Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 13 trang )

ĐỀ 3: NGÀNH TÂN DƯỢC VIỆT NAM
Câu hỏi: Vận dụng mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và
đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược Việt Nam.
I.
Phần mở đầu:
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã
cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ơng mơ hình hóa các ngành kinh
doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng
cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử
dụng mơ hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt
động. Các doanh nghiệp thường sử dụng mơ hình này để phân tích xem họ có nên gia
nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó khơng. Tuy
nhiên, vì mơi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mơ hình này cịn được
áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản
sinh nhiều lợi nhuận hơn.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất
kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
1. Đe dọa gia nhập mới
2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng (khách hàng)
4. Sản phẩm/ dịch vụ thay thế
5. Quyền thương lượng của các bên liên quan khác
Dược là một ngành nghề liên quan đến lĩnh vực dược phẩm. Trong cuộc sống hàng
ngày, ai cũng cần phải sử dụng thuốc ở những mức độ khác nhau từ thuốc bổ thông
thường, cảm cúm đến thuốc đặc trị các loại bệnh nan y. Do đó, các sản phẩm của
ngành Dược mang tính phổ thơng rất cao. Vì vậy có thể nói đây là 1 ngành rất hấp dẫn
đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có ý định đầu tư. Bài toán được đặt ra là làm
thế nào để có 1 chiến lược nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện ra các thách thức cũng
như đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các định
hướng chiến lược nhằm nắm bắt tốt nhất thời cơ, vượt qua các thách thức đó. Trong
khn khổ bài thảo luận nhóm 2. Nhóm chúng em sẽ đi “Vận dụng mơ hình các lực


lượng điều tiết cạnh tranh của M. Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh
của ngành tân dược Việt Nam.”
II.

Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M. Porter phân
tích và đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành tân dược Việt Nam:

1. Đe dọa gia nhập mới:
Đến từ các cơng ty đã và đang có chiến lược gia nhập vào 1 ngành kinh doanh mới.
– Trong tình huống này nhận thấy Việt Nam tuy được hưởng 1 nền đơng dược có lịch
sử hàng ngàn năm, nhưng mãi đến ngày nay ngành dược trong nước mới chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu thị trường. Theo số liệu thống kê của Cục quản lí dược
Việt Nam mới có khoảng 180 DN sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy


trong nước đạt tiêu chuẩn GMP. Nhu cầu sử dụng thuốc thì nhiều vì dân số Việt Nam
thì lớn, tỷ lệ dân số già hóa cũng cao, nhưng những doanh nghiệp sản xuất thuốc ở
Việt Nam còn rất khiêm tốn, đây chính là miếng mồi ngon hấp dẫn với các doanh
nghiệp đã và đang có chiến lược gia nhập vào miếng mồi ngon này bởi họ nhận thấy
thị trường còn rất nhiều khoảng trống để họ chen chân và chiếm lĩnh thị trường, cũng
như họ nhận thấy được tiềm năng sử dụng thuốc và vai trị khơng thể thiếu được của
thuốc đối với con người.
-

Một yếu tố khác có thể nhận thấy đây là cơ hội cho đe dọa gia nhập mới đó là các
cơng ty dược trong nước chủ yếu mới chỉ sản xuất dưới dạng bào chế đơn giản,
thực phẩm chức năng và các loại thuốc generic. Vậy nên còn những loại thuốc
khác mà các doanh nghiệp gia nhập mới có thể nhắm đến. Do đó về cả thị trường
cũng như chủng loại đều là 1 miếng mồi ngon đối với đe dọa gia nhập mới. Chính
tiềm năng phát triển đã biến lĩnh vực kinh doanh này trở thành mảnh đất màu mỡ

cho các nhà sản xuất trong và ngồi nước. Cụ thể có nhiều nhà đầu tư trong nước,
hoạt động ngoài ngành như Thế giới di động, FPT Retail, Nguyễn Kim,… đã nhảy
vào tham gia vào lĩnh vực phân phối. Bởi trên thị trường hiện tại mới chỉ có vọn
vẹn 4 Doanh nghiệp chuyên phân phối là Vimedimex, Ladopharm, Dược Hà Tây,
Dược Bến Tre.

