Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ảnh hưởng của kỹ thuật bón lân đến tăng trưởng, năng suất giống vừng đen hương sơn và dòng vừng nv10 trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an vụ hè năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

CHU THỊ AN

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BÓN LÂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG VỪNG ĐEN
HƯƠNG SƠN VÀ DÒNG VỪNG NV10 TRÊN ĐẤT
CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
VỤ HÈ NĂM 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

NGHỆ AN – 05.2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BÓN LÂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG VỪNG ĐEN
HƯƠNG SƠN VÀ DÒNG VỪNG NV10 TRÊN ĐẤT
CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
VỤ HÈ NĂM 2011
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện: Chu Thị An


Lớp: 49K Nông học
Người hướng dẫn: ThS. Cao Thị Thu Dung
ThS. Nguyễn Tài Toàn

NGHỆ AN – 05.2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực, có được qua các thí nghiệm do bản thân tiến hành và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong luận văn đã được
chính bản thân tôi tiến hành tại Trại thực nghiệm nông nghiệp, khoa Nơng Lâm
Ngư, phịng thí nghiệm Khoa Nơng Lâm Ngư của trường Đại học Vinh với sự đồng
ý và hướng dẫn của Ths. Cao Thị Thu Dung, Ths. Nguyễn Tài Tồn và các kỹ thuật
viên phụ trách phịng thí nghiệm.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người cam đoan

Chu Thị An


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
1. Ths. Cao Thị Thu Dung, Ths. Nguyễn Tài Toàn – trường Đại học Vinh vì đã
định hướng, hướng dẫn tơi trong việc xác định đề tài, thiết kế nghiên cứu và theo
dõi, giúp đỡ sát sao trong quá trình thực hiện luận văn.
2. Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư,

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài có thể được hồn thành tốt đẹp.
3. Thầy Đinh Bạt Dũng đã hộ trợ tôi về bố trí đất, các dụng cụ cũng như những
lời góp ý q báu để tơi hồn thành luận văn này.
4. Các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm Khoa học cây trồng đã tạo điều kiện và
hỗ trợ tôi trong quá trình đo đếm, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu.
5. Các Chú (Anh) trong tổ bảo vệ của khoa đã trơng coi tồn bộ khu thí
nghiệm trong suốt q trình tơi làm đề tài.
Để hồn thành luận văn này, tơi còn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp
đỡ của gia đình và bạn bè cả về mặt tinh thần và vật chất. Tơi xin chân thành cảm ơn
vì tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Người cảm ơn

Chu Thị An


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ cái viết tắt


vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

xiii

1. Tính cần thiết của việc chọn đề

xiii

2. Mục đích và yêu cầu

xv

2.1. Mục đích

xv

2.2. Yêu cầu

xv


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

xv

3.1. Ý nghĩa khoa học

xv

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

xvi

Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

xvii

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

xvii

1.1.1. Cơ sở khoa học

xvii

1.1.1.1. Vai trò của phân lân đối với cây trồng

xvii

1.1.1.2. Đặc điểm về dinh dưỡng trên vùng đất cát pha nghi lộc


xix

1.1.1.3. Điều kiện sinh thái

xix

1.1.1.4 Sinh trưởng và phát triển của cây vừng

xx

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

xxi

1.2. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới

xxii

1.2.1. Nguồn gốc phân loại và đặc điểm của cây vừng

xxii


1.2.1.1. Nguồn gốc

xxii

1.2.1.2. Tình hình sản xuất


xxii

1.2. 2. Những nghiên cứu về vừng.
xxi
v

1.2.2.1. Đa dạng nguồn gen cây vừng
xxi
v

1.2.2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
xxv
i

1.2.2.3. Nghiên cứu hàm lượng dầu, thành phần axit béo
xxv
ii

1.2.2.4. Nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật thâm canh cho cây vừng
xxv
ii

1.2.2.5. Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và cơng nghệ sau thu hoạch
xxi
x

