trước cho Mao Trạch Đông [4, 21.1.1999, tr.19](160). Sau đó, ngày 13.5, khi gặp Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh trong chuyến viếng thăm kéo dài 4 ngày, Kim Nhật Thành giải thích: “Quan hệ căng thẳng Nam - Bắc Triều Tiên đã đến hồi không giải quyết không được, nhân dân Nam Triều Tiên mong muốn thống nhất Tổ quốc, hiện nay cơ hội thống nhất Triều Tiên đã đến rồi. Chỉ cần Trung Quốc đồng ý, còn chúng tôi không cần bất cứ sự viện trợ nào ”. Ông cho rằng khi chiến tranh bùng nổ, khả năng quân đội Nhật tham chiến là ít xảy ra, còn khả năng Mĩ can thiệp là hầu như không có [4, 2.11.1999, tr.19]. Dù rất đỗi bàng hoàng trước quyết định của Kim và Stalin, Mao Trạch Đông vẫn hứa sẽ ủng hộ: “Nếu quân đội Mĩ tham gia, Trung Quốc sẽ phái quân sang ủng hộ Bắc Triều Tiên. Nếu chúng vượt vĩ tuyến 38, chúng tôi sẽ dứt khoát tham gia chiến đấu” [49, 14.7.1997, tr.28]. Trên cơ sở những dữ kiện nào, Stalin và Kim Nhật Thành lại đi đến một nhận định quaù chaéc chaén nhö vaäy? Nguyên là sau thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở lục địa Trung Hoa, trong chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc nổi lên vấn đề Đài Loan. Ngày 5.1.1950, tức sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và trong lúc phái đoàn của Mao Trạch Đông còn đang ở thăm Liên Xô, Nhà Trắng đã công bố lập trường của mình về vấn đề Đài Loan như sau: “Hoa Kì không có ý định tìm kiếm những quyền lợi hay sự ưu đãi nào đặc biệt, hoặc thiết lập căn cứ quân sự ở Đài Loan vào lúc này. Hoa Kì cũng không có ý định sử dụng lực lượng quân sự của mình để can thiệp vào tình hình hiện nay. Hoa Kì sẽ không theo 159() Vào lúc cuộc chiến khởi phát (6.1950), Bắc Triều Tiên có 13,5 vạn quân chính quy và một số đơn vị. bảo an. Quân đội được trang bị xe tăng T34, 150 chiến đấu cơ (tiêm kích Yak và oanh tạc Ilyushin), pháo naëng [26,tr.1123]. 160() Tờ Newsweek số ra ngày 14.7.1997 viết rằng Stalin ủng hộ kế hoạch của Kim Nhật Thành với điều kiện “đồng chí Mao Trạch Đông phải là người đưa ra lời tán thành chung cuộc ”..

<span class='text_page_counter'>(344)</span> đuổi đường lối có thể dẫn đến việc dính líu vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Tương tự như vậy, Chính phủ Hoa Kì sẽ không cung cấp viện trợ hay cố vấn quân sự cho lực lượng Trung Quốc ở Đài Loan” [Dẫn lại theo 1, tr.459]. Tuy nhiên, những từ “vào lúc này” cho thấy có khả năng Washington sẽ thay đổi chính sách đối với Đài Loan. Đó là trong trường hợp lực lượng Hoa Kì bị tiến công ở Viễn Đông, theo lời giải thích của bộ trưởng Ngoại giao Dean Acheson trong cuộc họp báo cũng diễn ra trong ngày 5.1: “Hoa Kì phải hoàn toàn được tự do có bất kì hành động gì ở bất kì khu vực nào vì nền an ninh của mình” [1, tr.460]. Tiếp theo đó, ngày 12.1, tại Câu lạc bộ Báo chí trong nước, Dean Acheson đã xác lập rõ tuyến phòng thủ ở phía tây Thái Bình Dương mà Hoa Kì phải duy trì nhằm đối phó với điều mà Washington gọi là “mối đe dọa từ phía cộng sản” [1, tr.465]. Tuyến này chạy dọc theo quần đảo Aleutian, ngang qua Nhật Bản, quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) và kéo dài đến quần đảo Philippines. Như vậy, Nam Triều Tiên và cả Đài Loan đều không nằm trong phạm vi phòng thủ của Hoa Kì ở Viễn Đông(161). Ông thậm chí còn thêm rằng “cho dù nền an ninh quân sự của những khu vực ở Thái Bình Dương đòi hỏi, vẫn phải nói rõ rằng không một ai có thể bảo vệ chúng chống lại một cuộc tiến công quân sự”[1, tr.466]. Lí do của chính sách này được D. Acheson giải thích rõ ở cuộc họp báo là phần lớn tiềm lực có giới hạn của Hoa Kì phải được dồn về một khu vực khác ưu tiên hơn: đó là châu Âu [14,tr.339]. Trong bối cảnh mà Hoa Kì đã không có một phản ứng gì đáng gọi là quyết liệt trước thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa Lục, thì ai lại có thể giả định rằng giới cầm quyền Hoa Kì sẽ can thiệp quân sự ở một mảnh đất Triều Tiên nhỏ bé, nơi mà quân đội của họ đã rút đi hết một năm trước đó? Hơn thế nữa, trước chuyến viếng thăm Liên Xô của Kim Nhật Thành, tình báo Xô viết đã bắt được bức điện của tướng MacArthur từ Nhật gởi về Mĩ nói rõ chủ trương của ông là Mĩ không nên can thiệp vào cuộc xung đột Bắc  Nam Triều Tiên [4, 21.1.1999 và 5.8.1999]. Vả chăng, ông này đã từng lớn tiếng tuyên bố rằng bất kì ai chủ trương một cuộc xung đột lớn trên lục địa châu Á cần phải được kiểm tra xem có còn đủ tỉnh táo không [14,tr.341]. Tuy nhiên, có một sự kiện quan trọng mà Liên Xô, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên không biết. Đó là ngày 25.4.1950, Hội đồng An ninh Quốc gia (HĐANQG) Hoa Kì đã thoâng qua moät vaên kieän tuyeät maät mang kí hieäu NSC-68(162). 2. Diễn biến và sự quốc tế hóa cuộc chiến tranh Triều Tiên 161(27) Quốc hội cũng có cách nhìn không khác Chính phủ. Ngày 2.5.1950, Thượng nghị sĩ Tom Connally. . Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện  đã nói ông e rằng Nam Triều Tiên có thể sẽ bị bỏ mặc. Ông nghĩ rằng Cộng sản sẽ xâm chiếm Triều Tiên, một khi họ đã chuẩn bị xong. Connally còn tuyên bố rằng Triều Tiên thực ra “không quá đỗi quan trọng. Chúng tôi đã được điều trần rằng Nhật, Okinawa và Philippines tạo thành một chuỗi phòng thủ cực kì cần thiết ”[3,tr.117]. Được tường thuật rộng rãi ở Hoa Kì và Nhật, nhận xét của T. Connally đã gây sửng sốt trong giới chức quân sự Hoa Kì đóng tại Tokyo, dù trước đó hơn một năm, trong cuộc phỏng vấn ngày 1.3.1949, tướng MacArthur – người phụ trách SCAP – cũng đã nêu lên quan điểm tương tự [Dẫn lại theo 29, tr.206]. 162() Xem chi tiết trong Lê Phụng Hoàng. Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong Chiến tranh Lạnh (1949 – 1991), Tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005..

<span class='text_page_counter'>(345)</span> Bình minh ngày chủ nhật 25.6.1950, các đơn vị Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 tràn xuống phía nam, mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1953, với sự tham dự của hai bên Triều Tiên cùng quân đội Hoa Kì và Chí nguyện quân Trung Quốc. Ngay từ đầu, Bắc Triều Tiên đã dốc gần như toàn lực: 4 sư đoàn quân đội và 3 lữ đoàn cảnh sát [25, tr.13], được trang bị nhiều loại vũ khí nặng như xe tăng, đại bác và cả máy bay, trong lúc quân đội của Nam Triều Tiên chỉ vào khoảng 6 vạn, được sự huấn luyện của 500 cố vấn Mĩ, nhưng chỉ được trang bị các loại vũ khí nhẹ mang tính chất phòng thủ. Chỉ 24 giờ sau khi cuộc chiến bùng nổ, xe tăng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã xuất hiện ở ngoại ô Seoul. Ngay trong ngày Bắc Triều Tiên khởi sự cuộc chiến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) đã được triệu tập khẩn cấp theo yêu cầu của Mĩ và, bằng 9 phiếu thuận, 0 chống, 1 trắng (Nam Tư) đã yêu cầu Bình Nhưỡng rút hết quân về bên kia vĩ tuyến 38. Tiếp đó, ngày 27.6, HĐBA bằng 7 thuận, 1 chống (Nam Tư), 2 trắng (Ấn Độ và Ai Cập) lại thông qua một nghị quyết khác kêu gọi các thành viên của LHQ “mang đến cho Cộng hòa Triều Tiên tất cả sự giúp đỡ cần thiết để đẩy lui những kẻ tiến công” [25, tr.20]. Việc đại biểu Liên Xô vắng mặt trong các cuộc thảo luận ở HĐBA từ ngày 10.1 kèm với lời tuyên bố chỉ tham gia trở lại “khi nào đại biểu của phe nhóm QDĐ bị gạt khỏi cơ quan này ” [17, tr.133] đã tạo thuận lợi cho Mĩ trực tiếp can thiệp vào Triều Tiên dưới danh nghĩa Liên Hieäp Quoác(163). Trước đó, ngày 25.6, Truman đã cho triệu tập một cuộc họp những người cộng sự. Ông đã thống nhất ý kiến với tướng O.Bradley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân rằng Liên Xô “chưa chuẩn bị gây chiến, nhưng rõ ràng là muốn thử thách Hoa Kì ở Triều Tiên. Vậy đã đến lúc lên tiếng báo nguy” [56, tr.381]. Truman đã so sánh cuộc tiến công của Bắc Triều Tiên giống như cuộc tiến công của Nhật ở Mãn Châu, chiến tranh xâm lược của Mussolini ở Ethiopia và những hoạt động gây chiến của Hitler ở châu Âu trong những năm 30. Truman cho rằng nếu Hoa Kì không bảo vệ nổi một quốc gia được độc lập nhờ sự bảo trợ của mình, thì nhân dân ở những nước lân cận với Liên Xô, không chỉ ở châu Á mà cả ở châu Âu, Trung Đông và những nơi khác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực [56, tr.378 – 379].. Ngay sau đó, Truman đã ra lệnh cung cấp cho Chính phủ Seoul tất cả mọi vũ khí mà chính phủ này cần và cho phép tướng MacArthur được dùng biện pháp quân sự để chuyển giao chúng và di tản các kiều dân Mĩ khỏi Triều Tiên. Ông giao cho các bộ trưởng “chuẩn bị những mệnh lệnh cần thiết cho việc sẵn sàng sử dụng các đơn vị lính Mĩ”. Ngày hôm sau, tình hình diễn biến mau lẹ trên mặt trận quân sự đã khiến ông tin rằng “Cộng hòa Triều Tiên cần được sự giúp đỡ tức thời để tránh một thất bại hoàn toàn ”, mà vốn sẽ uy hiếp Nhật, Đài Loan và căn cứ Okinawa. Cho rằng đây là “sự diễn tập trên quy mô lớn” cuộc phong tỏa Berlin, ông điện cho MacArthur để ông này dùng các lực lượng hải quân và không quân yểm trợ cho quân đội Nam Triều Tiên, nhưng không được vượt quá vĩ tuyến 163() Mãi đến ngày 1.8.1950, đại biểu Liên Xô mới có mặt trở lại ở HĐBA LHQ..

<span class='text_page_counter'>(346)</span> 38. Đồng thời, ông quyết định: đưa Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan để ngăn chặn bất kì một cuộc đụng độ nào khác có thể có giữa Đài Loan và Trung Quốc, mà sẽ khiến Bắc Kinh nhập cuộc; tăng cường giúp đỡ người Pháp ở Đông Dương... Rõ ràng là Truman vẫn tiếp tục tuân thủ chính sách “chặn đứng”: nếu cần thiết, sẽ viện đến bạo lực để bảo vệ nguyên trạng, nhưng lại tránh thay đổi nó bằng quân sự. Những quyết định vừa kể đã được chính thức công bố vào ngày 27.6 [56, tr.385]. Truman cũng tuyên bố: “Cuộc tiến công vào Triều Tiên đã khiến cho người ta không còn hồ nghi gì nữa việc cộng sản đã vượt qua việc sử dụng lật đổ để chinh phục các quốc gia độc lập và giờ đây đang sử dụng xâm lược vũ trang và chiến tranh...” [56, tr.385].. Ngày 29.6, trước tình hình ngày càng tồi tệ của Nam Triều Tiên (ngày 28.6, quân đội Bắc Triều Tiên đã chiếm Seoul), Truman quyết định đưa 2 sư đoàn bộ binh đang đóng tại Nhật sang tham chiến ở Nam Triều Tiên. Ngày 30.6, ông chấp thuận đề nghị của MacArthur về việc dùng lực lượng bộ binh Mĩ ở Triều Tiên. Ngày 4.7, HĐBA LHQ ra nghị quyết thành lập bộ chỉ huy của LHQ ở Triều Tiên và bổ nhiệm MacArthur cầm đầu bộ chỉ huy này, cho phép quân Mĩ và 15 nước khác(164) được chiến đấu dưới ngọn cờ của LHQ. Ngày 15.9, trong lúc quân đội Bắc Triều Tiên đã kiểm soát hầu hết miền Nam, kể cả Seoul, trừ mỗi cảng Pusan nằm ở tận Đông Nam còn kháng cự, quân đội Mĩ bất thần đổ bộ lên bãi biển Inchon (Nhân Xuyên) và khởi sự phản công mãnh liệt. Quân đội Bắc Triều Tiên bị đẩy lui mau chóng. Ngày 25.9, quân Mĩ chiếm lại Seoul và ngày 1.10, đã tiến đến sát vĩ tuyến 38. Lúc này, quân đội Bắc Triều Tiên đã rơi vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn. Vài ngày trước đó, ngày 28.9, bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên đã nhận định quân đội Bắc Triều Tiên không còn đủ sức ngăn quân đối phương vượt vĩ tuyến 38 và đã gởi thư yêu cầu Liên Xô và Trung Quốc lập tức viện trợ quân sự. Ngày 1.10, sau khi nhận được thư vừa kể, Stalin đã gởi điện cho Mao Trạch Đông: “Nếu đồng chí cho rằng trong trường hợp khẩn cấp có thể cho bộ đội sang giúp Triều Tiên thì nên phái sang ngay ít nhất 5-6 sư đoàn đến vĩ tuyến 38 để Bắc Triều Tiên có thể dưới sự yểm hộ của các đồng chí, tổ chức chiến đấu ở phía Bắc vĩ tuyến 38. Có thể coi quân đội Trung Quốc là quân tình nguyện, dĩ nhiên do người Trung Quốc chỉ huy” [4, 5.8.1999, tr.19]. Trả lời ý kiến của Mao Trạch Đông về khả năng chiến tranh Trung-Mĩ sẽ kéo Liên Xô vào cuộc và tình hình sẽ “trở nên vô cùng nghiêm trọng”, Stalin viết: “Chúng ta sợ điều đó ư? Theo tôi, không nên sợ, vì chúng ta hợp sức lại sẽ mạnh hơn Mĩ và Anh; các nước tư bản châu Âu mà không có nước Đức (hiện Đức không thể giúp gì cho Mĩ) thì chẳng phải là lực lượng quan trọng” [4, 5.8.1999, tr.19]. Ngày 7.10, Stalin gởi cho Mao Trạch Đông một bức điện khác: “Nếu chiến tranh là không thể tránh khỏi, thì nên phát động nó ngay bây giờ”. Ông đồng thời hứa sẽ yểm trợ quân tình nguyện Trung Quốc bằng không quân [49, 14.7.1997, tr.30]. Trước đó, ngay từ những ngày đầu tháng 8 một số viên chức cao cấp trong Chính 164(30) Đó là các nước: Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Hy Lạp, Thổ, Canada,. Colombia, Ethiopia, Nam Phi, Thái Lan và Philippines. Tỉ lệ của quân đội Mĩ trong lực lượng LHQ chiến đấu ở Triều Tiên là 50,32% bộ binh, 85,89% hải quân và 93,38% không quân [27, tr.287]..

<span class='text_page_counter'>(347)</span> phủ Mĩ (tướng MacArthur, đại sứ Mĩ tại LHQ, Dean Acheson, Dean Rusk (Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách vùng Viễn Đông...) đã tính đến khả năng vượt vĩ tuyến 38. Ngày 11.9, HĐANQG Hoa Kì ra Chỉ thị 81 khuyến cáo MacArthur “chuẩn bị kế hoạch chiếm đóng Bắc Triều Tiên”, nhưng không được tiến hành những cuộc hành quân trên bộ trong trường hợp có sự xâm nhập của các đơn vị quân đội Liên Xô hay Trung Quốc [56, tr.410]. Ngày 30.9, Hoa Kì cùng một số nước khác trình ĐHĐ LHQ dự thảo nghị quyết nhắc lại mục tiêu của LHQ là thống nhất Triều Tiên và tiến hành những cuộc bầu cử nhằm thiết lập một “ chính phủ thống nhất, độc lập và dân chủ ” cho toàn Triều Tiên. Dự thảo yêu cầu ĐHĐ “có mọi biện pháp thích đáng để đảm bảo tình trạng ổn định trên khắp nước Triều Tiên ” [25, tr.24]. Nội dung này mặc nhiên cho phép quân Mĩ vượt vĩ tuyến 38. Ngày 7.10.1950, nghị quyết này đã được ĐHĐ LHQ thông qua với 47 phiếu thuận, 5 chống, 7 trắng. Ngay ngày hôm sau, quân đội Hoa Kì vượt vĩ tuyến 38. Trước khi nghị quyết trên được thông qua, ngày 2.10, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai, thông qua đại sứ Ấn Panikkar tại Trung Quốc, báo cho LHQ biết rằng nếu những lực lượng của tổ chức này, ngoại trừ quân Nam Triều Tiên, xâm nhập Bắc Triều Tieân, chính phuû cuûa oâng seõ ñöa quaân vaøo ñaây (165) [53, tr.109 – 110]. Không thay đổi Chỉ thị ngày 11.9 gởi MacArthur, ngày 9.10 Truman đã bổ sung nó bằng một bức thư đềâ nghị ông này, “trong trường hợp các đơn vị Trung Quốc quan trọng được sử dụng, công khai hay lén lút, không có sự báo trước, ở bất cứ nơi nào trên đất Triều Tiên”, vẫn tiếp tục hoạt động, chừng nào những lực lượng dưới quyền mình “vẫn còn cơ may chiến đấu thắng lợi”. Tuy nhiên, MacArthur đồng thời cũng nhận được chỉ thị không được có bất kì hành động gì xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc mà không có sự đồng ý trước cuûa Washington(30). Giữa tháng 10, ngay trong lúc MacArthur cho rằng thắng lợi đang gần kề, rằng Chính phủ Trung Hoa biết họ sẽ thảm bại nếu can thiệp, vì lẽ đó họ sẽ không làm như vậy, rằng mọi kháng cự quân sự của quân Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt vào ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day), tức vào ngày thứ năm đầu tiên của tháng 11, thì các đơn vị Trung Quốc bắt đầu bí mật xâm nhập lãnh thổ Triều Tiên. Ngày 16.10, quân đội Trung Quốc vượt qua sông Áp Lục (Yalu). Cho rằng đây là “một trong những hành động hoàn toàn trái ngược với công pháp quốc tế”, ngày 6.11, MacArthur ra lệnh cho 90 pháo đài bay B-29 chuẩn bị tiến công các cầu bắc qua sông Áp Lục. Nhưng bộ trưởng Quốc phòng G. Marshall đã ngăn cấm cuộc hành quân này, chỉ ba giờ trước khi nó khởi sự. Hai ngày sau, phi cơ Mĩ được phép hoạt động, nhưng với một điều kiện rõ ràng là chỉ được đánh phá phần bờ sông thuộc lãnh thổ Triều Tiên, ngoài ra không được phép đụng đến các đập thủy điện cung cấp điện cho Mãn Châu. MacArthur đã lên tiếng phản đối điều kiện ràng buộc vừa kể, vì theo ông, nó đã gây trở ngại to lớn cho hoạt động của lực lượng dưới quyền ông, và nhất là đã tạo khu an toàn cho kẻ địch ngay sát cạnh chiến trường. Ông đòi phải “mau 165 (31) Mãi đến ngày 13-10, sau cuộc gặp gỡ giữa Stalin với Chu Ân Lai và Lâm Bưu tại biển Đen, Trung. Quốc vẫn chưa quyết định dứt khoát về việc tham chiến. Stalin đã phải khuyên Kim Nhật Thành rút toàn bộ lực lượng còn lại sang lãnh thổ Trung Quốc và Liên Xô. Cùng ngày, đại diện Liên Xô tại LHQ kêu gọi Mĩ từ bỏ chính sách “cứng rắn”, khôi phục quan hệ hợp tác với Liên Xô như trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai [4, 5.8.1999, tr.19]..

<span class='text_page_counter'>(348)</span> chóng có các biện pháp sửa chữa tình hình này”. Nhưng Truman đã cương quyết khước từ vì không muốn xung đột ở Triều Tiên lan rộng thành chiến tranh thế giới. Ông cũng nhận được một số tin tình báo cho rằng giới lãnh đạo Liên Xô đang mong muốn Mĩ can thiệp càng sâu càng tốt vào châu Á để họ rảnh tay hành động ở châu Âu. Còn người Anh và người Pháp cũng không muốn cuộc chiến ở đây lan rộng, vì lo ngại các tác động của viễn cảnh này đến những cam kết của Mĩ đối với họ. Trong bối cảnh trên, Washington đã quyết định chọn con đường của một cuộc chiến tranh giới hạn. Dean Acheson và Dean Rusk đã liên tiếp lên tiếng trấn an giới lãnh đạo Bắc Kinh về số phận các đập thủy điện trên sông Áp Lục, và nhắc lại với MacArthur lệnh cấm xâm phạm Mãn Châu. Bên cạnh đó, họ lại cho phép ông này phát động một cuộc tiến công mới nhằm xác định, theo lời Truman, “quy mô, phương hướng và mục đích hoạt động của Trung Quốc”. Nhưng ngày 3.12, Hoa Kì đã buộc phải lùi bước trước những cuộc tiến công ồ ạt của quân đội Trung Quốc. MacArthur đã phải lên tiếng báo động rằng lực lượng của ông đang phải đương đầu với “cả nước Trung Hoa”, và nếu không có ngay một hành động quyết liệt, sẽ không còn một cơ may nào thắng lợi cả. Ngày 26.12, quân đội Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38 và chiếm Seoul ngày 4.1.1951. Trước đó, ngày 29.12 Hội đồng Tham mưu liên quân Hoa Kì điện báo cho tướng MacArthur rằng người Trung Hoa đủ sức, nếu họ muốn, đánh đuổi lực lượng LHQ ra khỏi Triều Tiên, và lệnh cho ông này “bắt đầu di tản về Nhật nếu lực lượng của ông bị đẩy đến bờ sông Kum” [25, tr.31]. Để tránh một thảm họa như trên, MacArthur đề nghị những biện pháp, mà mãi sau khi ông chết mới được công bố trên báo: “Ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống các căn cứ không quân và trọng điểm khác ở Mãn Châu, đổ bộ lên hai địa điểm thuộc biên giới Trung  Triều một lực lượng đông 50 vạn quân Đài Loan cùng với 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, và sau khi Trung Quốc bị đánh bại, thiết lập một phòng tuyến bằng chất cobalt phóng xạ dọc theo sông Áp Lục ” [Dẫn lại theo 25, tr.31]. Tất nhiên, những đề nghị này đều bị gạt bỏ. Trước đó, ngày 4.12, Truman đã lên tiếng trấn an thủ tướng Anh về khả năng sử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến Triều Tiên. Truman đã công khai bày tỏ hi vọng rằng “tình hình sẽ không bao giờ đòi hỏi phải dùng đến bom nguyên tử” [56, tr.469].. Từ ngày 25.1 đến ngày 31.3.1951, lực lượng LHQ đã phản công đẩy mặt trận trở về quanh vĩ tuyến 38. Từ đó cho đến khi cuộc chiến chấm dứt, đường ranh mặt trận giữa hai bên đã ổn định ở khu vực này. Đầu tháng 4, các cố vấn của Truman đã đi đến kết luận rằng nên tiến hành thương thảo trên cơ sở quay về nguyên trạng ban đầu. Dự thảo tuyên bố của tổng thống về vấn đề này cho rằng sau khi kẻ xâm lược đã bị đẩy lùi, cần tính đến chuyện vãn hồi hòa bình; trong chuyện này, cần tạo ra một “cơ sở được xem là chấp nhận được đối với tất cả những nước nào thành tâm muốn hòa bình”. Ở đây, một lần nữa, hồi sinh quan điểm của giới lãnh đạo Mĩ, vốn đã từng xuất hiện trong những năm nội chiến ở Trung Quốc, đó là không để bị lôi cuốn vào một cuộc chiến trên lục địa châu Á, mà trước hết là ở Trung Quốc..

<span class='text_page_counter'>(349)</span> Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng O. Bradley, đã đúc kết quan điểm vừa kể thành một công thức nổi tiếng sau: một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, theo ông, sẽ là “ một cuộc chiến tranh khó khăn ở một chốn khó khăn, diễn ra vào một thời điểm khó khăn, và chống lại moät keû thuø khoù khaên” [40, tr.691].. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm trên. Người lên tiếng phản đối mạnh mẽ hóa ra không phải ai khác mà chính là tướng MacArthur, tư lệnh lực lượng LHQ (và cũng là của Mĩ) ở mặt trận Triều Tiên. Ngày 20.3, trong thư gởi tổng thống Truman, ông lên tiếng cáo giác những người mà theo ông đã không hiểu rằng chính ở châu Á “cộng sản quyết định dốc toàn lực để chinh phục thế giới ”. Ông nói rằng “không có gì có thể thay thế được chiến thắng” [56, tr.505]. Do bất đồng quan điểm, ngày 11.4, Truman đã quyết định thay MacArthur bằng tướng Matthew Ridgway. Ngày 19.5, tờ Pravda đã đăng lại một cách trang trọng đề nghị của thượng nghị sĩ Mĩ Johnson về việc ngừng bắn vào ngày 25.6 và quân đội hai bên rút về hai bên vĩ tuyến 38. Ngày 7.6, Acheson ra tuyên bố rằng một cuộc ngừng bắn như vậy sẽ đáp ứng được quyền lợi của các bên. Ngày 22.6, đại diện Liên Xô tại LHQ chính thức đề nghị các bên tham chiến thương lượng đình chiến không kèm theo một điều kiện tiên quyết nào khác. c. Cuộc đàm phán đình chiến Bàn Môn Điếm Cuối cùng ngày 10.7.1951, dù chưa đạt được một thỏa thuận nào về ngừng bắn, đại diện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hợp Chúng Quốc châu Mĩ và Hàn Quốc vẫn gặp nhau ở Kaesong. Từ ngày 10.10.1951, cuộc đàm phán được dời về được dời về Bàn Môn Điếm (Panmunjon) nằm bên vĩ tuyến 38. Cuộc đàm phán diễn ra rất khó khăn và chậm chạp. Ngày 27.11.1951, các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn dọc theo đường mặt trận lúc đó (so với vĩ tuyến 38, đường phân ranh mặt trận này có lợi cho phía Hàn Quốc hơn đôi chút). Sau đó, đặc biệt là từ tháng 5.1952, trở ngại duy nhất còn ngăn cản các bên đi đến một hiệp định đình chiến là vấn đề tuø binh. Dựa vào Thỏa ước Genève năm 1949 về vấn đề tù binh quy định rằng tất cả tù binh phải được trả về tổ quốc (trừ những người đang bị điều tra hình sự hay đang thọ án hình sự) ngay sau khi các bên tham chiến thỏa thuận chấm dứt các hoạt động quân sự, phía Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đã đề nghị trao trả tù binh (đầu tiên là những người bị thương tật hay đang bị bệnh) ngay sau khi hiệp định đình chiến được kí. Phía Mĩ và Nam Triều Tiên đề nghị trao đổi tù binh theo phương thức “một đổi một”. Nếu đề nghị này được chấp nhận, Hoa Kì sẽ có thể giữ lại gần 12 vạn tù binh Bắc Triều Tiên và Trung Quốc [24a, tr.150]. Ngoài ra, dựa vào các lí do “nhân đạo" và "nhân quyền”, phái đoàn Hoa Kì còn đòi áp dụng nguyên tắc “hồi hương tự nguyện”, nghĩa là các tù binh sẽ được phép xét định cư ở một nước khác (kể cả nước đang lâm chiến), nếu họ muốn. Không được Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đồng ý, ngày 8.10.1952, Bộ chỉ huy lực lượng LHQ quyết định đình chỉ vô thời hạn cuộc đàm phán và suy tính một cuộc tiến công trên quy mô lớn. Tuy nhiên, hầu hết các tướng lãnh Hoa Kì đều hồ nghi về cơ may của một chiến thắng có ý nghĩa,.

<span class='text_page_counter'>(350)</span> trừ khi lực lượng LHQ được tăng viện bằng một quân số đáng kể rút từ lực lượng Mĩ đang trú đóng ở nhiều nơi trên thế giới. Viễn cảnh này đã khiến Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kì chùn bước.. Tháng 12.1952, tổng thống Hoa Kì vừa đắc cử D. Eisenhower đang ở thăm Nam Triều Tiên đã tuyên bố rõ rằng ông ủng hộ đề nghị ngưng bắn tại chỗ. Và có thể là để gây áp lực lên đối phương, Eisenhower đã nhiều lần kín đáo ám chỉ rằng nếu cuộc đàm phán không đạt được tiến bộ rõ rệt, Hoa Kì có thể sẽ dùng vũ khí hạt nhân và mở rộng cuộc chiến ra khỏi bán đảo Triều Tiên [20, tr.204]. Ngày 22.2.1953, Bộ chỉ huy lực lượng LHQ đề nghị trao đổi các tù binh bị thương và bị bệnh. Đánh giá đây là một sáng kiến tích cực, ngày 28.3, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trả lời đồng ý và bày tỏ mong muốn nối lại đàm phán. Ngày 30 tháng 3, Bắc Kinh và Pyongyang ra tuyên bố chấp nhận đề nghị của Ấn Độ được đưa ra năm 1952 là giao tù binh “không chịu trở về nước” cho một nước trung lập. Ngày 11.4, các bên tham chiến thỏa thuận trao đổi tù binh bị thương và bị bệnh. Ngày 26.4, cuộc đàm phán đình chiến ở Bàn Môn Điếm được khởi sự trở lại, nhưng, tiến triển rất chậm chạp vì bị gây khó khăn bởi sự chống đối quyết liệt của Lý Thừa Vãn đối với bất kì hiệp định đình chiến nào đưa đến sự chia cắt bán đảo Triều Tiên. Trở ngại trên chỉ được khắc phục sau khi Hoa Kì thuyết phục Lý Thừa Vãn rút lại yêu sách bằng đề nghị kí một hiệp ước phòng thủ và lưu giữ quân Mĩ ở Nam Triều Tiên (166). Ngày 27.7.1953, Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên đã được kí kết. Hiệp định bao gồm những nội dung chính sau: - Trong lúc chờ đợi một giải pháp hòa bình và toàn bộ, các bên chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự và thù địch; - Hai miền Nam và Bắc sẽ được ngăn cách bằng một vùng phi quân sự có bề rộng 4 km chạy dọc theo giới tuyến quân sự đã được thỏa thuận hồi tháng 11.1951; - Các tù binh được phép chọn lựa: hoặc hồi hương, hoặc được hưởng “quy chế tị nạn chính trò”; - Một ủy ban giám sát việc thực thi hiệp định sẽ được thành lập gồm đại diện các nước Ba Lan, Tieäp Khaéc, Thuïy Ñieån vaø Thuïy Só; - Một hội nghị chính trị sẽ được triệu tập sau 3 tháng nữa để “giải quyết thông qua đàm phán các vấn đề rút toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi Triều Tiên, giải quyết hoà bình vấn đề Triều Tiên...”. II. TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ SAU HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN Vậy là sau cuộc chiến tranh kéo dài suốt 37 tháng với những thiệt hại kinh khủng về 166(32) Ngày 1.10.1953, Hoa Kì và Nam Triều Tiên đã kí Hiệp ước Phòng thủ chung, theo đó hai nước sẽ. tham khảo ý kiến để đối phó với mối đe dọa nhằm vào một bên kí kết và trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công, hai nước cam kết sẽ hành động “phù hợp với hiến pháp của hai nước ”. Hiệp ước cho phép Mĩ bố trí vô thời hạn lực lượng quân sự trên và chung quanh lãnh thổ Nam Triều Tiên những vùng đất nào " trong tương lai sẽ thuộc quyền cai quản của Chính phủ Hàn Quốc ", miễn là tiến trình này được thực hiện bằng các biện pháp hoà bình..

<span class='text_page_counter'>(351)</span> người: khoảng 0,9 triệu người Trung Quốc (trong đó: 20 vạn chết, 70 vạn bị thương); 0,75 triệu người Triều Tiên – 0,52 triệu người miền Bắc (trong đó: 30 vạn chết, 22 vạn bị thương) và 0,23 triệu người miền Nam (trong đó: 58.000 chết, 175.000 bị thương); và 34.000 người Mĩ chết và của: cả miền Bắc lẫn miền Nam chỉ còn là đống gạch vụn, tình hình Triều Tiên trở lại nguyên trạng như lúc quân đội Liên Xô và Mĩ rút đi hồi năm 1949. Qua kết quả này, thế hệ mới các nhà lãnh đạo Liên Xô (Stalin từ trần tháng 3.1953) và tổng thống mới đắc cử của Hoa Kì  Eisenhower  đều hiểu rằng không thể thay đổi cục diện trong vùng, mà trước hết là trên bán đảo Triều Tiên, chỉ bằng mỗi cách dựa vào sức mạnh quân sự, và càng không thể bằng chiến tranh. Song các bên cũng chẳng thể tìm được một tiếng nói chung trong nỗ lực dàn xếp một giải pháp chính trị ôn hòa cho vấn đề Triều Tiên, dù cả giới cầm quyền lẫn nhân dân hai miền Nam - Bắc đều không chấp nhận tình trạng chia cắt lâu dài đất nước mình. 1. Thất bại của Hội nghị Genève (1954) và vấn đề thống nhất đất nước Lập trường của các bên được thể hiện rõ qua Hội nghị Genève được triệu tập từ ngày 26.4, với sự tham dự của Tứ cường (Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Pháp) cùng với CHND Trung Hoa, hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và 12 nước từng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên dưới lá cờ của LHQ. Cả Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên đều đề nghị tiến hành tổng tuyển cử tự do ở cả hai miền nhằm bầu quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội đó sẽ lập chính phủ thống nhất. Tuy nhiên, miền Bắc muốn rằng tiến trình tổ chức bầu cử sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của các nước trung lập, trong lúc miền Nam kiên quyết đòi giao quyền đó cho LHQ. Chính phủ Pyongyang đã đề nghị rút toàn bộ quân đội nước ngoài trong thời hạn 6 tháng, trong lúc người Mĩ từ trước đó đã tìm cách duy trì sự hiện diện của một lực lượng quân sự đáng kể của họ (vào khoảng năm vạn quân) ở miền Nam bằng việc kí Hiệp ước Phòng thủ chung với Seoul ngày 1.10.1953. Hậu quả của những dị biệt này là ngày 15.6.1954, Hội nghị Genève về vấn đề Triều Tiên kết thúc mà không có kết quả gì. Thất bại trên của Hội nghị Genève cho thấy nỗi ngờ vực đã hoàn toàn chi phối quan hệ giữa hai miền. Vượt qua trở ngại này trong bối cảnh chiến tranh lạnh và trong điều kiện cả hai miền đều phải dựa vào sự trợ giúp của Liên Xô, Trung Quốc (167) và Hoa Kì – những cường quốc có quyền lợi xung khắc ở Đông Á trong thời Chiến tranh lạnh – quả là điều thực không dễ. Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã không ít lần đưa ra các kế hoạch hòa bình thống nhất đất nước. Chẳng hạn, tháng 11.1960, Kim Nhật Thành đề nghị tiến hành tổng tuyển cử tự do ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, thành lập Liên bang Nam - Bắc và Ủy ban Dân tộc tối cao gồm đại diện của chính phủ hai miền, với điều kiện vẫn giữ nguyên quyền tự quyết của hai chính phủ. Ủy ban này sẽ có thể đại diện và bảo vệ quyền lợi chung của nhân dân Triều Tiên và trong những trường hợp cần thiết, với sự đồng thuận của 167(33) Ngày 6.7.1961, Liên Xô và CHDCND Triều Tiên kí Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ có giá. trị trong 10 năm, theo đó, hai bên cam kết sẽ tham khảo ý kiến về tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến quyền lợi của hai nước. Điều 1 nói rõ rằng nếu một trong các bên kí kết bị một nước hay một nhóm nước tiến công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ trợ giúp ngay lập tức bằng các phương tiện quân sự hay những phương tiện khác có sẵn. Ngày 11.7 cùng năm, Pyongyang cũng kí hiệp ước tương tự với CHND Trung Hoa..

