Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú (epinephelus spp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.6 KB, 71 trang )

Bộ GIáO DụC Và đào TạO
TR-ờng đại học vinh

nguyễn thị vui

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA VIRUS GÂY BỆNH HOẠI TỬ
THẦN KINH Ở CÁ MÚ (Epinephelus spp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NghÖ An - 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc tới Cô giáo TS. Phạm Thị Tâm, người đã định hướng nghiên cứu
đề tài cũng như hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hỗ trợ về tài chính cũng như
phương pháp từ đề tài cấp Nhà nước mã số KC04.03/11- 15. Tôi xin cảm
ơn tập thể cán bộ Khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm THTN, Khoa Sau đại
học Trường Đại học Vinh đặc biệt là tập thể cán bộ, học viên và sinh
viên Viện Đại học Mở Hà Nội, chia sẻ khó khăn giúp tơi triển khai các
nội dung của đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo, gia đình
bạn bè đã động viên và nhiệt tình ủng hộ để tơi hồn thành khóa học này.
Nghệ An, ngày 10 tháng 10 năm 2012


Tác giả

Nguyễn Thị Vui

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Đặc điểm sinh học cá mú ........................................................................... 3
1.1.1. Hệ thống phân loại cá mú ....................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học ................................................................................... 3
1.2. Tình hình dịch bệnh trên cá mú trên thế giới và Việt Nam ....................... 6
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 9
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh do Virus trên cá mú ..................................... 10
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 10
1.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 12
1.4. Một số đặc điểm sinh học của virus NNV ............................................... 14
Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP............................................. 20
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 20
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.2.1. Phương pháp phân lập virus .................................................................. 20
2.2.2. Phương pháp tách dòng gen .................................................................. 25

2.2.2.6. Phương pháp giải trình tự gen bằng máy giải trình tự gen tự động ... 27
2.2.3. Phương pháp xác định đặc tính sinh học của NNV ............................. 28
2.4. Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá, so sánh .......................................... 31

iii


2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Kết phân lập virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú........................... 32
3.1.1. Kết quả sàng lọc mẫu nhiễm virus gây bệnh hoại tử thần kinh bằng
phương pháp mô bệnh học .............................................................................. 32
3.1.2. Kết quả sàng lọc mẫu nhiễm virus gây bệnh hoại tử thần kinh bằng
phương pháp RT-PCR ..................................................................................... 34
3.1.3. Kết quả phân lập virus trên tế bào mẫn cảm ......................................... 35
3.1.4. Kết quả xác định loài dựa trên trình tự gen mã hóa kháng ngun của
NNV phân lập.................................................................................................. 37
3.2. Kết quả xác định đặc tính sinh học của virus gây bệnh hoại tử thần kinh
(NNV).............................................................................................................. 45
3.2.1. Đặc tính gây bệnh của virus ở các nồng độ pha loãng.......................... 45
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng gây bệnh của virus .................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 53
PHỤ LỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 59

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt và ký Chữ đầy đủ
hiệu

Cytopathic Effect

CPE

Fetal bovine serum

FBS

Grouper cell line

GF-1

Hematoxylin và Eosin

H&E

Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific

NACA

Office International de Epizooties

OIE

Polymerase Chain Reaction


PCR

Reverse transcription-polymerase chain reaction

RT-PCR

Striped Snakehead cell line

SSN-1

Tissue Culture Infectious Dose

TCID

Viral Encephalopathy and Retinopathy

VER

Viral Nervous Necrosis

VNN

Necrosis Nervous Viral

NNV

Epinephelus

E


Barfin flounder nervous necrosis virus

BFNNV

Redspotted grouper nervous necrosis virus

RGNNV

Striped jack nervous necrosis virus

SJNNV

Tiger puffer nervous necrosis virus

TPNNV

Grouper nervous necrosis virus

GNNV

Greasy grouper nervous necrosis virus

GGNNV

Indirect flounder nervous system

IFAT

Immunohistochemistry


IHC

Central nervous system

CNS

Leibovitz 15

v


L – 50

Foetal calf serum

FCS

Hank’s blance salt solution

HBSS

Grouper spleen

GS

50% Tissue culture infective dose

TCID50


Open readinh flame

ORF

RNA depending RNA polymerase

RdRp

Cộng tác viên

Ctv

Tế bào

TB

Biểu hiện bệnh

BHB

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra virus bằng phương pháp mô bệnh học ................ 33
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra virus gây bệnh hoại tử thần kinh bằng phương
pháp RT-PCR .................................................................................................. 34
Bảng 3.3. Kết quả phân lập virus trên tế bào GS 01 ....................................... 36
Bảng 3.4. So sánh mức độ tương đồng của trình tự đoạn gen T2 thu được với
các trình tự của GeneBank .............................................................................. 43

Bảng 3.5. Kết quả xác định khả năng gây bệnh của NNV trên tế bào GS1 ... 46
Bảng 3.6. Kết quả gây nhiễm NNV trên ấu trùng cá mú ............................... 47
Bảng 3.7. Khả năng gây bệnh của VR trên cá mú ở 28oC cả ngày................. 50
Bảng 3.8. Khả năng gây bệnh của VR trên cá mú ở 28oC ngày và 24oCđêm 50

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo của Nervous Necrosis Virus .............................................. 15
Hình 1.2. Cấu trúc genome của Nervous Necrosis Virus ............................. 16
Hình 3.1. Bệnh tích tế bào ở mơ não và mơ mắt cá ........................................ 32
Hình 3.2. Bệnh tích của tế bào GS1 sau khi gây nhiễm NNV ....................... 35
Hình 3.3. Mức độ CPE của tế bào GS1 gây nhiễm NNV ............................... 36
Hình 3.4. Kết quả điện di kiểm tra RNA tổng số trên gel agarose 1% ........... 37
Hình 3.5. Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR trên gel agarose 1% ................ 38
Hình 3.6. Kết quả biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào E.coli DH5α ........... 40
Hình 3.7 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm cắt bằng enzyme EcoRI ........... 41
Hình 3.8. Kết quả tinh sạch DNA plasmid tái tổ hợp ..................................... 42
Hình 3.9. Mật độ tế bào sống sót sau khi gây nhiễm NNV ............................ 49
Hình 3.10. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR kiểm tra ấu trùng cá thí nghiệm 51

