Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bao cao boi duong thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.62 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH ĐẠI TRƯỜNG TH ĐỖ NGHĨA TRỌNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Năm học 2014 - 2015 Họ và tên: Võ Thành Phương Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 55 Tổ chuyên môn: Khối 5 Trường Tiểu học Đỗ Nghĩa Trọng Căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 32/2011/TT- Bộ giáo dục – Đào tạo ngày 08/08/2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Căn cứ thông tư số 26/2012/TT- Bộ GDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng bộ giáo dục ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên . Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đầu năm học 2014 – 2015. Tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: Qua học tập và bồi dưỡng tôi đã nắm được: - Tình hình chính trị, các nghị quyết, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, thời sự địa phương. - Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tri của Tỉnh ủy, Chỉ thị của UBND tỉnh về nhiệm vụ năm học 2014-2015. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2: Qua học tập nội dung này tôi nắm được: - Thông tư 30/BGD&ĐT-GDTH ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học theo mô hình trường tiểu học mới Việt Nam”. - Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công văn số 5737 "Hướng dẫn Đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam" (mục III.2; mục III.3;mục III.4; mục IV.2 và phụ lục) - Nội dung “Quản lý hoạt động dạy học ở trường TH cả ngày” và các tài liệu của chương trình Seqap - Công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học và các giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm. - Qua nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng đảng". , cá nhân tôi đã bổ sung thêm cho mình những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: MODULE TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học Thời gian học mã mô đun TH15 Từ 22/11 đến 21/12/2014..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mã mô đun TH15 gồm 15 tiết trong đó 9 tiết tôi tự học (Từ 22/11 đến 19/12/2014) và 6 tiết học tập trung trong đó lí thuyết 1 tiết (Ngày 20/12/2014); 5 tiết thực hành (Ngày 21/12/2014 ). Qua học tập và bồi dưỡng ở Module này tôi nhận thấy bản thân tiếp thu và vận dụng tốt những điều sau đây: * Nội dung 1: Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng - Bản thân hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. * Nội dung 2: Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực các môn học ở tiểu học. - Trước tiên bản thân đã nắm được chuẩn kiến thức và kĩ năng của tiết dạy, sau đó phải nắm được thông tin về học sinh của lớp mình để từ đó định hình nên hướng đi của tiết học, nên vận dụng phương pháp nào để phù hợp với đặc điểm của học sinh và nội dung tiết dạy. * Nội dung 3: Sử dụng phương pháp phục vụ bài giảng. - Tùy theo tình hình của lớp, qua tìm hiểu tôi áp dụng được một số phương pháp dạy học khác nhau sao cho phù hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu và đặc điểm của bài dạy đối với lớp mình. * Tóm lại: Qua bồi dưỡng học tập Mô đun này tôi nhận thấy: muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp dạy học nói riêng theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động của người học được xác định là một nhiệm vụ quan trọng mang tính đột phá của cả nhà trường, các giáo viên. Mô đun này giúp cho tôi trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học mà Nhà trường cũng như Ngành đã đề ra. MÔ ĐUN TH16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học Thời gian học mã mô đun TH16 Từ 23/12/2014 đến 25/01/2015. Mã mô đun TH21 gồm 15 tiết trong đó 9 tiết tôi tự học (Từ 23/12/2014 đến 23/01/2015) và 6 tiết học tập trung trong đó lí thuyết 1 tiết (Ngày 24/01/2015); 5 tiết thực hành (Ngày 25/01/2015). Qua học tập và bồi dưỡng ở Module này tôi nhận thấy bản thân tiếp thu và vận dụng tốt những điều sau đây: * Nội dung 1: Thế nào là kỹ thuật dạy học tích cực - KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. - KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực là thể hiện quan điểm dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Nội dung 2: Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật đặt câu hỏi Kĩ thuật dạy học theo góc Kĩ thuật “Khăn trải bàn” Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Kĩ thuật sơ đồ tư duy Kĩ thuật hỏi và trả lời Kĩ thuật trình bày một phút * Tóm lại: Trong thực tế có nhiều KTDH khác nhau và người GV luôn biết cách để áp dụng nó. Tuy nhiên trong Mô đun này với 7 kĩ thuật khác nhau và đều rất hữu ích. Chính 7 kĩ thuật này sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc giảng dạy, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh. Sau khi nghiên cứu tài liệu của MODULETH 16 tôi đã nắm vững và vận dụng một cách hợp lí các KTDH tích cực vào trong hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Bản thân đã không ngừng tích cực đi dự giờ đồng nghiệp, thực hiện tốt kê hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch tự học, tự rèn; cùng đồng nghiệp thường xuyên trao đổi để nắm vững cách vận dụng KTDH tích cực trong các bài học MÔ ĐUN TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học Thời gian học mã mô đun TH17 Từ 03/2/2015 đến 15/3/2015. Mã