Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thiết kế tài liệu học tập môn biên phiên dịch 2 cho sinh viên khoa ngoại ngữ trường đại học ntt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.52 KB, 48 trang )

NTTU-NCKH-04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2019

Tên đề tài: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN BIÊN PHIÊN DỊCH 2 CHO
SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐH NTT
Số hợp đồng:

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thanh Trang
Đơn vị công tác: Khoa Ngoại Ngữ
Thời gian thực hiện: 1/2018-10/2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 08 năm 2019

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2019
Tên đề tài: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN BIÊN PHIÊN DỊCH 2 CHO
SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐH NTT
Số hợp đồng:

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thanh Trang
Đơn vị công tác: Khoa Ngoại Ngữ
Thời gian thực hiện: 1/2018-10/2019

STT

Họ và tên

Các thành viên phối hợp và cộng tác:
Chuyên ngành

Cơ quan công tác

2

Ký tên


MỤC LỤC
Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:


Tổng quan tài liệu
Dẫn Nhập
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu của đề tài & câu hỏi nghiên cứu
1.3. Nội dung nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.6. Ý nghĩa đề tài
1.7. Bố cục của báo cáo
Tổng quan vấn đề và phương pháp thiết kế
Phần 1: Tổng quan vấn đề
2.1. Đào tạo biên phiên dịch trên thế giới
2.2. Đào tạo biên phiên dịch ở Việt Nam
2.3. Các khuynh hướng đào tạo biên phiên dịch
2.4. Đối sánh các giáo trình biên phiên dịch
Phần 2: Phương pháp thiết kế
2.5. Phương pháp 9 bước của Gagne (1992)
2.6. Thiết kế cấu trúc tài liệu học tập theo Schneider (2008)
2.7. Ngữ liệu thiết kế tài liệu học tập
2.8. Đánh giá tài liệu học tập
Kết quả và thảo luận
3.1. Kết luận
3.2. Thảo luận
3.3. Kiến nghị
3.4. Nghiên cứu sắp tới của đề tài

Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


3

Tr.7
7
7
12
13
15
15
15
15
17
17
17
20
23
31
33
33
35
38
42
45
45
45
46
46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AUN-QA: ASEAN University Network - Quality Assurance: Hệ thống kiểm định chất
lượng của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á
A-V: Anh- Việt
BPD2: Biên phiên dịch 2
CIUTI: Conference Internationale D'Instituts Universitaires de Traducteurs et
Interpretes
SL: Source language: ngôn ngữ nguồn
TBLT: Task-based language teaching: dạy ngôn ngữ dựa trên nhiệm vụ
TL: Target language: ngơn ngữ đích
V-A: Việt-Anh

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BẢNG
Bảng 2.1.
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.3.

Bảng đối sánh các giáo trình biên phiên dịch hiện có
Cấu trúc theo hình thức Chapter của Schneider (2008)
Cấu trúc theo hình thức kết hợp Chapter-Section
Cấu trúc theo hình thức “xương cá”

5

Tr.32
35
36

37


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
STT

Cơng việc thực hiện

Kết q đạt được

- Họp lên kế hoạch thực hiện

-

Đã thực hiện

- Tìm hiểu nguyện vọng sinh viên

-

Đã thực hiện

- Tìm hiểu nhu cầu thị trường

-

Đã thực hiện

- Tìm tài liệu phù hợp nhu cầu


-

Đã thực hiện

- Sắp xếp theo logic chương trình
mơn học
- Triển khai thực hiện

-

Đã thực hiện

-

Hồn thành

- Thiết kế bài tập phù hợp

-

Hoàn thành

STT

Sản phẩm đăng ký

Sản phẩm đã

Thiết kế tài liệu học tập môn


đạt được

Tài liệu học tập BPD2 (đính kèm)

Biên Phiên Dịch 2 cho sinh viên
Khoa Ngoại ngữ trường
ĐHNTT

Thời gian đăng ký: từ ngày 10/2018
Thời gian nộp báo cáo lần 1: ngày

đến ngày 10/2019
15/10/2019

Thời gian nộp báo cáo chỉnh sửa chương trình giảng dạy chuyên ngành Biên Phiên Dịch theo hội đồng
khoa học KNN:

21/08/2020

6


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
DẪN NHẬP
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề án Ngoại ngữ 2020 (gọi tắt là đề án 2020) được Thủ tướng chính phủ thơng qua
năm 2008, và được gia hạn đến năm 2025, đề ra các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục cả nước giai đoạn 2017-2025 đã
và đang tạo bước phát triển trong việc cải tiến, và đổi mới chương trình giảng dạy ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục. Nằm trong lộ trình chung của đề án 2020, Khoa Ngoại ngữ

của Đại học Nguyễn Tất Thành thực hiện các bước cải tiến và đổi mới chương trình
khung, chương trình giảng dạy, trong đó biên soạn giáo trình là một bước quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học ngoại ngữ.