<span class='text_page_counter'>(352)</span> hai bên, có thể nhân danh cả nước thực hiện các quan hệ đối ngoại, đề ra các biện pháp bảo vệ an ninh đất nước. Nếu miền Nam không chịu lập liên bang, có thể thay vào đó ủy ban kinh tế gồm đại diện giới kinh doanh của hai miền để lập quan hệ cộng tác và trao đổi Bắc - Nam. Pyongyang còn đề nghị giúp miền Nam tín dụng, nguyên liệu, giúp phát triển saûn xuaát noâng nghieäp.. Nhưng tất cả đều bị Chính phủ Hàn Quốc bác bỏ. Nguyên nhân là vì các đề nghị của Pyongyang đều kèm theo những điều kiện như: tất cả quân đội nước ngoài đều phải rút khỏi bán đảo Triều Tiên, không có sự can dự của nước ngoài. Những điều kiện vừa kể có nghĩa là quân đội Mĩ đang trú đóng ở miền Nam phải rút tất cả về nước (168), tiến trình thống nhất đất nước phải hoàn toàn do người Triều Tiên đảm nhiệm, mọi can dự của người nước ngoài (kể cả của LHQ) vào đây đều không được chấp nhận. Hoàn cảnh thực tế của miền Nam sau chiến tranh đã khiến giới cầm quyền ở đây không dám nghĩ đến chuyện yêu cầu quân Mĩ rút đi và đơn phương đàm phán tay đôi với miền Bắc. 2. Những thay đổi quan trọng ở Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong các thập nieân 70 vaø 80 Cho đến đầu thập niên 1960, kinh tế miền Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất chấp khoản viện trợ lớn lao 1,7 tỉ USD mà Hoa Kì trao cho. Sau đó, khi nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kì tăng trưởng mạnh (trên 8% trong các thập niên 1960 và 1970, gần 10% trong thập niên 1980), Chính phủ Seoul lại phải đối phó với một vấn đề lớn là bất ổn chính trị. Cuối tháng 4.1960, một chính phủ đại nghị tự do được bầu ra thay cho chính phủ độc tài cá nhân Lý Thừa Vãn (1948 1960). Nhưng chỉ một năm sau đó, chính phủ này đã bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính. Từ đó, Nam Triều Tiên chịu sự cai trị của các chính phủ quân nhaân noái tieáp nhau: Pak Chung Hee (1961  1979), Chun Dwo Hwan (1979  1988) vaø Roh Tae Woo (1988 1993). Trong nước thường xuyên diễn ra các hoạt động chống đối của những lực lượng đối lập, mà mạnh nhất là của sinh viên. Chính quyền quân nhân tỏ ra không nương nhẹ chút nào trong các biện pháp đối phó với phe đối lập hoặc để đối phó lẫn nhau: bắt giam, tra tấn, truy bức, bắt cóc... Năm 1979, liên tiếp xảy ra hai biến cố lớn: Pak Chung Hee bị lật đổ và bị giết. Tháng 5.1980, một cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ở thành phố Kwangju đã bị quân đội thẳng tay trấn áp. Kết quả: có đến hàng ngàn người bị giết hại. Tình trạng chia rẽ về mặt chính trị nói trên thật là khác biệt so với vẻ bình ổn và vững vàng của CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, quân đội Bắc Triều Tiên còn mạnh hơn nhiều so với quân đội Nam Triều Tiên: chi phí quốc phòng cao hơn (1985: 24% GNP so với 6% của Nam Triều Tiên), kĩ thuật quân sự tiên tiến hơn (chế tạo được nhiều loại vũ khí hiện đại, kể cả tên lửa). Xét về lực lượng quy ước, Bắc Triều Tiên cũng có phần trội hơn. Boä binh. Haûi quaân. Khoâng quaân. 168() Toàn bộ quân tình nguyện Trung Quốc đã rút khỏi CHDNND Triều Tiên trong năm 1958..

<span class='text_page_counter'>(353)</span> Nam Trieàu Tieân Baéc Trieàu Tieân * [Nguoàn:15, tr.86]. Quaân soá 550.000 930.000. Sư đoàn 21 26. Troïng taûi 114 74. Soá taøu 180 590. Soá phi cô 380 770. Chính phủ Seoul còn cho rằng CHDCND Triều Tiên không thực tâm muốn đàm phán vì theo họ, Pyongyang thường xuyên tiến hành gây bất ổn ở miền Nam: âm mưu sát haïi toång thoáng (1987)(169), ñöa giaùn ñieäp xaâm nhaäp traùi pheùp vaøo mieàn Nam. Thaùng 10.1989, Seoul cáo giác CHDCND Triều Tiên đã 112.000 lần vi phạm Hiệp định đình chiến kể từ ngày 27.7.1953. Về phần mình, Chính phủ Pyongyang đưa ra con số hơn 310.800 lần vi phạm của Nam Triều Tiên tính từ năm 1953 đến tháng 12.1980 [26, tr.1123]. Vì những lẽ trên, các cuộc đàm phán quanh vấn đề thống nhất diễn ra một cách rất khó khăn và chậm chạp. Cuộc hội đàm thứ nhất do Hội Chữ thập đỏ làm trung gian đã diễn ra trong mùa hè 1971. Ngày 4.7.1972, hai miền tuyên bố thành lập một ủy ban hợp tác nhằm đi đến thống nhất. Các cuộc hội đàm đã bị Bắc Triều Tiên cắt đứt ngày 26.4.1973 và chỉ được tiếp tục từ tháng 9.1984. Nhưng chúng chỉ đưa đến kết quả bước đầu: một số gia đình được phép thăm viếng lẫn nhau sau nhiều năm bị chia cắt. Cuối thập niên 80, sinh hoạt chính trị ở miền Nam được ổn định dần và nền kinh tế xem ra phát triển khá vững vàng. Năm 1969, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người ở phía Bắc là 216 dollar, trong lúc ở miền Nam là 208; nhưng năm 1975, các con số tương ứng là 398 và 532. Trong thập niên 1980, khoảng cách ngày càng xa hơn: 965 và 1707 (1984), 936 và 2847 (1987). Còn ngoại thương miền Bắc chỉ bằng 10% của miền Nam [21, tr.742]. Theo ước tính, sức mạnh kinh tế của miền Nam giờ đây lớn gấp 9-10 lần miền Bắc [20, tr.207]. Vị thế quốc tế của Nam Triều Tiên theo đó được nâng cao lên; cột mốc rõ rệt nhất của tiến trình này là Thế vận hội Olympic 1988 được tổ chức ở miền Nam mà không vấp phải sự tẩy chay của các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong năm 1988, trao đổi mậu dịch giữa Nam Triều Tiên và Trung Quốc tăng gấp đôi và ngày 2.12.1988 đã diễn ra lễ kí kết “Thỏa ước công tác mậu dịch” giữa Nam Triều Tiên và Liên Xô. Trong lúc đó, tình hình diễn ra hoàn toàn ngược lại đối với CHDCND Triều Tiên. Trong lĩnh vực ngoại giao, Chính phủ Pyongyang phải đối phó với nguy cơ bị rơi vào thế cô lập, sau khi hai nước đồng minh lớn nhất  Liên Xô và Trung Quốc  đều đẩy mạnh các hoạt động cải thiện với Chính phủ Seoul. Nhưng gây lo ngại hơn cả là nền kinh tế phát triển chậm lại, giống như tình trạng chung ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Những chuyển biến này buộc Chính phủ Pyongyang tỏ ra mềm dẻo hơn trong đối sách với Nam Triều Tiên với hi vọng sẽ nhận được tín dụng từ Nhật Bản và có thể mở rộng 169() Năm 1987, khi đang ở thăm Miến Điện, phái đoàn Chính phủ Hàn Quốc do tổng thống Chun Dwo. Hwan cầm đầu đã bị đánh bom: 17 quan chức cao cấp bị giết hại. Cáo buộc Chính phủ Pyongyang là thủ phạm, Chính phủ Ranggon đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên..

<span class='text_page_counter'>(354)</span> quan hệ thương mại với các nước công nghiệp phát triển.. 3. Những diễn biến mang tính đột phá trong quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên đầu thập niên 90. Diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh đang đến hồi kết thúc (170), những diễn biến kể trên đã có tác động đẩy nhanh hai miền Triều Tiên lại gần nhau hơn. Trong tháng 9 và tháng 10.1990, đã diễn ra hai cuộc gặp gỡ cấp thủ tướng tại Seoul (4  7.9) và tại Pyongyang (15 – 17.10). Trong các cuộc tiếp xúc này, hai phái đoàn đã công bố lập trường riêng liên quan đến nỗ lực chấm dứt hơn 4 thập niên thù địch và cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên. Lập trường của hai bên tiếp tục chịu tác động của một loạt biến cố sau: ngày 30.9.1990, Liên Xô lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quoác; thaùng 4.1991, toång thoáng Lieân Xoâ Mikhail Gorbachev sang thaêm Haøn Quoác; ngaøy 24.8.1991, Trung Quốc lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc. Diễn biến có ý nghĩa hơn cả là ngày 17.9.1991, cả Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên cùng được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc. Phản ứng trước diễn biến này, ngày 27.9, chính phủ Hoa Kì ra tuyên bố rút toàn bộ vũ khí hạt nhân ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc (171). Ngày 13.12.1991, tại Pyongyang, thủ tướng Hàn Quốc Chung Won Sik và thủ tướng CHDCND Triều Tiên Yon Hyung Mook đã kí Hiệp định về hoà giải, không xâm phạn lẫn nhau, trao đổi và hợp tác. Theo như tên gọi, nội dung của văn kiện được chia thành hai phần. Phần đầu đề cập đến hoà giải và không xâm phạm lẫn nhau. Hai nước cam kết sẽ “công nhận và tôn trọng chế độ đang tồn tại ở mỗi miền”, “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”, “ngừng chỉ trích và vu khống lẫn nhau, “từ bỏ mọi biểu hiện và hành vi nhằm mục tiêu phá rối và lật đổ lẫn nhau”, “không sử dụng vũ khí chống nhau, không dùng vũ lực xâm lấn đối phương, “giải quyết các bất đồng và tranh cãi bằng hoà bình thông qua đối thoại và đàm phán”, “xây dựng các đường điện thoại trực tiếp giữa cơ quan quân sự hai bên”. Văn kiện còn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm tạo ra lòng tin trong lĩnh vực quân sự, duy trì hiệp định không tiến công và loại trừ đối đầu quân sự. Trong phần thứ hai, hai bên cam kết sẽ xây dựng quan hệ trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như: khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật, y tế, thể thao, bảo vệ môi trường và thông tin đại chúng. Người dân hai nước sẽ được tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau. Hai nước sẽ xây dựng các mối liên lạc bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, lẫn bằng thư từ và viễn thông. Hai nước sẽ thiết lập ủy ban đại diện quân sự Bắc - Nam và ủy ban đại diện Nam - Bắc về hợp tác và trao đổi để bàn những biện pháp cụ thể liên quan đến việc thực hiện những cam kết nêu trên [55, 24.1.1991; tr.7 – 8]. 170() Vào những tháng cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa lần lượt sụp đổ ở các nước Đông Âu. Tháng. 12.1989, trong lúc gặp nhau ở Hội nghị trên đảo Malta, tổng thống Hoa Kì George Bush và tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ra tuyên bố chính thức chấm dứt tình trạng Chiến tranh Lạnh trong quan hệ giữa hai nước. 171() Công việc này được hoàn tất ngày 18.12.1991..

<span class='text_page_counter'>(355)</span> Một bước tiến quan trọng khác là ngày 31.12.1991, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố nêu rõ hai miền Nam và Bắc Triều Tiên sẽ không thử, không sản xuất, không xử lí, không tàng trữ, không triển khai và không sử dụng vũ khí hạt nhân; hai miền chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình; hai miền sẽ không ngừng xây dựng cơ sở chế biến hạt nhân vaø laøm giaøu uranium.. Như vậy, vào đầu thập niên 90, dưới tác động của các diễn biến trên chính trường quốc tế, quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc trực tiếp đã trải qua một bước đột phá quan trọng: tình trạng căng thẳng bớt dần, xu thế đối thoại bước đầu được xác lập. Chuyển biến này đã góp phần không nhỏ vào nỗ lực cải thiện quan hệ quốc tế ở Đông Á. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều trở ngại trên con đường dẫn đến tái Thống Nhất hai miền: tính chất quá khép kín của chế độ Pyongyang, chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, quan hệ quân sự Mĩ – Hàn Quốc, và hơn tất cả, sự ngờ vực trong quan hệ giữa hai miền.. III. HÒA ƯỚC VỚI NHẬT BẢN VAØ QUAN HỆ NHẬT- MĨ. 1. Hòa ước với Nhật Bản và quan hệ Nhật- Mĩõ trong thập niên 50 a. Hoàn cảnh. Ngay từ buổi đầu chiếm đóng, tướng MacArthur đã tuyên bố rằng thời kì này sẽ kéo daøi khoâng laâu: khoâng quaù 3 naêm [7, tr.221; 46, tr.595]. Ngaøy 17.3.1947, oâng coâng khai tuyên bố rằng Nhật đã sẵn sàng cho việc kí hòa ước. Quả thực là từ mùa thu năm 1947, Hoa Kì đã quyết định xúc tiến việc kí hòa ước với Nhật. Nhưng do bất đồng với Trung Quốc và nhất là với Liên Xô quanh thủ tục soạn thảo và thông qua nội dung hòa ước, Washington đã buộc phải gác vấn đề này lại. Mùa hè 1949, trước thắng lợi gần kề của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến ở Hoa Lục, giới cầm quyền Hoa Kì đã nôn nóng tiếp tục cuộc vận động kí hòa ước với Nhật sao cho có thể duy trì các căn cứ của họ ở nước này, cho dù không có chữ kí của Lieân Xoâ. Sự vội vã của Hoa Kì có lí do của nó. Đánh giá về ý nghĩa của Nhật Bản trong hệ thống phòng thủ ngoại vi mà bộ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã xác định ngày 12.1.1950, nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kì đã viết: “Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu, các khả năng của Nhật có ảnh hưởng rất lớn, tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào việc nó ngả theo phe nào” [Dẫn lại theo 58, tr.343]. G. Kennan, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại giao Mĩ, tác giả của thuyết "ngăn chặn” nổi tiếng, người có nhiều ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong thời kì đầu của Chiến tranh lạnh, đã xuất phát từ kinh nghiệm của thời Chiến tranh Thái Bình Dương để cho rằng người Mĩ sẽ vẫn cảm thấy an toàn trước một Trung.

<span class='text_page_counter'>(356)</span> Quốc thù địch và một Nhật Bản thân hữu; điều này có nghĩa là nền an ninh của Mĩ sẽ bị đe dọa bởi một viễn cảnh, mà trong đó Trung Quốc là nước thân hữu, trong lúc Nhật là nước thù địch. Thắng lợi của cộng sản trên toàn Hoa Lục sẽ là áp lực đè lên Nhật, và nếu Nhật không trụ nổi, khả năng xấu nhất sẽ xảy đến cho quyền lợi của Mĩ ở Viễn Đông: một Trung Quốc thù địch và moät Nhaät Baûn cuõng thuø ñòch [36, tr.395].. Vai trò của Nhật trong hoạt động đối ngoại của Mĩ ở vùng Đông Á càng tăng lên sau khi Liên minh Xô  Trung ra đời, và nhất là sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Ngày 14.9.1950, tổng thống Truman ra chỉ thị xúc tiến các cuộc đàm phán chính thức về một hòa ước với Nhật trên cơ sở đàm phán với từng nước một. Về phần Nhật, sớm chấm dứt thời kì chiếm đóng và khôi phục chủ quyền quốc gia là mối bận tâm hàng đầu của Chính phủ Yoshida Shigeru. Trong chuyện này, Tokyo bị đặt trước một quyết định hệ trọng, vốn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đường lối đối ngoại trong tương lai của Nhật: chấp nhận một hòa ước riêng lẻ với Hoa Kì và Anh với điều kiện kèm theo là thuận để cho Hoa Kì đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình, có nghĩa là đứng về phía phương Tây trong cuộc Chiến tranh lạnh vừa nhen nhúm, và do vậy, sẽ không còn cơ may thương lượng với Liên Xô. Cũng giống như Hoa Kì, những do dự, nếu còn, của Nhật trước khi đi đến quyết định trên đã bị tan biến sau khi Liên Xô và CHND Trung Hoa kí Hiệp ước Hữu nghị và Tương trợ ngày 14.2.1950, trong đó hai nước cam kết chặn đứng sự hồi sinh của chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt Nhật và khả năng gây lại chiến tranh xâm lược từ phía Nhật hay “từ một quốc gia nào khác muốn liên minh với Nhật bằng một hình thức nào đó trong hành động xâm lược” [23, tr.212]. Theo cách hiểu của Tokyo, Hiệp ước này đã xác định Nhật là kẻ thuø tieàm taøng cuûa caû Lieân Xoâ laãn Trung Quoác [34, tr.84]. Chieán tranh Trieàu Tieân cuõng taùc động mạnh không kém đến sự lựa chọn cuối cùng của Nhật. Ngày 19.8, sau gần hai tháng chần chư,ø Chính phủ Nhật ra tuyên bố rằng trong cuộc xung đột giữa cộng sản và dân chủ, không có chỗ cho trung lập, và Nhật sẽ chọn phe dân chủ. Bị SCAP thúc đẩy, Chính phủ Yoshida đã cho thành lập lực lượng cảnh sát quốc gia dự bị gồm 7,5 vạn người và lực lượng an ninh bờ biển gồm 8.000 người [46, tr.597]. b. Hòa ước với Nhật (1951) Trong bối cảnh trên, nỗ lực vận động cho việc kí hòa ước với Nhật, mà John Foster Dulles, cố vấn bộ Ngoại giao kiêm đặc phái viên của tổng thống Harry S. Truman, đã tiến hành từ mùa hè 1950, mau chóng đi đến chặng cuối cùng. Ngày 20.7.1951, Hoa Kì và Vương quốc Anh đã mời những quốc gia từng lâm chiếm với Nhật đến dự Hội nghị ở San Francisco để thảo luận bản hòa ước với Nhật, theo bản dự thảo đã gửi đi trước đây. Hoa Kì không chịu mời CHND Trung Hoa, trong lúc Anh phản đối sự tham gia của Đài Loan vì London đã lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh ngay trong năm 1950. Để dung hòa mâu thuẫn này, Washington và London đã thỏa thuận sẽ để cho Nhật tự quyết định sẽ kí hòa ước với CHND Trung Hoa hay với Đài Loan. Pháp.

<span class='text_page_counter'>(357)</span> đã vận động thành công cho sự tham gia hội nghị của các nước liên kết Đông Dương gồm Việt Nam (tức Chính phủ Bảo Đại), Lào và Campuchia, trong lúc Chính phủ Việt Nam DCCH lại không được mời. Ấn Độ, Miến Điện và Nam Tư từ chối không dự (172). Trong công hàm đề ngày 23.8.1951, Ấn Độ nêu lập luận rằng dự thảo hiệp ước đã không cung cấp cho Nhật một vị trí danh dự và không tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì hòa bình ở vùng Viễn Đông: các quần đảo Bonin và Lưu Cầu chưa được trả lại cho Nhật, quân đội nước ngoài vẫn được duy trì trên lãnh thổ Nhật; Hiệp ước cũng không quy định việc trả Đài Loan cho Trung Quốc, không nói đến việc Liên Xô chiếm giữ các đảo Kuril và Nam Sakhalin. Tổng cộng có tất cả 52 nước đã tham gia hội nghị(173). Tại Hội nghị, phái đoàn Liên Xô đưa ra 13 đề nghị sửa chữa và 9 phản đối dự thảo hòa ước ở những điều khoản liên quan đến vấn đề lãnh thổ, quân đội chiếm đóng nước ngoài, chính sách đối ngoại... Chẳng hạn, Liên Xô muốn dự thảo đề cập một cách thật cụ thể rằng những phần đất mà Nhật cam kết từ bỏ mọi quyền sẽ phải được ghi rõ thuộc chủ quyền của những nước nào. Liên Xô đòi hỏi toàn bộ quân đội chiếm đóng nước ngoài phải rút khỏi Nhật trong vòng 90 ngày, tính từ khi Hòa ước có hiệu lực. Liên Xô nhấn mạnh rằng “không một cường quốc đồng minh hay liên minh nào được phép có quân líùnh hay căn cứ trên lãnh thổ Nhật ”. Liên Xô muốn Nhật cam kết trong hòa ước rằng “sẽ không tham gia bất kì liên minh hay đồng minh quân sự nào có mục tiêu chống lại bất kì cường quốc nào đã từng tham chiến chống Nhật ”. Hòa ước cần có thêm điều khoản giới hạn quân số Nhật ở mức đủ để phòng thủ, cấm Nhật không được nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, vi trùng và hủy diệt hàng loạt. Liên Xô muốn Nhật phi quân sự hóa vùng bờ biển của Nhật dọc theo các eo biển Laperuza, Nemuro, Sanga và Đối Mã và chỉ cho phép qua lại các eo biển này tàu chiến của những nước nào có bờ biển chạy dọc theo biển Nhật Bản.. Tuy nhiên, tất cả những đề nghị này của Liên Xô đều bị Mĩ bác bỏ.. Sau 4 ngày thảo luận (từ ngày 4 đến 8.9.1951), Hội nghị San Francisco đã công bố Hòa ước với Nhật mang chữ kí của 49 quốc gia (174). Được trao trả toàn bộ chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, Nhật đồng thời cam kết công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ mọi quyền đối với Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kuril, Nam đảo Sakhalin và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chấp nhận chế độ ủy thác của Mĩ đối với các quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương trước đây thuộc quyền ủy trị của Nhật, cùng các đảo Bonin và 172 (38) Tháng 6.1952, Nhật đã kí Hiệp ước với Ấn Độ và tháng 11.1954 đạt một thỏa ước với Miến Điện về. các vấn đề bồi thường và kí hòa ước. (39) Đó là: Australia, Argentina, Bỉ, Bolivia, Brazil, Venezuela, Anh, Việt Nam (Bảo Đại), Haiti, Guatemala, Honduras, Hy Laïp, Dominicana, Ai Caäp, Indonesia, Iraq, Iran, Campuchia, Canada, Colombia, Libya, Luxembourg, Mexico, Costa Rica, Cuba, Laøo, Nicaragua, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Peru, Ba Lan, Lieân Xoâ, Tieäp Khaéc, El Salvadore, AÛraäp Xeâuùt, Syria, Hoa Kì, Thoå, Philippines, Phaùp, Ceylan, Chile, Uruguay, Ecuador, Ethiopia, Paraguay, Nam Phi... 173 174. (40). Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc đã từ chối không kí..

<span class='text_page_counter'>(358)</span> Okinawa thuộc quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu), nhưng vẫn chưa được giữ lại chủ quyền. Nhật coøn cam keát giaûi quyeát caùc tranh chaáp quoác teá baèng phöông phaùp hoøa bình vaø traùnh vieäc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của những nước khác. Bù lại, Nhật đương nhiên có quyền tự (hay cùng với các quốc gia khác) phòng thủ. Về vấn đề bồi thường chiến tranh, văn kiện xác định rằng Nhật không có khả năng trả, nhưng nước này có nhiệm vụ tiến hành thương lượng với những nước chiến thắng nào muốn được đền bù cho những thiệt hại mà quân đội Nhật đã gây ra trong thời gian chiến tranh. Như vậy, Nhật Bản đã được đối xử rất rộng rãi. Hòa ước không chứa đựng các điều khoản đề cập đến nguyên nhân của cuộc chiến hay trách nhiệm của Nhật. Nước này không bị buộc phải trả tiền bồi thường chiến tranh, nền công nghiệp Nhật không chịu một hạn chế nào. Quyền gây chiến và tái vũ trang của Nhật về nguyên tắc không bị cấm đoán. Giải thích cho việc từ chối kí vào Hòa ước San Francisco, Chính phủ Liên Xô cho rằng văn kiện của Hòa ước đã không xác lập những quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề lãnh thổ, văn kiện cũng không ngăn chặn Nhật tham gia bất kì liên minh quân sự nào sau khi kí Hòa ước, hay trieät tieâu vieãn aûnh taùi laäp boä maùy chieán tranh cuûa Nhaät [X. chi tieát trong 24a, tr.68 – 70]. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lãnh đạo Xô viết đều đồng tình với phản ứng trên của Chính phủ nước họ. N. Khrushchev cho rằng Stalin đã theo đuổi một đường lối quá cứng nhắc và không khôn ngoan trong quan hệ với Nhật, vì đã không đánh giá đúng phần đóng góp của Liên Xô vào sự nghiệp đánh bại Nhật. Theo lời N. Khrushchev, Liên Xô chỉ là “một bà con nghèo trong đám cưới nhaø giaøu”, “Chuyeän chuùng ta phaûi laøm, N. Khrushchev khaúng ñònh trong Hoài kí, laø ñaët buùt kí”(53) [63, soá 41/1990, tr.18 – 19].. b. Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật - Mĩ (1951) Cũng trong ngày 8.9, Nhật đồng thời kí với Hoa Kì Hiệp ước An ninh hỗ tương. Vì không có phương tiện phòng thủ, Nhật trao trách nhiệm bảo vệ mình cho các lực lượng Hoa Kì trấn đóng trên và chung quanh lãnh thổ Nhật như là một sự dàn xếp mang tính chất tạm thời nhằm "ngăn chặn cuộc tiến công vũ trang vào Nhật". Khi đảm nhận trách nhiệm này, Hoa Kì bày tỏ hi vọng rằng Nhật “sẽ ngày càng đảm nhận phần trách nhiệm lớn hơn trong việc phòng thủ chống lại một cuộc xâm lược trực tiếp và gián tiếp [7, tr.220]. Hiệp ước cũng quy định rằng lực lượng Mĩ, theo yêu cầu rõ ràng của Chính phủ Nhật, có thể giúp dẹp yên ”các vụ bạo loạn và mất trật tự trong nước do một hay nhiều cường quốc nước ngoài xúi giục hay góp phần tạo ra”. Trong thời gian Hoa Kì thực thi quyền vừa nêu, Nhật không được để cho một nước thứ ba sử dụng bất kì căn cứ quân sự nào, nếu chưa được sự ưng thuận trách nhiệm của Hoa Kì. Cần lưu ý ở đây rằng Hiệp ước không chứa đựng một điều khoản rõ ràng nào về thời hạn hay khả năng thương lượng lại. Do đó, theo quan điểm của Dulles, Hoa Kì được quyền đóng quân bao lâu tùy ý. Và trái với những Hiệp ước Phòng thủ chung tương tự, mà Hoa Kì vừa kí trước đó với Philippines (30.8.1951), và với Australia và New Zealand (1.9.1951), không có điều khoản nào quy định hai nước tham khảo ý kiến của nhau về việc sử dụng lực lượng trấn đóng của Hoa Kì. Ý nghĩa đích thực của Hiệp ước An ninh hỗ tương Mĩ – Nhật có thể được nhận ra qua tình tiết sau: ngày 2.2.1951, trong bữa cơm trưa diễn ra ở Hội Nhật – Mĩ tại Tokyo, F. Dulles tuyên bố:.

<span class='text_page_counter'>(359)</span> “Nếu Nhật muốn, Hoa Kì sẽ xem xét với thiện cảm việc giữ lại quân đội Mĩ trên và chung quanh lãnh thổ Nhật Bản”. Chín ngày sau, thủ tướng Nhật Yoshida trả lời: “Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược công khai và gây nhiều tàn phá của cộng sản hiện đang diễn ra ở Triều Tiên, chúng tôi nồng nhiệt đón nhận lời gợi ý của ngài đại sứ” [12, tr.462].. Khi Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28.4.1952, chế độ chiếm đóng chấm dứt và Nhật chính thức trở thành quốc gia độc lập với đầy đủ chủ quyền. Tháng 10.1953, không lâu sau khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt, các bộ trưởng Ngoại giao Mĩ và Nhật đã kí một bản thông cáo chung ủng hộ việc tăng dần khả năng quốc phòng của Nhật. Ngày 8.3.1954, hai nước kí Hiệp ước Tương trợ trong lĩnh vực quốc phòng (Mutual Defense Assistance Agreement, gọi tắt là Hiệp ước MDA). c. Việc hòa giải giữa Nhật Bản và các nước châu Á. Hòa ước San Francisco đã bị phần lớn các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương, vốn từng là những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến Nhật, tiếp đón với thái độ rất bất bình. Họ gọi đây là “hòa bình cho châu Á, nhưng không có sự tham gia của người châu Á”. Nhật phải tìm cách kí hòa ước riêng lẻ với từng nước phản đối: với Ấn Độ (6.1952), với Miến Điện (11.1954). Về phần mình, Nhật cũng phải trả một giá không nhỏ: Hiệp ước An ninh đã ràng Nhật vào Mĩ chặt đến nỗi xét về mặt ngoại giao, Nhật bị xem chẳng khác gì nước “phụ thuộc vào Mĩ”. Dù rất muốn kí một hiệp ước song phương với CHND Trung Hoa, thủ tướng Yoshida đã bị Washington gây sức ép rất nặng nề: Thượng viện Mĩ, nơi phe thân Quốc dân đảng Đài Loan có ảnh hưởng rất lớn, đe dọa sẽ không phê chuẩn Hòa ước, nếu Nhật kí hiệp ước với Bắc Kinh. Thay vào đó, Nhật đã phải kí một hòa ước với Đài Loan “áp dụng cho toàn bộ những lãnh thổ hiện, và có thể sau này ” sẽ thuộc quyền kiểm soát của Đài Loan. Thực ra, CHND Trung Hoa lúc này đã coi Nhật như kẻ thù của mình. Tháng 4.1952, Hòa ước Nhật - Đài Loan được kí kết, theo đó Nhật khẳng định từ bỏ mọi yêu sách đối với đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, còn Chính phủ Tưởng Giới Thạch từ bỏ mọi đòi hỏi liên quan đến vấn đề bồi thường từ phía Nhật. Dù thủ tướng Yoshida coi đây chỉ là “bước đầu tiên” tiến đến “hiệp ước toàn bộ” “nhằm lập lại quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc trong tương lai”, Hòa ước này rõ ràng đã đóng chặt mọi con đường dẫn đến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa Tokyo và Bắc Kinh. d. Sửa đổi Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật- Mĩ. Đến cuối thập niên 1950, nền kinh tế Nhật đã được phục hồi và đang trong thời kì tăng trưởng mạnh mẽ, khả năng quốc phòng của đất nước tăng lên (lực lượng tự vệ đã lên đến 152.000 người và gồm cả ba binh chủng hải, lục và không quân), người dân bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề an ninh quốc gia. Họ nhận ra rằng Hiệp ước An ninh năm 1951 thực ra không có tính chất hỗ tương, theo như tên gọi chính thức của nó, thiếu hẳn cơ sở bình đẳng và không cho phép Nhật có thể theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập thực sự..

<span class='text_page_counter'>(360)</span> Trong thực tế, nó đã đặt Nhật vào vị thế của một nước nửa bảo hộ trong quan hệ với Mĩ. Từ giữa thập niên 50, tình hình ở Viễn Đông đã trải qua một số thay đổi quan trọng: chiến tranh Triều Tiên kết thúc, và như vậy, nguyên nhân chính cho sự ra đời của Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật - Mĩ không còn nữa, kinh tế Nhật được phục hồi và tiềm năng quốc phòng của Nhật nhờ vậy đã tăng lên. Trong bối cảnh những thay đổi trên, Chính phủ Tokyo mong muốn xem xét lại một số nội dung của Hiệp ước, nhằm đặt quan hệ Nhật – Mĩ trên cơ sở tương hợp, nghĩa là thay vì “Hoa Kì chịu trách nhiệm bảo vệ Nhật”, thì nay phòng thủ Nhật sẽ trở thành “công việc chung cuûa caû Nhaät vaø Hoa Kì”. Những vấn đề quan trọng có liên quan cần được mang ra bàn thảo gồm: (1) Hoa Kì, dù có quân đội trấn đóng trên lãnh thổ Nhật, lại không cam kết rõ ràng trợ giúp Nhật trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công vũ trang vào nước này; (2) Hoa Kì có quyền sử dụng binh líùnh của mình đang trấn đóng trên lãnh thổ Nhật vào mục đích “duy trì hòa bình và an ninh trong vùng Viễn Đông”, không cần tham khảo trước với Tokyo; (3) Lực lượng vũ trang Hoa Kì trên lãnh thổ Nhật có thể được sử dụng để, theo yêu cầu của Chính phủ Nhật, trấn áp nội chiến hay những vụ rối loạn lớn; (4) Hiệp ước không xác định rõ thời hạn hiệu lực và không đề cập gì đến khả năng bãi bỏ.. Được khởi sự từ tháng 10.1958, cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra rất gay go, do Mĩ đặt điều kiện là Nhật phải tăng cường lực lượng quốc phòng của mình, nhưng cuối cùng vẫn mang lại kết quả. Đến ngày 19.1.1960, Hiệp ước An ninh Nhật- Mĩ bản sửa đổi được kíù ở Washington. Được gọi theo tên mới “Hiệp ước Cộng tác và An ninh hỗ tương”, văn kiện đồng thời đặt nền móng cho sự ra đời của một liên minh Nhật-Mĩ thực sự, trong đó địa vị của Nhật được nâng cao hơn nhiều so với trước đây, nhờ những thay đổi sau: Trước hết, Hiệp ước đề cập đến sự tôn trọng Hiến pháp Nhật (điều này hàm ý rằng Nhật sẽ không phái quân đội ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mình và sẽ không tiến hành một hoạt động quân sự mang tính chất nào khác hơn là phòng thủ), quân đội Mĩ không còn được sử dụng vào công tác dẹp yên các vụ rối loạn ở Nhật; “mọi hoạt động quân sự của Mĩ gắn với việc sử dụng các căn cứ quân sự trên đất Nhật, việc bố trí vũ khí hạt nhân ở Nhật, sự chuyển dịch của lực lượng quân sự Mĩ trên đất Nhật... đòi hỏi phải tham khảo trước với Chính phủ Nhật”; sau thời hạn 10 năm, nếu một bên kí kết muốn chấm dứt Hiệp ước, ý muốn này sẽ có hiệu lực một năm sau đó. Một thay đổi đáng lưu ý khác là Hiệp ước được bổ sung thêm các điều khoản liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị. Có lẽ chưa một biến cố nào kể từ sau chiến tranh lại khuấy động dư luận Nhật đến vậy. Nhiều cuộc biểu tình đông đảo chống việc tái kiù hiệp ước đã diễn ra. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nhật, ngày 16.6 chính phủ Nhật đã phải yêu cầu tổng thống Eisenhower hủy bỏ chuyến công du sang nước này đã được dự tính sẽ tiến hành trong tháng 6. Còn trong chính giới xuất hiện hai phe theo đuổi hai lập trường hoàn toàn trái ngược nhau: ủng hộ việc xem xét lại Hiệp ước (đảng Dân chủ Tự do cầm quyền) và.

<span class='text_page_counter'>(361)</span> đòi hủy bỏ Hiệp ước (đảng Cộng sản và đảng Xã hội). 2. Quan hệ Nhật – Hoa Kì từ đầu thập niên 60 đến giữa thập niên 70. a. Quan hệ Nhật - Hoa Kì từ đầu thập niên 60. Thập niên 60 là thời kì phát triển như vũ bão của nền kinh tế Nhật với nhịp độ tăng trưởng nhanh nhất trong hàng ngũ các nước tư bản phát triển. Năng suất lao động tăng bình quân 11%, so với 3% của Mĩ và 6% của các nước EEC. Xuất khẩu của Nhật tăng bình quân một năm 17%, so với 7,7% của Mĩ và 10% của EEC. Kết quả là đến cuối thập niên 1960, Nhật bỏ qua cả Anh, Pháp và Đức để vươn lên thành nước có sức mạnh kinh tế đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản, chỉ sau mỗi Hoa Kì và trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Hoa Kì và Liên Xô. Trong thập niên 60, Liên minh quân sự Mĩ - Nhật dựa trên Hiệp ước Cộng tác và An ninh hỗ tương đã trở thành chỗ dựa chính cho các hoạt động đối ngoại và quân sự của Hoa Kì trong vùng châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương. Liên minh đồng thời mang lại cho Nhật cơ hội thuận lợi để xâm nhập sâu vào thị trường các nước Đông Nam Á. Nhưng những gì mà hai nước rút ra từ các hoạt động vừa kể hóa ra hoàn toàn không giống nhau: trong lúc Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa, chỉ sau Mĩ, một phần nhờ hoạt động buôn bán vô cùng thuận lợi với Đông Nam Á, Hoa Kì lại chứng kiến thế lực của mình không chỉ ở Đông Á, mà cả trên thế giới bị sa sút nghiêm trọng bởi “bãi lầy Việt Nam”.. “Chủ thuyết Nixon” mà tân tổng thống Hoa Kì công bố tháng 7.1969 ở Guam thể hiện những cố gắng khôi phục vị thế của Hoa Kì trên chính trường quốc tế, trong đó Nhật được dành cho “vị thế quyết định trong việc thực hiện chủ thuyết ở châu Á”. Một số căn cứ của Mĩ trên lãnh thổ Nhật được trao trả lại cho chính quyền nước này, phần đóng góp của Nhật vào ngân sách duy trì lực lượng quân sự của Mĩ ở đây được tăng lên, tháng 11.1969, quyền quản lí hành chánh quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu), bị Mĩ chiếm đóng từ sau Chiến tranh Thái Bình Dương, được trao trả lại cho Tokyo. b. “Cú sốc Nixon” và quan hệ Nhật - Mĩ nửa đầu thập niên 70. Mải mê với những thu gặt lớn lao kể trên, giới cầm quyền Nhật đã mất cảnh giác trước các động thái thăm dò hướng về Trung Quốc, mà Mĩ đang bí mật thực hiện. Trong bối cảnh trên, việc Nixon nhận lời mời sang thăm chính thức Bắc Kinh đã trở thành một “cú sốc” giáng vào Tokyo. Thực ra, Chính phủ Sato không chống lại bản thân đường lối cải thiện quan hệ với Trung Quốc của Chính phủ Hoa Kì, họ chỉ phiền trách rằng Hoa Kì đã không tham khảo ý kiến trước với Nhật. Nhưng mất mặt không phải là hậu quả đáng sợ nhất từ biến cố vừa kể. Thực sự gây lo ngại hơn cả là Nhật có thể chẳng còn bạn bè và trở nên chơ vơ trước Liên Xô và Trung Quốc..

