Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ AN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NƠNG DÂN KHẨN HOANG
TRONG VĂN XI TỰ SỰ CỦA PHI VÂN, BÌNH
NGUYÊN LỘC, SƠN NAM
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3


3.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 14

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 14

5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 14

6.

Đóng góp của luận văn........................................................................ 14

7.

Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 15

Chƣơng 1.

NGƢỜI NƠNG DÂN KHẨN HOANG - MỘT HÌNH
TƢỢNG LỚN CỦA VĂN XUÔI NAM BỘ THẾ KÝ XX ........... 16

1.1.

Khái niệm người nông dân khẩn hoang .............................................. 16

1.1.1. Nam Bộ - vùng đất mới ....................................................................... 16

1.1.2. Khẩn hoang - một công việc đặc thù và ý nghĩa to lớn của nó ........... 17
1.1.3. Người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ................................................. 19
1.2.

Nhìn chung về hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong văn
xi Nam Bộ thế kỷ XX ..................................................................... 20

1.2.1. Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi Nam Bộ
từ đầu thế kỷ XX - 1945 ...................................................................... 20
1.2.2. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi Nam Bộ từ 1945
đến 1975 .............................................................................................. 25
1.2.3. Hình tượng người nơng dân trong văn xi Nam Bộ từ 1975
đến nay ................................................................................................ 29
1.3.

Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam - Những nhà văn thành
công nhất trong việc xây dựng người nông dân khẩn hoang. ............. 30

1.3.1. Tiểu sử, sự nghiệp văn học của ba nhà văn ........................................ 30
1.3.2. Nhìn chung về điểm gặp gỡ và khác biệt giữa ba nhà văn trong
việc thể hiện hình tượng người nông dân khẩn hoang ........................ 36


Chƣơng 2.

NHẬN THỨC THẨM MỸ VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA
NGƢỜI NÔNG DÂN KHẨN HOANG TRONG VĂN XUÔI
TỰ SỰ PHI VÂN, BÌNH NGUYÊN LỘC, SƠN NAM ............... 42

2.1.


Nhận thức thẩm mỹ về hồn cảnh sống của người nơng dân
khẩn hoang .......................................................................................... 42

2.1.1. Không - thời gian hoang sơ, thách thức .............................................. 42
2.1.2. Không - thời gian quy thuận con người. ............................................. 50
2.1.3. Những tai ương đến từ tổ chức xã hội ................................................ 53
2.2.

Nhận thức thẩm mỹ về những nét đẹp của người nông dân
khẩn hoang .......................................................................................... 57

2.2.1. Yêu đất đai, nguồn cội ........................................................................ 57
2.2.2. Cần cù và sáng tạo............................................................................... 72
2.2.3. Can đảm và nghĩa khí.......................................................................... 76
2.3.

Những điểm chất khác nhau giữa ba nhà văn khi thể hiện hình
tượng người nơng dân khẩn hoang ..................................................... 92

2.3.1. Với Phi Vân ......................................................................................... 92
2.3.2. Với Bình Nguyên Lộc ......................................................................... 94
2.3.3. Với Sơn Nam....................................................................................... 96
Chƣơng 3.

CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG NGƢỜI
NƠNG DÂN KHẨN HOANG TRONG VĂN XI NGHỆ THUẬT
CỦA PHI VÂN, BÌNH NGUN LỘC, SƠN NAM ................. 100

3.1.


Hư cấu trên cơ sở khảo cứu công phu ............................................... 100

3.1.1. Sự kết hợp giữa vốn sống phong phú với tinh thần phân tích
khoa học trong trần thuật, miêu tả..................................................... 100
3.1.2. Tính xác thực tương đối của những con người, địa danh ................. 106
3.1.3. Ghi chép và tưởng tượng................................................................... 107
3.2.

Vận dụng phương ngữ ....................................................................... 115

3.2.1. Cách vận dụng phương ngữ của người kể chuyện ............................ 115


3.2.2. Những thành công và hạn chế của từng nhà văn trong việc cá thể
hóa ngơn ngữ nhân vật ...................................................................... 123
3.3.

Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa “chuyện lạ” và chuyện thường ngày... 129

3.3.1. Liều lượng những" câu chuyện lạ" được đem tới ............................. 129
3.3.2. Vấn đề bình thường hóa những chuyện phi thường.......................... 132
3.3.3. Những cách phẩm bình trực tiếp về nhân vật của người kể chuyện... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Chúng ta biết đến văn học Nam Bộ thế kỷ XX với những sáng tác
của Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Trang
Thế Hy, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Mạnh Tuấn,
Lê Văn Thảo, Hồ Tĩnh Tâm, Nguyễn Ngọc Tư,… Những thế hệ nhà văn này
trưởng thành trong những thời kì khác nhau nhưng họ đã góp phần làm nên sự
bề thế, phong phú cho văn học Nam Bộ. Và hơn thế nữa, những người nghệ sĩ
đó đã để lại dấu ấn rõ nét tạo nên dòng chảy khác biệt, chứng tỏ sức sống của
một bộ phận văn học phát triển từ mảnh đất đặc thù. Vì vậy, có thể xem văn
học Nam Bộ là một vùng văn học độc đáo và thực sự cần nghiên cứu chuyên
tâm, lâu dài. Thực hiện đề tài này là một cách để chúng tôi dần tiếp cận, khám
phá mảnh đất văn học mà từ lâu vẫn đang còn vẻ “hoang sơ”, bí ẩn như chính
cuộc sống con người Nam Bộ.
1.2. Nam Bộ là vùng đất mới, nó được tạo lập trong quá trình người
dân miền Trung, Bắc di dân vào khai hoang, mở rộng bờ cõi, gây dựng sự
sống. Nam Bộ được sinh ra từ những hi sinh, từ xương máu của những bậc
tiền nhân đi khai hoang. Chính vì vậy, cảm hứng về những con người mang
gươm đi mở cõi trời Nam trở thành cảm hứng lớn trong sáng tác của nhiều thế
hệ nhà văn Nam Bộ. Từ ca dao dân ca Nam Bộ đến văn học viết Nam Bộ đầu
thế kỉ XX cho đến nay, có thể kể từ Hồ Biểu Chánh cho đến những nhà văn
trẻ ngày hôm nay như Nguyễn Ngọc Tư, dù xuất hiện đậm nhạt nhưng lúc nào
người đọc cũng nhận ra hình tượng người nông dân khẩn hoang với tâm thế
cao đẹp của những con người “mở đường” sống cho mảnh đất Nam Bộ.
Sự gặp gỡ nghệ thuật lớn lao chứng tỏ rằng, đối với mỗi người nghệ sĩ
Nam Bộ chân chính, sáng tạo nghệ thuật phải hướng tới nguồn cội thiêng
liêng, hướng tới những giá trị đổi bằng xương máu của tiền nhân, những