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có bờ
biển dài 3260km, 12 đầm phá eo vịnh, 112 cửa lạch và có hơn 600.000 ha
vùng triều. Đó là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề biển nói

chung và nghề ni trồng thuỷ sản nói riêng.
Ngành thủy sản trong những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh
chóng, dần khẳng định vị trí của mình và trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của thế giới cũng như của Việt Nam, với kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thuỷ sản theo thống kê của Bộ NN&PTNT tháng 9 năm 2012
đạt 20,4 tỷ USD. Trong đó nghề ni cá biển được đánh giá là một nghề mang
lại hiệu quả kinh tế cao và cá mú được xem là một trong số những đối tượng
chủ lực.
Cá mú (Epinephelus spp.) có giá trị kinh tế rất cao do hàm lượng dinh
dưỡng giàu axit béo không no. Thịt cá thơm ngon và bổ dưỡng cho nên cá mú
được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Có thể nói cá mú là đối
tượng ni hấp dẫn với nhiều người dân vùng biển. Tuy mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhưng cá mú lại rất dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết rất cao.
Qua một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tác nhân gây bệnh chủ yếu
trên cá mú thường là virus, nấm và vi khuẩn trong đó nguy hiểm nhất là bệnh
hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrocis - VNN) hay bệnh não và võng mạc
(VER-Viral Encephalopathy) do Betanodavirus gây ra. Virus có thể tấn công
và gây bệnh trên cá mú ở tất cả các giai đoạn phát triển song bệnh thường gặp
nhiều nhất và gây tác hại lớn nhất là ở giai đoạn từ ấu trùng đến cá giống (10
- 45 ngày tuổi). Khi bị bệnh cá có biểu hiện rối loạn thần kinh như mất thăng
bằng, bơi xoay trịn, bơi khơng định hướng, đầu chúc xuống dưới hoặc treo
trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể, đáy lồng. Cá bệnh có thể chết sau 3 - 5

1


ngày với tỷ lệ chết cao từ 80-100%. Ở Việt Nam, bệnh phân bố ở hầu hết các
vùng nuôi trên cả nước. Mùa vụ xuất hiện bệnh từ tháng 5 đến tháng 10 đặc
biệt khi nhiệt độ nước cao (25-30ºC).
Như vậy để góp phần nâng cao hiệu quả trong nghề ni cá mú và

phịng, chữa bệnh hoại tử thần kinh cho cá, các đặc tính của virus gây bệnh
cần được xem xét, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hữu hiệu, nhất là bệnh
hoại tử thần kinh do virut gây ra. Chính vì vậy, được sự cho phép của Khoa
Sau đại học, Trường Đại hoc Vinh và với sự hỗ trợ đề tài cấp nhà nước, mã
số: KC04.03/11-15 ,Khoa công nghệ sinh học Viện Đại học mở Hà Nội chúng
tôi đã thực hiện đề tài: ―Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của
virus gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú (Epinephelus spp.)”
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Phân lập được (Necrosis Nervous Viral NNV) gây bệnh cho cá mú
- Xác định được một số đặc tính sinh học của virus NNV làm tiền đề
xác định dịch tễ bệnh, phòng bệnh
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài triển khai các nội dung nghiên
cứu sau:
- Phân lập virus từ cá mú tự nhiên có biểu hiện bệnh hoại tử thần kinh
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của virus gây bệnh hoại tử thần
kinh ở cá mú

2


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học cá mú
1.1.1. Hệ thống phân loại cá mú
Theo tài liệu của Lindberg G. U(1969) và của FAO (1974) cá mú thuộc họ
Serranidae, phụ họ cá song (Epinephelinae). Ở khu vực Ấn Độ Thái Bình
Dương đã phát hiện được 63 lồi thuộc giống Epinephelus. Ở biển Việt Nam,
họ cá mú có 13 giống và trên 40 lồi, riêng giống cá song có tới 23 loài.

Ngành Chordata
Lớp

Pisces

Bộ Perciformes
Họ Serranidae
Giống Epinephelus spp
1.1.2. Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm môi trường sống
Cá mú sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng phân bố
rộng rãi ở vùng nước ven bờ, cửa sông, quanh các đảo, các rạn đá san hô cho
tới vùng biển sâu 70 - 80m. Môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo loài,
chẳng hạn như loài E. akaara, Cephalopholis miniata sống ở những nơi nước
có độ trong cao, có chất đáy là rạn đá ngầm, san hơ ngồi khơi, các loài E.
merra, E. fuscogustatus, E. bleekeri sống chủ yếu ở vùng biển cạn, nơi có
bờ đá và rạn san hô, độ mặn cao và ổn định. Cá con thường tìm thấy ở trong
các đám rong, cỏ biển. Các lồi E. tauvina, E. malabaricus, E. coioides, E.
sexfasciatus thường sống cả ở vùng nước lợ và nước mặn, có độ mặn từ 10
- 32 ‰, chất đáy rất đa rạng từ đáy cứng, cát đến đáy bùn. Cá con thường
tìm thấy ở vùng triều ven bờ, cửa sông và rừng ngập mặn.

