Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thẩm mỹ thiền trong một số loại hình nghệ thuật nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 151 trang )

a

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN VĂN HÓA HỌC

[\

VÕ VĂN THÀNH THÂN

THẨM MỸ THIỀN
TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN VĂN HÓA HỌC
----------------

VÕ VĂN THÀNH THÂN

THẨM MỸ THIỀN
TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
NHẬT BẢN
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60.31.70



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH - 2007


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.
Nguyễn Văn Tiệp đã tận tâm chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Văn hóa
học đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học cao học
chuyên ngành Văn hóa học tại trường đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Tp HCM.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Trân trọng

Học viên
VÕ VĂN THÀNH THÂN


MỤC LỤC
Trang
I.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................... 1

1. Về mặt thực tiễn ............................................................................ 1
2. Về mặt khoa học ............................................................................ 2

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …............................................................ 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 5
IV. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...................................... 5
V. Bố cục của luận văn ........................................................................ 6

CHƯƠNG MỘT
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH DU NHẬP
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NHẬT BẢN .......... 8
I. Phật giáo Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử ................................... 8
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản ........................................... 8
2. Phật giáo thời đại Nara (năm 710-794).......................................... 9
3. Phật giáo thời đại Heian (năm 794-1185)...................................... 11
4. Phật giáo thời đại Kamakura (năm 1185-1333)............................. 13
5. Phật giáo Thiền tông ra đời thế kỷ XII đến nay ............................ 14
II. Thiền tông và thẩm mỹ thiền Nhật Bản ........... ................................ 16
1. Định nghóa thiền............................................................................ 16
2. Thiền tông Nhật Bản .................................................................... 18
3. Thẩm mỹ thiền Nhật Bản ............................................................. 19
4. Phật giáo với người dân Nhật Bản ................................................ 21
5. Quan hệ hòa đồng giữa Thần đạo và Phật giáo ............................ 23


CHƯƠNG HAI
KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT
VƯỜN CẢNH, TRÀ ĐẠO, THƯ ĐẠO VÀ HOA ĐẠO
TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN............................ 29
I. Nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản ....................................................... 29

1. Vườn cảnh Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử................................. 29
2. Vườn thiền ..................................................................................... 31
2.1 Vườn khô sơn thủy (Karesansui)............................................. 31
2.2 Vườn trà đạo (Chaniwa).......................................................... 34
II. Trà đạo Nhật Bản............................................................................... 39
1. Nguồn gốc cây trà và sự hình thành tục uống trà .......................... 39
2. Các giai đoạn phát triển của Trà đạo Nhật Bản ............................ 41
3. Trà thất và các dụng cụ pha trà ..................................................... 44
3.1 Trà thất.................................................................................... 44
3.1.1 Hốc tường trong trà thất (Tokonoma).............................. 46
3.1.2 Nghệ thuật cắm hoa trong trà đạo (Chabana) ................. 46
3.1.3 Nghệ thuật thư pháp trong trà đạo (Kakejiku) ................ 47
3.2 Các dụng cụ pha trà ................................................................ 47
4. Nghệ thuật pha trà và thưởng thức................................................. 51
III. Thư pháp Nhật Bản ........................................................................... 55
1. Định nghóa...................................................................................... 55
1.1 Dụng cụ thư pháp .................................................................... 56
1.2 Lễ bái ...................................................................................... 57
1.3 Cầm bút................................................................................... 58


1.4 Một số đặc tính của thư pháp thiền ......................................... 59
2. Sự ra đời và phát triển của thư đạo Nhật Bản ............................... 59
IV. Hoa đạo Nhật Bản ............................................................................ 61
1. Định nghóa ..................................................................................... 61
2. Các giai đoạn phát triển của hoa đạo Nhật Bản ............................ 61
3. Kuge-việc dâng hoa theo nghi thức Phật giáo ............................... 64

