Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 113 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học Vinh

TRN TH HO

từ ngữ
trong truyện ngắn chọn lọc tạ
duy anh
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ Số: 60.22.02.40

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngi hng dẫn khoa học:

PGS. TS. HỒNG TRỌNG CANH

NGhƯ an - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình theo học ngành Ngơn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường
Đại học Vinh và q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tơi đã nhận
được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường
Đại học Vinh. Ngồi ra, chúng tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,
PGS. TS Hoàng Trọng Canh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tơi
hồn thành luận văn này.


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức
cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi
sai sót. Do vậy, chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy cơ giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1

2.

Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2

3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 6

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 7

5.

Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ...................................................... 7


6.

Cái mới của đề tài ................................................................................. 8

7.

Cấu trúc luận văn.................................................................................. 8

Chƣơng 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI......................................................................................... 9
1.1.

Ngôn ngữ truyện ngắn .......................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm truyện ngắn ......................................................................... 9
1.1.2. Phân biệt truyện ngắn với tiểu thuyết ................................................ 12
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn ........................................................ 18
1.2.

Tạ Duy Anh - tác giả và tác phẩm...................................................... 21

1.2.1. Vài nét về tác giả ................................................................................ 21
1.2.2. Vài nét về các tác phẩm chính và Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh...... 24
1.3.

Các vấn đề về từ ngữ và việc nghiên cứu từ ngữ trong văn bản
nghệ thuật ........................................................................................... 28

1.3.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ và từ ngữ trong văn bản nghệ thuật ............. 28

1.3.2. Vấn đề từ ngữ trong tác phẩm Tạ Duy Anh nói chung và trong
Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh nói riêng ..................................... 31
1.4.

Tiểu kết chương 1............................................................................... 33

Chƣơng 2. CÁC LỚP TỪ NGỮ TIÊU BIỂU
TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH ......... 34
2.1.

Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay và hướng nghiên cứu
chúng trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh ................................ 34


2.1.1. Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay ......................................... 34
2.1.2. Tiếp cận các lớp từ trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh ........... 36
2.2.

Các lớp từ ngữ tiêu biểu trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh ...... 37

2.2.1. Lớp từ láy ........................................................................................... 37
2.2.2. Thành ngữ........................................................................................... 47
2.2.3. Lớp từ Hán Việt.................................................................................. 54
2.3.

Vài nét về dấu ấn tác giả qua cách sử dụng các lớp từ ngữ ............... 59

2.4.

Tiểu kết chương 2............................................................................... 60


Chƣơng 3. CÁC TRƢỜNG NGỮ NGHĨA NỔI BẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH ......... 62
3.1.

Khái niệm trường ngữ nghĩa và hướng nghiên cứu các trường
ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh .............. 62

3.1.1. Khái niệm trường ngữ nghĩa từ vựng ................................................. 62
3.1.2. Hướng nghiên cứu các trường ngữ nghĩa trong Truyện ngắn
chọn lọc Tạ Duy Anh .......................................................................... 64
3.2.

Các trường ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ
Duy Anh .............................................................................................. 66

3.2.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa dùng trong sinh hoạt thường nhật
của con người ..................................................................................... 66
3.2.2. Trường ngữ nghĩa chỉ tâm trạng, cảm xúc con người ........................ 71
3.2.3. Trường ngữ nghĩa chỉ tính cách con người ........................................ 80
3.2.4. Trường ngữ nghĩa về thời gian ........................................................... 87
3.2.5. Trường ngữ nghĩa về không gian ....................................................... 92
3.3.

Những nét riêng của Tạ Duy Anh qua việc sử dụng các trường
ngữ nghĩa nổi bật ................................................................................ 98

3.4.

Tiểu kết chương 3............................................................................. 100


KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LI U THAM KHẢO .......................................................................... 104


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học là nghệ thuật ngơn từ - đó là điều hiển nhiên, bất tất phải
bàn cãi. Do vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng văn học, người nghiên cứu
không thể không quan tâm đến mặt ngôn từ của tác phẩm. Qua hệ thống từ
ngữ, cú pháp, biện pháp tu từ được sử dụng có tính chung, ổn định trong hàng
loạt tác phẩm, ta có thể nhận ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả
đó. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn
ngơn ngữ học càng ngày càng thể hiện tính ưu việt của nó. Đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng
đi theo hướng nghiên cứu này.
1.2. Từ sau năm 1975, các thể loại tự sự Việt Nam đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ, trong đó có thể loại truyện ngắn. Trước yêu cầu đổi mới văn
học, đội ngũ các nhà văn đương đại đã không ngừng nỗ lực sáng tạo để đưa
truyện ngắn Việt Nam đi vào quỹ đạo của truyện ngắn thế giới. Cùng với
Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hồi, … Tạ Duy Anh là nhà văn
có nhiều đóng góp trong q trình tìm tịi đổi mới truyện ngắn Việt Nam
đương đại. Những tìm tịi, đổi mới về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn
được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó, có phương diện ngơn ngữ.
Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tơi
mong muốn góp thêm một cứ liệu làm cơ sở nhận biết, đánh giá những nét
mới của ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975.
1.3. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học được tạo nên từ nhiều loại đơn

vị thuộc các cấp độ khác nhau, như từ, câu, đoạn văn (đoạn thơ), văn bản.
Trong đó, từ ngữ là cấp độ đầu tiên phải xem xét khi nghiên cứu một văn bản
nghệ thuật. Từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật vốn khơng phải là thứ sản
phầm gì xa lạ, đó vẫn là những từ ngữ nằm trong kho từ vựng của vốn từ dân