-

Các yếu tố cản trở gia nhập ngành của các đe dọa gia nhập mới này cũng khơng
q đáng kể VD: tính kinh tế theo quy mơ, khác biệt hóa sản phẩm hay nhu cầu
vốn đầu tư ban đầu hay gia nhập vào các hệ thống phân phối đối thì sức cản trở nó
khơng q to lớn vì thế các doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành này khơng có
gì q ái ngại với các thế lực cản trở mà sẵn sàng bước chân vào miếng mồi ngon
này.
Tóm lại, ngành tân dược Việt Nam phải đối diện với sự thâm nhập của đối thủ
cạnh tranh là do:
 Tỷ suất lợi nhuận bên trong ngành cao
 Nguồn cung trong ngành khơng đủ
 Khơng có quá nhiều rào cản thâm nhập
 Tiềm năng phát triển trong tương lai cao
 Khả năng tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất
dược phẩm tồn tại.

 Nhận xét: Tác động tức thì của sự gia nhập này là việc giảm thị phần của các
cơng ty hiện tại trong ngành và do đó tăng cường độ cạnh tranh trong ngành; còn


trong dài hạn, các công ty gia nhập ngành thành cơng có thể đe dọa tới vị trí hiện
tại của các công ty trong ngành
2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

a. Số lượng đối thủ cạnh tranh:
Đi đầu phải kể đến 13 công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam và 4 doanh nghiệp chuyên phân phối. Bên cạnh khối đối nội thì
khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được đầu tư mạnh mẽ. Xu hướng M
& A giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cũng diễn ra mạnh
mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối như: Tập đoàn Abbot (Mỹ) sở hữu
51,7% cổ phần của Domesco và mua lại công ty cổ phần dược phẩm Glomed;
Taisho Phamarceuutial ( Nhật Bản ) cũng tăng sở hữu tại công ty dược Hậu Giang
lên 34,4%...
 Nhận xét: Số lượng đối thủ cạnh tranh cho chúng ta những thông tin đầu tiên về
bản chất cấu trúc cạnh tranh trong ngành. Đây là một ngành phân tán bao gồm
một số lớn các cơng ty qui mơ tương đương, khơng có cơng ty nào trong đó giữ vị
trí thống trị .Cấu trúc ngành phân tán đem lại một đe dọa hơn là cơ hội, cạnh
tranh cao. Hầu hết sự bùng nổ diễn ra tương đối ngắn, bởi vì sự nhập cuộc dễ
dàng. Rất khó có thể tạo ra sự khác biệt sản phẩm trong các ngành như vậy, nên
chiến lược tốt nhất để các cơng ty theo đuổi là cực tiểu chi phí. Chiến lược này
cho phép một công ty bỏ vào túi phần lợi nhuận lớn trong thời kỳ bùng nổ và
sống sót trong bất kỳ sự suy giảm nào.
b. Mức độ tăng trưởng ngành
 Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng CPI 12/2019
tăng 1,4% so với tháng trước, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm
2018, và CPI bình quân quý 4/2019 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước. Đây là
một mức tăng trưởng hấp dẫn, thu hút các đối thủ tiềm năng và giữ chân các đối
thủ cạnh tranh trong ngành.
 Hơn nữa, khi hiệp định thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực, dược phẩm sẽ là
một trong những mặt hàng mà Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu (từ mức khoảng
2,5% về 0%) sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh ngành tân dược gay gắt
 Nhận xét: Thị trường tân dược tăng trưởng mạnh cho phép số lượng lớn các cơng
ty thu được lợi nhuận vì vậy sẽ không tạo ra áp lực quá lớn trong việc phân chia
lại thị trường.

c. Các rào cản rút lui khỏi ngành tân dược Việt Nam
Một trong những rào cản rút lui khỏi ngành tân dược Việt Nam lớn nhất đó chính là yếu
tố lịch sử cội nguồn, lịch sử ngành, quan hệ cộng đồng khiến cho các doanh nghiệp
không muốn rút lui khỏi ngành. Mặt khác cịn có rào cản về công nghệ và vốn đầu tư,
do cơ sở vật chất hạ tầng cũng như giao thông, công nghệ, … đầu tư cho ngành tân


