Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Chính sách đối ngoại của mỹ dưới thời tổng thống b obama (2009 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 137 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

lê thị th-¬ng hun

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG B. OBAMA
(2009 - 2012)

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sư

nghƯ an - 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

lê thị th-¬ng hun

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG B. OBAMA
(2009 - 2012)
Chuyên ngành: lịch sử thế giới
MÃ số: 60.22.50

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa häc:
PGS. ts. ngun c«ng khanh

nghƯ an - 2012




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngồi sự nổ lực của bản thân, đề tài
“Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 - 2012)”
được hồn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. TS. Nguyễn
Công Khanh, khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng
Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Và tôi xin bày tỏ sự xúc động và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình,
cha mẹ anh chị em của tơi, bạn bè, những người đã tạo điều kiện, động viên
tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ và bạn đọc để
luận văn này được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Lê Thị Thương Huyền


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 3
3.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4.
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 6
5.
Đóng góp của đề tài ............................................................................... 7
6.
Bố cục đề tài .......................................................................................... 7
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 8
Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƢỚI THỜI B.OBAMA .................. 8
1.1
Nhân tố quốc tế ...................................................................................... 8
1.2. Tình hình nước Mỹ và chính sách đối nội của B.Obama .................... 11
1.3. Nhân tố cá nhân và lịch sử ................................................................... 16
1.3.1. Vài nét về Tổng thống Obama ............................................................. 16
1.3.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế thới thứ 2
đến trước thời Tổng thống Obama....................................................... 20
Chƣơng 2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG B.OBAMA ............................. 31
2.1. Những nét chính trong chính sách đối ngoại của B.Obama ................ 31
2.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống
B.Obama qua các lĩnh vực cụ thể ........................................................ 40
2.2.1. Đối với các vấn đề quốc tế chung ........................................................ 40
2.2.2. Đối với các nước lớn............................................................................ 58
2.2.3. Chính sách đối với các điểm nóng ....................................................... 69
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƢỚI THỜI B.OBAMA ................. 90

3.1. Thành cơng của chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama ....... 90
3.2. Hạn chế của chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Obama ............. 93
3.3. Triển vọng chính sách đối ngoại Mỹ trong thời gian tới ................... 102
3.4. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam dưới thời B.OBAMA ............ 107
C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 115
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 120
E. PHỤ LỤC ................................................................................................ 125


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ABM
ASEAN
BTA
CAND
CHDCND
CIA
CTQG
EU
FMCT
GDP
GPS
KHXH
NATO
NMD
NXB
POW/MIA
QDR
QP - AN
START
VHTT

USD
WTO

Hiệp ước tên lửa chống tên lửa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp ước thương mại song phương
Cơng an nhân dân
Cộng hịa dân chủ hân dân
Cục tình báo trung ương
Chính trị quốc gia
Liên minh châu Âu
Cắt giảm các vật liệu phân hạch
Tổng thu nhập quốc gia
Qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập
Khoa học xã hội
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Chương trình phịng thủ quốc gia
Nhà xuất bản
Tù binh chiến tranh/ Mất tích khi thực hiện nhiệm vụ
Quan hệ chiến lược mới
Quốc phịng - An ninh
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược
Văn hóa thơng tin
Đồng Đơ la Mỹ
Tổ chức thương mại thế giới


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quan hệ quốc tế đóng
vai trị cực kỳ to lớn và cho đến ngày nay quan hệ đó càng ngày càng được
mở rộng và quan trọng hơn nữa trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước. Bởi vì
trên thế giới hiện nay xu hướng thống nhất và ảnh hưởng lẫn nhau ngày càng
tăng lên, quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia thực sự trở thành một chính sách
thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia đó.
Đối ngoại là một trong hai chức năng cơ bản của bất kỳ nhà nước nào
trong lịch sử, nó thể hiện vai trò hoạt động của nhà nước trong các quan hệ
với các nhà nước, dân tộc khác cũng như các tổ chức quốc tế khác nhau. Việc
xác định và thực hiện các chính sách đối ngoại ln ln phải xuất phát từ các
chính sách đối nội, tuy nhiên đến lượt mình, chính sách đối ngoại lại có tác
động trở lại to lớn đối với chính sách đối nội, cũng như có vai trị to lớn trong
việc thực hiện những mục tiêu cơ bản của một quốc gia.
Do đó việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của một nước lớn lại có một ý
nghĩa hết sức quan trọng trong xu thế tồn cầu hố và quốc tế hố hiện nay.
Một chính sách của một nước nào đó, đặc biệt là các nước lớn lại chiếm một
vị trí khá lớn trong việc tìm đối sách của các nước khác nói riêng cũng như
nền hồ bình và an ninh thế giới nói chung.
2. Trong lịch sử thế giới, Mỹ là một quốc gia hết sức hùng mạnh và từ
khi đã trở thành siêu cường quốc thì nó ln thực hiện một chính sách đối
ngoại tác động đến cả thế giới và từng khu vực, từng nước. Luôn luôn đề cao
dân tộc Mỹ, văn hóa Mỹ và “sức mạnh Mỹ”, các đời Tổng thống nước này, từ
sau khi Trật tự 2 cực sụp đổ đều ln có xu thế sử dụng lợi thế siêu cường
duy nhất muốn thiết lập một trật tự thế giới mới mà người Mỹ đứng đầu trên
một đỉnh tháp. Ngược lại các cường quốc khác lại đang tích cực đấu tranh để
thiết lập một trật tự thế giới đa cực, mà trong đó, họ có được một tiếng nói có