CHƯƠNG BA
GIÁ TRỊ CỦA THẨM MỸ THIỀN NHẬT BẢN

TRONG NGHỆ THUẬT VƯỜN CẢNH, TRÀ ĐẠO, THƯ ĐẠO
VÀ HOA ĐẠO ........................................... 68
I. Thẩm mỹ thiền trong nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản ....................... 68
1. Thẩm mỹ thiền trong vườn khô sơn thủy ....................................... 68
2. Thẩm mỹ thiền trong vườn trà đạo ................................................ 70
II. Thẩm mỹ thiền trong trà đạo Nhật Bản ............................................. 75
1. Hòa-Kính-Thanh-Tịch trong trà đạo ............................................. 76
2. Bảy chuẩn tắc trong nghi thức trà đạo .......................................... 81
III. Thẩm mỹ thiền trong thư đạo Nhật Bản ........................................... 83
1. Giác ngộ và kỹ thuật trong thư đạo ............................................... 83
2. Khí hợp 気合(Kiai) và nghệ thuật thư pháp thiền ......................... 85
3. Viên tướng trong nghệ thuật thư pháp thiền ................................. 86
3.1 Thiền sư Bàn Khuê Vónh Trác và viên tướng ......................... 87
3.2 Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc và viên tướng ............................. 90
3.3 Thiền sư Đông Lãnh Viên Từ và viên tướng .......................... 92
3.4 Thiền sư Sơn Cương Thiết Chu và viên tướng ........................ 93


IV. Thẩm mỹ thiền trong hoa đạo Nhật Bản .......................................... 96
1. Ý nghóa của hoa trong đời sống tinh thần ...................................... 96
2. Hoa trong tinh thần hoa đạo ........................................................... 100
3. Tính thẩm mỹ và linh hồn của hoa ................................................ 102
V. Triết –mỹ trong nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo
và hoa đạo Nhật Bản ......................................................................... 105
1.Tịch trong nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và hoa đạo ....... 106
2. Nhất thể trong nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và hoa đạo 107
KẾT LUẬN............................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 119
PHỤ LỤC .............................................................................................. 125



PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Nhật Bản là một đất nước có nền văn hoá rất đặc sắc, mỗi khi
tiếp cận văn hóa Nhật Bản chúng ta cảm thấy có nhiều yếu tố rất gần gũi
với văn hóa Việt Nam. Bởi lẽ cả Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia
cùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Yếu tố
gần gũi mà ta cảm nhận được đó là sự tiếp nhận Hán học, Nho giáo, Phật
giáo…từ văn hóa Trung Hoa. Tuy cùng chịu ảnh hưởng như vậy, nhưng
mức độ tiếp thu và cách thức bản địa hóa cho phù hợp với văn hóa nước
mình ở Việt Nam và Nhật Bản lại rất khác nhau.
Suốt bốn năm đại học là sinh viên ngành Nhật Bản học, học tập
và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp đại học
tiếp tục con đường nghiên cứu văn hóa ở bậc cao học, tôi quyết định chọn
đề tài “ Thẩm mỹ Thiền trong một số loại hình nghệ thuật Nhật Bản” là
luận văn của mình.
1. Về mặt thực tiễn
Thực hiện đề tài này nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu cho
sinh viên, cán bộ giảng dạy và những người quan tâm tìm hiểu về văn
hóa Nhật Bản, về Thiền tông và thẩm mỹ thiền trong một số loại hình
nghệ thuật Nhật Bản như nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo, hoa đạo
vốn là những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản.


2. Về mặt khoa học
Đề tài luận văn trình bày một cách khái quát quá trình du nhập
và phát triển của Phật giáo, nhất là Thiền tông vào Nhật Bản qua các
thời kỳ lịch sử, ảnh hưởng và dấu ấn của Thiền tông trong sinh hoạt văn
hóa, đời sống tâm linh cũng như mối quan hệ hòa đồng giữa Phật giáo và
Thần đạo tạo nên bản sắc văn hóa Nhật Bản.

Để tìm hiểu giá trị thẩm mỹ thiền trong văn hóa Nhật Bản,
chúng tôi miêu tả một cách khái quát sinh hoạt văn hóa của bốn loại
hình nghệ thuật đặc sắc như : vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và hoa đạo.
Qua miêu tả, chúng tôi đi sâu tìm hiểu giá trị thẩm mỹ thiền Nhật Bản
thể hiện trong bốn loại hình nghệ thuật trên. Từ đó rút ra nhận xét về
triết- mỹ của Thiền tông trong bốn loại hình nghệ thuật này nhằm góp
phần vào việc nghiên cứu văn hóa Nhật Bản của ngành Nhật Bản học
hiện nay ở Việt Nam.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, từ lâu Nhật Bản đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học xã hội như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa
học…và đã hình thành ngành Nhật Bản học ở Việt Nam. Trong các công
trình nghiên cứu về Nhật Bản thì văn hóa Nhật được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài.
Một số công trình liên quan đến văn hóa Nhật Bản đã được phát
hành như: Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia của Viện kinh tế thế
giới, Nhật Bản trong chiếc gương soi của Phan Nhật Chiêu, Ngøi Nhật


