Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) trong nhà kính bằng phương pháp giâm cành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NƠNG LÂM NGƯ
--------------

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG
CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana Bertoni) TRONG NHÀ
KÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện : Lê Thế Thức
Lớp
: 49K2 -Nơng Học
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tài Tồn

NGHỆ AN- 5.2012

NGHỆ AN- 5.2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hồn tồn trung thực, có được các lần đo đếm, phân tích thí nghiệm là do bản
thân tiến hành và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các tài liệu trích dẫn trong khố luận đã được chỉ rõ nguồn gốc, nếu có gì sai sự
thật tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Lê Thế Thức




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, với tấm lịng chân thành tơi xin được
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S.Nguyễn Tài Toàn đã dành cho tôi
nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt q trình làm đề tài, chính thầy là
người mang đến cho tơi niềm tin, lịng say mê trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Cho Young Cheol và TS. Nguyễn Văn DânTập đoàn Stevia Corp đã góp ý và chỉ bảo cho tơi nhiều điều trong suốt quá trình
nghiên cứu và làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng bạn bè trong khoa Nông
Lâm Ngư và các anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Stevia
Á Châu đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ và những người thân trong gia
đình đã động viên và giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thành tốt khóa luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp q báu của tất cả các thầy giáo,
cơ giáo, cùng bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Thế Thức


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 3
2.2. Yêu cầu của nghiên cứu. ............................................................................................. 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 4
Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 6
1.1. Giới thiệu chung về cây cỏ ngọt ................................................................................. 6
1.1.1. Nguồn gốc. ............................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................................. 7
1.1.3. Thành phần các loại glycoside trong cây cỏ ngọt.................................................... 8
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cỏ ngọt ........................................................................... 9
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Cỏ ngọt trên thế giới và ở Việt Nam ........... 10
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Cỏ ngọt trên thế giới ................................. 10
1.2.1.1. Tình hình sản xuất Cỏ ngọt trên thế giới. ........................................................... 10
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhân giống và canh tác cây cỏ
ngọt trên thế giới .............................................................................................................. 13
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Cỏ ngọt ở Việt Nam ................................. 18
1.2.2.1. Tình hình sản xuất Cỏ ngọt ở việt Nam.............................................................. 18
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu Cỏ ngọt ở Việt Nam ........................................................ 19
1.2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Cỏ ngọt tại Nghệ An ....................................... 22
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn cần nghiên cứu, giải quyết23
1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................................... 23
1.3.2. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết .............................................. 23
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 25
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................... 25
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 25
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 26

2.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................................... 26
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 27


2.3.1. Địa điểm................................................................................................................. 27
2.3.2. Thời gian ................................................................................................................ 27
2.4. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 27
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 27
2.4.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................27
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.6. Kỹ thuật áp dụng ....................................................................................................... 30
2.7. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................................. 30
2.8. Tính tốn và xử lí số liệu .......................................................................................... 31
Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 32
3.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm Cỏ
ngọt. ................................................................................................................................. 32
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau lên sự phát triển bộ rễ của cành giâm 32
3.1.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng của chiều cao cây, số lá và tỉ
lệ sống của cành giâm ...................................................................................................... 34
3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ xử lí đến sự sinh
trưởng và phát triển của cành giâm Cỏ ngọt.................................................................... 36
3.2.1. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ xử lí khác nhau lên
sự phát triển bộ rễ của cành giâm. ................................................................................... 36
3.2.2. Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng và các nồng độ xử lí khác nhau lên
sự phát triển chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm ........................... 39
3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh lên giá thể đến sự sinh trưởng
phát triển và tỉ lệ nhiễm bệnh của cành giâm Cỏ ngọt .................................................... 42
3.3.1. Ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh lên sự phát triển bộ rễ cành
giâm. ................................................................................................................................ 42
3.3.2. Ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh lên sự sinh trưởng chiều

cao cây, số lá trên cây, tỉ lệ sống và tỉ lệ nhiễm bệnh trên cây con ................................. 45
3.4. Ảnh hưởng của việc cắt bỏ các cặp lá đến sự sinh trưởng phát triển và tỉ lệ sống của
cành giâm. ........................................................................................................................ 47
3.4.1. Ảnh hưởng của việc cắt bỏ các cặp lá đến sự phát triển bộ rễ của cành giâm. ..... 47
3.4.2. Ảnh hưởng của việc cắt bỏ các cặp lá đến sự sinh trưởng chiều cao cây, số lá trên
cây và tỉ lệ sống của cành giâm. ...................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 52
1. Kết luận ........................................................................................................................ 52
2.Kiến nghị ...................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Nội dung

β- IAA

Indole-3-acetic acid

α-NAA

1-Naphthalene- acetic acid

LSD0.05

Sai khác nhỏ nhất ở mức ý nghĩa 0.05

Cv %


Độ biến động của thí nghiệm (%)

CDR

Chiều dài rễ

KLR

Khối lượng rễ

SR

Số rễ trên cây

CCC

Chiều cao cây

SL

Số lá trên cây

TLS

Tỉ lệ sống

TLNB

Tỉ lệ nhiễm bệnh


ppm (mg/l)

Nồng độ phần triệu

MH

Maleic Hydrazit

5- FU

Fluorouracil

Reb- A

Rebaudioside A

Reb- B

Rebaudioside B


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các loại Glycoside trong lá cây cỏ ngọt ............................. 8
Bảng 1.2. Tình hình trồng, sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về cây cỏ ngọt trên
thế giới. ................................................................................................................. 12
Bảng 1.3. Sự biến động hàm lượng stevioside của một số mẫu giống cỏ ngọt. .. 20
Bảng 1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống có triển
vọng ...................................................................................................................... 21
Bảng 1.5. Diện tích trồng cỏ ngọt ở các huyện trong tỉnh Nghệ An…………….22