2
trọng lượng. Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ, chúng ta sẽ một mặt hiểu

thêm về chính sách của siêu cường này trong thập niên đầu của thế kỉ XXI,
mặt khác, từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở
đó, chúng ta có thể định hướng được cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam
trong tương lai.
Lần đầu tiên sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước Mỹ có
một vị Tổng thống da màu đầu tiên, ngày 20/1/2009, Thượng nghị sỹ của
Đảng dân chủ Barack Obama giơ tay tuyên thệ nhậm chức, trở thành vị Tổng
thống thứ 44 của Mỹ. Vượt lên định kiến của chủng tộc, màu da, người Mỹ đã
tin tưởng lựa chọn một nhà lãnh đạo có thể giúp họ thay đổi. Chiến thắng của
B.Obama phản ánh sự chán ngán của đa số người Mỹ trước một đất nước từ
một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nay chìm trong khủng hoảng, suy
thối dưới chính quyền Bus trong 8 năm. Với khẩu hiệu tranh cử “Thay đổi chúng ta có thể tin tưởng” của B. Obama không chỉ người Mỹ mà cả thể giới
đều hy vọng vào một sự thay đổi thực sự.
Lên nắm chính quyền khi nước Mỹ đang bộn bề trước nhiều khó khăn,
thách thức cùng với những biến động của thế giới, Tổng thống B. Obama đã
phải nỗ lực rất nhiều trong việc xác định chiến lược, chính sách để khẳng định
lại nước Mỹ. Thách thức cũng chính là cơ hội để B.Obama chứng tỏ mình là một
vị lãnh đạo mà người Mỹ đang trơng đợi, đó cũng là nấc thang đưa ơng lên hàng
những Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ dù con đường đến đó đầy gian truân. Đối
với Barack Obama, ngày 20/01/2009 là một ngày mới nhưng đối với nước Mỹ,
có thể mở ra một kỉ nguyên mới. Viễn ảnh một Tổng thống Mỹ người da màu
tưởng chừng viễn vông nay được chính những người Mỹ da trắng ở bang Lowa
lựa chọn. Sau khi Obama bước chân vào Nhà trắng, vị tân Tổng thống da màu
này đã tạo nên một sự thay đổi rất lớn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Vì những lý do trên mà chúng tơi lựa chọn đề tài: “Chính sách đối
ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 - 2012)” để nghiên cứu.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ trước đến nay vẫn luôn là một vấn đề
nóng bỏng thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngồi
nước. Nhiều cơng trình, tác phẩm đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Song, mỗi tác
giả lại có những quan điểm khác nhau. Trong cuốn “Bàn cờ lớn” (Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 1999) cho rằng: Nước Mỹ hồn tồn có khả năng lãnh đạo
thế giới và đó là trách nhiệm của Mỹ dù rằng trước mắt cịn nhiều khó khăn và
thách thức. Hay trong cuốn “Hậu đế chế” của (Nxb Công an nhân dân, 2004)
Emmanuel Todd đã phân tích vị thế, sức mạnh của nước Mỹ trong thế kỷ XXI.
Cũng chưa có tác phẩm chuyên khảo nào viết về sự điều chỉnh chiến
lược của Tổng thống Obama mà chỉ có các tác phẩm viết về cuộc đời, sự
nghiệp và quan điểm chính trị, lập trường của ông về các vấn đề kinh tế,
chính trị, ngoại giao như cuốn “Barack Obama - Tổng thống da màu đầu tiên
trong lịch sử nước Mỹ, của Trịnh Trung Hiếu, Tại Ngọc Ái” (Nxb Lao động,
Hà Nội, 2009). Hay tác giả Lisa Rogak với cuốn “Barack Obama hiện tượng
của thế giới” (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009).
Tài liệu của thơng tấn xã Việt Nam có rất nhiều bài viết trên tài liệu
tham khảo, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tin thế giới, Tin nhanh… Cập nhật
những chính sách mới nhất của Tổng thống Obama. Tiêu biểu như “Chiến
lược của Mỹ với ASEAN”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 08/06/2010
phân tích cụ thể chiến lược của Mỹ đối với ASEAN. Hay chuyên đề “Liệu
siêu cường Mỹ có suy tàn?” Tài liệu tham khảo đặc biệt chuyên đề tháng
03/2012 đã phân tích, đánh giá khá đầy đủ về nước Mỹ cả những chính sách,
chiến lược mới của Mỹ.
Các tạp chí như: “Tạp chí Cộng sản”, “Châu Mỹ ngày nay” là một
trong những tạp chí tập hợp nhiều những bài viết viết sự điều chỉnh chiến
lược của Tổng thống Obama cả về đối nội và đối ngoại.


4
Tạp chí Cộng sản với nhiều bài viết như “Quan hệ Mỹ - Nga một năm

nhìn lại” (2010) của Lê Minh Quang, số 4 (196) phân tích sự điều chỉnh của
Mỹ dưới thời Obama, đánh giá những thành tựu cũng như những bất đồng
còn tồn tại giữa hai cường quốc này. Trong bài viết “Tương lai đối thoại Mỹ Iran” của Nguyễn Châu, số 8 (176) năm 2009, tác giả đã trình bày những
quan điểm của chính quyền Obama về vấn đề Iran và triển vọng của Mỹ trong
việc giải quyết vấn đề hạt nhân của quốc gia này...
Châu Mỹ ngày nay là một trong những tạp chí tập hợp nhiều nhất
những bài viết về sự điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Obama về
chính sách đối nội, đối ngoại Nguyễn Anh Hùng có bài “Chính sách đối
ngoại của Mỹ hiện nay” (01/2010) nêu lên những thách thức, tác động của
tình hình thế giới đối với nước Mỹ và những điều chỉnh trong chính sách
đối ngoại của chính quyền Mỹ từ khi Obama lên nắm quyền. Trần Nguyên
Tuyên có bài “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Obama và
quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ hiện nay” (09/2009) nói về một số điều
chỉnh trong quan hệ của Mỹ đối với các nước lớn, các tổ chức quốc tế, các
khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bài “Vai trị lãnh đạo tồn cầu
thế kỷ XXI: Một chiến lược cho Tổng thống mới của Mỹ” (10/2009) của
Hollay Benner nêu lên những thách thức của Tổng thống Obama khi lên
nắm quyền và những chiến lược mới cần cho Mỹ trước thử thách cam go
của lịch sử.
Tạp chí “Nghiên cứu quốc tế” có hàng loạt bài viết như “Việc triển khai
chính sách đối ngoại của chính quyền Obama sáu tháng đầu năm 2009”
(06/2009) của tác giả Mỹ Châu, nêu lên mục tiêu trong chính sách đối ngoại
của Tổng thống Obama và sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của Mỹ trong
sáu tháng đầu cầm quyền; Trần Thị Thu Huyền có bài “Sức mạnh, quyền lực
và bá quyền Mỹ trong cơn khủng hoảng” (số 74, năm 2010) phân tích, đánh


5
giá quyền lực và khả năng chi phối của nước Mỹ đối với thế giới trong tình
hình hiện nay và rất nhiều bài học khác.