của Đức Dương (Biên soạn theo V. Pronikov và I. Ladanov), Việt Nam và
Nhật Bản giao lưu văn hóa của Vónh Sính, Văn hoá Nhật những chặng
đường phát triển của Hồ Hoàng Hoa … các công trình này đã phác họa
được toàn cảnh văn hóa Nhật Bản từ thời cổ đại cho đến ngày nay giúp
người đọc định hình được những nét đặc trưng mang tính phổ quát của
văn hóa xứ sở hoa anh đào.
Nghiên cứu về thiền trong văn hóa Nhật Bản và những ảnh
hưởng của thiền đến các loại hình nghệ thuật Nhật Bản có các công trình
như: Thiền và văn hóa Nhật Bản của D.T.Suzuki đã được dịch ra nhiều
thứ tiếng, là một tác phẩm rất sâu sắc và thú vị đối với những người
nghiên cứu về Nhật Bản. Nhật Bản tư tưởng sử của Ishida Kazuyoshi tuy

khái quát tư tưởng của người Nhật qua các thời kỳ lịch sử nhưng cũng có
đề cập đến những vấn đề về tư tưởng của Thiền ảnh hưởng đến văn hóa.
Bộ Thiền luận (3 tập) của D.T.Suzuki (Trúc Thiên dịch) và Thiền cũng
của D.T.Suzuki (Thuần Bạch dịch) chủ yếu đi vào các triết lý của thiền,
lịch sử phát triển của Thiền tông, các tông phái Thiền tông, cách thức tu
tập thiền đạo…
Các công trình bằng tiếng Anh viết về vườn cảnh Nhật Bản
như The Gardens of Japan .- NXB Kodansha International Ltd và Zen
Garden.- NXB Mitsumura Suiko Shoin của tác giả Tom Wright- Mizuko
Katsuhiko đã khái quát cho người đọc toàn cảnh những khu vườn Phật
giáo được xây dựng theo kiến trúc và tư tưởng của Thiền tông với hình
ảnh sinh động và cụ thể.


Trà đạo của Okakura Kakuzo (Bảo Sơn dịch), Trà đạo và Trà
luận của Nguyễn Bá Hoàn là những công trình của các tác giả Việt Nam
viết về trà đạo Nhật Bản cũng đã trình bày nhiều vấn đề về nguồn gốc
của nghệ thuật trà đạo, cách thức tiến hành nghi lễ trà đạo, các đức tính
hòa-kính-thanh-tịch trong trà đạo, và những nhận định riêng của các tác
giả. Bên cạnh đó, The Tea Ceremony của Seno Tanaka, Chanoyu của Sen
Soshitsu,茶の湯から発信 (Những thông điệp từ trà đạo) của Koushi
Suzuki là những công trình bằng tiếng Anh và tiếng Nhật giúp người đọc
có thể tham khảo chi tiết về một buổi trà đạo có hình ảnh minh họa, mô
tả về công dụng các trà cụ; các động tác, cách thức pha trà; ý nghóa của
buổi trà đạo, tư tưởng của thiền thể hiện trong trà đạo…
Nghiên cứu về nghệ thuật thư pháp Thiền Nhật Bản có các công
trình như Thiền và nghệ thuật Thư pháp của Thích Thuận Châu; Stephen
Addiss (Tư Tam Định dịch) Nghệ thuật ZEN; Eido Tai Shimanno –
Kogetsu Tani (Bản Việt: Hạnh Viên) Ngôn ngữ Thiền- Thư pháp
Thiền…Những công trình trên đã giới thiệu cho người đọc cuộc đời của

các thiền sư Nhật Bản với những tác phẩm thư đạo nổi tiếng cùng với
những nhận xét tinh tế của các tác giả về ý nghóa thiền thể hiện qua từng
nét bút, để có những tác phẩm lưu truyền hậu thế các thiền sư đã phải
khổ công tu luyện như thế nào?
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản của Kasumi Teshigawara (Trần
Mạnh Hớn dịch), Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Ikebana của Annik Howa
Gendrot (Saigonbook dịch)…đây những tác phẩm dịch sang tiếng Vieät