<span class='text_page_counter'>(362)</span> Chưa kịp hoàn hồn sau cơn chấn động trên, Nhật liền bị bồi tiếp cú thứ hai, chỉ sau đó một tháng, và lần này cũng hoàn toàn bất ngơ,ø và cũng từ người bạn đồng minh Hoa Kì: hàng nhập khẩu vào Hoa Kì tạm thời bị đánh thuế phụ thu 10%, giá dollar so với đồng yen (từ 360 xuống còn 308), đồng thời Hoa Kì hủy bỏ cam kết đổi vàng lấy dollar theo tỉ giá không đổi đã có từ năm 1944 (sau Hội nghị Bretton-Woods). Bằng những biện pháp này, Nixon hi vọng sẽ chặn đứng sự thất thoát số vàng dự trữ trong nước và ép các nước khác chấp thuận tỉ suất hối đoái mới và những phương sách mậu dịch mới cho phép giảm số thâm hụt trong cán cân ngoại thương Hoa Kì. Không phải là đối tượng duy nhất của thuế phụ thu 10%, Nhật lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì phần lớn số thâm hụt ngoại thương của Hoa Kì trong năm 1971 là phát xuất từ những hoạt động mua bán với Nhật. Bị tác động bởi hai cú sốc diễn ra kế tiếp nhau, quan hệ Mĩ - Nhật trong những năm 1971 1974 trở nên lạnh nhạt. Chiều hướng này rõ ràng là tỏ ra không có lợi cho vị thế của Hoa Kì ở vùng châu ÁÙ-Thái Bình Dương, vì sau thất bại ở Đông Dương, ý nghĩa của liên minh Mó - Nhaät taêng leân raát nhieàu, nhaát laø trong boái caûnh quan heä Mó - Trung tieán trieån coù phần chậm chạp và ảnh hưởng của Liên Xô không ngừng được mở rộng. Cần phải điều chỉnh lại đường lối đối với Nhật. Trung Quốc là nhân tố không thể thiếu trong việc hoạch định một đối sách với Liên Xô, nhưng Nhật lại là chỗ dựa vừa lâu đời, vừa vững chắc. Trong lúc thường xuyên đề cập đến vai trò tăng lên của Nhật trong chính sách đối ngoại của Mĩ, tổng thống G.Ford không quên nhấn mạnh rằng “đường lối ngoại giao gây sốc đối với Nhật đã kết thúc cùng với Chính phủ Nixon” [50, 8.12.1975]. 3. Địa vị quốc tế của Nhật ngày càng tăng (từ giữa thập niên 70 trở về sau) a. Địa vị quốc tế của Nhật được tăng cường. Cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu diễn ra giữa thập niên 70 đã tác động xấu đến nền công nghiệp Nhật, nhưng không trầm trọng hơn những nước khác nhờ chính phủ đã áp dụng những biện pháp ngăn chặn lạm phát kịp thời. Trong hàng ngũ những người công nghiệp phát triển  OCDE, Nhật Bản là nước có tỷ lệ tăng trưởng bền vững và cao nhất trong suốt thập niên 80. Chỉ trong năm 1986, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa mới ở dưới mức 3% (so với 5,7% năm 1988, 4,9% năm 1989, 4,7% năm 1990). Kết số dương trong cán cân thương mại tăng không ngừng để đạt mức 96 tỉ USD trong năm 1987 (so với 56 tỉ trong năm 1985), tuy sau đó có giảm từ từ (95 tỉ năm 1988, 77 tỉ năm 1989 và 58 tỉ năm 1990). Đáng nói là kết số dư của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn tăng rất nhanh: từ 20 tỉ USD năm 1980 tăng vọt lên 60 tỉ trong năm 1987 (Ngoài Nhật, chỉ thêm CHLB Đức trong G7 là có kết số dư tương tự), Nhờ vậy, trong nửa sau thập niên 80, Nhật vượt qua Liên Xô để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai và cường quốc tài chính số một của thế giới: từ năm 1985 đến năm 1989, Nhật là nước chủ nợ lớn nhất thế giới.. Sức mạnh kinh tế đã tác động mạnh đến đường hướng ngoại giao của Nhật. Cho đến nửa sau thập niên 70, Tokyo vẫn phải bằng lòng với vị thế núp bóng Hoa Kì trong các hoạt.

<span class='text_page_counter'>(363)</span> động đối ngoại. Không nói gì đến những nơi khác, ngay trong vùng châu Á - Thái Bình Dương, tiếng nói của Tokyo, ngoại trừ trong vấn đề Triều Tiên, vẫn còn rất khiêm tốn. Để được nhìn nhận bằng một con mắt khác, giới cầm quyền ở Tokyo trước hết cần tỏ cho thấy rằng Nhật không phải là không cần thiết cho nhiều nước. Từ cuối thập niên 70, Nhật bắt đầu tăng dần, một phần vì sức ép của Hoa Kì, viện trợ quốc tế để đến năm 1989 trở thành nước cung cấp viện trợ lớn nhất thế giới (10 tỉ, so với Mĩ  9 tỉ). Một phần viện trợ được trao cho những quốc gia như Pakistan, Ai Cập và Thổ, tuy có ít quan hệ với Nhật, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của phương Tây (đặc biệt là của Mĩ). Tuy nhiên, phần lớn được hướng vào vùng châu Á - Thái Bình Dương, nơi được Nhật chú ý đầu tư nhiều. Đến đầu thập niên 80, Nhật đã dành cho mình một vị thế hàng đầu trong nền kinh tế một số nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương và rất đáng kể ở Bắc Mĩ và Tây Âu (đặc biệt là Anh). Vị thế này còn được củng cố bởi hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính của Nhật. Năm 1988, bảy trong số mười ngân hàng lớn nhất thế giới là của người Nhật và năm 1990, Nhật trở thành trung tâm tài chính lớn hàng thứ hai thế giới (ngang hàng với Đức và vượt Anh). Sức mạnh kinh tế và tài chính không ngừng lớn mạnh nói trên đã nâng cao vị thế của Tokyo trên trường quốc tế. Năm 1975, Nhật trở thành thành viên của nhóm G7 (bao gồm Hoa Kì, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italia và Canada) được thành lập theo yêu cầu của Pháp để bàn thảo những vấn đề lớn đương thời của thế giới. Chính do sức ép của Nhật mà trong những năm 1990  1991, G7 tỏ thái độ lạnh nhạt đối với việc viện trợ kinh tế cho Lieân Xoâ. Rieâng trong vuøng chaâu AÙ - Thaùi Bình Döông, tieáng noùi cuûa Nhaät ngaøy caøng coù sức nặng hơn. Năm 1992, Nhật là nước tài trợ nhiều nhất cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Campuchia với sự có mặt của 2.000 nhân viên quân sự. Đây là lần đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đưa quân ra nước ngoài. Nhật cũng là nước viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam nhằm trợ giúp cho chương trình cải cách kinh tế của nước này. Ảnh hưởng của Nhật còn được thể hiện qua sự mong muốn của các nước trong vùng học tập con đường phaùt trieån kinh teá cuûa noù. Biểu tượng tập trung hơn cả cho vị thế lớn mạnh của Nhật trên trường quốc tế là cuộc vận động giành chiếc ghế thường trực trong HĐBA LHQ. b. Những vấn đề trong quan hệ kinh tế Mĩ – Nhật. Trong quan hệ Mĩ  Nhật từ giữa thập niên 60 xuất hiện những vấn đề lớn liên quan đến các hoạt động trao đổi mậu dịch. Năm 1978, khi được yêu cầu xác định rõ những vấn đề nghiêm trọng nhất phát sinh trong quan hệ giữa hai nước, đại sứ Mĩ tại Tokyo đã trả lời ngay: “Maäu dòch, maäu dòch vaø maäu dòch” [Daãn laïi theo 58, tr.361]. Sự tăng trưởng nhanh đến chóng mặt của nền kinh tế Nhật trong thập niên 60 đã tạo điều kiện để các công ti độc quyền nước này mở cuộc tiến công mãnh liệt vào thị trường Hoa Kì. Năm 1965 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi vị trí trong cán cân mậu dịch giữa hai nước: từ chỗ là nước vẫn có kết số dương, Hoa Kì bắt đầu phải đối phó với tình trạng thâm.

<span class='text_page_counter'>(364)</span> hụt thường xuyên. Trong khoảng thời gian 1966 1970, sai ngạch nghiêng về phía có lợi cho Nhật là 1,9 tỉ dollars, trong 5 năm tiếp theo (1971  1975) con số này đã lên đến 5,3 tỉ để rồi đạt đến con số không ngờ  32 tỉ  trong 5 năm sau đó, từ 1976 đến 1980. Là bạn hàng lớn nhất của Nhật, Hoa Kì nhập đến gần 1/4 tổng giá trị hàng xuất khẩu của Nhật; còn trong hoạt động ngoại thương của Hoa Kì, Nhật chiếm vị trí thứ hai, sau Canada. Năm 1981, tổng giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì sang Nhật là 25,3 tỉ, trong đó 23% thuộc về lương thực (quá nửa là bắp), 20,4%  nguyên liệu (chủ yếu là gỗ), 10,4%  nhiên liệu, 10,9%  hóa chất, chỉ 22,2% là sản phẩm cơ khí. Là người cung cấp cho Nhật hàng năm từ 60 - 70 % nhu cầu lương thực trong nước, Mĩ nắm trong tay những phương tiện gây sức ép mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại của Nhật. Ngoài ra, phân nửa lượng dầu, toàn bộ chất uran, và một lượng đáng kể các kim loại hiếm mà Nhật phải nhập từ bên ngoài đều phải thông qua trung gian các công ti độc quyền do tư bản Mĩ kiểm soát. Trong các cuộc đàm phán mậu dịch - kinh tế giữa hai nước, các đại diện của Hoa Kì nhấn mạnh đến yêu cầu Nhật nên tiến hành một số biện pháp, mà theo trông đợi của các nhaø kinh teá hoïc Mó, coù theå giuùp giaûm thieåu tình traïng baát quaân bình trong caùn caân maäu dòch giữa hai nước. Biện pháp quan trọng nhất mà, theo ý Hoa Kì, Tokyo nên thực hiện là chính sách phát triển nền kinh tế nội địa và chú ý giải quyết các vấn đề xã hội. Điều này hẳn sẽ đưa nền công nghiệp Nhật ra khỏi phương hướng lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Washington cũng yêu cầu Nhật có biện pháp giảm lượng dự trữ vàng và ngoại tệ, mà giá trị của chúng đã tăng từ 12,8 tỉ lên đến 26,5 tỉ chỉ trong vòng 7 năm (từ 1975 đến 1982). Kết quả của những cuộc đàm phán lê thê và gay go, kể cả một số cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất, là Hoa Kì đã đạt được một số nhân nhượng từ phía Nhật theo hướng tăng cường nhập từ Hoa Kì những mặt hàng như lương thực, vòng bi... Lợi dụng giá dollar giảm so với giá yen, Hoa Kì đã giảm việc nhập một số mặt hàng từ Nhật, như tivi màu, ôtô, thép... Năm 1978, bộ Ngoại thương và Công nghiệp Nhật đã thông qua, dưới sức ép của Hoa Kì, các biện pháp giảm 7% lượng ôtô xuất sang Mĩ so với năm trước. Tuy nhiên, tình trạng mất quân bình buôn bán giữa hai nước vẫn không được cải thiện. Năm 1982, việc buôn bán với nước ngoài mang lại cho Nhật con số thặng dư là 7 tỉ dollars, 1983  24 tỉ và 1984  37 tỉ, hầu hết là phát xuất từ Hoa Kì. Tình hình này đã tạo ra nhiều chỉ trích đến nỗi Nhật đã không ít lần đưa ra một số biện pháp cả gói để khuyến khích khaâu nhaäp khaåu (thaùng 4.1984, thaùng 3, thaùng 4, thaùng 7 vaø thaùng 10.1985). Tuy nhiên, có người cho rằng sự dư thừa trong cán cân ngoại thương giữa Nhật và nước ngoài là do đồng yên được định giá quá thấp, trong lúc đồng dollar lại được định giá quá cao. Tháng 9.1985, các bộ trưởng Tài chính và giám đốc các ngân hàng trung tâm của những nước có đồng tiền đứng đầu thế giới (dollar Mĩ, yen Nhật, mark Đức, pound Anh và franc Pháp) đã gặp nhau ở New York và kí Thỏa ước Plaza để sửa chữa tình trạng vừa kể bằng cách can thiệp vào thị trường. Có lẽ họ đã thành công phần nào: tháng 5.1986, đồng dollar đã sụt giá – từ 240 xuống còn 160 yen – và tiếp tục sụt từ từ cho đến năm 1989. Diễn biến này đã khuyến khích Nhật tăng cường đầu tư ra nước ngoài và làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất.

<span class='text_page_counter'>(365)</span> khẩu của Nhật sang các nước phương Tây trong những năm 1986  1989. Nhưng ngay trong năm 1989, con số thâm hụt trong buôn bán của Hoa Kì với Nhật lại tăng lên đến 49 tỉ. Những cuộc tranh cãi giữa đôi bên lại bùng nổ. Giới chức chính thức Washington lại nhiều lần cảnh báo rằng Chính phủ và Quốc hội Mĩ có thể sử dụng các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt nhất để bảo vệ thị trường trong nước khỏi sự xâm nhập của hàng hóa Nhật, để giảm con số thâm hụt trong buôn bán giữa hai nước. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa đi đến chỗ gây căng thẳng trong quan hệ mậu dịch giữa hai nước, vì tầm quan trọng của Nhật trong hoạt động ngoại thương và vì vị thế của Nhật trong bậc thang ưu tiên của chính sách đối ngoại Hoa Kì. Năm 1979, một thượng nghị sĩ Mĩ đã viết rằng “những vấn đề kinh tế tồn tại giữa Nhật và Hoa Kì là đối tượng mà cả hai nước đều rất quan tâm. Nhưng không nên để nó phá hoại mối quan hệ giữa Hoa Kì và Nhật trong lĩnh vực an ninh. Hoa Kì cũng như Nhật cần quan tâm sao cho tiến trình giải quyết những vấn đề thương mại không gây ra những thiệt hại vô phương cứu chữa cho quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh” [Dẫn lại theo 58, tr.364]. IV. QUAN HEÄ TRUNG - NHAÄT VAØ QUAN HEÄ NHAÄT - XOÂ. 1. Quan heä Trung - Nhaät a. Khái quát quan hệ Trung - Nhật từ 1951 đến 1972 Khi chọn phương sách kí Hòa ước với Đài Loan, Chính phủ Tokyo coi như thừa nhận Đài Loan là chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Trung Hoa và cũng tức là đã đóng chặt mọi con đường dẫn đến quan hệ chính thức giữa Tokyo và Bắc Kinh. Giới cầm quyền Bắc Kinh đã phản ứng rất gay gắt trước sự biến này, vì theo họ, nó cho thấy Chính quyền Nhật thời hậu chiến vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch chống Trung Quốc, và lần này không chỉ một mình, mà còn cấu kết chặt chẽ với đế quốc Mĩ. Âm mưu tái vũ trang và khả năng hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật với sự trợ giúp đắc lực của Hoa Kì là những đề tài thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc. Chiến tranh Triều Tiên (1950 1953) và vị thế của Nhật trong cuộc xung đột này như là kho hậu cần và nguồn cung ứng một phần quan trọng các khí tài chiến tranh cho quân đội Mĩ đã đẩy Trung Quốc đến chỗ coi Nhật như là kẻ thù của mình. Hậu quả là trong suốt thập niên 50, quan hệ giữa hai nước hầu như không tồn tại. Tình hình trên khó kéo dài lâu hơn, vì một nước vừa đông dân nhất trong vùng, vừa giàu tài nguyên ở sát cạnh một nước vừa nghèo tài nguyên, vừa đang dồn sức phát triển một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu tất không thể không cần lẫn nhau, dù hoàn toàn xung khắc trong nhiều mặt. Đầu thập niên 60, Trung Quốc bị sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội rất nghiêm trọng, hậu quả phát sinh từ những cuộc thử nghiệm phiêu lưu “công xã nhân dân” và “đại nhảy vọt”. Bị Liên Xô cắt viện trợ, trong hoàn cảnh như vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh tất phải tìm đến những quan hệ khác. Một trong những nơi họ hướng đến là Nhật, cường quốc kinh tế lớn nhất trong vùng Đông Á. Lên cầm quyền từ năm 1960, thủ tướng Nhật Hayato Ikeda đã khởi sự, dưới sức ép.

<span class='text_page_counter'>(366)</span> của các nhà công nghiệp trong nước đang mong mỏi tìm kiếm một thị trường mới cho nền kinh tế đang bước vào một thời kì tăng trưởng mạnh mẽ khác, xem xét lại các quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tháng 11.1962, đại diện Nhật và Trung Quốc kí Giác thư Thương mại đưa giá trị hàng hóa trao đổi giữa hai nước lên 100 triệu USD từ năm 1963 đến 1967(175). Trong thực tế, mức tăng trưởng trao đổi mậu dịch giữa hai nước diễn ra với nhịp độ nhanh hơn nhiều: 200 triệu (1966), 820 triệu (1970) và 900 triệu (1971) [30, tr.144 – 145]. Bên cạnh đó, chính phủ còn cho phép các tổ chức xã hội và đoàn thể thường xuyên trao đổi quan hệ với nhau. Nhưng những tiến triển trên không tác động đáng kể đến lập trường của Nhật đối với Trung Quốc. Ngày 1.3.1964, thủ tướng Ikeda đưa ra bốn điều kiện tiên quyết cho việc lập quan hệ chính thức và đầy đủ với CHND Trung Hoa: Bắc Kinh công nhận Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật - Mĩ; Trung Quốc tôn trọng Hòa ước Nhật - Đài Loan; Trung Quốc từ bỏ mọi yêu sách về tiền bồi thường chiến tranh đối với Nhật; Trung Quốc hứa không tiếân hành các hoạt động tuyên truyền cộng sản hay thực hiện hoạt động xâm lược gián tiếp chống Nhật [34, tr.196]. Lên cầm quyền trong thời gian sau đó trong năm 1964, thủ tướng Sato khẳng quyết: “Chừng nào tôi còn tại vị, quan hệ với Trung Quốc sẽ không thay đổi ” [30, tr.145]. Về phần mình, Trung Quốc cũng tỏ thái độ cứng rắn không kém, nhất là sau khi Cách mạng Văn hóa được phát động. Tháng 4.1970, Chu Ân Lai sang thăm CHDCND Triều Tiên và kí với giới lãnh đạo nước này một bản thông cáo chung có nội dung chống Nhật rõ ràng. Văn kiện khẳng định: “Đế quốc Mĩ là kẻ giật dây, còn Nhật là kẻ diễn tuồng”. Nhưng có một điều đáng chú ý: cũng trong tháng 4 đó, Chu Ân Lai tuyên bố rằng nước ông sẵn sàng kí một hiệp ước với Nhật, nếu nước này từ bỏ hòa ước đang có với Đài Loan; trong chuyện này, thậm chí Hiệp ước An ninh với Mĩ không bị coi là một trở ngại [30, tr.145146]. Như vậy là Chính phủ Bắc Kinh đã vạch ra một con đường khá hấp dẫn cho việc cải thiện quan hệ Trung  Nhật. Đáng tiếc là mãi đến ngày 5.4.1971, Chính phủ Sato mới thông báo sự thay đổi trong lập trường của mình và tỏ ý sẵn sàng “cải thiện” quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Được đưa ra đúng vào thời điểm đang diễn ra những cuộc thăm dò ráo riết cho sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kì, lời tuyên bố của Chính phủ Nhật đã không còn thu hút sự chú ý của Bắc Kinh nữa. b. Thông cáo chung Trung - Nhật (1972): sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối cuûa Nhaät.. ngoại. Nhận thức rõ nguy cơ có thể bị đồng minh Hoa Kì bỏ rơi và trở nên chơ vơ trước Liên Xô và Trung Quốc, hiểu rằng đã bị “lỡ tàu” trong quan hệ với CHND Trung Hoa, nước có vị trí địa lí ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Nhật và có một tiềm năng kinh tế không phải nhỏ dù vẫn còn đang đắm chìm trong cảnh hỗn loạn phát sinh từ “Cách mạng 175(41) Năm 1961, giá trị trao đổi hai chiều giữa hai nước là 23,4 triệu USD [28, tr.418]..

<span class='text_page_counter'>(367)</span> Văn hóa”, Tokyo cố tìm cách lấy lại thời gian đã mất. Ngay sau khi trở thành thủ tướng Nhật, tháng 7.1972, Tanaka đã bày tỏ ý muốn sang thăm Trung Quốc. Đang bị cô lập một cách nguy hiểm trên trường quốc tế và cả trong vùng Đông Á, Bắc Kinh vội vã tỏ ý tán đồng. Kết quả của những cuộc đàm phán diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến ngày 29.9.1972 là bản Thông cáo chung, theo đó, Chính phủ Nhật nhìn nhận Chính phủ CHND Trung Hoa là “chính phủ duy nhất hợp pháp của Trung Quốc ” và tuyên bố tôn trọng quan điểm của Bắc Kinh rằng “Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể cắt lìa của CHND Trung Hoa”. Ngay trong ngày kí Thông cáo chung, Chính phủ Tanaka tuyên bố cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Nhật và Trung Quốc cũng tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước bằng một công thức khá kín đáo: chấm dứt “tình hình bất bình thường đã tồn tại cho đến nay”, và thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng ý tuân thủ năm nguyên tắc sống chung hòa bình, giải quyết những tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng sức mạnh. Hai nước thỏa thuận mở những cuộc đàm phán để kí “một hiệp ước hòa bình và hữu nghị”. Cả hai thỏa thuận “không tìm cách giành bá quyền trong vùng châu Á và Thái Bình Dương và cùng chống lại mưu toan của bất kì nước nào hay nhóm nước nào lập bá quyền như vậy”. Đáng chú ý là Tuyên bố chung không nhắc gì đến Hòa ước Nhật - Đài Loan và cũng chẳng đề cập gì đến Hiệp ước An ninh Nhật - Mĩ. Tất nhiên, sự bỏ sót này không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thủ tướng Tanaka tuyên bố trong một cuộc họp báo được tổ chức ngay sau chuyến đi thăm Trung Quốc: “Người Trung Quốc không tranh cãi về vấn đề Hiệp ước An ninh, điều đó được chứng minh ở chỗ trong Tuyên bố chung không đả động tới Hiệp ước này” [32, tr.144]. Về phần mình, Bắc Kinh đợi một thời gian sau mới đưa ra cách giải thích rõ ràng hơn. Tháng 1.1974, thủ tướng Đặng Tiểu Bình tuyên bố với một phái đoàn quan chức cao cấp Nhật: “Về nguyên tắc, Trung Quốc không công nhận Hiệp ước Nhật  Mĩ, nhưng vì có một sự đe dọa, chúng tôi nghĩ rằng khó tránh khỏi việc Nhật bảo vệ đất nước của mình bằng cách duy trì quan hệ với Mĩ” [16, tr.57]. c. Bình thường hóa quan hệ Trung  Nhật (từ 1973 về sau) Năm 1973, Nhật và Trung Quốc trao đổi Đại sứ, năm 1974 hai nước kí Hiệp ước Thương mại. Như vậy, so với tiến độ phát triển của quan hệ Trung  Mĩ, quan hệ Trung  Nhật diễn tiến nhanh hơn. Nhưng hiện tượng này không có nghĩa là “nhân tố Mĩ”, vốn luôn giữ vai trò trung tâm trong quá trình hoạch định đường lối đối ngoại của Nhật từ năm 1951, đã đánh mất ý nghĩa của nó. Sau khi bình thường hóa quan hệ, Bắc Kinh và Tokyo đã bắt đầu tiến hành các cuộc thương thuyết chung quanh hiệp ước hòa bình và hữu nghị. Coâng vieäc chuaån bò dieãn ra raát chaäm chaïp vaø thaäm chí bò ñình chæ sau laàn tieáp xuùc vaøo tháng 9.1975, vì Hoa Kì chưa xác định rõ chính sách đối với Trung Quốc. Phải đợi đến nửa sau thập niên 70, khi Hoa Kì quyết định chọn “con bài Trung Quốc”, cuộc đàm phán giữa Nhật và Trung Quốc mới được tái tục từ ngày 21.7.1978 và diễn ra nhanh chóng để kết thúc bằng lễ kí Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị Trung  Nhật ngày 12.8.1978, giữa lúc quan hệ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương trở nên căng thẳng bởi tình trạng xấu đi không ngừng của tam giác Hà Nội - Bắc Kinh - Phnom Penh. Trong khoảng thời gian đó,.

<span class='text_page_counter'>(368)</span> giá trị hàng trao đổi giữa hai nước tăng đều đặn: năm 1973 tăng 1,8 lần; năm 1974 tăng 1,6 lần; năm 1975  1,2 lần; năm 1976  0,8 lần (nghĩa là giảm so với năm trước); năm 1977  1,1 lần và năm 1978 – 1,5 lần (đây là các mức tăng so với năm trước) [2, tr.236]. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và việc kí Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị giữa Trung Quốc và Nhật được chính giới và học giả hai nước xem là những sự biến trọng đại, và càng có ý nghĩa hơn nữa đối với Nhật vì chúng mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước này: đó là từ nay Tokyo sẽ có thể theo đuổi một lập trường độc lập hơn so với trước đây trong các vấn đề quốc tế, mà trước hết là trong quan hệ với các cường quốc trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh ở đây rằng Nhật vẫn luôn cố tuân thủ nguyên tắc “khoảng cách đều đặn” (“tokiori gaiko”) trong quan hệ với Bắc Kinh và Moskva. Mặc dù quan hệ Xô  Mĩ từ những năm cuối của thập niên 70 đã diễn tiến theo chiều hướng ngược lại với quan hệ Trung  Mĩ, Nhật cố gắng không để bị Trung Quốc lôi vào chiến dịch “chống bá quyền”, đúng như một điều khoản trong Hiệp ước Hữu nghị Trung  Nhật đã khẳng định rằng Hiệp ước “không gây phương hại đến vị thế độc lập của những nước đã kí trong mối quan hệ giữa những nước này với các nước thứ ba” [Dẫn lại theo 28, tr.420]. 2. Quan heä Nhaät – Xoâ. a. Quan điểm của Liên Xô về vấn đề chiếm đóng và kí hòa ước với Nhật Không như trong trường hợp của nước Đức Quốc xã, vị thế của Liên Xô trong các cuộc vận động ngoại giao giải quyết số phận nước Nhật bại trận tỏ ra kém hơn nhiều. Không giành được quyền cùng chiếm đóng lãnh thổ Nhật với Hoa Kì, Liên Xô chọn phương án bám chặt vào các nguyên tắc cơ bản đã được vạch ra trong các bản Tuyên bố của Hội nghị Cairo giữa Hoa Kì, Anh và Trung Quốc, Hội nghị Yalta và Hội nghị Potsdam giữa những người lãnh đạo Liên Xô, Hoa Kì và Anh. Trước tiên, Liên Xô đòi thành lập Ủy ban Tư vấn Đồng minh và Hội đồng kiểm soát ở Nhật. Đòi hỏi này đã được Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Hoa Kì và Anh (diễn ra ở Moskva tháng 12.1945) thỏa mãn bằng việc thành lập hai cơ quan: Ủy ban Viễn Đông và Hội đồng Đồng minh về Nhật. Giữa Liên Xô và Mĩ sau đó đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay go quanh việc thi hành chính sách chiếm đóng. Ý của Liên Xô là muốn tăng cường vai trò của hai cơ quan kể trên và đưa tất cả những vấn đề liên quan đến Nhật, kể cả vấn đề soạn thảo hòa ước, ra bàn thảo tại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao các nước lớn (Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Trung Quốc) đã từng trực tiếp tham chiến chống Nhật. Không đồng tình với nhiều biện pháp mà MacArthur mang ra thực hiện, đại diện Liên Xô đã nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Mĩ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt Nhaät. Bằng các chủ trương trên, Liên Xô hi vọng sẽ giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của Mĩ ở Nhật. Mặc dù không thành công, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì một chính sách cứng rắn đối với Nhật trong nhiều năm sau đó, do trong quan hệ giữa hai nước đã phát sinh nhiều.

<span class='text_page_counter'>(369)</span> maâu thuaãn nghieâm troïng. b. Quan heä Nhaät - Xoâ trong thaäp nieân 50 vaø 60 - Cuộc tranh chấp bốn đảo phía nam Kuril Sau khi khôi phục vị thế độc lập nhờ Hòa ước San Francisco (1951), giới cầm quyền Nhật coi Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất đến nền an ninh đất nước họ, vì Liên Xô đã từ chối không kí vào Hòa ước. Do vậy, giới lãnh đạo Nhật, sau một thời gian cân nhắc đã đi đến quyết định kí Hiệp ước An ninh với Mĩ với hi vọng dựa vào sự che chở của Mĩ về mặt quốc phòng trước hai kẻ thù tiềm tàng là Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhất là trong hoàn cảnh Nhật chỉ được phép xây dựng lực lượng phòng vệ, còn chi tiêu quốc phòng chiếm một tỉ lệ rất thấp trong ngân sách. Nhưng chính sự ra đời của Hiệp ước An ninh Nhật  Mĩ lại gây cho Liên Xô nhiều quan ngại vì hai lẽ: thứ nhất, Mĩ là đối thủ chính đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và thứ hai, xét về mặt địa- chính trị, quần đảo Nhật có một ý nghĩa chiến lược đối với miền Viễn Đông của Liên Xô. Quần đảo Nhật Bản tạo thành một vòng cung khép kín, phong bế mọi ngõ ra vào, cả trên không lẫn trên biển, từ miền Đông Sibir ra Thái Bình Dương. Thực vậy, mọi cửa ngõ đổ ra biển của miền Sibir Liên Xô đều nằm trên bờ biển Nhật Bản và tập trung quanh cảng chính Vladivostok, vì quá lên phía bắc biển bị đóng băng phần lớn trong năm. Là một biển kín, biển Nhật Bản chỉ thông ra biển Trung Hoa, Thái Bình Dương và biển Okhotsk lần lượt qua ba eo biển Soya, Tsugaru và Đối Mã (Tsushima); tất cả đều thuộc chủ quyền của Nhật. Trong những điều kiện như vậy, khi xảy ra một cuộc xung đột Đông-Tây, chắc chắn quân đội Liên Xô sẽ coi Nhật, mà lúc này hẳn cũng đã trở thành vị trí tiền tiêu của quân đội Hoa Kì chiếu theo Hiệp ước An ninh hỗ tương giữa hai nước, là chướng ngại đầu tiên phải vượt qua cho mọi hoạt động quân sự tự do của họ cả trên không lẫn trên biển ngoài khơi Thái Bình Dương. Quần đảo Kuril là một chuỗi các đảo kéo dài từ nam bán đảo Kamchatka đến bắc đảo Hokkaido. Đối với Liên Xô và Nhật, quần đảo này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Về phía Liên Xô, quần đảo Kuril án ngữ cửa ngõ phía nam biển Okhotsk và đây lại là tuyến đường an toàn cho các loại tàu chiến của Liên Xô ra vào Thái Bình Dương. Đối với người Nhật, quần đảo Kuril có ý nghĩa lịch sử – dân tộc: họ xem đây là một phần lãnh thổ của nước mình. Được người Nhật gọi là quần đảo Chishima, quần đảo Kuril được nhắc đến lần đầu tiên trong quan hệ Nga – Nhật là vào tháng 2.1885, khi Hiệp ước Hữu nghị giữa hai nước được kí ở Shimoda. Trong phần xác định biên giới giữa hai nước, văn kiện ngoại giao này thừa nhận các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai là phần lãnh thổ của Nhật, còn quần đảo Kuril ở về phía bắc đảo Uruq thuộc chủ quyền của Liên Xô. Còn đảo Sakhalin, hai bên thỏa thuận không xác định rõ đường phân ranh mà vẫn tiếp tục cùng quản lí. Năm 1874, một phái đoàn ngoại giao của Nhật đã đến Sankt Petersburg để kí một hiệp định theo đó, Nhật từ bỏ quyền sở hữu chung đối với đảo Sakhalin để đổi lấy quần đảo Kuril. Điều hai của Hiệp định xác định quần đảo Kuril trải dài từ bắc đảo Uruq đến đảo Shimshu, gồm một chuỗi 18 đảo. Tháng 2.1945, Hội nghị Yalta đã công nhận quần đảo Kuril nằm trong số những lãnh thổ thuộc chủ quyền Liên Xô, sau khi nước này tham gia chiến tranh chống Nhật. Tuyên cáo Potsdam (26.7.1945) đã tái khẳng định nội dung vừa nêu của Hội nghị Yalta. Trong tháng 8 và đầu tháng.

<span class='text_page_counter'>(370)</span> 9.1945, quân đội Liên Xô đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả 4 nhóm đảo cực nam: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Liên Xô đã trục xuất toàn bộ dân cư đang sinh sống trên boán ñieàu naøy. Năm 1951, Nhật kí Hòa ước San Francisco. Điều 2, chương II của văn kiện nêu rõ rằng “Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với quần đảo Kuril, đối với phần của đảo Sakhalin và những đảo kề bên mà Nhà nước đã thu đoạt theo quy định của Hòa ước Portsmouth ngày 5.9.1905”. Giống như thỏa thuận ở Hội nghị Yalta hay Tuyên cáo Potsdam, Hòa ước San Francisco đã không xác định rõ phạm vi của quần đảo Kuril. Tại Hội nghị San Francisco, phái đoàn Nhà nước có nhắc lại lập trường chính thức của Chính phủ Tokyo rằng các đảo Habomai và Shikotan là bộ phận khăng khít của Hokkaido, chứ không thuộc về quần đảo Kuril. Phái đoàn Nhật còn lên tiếng khẳng định rằng các đảo Kunashiri và Etorofu là bộ phận gắn liền với lãnh thổ Nhật, chứ không phải là một phần của quần đảo Kuril. Người Nhật gọi nhóm 4 đảo vừa nêu là “các lãnh thổ phương Bắc” (Hoppo-Hyodoâ).. Đến đây tưởng cũng đề cập qua lập trường của Hoa Kì, nước đồng minh thân thiết nhất của Nhật và đang trực tiếp đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Lập trường của Washington đã trải qua một số thay đổi. Lúc đầu, Washington thông qua SCAP, đã không tỏ thái độ phản đối khi Liên Xô chiếm đóng nhóm 4 đảo và trục xuất toàn bộ dân cư khỏi nơi đây. Nhưng năm 1949, Washington đổi ý và xác định rằng “có cơ sở pháp lí vững chắc để lập luận rằng Habomai và Shikotan không thuộc về quần đảo Kuril” [20, tr.170], hay nói cách khác đi hai đảo này có khả năng thuộc chủ quyền của Nhật. Tại Hội nghị San Francisco, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì F. Dulles bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Nhật liên quan đến hai đảo Habomai và Shikotan, trong lúc không nhắc gì đến hai đảo còn lại. Tuy nhiên, trong Bị Vong lục gửi chính phủ Nhật tháng 9.1956, F. Dulles đã đồng ý rằng các đảo Kunashiri và Etorofu cũng thuộc chủ quyền của Nhật [34, tr.111]. Như vậy, Washington đã ủng hộ hoàn toàn lập trường của Nhật. Sau khi Stalin từ trần (3.1953), giới lãnh đạo mới của Liên Xô nhận thức rằng sự từ khước không tham gia Hòa ước San Francisco là việc làm không có ích cho quyền lợi của Liên Xô. Từ ngày 3.6.1956, Liên Xô và Nhật đã khởi sự đàm phán ở London nhằm đi đến một hòa ước chấm dứt tiến trình chiến tranh và tái lập quan hệ ngoại giao. Phái đoàn Nhật được chỉ thị đưa ra yêu sách đối với toàn bộ quần đảo Kuril, nhưng nếu cần thì chỉ giới hạn ở hai đảo Habomai và Shikotan. Phái đoàn Liên Xô đồng ý chuyển giao cho Nhật hai đảo này, nhưng đặt điều kiện là Nhật đóng cửa các căn cứ quân sự của Mĩ [20, tr.170]. Điều kiện này tất nhiên khó được phía Nhật đáp ứng. Ngoài ra, có thể là do sức ép của Mĩ (176), cũng có thể là do bất đồng ý kiến trong nội bộ giới cầm quyền (177), phái đoàn Nhật đã đòi đưa 176() Trong thư gửi thủ tướng Nhật Ichiro Hatoyama trong tháng 5.1955, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì F.. Dulles viết rằng “đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Liên Xô của chính phủ Nhật và tái lập quan hệ ngoại giao với các nước này đang tạo cho nhân dân Mĩ và các giới trong Quốc hội Mĩ cảm tưởng rằng Nhật đang tìm cách xích lại gần các nước cộng sản. Lập trường này có thể tạo ra chướng ngại cho việc thực hiện kế hoạch giúp đỡ Nhật, mà chính phủ Hoa Kì hiện đang soạn thảo ” [Dẫn lại theo27, tr.323]. Trong công hàm đề ngày 7.9.1956 gửi chính phủ Nhật, Dulles lưu ý rằng Tokyo không được nhượng quần đảo Kuril cho Liên Xô. Nếu yêu cầu này không được chấp thuận, Hoa Kì sẽ chiếm giữluôn quần đảo Ryukyu [9, tr.459 – 460]. 177() Một phái sẵn sàng từ bỏ chủ quyền đối với 4 đảo tranh chấp, nếu đó là cái giá phải trả cho việc tái lập nhanh chóng quan hệ giữa hai nước; phái kia chỉ muốn Nhật cải thiện quan hệ với Liên Xô với điều.