dược là khá lớn. Vì vậy, nếu muốn bỏ ngành, buộc các DN bỏ phí cơ hội giá trị của các
tài sản này.
d. Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành tân dược đa dạng về quy mơ và vị trí địa lí,
quan hệ với cơng ty mẹ ví dụ như các doanh nghiệp này phân bố rải rác trên lãnh
thổ Việt Nam ngồi ra cịn có những doanh nghiệp có sự liên kết với nước ngồi
như với Mỹ, với Nhật từ đó sẽ dẫn đến sự phân khúc đoạn thị trường và do đó sẽ
rất khó khăn cho việc nhận dạng các đối thủ cạnh tranh nào là nguy hiểm nhất.
e. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ:
Thuốc là 1 sản phẩm thiếu vắng đi các nhân tố để tạo nên yếu tố khác biệt hóa sản
phẩm sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh phải tập trung kiểm soát chặt chẽ cấu trúc
chi phí và bài tốn tối ưu hóa chi phí trong khoảng cho phép để sản phẩm đạt chất
lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, mà vẫn đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
a. Các nhà cung ứng
- Các nhà cung ứng có thể xem là 1 đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá hoặc giảm
giá hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty, do đó
làm giảm khả năng sinh lợi của cơng ty. Ngược lại, nếu nhà cung cấp yếu, điều
này lại cho công ty 1 cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao.
- Việt Nam nhập khẩu 351 triệu USD hóa chất, chủ yếu từ Trung Quốc (220 triệu
USD), Ấn Độ (60,5 triệu USD), Tây Ban Nha (10,4 triệu USD) và Đức (10,1 triệu
USD). Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên

liệu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là
chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 80%-90%.
- Vì vậy, đây ln là vấn đề của Việt Nam trong dài hạn, bởi vì để sản xuất được
dược liệu địi hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng về cơng nghệ (Việt Nam
khơng có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc, Ấn Độ) Các
cơng ty trong ngành dược phẩm có thể phải đối mặt với giá nguyên phụ liệu tăng
cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.
- Ngành tân dược Việt Nam còn được cho là đặc thù bới yếu tố cơng nghệ sản xuất
phụ thuộc vào máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phụ thuộc vào nước ngồi.
- Khả năng liên kết theo chiều dọc: Đó là khi doanh nghiệp lựa chọn mở rộng bằng
cách mua lại hoặc sát nhập, đảm nhận nhiều giai đoạn trong chuối cung ứng như
đồng thời đóng vai trị là nhà cung ứng và kênh phân phối. Tuy nhiên khả năng
này xảy ra là rất khó bởi hiện trạng các doanh nghiệp đầu tư vào ngành dược hiện
nay cịn rất thơ sơ, phụ thuộc hầu như toàn bộ vào nhà cung ứng. Nếu như doanh
nghiệp nào chớp được cơ hội này có thể nói là gây ra áp lực cạnh tranh thậm chí là
áp đảo đối với các doanh nghiệp khác; khiến các doanh nghiệp khác phụ thuộc giá


vào mình; đẩy giá nguyên liệu cung ứng lên cao trong trường hợp doanh nghiệp đó
chọn mình làm nhà cung ứng, ngồi ra cũng có khả năng loại bỏ nhiều đối thủ
cạnh tranh.
 Nhận xét: Các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam khả năng liên kết theo chiều dọc
yếu vì vậy họ bị lệ thuộc vào nhà cung ứngQuyền lực thương lượng với nhà cung
ứng thấp bởi những nguyên nhân sau:
 Có ít nhà cung cấp nhưng có nhiều người mua
 Có (ít) ngun liệu thay thế
 Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn lực khan hiếm
 Chi phí chuyển đổi nguyên liệu rất cao
Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đầu
ra đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

b. Khách hàng
- Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN. Khách hàng luôn tạo áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ đi theo của DN. Chính họ điều khiển áp lực cạnh tranh ngành thông qua quyết
định mua hàng. Chúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng
vậy, mỗi một công ty doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để
phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm
với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn
- Dân số già hóa, thu nhập gia tăng đi kèm với sự quan tâm ngày càng nhiều của
người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe là những yếu tố khiến ngành tân dược Việt
Nam hấp dẫn. Hiện nay giới trẻ rất quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình và
các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe hay làm đẹp.
- Mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập
bình qn đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi mơi trường sống
ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật... là
yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược. Tỷ lệ chi tiêu cho
ngành dược dự báo ngày càng tăng và hiện tại chiếm khoảng 13.4% tổng chi tiêu
của người Việt Nam.
 Nhận xét: Quyền lực thương lượng của Doanh nghiệp lúc này đối với khách hàng
là cao cho phép doanh nghiệp có ưu thế và có thể tăng giá (phù hợp) vì khách
hàng khơng có sự lựa chọn nào khác nếu khơng chọn mua.
4.

