Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quy che chuyen mon 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.7 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG. TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Vũ, ngày 15 tháng 8 năm 2015. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015-2016 Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. 1. Quy chế này quy định việc thực hiện quy chế chuyên môn tại trường THCS Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương 2. Quy chế này áp dụng cho đối tượng là cán bộ giáo viên trường THCS Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương và các đồng chí giáo viên các trường khác tham gia giảng dạy có thời hạn tại trường THCS Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương Điều 2: Mục đích và nguyên tắc áp dụng quy chế. 1. Quy chế nhằm áp dụng thống nhất các quy định về nền nếp chuyên môn giáo viên toàn trường. 2. Tạo thuận lợi cho tổ chuyên môn và Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác chuyên môn. 3. Ngoài quy chế này, cán bộ - giáo viên – nhân viên phải thực hiện đúng các quy định hiện hành và bổ sung của các cấp có thẩm quyền. Điều 3 : Quy định về hồ sơ. I-Hồ sơ của tổ tổ văn phòng: 1. Quyết định thành lập tổ; 2. Kế hoạch hoạt động. 3. Dự thảo nghị quyết và nghị quyết tổ; 4. Sổ kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên trong tổ. 5. KH bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên 6. Sổ theo dõi thi đua của tổ 7. Hệ thống các văn bản chỉ đạo của cấp trên. II-Hồ sơ tổ chuyên môn (mẫu lấy tại tranvantoancv.violet.vn, mục hồ sơ chuyên môn 15-16 hoặc mail:. ) 1. Nghị quyết Tổ chuyên môn - Dự thảo nghị quyết - Nghị quyết triển khai (ghi dưới dạng thể thức một biên bản) - Nghị quyết nhóm chuyên môn (ghi dưới dạng thể thức một biên bản) 2. Hồ sơ bồi dưỡng giáo viên - Sổ kiểm tra giáo viên - Quyết định của Hiệu trưởng về việc sử dụng giáo án soạn trên máy vi tính. - Sổ kí duyệt giáo án. 3.Hồ sơ chuyên đề, hội thảo, ngoại khóa - Kế hoạch tổ chức trong năm học - Biên bản bàn giao chuyên đề - Biên bản tổ chức triển khai chuyên đề.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nội dung báo cáo chuyên đề (phần lí thuyết) + giáo án minh họa. - Biên bản nghiệm thu chuyên đề 4. Hồ sơ hội giảng - Kế hoạch hội giảng; - Lịch hội giảng và kết quả; - Biên bản sơ kết các đợt Hội giảng; - Giáo án dạy của giáo viên. 5. Hồ sơ kế hoạch Tổ - Kế hoạch Tổ chuyên môn; - Quyết định bổ nhiệm Tổ trưởng của Hiệu trưởng; - Kế hoạch bộ môn; - Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng học sinh giỏi, phu đạo học sinh yếu; - Danh sách lí lịch giáo viên trích ngang. 6. Các báo cáo - Báo cáo đầu năm+Biên bản họp Hội nghị cán bộ viên chức cấp Tổ; - Báo cáo học kì I + Biên bản sơ kết học kì I; - Báo cáo tổng kết + Biên bản tổng kết năm học. 7. Sổ theo dõi chuyên môn - Thời khóa biểu; - Phân công chuyên môn; - Phân công dạy thay; - Một số nội dung khác. 8. Hồ sơ lưu các văn bản chỉ đạo chuyên môn III-Hồ sơ giáo viên: 1. Giáo án; 2. Đăng kí giảng dạy; 3. Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp; 4. Sổ điểm cá nhân; 5. Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp); 6. Sổ ghi chép nội dung BDTX; 7. kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp; kế hoạch bộ môn(lưu tại hồ sơ tổ chuyên môn); 8. Phân phối chương trình các môn giảng dạy, nội dung giảm tải, tích hợp(kẹp vào đầu giáo án); 9. Sổ công tác(ghi chép nội dung các cuộc họp hội đồng, công đoàn, hội ý nhóm, … ) Điều 4. Soạn bài, ra đề kiểm tra 1. Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo không soạn vào nội dung giảm tải, trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo sự thống nhất chung của trường và cấp trên. Bài soạn phải thể hiện sự đổi mới phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực của học sinh. Các môn có nội dung tích hợp phải đưa vào đầy đủ theo quy định. 2. Các phân môn phải có giáo án riêng (đại số và hình học), các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy lần đầu tiên. Các tiết ôn tập học kì phải được thực hiện trước khi diễn ra kiểm tra học kì. Các tiết kiểm tra định kì theo đề chung(môn Ngữ Văn và Toán), nếu nhà trường chưa bố trí kịp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đúng lịch thì trong giáo án sẽ soạn đầy đủ các bước, đề và đáp án sẽ bổ sung sau khi kiểm tra, các tiết tiếp theo ghi đúng thứ tự của phân phối chương trình. 3. Các tiết có thí nghiệm, thực hành: giáo viên phải chuẩn bị trước để khi giảng dạy đảm bảo chất lượng. Giáo viên trực đồ dùng hỗ trợ giáo viên trong các tiết dạy nếu giáo viên bộ môn yêu cầu. 4. Các bài kiểm tra 15’ phải thống nhất trong khối, có mức độ tương tự nhau và hoàn thành muộn nhất vào tuần 16 của mỗi học kì. Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải được duyệt qua tổ trưởng chuyên môn, sau đó duyệt với BGH nhà trường trước ít nhất 1 tuần so với ngày kiểm tra và có kế hoạch ôn tập cho học sinh để bài kiểm tra đạt chất lượng. Đề ra bám sát nội dung chương trình, có tính phân hóa, theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, định hướng phát triển năng lực, không luyện trước cho học sinh, không lấy nguyên các đề của các năm trước hoặc các đề đã thi của trường khác hoặc câu hỏi, bài tập của sách giáo khoa. Đề ra phải phù hợp với trình độ thực tế của học sinh theo ma trận đề kiểm tra. Ma trận, đề, đáp án kiểm tra định kì của tất cả các môn phải nộp về địa chỉ trước 1 tuần so với ngày kiểm tra(chủ đề thư và tên tệp như sau: kt45.mônlop.tiet.hocki, ví dụ: kt45.vatli7.28.hkI). Với giáo viên không soạn bài bằng máy vi tính có thể nộp bằng bản phô tô có chữ kí để lưu. Riêng môn Ngữ Văn và Toán, cần gửi trước ít nhất 03 tuần về địa chỉ trên để BGH tổng hợp thành đề kiểm tra chính thức, sau khi kiểm tra xong vào địa chỉ để lấy đề và đáp án chính thức về để đưa vào giáo án. Việc đăng kí kiểm tra định kì hai môn này cần thực hiện trước ít nhất 2 tuần so với ngày kiểm tra. Đề và đáp án theo mẫu sau(đề có thể không có phần trắc nghiệm, tùy theo quy định của từng bộ môn, mỗi phần trắc nghiệm điểm không quá 0,5 điểm, tổng phần trắc nghiệm không quá 3,0 điểm). Riêng các môn Ngữ Văn, MT, TD, Nhạc, Tiếng Anh do có đặc trưng riêng thì đề, đáp án không nhất thiết phải theo mẫu đã quy định. Mẫu ma trận, đề, đáp án gửi về mail như sau: Cấ p độ. Tên chủ đề. Các cấp độ t duy Nhận biết. Chủ đề 1. Thông hiểu. Vận dụng. Tổng. Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch). (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số câu. Chủ đề 2 .... (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tổng số câu(ý) Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tổng số điểm Chủ đề n. Mẫu đề kiểm tra 45’ có phần trắc nghiệm. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. I.Phần trắc nghiệm(... điểm). ĐỀ KIÊM TRA 45’ NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : .... Đề thi gồm : …. trang.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 1(... điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu đáp án đúng và ghi vào bài làm Câu 2(... điểm) Hãy ghép 1 chữ cái ở cột 1 với một số thứ tự ở cột 2 để được câu. khẳng định đúng.. Cột 1. Cột 2. a) 1) .... .... Câu 3(... điểm) Các câu sau đúng hay sai(chỉ ghi đúng hoặc sai vào bài làm) Câu 4(... điểm)Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để được câu khẳng định đúng (chỉ ghi phần điền vào bài làm) II. Phần tự luận(… điểm) Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm) .................. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. Phần I. II. Câu (điểm) 1(…) 2(…) 3(…) 4(…) 1(…) 2(…) … …. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 45’ NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : ........ Bản hướng dẫn gồm ...... trang Nội dung. Điểm. Mẫu đề kiểm tra 45’ không có trắc nghiệm PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. ĐỀ KIÊM TRA 45’ NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : .... Đề thi gồm : …. trang. Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm) .................. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. Câu. Phần. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 45’ NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : ........ Bản hướng dẫn gồm ...... trang Nội dung. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> (điểm) 1. …. a b c … … …. … 5. Cuối mỗi tiết lên lớp nên có phần rút kinh nghiệm để giúp cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn. 6. Giáo án được thực hiện theo các cách: Viết tay soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4 hoặc soạn trên máy vi tính rồi in ra. Khi lên lớp phải có giáo án (viết tay hoặc in trên giấy) do giáo viên trực tiếp soạn, các trường hợp đặc biệt phải báo cáo xin ý kiến Ban Giám hiệu. Giáo án được tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ hàng tuần vào sáng thứ 7(cho tuần kế tiếp). 7. Yêu cầu của việc soạn bài trên máy vi tính: - Có máy tính, máy in, thành thạo các kĩ năng soạn thảo; - Với môn có công thức và hình vẽ, nốt nhạc,… phải biết dùng phần mềm mathtype, GSP và một số phần mềm chuyên dụng khác; - Tất cả các biểu mẫu thống kê, báo cáo ... nộp về nhà trường phải đánh máy; - Thực hiện theo hướng dẫn soạn bài trên máy tính của Sở GD&ĐT Hải Dương. 8. Mẫu các loại giáo án: - Tiêu đề trên: Giáo án môn ………Trường THCS Cẩm Vũ - Tiêu đề dưới: Giáo viên:…………………. Trang: …. - Mẫu giáo án các loại: lấy tại địa chỉ hoặc trang tranvantoancv.violet.vn mục hồ sơ chuyên môn 1516. Tất cả các giáo án được thực hiện theo mẫu dưới đây(Giáo viên soạn giáo án viết tay thì không cần tiêu đề trên, dưới):. MẪU GIÁO ÁN (trừ các môn có thống nhất riêng của Hội đồng Bộ môn của Huyện) Tiết ... TÊN BÀI. Ngày soạn : Ngày dạy: Ngày duyệt: Người duyệt :. Nguyễn Thu Hằng Hoặc Đỗ Kim Phụ I. MỤC TIÊU : 1) Kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2) Kĩ năng 3) Thái độ 4) Định hướng phát triển năng lực II. CHUẨN BỊ : 1) GV : ........ 2) HS : ......... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ :. 3. Bài mới :. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Cần thể hiện rõ được các hoạt động của thày và trò. Cần ghi đầy đủ các nội dung Mỗi hoạt động phải thể hiện được mục tiêu đã đề ra còn lưu trên bảng sau tiết dạy ở trên 4. Củng cố : 5. Hướng dẫn về nhà: Cần thể hiện được các nội dung sau: - Lý thuyết cần học. - Bài tập cần làm. - Chuẩn bị cho giờ sau. - Hướng dẫn bài tập về nhà. Chú ý: Với các môn có từ 2 tiết/tuần trở lên thì các tiết đầu tuần chỉ cần ghi ngày soạn, ngày dạy. MẪU GIÁO ÁN CÁC KIỂM TRA TỪ 45’ TRỞ LÊN Tiết ... Ngày soạn : Ngày kiểm tra: KIỂM TRA…. Ngày duyệt: Tổ trưởng duyệt :. Nguyễn Thu Hằng Hoặc Đỗ Kim Phụ BGH duyệt :. I. MỤC TIÊU : 1) Kiến thức 2) Kĩ năng 3) Thái độ 4) Định hướng phát triển năng lực II. CHUẨN BỊ : 1) GV : ........ 2) HS : ......... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Ma trận, đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ma trận đề kiểm tra: theo mẫu ở trên - Đề kiểm tra Mẫu đề kiểm tra 45’ có phần trắc nghiệm I.Phần trắc nghiệm(... điểm) Câu 1(... điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu đáp án đúng và ghi vào bài làm Câu 2(... điểm) Hãy ghép 1 chữ cái ở cột 1 với một số thứ tự ở cột 2 để được câu. khẳng định đúng.. Cột 1 Cột 2 a) 1) .... .... Câu 3(... điểm) Các câu sau đúng hay sai(chỉ ghi đúng hoặc sai vào bài làm) Câu 4(... điểm)Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để được câu khẳng định đúng (chỉ ghi phần điền vào bài làm) II. Phần tự luận(… điểm) Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm) .................. - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Phần Nội dung Điểm (điểm) 1(…) 2(…) I 3(…) 4(…) 1(…) 2(…) II … … Mẫu đề kiểm tra 45’ không có trắc nghiệm Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm) .................. - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu (điểm). Phần. 1. a b c …. …. Nội dung. … …. … 4. Củng cố: nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn về nhà : Cần thể hiện được các nội dung sau:. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -. Nội dung lí thuyết cần ôn lại Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập Chuẩn bị cho giờ sau.. Thống kê điểm Lớp. CHÚ Ý:. Sĩ số. Số học sinh đạt điểm 0 0,1-4,9 5,0-6,4 6,5-7,9 8,0-9,9. 10. - Các lớp cùng khối cần cùng một ma trận, đề khác nhau; - Phần đáp án cần có lời giải chi tiết, tương đương bài làm của học sinh; - Với kiểm tra 15’ thì cho vào phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố nhưng đề, đáp án và biểu điểm vẫn phải theo mẫu trên(có thể không có phần trắc nghiệm) - Phần trắc nghiệm không nhất thiết phải đủ 4 loại hình trắc nghiệm mà tùy thuộc vào bộ môn để chọn loại thích hợp nhưng cần thống nhất trong khối dạy và không được quá 3,0 điểm. MẪU GIÁO ÁN TIẾT TRẢ BÀI. Tiết ... TRẢ BÀI KIỂM TRA.... Ngày soạn : Ngày dạy: Ngày duyệt: Người duyệt :. Nguyễn Thu Hằng Hoặc Đỗ Kim Phụ I. MỤC TIÊU : 1) Kiến thức 2) Kĩ năng 3) Thái độ 4) Định hướng phát triển năng lực II. CHUẨN BỊ : 1) GV : ........ 2)HS : ......... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Gọi học sinh lên bảng chữa bài Phải ghi đầy đủ (Gv có thể kiểm tra các nội dung lí thuyết có liên quan đến bài đáp án chi tiết. kiểm tra, nếu cần) - Giáo viên nêu lại đáp án chi tiết và nhận xét những sai sót chủ yếu của từng phần mà học sinh mắc khi làm bài - Học sinh so sánh bài của mình với đáp án, kiểm tra lại.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> điểm từng phần và toàn bài. - Học sinh nêu ý kiến(nếu có) - Giáo viên giải đáp các ý kiến 4. Củng cố Trên cơ sở các bài làm của học sinh giáo viên nêu những điểm cần phát huy và những điểm còn tồn tại để khắc phục. 5. Hướng dẫn về nhà Cần thể hiện được các nội dung sau - Lí thuyết cần phải học. - Cần xem lại nội dung gì. - Bài tập cần làm(nếu có). - Nội dung cần chuẩn bị cho bài sau. - Hướng dẫn bài tập (nếu có). Điều 5: Việc ra đề kiểm tra học kì. - Mỗi giáo viên ra 01 đề(nếu dạy cả khối thì ra 02 đề), riêng Toán và Văn mỗi khối thống nhất với nhau ra 01 đề(nội dung đến hết tuần 16 của mỗi học kì) - Đề ra bám sát nội dung chương trình, có tính phân hóa, theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, định hướng phát triển năng lực, không luyện trước cho học sinh, không lấy nguyên các đề của các năm trước hoặc các đề đã thi của nơi khác hoặc câu hỏi, bài tập của sách giáo khoa. - Cách đặt tên tệp và tên chủ đề khi gửi thư: cv.học kì.môn lớp.tên giáo viên. số thứ tự đề (ví dụ: đề số 1 kiểm tra học kì I hóa 9 sẽ đặt là cv.I.hoa9.quy.1); - Địa chỉ nộp đề: ; - Khi soạn thảo dùng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13,14; định dạng trang dọc, khổ A4, lề trên, phải, dưới 2cm, lề trái 3cm; - Hình thức nộp đề: qua mail và bằng văn bản có kí xác nhận để lưu(cho Hiệu phó) - Thời gian nộp: học kì I từ ngày 01/12/2015-08/12/2015, học kì II từ 08/04/201615/04/2016 - Đề và đáp án theo mẫu sau(đề có thể không có phần trắc nghiệm, tùy theo quy định của từng bộ môn, mỗi phần trắc nghiệm điểm không quá 0,5 điểm, tổng phần trắc nghiệm không quá 3,0 điểm). Riêng các môn Ngữ Văn, MT, TD, Nhạc, tiếng Anh do có đặc trưng riêng thì đề, đáp án không nhất thiết phải theo mẫu đã quy định. Với môn có phần trắc nghiệm PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ ... NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : .... Thời gian làm bài : … phút Đề thi gồm : …. trang. I.Phần trắc nghiệm(... điểm) Câu 1(... điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu đáp án đúng và ghi vào bài làm Câu 2(... điểm) Hãy ghép 1 chữ cái ở cột 1 với một số thứ tự ở cột 2 để được câu khẳng định đúng. Cột 1 Cột 2 a) 1) .... .... Câu 3(... điểm) Các câu sau đúng hay sai(chỉ ghi đúng hoặc sai vào bài làm).