<span class='text_page_counter'>(371)</span> chủ quyền phần nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril ra xem xét ở Liên Hiệp Quốc, đồng thời mở rộng yêu sách ra cả 4 đảo tranh chấp [Dẫn lại theo 27, tr.325]. Tháng 3.1956, cuộc đàm phán tan vỡ và chỉ được nối lại từ ngày 1.8.1956 ở Moskva. Ngày 19.10, Thông cáo chung Xô  Nhật được kí, theo đó hai nước đồng ý kết thúc tình trạng chiến tranh, tạo điều kiện phục hồi quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai nước, Liên Xô sẽ ủng hộ Nhật gia nhập Liên Hiệp Quốc, mọi công dân Nhật bị xử án ở Liên Xô sẽ được tha, Liên Xô không đòi Nhật bồi thường. Hai bên cam kết tiếp tục cuộc đàm phán về việc kí hòa ước. Về vấn đề lãnh thổ, Liên Xô đồng ý hoàn trả Habomai và Shikotan cho Nhật, nhưng chỉ sau khi hai nước đã kí hòa ước [27, tr.327]. Trong các cuộc thương thuyết diễn ra từng đợt sau đó hay trong các thư từ trao đổi giữa những người đứng đầu chính phủ hai nước, lập luận mà các bên đưa ra nhằm biện giải cho lập trường của mình về cơ bản không có gì mới. Cơ sở pháp lí cho lập trường của Liên Xô là những thỏa thuận hay hiệp định đã được thông qua tại các hạt nhân Cairo, Potsdam và San Francisco. Phía Liên Xô cho rằng toàn bộ vấn đề lãnh thổ đã được giải quyết ở các hội nghị vừa nêu. Mặc dù Tuyên cáo Potsdam không nhắc đến Thỏa thuận đã được thông qua ở Hội nghị Yalta, nhưng phía Nga cho rằng hai văn bản này không tách rời nhau. Trong Thỏa thuận Yalta, không thấy có việc phân biệt quần đảo Kuril thành hai phần bắc và nam. Hơn nữa, trong Hòa ước San Francisco, Nhật đã từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril, gồm cả 4 đảo tranh chấp. Việc Liên Xô không tham gia Hòa ước San Francisco không có nghĩa là Nhật Bản thoát khỏi trách nhiệm tuân thủ các điều khoản của văn kiện này. Liên Xô cho rằng Nhật Bản vừa là một nước xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vừa là một trong những nước bại trận nên không có quyền lựa chọn nào khác. Cơ sở pháp lí cho lập luận của Nhật là những Hiệp ước Shimoda (1855), Sankt Petersburg (1984) và Portsmouth (1905). Chiếu theo các văn kiện này, chủ quyền của Nhật đối với 4 đảo tranh chấp được xác lập không phải bằng vũ lực và xâm chiếm, như vậy chúng không thể chịu sự chi phối của Tuyên bố chung Cairo. Giới chức Nhật còn lập luận rằng nguyên tắc không bành trướng lãnh thổ được nêu trong tuyên bố này là để ngăn ngừa lãnh thổ Nhật khỏi bị chiếm đoạt. Còn về phân Thỏa thuận Yalta, Nhật không chịu sự ràng buộc vào bất kì điều khoản nào của văn kiện này. Chính phủ Nhật thừa nhận có từ bỏ mọi yêu sách đối với quần đảo Kuril theo Hòa ước San Francisco, do vậy Liên Xô không có quyền hạn và được hưởng các lợi ích được duy định trong hòa ước này. Trong lúc đó, các đảo tranh chấp xét về mặt lịch sử chưa bao giờ thuộc chủ quyền của một nước nào khác ngoài Nhật.. Trong thập niên 1960, đã diễn ra nhiều sự kiện mà tác động của chúng đã khiến Liên Xô ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn. Đầu tiên là Hiệp ước Hợp tác và An ninh Mĩ – Nhật kí ngày 17.1.1960 có giá trị trong 10 năm. Phản ứng trước sự ra đời của Liên minh Mĩ – Nhật, chính phủ Liên Xô trong Bị vong lục đề ngày 27.1.1960 nêu rõ rằng do sự ra đời của Hiệp ước vừa nêu, Liên Xô sẽ không thể thực hiện lời hứa chuyển giao các đảo Habomai và Shikotan cho phía Nhật. Lời hứa này chỉ được thực hiện với điều kiện toàn bộ quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi lãnh thổ Nhật và sau khi hòa ước Xô – Nhật được kí [16, tr.500; 27, tr.330]. kiện Hoa Kì tán đồng [9,tr.459]..

<span class='text_page_counter'>(372)</span> Trong năm 1964, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông bất ngờ đưa ra lập trường ủng hộ yêu sách của Nhật liên quốc đến 4 đảo tranh chấp và gắn đòi hỏi này của Nhật với những yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ đối với Liên Xô. Diễn biến này càng tăng thêm phần lo lắng của Liên Xô, vì nó có thể tạo ra tiền lệ cho đòi hỏi xem lại những thay đổi về lãnh thổ ở châu Âu diễn ra vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, vốn có lợi cho Liên Xô. Hơn nữa, đối với hạm đội Thái Bình Dương ngày càng lớn mạnh của Liên Xô, quần đảo Kuril đã thực sự có một tầm quan trọng chiến lược như là cửa ngõ thông ra đại dương và do đó không ngừng được Hải quân Liên Xô tăng cường xây dựng. Cùng với bán đảo Kamchatka và đảo Hokkaido, quần đảo này tạo thành một vòng rào vây kín biển Okhotsk. Đây là khu vực mà các tàu ngầm nguyên tử có trang bị tên lửa hạt nhân của Liên Xô có thể di chuyển một cách vừa kín đáo, vừa không gặp nhiều trở ngại ngay cả trong cảnh băng giá của mùa ñoâng. c. Những chuyển biến từ 1970 đến 1990. Trong thập niên 1970, bị bất ngờø trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và khốn đốn trước cuộc khủng hoảng nhiên liệu, Nhật tìm cách thúc đẩy quan hệ với Liên Xô với hi vọng củng cố lại vị thế đối ngoại trong vùng và trên thế giới và được dự phần khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên ở Sibir. Năm 1972, hai bên đã tái tục các cuộc đàm phán quanh vấn đề hòa ước sau một thời gian dài gián đoạn. Năm 1973, xuất hiện khả năng Nhật sẽ dự phần khai thác tài nguyên miền Sibir ở quy mô lớn. Thông cáo chung về cuộc đàm phán giữa thủ tướng Tanaka và tổng bí thư Brezhnev diễn ra trong năm đã nói đến khoản tín dụng trị giá 2 tỉ dollars mà Nhật hứa với Liên Xô. Nhưng một lần nữa, từ năm 1975 tốc độ của tiến trình thương thuyết diễn ra rất chậm chạp, phần vì Nhật không nhiệt tâm do đang chú ý cải thiện quan hệ với Trung Quốc, phần vì Liên Xô tỏ ra quá hồ nghi trước viễn cảnh của một hiệp ước hữu nghị giữa CHND Trung Hoa và Nhật. Từ giữa năm 1978, quan hệ Xô  Nhật trở nên băng giá, sau khi Nhật kí, bất chấp những cảnh cáo của Liên Xô, hòa ước với Trung Quốc, trong đó có lời cam kết của hai nước sẽ chống lại nỗ lực của nước thứ ba nhằm thiết lập bá quyền trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Liên Xô đã thể hiện thái độ không bằng lòng của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự trên đảo Iturup. Tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước tăng thêm khi Nhật tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất từ sau chiến tranh của lực lượng phòng vệ tại đảo Hokkaido và một phần đảo Honshu nhằm đối phó với điều được Tokyo xem là “mối đe dọa của Liên Xô” tại Viễn Đông. Thủ tướng Nhật còn ra lời kêu gọi phương Tây gây áp lực lên chính phủ Xôviết trong vấn đề lãnh thổ phương bắc. Cuối năm 1979 – đầu năm 1980, trước làn sóng phản đối Liên Xô đưa quan vào Afghanistan, Nhật Bản đã ủng hộ chính sách trừng phạt mà các nước phương Tây đưa ra nhằm vào Liên Xô. Các mối liên lạc chính trị gần như bị cắt đứt, trong lúc quan hệ kinh tế-thương mại bị giảm đáng kể. Trong bối cảnh quan hệ Đông – Tây xấu đi trong nửa đầu thập niên 80, tái vũ trang trở thành vấn đề thời sự đối với chính giới Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Ohira (cầm quyền từ tháng 12.1978 đến tháng 6.1980) tuyên bố Liên Xô là mối đe dọa tiềm tàng đối với Nhật; tháng 5.1981, thủ tướng Suzuki (cầm quyền từ tháng 7.1980.

<span class='text_page_counter'>(373)</span> đến tháng 11.1982) xem xét khả năng thiết lập liên minh với Hoa Kì; còn thủ tướng Nakasone (cầm quyền từ tháng 11.1982 đến tháng 11.1987) năm 1983 tuyên bố Nhật là tàu sân bay vừa không thể bị đánh chìm, vừa có thể phong tỏa, trong trường hợp phát sinh căng thẳng, mọi eo biển, không để hạm đội Liên Xô từ Vladivostok tiến ra Thái Bình Dương. Dù không vượt quá ngưỡng 1% tổng sản phẩm nội địa, ngân sách quốc phòng vẫn tăng đều đặn – từ 8 tỉ USD năm 1978 lên 11,5 tỉ năm 1981  nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế. Liên Xô đáp trả bằng cách tăng cường hạm đội Thái Bình Dương và tăng quân số đóng ở Viễn Đông. Còn quần đảo Kuril trở thành nơi đóng quân của một sư đoàn tác chiến và một phi đoàn Mig 23. Biển Okhotsk biến thành nơi hoạt động của các tàu ngầm nguyên tử được trang bị các tên lửa vươn đến bờ biển Canada và Hoa Kì. Ngoài ra, thêm hàng trăm tên lửa SS-20 được triển khai ở Sibir.. Phải đợi đến năm 1986, tình trạng băng giá trong quan hệ giữa hai nước mới bắt đầu tan dần, sau bài diễn văn nổi tiếng của Gorbachev đọc ngày 28.7 ở Vladivostok kèm với bài bình luận của tờ Pravda rằng quan hệ giữa hai nước “không tương xứng với cả tầm vóc chính trị trên trường quốc tế lẫn tiềm năng kinh tế của cả hai”. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Shevardnadze sau đó đã hai lần thăm Tokyo (tháng 12.1989 và tháng 9.1990). Ông này khẳng định Liên Xô sẵn sàng kí hòa ước với Nhật ngay cả khi nước này vẫn duy trì Hiệp ước An ninh đã kí với Hoa Kì. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô còn đi xa đến mức công nhận tính đặc biệt của quan hệ Mĩ – Nhật và cho rằng quan hệ này không những không nhằm chống các nước thứ ba, mà còn là một nhân tố góp phần giữ gìn sự ổn định trong khu vực và trên thế giới. Ông cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, kể lĩnh vực quân sự. Có thể giải thích sự thay đổi này bằng nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng hơn cả là Liên Xô muốn tranh thủ vốn và kỹ thuật của Nhật để phát trieån vuøng Vieãn Ñoâng. Nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn không ghi nhận bước đột phá thực sự nào. Có thể là vì Gorbachev đang dồn sức cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Còn Nhật lại tỏ ra thờ ơ với kế hoạch trợ giúp Liên Xô về kinh tế tại cuộc họp thượng đỉnh G7 năm 1990. Năm sau, Nhật đưa ra hứa hẹn 26 tỉ dollars viện trợ cả gói để đổi lấy việc trao trả quần đảo Kuril, nhưng lúc này vị thế đối nội của Gorbachev đã trở nên quá suy yếu. Chuyến viếng thăm Nhật của ông diễn ra từ ngày 16 đến ngày 19.4 không mang lại kết quả gì cụ thể cho vấn đề lãnh thổ, dù hai bên đã ra được Thông cáo chung và kí 15 hiệp định hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến Chiến tranh lạnh chậm kết thúc ở Đông Á hơn so với ở châu Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề lãnh thổ không ít lần xuất hiện trở lại trong những cuộc gặp gỡ giữa các giới chức cao cấp hai nước, nhưng vẫn chưa đi đến một giải pháp nào. V. QUAN HEÄ TRUNG – XOÂ. 1. Quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thập niên 50. a. Những quan hệ tốt đẹp trong những năm 1950 – 1956..

<span class='text_page_counter'>(374)</span> Diễn ra đúng vào thời điểm quan hệ Xô  Mĩ đang đi đến chỗ đoạn tuyệt, thắng lợi hoàn toàn của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến với Quốc Dân đảng bị các giới chính trị, tài phiệt và báo chí Mĩ tiếp đón với mối ác cảm nặng nề và đã gây ra một chấn thương lớn trong dư luận Mĩ [47, tr.122 – 123]. Hoàn cảnh quốc tế này đã không để cho giới lãnh đạo đảng Cộng sản và chế độ Cộng hòa nhân dân (được tuyên bố thành lập ngày 1.10.1949) đã nhanh chóng chọn chính sách đối ngoại. “Nhất biên đảo” là sự lựa chọn cuối cùng của Mao Trạch Đông sau một thời gian dài cân nhắc. Mặc dù việc CHND Trung Hoa gia nhập phe xã hội chủ nghĩa sẽ tăng cường đáng kể lực lượng và vị thế của phe này không chỉ ở vùng Đông Á, mà cả trên trường quốc tế, Stalin vẫn tỏ một thái độ ít nhiều dè dặt trong quan hệ với Mao Trạch Đông. Người lãnh đạo đảng Cộng sản và nhà nước Liên Xô, và cũng là người đứng đầu trong thực tế phe xã hội chủ nghĩa, có quá nhiều lí do để xử sự như vậy: những khó khăn trong quan hệ quá khứ giữa Quốc tế Cộng sản và đảng Cộng sản Trung Quốc; quan điểm của Mao Trạch Đông đối với Liên Xô trong những năm tháng chiến tranh, và nhất là vụ việc Tito. Stalin nhận thức rất rõ rằng những người cộng sản Trung Quốc có nhiều lực lượng và phương tiện hơn cả những người cộng sản Nam Tư để đương đầu với quyền lực của ông. Đồng thời, ông cũng đủ khôn khéo để tránh lập lại một trường hợp Nam Tư khác. Chỉ cần Trung Quốc thừa nhận vai trò đứng đầu của Liên Xô trong phe xã hội chủ nghĩa và chấp nhận những quyết lệnh về quan hệ quốc tế, mà Stalin đưa ra là đủ. Vì những líù do trên, cuộc đàm phán giữa I. Stalin và Mao Trạch Đông tại Moskva kéo dài suốt gần 2 tháng (từ 12.1949 đến 2.1950) và kết quả không hẳn đã làm hài lòng những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Liên Xô chỉ thuận cấp cho Trung Quốc một khoản tín dụng 300 triệu dollars trong vòng 5 năm với tốc độ cấp bình quân một năm là 60 triệu, trải ra trong vòng 5 năm kể từ năm 1950 (178) với lãi suất ưu đãi 1%/năm. Nhưng bù lại, ngày 14.2.1950, Liên Xô đã thuận thiết lập một liên minh với Trung Quốc qua việc kí Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ có giá trị trong 30 năm. Điều 1 của Hiệp ước quy định: “Các bên kí kết cam đoan thực hiện mọi biện pháp cần thiết có thể được nhằm ngăn ngừa sự lập lại hành động xâm lược và phá hoại hoà bình từ phía Nhật hay từ mọi quốc gia nào khác liên minh, trực tiếp hoặc gián tiếp, với Nhật trong các hoạt động xâm lược. Trong trường hợp một trong hai bên kí kết là mục tiêu tiến công của Nhật hay của một quốc gia liên minh với Nhật, và do vậy ở trong tình trạng chiến tranh, nước kí kết còn lại sẽ ngay lập tức mang đến, bằng mọi phương tiện có thể được, sự giúp đỡ về quân sự và những sự giúp đỡ khác (...)”. Điều 3 ghi rõ: “Các bên kí kết sẽ không kí kết bất kì liên minh nào chống lại một trong hai nước kí kết và sẽ không tham gia bất kì khối liên hiệp, tiến hành các hoạt động hay biện pháp chống lại một trong hai nước kí kết” [Xem toàn văn Hiệp ước trong 23, tr.211 – 213; Xem thêm trong 27, tr.685 – 686].. Trong hoàn cảnh bị cô lập về ngoại giao lúc đó của CHND Trung Hoa, Hiệp ước này đã 178(44) Có tư liệu nói rằng Mao Trạch Đông trông mong nhận được từ Stalin một khoản tín dụng lớn hơn. nhiều – 2,8 tỉ USD [4, số 224, 18.4.2001, tr.19]. Sau này Mao tuyên bố: “Chúng tôi không đồng quan điểm với Stalin, nhưng từ miệng của con cọp già người ta vẫn luôn kiếm được một ít thịt” [47, tr.123]..

<span class='text_page_counter'>(375)</span> tạo một chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho giới lãnh đạo Trung Quốc để họ có thể yên tâm dồn sức vào công tác đối nội. Hiệp ước cũng đã giúp tăng cường vị thế của Liên Xô trong vuøng Ñoâng AÙ. Không đầy một năm sau, Hiệp ước đã có cơ hội phát huy tác dụng, khi Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Dù chưa kịp hồi sức sau cuộc nội chiến, Trung Quốc vẫn sẵn lòng chịu đựng những hi sinh to lớn cho cuộc chiến tranh này. Và cũng nhờ đó, Liên Xô, cũng như phương Tây, đã cảm nhận được sức mạnh và tầm quan trọng của Trung Quoác trong phe xaõ hoäi chuû nghóa. Trong “Lịch sử Trung Quốc” được Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU) xuất bản năm 1988 và được Bộ Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp Liên bang khuyến cáo dùng làm sách giáo khoa cho các lớp chuyên sử bậc đại học, các tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước phương Tây như sau: “Cuộc chiến này là tai họa khủng khiếp nhất không chỉ đối với người dân Triều Tiên, mà cả đối với người dân Trung Hoa. Gần một triệu binh lính và sĩ quan bị giết và bị thương. Chiến tranh đã rút ra những nguồn lực khổng lồ khỏi công cuộc xây dựng kinh tế bình thường. Sau nữa, chiến tranh đã làm tăng tình trạng cô lập quốc tế của Trung Quốc, đã cản trở trong gần hai thập niên Trung Quốc nhích lại gần các nước phương Tây và đã khiến Trung Quốc phải nhận “tình hữu nghị” của Liên Xô. Tuy nhiên, quan hệ gần gũi mang tính định mệnh này giữa CHND Trung Hoa và Liên Xô, giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Liên Xô, tính một chiều này trong quan hệ chính trị và kinh tế không hề, như các biến cố diễn ra sau đó cho thấy, tạo điều kiện cho sự ra đời quan hệ láng giềng thực sự tốt giữa hai nước chúng ta, nhiều khi còn buộc giữa các nhà lãnh đạo và các nhà tư tưởng của hai đảng. Quan hệ đối đầu Trung  Mĩ, tình trạng cô lập của Trung Quốc trong quan hệ với các nước dân chủ phát triển về công nghiệp đã tác động một chiều lên sự phát triển của Trung Quốc về chính trị và kinh tế, vì đã tước đi của khái niệm và chính sách “dân chủ mới” sự ủng hộ quốc tế vốn rất cần thiết, trong đó có mối quan hệ cùng có lợi với thị trường quốc tế về hàng hóa, vốn và ý tưởng” [45, tr.634].. Có thể vì lí do trên mà chỉ hai tuần sau khi Stalin qua đời (5.3.1953), một hiệp ước kinh tế đã được kí, theo đó, Liên Xô giúp Trung Quốc xây mới và mở rộng, cải tạo 141 công trình công nghiệp, gồm 50 công trình đã được đề cập trong Hiệp định 14.2.1950 và 91 xí nghiệp công nghiệp lớn mới bổ sung. Quy mô của dự án này “cho phép đưa nền sản xuất của Trung Quốc vào cuối năm 1959 đạt mức của Liên Xô năm 1932” [23, tr.89]. Không lâu sau đó, quan hệ giữa hai nước được cải thiện thêm một bước nữa bằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Khrushev dẫn đầu. Một loạt văn kiện phụ lục đã được kí vào ngày 12.10.1954: – Liên Xô thỏa thuận rút hết các đơn vị quân đội của mình khỏi cảng Lữ Thuận vào ngaøy 31.5.1955. – Từ ngày 1.1.1955, Liên Xô sẽ trao lại cho Trung Quốc cổ phần của mình trong bốn công ti hỗn hợp Xô - Trung từng được thành lập trong các năm 1950 và 1951. – Hiệp định về xây dựng đường sắt Lan Châu  Alma Ata dài gần 2.800 km nối liền khu vực Tây Bắc Trung Quốc (Tân Cương) có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên với các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc. Liên Xô giúp đỡ về mặt kĩ thuật cho Trung.

<span class='text_page_counter'>(376)</span> Quốc xây dựng đoạn đường nằm trên lãnh thổ Trung Quốc dài khoảng 2.500 km. – Hieäp ñònh veà vieäc Lieân Xoâ cho Trung Quoác vay daøi haïn 520 trieäu ruùp vaø nghò định thư về việc Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng thêm 15 xí nghiệp công nghiệp và cung cấp thêm những máy móc thiết bị cho 141 xí nghiệp trị giá hơn 400 triệu rúp. – Hiệp định hợp tác khoa học-kĩ thuật. Những người kế vị Stalin đồng thời bắt đầu đối xử với Trung Quốc như một đồng minh đích thực. Bản Thông cáo chung được công bố vào cuối chuyến viếng thăm của phái đoàn Liên Xô nhấn mạnh đến sự bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau và chú ý làm rõ quyết định tham khảo ý kiến của nhau về mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của cả hai nước [23, tr.92]. Do lúc này, vẫn còn thừa nhận vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong phe xã hội chủ nghĩa, Mao Trạch Đông hẳn không đòi hỏi gì hơn. Quan hệ Xô - Trung chưa lúc nào tỏ ra vững chắc bằng những naêm 1954  1957. Năm 1956, Trung Quốc nhận thêm một sự trợ giúp lớn lao khác từ Liên Xô qua Hiệp định kí ngày 7.4, theo đó Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng thêm 55 xí nghiệp công nghiệp, trong đó có nhiều cơ sở của công nghiệp nặng với số thiết bị trị giá gần 2,5 tỉ rúp (cũ) và Hiệp định về việc Liên Xô cùng Trung Quốc xây dựng đường sắt Lan Châu - Sibir. Tính cho đến năm 1959, Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng 400 công trình công nghiệp, trong đó từ 250 đến 300 thuộc loại lớn, 10.800 chuyên gia kĩ thuật và cố vấn; Liên Xô cung cấp cho Trung Quoác 14.000 taäp taøi lieäu kó thuaät trò giaù haøng tæ dollars vaø baùn cho Trung Quoác 4,7 tæ ruùp trang bị. 7.000 người Trung Quốc được huấn luyện ở các xí nghiệp Liên Xô và 1.000 được đào tạo tại các học viện và Viện hàn lâm. Hàng chục vạn cán bộ Trung Quốc được đào tạo trình độ đại học ở Liên Xô. Về văn hóa, trong 8 năm Liên Xô đã in cho Trung Quốc 230 triệu bản sách của 13.000 tựa sách (trong đó 3.000 là sách kĩ thuật). Một nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng “đây là sự chuyển nhượng kĩ thuật toàn diện nhất trong lịch sử công nghiệp hiện đại ” [6, tr.53].. Đáng kể hơn cả là ngày 15.10.1957, Liên Xô và Trung Quốc đã kí một hiệp nghị bí mật, theo đó Liên Xô hứa sẽ cung cấp cho Trung Quốc một mẫu bom nguyên tử và những số liệu kĩ thuật để chế tạo nó. Hiệp nghị này cho thấy Liên Xô đã coi Trung Quốc như là một đồng minh đáng tin cậy thực sự. Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn sẵn sàng công nhận vị thế hàng đầu của Liên Xô trong khối các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 17.11.1957, tại cuộc nói chuyện với sinh viên Trung Quốc đang du học ở Moskva, Mao Trạch Đông nói: “Các lực lượng đế quốc đang có một cái đầu, đó là Mĩõ; phe xã hội chủ nghĩa của chúng ta cũng phải có một cái đầu, đó là Liên Xô. Bản thân việc đại diện các đảng cộng sản và công nhân lần này đến Moskva tham dự kỉ niệm 40 năm Đại Cách mạng tháng Mười là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, chứng tỏ sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và sự đoàn kết của các đảng cộng sản trên toàn thế giới, mà đảng Cộng sản Liên Xô là trung tâm ” [2, tr.542].. b. Những bất đồng kín đáo trong các năm 1956 - 1959.

<span class='text_page_counter'>(377)</span> Tuy nhiên, giới lãnh đạo Bắc Kinh chưa bao giờ quên Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới. Họ đã cố chọn cho mình một chỗ đứng riêng trên trường quốc tế bằng cách hướng về phía các nước kém phát triển. Bất chấp phản ứng khá lạnh nhạt của Stalin, họ không bỏ lỡ một cơ hội thuận tiện nào để khẳng định rằng con đường đấu tranh và kinh nghiệm của phong trào cách mạng Trung Quốc là phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của các nước này. Dịp đầu tiên cho thế giới thấy sự lựa chọn vừa kể là Hội nghị các nước Á  Phi họp ở Bandung năm 1955. Tại đây, thủ tướng Chu Ân Lai đã đóng vai trò hàng đầu, địa vị và tiềm năng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới được mọi người nhìn nhận bằng một con mắt hoàn toàn mới. Những bất đồng kín đáo giữa Liên Xô và Trung Quốc được thể hiện qua một loạt biến cố diễn ra trong năm 1956, mà khởi đầu là Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô trong tháng 2. Khrushev đã đưa ra một kế hoạch xây dựng kinh tế hết sức lớn lao nhằm đuổi kịp và vượt Mĩ trong một thời gian ngắn, khoảng 15 năm. Để có thể dồn sức thực hiện kế hoạch to tát đó, Khrushev cho rằng cần có một nền hòa bình vững chắc, mà, trong điều kiện so sánh lực lượng lúc đó, không gì khác hơn là hòa dịu Xô  Mĩ và cần tiến hành một số cải cách trong nước. Phát xuất từ ý định đó, Khrushev đã đưa ra hai luận điểm: - Choáng teä suøng baùi caù nhaân Stalin; - Cùng tồn tại hòa bình, thi đua hòa bình giữa hai hệ thống thế giới và quá độ hòa bình từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đường lối hòa hoãn giữa Mĩ và Liên Xô trên cơ sở giữ nguyên trạng trên thế giới. Gây nhiều quan ngại hơn cả cho Bắc Kinh ngay lập tức là luận điểm trước, dù luận điểm cuối về sau mới thực sự trở thành chủ đề chính trong các cuộc tranh luận về tư tưởng giữa giới lãnh đạo hai nước. Tháng 12.1956, Bắc Kinh công bố một tuyên cáo, mà tác giả chaéc haún laø Mao Traïch Ñoâng. Baøi vieát neâu roõ raèng vieäc tham khaûo yù kieán cuûa nhau phaûi laø “thật, chứ không mang tính hình thức”, rằng sự đoàn kết giữa các đảng cộng sản sẽ bị tổn hại, nếu “Đảng này áp đặt quan điểm của mình lên đảng khác”. Tuy chỉ trích những sai lầm của Stalin, bài viết nhấn mạnh chúng chỉ là phụ so với công lao của ông. Nỗi lo của Bắc Kinh trước chiến dịch phê phán Stalin không phải là không có cơ sở. Rõ ràng là các biến cố ở Hungary và Ba Lan mùa thu năm 1956 diễn ra dưới tác động của chiến dịch này. Sự lo lắng chuyển thành thái độ lên án mạnh mẽ sau thất bại của chiến dịch “Trăm hoa đua nở” kéo dài suốt mùa xuân 1957. Trong nửa sau năm 1957, xuất hiện một loạt bài báo cáo giác rằng chủ nghĩa xét lại mới là hiểm họa chính trong phong trào cộng sản quốc tế, là nguyên nhân gây ra sự biến mùa thu năm 1956 ở Hungary. Tại hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế được triệu tập từ ngày 16 đến ngày 18.11.1957, Mao Trạch Đông đã thành công trong việc đưa vào bản Tuyên bố của hội nghị sự cần thiết phải khắc phục hai khuynh hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế – chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều, trong đó nguy cơ chính là chủ nghĩa xét lại. Theo yêu cầu của Mao, tuyên bố còn đón nhận những lời kêu gọi đấu tranh cách mạng và những cáo giác mạnh mẽ chống chủ nghĩa đế quốc Mĩ và chủ nghĩa xét lại. Và nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại, theo giới lãnh đạo Bắc Kinh, được xác định rõ như.

<span class='text_page_counter'>(378)</span> sau: “Ảnh hưởng của tư sản tạo thành nguyên nhân bên trong của chủ nghĩa xét lại, còn chính sách đầu hàng trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc trở thành nguyên nhân bên ngoài ”. Để đấu tranh với nguyên nhân bên trong, cần tăng cường nhiệt tình cách mạng của quần chúng không chỉ trên lĩnh vực tư tưởng, mà còn bằng một nỗ lực thay đổi thật táo bạo và phi thường hạ tầng kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” ra đời một năm sau đó rõ ràng là được khai sinh dưới tác động của cách lí giải này. Cách hiểu nguyên nhân bên ngoài mau chóng làm phát sinh những dị biệt lớn lao trong đường lối đối ngoại của Liên Xô và Trung Quốc. Bị ám ảnh bởi viễn cảnh của những tàn phá lớn lao mà một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kì có thể tạo ra, Khrushev nghĩ rằng đã đếân lúc đi tìm một tạm ước giữa hai nước. Theo ý ông, sự lớn mạnh của Liên Xô và thế cân bằng lực lượng Xô  Mĩ đã tạo ra tình thế là từ nay hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ nên tìm cách giành thêm những thắng lợi mới trước các nước tư bản chủ nghĩa bằng con đường đàm phán, thi đua phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đối với các nước thế giới thứ ba bằng các hoạt động ngoại giao, giúp đỡ kinh tế, ủng hộ chính trị. Những ý tưởng này đã khiến Khrushev ra sức cổ võ cho “chung sống hòa bình” và chấp nhận nguyên trạng trong lĩnh vực quân sự, nhất là ở châu Âu, trong lúc vẫn đi tìm những thành tựu mới bằng sự năng động về chính trị và kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây lại không là quan điểm của Bắc Kinh. Tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế diễn ra ở Moskva trong tháng 11.1957, Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng cho dù nhân loại có bị tiêu diệt phân nửa trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân, “thì vẫn còn lại phân nửa, nhưng bù lại chủ nghĩa đế quốc sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và trên toàn thế giới sẽ chỉ còn lại chủ nghĩa xã hội. Trong vòng nửa hay một thế kỉ sau, dân số sẽ lại tăng lên, thậm chí tăng thêm phân nửa” [45, tr.649 – 650].. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đồng thời tỏ ra rất không hài lòng về việc giữ nguyên trạng giữa hai phe mà Khrushev đang ra sức cổ vũ, vì theo họ, nó không có lợi cho Trung Quốc. Và có lẽ để nhắc Khrushev nhớ điều này, ngay sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông vào tháng 8.1958, Trung Quốc đã pháo kích dữ dội các đảo Kim Môn và Mã Tổ, mà không hề báo cho Moskva biết trước, bất chấp quy định của Hiệp ước Tương trợ Xô  Trung naêm 1950. Ngược lại, Moskva trong những năm 1958 – 1959 đã tiến hành một số hoạt động làm phật lòng chính phủ Trung Quốc hay gây phương hại, theo cách đánh giá của Bắc Kinh, cho quyền lợi của đất nước Trung Hoa. Chẳng hạn, trong năm 1958, Khrushev và một số nhà lãnh đạo xôviết đã kín đáo phê phán “công xã nhân dân” và “đại nhảy vọt” đang diễn ra ở Trung Quốc. Ngày 20.6.1959, không lâu trước khi Khrushev sang thăm Hoa Kì (tháng 9.1959), Liên Xô đã xem xét lại Hiệp ước hợp tác hạt nhân đã kí với Trung Quốc. Quyết định này được Moskva diễn giải như là nỗ lực không làm đảo lộn nguyên trạng quân sự trong quan hệ Đông – Tây và không tại cho Hoa Kì có cớ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Tây Đức. Nhưng giới lãnh đạo Bắc Kinh lại tiếp nhận diễn biến vừa nêu theo.

<span class='text_page_counter'>(379)</span> cách khác hẳn: họ kết luận rằng “chung sống hòa bình”, “thi đua hòa bình" dựa trên quan điểm của Liên Xô rõ ràng chỉ gây phương hại đến quyền lợi của Trung Quốc. 2. Chia rẽ và đối đầu (từ thập niên 60 đến giữa thập niên 80) a. Từ chia rẽ về đường lối đến đối đầu về ngoại giao và quân sự (thập niên 60). Quan hệ giữa hai nước càng trở nên phức tạp do cuộc xung đột Trung  Ấn quanh vấn đề biên giới. Không được phân định rõ ràng và ở cách xa trung tâm chính trị của cả hai nước, đường biên giới đã trở thành nguyên cớ cho các cuộc va chạm vũ trang giữa quân biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ. Theo lối biện giải của Chính quyền Bắc Kinh, lính Ấn Độ đã xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Còn cách biện giải của New Dehli thì ngược lại: các đơn vị vũ trang của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ. Liên Xô đã công bố lời giải thích của cả hai chính phủ và đề nghị làm trung gian hòa giải. Ngày 9.9.1959, TASS ra thông báo bày tỏ ý kiến rằng cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã ảnh hưởng xấu đến lí tưởng chung sống hòa bình [42, tr.148]. Bản thông báo viết tiếp: “Không thể không bày tỏ sự hối tiếc về biến cố đang diễn ra trên biên giới Trung – Ấn. Liên Xô duy trì các mối quan hệ thân hữu với cả CHND Trung Hoa lẫn với Ấn Độ...”. Bản thông báo kết thúc bằng câu: “Giới lãnh đạo xôviết tin tưởng rằng hai chính phủ sẽ giải quyết những hiểu lầm theo cách có tính đến quyền lợi của nhau và theo tinh thần của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ” [10, tr.171 – 172; 16, tr.496 – 497]. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Hiệp ước liên minh Trung – Xô được kí kết, Liên Xô đã không chọn đứng về phía Trung Quốc trong cuộc xung đột quốc tế có liên quan đến nước này.. Phản ứng của Liên Xô đã khiến Trung Quốc rất bực tức. Với tư cách là bạn đồng minh của Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc trông chờ sự tự động tán thành của Moskva đối với cách biện giải của họ. Nhưng các chuyên gia Xô viết đã không tin vào sự đúng đắn của Trung Quốc, và Chính phủ Xô viết thấy nên có thái độ trung lập. Hơn thế nữa, ngày 12.9, Liên Xô đã kí một hiệp định cung cấp cho Ấn Độ một khoản tín dụng trị giá 1,5 tỉ rúp để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 5 của Ấn Độ [21, tr.544]. Vào những ngày đầu tháng 9.1960, N. Khrushev đã sang thăm Trung Quốc nhân kỉ niệm 10 năm thành lập chế độ CHND. Đây lẽ ra là dịp để các nhà lãnh đạo tối cao hai nước trình bày quan điểm về các bất đồng và tìm ra một tiếng nói chung. Nhưng sự việc đã không diễn ra theo ý muốn.. Đáp lại lời ca tụng công xã nhân dân từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc, N. Khrushev lên tiếng chống lại mọi ý đồ “dùng sức mạnh thăm dò khả năng ổn định của hệ thống tư bản chủ nghĩa”. Ông tuyên bố: “Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Nhân dân sẽ hiểu và sẽ không ủng hộ những ai hành xử theo cách như vậy. Chúng ta đã luôn chống lại những cuộc chiến tranh chinh phục. Ngày nay cũng như trước đây, những người mácxít công nhận chiến tranh giải phóng là chiến tranh chính nghĩa; nhưng họ đã luôn lên án và tiếp tục lên án chiến tranh chinh phục, chiến tranh đế quốc”. Nhà lãnh đạo xôviết nói tiếp: “Khi đưa ra lập trường chống chiến tranh, các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ chung sống hoà bình, không phải vì chủ nghĩa tư bản vẫn còn mạnh. Không. Nói chung chúng ta không cần đến chiến tranh. Không thể dùng sức mạnh vũ khí áp đặt ngay cả một chế.