Trong tạp chí “Sự kiện và nhân vật nước ngồi” đăng bài “Chính sách
của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên” (08/2009) được dịch từ bài viết của David
Lai - Đại học chiến tranh lục quân của Mỹ đã phân tích một cách cụ thể chính
sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên hiện nay. Ngoài ra có rất nhiều bài viết
nói về quan hệ Mỹ với Trung Quốc, Nga, Iran, Iraq,... .
Tạp chí “Quan hệ quốc phịng - an ninh” có bài “Nhìn lại sự điều chỉnh
chiến lược của Tổng thống Obama sau hơn một năm cầm quyền” tháng
02/2010, của Nguyễn Nhân, đã khái quát những thay đổi cơ bản về đường
hướng chính sách đối ngoại của Obama, đặc biệt chú trọng đến quan hệ Mỹ
với một số nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ,... Đồng thời nêu lên một
số vấn đề còn tồn tại của chính quyền mới. Hay như tác giả Quang Huy có bài
“Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ Mỹ, ASEAN” (tháng 7/2010), đã khái
quát lịch sử quan hệ Mỹ - ASEAN thời kỳ trước Obama qua đó so sánh
những thay đổi trong chính sách của tân Tổng thống và một số vấn đề cần
quan tâm trong mối quan hệ này.
Ngồi ra, cịn rất nhiều các bài báo, tạp chí khác có viết về chính sách
đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama như: Tạp chí “Nghiên cứu
quốc tế”, tạp chí “Sự kiện và nhân vật nước ngồi”, tạp chí “Quan hệ quốc
phịng - An ninh”, báo “An ninh thế giới”, báo “Nhân dân”.
Viết về Obama luôn là điểm đáng chú ý đến nhiều Website đó là nguồn
tài liệu, là cơ sở q báu để chúng tơi có thể tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về
sự điều chỉnh chính sách Obama từ năm 2009 - 2012.
3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài này, chúng tơi nghiên cứu những chính
sách đối ngoại của Obama kể từ khi ông lên cầm quyền cho đến giữa 2012.


6
Chính sách đối với các vấn đề quốc tế chung, chính sách đối với các điểm nóng,
chính sách đối với các nước lớn... từ những thành công và hạn chế phân tích

những khó khăn, khả năng và triển vọng mới của những chính sách đó.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ khi Tổng thống B.Obama lên
nắm chính quyền (tháng 1/2009) đến khi căn bản kết thúc nhiệm kì (giữa năm
2012). Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử và logic, đề tài đề cập đến một
khoảng thời gian dài từ sau Chiến tranh thế giới II cho đến những sự kiện diễn
ra gần đây (trước bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2012).
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên rất nhiều nguồn tài liệu,
trước tiên là các sách, Luận án, Luận văn viết trên các ấn phẩm của Thông tấn
xã Việt Nam như các bản tin hàng ngày (Tin thời sự trong nước, tin thế giới,
tin nhanh…) Các bài phát biểu của Tổng thống Obama và các quan chức nước
Mỹ, các bài trích trên tạp chí trong nước (như “Châu Mỹ ngày nay” của Viện
Nghiên cứu châu Mỹ, “Nghiên cứu quốc tế” của Học viên Ngoại giao, “Tạp
chí Cộng sản”…) và đặc biệt là một số lượng rất lớn thông tin chúng tôi từ
các Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam… Và các
nguồn tài liệu khác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài này chúng tôi nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn việc triển khai chiến
lược điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama từ khi ơng lên
cầm quyền. Trong q trình nghiên cứu chúng tôi đã vận dụng tổng hợp các
phương pháp như phân tích, so sánh, khái quát, đánh giá. Đặc biệt chú trọng 2
phương pháp logic và phương pháp lịch sử.


7
5. Đóng góp của đề tài
Qua đề tài, lần đầu tiên nghiên cứu chính sách đối ngoại mới của mỹ
dưới thời Tổng thống Obama, chính sách đối với các vấn đề quốc tế chung,

đối với các nước lớn, các điểm nóng... từ những thành cơng và hạn chế phân
tích những khó khăn, khả năng và triển vọng mới của những chính sách đó.
Đề tài góp phần nhỏ làm nguồn tài liệu tham khảo về nước Mỹ dưới
thời Tổng thống Obama.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời B. Obama
Chương 2. Nội dung chính sách đối ngoại của mỹ dưới thời tổng thống
B.Obama
Chương 3. Một số đánh giá và nhận xét bước đầu về chính sách đối
ngoại của Mỹ dưới thời Obama


8
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ DƢỚI THỜI B.OBAMA
1.1. Nhân tố quốc tế
Những năm hậu Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra những thay đổi
quan trọng trong phân bố quyền lực. Liên bang Xô Viết đã sụp đổ và quyền
lực của nước Nga suy giảm. Mặt khác, ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên
nhanh chóng và có khả năng tiếp tục phát triển, thêm vào đó là sự phát triển
của Nhật Bản, Tây Âu cũng góp phần làm thay đổi thế giới. Với những diễn
biến gây xúc động mạnh mẽ ấy, người ta cho rằng thế giới một cực đã thay
thế cán cân hai cực nhưng theo Joseph.S.Nye.Jr thì “thực tế sức mạnh được
phân bố theo một kiểu phức tạp đại loại như một bàn cờ ba tầng, ở tầng trên
cùng sức mạnh quân sự phần lớn là một cực của Hoa Kỳ là nước duy nhất có