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể lên sự phát triển của rễ cành giâm.................. 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể lên chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống
của cành giâm. ...................................................................................................... 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của β- IAA ,α-NAA và các nồng độ xử lí của chúng đối
với sự phát triển rễ của cành giâm ....................................................................... 36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của β- IAA ,α-NAA và các nồng độ xử lí của chúng đối
với sự phát triển chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm ......... 40
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh lên chiều dài rễ,
khối lượng rễ và số rễ trên cây của cành giâm ..................................................... 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh lên sự sinh
trưởng chiều cao cây, số lá trên cây, tỉ lệ sống và tỉ lệ nhiễm bệnh trên cây con 45
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc ngắt bỏ các cặp lá lên sự phát triển của chiều dài
rễ, khối lượng rễ, và số rễ trên cây. ...................................................................... 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc cắt cặp lá trên cành giâm lên sự sinh trưởng chiều
cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm .............................................. 50


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Chiều dài rễ, khối lượng rễ và số rễ trung bình của cây con khi được
ươm bằng các loại giá thể khác nhau ................................................................... 33
Hình 3.2. Chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm khi được ươm
bằng các loại giá thể khác nhau............................................................................ 35
Hình 3.3. Chiều dài rễ, khối lượng rễ và số rễ trên cây khi được xử lí bằng các
chất điều hịa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau ............................................ 38
Hình 3.4. Chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm khi được xử lí
bằng các chất điều hịa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau. ............................ 41
Hình 3.5. Chiều dài rễ, khối lượng rễ và số rễ trên cây của cành giâm khi được xử
lí bằng các phương pháp phun thuốc trừ bệnh khác nhau .................................... 44
Hình 3.6. Chiều cao cây, số lá trên cây, tỉ lệ sống và tỉ lệ nhiễm bệnh của cây con
khi được phun thuốc trừ bệnh ở những thời điểm khác nhau. ............................. 46

Hình 3.7. Chiều dài rễ, khối lượng rễ và số rễ trên cây khi được xử lí cắt bỏ các
cặp lá trên cành giâm khác nhau .......................................................................... 49
Hình 3.8. Chiều cao cây, số lá trên cây và tỉ lệ sống của cành giâm khi xử lí cắt bỏ
các cặp lá khác nhau. ............................................................................................ 51


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng
cuộc sống ngày càng được nâng cao thì vấn đề sức khoẻ đang được nhân loại quan
tâm nhiều hơn. Gắn với quá trình vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
cuộc sống con người ngày càng trở nên bận rộn, nhu cầu về các loại thực phẩm được
chế biến sẵn ngày càng cao, trong đó các loại thực phẩm có bổ sung đường ngày
càng đa dạng. Hiện nay, các chất ngọt hoá học dùng để thay thế đường có bán trên
thị trường bao gồm rất nhiều loại, có thể kể đến các sản phẩm như: Sachet, packet,
saccharin, Sodium cyclamate, Sucralose, Acesulfame potassium, và phổ biến nhất là
chất Aspartame. Những loại đường hố học này tuy khơng có tính dinh dưỡng vì
chứa rất ít Calorie nhưng lại có vị ngọt gấp cả trăm lần đường thường. Với giá thành
rẻ và tiện lợi trong việc sử dụng nhưng người tiêu dùng vẫn e ngại trước sự ảnh
hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khoẻ [4]. Mặt khác, ngày nay cả nhân
loại đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh trầm kha mà chưa có các phương cách
điều trị hữu hiệu như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… Theo các chuyên gia,
một trong những cách phòng bệnh tốt nhất cho con người hiện nay là nên sử dụng
các loại thực phẩm chứa ít đường, chất béo và muối. Tuy nhiên, thèm ngọt lại là một
nhu cầu tự nhiên của cơ thể, con người không thể sống nếu thiếu đường, trước viễn
ảnh không mấy sáng sủa của các loại đường hố học, tâm lí chung của người tiêu
dùng là quay về với những sản phẩm thiên nhiên. Trong nhóm những chất tạo vị
ngọt thiên nhiên, cây cỏ ngọt là một thí dụ đang được nhiều người chú ý đến.

Cỏ ngọt là một loại thảo mộc mà các chiết phẩm của nó được dùng làm chất
tạo vị ngọt thay thế các loại đường thường hoặc đường hoá học tại nhiều nơi trên thế
giới. Cỏ ngọt sấy khô, phơi khơ để cho vào trà, bột lá khơ có thể trộn vào bột làm
bánh để thay thế đường, người Trung Quốc, Nhật Bản sử dụng chất tạo vị ngọt từ
cây cỏ ngọt trong kẹo, bánh trái và các loại nước ngọt. Nói chung, tại các quốc gia