2

tộc, được nhà văn chắt lọc, tổ chức theo một cách riêng, thể hiện dụng ý nghệ
thuật của mình. Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, tùy vào quan niệm thẩm mĩ, cá
tính sáng tạo mà mỗi nhà văn lại có cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ riêng. Từ
ngữ trong tác phẩm văn học vì thế ln là phương diện thể hiện rõ dấu ấn
phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong truyện
ngắn Tạ Duy Anh ngồi việc góp phần tạo cứ liệu để đánh giá sự vận động,
đổi mới văn học của tác giả, chúng tôi mong muốn thấy được rõ hơn nét
phong cách của nhà văn trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ.
2. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, sau 1975, cùng với nhiều nhà văn trẻ, Tạ Duy Anh
là nhà văn có nhiều tìm tịi, thể nghiệm trong quá trình đổi mới nghệ thuật
truyện ngắn Việt Nam đương đại. Hơn hai mươi năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã
có những đóng góp to lớn trong việc đổi mới truyện ngắn Việt Nam đương đại.
Ơng khơng ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình “Tơi ln tìm cách phá bỏ thị
hiếu thông thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ
nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích,
thậm chí nguyền rủa, để tạo ra một cảm nhận khác, một tư duy khác. Nghệ
thuật không phải là một cuộc diễu hành, và nhà văn phải chấp nhận con đường
mình chọn” [Dẫn theo 33, tr.23]. Ơng ln viết với một ý thức tìm tịi và nỗ lực
tìm tịi đổi mới “Tơi khơng bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà lại
thiếu sự nghiêm túc, tỉnh táo. Khi viết, dù là một bài báo, tôi cũng chú ý từng
chữ một. Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá ngay” [Dẫn theo 33, tr.21].

Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, truyện ngắn Tạ Duy Anh ngày càng
nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả
trong cả nước. Đã có khá nhiều bài viết tìm hiểu về truyện ngắn Tạ Duy Anh
trên nhiều phương diện, trong đó, nổi bật hơn cả là phương diện quan niệm
nghệ thuật, phương diện nội dung, phương diện nhân vật.


3

Ở phương diện quan niệm nghệ thuật, trong bài viết Tạ Duy Anh và Giã
biệt bóng tối đăng trên trang evan.vnpress.net, tác giả Trần Thiện Khanh nhận
xét “Bắt đầu từ thay đổi nghề, thay đổi cách sống, thay đổi trạng thái tồn tại,
đến thay đổi cách nghĩ, thay đổi lối viết, văn phong… Tạ Duy Anh đã thực
hiện nhiều cuộc đổi thay trong thế giới văn hóa, thế giới nghệ thuật xét về mặt
bút pháp và tư tưởng. Cứ sau một tác phẩm trình làng, Tạ Duy Anh lại nhân
thêm hy vọng mình làm thay đổi được điều gì đó. Anh nói nhiều về sự thay
đổi, mơ tả sự thay đổi từ nhiều góc độ, chứ khơng định ra một khung quy
chiếu nhất định nào" [44]. Cũng như vậy, trong luận văn Tạ Duy Anh Từ quan
niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐHSPHN,
2005), tác giả Phạm Thị Hương đã nghiên cứu một cách khá toàn diện quan
niệm nghệ thuật của Tạ Duy Anh thể hiện một cách cụ thể qua quan niệm của
nhà văn về hiện thực, về con người, về sự gia tăng yếu tố kì ảo và chất tiểu
thuyết trong truyện ngắn,…
Ở phương diện nội dung, truyện ngắn của Tạ Duy Anh cũng nhận
được sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong cơng trình Thế giới nghệ thuật Tạ
Duy Anh, ba tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lan Hương, Võ Thị Thanh
Hà đã có những nhận xét hết sức khái quát về giá trị nội dung trong truyện
ngắn Tạ Duy Anh. Các tác giả này đánh giá: qua truyện ngắn, “Tạ Duy Anh
mang đến cho độc giả những day dứt, trăn trở không nguôi trước ý nghĩa
làm người. Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh tăm tối, tàn ác, vẫn

lấp lánh niềm tin, sự xót thương và câu hỏi đầy lòng tự trọng của con người”
[33, tr.243]. Tác phẩm của Tạ Duy Anh giúp con người từ bỏ những cái còn
xấu, còn tiêu cực trong xã hội, đồng thời nó gióng lên một hồi chng cảnh
báo: sống trong một xã hội, một môi trường, con người cần quan tâm và xích
lại gần nhau hơn và đặc biệt hơn cả là con người không bao giờ bị mất đi
niềm hy vọng dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bàn về giá trị nội dung của
truyện ngắn Tạ Duy Anh, báo Thể thao văn hóa số 47/2004 viết: “Mối quan


