Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KIEM TRA DAO DONG CO SONG CO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA SÓNG CƠ, GIAO THOA SÓNG Họ và tên:............................................................Lớp............................................................ Câu 1. Chọn câu trả lời đúng. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi: A. Tốc độ truyền sóng. B. Tần số sóng. C. Bước sóng. D. Năng lượng. Câu 2. Chọn câu trả lời đúng. Hai sóng nào sau đây không giao thoa được với nhau A. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ. B. Hai sóng có cùng tần số và cùng pha. C. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian. D. Hai sóng có cùng tần số, cùng năng lượng và hiệu pha không đổi theo thời gian. Câu 3. Giả sử phương trình sóng tại hai nguồn kết hợp A, B là: u A =uB = A cos ωt . Xét một điểm M trên mặt chất lỏng cách A, B lần lượt là d 1, d2. Coi biên độ sóng không thay đổi khi truyền đi. Biên độ sóng tổng hợp tại M là: d −d d +d A. A M =2 A cos π 2 1 . B. A M =2 A cos π 2 1 . λ λ d −d d −d C. A M =2 A cos π 2 1 . D. A M = A cos π 2 1 . v λ Câu 4. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa một điểm dao động với biên độ cực đai với một điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên đoạn thẳng AB là A. 9 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 3 cm. Câu 5: Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B. Phương trình dao động tại A, B là u A = cos ω t(cm); uB = cos( ω t + π )(cm). Tại O là trung điểm của AB sóng có biên độ A. 0cm. B. 2cm. C. 1cm. D. √ 2 cm. Câu 6. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36s và đo được khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng lân cận là 40m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là A. 2,5m/s. B. 2,8m/s. C. 40m/s. D. 36m/s. Câu 7. Một sóng âm có tần số 660Hz la truyền trong không khí với tốc độ 330m/s, độ lệch pha của sóng tại hai điểm có hiệu đường đi từ nguồn tới bằng 20cm là: 3π 2π 4π 5π rad . rad . rad . rad . A. B. C. D. 2 3 5 4 Câu 8. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất tại một điểm cách nguồn x(m) có phương π 2π trình sóng u = 4cos( tx)(cm). Tốc trong môi trường đó có giá trị 3 3 A. 0,5m/s. B. 1m/s. C. 1,5m/s. D. 2m/s. Câu 9. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động là u A = uB = 2cos10 π t(cm).Tốc độ truyền sóng là 3m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d 1 = 15cm; d2 = 20cm là π 7π π 7π A. u = 2cos .sin(10 π t )(cm). B. u = 4cos .cos(10 π t )(cm). 12 12 12 12 π 7π π 7π C. u = 4cos .cos(10 π t + )(cm). D. u = 2 √ 3 cos .sin(10 π t )(cm). 12 6 12 6 Câu 10. Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 10cm trên mặt nước dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là A. 10 điểm. B. 9 điểm. C. 11 điểm. D. 12 điểm.. | |. | |. |. |. | |.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11. Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là A. 64Hz. B. 48Hz. C. 60Hz. D. 56Hz. Câu 12. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số 50Hz, cùng biên độ dao động, cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d1 = 42cm, d2 = 50cm, sóng tại đó có biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s. Số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng giữa M và đường trung trực của hai nguồn là A. 2 đường. B. 3 đường. C. 4 đường. D. 5 đường. Câu 13. Một nguồn O dao động với tần số f = 50Hz tạo ra sóng trên mặt nước có biên độ 3cm(coi như không đổi khi sóng truyền đi). Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 9cm. Điểm M nằm trên mặt nước cách nguồn O đoạn bằng 5cm. Chọn t = 0 là lúc phần tử nước tại O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t1 li độ dao động tại M bằng 2cm. Li độ dao động tại M vào thời điểm t2 = (t1 + 2,01)s bằng bao nhiêu ? A. 2cm. B. -2cm. C. 0cm. D. -1,5cm. Câu 14. Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà cùng phương thẳng đứng với tần số 50Hz. Khi đó trên mặt nước hình thành hai sóng tròn đồng tâo S. Tại hai điểm M, N cách nhau 9cm trên đường thẳng đứng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70cm/s đến 80cm/s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 75cm/s. B. 80cm/s. C. 70cm/s. D. 72cm/s. Câu 15. Một nguồn sóng cơ dao động điều hoà theo phương trình: u = Acos(5 π t + π /2)(cm). Trong đó t đo bằng giây. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà pha dao động lệch nhau 3 π /2 là 0,75m. Bước sóng và tốc độ truyền sóng lần lượt là: A. 1,0m; 2,5m/s. B. 1,5m; 5,0m/s. C. 2,5m; 1,0m/s. D. 0,75m; 1,5m/s. Câu 16. Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng S1, S2 giống hệt nhau và đặt cách nhau 1 đoạn 13cm, bước sóng do 2 nguồn gây ra trên mặt chất lỏng là  = 4cm. Gọi O là trung điểm của S 1S2. Trên mặt chất lỏng xét đường tròn tâm O bán kính R = 4cm có bao nhiêu điểm cực đại giao thoa nằm trên đường tròn? A. 8 B. 6 C. 10 D. 12. Câu 17. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 22cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40t và uB = 2cos(40t + ) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với cực đại trên BM là: A. 19. B. 18. C. 20. D. 21. Câu 18. Tại hai điểm A, B trên mặt nước cách nhau 21cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương vuông góc với mặt nước, phương trình dao động lần lượt là u 1 = 2cos(40πt + π) cm và u 2 = 4cos(40πt + π/2) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s. Gọi M, N là 2 điểm trên đoạn AB sao cho AM = MN = NB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là: A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 19. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp O1 và O2 dao động đồng pha, cách nhau một khoảng O1O2 = 40cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10Hz, vận tốc truyền sóng v = 2m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với O 1O2 tại O1. Đoạn O1M có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại? A. 50cm B. 30cm C. 40cm D. 20cm Câu 20. Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S 1 và S2 cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S 1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng: A. 85 mm. B. 15 mm. C. 10 mm. D. 89 mm. --------------------Hết----------------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 12 Họ và tên:…………………………………………………………….Thời gian làm bài: 30 phút Câu 1. Hai con lắc có cùng khối lượng của vật nặng, tại một địa điểm trên mặt đất dao động với cùng năng lượng. Biên độ góc của chúng lần lượt là α 1 = 50 và α2 = 80. Tỉ số chiều dài của hai con lắc là A. 1,26. B. 1,6. C. 0,6. D. 2,56. Câu 2. Hai lò xo có chiều dài bằng nhau độ cứng tượng ứng là k 1, k2. Khi mắc vật m vào một lò xo k1, thì vật m dao động với chu kì T 1 = 0,6 (s). Khi mắc vật m vào lò xo k 2, thì vật m dao động với chu kì T2 = 0,8 (s). Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k 1 sóng sóng với k2 thì chu kì dao động của m là A. 0,48 (s). B. 0,7 (s). C. 1,00 (s). D. 1,4 (s). Câu 3. Vật nhỏ của con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi gia tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn gia tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là A. 1/2. B. 3. C. 2. D. 1/3. Câu 4. Một con lắc đơn dao động điều hoà Trong không khí một ở nơi xác định, có biên độ dao động dài A không đổi. Nếu tăng chiều dài của con lắc đơn đó lên 2 lần, nhưng giữ nguyên biên độ thì năng lượng dao động của con lắc A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần. 2 Câu 5. Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s , một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là A. 0,125 kg. B. 0,75 kg. C. 0,5 kg. D. 0,25 kg. Câu 6. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 6cos(πt - π/2) cm. Thời gian vật đi từ VTCB đến lúc qua điểm có x = 3 cm lần thứ 5 là A. 61/6 (s). B. 9/5 (s). C. 25/6 (s). D. 37/6 (s). Câu 7. Một vật dao động điều hoà với biên độ 4 cm, cứ sau một khoảng thời gian 1/4 (s) thì động năng lại bằng thế năng. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được Trong khoảng thời gian 1/6 (s) là A. 8 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 4 cm. Câu 8. Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B. Phương trình dao động tại A, B là uA = cos ω t(cm); uB = cos( ω t + π )(cm). Tại O là trung điểm của AB sóng có biên độ A. 0cm. B. 2cm. C. 1cm. D. √ 2 cm. Câu 9. Một vật dao động điều hoà, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5 s; quãng đường vật đi được Trong 2 s là 32 cm. Tại thời điểm t = 1,5 s vật qua li độ x = 2 cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là A. x = 8cos(πt - π/3) cm. B. x = 4cos(2πt + 5π/6) cm. C. x = 8cos(πt + π/6) cm. D. x = 4cos(2πt - π/6) cm. Câu 10. Khi gắn vật có khối lượng m1 = 0,4 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động với chu k ì T1 = 0,1 (s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m 2 vào lò xo trên nó dao động với khu kì T2 = 0,5 (s). Khối lượng m2 bằng bao nhiêu? A. 0,5 kg. B. 2 kg. C. 10 kg. D. 3 kg. Câu 11. Một vật dao động đều hòa dọc theo trục Ox. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm độ lớn vận tốc của vật bằng 50% vận tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và cơ năng của vật là A. 3/4. B. 1/4. C. 4/3. D. 1/2. Câu 12. Một vật dao động điều hòa x = 4cos(2πt - π/4) cm. Lúc t = 0,25 (s) vật có li độ và vận.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tốc là A. x = -2 cm, v = 8πcm/s. B. x = 2cm, v = 4πcm/s. C. x = 2cm, v = -4πcm/s. D. x = -2cm, v = -8πcm/s. Câu 13. Một con lắc thẳng đứng khi cân bằng lò xo dãn 3 cm. Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo nén Trong một chu kì là T/4, với T là chu kì dao động của vật. Biên độ dao động của vật bằng A. 3 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 4 cm. Câu 14. Một con lắc lò xo có khối lượng m = 1 kg, dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ - π/2) và cơ năng E = 0,125 J. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v = 0,25 m/s và gia tốc a = 6,25 m/s2. Biên độ tần số góc và pha ban đầu có giá trị nào sau: A. A = 2 cm; φ = - π/3 rad; ω = 25 rad/s. B. A = 2 cm; φ = 2π/3 rad; ω = 25 rad/s. C. A = 2 cm; φ = π/3 rad; ω = 25 rad/s. D. A = 6,7 cm; φ = - π/6 rad; ω = 75 rad/s. Câu 15. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo treo thẳng đứng có biên độ dao động A < Δℓo (với Δℓo là độ giãn của lò xo tại vị trí cân bằng). Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi qua VTCB lực đàn hồi và hợp lực luôn cùng chiều. B. Khi qua VTCB lực đàn hồi đổi chiều và hợp lực bằng không. C. Khi qua VTCB lực đàn hồi và hợp lực ngược chiều nhau. D. Khi qua VTCB hợp lực đổi chiều, lực đàn hồi không đổi chiều Trong quá trình dao động của vật. Câu 16. Một đĩa khối lượng 100 g treo dưới một lò xo có hệ số đàn hồi là 10 N/m. Sau khi có một chiếc vòng có khối lượng 100 g rơi từ độ cao 80 cm xuống đĩa, đĩa và vòng bắt đầu dao động điều hòa. Coi và chạm của vòng và đĩa là hoàn toàn mềm, lấy g = 10 m/s 2. Biên độ dao động của hệ là A. 15 cm B. 30 cm C. 3 cm D. 1,5 cm Câu 17. Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B dao động cùng pha, cách nhau một khoảng AB = 12 cm. C là một điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 8 cm. Biết bước sóng λ = 1,6 cm. Số điểm dao động ngược pha với nguồn có trên đoạn CO là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 18. Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11 cm đều dao động theo phương trình u = acos(20πt) mm trên mặt nước. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu? A. 32 cm. B. 18 cm. C. 24 cm. D. 6 cm. Câu 19. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm có phương trình dao động là u A = uB = 5cos20 π t(cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước là trung điểm của AB là A. uM = 10cos(20 π t) (cm). B. uM = 5cos(20 π t - π )(cm). C. uM = 10cos(20 π t- π )(cm). D. uM = 5cos(20 π t + π )(cm). Câu 20. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số, cùng biên độ dao động, cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d 1 = 41cm, d2 = 52cm, sóng tại đó có biên độ triệt tiêu. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng giữa M và đường trung trực của hai nguồn là 5 đường. Tần số dao động của hai nguồn bằng A. 100Hz. B. 20Hz. C. 40Hz. D. 50Hz.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×