Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện châu thành, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.43 KB, 138 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

TRƢƠNG NGỌC MỸ PHƢƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ N 2014


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

TRƢƠNG NGỌC MỸ PHƢƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số: 60.14.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Phan Quốc Lâm

NGHỆ N, 2014


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đối với Ban giám hiệu, quý thầy cô Trƣờng
Đại học Vinh và Trƣờng Đại học Đồng Tháp; Quý thầy giáo, cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lớp Cao
học Quản lý Giáo dục khóa 20 tại Đại học Đồng Tháp
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với TS Phan Quốc Lâm - Ngƣời
thầy, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học - đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi
rất nhiều trong suốt q trình nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tơi cũng xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban
nhân dân và các phịng ban chun mơn của huyện Châu Thành; Ban chỉ đạo
phổ cập giáo dục của huyện Châu Thành và các xã, thị trấn; các Ông (Bà)
Hiệu trƣởng, cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên ở các trƣờng trên địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ban cán sự lớp Cao học Quản lý Giáo dục
khóa 20 và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, nhƣng chắc chắn luận văn tốt nghiệp
cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó rất mong nhận đƣợc nhiều ý
kiến góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trương Ngọc Mỹ Phương


i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................. .............................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu……................................................................... .............3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 4
7. Đóng góp luận văn. ..........................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn............................................. .................................................5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...................................................................10
1.3. Một số vấn đề về công tác phổ cập giáo dục mầm cho trẻ em năm
tuổi.......................................................................................................................14
1.4 Một số vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi………………………………………………...……………..……………..24
1.5 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý công tác phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi..................................................................................29
Chƣơng 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................32
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp.....................................................................................................................33

2.2. Thực trạng công tác PCGD MN CTENT ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp: .................................................................................................................. 38


ii
2.3. Thực trạng quản lý công tác PCGD MNCTENT ở huyện Châu Thành.......
.............................................................................................................................61
2.4. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân……….…………......…….70
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PCGD MNCTENT Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP……………...……………………….. 77
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.................................................................77
3.2. Một số giải pháp quản lý chất lƣợng PCGD MN CTENT ở huyện Châu
Thành...................................................................................................................79
3.3.

Thăm

dị

tính

cần

thiết



tính


khả

thi

của

các

giải

pháp...................................................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................... ...................................... ................120
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................... ...................125


iii
D NH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT
BCĐ
BCH
BGDĐT
BVMT
CB-GV-CNV
CBQL
CBQL
CMC-PCGD
CMHS
CNH-HĐH
CNTT

CTENT
CTGDMN
GD-ĐT
GDMN
GDPT
GV
KT-XH
MG
MN
PCGD
PGD&ĐT
QLGD
THCS
THPT
UBND

An tồn giao thơng
Ban chỉ đạo
Ban chấp hành
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảo vệ môi trƣờng
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Cán bộ quản lý
Càn bộ quản lý
Chống mù chữ-phổ cập giáo dục
Cha mẹ học sinh
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố
Cơng nghệ thong tin
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Chƣơng trình giáo dục mầm non

Giáo dục - đào tạo
Giáo dục mầm non
Giáo dục phổ thông
Giáo viên
Kinh tế - xã hội
Mẫu giáo
Mầm non
Phổ cập giáo dục
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quản lý giáo dục
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân


iv
D NH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2.1. Thống kê tỷ lệ huy động trẻ
Bảng 2.2. Bảng thống kê phòng học và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối
thiểu theo thông tƣ 02/2010 của BGDĐT
Bảng 2.3. Bảng thống kê chính sách, trình độ, xếp loại GV.
Bảng 2.4 Bảng thống kê tỷ lệ huy động trẻ 0-4 tuổi
Bảng 3.1. Kết quả thăm dị về tính cấp thiết của các giải pháp quản lý
công tác PCGD MN CTENT
Bảng 3.2. Kết quả thăm dị về tính khả thi của các giải pháp quản công tác
PCGD MN CTEN