Sản phẩm và dịch vụ thay thế


- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
- Dân số già hóa, thu nhập tăng lên kèm theo sự quan tâm ngày càng nhiều của người

dân về vấn đề sức khỏe đã khiến cho nhiều người tin dùng và sử dụng những sản
phẩm ngoại nhập thay thế. Điều đó tạo ra thách thức đối với các doanh nghiệp trong
nước ngày càng phải hoàn thiện chất lượng sản phẩm và lấy được lòng tin của người
sử dụng
- Trong cuộc sống sinh hoạt của con người hiện nay, tất cả chúng ta đều cần và sử
dụng thuốc trong cuộc sống ở các mức độ khác nhau. Đó có thể là những viên thuốc
cảm sốt, thuốc bổ sung vitamin thông thường hay đến các loại thuốc đặc biệt điều trị
các căn bệnh nan y hoặc các loại thực phẩm chức năng được coi là những sản phẩm
thay thế của ngành tân dược Việt Nam.
- Các sản phẩm thuốc nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và Ấn Độ, các thương hiệu
thuốc ngoại như Sanofi, GSK, Astrazeneca. Tuy nhiên chính phủ có những chính sách
ưu tiên của chính phủ với doanh nghiệp Việt: ưu tiên chào thầu mặt hàng thuốc nội
địa, Luật Dược có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 ưu tiên nguồn nguyên liệu trong nước
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký sản xuất generic.
=> Nhận xét: Các doanh nghiệp trong ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở
ngành khác có sản phẩm có cùng một giá trị lợi ích cơng dụng. Sự tồn tại của sản
phẩm thay thế luôn là rào cản hạn chế mức lợi nhuận tiệm năng của ngành với một
ngưỡng giá tối đa mà các doanh nghiệp trong ngành đó có thể đặt ra. Điều này được
các nhà kinh doanh và các nhà khoa học kinh tế gọi là "độ co giãn chéo". Do các sản
phẩm có khả năng thay thế cho nhau nên chúng cạnh tranh với nhau để được khách
hàng lựa chọn. Giá của sản phẩm thay thế giám đi thì cầu cho sản phẩm đang xem xét
cũng giảm. Ngược lại, khi giá của sản phẩm thay thể tăng lên thì sẽ khuyến khích
khách hàng sử dụng sản phẩm. Khi khả năng lựa chọn các sản phẩm thay thế càng hấp
dẫn thì ngưỡng chặn trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc và ở mức thấp
hơn.
5. Quyền thương lượng của các bên cơ quan khác
 Trong mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M. Porter, thế
lực thứ 5 chính là ảnh hưởng từ các bên hữu quan như cổ đơng, cơng đồn, chính
phủ, các tổ chức tín dụng, các hiệp hội thương mại, dân chúng và các nhóm quan
tâm đặc biệt.

 Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các
văn bản liên quan đến vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản
lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc
danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm
thuốc.


 Chính phủ ln tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thuốc, đẩy mạnh
những loại thuốc quý hiếm. Ngồi ra cịn hỗ trợ 1 khoản phí khơng hề nhỏ từ các
nguồn vốn nhằm thúc đẩy các DN trong việc nghiên cứu và phát triển y dược.
 Nhận xét: Quyền thương lượng của Chính phủ là một nhân tố có sức ảnh hưởng
rất lớn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối với ngành tân dược Việt Nam hiện
nay. Bởi tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tn
thủ theo chính trị, luật pháp của Việt Nam. Và đối với ngành tân dược mà nói Việt
Nam đang tạo điều kiện rất nhiều để cho ngành này phát triển hơn, bởi Giáo dục –
Sức khỏe là những yếu tố mà Nhà nước ln ưu tiên hàng đầu bởi nó phục vụ nhu
cầu thiết yếu của người dân. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp càng
muốn lấn sân sang lĩnh vực này bởi được nhà nước hậu thuẫn và giúp đỡ rất
nhiều. Tuy nhiên đây cũng là 1 thách thức với các doanh nghiệp đòi hỏi các
doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao chất lượng bởi 19/04/2020 bộ y tế ban
hành Quyết định số 27/2007/QĐ –BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực
hành tốt sản xuất thuốc”(GMP). Theo quyết định này, doanh nghiệp nào sản xuất
không đạt chuẩn Tiêu chuẩn của GMP theo khuyến cáo của WHO thì sẽ bị ngừng
sản xuất thuốc. Hay 1 thơng tư khác của chính phủ 11/2016/TT-BYT đối với danh
mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng
cung ứng do Bộ Y tế công bố thuộc tiêu chí kĩ thuật của nhóm thuốc nào thì trong
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu khơng được chào thuốc
nhập khẩu thuộc nhóm đó, như vậy với các doanh nghiệp trong nước đáp ứng đủ
yêu cầu của bộ Y tế sẽ được gia tăng thị phần từ kênh đấu thầu thuốc. Động thái
trên cho thấy nhà nước, chính phủ đang ra sức bảo vệ hỗ trợ quyền lợi cho các

doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện để họ phát triển hơn nữa.
III.

Đánh giá:

Dược phẩm Việt Nam vốn được xem là ngành tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro tuy
nhiên cũng không thể phủ nhận rằng ngành Dược đang trên đà phát triển đầy tiềm
năng. Nhìn chung, ngành dược Việt Nam cịn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên
hiện nay việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các
chiến lược marketing cịn hạn chế. Ngồi ra, tình trạng cạnh tranh gay gắt với thuốc
nhập khẩu, nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc, chính sách cịn nhiều bất cập là thách
thức đối với các doanh nghiệp nhựa. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong
ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản
trị rủi ro đặc biệt là công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong
sản xuất và kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp
cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu.
*Một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển:
+ Giải pháp về xây dựng ban hành chính sách:


Thực hiện công tác sửa đổi và bổ sung luật dược, ban hành các chính sách ưu đãi đối
với việc sản xuất cung ứng và sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị, có dạng bào chế đặc
biệt, vắc xin; ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu sản xuất thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam.
+ Giải pháp về quy hoạch
Thực hiện các biện phát sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mơ để nâng cao tính cạnh
tranh, quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển cơng nghiệp bào chế,
hóa dược, vắc xin. Quy hoạch lại hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp
và hiện đại hơn, quy mô cũng lớn hơn. Ưu tiên phát triển vùng nuôi trồng cây làm
thuốc, bảo tồn nguồn gen và phát triển các loại dược liệu quý hiếm...

+ Giải pháp về đầu tư
Đẩy mạnh công tác huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát
triển cho ngành dược. Đầu tư hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng
có điều kiện kinh tế phát triển cịn khó khăn hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
+ Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế
Tăng cường hợp tác với các nước có tiềm năng phát triển nền cơng nghiệp dược, tập
trung đối đa nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý các nước và các tổ chức quốc
tế để phát triển ngành dược Việt Nam. Dù cịn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề sản
xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ chăm sóc sức
khỏe của người dân ngày càng cao thì Việt Nam là nước có nhiều tiêm năng để phát
triển ngành dược phẩm.
ĐỀ 5: TIỀM NĂNG TỪ THỊ TRƯỜNG GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN
Câu hỏi: Nhận dạng và phân tích các cơ hội và thách thức tới từ môi trường vĩ mơ từ đó
chỉ ra những tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam.
I.

Phần mở đầu:

Môi trường vĩ mơ bao gồm các yếu tố nằm bên ngồi tổ chức, doanh nghiệp, gây
ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. Môi
trường vĩ mơ cịn chính là các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà
quản trị khó kiểm sốt được, nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết
quả hoạt động của một tổ chức.
Nhịp sống hiện đại bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn
uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng tận
nơi. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao đồ


ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường này đang dần nóng lên

từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng lớn.Trong khuôn khổ bài thảo luận này
nhóm em đề cập đến cơ hội và thách thức từ môi trưỡng vĩ mô của thị trường giao đồ ăn
trực tuyến từ đó chỉ ra được tiềm năng của ngành này tại Việt Nam
II.

