Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu CON ĐƯỜNG CẢI THIỆN QUAN HỆ LAO ĐỘNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.77 KB, 6 trang )

CON ĐƯỜNG CẢI THIỆN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Làm thế nào để cải thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp là một vấn
đề lớn cần giải quyết đối với sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Nếu có
thể căn cứ vào đặc điểm Doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa
thì sẽ tạo được cơ sở vững chắc thúc đẩy Doanh nghiệp phát triển; ngược lại
Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong những trường hợp hết sức nghiêm trọng, xu hướng xấu
đi trong quan hệ lao động có thể dẫn đến những mâu thuẫn trong Doanh nghiệp
như : kiện cáo, lãn công, đình công; thậm chí khiến cho Doanh nghiệp đứng bên
bờ vực thẳm của phá sản.
Để cải thiện mối quan hệ lao động, mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc
điểm riêng của tổ chức để đề ra những biện pháp khác nhau. Sau đây là những
biện pháp đã được sử dụng rộng rãi :
1. Xây dựng nền văn hóa Doanh nghiệp hài hòa.
Thông qua việc sử dụng văn hóa doanh nghiệp để tiến hành quản lý là yêu
cầu tất yếu của một xã hội phát triển. Trong thời gian tới, văn hóa doanh nghiệp sẽ
trở thành yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đây là cách quản lý trên phương diện tâm lý, tinh thần, là một bước phát triển của
quản trị nguồn nhân lực hiện đại. Trên cơ sở môi trường bên trong của doanh
nghiệp, các nhà quản lý sẽ đưa ra hệ thống các giá trị, các nguyên tắc chuẩn về
hành vi để định hướng cho nhân viên; đồng thời thông qua truyền thống, lịch sử
hình thành và phát triển của doanh nghiệp, các tấm gương sáng qua các thời kỳ,
các nghi lễ để củng cố và nhấn mạnh các giá trị này. Tất nhiên nhân viên chấp
nhận quan niệm về giá trị của doanh nghiệp và thực hiện theo quan niệm đó.
Trong thực tế, không dễ gì để kết hợp hài hòa giữa mục tiêu của doanh
nghiệp với mục tiêu của rất nhiều cá nhân (/nhóm nhân viên); đó chính là nền văn
hóa đa dạng cho tổ chức, tạo được sự cân đối giữa lợi ích tổ chức và lợi ích cá
nhân, không làm mâu thuẫn quá trình theo đuổi mục đích này.
2. Quản lý có sự tham gia của nhân viên.
Nếu doanh nghiệp sử dụng một cách nhuần nhuyễn chính sách quản lý này
sẽ có thể nâng cao được năng suất lao động , cải thiện thái độ làm việc của nhân


viên, rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và cấp quản lý, hình thành môi trường
quan hệ lao động tốt đẹp.
Trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý, quy trình kinh doanh; doanh
nghiệp phải xem xét tới lợi ích của khách hàng, cổ đông, công đoàn và nhân viên.
Nếu công đoàn và nhân viên được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách thì
họ sẽ cảm thấy mình là “Ông chủ” thực sự, nó sẽ làm gia tăng trách nhiệm, sự
nhiệt tình và hăng say trong quá trình thực thi các chính sách này. Chắc chắn mức
độ hài lòng đối với công việc và hiệu suất làm việc sẽ được nâng cao. Bên cạnh đó
yếu tố đánh thức, duy trì tiềm năng cá nhân và huy động tổng lực trí tuệ tập thể là
điều các nhà quản lý đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, để việc quản lý có sự tham gia của nhân viên phải kèm theo một
số điều kiện sau :
- Nhân viên tham gia phải có hiểu biết đầy đủ về vấn đề được tham gia.
- Phải làm cho nhân viên thấy việc tham gia này vừa là nghĩa vụ vừa là
trách nhiệm với doanh nghiệp.
- Mọi người phải hiểu rõ và nhận thức đúng về nguyên tắc ưu tiên lợi ích
đối với từng chính sách cụ thể.
- Không để nhân tố tâm lý tập thể, số đông làm ảnh hưởng đến tâm lý cá
nhân.
3. Nhân viên tham gia cổ đông.
Nhân viên trở thành cổ đông của chính Công ty mình đã trở nên khá phổ
biến ở Châu Âu và Mỹ, ở Việt Nam chúng ta hình thức này cũng đang được phát
triển; như Công ty tôi đang làm chẳng hạn đã áp dụng hình thức này đã gần 10
năm nay rồi. Tùy vào vị trí công việc, thâm niên công tác, tổng thu nhập mà mỗi
nhân viên sẽ nhận được một số cổ phiếu từ Công ty; tiền mua cổ phiếu chính là
một phần lợi nhuận dưới hình thức quỹ tiền lương được hưởng theo hiệu quả kinh
doanh trong năm tài chính.
Với hình thức “nhân viên là cổ đông” sẽ làm cho họ gắn bó hơn với Công
ty, làm việc chăm chỉ và trách nhiệm hơn với công việc. Họ sống và làm việc với
nỗi vui mừng và cả nỗi lo khi cổ tức lên xuống; và họ cảm thấy yên tâm khi về