2
người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Nam Bộ kiếm tìm sự sống. Với chúng
ta, tiếp cận với hình tượng nghệ thuật này là một cơ hội quý giá để hiểu hơn

về vẻ đẹp của con người khẩn hoang nơi mảnh đất xa xôi tận cùng của Tổ
quốc, và để cảm nhận về một hương sắc riêng của văn học nước nhà. Đó cũng
chính là lí do tiếp theo thúc đẩy chúng tơi lấy hình tượng này làm đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài.
1.3. Trong bộ phận văn học Nam Bộ, như chúng tơi đã nói, hình tượng
người nông dân khẩn hoang xuất hiện trong các tác phẩm, đậm, nhạt còn tùy
vào hướng tiếp cận hiện thực của từng nhà văn. Chúng tơi muốn nói tới Phi
Vân, Bình Ngun Lộc, Sơn Nam, vì chính họ là những nghệ sĩ hướng tới
xây dựng hình tượng này như những ám ảnh nghệ thuật, đem lại niềm xúc
động cho người đọc… Tìm đến với phóng sự Đồng q, Dưới đồng sâu của
Phi Vân, nghiền ngẫm những trang văn như Rừng mắm, Thèm mùi đất,
Cuống rún chưa lìa, Đị dọc… của Bình Nguyên Lộc, và thưởng thức
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, hơn bao giờ hết, ta cảm nhận được rõ
nét hình ảnh tiền nhân khai hoang mở đất như một kết tinh thẩm mĩ cao đẹp
trong mỗi tác phẩm.
Nhà văn Sơn Nam đã nguyện cả đời sẽ viết về cuộc khẩn hoang miền
Nam, bởi vì đó là một cuộc “khẩn hoang đặc biệt” (chữ dùng của Sơn Nam)
và cũng vì ông muốn trả món nợ ân nghĩa với mảnh đất q hương ơng. Cùng
với Bình Ngun Lộc, Phi Vân, nhà văn Sơn Nam xứng đáng trở thành người
tiếp sinh lực cho đề tài lớn này trong văn học Nam Bộ. Và cũng chính họ đã
tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho hình tượng thẩm mĩ về người nơng dân khẩn
hoang Nam Bộ vốn có từ cội nguồn từ truyền thống.
1.4. Truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ của Sơn Nam được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường cũng đã xây dựng hình tượng thẩm mĩ trung tâm
là người nơng dân Nam Bộ trong cuộc khẩn hoang đầy những gian lao, nhọc


3
nhằn. Cho nên, nghiên cứu về hình tượng này nói chung và tác giả Sơn Nam
nói riêng, chúng tơi hi vọng cung cấp được một cái nhìn tồn diện, góp phần

hữu ích vào việc tiếp cận tác phẩm văn học này trong nhà trường. Chúng tơi
cũng có chút hi vọng đưa Sơn Nam cùng với Phi Vân, Bình Nguyên Lộc đến
với đông đảo bạn đọc, để họ nhận được sự định giá xứng đáng hơn vì những
đóng góp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Văn học Nam Bộ là vùng văn học chữ quốc ngữ bắt đầu hình thành
và phát triển từ cuối thế kỉ XIX. Đây là bộ phận văn học có một đời sống sơi
nổi với hàng trăm cây bút và một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Người ta
thường biết đến văn học Nam Bộ với những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký,
Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Tịnh Của, Phi Vân (trước 1945) và Bình Nguyên Lộc,
Trang Thế Hy, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng,…Tuy nhiên, văn học Nam Bộ khơng chỉ có thế. Các tác giả sáng tác
trên nhiều thể loại xuất hiện khá rầm rộ như Nguyễn Khánh Nhương, Trương
Duy Toản, Michel Tinh, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh
Sắt… nhưng vì dấu ấn để lại ít cho nên họ trở nên lạ lẫm với bạn đọc. Nhưng
điều đó cho thấy, văn học Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến trước và sau 1945
có thể gọi là một bộ phận văn học khá sơi động.
Trong khơng khí sơi động đó, bộ phận văn học này đã để lại những tên
tuổi có thể gọi là đỉnh cao chứng tỏ tiềm năng và sinh lực của mình. Chính
những tác giả đó đã làm nên cái mà người ta thường vẫn gọi đó là văn học
Nam Bộ. Những Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Ngun Lộc, Sơn Nam,
Đồn Giỏi, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Ngọc Tư… là những người làm
cho tên gọi văn học Nam Bộ mang tính đặc thù. Một số trong những gương
mặt nổi bật trên cũng chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tơi khi tìm
hiểu về văn học Nam Bộ.


4
Rõ ràng, văn học Nam Bộ không phải là một thuật ngữ văn học, nhưng
người ta gọi tên nó như một cụm từ khá ổn định (không ai gọi văn học Bắc Bộ

hay Trung Bộ). Điều đó khơng phải ngẫu nhiên. Bản thân tên gọi đã mang
dấu hiệu về những nét đặc thù của bộ phận văn học này. Nó bao gồm những
sáng tác của những tác giả Nam Bộ hoặc mang màu sắc Nam Bộ (có những
tác giả người Bắc nhưng vẫn xếp những sáng tác của họ vào bộ phận văn học
Nam Bộ vì màu sắc Nam Bộ xuất hiện trong tác phẩm của họ). Màu sắc Nam
Bộ là một cách nói cịn mơ hồ nhưng chúng ta có thể thấy biểu hiện cụ thể
qua các phương diện như: hình tượng khơng gian, thời gian, con người, ngơn
ngữ lẫn giọng điệu… Hình tượng người nơng dân khẩn hoang cũng chính là
một trong những biểu hiện của màu sắc Nam Bộ, thể hiện nét đặc thù của hiện
thực mà các nhà văn Nam Bộ tập trung phản ánh.
2.2. Những nghiên cứu về hình tượng người nơng dân khẩn hoang
trong văn học Nam Bộ nói chung và trong sáng tác của Phi Vân, Bình Ngun
Lộc, Sơn Nam nói riêng cịn khá ít ỏi. Điều đáng nói là những nghiên cứu đó
thực sự chưa xứng với bản thân tầm vóc của một hình tượng văn học lớn và
hết sức độc đáo này.
Trong bài Sưu tầm và giới thiệu ca dao dân ca Nam Bộ, tác giả Trần
Văn Nam đã phân nhóm chủ đề những bài ca dao thể hiện hình ảnh người đi
khẩn hoang. Tác giả không chỉ giới thiệu mà còn cảm nhận được khá rõ nét
cuộc sống của con người khẩn hoang qua những sáng tác dân gian. Đó là
những bài ca dao gợi nhớ đến bậc tiền nhân mở cõi, “những người đã đổ mồ
hôi xương máu đẩy lùi dần cảnh hoang sơ vào quá khứ”, là những bài ca dao
khích lệ tinh thần những người khẩn hoang, cả những bài ca dao buồn nhớ vì
xa xứ, vì chết chóc nơi rừng thiêng nước độc. Bài viết mặc dù chỉ dừng lại
giới thiệu ca dao dân ca Nam Bộ - vùng đất mới nhưng đã tập trung đi thẳng
vào hình ảnh những con người khẩn hoang. Điều này cho thấy, từ trong ca


5
dao, dân ca, cuộc sống của người dân Nam Bộ, khẩn hoang là một hành trình
đầy ý nghĩa.