Ngành ngôn ngữ Anh của Khoa Ngoại ngữ với ba chuyên ngành: Biên phiên dịch,
tiếng Anh thương mại và phương pháp giảng dạy được kiểm định chất lượng theo hệ
thống của các trường Đại học khu vực Đông Nam Á (AUN - QA) năm 2019 đòi hỏi cải
tiến chất lượng giáo dục thông qua việc biên soạn và cập nhật kiến thức trong các giáo
trình.

Các tài liệu học tập đang sử dụng cho ngành biên phiên dịch hiện cần được biên soạn
theo hướng giảng dạy theo nhiệm vụ (Task-based language teaching - TBLT), cập nhật
lý thuyết biên phiên dịch và các hệ thống bài tập tương ứng. Việc biên soạn đáp ứng
7


khâu rà sốt và đổi mới chương trình giảng dạy hàng năm của trường Đại học Nguyễn
Tất Thành (ĐHNTT) nói chung và Khoa Ngoại ngữ (KNN) nói riêng.

Chương trình học môn chuyên ngành Biên Phiên dịch như sau: Lý thuyết dịch
(Theory of translation), Biên Phiên dịch căn bản (Translation Interpretation-Basic level),
Biên Phiên dịch 1 (Translation interpretation: Elementary), Biên Phiên dịch 2
(Translation interpretation Pre-intermediate), Biên Phiên dịch 3 (Translation
interpretation

Intermediate),

Biên

Phiên


dịch

4

(Translation

interpretation

Upper-intermediate), Biên dịch nâng cao (Advanced translation), Phiên dịch nâng cao
(Advanced interpretation).

Hầu hết các nhà lý thuyết đồng ý rằng các chiến dịch được dịch giả sử dụng khi họ
gặp vấn đề mà bản dịch nghĩa đen khơng thể giải quyết. Do đó, các nhà nghiên cứu khác
nhau đã xem xét và mô tả các chiến lược dịch khác nhau từ những quan điểm riêng của
họ. Nhiều nghiên cứu sâu rộng về các chiến lược dịch thuật đã được thực hiện. Tuy
nhiên, định nghĩa mà mỗi tác giả nghiên cứu hay nhà lý thuyết đưa ra đều thể hiện quan
điểm riêng của từng người và khác biệt với nhau.

Mục đích của nghiên cứu này là nêu ra các lý thuyết khác nhau về chiến lược dịch
thuật và cung cấp một cái nhìn nghiên cứu tổng quát để tạo thuận lợi cho việc nghiên
cứu các chiến lược dịch thuật trong các nghiên cứu sau này. .
8


Khái niệm cổ điển của Vinay và Darbelnet (1958/2000) và của Newmark (1988) đã
sử dụng các thuật ngữ “phương pháp dịch” và “thủ tục dịch” điều đó có thể được coi là
chiến lược “toàn cầu” và “địa phương”. Vinay và Darbelnet chỉ đề cập đến hai phương
pháp dịch: trực tiếp, hoặc dịch theo nghĩa đen hoặc nghĩa xiên. Trong khuôn khổ dịch
trực tiếp, họ liệt kê ba thủ tục: mượn, calque và dịch theo nghĩa đen.


Theo Newmark, “trong khi các phương pháp dịch liên quan đến toàn bộ văn bản, các
thủ tục dịch được sử dụng cho các câu và các đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn (Newmark, 1998,
trang 81). Phân loại của Newmark về các phương pháp dịch và các thủ tục trùng lặp một
phần với Vinay và Darbelnet (1958/2000) nhưng nhiều chi tiết hơn. Nó cũng dựa trên sự
đối lập giữa dịch nghĩa đen và dịch tự do.

Chúng ta ở đây chỉ giải thích một số khái niệm chính cịn những khái niệm cịn lại
bỏ qua. Biên dịch trung thực là phương pháp biên dịch trung thành với văn bản gốc về
cả ý nghĩa hình thái, tức là chuyển đổi y nguyên ý đồ của tác giả, thể văn và cấu trúc
ngơn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích. Hay chính là phương pháp dịch chuyển y nguyên
những từ vựng có liên quan mật thiết với văn hóa đúng như phát âm của nó, đồng thời
nó dịch chuyển y nguyên cả những biểu hiện không đúng với ngữ pháp, từ vựng trong
ngơn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích. Biên dịch đặt trọng tâm vào ý nghĩa là phương
pháp biên dịch chuyển đổi một cách thích hợp bằng phương pháp “tương đương về mặt
ý nghĩa” trong trường hợp khó tái hiện những cấu trúc từ ngữ, vần điệu, thể văn, từ
9