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm 1960 Đại hội II của Đảng đã chính thức đƣa Phổ cập giáo dục cho
thiếu niên vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1960 đến 1965) của nƣớc Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản là thực hiện phổ cập vỡ lòng
cho vùng đồng bằng ( trẻ 6 tuổi) và hồn thành xóa mù chữ cho miền núi, để
tiến tới phổ cập cấp Phổ thông. Đến năm 1986 dƣới ánh sáng của Nghị Quyết
Đại hội VI của Đảng đất nƣớc ta bƣớc vào cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, giáo dục cũng từng bƣớc phát triển đáp ứng với yêu
cầu xã hội. Mục tiêu PCGD đã đƣợc nhiều Tỉnh, Thành phố đặc biệt quan tâm
Đối với ngành học Mầm non Hội nghị Mẫu giáo lần đầu tiên của nƣớc
Việt Nam đƣợc tổ chức tại Thơn Ngịi, Huyện n Sơn, Tỉnh Tuyên Quang từ
ngày 2/11/1949 đến 9/11/1949 có ý nghĩa lịch sử to lớn đánh dấu bƣớc phát
triển của ngành học trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày
10/8/2010 có một Hội nghị cũng mang một ý nghĩa to lớn đã đƣợc tổ chức thành
cơng đó là Hơi nghị triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của
Thủ Tƣớng Chính phủ đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai
đoạn 2010-2015, với mục tiêu chung: đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi ở các
vùng miền đƣợc đến lớp để thực hiện chƣơng trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một
năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ, tiếng Việt và
tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1; Quyết định trên ra đời làm rõ hơn nữa sự quan
tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo
dục mầm non một cách có hệ thống, lâu dài và bền vững.
Trong văn kiện Đai hội XI Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 20112020 cũng đã nêu rõ định hƣớng phát triển kinh tế xã hội là "... Mở rộng giáo
dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi..."
Phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi là việc rất quan trọng, ảnh hƣởng tới
quá trình học tập của trẻ cho đến tuổi trƣởng thành. Vì vậy phải bắt đầu phổ cập
ở bậc mầm non. Bởi vì bậc học này là nền tản cho các bậc học tiếp theo. Việc
làm quen với môi trƣờng học tập sẽ giúp các em tự tin bƣớc vào lớp 1 và quan



2
trọng hơn là học tập thật tốt ở các cấp học sau. Thực hiện chủ trƣơng chung của
Bộ và thức đƣợc tầm quan trọng của việc phổ cập ở bậc mầm non Uỷ ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch số 58/KH/UBND ngày 14 tháng 06
năm 2011 về việc thực hiện Đề án
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, Uỷ
ban nhân dân huyện Châu Thành cũng đã ban hành kế hoạch số 112/KH/UBND
ngày 25 tháng 08 năm 2011 về việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi trên đại bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015
Tuy các địa phƣơng đều đƣa ra lộ trình và quyết tâm thực hiện đề án,
nhƣng năm học đầu tiên (2010 - 2011) thực hiện phổ cập cho trẻ 5 tuổi, khó
khăn nhất chính là nhiều nơi đang đứng trƣớc mối lo thiếu chỗ học. Thống kê
của Bộ GD&ĐT cho thấy, trong tổng số 135.909 phòng học mầm non có tới non
nửa là bán kiên cố và cịn tới gần 21% là học nhờ và học tạm (28.315 phịng).
Chuyện thiếu trƣờng, thiếu phịng học khơng chỉ xảy ra ở vùng sâu, xa, vùng
nơng thơn khó khăn, mà cả ở thành phố lớn.
Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2015 cả nƣớc đạt chuẩn phổ cập
nhƣng hiện nay theo thống kê tiến độ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi ( tính đến
tháng 06/2013) chỉ có 6/63 tỉnh- Thành phố đã hoàn thành phổ cập đạt 9,5%,
vẫn cịn 35% số tỉnh, thành phố chƣa có huyện nào đạt chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Một số địa phƣơng có tỷ lệ số xã đạt phổ cập rất
thấp nhƣ Kiên Giang đạt 4,8%, Sóc Trăng đạt 6,4%, An Giang đạt 9%...
Riêng ở Huyện Châu Thành, Đồng Tháp tính đến thời điểm này đã đi hết
một nữa chặn đƣờng chỉ còn chƣa đầy 2 năm để hoàn thành phổ cập cho trẻ 5
tuổi. Tuy nhiên cho đến thời điểm này huyện có tổng số 13 xã thì mới có 4/13
đƣợc cơng nhận hồn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi chỉ đạt 30,8% trên tổng số xã.
Đó là những con số thực tế mà ngành giáo dục đang phải đối mặt, vậy phải làm
sao để có thể hồn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 . Đó là lý do mà
chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”.