Cơ hội và thách thức của thị trường giao đồ ăn trực tuyến
1. Kinh tế:
a. Cơ hội
 Thu nhập của người dân ở đô thị cao gấp từ 2-2,5 lần so với ở nông thôn điều này
cho phép họ sẵn sàng chi hầu bao cho dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến.
 Lãi suất cho vay giảm: Kể từ đầu tháng 7-2020 hàng loạt các ngân hàng tuyên bố
giảm lãi suất cho vay. Dẫn đầu là các ngân hàng lớn như BIDV, VietcomBank,
Agribank,… Giảm lãi suất giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn để bù đắp
vào chi phí trong mùa dịch. Ngoài ra việc giảm lãi suất cho vay cũng giúp cho
doanh nghiệp có 1 khoản đầu tư mới để phát triển những hạng mục mới để phù
hợp với tình hình hiện tại trong mùa dịch Covid hơn khi mà vốn quay vịng của
doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
b. Thách thức:
 Dịch viêm đường hô hấp do virus Sars-Cov-2 đã tác động nghiêm trọng tới nền
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong khi nhiều quốc gia dự báo
mức tăng trưởng kinh tế âm thì Việt Nam cũng chịu mức tăng trưởng kinh tế sụt
giảm còn khoảng 4%. Khi mà nền kinh tế rơi vào sụt giảm gây ra rất nhiều hệ lụy
cho các ngành kinh doanh. Chẳng hạn nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục bị sụt giảm thì
những ngành đầu tàu như ngân hàng cũng sẽ bị kéo theo và đương nhiên việc hạ
lãi suất cho vay sẽ có thể khơng thể tiếp tục diễn ra bởi chính ngành ngân hàng
cũng đang rơi vào trạng thái khó khăn, vậy khi đó các ngành như giao đồ ăn trực
tuyến cũng khơng có thể xoay sở được vốn quay vòng để bù đắp cho lỗ nữa. Và từ
đó có thể sẽ dẫn đến tình trạng phá sản,…

2. Các lực lượng văn hóa xã hội:

a. Cơ hội:
-

Nhân khẩu học:

+ Quy mô dân số Việt Nam cuối năm 2019 là 97,4 triệu dân báo hiệu 1 quy mô thị
trường lớn. Quy mô dân số lớn hấp dẫn các nhà đầu tư của thị trường giao đồ ăn trực
tuyến đầu tư bởi dân số chính là đối tượng chính sử dụng dịch vụ này của các cơng ty
đó. Dân số tăng và có quy mơ lớn có thể nói chính là cơ hội to lớn cho dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến bới để đáp ứng được nhu cầu của 1 quy mô dân số lớn trong khi ngành
này tại Việt Nam các doanh nghiệp tiến chân vào nó đang ở mức thấp so thế giới
chính là miếng mồi ngon mà cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang
mong chờ.


+ Tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng:
Việt Nam là 1 quốc gia có tỷ lệ dân cư đơ thị thấp (34,4%), xét ở các nước phát triển
thì tỷ lệ này dao động từ 70-80%. Đây chính là 1 cơ hội lớn bởi dân cư đơ thị hóa mà
cao thì nhu cầu được phục vụ sẽ càng cao lên. Mức sống của dân cư đô thị khác so với
dân cư ở nơng thơn, điều đó được hình thành bởi những điều kiện chỉ riêng vùng đơ
thị mới có, chẳng hạn như do thời gian làm việc ở thành phố khác với nông thôn
người ta đi làm muộn và tan muộn cũng khơng có thời gian để về nhà nấu nướng cũng
như tình trạng tắc đường xảy ra cao thì lựa chọn gọi đồ ăn giao trực tuyến chính là 1
sự lựa chọn thơng minh.
3. Văn hóa:
a. Cơ hội:
 Văn hóa gọi đồ ăn trực tuyến:
Số lượng dân cư đơ thị ngày càng tăng sẽ làm thay đổi hành vi sinh hoạt hàng
ngày, do áp lực công việc cao nên dân cư đơ thị dành ít thời gian hơn cho cơng
việc vào bếp, thay vào đó họ có xu hướng gọi đồ ăn trực tuyến thông qua các ứng