cả vũ khí hạt nhân vượt bậc, lẫn lực lượng không quân, hải quân và bộ binh
to lớn, hiện tại có khả năng triển khai khắp địa cầu; ở tầng giữa sức mạnh
kinh tế là ba cực với Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản chiếm gần 2/3 sản phẩm thế
giới. Sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ làm cho sức mạnh kinh tế trở thành 4
cực ở thế kỷ sau. Tầng cuối cùng: quan hệ xuyên quốc gia vượt qua các biên
giới ngoài sự kiểm sốt của chính quyền bao gồm những yếu tố chủ chốt khác
hẳn nhau như chủ ngân hàng và kẻ khủng bố, ở đây sức mạnh bị phân tán
rộng rãi” [26; 38].
Mỹ tuy là siêu cường duy nhất về kinh tế - qn sự, song khơng hồn
tồn chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhật Bản, Tây Âu đã xem việc Liên Xô tan rã và
sự suy yếu tương đối của Mỹ sau cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh
lạnh là thời cơ thuận lợi để vươn lên đóng vai trị chính trị - quân sự tương
xứng với lực lượng kinh tế của mình. Bên cạnh đó một cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền của các nước đang phát triển chống lại sự áp đặt và can thiệp của


9
các nước lớn đã trở thành một xu thế đáng kể trên thế giới. Tất cả những điều
nói trên cho thấy thế giới đang phát triển theo xu hướng một siêu cường đa
trung tâm.
Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đang diễn ra một sự sắp xếp lại lực lượng
theo lợi ích ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế, cùng với quá trình trên, quan
hệ giữa các quốc gia với các quốc gia cũng biến đổi, để tồn tại và phát triển
cũng như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, các nước phải nhanh chóng hịa nhập
mạnh mẽ vào trào lưu cải cách. Bởi vì sức mạnh của một số quốc gia ngày nay
được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế, tài chính, và giá trị văn hóa.
Cách mạng khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là cách mạng thơng tin đã dẫn
đến tới việc hình thành nền kinh tế tri thức. Dưới tác động mạnh mẽ của cách
mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại, q trình tồn cầu hóa xâm nhập vào
mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội trở thành xu thế khách quan bào

mịn “sự tự cơ lập”. Chính cách mạng khoa học - công nghệ và nhu cầu phát
triển tiến bộ xã hội đang làm thay đổi một cách căn bản tính chất, nội dung
của giao lưu quốc tế, yêu cầu các quốc gia phải trên tinh thần cơ động, vừa
hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hịa bình [33; 12].
Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và tồn cầu hóa, sự
cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, các trung tâm tư bản quốc tế hiện nay
đang làm thu hẹp đáng kể về thực lực kinh tế giữa các nước, các trung tâm đó.
Quyền lực ở trong kỷ ngun tồn cầu hóa trở lên phân tán hơn bao giờ hết.
Điều này mở ra tiền đề thực tế cho việc cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị quốc
tế giữa các cường quốc kinh tế nhằm giành quyền chi phối nhiều nhất trên
mọi mặt đời sống đương đại.
Với việc mở rộng không gian tăng cường về lực lượng của các trung
tâm nói trên, chắc chắn cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt không chỉ trên lĩnh
vực kinh tế mà cịn cả trên lĩnh vực chính trị. Như vậy, có thể nói đã xuất hiện


10
tiền đề cho quá trình cạnh tranh trên lĩnh vực quốc tế có lực lượng ngày càng
gần tương đương nhau trên một số mặt, tạo khả năng hiện thực cho xu hướng
hình thành thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực
quốc tế đang hình thành khơng đối đầu với nhau mặc dù có sự khác biệt về
chế độ chính trị - xã hội, mà vừa đấu tranh quyết liệt để kiềm chế, vô hiệu hóa
lẫn nhau, vừa có khả năng hợp tác với nhau để đối phó với xu hướng hình
thành cục diện đa cực hóa, đối nghịch với ý đồ của Mỹ muốn “một mình lãnh
đạo thế giới”, Mỹ phải tính tốn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các đối thủ
mới đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ hiện nay.
Đặc biệt vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trên thế giới trở nên sôi
động bởi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế do Mỹ cầm đầu.
Việc các lực lượng khủng bố quốc tế tấn công vào Trung tâm thương mại
quốc tế ở New York và Lầu Năm góc vào ngày 11/9/2001, đã làm thay đổi

tình thế các mối quan hệ quốc tế được hình thành và tồn tại từ sau khi Liên
Xô sụp đổ. Nước Mỹ từ vị thế siêu cường duy nhất đã nhận ra rằng họ có thể
là mục tiêu tấn cơng của các lực lượng khủng bố quốc tế, đặc biệt là các lực
lượng do Bin Laden đứng đầu. Để đối phó với chủ nghĩa khủng bố, Mỹ nhận
thấy cần có sự ủng hộ của tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị,
hệ tư tưởng miễn là các nước đó có chung lợi ích với Mỹ trong cuộc chiến
mới này.
Nhằm theo đuổi mục đích chống khủng bố, chính Mỹ đã nhấn mạnh tới
quan hệ an ninh lâu dài giữa Mỹ với đồng minh, đồng thời điều chỉnh chính
sách của mình ở một số khu vực và một số quốc gia trên thế giới.
Tồn cảnh chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều
biến đổi đa dạng và phức tạp. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống
vẫn còn tồn tại như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề eo
biển Đài Loan. Đặc biệt là cuộc xung đột chính trị ở Libya vào đầu năm
2011 với sự can thiệp của Mỹ và các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng


11
chính trị ở các nước Bắc Phi, đã làm cho tình hình chính trị thế giới trở lên
căng thẳng.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ vào năm 2008 đã
lan nhanh và có tác động xấu đến cả đời sống kinh tế - chính trị tồn cầu. Bởi
thế tất cả các dân tộc dù lớn hay nhỏ đều thực hiện điều chỉnh chính sách đối
nội, đối ngoại của mình. Để đối phó với những khó khăn của thế kỷ mới một
cách có hiệu quả cần có sự hợp tác liên kết toàn khu vực và quốc tế dưới nhiều
hình thức dựa trên chính sách tơn trọng các nguyên tắc và luật pháp quốc tế.
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ và chính sách đối nội của B.Obama
Trở thành vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, giành được số
phiếu bầu cử cao nhất lịch sử bầu cử Mỹ, thu được 2 “thánh địa” của đảng
Cộng hòa là bang Vơginia và Indiana vốn chỉ bỏ phiếu cho ứng cử viên của