tượng thanh trong văn bản nguồn sang văn bản đích. Trái với biên dịch trung thực là tái
hiện y nguyên tất cả những yếu tố của văn bản nguồn thì biên dịch đặt trọng tâm vào ý
nghĩa linh động hơn và chấp nhận tính sáng tạo của người biên dịch. Thông thường biên
dịch đặt trọng tâm vào ý nghĩa được tạo nên từ cấp độ ngôn ngữ mà tác giả văn bản
nguồn sử dụng và nó được sử dụng trong những văn bản biểu cảm.
Biên dịch trọng tâm vào giao tiếp là phương pháp biên dịch giúp người đọc văn bản
đích dễ dàng hiểu được những nội dung mang tính ngơn ngữ hay mang tính văn hóa của
văn bản nguồn. Sau đây là một ví dụ giải thích phần nào nhận định trên. Trong phần
trích dẫn ví dụ giải thích của Newmark, ông cho rằng, khi chuyển đổi thông điệp bằng
tiếng Pháp:” Bissiger Hund and chien mechant” sang tiếng Anh người ta không dịch về
mặt ý nghĩa là “dog that bites” (con chó cắn)hay “ bad dog”(con chó hư) mà phải dịch

theo cách giao tiếp là “beware the dog” (cẩn thận với con chó) . Ơng cũng giải thích
rằng, về mặt văn hóa các yếu tố ngoại lai có thể chuyển đổi thành yếu tố văn hóa của
ngơn ngữ đích, và có thể được sử dụng trong văn bản mang tính phi văn học và văn bản
mang tính kĩ thuật thơng tin hay quảng cáo. Dưới đây là phần trích dẫn câu nói của
Newmark: “Biên dịch mang tính giao tiếp là phương pháp cố gắng làm cho hiệu quả mà
độc giả của ngôn ngữ nguồn và độc giả của ngôn ngữ đích nhận được đồng nhất với
nhau. Biên dịch theo ý nghĩa luận là phương pháp khiến những cấu trúc mang tính cú
pháp học hay ý nghĩa học của ngơn ngữ thứ hai gần nhất với ý nghĩa trên mạch văn
chính xác của văn bản nguồn”. Newmark chủ trương cho rằng mục đích chính của biên
dịch trong 8 phương pháp biên dịch là phải có tính chính xác và tính kinh tế, đồng thời
10


ông cũng chọn cách biên dịch đặt trọng tâm vào ý nghĩa và biên dịch đặt trọng tâm vào
giao tiếp là phương pháp phù hợp nhất cho hai mục đích trên, và cũng đề cao giá trị
trung thực trong biên dịch. Ngồi ra ơng cũng chủ trương cho rằng phải lựa chọn
phương pháp biên dịch tùy theo đối tượng độc giả, mục đích biên dịch và mục đích của
thể loại văn bản.
Chesterman (1997) đã trình bày chiến lược cú pháp đầu tiên của mình là bản dịch
nghĩa đen. Theo các nhà lý thuyết dịch thuật, ông tin rằng đây là một chiến lược “mặc
định”. Theo Chesterman (1997 như được trích dẫn ở Bergen n. d.), rõ ràng tất cả các
chiến lược có thể chỉ ra những trường hợp “thay đổi một điều gì đó”, mà Chesterman
(1997) tin là chiến lược dịch thuật cơ bản.
Như Venuti (2001) khẳng định, từ quan điểm của Vinay và Darbelnet (1958), dịch
giả có thể chọn hai phương pháp dịch thuật chính là:dịch trực tiếp / dịch nghĩa đen và
dịch xiên. Theo lý thuyết này khi dịch nghĩa đen là bất khả vì những khác biệt từ vựng
và cú pháp giữa hai ngôn ngữ, dịch xiên được sử dụng.
Các chiến lược đã nêu phù hợp với các phân loại của Vinay và Darbelnet (1958),
trong đó cho thấy một số điểm tương đồng với phân loại của Chesterman (1997). Tuy
nhiên, như chúng ta thấy ở trên, phân loại của Chesterman rõ ràng là chi tiết hơn. Tất cả

các chiến lược nêu trên là các lý thuyết được đặt tên khác nhau bởi các nhà lý thuyết
khác nhau. Tuy vậy; nếu ai muốn xem xét khả năng áp dụng các chiến lược này, sẽ