giới thiệu khái quát lịch sử nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, các trường
phái, cách thức cắm hoa có hình ảnh minh họa.
Bên cạnh đó cũng có nhiều sách nhập môn về văn hóa Nhật,
các luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học sinh viên viết về các loại
hình nghệ thuật Nhật Bản.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phật giáo Thiền tông ở Nhật
Bản và giá trị thẩm mỹ của thiền qua bốn loại hình nghệ thuật vườn cảnh,
trà đạo, thư đạo và hoa đạo. Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về
giá trị của thiền qua bốn loại hình nghệ thuật trên. Thực ra, Thiền tông
còn ảnh hưởng và ghi dấu ấn của nó đối với nhiều phong tục, nghi lễ các
sinh hoạt văn hóa khác từ sinh hoạt thường nhật cho đến đời sống văn
hóa tâm linh. Vì đây là chủ đề rất rộng nên người viết lượng sức mình chỉ
tập trung trình bày trong bốn loại hình nghệ thuật tiêu biểu trên.
IV. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng phương pháp quan sát trong điền dã dân tộc
học để miêu tả bốn loại hình nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và
hoa đạo. Trong thời gian thực tập tại Nhật Bản, người viết đã được dự
một số buổi học về trà đạo, thư đạo và hoa đạo do giáo viên người Nhật
hướng dẫn tại trung tâm Quỹ giao lưu quốc tế (Japan Foundation) ở
Osaka. Đồng thời, người viết cũng đã có dịp đến và tham quan những

cảnh chùa nổi tiếng ở Kyoto và Nara như Ryoanji, Kinkakuji, Todaiji,
Horyuji…


Chúng tôi đã sưu tập và thừa kế các công trình nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu Nhật Bản (các sách đã dịch ra tiếng Việt, tiếng Nhật,
tiếng Anh). Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về quá
trình truyền bá và sự phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản, các loại hình
nghệ thuật tiêu biểu nói trên và thẩm mỹ thiền. Đồng thời, chúng tôi tiến
hành phân loại các tư liệu, các công trình nghiên cứu theo nội dung, phân
tích tổng hợp và bình luận về những đóng góp khoa học của các công
trình nghiên cứu trên.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu của
văn hóa học: phân tích, so sánh đối chiếu cả lịch đại và đồng đại về các
loại hình nghệ thuật, dấu ấn của thẩm mỹ thiền qua các loại hình nghệ
thuật nói trên. Đồng thời, tiến hành tổng hợp khái quát dựa trên lý thuyết
văn hóa học và nguồn tư liệu sẵn có cũng như những ý kiến, nhận định
của các học giả đi trước để rút ra những nhận xét khái quát về triết mỹ
trong bốn loại hình nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và hoa đạo.
VII. Bố cục của luận văn
Nội dung chủ yếu của luận văn

Chương một
Giới thiệu tổng quan quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo
Nhật Bản: Chương này trình bày quá trình Phật giáo công truyền vào
Nhật Bản và phát triển qua từng thời kỳ lịch sử; chuyển biến của sự tiếp
nhận Phật giáo ban đầu từ giới vua quan, quý tộc sau đó mới phổ biến
rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Thời kỳ Thiền tông ra đời song song



với thời kỳ hình thành tầng lớp võ só đạo được nhấn mạnh. Định nghóa
thiền, thẩm mỹ thiền, mối quan hệ giữa Phật giáo và Thần đạo ở Nhật
Bản cũng được trình bày trong chương này.

Chương hai
Khái quát nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư pháp và hoa đạo trong
văn hóa Nhật Bản: Giới thiệu khái quát chung sự hình thành và phát
triển cũng như cách thức sinh hoạt văn hóa của bốn loại hình nghệ thuật
đặc sắc này của Nhật Bản.