đảng Cộng hịa từ 1964, đó là những thay đổi đầu tiên mà Tổng thống đắc cử
Ba rack Obama chứng tỏ được với nước Mỹ và thế giới. Cử tri Mỹ giờ đây có
thể hy vọng thơng điệp “thay đổi” mà Tổng thống Ba rack Obama đưa ra
ngay từ khi bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử trở thành hiện thực. Ông
Obama và đảng Dân chủ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể giữ được chữ “tín”
với cử tri về các vấn đề đã cam kết.
Thực tế, khi ơng Obama lên nắm quyền, chính quyền Dân chủ của ơng
khơng thể loại bỏ hồn tồn các chính sách của chính quyền tiền nhiệm,
nhưng trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của ơng có nhiều đặc điểm
được cho là thay đổi so với các chính sách của Tổng thống đương nhiệm
Goerge. W. Bush.
Về kinh tế nhìn nhận một cách khách quan thì về mặt tài chính nước
Mỹ đang bất ổn, đồng đơ la đang bị mất giá, lạm phát đang lên cao. Song, sở
dĩ nước Mỹ phát triển thịnh vượng như ngay nay là nhờ vào trí tuệ của những
người nhập cư tài năng và chăm chỉ lao động cật lực.


12
Năm 2010, nước Mỹ đã phải đối mặt với những chao đảo làm tổn hại
tới nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ đang cần phục hồi
sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua cũng như các vấn đề an ninh quốc
gia, chống khủng bố... Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tìm ra lối thoát cho
những bế tắc trên một cách nhanh nhất và giảm tối đa những thiệt hại khơng
đáng có.
Kinh tế là vấn đề được nhấn mạnh trong thông điệp của Liên bang
những năm gần đây. Điều này cũng dễ hiểu bởi kinh tế là mối quan tâm
hàng đầu và thiết thực nhất của công chúng Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế
và đời sống của người dân Mỹ đang gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp
vẫn ở mức hai con số, nhiều cơng ty phải đóng cửa, nhiều người lao động
phải làm thêm giờ với số tiền kiếm được ít hơn. Để vực dậy nhanh chóng

nền kinh tế, một loạt các phương hướng và giải pháp tổng thể đã được Tổng
thống Obama đưa ra. Đó là việc ủng hộ các gói giải cứu đối với ngành ngân
hàng của chính phủ nhưng phải đi kèm với tính minh bạch và trách nhiệm.
Đó cũng là những nỗ lực tạo cơng ăn việc làm cho người dân, giảm thiểu đi
những khó khăn mà tầng lớp lao động phải hứng chịu do hậu quả của suy
thoái kinh tế. Việc tăng cường mở rộng trợ cấp thất nghiệp, giảm thuế cho
người lao động trong Đạo luật phục hồi kinh tế, giúp cho họ có thêm thu
nhập cho các chi tiêu cần thiết, qua đó tạo thêm việc làm cho thị trường lao
động. Tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, các dự án cao tốc, đầu tư vào
năng lượng sạch…là những bước đi cụ thể được đề cập tới nhằm thúc đẩy
nền kinh tế phát triển và tạo thêm việc làm mới. Các nhóm giải pháp lớn
được đưa ra gồm cải cách nền tài chính, đổi mới khoa học - cơng nghệ, đẩy
mạnh xuất khẩu và đầu tư vào giáo dục. Quả thật đây mới chính là những
động lực thúc đẩy sự phát triển nội lực của một quốc gia, những yếu tố đã
phần nào bị xem nhẹ dưới chính quyền tiền nhiệm do tập trung nhân lực và
tài lực cho cuộc chiến chống khủng bố.


13
Để vực dậy nền kinh tế và nội lực của nước Mỹ, giữ vị trí siêu cường,
chính quyền Tổng thống Obama sẽ phải nỗ lực đảm bảo một nền tài chính
lành mạnh, một nền khoa học - kỹ thuật hàng đầu, một nền kinh tế với tỷ
trọng xuất khẩu nhiều hơn, tham gia cạnh tranh trong các thị trường mới như
ở châu Á để tạo thêm việc làm trong nước và một nền giáo dục chất lượng cao
để tạo ra lực lượng lao động có tính cạnh tranh. Vấn đề cấp thiết cần giải
quyết trước tiên là cuộc khủng hoảng tài chính vốn đang đẩy nước Mỹ tới bờ
vực suy thoái và việc thực thi như thế nào đối với dự luật cứ trợ trị giá 700 tỉ
USD đã được Quốc hội thơng qua hồi tháng 10/2008. Ơng Obama dự kiến sẽ
nhanh chóng tìm ra một đội ngũ để làm việc với Bộ trưởng Tài chính sắp mãn
nhiệm Henry Paulson.

Ưu tiên số một của ơng Obama trong vịng 100 ngày đầu tiên cầm
quyền sẽ là thực hiện giải cứu kinh tế Mỹ như ông đã khẳng định trong cương
lĩnh tranh cử của mình. Kế hoạch này bao gồm nhiều vấn đề như: Mở rộng
diện cứu trợ thất nghiệp, tạm đình chỉ việc tịch thu nhà thế chấp trong vòng
90 ngày đối với những người đang sống trong chính ngơi nhà của họ và đang
cố gắng thanh toán khoản nợ vay thế chấp; giảm thuế cho các công ty để tạo
ra việc làm mới và đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ, cho phép người dân rút
tiền tiết kiệm khỏi quỹ tiết kiệm hưu trí đến cuối năm 2009 mà khơng bị phạt
10% với mức rút tối đa là 10.000USD. Ông cũng ủng hộ các chính quyền
bang, tăng đầu tư cho xây dựng cơ ở hạ tầng và tạo thời cơ cho các nhà sản
xuất ơ tơ.
Có thể nói kinh tế được xem là vấn đề nội trị nhưng lại là một yếu tố
quan trọng quyết định sức mạnh tổng thể của một quốc gia. Trong bối cảnh
nhiều trung tâm quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI đang dần xuất hiện
như Trung Quốc, Ấn Độ, EU…nhiều người đã đặt dấu chấm hỏi lớn về sức
mạnh và vị trí siêu cường của nước Mỹ. Các định hướng về kinh tế của Tổng
thống Obama chính là một nỗ lực nhằm tăng cường nội lực của nước Mỹ,