1.3. Tình hình nghiên cứu vừng ở Việt Nam

xxx


1.3.1. Tình hình sản xuất

xxx

1.3.2. Những nghiên cứu về vừng
xxx
ii

1.3.2.1.Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
xxx
ii


1.3.2.2. Nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật thâm canh cho cây vừng
xxx
iii

1.3.2.3. Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch
xxx
iv

1.4. Những điều rút ra từ tổng quan
xxx
v

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
xxx
vi

2.1. Nội dung nghiên cứu

xxx
vi

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
xxx
vi

2.3. Đối tượng nghiên cứu
xxx
vi

2.4. Phương pháp nghiên cứu
xxx
vi

2.5. Kỹ thuật áp dụng
xxx
viii


2.5.1. Thời vụ gieo
xxx
viii

2.5.2. Kỹ thuật làm đất
xxx
viii

2.5.3. Phân bón
xxx

viii

2.5.4. Kỹ thuật gieo
xxx
viii

2.5.5. Q trình chăm sóc
xxx
ix

2.5.6. Tưới nước
xxx
ix

2.5.7. Phịng trừ sâu bệnh

xl

2.6. Chỉ tiêu theo dõi

xl

2.6.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng

xl

2.6.2. Động thái tăng trưởng số lá và số lá cuối cùng

xl


2.6.3. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất

xl

2.6.4.Chiều cao từ gốc đến chùm quả thứ nhất

xli

2.6.5. Đường kính thân

xli

2.6.6. Chiều dài lóng

xli

2.6.7. Kích thước lá ( dài, rộng, chiều dài cuống lá)

xli

2.6.8. Động thái ra hoa

xlii


2.6.9. Dạng lá

xlii

2.6.10. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất


xlii

2.7. Phân tích số liệu
xlii
i

2.8. Điều kiện nghiên cứu thí nghiệm
xlii
i

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

xlvi

3.1. Một số hình ảnh về các cây vừng nghiên cứu

xlvi

3.2. Sự sinh trưởng của một số tính trạng hình thái theo thời gian của các giống và
dòng vừng nghiên cứu
Err
or! Bookmark not defined.

3.2.1. Chiều cao cây
xlvi
i

3.2.2. Số lá


l

3.2.2 Động thái ra hoa

lii

lân khác nhau

lii

3.2.3. Số quả

liv

3.3. Ảnh hưởng của các cách bón lân đến đặc điểm hình thái của dịng vừng NV10
và giống vừng Đen Hương Sơn

lv

3.3.1 Chiều dài lá

lv

3.3.2. Chiều rộng lá

lvii

3.4. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón phân lân đến một số đặc điểm nơng sinh học
của các dịng và giống nghiên cứu


lix

3.4.1. Chiều cao cây cuối cùng của các dòng, giống vừng

lix


3.4.2. Chiều dài quả của các dòng, giống vừng nghiên cứu

lxi

3.4.3. Đường kính quả của các dịng, giống vừng

lxii

3.4.4. Đường kính thân của các dịng, giống vừng
lxii
i

3.4.5. Độ cao đến quả 1 của các dịng, giống vừng

lxiv

3.4.6. Chiều dài lóng thân của các dòng, giống vừng

lxv

3.5. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của dòng vừng NV10, giống vừng Đen hương sơn


lxvi

3.5.1. Ảnh hưởng của các cách bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất của
dòng vừng NV10 và giống vừng Đen Hương Sơn
lxvi
i

3.5.1.1. Số quả trên cây của các dòng và giống vừng
lxvi
i

3.5.1.2. Số hạt trên quả của các dòng và giống vừng
lxvi
ii

3.5.1.3. Khối lượng 1000 hạt của các dòng và giống vừng

lxix

3.5.2. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến các yếu tố năng suất của dòng
vừng NV10 và giống vừng Đen Hương Sơn

lxxi

3.5.2.1. Năng suất cá thể của các dòng và giống vừng

lxxi

3.5.2.2. Năng suất thực thu của các dòng và giống vừng
lxxi

i


3.5.2.3. Năng suất lý thuyết của các dòng và giống vừng
lxxi
ii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
lxxi
v