3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm công tác phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện Đề án “
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi( PCGDMN) giai đoạn 2010-2015” và
Kế hoạch “thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa
bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả
thi, thì sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở Huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp một cách có chất lƣợng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đáp
ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non và yêu cầu thực
hiện Đề án “ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015” và
Kế hoạch “thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa

bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015”


4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu..
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận có
các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo về quản lý thực hiện Phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 em tuổi
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, các thông tƣ, chỉ thị của Nhà Nƣớc,
của Bộ ngành, các văn bản chỉ đạo của địa phƣơng và các cá nhân có liên quan
đến vấn đề, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn
hiện nay
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
có các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
trong giai đoạn hiện nay.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Nghiên cứu kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia về thực trạng phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
7. Đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận:

Góp phần tổng hợp lý luận về quản lý phổ cập giáo dục vào việc nghiên
cứu hoạt động quản lý phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở các tỉnh nói
chung và ở địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói riêng


5
7.2 Về mặt thực tiễn:
7.2.1 Đánh giá đƣợc thực trạng, tổng thể chung về phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tình hình quản lý phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong thực tiễn, mặt mạnh, mặt yếu, nguyên
nhân tồn tại, bất cập về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng trong thực tế.
7.2.2 Đề xuất một số giải pháp cần thiết để quản lý phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
giúp cho UBND huyện Châu Thành, PGD huyện Châu Thành có hƣớng chỉ đạo
đảm bảo hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Chƣơng 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Chƣơng 3. Một số giải pháp quản lý công tác quản lý công tác phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO
DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ngồi nước:
Khơng có một mơ hình chung cho GDMN ở tất cả các nƣớc. Tuy nhiên, vai
trò của giáo dục GDMN ngày càng đƣợc coi trọng đối với mọi quốc gia. Đến
nay có 160 nƣớc và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi GDMN là một mục tiêu
quan trọng của giáo dục cho mọi ngƣời. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là
“thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trƣờng mầm non là trƣờng
tự nguyện do chính quyền địa phƣơng quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học khơng
mất tiền, 3 tiếng/ngày. Ở New Zealand, Chính phủ hỗ trợ cho các loại trƣờng
GDMN dựa trên kết quả họat động mà các cơ sở đó đã đạt đƣợc. Điều kiện đƣợc
nhận hỗ trợ là cơ sở GDMN phải đáp ứng đƣợc các Chuẩn do Bộ Giáo dục đƣa
ra. Chính phủ hỗ trợ 50% chi phí hoạt động của các cơ sở GDMN khơng phân
biệt cơ sở cơng lập hay tƣ thục. Phần cịn lại do cha mẹ đóng góp. Các gia đình
khó khăn về thu nhập hoặc có con ở tuổi mầm non bị khuyết tật có thể làm đơn
xin miễn đóng góp. Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận
GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục của
Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối
với GDMN nhằm thực hiện Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước:
Ngay từ những ngày đầu giành đƣợc độc lập, nhà nƣớc ta đã chú trọng đến
công tác giáo dục, thể hiện cụ thể trong các sắc lệnh nhƣ Sắc lệnh số 17 ngày
8/9/1945 đặt ra bình dân học vụ, Sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945 định rằng từ nay
việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, Sắc lệnh số 146 ngày
10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới,… Trong thời đại
hiện nay, khi mà cả thế giới đang hƣớng đến nền kinh tế tri thức thì vấn đề chính
sách phát triển giáo duc của nhà nƣớc càng cần đƣợc chú trọng hơn nữa đặc biệt
là đối với giáo dục mầm non. Chính những vì đó mà Đề án Phổ cập giáo dục