Tuy vậy, nhìn sang những nghiên cứu về văn học viết đề tài người nông
dân khẩn hoang Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài nghiên cứu đều
tập trung khám phá hình tượng nói chung, chưa gọi tên hay đúng hơn là chưa
đặt ra vấn đề khẩn hoang để lí giải hình tượng.
Hồ Biểu Chánh là tác giả khá nổi bật trong văn học Nam Bộ, ông được
coi là “nhà văn của người nông dân Nam Bộ” (Trần Hữu Tá). Nghiên cứu
nhiều nhất về tác giả này, chúng ta phải kể đến tác giả Huỳnh Thị Lan
Phương với các bài viết khá cơng phu: Tính cách người nơng dân Nam Bộ
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người nông
dân Nam Bộ, Sự kế thừa và đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh...Tuy nhiên, hầu hết các bài viết này đều chỉ dừng lại nghiên
cứu hình tượng người nơng dân Nam Bộ trên các phương diện như tính cách,
nỗi khổ từ áp bức giai cấp… từ đó khái quát quan niệm của tác giả về con
người cũng như thái độ với người nơng dân Nam Bộ. Như vậy, hình tượng
con người khẩn hoang có xuất hiện trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh nhưng
thực sự chưa được phát hiện khi tiếp nhận. Điều này cũng có thể thấy ở các
bài nghiên cứu được post lên hobieuchanh.com…
Hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ còn được xuất hiện
trong các sáng tác của những nhà văn giải phóng như Đồn Giỏi, Nguyễn Thi,
Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng… Nhưng đậm nét nhất có lẽ phải kể đến
những sáng tác của Đoàn Giỏi, nhà văn của “đất rừng phương Nam”. Tuy
nhiên, nghiên cứu về các sáng tác của ông, các bài viết cũng chỉ ở mức độ
bình tán, hoặc chú trọng khai thác chất Tây Nam Bộ đặc sệt qua bối cảnh
thiên nhiên hoang dã, trú phú, con người trung hậu trí dũng, qua tập tục văn
hóa, ngơn ngữ, giọng điệu… Bài viết của tác giả Huỳnh Mẫn Chi khẳng định


6
“Sự tài tình của Đồn Giỏi là như tái tạo lại bối cảnh sông nước, con người
như thửa ông cha ta còn mang gươm mở cõi” [6] Như vậy, trên một phương

diện nào đó, bài viết đã nhìn nhận hình ảnh người nông dân khẩn hoang Nam
Bộ nhưng chỉ dừng lại mức độ “động chạm” khi tác giả nghiên cứu về Đất
rừng phương Nam và Núi cả cây ngàn - hai tác phẩm của Đoàn Giỏi. Những
bài viết khác của Nguyễn Bá, Đoàn Minh Tuấn đều chỉ dừng lại nhấn mạnh
tình yêu với mảnh đất Nam Bộ của tác giả qua sáng tác của mình.
Những nghiên cứu về sáng tác của các nhà văn giải phóng khác viết về
Nam Bộ như Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng... chủ yếu hướng
tới khám phá vẻ đẹp của những con người Nam Bộ trong chiến đấu, họ hiện
lên là những chiến sĩ anh hùng quả cảm như Chị Chiến, Việt, chị Sứ, chị Út
Tịch, anh Sáu… Những nhân vật đó cũng là những chủ nhân của miền đất
mới, họ chiến đấu bảo vệ miền đất mới, thực chất đó cũng chính là tinh thần
khẩn hoang, có điều, những nghiên cứu khơng gọi tên ra hiện tượng này.
Đến với những sáng tác của những nhà văn “nằm vùng”, sáng tác hợp
pháp trong lòng đơ thị miền Nam, hình tượng người nơng dân khẩn hoang
Nam Bộ thể hiện khá nổi bật. Trong các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc và
nhất là Sơn Nam, con người Nam Bộ khẩn hoang trở thành hình tượng nghệ
thuật đẹp mà người đọc không khỏi ngạc nhiên khi khám phá.
Nghiên cứu về hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong sáng tác
của cả ba tác giả Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam thực sự chưa có. Hầu
hết các bài nghiên cứu đều hướng vào những tác giả cụ thể.
Về tác giả Phi Vân, có thể nói những nghiên cứu đang ở mức hiếm hoi.
Theo tài liệu chúng tôi tìm được, có thể kể đến một số bài viết về tác giả này như:
1. Hồ Trường An, Phi Vân, nhà văn mở rộng dải đất bồi qua tập truyện
phong tục Đồng quê.


7
2. Trần Hữu Dũng, Phi Vân - nhà văn đồng quê rặt ròng Nam Bộ.
3. Nguyễn Văn Sâm, Giới thiệu ngắn gọn một nhà văn Phi Vân.
Trong số ít ỏi những nghiên cứu đó, bài viết của Nguyễn Văn Sâm,

