Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TTGDDH2BVu Thi Phuong Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH ĐỒNG NAI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI   . BÀI THU HOẠCH MÔN: TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC. Sinh viên: Vũ Thị Phương Linh GVHD: Trần Dương Quốc Hòa Lớp: Đại học Tiểu học B - K2 Năm học: 2014 - 2015.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC 1. Khái quát tất cả những gì thu nhận được từ đợt tham quan – tìm hiểu thực tế tại trường tiểu học. Vào thứ năm, ngày 23 tháng 4 năm 2015. Chúng em được đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại một trường tiểu học. Đó là trường tiểu học Đức Trí, ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Khi đến trường, chúng em được phân công thành 3 bạn một nhóm vào các lớp để dự giảng 1 tiết. Và em được phân công vào lớp 3D, được dự giảng tiết Chính tả vào lúc 13 giờ và kết thúc vào lúc 13 giờ 40 phút. Hoạt động của GV I.Kiểm tra bài cũ - GV hỏi HS: “Tiết trước học bài gì?” - Cho HS viết bảng con những từ ở tiết trước. -Nhận xét. -Kiểm tra bài tập về nhà trong vở. Sau đó HS đọc lại các từ ở trên bảng. -Nhận xét. II. Bài mới -GV giới thiệu bài mới: chính tả (nghe – viết) “Hạt mưa”. Hoạt động 1: Viết chính tả -GV đọc bài cho HS nghe. -Hỏi: + Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa? + Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?. Hoạt động của HS - HS trả lời “Ngôi nhà chung” -Cả lớp thực hiện, 1 HS lên bảng viết: “nhà chung, phải làm, tranh, đói nghèo”. -Nhận xét bài của bạn.. -2 HS nhắc lại tựa bài. -2 HS đọc lại bài. -HS trả lời.. HS trả lời, HS khác nhận xét. Sau đó, GV nhận xét.. Nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Vậy cho cô biết những từ nào trong bài các em hay viết sai? -GV nhận xét. -Cho HS viết vào bảng con những từ HS hay viết sai: “sông hồ, trang, trăng soi, bất chợt”. -Kiểm tra, nhận xét. -Hỏi: + Bài thơ có mấy khổ thơ? + Nêu cho cô cách trình bày bài thơ này cho đúng, đẹp? + Các chữ ở đầu dòng thơ thì viết như thế nào? -GV nhận xét. - Đọc lại bài thơ. -Đọc cho HS viết vào vở. -Đọc lại cho HS soát lại bài. -GV chấm vở (một số bài). -Cho HS tự kiểm tra bài của nhau (2 HS ngồi kế nhau). -GV nhận xét các bài đã chấm. -Cho HS sửa lỗi và viết từ đúng vào vở. Hoạt động 2: Bài tập Bài tập lựa chọn: GV chọn câu a. -Cho HS đọc yêu cầu bài. -Cho HS thảo luận nhóm đôi. -Cho HS trả lời từng ý. -GV nhận xét.. -GV chưa cho HS đọc và giải nghĩa những từ khó trước khi ghi vào bảng con. -Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp viết (viết xong che lại). -Đọc lại các từ khó trên bảng. -HS trả lời. -GV đi lại quá nhiều làm phân tâm HS.. -HS viết bài vào vở. -HS nghe và soát lại bài.. -GV không ghi lại lỗi mà HS hay viết sai nhiều lên bảng lớp.. -HS thực hiện.. -HS sửa lỗi vào vở.. -2 HS đọc. - HS thực hiện. -Cả lớp viết bảng con, 1HS viết trên bảng lớp.. -GV có cho HS mở rộng bằng cách tìm và viết các tiếng có chứa chữ bắt đầu là chữ l hoặc n..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Yêu cầu HS đọc lại toàn bài tập.. - 2 HS thực hiện.. III. Củng cố -GV hỏi lại tựa bài. -Nhận xét, dặn dò.. -HS nhắc lại tựa bài.. Sau khi dự giảng xong tiết Chính tả của cô chủ nhiệm của lớp 3D, em cảm thấy cô và các em học sinh rất thân thiện, tiết dạy của cô rất sinh động, giáo viên hướng dẫn kĩ lưỡng và học sinh thì hăng say phát biểu. Tóm lại, đó là một tiết dạy an toàn. Chia tay với cô và các em thân yêu ở lớp 3D. Chúng em tiến ra sân trường và nghe cô hiệu trưởng Trần Thị Thuận giới thiệu về trường tiểu học Đức Trí. Trường tiểu học Đức Trí nằm trên địa bàn ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trường được tách ra từ trường phổ thông cơ sở A Hố Nai 3, và được thành lập từ năm 1994. Từ khi thành lập đến nay, trường đã trải qua 3 đời hiệu trưởng: 1. Trần Quang Hùng (đã nghỉ hưu). 