3


Các lồi cá mú sống phân tán khơng tập trung thành đàn, phân bố chủ
yếu ở vùng biển ấm, mùa hè chúng thường tập t rung ở vùng nước nông
gần bờ, mùa đơng di chuyển ra vùng nước sâu có cá rạn đá và san hô, chỉ di
cư với cự ly ngắn, do vậy chúng có thể sống được ở những nơi có nhiệt độ
từ 22 - 32oC, khoảng thích hợp cho tăng trưởng và phát triển là 26 - 30oC.

Có thể sống bình thường ở mơi trường cá độ pH từ 7,0 - 9,0, tuy nhiên thích
hợp là 7,5 - 8,5.
- Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá mú thuộc động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài
giáp xác Crustacae, cá và một số các động vật không xương sống. Trong tự
nhiên chúng thường sống ẩn nấp ở các rạn đá, hang hốc nằm chờ con mồi đến
gần mới đớp gọn. Cá mú săn mồi mạnh nhất vào lúc chạng vạng tối và lúc
rạng đông. Theo Randall (1965), thức ăn trong dạ dày cá mú đỏ tại biển
Caribe có tới 83% là giáp xác và 17% là cá. Cá mú thích ăn các lồi giáp xác
hơn cá, thích ăn mồi sống hơn mồi chết. Cá mú giai đoạn nhỏ thức ăn là động
vật phù du như: rotifer, artemia, copepoda,…khi trưởng thành cá ăn là các
loài cá nhỏ, giáp xác, mực.
Tốc độ tăng trưởng cá mú khác nhau giữa các loài, tốc độ tăng trưởng
một số lồi cá mú ni ở nước ta sau 1 năm: cá mú đỏ (Cephalopholis
miniata) là 0,3 - 0,4 kg, cá Song Malabar (E. malabaricus) và cá mú chấm
cam (E. coioides) là 0,8 kg, cá mú mỡ (E. tauvina) là 1,0 - 1,2 kg; cá mú
nghệ (E. lanceoratus) là 3 - 4 kg, đây cũng là loài lớn nhất trong họ
Serranidae, cỡ khai thác được lớn nhất là 150 kg; cá mú chấm đỏ (E. akaara)
lúc 1 tuổi dài 18 cm, 2 tuổi dài 18 - 24 cm, 3 tuổi dài 23 - 28 cm, khối lượng
0,5 kg, 4 tuổi dài 26 - 33 cm khối lượng 0,7 - 1,0 kg, 5 tuổi dài 31 - 34 cm.
- Đặc điểm sinh sản
Cá mú là lồi có khả năng chuyển đổi giới tính, thơng thường lúc nhỏ

4


là cá cái, lớn chuyển thành cá đực. Thời điểm chuyển đổi giới tính khác
nhau tuỳ theo lồi. Ở lồi E. akaara chuyển đổi giới tính ở tuổi 4+ trở lên,
lúc có chiều dài 27 - 30 cm và trọng lượng 700 - 1.000 kg; cá có chiều dài
dưới 26 cm, trọng lượng dưới 500 g thì khơng có cá đực;người ta đã phát

hiện ra cá đực nhỏ nhất của lồi này khi kích thước đạt 25 - 28 cm, trọng
lượng 500 - 600 g. Các loài E. tauvina, E. coioides, E. malabaricus chuyển
đổi giới tính lúc có chiều dài 65 – 75 cm, trên 75 cm và khối lượng trên 10 kg
thì hồn tồn là cá đực. Tuy nhiên, vẫn có một số ít khơng có sự chuyển đổi giới
tính, mà phát triển trực tiếp thành cá cái hoặc đực ngày từ khi cịn nhỏ.
- Tuổi và kích thước thành thục ở cá mú có sự khác nhau tùy theo loài.
Tuổi thành thục lần đầu ở cá mú chấm đỏ (E. akaara) là 2+ với cá cái, chiều dài
là 23-24 cm và khối lượng dưới 600g, cá đực ở tuổi 4+ dài trên 28cm với
trọng lượng 700 - 1000g.
- Hệ số thành thục và sức sinh sản của cá mú khác nhau tuỳ theo loài.
Loài E. malabaricus hệ số thành thục đạt cao nhất khi buồng trứng ở giai
đoạn IV từ 2,5 - 7,9%. Sức sinh sản của cá loài E. tauvina, E. malabaricus từ
130.000 - 3.180.000 trứng/kg cá cái tuỳ theo các tháng trong mùa sinh sản,
cũng như kích thước cá mẹ, sức sinh sản trung bình từ 500.000 1.000.000 trứng/ kg cá cái. Lồi E. akaara có sức sinh sản tuyệt đối là
150.000 - 300.000 trứng/ kg cá cái, cá biệt là 500.000 trứng/ kg cá cái. Loài
E. coioides sức sinh sản là 600.000 - 1.900.000 trứng/kg cá cái, cá có trọng
lượng từ 3,5 - 5,0 kg số lượng trứng từ 2,3 - 3,9 triệu/ cá cái.
- Mùa vụ sinh sản của cá mú thay đổi tuỳ theo loài, tuỳ theo vùng
địa lý. Cá m ú là lồi đẻ rải rác quanh năm, nhưng thời điểm chính tháng
3 đến tháng 10.
.