đúng như tiêu đề, chỉ là những lời giới thiệu có tính chất tóm gọn trong ít lời
những ấn tượng về nhà văn Phi Vân. Bài viết của tác giả Hồ Trường An cũng
chỉ ở dạng liệt kê, giới thiệu tác phẩm và tóm tắt nội dung ý nghĩa của một số
tác phẩm trong phóng sự ngắn Đồng quê chứ chưa khái quát lên vấn đề gì.
Đáng chú ý hơn cả, trong bài viết của tác giả Trần Hữu Dũng khi nghiên cứu
về những sáng tác của Phi Vân dù còn khá ngắn gọn nhưng phần nào đã khái
quát được hình ảnh người nông dân Nam Bộ và không gian khẩn hoang của
họ. Đó là những con người “chất phác, cục mịch sống với tập tục cổ hủ, lạc
hậu, cuộc sông tối tăm miệt Hậu Giang…”, trong bối cảnh miền Tây Nam Bộ
với “những cái tên mang dấu ấn một thời của tổ tiên đi khai hoang, mở rộng
đất đai về phương Nam…”. Có thể xem đây là bài nghiên cứu có tính định
hướng hơn cả.
Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về những sáng tác của Phi Vân cịn
q ít ỏi, và vì vậy, hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong sáng tác của
ông cũng đang chỉ mới được nhắc đến, chưa có khảo sát cơng phu qua thực tế
các tác phẩm.
Khác với Phi Vân, Bình Nguyên Lộc được nghiên cứu khá nhiều,
chúng tôi nhận thấy trên các trang báo điện tử nhiều bài viết về tác giả này.
Điểm chung của những bài viết này là mặc dù chỉ là những bài viết nhỏ
nhưng đã phát hiện ra những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nơng dân
khẩn hoang trong sáng tác của Bình Ngun Lộc đó là tình thần “nắm níu q
hương”, “hồi niệm chốn thơn q”, yêu thiết tha đất đai nguồn cội trong
cuộc “sinh tồn khốc liệt” để khẩn hoang miền đất mới. Có thể thấy điều này
trong bài viết của các tác giả như:
1. Vinh Lan, Những nắm níu của quê hương trong Cuống rún chưa lìa.


8
2. Trần Phỏng Diều, Con Tám cù lần của Bình Ngun Lộc: người ở
thành thị hồi niệm về chốn thơn quê.

3. Nguyễn Vy Khanh, Bình Nguyên Lộc và tình đất.
4. Thụy Khê, Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.
5. Lê Phương Chi, Nhà văn Bình nguyên Lộc.
6. Nguyễn Thị Thu Trang, Con người và văn hóa Nam Bộ trong truyện
ngắn của Bình Nguyên Lộc.
7. Phạm Phú Phong, Văn chương Bình Ngun Lộc- từ góc nhìn văn hóa.
(…)
Trong những bài viết về Bình Ngun Lộc, chúng tơi nhận thấy có hai
hướng tiếp cận nổi bật. Xu hướng nghiên cứu tác giả này trên việc khảo sát
tổng thể nhiều môn loại sáng tác của Bình Nguyên Lộc (khảo cứu, nhà báo,
nhà văn) có thể thấy trong bài viết của hai tác giả Phạm Phú Phong, Nguyễn
Vy Khanh. Việc nghiên cứu trên nhiều môn loại đã tạo cơ sở để các tác giả
khẳng định sáng tác của Bình Nguyên Lộc dù trên môn loại nào cũng “luôn
hướng về nguồn cội, luôn truy nguyên tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc
di dân vào Nam”. Cho nên, suốt bài viết, các tác giả đã cố gắng làm rõ hình
ảnh những con người khẩn hoang Nam Bộ. Đây cũng có thể xem là một bài
nghiên cứu khá tập trung về vấn đề người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ. Đó
cũng là những tưu liệu để chúng tơi có cái nhìn tồn diện hơn về sáng tác của
Bình Ngun Lộc nói chung.
Xu hướng thứ hai, hầu hết các bài viết tập trung nghiên cứu Bình Nguyên
Lộc trên những sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Dù sáng tác của Bình
Nguyên Lộc hướng tới nhiều chủ đề nhưng nhiều bài viết đã tập trung phát
hiện chủ đề khẩn hoang Nam Bộ qua hình tượng những con người khẩn hoang.
Có những bài viết nhìn nhận, phát hiện hình tượng người nơng dân
khẩn hoang Nam Bộ qua một số sáng tác cụ thể như bài viết của Vinh Lan,


9
Trần Phỏng Diều… Đặc biệt, bài viết của tác giả Thụy Khuê với tựa đề Bình
Nguyên Lộc, đất nước và con người bên cạnh việc nhìn nhận một cách khái

quát nhưng khá đầy đủ về văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc, bài viết đã có sự
khảo sát các sáng tác của nhà văn này, tập trung chủ yếu vào truyện ngắn, tiểu
thuyết, từ đó đưa ra một số luận điểm lớn khi nghiên cứu sáng tác của nhà văn
miền Đông Nam Bộ này. Tác giả Thụy Khuê qua bài viết đã có những phát
hiện quan trọng xung quanh hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ,
tìm thấy nét độc đáo của việc thể hiện hình tượng thơng qua so sánh với hai
nhà văn Nam Bộ khác là Đông Hồ, Hồ Biểu Chánh. “Cái gốc Bắc, tổ tiên
nguồn cội ngoài Bắc được Bình trân trọng tìm kiếm, khơng riêng gì khía cạnh
lịch sử Nam tiến, mà cịn cả về nguồn cội ngơn ngữ”. Và Đị dọc là “tác phẩm
bao dung và nhân hậu, mở vịng tay chào đón đồng bào di cư, trong giai đoạn
lịch sử khó khăn, bằng con đường kết hợp dân tộc, bằng cách nhắc lại lịch sử
di dân, khai phá đất hoang, mở rộng bờ cõi và giao hịa ngơn ngữ”. Khơng
dừng lại đó, bài viết cịn nhấn mạnh được tình đất, tình q (nỗi nhớ quê qua
bước lang thang trên phố Sài Gòn), lịch sử di dân và cuộc đấu tranh sinh tồn
khốc liệt của những con người khẩn hoang Nam Bộ qua các sáng tác cụ thể
của Bình Nguyên Lộc. Người viết chú ý đến nghệ thuật viết truyện của Bình
Nguyên Lộc qua cách kể chuyện, cách xử lí hiện thực, sử dụng ngơn ngữ…
Bài viết đã cung cấp cái nhìn khá tồn diện, những phát hiện quan trọng, hợp
lí, sát thực qua khảo sát tác phẩm để chúng tơi có thể có những định hướng và
phát triển cho đề tài này.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang tập trung làm rõ quan điểm
“hướng về quê hương, hướng về cội nguồn” qua các sáng tác của Bình Nguyên
Lộc khá hệ thống, rõ ràng bằng những khảo sát tác phẩm truyện ngắn cụ thể.
Bài viết đã hướng đến phân tích và lí giải một trong những phẩm chất nổi bật
của hình tượng người nông dân khẩn hoang miền Đông Nam Bộ “luôn gắn bó