<span class='text_page_counter'>(380)</span> độ xã hội tốt đẹp và tiến bộ như chủ nghĩa xã hội, bất chấp ý nguyện của nhân dân. Do vậy, khi theo đuổi chính sách nhất quán về hoà bình, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung sức mình vào sự nghiệp kiến tạo trong hoà bình. Trong lúc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ nhân dân và lãnh đạo họ tiến lên phía trước ”. Khrushev nhấn mạnh rằng “trong các cuộc xung đột biên giới nói chung, và trong bất đồng Trung – Ấn nói riêng, nên tuân thủ các nguyên tắc lêninít, theo đó có thể giải quyết mọi vấn đề biên giới mà không phải cần đến vũ khí, với điều kiện là hai bên đều tỏ ra có thiện chí”. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại nhìn thấy trong lời lẽ của Khrushev “sự ám chỉ Trung Quốc là nước hiếu chiến và mắc tội phiêu lưu trong cuộc xung đột Trung – Ấn ”. Họ cáo giác Khrushev “hoàn toàn chẳng muốn biết tình hình thực sự, cũng như ai đã khiêu khích trước. Ông ta chỉ biết nhấn mạnh mỗi điểm là giết người dù bằng cách nào cũng là cách hành xử không hay” [16, tr.479; 24, tr.76 – 77].. Đã vậy, tháng 2.1960, trên đường đi Indonesia, Khrushev đã dừng lại ở Ấn Độ 4 ngày, gặp gỡ thủ tướng J. Nehru hai lần. Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đã trở nên xấu đi, những người lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón những diễn tiến vừa kể trong quan hệ Xô - Ấn như là sự thể hiện thái độ thù địch của Liên Xô đối với nước họ. Tháng 4.1960, họ quyết định đưa ra công khai, tuy chưa nêu đích danh, những bất đồng về quan điểm của giới lãnh đạo hai nước bằng một bài luận chiến dài nhan đề “Chủ nghĩa Lênin muôn năm”. Tháng 6.1960, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đã gởi đến các đảng cộng sản khác “Thư thông tin”, chỉ trích những quan điểm và lí luận của ban lãnh đạo Trung Quốc. Đến lượt mình, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đáp trả tương tự. Cuộc tranh luận giữa hai đảng đã tác động đến mối quan hệ nhà nước giữa Liên Xô và Trung Quốc. Trung Quốc đã cắt giảm khối lượng hàng hóa mua của Liên Xô và các nước COMECON. Các tư liệu khác nhau chỉ trích đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu được phổ biến trong giới chuyên gia Xôviết đang công tác ở Trung Quốc. Hành động đáp trả của Liên Xô là rất kiên quyết: ngày 16.7.1960, Liên Xô rút về nước toàn bộ 1.300 chuyên gia đang làm việc ở Trung Quốc, ngay trong thời điểm Trung Quốc đang gặp những khó khăn kinh tế rất lớn phát sinh từ thất bại của “công xã nhân dân” và “đại nhảy vọt”. Chuyển biến này đã đẩy quan hệ giữa hai đảng và hai nước đến bên bờ vực của sự đoạn tuyệt. Trước những bất đồng ngày càng nghiêm trọng và đã bùng ra công khai giữa hai đảng và hai nhà nước mạnh nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đã xuất hiện những đề nghị triệu tập một hội nghị chung các đảng cộng sản và công nhân quốc tế nhằm san bằng những dị biệt và tránh nguy cơ phân liệt có thể xảy ra. Tại Hội nghị trù bị được tiến hành từ ngày 1 đến ngày 20.10.1960, và Hội nghị chính thức diễn ra từ ngày 10.11 đến ngày 1.12.1960 ở Moskva, đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái đoàn Trung Quốc và đoàn đại biểu Liên Xô quanh các vấn đề như: chiến tranh và hòa bình, chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản quốc tế, giá trị quốc tế của các đại hội XX và XXI của đảng Cộng sản Liên Xô. Bị rơi vào thế cô lập vì không.

<span class='text_page_counter'>(381)</span> được phần lớn các đảng cộng sản khác ủng hộ, phái đoàn Trung Quốc do chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và tổng bí thư đảng Cộng sản Đặng Tiểu Bình cầm đầu đã kí vào bản Tuyên bố tổng kết của Hội nghị. Sau Hội nghị, quan hệ giữa hai nước có vẻ nồng ấm lên đôi chút. Phái đoàn Trung Quốc đã nhận lời mời thăm viếng đất nước Liên Xô. Ngày 10.12.1960, tờ Nhân dân Nhật báo đã viết: “Không còn hồ nghi gì nữa, chuyến viếng thăm hiện nay của chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã tăng cường và phát triển hơn nữa tình hữu nghị vĩ đại và sự đoàn kết giữa dân tộc Trung Quốc và Liên Xô và ghi một trang sử vàng vào lịch sử Xô Trung”[43, tr.164]. Cũng những lời lẽ trên được những người lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại trong bức điện chào mừng lễ kỉ niệm 43 năm Cách mạng Tháng Mười và điện chúc mừng năm mới 1961 gởi ban lãnh đạo đảng Cộng sản Liên Xô [10, tr.214 – 215]. Nhưng đó chỉ là khoảnh khắc lặng yên ngắn ngủi giữa cơn bão, vì không đầy một năm sau đó, những bất đồng giữa hai bên lại bùng lên một cách mạnh mẽ ngay tại Đại hội XXII đảng Cộng sản Liên Xô (10.1961). Trước mặt đại biểu của 77 đảng cộng sản và công nhân nước ngoài, Chu Ân Lai  Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc  đã tiến hành một cuộc luận chiến chống lại một số nội dung trong bản Báo cáo tổng kết được N. Khrushev đọc tại Đại hội, như tội ác của Stalin, quan hệ với Albania... Trở về nước ngay cả trước khi Đại hội kết thúc, Chu Ân Lai đã thẳng thừng phê phán Đại hội XXII là “xét lại”. Kể từ sau sự biến trên, quan hệ giữa hai nước trượt nhanh đến chỗ đối đầu về ngoại giao và quân sự. Tháng 10.1962, khi xảy ra sự kiện tên lửa Liên Xô ở Cuba, Trung Quốc đã chỉ trích sự rút lui của Liên Xô. Còn trong cuộc xung đột vũ trang biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra cũng vào thời điểm đó, Moskva đã chọn đứng về phía Ấn Độ bằng cách cung cấp vũ khí cho quân đội nước này. Những cuộc tranh cãi bằng ngôn từ giữa hai bên không còn mang tính chất của một cuộc luận chiến nữa, mà mau chóng biến thành hành động đả kích lẫn nhau. Tháng 12.1962, tại Hội nghị Xô viết Tối cao và trước sự có mặt của Tito, N. Khrushev tố cáo giới lãnh đạo Bắc Kinh đã để “một số lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục chịu sự chiếm đóng của nước ngoài”. Ông còn khẳng định: “Cuộc khủng hoảng Cuba đã chứng tỏ rằng hiện nay chủ nghóa giaùo ñieàu laø nguy cô chuû yeáu ” [21, tr.547]. Coøn Mao Traïch Ñoâng nhaän xeùt trong noäi bộ: “Chuyên chính ở Liên Xô hiện nay là chuyên chính tư sản, chuyên chính đại tư sản, chuyên chính của phát xít Đức, chuyên chính kiểu Hitler” [119, Xem Chương XIIII, tr.6]. Bước sang năm 1963, cuộc luận chiến đã bùng ra công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ cuối tháng 12.1962 đến đầu tháng 3.1963, Nhân dân Nhật báo công bố 4 bài báo chỉ trích N. Khrushev. Ông này phản ứng lại bằng cuộc vận động họp hội nghị quốc tế khai trừ đảng Cộng sản Trung Quốc. Để trả đũa, Trung Quốc cũng tích cực không kém trong nỗ lực tổ chức hội nghị gồm một số đảng Cộng sản châu Á và hai đảng Cộng sản Đông Âu (Albania và Romania) để thành lập một phong trào cộng sản quốc tế do Trung Quốc lãnh đạo. Trước diễn biến rất xấu trên, đã nảy sinh sức ép đòi giới lãnh đạo hai Đảng Cộng.

<span class='text_page_counter'>(382)</span> sản có thế lực nhất trên thế giới tiến hành hội đàm. Ngày 21.2.1963, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề nghị đình chỉ tranh luận công khai và tiến hành hội đàm ở cấp “thượng đỉnh” hay “cấp cao” giữa hai đảng. Từ ngày 5.7.1963, cuộc gặp gỡ hai đảng Xô Trung đã diễn ra ở cấp cao, dù rằng không lâu trước đó, ngày 15.6, đại sứ Trung Quốc ở Moskva đã trao cho các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư nhan đề “Đề xuất về đường lối chung cho phong trào cộng sản quốc tế”, gồm 25 điểm nêu tất cả những vấn đề mà ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không nhân nhượng. Bức thư phủ nhận vị thế đứng đầu của Liên Xô trong phong trào cộng sản quốc tế và khối các nước xã hội chủ nghóa, caùo giaùc raèng Lieân Xoâ ñang theo ñuoåi chính saùch phaûn boäi phong traøo caùch maïng thế giới. Bức thư kêu gọi các đảng cộng sản nổi dậy bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx - Lenin. Diễn ra trong bầu không khí không có chút gì là thân thiện, cuộc gặp gỡ không đưa đến một thỏa thuận gì và đã mau chóng bị đình chỉ ngày 20.7, theo yêu cầu của phái đoàn Trung Quốc. Đây là nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn sự đoạn tuyệt giữa hai đảng và hai nhà nước. Bước cuối cùng trong hành động leo thang luận chiến diễn ra sau khi Hiệp ước về cấm một phần các vụ thử nghiệm hạt nhân được kí ở Moskva (9.1963). Được xem là một thành tựu lớn trong nỗ lực giải trừ vũ khí, mà N. Khrushev đã bỏ vào đó không ít công sức và thời gian, Hiệp ước đó đối với ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là “ một trò bịp bợm vĩ đại, làm mê mẩn nhân dân toàn thế giới và... hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân yêu chuộng hòa bình ở tất cả các nước. Không thể hình dung được rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ tham gia trò bịp bợm này ...”. Đánh giá này đã đưa Bắc Kinh đến kết luận sau: “Những sự kiện không thể bác bỏ được đã cho thấy rằng chính sách mà Chính phủ Xô viết đang tiến hành là chính sách liên minh với lực lượng chiến tranh để chống lại lực lượng hòa bình, liên minh với chủ nghĩa đế quốc để chống chủ nghĩa xã hội, liên minh với Mĩõ để chống Trung Quốc, liên minh với bọn phản động các nước đấu tranh chống nhân dân toàn thế giới”[43, tr.216 – 217]. Quan hệ tồi tệ đi giữa hai đảng và hai nhà nước đã tác động đến mọi lĩnh vực. Quan hệ kinh tế - thương mại bị sút giảm, quan hệ khoa học - kĩ thuật và văn hóa bị thu hẹp đến mức tối thiểu. Năm 1961, trao đổi thương mại giữa hai nước chỉ còn lại 900 triệu dollars (so với 2,2 tỉ năm 1959). Năm 1965, giảm 100 lần so với năm 1959 [10, tr.297 – 298]. Trên biên giới Xô - Trung dài hơn 7.000 km, ngay từ các năm 1961  1962 đã xảy ra nhiều cuộc va chạm lẻ tẻ. Năm 1963, số vụ xâm phạm biên giới từ phía Trung Quốc lên đến con số hơn 4.000. Ngày 8.3.1963, tờ Nhân dân Nhật báo đã nhắc đến các Hiệp ước Aigun và Bắc Kinh được kí giữa Sa Hoàng và nhà Thanh trong thế kỉ XIX, mà theo lời những người lãnh đạo Bắc Kinh, Trung Quốc đã bị tước những phần lãnh thổ không nhỏ cho nước Nga Sa Hoàng. Ngày 20.7.1964, đích thân Mao Trạch Đông công bố danh sách những miền đất, mà ông cho là Liên Xô đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng trải dài về phía đông hồ Baikal đến tận Vladivostok và Kamchatka. Và theo lời của Trần Nghị, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tổng diện tích mà Liên Xô chiếm.

<span class='text_page_counter'>(383)</span> đoạt của Trung Quốc là 1,5 triệu km2. Cũng trong năm 1964, Trung Quốc xuất bản một bản đồ chỉ rõ những lãnh thổ của Trung Quốc bị chủ nghĩa đế quốc xâm chiếm, trong đó có miền Viễn Đông thuộc Liên Xô và một phần lớn các nước Cộng hòa Xô viết Kazakhstan, Kirghizia vaø Tajikistan. Sau khi ban lãnh đạo mới của Liên Xô được bầu ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô tháng 10.1964, quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp diễn theo chiều hướng xấu đi. Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Liên Xô Kosygin tháng 2.1965, Mao Traïch Ñoâng tuyeân boá Baéc Kinh seõ tieáp tuïc “cuoäc chieán tranh baèng giaáy” choáng Lieân Xoâ [35, tr.233 – 234]. Veà phaàn mình, thaùng 4.1966, chuû tòch Xoâ vieát Toái cao N. Podgorniy tuyên bố các đường biên giới hiện tồn của Liên Xô là bất khả xâm phạm. Từ năm 1966, toàn thể nước CHND Trung Hoa đắm chìm trong một cơn bão tố chính trị dữ dội – “Đại cách mạng văn hóa vô sản ”. Biến cố này đã thổi tung tất cả các nhà lãnh đạo chính trị bị chụp mũ “theo đuôi, đầu hàng chủ nghĩa tư bản”, “xét lại”, “tay sai đế quốc”..., kể cả chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ – “Khrushev của Trung Quốc”. Tình hình đối nội cực kì rối rắm và căng thẳng đã làm tăng tính gay gắt trong chính sách của Trung Quốc đối với Liên Xô. Trong các năm 1967 1968, nhiều vụ va chạm liên tiếp đã xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai nước. Liên Xô đã điều quân tăng viện đến Viễn Đông: theo Viện Nghiên cứu chiến lược London, số quân đó là 12 sư đoàn tiền tuyến và 5 sư đoàn hậu bị; còn Trung Quốc có 50 sư đoàn ở Đông Bắc và 50 vạn quân ở miền biên giới phía tây của Tân Cương. Trong ngày 2.3.1969, đã xảy ra một trận đánh thực sự, tuy ngắn ngủi, trên đảo Damanski (teân Trung Quoác laø Traân Baûo) treân soâng Ussuri, khi moät soá lính bieân phoøng Trung Quốc tìm cách đổ bộ lên đây. Nhiều nhà phân tích thời cuộc quốc tế cho rằng những người lãnh đạo Bắc Kinh, mà giờ đây chịu sự chi phối gần như hoàn toàn của Mao Trạch Đông, đã cố tình làm to chuyện “mối đe dọa Liên Xô” để huy động sự ủng hộ trong nước ngay trước Đại hội IX diễn ra trong tháng 4. Đại hội đã đưa Liên Xô lên hàng kẻ thù số một của Trung Quốc, biến vấn đề chống Liên Xô thành quốc sách và đưa nó vào cương lĩnh chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong caùc ngaøy 14 vaø 15.3, ngaøy 10 vaø 11.6 cuøng naêm, laïi xaûy ra nhieàu cuoäc xung đột vũ trang ở biên giới giữa miền Tân Cương và Cộng hòa Kazakhstan của Liên Xô. Hậu quả của các cuộc xung đột là từ nay đối đầu Xô - Trung về lãnh thổ biên giới biến thành vấn đề an ninh quốc gia, vì cả hai cùng đẩy mạnh việc bố phòng một lực lượng quân sự thật lớn lao trên vùng biên giới. Theo ước tính, đến mùa thu 1974, lực lượng biên phòng Liên Xô gồm 39 sư đoàn (khoảng 35-40 vạn người) so với 14 sư đoàn (khoảng 15 vạn) 10 năm trước đó; phía Trung Quốc tập trung khoảng 1,2 triệu quân đóng ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu và Tân Cương, nhưng khả năng triển khai lực lượng và trình độ trang thiết bị quân sự thì kém hơn Liên Xô nhiều. Những người lãnh đạo Bắc Kinh đã nhìn thế so sánh bất lợi trên như mối đe dọa quân sự từ Liên Xô. Đây là một trong nhiều lí do khiến họ sẵn sàng đón nhận những bước đi thăm dò cải thiện bang giao từ phía Chính phủ Nixon..

<span class='text_page_counter'>(384)</span> b. Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc (1970 - 1985). Thật ra, trước khi quan hệ giữa hai nước thoái hóa đến mức xem nhau như kẻ thù, cả hai đã cố gắng tổ chức những cuộc đàm phán nhằm cứu vãn những gì còn có thể cứu vãn được. Ngày 11.9.1969, tại Bắc Kinh đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô A. Kosygin và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Hai bên quyết định đưa ra các biện pháp nhằm bình thường hóa tình hình ở biên giới, bổ nhiệm đại sứ ở cả hai thủ đô (179), thúc đẩy các quan hệ mậu dịch và kinh tế. Ngày 20.10.1969, ở Bắc Kinh bắt đầu diễn ra các cuộc đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao về biên giới. Nhưng chúng mau chóng trở thành diễn đàn để cả hai có dịp trình bày quan điểm, lập trường của mình. Trong hoàn cảnh như vậy, ảnh hưởng của chúng đến quan hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước tất nhiên là không đáng kể. Quan hệ giữa hai nước cứ căng thẳng dần theo số lượng quân lính và trang thiết bị quân sự mà cả hai nỗ lực dồn về vùng biên giới của nhau. Chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Mĩ Nixon (2.1972) đã trở thành cột mốc xoay chuyển chiến lược đối ngoại của Trung Quốc (sẽ được trình bày kĩ ở mục VI): lập lại quan hệ với Mĩ và đoạn tuyệt với Liên Xô. Tháng 8.1973, Đại hội X đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khẳng định có “mối đe dọa từ phía Liên Xô” và khả năng “xảy ra một cuộc tiến công bất ngờ từ Liên Xô”. Trong học thuyết “Ba thế giới” được công bố năm 1974, Liên Xô bị xếp vào thế giới thứ nhất đứng chung hàng với Mĩ, và do đó là kẻ thù của thế giới thứ ba, mà trong đó Trung Quốc là một thành viên. Chưa hết! Trong hai siêu cường, Liên Xô là kẻ nguy hiểm hơn cả vì đang theo đuổi chính sách “bá quyền”, và cũng bởi vì thế lực Hoa Kì đang trên đà xuống dốc và bản thân nước này đang là đối tượng của chính sách bành trướng Xô viết. Tại kì họp Quốc hội tháng 1.1975, đường lối chống Xô viết được nâng lên hàng quốc sách khi nó được đưa vào bảng Hiến pháp mới của nước CHND Trung Hoa. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời (9.1976) và “nhóm bốn tên” bị lật đổ (10.1976), ban lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn hầu như giữ nguyên đường lối trong quan hệ với Liên Xô. Đại hội XI đảng Cộng sản Trung Quốc (8.1977) nhắc lại đường lối thù nghịch với Liên Xô và thậm chí kêu gọi thành lập “Mặt trận thống nhất quốc tế” phục vụ cuộc đấu tranh chống Liên Xô. Được Hội nghị đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc  tức Quốc hội  thông qua tháng 3.1978, Hiến pháp mới đã đề cập đến sự cần thiết “sẵn sàng bảo vệ đất nước chúng ta khỏi hoạt động lật đổ và xâm lược từ phía chủ nghĩa đế quốc - xã hội và chủ nghĩa đế quốc”. Ngày 3.4.1979, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không có ý định kéo dài thời hạn Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ kí ngày 14.2.1950 với Liên Xô.. 179(45) Trước đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều rút Đại sứ của mình ở Bắc Kinh và Moskva về nước..

<span class='text_page_counter'>(385)</span> Bên cạnh đó, thế suy yếu của Mĩ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau thất bại ở Việt Nam, sự củng cố vững chắc quan hệ Việt Nam - Liên Xô bằng Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị giữa hai nước kí tháng 11.1978, việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia và hành động tiếp sau tương tự của Liên Xô ở Afghanistan đã gây nhiều lo lắng cho giới lãnh đạo Bắc Kinh. Họ nhìn những diễn biến vừa kể như là những dấu hiệu tỏ cho thấy người láng giềng phương bắc đang ra sức bành trướng xuống phía nam và tìm cách thắt dần vòng vây quanh Trung Quốc. Diễn ra đúng vào thời điểm Trung Quốc khởi sự chính sách mở cửa dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Những sự kiện này đã đẩy các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc cho đến những năm đầu thập niên 80 hướng hẳn sang phương Tây. Còn đối với Liên Xô, Bắc Kinh xác định rõ 3 yêu sách sau: Liên Xô phải giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á (đặc biệt ở Mông Cổ và dọc theo biên giới Trung Quốc); Liên Xoâ phaûi ruùt quaân khoûi Afghanistan vaø Vieät Nam phaûi ruùt quaân khoûi Campuchia. Nhưng ở đây cũng cần thấy rằng tuy là người công bố học thuyết “Ba thế giới” và trong vài năm sau đó không ít lần đề cập đến nó, nhưng Đặng đã không đưa bài diễn văn chứa đựng học thuyết này vào bộ tuyển tập của mình xuất bản năm 1983, lúc ông đã trở thành người lãnh đạo cao nhất trong thực tế của Trung Quốc. Điều này cho thấy có lẽ Đặng không phải là tác giả của nó (180). Là nhà lãnh đạo thực tiễn, là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột ” và qua thực tế trực tiếp cầm quyền trong những năm 1980, Đặng Tiểu Bình càng nhận rõ rằng trong hoạt động đối ngoại không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng chẳng có bạn bè vĩnh viễn, và trong quan hệ giữa hai nước chẳng thể nào đạt được sự đồng tâm nhất trí hoàn toàn trên mọi vấn đề. Bất đồng lớn nhất trong quan hệ đang không ngừng được cải thiện trong những năm 80 giữa Washington và Bắc Kinh hóa ra lại là vấn đề nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc – vấn đề Đài Loan. Bất đồng này cho thấy rằng quả là không khôn khéo, nếu Trung Quốc toan tính lấy Hoa Kì làm chỗ dựa để đối chọi với Liên Xô. Từ năm 1983, khi Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của tân tổng bí thư Iuri Andropov, khởi sự tiến hành một số cải cách nhỏ, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo hai nước đang cố tìm cách giảm bớt tình trạng căng thẳng trong quan hệ song phương.. 3. Tiến tới bình thường hóa quan hệ Xô - Trung (từ 1985 trở về sau) Tiến trình trên được đẩy mạnh từ giữa thập niên 80, khi Liên Xô cũng bắt đầu công cuộc cải cách của mình – perestroika. Hai nước cố tìm cách làm sống lại các mối quan hệ song phương, trước hết là trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao... Trong bối cảnh này, bài diễn văn của tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev đọc ở Vladivostok ngày 28.7.1986 đề cập đến ý nghĩa to lớn của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô - Trung đối với quan hệ hai nước, kèm với lời hứa hẹn sẽ giảm quân đóng dọc theo biên giới Xô  Trung (26 vạn người trong hai năm), đã được Bắc Kinh tiếp đón với thái độ tích cực. Về phần mình, ngày 2.9.1986, Đặng Tiểu Bình cũng xác định rõ con đường cải thiện quan hệ hai 180() Trong buoåi tieáp toång thoáng Zambia ngaøy 22.2.1974, Mao Traïch Ñoâng tuyeân boá: “ Toâi cho raèng Mó vaø. Liên Xô là thế giới thứ nhất. Phái trung gian gồm Nhật Bản, châu Âu và Canada là thế giới thứ hai. Chúng ta là thế giới thứ ba... Thế giới thứ ba có số dân rất đông. Cả châu Á, trừ Nhật Bản, đều thuộc thế giới thứ ba. Cả châu Phi, Mĩ latinh đều thuộc thế giới thứ ba” [Dẫn lại theo 50a, tr.350]..

<span class='text_page_counter'>(386)</span> nước: “... có ba trở ngại trong quan hệ Xô-Trung..., đó là sự hiện diện của quân đội Xô viết trên vùng biên giới Trung-Xô và Trung-Mông Cổ, sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Afghanistan và sự ủng hộ mà Liên Xô dành cho Việt Nam trong vấn đề quân lính Việt Nam ở Campuchia”. Trong ba trở ngại này, Đặng xếp cái cuối cùng là trở ngại chính, khi tuyên bố rằng nếu nó được giải quyết, Đặng, dù đã có tuổi sẵn sàng sang Liên Xô bất cứ lúc nào để gaëp Gorbachev [5, tr.228]. Ngày 9.5.1989, giữa lúc quân đội Việt Nam đóng ở Campuchia đã được rút gần hết về nước và dự tính sẽ được rút toàn bộ vào cuối năm, tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev chính thức viếng thăm Trung Quốc trong các ngày 15 – 18.5.1989. Diễn ra giữa lúc giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đối nội (cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên diễn ra rầm rộ ở quảng trường Thiên An Môn), cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô – Trung đã không đưa đến việc kí kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nào. Nhưng dẫu sao tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước đã được khởi sự và coi như kết thúc vào ngày 9.5.1991, khi Bắc Kinh và Moskva cùng ra lời tuyên bố rằng Trung Quốc và Liên Xô không còn là mối đe dọa của nhau. Ba ngày sau, từ 12 đến ngày 19.5.1991, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân sang thăm Liên Xô. Cuộc viếng thăm Liên Xô lần đầu tiên kể từ năm 1957 của người đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc đã được kết thúc bằng việc kí kết Hiệp định về biên giới phía Đông Trung  Xô. Văn kiện ngoại giao này được Quốc hội Trung Quốc và Viện Duma quoác gia Nga pheâ chuaån thaùng 2.1992, sau khi Lieân Xoâ tan raõ (12.1991).. VI. QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HOA KÌ VAØ VẤN ĐỀ ĐAØI LOAN. 1. Từ 1949 đến 1971 a. Thập niên 50: đối đầu. Chính sách đối ngoại “Nhất biên đảo” mà Mao Trạch Đông tuyên bố trong bài diễn văn lịch sử đọc ngày 30.6.1949 có nhan đề “Bàn về nền chuyên chính dân chủ nhân dân” và nhất là Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ kí ngày 14.2.1950 giữa CHND Trung Hoa và Liên bang CHXHCN Xô viết đã xóa tan những ảo tưởng mà nhiều chính khách Mĩ hãy còn ấp ủ rằng những người cộng sản Trung Quốc là “khác”. “Khác” ở đây có nghĩa là giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đi theo con đường tương tự như chế độ Tito ở Nam Tư. Tuy nhiên, đang đặt trọng tâm của chính sách đối ngoại vào châu Âu, Chính phủ Truman không muốn để bị lôi kéo sâu hơn vào các diễn biến phức tạp ở châu Á. Quan điểm của Lầu Năm Góc về Trung Quốc tỏ ra không khác với Nhà Trắng. Năm 1947, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã xếp Trung Quốc vào vị trí thứ 13 trong danh sách các nước mà việc phòng thủ là quan trọng đối với Hoa Kì. Năm 1948, Ủy ban Hải và Không quân hạ thấp Trung Quốc xuống hàng thứ 17. Và tháng 11.1949, họ cho rằng do những vấn đề tiếp vận, Trung Quốc không có ý nghĩa quân sự ngay lập tức đối với Liên Xô, trong lúc “vị thế của chúng ta không bị đe dọa trực tiếp với việc mất Trung Quốc, chừng nào an ninh của các quần đảo (ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Okinawa và Philippines) vẫn tiếp tục được giữ vững” [20, tr.104]..

<span class='text_page_counter'>(387)</span> Lời tuyên bố mà Nhà Trắng đưa ra ngày 5.1.1950 về Đài Loan đã làm rõ chính sách mà Hoa Kì sẽ theo đuổi trong tương lai đối với Quốc dân đảng: không dính líu vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc, không cung cấp viện trợ hay cố vấn quân sự cho lực lượng Quốc dân đảng. Thậm chí, giới lãnh đạo Hoa Kì cũng không gộp Đài Loan vào tuyến phòng thủ của họ ở Tây Thái Bình Dương. Còn đối với chính quyền mới ở Hoa Lục, Washington xác lập một lập trường mang tính chất trung dung: không “thù địch thẳng thừng”, mà cũng không có “thái độ hòa giải”. Truman tán đồng xem việc kết nạp CHND Trung Hoa vào LHQ là một vấn đề thủ tục, chứ không phải một vấn đề chính sách, nghĩa là nó sẽ không lệ thuộc vào quyền phủ quyết của Hoa Kì [14, tr.338]. Còn Dean Acheson có ý đồ để cho CHND Trung Hoa học được “bài học gian khổ” rằng Bắc Kinh “sẽ mất nhiều hơn là được" khi đi với Liên Xô [20, tr.106]. Tháng 4.1950, Acheson giải thích riêng rằng một trong những mục tiêu chính của ông là tạo ra sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Moskva [20, tr.107]. Chiến tranh Triều Tiên và sự can dự trực tiếp của Trung Quốc vào đây đã làm cho mục tiêu trên trở nên khó đạt được. Năm 1952, Acheson nói với Churchill rằng sự can thiệp của Trung Quốc “đã làm cho hi vọng này [sự chia rẽ Xô-Trung] xem ra rất xa vời và không thể thành tựu trong lúc này” [20, tr.108]. Mặc dù vậy, Chính phủ Truman vẫn cố gắng kiềm chế không để chiến tranh Triều Tiên lan rộng thành một cuộc xung đột trực tiếp giữa Hoa Kì và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hoa Kì bắt đầu thay đổi chính sách đối với vùng Đông Á theo hướng ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng hơn nữa ảnh hưởng trong vùng. Hai ngày sau biến cố 25.6.1950, Truman đã ra lệnh đưa Hạm đội 7 vào eo biển ngăn cách đảo Đài Loan và Hoa Lục, nhằm đề phòng một cuộc xung đột có thể có giữa Đài Loan và Trung Quốc. Chính sách này được gọi là “trung lập hóa Đài Loan”. Không đầy hai tháng sau, Truman chấp thuận lập quan hệ quân sự với Đài Loan và chuyển cho Chính phủ Quốc dân đảng 14 triệu dollars viện trợ quân sự và 98 triệu viện trợ kinh tế. Tháng 4.1951, một phái bộ quân sự thường trực được đưa đến đây. Những diễn biến này cho thấy Đài Loan đang dần dần trở thành một khâu không thể thiếu được trong hệ thống phòng thủ chiến lược của Mĩ ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên những thay đổi từ từ trên không làm hài lòng giới chính khách “thân Quốc dân đảng Trung Quốc”. Tràn qua nước Mĩ như một cơn bão tố, chủ nghĩa chống cộng McCarthy đã làm suy yếu vị thế của những người còn mong đợi ở viễn cảnh phân rã liên minh Trung-Xô. Trong những điều kiện như vậy, tiếng nói “những con diều hâu Chiến tranh lạnh” trở nên có trọng lượng hơn. Trong năm 1952, lúc cuộc vận động tranh cử tổng thống còn đang diễn ra, John F. Dulles, mà về sau sẽ trở thành kiến trúc sư cho một đường lối đối ngoại mới của Hoa Kì, đã lên tiếng phê phán chính sách ngăn chặn của Chính phủ Truman là “tiêu cực, vô ích và vô đạo lí”. Thay vào đó, ông cổ vũ cho sự ra đời của một học thuyết chiến lược mới mà theo ý ông sẽ khiến cho Hoa Kì chủ động hơn trong quan hệ với Liên Xô và các nước cộng sản khác. Đó là chính sách “giải phóng”, “đẩy lùi”, không chỉ nhằm chặn đứng điều mà Washington coi là sự mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của Liên Xoâ, maø coøn nhaèm thu heïp noù laïi..

<span class='text_page_counter'>(388)</span> Trong bối cảnh thay đổi đường lối chiến lược nêu trên, Trung Quốc hiện ra dưới mắt John F. Dulles như là nước đứng đằng sau đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, là nước đang nuôi tham vọng bành trướng xuống vùng Đông Nam Á qua ngõ Việt Nam, và Việt Nam đã trở thành quân cờ đầu tiên trong ván cờ domino. Còn Đài Loan, theo quan điểm của Robert Gray, phụ tá đặc biệt của tổng thống D. Eisenhower, là “khâu then chốt trong hệ thống các Hiệp ước của Hoa Kì ở châu Á”(90). Dulles còn nhấn mạnh thêm: “Tưởng Giới Thạch vẫn là lãnh tụ chống cộng xuất sắc duy nhất ở Trung Quốc, và ngày nay không có nhân vật kế thừa hay phụ tá nào sáng suốt hơn ông” [33, tr.172]. Sự thành lập khối SEATO (1954) rõ ràng là nhằm ngăn chặn điều mà Washington gọi là "hoạt động xâm lược bành trướng của Trung Quốc xuống vùng Đông Nam Á". Về phần mình, người Trung Quốc hẳn không khó khăn gì để hiểu ra vai troø cuûa SEATO. Trong bài diễn văn đầu tiên gửi toàn dân ngày 2.2.1953, trong vai trò tổng thống Hoa Kì, Eisenhower đã công bố sự thay đổi đầu tiên trong chính sách đối với Trung Quốc: từ bỏ chính sách “trung lập hóa” đối với Đài Loan. Trong lúc lí do khiến tổng thống Truman đưa Hạm đội 7 đến tuần phòng dọc theo eo biển Đài Loan là nhằm trung lập hóa Đài Loan và ngăn ngừa một cuộc xung đột giữa Hoa Lục của đảng Cộng sản và đảo Đài Loan của Quốc Dân đảng, thì Eisenhower lại nói rõ rằng: “... không còn một lí do nào nữa, cũng như không có một lôgíc nào của tình hình buộc tàu chiến Mĩ đảm nhận bảo vệ những người cộng sản Trung Quốc, cho phép họ hoàn toàn yên tâm giết hại binh sĩ chúng ta và của các nước Đồng minh LHQ chúng ta ở Triều Tiên. Do vậy, tôi đã cho lệnh không được dùng Hạm đội 7 bảo vệ Trung Cộng” [Dẫn lại theo 7, tr.2 48, tr.61]. Bất chấp những thay đổi trên, Chu Ân Lai, trưởng phái đoàn Trung Quốc, vẫn tỏ một thái độ hòa hoãn rất đáng ngạc nhiên ở Hội nghị Geneva về Đông Dương họp năm 1954. Rõ ràng là khi coi sự hiện diện của mình, lần đầu tiên kể từ sau ngày tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhân dân, ở một hội nghị quốc tế bao gồm các cường quốc hàng đầu thế giới là một thắng lợi lớn về ngoại giao, Trung Quốc đồng thời nuôi hi vọng sẽ có thể qua đó nhích gần hơn với thế giới phương Tây, đặc biệt là với Mĩ. Nhưng Washington đã tích cực xúc tiến, ngay sau Hội nghị, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và tăng cường sự hiện diện của họ ở Nam Việt Nam nhằm mục đích gọi là “ chặn đứng sự bành trướng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc xuống Đông Nam Á ”. Diễn biến này hẳn là nằm ngoài mong đợi của Bắc Kinh. Có lẽ để bày tỏ sự bất mãn, từ ngày 3.9 Trung Quốc đã tổ chức những đợt pháo kích mạnh mẽ lên các đảo Kim Môn và Mã Tổ. Kim Môn là quần đảo gồm 14 đảo (trong đó đảo lớn nhất cũng mang tên Kim môn) với tổng diện tích khoảng từ 160 đến 180km 2, nằm cách cảng Áo Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến khoảng 10km. Mã Tổ cũng là là quần đảo gồm 6 đảo (trong đó đảo lớn nhất cũng mang tên Mã Tổ) với tổng diện tích khoâng quaù 30km2, naèm caùch caûng Phuùc Chaâu cuõng thuoäc tænh Phuùc Kieán hôn 10km. Kim Moân vaø Mã Tổ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền QDĐ, sau khi QDĐ bị đánh bại trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng (1946 – 1949) và rút chạy ra đảo Đài Loan..