dụng để tiết kiệm thời gian hơn, điều này cũng cho phép họ có nhiều sự lựa chọn
đồ ăn hơn với hương vị ngon hơn so với đồ ăn tự nấu.
 Thói quen ngại ra đường do các phương tiện cá nhân lưu thông quá nhiều và vấn
đề ô nhiễm môi trường
Vấn đề sử dụng phương tiện giao thông cá nhân luôn liên quan mật thiết tới tình
trạng ơ nhiễm khơng khí. Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều phương tiện cá nhân
chạy bằng năng lượng hóa thạch, đặc biệt tại hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Ơ nhiễm khơng khí có thể gây ra các bệnh về đường hơ hấp do đó làm
cho người dân e ngại ra đường, thay vào đó họ sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực
tuyến, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
 Văn hóa sử dụng Smartphone ở Việt Nam cao
Năm 2019 Việt Nam có hơn 43.7/97.4 = 44.87%, Việt Nam lọt top 15 thị trường
có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Điện thoại thông minh trở
thành vật bất ly thân của người Việt với nhiều mục đích sử dụng khác nhau không
chỉ dừng lại ở 2 chức năng thuần túy là gọi và nghe nữa. Người dân cảm thấy tiện
lợi khi mua sắm thơng qua smartphone vì nó có tích ứng nhiều chức năng tiện lợi
như thanh toán trực tuyến, lựa chọn menu trên smartphone, tiết kiệm được thời
gian, và sự bất tiện đôi khi đến ăn ở cửa hàng sẽ phải xếp hàng hoặc mất công gọi
hoặc chờ đợi phục vụ. Đây cũng là 1 yếu tố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở
mảng dịch vụ này ăn nên làm ra, tạo điều kiện cho các những khách hàng không
dùng tiền mặt và thu hút nhiều đối tác tài xế tham gia hơn vì họ khơng phải ứng
tiền để mua đồ ăn cho khách và tình trạng bom hàng cũng ít xảy ra
b. Thách thức:
 Văn hóa ưa dùng hàng khuyến mãi của người Việt:


Người Việt Nam ln có tâm lý thích dùng hàng khuyến mãi, hàng giảm giá. Vì vậy đây
được coi là 1 thách thức khi gia nhập ngành đối với những doanh nghiệp mới muốn cạnh
tranh thị phần với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định như NOW, GRAP,…
Bài toán đặt ra là để đáp ứng được tâm lý khách hàng thì phải đầu tư tài chính nhiều cho

các chương trình khuyến mãi kích cầu đối với khách hàng địi hỏi các doanh nghiệp cần
phải có 1 nền tài chính vững chắc nhất định.
4. Sự phát triển của cơng nghệ:
a. Cơ hội:
 Sự phát triển của công nghệ smartphone tích hợp nhiều chức năng chính điều này
đã làm thay đổi văn hóa tiêu dùng của người Việt thay vì đi chợ theo lối truyền
thống thì bây giờ họ đã ứng dụng các thành tựu trên nền tảng công nghệ chọn món
thanh tốn từ xa tiết kiệm chi phí thời gian cơng sức và các rủi ro khơng đáng có
nếu như ra đường như tai nạn hoặc bụi đường, tắc đường,…
 Các nền tảng cơng nghệ tích hợp giữa những ngân hàng thanh toán điện tử như
Momo, airpay kết hợp với các doanh nghiệp đồ ăn trực tuyến đã tạo ra cơ hội rất
lớn đối với các doanh nghiệp này. Bởi khách hàng và xã hội đang theo định hướng
công nghệ 4.0 thay vào việc dùng tiền mặt như trước thì người ta trong giai đoạn
hiện nay càng thích ưu tiên thanh tốn dùng ví điện tử vừa nhanh chóng, tiện lợi,
lại hạn chế được lưu thơng tiền mặt.
5. Chính trị - luật pháp:
a. Cơ hội:
 Trước tình hình và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Sar- Cov 2 các cơ quan quản
lý nhà nước đã ban hành lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các cơ sở kinh doanh
dịch vụ không nhất thiết mở cửa, cấm dịch vụ chuyển hành khách, dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến. Đó là thời điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao đồ
ăn trực tuyến gặp khó khăn nhất. Tuy nhiên sau khi cơ quan nhà nước dỡ bỏ lệnh
cấm người dân vẫn có tâm lý ngại đến những nơi đơng người , vì thế các doanh
nghiệp giao đồ ăn trực tuyến lại hoạt động 1 cách sôi nổi trở lại bởi người dân vẫn
có thể ở nhà mà vẫn được ăn những món u thích của mình mà vẫn không lo
nhiễm bệnh như khi đi ra đường. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh là khó lường và
các chính sách quy định của nhà nước cũng theo chiều của dịch bệnh mà thay đổi
nên khơng thể nói trước chắc chắn được điều gì cả.
 Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết của
Quốc Hội về giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với

doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Sự tác động của luật
pháp luôn tạo ra những ràng buộc mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Trong trường hợp này chính phủ, nhà nước đang có những động thái giúp cho
doanh nghiệp có thể vượt qua tình trạng suy thối trong dịch bệnh Covid. Cụ thể
nếu như chính phủ vẫn tiếp tục ban hành lệnh cấm hoạt động thì các doanh nghiệp