Chương ba
Giá trị của thẩm mỹ Thiền Nhật Bản trong nghệ thuật vườn cảnh, trà
đạo, thư đạo và hoa đạo : Chương này trình bày thẩm mỹ thiền trong
từng loại hình nghệ thuật cụ thể, tìm ra nét đặc sắc nhất để cho thấy
điểm đồng quy ở chỗ kỹ thuật đã bị ảnh hưởng của thiền nâng lên thành
nghệ thuật, thành cách gọi là đạo, và trở thành con đường luyện tâm, giải
thoát thân tâm khỏi những cấu uế của cuộc sống. Bên cạnh đó, người viết
cũng trình bày nhận xét của mình về những điểm chung nhất của tính
triết – mỹ trong bốn loại hình nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và
hoa đạo.
Kết luận
Tài liệu tham khaûo


Phụ lục

CHƯƠNG MỘT
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH DU NHẬP
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Phật giáo hiện nay vẫn là một tôn giáo chính trong xã hội Nhật

Bản, nó như là một sự khỏa lấp khoảng trống tinh thần của con người
trước những biến đổi phức tạp căng thẳng của nhịp sống công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong xã hội Nhật.
I. Phật giáo Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản
Có hai thuyết về sự kiện Phật giáo truyền bá vào Nhật Bản:
thuyết năm 552 và thuyết năm 538.
“Năm 552, triều đình Bách Tế gửi tặng Thiên hoàng Khâm
Minh (Kinmei) một tượng Phật bằng đồng. Với việc tặng Phật tượng như
thế, người ta gọi đó là sự truyền bá chính thức Phật giáo vào Nhật. Dó
nhiên, cũng như tình hình Phật giáo ở các nước khác, trước năm 552, Phật
giáo đã được truyền vào và người dân Nhật Bản đã biết và tin theo Phaät.


Theo Nhật Bản tư tưởng sử: “Có một bộ cổ sử chép về đời
Khâm Minh Thiên Hoàng là bộ KHÂM MINH KỶ (欽明紀) lại không
thấy ghi gì về năm Mậu Ngọ này cả. Có điều, giữa sự trùng hợp của hai
thứ tài liệu, là Nguyên Hưng Tự Duyên Khởi (元興寺縁起) và Thượng
Cung Thánh Đức Pháp Vương Đế Thuyết (上宮聖徳法王帝説) thì việc
Bách Tế dâng tượng Phật vào năm Mậu Ngọ, 538 dương lịch, là năm Thứ
Tám đời Khâm Minh Thiên Hoàng thì thấy có giá trị hơn.” [Ishida
Kazuyoshi (Nguyễn Văn Tần dịch) 1972: 15, tr. 116].
2. Phật giáo thời đại Nara (năm 710-794)
Tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo), chủ yếu
thờ cúng thiên nhiên và những lực lượng siêu nhiên vô hình, được gọi là
Kami (thần thánh), chẳng hạn như mặt trời, mặt trăng, cỏ cây, sông núi…
Đặc điểm của Thần đạo là các đền thờ xây dựng và trang hoàng đơn
giản, khác hẳn với các ngôi chùa lớn của đạo Phật. Những người đi lễ
thường không vào bên trong mà đứng bên ngoài hành lễ và cầu xin. Qua
việc thờ cúng như vậy người Nhật muốn thể hiện tình cảm của mình đối

với những ân huệ mà thiên nhiên ban tặng và bảo vệ cho cuộc sống của
họ.
Thế kỷ thứ VI, sự du nhập văn hóa Trung Hoa chính thức vào
Nhật Bản, mở đầu là Phật giáo và Hán học. Đầu tiên do các tu só người


Tuy nhiên, Phật giáo chỉ thật sự cắm rễ và lan tỏa tại Nhật là
trong thời kỳ nhiếp chính của Thánh Đức thái tử (Shotoku), người được
Thiên hoàng Suy Cổ (Suiko) giao trọng trách điều hành đất nước.Thái tử
đã có công trong việc du nhập và truyền bá đạo Phật vào Nhật Bản đồng
thời đã có những cải cách có lợi cho đất nước. Đặc biệt, Hiến pháp 17
điều mà ông đề ra đã được coi là “một văn kiện lịch sử có tầm quan trọng
đặc biệt đối với xã hội Nhật Bản vì nó chuyển tải những tư tưởng lớn từ
nền văn minh Trung Hoa vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Nhật Bản
làm cơ sở cho đất nước này đi vào cuộc sống tốt đẹp hơn”. [G.B. Sansom
1994: 12, tr.84]. Từ nền tảng đó, đạo Phật đã phát triển rộng rãi ở Nhật
Bản.
Khi vào Nhật Bản, Phật giáo được sự chấp nhận của dân chúng
vì những điều mới lạ của nó so với tín ngưỡng bản địa. Vẻ đẹp bên ngoài
của chùa chiền với các buổi lễ trang trọng cùng kinh kệ, tranh tượng và
ảnh Phật là những thứ mà tôn giáo bản địa trước đây chưa từng có. Hơn
thế nữa, theo giáo lý cơ bản của đạo Phật giải thích con người cũng như
loài vật phải chịu sống trong một vòng luân hồi. Tình trạng một người
nào đó được đầu thai vào một hoàn cảnh nào đó là tùy thuộc vào những
việc làm và những ý đồ của họ đã thực hiện trong kiếp trước (nghiệp
chướng). Một người sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc hoặc phải