2. Huỳnh Công Thuận (chuyên viên Sở Giáo dục tỉnh Đồng Nai). 3. Trần Thị Thuận (từ năm 2011 đến nay). Trong 20 năm phát triển, trường luôn đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Nằm trong khu vực gần Khu công nghiệp nên số lượng học sinh đông, mà lượng học sinh di dân cũng rất nhiều (đa số là dân tạm trú và dân phòng trọ). Đối tượng để được vào trường là phải có tạm trú hoặc thường trú ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Diện tích chuẩn của một trường tiểu học là 15000 m2, nhưng diện tích trường tiểu học Đức Trí chỉ có 5000 m2 nên cơ sở vật chất không đảm bảo, thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, không có các phòng chức năng như phòng nhạc, họa… Đến thời điểm này trường có 1500 học sinh/39 lớp. Trung bình một lớp có 45 em. + Khối 1 gồm 9 lớp. + Khối 2 gồm 7 lớp. + Khối 3 gồm 9 lớp. + Khối 4 gồm 7 lớp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Khối 5 gồm 7 lớp. Về đội ngũ giáo viên thì tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên là 56 người. Trong đó, có 3 Giám hiệu (1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó, đều là nữ với độ tuổi từ 40 – 54 tuổi), giáo viên có 46 người (trong đó thì giáo viên chủ nhiệm: 39 người, 2 giáo viên anh văn, 2 giáo viên nhạc, 1 giáo viên mỹ thuật, 2 giáo viên thể dục, 1 thầy tổng phụ trách), nhân viên thì có 7 người gồm 1 văn thư, 1 kế toán, 1 thư viện, 1 y tế, 3 lao công và bảo vệ. Năm 2013 có chi bộ của trường, gồm có 10 Đảng viên, trong đó có một chi ủy gồm 3 người: Bí thư, Phó bí thư và chi ủy viên. Về cơ cấu tổ chức nhà trường: Công đoàn trường, trong đó Ban chấp hành công đoàn trường (gồm có 4 người), 10 đoàn viên và 1 đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, trong đó gần 1000 học sinh là đội viên, số còn lại là sao nhi đồng. Trường chỉ dạy 1 buổi, trong đó buổi sáng là lớp 1, lớp 5 và một số lớp 2. Còn buổi chiều là 1 số lớp 2, lớp 3 và lớp 4. Hàng tuần học sinh học 5 buổi và một tháng có 1 buổi học sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vào thứ 7 tuần cuối cùng của tháng. Vào những dịp lễ thì trường tổ chức cho các em thi văn nghệ, trò chơi dân gian,… Một năm trường có 2 trọng tâm lớn là tổ chức kiểm tra học kì 1 và học kì 2. Một tháng đối với tập thể giáo viên: sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể và sinh hoạt khối. Trường cũng tham gia các hoạt động ban ngành đoàn thể của Huyện như Mái ấm tình thương, Tương thân tương ái, Hoạt động thể dục thể thao (như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,…), Hội khỏe phù đổng,… Kết quả học tập từ năm 2011 đến nay, tỉ lệ học sinh giỏi chiếm 50% - 53%. Tỉ lệ học sinh tiên tiến chiếm 30%. Học sinh lớp Năm được công nhận là hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Lên cấp 2 thì có hai trường chính là trường trung học cơ sở Hòa Bình và trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ.. hiệu. Sau khi nghe cô trưởng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> giới thiệu về trường, chúng em tiến về phía lớp 3H và được xem tiết sinh hoạt sao vào lúc 14 giờ 10 phút. Phụ trách sao: Ban chỉ huy liên đội (các em thuộc Chi đội 4A). Lớp nhi đồng: Lớp 3H. Tiến trình của buổi Sinh hoạt: Đầu tiên tập hợp lớp nhi đồng: Phụ trách sao trưởng giới thiệu “Hôm nay, các em sẽ được các chị trong Ban chỉ huy liên đội về sinh hoạt với từng sao trong lớp chúng ta, chị mong rằng các em sẽ ngoan, nghe lời các chị phụ trách sao nhé. Nếu đồng ý, các em cho một tràng pháo tay ”. Sau đó, điểm số, báo cáo: Gồm 4 sao (Sao Đoàn Kết, Sao Chăm Chỉ, Sao Lễ Phép, Sao Chăm Ngoan) Tiếp đến các em hát bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng”. Đọc 5 lời hứa của nhi đồng. Phân chia sinh hoạt theo sao. Trong mỗi sao sinh hoạt như sau: - Các em đi theo phụ trách sao,vừa đi vừa hát bài “Vòng tròn có 1 cái tâm”. - Phụ trách sao kiểm tra vệ sinh: Yêu cầu các em xòe tay ra để kiểm tra vệ sinh tay.Nhận xét quần áo, đầu tóc, tay của các em. - Từng nhi đồng kể 1 số việc đã làm theo chủ điểm “Hoa thơm tặng cô!” trong tuần qua - Ôn tập chương trình dự bị đội viên, theo chủ điểm “An toàn giao thông” qua các câu hỏi: + Khi qua đường các em phải đi như thế nào? + Khi ngồi trên xe máy phải đội gì? - Cho các em sinh hoạt vui chơi. Chọn một trong các trò chơi:Đoàn kết;Ba-mátôi;Con thỏ ăn cỏ; Mèo đuổi chuột; Chim bay cò bay; Ta là vua; Tôi bảo; Caothấp-dài-ngắn. Kết thúc trò chơi bằng bài hát “Vui là vui quá” - Hoạt động kể chuyện để đưa ra chủ đề mới: Câu chuyện con kiến và chim bồ câu Kiến đang kiếm mồi ven sông, nó khát nước quá bèn cuối đầu xuống uống. Không may, trượt chân, kiến bị rơi tỏm xuống sông và bị dòng nước cuốn đi ngày một xa bờ. May sao lúc đó có một chú bồ câu đang đậu trên cành cây nhìn xuống. Bồ câu liền ném một chiếc lá xuống nước. Kiến ta từ từ leo lên chiếc lá, men theo cuống bò vào bờ, thoát nạn. Từ đó kiến rất biết ơn chim bồ câu. Một hôm kiến đang kiếm mồi trong rừng thì thấy người đi săn đang dương cung lên định bắn chim bồ câu. Bồ câu vô tình không hay, vẫn ung dung đậu trên cành rỉa lông , rỉa cánh. Kiến ta liền bò nhanh lại và đốt vào chân người đi săn một cái rõ đau. Người thợ săn nọ bị kiến đốt đau quá liền quăng cung xuống Nghe tiếng động, bồ câu liền bay đi thoát chết. Sau khi nghe câu chuyện xong, Phụ trách sao đưa ra câu hỏi gợi ý, hướng dẫn:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào? + Câu 2: Thấy kiến gặp nạn, bồ câu đã làm gì? + Câu 3: Khi được bồ câu giúp, kiến đã có suy nghĩ gì? + Câu 4: Kiến đã làm gì khi thấy bồ câu bị đe dọa tính mạng? + Câu 5: Qua câu chuyện trên em rút ra được bai học gì? Kết luận chủ điểm sinh hoạt tuần nay là: “Tình bạn” - Kết thúc buổi sinh họa hát bài “Bốn phương trời” và PTS nhận xét buổi sinh hoạt. Giao nhiệm vụ cho buổi sinh hoạt sau: tìm đọc các câu chuyện , bài hát về Bác Hồ. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc: 14h 35 Nhận xét buổi sinh hoạt sao: -Buổi sinh hoạt sao có không khí vui vẻ, nhộn nhịp, vui tươi phù hợp với lứa tuổi nhi đồng và đi theo đúng quy trình. Tạo cho các em nhi đồng môi trường mới, góp phần giáo dục toàn diện, tạo hứng thú cho việc học tập, giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có điều kiện tham gia các trò chơi luyện tập tính nhanh nhẹn ,tháo vác. -Thực tế tìm hiểu, đây là buổi sinh hoạt đầu tiên của các em đội viên cho các em nhi đồng. Các Phụ trách sao chưa có kinh nghiệm về một buổi sinh hoạt sao, các em phải sử dụng giấy viết kịch bản để tiến hành buổi sinh hoạt. Do đó, các em chưa chủ động nên buổi sinh hoạt còn diễn ra theo hình thức đi đúng quy trình. Chưa tạo không khí sôi nổi thật sự cho nhi đồng.. Sau khi tham gia các hoạt động mà trường tổ chức cho chúng em là dự giờ một tiết dạy mẫu, tham gia hoạt động sao nhi đồng, được lắng nghe cô hiệu trưởng giới thiệu về.