- Tập tính sinh sản: Cá thường đẻ vào ban đêm theo kỳ trăng, thời

điểm 3 ngày trước hoặc sau trăng tròn và trăng non, trùng với khi thuỷ triều

5


lên. Trước khi đẻ trứng cá đực và cá cái bắt cặp và đuổi nhau ở tầng mặt, lúc

này cá đực màu sắc nhạt hơn, xương nắp mang xuất hiện nhiều vệt sáng.
- Thụ tinh và phát triển phôi: Trứng đẻ ra được thụ tinh ngay trong
môi trường nước, đường kính trứng lúc này khoảng 0,76 – 0,82 mm và có
giọt dầu nhỏ giúp trứng nổi trong nước. Trứng sau khi thụ tinh thì quá trình
phân cắt tế bào và sự phát triển phôi xảy ra. Ơ độ mặn 30 ppt, hàm lượng
oxy trên 5 mg/L, nhiệt độ 26 – 30 oC thì sau thời gian từ 15 – 25 giờ trứng sẽ
nở ra cá bột.
- Sự phát triển của cá bột: cá bột cá mu sau 1 ngày tuổi dài 2,18 mm,
miệng đóng, chưa có sắc tố, khối mỗn hồng vẫn cịn. Sau 3 ngày tuổi,
miệng mở, cá bắt đầu ăn thức ăn ngồi, lúc này ống tiêu hố chưa hoàn
chỉnh. Khi đạt 12 ngày tuổi, dài 3,57 mm; miệng, mắt, ống tiêu hố hồn
chỉnh, bắt đầu phát triển sắc tố thân. Sau 18 ngày tuổi, dài 5 – 8 mm, vây
ngực có hình con diều, gai lưng thứ 2 dài, giai đoạn này cá rất nhạy cảm với
các yếu tố bên ngoài, thời điểm này tỷ lệ hoa hụt rất lớn. 32 ngày tuổi, dài 8
– 10 mm; vây phát triển hồn tất và có sắc tố đen trên tất cả các tia vây, gai
lưng thứ 2 và cơ thể ngắn lại. Cá 39 ngày tuổi dài 10 – 12 mm, các vây hoàn
chỉnh, tỷ lệ gai lưng thứ 2 giảm đáng kể. Cá 54 ngày tuổi dài 16,5 mm, gai
lưng ngắn, hình dáng và sắc tố giống cá trưởng thành, nhưng chỉ nhỏ hơn về
kích thước
1.2. Tình hình dịch bệnh trên cá mú trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Cá mú là một trong những đối tượng được nuôi ở nhiều nước trên thế
giới như Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Trước đây, nguồn giống được cung
cấp chủ yếu bằng đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong một vài năm trở lại đây,
nhiều nước đã chủ động được nguồn cung cấp giống do sinh sản nhân tạo cá
mú thành công nên càng thúc đẩy nghề nuôi cá mú phát triển. Như một quy

6



luật tất yếu, khi nuôi trồng thuỷ sản mở rộng và phát triển thì dịch bệnh cũng
ngày càng gia tăng. Những số liệu thống kê cho thấy 95% cá nuôi lồng bè và
80% cá ni ao có ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo các chuyên gia, cả 2 loại
Nodavirus và Iridovirus đã gây thất thốt 62,44% tổng giá trị ni. Bệnh vi
khuẩn cũng là một vấn đề trong nuôi cá mú, gây tổn thất khoảng 35,2% ở
Thái Lan (Somporn và ctv, 2001).
Ở Malaysia bệnh dịch là một trong những nguyên nhân làm thiệt hại
kinh tế cho nghề nuôi biển ở đây. Năm 1982, ước tính thiệt hại do dịch bệnh
gây ra đối với nghề nuôi cá biển là 13 triệu đơ la. Năm 1988, dịch bệnh xảy ra
trên 3 lồi cá ni chính là cá hồng, cá chẽm, cá mỳ làm mất hơn 15 tỷ Yên
và năm 1990, bệnh do Vibrio đã làm thiệt hại khoảng 5 triệu đô la cho nghề
nuôi cá biển (Leong Tak Seng, 1992).
Tại Singapore năm 1998, Chew lim và ctv đã phân lập được Nodavirus
từ lồi E. tauvina trên cỡ cá 2 - 5cm ni và xác định đó chính là ngun nhân
gây chết 86-91% cá giai đoạn ương giống. Cá bị bệnh khơng có dấu hiệu hoại
tử hay lở loét bên ngoài cũng như trong cơ thể, cá bột có biểu hiện mất thăng
bằng, không định hướng trong khi bơi, hoạt động yếu dần bơi vòng tròn và
một số nhảy lên mặt nước sau đó cơ thể yếu đi và chết.
Trên lồi E. tauvina cũng phát hiện được Iridovirus gây bệnh với cỡ cá
100 - 200g và 2 - 4kg từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1992, làm giảm tới 50% sản
lượng. Cá bệnh khơng có dấu hiệu tổn thương, tuy nhiên, thường thấy cá thiếu
sinh khí, phản ứng chậm với các kích thích, cá thường chết vào ban đêm hoặc
gần sáng (Chua và ctv, 1994).
Năm 1993, ở Singapore có 2 trại cá biển nuôi thâm canh bị bệnh đã gây
thiệt hại tổng cộng là 360.500 đô la Singapore (Melba và ctv, 2001).
Ở Hàn Quốc, bệnh cá biển đã trở thành một vấn đề phức tạp và khó
giải quyết. Hầu hết, sự bùng nổ dịch bệnh đều liên quan mật thiết với quản lý