Kết Luận
lxxi
v

Kiến Nghị
lxx
v

TÀI LIỆU THAM KHẢO
lxx
vi

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Nội dung

cs


Cộng sự

CT

Cơng thức

CDL

Chiều dài lóng

CCTQ1

Chiều cao tới quả thứ nhất

ĐHS

Giống vừng đen Hương Sơn

ĐKT

Đường kính thân

G

Giống


K

Phân kali


N

Phân đạm

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NV10

Dòng vừng triển vọng NV10

P

Phân lân

P1000

Khối lượng 1000 hạt

RCBD


Randomized Complete Block design

TS

Tiến sĩ
Thạc sĩ

Ths.

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam từ năm 2000 - 2010
xxx
i


Bảng 1.4. Tình hình sản xuất vừng ở Nghệ An từ năm 2002 - 2010
xxx
i

Bảng 2.1. Bảng khí hậu thời tiết vụ hè thu tại xã Nghi Phong 2011

xliv


Bảng 3.1. Một số đặc điểm của các giống thí nghiệm
xlvi
i

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống vừng dưới các kỹ
thuật bón phân khác nhau
xlvi
ii

Bảng 3.3. Động thái ra lá của các dòn, giống vừng nghiên cứu

l

Bảng 3.4. Động thái ra hoa của 2 giống vừng nghiên cứu với các cách bón phân
lân khác nhau

lii

Bảng 3.5. Động thái ra quả của các giống vừng với các cách bón phân khác
nhau

liv

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến chiều dài lá của 3 tầng

lv

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến chiều rộng lá của 3 tầng


lvii

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân lân đến một số đặc điểm nơng sinh
học của giống vừng Đen Hương Sơn và dòng NV10

lix

Bảng 3.9. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến chiều cao
dòng và giống vừng nghiên cứu

lx

Bảng 3.10. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến chiều dài
quả của dịng và giống vừng nghiên cứu

lxi

Bảng 3.11. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến đường
kính quả của dòng và giống vừng nghiên cứu

lxii


Bảng 3.12. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến đường
kính thân của dịng và giống vừng nghiên cứu
lxii
i

Bảng 3.13. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến chiều cao
tới quả 1 của dòng và giống vừng nghiên cứu


lxiv

Bảng 3.14. Ảnh hưởng tương tác của các kỹ thuật bón lân và giống đến chiều dài
lóng thân của dịng và giống vừng nghiên cứu

lxv

năng suất của dòng vừng NV10, giống vừng Đen hương sơn

lxvi

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các cách bón lân đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của dòng vừng NV10 và giống vừng Đen Hương Sơn.

lxvi

Bảng 3.16. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến số
quả/cây của các dịng và giống vừng
lxvi
i

Bảng 3.17. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến số
hạt/quả của các dòng và giống vừng
lxvi
ii

Bảng 3.18. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến khối
lượng 1000 hạt của các dòng và giống vừng


lxx

Bảng 3.19. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến khối
lượng năng suất cá thể của các dòng và giống vừng

lxxi

Bảng 3.20. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến năng
suất thực thu của các dòng và giống vừng
lxxi
i


Bảng 3.21. Sự ảnh hưởng tương tác giữa các kỹ thuật bón lân và giống đến năng
suất lý thuyết của các dịng và giống vừng
lxxi
ii

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại Trại thực nghiệm nơng học
xxx
vii

Hình 3.1. Một số đặc điểm của các giống thí nghiệm

Err
or! Bookmark not defined.