14
giúp nước Mỹ tìm được một chỗ đứng trong một trật tự thế giới mới đang dần
được hình thành.
Cuộc khủng hoảng nợ công càng làm phức tạp nền kinh tế vốn đang
yếu kém này. Các nhà lập pháp không thể làm gì để giải quyết tình trạng
khủng hoảng, thậm chí những quyết định của họ cịn có thể làm tốc độ tăng
trưởng chậm lại trong ngắn hạn. Thỏa thuận nhằm nâng cao hạn mức cho vay
bao gồm cắt giảm chi tiêu dài hạn có thể làm giảm khả năng kích thích đầu tư
của chính phủ trong giai đoạn khó khăn này. Nếu quốc hội không nâng cao
hạn mức cho vay và giải quyết vấn đề nợ cơng thì thị trường tài chính sẽ bị
suy yếu và lãi suất có thể tăng lên. Nền kinh tế Mỹ đã vấp phải nhưng khó

khăn và có nguy cơ ảnh hưởng đến các hợp đồng giao dịch trong tương lai và
cuộc suy thoái sẽ trầm trọng thêm nếu vấn đề nợ của quốc gia khơng được
giải quyết nhanh chóng. Ngồi ra những bế tắc trong đàm phán mức cho vay
lên đến 14.300 tỷ USD trong năm 2011 và những tổn hại do nợ công khiến
cho viễn cảnh tương lai càng không chắc chắn, mặc dù ngân sách quốc gia đã
được cắt giảm theo thỏa thuận.
Mới bước vào nhà trắng Tổng thống Obama đã phải đối mặt với mn
vàn những khó khăn. Theo cựu Thủ tướng của Xingapore Lý Quang Diệu để
giải quyết các vấn cịn tồn tại và đưa đất nước phát triển thì tân Tổng thống
Obama chú ý đến hai điều cơ bản sau:
Thứ nhất, thế kỷ XXI là cuộc đọ sức để giành thế thượng phong tại
vùng Thái Bình Dương, vì đây là vùng tăng trưởng của kinh tế, là nơi sức
mạnh kinh tế toàn cầu tập trung.
Thứ hai, để trụ vững ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ khơng được phép
để thâm hụt ngân sách lên cao và giá trị đồng đô la xuống q thấp. Nếu
khơng, cộng đồng tài chính và các quỹ đầu tư trên thế giới sẽ bắt đầu rút tiền
ra khỏi Mỹ và đó là một vấn đề nghiêm trọng.


15
Nhiều nhà nghiên cứu đã dự báo, chỉ trong vòng hơn 30 năm nữa,
Trung Quốc sẽ có nền kinh tế vượt Mỹ, từ đó có tiềm lực để tạo dựng sự ảnh
hưởng về chiến lược, chính trị và các vấn đề khác. Tuy nhiên, theo ơng Lý
Quang Diệu thì Trung Quốc khó có thể chiếm được vị trí mà Mỹ đã và đang
có bởi những lí do sau. Thứ nhất, nước này khó lịng thu hút được nhân tài
trên thế giới bởi có tập quán văn hóa khác biệt, chưa kể tiếng Trung q khó
với người nước ngồi, trong khi đó nỗ lực lơi kéo trí thức gốc Hoa trở về
nước cũng không dễ dàng. Thứ hai, theo ông Lý, Trung Quốc có nền kinh tế
lớn nhưng thu nhập bình qn đầu người và trình độ cơng nghệ phải cần
nhiều thập kỷ nữa mới có thể bắt kịp Mỹ. Trung Quốc ngày nay cũng ý thức

được họ phải trở thành một phần của thế giới đa cực và toàn cầu hóa.
Vì thế nhà cầm quyền mới của Mỹ phải tìm cách để cải thiện tình hình
kinh tế và tài chính quốc gia, xóa bỏ các mối nguy hại từ các nền kinh tế mới
nổi. Ông Obama đã được người dân Mỹ lựa chọn vì niềm tin vào năng lực và
phẩm chất của ông, khát khao vào sự thay đổi như thông điệp mà ông đã đưa
ra để hiệu triệu dân chúng, chứ không phải màu da ông mang.
Vấn đề về năng lượng, Ông Obama đề xuất một kế hoạch đầu tư 15 tỷ
USD trong vòng 10 năm để thúc đẩy phát triển các loại nhiên liệu sinh học và
tăng cường năng lượng tái tạo. Ơng khơng phản đối phát triển năng lượng hạt
nhân, nhưng lo ngại về vấn đề hạt nhân khi xây dựng thêm nhiều lị phản ứng
mới. Ơng đã ủng hộ việc hạn chế khoan thăm dò ở ngoài khơi nước Mỹ, sau
khi đã phản đối luận điểm này trước đó.
Về vấn đề Nơng nghiệp, Ơng Obama là người ủng hộ nông dân và là
người đã đứng sau một dự luật Nông nghiệp trị giá tới 290 tỷ USD đã được ban
hành đầu năm 2008, đồng thời, ủng hộ việc trợ giá nông nghiệp truyền thống, trợ
giúp nông dân khi bị thiên tai và trợ giá cho việc sản xuất Etanol từ ngơ.
Về vấn đề Bạo động, Ơng Obama cam kết sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm
mới bằng cách đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển các nguồn năng