“Phật giáo đã đem đến một luồng gió mới cho sự phát triển của
tín ngưỡng, trở thành một hệ thống tín ngưỡng có sức thuyết phục nhất

định và mang đến cho Nhật nhiều yếu tố mới, đạo lý mới, tri thức mới đủ
loại có thể chi phối văn học nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ mà tín ngưỡng
cổ truyền của dân tộc Nhật chưa đủ sức làm được.” [G.B. Samson 1994:
12, tr.101].
Phật giáo thời Nara chưa chia thành các tông phái rõ rệt như
chúng ta biết ngày nay. Nhưng, chúng ta có thể phân biệt sáu trường phái
dưới đây đã phát huy trong thời đại này đó là Tam luận (Sanron), Thành
thật (Jojitsu), Pháp tưởng (Hosso), Câu xá (A tì đạt ma câu xá luận,
Kusha), Luật (Ritsu) và Hoa nghiêm (Kegon). “Các luận sư thuộc các
trường phái này đã viết nhiều sớ giải về các kinh và luận. Sự kiện lạ lùng
nên ghi nhận là chúng thảy đều là những sản phẩm bác học, cho thấy các
Phật tử Nhật Bản đã hăng say học Phật như thế nào; đối với họ, đó là một


3. Phật giáo thời đại Heian (năm 794-1185)
Thời đại Heian được tính từ khi Thiên hoàng Hoàn Vũ (Kanmu)
di chuyển kinh đô từ Nara đến Kyoto. Trái với truyền thống thịnh hành từ
trước, Thiên hoàng Kanmu bỏ lại tất cả những đền đài ở Nara và thiết lập
những đền đài mới trên núi Ti duệ (Hiei) và ở phía nam Kyoto.
Việc dời đô khỏi Nara để tránh ảnh hưởng quá sâu của tôn giáo
nhưng ở thời kỳ này, triều đình vẫn giữ thái độ hòa bình với đạo Phật.
Nhiều nghi lễ của đạo này vẫn được trân trọng trong đời sống xã hội. Bên
cạnh đó Phật giáo thời Heian cũng có sự thay đổi, từ một tổ chức kinh
viện được tầng lớp quý tộc, quan lại ủng hộ vì mục đích chính trị, nay đã
trở thành một tôn giáo thực sự hấp dẫn đối với công chúng.
Hai tông phái lớn được truyền bá rộng rãi trong thời kỳ này là
Thiên thai tông (Tendai) và Chân ngôn tông (Shingon) do hai nhà tu hành
nổi tiếng là ngài Tối Trừng (Saicho) và ngài Không Hải (Kukai) đứng
đầu. “Thiên thai tông là một trường phái chính thống trong Phật giáo ở
Nhật Bản có liên quan đến trường phái Phật giáo Trung Hoa nhưng mang

màu sắc Nhật Bản. Tông phái này xây dựng trên cơ sở học thuyết siêu
hình kết hợp với các trường phái Phật giáo thời Nara trước đây, nó là sự
kết hợp của nhiều trường phái thiên về cách tu hành khổ hạnh. Còn tông
phái Chân ngôn toát lên những tư tưởng cao quý mang tính huyền ảo,


“Thiên thai tông, trong hình thức thuần túy của nó, là một nền
triết học quá sâu sắc, và để đại chúng hóa nên nó cần phải bước xuống
khỏi những đường bay suy lý và phải tìm đường đi vào trái tim của quần
chúng. Con đường đó là sự thực hành những nghi thức thần bí; kỳ thực cái
đó thuộc về Chân ngôn tông. Thiên thai tông như thế đã pha trộn siêu
hình học của Thiên thai tông Trung Hoa với nghi lễ thực hành của Chân
ngôn. Chúng ta có thể nói rằng Phật giáo của thời đại Bình an (Heian) chỉ
là một hình thức nghi lễ thuần túy.” [D.T.Suzuki (Trúc Thiên dịch) 2005:
4, tr.390].