11


khơng có ranh giới rõ ràng giữa chúng. Hơn nữa, đây chỉ là một số chiến lược có thể
được dịch giả sử dụng, và dường như có những lựa chọn khác nhau mà dịch giả có thể
có khi thực hiện bản dịch. Tuy nhiên, khơng có sự phân thứ bậc chiến lược nào hay được
sử dụng hay ít được sử dụng hơn. Baker (1992) đưa ra nguyên tắc phân loại rõ ràng nhất
gồm tám chiến lược dịch thuật, được các dịch giả chuyên nghiệp sử dụng khi họ gặp vấn
đề dịch thuật trong q trình làm việc
Và ở đây tơi chỉ đề cập đến môn Biên Phiên dịch 2 làm đề tài cấp trường “Thiết kế
tài liệu học tập môn Biên Phiên Dịch 2 (BPD2) để giảng dạy học kỳ 2 năm 2 cho sinh
viên Khoa Ngoại ngữ trường ĐHNTT ” với mục tiêu thiết kế tài liệu học tập biên phiên
dịch tiền trung cấp (BPD2) dựa trên đề cương chi tiết và ngữ liệu nhằm cung cấp cho
sinh viên những kiến thức liên quan đến biên phiên dịch gồm các chiến lược dịch phù
hợp với mục tiêu môn học, các chuẩn đầu ra được thiết kế theo chuẩn kiểm định
AUN-QA.

1.2. Mục tiêu đề tài & câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Thiết kế biên soạn tài liệu học tập Biên phiên dịch tiền trung cấp dựa trên lý
thuyết biên soạn giáo trình 9 bước của Gagne (1992) và cấu trúc giáo trình của
Schneider (2008).

12


- Nội dung tài liệu học tập phù hợp với lý thuyết giảng dạy theo nhiệm vụ (TBLT),

với mục tiêu phù hợp với chương trình khung, đề cương chi tiết của môn học.

Từ mục tiêu nghiên cứu, hai câu hỏi nghiên cứu được đề xuất như sau:
1. Việc thiết kế tài liệu học tập biên phiên dịch tiền trung cấp (BPD2) dựa trên lý
thuyết khung và cấu trúc nào?
2. Nội dung tài liệu học tập BPD2 có phù hợp với chương trình khung và đề cương
chi tiết mơn học hay khơng?
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện nay, có nhiều lý thuyết về biên soạn tài liệu học tập, nhưng các nhà nghiên
cứu thường đề cập nhiều như: Gagne (1992), Schneider (2008). Lý thuyết biên soạn tài
liệu học tập của Gagne (1992) với 9 bước thực hiện được các nhà nghiên cứu đánh cao
và áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Tài liệu học tập mơn học địi hỏi phải có 2 phần song hành là Biên dịch (translation)
và Phiên dịch (interpretation). Mỗi loại dịch đều có chiến lược và tiêu chí riêng đối với
người dịch như dịch viết địi hỏi người biên dịch có khả năng sử dụng chiến lược nào để
có thể khai thác tư liệu một cách phong phú và đa dạng thì dịch nói cũng đòi hỏi người
phiên dịch phải sử dụng chiến lược nào để có hiệu quả tốt nhất. Với phiên dịch việc có
trí nhớ tốt (good memory), đặt biệt là trí nhớ tạm thời (short term memory) rất cần thiết.

13


Tài liệu học tập yêu cầu phải được ứng dụng phù hợp, bổ khuyết và nâng cao với
chuyên ngành người học chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn ( source language- SL) sang
ngơn ngữ đích (target language- TL):


Chiến lược Biên Dịch được thiết kế theo Baker (2018) có tám chiến lược chủ yếu




Chiến lược Phiên dịch được thiết kế theo Xiangdong (2015) có bốn chiến lược

chủ yếu


Từ góc độ chương trình đào tạo: Sau khi học xong, sinh viên nắm vững lý thuyết,

thể loại, phương pháp và kỹ thuật cơ bản của biên phiên dịch. Thực hiện phiên dịch và
biên dịch trong các giao dịch dân sự, thương mại thông qua việc sử dụng tiếng Anh tại
các công ty mô phỏng tại trường. Sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp có thể
làm việc hiệu quả trong lĩnh vực biên – phiên dịch, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.



Từ góc độ người học: Sinh viên có đủ kiến thức và khả năng tự phân tích và hiệu

đính một văn bản đã được dịch. Sinh viên có khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi
trường chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế, có khả năng thích ứng với sự thay đổi trong
môi trường làm việc, xác định và đưa ra hướng giải quyết vấn đề của tổ chức hoặc cộng
đồng., có tinh thần hợp tác và phối hợp cơng việc với các thành viên trong nhóm và tổ
chức. Luôn luôn học hỏi, tự nghiên cứu, đánh giá và cập nhật thông tin phục vụ nhu
cầu học tập và làm việc. Tơn trọng sự khác biệt, tính đa dạng của các nền văn hóa.