4

tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản đánh mất mình của con người,
dưới sự giằng giật, xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại chính
mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và
bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá
nhân”. Đây cũng chính là nội dung chính, thường trực, trở đi trở lại trong
tiểu thuyết cũng như truyện ngắn Tạ Duy Anh. Tương tự, Báo Pháp luật số
140/2004 khẳng định: “Tạ Duy Anh là tác giả tâm huyết, trăn trở với số
phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách.
Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh
lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Cịn trên báo Gia đình và thời
đại số 80/2004 khi nhấn mạnh vào khía cạnh số phận con người trong tác
phẩm Tạ Duy Anh, tác giả bài viết đã đưa ra câu hỏi: “Số phận con người phải chăng luôn là trăn trở dằn vặt trong ông”. Có thể khẳng định, các bài
viết nêu trên dù nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau về nội dung
trong truyện ngắn Tạ Duy Anh nhưng hầu hết đều khẳng định, Tạ Duy Anh
là nhà văn luôn tỉnh táo trải nghiệm những vấn đề tàn khốc của cuộc sống;
ông mô tả hiện thực từ một ý thức khai vỡ những góc khuất, góc tối, từ chủ
ý vươn tới cái đa dạng, đa chiều. Ơng nói về hiện thực thơ nhám, bộn bề
bằng một thứ ngôn ngữ đời thường nhất, tự nhiên nhất.
Ngồi những bài viết tìm hiểu một cách khái qt về quan điểm nghệ

thuật, về nội dung, cịn có một số bài viết tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. Chẳng hạn, trong bài Tạ Duy
Anh giữa lằn ranh thiện ác (báo Tuổi trẻ Online), tác giả Việt Hoài đưa ra
nhận xét về đặc điểm chung về thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh: “Nhân vật
Tạ Duy Anh khơng có sự trung gian nhờ nhờ xam xám về ngoại hình. Người
xấu thì cực xấu như lão Phụng, người đẹp thì như hoa như ngọc, như Quý
Anh, bà Ba, như những phụ sản chờ sinh” [38]. Tác giả bài báo cho rằng Tạ
Duy Anh ln đặt nhân vật của mình ở ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào


5

cũng luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ
thù, với người thân, với chính bản thân mình…”
Cùng với những bài viết khái quát về các phương diện cụ thể trong
truyện ngắn Tạ Duy Anh, cịn có khá nhiều những bài viết tìm hiểu về truyện
ngắn Bước qua lời nguyền - một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn. Năm
1989, sự xuất hiện của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, đánh dấu bước
ngoặt thực sự trên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh. Bàn về tác phẩm này,
tác giả Trần Thiện Khanh nhận xét: “Năm 1989, trong khơng khí đổi mới, Tạ
Duy Anh công bố truyện ngắn Bước qua lời nguyền trên báo Văn nghệ. Bước
qua lời nguyền đem đến cho văn chương đổi mới một tiếng nói dân chủ mạnh
mẽ, đầy ắp tinh thần đối thoại. Tạ Duy Anh bộc lộ thái độ dứt khoát đoạn
tuyệt với những lời nguyền, những định kiến, những khế ước đã trói buộc mọi
sự tự do và nhu cầu nhân tính của con người. Cũng từ đấy trở đi “dòng văn
học bước qua lời nguyền” (chữ dùng của Hồng Ngọc Hiến) mới hình thành
rõ nét, sinh động và thực sự phức tạp” [44]. Cụ thể hơn, Nguyên Ngọc trong
bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những vấn
đề đặt ra và triển vọng cho rằng, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh "gói
trọn trong mươi trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, mấy kiếp người vừa là

tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời” [58].
Những nhận xét trên đây dường như đã đúng khi tiên đoán về sự xuất hiện
của một tài năng như Tạ Duy Anh sau một loạt những sáng tác có giá trị của
ơng ra đời.
Điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi thấy, mặc dù đã có nhiều bài viết
tìm hiểu về truyện ngắn Tạ Duy Anh nhưng nhìn chung, những ý kiến của các
tác giả trong những bài viết này chủ yếu dừng lại ở việc nhận xét, đánh giá
các tác phẩm dưới góc độ lí luận, phê bình. Rất ít bài viết quan tâm tới đặc
điểm từ ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đó chính là cơ sở để chúng tơi
tìm hiểu đề tài này.


6

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều truyện ngắn đặc sắc, Tuy nhiên trong
đề tài này, chúng tơi khơng có điều kiện để khảo sát toàn bộ các truyện ngắn
của nhà văn mà chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm về từ ngữ trong
29 tác phẩm tiêu biểu được in trong tập: Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
(Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2008), cụ thể là những truyện ngắn sau:
I.

Nhân vật lạ

II.

Xưa kia chị đẹp nhất làng

III.


Bước qua lời nguyền

IV.

Vòng trầm luân trần gian

V.

Những chiếc gáy

VI.

Dịch quỷ sứ

VII.

Chiếc giầy pha lê

VIII.

Tội tổ tông

IX.

Gã lẩm bẩm

X.

Luân hồi


XI.

Người thắng trận

XII.

Mê hồn trận

XIII.

Con ruồi

XIV.

Ngũ gia truyện

XV.

Phở gia truyền

XVI.

Bí mật của vĩnh cửu

XVII.