16
lượng mới, giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu mỏ và các quốc gia Trung Đơng.
Ơng hứa sẽ đưa ra chính sách giải cứu khoảng 01 triệu người lao động ra khỏi
khủng hồng và khỏi những chính sách tăng thuế nữa.
Về vấn đề Giáo dục, Ông Obama khẳng định sẽ cải thiện quỹ dành cho
chương trình “Khơng một trẻ em nào bị bỏ rơi”, Ơng tun bố sẽ đưa” Chương
trình giáo dục mơn Tốn và Khoa học là một ưu tiên quốc gia”, đồng thời tăng
cường tuyển dụng những giáo viên dạy những môn học này. Để tuyển dụng các
giáo viên tốt ông Obama đề xuất cấp học bổng 4 năm, cho những sinh viên cao
đẳng sẽ giảng dạy ít nhất 4 năm sau khi tốt nghiệp. Ông Obama cam kết sẽ thực

thi một khoản tín dụng 4.000 tỷ USD cho những ai đi học đại học.
Về vấn đề Y tế, đưa ra một kế hoạch chăm sóc Y tế tồn diện cho tất cả
người dân Mỹ nhưng khơng có Bảo hiểm bắt buộc trừ trẻ em. Kế hoạch của
ông dựa trên cơ sở khuyến khích, giảm chi phí và sự tự nguyện, tất cả những
người sử dụng lao động đều phải đóng góp và chi phí bảo hiểm Y tế của
người lao động. Ước tính kế hoạch của mình, Tổng thống có thể cắt giảm
trung bình khoảng 2500 USĐ chi phí chăm sóc sức khỏe cho mỗi gia đình
Mỹ. Để hạ thấp chi phí chăm sóc sức khỏe, ơng Obama sẽ yêu cầu các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơng khai chi phí của họ.
Về vấn đề Chương trình hàng khơng vũ trụ (NASA), là một người quan
tâm đến các vấn đề về vũ trụ và NASA, Ơng Obama ủng hộ chương trình
thám hiểm bằng Robot, các kính thiên văn ngồi vũ trụ và các vệ tinh. Ông
Obama cũng nhấn mạnh đến việc giáo dục và vai trò của NASA trong các
nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu tồn cầu
1.3. Nhân tố cá nhân và lịch sử
1.3.1. Vài nét về Tổng thống Obama
Barack Hussein Obama sinh ngày 04/08/1961 tại Honolulu, Hawai,
Hoa Kỳ, là Tổng thống thứ 44 và đương nhiệm của Hoa Kỳ. Ông đã đánh


17
bại Thượng nghị sĩ John McCain trong kỳ tổng tuyển cử ngày 04/11/2008
để trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên thắng cử vào chức vụ này. Trước
đó Obama là Thượng nghị sĩ đại diện cho Illinois đến khi ông từ chức.
Ngày 09/10/2009, Ông được Ủy ban Nobel Na Uy tun bố trao giải Nobel
hịa bình “Nhờ nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác
giữa các dân tộc”.
Sau khi tốt nghiệp đại học Columbia và Trường luật Đại học Harvard,
Obama nhận công việc của một chuyên viên tổ chức cộng đồng và luật sư tập
sự chuyên ngành luật nhân quyền, trước khi đắc cử vào thượng viện tiểu bang

Illnois và phục vụ tại đây từ năm 1997 đến năm 2004. Sau thất bại khi tranh
cử vào Viện dân biểu Hoa Kỳ trong năm 2000, Obama tuyên bố chiến dịch
tranh cử cho thượng viện vào tháng 1 năm 2003. Sau chiến thắng vang dội
trong kỳ bầu cử sơ bộ tháng 3 năm 2004, ông được mời đọc diễn văn tại Đại
hội Đảng Dân chủ Toàn quốc vào tháng 07 năm 2004. Tháng 11 năm 2004,
Obama đắc cử vào Thượng viên Hoa Kỳ với 70% phiếu bầu, trở thành
Thượng nghị sỹ thứ năm trong lịch sử nước Mỹ và là người Mỹ gốc Phi duy
nhất phục vụ trong Thượng viện lúc đó.
Là thành viên khối thiểu số trong Quốc hội kỳ 109, Obama đồng đệ
trình các dự luật kiểm sốt vũ khí quy ước và nâng cao trách nhiệm của công
luận trong việc sử dụng ngân sách liên bang. Ông cũng đã mở những cuộc
viếng thăm chính thức đến Đơng Âu, Trung Đơng và châu Phi. Trong Quốc
hội kỳ 110, Obama bảo trợ các dự luật liên quan đến các vấn đề trong lĩnh vực
vận động hành lang, gian lận bầu cử, biến đổi khí hậu, khủng bố hạt nhân, và
chăm sóc quân nhân hồi hương. Khi tham gia tranh cử Tổng thống vào tháng
2 năm 2007, Obama tập trung vào các vấn đề như triệt thoái binh sĩ Mỹ khỏi
Iraq, gia tăng khả năng độc lập năng lượng, hạn chế vận động hành lang và
phát triển chương trình chăm sóc sức khỏe phổ qt, xem chúng là các ưu tiên
quốc gia.


18
Obama đắc cử vào Thượng viện Illinois năm 1996 thế chỗ của Alice
Palmer để đại diện cho Hạt 13 của thành phố Chicago. Obama giành được sự
ủng hộ lưỡng đảng cho các dự luật chấn hưng đạo đức và cải tổ hệ thống
chăm sóc sức khỏe. Ơng cũng đã đứng ra bảo trợ luật tăng mức tín dụng cho
cơng nhân lợi tức thấp, thương thảo cho kế hoạch cải tổ phúc lợi và vận
động đề án tăng các khoản trợ cấp cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Năm
2001, trong cương vị đồng chủ tịch Ủy ban lưỡng đảng về nguyên tắc hành
chính, Obama ủng hộ Bộ Quy định của Thống đốc Ryan (Đảng Cộng hòa),