10
với đất mẹ yêu thương”, “sống hòa đồng với tự nhiên”, trọng nghĩa tình làng
xóm… Bên cạnh đó, người viết cịn khái qt nghệ thuật xây dựng hình tượng

qua khơng gian đơ thị Sài Gịn sầm uất nhưng “con người vẫn chưa bứt hết mối
liên hệ với ruộng đồng, thôn xóm cũ”, khơng gian văn hóa với những tập qn,
sinh hoạt, không gian gặp gỡ chung sống của nhiều tộc người… Có thể xem đó
là những nghiên cứu dù chưa tồn diện nhưng có tính định hướng trong việc
khai thác hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ.
Mặc dù, những bài viết về Bình Ngun Lộc cịn chưa nhiều, hầu hết
thiếu hệ thống và khảo sát cụ thể nhưng đó là những gợi ý nhất định cho
chúng tơi tiếp cận và khai thác đề tài.
So với Phi Vân, Bình Nguyên Lộc thì Sơn Nam là tác giả được nhiều
người nghiên cứu quan tâm hơn về vấn đề hình tượng người nơng dân khẩn
hoang Nam Bộ. Bởi vì, so với hai tác giả trên, Sơn Nam trong khối lượng tác
phẩm khá đồ sộ trên nhiều mơn loại của mình, ln lấy cuộc khẩn hoang miền
Nam làm đề tài chính, suốt đời theo đuổi đề tài này, người nông dân khẩn
hoang, do vậy trở thành ám ảnh nghệ thuật, là “niềm day dứt khôn nguôi
trong tâm hồn nhà văn” [22, 26].
Tuy vậy, nghiên cứu về Sơn Nam và những sáng tác của ơng xuất hiện
khá nhiều cách tiếp cận. Có nhiều bài viết hướng tới khai thác cuộc đời,
phong cách tác giả, khám phá vốn văn hóa Nam Bộ trong sự am hiểu, trong
giọng điệu, ngôn ngữ, không gian, thời gian, con người... trong đó dù ít nhiều
nhưng bài viết nào cũng “đụng” tới hình tượng người nơng dân khẩn hoang
Nam Bộ - một hình tượng khơng thể khơng nhắc tới trong sáng tác của người
nghệ sĩ miền Tây Nam Bộ này.
Đó là những bài nghiên cứu nhỏ được đăng tải trên các trang báo điện
tử. Các bài viết tiêu biểu như:
1. Tạ Tỵ, Sơn Nam - Hơi thở của miền Nam nước Việt.
2. Trần Phỏng Diều, Hình tượng sơng rạch trong truyện ngắn Sơn Nam.


11
3. Phan Hoàng, Mãi mãi sừng sững một ngọn núi văn học Phương Nam.

4. Huỳnh Cơng Tín, Nhà văn Sơn Nam, nhà Nam Bộ học.
5. Bùi Mới, Lang thang cùng ông già Nam Bộ.
6. Chu Văn Sơn, Vĩnh biệt nhà văn Sơn Nam.
7. Đinh Từ Bích Thúy, Sơn Nam xuyên bờ: Tình nghĩa giáo khoa thư ở
đầu thế kỷ 21.
8. Hoài Hương, Nhà văn Sơn Nam theo cuộc dạo chơi tuổi già.
9. Nguyễn Mạnh Trinh, Sơn Nam, "ông già Ba Tri" của đồng bằng
Nam Bộ.
10. Lý Lan, Lần theo Hương rừng Cà Mau.
(…)
Những bài viết trên cho thấy được tầm vóc và vị trí của Sơn Nam trong
văn học Việt Nam, nhất là văn học Nam Bộ. Dưới những góc nhìn khác nhau,
các bài viết đã thể hiện được (dù cịn mang tính tản mạn) một phương diện nào
đó sự độc đáo của hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ trong các
sáng tác nghệ thuật của Sơn Nam, tập trung ở bộ sách Hương rừng Cà Mau.
Bài viết của Tạ Tỵ có thể xem là những nghiên cứu vào loại đầu tiên về
sáng tác của Sơn Nam. Trong bài, tác giả có nhấn mạnh đến hình tượng
những con người của quá khứ, của dĩ vãng mà chúng ta “viết tên họ trong
cuộc đấu tranh của dân tộc” mà Sơn Nam đã đưa họ “sống lại trong văn
chương”. Thực chất, họ là những bậc tiền nhân trong cuộc đấu tranh giữ đất,
mở đất, tạo dựng nên miền Nam ngày hôm nay. Bài viết tiếp cận những con
người khẩn hoang trong tác phẩm của Sơn Nam từ những phẩm chất, tính
cách nổi bật của họ, đó là tình thương đồng loại “trong cảnh sống cơ cực của
bước đầu khai phá, những con người thương mến nhau qua hoạn nạn, cùng
cảm thơng với nỗi cơ cực bần hàn”, là tấm lịng tha thiết với cố hương của
những người xa xứ, “Sơn Nam đã dùng văn chương để gửi gắm nỗi khắc
khoải, nỗi nhớ quê cha đất mẹ”, là những con người căm thù giặc Pháp, sống


12

sòng phẳng ơn trả nghĩa đền,… Đây là nghiên cứu vào loại đầu tiên về Sơn
Nam, nhưng dưới cách này hay cách khác, hình tượng con người trong tác
phẩm Sơn Nam được Tạ Tỵ tiếp cận đúng mạch chủ lưu đó là hình tượng
những con người khẩn hoang Nam Bộ. Tuy nhiên hạn chế của bài viết là đang
cảm nhận chung, thiếu sự lí giải và phân tích theo hệ thống cần thiết, bài viết
vì thế vẫn chưa làm nổi rõ hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ
trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn Hương rừng Cà Mau này.
Huỳnh Cơng Tín tiếp cận Sơn Nam qua bài viết “Nhà văn Sơn Nam,
nhà Nam Bộ học” đã đưa ra luận điểm về hình tượng con người được khắc
hoạ trong tác phẩm Sơn Nam. Đó là những con người mộc mạc, bộc trực chân
thành hào hiệp, những con người khẩn hoang hiên ngang đẹp đẽ. Người viết
đã đi vào ngơn ngữ của nhân vật để khám phá tính cách Nam Bộ “ngôn ngữ
nhân vật trong truyện Sơn Nam là ngơn ngữ thường nhật của người Nam Bộ,
nó thể hiện tính cách và tâm lí ứng xử của người Nam Bộ”, đây cũng là một
khám phá hợp lí, nhất là đối với nhân vật của Sơn Nam.
Có thể thấy rằng, dưới cách này hay cách khác, hai bài viết trên đã đề
cập đến hình tượng những nhân vật khẩn hoang Nam Bộ, dòng chủ lưu trong
sáng tác của Sơn Nam đặc biệt trong bộ sách Hương rừng Cà Mau. “Sơn
Nam dẫn dắt chúng ta qua tác phẩm để tìm lại sức sống, một sức sống tiềm
tàng, phong phú của những con người coi nhẹ gian lao, cực khổ, khinh cái
chết, trọng tiết tháo và giàu lòng nhân từ trong buổi đầu đi tìm đất mới” [94]
Khác với những bài viết đang cịn mang tính ấn tượng, bình tán, Trần
Phỏng Diều tiếp cận tác phẩm của Sơn Nam ở một vấn đề cụ thể đó là khơng
gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam - không gian sông rạch. Không
gian sông rạch trở thành bối cảnh để con người khẩn hoang thể hiện sự ứng
xử của mình với tự nhiên. Đây là một cách nhìn có cơ sở. Theo tác giả, trong
khơng gian đó, con người hồ mình với thiên nhiên, để am hiểu thiên nhiên,
để tồn tại, sinh nhai trong buổi đầu khai hoang đầy gian khó. Bên cạnh khơng