Ngơi nhà của cha tôi

XVIII.


Ánh sáng nàng

XIX.

Lãng du

XX.

Đàn ông và đàn bà

XXI.

Lũ vịt trời

XXII.

Hóa kiếp


7

XXIII.

Con vẹt

XXIV.

Truyền thuyết viết lại

XXV.


Giai điệu đen

XXVI.

Lạc loài

XXVII. Người khác
XXVIII. Một câu chuyện cười
XXIX.

Bên ngồi thời gian

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi
muốn nêu lên được những nét đặc sắc nhất của từ ngữ trong truyện ngắn của
Tạ Duy Anh, qua đó, thấy được đặc điểm phong cách trong việc sử dụng từ
ngữ của nhà văn này.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đặt ra cho luận văn ba
nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của các lớp từ ngữ nổi bật trong
truyện ngắn Tạ Duy Anh.
- Khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của các trường từ vựng tiêu biểu
trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
- Qua đặc điểm sử dụng các lớp từ và trường từ vựng nổi bật rút ra một
số nét về sắc thái phong cách ngôn ngữ tác giả trong truyện ngắn.
5. Phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp

nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp miêu tả


8

- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Thủ pháp so sánh đối chiếu
6. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu sâu về đặc điểm sử dụng từ ngữ truyện
ngắn của Tạ Duy Anh. Qua đó chỉ ra một số nét phong cách của nhà văn này
trong việc sử dụng từ ngữ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Các lớp từ ngữ tiêu biểu trong Truyện ngắn chọn lọc
Tạ Duy Anh
Chương 3. Các trường ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc
Tạ Duy Anh.


9

Chƣơng 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Đã có rất nhiều phát biểu của các nhà văn, nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước bàn về truyện ngắn nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự

thống nhất về khái niệm truyện ngắn. Bàn về truyện ngắn, mỗi người thường
nhấn mạnh tới một đặc điểm nào đó. Theo ý kiến của Ga-ra-nốp: “đối với
truyện ngắn hay, có một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó là bảo vệ cho được
tính xác định về mặt thể loại. Truyện ngắn cần phải cô đọng đến mức cao
nhất. Vấn đề số một đối với nó là vấn đề dung lượng (xin đừng lẫn với sự
ngắn gọn bên ngoài)”. Giáo sư văn học người Pháp D.Grơnơpki thì nhấn
mạnh đến tính biến hóa của thể loại truyện này. Ông viết: “Truyện ngắn là
một thể loại mn hình mn vẻ biến đổi khơng cùng. Nó là một vật biến hóa
như quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khn khổ: ba dịng hoặc ba mươi
trang. Biến hóa về kiểu loại tính chất, trào phúng, kì ảo, hướng về biến cố thật
hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hóa về nội dung: thay đổi
vơ cùng vơ tận. Muốn có chất liệu để kể, cần có một cái gì đó sảy ra, dù đó là
sự thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của
truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn
biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [59; 79].
K. Pautốpxi - nhà văn Nga đã xác định: “Thực chất truyện ngắn là gì?
Tơi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái khơng
bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường lại hiện
ra như cái gì khơng bình thường” [59; 39]. Ở đây K. Pautốpxi rất quan tâm
đến tính sự kiện trong truyện ngắn, ông nhấn mạnh đến sự đan xen giữa cái
bình thường và cái khơng bình thường.


10

Cịn đại văn hào Nga A. Tơnxtơi thì lại viết: “Truyện ngắn là một hình
thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta
có thể “dọn” cho độc giả “no nê” với những món sang đại loại hoặc như miêu
tả cho thật sinh động, đối thoại cho thật sâu sắc... còn như trong truyện ngắn,
tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh như anh đã hiểu biết. Bởi

lẽ hình thức nhỏ khơng có nghĩa là nội dung khơng lớn lao” [59; 124]. Như
vậy, bằng cách đối lập với thể sáng tác khác, Tônxtôi đã trả lời cho câu hỏi:
truyện ngắn là gì.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu bàn về nội
dung khái niệm truyện ngắn. Nhà văn Nguyễn Cơng Hoan đã giải thích về
truyện ngắn như sau: “Trước hết ta nên phân biệt thế nào là truyện ngắn, thế
nào là truyện dài - loại truyện viết theo nghệ thuật Âu tây là loại mới có trong
văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ngày xưa ta
chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn vần. Những truyện “Muỗi
nhà”, “Muỗi đồng”, “Hai ông phật cãi nhau” trong “Thánh tông di thảo” là
viết theo nghệ thuật Á đơng, “Hồng lê nhất thống chí” là lịch sử kí sự chứ
khơng phải là lịch sử tiểu thuyết, và cái nào viết trong vài trang gọi là đoản
thiên - tiểu thuyết. Năm 1932 báo “Phong hóa” dịch đoản thiên tiểu thuyết ra
tiếng ta gọi là truyện ngắn. Rồi từ đó trường thiên tiểu thuyết gọi là truyện dài
và trung thiên tiểu thuyết gọi là truyện vừa” [39; 65].
Nhà văn Nguyên Ngọc thì xác nhận: “Truyện ngắn là một bộ phận của
tiểu thuyết nói chung”. Vì thế: “khơng nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn
vào những khn mẫu gị bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ, có truyện viết về cả
một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [58;
28]. Ở đây, nhà văn chỉ rõ sức ôm chứa và khả năng khái quát hiện thực của
truyện ngắn.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các nhà biên soạn cho rằng, truyện
ngắn được xem là "tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn


11

bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống con người: đời tư, thế sự hay
sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu
một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [35; 370].

Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt
truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác
phẩm rất ngắn nhưng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn
thời trung đại tuy ngắn nhưng cũng rất gần với truyện vừa. Các hình thức
truyện kể về dân gian cũng rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại...
lại càng khơng phải là truyện ngắn.
Theo quan niệm của các nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông hiện
nay, truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể
loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế
sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Khác với truyện ngắn
thời trung đại, truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn vấn
đề, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại. Cho nên
truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học.
Trong “150 thuật ngữ văn học”, Lại Nguyên Ân cũng coi truyện
ngắn là “Một thể loại của tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng
văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã
hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm
truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch
khơng nghỉ” [18; 345].
Như vậy, những ý kiến về truyện ngắn đã trình bày ở trên cho chúng
ta một cái nhìn tồn diện về thể loại này. Truyện ngắn khơng phải là truyện
dài thu nhỏ, nó là một thể có hệ thống thi pháp riêng. Các ý kiến về truyện
ngắn rất đa dạng nhưng nhìn chung đều xoay quanh những khía cạnh
chính: dung lượng, kết cấu, độ dồn nén, sức khái quát hiện thực và hình
thức biểu đạt.


12

1.1.2. Phân biệt truyện ngắn với tiểu thuyết

1.1.2.1. Tiểu thuyết
Khi tìm hiểu và tiếp cận một tác phẩm văn học, vấn đề đầu tiên mà
người đọc chú ý đó chính là thể loại, bởi đây là yếu tố chi phối đến giá trị nội
dung cũng như nghệ thuật, ngôn ngữ, tư tưởng của nhà văn. Tuy nhiên ranh
giới giữa thể và loại của tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng ta
cần dựa vào một số tiêu chí quan trọng để phân biệt chúng. Với thể loại tiểu
thuyết và truyện ngắn cũng vậy.
Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận
đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu
thuyết có thể chứa đựng lý lịch của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện
nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm
vị trí trung tâm trong hệ thống thể loại cận đại và hiện đại.
Bàn về thi pháp tiểu thuyết, trước đây đã có những quan niệm khá
thống nhất. Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn và các thể loại gần gũi khác,
có những tiêu chí đã được định hình.
Tiểu thuyết nhìn con người ở góc độ đời tư. Nếu sử thi nhìn con người
trong mối quan hệ với lịch sử, con người ở góc độ xã hội thì tiểu thuyết lại
khai thác sâu vào thế giới bên tron, phần người nhất của con người. Mỗi khám
phá của các nhà văn giúp ta hiểu thêm những điều bí ẩn, sâu xa và cũng đầy
hấp dẫn. Đây là phần khơng trùng khít với con người địa vị xã hội.
Chất văn xuôi là đặc trưng thứ hai của tiểu thuyết. Nếu thơ đi sâu vào
thế giới cảm xúc thì tiểu thuyết lại tái hiện chân thực bức tranh đời sống đang
diễn ra với đầy đủ con người, sự kiện, ngôn ngữ, không gian thời gian với tất
cả sự phức tạp của nó..
Con người nếm trải là đặc trưng riêng của tiểu thuyết. Đặc trưng này
cho thấy con người luôn “lớn lên” trong tư duy, trong ý thức. Điều đó cũng có


13


nghĩa tính cách tâm hồn con người ln vận động trơi chảy như một dịng
sơng. Các nhà văn hiện đại ln chú ý đến sự logic trong phát triển tính cách
nhân vật. Nhân vật tiểu thuyết khơng bó cứng trong khn khổ chật chội.
Sự gia tăng các yếu tố ngồi cốt truyện làm cho tiểu thuyết phản ánh
cuộc sống chân thực hơn. Trong tiểu thuyết hiện đại, nhiều chi tiết thuộc yếu
tố bên ngồi cốt truyện, như thiên nhiên, mơi trường sống, cả những đoạn triết
lý, bình luận, rẽ ngang... đều đem đến cho tác phẩm những ý nghĩa bất ngờ.
Rút ngắn khoảng cách trần thuật là yếu tố có thể thấy rõ nhất khi so
sánh tiểu thuyết với sử thi. Nếu ở sử thi, khoảng cách xa giữa người trần thuật
và nội dung trần thuật tạo ra sự ngưỡng mộ, thành kính được gọi là “khoảng
cách sử thi” thì trong tiểu thuyết khoảng cách ấy lại bị rút ngắn lại. Nhân vật
trở nên gần gũi, nhà văn hiểu nhân vật bằng chính kinh nghiệm sống của
mình, thậm chí là hóa thân vào nhân vật.
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng
nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Có cuốn tiểu thuyêt giàu chất thơ
(chất trữ tình) như sáng tác của Nguyên Hồng; chất triết lý có nhiều trong tiểu
thuyết của Nguyễn Khải, Nam Cao; chất ký tồn tại nhiều trong triết lý của Vũ
Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố... Có loại tiểu thuyết thường dựng lại cuộc đời của
mỗi nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử như cuốn: Ông cố vấn, Ơng tình báo và
hai bà vợ...Trong văn học chống Mỹ, có nhiều tác phẩm giao thoa giữa tiểu
thuyết và kí như: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Người mẹ cầm súng
(Nguyễn Thi)... Chất kịch cũng đi vào tiểu thuyết tạo nên những tình huống
đầy kịch tính, gia tăng yếu tố đối thoại, giảm vai trò độc thoại (tiểu thuyết Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng, mỗi chương truyện là một vở hài kịch).
Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về tiểu thuyết đã được chính các nhà
văn làm mới. Có lẽ nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phức
tạp đa chiều của đời sống đã tác động mạnh mẽ đến văn chương, trong đó có
tiểu thuyết. Theo M.Barkhtin, tiểu thuyết “là thể loại văn chương duy nhất