7
mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 chính thức đƣợc Thủ tƣớng

Chính phủ ban hành tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và tổ chức
hội nghị triển khai từ tháng 8/2010. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong đó mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất,
tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lƣợng phổ cập trong những năm tiếp theo
và miễn học phí trƣớc năm 2020. Từng bƣớc chuẩn hóa hệ thống các trƣờng
mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dƣới 5 tuổi có chất lƣợng phù hợp với
điều kiện của từng địa phƣơng và cơ sở giáo dục
PCGD MN CTENT là một xu hƣớng chung của thế giới, từ 2010 đến nay đã
là một trong những chủ trƣơng lớn của Đảng ta.. "Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con ngƣời Việt Nam phát triển tồn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo
dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền đƣợc tiếp cận một nền giáo
dục cơ bản, có chất lƣợng để trở thành cơng dân có đức, có tài, nắm chắc khoa
học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nhà nƣớc quan tâm sâu sắc và coi đó là điều kiện cơ bản ban đầu để phát
triển con ngƣời đặc biệt đối với trẻ mầm non, phát triển sản xuất, phát triển xã
hội, theo kịp các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Thể hiện qua các văn bản sau:
+ Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Quốc hội khóa
X Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015


8

+ Công văn số 2658 /BGDĐT-CSVCTBTH ngày 17 tháng 05 năm 2010
của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc hƣớng dẫn xây dựng trƣờng, lớp học mầm non
thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ
Thơng tƣ số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình
cơng nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
+ Công văn số 7605/VPCP-KGVX ngày 28 tháng 10 năm 2011 về việc
thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 20102015
Thông tƣ liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính về việc Hƣớng dẫn thực hiện
chi hỗ trợ ăn trƣa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy
định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai
đoạn 2010 – 2015
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị về
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở, tăng cƣờng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và
xóa mù chữ cho ngƣời lớn.
Thơng tƣ số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều
kiện, tiêu chuẩn, quy trình cơng nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
năm tuổi ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng
12 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tại Đồng Tháp sau khi Thủ tƣớng Chính Tại Phủ phê duyệt Đề án Phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 UBNN tỉnh đã có
kế hoạch số 58/KH-UBND ngày14 tháng 6 năm 2011 về việc Thực hiện Đề án
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 2015. Ngày 29


9

tháng 06 năm 2012, Ban thƣờng vụ tỉnh ủy Đồng Tháp có chƣơng trình hành
động số 126-CTr/TU của Ban thƣờng vụ tỉnh ủy về “thực hiện Chỉ thị số 10
CT/TW của Bộ Chính trị khố XI về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi,
củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cƣờng phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho ngƣời lớn”
Đối với huyện Châu Thành đã có đề án số 112/ĐA-UBND ngày

tháng

năm về việc thực hiện PCGD MN CTENT trên địa bàn huyện Châu Thành giai
đoạn 2011-2015 , nhƣng đến nay vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục MN CTENT trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, dƣới góc độ nghiên cứu, ngoài các báo cáo về triển khai và kết
quả PCGD MN CTENT, chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Trong lĩnh vực khoa học, một số nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức
đã có một vài cơng trình nghiên cứu về PCGD MN CTENT, tiêu biểu nhƣ:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” do TS.
Trần Thị Ngọc Trâm Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và giải pháp PCGD
MN CTENT ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đề xuất lộ trình và
giải pháp thực hiện PCGDMN cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng bằng sơng Cửu
Long.
Các bài nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau có liên quan đến PCGD
đƣợc cơng bố trên các báo, tạp chí khoa học; các luận văn Thạc sĩ nghiên cứu
thực trạng và giải pháp thực hiện PCGD MN CTENT ở địa phƣơng.
Nhìn chung, vấn đề PCGD đã đƣợc nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện,
cả về lý luận lẫn thực tiễn ở nƣớc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề liên
quan đến PCGD, đặc biệt là PCGD MNCTE5T ở từng địa phƣơng vẫn ln có
những đặc điểm riêng biệt. Vì thế, nghiên cứu PCGD MN CTENT gắn liền với

thực tiễn giáo dục của địa phƣơng sẽ mang đến hiệu quả nhất định góp phần
thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục ở địa phƣơng.


10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục và phổ cập giáo dục
1.2.1.1 Giáo dục
Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, giáo
dục là quá trình hình thành cho con ngƣời cơ sở khoa học của thế giới quan, lý
tƣởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, phát triển và nâng cao thể lực
của con ngƣời. Quá trình này đƣợc xem là một bộ phận của quá trình giáo dục
tổng thể, đƣợc thực hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống ở nhà trƣờng, ngoài
xã hội và ở gia đình. Theo nghĩa rộng, “Giáo dục là quá trình đào tạo con ngƣời
một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con ngƣời tham gia đời sống xã hội, tham
gia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội của loài ngƣời” [21; tr 11].
1.2.1.1. Phổ cập và phổ cập giáo dục
Theo Từ điển tiếng Việt, phổ cập là “làm cho trở thành rộng khắp, đến với
quần chúng rộng rãi ” [32; tr. 785].
1.2.1.2. Phổ cập giáo dục
Theo Từ điển Giáo dục học, phổ cập giáo dục là “số năm học bắt buộc về
mặt pháp lý cho công dân ở độ tuổi quy định; số năm học này là toàn bộ thời
gian đối với những ngƣời đƣợc học chính quy ở nhà trƣờng” [ 30; tr. 429].
Luật Giáo dục cũng quy định:
1) Nhà nƣớc quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện
để thực hiện phổ cập trong cả nƣớc.
2) Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ
phổ cập giáo dục.
3) Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình

trong độ tuổi quy định đƣợc học tập để đạt trình độ phổ cập”


11
1.2.2. Quản lý và quản lý công tác phổ cập giáo dục
1.2.2.1. Quản lý:
Theo quan niệm của một số nhà khoa học Việt Nam thì quản lý là quá
trình định hƣớng, q trình tác động có mục tiêu đến hệ thống, những mục tiêu
này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Dƣới đây là một số quan
niệm chủ yếu:
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con ngƣời để tổ chức
và phối hợp hoạt động của họ.
- Đặc trƣng cơ bản của quản lý là: tính lựa chọn, tính tác động có chủ định
và khả năng làm giảm sự bất định, làm tăng tính tổ chức, tính ổn định của hệ
thống.
- Chức năng quản lý: là các dạng hoạt động đƣợc chun mơn hóa, nhờ đó
mà chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng để thực hiện mục tiêu. Các chức năng
quản lý có tính chất độc lập tƣơng đối, nếu tách riêng và sắp xếp theo một trình
tự hợp lý sẽ tạo ra chu trình quản lý “Tổ hợp các chức năng quản lý, sẽ tạo nên
nội dung của quá trình quản lý nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý là
cơ sở cho sự phân công lao động quản lý giữa những ngƣời cán bộ quản lý và là
nền tảng để hình thành và hồn thiện cấu trúc tổ chức sự quản lý.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, quản lý là hệ thống gồm bốn chức
năng:
- Kế hoạch hoá: là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. Nội dung chủ yếu
là xác định và hình thành mục tiêu đối với tổ chức; xác định và đảm bảo chắc
chắn về nguồn lực; lựa chọn phƣơng án và biện pháp tối ƣu để đạt mục tiêu.