đều ở tình trạng chơn chân bởi nếu chống lại luật pháp họ sẽ bị vi phạm pháp luật
nhưng nếu tn thủ luật pháp thì bài tốn phá sản diễn ra rất nhanh. Mặc dù các
doanh nghiệp giao đồ ăn trực tuyến khơng cần phải quan tâm đến bài tốn thuê
cửa hàng vì họ hoạt động trên nền tảng ứng dụng nhưng khó khăn đối với họ là khi
người dân nhận được lệnh chính phủ ban hành thì họ cũng không nghĩ đến việc đặt
hàng bởi nếu đặt họ sẽ bị vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Vì vậy khi luật pháp
được nới lỏng ra cho doanh nghiệp thì đây thực sự là 1 tín hiệu đáng mừng đối với
ngành giao đồ ăn trực tuyến, bởi đây có thể nói là giải pháp ổn thỏa nhất cho
người dân khi họ khơng phải ra đường nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống
của họ vì các doanh nghiệp giao đồ ăn trực tuyến cũng có những cách để ngăn
ngừa hiệu quả hơn dịch bệnh như khi lấy hàng hay giao hàng đều tuân thủ việc
ngăn cách hoặc có 1 tấm kính để ngăn cách giữa họ từ đó tạo được cảm giác an
tồn tin tưởng cho chính khách hàng khi sử dụng dịch vụ của họ.
 Việc giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong việc bù đắp chi phí, và quay vòng vốn.
b. Thách thức:
 Hành lang pháp lý còn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngành giao đồ ăn trực
tuyến Việt Nam. Các cơ quan quản lý vẫn chưa quản lý được 100% chất lượng của
các nhà hàng, quán ăn hay những vật dụng sử dụng. Những điều này cần quy định
chặt chẽ để không xảy ra những tình trạng đáng tiếc xảy ra về ngộ độc thực phẩm
II. Tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn nhanh Việt Nam
Qua việc nhận dạng và phân tích những cơ hội và thách thức tại thị trường giao đồ ăn
trực tuyến tại Việt Nam ta có thể nhận thấy những tiềm năng sau:

 Theo ước tính của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị
trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô khoảng 33 triệu USD
trong năm 2018, dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD năm 2020 và duy trì
mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.
 Thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến phù hợp xu hướng tiêu dùng hiện đại, đa
tiện ích cho cả nhà hàng lẫn thực khách, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh.
 Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển giao nhận đồ ăn trực tuyến nhờ
giới trẻ tiếp cận nhanh chóng các xu hướng hiện đại, phong cách sống đô thị, sự
lan tỏa của cơng nghệ, smartphone và ví điện tử, thói quen tiêu dùng, ăn uống của
người Việt, hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi, chú trọng tiện lợi và đáp ứng
nhu cầu nhanh chóng
 Quy mơ thị trường vẫn cịn nhiều khả năng mở rộng tại cả khu vực thành thị lẫn
vùng ven. Trong bối cảnh dịch bệnh, giao dịch trực tuyến cũng là một cách giúp
nhà hàng, quán ăn đa dạng hóa kênh thu nhập, giảm thiểu rủi ro của mơ hình
truyền thống chỉ phục vụ tại chỗ. Sự xuất hiện của các ứng dụng tạo hệ sinh thái
rộng mở, thu hút không chỉ nhà hàng mà các cửa tiệm nhỏ, hàng quán trong hẻm
với các đơn hàng nhỏ lẻ cũng có thể tham gia. Riêng với các hàng quán nhỏ hơn,
bắt tay với ứng dụng đặt món giúp giải quyết bài tốn mặt bằng, chi phí vận hành,


khả năng tiếp cận lượng lớn khách hàng với các chiến dịch marketing được chuẩn
bị sẵn... Nhiều trường hợp thực tế, các quán ăn rộng chưa tới 2m2 nhưng lại rất
thành công khi bán trên app



×