Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

van 9 binh minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.03 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHỊNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI</b>
<b>TRƯỜNG THCS BÌNH MINH</b>


<b>ĐỀ THI HOC SINH GIỎI</b>


Môn: Ngữ Văn 9


Thời gian: 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
<b>Câu 1(4 điểm)</b>


Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cỏ mùa xuân dưới đây:


<i>- Cỏ xanh như khói bến xn tươi.</i>
( Bến đị xn đầu trại- Nguyễn Trãi)


<i>- Cỏ non xanh tận chân trời.</i>
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
<i>- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.</i>


( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)


Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mỗi câu thơ, cùng là cỏ mùa xuân mà
mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng, điều đó cho ta thấy đặc điểm gì của thơ
ca, nếu thiếu nó nghệ thuật sẽ thế nào?


<b>Câu 2(6 điểm)</b>


<b> Người vô danh</b>


<i> Một chiều hè nóng bức, ở xã X, bên hồ lị gạch mặt nước trong xanh phẳng lặng,</i>
<i>mát rượi mọi khi, hôm nay bỗng ồn ào nhốn nháo, vang lên tiếng khóc lóc thảm thiết</i>


<i>của người thân hai em học sinh THCS bị đuối nước rất thương tâm, một em đã được</i>
<i>vớt lên, còn một em vẫn nằm ở dưới đáy hồ. Các lực lượng chức năng của hai xã và</i>
<i>rất nhiều người đang tìm mọi phương án để vớt em cịn lại, đã có một số thanh niên là</i>
<i>người nhà của các em biết bơi, lặn, xuống thử sức nhưng khơng được vì lịng hồ rất</i>
<i>sâu, có những hố đấu sâu đến 5m. Tiếng kêu khóc ngày càng nối dài, càng xót xa</i>
<i>hơn. Trên bờ hồ đơng nghẹt người, mọi người hối hả tìm mọi cách có hiệu quả nhất.</i>
<i>Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua người ta mua cả những tấm lưới rất to để tìm cách vớt</i>
<i>nạn nhân. Có người nói hay thuê thợ lặn, biết họ ở đâu để liên hệ, có lẽ mai, kia mới</i>
<i>vớt được em. Mẹ em ngất, mọi người xúm vào bấm huyệt để cơ tỉnh lại…. Bỗng một</i>
<i>bóng áo trắng đồng phục cấp THPT lao vút xuống, mất hút dưới mặt nước đục ngầu,</i>
<i>một phút… hai phút… ba phút…, cậu học sinh ấy nổi lên, bơi vào bờ trên tay là thi thể</i>
<i>em. Người mẹ lao ra ôm chầm lấy con, nước mắt chan chứa cả lịng hồ. Có người nói</i>
<i>với cậu học sinh cháu ở lại để gia đình hậu tạ, cậu ấy chỉ cười, một nụ cười sáng</i>
<i>bừng cả chiều quê, bóng cậu khuất dần sau lũy tre làng</i>.


( Phỏng theo một sự việc có thật ở địa phương Thanh Oai- Hà Nội)
Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về câu
chuyện trên


Câu 3(10 điểm)


Chất trữ tình trong tác phẩm “ Lăng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
<b> Người soạn đề</b>


<b>Người duyệt đề</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 1(4 điểm)</b>


<b>a. Học sinh cần cảm thụ được vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ.</b>



- “ Cỏ xanh như khói” là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân,
“như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động
và lan tỏa…vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa (ở bến đò) lại qua màn mưa xuân
giăng mắc…một vẻ đẹp bình dị mà vơ cùng tinh tế. (1đ)


- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: “xanh tận chân
trời”, màu xanh mênh mang, mơn mởn của cỏ non làm nền cho hình ảnh ở câu thơ
tiếp theo “ cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”, tạo sự hài hịa về hình ảnh, màu
sắc, đường nét,…Câu thơ rất giàu chất hội họa. (1đ)


- Câu thơ của Hàn Mạc Tử có thể là một sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu
( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ): ở tính chất động “ sóng cỏ xanh tươi gợn tới
trời”; ở chiều rộng của không gian “ tới trời”. Nhưng sáng tạo là hình ảnh “ sóng
cỏ…gợn…” tả cỏ mà gợn cả ngọn gió nhẹ của mùa xuân. (1đ)


<b>b. Trên cơ sở đó cần chỉ ra:</b>


- Mỗi thi nhân cảm nhận một vẻ đẹp riêng của cỏ ở góc nhìn khác nhau đó là đặc
điểm sáng tạo trong thơ ca của người nghệ sĩ.


- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân
và những sự vật được miêu tả khơng thể biến hóa khôn lường, sống động như ở
những câu thơ trên, (1đ)


<b>Câu 2(6 điểm)</b>
<b>a. Về kĩ năng</b>


- Kiểu bài nghị luận xã hội


- Bài viết cần có bố cục ba phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết


phục, dẫn chứng cụ thể sinh động, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.(1đ)


<b>b. Về kiến thức</b>


Học sinh cần cảm nhận được những vấn đề cơ bản sau:
<i>* ý nghĩa của câu chuyện:</i>


- Ca ngợi tấm gương người tốt việc tốt trong cuộc sống đời thường qua việc làm
của cậu học sinh THPT, em đã dũng cảm tìm, vớt thi thể em bé dưới lịng hồ sâu
trong lúc căng thẳng có nhiều phương án được thực hiện đều vô hiệu.(1đ)


- Đẹp hơn nữa là sự thực hiện việc tốt ấy thật vô tư hào hiệp khơng hề toan tính, do
dự cả lúc trước và sau khi hành động, hình ảnh của cậu học sinh ấy đẹp như người
anh hùng xả thân vì việc nghĩa, giống như Lục Vân Tiên hay ông Ngư trong thơ
Nguyễn Đình Chiểu, cuộc sống ngày hơm nay sẽ đẹp như những trang thơ nếu
ngày một nhiều nhưng hành động đẹp đẽ ấy. (1đ)


<i>* Bài học rút ra từ câu chuyện </i>


- Câu chuyện về “ người vô danh” ấy giúp cho ta thêm tin yêu cuộc sống, bởi giữa
xã hội kinh tế thị trường hôm nay giá trị vật chất thường được coi trọng, sự vô cảm
của một số người nhất là giới trẻ trước khó khăn, khổ đau của người khác đang là
hiện tượng đáng báo động thì hành động cao đẹp của cậu học sinh THPT thật đáng
ngợi ca và cho mỗi chúng ta tin rằng cuộc sống xung quanh cịn có rất nhiều điều
tốt đẹp. Hành động dũng cảm tìm vớt thi thể em bé dưới lòng hồ, chẳng nghĩ đến
<i><b>Phòng GD&ĐT Thanh Oai</b></i>


<i><b>Trường THCS Bình Minh</b></i>


<b>ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chuyện hậu tạ hay có một tổ chức nào đó vinh danh của cậu học sinh là tấm gương
cho mọi người học tập. Có lẽ đối với cậu việc làm của mình thật bình dị và giản
đơn. Cuộc sống tốt đẹp sẽ được tạo bởi những điều bình dị và giản đơn ấy. Nụ cười
của cậu “sáng bừng cả chiều quê” và còn sáng mãi trong lòng người. (1,5đ)


- Trong cuộc sống thường ngày vẫn có những tình huống bất ngờ xảy ra mà ta
không thể lường trước được, mặt hồ phẳng lặng, mát rượi rộn vang tiếng nô đùa
của các em nhỏ bơi lội trong làn nước trong xanh khơng cịn nữa thay vào đó là
tiếng khóc đau thương của người mẹ mất con, người bà mất cháu…Để tránh những
tai họa thương tâm ấy mọi người phải biết cách phòng tránh cho các em, dạy các
em kĩ năng sống: biết bơi, lặn, có kiến thức cần thiết khi tắm ở sơng hồ…; có biển
cấm tắm ở nhưng nơi nguy hiểm…(1đ)


- Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta luôn được giữ gìn và phát huy,
sự việc xảy ra khơng chỉ là việc riêng của gia đình hai em nhỏ bị đuối nước mà là
việc của nhiều người, bờ hồ đông nghẹt người rồi các lực lượng chức năng vào
cuộc tìm những phương án hữu hiệu nhất để vớt thi thể em,chia sẻ với gia đình nỗi
đau thương. (0,5đ)


Trong mỗi ý trên có thể liên hệ với thực tế ở các địa phương khác trên cả nước để
lấy dẫn chứng minh họa


<b>Câu 3(10 điểm): </b>


<b>a.Yêu cầu về kỹ năng:</b>


Học sinh viết đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ,
bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu lốt, trơi chảy, có cảm xúc, dùng từ, ngữ pháp chuẩn
xác, không mắc lỗi chính tả.(1 điểm)



<b>b.u cầu về kiến thức.</b>


Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đạt được các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)


- Nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ (0,5 điểm)


- Khung cảnh thiên nhiên: thơ mộng qua những nét vẽ tinh tế, những hình ảnh đẹp,
gợi cảm. (1,5 điểm)


- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên, bác lái xe, ông họa
sĩ và cô gái trong cái lạnh của Sa Pa nhưng vẫn nồng ấm tình người, để lại dư vị
ngọt ngào. (1,5 điểm)


- Vẻ đẹp của người lao động: Tâm hồn trong sáng, bình dị, cư xử tinh tế, lịch lãm,
sâu lắng; miệt mài lao động, trách nhiệm, yêu công việc đến say mê; sống có hồi
bão, lý tưởng, thầm lặng cống hiến, có những suy nghĩ chân thành về con người,
cuộc sống và nghệ thuật…( 2,0 điểm)


- Giọng văn nhẹ nhàng, mượt mà, ngôn ngữ văn xuôi trong sáng, giàu màu sắc hội
họa. ( 1,0 điểm)


- Chất trữ tình tạo lên vẻ đẹp riêng cho tác phẩm.(1,0đ)


- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành
Long: nhẹ nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc, thấm đẫm chất trữ tình. (1,0 điểm)


<b>Người duyệt đề Người soạn đáp án</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×