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> lịch sử thành lập của ngôi trường, nơi mà chúng em đang tham quan, tìm hiểu đó chính là ngôi trường mang tên “ Trường tiểu học Đức Trí”. Và một hoạt động không kém sự hào hứng, thú vị tiếp theo mà chúng em cần thực hiện đó chính là việc tham quan ngôi trường. Khi đặt chân đến vùng đất Ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, ta bắt gặp ngay đó chính là hình ảnh của một chiếc cổng kiên cố màu trắng lúc nào cũng giang tay đón chào các em học sinh đến trường. Phía trên chiếc cổng đó là tấm bảng mà xanh to với hàng chữ màu trắng thẳng đều “ Trường Tiểu học Đức Trí”. Khi bước chân vào trường, ở phía bên tay phải, chúng ta sẽ nhìn thấy một căn phòng nhỏ màu vàng, đây là nơi mà các chú bảo vệ thay phiên nhau trực, thu nhận và giải đáp những thông tin của trường cho các bậc phụ huynh. Ngay phía bên cạnh phòng bảo vệ đó chính là khu vực để xe của giáo viên, nơi có mái hiên để che nắng chống mưa cho những chiếc xe của quý thầy cô giáo.. Đi tiếp chúng ta sẽ thấy được hình ảnh rất thiên nhiên và mát mẻ, đó chính là hòn non bộ của trường, với những bãi cỏ xanh mướt, những hòn đá xếp chồng lên nhau, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, tạo điểm nhấn cho trường. Ở phía bên trái cổng trường, đối diện phòng bảo vệ là khu vực các phòng chức năng: văn phòng trường, phòng giáo viên, phòng thiết bị, phòng anh văn, phòng đoàn đội…nơi mà diễn ra các cuộc họp quan trọng của trường, nơi mà các thầy cô giáo sẽ họp mặt để chia sẻ nhũng kinh nghiệm cho nhau trong quá trình dạy học..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đi ra khỏi khu vực hành chính , trước mặt chúng ta đó là hình ảnh cột cờ với lá cờ đỏ ngôi sao vàng đang phất phới bay trong gió giữa vùng trời bao la rộng lớn. Khoảng sân rộng lớn với những chiếc xích đu, ghế đá xếp xung quanh như là những chỗ nghỉ ngơi thoái mái cho các em sau khi vui chơi hay ngồi dưới những tán phượng rộng lớn để học bài.. Đi sâu vào trong đó chính là các dãy phòng học của trường. Dãy phòng học có 39 lớp học, mỗi lớp có khoảng 45 em. Khi bước và mỗi lớp học, mỗi chiếc bàn từng chiếc ghế được xếp ngay ngắn theo ba dãy riêng biệt. Phía trên cái bảng xanh to nằm giữa lớp là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười với các em học sinh. Phía bên trái là hàng chữ “học tốt”, phía bên phải là hàng chữ “dạy tốt”. Khi bước xuống phía dưới lớp học ta lại thấy.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> được những tấm bảng báo tường và hai tủ đựng dụng cụ học tập đăt sát bên. Mỗi lớp học đều đảm bảo tạo môi trường học tập tốt nhất cho các em như, mỗi phòng học có 8 bóng đèn, 4 quạt trần và một chiếc quạt treo tường cho giáo viên.Những giỏ hoa lan tươi mát luôn được treo ở phía dưới lớp học hay đặt trên những thành cửa sổ lớp học tạo không khí trong lành và thân thiện cho lớp học.. Phải nói Trường Tiểu học Đức Trí là một trong số những trường luôn đặt an toàn lên hàng đầu, ta có thể thấy được đi đến đâu đều bắt gặp hình ảnh của những chiếc bình cứu hỏa phòng cháy chữa cháy ở mỗi dẫy hành lang trường. Ngôi trường lúc nào cũng sạch sẽ bởi sự ý thức bỏ rác vào thùng đặt trước mỗi lớp học.. Điều mà em thích nhất khi tham quan trường đó chính là những lối đi cầu thang lên tầng trên của trường. Đặc biệt là lối đi cầu thang ở phía lớp học 1D-3D, chiếc cầu thang đi lên thẳng rồi chia làm hai ngã rẽ. Bên cạnh đó sự nổi bật làm nên điểm đặc biệt của những lối đi cầu thang đó chính là những hình vẽ, những công thức toán học được những người họa sĩ vẽ lên như chất chứa những suy nghĩ sâu xa của quý thầy cô đó là mong sao khi đi đến đâu các em sẽ nhớ đến những công thức toán học, những hình ảnh làm nổi lên những chiến công của các vị anh hùng khi xưa như hình ảnh chống giặc ngoại xâm của hai bà Trưng, hình ảnh cưỡi ngựa bay lên trời của cậu bé Thánh Gióng… Hay những cảnh đẹp về quê hương đất nước như Vịnh Hạ Long, Chùa một cột… Những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ học trò như chơi ô ăn quan, nhảy dây, lò cò… Những hình ảnh mang tính chất giáo dục về đạo đức cho học sinh như biết giúp đỡ người khác, thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tốt an toàn giao thông…có lẽ đây sẽ là những hình ảnh riêng biệt và làm nổi bật lên ngôi trường tiểu học Đức Trí than thương.. 