<span class='text_page_counter'>(389)</span> Nằm cách nhau 150 hải lí ở hai đầu cực bắc và cực nam của eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ cùng với quần đảo Bành Hồ (Pescadores) tạo thành nhân tố có ý nghĩa chiến lược trong hệ thống phòng thủ của chính quyền Đài Bắc. Do vậy, chúng được bảo vệ bằng một đạo quân rất đông, dao động trong khoảng từ 65.000 đến trên 100.000. Ngay trong tháng 10.1949, chính phủ Bắc Kinh đã tổ chức cuộc hành quân đổ bộ lên Kim Môn, nhưng không thành công. Từ đó, các đảo Kim Môn và Mã Tổ bị quân đội Trung Quốc pháo kích hầu như mỗi ngày: từ vài quả đến vài ngàn quả đại bác.. Đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc dự tính đưa quân đổ bộ lên các đảo này. Còn ở trong nước diễn ra vô số những cuộc mít tinh quần chúng lên án đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai Tưởng Giới Thạch; 13 phi công Mĩ bị bắt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên bị mang ra xử 11 năm tù. Diễn biến trên đã đặt Hoa Kì trước một quyết định khó khăn: có nên vì những hòn đảo không có giá trị quân sự mà gây ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, mà, theo lời Eisenhower, tất sẽ đưa đến một cuộc chiến tranh toàn diện với Liên Xô. Nhưng nếu Đài Loan để mất chúng, chế độ của Tưởng sẽ lại rơi vào tình trạng rối ren và có thể Bắc Kinh sẽ coi đây là cơ hội tốt để giải quyết nốt vấn đề Đài Loan. Hiệp ước Phòng thủ chung được kí ngày 2.12.1954 giữa Hoa Kì và Đài Loan đã thể hiện rõ cách xử trí linh hoạt của Washington trong quan hệ tam giác Hoa Kì - Trung Quốc - Đài Loan. Theo Hiệp ước, Hoa Kì và Đài Loan “sẽ ủng hộ và phát triển các khả năng riêng lẻ và tập thể của mình trong nỗ lực chống lại cuộc tiến công vũ trang và hoạt động phá hoại của cộng sản được điều khiển từ bên ngoài và nhằm vào sự toàn vẹn lãnh thổ và ổn định chính trị của hai nước ”. Để thực thi Hiệp ước, Hoa Kì được phép đóng quân trên đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; bên cạnh đó, Hoa Kì còn cam kết sẽ viện trợ quân sự và góp phần vào “ tiến bộ kinh tế và phồn vinh xã hội” của Đài Loan. Nhưng giống như trong trường hợp của các nước đồng minh châu Á khác, những cam kết của Hoa Kì đối với Đài Loan không hề có nghĩa là Hoa Kì đương nhiên lâm chiến một khi bùng nổ xung đột vì Đài Loan. Trong trường hợp có xung đột, các bên kí kết “sẽ hành động phù hợp với quy định của hiến pháp nước mình để chặn đứng mối hiểm họa chung”. Công hàm trao đổi ngày 10.12 giữa bộ Ngoại giao hai bên còn nhấn mạnh rằng không bên nào được tiến hành các hoạt động từ phần lãnh thổ thuộc quyền của Chính phủ Tưởng Giới Thạch (nghĩa là từ đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ), mà không có sự đồng thuận chung, trừ trường hợp khẩn cấp. Điều kiện ràng buộc này đã khiến chính quyền Đài Bắc phải cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi muốn thực hiện ước mơ lâu nay của mình là đưa quân đổ bộ lên Hoa lục. Nó đồng thời cho phép Hoa Kì có quyền diễn giải một cách linh hoạt các nghĩa vụ của mình đối với Hiệp ước Phòng thủ chung. Cũng cần lưu ý rằng Hiệp ước buộc hai bên “không giảm số quân của mình, mà không có sự đồng thuận, đang đóng ở Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đến mức có thể làm suy yếu khaû naêng phoøng thuû cuûa caùc laõnh thoå naøy” [62, tr.151 – 152].. Việc kí kết Hiệp ước trên đã bị Bắc Kinh tiếp đón bằng những lời phản kháng dữ dội và cảnh cáo rằng sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, nếu Hoa Kì chống lại những.

<span class='text_page_counter'>(390)</span> nỗ lực chính đáng của Trung Quốc nhằm giải phóng Đài Loan và những đảo phụ cận. Ngày 18.1.1955, một lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc đổ bộ lên một trong các đảo Đại Trấn nằm cách Đài Loan 350 km về phía bắc. Ngay trong ngày hôm đó, Eisenhower tuyên bố rằng quần đảo này vừa khó phòng thủ, vừa cách xa Đài Loan và rất ít dân (khoảng 7.000 người), nên “không có ý nghĩa sống còn cho việc bảo vệ Đài Loan và Bành Hồ ” [22, tr.534]. Ông đã gây sức ép để Tưởng rút khỏi đây. Nhưng ông lại cho rằng nếu để mất Kim Môn và Mã Tổ, Đài Loan cũng sẽ chịu chung số phận. Diễn biến này sẽ “đe dọa nghiêm trọng hàng rào chống cộng bao gồm vùng Tây Thái Bình Dương, tức Nhật, Hàn Quốc, CH Trung Hoa, CH Philippines, Thaùi Lan vaø Vieät Nam”. Coøn Indonesia, Malaya, Campuchia, Laøo vaø Miến Điện “có lẽ cũng sẽ hoàn toàn chịu ảnh hưởng của cộng sản” [3, tr.147]. Ngày 29.1.1955, Quốc hội Hoa Kì đã thông qua Nghị quyết về Đài Loan trao cho tổng thống những quyền hành cần thiết để sử dụng lực lượng vũ trang của đất nước nhằm “đảm bảo an ninh và bảo vệ Đài Loan, Bành Hồ những lãnh thổ gắn liền với vùng đất này khỏi cuộc tiến công quân sự “[62, tr.152]. Tình trạng căng thẳng ngày càng tăng cao ở eo biển Đài Loan đã gây lo ngại không chỉ cho các đồng minh của Mĩ trong khối NATO, mà cho cả các nhà lãnh đạo Liên Xô, vốn đang tìm cách cải thiện quan hệ với Hoa Kì. Tất cả đều không muốn Đài Loan trở thành ngòi nổ của một cuộc chiến tranh thế giới. Về phần mình, Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị tham dự Hội nghị Bandung sẽ nhóm họp vào tháng 4.1955, do đó sẽ không thực sự có lợi cho Bắc Kinh nếu gây căng thẳng với Hoa Kì chỉ vì vấn đề Đài Loan. Ngày 23.4 taïi Bandung, Chu AÂn Lai coâng khai tuyeân boá raèng nhaân daân Trung Quoác “khoâng muoán gaây chiến với Hoa Kì" và rằng chính phủ ông “sẵn sàng đàm phán với Hoa Kì về vấn đề hòa dịu ở Viễn Đông và đặc biệt là trong vùng Đài Loan” [25, tr.135]. Ngày 22.5, Chính phủ Trung Quốc chính thức đình chỉ các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan. Chính phủ Eisenhower đã phản ứng một cách tích cực trước thay đổi trên của Trung Quoác. Ở đây, cần làm sáng tỏ một khía cạnh khác trong lập trường của Hoa Kì đối với Trung Quốc. Khi Eisenhower trở thành tổng thống, Hoa Kì có thể nói là đang trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc. Điều này đã khiến trong suốt 8 năm cầm quyền của ông (1953 1961), quan hệ giữa hai nước đã không ít lần trở nên cực kì gay gắt. Tuy nhiên, Eisenhower vẫn không sa đà vào một chính sách quá đỗi cứng nhắc đối với Trung Quốc. Ông vẫn để ngỏ một chính sách cuối cùng đối với nước này. Ngày 2.6.1953, trong lúc trò chuyện với một nhóm nghị sĩ, Eisenhower tuyên bố: “ Hiện nay Trung Coäng khoâng phaûi laø thaønh vieân cuûa LHQ, nhöng phaûi chaêng laø ñieàu khoân ngoan khi trong tương lai tự trói tay mình trong vấn đề này. Chúng ta hãy nhớ lại năm 1945, khi Đức còn là kẻ tử thù của chúng ta. Lúc đó ai lại có thể nghĩ rằng chỉ sau vài năm, nó sẽ trở thành bạn của chúng ta ”. Ngày 4.8.1954, khi phát biểu tại một cuộc họp báo, Eisenhower đã lên tiếng chống lại việc kết nạp Trung Quốc vào LHQ. Tuy nhiên, khi đề cập đến tiến triển của quan hệ Mĩ  Trung, ông lưu ý: “Liệu có ai trong số những người ngồi đây trong ngày hôm nay lại có thể tuyên bố vào hồi mùa đông 1944-1945, khi chúng tôi đang đánh nhau ở miền Ardennes, rằng sẽ có lúc chúng ta nhìn người Đức, rồi sau đó người Nhật như là những người, mà chúng ta cần tìm kiếm sự cảm thông và cộng.

<span class='text_page_counter'>(391)</span> taùc chaët cheõ”.. Trong bầu không khí chớm hòa dịu trong quan hệ Đông-Tây, mà Hội nghị thượng đỉnh Geneva tháng 7.1955 là mốc mở đầu, Hoa Kì và Trung Quốc đã đồng ý mở những cuộc đàm phán tay đôi cấp đại sứ từ ngày 1.8.1955 ở Geneva và từ ngày 15.9.1958 chuyển về Varsava để giải quyết những vấn đề liên quan đến hai nước, mà trước hết là chuyện thả tự do cho khoảng 30  40 công dân Hoa Kì còn đang bị giữ ở Trung Quốc vì nhiều lí do khác nhau; còn Chính phủ Bắc Kinh mong muốn Hoa Kì không gây trở ngại cho việc trở về Hoa Lục của các sinh viên Trung Quốc đang theo học ở Hoa Kì (gần 5.000 người). Kéo dài đến đầu thập niên 70, các cuộc đàm phán thoạt trông có vẻ như không giúp gì nhiều vào việc cải thiện quan hệ giữa hai nước, vì sau ngần ấy năm đàm phán, hai bên chỉ kí được mỗi thỏa ước duy nhất liên quan đến việc hồi hương của công dân hai nước, và hơn nữa lại rất sớm – chỉ hơn một tháng sau buổi họp đầu tiên. Nhưng thực ra chúng vẫn rất cần vì cho phép cả hai biết rõ hậu ý của đối phương và do đó tránh những hiểu lầm tai hại, nhất là vào những thời điểm căng thẳng. Cuộc khủng hoảng tháng 8.1958 ở eo biển Đài Loan là một trong những thời điểm như vậy. Rạng sáng ngày 24.8, quân đội Trung Quốc đã pháo kích ồ ạt hai đảo Kim Môn và Mã Tổ, nơi Chính quyền Đài Loan đang tập trung khoảng 75.000 quân. Washington liền mau chóng thi hành mọi biện pháp quân sự cần thiết, y như thể sắp xảy ra đại chiến. Hạm đội 7 được tăng cường bởi một số tàu chiến của Hạm đội 6. Đã xảy ra một số trận hải chiến và không chiến giữa quân đội Trung Quốc và lực lượng vũ trang Đài Loan. Đây là cuộc xung đột vũ trang trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ sau năm 1949. Ngày 6.9, Chu Ân Lai đưa ra tín hiệu sẵn sàng giảm cường độ căng thẳng ở eo biển Đài Loan bằng đề nghị nối lại cuộc đàm phán Trung - Mĩ ở cấp đại sứ, vốn đã bị đình chỉ từ tháng 12.1957. Ngày 23.10, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ bỏ việc thu hồi Hoa Lục bằng quân sự. Hai ngày sau, Bắc Kinh tuyên bố chỉ pháo kích Kim Môn vào những ngày lẻ trong tháng. Cuộc xung độ giảm dần cường độ. Thực khó giải thích động cơ và mục đích thực sự của những người lãnh đạo Trung Quốc khi gây ra cuộc khủng hoảng kể trên. Có thể đây là cách Bắc Kinh biểu lộ thái độ bất mãn của họ trước điều mà họ cho rằng Khrushchev đang sẵn sàng nhân nhượng Hoa Kì trên đầu họ [20, tr.189]. Hoặc giả Trung Quốc cố tình gây khó khăn cho tiến trình hòa hoãn Xô  Mĩ hầu khẳng định vị thế cường quốc thế giới ngang hàng với Liên Xô và Hoa Kì [11a, Ch.XII, tr.13]. Hoặc Mao muốn ra tay tạo xung đột trước, hầu tránh việc Chính quyền Quốc dân đảng tìm cách khai thác những chấn động mà đường lối “Ba ngọn cờ hồng” chắc chaén seõ taïo ra [25, tr.339 – 340]. – Thaäp nieân 60: caêng thaúng Năm 1961, John Kennedy lên cầm quyền trong hoàn cảnh đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong tình hình thế giới nói chung, đặc biệt trong quan hệ Xô -Trung. Giữa hai chính phủ và hai đảng cầm quyền của hai nước này đã xảy ra nhiều bất đồng nghiêm.

<span class='text_page_counter'>(392)</span> trọng trong địa hạt tư tưởng và đường lối cụ thể. Qua các cuộc bút chiến kịch liệt, những nhà lãnh đạo Bắc Kinh bị gán cho nhãn hiệu “giáo điều và quá khích”, còn những người cầm đầu Liên Xô bị chỉ trích là “xét lại và chủ bại”. Hậu quả là quan hệ giữa hai nước gần như đi đến chỗ đoạn giao. Sự thay đổi lớn lao trên trong quan hệ Xô - Trung đã buộc Trung Quốc cố đạt được một sự thông hiểu lẫn nhau trong quan hệ với Hoa Kì. Trong một cuộc phỏng vấn, Chu Ân Lai vừa nêu rõ những bất đồng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Moskva, vừa nhấn mạnh rằng vẫn có cơ sở cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung - Mĩ: Hoa Kì coi vấn đề Đài Loan là công việc nội bộ của CHND Trung Hoa và rút hết quân Mĩ khỏi đảo này. Tuy chủ trương trì hoãn việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sang nhiệm kì hai, vị tổng thống vừa đắc cử John Kennedy đồng thời cố không làm cho quan hệ giữa hai nước thêm căng thẳng. Mùa hè năm 1962, lợi dụng lúc Trung Quốc đang rơi vào cuộc khủng hoảng nảy sinh từ thất bại của “đại nhảy vọt”, Chính phủ Quốc dân đảng ở Đài Loan đã tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích ở eo biển Đài Loan. Tại cuộc gặp gỡ giữa đôi bên ở Varsava ngày 23.6, đại diện Mĩ, theo chỉ thị của Washington đã tuyên bố với người đối thoại Trung Quốc rằng Hoa Kì không ủng hộ mưu toan can thiệp quân sự của Đài Loan vào Hoa lục và không hề dính dáng gì vào những lời tuyên bố của giới lãnh đạo Đài Loan veà chuyeän naøy. Chiều hướng mới trên trong chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc diễn ra dưới tác động của các nhóm trí thức tự do, mà không ít đại biểu của họ là thành viên của “Brain trust” (Tập đoàn trí tuệ) vây quanh tổng thống Kennedy. Ngay từ nửa sau thập niên 1950, khi làn sóng chống cộng McCarthy lắng dịu, họ kêu gọi giới cầm quyền nên cân nhắc khả năng giành một lợi điểm mang tính chiến lược lâu dài từ bất đồng Xô - Trung bằng cách dùng lại những luận điểm bài Xô của bộ máy tuyên truyền đối ngoại Trung Quốc nhằm hạ uy tín Liên Xô và gây chia rẽ hơn nữa trong khối các nước xã hội chủ nghĩa. Vào khoảng giữa năm 1963, Chính phủ Kennedy đã tiến hành một bước đi mang tính chất thử nghiệm nhằm chuyển sang một chính sách mới về Trung Quốc. Người được giao thực hiện nhiệm vụ này là Roger Hillsman, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong nhóm trí thức vây quanh Kennedy, Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách Viễn Đông. Nhưng sáng kiến này chưa kịp mang ra thực hiện thì Kennedy đã bị ám sát. Ba tuần sau sự kiện này, tại San Francisco, Roger Hillsman đã công bố lời kêu gọi thực hiện một đường lối mang tính thực tế và để ngỏ cho việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Nhưng hành động này rõ ràng chỉ là sự phản ánh quan điểm không phải của tân tổng thống Lyndon Johnson, mà là của nhóm đối lập đã mất ảnh hưởng. Chẳng lâu sau, chính bản thân Roger Hillsman, cùng với “những người của Kennedy” khác, đã về hưu vì bất đồng quan điểm với vị tổng thống mới. Tuy không để lại vết tích gì trong lịch sử quan hệ giữa Hoa Kì và Trung Quốc, tình tiết vừa được trình bày đã đánh dấu cho sự khởi nguyên của một xu hướng mới trong việc hoạch định đường lối đối với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, Trung Quốc nói riêng, được các nhà chính trị bảo thủ sẵn lòng đón nhận: tính thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(393)</span> Tuy nhiên, cuộc chiến tranh của Hoa Kì ở Đông Dương, mà một trong những nguyên nhân của nó là “chặn đứng Trung Quốc”, đã lôi kéo sự chú tâm của Chính phủ Johnson ra khỏi vấn đề Trung Quốc. Thêm vào đó, trong thành phần của chính phủ này có nhiều người chủ trương một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc. Có ảnh hưởng nhất trong số này không ai khác hơn là Dean Rusk, bộ trưởng Ngoại giao. Chính ông đã ngăn cản những sáng kiến nhằm làm dịu đường lối căng thẳng đối với Trung Quốc của Washington, kể cả khi chúng được chính tổng thống Johnson ủng hộ. Cuộc chiến tranh đã làm tăng thêm ảnh hưởng của giới tướng lĩnh đến chính sách của Nhà Trắng. Qua những sự kiện được giới báo chí công bố, có thể nghĩ rằng giới tướng lĩnh này đã hơn một lần đưa ra đề nghị biểu dương lực lượng chống Trung Quốc, kể cả dùng đòn răn đe hạt nhân. Thật ra nguyên nhân của sự thay đổi nói trên trong chính sách của Mĩ đối với Trung Quốc không chỉ phát xuất từ phía Mĩ, mà còn là từ phía Trung Quốc. Chính vào thời điểm người Mĩ bắt đầu can dự trực tiếp vào Việt Nam, ở Trung Quốc đã diễn ra một biến cố trọng đại, vốn sẽ để lại những ảnh hưởng có tính đảo lộn đến lập trường đối ngoại của nước này. Đó là “Đại cách mạng văn hóa vô sản ”. Cùng lúc đó, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mang ra áp dụng đường lối chiến lược “lấy nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới” bằng cách khích động đảng cộng sản các nước Đông Nam Á nổi lên đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền sở tại. Chính sách này đã gây nhiều quan ngại cho chính phủ các nước trong vùng, đã làm cho họ tin hơn nữa vào những lời lẽ về “hiểm họa Trung Quốc”, về “mưu mô xâm lược của cộng sản” và thấy rằng cuộc chiến tranh của Hoa Kì ở Việt Nam là cần thiết. Tất cả điều này tất nhiên đã tăng cường thêm vị thế của Hoa Kì ở Ñoâng AÙ vaø Ñoâng Nam AÙ. Diễn biến theo chiều hướng căng thẳng nói trên trong quan hệ Mĩ  Trung lại không hề dẫn đến nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang trực tiếp giữa hai nước, vì giới lãnh đạo của cả hai đều với ý thức cao cố gắng không để cho xảy ra tình huống vừa kể. Ngay từ tháng 2.1965, báo Mĩ đã đăng tải nội dung cuộc phỏng vấn mà Mao Trạch Đông đã dành cho người bạn kí giả rất quen thuộc của ông  Edgar Snow. Vị lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Quân đội Trung Quốc sẽ không tiến hành cuộc chiến tranh bên ngoài lãnh thổ của mình... người Trung Quốc chỉ chiến đấu trong trường hợp người Mĩ tiến công họ... Chiến đấu bên ngoài lãnh thổ nước mình là một tội ác ”. Trong báo cáo của mình, bộ trưởng Quốc phòng Mĩ McNamara đã ghi nhận rằng Trung Quốc “tỏ ra rất thận trọng để tránh đụng đầu trực tiếp với quân đội Mĩ ở châu Á ” [Dẫn lại theo 28, tr.414 – 415]. Còn các phi công Mĩ khi tiến hành các vụ oanh kích miền Bắc Việt Nam đều nhận được lệnh tránh xâm phạm không phận Trung Quốc. Bên cạnh đó, Washington kiên trì kêu gọi Trung Quốc tổ chức các cuộc tiếp xúc không chính thức. Tại các cuộc gặp gỡ ở Varsava, đại diện Mĩ ra công thuyết phục Bắc Kinh về sự cần thiết tiến hành trao đổi phóng viên, thậm chí còn tuyeân boá saün saøng ñôn phöông tieáp nhaän kí giaû vaø caùn boä khoa hoïc cuûa Trung Quoác. Hoï coá chứng minh cho Trung Quốc rằng nước này nên giảm các chướng ngại để tiếp nhận các nhà bác học, bác sĩ, vận động viên thể thao và sinh viên của Mĩ. Nhưng do chính sách của Bắc Kinh lúc bấy giờ là hạn chế liên lạc với thế giới bên ngoài, những toan tính vừa kể của.

<span class='text_page_counter'>(394)</span> Chính phủ Johnson đều không thành công. Còn có một lí do khác nữa là đối với các mối bất đồng cơ bản ngăn cách hai bên, như vấn đề Đài Loan, quy chế của Trung Quốc ở LHQ..., lập trường của Mĩ không hề thay đổi. Trong khi đó, dư luận bên ngoài, đặc biệt là trong hàng ngũ trí thức đại học, ngày càng xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu Chính phủ Mĩ xem xét lại chính sách đối với Trung Quốc. Chuyển biến này phát xuất từ hai nguyên nhân: ảnh hưởng của chủ nghĩa McCarthy trở nên suy yếu hẳn, phong trào tự do  tả khuynh lớn mạnh. Từ giữa thập niên 60, một số nghị sĩ có uy tín đã bắt đầu chú tâm nhiều đến viễn ảnh của quan hệ Mĩ - Trung. Thí dụ rõ rệt của sự chuyển biến này là bài phát biểu ngày 25.3.1964 của thượng nghị sĩ W. Fulbright, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện, có nhan đề “Những huyền thoại cũ và những thực tại mới”. Ông kêu gọi “đưa nhân tố linh hoạt” vào trong quan hệ với Trung Quốc, thừa nhận rằng chỉ có một Trung Quốc, rằng "nước này được cai trị bởi những người cộng sản và vẫn sẽ là như vậy trong một thời gian dài ”. Trong các tháng 13.1966, Tiểu ban Viễn Đông và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Mĩ đã tiến hành việc khảo sát chính sách của Mĩ ở châu Á. Bản báo cáo tổng kết công bố ngày 19.5 đã nhấn mạnh rằng hòa bình ở châu Á lệ thuộc không chỉ vào sự chặn đứng “cuộc xâm lược của cộng sản”, mà còn lệ thuộc vào khả năng của Hoa Kì thiết lập các mối quan hệ đầy sinh động với CHND Trung Hoa. Trong tháng 3.1966, Ủy ban đối ngoại Thượng viện đã tiến hành những buổi thuyết trình về chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, một số chuyên gia đã chỉ trích chính sách đối với Trung Quốc, ra đời vào đầu những năm 50, là không đáp ứng được thực tại của tình hình quốc tế. Bài phát biểu của Doak Barnett  một trong những nhà Trung Quốc học có uy tín nhất của Mĩ  lần đầu tiên đã đưa ra nguyên tắc “chặn đứng nhưng không cô lập”, mà không lâu sau sẽ được chọn làm nền tảng cho việc chuyển từ tình trạng đối đầu sang các cuộc vận động nhích lại gần Trung Quoác.. Trong số những chính khách Hoa Kì biết rút ra tương đối sớm những kết luận phù hợp với sự chuyển biến kể trên có Richard Nixon, từng là phó tổng thống thời Eisenhower. Năm 1967, ngay trong lúc ở Trung Quốc cuộc cách mạng văn hóa đang ở giai đoạn cao trào và gắn chặt với những lời gào thét chống Mĩ, tại Mĩ vẫn còn nhiều chính khách bảo thủ xem cuộc chiến đấu của người Việt Nam là “hành động xâm lược của cộng sản ” do Trung Quốc “giật dây”, thì Nixon, trong tư cách là ứng viên Tổng thống tương lai của đảng Cộng hòa, đã cho công bố trên tạp chí bán chính thức Foreign Affairs bài báo nhan đề “Châu Á sau Việt Nam”. Tác giả phê phán cả chính sách cô lập nhằm xóa bỏ sự tồn tại của nhà nước cộng sản tại Trung Quốc lẫn dung nhận những hoạt động bành trướng xâm lược của nó. Ông kêu gọi thừa nhận “thực tại Trung Quốc” và thực hiện đường lối giúp lôi kéo Trung Quốc trở về với cộng đồng thế giới trong tư cách là “ một quốc gia hùng mạnh và tiến bộ, chứ không phải như là trung tâm của cách mạng thế giới ” [Xem chi tieát trong 51, tr.119 – 123].. 2. Bước ngoặt chuyển sang hòa dịu (1971-1975) a. Hoàn cảnh.

<span class='text_page_counter'>(395)</span> Trong năm 1969, đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa hai nước. Tháng 3 và tháng 8.1969, giữa lực lượng biên phòng của Liên Xô và Trung Quốc đã diễn ra những cuộc đụng độ tuy ngắn ngủi nhưng ác liệt và đã để lại những hậu quả cực kì tiêu cực trong quan hệ giữa hai nước. Tại Đại hội IX đảng Cộng sản Trung Quốc (4.1969), Liên Xô đã bị miêu tả như là “đế quốc - xã hội” và đang âm mưu “xâm lược biên giới Trung Quốc ”. Tuy những đối thủ chính của Mao Trạch Đông đã bị loại trừ, đất nước Trung Quốc bị rơi vào tình trạng cô lập nguy hiểm trên trường quốc tế, trong lúc sức ép của Liên Xô ở vùng biên giới dài nhiều ngàn km của hai nước mỗi ngày mỗi lớn: năm 1969, Liên Xô tập trung ở đây 21 sư đoàn; năm 1971: 35 sư đoàn và năm 1973: 45sư đoàn [14, tr.246]. Tất nhiên Mao và những người ủng hộ ông không khó khăn gì để nhận thức ra rằng càng sớm thoát ra khỏi tình trạng này càng tốt. Sử dụng Hoa Kì để làm đối trọng với mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Liên Xô trở thành một phương hướng chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nước này còn tin rằng sự giảm căng thaúng trong quan heä Mó  Trung seõ goùp phaàn ngaên caûn khaû naêng taùi vuõ trang cuûa Nhaät, moät lo lắng không nhỏ của Trung Quốc. Trong năm 1971, Lâm Bưu (nhân vật được xem là có nhiều công trạng nhất trong chiến thắng của Mao Trạch Đông trước đối thủ Lưu Thiếu Kỳ và cũng là người được công bố là kẻ thừa kế của Mao Trạch Đông, nhưng lại theo đuổi đường lối đối ngoại cực tả) đã bị chết trong một tai nạn máy bay, sau khi thất bại trong một âm mưu chống Mao Trạch Đông (theo văn kiện chính thức của Chính phủ Trung Quốc). Thủ tướng Chu Ân Lai, một nhà chính trị khôn khéo, ôn hòa và thực tiễn, đã được đưa lên vị trí thứ hai, thay Lâm Bưu. Trong khi đó, các hoạt động tiến công của lực lượng cách mạng ở Nam Việt Nam trong năm 1968 đã làm tiêu tan mọi hi vọng của người Mĩ về một kết thúc thắng lợi cho cuộc chiến tranh của họ ở xứ này. Vấn đề đặt ra cho Mĩ giờ đây là rút khỏi Việt Nam với sự toàn vẹn về danh dự và không để những cam kết của mình đối với những nước khác ở Đông Nam Á và vùng châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng xấu. Tân tổng thống R. Nixon là người hiểu rõ hơn ai hết rằng thế và lực của Mĩ trên trường quốc tế giờ đây đã bị suy yếu đáng kể, phần do bị sa lầy ở Việt Nam, phần do đối thủ chính của Mĩ là Liên Xô đã biết lợi dụng tình trạng sa lầy của người Mĩ ở Đông Dương để phát triển lực lượng của mình, phần cũng do chính các đồng minh của Mĩ, chủ yếu là Nhật, Pháp và Đức, tìm cách lợi dụng thời cơ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mĩ. Để tìm lối thoát khỏi những khó khăn trên, ngày 25.7.1969, tổng thống R.Nixon đã đề ra chủ thuyết mang tên ông, hay còn gọi là “chủ thuyết Guam”. Theo đó, Hoa Kì hứa tiếp tục giữ vững những hiệp ước mà Hoa Kì đã kí trước đó với các nước châu Á, nhưng để tránh một trường hợp Việt Nam thứ hai trong tương lai, Hoa Kì sẽ không can dự trực tiếp nữa, trừ khi quyền lợi thiết thân của đất nước đòi hỏi. Ngoài ra, Hoa Kì từ nay sẽ chỉ cung cấp vũ khí và khí tài, viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế, chứ không cung cấp người nữa (như đã từng làm ở Triều Tiên và đang làm ở Việt Nam). Tóm lại, Hoa Kì sẽ không để bị dính líu trực tiếp vào một cuộc chiến tranh ở châu Á nữa, “người châu Á phải tự giải quyết những công việc của mình” [52, tr.285 – 286]..

<span class='text_page_counter'>(396)</span> Song song đó, R. Nixon cùng với cố vấn An ninh của ông là Henry Kissinger đã duyệt xét lại chính sách đối với Trung Quốc. Ngay từ đầu, Nixon đã toan tính khai thác mâu thuẫn Xô-Trung nhằm giải quyết vấn đề phức tạp nhất bấy giờ đối với Mĩ – thoát khỏi bãi lầy Việt Nam. Trong chuyện này, Nixon và Kissinger dự định tranh thủ Trung Quốc bằng cách vạch ra viễn cảnh của một thế giới đa cực, thay cho thế giới lưỡng cực, mà trong đó Trung Quốc sẽ là một cực, ngang hàng với hai siêu cường Hoa Kì và Liên Xô (181). Để thực hiện chính sách đối với Trung Quốc, Chính phủ Nixon đã đưa ra nhiều sáng kiến đơn phương liên quan trước hết đến khía cạnh quân sự, vốn là khía cạnh gây cho Trung Quốc nhiều lo lắng nhất trong quan hệ giữa hai nước. Tháng 11.1969, việc tuần phòng của Hạm đội 7 dọc theo eo biển Đài Loan, một hoạt động mà từ lâu chỉ còn mang tính chất tượng trưng, được hủy bỏ. Ngày 15.12 cùng năm, Hoa Kì tuyên bố ý định di chuyển khỏi đảo Okinawa vũ khí hạt nhân, trước khi trao trả hòn đảo này lại cho người Nhật. Tháng 2.1970, Nixon và Kissinger đã thay chủ thuyết “Hai cuộc chiến tranh rưỡi” bằng chủ thuyết “Một cuộc chiến tranh rưỡi”. Nixon giải thích rằng Hoa Kì không còn vạch kế hoạch và chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh cùng lúc chống cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, cùng với nửa cuộc chiến tranh ở thế giới thứ ba. Với chủ thuyết mới, Hoa Kì chỉ còn phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Liên Xô và nửa cuộc chiến tranh ở thế giới thứ ba(182) [14, tr.426]. Vaø cuoái cuøng, ngaøy 28.7.1971, Chính phuû Mó loan baùo ngöng caùc chuyeán bay thám thính có và không có người lái trên lãnh thổ Trung Quốc. Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kì cũng đã từng bước một tháo bỏ các giới hạn trong việc buôn bán giữa hai nước. Ngày 14.7.1971, chính sách cấm vận đã bị hủy bỏ. Trong lĩnh vực chính trị, nét đặc trưng trong lập trường của Hoa Kì là sẵn sàng có những nhân nhượng trong vấn đề khôi phục quyền của CHND Trung Hoa ở LHQ và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong chuyện này, mức độ nhân nhượng tối đa của Nixon là từ bỏ việc công nhận Chính phủ Đài Loan đại diện cho toàn thể Trung Quốc và chuyển sang công thức “Hai Trung Quốc”. Trong bài diễn văn đọc tại buổi tiệc khoản đãi chủ tịch Romania N. Ceausescu ngày 26.10.1970 và trong báo cáo gửi Quốc hội về chính sách đối ngoại, Nixon lần đầu tiên đã dùng tên gọi chính thức của Trung Quốc - CHND Trung Hoa. Sự thay đổi này tất nhiên không thể lọt qua cặp mắt quan sát tinh tường của thủ tướng Chu Ân Lai. Trong thời gian phía Mĩ đơn phương nhích lại gần Trung Quốc từng bước một, phía Trung Quốc đã không thụ động. Thỉnh thoảng từ Bắc Kinh đã phát ra những tín hiệu cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã sẵn sàng cho tiến trình cải thiện dần quan hệ giữa hai nước. Chẳng hạn, ngày 10.12.1970, khi Edgar Snow, người khách quen thuộc của Mao Trạch Đông, hỏi: “Một người thuộc phái hữu như Nixon, vốn đại diện cho giới tư bản độc quyền, có được phép đến [Trung Quốc] không?”, Mao Trạch Đông đã trả lời: “Nixon phải 181(47) Ở đây, không loại trừ khả năng Hoa Kì và Trung Quốc nhích lại gần nhau trên cơ sở bài Xô, điều mà chính giới chính trị và giới học giả Liên Xô thường xuyên cáo giác, mặc dù trong Hồi kí của mình, cả Nixon và Kissinger đều lên tieáng phuû nhaän. (48) Do Hoa Kì chưa bao giờ chuẩn bị đủ lực lượng cho “Hai cuộc chiến tranh rưỡi”, việc từ bỏ chủ thuyết này chỉ có nghóa laø Hoa Kì khoâng coøn xem Trung Quoác nhö laø moät phaàn khoâng theå taùch lìa cuûa nguyeân khoái Coäng saûn. 182.

<span class='text_page_counter'>(397)</span> được tiếp đón vì vào lúc này các vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kì phải được giải quyết với Nixon”. Mao Trạch Đông nói thêm rằng sẽ là điều sung sướng, nếu được tiếp chuyện Nixon trong tư cách là khách du lịch, hoặc tổng thống [Dẫn lại theo 62, tr.131].. (1972). b. Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Nixon và Thông cáo chung Thượng Hải. Mặc dù tiến trình xích lại gần giữa hai nước còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại như tính tế nhị của bản thân tiến trình này và hoạt động mở rộng chiến tranh Đông Dương sang Campuchia và Lào của Nixon, hai bên vẫn tìm ra được lối thoát cho vấn đề. Ngày 15.3.1971, bộ Ngoại giao Hoa Kì thông báo bãi bỏ luật giới hạn công dân Hoa Kì sang thăm Trung Quốc. Ngày 6.4, đoàn bóng bàn Mĩ đang dự cuộc thi đấu giải vô địch thế giới với đoàn bóng bàn Trung Quốc ở Nagoya (Nhật) đã bất ngờ nhận được lời mời sang thăm Trung Quốc, cùng với các kí giả Mĩ. Tất nhiên, đây hoàn toàn không đơn thuần là một lời mời thể thao. Biến cố này đi vào lịch sử quan hệ quốc tế dưới tên gọi “Ngoại giao bóng bàn”. Sau đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh và Washington đã diễn ra một cuộc trao đổi thư từ rất khẩn trương, mà kết quả là ngày 8.7.1971, Kissinger bí mật bay từ Pakistan thẳng đến Trung Quốc, sau khi đã đi vòng vo sang một số nước châu Á: Nam Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ nhằm đánh lạc hướng các nhà báo. Từ ngày 9 đến ngày 11-7, Kissinger và Chu Ân Lai đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau trong những vấn đề chính từng khiến mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng. Hai bên cuối cùng đã xác định được ba nguyên tắc làm nền tảng cho chuyeán vieáng thaêm Trung Quoác cuûa Nixon.. – Nguyên tắc thứ nhất: Đài Loan phải được coi như là một bộ phận của Trung Quốc và tương lai chính trị của nó phải do chính người Trung Quốc tự giải quyết lấy. – Nguyên tắc thứ hai: Tương lai của Việt Nam sẽ được giải quyết bởi các bên đang chiến đấu ở Việt Nam sau khi đã thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và triệt thoái hoàn toàn quân đội Mĩ. Nguyên tắc này đã được phản ánh trong đề nghị gần đây nhất mà Nixon gửi cho VNDCCH thoâng qua Kissinger. – Nguyên tắc cuối cùng: Tất cả các cuộc xung đột ở châu Á phải giải quyết bằng biện pháp hoøa bình. Có một sự kiện đáng chú ý là ngày 6.7, Nixon đã đọc một bài diễn văn tại Kansas City, trong đó ông miêu tả “một tương lai do năm đại siêu cường về kinh tế chi phối: Hoa Kì, Tây Âu, Liên Xô, Trung Hoa lục địa và dĩ nhiên cả Nhật Bản nữa ”. Và ý tưởng này không lâu sau đó được thực hiện ngay trong thực tế: ngày 24.10, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết chấp nhận sự gia nhập của CHND Trung Hoa và xóa bỏ tư cách thành viên của Đài Loan. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn được thừa hưởng cả chiếc ghế thường trực vừa bỏ trống của Đài Loan ở HĐBA LHQ. Ngày 30.10.1971, Nixon tuyên bố rằng theo lập trường của Washington “quan hệ cuối cùng của Đài Loan với CHND Trung Hoa phải được giải quyết bằng những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Đài Loan và CHND Trung Hoa”..