hưu với một giá trị cổ phiếu không nhỏ, kèm theo cổ tức thường niên. Điều đó lý
giải không ai dại gì mà có những suy nghĩ và hành vi làm tổn hại đến sự tồn tại và
phát triển của Công ty.
Tuy nhiên, trong thời gian qua chủ các doanh nghiệp đang phải đối diện với
thực trạng là người lao động bán cổ phiếu; vậy thì giải pháp này liệu có mang lại
hiệu quả đã và sẽ làm đau đầu các nhà quản trị.
4. Chính sách “cha truyền con nối”.
Trong nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng tuyển dụng con em nhân viên
công ty và xem đó như là hình thức động viên họ. Khi các thành viên trong một
gia đình gắn kết với một tổ chức thì mọi hành động của từng thành viên đều có
nghĩ đến các thành viên khác; thực tế cho thấy lịch sử làm việc của thế hệ trước
(người cha, chú, …) chi phối rất lớn đến thế hệ sau, họ sẽ luôn tâm niệm đừng có
làm gì để ảnh hưởng đến thế hệ trước và chính thế hệ trước giáo dục đào tạo rất
các thành viên gia đình thuộc thế hệ sau này.
5. Quản lý áp lực đối với nhân viên.
Áp lực là phản ứng khác thường nảy sinh trong tình cảm hoặc trên cơ thể
của nhân viên trong quá trình làm việc khi phải đối phó với tình huống mà bản
thân cho rằng rất khó khăn. Nếu áp lực trong công việc quá lớn, lại không được
giảm bớt trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến tinh thần và sức khỏe của nhân
viên và tất nhiên là ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Dưới đây là một số áp lực
cần được kiểm soát và điều chỉnh phù hợp :
- Áp lực từ công việc : công việc khẩn cấp, công việc khó khăn; công việc
đòi hỏi kỹ thuật, phương pháp quản lý mới; đảm nhiệm vị trí công việc mới.
- Áp lực từ gia đình : từ vợ (/chồng), cha mẹ, anh em, con cái, họ hàng.
- Áp lực từ xã hội : nhà ở, mức nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, phương tiện đi
lại.
- Áp lực kinh tế : thu nhập, chi tiêu.
6. Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên đối với Doanh nghiệp.
Độ hài lòng trong công việc là chỉ thái độ thích hay không thích của nhân
viên đối với Doanh nghiệp, nó thể hiện mức độ thống nhất giữa mong muốn của

nhân viên về công việc với kết quả mà họ mong muốn như : tiền lương, tiền
thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, …vv. Nói cách khác, nó chính là mức độ vui
vẻ mà mỗi nhân viên có được từ công việc. Hiện nay, Doanh nghiệp quan tâm
nhiều đến mức độ hài lòng của nhân viên, tiếp đó là mức độ hài lòng của khách
hàng và cuối cùng là mức độ hài lòng của cổ đông. Tiến hành điều tra về mức độ
hài lòng của nhân viên (chẳng hạn như cuộc khảo sát 50 nhà tuyển dụng hàng đầu
Việt nam – Top 50 Best Employer do Navigos, ACNielsen và Báo Thanh niên tổ
chức trong năm 2006 vừa qua) có thể cho biết nhân viên hài lòng ở phương diện
nào và không hài lòng ở phương diện nào để từ đó đề ra ra các biện pháp cải thiện.
Những nhân tố chính quyết định mức độ hài lòng là :
- Tính thách thức của công việc.

×