13
gian sống, sơng nước cịn là khơng gian văn hố, những điệu hị, những đêm
hát bội, từ đó giúp ta hiểu thêm tâm hồn của cha ông trong những ngày đầu
tìm đường sống. Mặc dù người viết chưa đi đến khái quát bối cảnh khẩn
hoang nhưng điều đáng quý là bài viết đã nhìn thấy khơng gian sinh tồn,
khơng gian văn hoá, vốn rất đặc trưng trong “Hương Rừng Cà Mau”. Đây là
một gợi ý cho chúng tôi khi đi vào khai thác nghệ thuật xây dựng hình tượng
trong truyện ngắn Sơn Nam.
Gần đây nhất, bài viết của tác giả Phan Huy Dũng trích trong Tác phẩm
văn học trong nhà trường, một góc nhìn, một cách đọc với tựa đề: Bắt sấu
rừng U Minh hạ - câu chuyện về những con người khẩn hoang giàu nghĩa khí
đã tập trung đi sâu vào hình tượng trung tâm là những người nơng dân khẩn
hoang Nam Bộ. Bài viết tuy chỉ dừng lại ở một truyện ngắn cụ thể nhưng với
việc tiếp cận trên văn bản tác phẩm và việc khai thác từ hình tượng thẩm mĩ
trung tâm, bài viết đã kết dính được chỉnh thể các yếu tố xung quanh tác
phẩm, tạo nên một cái nhìn thuyết phục. Bài viết đã gợi ra những ý tưởng và
hướng đi cho chúng tôi khi khảo sát tiếp cận hình tượng trên tồn bộ tập
Hương rừng Cà Mau.
Nhìn chung, các bài viết, dưới hình thức này hay hình thức khác đều có
đề cập đến hình tượng những người dân khẩn hoang, một hình tượng trung
tâm khơng thể khơng nói đến trong sáng tác của Sơn Nam. Mặc dù hạn chế
của những bài viết là đang ở dạng tản mạn, hoặc thiếu tính hệ thống, hoặc
thiếu khảo sát tồn diện song đó là những tư liệu cần thiết để chúng tơi khám
phá hình tượng.
Điểm qua những nghiên cứu về hình tượng người nơng dân khẩn hoang
trong sáng tác của Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy
hầu hết các bài viết đã phân tích vào một số điểm nhấn nổi bật của hình
tượng, một số đi vào nghệ thuật xây dựng hình tượng, ý nghĩa, nguồn gốc của
hình tượng… Tuy nhiên, các bài viết chỉ nghiên cứu riêng biệt từng tác giả



14
hoặc nghiên cứu thiếu hệ thống, toàn diện do thiếu khảo sát cụ thể tác phẩm.
Trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu đó, cơng trình của chúng tơi đi
nghiên cứu tập trung vào vấn đề: Hình tượng người nơng dân khẩn hoang
trong văn xuôi tự sự của Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam nhằm cố gắng
xác lập một cái nhìn hệ thống, chỉn chu và tồn diện hơn về hình tượng nghệ
thuật lớn này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng người nông dân khẩn
hoang trong văn xuôi tự sự của Phi Vân, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa lại cái nhìn tổng quan về hình tượng người nông dân khẩn
hoang trong văn xuôi Nam Bộ thế kỷ XX.
4.2. Phân tích nhận thức thẩm mỹ về những phẩm chất của người nông
dân khẩn hoang trong văn xuôi tự sự Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam.
4.3. Làm sáng tỏ những thành công của các nhà văn Phi Vân, Bình
Nguyên Lộc, Sơn Nam khi vận dụng các phương thức nghệ thuật nhằm thể
hiện hình tượng người nơng dân khẩn hoang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp như: phương pháp phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp hệ thống…
6. Đóng góp của luận văn
- Xác lập một cách nhìn tồn diện và có hệ thống về hình tượng người
nơng dân khẩn hoang trong văn học Nam Bộ thế kỷ XX.


15
- Phát hiện những đặc sắc về cách nhìn của những nhà văn Nam Bộ về

hình tượng người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Người nơng dân khẩn hoang - một hình tượng lớn của văn
xuôi Nam Bộ thế kỷ XX.
Chương 2. Nhận thức thẩm mỹ về những phẩm chất người nông dân
khẩn hoang trong văn xi nghệ thuật của Phi Vân, Bình
Ngun Lộc, Sơn Nam.
Chương 3. Các phương thức thể hiện hình tượng người nông dân
khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của Phi Vân, Bình
Nguyên Lộc, Sơn Nam.


16
Chƣơng 1
NGƢỜI NƠNG DÂN KHẨN HOANG - MỘT HÌNH TƢỢNG LỚN
CỦA VĂN XUÔI NAM BỘ THẾ KỶ XX
1.1. Khái niệm ngƣời nông dân khẩn hoang
1.1.1. Nam Bộ - vùng đất mới
So với miền Bắc Bộ, Trung Bộ thì vùng đất Nam Bộ trong lãnh thổ đất
nước ta có một ý nghĩa khá đặc biệt, nó là một vùng đất hình thành trên cơ sở
quá trình di dân khẩn hoang. Cho nên, về mặt thời gian, đây là một vùng đất
mới, ngày nay người ta vẫn gọi thành phố Hồ Chí Minh ba trăm năm tuổi bên
Hà Nội nghìn năm là vì vậy.
Tên gọi Nam Bộ chính thức xuất hiện năm 1945 nhưng lịch sử hình
thành vùng đất mới này bắt đầu từ thế kỷ XVII, trước đó nó là lãnh thổ của
nước Phù Nam và Chân Lạp. Có thể xem khởi điểm của vùng đất này từ sự
kiện 1623 vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở vùng
Prey Kor tức thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. “Vùng đất Nam Bộ bấy giờ

chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sơng
rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa
Đại trở vào. Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến
quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó
mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch” [104]. Như
vậy, lịch sử hình thành Nam Bộ là quá trình triều đình phong kiến Nguyễn và
nhân dân di dân từ miền Trung, tiếp nhận dân từ các vùng lân cận (Hoa, Khơ
me..) để khai hoang mở rộng lãnh thổ và địa bàn sinh sống. Họ là những
người vượt qua những gian nan trên mảnh đất đầy muỗi mịng, thú dữ,
chướng khí để sinh con đẻ cái, gây dựng cuộc sống cho Nam Bộ ngày nay.
Theo đó, một nền văn hóa mới cũng hình thành. Phải gần một thế kỷ
sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn


17
hố vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài. Nhưng
hành trang của những người Việt đến vùng đất mới mang theo là vốn văn hóa
đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ
giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị đó cùng với những tương tác giữa các
dân tộc người, địa bàn sinh sống đặc trưng đã dần tạo nên những giá trị của
nền văn hoá Nam Bộ độc đáo như hiện nay.
1.1.2. Khẩn hoang - một cơng việc đặc thù và có ý nghĩa to lớn
Đối với vùng đất Nam Bộ, khẩn hoang là một cơng việc đặc thù và có ý
nghĩa to lớn. Nó là một cơng việc đặc thù bởi vì lịch sử hình thành Nam Bộ là
lịch sử di dân khẩn đất, khai hoang.
Khái niệm “khẩn hoang” được chính Sơn Nam dùng trong một cơng
trình biên khảo nổi tiếng của ông, đó là cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam.
Trong cuốn biên khảo đó, ơng có giải thích rằng, “khẩn hoang ở đồng bằng
sông Cửu Long là cuộc vận động lớn, tồn diện về qn sự, kinh tế, văn hố.”
[47]. Khẩn hoang là quá trình con người kiếm tìm sự sống trên những vùng

đất mới đầy khó khăn, hiểm nguy đối với họ trên cả vật chất lẫn tinh thần.
“Những lưu dân người Việt đầu tiên tìm đến mưu sinh nơi đất Sài Gòn thuở
xa xưa là những người từ miền Bắc, miền Trung vào vì nhiều lý do. Phần lớn
họ là những nơng dân nghèo đói, cơ cực bởi cuộc chiến tranh giữa các tập
đoàn phong kiến, một số khác là những quan lại, binh lính được nhà nước
phong kiến phái đi đồn trú phía Nam, một số là những kẻ tội đồ trốn tránh...
Họ đã vượt biển trên những chiếc thuyền và ngược sơng Sài Gịn từ cửa Cần
Giờ đến vùng đất Sài Gịn ngày nay. Những nhóm lưu dân đầu tiên đã chiếm
cứ các giồng đất cao nằm dọc sơng Sài Gịn để định cư. Ở đây có nguồn nước
ngọt cho sinh hoạt và canh tác, khí hậu lại thoáng đãng. Dần dần từ các giồng
cao, lưu dân mở rộng việc khai phá rừng rậm và bưng sình, đất thấp... thành
ruộng vườn và làng xóm.” [98].


18
Cũng trong cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tác giả cho biết, khẩn
hoang miền Nam tập trung chủ yếu vào hai tầng lớp: vua chúa phong kiến và
dân chúng, hai tầng lớp này có hai mục đích khác nhau. Nếu từ phía giai cấp
thống trị, việc khẩn hoang miền Nam nhằm mở rộng địa bàn thống trị thì phía
dân chúng, khẩn hoang mang một ý nghĩa tích cực. Đó là cuộc khẩn hoang
“hiền lành nhất so với ba cuộc khẩn hoang khác của thế giới, không tranh
đoạt, không bắn giết” [45]. Và hành trình khẩn hoang cao đẹp, tích cực này đã
tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần trên những vùng đất mới đầy gian
lao, nguy hiểm.
Ý nghĩa to lớn mà cuộc khẩn hoang Nam Bộ mang lại khơng chỉ trên
phương diện chính trị, tức nhằm mở rộng lãnh thổ và địa bàn sinh sống của
người Việt. Hơn thế nữa, cuộc khẩn hoang này còn tạo ra những giá trị tinh
thần to lớn, đó là một nền văn hóa rất đặc trưng, độc đáo mà vẫn đậm đà bản
sắc cội rễ của dân tộc. Như chúng tôi đã nói ở trên, văn hóa Nam Bộ là sự kết
tinh của văn hóa Việt và nhiều nền văn hóa của các dân tộc lân cận, được nuôi

dưỡng trong một khơng gian Nam Bộ đặc thù tạo nên văn hóa vùng miền. Và
chính cuộc khẩn hoang miền Nam trường kì của cha ông đã khẳng định một
lần nữa sức sống, khí phách của người Việt trong cuộc hành trình đầy gian
lao, thử thách.
Như vậy, khẩn hoang miền Nam từ một sự kiện mang ý nghĩa chính trị,
khi đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn Nam Bộ nó trở thành một đối
tượng thẩm mĩ đầy tiềm năng để người nghệ sĩ khám phá. Nó là hiện thực
sống động và cũng đầy chiều sâu để xây dựng nên hình tượng người nơng dân
khẩn hoang Nam Bộ dưới cái nhìn tồn diện, đa chiều hơn. Đó cũng là thiên
chức đặc thù của nghệ thuật, không chỉ phản ánh hiện thực mà cịn mở rộng
hiện thực bằng chính cái nhìn nhạy cảm của người nghệ sĩ. Có lẽ vì vậy, các
tác phẩm văn học của những nhà văn như Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn


19
Nam, đã cấp thêm cho khái niệm “khẩn hoang” nhiều ý nghĩa mới, rộng hơn,
sâu hơn bản thân ý nghĩa chính trị vốn có của nó.
1.1.3. Người nơng dân khẩn hoang Nam Bộ
Trong cuộc khẩn hoang trường kì đó, những chủ nhân khẩn hoang tích
cực chính là những người nơng dân. Họ di dân dưới sự chỉ huy của triều đình
phong kiến Nguyễn, hầu hết họ là dân Việt từ Quảng Bình vào, một số thuộc
dân tộc Hoa theo tinh thần tiếp nhận dân của chúa Nguyễn. Nhưng khác với ý
đồ của giai cấp thống trị, những người nông dân “chất phác, ít chữ” [47] di cư
vào Nam Bộ khẩn hoang với một tinh thần tích cực, mong muốn thốt cái
nghèo khổ, gây dựng sự sống trên mảnh đất mới này. Họ có thể làm cây mắm
“ngã rạp chốn rừng thiêng nước độc để lót đường cho con cháu họ” [78, 661]
sống sót, sinh sơi.
Người nơng dân khẩn hoang khơng chỉ là chủ nhân đầy nghĩa khí trong
q trình khai hoang lập ấp, mà chính họ cịn là những người sáng tạo ra văn
hóa Nam Bộ, một nền văn hóa đặc trưng của vùng miền. Nhà văn Sơn Nam