14


1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Để thiết kế tài liệu học tập biên phiên dịch tiền trung cấp, các phương pháp sau đây
được sử dụng:
+ Phương pháp 9 bước của Gagne (1992)
+ Thiết kế cấu trúc giáo trình của Schneider (2008)

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thực hiện trong ngành biên phiên dịch của Khoa Ngoại ngữ, Đại
học Nguyễn Tất Thành.
1.6. Ý nghĩa đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi tập trung nghiên cứu các
chiến lược trong biên dịch và phiên dịch, các thuận lợi và bất lợi trong việc sử dụng các
chiến lược này. Tài liệu học tập BPD2 giúp giải quyết vấn đề lý thuyết và thực hành của
ngành Biên Phiên Dịch chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh dựa trên các chiến lược của biên
phiên dịch.

1.7. Bố cục của báo cáo
Báo cáo có 4 chương
Chương 1: Dẫn nhập
Chương 2: Tổng quan vấn đề và Phương pháp thiết kế
Chương 3: Kết quả và thảo luận
15


Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

16


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đào tạo biên phiên dịch trên thế giới
Tuy biên phiên dịch là một trong những nghề cổ xưa nhất của loài người (bằng
chứng khảo cổ học ghi nhận biên phiên dịch xuất hiện từ 6-10 ngàn năm trước giữa các
bộ lạc ở Trung Đông), việc đào tạo nghề biên phiên dịch một cách chính qui chỉ thực sự
bắt đầu được một vài thập kỷ gần đây. Theo Pym (2009), từ Chiến tranh thế giới thứ hai,
đào tạo nghề biên phiên dịch chính thống ở trường lớp với chương trình bài bản được
thay cho đào tạo theo kiểu truyền nghề manh mún hoặc tự đào tạo trước đó. Đầu tiên là
các trường đào tạo biên phiên dịch ở các nước nói tiếng Đức (Heidelberg năm 1930,
Geneva năm 1941 và Vienna năm 1943) phát triển nhanh chóng để phục vụ nhu cầu
chiến tranh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu tìm hiểu kỹ thuật chế tạo bom
và vũ khí của Đức của các nước thắng trận cùng với nhu cầu biên phiên dịch cấp bách
của Tịa án quốc tế Nuremberg, nhiều chương trình và trường đào tạo biên phiên dịch ra
đời ở châu Âu và Mỹ. Châu Âu có Graz và Innsbruck năm 1946, Germersheim năm
1947 và Saarbrücken năm 1948, Mỹ có Georgetown University năm 1949. Sự phát triển
nhanh và mạnh mẽ phải kể đến là các chương trình và trường đào tạo biên phiên dịch
của Pháp ra đời năm 1957 trước đòi hỏi của quá trình hợp nhất châu Âu đang bước đầu
hình thành. Khác với trào lưu đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường ở Tây Âu, đào tạo
biên phiên dịch ở các nước Đông Âu bắt đầu sớm hơn và được gắn liền với các chương
17


trình đào tạo ngoại ngữ như chương trình đào tạo biên phiên dịch ở Đại học tổng hợp
ngôn ngữ Matxcơva (Liên Xơ) bắt đầu từ thập niên1930. Mơ hình đào tạo gắn với dạy
ngoại ngữ này sau đó lan rộng và hiện cịn duy trì ở nhiều nước Đơng Âu. Các nước
phương Tây có xu hướng thành lập các trường chuyên đào tạo biên phiên dịch và
chương trình đào tạo mang tính chuyên ngành cao. Các trường này thường mở các
chương trình đào tạo phiên dịch hội nghị cao cấp và dịch thuật nói chung và đều là thành
viên của Hiệp hội CIUTI (Conférence Internationale Permanente d’Instituts

Universitaires de Traducteurs et Interprètes) thành lập năm 1964. Hiệp hội hiện có hơn
30 thành viên với nỗ lực không ngừng đảm bảo thương hiệu qua các chương trình đào
tạo chất lượng ở hơn 300 trung tâm thuộc CIUTI chuyên đào tạo dịch thuật trên toàn thế
giới, chiếm khoảng 10% thị phần đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp của thế giới.
Tuy vậy, các chương trình đào tạo biên phiên dịch ngồi Tây Âu cũng phát triển nhanh
chóng cạnh tranh mạnh mẽ với các chương trình Tây Âu từ những năm 1960 và đến
những năm bảy mươi thế kỷ trước đã vượt Tây Âu về số lượng. Nguyên nhân chính của
sự vượt trội này nằm ở nhu cầu xã hội và diễn biến của tình hình thế giới cuối thế kỷ 20
đầu thế kỷ 21. Tây Âu phát triển đào tạo biên phiên dịch nhằm phục vụ hàng loạt các
nhu cầu khác nhau của quá trình hợp nhất châu Âu trong những năm này, trong khi các
nước ngoài Tây Âu phát triển đào tạo biên phiên dịch chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu
của q trình tồn cầu hóa kinh tế vốn ổn định hơn.
Tuy có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng đào tạo biên phiên dịch trên thế giới vẫn
có một điểm chung là cùng chuyển đổi cách thức và loại hình đào tạo. Từ xu hướng cải
18