2

Châu Á và Nam Mỹ thì chất ngọt của cây cỏ ngọt được công nhận và sử dụng như
một chất phụ gia. Với những công dụng như vậy sản phẩm cỏ ngọt không những
được tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa mà còn được thị trường thế giới đặc biệt
quan tâm.
Tuy đã được nhập vào Việt Nam từ hơn 20 năm nay nhưng cây cỏ ngọt Việt
Nam chủ yếu được trồng phân tán cục bộ phục vụ mục đích tiêu thụ cho đông y và
làm trà thảo mộc nội địa. Đầu ra chủ yếu là các nhà máy sản xuất chế biến trà và các
tổ hợp đông y truyền thống. Mặc dù là loài cây trồng khá mới mẻ nhưng cây cỏ ngọt
có khả năng thích ứng rộng trên nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau, kỹ thuật
gieo trồng khá đơn giản, vốn đầu tư không nhiều, thu hoạch sản phẩm dễ dàng lại có
nhu cầu tiêu thụ cao, nên trong một vài năm trở lại đây nơng dân các vùng đã mở
rộng diện tích canh tác. Hiện nay cây cỏ ngọt ở Việt Nam được trồng nhiều ở các
tỉnh như: Hồ bình, Bắc Cạn, Thái Bình, Hưng Yên và Nghệ An. Tại Nghệ An cỏ
ngọt được Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Stevia Á châu đưa vào trồng
khảo nghiệm từ tháng 11 năm 2009 tại xóm 4 Nghi Đồng- Nghi Lộc. Qua gần 9
tháng trồng thử trên khu khảo nghiệm rộng 6 ha, các kết quả thu được trên mọi
phương diện đã chứng tỏ rằng: Cây phát triển tốt, sau hai tháng đã có thể thu hoạch
lứa đầu tiên. Tính trung bình hằng năm cây cho thu hoạch cao nhất từ 4-5 lứa, từ
tháng 9 đến tháng 5 hằng năm, 1-2 lứa còn lại ở dạng tận thu. Năng suất ước đạt từ
6-8 tấn lá khô/ha/năm. Với nhiều ưu điểm với là cây ngắn ngày, chu kì thu hoạch
ngắn, kĩ thuật canh tác đơn giản, sản phẩm được bao tiêu ngay sau khi thu hoạch nên

cây cỏ ngọt đang khẳng định được vị thế của mình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở tỉnh Nghệ An. Hiện nay nhiều xã thuộc huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Đô
Lương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Diễn Châu đã chuyển sang trồng cây cỏ ngọt
thay cho cây hoa màu và cho thu nhập cao.
Để có thể sản xuất cây cỏ ngọt mang tính hàng hố , phục vụ cho mục đích xuất
khẩu thì năng suất và phẩm chất của nó là hai yêu cầu quan trọng nhất. Trong quá


3

trình canh tác, khâu sản xuất cây giống đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự
sinh trưởng phát triển của cây cũng như năng suất và chất lượng sản phẩm sau này.
Cây cỏ ngọt hiện nay đã được tiến hành nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như
nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng nuôi cấy mô và nhân giống bằng giâm cành.
Tuy nhiên phương pháp nhân giống bằng hạt cho tỉ lệ nảy mầm không cao và chúng
ta chưa kiểm sốt được chất lượng hạt giống, cịn phương pháp nhân giống bằng
nuôi cấy mô bước đầu đã cho thấy có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, phương pháp này
địi hỏi kĩ thuật phức tạp, thời gian nhân giống dài, và phải có trang thiết bị hiện đại.
Phương pháp nhân giống chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất hiện nay là giâm
cành, phương pháp này đang cho thấy có nhiều ưu điểm như: Có hệ số sản xuất cây
giống cao, thời gian sản xuất giống ngắn, có thể chủ động được trong việc cung cấp
nguồn cây giống… Tuy nhiên, với quy trình nhân giống này, đã xuất hiện nhiều vấn
đề nổi cộm như tỉ lệ cây giống bị nhiễm bệnh nhiều, khả năng bật mầm của cây con
sau khi trồng thấp, cây giống chậm sinh trưởng. Các vấn đề này đang là một trong
những trở ngại lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây cỏ ngọt hiện nay.
Nhằm đáp ứng mục tiêu sản xuất cây giống cỏ ngọt chất lượng cao phục vụ
cho nền sản xuất cỏ ngọt hàng hố chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu hồn thiện quy trình nhân giống cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bert.)
trong nhà kính bằng phương pháp giâm cành”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được loại giá thể phù hợp cho nhân giống cây cỏ ngọt trong điều
kiện nhà lưới
- Xác định được chất điều hoà sinh trưởng và nồng độ thích hợp nhất để nâng
cao tỉ lệ sống của hom giống.


4

- Xác định được phương pháp trừ bệnh vào giá thể thích hợp nhất trong q
trình giâm cành.
- Xác định được biện pháp cắt lá trên cành giâm nhằm nâng cao tỉ lệ sống cho
cây con
2.2. Yêu cầu của nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến sự sinh trưởng và
phát triển của cành giâm Cỏ ngọt trong điều kiện nhà lưới.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng và các nồng độ khác
nhau của chúng đến sự ra rễ và sự sinh trưởng phát triển của cành giâm Cỏ ngọt.
- Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp phun thuốc trừ bệnh vào giá thể
khác nhau đến tỉ lệ nhiễm bệnh và sự sinh trưởng của cành giâm.
- Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp cắt bỏ các cặp lá trên cành đem
giâm đến sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm Cỏ ngọt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của giá thể, việc xử lí giá
thể, các chất điều hồ sinh trưởng, và xử lí cành giâm lên khả năng sống sót, ra rễ
trên cây cỏ ngọt cũng như động thái sinh trưởng và phát triển của cây con cho các
nghiên cứu về sau.
- Khẳng định vai trị của các kĩ thuật xử lí giá thể, xử lí cành giâm trong q
trình nhân giống cây cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được loại giá thể phù hợp, chất điều hồ sinh trưởng và nồng độ xử
lí tối ưu, biện pháp xử lí nguồn bệnh trong giá thể và biện pháp cắt lá cành giâm tối


5

ưu nhằm sản xuất cây giống khoẻ, sạch bệnh, đảm bảo chất lượng trước khi đem
trồng.
- Việc đánh giá mối tương quan giữa các kĩ thuật xử lí giá thể và cành giâm với
các chỉ tiêu chất lượng cây giống trong nhà kính là dẫn liệu quan trọng để tiến hành
nhân giống đại trà ngoài đồng ruộng.
- Đề tài nghiên cứu cũng góp phần làm hồn thiện quy trình sản xuất giống nói
riêng và quy trình sản xuất cây cỏ ngọt nói chung mang lại hiệu quả kinh tế cho
người dân.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây cỏ ngọt
1.1.1. Nguồn gốc.
Cây Cỏ ngọt còn được gọi là cây cỏ mật, cỏ đường hay cúc mật có tên khoa
học là Stevia rebaudiana Bertoni thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ ngọt có nguồn gốc ở
thung lũng Rio Monday nằm giữa Paragoay và Brazil. Trong lịch sử , các thổ dân
Guarani Indians ở Paragoay gọi cỏ này là Ka-a-He-e nghĩa là cỏ ngọt, và đã được
các thổ dân này sử dụng như là một chất ngọt tự nhiên trong hàng thế kỉ. Vào thế kỉ
XVI, những người Châu Âu đã từng đề cập đến sự hiện diện của loài thảo mộc này,
nhưng mãi đến năm 1888 một nhà thực vật học người Paragoay tên là Moises