7



mơi trường ni kém. Vì vậy, nâng cao hiểu biết về kỹ thuật là vấn đề quan
trọng trong nghề nuôi cá biển của nước này (Bondad – Reantaso, 2000).
Năm 1998, Sohn và Park tổng kết rằng bệnh VNN đã ảnh hưởng đến 7
lồi cá Mỳ ni ở Hàn Quốc, bệnh thường xảy ra vào mùa hè và tỷ lệ chết lên
tới 80% trong vài tuần
Tại Thái Lan vào năm 1993, diện tích ni trồng và sản lượng sụt giảm
tới 85 - 90% mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung cấp giống không đủ
và bệnh dịch xảy ra mạnh ở giai đoạn cá đang ương thành giống. Một trong
những bệnh nguy hiểm nhất đối với quá trình sản xuất giống ở đây chính là
bệnh VNN (Danayadol và ctv, 1995)
Năm 1993, Iridovirus đã gây tác hại đến nghề nuôi cá mỳ ở miền Nam
nước này với cỡ cá 0,2 - 5kg và làm giảm 50% sản lượng cá nuôi (Danayadol
và ctv, 1994). Cũng trên cá mỳ, năm 1995 đã phát hiện thấy lồi E.
malabaricus ni ở Thái Lan cỡ cá từ 2,5 - 15cm có triệu chứng tê liệt do
VNN gây ra và tỷ lệ chết lên tới 100% ở cỡ cá nhỏ, 20% ở cỡ cá lớn hơn
(Danayadol và ctv, 1995)
Trong khi đó ở Indonesia tác nhân gây bệnh chủ yếu đã được tìm thấy
là vi khuẩn Vibrio, Sán ký sinh, Nodavirus và Iridovirus (Koesharyani và ctv,
2001). Theo Koesharyani năm 2001, bệnh VNN đã xuất hiện và gây tác hại
trên một số loài cá mỳ: C. altivelis, E. malabaricus, E. fuscoguttatus và
E.coioides nuôi ở nước này
Cũng theo Koesharyani bệnh do Iridovirus đã được tìm thấy trên lồi E.
coioides ở miền Bắc Sumatra, 2000 và gây chết tới 80%. Gần đây, bệnh này
lại được tìm thấy trên lồi E. coioides và E. bleekeri, tỷ lệ chết lên tới 100%
trong vòng 2 tuần khi dấu hiệu bệnh lý đầu tiên xuất hiện
Tại Đài Loan, bệnh VNN đã xảy ra gây thành dịch trên các loài E.
fuscoguttatus, E. akaara và E. owoara. Tác nhân Iridovirus cũng đã gây bệnh

8



trên cá mỳ nuôi ở Đài Loan năm 1992 và bùng phát trở lại năm 1995 và làm
chết tới 60% (Melba và ctv, 2001)
Ở Nhật Bản bệnh dịch là một trong những vấn đề nghiêm trọng: năm
1992 thiệt hại về kinh tế đối với nghề ni cá biển ước tính khoảng 114,4
triệu đô la (Angus Robert Camerone, 2001)
Tác nhân Nodavirus đã gây bệnh trên các loài E. moara, E. fasciatus,
Pseudocaran dentex, E. akaara và C. altivelis nuôi ở Nhật (Melba và ctv, 2001).
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo Bùi Quang Tề (1996 - 1998) khi nghiên cứu trên 3 loài cá: mỳ
mỡ, mỳ sáu sọc, mỳ chấm tại khu vực Vịnh Hạ Long đã phát hiện được 13
loài ký sinh trùng thuộc 12 giống, 11 họ, 7 bộ, 3 lớp, 3 ngành (mỳ mỡ gặp 12
loài, mỳ sáu sọc gặp 10 loài, mỳ chấm gặp 9 lồi). Tỷ lệ cảm nhiễm nhóm sán
lá đơn chủ Pseudohabdosynochus epinepheli, Cycloplectanum cupatum,
Diplectanum hargia, Haliotrema sp ký sinh ở mang 3 loài cá mỳ rất cao từ
71,4 - 93,8%, ở nhóm sán lá mỳ chủ Prosorhynchus epinepheli, Haliotrema
fasciata, Nagnacetabulum selari là 26-41%, tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh đơn bào
và giáp xác thấp
Đối với bệnh vi khuẩn đã phân lập được 6 loài Vibrio alginolyticus, V.
vulnificus, V. parahaemolyticus, V. anguilbrum, V. cholarae và một loài
Pseudomonas sp. Trong đó thường hay gặp lồi V. alginolyticus, V. vulnificus
chiếm tới 25% (Bùi Quang Tề và ctv, 2003)
Bệnh do nấm gây ra đã phân lập được 4 giống là Furasium sp,
Haliphthoros sp, Lagenidium và Exophiala sp. Các loài thường gặp là
Lagenidium sp và Furasium sp, khi chúng phát triển mắt thường có thể nhìn
thấy được và là tác nhân cơ hội (Bùi QuangTề và ctv, 2003)
Phạm Đức Phương (2002) báo cáo rằng cá mỳ ni tại Cát Bà có khối
lượng từ 200 - 500g bị bệnh lở loét và ―chết đẹp‖ chiếm tỷ lệ cao nhất; với cỡ


9


cá nhỏ hơn 200g thì tỷ lệ bị bệnh chiếm 32,06% và cá bị chết chủ yếu do lở
loét xuất huyết; ở cỡ cá lớn hơn 500g tỷ lệ bị bệnh chiếm 25,29%, giai đoạn
này cá chủ yếu bị bệnh ―chết đẹp‖ và khi cá bị bệnh tỷ lệ chết lên tới 100%
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh do Virus trên cá mú
1.3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu cho thấy có hai lồi virus thường gây bệnh trên cá mú
là virus Nodavirus gây bệnh Viral Nervous Necrosis (VNN) và bệnh do Virus
Iridovirus Virus gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú (Viral nervous - VNN)
là nguyên nhân gây chết cá mú công nghiệp với tỷ lệ chết cao, đặc biệt với cá
mú nhỏ dưới 15 ngày tuổi, bệnh có thể gây chết tới 100% cá trong bể ương.
Virus gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú thuộc nhóm Betanodavirus, họ
Nodaviridae (Mori và ctv, 1992), kích thước khoảng 25±30nm, khơng có vỏ
bọc, hệ gen gồm 2 sợi dương RNA trong đó sợi RNA1 có kích thước 3100bp,
sợi RNA2 có kích thước 1400bp. Dựa vào trình tự gen của đoạn RNA2 người
ta xác định được có 25 chủng thuộc nhóm Betanodavirus, chia thành 4 kiểu
gen: BFNNV, TPNNV, SJNNV và RGNNV (Nishizawa và ctv, 1997). Virus
gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú thuộc kiểu gen RGNNV, tính kháng
nguyên của virus này nằm ở lớp vỏ có bản chất glycoprotein, trọng lượng
phân tử 42Kda
Tác nhân chính gây bệnh VNN là Nodavius, virus này có vật chất di
truyền là một ARN thuộc giống Betanodavirus với kích thước 25-30 nm
(Kazuya Nagasawa và ctv, 2004). Bệnh VNN có phân bố rộng, xuất hiện ở
nhiều nước từ châu Mỹ đến châu Âu: Pháp, Đức, Italy và Châu Á: Nhật Bản,
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Singapore, Philipine
Nodavirus có ký chủ khá rộng bao gồm hơn 20 loài cá như: cá vược
Châu Âu, cá bơn sao, bơn Nhật Bản, tráp đỏ, nóc, bơn Đại Tây Dương, mú