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng của chiều cao cây
xlvi
ii

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng số lá của giống vừng nghiên cứu

li

Hình 3.4. Động thái tăng trưởng số lá của giống vừng nghiên cứu

lii

Hình 3.5. Động thái ra quả của giống vừng nghiên cứu

liv

Hình 3.6. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến chiều dài lá 3 tầng

lvi


Hình 3.7. Ảnh hưởng của các kỹ thuật bón lân đến chiều rộng lá của 3 tầng
lvii
i

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của việc chọn đề

Vừng (Sesamum indicum L), được biết đến như là một loại cây vua có dầu
trong các loại cây có dầu. Vừng thuộc họ Pedaliacea và chi Sesamum (Hutchison J và
Dalziel 1963) [24]. Chi này có 36 lồi, trong đó 19 lồi có nguồn gốc ở châu Phi (Weiss
1983; Uzo 1998) [32] và chỉ có Sesamum indicum L. là loại duy nhất được sử dụng
trong trồng trọt. Hàm lượng dầu bình quân trong hạt vừng đạt gần 50% và biến động từ
34,4 đến 59,8% (Ashri 1995) [16].
Hạt vừng không những chứa khoảng 50% dầu và 25% protein mà nó cịn


chứa nhiều các khoáng chất khác. Trong hạt vừng chứa rất nhiều các axit
béo, khoảng 39% oleic, 44% linoleic và có cả vitamin E. Hạt vừng được
dùng trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau như trên bánh mì, bánh
tráng, kẹo, và dầu vừng dùng trong trộn salad, trong nấu ăn. Trong dầu vừng
có chứa nhiều chất chống oxy hố nên kéo dài thời gian bảo quản. Dầu vừng
cịn được dùng trong các ngành công nghiệp, dược phẩm. Tác giả Cooney và
cộng sự trong năm 2001, đã báo cáo rằng dầu vừng có chứa gamma
tocopherol cùng với sự hoạt động của vitamin E, được tin tưởng là ngăn ngừa
bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Thêm nữa, chất sesaminol và sesamin trong
dầu vừng kết hợp với sự hoạt động của vitamin E cung cấp khả năng chống
lão hóa của cơ thể. Chất cephalin tìm thấy trong hạt vừng có hàm lượng từ
133.168 đến 233.586 ppm, chất này được xem như là một hợp chất cầm máu.
Hạt mè cũng chứa Licithin và Myristic axít, các chất này như là chất chống
oxy hóa, chất cầm máu, và chất ngăn ngừa ung thư [ 20].
Vừng được trồng và thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ (Ghulam, 2006) [22].
Cây vừng chịu hạn rất tốt và nó có thể trồng và sinh trưởng trên các loại đất
khác nhau ở Việt Nam. Theo thống kê của FAO năm 2007 thì diện tích vừng của
Việt Nam đạt khoảng 45 ngàn ha, năng suất 4,8 tạ/ha và sản lượng 22 ngàn tấn.
Cả nước gieo trồng được 45 ngàn ha vừng, chỉ tăng 6 ngàn ha trong vòng 3 năm từ
2005-2008. Các tỉnh trồng vừng tại miền Nam chiếm hơn 60% diện tích trồng cả
nước và tập trung tại Duyên hải Nam Trung bộ (9.000 ha), Đông Nam bộ (7.400 ha)

và đồng bằng sông Cửu Long (6.900 ha).
Với tập qn canh tác ít đầu tư hoặc khơng đầu tư cho vừng thì hiệu quả mang
lại cịn thấp so với tiềm năng. Từ năm 1994, vị trí cây vừng trong nền nông nghiệp
tỉnh Nghệ An đã được chú trọng, đây là 1 trong 10 cây trồng ưu tiên của tỉnh và
Nghệ An được xem là vùng trồng vừng trọng điểm của Việt Nam. Tại tỉnh Nghệ An,
riêng vụ hè năm 2002 diện tích các loại vừng trên tồn tỉnh là 9.957 ha, chủ yếu các


