Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tục ngữ ca dao việt nam- đời sống tinh thần phần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.05 KB, 7 trang )

TỤC NGỮ (tiếp theo)

IV. ĐỜI SỐNG TINH THẦN - NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH

1. Người là hoa đất.
2. Người ba đấng, của ba loài.
3. Trông mặt mà bắt hình dung.
4. Người khôn dồn ra mặt.
5. Lớn vú bụ con
6. Cái răng, cái tóc là góc con người.
7. Con mắt là mặt đồng cân.
8. Người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
9. Rộng miệng cả tiếng.
10. Môi dầy ăn vụng đã xong
Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn.


TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Tẩm ngẩm mà đấm chết voi
2. Sống lâu biết nhiều sự lạ.
3. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
4. Điếc không sợ súng.
5. Biết sự đời, mười đời chẳng khó.
6. Trăm nghe không bằng một thấy.
7. Trăm hay không bằng tay quen.
8. Quen tay hay làm.
9. Có dốt mới có khôn.
10. Thua keo này, bày keo khác.



TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.
2. Thức khuya mới biết đêm dài
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
3. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
4. Vàng thật không sợ lửa.
5. Lời nói không cánh mà bay.
6. Rượu vào, lời ra.
7. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
8. Biết thì thưa thốt, không biết thì d
ựa cột mà nghe.
9. Nói hay hơn hay nói.
10. Chim khôn chưa bắt đã bay
Người khôn ít nói, ít hay trả lời.


TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng.
2. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
3. Nói ngọt lọt đến xương.
4. Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời.
5. Lưỡi sắc hơn gươm.
6. Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
7. Sẩy chân còn hơn sẩy miệng.
8. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa.
9. Một người thì kín, hai người thì hở.
10. Một miệng thì kín, chín miệng thì hở.

TỤC NGỮ (tiếp theo)



1. Nói thì dễ, làm thì khó.
2. Tre non dễ uốn.
3. Bé chẳng vin, cả gẫy cành.
4. Yêu cho roi cho vọt, ghét cho chơi.
5. Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.
6. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
7. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
8. Người vụng đan thúng giữa đường.
9. Không thầy đố mày làm nên.
10. Có tích mới dịch nên tuồng.
TỤC NGỮ (tiếp theo)



1. Văn hay chẳng lọ dài dòng.
2. Văn mình, vợ người.
3. Ở hiền gặp lành.
4. Ở tinh gặp ma,
Ở quỷ gặp quái, gian tà gặp nhau.
5. Nọc người bằng mười nọc rắn.
6. Một đời làm hại, bại hoại ba đời.
7. Hùm giết người hùm ngủ,
Người giết người thức đủ năm canh.
8. Phụ vợ, không gặp vợ.
9. Hiền quá hóa ngu.
10. Giết một con cò cứu trăm con tép.




TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Đẹp nết hơn đẹp người.
2. Cái nết đánh chết cái đẹp.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
4. Chết trong còn hơn sống đục.
5. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
6. Ai ưa dưa khú, bầu già.
7. Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
8. Bạc đầu chưa hết dại.
9. Khôn ba năm, dại một giờ.
10. Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.



TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Khôn làm văn tế, dại làm văn bia.
2. Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
3. Chẳng có dại nào giống dại nào.
4. Ngu si hưởng thái bình.
5. Thằng dại làm hại thằng khôn.
6. Khôn cho người ta rái (sợ),
Dại cho người ta thương,
Dở dở ương ương tổ người ta ghét.
7. Vụng chèo khéo chống.

8. Vụng múa chê đất lệch.
9. Hay thì khen, hèn thì chê.
10. Mẹ hát con khen hay.





TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng.
2. Trâu chết để da, người chết để tiếng.
3. Tốt danh hơn lành áo.
4. Lắm người yêu hơn nhiều người ghét.
5. Yêu trẻ - trẻ đến nhà, yêu già - già để phúc.
6. Yêu nhau chín bỏ làm mười.
7. Có mặt thì mắng, vắng mặt thì thương.
8. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
9. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
10. Yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông chi, họ hàng.



TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Ghét nhau đào đất đổ đi.
2. Người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong.
3. Sướng lắm khổ nhiều.
4. Thương người như thể thương thân.

5. Lá lành đùm lá rách.
6. Ăn nhạt mới biết thương mèo.
7. Uống nước nhớ nguồn.
8. Một đêm nằm, một năm ở.
9. Đường mòn ân nghĩa không mòn
Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.
10. Hoài thóc nuôi cò rừng.



TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.
2. Ăn cháo đái bát.
3. Chưa khỏi rên đã quên thầy.
4. Có mới, nới cũ.
5. Có xương xông, tình phụ lá nốt.
6. Có trăng phụ đèn.
7. Một điều nhịn là chín điều lành.
8. Tránh voi chẳng xấ
u mặt.
9. Con gà tức nhau tiếng gáy.
10. Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.

TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Cả giận mất khôn.
2. Hơi đâu mà giận người dưng.
3. Một đời kiện, chín đời thù.
4. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

5. Cây ngay chẳng sợ chết đứng.
6. Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng.
7. Thẳng mực tầu, đau lòng gỗ.
8. Mất lòng trước, được lòng sau.
9. Mật ngọt chết ruồi,
Những nơi cay đắng là nơi thật thà.
10. Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy.


TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Ăn cây nào rào cây ấy.
2. Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu.
3. Cha chung không ai khóc.
4. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
5. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
6. Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.
7. Cá mè một lưa.
8. Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh.
9. Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn l
ộc phật.
10. Ngày dưng thì chẳng chắp gai,
Đến khi có cá mượn chài ai cho.

(Còn nữa)

TỤC NGỮ (tiếp theo)

1. Người lười, đất không lười.
2. Mồn miệng đỡ chân tay.

3. Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe.
4. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
5. Đo bò làm chuồng.
6. Yếu chân chạy trước.
7. Làm khi lành để dành khi đau.
8. Mất bò mới lo làm chuồng.

×