10


lưng gù. Các lồi cá mú có thể bị cảm nhiễm virus này bao gồm: Epinephelus
malabaricus; E. bruneus; Cromileptes altivelis
Dấu hiêu bệnh lý bên ngoài của bệnh là hiện tượng cá bơi nhanh, khơng
định hướng, quay trịn hoặc xoắn cơ thể. Cá trưởng thành và cá bố mẹ bụng
có thể phình to, bơi lờ đờ, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, bỏ ăn. Các dấu hiệu bên
trong cá bị nhiễm VNN: gan chuyển màu nhợt nhạt, ruột chứa đầy dịch hơi
xanh và nâu. Tuy nhiên, đối với cá giai đoạn nhỏ thì dấu hiệu của bệnh khơng rõ
ràng. Virus gây bệnh được tìm thấy ở não, tuỷ sống, tuyến sinh dục, gan, dạ dày
và ruột.
VNN được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn nhất với cá
biển đặc biệt là giai đoạn cá giống: cá hương khi bị nhiễm VNN có thể chết
tới 70%, cá cỡ 2,5 -7,5 cm chết tới 100%, khi cá đạt kích cỡ lớn hơn 15 cm thì
tỉ lệ chết giảm hơn (dưới 20%).
Trong những năm gần đây, VNN đã thực sự trở thành mối đe dọa đối
với ngành nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới. Năm 1994 - 1995, bệnh này đã
gây chết 80 - 90% cá bột và cá giống loài E. akaara ở nhật. Fukuda và ctv
(1995) cũng khẳng định rằng Nodavirus chính là tác nhân gây bệnh cho E.
septemfasciatus ở Nhật, bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ cao (tháng 7-8).
Bệnh VNN cũng được báo cáo tại một số nước khác: tại Triều Tiên, bệnh có
thể gây chết tới 80% số cá chỉ trong một vài tuần (Salem và ctv, 1996) Tại
Thái Lan, bệnh thường xảy ra trên cá mú E. malabaricus, gây chết 100% nếu
cá ở giai đoạn nhỏ, cá lớn chết 20% (Danaxado và ctv, 1995). Bệnh có thể
xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cá nhưng khả năng nhiễm
bệnh nặng nhất là giai đoạn ấu trùng dưới 20 ngày tuổi
Như vậy, có thể thấy rằng bệnh VNN gây tác hại rất nghiêm trọng cho
nghề nuôi cá biển, đặc biệt là trong sản xuất giống nhân tạo, vì vậy để giảm
thiểu tác hại của bệnh VNN, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được áp


11


dụng: chọn đàn giống cá bố mẹ sạch bệnh, vệ sinh dụng cụ bằng Chlorine
(100 ppm), loại bỏ cá chết, cá yếu ra khỏi đàn cá nuôi. Hiện nay các nghiên
cứu về bệnh VNN vẫn được triển khai nhằm hạn chế tác hại của bệnh
1.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số loài cá thuộc họ các mú cũng đã phát hiện sự hiện
diện của virus VNN. Trong đó có các loài: E.coioides, E.fuscogutatus,
E.tauvina, E.lanceolatus, E.malabaricus ở Khánh Hoà; loài E.coioides ở Cát
Bà (Hải Phòng) và Cửa Hội (Nghệ An). Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển
tại Việt Nam được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2002 trên cá mú
(Epinephelus spp) nuôi lồng trên vịnh Hạ Long. Kết quả điều tra ở huyện
Vân Đồn, Quảng Ninh (2002) có số lồng bị bệnh. Bệnh xuất hiện từ tháng 5
đến tháng 10, nhiệt độ thích hợp bệnh phát triển 25-300C. Bệnh VNN phát
triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao, ở nhiệt độ 280C độc lực của virus này
mạnh hơn nhiều so với ở nhiệt độ 160C.
Ở Khánh Hịa, có khoảng 30% hộ nuôi cá biển chịu tác hại của bệnh
này. Giai đoạn cá nhỏ (5-20cm) thường chịu tác hại nặng hơn giai đoạn cá
lớn. Tỷ lệ chết có thể đến 50-100% và đây là bệnh khơng có mùa vụ rõ ràng
(2008). Cũng ở Khánh Hòa vào tháng 7 năm 2008 người ta cũng phát hiện
bệnh VNN trên cá mú cỡ 5-6cm nuôi tại bè của trường Đại Học Nha Trang,
bệnh lây lan rất nhanh và gây chết 100% cá trong vòng một tuần. Khi cá trong
lồng bị bệnh người ta cịn quan sát được một số lồi cá khác sống xung quanh
lồng cũng có dấu hiệu tương tự
Năm 2010, huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế, hai khu vực ni
cá mú trên lồng có hiện tượng cá từ một đến hai tháng tuổi chết hàng loạt, số
lượng thiệt hại ước tính trên 25 vạn con thả ni với tổng giá trị thiệt hại
khoảng 450 triệu đồng. Dấu hiệu bệnh lý cho thấy cá bỏ ăn, màu sậm, xương

sống cong lên, mắt lồi, bơi lòng vòng, chết rất nhanh, chết đồng loạt.