<span class='text_page_counter'>(398)</span> Từ ngày 21 đến ngày 28.2.1972, tổng thống Nixon cùng với cố vấn An ninh Henry Kissinger và bộ trưởng Ngoại giao William Rogers sang thăm Trung Quốc. Cuối cuộc viếng thăm, ngày 28.2 tại thành phố Thượng Hải, hai bên đã công bố bản Thông cáo chung. Nhaän xeùt veà vaên kieän naøy, Nixon vieát trong Hoài kí raèng “ Baûn Thoâng caùo noùi leân một cách thành thật những điểm khác nhau về quan điểm của hai bên về các vấn đề chính yếu, chứ không làm giảm. Do đó, bản văn sinh động một cách đáng ngạc nhiên so với một văn kiện ngoại giao” [52, t.425 – 426]. Cũng theo lời Nixon, cách thức soạn thảo như vậy là theo saùng kieán cuûa phía Trung Quoác. Thực vậy, bản thông cáo chung trình bày các quan điểm khác biệt của hai bên về những vấn đề lớn chi phối quan hệ giữa hai nước: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan. – Về vấn đề Việt Nam, Hoa Kì khẳng định lại kế hoạch 8 điểm của mình và của Nam Việt Nam đã được công bố ở Paris ngày 27.1.1972, trong lúc Trung Quốc lặp lại sự ủng hộ đối với đề nghị của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. – Về Triều Tiên, Mĩ tuyên bố duy trì các quan hệ chặt chẽ và sự ủng hộ dành cho Nam Triều Tiên; còn Trung Quốc ủng hộ kế hoạch tái thống nhất đất nước của Bắc Triều Tiên và đòi hỏi bãi bỏ sự hiện diện của LHQ ở Nam Triều Tiên.. – Về Nhật, Mĩ đánh giá cao quan hệ thân hữu với nước này và tuyên bố tiếp tục phát triển những mối dây liên hệ gắn bó sẵn có. Về phần mình, Trung Quốc khẳng định kiên quyết chống lại sự phục hồi và bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật và ủng hộ mạnh mẽ ý muốn của nhân dân Nhật kiến tạo một nước Nhật “độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập”. Bên cạnh đó, Trung Quốc hoàn toàn im lặng về Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật, mà Trung Quốc từ hai thập niên nay vẫn luôn coi như là một liên minh quân sự chống lại mình. – Về Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng nhất cản trở sự bình thường hóa giữa Trung Quốc và Hoa Kì”, rằng chính phủ Bắc Kinh là chính phủ duy nhất hợp pháp của Trung Quốc, còn Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Việc giải phóng Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc: không một nước nào có quyền can thiệp và người Mĩ được yêu cầu rút toàn bộ lực lượng và căn cứ quân sự khỏi đây. Họ kết luận bằng lời tuyên bố rằng: “Chính phủ Trung Quốc kiên quyết chống lại mọi hành động nào nhằm thành lập “một Trung Quốc và một Đài Loan”, “một Trung Quốc và hai chính phủ”, “hai Trung Quốc”,ø “một Đài Loan độc lập”, hay bất cứ lập trường nào cho rằng quy chế của Đài Loan vẫn chưa rõ ràng”. Lập trường của Hoa Kì về vấn đề này là như sau: “Hoa Kì nhìn nhận rằng mọi người Trung Hoa, ở cả hai bên eo biển Đài Loan, đều đã khẳng định rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mĩ không phủ nhận lập trường này. Chính phủ Hoa Kì xác nhận lại.

<span class='text_page_counter'>(399)</span> mối quan tâm của mình đối với việc người Trung Hoa giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan”. Mĩ khẳng định rằng mục tiêu cuối cùng của họ là rút quân khỏi Đài Loan, nhưng không nói rõ thời hạn. Bên cạnh đó, Mĩ tuyên bố đồng ý “giảm dần số quân và căn cứ ở Đài Loan” theo đà giảm bớt căng thẳng trong vùng. Đáng chú ý ở đây là trong cuộc họp báo được tổ chức vào cuối cuộc công du, Kissinger có tuyên bố rằng Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kì - Đài Loan không thay đổi sau chuyến đi của Nixon ở Trung Quốc. Theo lời Nixon, phần quan trọng nhất trong bản Thông cáo chung Thượng Hải là cả hai nước đều “không giành bá quyền trong vùng châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi bên sẽ chống lại nỗ lực của một nước hay một nhóm nước nào đó thiết lập một bá quyền như vậy ”. Và cũng theo chính lời Nixon, tuy nội dung bản Thông cáo không nêu đích danh, nhưng đã hàm ý rõ ràng rằng “cả hai nước chúng tôi chống lại nỗ lực của Liên Xô hay một cường quốc khác nhằm thống trị châu Á” [52, tr.426 – 427]. Về chuyện này, tờ New York Times bình luận: “Quan điểm của Mĩ và Trung Quốc trong mọi vấn đề khác có thể bất đồng với nhau, nhưng trong vấn đề chính yếu này thì lại trùng nhau”. Vài năm sau đó, các chuyên gia Mĩ, khi phát biểu tại các cuộc điều trần trước Quốc hội, có nhấn mạnh rằng thực tiễn của chính sách Trung Quốc trong nửa đầu thập niên 70 đã cho thấy rằng Bắc Kinh đưa ra đề nghị chống bá quyền của Liên Xô “chỉ để nhằm đảm bảo sự ủng hộ của Mĩ” và “lôi kéo nước này lấp đầy những khoảng trống ở châu Á, đặc biệt ở những vùng, mà theo ý Bắc Kinh, ảnh hưởng của Liên Xô tăng lên”.. Nixon và Kissinger đều chia sẻ ý đồ ngăn chặn Liên Xô. Theo lời Kissinger, “nếu Liên Xô làm cho Trung Quốc bị bó tay, tác động của thắng lợi này lên thế cân bằng lực lượng trên thế giới sẽ không kém phần tai hại hơn việc Liên Xô chinh phục được châu Âu. Một khi người ta nhận thấy rõ rằng Hoa Kì không đủ sức chặn đứng một cuộc chiến tranh xâm lược lớn ở châu Á, người Nhật sẽ bắt đầu lánh xa chúng ta. Đứng trước gã khổng lồ Xôviết giờ đã rảnh tay tập trung toàn bộ sức lực vào phương Tây, châu Âu sẽ đánh mất niềm tin và tất cả xu hướng trung lập của nó sẽ lan tỏa nhanh. Đông Nam Á cũng vậy, cũng sẽ ngả theo kẻ mạnh; các lực lượng tiến bộ ở Trung Đông, Nam Á, châu Phi và cả châu Mĩ sẽ chiếm thế thượng phong” [14, tr.426]. Do vậy, Mĩ sẽ phải đương đầu với bất kì cuộc tiến công nào của Liên Xô nhằm vào Trung Quốc và giáo dục nhân dân Hoa Kì hiểu sự cần thieát phaûi baûo veä moät quoác gia coäng saûn naøo bò Lieân Xoâ ñe doïa, duø trong töông lai quoác gia đó có thể trở thành thù địch với Hoa Kì. Riêng đối với Việt Nam DCCH lúc đó đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, việc Trung Quốc bắt tay với Hoa Kì đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt - Trung mà trước đó vẫn còn tốt đẹp. c. Các bước đi tiếp theo. Tuy nhiên, chiến lược của Hoa Kì không hoàn toàn trùng hợp với chiến lược của Trung Quốc. Mĩ không chia sẻ với Trung Quốc ý đồ “đối đầu với Liên Xô một cách toàn diện và không ngớt”. Không giống như Trung Quốc, Hoa Kì có đủ sức mạnh đối phó với vũ.

<span class='text_page_counter'>(400)</span> khí và chặn phá các hoạt động mà họ xem là phiêu lưu của Liên Xô. Hoa Kì còn có phương tiện tranh thủ thời gian để xét xem người Xôviết, khi bị chặn đứng và trong lúc đàm phán, sẽ thay đổi chính sách và lối hành xử ra sao. Nixon và Kissinger không muốn trở thành con bài, mà Bắc Kinh có thể sử dụng để chống lại Liên Xô, và ngược lại cũng không muốn sử dụng bản thân con bài Trung Quốc một cách lộ liễu đến mức có thể làm hỏng các cơ may thúc đẩy đàm phán và hòa dịu với Liên Xô. Mĩ thừa nhận Liên Xô là một siêu cường có những quyền lợi quan trọng và chính đáng (nếu được thực hiện một cách hòa bình) trong những trường hợp có liên quan đến những lợi ích quốc gia của Liên Xô. Trong chính sách của mình đối với Moskva, Washington cam kết tránh xung đột, khuyến khích hòa hoãn và trong chừng mực nhất định muốn mở rộng tiếp xúc và cải thiện quan hệ. Mĩ đưa việc duy trì cán cân quân sự Xô - Mĩ ổn định lên thành mục tiêu cao nhất; nó còn quan trọng hơn nhiều đến lợi ích sống còn của Mĩ so với bất cứ mặt nào của quan hệ Trung-Mĩ, và Washington xem xét sự tiến bộ của công cuộc kiểm soát vũ khí Xô - Mĩ có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định đó. Còn Trung Quốc chỉ đồng ý hoàn toàn với việc tránh xung đột quân sự công khai với Liên Xô. Trong lúc đó, Trung Quốc chống lại hòa hoãn Xô - Mĩ, tố cáo các cố gắng kiểm soát vũ khí của cả hai siêu cường và chỉ trích mọi biểu hiện cải thiện trong quan hệ Xô Mĩ.. Kissinger viết: “Dù điều sau đây đối với chúng ta rất khó thực hiện về mặt chiến thuật, nhưng gần với Moskva lẫn gần với Bắc Kinh sẽ luôn là điều tốt hơn nếu chỉ chọn gần với một bên, trừ trường hợp Liên Xô tấn công Trung Quốc” [14, tr.427]. Như vậy, tuy thống nhất ở mục tiêu ngăn chặn “bá quyền” Xôviết ở châu Á, Trung Quốc và Hoa Kì vẫn khác nhau về quan điểm và cách giải quyết vấn đề. Đang bị cuốn hút vào tiến trình thương thuyết có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và rất phức tạp với Liên Xô về tài giảm các loại vũ khí chiến lược, Chính phủ Nixon không muốn để các ưu tiên về đối ngoại của mình phụ thuộc vào quyền lợi của Trung Quốc. Lúc đầu quan hệ giữa hai nước phát triển khá thuận lợi. Năm 1973, “Cơ quan liên lạc” được đặt tại hai thủ đô. Năm 1974, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng từ 5 triệu (1971) lên khoảng 922 triệu dollars. Mĩ rút quân đóng ở Đài Loan từ 8.000 9.000 xuống còn 4.000. Mùa thu năm 1974, Quốc hội Mĩ hủy bỏ Nghị quyết về Đài Loan năm 1955. Nhưng chẳng lâu sau ở Bắc Kinh người ta phát hiện ra rằng người Mĩ không vội vàng giải quyết những vấn đề tranh cãi quan trọng giữa hai bên. Hóa ra là trong kế hoạch địa - chính trị toàn cầu của Hoa Kì, Trung Quốc chỉ được phó cho vai trò thứ hai, tức chỉ có ích trong trường hợp thế quân bình Xô - Mĩ bị phá vỡ không có lợi cho Washington. Hơn nữa, việc đẩy mạnh các quan hệ chính trị với Trung Quốc đặt ra trước Hoa Kì nhiều điều bất tiện, vì nó đòi hỏi phải nhân nhượng Trung Quốc trong nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước và có ý nghĩa toàn cầu. Những nhân nhượng này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ tác động không ít đến chiến lược đối ngoại của Chính phủ Nixon và sẽ tạo ra không ít.

<span class='text_page_counter'>(401)</span> phản ứng bất lợi từ phía các đồng minh hoặc từ các phe nhóm chính trị - xã hội trong nước. Do vậy, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được Washington tiến hành dần từng bước một, và thường nhằm vào những vấn đề có ý nghĩa bậc hai (như giảm số quân đóng trên đảo Đài Loan, trao đổi khoa học một cách chừng mực, tăng dần giá trị hàng trao đổi...). Như vậy, thay đổi chính trong quan hệ Mĩ -Trung Quốc sau chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Nixon là giờ đây cả hai đều tập trung sự chú ý vào cuộc đấu tranh chống điều mà giới lãnh đạo hai nước gọi là “bá quyền” của Liên Xô ở châu Á. Có thể nói chính vấn đề này đã chi phối toàn bộ quan hệ giữa hai nước cho đến năm 1989, khi tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev thực hiện chuyến viếng thăm thành công đến Trung Quốc và sau khi Việt Nam rút quân tình nguyện khỏi Campuchia vào cuối năm đó. Chính sách của Trung Quốc đối với các nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) gần như hoàn toàn được quyết định bởi mối bận tâm của Trung Quốc đối với “âm mưu bá quyền” của Liên Xô ở châu Á. Và Washington không phải là không biết cách khai thác khía cạnh này để khôi phục vị thế đã bị tổn thương nhiều bởi thất bại nặng nề của người Mĩ ở Việt Nam. d. Thuyết “Ba thế giới” của Trung Quốc và sự điều chỉnh sách lược của Mĩ Không lâu sau chuyến viếng thăm của Nixon, bằng con đường bán chính thức, các viên chức cao cấp của Trung Quốc (trong đó có Chu Ân Lai) khi tiếp các nghị sĩ H. Boggs và G. Ford đã kín đáo để lộ ra rằng họ “không muốn người Mĩ rút toàn bộ khỏi vùng Thái Bình Dương hay bất cứ vùng nào trên thế giới” [53a, 10.7.1972]. Từ đó, Trung Quốc đã thường xuyên lên tiếng về mối hiểm họa nảy sinh từ âm mưu bành trướng và sự hiện diện của Hạm đội Liên Xô ở Thái Bình Dương. Sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc đối với Liên Xô và Mĩ được thể hiện đầy đủ nhất trong thuyết “Ba thế giới” mà phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đã thay mặt Mao Trạch Đông công bố ngày 10.4.1974 tại trụ sở LHQ. Theo Đặng, “trên thế giới ngày nay tồn tại ba thế giới, vừa liên hệ, vừa mâu thuẫn với nhau. Mĩ và Liên Xô là thế giới thứ nhất; các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh và các khu vực khác là thế giới thứ ba; các nước phát triển xen giữa hai thế giới trên là thế giới thứ hai. ...Hai siêu cường quốc là những kẻ bóc lột và áp bức lớn nhất thế giới ngày nay. ...Siêu cường giương lá cờ xã hội chủ nghĩa còn tỏ ra xấu xa hơn về mặt này so với các nước khaùc”. ... Một siêu cường mang nhãn hiệu xã hội chủ nghĩa đã tỏ ra không thua kém về mặt cướp bóc kinh tế theo lối thực dân mới. Mượn danh hợp tác kinh tế và phân công quốc tế trong cái gọi là "Đại gia đình", bằng cách gây sức ép mạnh, họ đã vơ vét được món lãi siêu ngạch, lối làm thiệt người lợi mình đó cũng ít thấy trong các nước đế quốc. ...Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là một nước đang phát triển. Trung Quốc thuộc thế giới thứ ba”. Trong thời gian đó, Hoa Kì tiếp tục tăng mức tín dụng quân sự cho Đài Bắc: 45,2.

<span class='text_page_counter'>(402)</span> trieäu dollars (1973), 60 trieäu (1974), 80 trieäu (1975). Toång soá vuõ khí maø hoï chuyeån giao cho Đài Loan tăng từ 196 triệu dollars (1974) lên 215 triệu (1975) và 293 triệu (1976). Quan hệ mậu dịch giữa Hoa Kì và Đài Loan tiếp tục tăng mạnh.. BẢNG SO SÁNH KHỐI LƯỢNG MẬU DỊCH GIỮA HOA KÌ VỚI TRUNG QUỐC VAØ ĐAØI LOAN TRONG CAÙC NAÊM 1972 - 1976 (Ñôn vò tính: trieäu USD) NAÊM. 1972 1973 1974 1975 1976. Hoa Kì xuaát khaåu sang: Trung Quoác Đài Loan 63,5 689,6 807,0 304,0 135,0. 628 1170 1427 1660 1635. Hoa Kì nhập khẩu từ: Trung Quoác Đài Loan 32,4 64,9 115,0 171,0 222,0. 1370 1889 2257 2162 3298. (Tính theo [61, tr. 80]). Hoa Kì phớt lờ mọi lời phản đối dù rất quyết liệt của Bắc Kinh, mỗi khi Washington có những động thái khiến vị thế quốc tế của Đài Loan tăng lên. Hoa Kì luôn nhấn mạnh rằng việc giải quyết vấn đề Đài Loan cần có một điều kiện chính là thời gian. Lập trường của Hoa Kì đối với Trung Quốc được thể hiện rõ qua việc Bắc Kinh và Washington chỉ thỏa thuận xây dựng nhóm liên lạc giữa hai nước sau chuyến viếng thăm của Nixon, trong lúc quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Hoa Kì vẫn được giữ nguyên ở cấp Đại sứ. Hoa Kì vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự, dù chỉ còn là hình thức, ở eo biển Đài Loan. Rõ ràng là Hoa Kì mưu toan thực hiện chính sách “hai Trung Quốc”. Có nhiều nguyên nhaân khieán Hoa Kì theo ñuoåi chính saùch naøy: – Bắc Kinh không thể hiện rõ ý đồ muốn giải quyết vấn đề Đài Loan bằng con đường hòa bình; – Trung Quốc đã đứng trên lập trường bài Xô khi thiết lập quan hệ với Hoa Kì. Do vậy, Mĩ xét thấy không cần phải tiếp tục nhân nhượng trong vấn đề Đài Loan; – Sự thất bại của Mĩ ở Việt Nam đã làm tăng thêm ý nghĩa chiến lược của Đài Loan đối với việc thực hiện chính sách của Mĩ trong vùng châu Á-Thái Bình Dương; - Đồng minh chính và vững chắc nhất của Mĩ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương chính là Nhật Bản. Trong nỗ lực duy trì và củng cố mối quan hệ này, Đài Loan đóng một vai trò không nhỏ, nếu không muốn nói là ngày càng lớn. Quan hệ giữa hai nước trong các năm 1974 1975 bị tác động trực tiếp bởi các biến cố lớn liên tiếp xảy ra trong lĩnh vực đối ngoại và đối nội của Hoa Kì như vụ Watergate, sự từ chức của Nixon, thất bại của người Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Còn nội tình.

<span class='text_page_counter'>(403)</span> của Trung Quốc trong khoảng thời gian này cũng trải qua những biến cố không có lợi cho việc đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước: Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông bị bệnh nặng, vị thế của Đặng Tiểu Bình trở nên suy yếu, trong lúc phe “tả khuynh” chủ trương đẩy mạnh caùch maïng vaên hoùa laïi ñang thaéng theá. Chính trong bối cảnh phức tạp trên, từ ngày 1 đến ngày 5.12.1975, tổng thống Hoa Kì G. Ford sang thăm Trung Quốc nhằm duy trì quan hệ vốn đã trở nên trì trệ với nước này. G. Ford xem đây là phương tiện quan trọng để gây sức ép lên Liên Xô. Tờ Washington Post đã miêu tả chính xác ý đồ của Mĩ: “Trung Quốc là người trợ lực tốt nhất của Hoa Kì trên trường quốc tế. Bắc Kinh gây ra sự phân liệt của khối cộng sản và bôi nhọ người Nga. Dù có vẻ sáo rỗng, Bắc Kinh đã hoạt động theo hướng tăng cường sự hiện diện của người Mĩ ở Nam Triều Tiên và Nhật Bản, ở Philippines và Thái Lan”. Tờ báo còn đưa ra lời khuyên: “Hoa Kì cần trả một giá gì đó để đảm bảo sự nhích lại gần với Bắc Kinh”. Nhưng đó lại không phải là ý của Washington. Vừa mới kí xong Hiệp ước Helsinki trước đó chưa đầy nửa năm, Washington không muốn làm tổn thương quan hệ Xô - Mĩ. Do vậy, trong tiến trình đàm phán, tuy Bắc Kinh cố gây sức ép lôi cuốn Mĩ hướng đến một quan hệ chặt chẽ hơn trên nền tảng chống Liên Xô, G. Ford vẫn kiên quyết từ chối và hơn thế nữa còn tìm cách duy trì bầu không khí hòa hoãn đã tạo được trong quan hệ với Liên Xô. Trên đường trở về nước sau chuyến viếng thăm Trung Quốc, tổng thống Ford tuyên bố: “Trong lúc phân tích tiến trình hòa dịu  gồm thỏa thuận 4 bên về vấn đề [Tây] Berlin năm 1971, các hiệp ước hạn chế vũ khí trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về vấn đề này ở giai đoạn một, các hiệp ước hạn chế ở mức độ nhất định việc phát triển tiềm năng hạt nhân..., và trong lúc phân tích những ưu biệt mà Hiệp ước Vladivostok kí năm 1974 có thể mang lại, tôi đi đến kết luận rằng chúng ta cần tiếp tục những nỗ lực của chúng ta thay vì từ bỏ chúng”. Người đứng đầu chính phủ Hoa Kì nhấn mạnh: “Chúng ta phải thừa nhận rằng có những bất đồng sâu sắc về tư tưởng giữa Hoa Kì và Liên Xô. Chúng ta phải hiểu rằng giống như chúng ta, Liên Xô cũng là cường quốc vĩ đại trong lĩnh vực hạt nhân và công nghiệp. Mỗi khi phát sinh sự việc liên quan đến hai cường quốc vĩ đại có ảnh hưởng to lớn như bậy, thì tốt nhất là hai nước cần làm việc chung với nhau nhằm làm giảm căng thẳng trên cơ sở quan hệ toàn cầu. Từ chối quan hệ cộng tác này và quay về thời “Chiến tranh Lạnh”, theo tôi là bước đi hoàn toàn không khôn ngoan đối với cả người Mĩ chúng ta, cũng như đối với cả thế giới” [Dẫn lại theo 62, tr.162 – 163].. Về vấn đề Đài Loan, Mĩ lặp lại chủ trương giải quyết bằng con đường hòa bình và vào thời điểm thích hợp đối với Hoa Kì, trong lúc Bắc Kinh gợi ý nên đi theo giải pháp của Tokyo (nghĩa là cắt đứt quan hệ ngoại giao, nhưng vẫn giữ các liên lạc thương mại – kinh tế, khoa hoïc vaø vaên hoïc). Keát quaû cuûa chuyeán ñi laø khoâng coù baûn thoâng caùo chung. Hai beân chæ khaúng ñònh laïi nội dung bản Thông cáo Thượng Hải. Nhưng ngày 7.12 trên đường từ Trung Quốc trở về, Ford đã dừng lại ở Hawaii để công bố “chủ thuyết Thái Bình Dương” của mình, mà theo tin của giới báo chí, nội dung đã nhận được sự đồng tình của giới lãnh đạo Trung Quốc. Thậm chí, các nhà báo còn coi bài diễn văn của Ford chính là một bản thông cáo chung giữa Trung Quoác vaø Hoa Kì..

<span class='text_page_counter'>(404)</span> Trước hết, Ford tuyên bố rằng ở Trung Quốc, cũng như ở những nước khác (Indonesia và Philippines), mà ông đã ghé thăm cách đó không lâu, “đều tiếp tục ủng hộ vai trò lãnh đạo kiên định và có trách nhiệm của Hoa Kì”. Trong chuyện này, sức mạnh quân sự của Hoa Kì được ông xem là “nền tảng cho cán cân lực lượng ổn định ở vùng Thái Bình Döông”. Điều thứ hai tái khẳng định quan hệ Nhật – Mĩ là “cơ sở chiến lược” của Mĩ ở Thái Bình Dương và cần phát triển mối quan hệ “đồng hành bình đẳng” với Nhật. Điều thứ ba là Mĩ cần “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” và nỗ lực “tăng cường mối liên hệ với quốc gia vĩ đại này, bao gồm 1/4 nhân loại”. Điều thứ tư, Mĩ tiếp tục “mối quan tâm đến sự ổn định và an ninh ở Đông Nam Á”. Điều thứ năm kêu gọi giải quyết bằng con đường đường thương lượng hòa bình các cuộc xung đột ở vùng Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Triều Tiên, vốn chiếm vị trí nổi bật trong chính sách của Mĩ đối với vùng châu Á - Thái Bình Dương, sau thất bại của người Mĩ ở Đông Dương. Đi đôi với điều sáu, điều này nhấn mạnh “sự cần thiết kiến tạo ở châu Á một cơ cấu cộng tác kinh tế, phản ánh nỗ lực của tất cả các dân tộc trong vùng này ”. 3. Từ năm 1977 trở về sau a. Chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ Carter (1977-1980). Trong năm vận động tranh cử tổng thống năm 1976, đảng Cộng hòa đã trả giá cho 8 năm cầm quyền với những khó khăn về đối nội và đối ngoại chồng chất  vụ tai tiếng Watergate, khủng hoảng kinh tế, hội chứng Việt Nam, địa vị của Hoa Kì trên trường thế giới bị sút giảm. Jimmy Carter, ứng viên Đảng Dân chủ, đã đắc cử tổng thống. Là một người theo chủ nghĩa tự do, ông đã chọn Cyrus Vance, một người đồng xu hướng tư tưởng làm bộ trưởng Ngoại giao, nhưng ông cũng đã nhượng bộ cánh bảo thủ khi cử Zbigniew Brzezinski laøm coá vaán an ninh. Trong quan hệ với Bắc Kinh, Chính phủ Carter đã tiếp tục đường lối của đảng Cộng hòa là cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Trong năm 1977, Washington đã soạn thảo nhiều kế hoạch phục vụ cho đường lối này. Có thể quy thành năm phương án sau: (1) Theo cách làm của Nhật Bản (đặt đại sứ quán ở Bắc Kinh, “nhóm liên lạc” ở Đài Bắc); (2) Thay Hiệp ước An ninh hỗ tương bằng lời tuyên bố đơn phương của Washington về việc ủng hộ chế độ Đài Bắc; (3) Chính phủ Mĩ hay các hãng tư nhân vẫn được tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, sau khi đảo này trở thành một tỉnh của Trung Quốc; (4) Biến Đài Loan thành một thứ Hồng Kông; (5) Bắc Kinh công khai tuyên bố từ bỏ việc dùng vũ lực chống Đài Loan. Cũng trong năm 1977, Đặng Tiểu Bình chính thức trở lại cầm quyền qua Đại hội IX đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại Đại hội và kì họp Quốc hội tháng 2 và tháng 3.1978, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời mời Hoa Kì tham gia mặt trận chung chống Liên Xô, mà ông đã đề caäp khoâng chuùt quanh co hoài thaùng 10.1977..

<span class='text_page_counter'>(405)</span> Trong năm 1978, đã diễn ra hai biến cố đẩy Trung Quốc và Hoa Kì nhích lại gần nhau trên cơ sở chống Liên Xô. Phương Tây phát hiện Liên Xô bí mật triển khai từ năm 1976 tên lửa SS-20 mang 3 đầu đạn có thể bắn tới bất kì trung tâm chiến lược nào của Tây Âu. Chính quyền Carter quyết định tăng cường quan hệ với Trung Quốc vì “tầm quan trọng tối cao” của nó. Cố vấn An ninh quốc gia Z. Brzezinski bắt đầu đề cập đến sự cần thiết sử dụng “con bài Trung Quốc” nhằm gây sức ép lên Liên Xô. Tháng 5.1978, Brzezinski được phái sang Trung Quốc. Hai bên đã đưa ra những lời kêu gọi ồn ào về một chính sách chung chống Liên Xô, không phát triển quan hệ với Việt Nam và tỏ thái độ thù địch với Cuba. Giữa lúc đó, quan hệ Trung Quốc  Việt Nam xấu đi nhanh chóng. Không thành công trong nỗ lực lôi kéo Việt Nam vào mặt trận chung chống Liên Xô, Trung Quốc tăng cường dùng vấn đề Campuchia để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng quan hệ Việt Nam với Liên Xô lại được nâng cao thêm bằng việc kí Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước ngày 3.11.1978, kèm với một lời cảnh báo của tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô L. L. Brezhnev, dành cho “những ai tìm cách làm cho tình hình thêm căng thẳng, chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa”, rằng “Hiệp ước đã trở thành một thực tế chính trị. Và dù muốn hay không, người ta cũng phải tính đến Hiệp ước này” [53a, 4.11.1978]. Tác dụng của lời cảnh báo trên được nhận thấy thật nhanh. Ngày 16.12.1978, Hoa Kì và Trung Quốc ra Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ từ ngày 1.1.1979. Washington thừa nhận Chính phủ Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, hủy bỏ Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kì - Đài Loan từ ngày 1.1.1980 và rút toàn bộ quân lính đóng ở Đài Loan về nước, nhưng giữ lại cho mình quyền có những mối quan hệ văn hóa, thương mại, khoa học và những quan hệ không chính thức khác với nhân dân Đài Loan. Về phần mình, Trung Quốc đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ không dùng vũ lực cưỡng chiếm Đài Loan, dù không thuận coi đây là cam kết chính thức (183). Thông cáo chung còn nói rõ rằng “hai bên đã phân tích tình hình thế giới và nhận thấy rằng trong nhiều lĩnh vực, hai bên có những quyền lợi chung và cùng những quan điểm giống nhau” [53a, 3.2.1979]. Nội dung cốt lõi của Thông cáo chung nằm ở lập trường thống nhất của cả hai bên về sự cần thiết chống trả “bá quyền thế giới” (chỉ Liên Xô) lẫn “bá quyền khu vực” (chỉ Vieät Nam). Vậy là trong bầu không khí căng thẳng trở lại của quan hệ Đông - Tây, Hoa Kì đã quyết định bắt tay với Trung Quốc chống Liên Xô. Quan hệ giữa hai nước được nâng thêm một bước bằng chuyến viếng thăm Hoa Kì 183() Giới lãnh đạo Trung Quốc trong khoảng thời gian này có bộc lộ một lập trường mềm dẻo đối với vấn. đề Đài Loan. Đặng Tiểu Bình tuyên bố việc giải quyết vấn đề này có thể kéo dài 10, 100 hay thậm chí cả 1.000 năm. Các tài liệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản cho rằng phải mất vài thế hệ nữa mới thống nhất được Đài Loan, rằng trong suốt thời gian này, Bắc Kinh sẽ cho phép Đài Loan được duy trì một chế độ kinh tế và chính trị riêng. Đây là sự khởi đầu của quan điểm " một đất nước, hai chế độ" xuất hiện sau naøy..

<span class='text_page_counter'>(406)</span> của Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình kéo dài từ ngày 29.1 đến ngày 5.2.1979. Hai bên thỏa thuận về chế độ tham khảo ý kiến lẫn nhau về các vấn đề quốc tế, kể cả trao đổi tin tức về các cuộc đàm phán với Liên Xô, phối hợp lập trường ở LHQ, trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh quốc phòng... Sau chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, thỏa thuận này được thực hiện đều đặn ở cấp bộ trưởng và thứ trưởng Ngoại giao. Kết quả chính trong lĩnh vực kinh tế là một loạt hiệp ước song phương và cả một hệ thống tư vấn cấp bộ và cấp cơ quan. Cấp độ cộng tác khoa học-kĩ thuật giữa hai bên được nâng lên hàng quốc gia (trước 1979, quan hệ cộng tác này được thực hiện từ phía Hoa Kì bởi các trường đại học hay tổ chức phi chính phủ). Chính phủ Carter đã kí hàng loạt thỏa ước cộng tác với Trung Quốc trong các ngành như vật líù năng lượng cao, kĩ thuật hàng khoâng, thuyû ñieän, y hoïc... Trong thời gian ở thăm Hoa Kì, Đặng Tiểu Bình đã lặp lại lời kêu gọi thành lập “mặt trận quốc tế” bao gồm Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật và Tây Âu để “chế ngự Liên Xô”. Trong hai naêm coøn laïi cuûa Chính quyeàn Carter, quan heä Trung-Mó phaùt trieån raát nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực. Giá trị hàng trao đổi hai chiều giữa hai nước tăng từ 1.142 trieäu dollars (1978) leân 2.309 trieäu (1979) vaø 4.900 trieäu (1980)[58, tr.332]. Dưới tác động của tình trạng căng thẳng trong quan hệ Đông-Tây, Hoa Kì không ngần ngại mở rộng quan hệ cộng tác với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Trong cuộc đàm phán diễn ra ở Bắc Kinh tháng 1.1980, nghĩa là ngay sau khi quân đội Liên Xô can thiệp vào Afghanistan, bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown thông báo cho phía Trung Quốc rằng Hoa Kì sẵn sàng chuyển “những hình thức cộng tác từ thụ động sang tích cực trong lĩnh vực an ninh”, gồm cả “các hoạt động bổ sung lẫn nhau” và “song hành” cả trong lĩnh vực quốc phòng lẫn trong lĩnh vực ngoại giao [58, tr.333]. Trung Quốc sẽ được Hoa Kì bán cho những trang thiết bị hiện đại dùng được cả cho mục đích quân sự lẫn dân sự. b. Quan hệ Hoa Kì - Trung Quốc trong những năm 1980 Năm 1981, Ronald Reagan trở thành tổng thống Hoa Kì. Là một nhà hoạt động chính trị trưởng thành trong làn sóng chống cộng McCarthy của thập niên 50, Reagan nhìn “nhân tố Trung Quốc” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì có phần dè dặt hơn người tiền nhiệm. Thái độ này được phản ánh qua chính sách của Washington đối với Đài Loan. Chính quyền Reagan khẳng định lại quyết tâm tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho quân đội Đài Loan, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Sau một thời gian đàm phán, ngày 17.8.1982, Hoa Kì và Trung Quốc đã kí Thông cáo chung, theo đó Hoa Kì hứa hẹn ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, sau khi đảo này được thống nhất với Trung Quốc một cách hòa bình trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Bắc Kinh và Chính phủ Đài Bắc. Lời hứa này có nghĩa là trong lúc chờ đợi viễn cảnh vừa đề cập trở thành hiện thực, Chính phủ Reagan vẫn sẽ duy trì các quan hệ quân sự với Đài Loan. Thực vậy, ngay sau Thông cáo chung, Washington tiếp tục bán kĩ thuật quân sự cho.

<span class='text_page_counter'>(407)</span> Đài Loan trị giá 60 triệu dollars, cung cấp 60 chiến đấu cơ F-104 “Starfighter”, kéo dài việc chuyển giao công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-105E, và năm 1983 viện trợ quân sự cho Đài Loan 97 triệu dollars. Hiểu rằng Hoa Kì chưa thể và cũng chưa muốn bỏ rơi hẳn Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu tìm cách xa lánh dần kế hoạch thiết lập trục Bắc Kinh - Washington - Tokyo chống Liên Xô. Diễn ra trong tháng 9.1982, Đại hội XII đảng Cộng sản Trung Quốc không còn đánh giá Liên Xô là “mối nguy hiểm chính”. Đặng Tiểu Bình sau đó xác định rõ Đài Loan là “trở ngại lớn” trên bước đường bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kì. Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Ngoại giao G. Schulz kéo dài từ ngày 2 đến ngày 5.2.1983 không làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh, dù Hoa Kì có tăng cường bán cho Trung Quoác caùc maët haøng kó thuaät cao vaø moät soá vuõ khí(184). c. Những động thái hòa dịu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Song song đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh cố làm yên lòng nhân dân Đài Loan nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Mĩ ở đây. Tháng 10.1984, giữa lúc đang diễn ra các cuộc đàm phaùn veà vieäc Anh trao traû Hoàng Koâng laïi cho Trung Quoác, Ñaëng Tieåu Bình tuyeân boá: “Coù hai phương pháp giải quyết vấn đề Đài Loan và Hồng Kông: hòa bình và không hòa bình. Phương pháp giải quyết vấn đề bằng vũ lực không phải là tốt nhất. Vậy có thể giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình không? Để làm được việc này, cần xem xét một cách toàn diện lịch sử và tình hình thực tại ở Hồng Kông và Đài Loan. Không thể thay đổi chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Trung Quốc, và trong tương lai cũng vậy. Nhưng nếu không đảm bảo sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Hông Kông và Đài Loan, thì cũng không thể duy trì sự ổn định và cảnh thịnh vượng ở đó, và việc giải quyết hòa bình vấn đề cũng không làm được nốt”. Đó chính là công thức “một quốc gia - hai chế độ ”, theo đó Đài Loan có thể duy trì chế độ tư bản của mình và cả lực lượng vũ trang nữa trong một thời hạn khá dài: “Mười lăm năm là quá ít. Năm mươi năm đi!” (Lời của Đặng Tiểu Bình công bố trên tờ Nhaân daân Nhaät baùo soá ra ngaøy 29.10.1984) [5, tr.229 – 230]. Tuy những hứa hẹn trên không hấp dẫn được tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc, ban lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cảm thấy yên lòng vì Tưởng Kinh Quốc “đã chống lại nền độc lập của Đài Loan và ủng hộ việc tái thống nhất đất nước ” (điện phân ưu gởi Đài Bắc năm 1988 nhân cái chết của Tưởng Kinh Quốc). Năm 1989, đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) được thành lập năm 1986 giành được 22 ghế ở Quốc hội Đài Loan. Một số đại biểu của Đảng này đã ra lời kêu gọi Đài Loan tuyên bố thành lập một nước riêng, tách hẳn khỏi Trung Quốc. Diễn biến này gây lo ngại cho Bắc Kinh, nhưng cũng chẳng làm Chính quyền Đài Bắc thích thú, vì đường lối này hẳn sẽ dọn đường cho một hành động quân sự của Bắc Kinh. Nhưng thật khó đặt trọn vẹn niềm tin vào công thức “một quốc gia - hai chế độ”. Trong lúc chờ đợi xem Trung Quốc xử sự như 184() Ngày 4.6.1989, tại Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra cuộc thảm. sát các sinh viên đang đấu tranh đòi đẩy mạnh các cải cách dân chủ. Sau biến cố này, Hoa Kì và các nước Tây Âu đã thi hành chính sách cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc..