14

đang chuyển biến và cịn chưa định hình. Những lực cấu thành thể loại còn
đang hoạt động trước mắt chúng ta. Thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng
thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại chưa
hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đốn được hết khả năng uyển chuyển của
nó”. Quả thực như M.Bkhtin phát biểu: “Tiểu thuyết sở dĩ thành nhân vật
chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy
nhất do thế giới ấy sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu
thuyết về nhiều phương diện đã và đang báo trước sự phát triển tương lai của
toàn bộ văn học". Tư duy tiểu thuyết đang có sự đổi mới. Làn gió ấy khơng
chỉ có trên thế giới mà chính ở văn học Việt Nam. Nếu tiểu thuyết truyền
thống coi trọng đề tài lịch sử thì tiểu thuyết hiện đại đi sâu vào hiện thực xã
hội. Tiểu thuyết truyền thống lấy luân lý làm gốc, lấy ly kỳ hấp dẫn người đọc
thì tiểu thuyết hiện đại tâm lý làm quan trọng, quan tâm nhiều đến con người
cá nhân. Ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại gắn với cuộc sống con người hơn.
Nhân vật tiểu thuyết người hơn với tất cả sự chân thực. Người ta nói nhiều tới
khái niệm “dòng ý thức” trong các tiểu thuyết hiện đại. Nhờ đó thế giới nội
tâm nhân vật được cảm nhận sâu sắc trong logic riêng của đời sống, của tâm
lý con người.
Trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay, chúng ta đã nhận rõ sự
vận động của tiểu thuyết theo chiều hướng đột phá tạo những hình thức nghệ
thuật mới và cả quan niệm mới về thế giới. Trong dịng chảy khơng ngừng của
tiểu thuyết Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, từ cảm hứng anh hùng ca
đến xu hướng thế sự đời tư ta sẽ nhận ra những nỗ lực cách tân của những
người cầm bút với thể loại trẻ trung này. Trong đó, Tạ Duy Anh là một trong
các nhà văn đương đại đã đóng góp thành cơng vào sự đổi mới của tiểu thuyết.
1.1.2.2. Truyện ngắn
Khác với tiểu thuyết là loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy

đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một


15

hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh trong đời sống
tâm hồn con người. Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp. Nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật trong
truyện ngắn lại là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn khơng nhằm tới
việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan
với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ
xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái phụ thuộc của con người.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về
cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng,
nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên
tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan
trọng nhất của truyện ngắn thường là những chi tiết cơ đúc, có dung lượng lớn
và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm nhiều sâu chưa nói hết.
Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi
làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như
truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng
thực ra không phải, truyện ngắn gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự
sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất
khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn.
Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay
một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn
khơng phải là ở hệ thống sự kiện mà là ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời.
Truyện ngắn thời trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa.
Còn truyện ngắn hiện đại thì lại khác hẳn, đó là một kiểu tư duy khá mới vì

vậy truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. Tác giả của
truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy


16

mà trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác
biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn đó là: Nếu nhân vật chính của
tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ
của thế giới đó. Truyện ngắn thường khơng nhằm tới việc khắc họa những
tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn
cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của một con người. Mặt khác truyện
ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc
sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè... những kiểu loại
mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng nói chung
chức năng của nó là để nhận ra một điều gì đó. Cái chính của truyện ngắn là
gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn
thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm
phá. Ngồi ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay
của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống
hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng
ảnh hưởng kịp thời trong đời sống con người.
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện
được kể bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn
các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ
vài dịng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số
đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ

thuật truyện ngắn.
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất
định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một
diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về
nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như


17

tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống. Ví dụ
một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của Maupassant thời gian chỉ 24 giờ;
Lời phán quyết của Kafka chỉ xảy ra trong vài tiếng.
Paul Bourget nhà phê bình Pháp thế kỷ 20 có nhận định về hai thể loại
trên, qua đó cũng giải thích phần nào về sự chênh lệnh số trang của chúng:
"Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau. Phong cách
của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn
tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cơ lập nó lại. Các tình tiết mà cả dãy đã làm
nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng
lại với nhau. Tiểu thuyết tiến hành thông qua các triển khai, cịn truyện ngắn
thơng qua sự tập trung... Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng”.
Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song không phải
bất cứ một tác phẩm dài nào cũng là tiểu thuyết. Phần quan trọng để được gọi
là tiểu thuyết cịn ở cấu trúc của nó.
Có hai cách để phân biệt truyện ngắn hay tiểu thuyết: 1/ Căn cứ theo số
trang mà truyện có thể in ra và 2/ Căn cứ theo cách viết của cả truyện: Tiểu
thuyết hay truyện dài thì cứ triền miên theo thời gian, đơi khi có qng hồi ức
trở ngược lại. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc
cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi
tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và

đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cơ đọng và mở rộng. Tiểu
thuyết, dù có cơ đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo
dài, nếu khơng nói là đến vơ cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc
tích và ngắn. Dĩ nhiên đây khơng phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một
truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn
tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các
tác phẩm hư cấu nói chung.


18

Một cách so sánh thƣờng thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là
xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một dàn nhạc lớn và truyện ngắn là
khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo chúng tôi, cách so sánh này
khơng chính xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do
hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello, thực hiện nghe khác với khi
được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một
đoạn hoặc một trang truyện ngắn thì khơng khác gì một đoạn hay một trang
tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu
thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử
dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử
dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với bản chất
của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xi, cịn
tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại trong tác phẩm cụ thể dưới
dạng một thể loại cụ thể: hoặc thơ, hoặc kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn hay bút
kí, v.v. Đồng thời khi nói đến ngơn ngữ của một tác phẩm cụ thể nào đó,
người ta khơng tách rời nó với phong cách của tác giả. Như vậy, cũng rất dễ

hiểu vì sao khi phân tích ngơn từ trong tác phẩm, thơng thường người ta hay
chú ý cả đến phong cách của tác giả lẫn đặc trưng thể loại.
Nói đến ngơn ngữ trong truyện ngắn nói riêng và trong thể loại văn học
tự sự nói chung là ta đang nói đến chất liệu, loại phương tiện mang tính chất
đặc trưng của văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có truyện ngắn cũng
như các thể loại văn học khác. Bởi chính ngơn ngữ là chất liệu để cụ thể hố,
vật chất hoá sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng chủ đề, tính cách nhân vật, cốt
truyện…; ngơn ngữ là chất liệu đầu tiên và chủ yếu để nhà văn dùng làm cơ
sở chuẩn bị và sáng tạo nên tác phẩm. Nó cũng là yếu tố đầu tiên giúp người


19

đọc tiếp xúc với tác phẩm. Gorky xác định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là
ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó, và cũng cùng với các sự kiện, các hoạt
động của cuộc sống, là chất liệu của văn học”. M.Bakhtin lưu ý: “Bàn đến lời
văn, tức là ngơn ngữ trong tính tồn vẹn cụ thể và sinh động của nó”. Ngơn
ngữ trong truyện ngắn trước hết là ngơn ngữ hàm súc, cơ đọng và chính xác.
Nhưng nó đảm bảo được yêu cầu phản ánh hiện thực một cách sinh động và
chân thật nhất, biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn chuyển tải, miêu tả
đúng cái nhà văn muốn biểu hiện. Theo Tạ Duy Anh: “Từ ngữ khơng thể vơ
cớ mà thốt khỏi thân phận ký hiệu để có đời sống và cũng khơng ai làm được
cái việc thâu tóm chúng và sắp xếp lại cho có hồn. Q trình này ln gắn với
một chủ ý sáng tạo đầy phức tạp, thậm chí bí ẩn và ln hữu lý từ vô thức”.
Nếu ngôn ngữ truyện lịch sử là kể và tả, ngôn ngữ tiểu thuyết là sự mơ
tả và đối thoại thì ngơn ngữ truyện ngắn cũng vậy. Truyện ngắn chứa nhiều
phong cách nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau, hòa hợp, tranh
luận, cãi vã và đối chọi ti tiện. Đặc biệt ngôn ngữ trong truyện ngắn hiện đại
đã tỏ rõ “chất tiềm thức lấn át ý thức” (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu).
Mỗi từ, mỗi câu trong truyện ngắn phải tự mô tả lấy mình, phải động.

Ngơn ngữ đối thoại, tự tranh cãi, hay nói cách khác, ngơn ngữ lưỡng lự, nước
đơi... khiến cho truyện ngắn hiện đại là truyện ngắn của các khả năng. Mỗi
truyện ngắn hay thường khơng tự nó đem đến cho ta một kết luận khẳng định
hay bác bỏ, dứt khốt, áp đặt. Nhà văn Ngun Ngọc khi nói về ngơn ngữ
truyện ngắn có phát biểu: truyện ngắn nào của Tsekhov cũng làm giàu đời
sống tinh thần của chúng ta vì chúng đánh thức dậy ở ta ý thức ham muốn,
“giác ngộ” về sự việc phân vân, đắn đo hoặc nói như các nhà hiền triết
phương Đơng - biết tìm cái có trong cái khơng, cái khơng trong cái có.
Đối với truyện ngắn, để đạt đến chủ đề, ngôn ngữ được thể hiện ở đây
là một thứ ngôn ngữ gián tiếp cùng với những tình huống hiện thực khơng sẵn
có, mà phải tái tạo nhiều công phu. Nhân vật tôi của tác giả cùng với những