12


Kết quả điều tra sơ bộ của khoa nuôi trồng thủy sản - Đại Học Nha
Trang cho thấy cá nuôi tại vùng biển Khánh Hịa thường gặp bệnh có dấu hiệu
tương tự như bệnh hoại tử thần kinh được thông báo bởi nhiều tác giả. Tuy
nhiên, cho tới nay ở Việt Nam vẫn chưa có một báo cáo khoa học cụ thể nào
về tình hình dịch bệnh.
Biểu hiện bệnh lý bên ngồi cho thấy khi cá mắc bệnh thường bơi
khơng định hướng, bơi thành vòng tròn trên mặt nước, cá bỏ ăn, màu sậm đi.
Tuy nhiên, các biểu hiện triệu chứng bên ngoài này chỉ xuất hiện ở cá mú
giống và cá nuôi thương phẩm giai đoạn nhỏ ở Cửa Hội – Nghệ An. Bệnh
VNN trên cá mú nuôi ở Cát Bà thì khơng có dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Theo Trần Vĩ Hích và Phạm Thị Duyên (2008) quan sát mô bệnh học
trên cá mú chấm nâu, cá chẽm, cá bớp chết có dấu hiệu bệnh VNN ni tại
Khánh Hoà, Việt Nam đã chỉ ra rằng tác nhân gây bệnh đã phá huỷ các tế bào
thần kinh và võng mạc mắt của cá mắc bệnh và tạo ra các khơng bào có hình
dạng và kích thước khác nhau. Ở mơ não và mắt tìm thấy sự tồn tại của 2
dạng khơng bào: Dạng trịn và dạng elip, kích cỡ từ 4-30µm.
Theo Nguyen và cộng sự (1996), một trong số những điểm tái bản đầu
tiên có thể là ở tủy sống. Từ đó virus có thể tới não đầu tiên và sau đó là tới
võng mạc, thơng qua dây thần kinh thị giác.
Kết quả nghiên cứu mô bệnh học cho thấy virus gây bệnh đã phá hủy tế
bào thần kinh, tạo các khơng bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Kết
quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của Mori, Nakai, Muroga,
Arimoto, Mushiake và Furusawa (1992). Comps, Pepin và Bomani (1994). Cá
giai đoạn ấu trùng 40-45 ngày tuổi tại Cửa Hội có tỉ lệ tử vong lên tới 70-80%
trong vịng bảy ngày sau khi có dấu hiệu bỏ ăn, bơi xoay trịn. Nghiên cứu mơ

bệnh học thấy xuất hiện các khơng bào có kích cỡ 5-7µm, màu trắng đục
trong não, không thấy trong mắt.

13


Bệnh có thể gặp trên cá mú ở tất cả các độ tuổi, tuy nhiên giai đoạn ấu
trùng và cá giống bệnh có ảnh hưởng lớn nhất dễ dàng quan sát được.
Ấu trùng (từ 10-25 ngày tuổi) hoặc cá giống bỏ ăn, cá chết rải rác, bơi
lờ đờ trên tầng mặt do bóng hơi trương phồng. Dấu hiệu lâm sàng hay xuất
hiện ở giai đoạn ấu trùng hay cá con là các tổn thương ở các mô thần kinh, cột
sống, thần kinh võng mạc gây ra bởi virus. Não xung huyết, cá nhiễm bệnh
bơi khơng bình thường, bơi lội mạnh không định hướng, đầu chúc xuống dưới
Cá mú lớn (>150g) bị bệnh VNN có ít triệu chứng hơn và tỷ lệ chết
giảm. Cá thường chuyển màu tối, chậm chạp với bóng hơi trương phồng và có
thể hoặc khơng có vết bệnh ở đầu. Cá dưới 20 ngày tuổi không biểu có dấu
hiệu rõ ràng.
Cá từ 20 đến 45 ngày tuổi mắc bệnh có biểu hiện: yếu, bơi gần tầng
mặt. Cá từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi mang dấu hiệu bệnh nhận biết được như:
bơi khơng định hướng, quay trịn, hoặc xốy chơn ốc, kém ăn hay bỏ ăn, bóng
hơi phồng, thân đen xám, đuôi và vây chuyển màu đen, mắt đục, cá bệnh hoạt
động yếu, đầu treo trên mặt nước hoặc dưới đáy bể (lồng). Cá chết sau 3 - 5
ngày có dấu hiệu bệnh với tỉ lệ cao, có thể từ 80 - 100%.
Theo số liệu của Nguyễn Ngọc Du và cộng tác viên, trên cá mú nuôi tại
Vũng Tàu cho biết bệnh do NNV thường xảy ra trên cá giống, 53/64 mẫu bị nhiễm
NNV (tương ứng 82,8%), tỷ lệ chết do virus gây hoại tử thần kinh là từ 90-100%.
1.4. Một số đặc điểm sinh học của virus NNV
Virus hoại tử thần kinh (NNV) thuộc giống Betanodavirus, họ
Nodaviridae và cùng với 67 họ khác vẫn chưa được ấn định vào bộ nào trong
3 bộ của khoá phân loại ICTV. Dựa trên tính tương đồng của một trình tự

khoảng 410 bp trên RNA-2, týp huyết thanh, vật chủ đặc hiệu và nhiệt độ phát
triển tối ưu ở điều kiện invitro, giống Betanodavirus được phân thành 4 kiểu
gen chính tương đương với 4 lồi chính được liệt kê dưới đây:

14


Nhiệt độ

Kiểu

Týp huyết

gen

thanh

SJNNV

A

Striped jack

20-25oC

TPNNV

B

Tiger puffer


20oC

BFNNV

C

Vật chủ

Các loài cá nước lạnh:Atlantic halibut,

tối ưu

15-20oC

Atlantic cod, flounders, . . ..
RGNNV

C

Các loài cá nước ấm: Groupers, Asian

25-30oC

seabass, European seabass, . . ..
Ghi chú: Barfin flounder nervous necrosis virus (BFNNV), Redspotted
grouper nervous necrosis virus (RGNNV), Striped jack nervous necrosis virus
(SJNNV), Tiger puffer nervous necrosis virus (TGNNV).