đã khẳng định “tôi vẫn cho rằng nông dân là người sáng tạo ra văn hoá, một
nền văn hoá truyền thống phong phú đa dạng” [25]. Đó chính là nguồn văn
hóa giàu sức sống nhất, bền bỉ âm thầm nhưng mãnh liệt. Davin Hunt, một
nhà sử học Nam Bộ, tâm niệm “cuộc sống hằng ngày của những người nơng
dân chính là văn hố. Khơng có cuộc chiến tranh nào huỷ diệt được văn hố.
Và văn hố tồn tại trong chính mỗi con người bình dị nhất”. Đó là lí do mà dù
phải trải qua những thử thách trong cuộc sinh tồn khốc liệt ở mảnh đất này,
văn hóa Nam Bộ vẫn nảy mầm và sống mãnh liệt.
Có thể thấy rằng, những người nơng dân Nam Bộ trong cuộc khẩn
hoang chính là hình ảnh đẹp nhất, xúc động nhất. Họ mang tâm thế của người
Việt đầy nghĩa khí, dũng cảm, sáng tạo, cần cù để vượt qua mọi khó khăn
buổi đầu để gây dựng và tạo lập cuộc sống. Họ là hiện thân của cha ông, của


20
tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” mà “ngàn năm thương nhớ đất Thăng
Long”. Hình ảnh cao đẹp đó đã đi vào nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng
bất tận cho những người nghệ sĩ Nam Bộ. Họ tắm mình trong hiện thực, và
tiếp mạch chảy lai láng từ ca dao, dân ca Nam Bộ, từ người nông dân là nghĩa
sĩ trong áng văn của cụ Đồ Chiểu để làm nên hình tượng văn học đầy sức
sống mà ngày hơm nay người đọc vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động, tưởng
như hành trình khẩn hoang vẫn đang cịn gần lắm.
Phi Vân, Bình Ngun Lộc, Sơn Nam có thể coi là những nghệ sĩ Nam
Bộ nhất bởi vì chính họ đã sống cùng hành trình khẩn hoang Nam Bộ qua
những sáng tác nghệ thuật của mình. Và sức sống của hình tượng người nông
dân khẩn hoang trong các tác phẩm bén rễ sâu bền không chỉ từ mảnh đất hiện
thực chân thực, từ vẻ đẹp văn hoá trong đời sống tâm hồn của những con
người bình dị trong bối cảnh cuộc khẩn hoang miền Nam đầy thử thách, mà
còn từ cái nhìn nghệ thuật độc đáo mà mỗi nhà văn mang lại.
1.2. Nhìn chung về hình tƣợng ngƣời nơng dân khẩn hoang trong

văn xuôi Nam Bộ thế kỷ XX
Người nông dân khẩn hoang đã đi vào văn học trở thành những hình
tượng nghệ thuật sinh động từ văn học dân gian Nam Bộ. Tuy nhiên trong
giới hạn khảo sát văn xuôi hiện đại, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số đặc
điểm nổi bật về hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong văn xuôi (văn
học viết) từ đầu thế kỷ XX.
1.2.1. Hình tượng người nơng dân khẩn hoang trong văn xuôi Nam
Bộ từ đầu thế kỷ XX - 1945
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX -1945 là một giai đoạn văn học
đặc biệt gắn với những thành tựu của hiện đại hoá văn học, kế thừa những
thành tựu của văn học trung đại, và chuyển giao sang một thời kì văn học mới
gắn với thi pháp mới, là thi pháp hiện đại. Đó là bước đi tất yếu đáp ứng nhu


21
cầu xã hội và thực tế văn học. Văn học giai đoạn này đạt được nhiều thành
tựu, hiện đại hoá trên nhiều phương diện trong đó phải kể đến sự hiện đại hố
thể loại, một phương diện quan trọng có ý nghĩa quy định cách thức tổ chức
tác phẩm văn học. Các thể loại văn xuôi được xem là đột phá, khác với sự
cách điệu trong thơ, văn xuôi trở về gần hơn với hiện thực đời sống, sống
động chân thực. “Trên văn đàn truyện ngắn và tiểu thuyết đã gây ra một
khơng khí nhộn nhịp” [18, 219]. Đó là hai thể loại văn xi đóng vai trị là
nhân vật chính trên văn đàn văn học hiện đại.
Tiếp nhận một hiện thực mới sớm hơn, sự ảnh hưởng mạnh mẽ và ồ ạt
hơn, văn xuôi Nam Bộ mở đầu cho sự đổi mới, hiện đại hoá thể loại. Những
tác phẩm văn xuôi quốc ngữ mở đầu, đánh dấu sự ra đời của văn xi hiện đại
đó là: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (Trương Vĩnh Kí), Thầy Lazaro Phiền
(Nguyễn Trọng Quản). Đó là những bước chập chững đáng trân trọng của văn
xuôi Nam Bộ thời kỳ đầu. Vượt qua sự khởi đầu non nớt đó, Hồ Biểu Chánh
đã khoả lấp khoảng chân không của văn xuôi Nam Bộ bằng một loạt thành

tựu trên các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết…. Và đến những năm 40,
cùng sự xuất hiện của tác giả Phi Vân với thể loại phóng sự, văn xi Nam Bộ
đã có những sự phong phú nhất định về mặt thể loại…
Thời kỳ này dưới ảnh hưởng mạnh mẽ cùa hiện thực cuộc sống thành
thị, các nhà văn Nam Bộ, ít nhiều, thường tập trung những khám phá về mảng
hiện thực này. Nhưng, hiện thực bên cạnh cái náo nhiệt, hiện đại, sầm uất của
đô thị Sài Gịn, là người nơng dân Nam Bộ với một cuộc sống hoang sơ, heo
hút nơi các miệt vườn. Dù là hai mảng hiện thực đối lập nhưng cả Sài Gòn
náo nhiệt cho đến cả miệt vườn Cà Mau đều là mảnh đất mà những người
nông dân khẩn hoang đã phải đổ mồ hơi, xương máu khai khẩn nên. Cho nên,
hình ảnh người nông dân khẩn hoang Nam Bộ trong văn học giai đoạn này, có
thể khơng xuất hiện khẩn thiết, ám ảnh như trong các tác phẩm văn học miền
Bắc (của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,…) vẫn xuất hiện


×