4. Phật giáo thời đại Kamakura (năm 1185-1333)
Thời đại Kamakura là thời kỳ chứng kiến những biến chuyển
giảm sút về quyền lực của chính quyền trung ương và vai trò thống trị của
triều đình Kyoto. Sự lớn mạnh không ngừng của tầng lớp chiến binh các
địa phương đang thâu tóm quyền lãnh đạo ở các tỉnh, kéo dài suốt từ thế
kỷ X, XI cho đến khi thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ XVII.
Từ cuối thế kỷ XII, Phật giáo Nhật Bản phát triển mạnh mẽ với
đặc điểm nổi bật nhất là tính bình dân bởi vì các nhà truyền giáo cho
rằng Phật giáo trước đó chỉ mới dành riêng cho tầng lớp trên trong xã hội,
nó cần phải được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng. Phật


“Từ Zen bắt nguồn từ chữ Trung Quốc là Thiền, từ chữ Phạn là
Dhyana có nghóa là “suy tưởng”. Tông phái này cho rằng sự giác ngộ chỉ

có được bằng nhận thức trực giác. Nó không dựa trên hiệu quả của một
tín điều thiêng liêng nào đó hay quyền lực của một đấng cứu thế mà được
dựa trên sự cố gắng của cá nhân để nắm ý nghóa của vũ trụ.” [Hồ Hoàng
Hoa 2001: 13, tr.73]. Tư tưởng Thiền được truyền vào Nhật Bản từ rất
sớm nhưng tới thời Kamakura mới thành lập tông phái.
“Giai cấp quân phiệt thời Kamakura rất hâm mộ sự đơn giản
trong mọi hình thức. Họ quá mệt mỏi và ghét cay đắng óc quý tộc kiểu
cách và cái dáng nhu mì như đàn bà. Thiền đáp ứng những khát khao của
họ đến mức tinh vi. Nếu Chân ngôn tông và Thiên thai tông dành cho
hạng quý phái, và Niệm Phật dành cho bình dân, Thiền tông quả là dành
cho chiến só. Thiền tông trong thời đó được đặc trưng bởi ngài Vinh Tây
(Eisai) người lập ra phái Thiền Lâm tế (Rinzai) và ngài Đạo Nguyên


5. Phật giáo Thiền tông ra đời thế kỷ XII đến nay
Nhật Bản đã biết đến học thuyết của Thiền tông từ thời kỳ Nara
nhưng đến thế kỷ thứ XII mới thành lập tông phái. Các tu só Thiền tông
có vai trò chủ đạo trong lịch sử phát triển các hình thức nghệ thuật của
Nhật Bản. Những ảnh hưởng mới từ Trung Hoa do các tu só phái Thiền
tông mang về đã tạo nên những nét đặc sắc cho nhiều loại hình nghệ
thuật mà sau này những loại hình nghệ thuật này đã trở thành tiêu biểu
cho văn hóa Nhật Bản, đó là nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư pháp,
nghệ thuật cắm hoa…
Ngoài sự đóng góp cho các loại hình nghệ thuật Nhật Bản, Phật
giáo Thiền tông như đã nói ở trên còn rất phù hợp với tinh thần kỷ luật
của người võ só (samurai) nên được tầng lớp này hết sức ủng hộ. Tầng lớp
võ só đã tìm thấy ý nghóa cuộc sống trong kỷ luật, tính tự chủ, đạo lý về
danh dự, bao hàm trong hành đạo của thiền. Trong khi tọa thiền, người võ
só trau dồi đạo đức Khổng giáo với các đức tính nhân, nghóa, lễ, trí, tín.
Như vậy sự kết hợp giữa Tống Nho với Thiền đã tạo nên nền tảng cho võ

só đạo. Nó nhấn mạnh vào lòng can đảm, ý thức bổn phận trung thành vô
hạn với lãnh chúa của mình và khi cần sẵn sàng chết vì danh dự.
“Bất cứ thứ gì có thể rút ra từ Phật giáo trong trường thiên lịch
sử Nhật Bản đều lập cước từ thời đại Kamakura, và những gì tiếp theo
sau đó chỉ là sự kiện toàn và chu tất chi tiết.” [D.T. Suzuki (Trúc Thieân