cách đang làm thay đổi bản chất của đào tạo đại học là dần dịch chuyển trọng tâm sang
các mục tiêu đào tạo nghề nghiệp, từng bước hòa nhập đào tạo biên phiên dịch vào cơ
cấu đào tạo đại học. Các chương trình và trường đào tạo biên phiên dịch đang dần từ bỏ
quan niệm đào tạo biên phiên dich chuyên nghiệp là thuộc các chương trình đào tạo đặc
biệt (đào tạo đội ngũ ‘elite’) của các trường đào tạo nghề nghiệp chuyên biệt trước đây
và đó cũng chỉ là các chương trình đào tạo đại học bình thường. Ngồi ra, các nhân tố
tác động khác tới xu hướng cải cách đại học này còn là sự biến đổi về nhu cầu nhân lực
và việc làm ở nhiều nước. Tỷ lệ thất nghiệp ở những người tốt nghiệp từ các trường đào
tạo ngơn ngữ cao là hệ quả của tồn cầu hóa, việc dùng tiếng Anh phổ biến hơn khiến
nhu cầu dùng các tiếng khác giảm nên giáo viên dạy các tiếng này ít việc làm hơn.
Nhiều giáo viên ngoại ngữ tìm đến nghề biên phiên dịch hoặc để thay thế nghề dạy hoặc
như một nghề bổ sung bán thời gian. Chính sách duy trì và phát triển các ngơn ngữ ít
người nói của nhiều chính phủ, đặc biệt ở các nước đa dân tộc như Mỹ, Australia,

Canada, Thụy Điển v.v. dẫn đến việc đào tạo hai ngoại ngữ trong đó biên phiên dịch
đóng vai trị lớn hơn dạy tiếng để phục vụ cộng đồng, như biên phiên dịch tòa án, bệnh
viện, sở di trú v.v. Ở một số nước khác như Trung Quốc, nhu cầu của xã hội phát triển
với biên phiên dịch chất lượng cao đang vượt xa năng lực đào tạo của hệ thống giáo dục
do trước đây nước này đã không chú trọng đào tạo biên phiên dịch như một nghề nghiệp
chính thống. Theo Liu (2013), các khóa đào tạo biên phiên dịch ở Trung Quốc được đặt
hoàn toàn trong hệ thống đào tạo đại học và thuộc về các khoa đào tạo chuyên môn. Mặc
dù chương trình đào tạo dịch thuật trình độ Thạc sĩ được bắt đầu từ những năm 1950 ở
19


Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, nhưng phải đến 2007 chương trình đào tạo cử
nhân biên phiên dịch mới bắt đầu cùng với những chương trình đào tạo nghề biên phiên
dịch khác. Ở Hồng Kông, đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp bắt đầu từ những năm
1970 với chương trình cử nhân biên phiên dịch của Trường Đại học Hồng Kông. Ấn Độ
hiện cũng đang nhận thấy sự thiếu hụt này cùng với đà phát triển và tăng trưởng kinh tế
nhanh trong trào lưu tồn cầu hóa và nhiều trường đại học đang nỗ lực khắc phục hậu
quả của việc đặt đào tạo dịch thuật ở biên của giáo dục đại học.

2.2 Đào tạo biên phiên dịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đào tạo biên phiên dịch một cách chính qui và bài bản ở các cơ sở đào
tạo được bắt đầu khá muộn so với thế giới. Trước những năm 90 của thế kỷ 20, các khóa
đào tạo biên phiên dịch được tổ chức một cách nhỏ lẻ ở các trường chuyên ngoại ngữ,
ngoại giao và ngoại thương với chương trình đào tạo nặng về ngoại ngữ và một số ít
mơn học thực hành dịch theo hướng truyền nghề, với cơ sở khoa học thấp. Từ năm 2000,
các khóa đào tạo biên phiên dịch chính quy mới được thực sự bắt đầu ở một số trường
đại học như Trường Đại học Ngoại ngữ, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại học
Ngoại thương. Chương trình đào tạo phần lớn theo hướng liên thơng (chương trình cử
nhân biên phiên dịch gồm 2 năm cơ sở và 2 năm chuyên ngành dịch) nhưng không đầy
đủ, lấy đào tạo ngoại ngữ là chính với một hai học kỳ cuối tập trung vào đào tạo kỹ năng

biên phiên dịch. Lúc đầu, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân tiếng nước ngồi
chun ngành phiên dịch, nhưng sau ít năm, bằng cấp được đổi là Cử nhân tiếng nước
20