Santiago Bertoni mới phát hiện ra rằng lá của cây cỏ ngọt đang được những người
dân phía Bắc Paragoay sử dụng làm trà và sau đó vào năm 1905 ơng đã đặt tên cho
nó là Stevia rebaudiana Bert.[4], [8], [12]
Nửa thế kỉ sau đó, người Anh đã cố gắng trồng cây Cỏ ngọt như là một cây
trồng thay thế để lấy đường nhưng ý tưởng này đã bị thất bại. Ba thập kỉ sau, vào
năm 1971, Sumidaf một người Nhật Bản đã mang cây con từ Brazil về trồng, sau đó
6 năm Nhật Bản đã bán các chất ngọt chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt. Sau đó một số
quốc gia đã trồng cây cỏ ngọt như một loại cây trồng nông nghiệp bao gồm: Hàn
Quốc, Mexico, Mỹ, Indonesia, Tanzania…v.v.[11], [12]
Stevia rebaudiana Bert. là một trong 154 loài thuộc chi Stevia (Chi cúc ngọt)
và là một trong hai lồi có thể sản xuất chất ngọt Steviol glicoside, tuy nhiên Stevia
rebaudiana Bert. được chứng minh là loài có chứa chất ngọt tự nhiên có độ ngọt cao
nhất trong tất cả.[11]
Cỏ ngọt là một cây lưu niên bán nhiệt đới, dễ canh tác và đem lại hiệu quả kinh
tế cao.


7

1.1.2. Đặc điểm thực vật học
* Rễ: Cỏ ngọt là một loại cây lưu niên, bán nhiệt đới, có rễ mọc khoẻ, mọc cạn
từ 0 - 30 cm (tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu tơi xốp và mực nước ngầm của đất). Rễ của
cây cỏ ngọt mọc từ hạt kém phát triển hơn rễ từ cành giâm. Hệ rễ chùm lan rộng có
đường kính tới 40 cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi, xốp đủ ẩm.
* Thân: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao thân từ 60 - 70 cm, nếu được
chăm sóc tốt có thể cao tới 80-90 cm, phân cành cấp một nhiều, chỉ đến khi ra hoa
mới phân cành cấp hai, cấp ba. Cành cấp một thường xuất hiện ở những nách lá cách
mặt đất 10 cm trên thân chính, nhưng khi đốn cành có thể xuất hiện ở trên tất cả các
đoạn trên thân. Thân cây cỏ ngọt có lơng lún phún, trịn, đường kính thân chỗ to
nhất từ 5 - 8 mm. Thân già có màu tím nâu, phần non màu xanh, có khả năng ra rễ

bất định.
* Lá: Lá cỏ ngọt mọc đối theo từng cặp hình thập tự, phiến lá hình trứng
ngược, có 12- 16 răng cưa ở mép. Lá dài từ 5 - 7 cm, rộng từ 1.7 - 2 cm có ba gân
song song và các gân phụ phân nhánh. Trên một thân số lá có thể đạt tới 70 - 90 lá
[2]
* Hoa: Hoa cỏ ngọt là hoa tự, nhóm họp dày trên đế hoa, trong đó có 4 - 7 hoa
lưỡng tính. Mỗi hoa hình ống có cấu trúc gồm một đế hoa với 5 đài màu xanh, 5
cánh tràng màu trắng dài khoảng 5 mm, các lá bắc tiêu giảm thành sợi để phát tán,
có 4 - 5 nhị dính trên tràng có màu vàng sáng, các chỉ nhị rời nhau còn bao phấn
dính mép với nhau, đính gốc và kéo dài lên phía trên bởi một phần của trung đới.
Bầu hạ một ơ, một nỗn, vịi nhuỵ mảnh chẻ đơi, các nhánh hình chỉ cao hơn bao
phấn, do đó mà khả năng tự thụ phấn thấp hoặc hầu như khơng có [2]
* Quả và hạt: Quả cỏ ngọt nhỏ, thuộc loại quả bế,khi chín có màu nâu thẫm 5
cạnh, dài từ 2 - 2.5 mm, có lơng nhỏ để gió đưa hạt đi xa. Hạt có hai vỏ hạt, có phơi,
nhưng nội nhũ trần nên tỉ lệ nảy mầm thấp. Cây con gieo từ hạt sinh trưởng chậm và
yếu. Khối lượng 1000 hạt từ 0.35 - 0.4 g [2],[12], [22]


8

1.1.3. Thành phần các loại glycoside trong cây cỏ ngọt
Kể từ khi cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bert.) được mô tả và định danh vào
năm 1905 đến năm 1908 Reseback và năm 1909 Dieterich đã chiết xuất được
glycoside từ lá cây cỏ ngọt nhưng chưa biết được đó là chất gì? Năm 1931 Bridel và
Lavieille mới xác định được Glycoside này là Stevioside. Những năm 1950 và 1960
cấu trúc của Stevioside (C38H60O18) đã được xác định. Bằng các phương pháp khác
nhau người ta đã dần tìm được các chất ngọt trong lá cây cỏ ngọt. Kết quả thu được
10 chất khác nhau nhưng chủ yếu gồm bốn chất chính: Stevioside (C38H60O18, chiếm
5 - 10%), Rebaudioside A (C44H70O23, chiếm 2 - 4%), Rebaudioside C ( C44H70O22,
chiếm 1 - 2%), và Ducloside A (C38H40O17, chiếm 0.5 - 1 %). Hơn 95% các chất này