II. Thiền tông và thẩm mỹ thiền Nhật Bản
1. Định nghóa Thiền
Thiền (禅、Zen) theo truyền thuyết kể lại rằng bắt đầu bằng
một ám chỉ thị giác. Câu chuyện như sau: một hôm Đức Phật không dành
cho các môn sinh một bài thuyết giáo như thường lệ, mà chỉ cầm trong
tay một bông hoa chỉ có một môn sinh duy nhất hiểu được thông điệp
trong sự im lặng này đó là Ma-ha-ca-diếp mỉm cười lónh hội ý chỉ của


“Thế là Thiền (Zen) (một từ trong tiếng Phạn có nghóa là “nhập
định”, là “trầm tư, mặc tưởng” đã ra đời. Việc nhấn mạnh đến sự trầm tư
này, thay cho việc nghiền ngẫm thánh thư và các sách nghi lễ tôn giáo,
đã tạo ra một đà mới trong một thiên niên kỷ sau tại Viễn Đông khi mà
nhà sư Ấn Độ tên là Bồ-đề Đạt-ma (Bodhidarma, người Nhật gọi là
Daruma) đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI và được xem là Sơ tổ Thiền
tông ở đây.” [Stephen Addiss (Tư Tam Định dịch) 2001: 37, tr.8].
Về mặt từ nguyên Zen là cách phát âm Nhật Bản của chữ
Thiền và cách gọi đó đã trở thành quen thuộc trên toàn thế giới. Người
Trung Quốc đã phiên âm các chữ Dhyana, Jhana của Ấn Độ thành Ch’an
na, rồi gọi tắt là Ch’an. Cách gọi đó sang Nhật là Zen cũng như sang Việt
nam là Thiền. Thiền là một tông phái Phật giáo, với một đường lối tu
luyện thân tâm nhằm đạt đến giác ngộ. Thiền được xem là kết tinh của
những gì tuyệt diệu nhất của Phật giáo Đại thừa.

Trong tác phẩm “Thiền”, D.T.Suzuki đã viết: “ Thiền hiện diện
ngay trước mặt bạn, và ngay giây phút này toàn bộ sự vật được truyền
trao cho bạn. Đối với người học đạo có trí, chỉ một chữ một câu cũng đủ
xác tín lẽ thật của Thiền, tuy nhiên sai trái vẫn có thể lẻn vào. Càng hơn
thế nữa khi sa vào bút mực, hoặc đắm vào sự chứng minh qua ngôn từ
hoặc biện giải qua lý luận, Thiền sẽ vượt xa khỏi bạn. Đại ý của Thiền là
mọi người ai cũng có sẵn. Hãy kiến chiếu tận tự thể của bạn và chớ truy


“Zen (Thiền) là một biểu hiện của thức tỉnh” là nhận định của
Stephen Addiss trong tác phẩm “Nghệ thuật Zen”: “Zen là đầy những
nghịch lý: nó vượt trên các ngôn từ nhưng lại làm nảy sinh biết bao thư
phẩm; nó mang tính cá thể, nhưng thường xuyên cần tới sự trợ lực của
một bậc thầy; nó là hơi thở hàng ngày và vô cùng bình dị, nhưng theo
truyền thống chỉ được thực hiện trong các tu viện xa lánh cuộc đời; Zen
có những nét nghiêm túc sâu xa, nhưng cũng sẵn sàng bộc lộ những nét
thoải mái; Zen chú trọng đến thực tại hơn là biểu tượng, nhưng lại là
nguồn cảm hứng của nhiều nghệ thuật. Zen hướng chúng ta không chỉ tới
việc biết nghe mà còn là biết lắng nghe; không chỉ biết nhìn mà còn biết
thấy; không chỉ biết suy nghó mà còn biết cảm nhận; và nhất là không để
chúng ta dừng lại ở những gì ta đã hiểu, đã biết mà sẵn sàng chấp nhận
tất cả những gì ta có thể khám phá về tính đa dạng của thế gian để rồi
suy gẫm và tận hưởng”. [Stephen Addiss (Tư Tam Định dịch) 2001: 37,
tr.7].
Quả thật thiền rất trừu tượng và khó lý giải một cách thấu đáo,
như nhận định của các học giả đã trích dẫn ở trên và các sách đã tham
khảo, quan điểm của người viết về Thiền chính là con đường tu tâm,
dưỡng tánh, là sự dung hòa cả đức và trí, là sự thực hành đưa đến tâm trí



×