ngăn chặn việc tịch thu nhà trả góp trước thời hạn. Trong năm 2003, Obama
bảo trợ và lãnh đạo cuộc vận động thông qua luật giám sát việc phân loại hồ
sơ theo chủng tộc bằng cách yêu cầu cảnh sát tường trình chủng tộc của
người lái xe khi bị bắt giữ và một số đạo luật khác đã biến Illinois thành tiểu
bang đầu tiên buộc phải ghi hình các cuộc thẩm vấn nghi can trong các vụ
giết người.
Năm 2003, Obama trở thành Chủ tịch Ủy ban Y tế và Dân sinh Thượng
viện Illinois khi các nghị viên Đảng Dân chủ giành được thế đa số sau 10 năm
chờ đợi. Trong chiến dịch tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ năm 2004, đại
diện cảnh sát tun dương Obama vì sự cộng tác tích cực trong việc ban hành
luật cải cách án tử hình. Obama từ nhiệm khỏi Thượng viện Illinois sau khi
đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ tháng 10 năm 2004.
Obama tuyên bố tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 từ
tháng 02 năm 2007 và được Đảng dân chủ chọn làm ứng cử viên đại diện với
ứng cử viên Phó Tổng thống liên danh Joe Biden tại Đại hội toàn quốc Đảng
Dân chủ. Ông là một người Mỹ gốc Phi đầu tiên được một chính đảng quan
trọng tại Hoa Kỳ chọn lựa vào cuộc chạy đua vào nhà trắng. Ông đã thắng cử
với 53% số phiếu phổ thông và 365 phiếu đại cử tri, đánh bại đối thủ chính là
ứng cử viên Cộng hòa John McCain, người nhận được 46% số phiếu phổ
thơng và 163 phiếu đại cử tri. Ơng nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009.


19
Trong diễn văn chiến thắng đọc trước đám đông hơn 100.000 người
ở Chicago, Obama tuyên bố “sự thay đổi đã đến với nước Mỹ”. Vang vọng
từ bài diễn văn “Tôi đã lên đỉnh núi” của lãnh tụ Phong trào dân quyền
Mỹ, Martin Luther King... Ơng nói “con đường phía trước sẽ cịn dài, dốc
núi cịn cao. Có thể chúng ta sẽ khơng thể đến đó trong một năm, thậm chí
trong một nhiệm kỳ, nhưng nước Mỹ chưa bao giờ hy vọng như đêm nay
rằng chúng ta sẽ tới đích”. Ngày 13 tháng 11, Obama tuyên bố sẽ rời khỏi

chức vụ ở Thượng viện kể từ ngày 16 tháng 11 để chuẩn bị nhậm chức
Tổng thống.
Ngày 08 tháng 1 năm 2009, trước phiên họp chung của lưỡng viện Hoa
Kỳ, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney đã xác nhận kết quả kiểm phiếu
đại cử tri, rằng Barack Obama được đa số phiếu đại cử tri. Ông tuyên bố rằng
Obama sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 44 vào ngày 20 tháng 01 và
Joseph Biden sẽ là Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống khép lại với chiến thắng vang dội của
Barack Obama, người đã ghi tên mình vào lịch sử với tư cách là Tổng thống
da màu đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Giới truyền thông Mỹ và quốc
tế đã nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 là cuộc bầu cử Tổng
thống thú vị nhất trong lịch sử. Những ứng cử viên nổi bật, những bất ngờ vào
phút chót, những bước ngoặt của hoàn cảnh, những “điều đầu tiên” đặc biệt
và cả cái kết thúc như chỉ có trong các cuốn phim Hollywood.
Nước Mỹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự lãnh đạo tài tình của vị Tổng
thống da màu. Một nước Mỹ có thể hồn tồn khác so với trước đây, tuy cịn
rất nhiều khó khăn thử thách nhưng thiết nghĩ những chính sách của B.Obama
sẽ mang lại một màu sắc đầy hứa hẹn, tạo nên một sức mạnh mới cho nước
Mỹ. Với những điều chỉnh mới trong các chính sách về kinh tế, chính trị, an
ninh - quốc phịng, đối ngoại…Obama đã góp phần giải quyết các tồn tại của
nước Mỹ và ông được mệnh danh là “Diều hâu” mới của nước Mỹ.


20
1.3.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế thới thứ 2 đến
trước thời Tổng thống Obama
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa nhất kết thúc, Mỹ đã công
khai cho cả thế giới biết tham vọng thống trị thế giới của mình thơng qua
“Chương trình 14 điểm” của Tổng thống Willson, được trình bày tại Hội
nghị Versailles (1919). Tuy nhiên, với thực lực của Mỹ lúc bấy giờ, cái

“giấc mộng bá chủ” ấy vẫn là q xa vời vì cho dù Anh, Pháp có suy yếu đi
chăng nữa thì đó vẫn là 2 cường quốc ở châu Âu và là rào cản lớn đối với
Mỹ. Cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 đã đưa Mỹ lên một nấc thang mới. Trở
thành tên đến quốc đầu sỏ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, nước
Mỹ đã tự coi mình là quốc gia siêu cường có quyền lợi ở tất cả các khu vực.
Với sức mạnh hùng hậu về kinh tế, quân sự và chính trị của Hoa Kỳ trong
lúc các đối thủ đồng minh suy yếu, kiệt quệ trong chiến tranh, thế lực tư bản
độc quyền Mỹ cho rằng đã đến lúc Mỹ phải giành lấy ngơi vị thống trị thế
giới. Vì thế, Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu với tên gọi “Học thuyết ngăn
chặn” với 4 mục tiêu cơ bản [43; 23]:
- Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, làm cơ
sở cho việc thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.
- Thực hiện chính sách “ngăn chặn” Liên Xô, các nước xã hội chủ
nghĩa, chống phong trào cộng sản Quốc tế.
- Khống chế các nước đồng minh Phương Tây, tăng cường sự thống trị
của Mỹ đối với nền kinh tế và hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
- Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào giải phóng dân tộc.
Thực tế cho thấy, việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đặc biệt là những biến
động của tình hình thế giới cũng như sự thay đổi trong tương quan lực lượng
giữa Mỹ với các cường quốc khác. Do đó, Mỹ đã nhiều làn phải điều chỉnh
chiến lược toàn cầu của mình trước sự lỗi thời hay thất bại của chiến lược cũ.


×