đều là dẫn xuất của Steviol. [4], [7], [12]
Bảng 1.1. Thành phần các loại Glycoside trong lá cây cỏ ngọt
TT

Tên glycoside

1

Stevioside

2

Steviolbioside

3

Hàm lượng (%)

Độ ngọt so với đường mía
(sucrose = 1)

5 - 10

150-300

-

100-125

Rebaudioside A


2-4

200- 400

4

Rebaudioside B

-

300-500

5

Rebaudioside C

1-2

50- 120

6

Rebaudioside D

-

200- 300

7


Rebaudioside E

-

250-300

8

Rebaudioside F

-

100-125

9

Ducloside A

0.4 - 0.7

50-120

10

Steviolmonoside

-

-


(Nguồn: Phân tích của tập đồn PureCircle)


9

Stevioside sau khi thuỷ phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol, chất steviol
ngọt gấp 300 lần đường Saccaroza , ít năng lượng, khơng lên men, khơng bị phân
huỷ mà hương vị thơm ngon.[4]
Các nghiên cứu về độc tính của Stevioside trên chuột đồng, thỏ, chuột lang và
các loài chim thí nghiệm đã kết luận rằng Stevioside khơng gây độc tính cấp tính ở
các lồi trên. Hố chất trong cỏ ngọt không bị thay đổi cấu trúc, nên không gây đột
biến, khơng có nguy cơ gây ung thư và không ảnh hưởng lên thai nhi.[15]
Trong một nghiên cứu ở chuột đồng với liều lượng 2.5 g Stevioside/ kg thể trạng
chuột mỗi ngày không thấy phản ứng phụ hay độc tính và khơng tác dụng lên hệ
sinh sản. Stevioside khơng gây đột biến ở vi khuẩn thí nghiệm. Cho chuột đồng
dùng Stevioside trong 6 tháng và chuột nhắt dùng trong hai năm không thấy ngộ độc
hoặc sinh ung thư nào.[4], [12]
Các nghiên cứu về dược tính của cây cỏ ngọt tại Brazil trên thú vật đã cơng
nhận tính chất giảm đường huyết, hạ huyết áp. Năm 1996 một nghiên cứu cao thô cỏ
ngọt với liều cao hơn làm cho ngọt thức ăn để thử trên chuột nhắt thấy có tính giãn
mạch ở chuột bình thường cũng như chuột cao huyết áp. Nghiên cứu này cũng ghi
nhận tính hạ huyết áp và lợi tiểu. Một nghiên cứu khác cho thấy các Glycoside khác
như Steviol, Isosteviol và glucosilsteviol của cỏ ngọt ngăn chặn phản ứng sinh
glucose trong cơ thể. Có tính chất làm mạnh tim, điều hoà nhịp tim được báo cáo lần
đầu tiên ở nghiên cứu trên loài chuột năm 1978.[12]
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cỏ ngọt
- Yêu cầu nhiệt độ: Cỏ ngọt sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 10 - 350C.
Khoảng nhiệt độ tối ưu từ 20 - 300C, cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Nếu
nhiệt độ cao từ 30 - 350C mà độ ẩm được đảm bảo tốt thì cây vẫn sinh trưởng tốt.

Trong thời kì nảy mầm, nhiệt độ thích hợp cho việc nảy mầm từ 20 - 250C, nhiệt độ
dưới 150C hạt không nảy mầm, trên 350C hạt mất sức sống. Nếu trồng bằng phương
pháp giâm cành, yêu cầu nhiệt độ cho cành giâm phát triển tốt từ 25 - 300C.[8]


10

- Yêu cầu về độ ẩm và nước:
+ Yêu cầu độ ẩm: Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt
mà yêu cầu về ẩm độ cũng khác nhau. Thời kì nảy mầm cần độ ẩm từ 60 - 85%. Nếu
giâm cành, ẩm độ cần thiết từ 70 - 80% thì cành giâm có tỉ lệ sống cao và cây con có
chất lượng tốt. Cây trưởng thành ẩm độ thích hợp cho cây phát triển từ 70 - 75%.
Thời kì thu hoạch yêu cầu ẩm độ đất 60 - 70%.
+ Nước: Cây cỏ ngọt ưa ẩm nhưng rất mẫn cảm nếu bị ngập úng. Cung cấp đủ
nước đảm bảo cây sẽ sinh trưởng tốt, khoẻ, trẻ lâu, nhiều cành và cho sản lượng thu
hoạch cao, ngoài ra còn cho tăng số lần thu hoạch trong năm. Thiếu nước cây sinh
trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, khả năng ra cành yếu, dẫn đến năng suất thu hoạch
giảm. Ruộng úng nước cây bị chết do bộ rễ nhanh chóng bị thối trong điều kiện thừa
nước.[12]
- Yêu cầu về ánh sáng: Cỏ ngọt là cây ngày ngắn bắt buộc, với độ dài chiếu
sáng ngày ít hơn 13h cây sẽ ra hoa. Đây là cây tương đối mẫn cảm với độ chiếu
sáng. Cường độ ánh sáng mạnh làm tăng hàm lượng stevioside. [8]
- Yêu cầu về đất và dinh dưỡng khống:
Cỏ ngọt có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng
thích hợp nhất là đất tơi xốp, thơng thống nhiều mùn. Trên những đất như thế cỏ
ngọt cho thu hoạch cao, hàm lượng các chất ngọt tăng. Đất sét khơng thích hợp cho
sự sinh trưởng của cỏ ngọt. Cỏ ngọt là cây thu hoạch lá do vậy nó yêu cầu về chế độ
dinh dưỡng cao, vì thế bón phân là biện pháp tích cực để tăng năng suất cỏ ngọt. Cỏ
ngọt ưa đất trung tính, pH trong đất khoảng từ 6.5 - 7 là tốt nhất.[8], [12]
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Cỏ ngọt trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Cỏ ngọt trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất Cỏ ngọt trên thế giới.