- Tổ chức: là chức năng đƣợc tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm
chuyển hóa những ý tƣởng đƣợc đƣa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó
mà quan hệ giữa các bộ phận trong các tổ chức liên kết thành một cấu trúc chặt
chẽ và nhà tổ chức có thể điều phối nguồn lực tốt hơn.


12
- Chỉ đạo: là chức năng đƣợc thể hiện rõ trong nội hàm của khái niệm
quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ
thống là cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết
các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ nỗ lực, phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao để đạt mục tiêu của tổ chức. Nó kết nối, thẩm thấu và đan
xen vào hai chức năng trên.
- Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Theo lý thuyết
thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngƣợc và là khâu không thể thiếu
trong quản lý. Kiểm tra để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Thơng
qua việc kiểm tra chủ thể quản lý đánh giá đƣợc thành tựu hoạt động của tổ
chức, uốn nắn, điều chỉnh hoặc tự uốn nắn, tự điều chỉnh hoạt động cho đúng
hƣớng.
- Trong một chu trình cả bốn chức năng trên đƣợc thực hiện liên tiếp, đan
xen vào nhau, phối hợp bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang
chu trình sau theo hƣớng phát triển. Trong đó, yếu tố thơng tin ln giữ vai trị
xun suốt, khơng thể thiếu trong việc thực hiện chức năng và là cơ sở cho việc
ra quyết định.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lí giáo dục là một bộ phận của quản lí xã hội. Xung quanh khái niệm
này có một số định nghĩa sau đây:
- “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách
thể quản lí nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả
mong muốn một cách hiệu quả nhất” [19, tr. 9]. .

- “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển và quản lí hoạt động
giáo dục của những ngƣời làm công tác giáo dục” [21, tr. 11].
- “Quản lí giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác
giáo dục, bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá
trình giáo dục” [22].
Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận hành


13
của các yếu tố cơ bản sau đây:
- Đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển giáo dục của đất nƣớc.
- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý, bao gồm cán bộ quản lí giáo
dục, giáo viên, học sinh…
- Cơ sở vật chất (đồ dùng, trang thiết bị dạy học trƣờng lớp…
Nội dung quản lí giáo dục là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quá trình
giáo dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phƣơng pháp giáo
dục; tổ chức giáo dục; ngƣời dạy; ngƣời học; trƣờng sở và trang thiết bị; môi
trƣờng giáo dục, các lực lƣợng giáo dục; kết quả giáo dục.
Bản chất của quản lí giáo dục là quản lý quá trình sƣ phạm, quá trình dạy
học diễn ra ở các cấp học, bậc học và ở tất cả các cơ sở giáo dục. Nơi thực hiện
quản lý quá trình sƣ phạm có hiệu quả nhất là nhà trƣờng.
1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm
non
1.2.3.1. Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, “giải pháp là phƣơng pháp giải quyết một vấn đề
cụ thể” [35, tr 387].
Cịn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là tồn bộ những ý nghĩ có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục
một khó khăn” [12, tr 325].

Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một số
khái niệm tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của các
khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công
việc, một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh
đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phƣơng pháp nhấn mạnh đến
trình tự các bƣớc có quan hệ với nhau để tiến hành một cơng việc có mục đích.
Theo Hồng Phê, phƣơng pháp là “ hệ thống các cách sử dụng để tiến hành
một cơng việc nào đó” [24]. Cịn theo Nguyễn Văn Đạm, phƣơng pháp đƣợc
hiểu là trình tự cần theo trong các bƣớc có quan hệ với nhau khi tiến hành một
cơng việc có mục đích nhất định” [12, tr 325].


