Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Không cần bổ sung fluor cho mọi trẻ em ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.49 KB, 3 trang )

Không cần bổ sung fluor cho mọi trẻ em

Việc bổ sung fluor cho trẻ ngay từ lúc nằm trong bụng
mẹ hoặc khi còn quá bé là điều không cần thiết vì trong
thời điểm đó, chất fluor không có tác dụng hoặc chỉ tác
dụng rất ít đến răng tương lai của trẻ. Hơn nữa, việc
lạm dụng fluor ở trẻ nhỏ còn có thể gây nhiễm độc
fluor.
Fluor là chất khoáng có nhiều trong trà và nước uống, là
yếu tố vi lượng rất quan trọng tham gia vào quá trình phát
triển răng, tạo ngà răng và men răng. Nó cũng có vai trò
trong quá trình tạo xương và chuyển hoá canxi, phốt pho.
Fluor giúp men răng trẻ em khoáng hóa, tăng sức đề kháng
của răng chống lại tác động axit của các vi khuẩn gây sâu
răng. Để chữa sâu răng, chỉ cần phết vào chỗ sâu một lớp
vecni hoặc gel chứa fluor. Vì vậy nhiều người đã vội vàng
bổ sung chất này cho trẻ từ khi sơ sinh hoặc còn nằm trong
bụng mẹ. Những trẻ lớn hơn bị buộc đánh răng nhiều lần
trong ngày hoặc bổ sung fluor giọt.
Bác sĩ Patrich Hescut cho biết, trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa
cần được bổ sung fluor. Khi mà chiếc răng cửa đầu tiên
chưa xuất hiện, chất này rất ít tác dụng đến men của răng
sau này, kể cả răng sữa và răng vĩnh viễn vì fluor tác động
tại chỗ là chủ yếu. Trước khi trẻ được 6 tháng tuổi, fluor
không bảo vệ được răng chưa mọc khỏi bị sâu. Việc bổ
sung fluor cho mẹ cũng không thể bảo vệ được răng tương
lai của thai nhi vì chất này tuy có đến và đi qua rau thai
nhưng không nhập vào men răng vĩnh viễn trong tương lai
của trẻ. Việc bổ sung fluor giọt có thể gây nhiễm độc fluor
(một bệnh nguy hiểm và không phục hồi, thể hiện bằng các
đốm trắng) ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nếu bà mẹ bắt


trẻ đánh răng quá nhiều thì tình trạng trên cũng rất dễ xảy
ra vì ở tuổi này bé không biết nhổ mà thường nuốt một
phần kem đánh răng.
Ngay cả khi trẻ đã có một răng cửa, việc bổ sung fluor cũng
chỉ cần thiết trong các trường hợp sau:
- Trẻ thuộc các gia đình có nhiều người bị sâu răng.
- Trẻ hay ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm ngọt.
- Trẻ suy dinh dưỡng.
- Trẻ có thói quen bú bình về đêm, bú sữa hay uống nước
ngọt, nước trái cây bằng bình.
- Trẻ có thói quen ngủ mà ngậm vú mẹ.
Những trẻ này có nguy cơ bị sâu nhiều răng, có hội chứng
sâu răng ở mặt ngoài các răng cửa và lan sang các răng
hàm, tạo một rãnh màu nâu ở sát lợi, xói mòn hẳn phần
dưới của răng. Vì vậy, chúng cần được bổ sung fluor qua
các nguồn chính là nước uống, muối ăn và kem đánh răng.
Nếu nước đã có fluor, trẻ không có nguy cơ gì đặc biệt và
nhất là nếu trẻ có thói quen đánh răng ngày 2 lần bằng kem
có fluor thì không cần bổ sung fluor nữa.

×