11

Trên thế giới hiện nay cây cỏ ngọt đã được trồng ở nhiều quốc gia như: Brasil,
Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Israel và Hoa Kỳ... Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều
nhất trên thế giới, mối năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 - 1000 tấn lá cỏ ngọt khô
và sử dụng tới 45 - 53 tấn Stevioside trong công nghiệp mứt kẹo, nước hoa quả,
rượu màu . Một lượng lớn phải được nhập thêm từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung
Quốc. Sản lượng các chất ngọt chiết xuất từ cây cỏ ngọt chiếm từ 5 - 6% tổng lượng
chất ngọt trên thị trường. Ở Nhật Bản tất cả các chất ngọt hoá học như Aspartame bị
cấm sử dụng. [12], [17]
Hai quốc gia sản xuất chất stevioside chính trên thế giới là Trung Quốc và
Paragoay ngồi ra Brazil cũng là một nước sản xuất đáng kể, trong đó Pragoay và
Brazil là hai trung tâm chính sản xuất và phân phối trực tiếp các sản phẩm từ cây cỏ
ngọt cho người tiêu dùng thông qua các loại thực phẩm chức năng và các sản phẩm
thảo mộc.[17]
Ngày 4 tháng 7 năm 2008 Tổ chức luơng thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(
FAO) phê chuẩn và Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép vào ngày
17 tháng 12 năm 2008 về việc chính thức cho phép sử dụng RebA với độ tinh khiết
tối thiểu 95% làm phụ gia thực phẩm. Hiện nay PureCircle là hãng sản xuất Cỏ ngọt
lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% sản lượng Cỏ ngọt trên toàn thế giới. Tập đoàn
này đã sản xuất Cỏ ngọt tại Trung Quốc, Kenya, Paraguay và thông qua công ty
Growers Fresh Ptd Ltd, đang lập kế hoạch mở rộng sang Việt Nam. Và đây cũng là
nhà cung cấp độc quyền chất ngọt này cho PepsiCo và Coca-Cola cũng như rất
nhiều tập đoàn thực phẩm đồ uống đa quốc gia khác.[17]



12

Bảng 1.2. Tình hình trồng, sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về cây cỏ ngọt trên thế
giới.
Chưa nghiên

Được phép sử

Sản xuất

Nghiên cứu

thương mại

chung

Nam Mỹ/ Paragoay

++

++

++

++

Urugoay/ Brazil

++


++

++

++

Trung Mỹ

+

Mexico

+

Quốc Gia/ Vùng

cứu trong nông
nghiệp

dụng

+
+

+

Hoa Kỳ

+


++

Canada

+

+

+

Trung Quốc

++

++

++

+++

Việt Nam

+

++

++

+


Đài Loan

+

++

+

++

Nhật Bản

+

++

++

+++

Hàn Quốc

+

++

++

++


Thái Lan

+

+

+

+

Malaysia

+

+

+

Indonesia

+

Ấn Độ/ Thuỵ Điển

+

Georgia/ Đức

+


+

+
+

+

Nga

+

++

++

Ukraina/ Moldova

+

+

+

+

+

Tây Ban Nha/ Ý/
Anh


Chú thích: +: Mức độ ít; ++: Mức độ vừa; +++: Mức độ nhiều [17]


13

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về biện pháp kĩ thuật nhân giống và canh tác cây
Cỏ ngọt trên thế giới
Trên thế giới hiện hay, đã có rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu sâu về cây cỏ
ngọt, nhiều cơng trình khoa học được công bố trên tất cả các lĩnh vực về nhân giống,
kĩ thuật canh tác, thu hoạch, quy trình tách chiết và dược học.
Trong nghiên cứu về lĩnh vực nhân giống, Jeffrey Goettemoeller và
Alejandro Ching năm 1997 đã nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp thụ phấn
cũng như tác động của ánh sáng và bóng tối đến sự nảy mầm của hạt. Các cây con
được trồng bằng phương pháp cắt cành được lấy từ một dòng cỏ ngọt vơ tính từ
Trung Quốc bởi Tiến sĩ Ken Rohrback, Trường đại học Hawaii. Chúng được trồng
trong các chậu nhựa có đường kính 24 cm, các cây được xử lí bằng 5 phương pháp
thụ phấn: (1) Thụ phấn chéo nhờ ong nghệ trong lồng, (2) Thụ phấn chéo bằng tay,
(3) Thụ phấn chéo nhờ gió bằng quạt, (4) Tự thụ phấn bằng tay và (5) Công thức đối
chứng được tách ra từ các kiểu di truyền khác nhau. Các cây được chăm sóc tốt và
được thu hoạch 3 lần, ở lần thu hoạch cuối cùng các cành được lựa chọn và tách lấy
hạt bằng tay, hai loại hạt màu đen và màu xám được tách ra riêng rẽ, trong thí
nghiệm xác định tỉ lệ nảy mầm, 100 hạt được lựa chọn và gieo trên giấy ẩm ở nhiệt
độ 240C, kết quả thu được cho thấy rằng khối lượng 1000 hạt ở nhóm hạt màu đen là
300 mg trong khi đó ở nhóm hạt màu xám chỉ nặng 178 mg. Tỉ lệ sống ở nhóm hạt
màu đen là 76.7 % trong khi ở nhóm hạt màu xám là 8.3 %. Về tỉ lệ nảy mầm nhóm
hạt ở cơng thức tự thụ phấn bằng tay đạt tỉ lệ cao nhất (93.3 %), ở nhóm thụ phấn
chéo bằng tay đạt tỉ lệ 92 %, ở nhóm thụ phấn chéo nhờ ong nghệ đạt 78.3 %, ở
nhóm thụ phấn nhờ gió đạt 68.3 %, và thấp nhất ở nhóm cơng thức đối chứng 36.3
%. Về ảnh hưởng của ánh sáng kết quả cho thấy hạt nảy mầm đạt tỉ lệ 85 % khi