14
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể” [33, tr 64].
Nhƣ vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm
trên nhƣng nó cũng có điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấn
mạnh đến phƣơng pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất
định. Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp
1.2.3.2. Giải pháp quản lý
Giải pháp quản lý là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động
của một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mục đích và
nhiệm vụ chung.
Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý thực chất là đƣa ra các cách thức tổ
chức, điều khiển có hiệu quả hoạt động của một nhóm (hệ thống, q trình) nào
đó. Tuy nhiên, các cách thức tổ chức, điều khiển này phải dựa trên bản chất,
chức năng, yêu cầu của hoạt động quản lý.
1.3. Một số vấn đề về công tác phổ cập giáo dục mầm cho trẻ em năm tuổi
1.3.1. Vị trí, vai trò của phổ cập non giáo dục mầm cho trẻ em năm tuổi
Trong bài phỏng vấn về việc Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Quyết

định số 239/QĐ-TTg ngày 9-2-2010 phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầm
non (GDMN) cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 Thứ trƣởng Nguyễn Thị
Nghĩa đã nói: “Tơi nghĩ rằng, việc ban hành Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5
tuổi đánh dấu một mốc son mới trong sự phát triển của GDMN, khẳng định vai
trị, vị trí của cấp học đầu tiên trong hệ thống giáọ dục quốc dân. Đó là cấp học
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em
Việt Nam. Trẻ đƣợc tiếp cận với GDMN càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học
tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp
thu đƣợc qua Chƣơng trình chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập sau
này.
Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi thể hiện tính ƣu việt của chế độ ta và
khẳng định thành tựu quốc gia trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là cơ sở để
Nhà nƣớc tăng đầu tƣ có hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng GDMN nói chung


15
và trẻ em năm tuổi nói riêng, chuẩn bị cho trẻ em ở mọi vùng miền, đặc biệt là
trẻ em vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có kỹ năng, thể
chất và trí tuệ sẵn sàng vào lớp 1.
Quyết định 239 sẽ giải quyết hai vấn đề cấp thiết hiện nay đối với GDMN là
việc xây dựng đội ngũ GV, CBQL và cơ sở vật chất trƣờng lớp; sẽ giải quyết
đƣợc những vấn đề mà Quyết định 149/2006/QĐ-TTg chƣa đề cập một cách cụ
thể. Theo QĐ 239, sẽ bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở GDMN (theo định mức
quy định) và có những bƣớc phát triển về chính sách mới cho giáo viên; quy
định xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi; bảo đảm đủ thiết bị
và đồ chơi để thực hiện Chƣơng trình GDMN (nhƣ đã đề cập ở trên); nơi có điều
kiện cịn đƣợc trang cấp các bộ đồ chơi làm quen với tin học, ngoại ngữ.
Quyết định 239 đƣợc ban hành đúng vào dịp xuân về, đây là món quà hết sức có
ý nghĩa, mang đến niềm vui, nguồn cổ vũ động viên vô cùng lớn lao đối với cán
bộ quản lý, giáo viên mầm non; niềm vui, niềm hạnh phúc cho các cháu mầm

non, các bậc cha mẹ và toàn xã hội, đem đến sinh khí mới, khởi đầu cho bƣớc
phát triển mới của cấp học giáo dục mầm non”
Mục tiêu chung của Quyết định 239 có nêu “Bảo đảm hầu hết trẻ em năm
tuổi ở mọi vùng miền đƣợc đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2
buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm,
thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lƣợng để trẻ em
vào lớp 1.” Bởi vì vào lớp 1 là một bƣớc ngoặt rất quan trọng rất quan trọng
trong cuộc đời của trẻ. Ở lớp 1 nhiều yêu cầu mới đặt ra cho trẻ, phạm vi giao
tiếp của trẻ đƣợc mở rộng hơn, trẻ có những quyền hạn và nhiệm vụ mới. chính
vì điều đó mà trẻ cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhằm thích nghi với mơi
trƣờng mới, một mơi trƣờng mà hoạt động học tập xem là chủ đạo. Nếu nói rằng
giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và
tâm lý thì giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến
thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Vì thế, khi trẻ đƣợc
5 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lƣợng kiến thức khơng nhỏ. Theo A.X
Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “ Nền tảng của giáo dục