mô đun TH17 gồm 15 tiết trong đó 15 tiết tôi thực hành (Từ 03/02 đến 15/3/2015) Qua học tập và bồi dưỡng ở Module này tôi nhận thấy bản thân tiếp thu và vận dụng tốt những điều sau đây: - Bản thân đã sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, cũng như vận dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học mà nhà trường cung cấp. Cụ thể như sau: Hiểu được vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học. Hiểu và trình bày được hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học. Vận hành và sử dụng được một số thiết bị dạy học ở trường tiểu học * Tóm lại: TBDH giúp phóng to các nội dung thông tin cần biểu diễn cho học sinh; cung cấp cho học sinh kiến thức một cách chắc chắn và chính xác; nội dung thông tin phong phú, đa dạng, hình thức biểu diễn đẹp, sinh động; rút ngắn thời gian trình bày thông tin, tăng cường hoạt động của thầy và trò; thể hiện được những yếu tố mà trong thực tế khó hoặc không biểu diễn được; dễ gây cảm tình và sự chú ý của học sinh. MÔ ĐUN TH18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học Thời gian học mã mô đun TH18 Từ 17/3/2015 đến 26/4/2015. Mã mô đun TH18 gồm 15 tiết trong đó 13 tiết tôi tự học (Từ 17/3 đến 24/4/2015) và 2 tiết học tập trung trong đó lí thuyết 1 tiết (Ngày 25/4/2015); 1 tiết thực hành (Ngày 26/4/2015 )..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Qua học tập và bồi dưỡng ở Module này tôi nhận thấy bản thân tiếp thu và vận dụng tốt những điều sau đây: 1. Lắp đặt thiết bị dạy học ở tiểu học. * Lắp đặt và sử dụng một số thiết bị dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật. - Bộ dụng cụ vật liệu cắt, khâu, thêu lớp 4,5: Bộ dụng cụng vật liệu cắt, khâu, thêu lớp 4,5 dành cho giáo viên và học sinh cơ bản giống nhau về số lượng và chủng loại các chi tiết. + Khi sử dụng chúng ta cần chú ý và nắm các mã thiết bị, tên thiết bị, đối tượng nào được sử dụng, dùng cho lớp nào. + Khi sử dụng phải biết chọn chủng loại thiết bị nào để sử dụng cho phù hợp. Ví dụ: Khi học khâu, thêu, nên chọn loại vải sợi bông để thực hành, do vải bông có sợi to, khi căng vải trên khung mặt nền sẽ phẳng, không bị co rúm, hình mẫu không bị xô lệch; khi chọn chỉ khâu, thêu cẩn phải lựa chọn loại chỉ có độ mảnh, độ dai phù hợp với độ dày, độ dai của sợi vải và có màu sắc phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng;... - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 4,5: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 4,5 có hai loại: bộ dành cho GV và bộ dành cho HS. Về cơ bản, hai bộ lắp ghép này không khác nhau nhiều; chúng giống nhau cả về số lượng và chủng loại các chi tiết. + Khi sử dụng chúng ta cần chú ý và nắm các mã thiết bị, tên thiết bị, đối tượng nào được sử dụng, dùng cho lớp nào. + Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm có nhiều chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính: 1) Nhóm các tấm nền. 2) Nhóm các loại thanh thẳng. 3) Nhóm cá thanh chữ U và chữ L. 4) Nhóm các bánh xe, bánh đai. 5) Nhóm các loại trục. 6) Nhóm vòng hãm, ốc và vít. 7) Nhóm dụng cụ cơ lê, tua –vít. + Giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp và kĩ thuật lắp ghép mô hình kĩ thuật đúng quy trình, đúng kĩ thuật, nắm được các tên thiết bị, nhận dạng được các chi tiết, dụng cụ một cách chính xác trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; biết sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị, nắm được nguyên tắc lắp ghép thiết bị ( bộ phận, chi tiết nào lắp sau sẽ được tháo trước). + Giáo viên phải thường xuyên lắp ghép để khi thực hành được thành thạo và nhanh chóng. - Mô hình bánh xe nước: Giáo viên cần nắm các bước lắp đặt thiết bị, hướng dẫn quan sát sự thay đổi xảy ra. - Mô hình Trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất: Giáo viên cần nắm cấu tạo của mô hình, các sự vận động. 2. Bảo quản các loại hình thiết bị dạy học ở tiểu học - Các quy định chung về bảo quản thiết bị dạy học. - Thực hiện bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học. + Phân loại thiết bị dạy học: Có 2 phân loại: Dựa vào đặc trưng về chất liệu và theo môn học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Sắp xếp thiết bị dạy học: Các thiết bị phải được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất và đảm bảo an toàn cho thiết bị (Sắp xếp theo chủ đề thiết bị, theo loại thiết bị) + Đảm bảo trật tự, vệ sinh, sạch sẽ phòng thiết bị. + Khi các thiết bị dạy học có những hư hỏng bất thường, viên chức làm công tác thiết bị dạy học cần lập biên bản báo cáo và đề xuất hướng sửa chữa, khắc phục ngay để kịp thời phục vụ dạy học. - Biết sửa chữa các thiết bị dạy học đơn giản. - Biết cách tổ chức cho học sinh tham gia công tác bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học. * Tóm lại: Tôi thực hiện lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học lớp rất thành thạo. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên theo học kỳ, năm học: KQ đánh giá Học kỳ I Học kỳ II Cả năm Kết quả tự đánh giá của cá 9 Giỏi 9 Giỏi 9 Giỏi nhân Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn Kết quả xếp loại của nhà trường Trên đây là báo cáo nội dung học tập bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015. Lộc Thuận, ngày 30 tháng 04 năm 2015. Người viết. Võ Thành Phương. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. ĐÁNH GIÁ CỦA BGH.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×