<span class='text_page_counter'>(408)</span> thế nào với Hồng Kông sau tháng 7.1997, chính quyền Đài Loan theo đuổi chính sách giảm dần những giới hạn trong quan hệ với CHND Trung Hoa. Từ năm1987  1988, dân Đài Loan được phép viếng thăm Hoa lục. Quan hệ buôn bán không chính thức qua ngả Hồng Kông tăng lên, còn vốn đầu tư của tư nhân Đài Loan vào Hoa Lục đến cuối năm 1990 đã đạt con số 4 tỉ dollars. Năm 1991, tổng thống Lý Đăng Huy bãi bỏ “thời kì động viên tiêu diệt cuộc nổi loạn của cộng sản”. Hành động này mặc nhiên công nhận quyền kiểm soát của Bắc Kinh ở Hoa Lục. Về phần mình, CHND Trung Hoa cũng có nhiều cử chỉ thiện chí, như ngừng công việc tuyên truyền qua eo biển, tiếp đón Hội trao đổi qua eo biển Đài Loan tháng 4.1991; nhưng vẫn cự tuyệt đề nghị thống nhất trên cơ sở dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trường tự do, và tiến hành đàm phán với Đài Loan theo thủ tục của hai chính phủ độc laäp. Mặc dù vậy, giữa hai bên vẫn diễn ra các cuộc đàm phán không chính thức. Có điều là do Bắc Kinh vẫn chưa chính thức từ bỏ con đường thống nhất bằng bạo lực, Đài Loan vẫn tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình bằng cách mua thêm vũ khí, chủ yếu là của Mĩ. Đây là nguyên nhân thỉnh thoảng gây ra các cơn sóng gió trong quan hệ giữa hai beân..

<span class='text_page_counter'>(409)</span> KEÁT LUAÄN Trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, Đông Á cũng không thể thoát khỏi số phận mà châu Âu và những khu vực khác trên Trái Đất phải nếm trải, nghĩa là quan hệ giữa các nước trong vùng cũng bị giằng xé bởi cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kì. Tất cả các nước trong vùng đã phải chọn đứng về một bên, kể cả Trung Quốc sau một thời gian nỗ lực tự xác lập cho mình một vị thế đối ngoại riêng biệt. Vào nửa sau thập niên 80, khi quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô tiến triển theo hướng đối thoại và hòa giải, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Á đã bớt dần căng thẳng. Các nước đã đẩy mạnh quan hệ thương mại và văn hóa, và thậm chí mở cửa để tiếp nhận vốn đầu tư của những nước đối tác từng một thời thù địch. Chính xu thế kể trên đã góp phần không nhỏ vào việc định ra phương hướng giải quyeát oân hoøa soá phaän cuûa Hoàng Koâng vaø Ma Cao. Tuy nhiên, không phải tất cả những di hại của thời Chiến tranh lạnh đã được khắc phục hết. Đáng chú ý hơn cả là vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đài Loan, mà cho đến ngày nay vẫn còn là những điểm nóng trong vùng. Một di hại của thời Chiến tranh lạnh là trong vùng Đông Á không hề xuất hiện một tổ chức đa phương nào về kinh tế, tài chính, chính trị hay văn hóa. Trong lúc tiến trình nhất thể hóa vẫn chưa xâm nhập vào vùng này, sự thiết lập các quan hệ hợp tác song phương dễ bị nước thứ ba xem xét bằng cặp mắt nghi kị. Tuy nhiên, đang làm chủ nhiều nền kinh tế thuộc vào hàng đầu thế giới, như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, và trong bối cảnh nhân loại đang bước vào thời đại toàn cầu hóa, những người lãnh đạo ở các nước trong vùng hẳn đang và sẽ nhận ra rằng giải quyết mâu thuẫn giữa họ bằng xung đột vũ trang hay để quan hệ quốc tế trong vùng quay trở về tình trạng căng thẳng của thời Chiến tranh lạnh sẽ chẳng có lợi cho beân naøo vaø cuõng chaúng theå mang laïi keát quaû laâu beàn. Cùng với những vùng khác trên Trái Đất, các nước Đông Á sẽ tiếp tục tiến trình đối.

<span class='text_page_counter'>(410)</span> thoại và hợp tác như hiện nay.. BẢNG NIÊN BIỂU CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG. 1945 4  11.2 Hội nghị Thượng đỉnh Yalta với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt, chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô L. Stalin và thủ tướng Anh W. Churchill 6.2. Quaân Mó giaûi phoùng Manila. 17.2 Quân Mĩ bắt đầu đổ bộ lên đảo Iwo-Jima. Trận chiến giành đảo kết thúc ngày 16.3 9.3. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. 8.5 vaø 9.5. Đức Quốc xã đầu hàng quân Đồng Minh. 26.6 Hiến chương Tổ chức Liên Hiệp Quốc được 51 quốc gia kí tại Hội nghị San Francisco 17.7  2.8 Hội nghị Thượng đỉnh Potsdam với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì H. Truman, chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô L. Stalin và thủ tướng Anh W. Churchill (từ ngày 27.7, thủ tướng tân cử Clement Attlee). 26.7 Tuyên cáo Potsdam mang chữ kí của tổng thống Hoa Kì, thủ tướng Anh và Tưởng Giới Thạch 6.8. Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản). 8.8. Liên Xô tuyên chiến với Nhật. 9.8. Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản). 14.8 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng 14.8 Hiệp ước Xô – Trung được kí kết ở Moskva 2.9. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập. 10.10 Hiệp định Song Thập giữa QDĐ và ĐCS được kí ở Trùng Khánh 16 – 26.12 Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường ở Moskva ra các quyết định liên quan đến ñöôøng loẫi giại quyeât caùc vaân ñeă Nhaôt Bạn, Trung Quoâc vaø Trieău Tieđn..

<span class='text_page_counter'>(411)</span> 1946 10 – 31.1. Hội nghị Hiệp thương Chính trị giữa ĐCS và QDĐ diễn ra ở Trùng Khánh. 3.5 Tòa án xét xử tội phạm chiến tranh Nhật diễn ra ở Tokyo (kéo dài đến ngày 12.11.1948 ) 1.7. Nội chiến bắt đầu ở Trung Quốc.. 3.11 Hiến pháp cho nước Nhật thời hậu chiến được công bố. Hiến pháp này có hiệu lực từ ngày 3.5.1947 19.12 Chieán tranh Vieät  Phaùp buøng noå. 1947 12.4 Roosevelt Hoa Kì Truman coâng boá chuû thuyeát mang teân oâng. 10.10 Đại Hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về vấn đề Triều Tiên 1948 10.5. Bầu cử Quốc hội diễn ra ở Nam Triều Tiên. 12.7. Hàn Quốc được thành lập với tổng thống là Lý Thừa Vãn. 25.8. Bầu cử Quốc hội diễn ra ở Bắc Triều Tiên. 9.9 Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên được tuyên bố thành lập với chính phủ do Kim Il Sun (Kim Nhật Thành) cầm đầu. 19.9 12.11 baûn aùn. Hoa Kì khởi sự rút quân khỏi Nam Triều Tiên Tòa án quân sự xét xử tội phạm chiến tranh diễn ra ở Tokyo tuyên bố. 12.12 Đại Hội đồng LHQ công nhận chính phủ Seoul là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Triều Tiên. 1949 22.1. Quân đội giải phóng Trung Quốc tiến vào Bắc Bình (Bắc Kinh).. 23.4. Quân đội giải phóng Trung Quốc tiến vào Nam Kinh.. 29.6. Hoa Kì hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Triều Tiên. 1.10 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập với chủ tịch nước là Mao Trạch Đông 5.12. Quốc Dân Đảng rút chạy ra đảo Đài Loan..

<span class='text_page_counter'>(412)</span> 1950 14.2. Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác và hỗ tương Xô – Trung được kí ở Moskva.. 25.6 Quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tấn công ồ ạt xuống mieàn Nam. Chieán tranh Trieàu Tieân buøng noå. 27.6 HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết về việc giúp đỡ Hàn Quốc đẩy lui cuộc tiến công quân sự của CHDCND Triều Tiên 27.6. Tổng thống Hoa Kì Truman ra lệnh cho các lực lượng không quân và hải quân ủng hộ Nam Triều Tiên và bảo vệ Đài Loan.. 28.6. Quaân Baéc Trieàu Tieân chieám Seoul. 4.7. HĐBA LHQ ra Nghị quyết thành lập Bộ chỉ huy của LHQ ở Triều. Tieân. 15.9. Quân đội Mĩ đổ bộ lên bãi biển Inchon.. 25.9. Quân đội Mĩ chiếm lại Seoul. 2.10. Quân đội Mĩ vượt vĩ tuyến 38. 16.10. Quân đội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện bên trong lãnh thổ Triều Tiên.. 19.10. Quân đội Mĩ chiếm Pyongyang. 26.10. Quân đội Mĩ tiến đến sát biên giới Trung – Triều.. 27.11. Quân đội Trung Quốc đẩy lui quân Mĩ. 5.12 26.12. Quân đội Trung Quốc chiếm lại Pyongyang Quân đội Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38. 1951 4.1. Quaân Trung Quoác chieám Seoul. 21.1. Quaân Mó phaûn coâng giaønh laïi Seoul. 31.3. Quân Mĩ đẩy lui quân Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38. 10 – 26.7. Cuộc đàm phán về đình chiến ở Triều Tiên diễn ra ở Kaesong. 8.9. Hòa ước với Nhật được kí ở San Francisco. 10.10 Cuộc đàm phán về đình chiến ở Triều Tiên được dời về Pan Mun Jom (Baøn Moân Ñieám) 27.11. Các bên lâm chiến đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Triều Tiên.

<span class='text_page_counter'>(413)</span> 1952 27.4 15.9.. Chính phủ Nhật Bản kí Hòa ước với chính quyền Đài Loan Liên Xô kí hiệp định trao trả đường sắt ở Mãn Châu cho Trung Quốc.. 1953 20.1. D. eisenhower trở thành tổng thống Hoa Kì.. 5.3. Lãnh thổ Liên Xô I. Stalin từ trần. 27.7. Hiệp ước Đình chiến được kí ở Pan Mun Jom (Bàn Môn Điếm). 1.10. Chính phủ Hoa Kì và chính phủ Seoul kí Hiệp ước Phòng thủ chung.. 1954 8.3 26.4  15.6. Mĩ và Nhật kí Hiệp ước hỗ tương mới Hội nghị Geneva về vấn đề Triều Tiên diễn ra không thành công.. 7.5. Chiến thắng của Việt Nam ở Điện Biên Phủ. 20.7. Hiệp định đình chiến ở Đông dương được kí ở Geneva. 2.9. Trung Quốc tấn công đảo Kim Môn. 12.10 2.12. Nhà lãnh đạo Liên Xô N. Khrushev viếng thăm Trung Quốc Hoa Kì và Đài Loan kí Hiệp ước Phòng thủ chung. 1955 22.5 11.10. Các hoạt động chiến sự ở eo biển Đài Loan chấm dứt Liên Xô rút khỏi cảng Lữ Thuận. 1956 19.10 Liên Xô và Nhật kí thỏa ước ở Moskva chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước 18.12. Nhật gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc. 1957 15.10 Thỏa ước hạt nhân bí mật giữa Liên Xô và Trung Quốc, theo đó Moskva hứa trợ giúp Bắc Kinh về kỹ thuật hạt nhân quân sự. 1958.

<span class='text_page_counter'>(414)</span> 9.5. Trung Quốc cắt đứt quan hệ thương mại và văn hóa với Nhật. 31.7  3.8 Cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Xôviết Nikita Khrushev và chủ tịch Mao Trạch Đông diễn ra ở Bắc Kinh 23.8. Trung Quốc bắt đầu pháo kích ồ ạt đảo Kim Môn và đảo Mã Tổ.. 23.10 Sau chuyến viếng thăm Đài Loan của Fovter Dulles, Tưởng Giới Thạch từ bỏ nỗ lực chiếm Hoa Lục bằng vũ lực. 1959 1.10 Khi đến Bắc Kinh tham dự lễ 10 năm thành lập CHDNND Trung Hoa, N. Khrushev đã lên tiếng bái bác lập luận của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về tính tất yếu của cuộc xung đột quốc tế giữa chủ nghĩa tư bản và chuû nghóa coäng saûn. 15.6. Liên Xô từ bỏ thỏa ứơc hạt nhân bí mật đã kí với Trung Quốc. 1960 19.1. Hiệp ước Cộng tác và An ninh hỗ tương Mĩ – Nhật được kí ở Tokyo. 16.6 Toång thoáng D. Eisenhower huûy boû, theo yeâu caàu cuûa chính phuû Tokyo, chuyến viếng thăm Nhật do những cuộc biểu tình chống Mĩ đang diễn ra ở Tokyo. 16.7. Liên Xô rút về nước các chuyên gia hạt nhân đang công tác ở Trung Quốc.. 1961 Từ 3.12.1961 đến 13.3.1962. Các cuộc đụng độ vũ trang trên biên giới Ấn  Trung. 1962 20.10 Trung Quốc tiến công các vị trị của Ấn Độ trong khu vực phía Đông và Tây ở biên giới hai nước 20.11 Lực lượng quân sự của Trung Quốc được lệnh lui quân khỏi vùng đã xâm nhập ở biên giới Ấn – Trung 22  28.10. Khủng hoảng tên lửa ở Cuba. 1963 2.3. Hiệp ước về biên giới Trung Quốc – Pakistan được kí ở Bắc Kinh..

<span class='text_page_counter'>(415)</span> 8.3 Tờ Nhân dân của Trung Quốc bắt đầu công kích tính bất hợp pháp của các hiệp ước được kí giữa chế độ sa hoàng và Trung Quốc 15.6. Bắc Kinh công bố bức thư 25 điểm lên án chủ nghĩa xét lại Xôviết.. 5 – 20.7. Những cuộc đàm phán Xô – Trung không mang lại kết quả. Ngày 14.7, tờ Pravda công bố bức thư trả lời của giới lãnh đạo Xô viết.. 22.11. Toång thoáng Hoa Kì John Kennedy bò aùm saùt cheát. Phoù toång thoáng Lyndon Johnson leân thay.. 1964 27.1. Cộng hòa Pháp chính thức công nhận chế độ CHND Trung Hoa.. 10.2. Đài Bắc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp.. 20.7 Mao Trạch Đông công bố những vùng đất của Trung Quốc mà chính phuû Bắc Kinh cho là đã bị Liên Xô chiếm đoạt một cách bất hợp pháp. 2 – 5.8. Sự kiện vịnh Bắc Bộ. 15.10. N. Khrushev bị tước mọi chức vụ đảng và nhà nước. 16.10. Trung Quốc thử nghiệm thành công bom A. 1966 16.5. Đạïi cách mạng văn hóa khởi sự ở Trung Quốc. 1967 17.6. Trung Quốc thử nghiệm thành công bom H. 1968 23.1 Taøøu tuaàn duyeân Pueblo cuûa Hoa Kì bò haûi quaân CHDCND Trieàu Tieân baét. 31.1. Cuộc tổng tiến công của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam. 23.12 Các thủy thủ của tàu Pueblo của Hoa Kì được CHDCND Triều Tiên thả. 1969 10.1. Richard Nixon trở thành tổng thống Hoa Kì.. 2.3. Cuộc đụng đột vũ trang Xô – Trung trên sông Ussruri. 11.9 Thủ tướng Liên Xô A. Kossygin và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gặp nhau ở Bắc Kinh 20.10 Hội đàm Xô  Trung về tranh chấp biên giới diễn ra ở Bắc Kinh.

<span class='text_page_counter'>(416)</span> 19  21.11 Hội đàm giữa tổng thống Hoa Kì R. Nixon và thủ tướng Nhật Sato diễn ra ở Washington. Hai bên đồng ý Hoa Kì sẽ hoàn trả Okinawa cho Nhật Bản vào năm 1972 1970 3.1. Nhật kí Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. 1971 14.4 Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tiếp đoàn thể thao bóng bàn đến từ Hoa Kì 17.6 Hoa Kì và Nhật kí Hiệp định, tho eđó Nhật sẽ thu hồøi quần đảo Ryukyu vaøo naêm 1972 25.10 CHDCND Trung Hoa được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc, thay Đài Loan. 1972 23.1 Cuộc đàm phán Nhật – xô được khởi động trở lại sau khi bị ngưng từ năm 1967, khi Liên Xô từ chối thảo luận vấn đề quần đảo Kuril. 21  27.2. Toång thoáng Hoa Kì R. Nixon vieáng thaêm Trung Quoác.. 14.5. Hoa Kì trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật. 22  30.5. Toång thoáng Hoa Kì R. Nixon vieáng thaêm Lieân Xoâ.. 25  29.9 Toång thoáng Nhaät Baûn Tanaka vieáng thaêm Trung Quoác. Ngaøy 29.9, Trung Quoác vaø Nhaät ra Thoâng caùo chung thieát laäp quan heä ngoại giao giữa hai nước và kí Hiệp định hoà bình và hữu nghị. 1973 20.1 R. Nixon tuyên thệ nhậm chức nhiệm kì II tổng thống Hoa Kì 27.1 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí ở Paris 1974 20.1 8.8. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa R. Nixon từ chức tổng thống Hoa Kì Phoù toång thoáng G. Ford leân thay.. 1975 30.4. Chiến tranh Việt Nam – Hoa Kì kết thúc bằng thắng lợi của Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(417)</span> 1976 9.9. Mao Trạch Đông  chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc  qua đời. 1977 20.1. Jimmy Carter trở thành tổng thống thứ 39 của Hoa Kì.. 23.7. Đặng Tiểu Bình được phục hồi các chức vụ cũ.. 1978 12.8. Trung Quốc và Nhật kí Hòa ước ở Bắc Kinh.. 16.12 Trung Quốc và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao 1979 7.1. Chính phủ PolPot của Campuchia dân chủ bị lật đổ. Chính phủ HengSamrin được thành lập.. 17.2. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. 26.10 Toång thoáng Pak Chung-hee cuûa Haøn Quoác bò aùm saùt cheát. 27.12 Quân đội Liên Xô xâm nhập lãnh thổ Afghanistan 1981 20.1 29.6. R. Reagan trở thành tổng thống thứ 40 của Hoa Kì. Hồ Diệu Bang trở thành chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc. 1982 10.11. I. Andropov trở thành tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô. 1983 11.1 Yasuhiro nakasone thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật đến Hàn Quốc kể từ năm 1945 31.8 Phi cơ Boeing 747 của Hàn Quốc chở 269 hành khách bị phi cơ chiến đấu Liên Xô bắn rơi gần đảo Sakhalin. 1984 13.2 6.11 1985. K. Chernenko trở thành tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô. R. Reagan tái đắc cử chức vụ tổng thống Hoa Kì..

<span class='text_page_counter'>(418)</span> 10.3. M. Gorbachev trở thành tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô.. 1986 28.7 Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố đường lối mới đối với các nước châu Á- Thái Bình Dương trong bài diễn văn đọc tại Vladivostok. 30.12 Nhật quyết định nâng ngân sách quốc phòng vượt con số 1% GDP. 1987 18.1. Triệu Tử Dương thành thành tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. 16.12 Roh Tae Woo được bầu làm tổng thống Hàn Quốc trong một cuộc bầu cử phổ thông và trực tiếp. 1988 13.1. Lý Đăng Huy trở thành người cầm đầu chính quyền Đài Loan.. 8.2 Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev loan báo quân đội Liên Xô sẽ rút khỏi Afghanistan trong vòng 01 tháng kể từ ngày 15.5.1988. 1989 7.1. Nhật hoàng Hiro Hito từ trần. Con trai là Aki Hito lên thay. 20.1. George Bush trở thành tổng thống Hoa Kì.. 15 – 18.5. Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev thăm Trung Quốc. 26.9. Việt Nam hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia.. 2.12 Hai nhà lãnh đạo Hoa Kì và Liên Xô  George Bush và Mikhail Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh kết thúc tại cuộc gặp gỡ trên đảo Malta. 1990 30.3. Hàn Quốc và Liên Xô thiếtl ập quan hệ ngoại giao chính thức.. 23.4. Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng viếng thăm Liên Xô.. 2.9 Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Yon Hyoing Muk gặp thủ tướng Hàn Quốc Kang Yung Hoon ở Seoul. Đây là cuộc gặp gỡ ở cấp thủ tướng của hai miền Nam – Bắc trực tiếp kể từ cuộc chiến tranh 1950 – 1953. 1991 17.1  28.2 9.5. Chieán tranh vuøng Vònh chieán Iraq. Liên Xô và Trung Quốc cùng ra tuyên bố rằng hai nước không còn là mối đe dọa.

<span class='text_page_counter'>(419)</span> cuûa nhau. 12 – 19.5 Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân viếng thăm chính thức Liên Xô. “Hiệp định về đường biên giới Đông Trung  Xô” được kí. 19  21.8. Cuộc đảo chính bất thành ở Liên Xô.. 24.8 Trung Quốc và Hàn Quốc lập quan hệ ngoại giao chính thức. 17.9 Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc 27.9 Chính phủ Hoa Kì tuyên bố rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ Hàn Quốc. Công việc này hoàn tất ngày 18.12.1991. 13.12 Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên kí Hiệp định về hoà giải tại Pyongyang, không xâm phạm lẫn nhau, trao đổi và hợp tác. 21.12 Hội nghị thượng đỉnh SNG ở Alma – Ata kết thúc sự tồn tại của Liên Xô. 31.12 Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra Tổ chức chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Trieàu Tieân..

<span class='text_page_counter'>(420)</span> DANH SÁCH TAØI LIỆU ĐƯỢC TRÍCH DẪN ______________________. A 1.. Dean Acheson (1970). Present at the Creation, N.Y: Signet Book.. 2. R. Sh. A. Aliev (1986). Chế độ đối ngoại hiện đại của Nhật trong những năm 70  đầu thập niên 80 (lí luận và thực tiễn). NXB Nauka, Moskva (tiếng Nga). 3. Stephen E. Ambrose (1991) Rise to Globalisme – American Foreign Policy. London: Penguin Books. 4.. An ninh Thế giới, Hà Nội.. B 5.. Deùnes Baracs 91989) Ñaëng Tieåu Bình. Moskva: NXB Quan heä Quoác teá (tieáng Nga).. 6.. Doak Barnett (1984). Trung Quốc và các cường quốc lớn ở Đông Á, TLTK TTXVN.. 7. Lawrence H. Battistini (1952). The United States and Asia. Tokyo: Maruzen Co., Ltd 8. V. N. Beletskii (1987), Potsdam 1945. Lịch sử và đương đại. NXB Quan heä Quoác teá, Moskva (tieáng Nga). 9. Roger Bersihand (1959). Histoire du Japon des Origines aø nos Jours. Ed. Payot, Paris. 10.. O.B.Borisov vaø B.J. Koloskov (1981). Quan heä Lieân Xoâ - Trung Quoác 1945 – 1980. NXB Tư tưởng, Moskva ( tiếng Nga).. 11. Bộ Ngoại giao Liên Xô (1984). Hội nghị Krưm các nhà lãnh đạo ba cường quốc Đồng Minh  Liên Xô, Hoa Kì và Anh (4  11.2.1945). Tập tư liệu, NXB Văn học Chính trị, Moskva (tieáng Nga). 11a. Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam (1984). Lịch sử quan hệ quốc tế. Taøi lieäu löu haønh noäi boä, Haø Noäi..

<span class='text_page_counter'>(421)</span> 12. Claude Buss (1955). The Far East. A History of Recent and Contemporary International Relations in East Asia. New York. The Macmillan Company 13.. James Byrnes 91948). Cartes sur table (Speaking Frankly). Ed. Morgan, Paris.. C 14.. Jerald Combs (1997). The History of American Foreign Policy. N.Y: McGraw-Hill. 15. Daniel Coulmy 91991). Le Japon et sa Deùfense. Paris: ed. Fondation pour les EÙtudes de Deùfense national. 16.. David J. Dallin (1991). Soviet Foreign Policy after Stalin. New Yotk, J.B. Lippincott Company.. 17. George Day (1952) Le Droit de Veto dans l'Organisation des Nations Unites. Ed. Pedone, Paris. 18.. Department of State (1955). Foreign Relations of the United States: The Conferences of Malta and Yalta, 1945. Washington D.C. Governement Printing Office.. 19. Department of States (1967). The China White Paper (Originally issued as United States Relations with China). Vol I – II. California: Stanford University Press. 20. J.P D. Dunbabin (1944). The Post-Imperial Age. The Great Powers and the Wider World. London: Longman Group Limited. 21. J. B. Duroselle (1994). Lịch sử Ngoại giao (từ 1919 đến ngày nay). Hoïc vieän Quan heä quoác teá, Haø Noäi.. E 22. D. Eisenhower (1993). Mes Anneùes aø la Maison Blanche, T.I, ed. Robert Laffont, Paris.. F 23. Francois Fejto (1964). Chine - URSS. La fin d'une Heùgeùmonie (t.I Les Origines du Grand Shisme communiste 1950 – 1957). Ed. Plon, Paris. 24. Francois Fejto (1966). Chine - URSS. Lewinsky Conflit (t.II. Les Deùveloppement du.

<span class='text_page_counter'>(422)</span> Grand Shisme communiste 1958 – 1966). Ed. Plon, Paris. 24a.. G.V.Fokeev (cb,1987). Lịch sử Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xoâ, 1917-1987 (t.II, 1945 – 1970). NXB Quan heä quoác teá, Moskva, (tieáng Nga).. 25. Andreù Fontaine (1967). Histoire de la Guerre froide, T II. De la Guerre de Coreùe aø la Crise des Alliances (1950-1967), ed. Artheøme Fayard, Paris. 26.. Dominique et Micheøle Freùmy (1966). Quid 1996. Ed. Robert Laffont, Paris.. G 27. A.A. Gromyko, I.N. Zemskov, V.A. Zorip, V.S. Semenov vaø M.A. Kharlamov (1974). Lịch sử (t.V, q.1). NXB Văn học Chính trị, Moskva (tiếng Nga). 28. A.A. Gromyko, I.N. Zemskov, V.A. Zorip, V.S. Semenov vaø M.A. Kharlamov (1974). Lịch sử (t.V, q.2). NXB Văn học Chính trị, Moskva (tiếng Nga).. H 29.. Jon Halliday, Gavan McCormack (1967). The Cold Was as History. New York: Happer and Row, Publishers.. 30. Jon Halliday, Gavan McCormack (1973). Le Nouvel Impeùrialisme Japonais. Ed. du Seul, Paris. 31.. David Horowitz (1973). De Yalta au Vietnam (t.I). Ed. Union Geùneùrale, Paris.. I 32.. X. G. Iu-rơ-cốp (1984). Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh. NXB Sự Thật, Hà Nội.. 33.. R.P. Ivanov (1983). Dwight Eisenhower. NXB Myls, Moskva (tieáng Nga).. K 34. Morinasuke Kajima (1965). A Brief Diplomatic History of Modern Japan. Tokyo: Charles E. Tuttle Co. Publishers. 35. M.S. Kapitsa (1965). CHND Trung Hoa: Hai thaäp nieân - hai chính saùch. NXB Quan heä Quoác teá, Moskva (tieáng Nga)..

<span class='text_page_counter'>(423)</span> 36.. George F.Kennan (1969). Memoirs 1925- 1950. N.Y: Bantam Books.. 37. I.A. Kirilin và các tác giả khác (1986). Lịch sử Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô (t.I). NXB Quan hệ Quốc tế, Moskva (tiếng Nga). 38.. Nikita Khrushev (1971). Remembers. N.Y: Bantam Books.. L 39. Lê Phụng Hoàng (2002). Chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc từ năm 1941 đến năm 1949 trong “Các bài giảng chuyền đề về lịch sử các nước Tây âu và Hoa Kì (t.I), Tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 40.. Arthur S. Link (1955). American Epoch. New York: Knof.. M 41.. Mao Trạch Đông (1969). Tuyển tập, t.IV. NXB Ngoại văn, Bắc Kinh.. 42. Neville Maxwell (1972). India's China War. New York: Anchor Books, Doubleday & Company, Inc. 43. Roy Medvedev (1990). N. Khrushev. Tiểu sử chính trị. Moskva. NXB Kniga (tieáng Nga). 44.. Kalus Mehnert (1964). Peking and Moscow. New York: A Mentor book.. 45.. A.V. Meliksetov (cb, 1998). Lịch sử Trung Quốc. NXB Đại học Tổng hợp Moskva. Moskva (tieáng Nga).. 46. Franz H. Michael, Georges E. Taylor (1964) The Far East in the Modern World. N.Y: Holt, Rinehart and Winston, Inc. 47.. Pierre Miquel (1991). Histoire du Monde contemporaine, ed. Fayard, Paris.. 48. J. Mordal et autres auteurs (1969). Dossier de la Guerre froide, ed. Marabout Universiteù, Paris.. N.

<span class='text_page_counter'>(424)</span> 49. Newsweek. New York. 50. New York times. New York. 50a. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý (2001). Lịch sử Trung Quốc. NXB Giaùo duïc, Haø Noäi 51. R. Nixon (1967). Asia after Vietnam. Foreign Affairs. 52. R.Nixon (1968). Meùmoires. Ed. Stankeù, Paris.. P 53. 53a.. K.M.Panikkar (1955). In Two Chinas. London: Allen Unwin. Pravda. Moskva.. R 54.. Edward Rice (1985). Con đường của Mao, t.I. NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội.. T 55. 56. 57. 58.. Taøi lieäu tham khaûo ñaëc bieät. Thoâng Taán xaõ Vieät Nam. Harry Truman (1965). Memoirs, Vol II, New York: The New American Library. Tang Tsou (1963). America's Failure in China 1941 – 1950. Chicago: The University of Chicago Press. G. A. Trofimenko (1984). Chính sách đối ngoại đương đại của Hoa Kì (t.II). NXB Nauka, Moskva (tieáng Nga).. U 59.. A. и. Utkin. Chính sách ngoại giao của Franklin Roosevelt. NXB Đại học Tổng hợp Ural, Sverdlovsk (tiếng Nga).. V 60.. A. Vaxilepski (1985). Sự nghiệp cả cuộc đời. NXB Tiến bộ (Liên Xô), Moskva và NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.. 61.. V. Vorontsov (1970). Trung Quốc và Hoa Kì: Những năm 60 – 70. NXB Nauka, Moskva.. Z. 62.. Za Rubejom, Moskva.. MUÏC LUÏC.

<span class='text_page_counter'>(425)</span> Daãn nhaäp QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TRONG CHIẾN TRANH THAÙI BÌNH DÖÔNG (7.12.1941 – 2.9.1945). 1. 2.. Chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc Chính sách của Hoa Kì đối với Nhật. CHÖÔNG I. QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CHIEÁN TRANH (9.1945  6.1950) I. 1. 2. 3. 4.. VẤN ĐỀ NHẬT BẢN Hoàn cảnh đầu hàng và đường lối chung đối với Nhật Bản và Viễn Đông Hoa Kì chiếm đóng Nhật Bản Việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Vấn đề hòa ước với Nhật.. II. 1. 2. 3.. VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC Bối cảnh lịch sử Lập trường của Liên Xô Sứ mệnh của Geroge C. Marshall a. Chính sách hoà giải hai phe Quốc - Cộng của Mĩ b. Hoäi nghò Hieäp thöông chính trò (1.1946) c. Nỗ lực hoà giải của Mĩ bị thất bại. d. Noäi chieán Quoác - Coäng. CHÖÔNG II. QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (6.1950  12.1991) I. 1.. 2. 3.. CHIEÁN TRANH TRIEÀU TIEÂN (6.1950  7.1953) Nguyeân nhaân a. Nguyeân nhaân veà phía Nam Trieàu Tieân b. Nguyeân nhaân veà phía Baéc Trieàu Tieân Diễn biến và sự quốc tế hóa cuộc chiến Triều Tiên Cuộc đàm phán đình chiến Bàn Môn Điếm. II. TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN SAU HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN 1. Thất bại của Hội nghị Geneva (1954) và vấn đề Thống Nhất đất nước. 2. Những thay đổi quan trọng ở Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong caùc thaäp nieân 70 vaø 80 3. Những diễn biến mang tính đột phá trong quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đầu thập niên 90 III. HÒA ƯỚC VỚI NHẬT BẢN VAØ QUAN HỆ NHẬT – HOA KÌ. 1.. Hòa ước với Nhật Bản và quan hệ Nhật – Hoa Kì trong thập niên 50..

<span class='text_page_counter'>(426)</span> 2.. a. Hoàn cảnh b. Hòa ước với Nhật (1951) c. Hiệp ước An ninh Hỗ tương Nhật – Mĩ (1951) d. Việc hoà giải giữa Nhật Bản và các nước châu Á e. Hiệp ước An ninh Hỗ tương Nhật – Mĩ được sửa đổi. Quan hệ Nhật  Hoa Kì từ đầu thập niên 60 đến giữa thập niên 70 a. Quan hệ Nhật  Hoa Kì từ đầu thập niên 60 b. “Cú sốc Nixon” và quan hệ Nhật – Mĩ nửa đầu thập niên 70.. 3.. Địa vị quốc tế của Nhật ngày càng tăng (từ giữa thập niên 70 trở về sau). a. Địa vị quốc tế của Nhật được tăng cường b. Những vấn đề trong quan hệ kinh tế Mĩ – Nhật. IV.. QUAN HEÄ TRUNG – NHAÄT VAØ QUAN HEÄ NHAÄT – LIEÂN XOÂ. 1.. Quan heä Trung – Nhaät a. Khái quát quan hệ Trung – Nhật từ 1951 đến năm 1972 b. Thoâng caùo chung Trung – Nhaät (1972) c. Bình thường hóa quan hệ Trung  Nhật (từ năm 1973 trở về sau).. 2.. Quan heä Nhaät – Lieân Xoâ a. Quan hệ của Liên Xô về vấn đề chiếm đóng nước Nhật và ký hòa ước với Nhật b. Quan heä Nhaät – Xoâ trong thaäp nieân 50 vaø 60.  Cuộc tranh chấp 4 đảo cực nam quần đảo Kuril c. Những chuyển biến từ năm 1970 – 1991 V. QUAN HEÄ TRUNG – XOÂ 1.. Quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thập niên 50 a. Những quan hệ tốt đẹp trong những năm 1950 – 1960. b. Những bất đồng kín đáo trong các năm 1956 – 1959.. 2.. Chia rẽ và đối đầu (từ thập niên 60 đến giữa thập niên 80). a. Từ chia rẽ đường lối đến đối đầu về ngoại giao và quân sự (thập niên 60). b. Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc (1970 – 1985).. 3.. Tiến đến bình thường hóa quan hệ Trung – Xô (từ năm 1985 trở về sau).. VI. 1.. QUAN HỆ TRUNG QUỐC – HOA KÌ VAØ VẤN ĐỀ ĐAØI LOAN. Từ năm 1949 đến năm 1971 a. Thập niên 50: đối đầu. b. Thaäp nieân 60: caêng thaúng. Bước ngoặt chuyển sang hòa dịu (1971  1975). a. Hoøan caûnh b. Chuyeán vieáng thaêm Trung Quoác cuûa Nixon. 2..

<span class='text_page_counter'>(427)</span> và Thông cáo chung Thượng Hải (1972). c. Các bước đi tiếp theo. d. Thuyết “Ba thế giới” của Trung Quốc và sự điều chỉnh chiến lược của Mĩ 3.. Từ năm 1977 trở về sau a. Chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ Carter (1977 – 1980). b. Quan hệ Hoa Kì – Trung Quốc trong những năm 80 c. Những động thái hòa dịu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Keát luaän Bảng niên biểu các sự kiện quan trọng Danh sách tài liệu được trích dẫn Muïc luïc.

<span class='text_page_counter'>(428)</span>

<span class='text_page_counter'>(429)</span>

×