16
chủ yếu đƣợc xây dựng từ khi trƣớc 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lƣợng của cả
q trình giáo dục”.
Trong cuộc trao đổi giữa phóng viên Thơng tấn xã Việt Nam và Thứ
trƣởng Đặng Huỳnh Mai về chủ đề phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn
mới Bà đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với
việc phát triển thể lực, nhân cách, trí tuệ của trẻ em ,vị trí của bậc học này trong
hệ thống giáo dục quốc gia:“Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong
suốt q trình phát triển cuộc đời của mỗi con ngƣời. Nhiều công trình nghiên
cứu khoa học dƣới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội... đã khẳng định
sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo
nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tƣơng lai. Những kết quả

nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của
cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hƣởng và ích lợi của các dịch vụ GDMN có
chất lƣợng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển GDMN.”
Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác
định nhiệm vụ GDMN là thực hiện việc ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ
ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào học lớp một. Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015'' đã thể
hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển giáo dục mầm non thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp thu các lý luận và kinh nghiệm của các
nƣớc tiên tiến trên thế giới. Đề án cũng đã tổng kết, phân tích và đánh giá thực
trạng giáo dục mầm non cả nƣớc và mỗi vùng miền trong hơn 10 năm qua; trên
cơ sở đó, đặt yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinh
tế-xã hội chung của đất nƣớc.”
Tất cả những điếu đó cho ta thấy vị trí quan trọng và vai trị khơng hề nhỏ
của PCGD MN CTENT trong thời kì CNH-HĐH đất nƣớc.


17
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi
1.3.2.1 Mục tiêu chung
Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền đƣợc đến lớp để thực
hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể
chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm
chất lƣợng để trẻ em vào lớp 1.
1.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, mở rộng mạng lƣới trƣờng, lớp bảo đảm đến năm 2015, có

95% số trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đƣợc học 2 buổi/ngày;
- Nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm
tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ em tại
các cơ sở giáo dục mầm non đƣợc học Chƣơng trình giáo dục mầm non mới,
chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1;
- Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên mầm non,
đảm bảo 100% giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo vào
năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sƣ
phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá;
- Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
cho các lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng trƣờng
mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo làm mơ hình mẫu và là nơi tập
huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non;
- Đƣa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ
55% năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015.
1.3.2.3 Điều kiện phổ cập MN CTENT
- Có đủ phòng học theo hƣớng kiên cố, đạt chuẩn;


18
- Trƣờng, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chƣơng trình
giáo dục mầm non mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phầm mềm trị
chơi ứng dụng cơng nghệ thơng tin, làm quen với vi tính để học tập;
- Có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viên
đƣợc hƣởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lƣơng giáo viên mầm
non;
- Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non đƣợc hƣởng các chế độ, chính
sách theo quy định hiện hành, đƣợc chăm sóc giáo dục theo Chƣơng trình giáo
dục mầm non mới, trẻ em dân tộc thiểu số đƣợc chuẩn bị tiếng Việt trƣớc khi
vào lớp 1.

1.3.2.4 Tiêu chuẩn phổ cập MN CTENT
- Đối với xã, phƣờng, thị trấn
Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ
chơi trong các trƣờng, lớp mầm non năm tuổi;
+ Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất
85% số trẻ em trong độ tuổi đƣợc học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng)
theo Chƣơng trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em đƣợc chuẩn bị tiếng
Việt để vào học lớp 1;
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt từ 90% trở lên;
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng dƣới 10%.
- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Bảo đảm 90% số xã, phƣờng, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi.
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
Bảo đảm 100% số huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.


×