GNNV có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 30 nm, hình thái đối

xứng 20 mặt (T=3). Cấu tạo gồm có vỏ capsid bao quanh 2 RNA sợi đơn,
dương, khơng có màng bao. Vỏ capsid được cấu thành bởi 32 capsome gồm
tổng cộng 180 protein. Khối lượng phân tử Mr=8.106 Da. Hệ số lắng bằng
130-140 S20w.
Khối lượng hệ gen GNNV chiếm khoảng 20% khối lượng hạt virion.
RNA hệ gen gồm 2 sợi đơn với kích thước dài tổng cộng khoảng 4500 nu.

Hình 1.1. Cấu tạo của Nervous Necrosis Virus
Hệ gen của RGNNV được giải trình tự đầy đủ vào năm 2003 cho thấy
kích thước RNA-1 là 3105 bp, trong đó từ nucleotit (nt) 79 đến 3027 là vùng

15


ORF mã hoá cho protein A (RNA-dependent RNA polymerase), kế 2 bên là
vùng 5’ và vùng 3’ không mang mã (NCR-non coding region) với kích thước
lần lượt là 78 bp và 76 bp. Từ trình tự trên, khối lượng phân tử dự đoán của
RNA-1 GGNNV là 992 735 Da. Vùng ORF mã hoá cho protein A với khối
lượng phân tử ước tính là 110 420 Da. Phân tử protein A có kích thước 982
aa, cũng đã được giải trình tự đầy đủ. Ngoài ra, từ nt 2753 đến 2980 là đoạn
gen mã hố cho protein B có kích thước 75 aa. Vai trị của protein B trong
q trình tái bản của NNV cịn đang được làm sáng tỏ. Kích thước protein này
tương đương giữa nhiều loài NNV ở những kiểu gen khác

Hình 1.2. Cấu trúc genome của Nervous Necrosis Virus
RNA-2 của RGNNV có kích thước 1434 bp, trong đó từ nt 27 đến 1043
mã hố cho protein vỏ virus có kích thước 338 aa. Hai vùng 5’NCR và
3’NCR có kích thước lần lượt là 26 nt và 390 nt. Khối lượng phân tử tính tốn
của RNA-2 là 459 025Da và mã hoá cho protein capsid khối lượng 37004 Da.
* Cơ chế gây bệnh

Cơ chế gây tổn thương mô bệnh học của NNV đã được nghiên cứu bởi
nhiều nhà khoa học như Nguyên & cộng sự (1996), Munday (1992),
Grotomol (1999), Mladineo (2003), Peducasse (1999) đều có kết luận chung
rằng: từ nước, thức ăn, VNN xâm nhập vào trong cơ thể cá qua ruột, mang,
miệng, da, chúng có thể tồn tại ở da, dạ dày, gan, thận, tuyến sinh dục... Cuối
cùng virus tấn cơng vào mơ đích là hệ thống thần kinh (não, tủy sống) và
võng mạc. Từ đó, chúng tái bản và gây hoại tử hệ thống thần kinh của vật

16


chủ. Nếu virus chưa vào não thì cá vẫn sống sót sau dịch bệnh, nhưng trứng
cá có thể nhiễm virus thơng qua tuyến sinh dục và nguồn nước.
Q trình hoại tử các nơron được quan sát thấy ở hầu hết các lồi. Thể
vùi nội bào cũng được tìm thấy ở nhiều loài cá đặc biệt là thấy nhiều ở cá mú
chấm nâu. Những tổn thương mô bệnh học liên quan tới nhiễm Betanodavirus
chứng minh một cách rõ ràng rằng virus tấn công trước tiên vào hệ thần kinh
trung ương (CNS) và võng mạc, nơi có vị trí tái bản của nó. Tuy nhiên cịn có
những quan điểm khác nhau về con đường cũng như phương thức lây truyền
của NNV trong cơ thể cá.
Munday (1992) và Grotmol (1999) lại đưa ra giả thuyết rằng lớp biểu
mô phân tầng của ruột trước có thể là điểm tái bản đầu tiên của virus. Virus
được đưa vào thông qua nước và thức ăn, ở đây chúng dễ dàng tương tác và
thông qua dây thần kinh sọ não virus có thể được đưa đến não và gây bệnh
tích điển hình tại đây.
Ngồi ra Mladineo (2003) còn phát hiện kháng nguyên ở thùy khứu
giác, điều ấy cho thấy khoang mũi cũng có khả năng là một đường vào của
virus, bên cạnh đường qua mang, miệng, da (Peducasse., (1999).
Một số tác giả cho biết với kỹ thuật kiểm tra kháng thể gián tiếp (IFAT
- Indirect fluorescent antibody test) đã phát hiện thấy virus ở những cơ quan

khác nhau của những cá thể cá sống sót sau dịch bệnh như: tuyến sinh dục,
gan, thận, ruột, dạ dày nhưng lại không phát hiện thấy virus ở CNS và võng
mạc. Kết quả đó củng cố thêm giả thuyết về sự nhiễm virus của trứng cá qua
con đường tuyến sinh dục.
Về phương thức lây lan bệnh: qua một số những quan sát từ thực tế,
cùng với một số những thí nghiệm dưới những điều kiện được kiểm soát của
các nhà khoa học cho thấy tồn tại hai phương thức lây truyền bệnh đó là:

17


×