ngồi chun ngành ngơn ngữ học. Mặc dù chương trình đã được cải tiến rất nhiều so
với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn thiên về đào tạo ngoại ngữ với một số học kỳ cuối
tập trung vào lý luận và kỹ năng biên phiên dịch. Các khâu đào tạo chính từ thiết kế,
quản lý thực hiện chương trình đến giảng dạy, kiểm tra đánh giá đều được tiến hành
chưa thực sự bài bản, thiếu vắng lý luận cơ sở. Các chương trình đào tạo biên phiên dịch
ở Việt Nam vẫn chỉ ở cấp cử nhân và chưa có trường nào có chương trình đào tạo cấp
cao hơn. Chưa có đánh giá chính thức nào về chất lượng đào tạo của các chương trình
trong nước, nhưng một số sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo biên phiên dịch
cho biết họ chưa có được vị thế cao khi gặp các nhà tuyển dụng ở các cơ quan, công ty
trong nước. Các cơ sở và chương trình đào tạo biên phiên dịch như sau:

a. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương trình được bắt đầu
từ năm 1994 với 4 năm đào tạo chia thành 2 phần, mỗi phần 4 học kỳ được tiến hành
xen kẽ không theo tuyến tính. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân ngoại ngữ
chuyên ngành phiên dịch/ngôn ngữ học.

b. Trường Đại học Hà Nội: Chương trình 4 năm với 3 học kỳ cho biên dịch và 2 học
kỳ dành cho phiên dịch, ngoài các học kỳ dành cho đào tạo ngoại ngữ. Sinh viên tốt
nghiệp được cấp bằng cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành phiên dịch/ngôn ngữ học.

21


c. Trung tâm đào tạo phiên dịch, Học viện Ngoại giao Việt Nam: Chương trình 3
tháng đào tạo biên phiên dịch viên dùng chương trình của cộng đồng châu Âu. Học viên

tốt nghiệp được cấp Chứng chỉ biên phiên dịch.

d. Trường Đại học Hải Phịng: Chương trình 4 năm chia thành 2 phần, 4 kỳ đầu dành
cho đào tạo ngoại ngữ, 4 kỳ sau cho đào tạo biên phiên dịch. Sinh viên tốt nghiệp được
cấp bằng cử nhân chuyên ngành phiên dịch/ngôn ngữ học.

e. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế: Chương trình đào tạo liên kết với Học
viện Ngoại giao Việt Nam, thời lượng 3 tháng và cấp Chứng chỉ biên phiên dịch. Một số
trường đại học khác ở phía Nam như Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần
Thơ, .v.v. cũng có các khóa đào tạo hệ biên phiên dịch cấp cử nhân tương tự các trường
đại học phía Bắc nói trên. Hiện trạng đào tạo trong nước cho thấy việc đào tạo biên
phiên dịch cũng tương tự các nước châu Á khác (Trung Quốc, Ấn Độ), đào tạo biên
phiên dịch chuyên nghiệp vẫn chưa phải trọng tâm và ưu tiên của hệ thống đào tạo đại
học và dạy nghề. Cấp đào đạo, nội dung và hình thức chương trình nghèo nàn, cịn khá
xa so với hiện trạng đào tạo ở các nước phát triển trên thế giới và yêu cầu của xã hội và
thị trường trong nước.
Tuy vậy chương trình khung các trường trên chưa mang tính logic từ thấp đến cao,
chưa áp dụng cơ sở dữ liệu vào thực hành như việc sử dụng lý thuyết như một kim chỉ
22


nam cho thực hành. Lý thuyết dịch thuật như tấm bảng chỉ đường nơi một ngã ba trên
đất lạ, nó giúp ta tự tin để quyết định sẽ đi theo phương hướng dịch thuật nào. Một quan
điểm dịch thuật không dựa vào lý thuyết sẽ tạo ra một sản phẩm dịch đầy cảm tính, thiếu
thuyết phục, và đơi khi thiếu cả sự nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ đích.

Kiến thức về lý thuyết dịch thuật cũng cần thiết khi phê bình tiến trình hay sản phẩm
dịch thuật. Dùng lý thuyết để phân tích và đánh giá sẽ giúp ta giảm bớt cách nhìn đầy
chủ quan, khiến việc phê bình trở nên chừng mực và khách quan. Sau cùng, để bước vào

lĩnh vực dịch thuật một cách nghiêm chỉnh, ngồi khả năng ngơn ngữ, sinh viên cần rèn
luyện kỹ năng diễn đạt bằng chữ và lời nói, tự trang bị kiến thức qua kỹ năng tìm và
đánh giá thơng tin. Các kỹ năng và kiến thức này cần cập nhật thường xuyên bằng tự
học để có thể bắt kịp sự phát triển của xã hội và công nghệ thông tin.