2. Những điểm hay riêng có của trường tiểu học mà em được tham quan – tìm hiểu là:  Điểm đặc biệt của những lối đi cầu thang. đó. chính là những hình vẽ, những công thức toán học được những người họa sĩ vẽ lên như chất chứa những suy nghĩ sâu xa của quý thầy cô đó là mong sao khi đi đến đâu các em sẽ nhớ đến những công thức toán học, những hình ảnh làm nổi lên những chiến công của các vị anh hùng khi xưa như hình ảnh chống giặc ngoại xâm của hai bà Trưng, hình ảnh cưỡi ngựa bay lên trời của cậu bé Thánh Gióng… Hay những cảnh đẹp về quê hương đất nước như Vịnh Hạ Long, Chùa một cột… Những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ học trò như chơi ô ăn quan, nhảy dây, lò cò… Những hình ảnh mang tính chất giáo dục về đạo đức cho học sinh như biết giúp đỡ người khác, thực hiện tốt an toàn giao thông…có lẽ đây sẽ là những hình ảnh riêng biệt và làm nổi bật lên ngôi trường tiểu học Đức Trí thân thương..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>  Một điểm hay riêng nữa mà em thấy ở trường tiểu học Đức Trí, đó là sơ đồ trường tiểu học Đức Trí được gắn ở gần cổng trường. Như vậy tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh hay giáo viên mới sẽ nắm được về cấu trúc sơ đồ của trường. Phụ huynh biết được con em mình đang học ở đâu, chỉ việc lên thẳng đến lớp không cần qua sự hướng dẫn hay hỏi han từ ai. Còn giáo viên mới sẽ không biết lớp mình nằm ở đâu. Có sơ đồ này sẽ giúp cho nhiều người dễ dàng tìm được những nơi, những phòng học mà mình muốn đến..  Và một điểm hay riêng nữa mà em thấy đó chính là vì không có đủ diện tích nên không có phòng Hiệu trưởng, phòng Hiệu phó, nhân viên văn phòng…. Nhưng đó cũng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chính là một điểm hay riêng mà chỉ có trường tiểu học Đức Trí mới có. Nhờ như vậy, Ban giám hiệu sẽ trao đổi thoải mái hơn. Em cảm thấy rất là vui, như vậy sẽ tạo sự gần gũi cho mọi người. 3. Trường tiêu học mà em được tham quan – tìm hiểu có những điều khiến em thấy băn khoăn, cảm thấy chưa phù hợp, chưa tốt, và đề xuất biện pháp khắc phục, đó là:  Em cảm thấy băn khoăn một điều, đó là trường có nhà để xe cho giáo viên. Mà tại sao giáo viên không để ở đó mà chạy xuống khu đằng sau trường để.  Biện pháp đó là có khu để xe thì phải để xe ở đó.  Và một điều em cảm thấy băn khoăn nữa, đó chính là mỗi dãy phòng học đều có phòng nghỉ cho giáo viên. Nhưng khi vào trong đó xem thì em thấy bên trong đựng toàn bàn ghế học sinh. Không có chỗ nghỉ ngơi cho giáo viên. Phòng đó không được coi là phòng nghỉ giáo viên mà được coi là nhà kho.  Biện pháp đó là phòng nghỉ của giáo viên thì phải thoáng mát, rộng rãi để sau mỗi giờ dạy mệt mỏi, căng thẳng thì giáo viên có chỗ nghỉ ngơi, hay là những lúc giáo viên trống tiết thì cũng có chỗ để nghỉ ngơi, chờ để lên tiết dạy. Không được đựng bàn ghế học sinh quá nhiểu ở trong đó.  Trên sân trường được trồng rất nhiều cây, đó là một ưu điểm của trường, giúp cho trường có được nhiều bóng mát để các em học sinh được vui chơi ở dưới cây. Nhưng em lại không thấy trên mỗi thân cây được dán tấm bảng ghi tên của từng loại cây. Vì em nghĩ các em học sinh trong trường, đâu phải em nào cũng biết được hết tên của các loài cây ở trong trường.  Nên em nghĩ trường nên dán lên mỗi cây một cái tên của cây đó, để cho các em biết được cây đó là cây gì. Và nhằm giúp cho các em nhận biết được đặc điểm của từng loài cây..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HẾT.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×