được chiếu sáng và tỉ lệ nảy mầm 60 % khi không được chiếu sáng.[16]


14

Raji Akintunde Abdullateef và Mohamad Osman, Trường Đại học quốc gia
Islamic,Malaysia năm 2011 đã tiến hành hai nghiên cứu: Ảnh hưởng của độ dài
bước sóng ánh sáng lên sự nảy mầm của hạt cây cỏ ngọt và Ảnh hưởng của các kiểu
cắt cành, vị trí cắt cành và hoocmon lên sự ra rễ ở cây cỏ ngọt. Trong nghiên cứu
thứ nhất, hai loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm là ánh sáng trắng (bước
sóng từ 400 - 700 nm) và ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và công thức đối chứng
không chiếu sáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi xử lí hạt đã gieo bằng ánh
sáng đỏ thì hạt nảy mầm sớm hơn so với xử lí bằng ánh sáng trắng và khơng xử lí
ánh sáng, sau thời gian xử lí 3-4 ngày chỉ có hạt xử lí bằng ánh sáng đỏ nảy mầm
trong khi hạt xử lí bằng ánh sáng trắng và khơng xử lí ánh sáng vẫn chưa nảy mầm.
Vào ngày thứ 6 sau khi xử lí, có 20% hạt nảy mầm khi được xử lí bằng ánh sáng đỏ,
có 2% hạt nảy mầm khi xử lí bằng ánh sáng trắng và 0% hạt nảy mầm khi xử lí
khơng chiếu sáng. Qua nghiên cứu này có thể thấy ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến
sự nảy mầm của hạt cây cỏ ngọt, ánh sáng đỏ có ảnh hưởng tốt nhất và tốt hơn ánh
sáng trắng và không chiếu sáng.
Trong nghiên cứu thứ hai đã sử dụng hai giống cỏ ngọt MS012 và MS007 có
nguồn gốc tại Malaysia, với mỗi giống các kiểu cắt cành được áp dụng là: Cành non
bao gồm cả ngọn, cành già bao gồm cả ngọn, cành không ngọn, các chất điều hoà
sinh trưởng được sử dụng là IBA và NAA với các mức nồng độ 1.9; 2; 2.1; 2.2; 2.3;
2.4; 2.5 mM. Kết quả phân tích số liệu đã kết luận rằng kiểu cắt cành non cả ngọn và
xử lí chất IBA ở nồng độ 2.3 mM cho kết quả tối ưu nhất trên tất cả các thông số về
sự ra rễ.[24], [26]
Chalapathi năm 1996 nghiên cứu tác động của các chiều dài cành giâm và các
chất điều hoà sinh trưởng khác nhau lên sự ra rễ và sinh trưởng phát triển của cây
con nhằm khuyến cáo chiều dài cành tiêu chuẩn trong nhân giống bằng phương pháp

cắt cành. Nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ sống của cây con và sự tăng trưởng của cây
cao hơn ở mức có ý nghĩa khi cắt cành có chiều dài 15 cm có thể so sánh với chiều


15

dài cành 7.5 cm. Ở thí nghiệm sử dụng chất điều hoà sinh trưởng, tác giả sử dụng
IBA (Axit 3-Indolbutyric) , NAA ( Axit Naphthapene Acetic) và các mức phối trộn
của chúng. Kết quả nghiên cứu đã kết luận khi được xử lí chất điều hồ sinh trưởng,
cành giâm sẽ ra rễ sớm hơn, chất lượng rễ tốt hơn và cây sinh trưởng nhanh hơn khi
trồng trực tiếp mà không xử lí.[12]
Milind R. Ingle tháng 7 năm 2008, tại trường Đại học Khoa học Nông nghiệp
Dharwad, Ấn Độ. Đã nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và
môi trường lên sự ra rễ của cành giâm cây cỏ ngọt, nghiên cứu đã sử dụng các chất
điều hoà sinh trưởng IBA và NAA ở các nồng độ đơn và pha trộn khác nhau.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất IBA ở nồng độ 500 ppm cho tỉ lệ ra rễ tối ưu nhất đạt
92 %. Trong khi đó ở cơng thức đối chứng khơng xử lí chất điều hoà sinh trưởng tỉ
lệ ra rễ chỉ đạt 78 %. Các xử lí đạt kết quả cao tiếp theo là IBA ở nồng độ 400 và
300 ppm. Xử lí pha trộn IBA và NAA khơng tìm thấy hiệu quả như chỉ xử lí chất
IBA. Trong xử lí ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên sức sống của cành
giâm, kết quả nghiên cứu cho thấy cây con phát triển tốt và tỉ lệ ra rễ cao nhất trong
điều kiện màn che (97.4 %), trong các điều kiện khác như nhà phủ bằng nilon, trong
bóng râm, trong điều kiện ngồi trời, tỉ lệ ra rễ thấp hơn ở mức có ý nghĩa so với
trong điều kiện màn che.[23]
Năm 2006 nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa lâm nghiệp và Khoa khoa học
thống kê, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Shah Jalal, Bangladesh đã nghiên
cứu nhân giống vơ tính cây cỏ ngọt trong ống nghiệm (invitro). Các mô được lấy từ
lá, các mầm mắt và các lóng cây, chúng được cắt nhỏ với chiều dài khoảng 0.1 mm,
sau đó các mơ được xử lí ngâm trong cồn 700 trong thời gian 5-6 phút, sau đó đem
ra rửa bằng nước cất vơ trùng, rồi xử lí ngâm trong dung dịch thuỷ ngân clorua