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 4(... điểm)Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để được câu khẳng định đúng (chỉ ghi phần điền vào bài làm) II. Phần tự luận(… điểm) Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm). .................. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. Phần (điểm). Câu. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ … NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : ........ Bản hướng dẫn gồm ...... trang Nội dung. Điểm. I (…đ). II (…đ). Với môn không có phần trắc nghiệm PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ ... NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : .... Thời gian làm bài : … phút Đề thi gồm : …. trang. Câu 1(...điểm) Câu 2(...điểm) .................. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. Câu (điểm) 1 2 …. Phần a b c. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ … NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : ........ Bản hướng dẫn gồm ...... trang Nội dung. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Điều 6: Việc ra đề xuất học sinh giỏi lớp 9 và giao lưu học sinh giỏi lớp 8. - Mỗi giáo viên bồi dưỡng ra 01 đề, đáp án chi tiết. - Đề ra không lấy nguyên các đề của các năm trước hoặc các đề đã thi của nơi khác hoặc câu hỏi, bài tập của sách giáo khoa. - Cách đặt tên tệp và tên chủ đề khi gửi thư: chữ cái đầu-10-HSG lớp-CV-PGDCG. Riêng môn sinh và sử lấy hai chữ cái đầu. Ví dụ: môn Sinh 8 là SI-10-HSG8-CV-PGDCG; môn sử 9 là SU-10-HSG9-CV-PGDCG; - Địa chỉ nộp đề: - Khi soạn thảo dùng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13,14; định dạng trang dọc, khổ A4, lề trên, phải, dưới: 2cm, lề trái 3cm; - Hình thức nộp đề: qua mail và bằng văn bản có kí xác nhận để lưu (cho Hiệu phó) - Thời gian nộp: thông báo sau khi có lịch của PGD - Đề và đáp án theo mẫu sau. Riêng các môn Ngữ Văn, tiếng Anh do có đặc trưng riêng thì đề, đáp án không nhất thiết phải theo mẫu) PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN (HOẶC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI) NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : .... Thời gian làm bài : … phút Đề thi gồm : …. trang. Câu 1(….điểm) Câu 2(….điểm) Câu 3(….điểm) ……………….. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN (HOẶC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI). NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn : ........ Bản hướng dẫn gồm ...... trang Câu (điểm). Phần. 1 (…đ). a b c d. Nội dung. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Điều 6 . Kế hoạch bộ môn 1. Kế hoạch bộ môn làm theo môn, mỗi môn khối làm 01 kế hoạch bộ môn, các giáo viên cùng khối cùng làm và thống nhất thực hiện. 2. Kế hoạch bộ môn được làm trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman. 3. Mẫu bìa kế hoạch bộ môn: lấy tại địa chỉ 4. Mẫu kế hoạch bộ môn: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi 2. Khó khăn II. KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU 1. Chỉ tiêu cả khối : ...% từ TB trở lên, trong đó có ...... hsg bộ môn. 2. Chỉ tiêu từng lớp : TB trở lên Lớp Sĩ số Số lượng %. Cả khối III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Đối với thày: 2. Đối với trò: IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ Chương (số tiết) Nêu tên chương và số tiết của chương. Mục tiêu - Nêu rõ mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, định hướng phát triển năng lực( đối với học sinh Yếu và TB) và các mục tiêu cao hơn (đối với học sinh khá giỏi) - Chú ý: mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng nêu trước, sau đó đến các các mục. Số bài kiểm tra KTM KT15’(tiết.. ..) KTĐK(tiết.. ...). Chuẩn bị đồ dùng Giáo viên Nêu rõ các đồ dùng cần chuẩn bị của GV. Ghi chú Học sinh Nêu rõ các đồ dùng cần chuẩn bị của HS. Số học sinh giỏi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tiêu nâng cao. Người cùng thực hiện. Cẩm Vũ, ngày .... tháng ..... năm 2015 Người viết. PHẦN KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN. Cẩm Vũ, ngày .... tháng ..... năm 2015 Tổ trưởng Đỗ Kim Phụ Hoặc Nguyễn Thu Hằng. PHẦN KÍ DUYỆT CỦA BGH. Cẩm Vũ, ngày .... tháng ..... năm 2015. Điều 7 . Lên lớp 1. Khi lên lớp giáo viên mặc trang phục phải chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Không mặc váy khi lên lớp. Giáo viên thể dục mặc trang phục đúng theo quy định. 2. Ra vào lớp đúng giờ. 3. Đầu mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra sĩ số, việc trực nhật, vệ sinh và các quy định khác của nhà trường. Khi có học sinh nghỉ không lí do, giáo viên phải liên lạc ngay với phụ huynh học sinh bằng điện thoại của nhà trường hoặc của cá nhân. Khi có học sinh vi phạm nội quy với các lỗi nặng giáo viên cần báo ngay với giáo viên trực ban và Đoàn đội để phối hợp giải quyết kịp thời. 4. Khi giảng dạy: không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động(trừ trường hợp đặc biệt); không hút thuốc, không có biểu hiện say bia, rượu khi lên lớp. 5. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên học sinh vắng từng tiết học vào sổ đầu bài. Nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định. Không được để học sinh gây ảnh hưởng đến lớp khác(đặc biệt các tiết thể dục và các tiết thực hành). 6. Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt). Không thi hành kỉ luật học sinh bằng các hình thức gây tổn thương tâm lý, xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh. 7. Kết thúc giờ dạy giáo viên phải công khai các lỗi vi phạm, nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm trước học sinh và ghi nhận xét, xếp loại giờ học vào sổ đầu bài. Những lỗi vi phạm nặng phải báo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực ban, đoàn đội để xử lý theo quy định và lập biên bản vi phạm kỉ luật gửi về BGH nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Điều 8: Kiểm tra, chấm bài, vào điểm. 1. Số lần kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ từng môn học theo quy định của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra định kì theo phân phối chương trình, các trường hợp đặc biệt báo cáo xin ý kiến Ban giám hiệu. 2. Các bài kiểm tra định kỳ phải có ma trận đề kiểm tra và phải đáp ứng yêu cầu đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra. 3. Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên trả muộn nhất sau 1 tuần, bài kiểm tra định kì trả muộn nhất sau 2 tuần. Riêng kiểm tra Ngữ văn, tiếng Anh: trả bài theo phân phối chương trình. 4. Kiểm tra Ngữ Văn và Toán, giáo viên không coi chấm lớp mình dạy; 5. Học sinh không dự kiểm tra(có lí do chính đáng) thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù. Nếu học sinh không dự kiểm tra bù thì lập biên bản gửi về nhà trường, ghi vào sổ đầu bài và cho 0 điểm. Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh. 6. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập thường xuyên để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh. 7. Sau khi chấm và trả bài kiểm tra, nếu học sinh có thắc mắc thì giáo viên phải kiểm tra lại. Sau khi học sinh không còn ý kiến gì thì giáo viên lấy điểm đó vào sổ điểm các loại. Điều 9 : Dự giờ, Hội giảng, thi GVG cấp trường và thực hiện chuyên đề. 1. Hàng tháng, giáo viên thực hiện dự giờ theo quy định. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy theo quy định. 2. Hàng năm các đồng chí giáo viên được quyền tham dự Hội thi giáo viên giỏi cấp trường(đối với giáo viên xếp loại chuyên môn năm học trước từ loại khá trở lên). Tất cả giáo viên phải tham gia Hội giảng theo kế hoạch của nhà trường(nếu tham gia Hội thi GVG thì không phải tham gia Hội giảng). Kế hoạch, nội dung Hội thi giáo viên giỏi do Ban giám hiệu nhà trường xây dựng. 3. Tiết dạy được đánh giá và ghi vào phiếu đánh giá giờ dạy theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT. Phiếu đánh giá giờ dạy sẽ được lưu giữ trong hồ sơ tổ chuyên môn. 4. Mỗi tổ phải thực hiện đủ số chuyên đề theo quy định của cấp trên, chú ý tới các chuyên đề nghiên cứu bài học và chuyên đề đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh(môn Toán và Ngữ Văn làm 8 chuyên đề, các môn khác làm ít nhất một chuyên đề) Điều 10 : Hoạt động Đoàn đội 1. Chủ động tham mưu với BGH kế hoạch hoạt động trong năm học, đặc biệt là các ngày lễ lớn. 2. Giáo viên làm công tác phụ trách đội phải trực tại trường từ đầu giờ truy bài cho đến hết tiết 5 trong các ngày học để giải quyết các công việc. Các tình huống xảy ra ngoài khả năng giải quyết thì báo cáo lên BGH nhà trường. 3. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và chủ nhiệm, giáo viên trược ban để nâng cao ý thức của học sinh. 4. Phối hợp với các đoàn thể giáo dục trong công tác. 5. Đầu tiết 1 giáo viên trực Đoàn đội phải trực tại cổng trường(khoảng 10’) để đưa các học sinh đi muộn vào phòng đoàn đội để quản lí, đồng thời gọi điện báo cho phụ huynh học sinh(dùng số điện thoại của nhà trường hoặc điện thoại cá nhân) để nhắc nhở con em. Điều 11: Nhiệm vụ của giáo viên trực ban.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. Đánh trống truy bài, ra vào lớp và quản lí mọi hoạt động trong buổi trực ban. 2. Giải quyết các vấn đề xảy ra trong buổi học. Vấn đề gì ngoài khả năng thì báo cáo Đoàn đội, BGH để giải quyết. 3. Theo dõi và đôn đốc các giáo viên thực hiện đúng quy định chuyên môn của trường và ngành; 4. Lấy chìa khóa từ bảo vệ để mở cửa phòng chờ, sau tiết 5 phải khóa phòng chờ và trả chìa khóa cho bảo vệ. Điều 12: Chỉ tiêu giáo dục 1. Đầu năm học nhà trường giao chỉ tiêu, các giáo viên cần căn cứ vào tình hình học sinh để có kế hoạch ôn tập đảm bảo chỉ tiêu đặt ra một cách thực chất. 2. Các giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn để đảm bảo chỉ tiêu của lớp mình chủ nhiệm. Điều 13: Chế độ thông tin, báo cáo: - Khi có việc đột xuất, ốm đau cần phải báo với Ban giám hiệu (báo cho Hiệu trưởng trước, Hiệu phó sau) và tổ trưởng chuyên môn kèm theo nội dung công việc cần giúp đỡ để kịp thời phân công người làm thay. Thường xuyên giữ liên lạc qua điện thoại với nhà trường(kể cả ngày nghỉ). Khi nhận được thông tin từ nhà trường cần nhắn tin hoặc gọi lại để xác minh là đã nhận. Nếu có cuộc gọi nhỡ của BGH, Tổ trưởng, Công đoàn,… phải chủ động liên lạc lại. - Nộp các loại báo cáo đúng hạn, chính xác theo yêu cầu. Cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ nộp báo cáo lên cấp trên, trước và sau khi nộp phải báo cáo với BGH. - Các vấn đề mà nhà trường yêu cầu, sau khi làm xong phải báo cáo với BGH. Điều 14: Các quy định khác - Các giáo viên, nhân viên trong nhà trường khi được phân công nhiệm vụ phải hoàn thành các nội dung theo yêu cầu và đúng thời gian đã quy định. - Giáo viên môn Vật lí hướng dẫn học sinh tham gia sáng tạo kĩ thuật. - Giáo viên môn Hoá học, sinh học hướng dẫn học sinh tham gia thi: Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giáo viên môn Lịch sử, GDCD, tin học tham gia thi: Dạy học theo chủ đề tích hợp, Em yêu lịch sử Việt Nam. - Tham gia đầy đủ các cuộc thi theo kế hoạch của cấp trên. Điều 16: Điều khoản thi hành Quy chế có hiệu lực kể từ ngày kí. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo quy chế hoạt động này. Ban thanh tra nhân dân, tổ chức đoàn thể và các cá nhân có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo kịp thời với BGH để xử lý những vi phạm. Nơi nhận: - BGH; - Tổ trưởng chuyên môn; - Chủ tịch Công đoàn; - Trưởng ban thanh tra nhân dân; - Giáo viên, nhân viên trong nhà trường; - Lưu VT.. Hiệu trưởng. Phạm An Viên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×