20

cảm hứng dù có mãnh liệt đến đâu cũng khơng được trực tiếp bộc lộ. Chính vì
vậy, trong khi tạo những chất liệu hiện thực với hình thức khác, theo một
logic bố cục khác để thể hiện chủ đề thì người sáng tác tự địi hỏi mình phải
có sự sáng tạo cơng phu hơn. Nói khác đi, người đọc khi tiếp xúc với thể loại
kí hoặc thể loại truyện ngắn anh ta đều có cảm tưởng là mình đang đi trong
một khung cảnh hiện thực của cuộc sống. Nhưng cảnh hiện thực của truyện
ngắn là cảnh hiện thực được thiết kế theo hướng tái tạo, cịn ở kí là cảnh kiện
thực tự nhiên.
Trong khi lí giải đặc trưng của thể loại thơ từ góc độ sử dụng ngơn ngữ
trong q trình sáng tạo và có tính đến hệ quả đích thực của ngơn ngữ ấy, nhà
lí luận Bakhtin cũng đã có một số ghi nhận xác đáng về ngơn ngữ thể loại như
sau: Trước hết, theo ông người viết tiểu thuyết (“và nói chung hầu như mọi
người viết văn xi”) thì đi bằng một con đường khác nhà thơ. Người viết
tiểu thuyết tiếp thu vào trong tác phẩm của mình những tiếng nói và ngơn ngữ
khác nhau “trong ngơn ngữ văn học và phi văn học” nhưng không làm chúng

suy yếu đi, mà thậm chí cịn khởi động thêm chúng. Người viết tiểu thuyết
xây dựng phong cách của mình trên sự phân hóa ngơn ngữ ấy, trên nền những
tiếng nói và thậm chí trên những ngơn ngữ khác nhau” ấy nhưng anh ta vẫn
giữ được cái tôi sáng tạo của mình và “tính thống nhất trong phong cách của
mình”. Hay theo cách lí giải khác: nhà văn xi khơng tẩy sạch khỏi từ ngữ
những ý chí và giọng điệu của người khác, khơng bóp chết những mầm mống
ngơn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những khn mặt
ngơn ngữ và cung cách nói năng “lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức
ngơn ngữ”, nhưng anh ta xếp đặt tất cả những từ ngữ và hình thức ấy ở những
khoảng cách khác nhau “so với cái hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng” của tác
phẩm và cái trung tâm ý chí của mình”.
Ngơn ngữ trong văn xi hiện đại nói chung, truyện ngắn nói riêng là
đi vào miêu tả chi tiết rất cụ thể, hiển hiện như sờ nắm lấy được. Chính vì


21

vậy, ngơn ngữ truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử nghiệm phong cách và sử
dụng ngôn ngữ vừa là tài năng vừa là cá tính sáng tạo, vừa là hiệu quả thể
hiện của mỗi nhà văn để làm nên phong cách riêng của mình.
Như vậy, khi nghiên cứu phong cách nhà văn chúng ta nhất thiết phải
tìm ra nét riêng của ngơn ngữ nhà văn đó. Phải tìm xem nhà văn đó đã kế thừa
những gì ở truyền thống ngôn ngữ văn học dân tộc và họ đã có những đổi mới
phát triển, đóng góp nào cho kho tàng ngôn ngữ văn học dân tộc. Để làm
được điều đó chúng ta cần phải khảo sát trên nhiều tác phẩm của một tác giả
có sự lặp đi lặp lại của một yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật. Trong tiến trình lịch
sử của văn học dân tộc có những cây bút trẻ đã tạo cho mình những phong
cách ngơn ngữ riêng độc đáo mà người đọc dễ dàng nhận ra. Nhà văn Tạ Duy
Anh là một hiện tượng văn học như thế.
1.2. Tạ Duy Anh - tác giả và tác phẩm

1.2.1. Vài nét về tác giả
Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Đãng, sinh ngày 9/9/1959 tại làng Đồng
Trưa, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Ngồi tên Tạ Duy Anh, ơng cịn viết với các bút danh khác như: Lão Tạ, Chu
Quý, Quý Anh, Bình Tâm... Ơng là cử nhân văn học. Tạ Duy Anh tham gia
xây dựng thuỷ điện Sông Đà từ năm 1978. Ngày 17/2/1985 ông nhập ngũ trở
thành trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Tháng 10/1987 xuất ngũ về làm việc tại
công ty Thuỷ điện Sông Đà. Năm 1992 ông tốt nghiệp trường viết văn
Nguyễn Du và làm giảng viên cho trường đến năm 2000. Ông là hội viên Hội
Nhà văn năm 1993. Chúng ta biết đến cái tên Tạ Duy Anh lần đầu tiên được
ông lấy làm bút danh khi truyện ngắn Để hiểu một con người được in trên báo
Văn nghệ năm 1980. Trong Nhân vật - Tác phẩm chọn lọc chúng ta có dịp trở
lại với cuộc đời niên thiếu của tác giả, một quãng thời gian có ảnh hưởng rất
nhiều đến sự nghiệp sáng tác của ông sau này. Tạ Duy Anh vốn là một cậu bé


×