Vì những lý do khách quan trên, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu tài liệu học tập
trên làm kim chỉ nam cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Ngoài ra sinh viên còn áp
dụng các kỹ năng phản xạ nhanh khi luyện phiên dịch…. (xem thêm Bảng 2.1. Đối sánh
các tài liệu học tập Biên phiên dịch bên dưới)

2.3. Các khuynh hướng đào tạo biên phiên dịch
Đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp được các nhà lý luận chia thành 2 bình diện
chính là giáo dục biên phiên dịch và đào tạo biên phiên dịch. Như đã bàn ở trên, đào tạo
23


biên phiên dịch là huấn luyện và phát triển các năng lực phục vụ nghề nghiệp với trọng
tâm là kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng biên phiên dịch, kết hợp giữa giảng dạy
và thực hành ở các khóa học có định hướng dạy nghề thuần túy.Việc sử dụng các chiến
thuật dịch cũng góp phần khơng nhỏ trong giảng dạy và học tập. Hướng này thường do
các biên phiên dịch chuyên nghiệp chủ trương và trực tiếp tham gia đào tạo. Giáo dục
biên phiên dịch là đào tạo ra các biên phiên dịch viên chuyên nghiệp với tư cách là
những người hành nghề biên phiên dịch với thái độ, phẩm chất, kiến thức và kỹ năng
thích hợp với nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội. Hướng này thường thực hiện ở các
trường đại học với chương trình đào tạo chính quy và bài bản.

Để phục vụ đào tạo biên phiên dịch viên chuyên nghiệp, nhiều nghiên cứu dịch thuật
và đào tạo dịch thuật nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã tập trung làm rõ khái niệm
‘năng lực dịch thuật’ với nhiều định nghĩa và ý kiến khác nhau. Hiện trạng đào tạo biên
phiên dịch trên thế giới cho thấy các loại hình chương trình và khóa đào tạo rất đa dạng,

phản ánh những cách nhìn khác nhau về năng lực cần đào tạo cho biên phiên dịch viên.
Về lý luận, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất với nhau rằng người hành nghề
biên phiên dịch cần có hai loại kiến thức cơ sở là kiến thức thực thi hay phương pháp
(operative or procedural knowledge) và kiến thức miêu tả hay thực tế (descriptive or
factual knowledge). Hai loại kiến thức này cùng giúp biên phiên dịch viên phát triển
năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình dịch thuật mà bất kỳ
cơ sở đào tạo biên phiên dịch viên chuyên nghiệp nào cũng cần tính tới khi thiết kế
24


chương trình đào tạo. Dựa trên sự thống nhất cơ bản trên, Kiraly (2000) phân biệt hai
loại năng lực cơ bản trong biên phiên dịch là năng lực dịch thuật (translation
competence) và năng lực biên phiên dịch viên (translator competence). Sự phân biệt này
rất hữu ích trong đào tạo biên phiên dịch. Sau này hai loại năng lực này được Bernadini
(2004) phát triển lên thành hai khái niệm là đào tạo biên phiên dịch (translator training)
và giáo dục biên phiên dịch viên (translator education). Sự phân biệt này đặt nền móng
cho việc thiết kế và phát triển các chương trình đào tạo biên phiên dịch ở các cấp độ
khác nhau. Về bản chất dịch thuật là một hoạt động phức tạp bao gồm sự hiểu biết và
thành thạo ở nhiều lĩnh vực và kỹ năng. Để nghiên cứu và xác định năng lực dịch thuật,
các tác giả thường phân chia năng lực này thành các năng lực thành phần để có thể xem
xét riêng lẻ hoặc tổng thể. Năng lực bộ phận quan trọng nhất của năng lực dịch thuật
được nhiều tác giả đề cập là năng lực ngôn ngữ, và hầu hết đều đồng ý rằng tuy đây là
năng lực quan trọng bậc nhất nhưng không phải là tất cả. Nhìn chung, các nhà lý luận
cho rằng các lĩnh vực bắt buộc tối thiểu của năng lực dịch thuật là kiến thức các ngôn
ngữ, kiến thức các nền văn hóa và kiến thức của chuyên ngành liên quan. Các đặc điểm
của q trình dịch thuật góp phần lớn tạo lập năng lực dịch thuật của biên phiên dịch
viên.

Theo Neubert (2000), tính chất phức tạp của kiến thức và kỹ năng cần có của năng
lực dịch thuật khiến cho nghề dịch thuật khác biệt nhiều với các nghề nghiệp khác.

Ngoài ra, sự phức hợp của nhiều loại kỹ năng khác nhau của năng lực dịch thuật cũng
25


×