(HgCl2) 0.1 % trong 5 phút dưới điều kiện vơ trùng sau đó đưa ra rửa bằng nước cất,
cuối cùng chúng được cấy vào môi trường cơ bản MS (Murashige and Skooge,


16

1962) với việc xử lí nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng khác nhau. Hoocmon
2,4-D được sử dụng với các nồng độ 2, 3, 4 và 5 mg/l, sau khi pha hỗn hợp xong thì
mơi trường được bổ sung thêm 3% đường và pH được điều chỉnh đến giá trị 5.5 5.8. Các bình ni cấy được chiếu sáng ở cường độ 2000 - 3000 lux, chiếu sáng
trong 16h và 8h để trong bóng tối, nhiệt độ ni cấy 250C. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tại nồng độ 3mg/l 2,4- D, mơ sẹo có màu xám đến màu xanh thẫm, số lượng
mô sẹo nhiều nhất và chất lượng mô sẹo tốt nhất, trong khi đó ở nồng độ 5mg/l số
lượng mơ sẹo ít nhất, có màu đen và chất lượng mô sẹo kém nhất.[24]
Các nghiên cứu về canh tác và chế độ bón phân cho cây cỏ ngọt cũng đã được
đề cập nhiều. Chalapathi. M.V, Thimmegowda và cộng sự, trường Đại Học Khoa
Học Nông Nghiệp Bangalore, Ấn Độ năm 1995 đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của các phương pháp trồng và các mức tỉ lệ phân bón NPK lên sự sinh trưởng và
năng suất của cây Cỏ ngọt, trong đó các cơng thức về phương pháp trồng gồm có
trồng trên ruộng phẳng khơng lên luống và trồng trên luống, các công thức về các
mức tỉ lệ NPK gồm: 0:0:0; 20:10:15; 40:20:30; 60:30:45 kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng Cỏ ngọt được trồng trên luống cho năng suất sinh học cao hơn, năng suất lá
tươi và năng suất lá khô cao hơn so với trồng trên ruộng không lên luống. Về phân
bón, bón NPK với tỉ lệ 60:30:45 cho năng suất sinh học, năng suất lá tươi và năng
suất lá khô cao nhất, tiếp đến là tỉ lệ 20:10:15, hai mức tỉ lệ phân bón này sai khác ở
mức có ý nghĩa so với cơng thức 20:10:15 và khơng bón phân.[12]
Murayama và cộng sự năm 1980 và Goenadi năm 1985 cũng đã chỉ ra rằng
cây Cỏ ngọt sẽ sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn khi được bón NPK theo
tỉ lệ cao [12].
Kumuda, Khoa sinh lí học cây trồng, Trường Đại Học Khoa Học Nơng
Nghiệp Dharwad năm 2006 đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hồ sinh trưởng

và các mức bón đạm lên sự sinh trưởng và ra hoa trên cây Cỏ ngọt. Các cơng thức
về chất điều hồ sinh trưởng được thí nghiệm bao gồm: GA3 500 ppm; MH 1000


17

ppm; 5FU 10-3 M và không sử dụng chất điều hồ sinh trưởng. Các mức bón đạm
gồm: 100:50:50 kg NPK/ha (nền), 150:50:50kg NPK/ha, 200:50:50 kg NPK/ha.Thí
nghiệm kết hợp hai nhân tố, được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng, cây tăng trưởng chiều cao mạnh nhất khi xử lí bằng GA3
500 ppm, cây có chiều cao thấp nhất khi xử lí bằng MH 1000 ppm, tuy nhiên ở công
thức này lại thu được số lá và số cành nhiều nhất, ở đây giữa sử dụng chất điều hoà
sinh trưởng và đạm đều có sự tương tác lẫn nhau. Số hoa và số cụm hoa được tìm
thấy nhiều nhất ở cơng thức đối chứng và tìm thấy ít nhất khi được xử lí bằng MH
1000 ppm. Tất cả các chỉ tiêu diện tích lá, năng suất lá tươi, năng suất lá khô…đo
được cao nhất ở cơng thức kết hợp giữa xử lí MH 1000 ppm với bón mức đạm 150
kg N/ha. Và kết luận cuối cùng đã chỉ ra rằng năng suất cây cỏ ngọt cao nhất ở mức
có ý nghĩa khi đem xử lí MH 1000 ppm kết hợp với bón đạm ở mức 150 kg
N/ha.[11]
Năm 2007 nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại Học Dược Al-Ameen,
Viện Nghiên Cứu Làm Vườn Ấn Độ, Trường Đại Học Nông Ngiệp Ordu Ấn Độ đã
tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học lên năng suất sinh học và
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây Cỏ ngọt, thí nghiệm đã tiến hành nghiên
cứu cung cấp các loại phân bón sinh học đơn và phối trộn các loại phân để bón cho
cây. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phối trộn các loại phân bón sinh học
sẽ cho năng suất sinh học và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây cao hơn ở
mức có ý nghĩa khi sử dụng các loại phân bón sinh học riêng rẽ.[13], [12]
K.G.Dube Khoa Thực Vật Học, Trường Đại Học Khoa Học Jankidevi Bajaj,
Ấn Độ năm 2011 đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ, phân bón sinh học
và chất điều hoà sinh trưởng khi sử dụng riêng rẽ và kết hợp chúng ở các mức khác

nhau lên sự sinh trưởng của lá ở cây Cỏ ngọt. Các chỉ tiêu đo đếm gồm số cặp lá
trên cành sơ cấp, cành thứ cấp, tổng số lá trên cây, diện tích lá trên cành sơ cấp,


×