vùng đất cát ven biển như Diễn Châu (3.050 ha), Nghi Lộc (3.303 ha), Quỳnh Lưu
(586 ha),… với 3 giống vừng được trồng phổ biến vừng vàng, vừng đen và vừng V 6.
Trong đó, hai giống vừng vàng và vừng đen là giống địa phương, còn V 6 là giống
nhập nội. Mặc dù chỉ chiếm 7% tởng diện tích nhưng vẫn chiếm 15% giá trị ngành
nông nghiệp ở Nghệ An.
Để đạt được năng suất cao các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu chọn tạo
giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, ngập úng và nhất là nâng cao
giá trị dinh dưỡng, mà cần phải nghiên cứu tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất và giá trị của vừng. Để từ đó điều chỉnh những yếu tố đó cho phù hợp. Bên
cạnh phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, cịn phụ thuộc nhiều vào bón phân. Trong đó
lân ảnh hưởng một phần khơng nhỏ tới năng suất và phẩm chất của vừng.
Các nghiên cứu trên thế giới và ở VN đã chỉ ra rằng phân bón là một trong
những yếu tố làm tăng năng suất vừng. Đối với mọi cây trồng nói chung và cây
vừng nói riêng đều rất cần các nguyên tố dinh dưỡng, trong đó có một lượng lớn các
nguyên tố đạm, lân và kali. Lân giúp cho cây hấp thu đạm và phát triển cân đối, sự
hấp thu lân, đạm và kali có liên quan đến sự phát triển tốt của cây. Việc
cây trồng có sử dụng hết lượng phân lân đã được cung cấp hay khơng cịn tùy vào
nhiều yếu tố như (loại đất, biện pháp bón...).
Nhưng những nghiên cứu về biện pháp bón phân lân cho vừng trên chân đất cát
pha thì chưa ai nghiên cứu.
Xuất phát từ những yếu tố cấp thiết trên, giá trị dinh dưỡng và những yếu tố
ảnh hưởng tới vừng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của kỹ thuật

bón lân đến tăng trưởng, năng suất giống vừng Đen Hương Sơn và dòng vừng
NV10 trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh Nghệ An vụ hè năm 2011.”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích


Xác định cách bón phân lân cho hai giống vừng (vừng đen Hương Sơn và dòng
vừng NV10) trên đất cát pha ven biển huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Góp phần hồn thiện quy trình canh tác cho các giống vừng trong điều kiện
sinh thái đất cát pha ven biển huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của số lần bón phân lân đến sinh trưởng và phát triển của
dòng vừng NV10 so với giống vừng đen hương sơn (giống vừng địa phương).
Đánh giá ảnh hưởng của số lần bón phân lân đến năng suất và yếu tố cấu thành
năng suất của dòng vừng NV10 so với giống vừng đen hương sơn (giống vừng địa
phương).
Đánh giá ảnh hưởng của số lần bón phân lân đến khả năng chống chịu của
dòng vừng NV10 so với giống vừng đen hương sơn (giống vừng địa phương).
Đưa ra được khuyến nghị số lần bón phân lân phù hợp nhất cho dịng vừng
NV10 và giống vừng đen hương sơn trong điều kiện đất cát pha tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Với đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước và dinh dưỡng kém, q
trình khống hóa và rửa trơi chất dinh dưỡng mạnh, đất chua, nghèo mùn nên
hiện nay việc sử dụng phân bón cho cây trồng trên đất cát pha ven biển là một
vấn đề cần được quan tâm. Phân lân được xem là một nguyên tố khó tiêu, phân
giải chậm và thường được sử dụng để bón lót một lần vào đầu vụ. Những kết quả
nghiên cứu của đề tài bước đầu sẽ là những dẫn liệu cung cấp cho các nghiên cứu
ứng dụng tiếp theo về nhu cầu đối với yếu tố lân của cây vừng và khả năng rửa
trôi phân lân ở đất cát pha.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghi Lộc là một trong ba huyện có diện tích trồng vừng lớn nhất của tỉnh Nghệ
An. Đây cũng là một huyện mà phần lớn đất nông nghiệp là đất cát pha nên thích


hợp để phát triển các loại rau màu, cây công nghiệp và cây lương thực ngắn ngày
như đậu, lạc, vừng, ngô, khoai lang... Với điều kiện về thủy lợi, tưới tiêu cũng như
khí hậu thời tiết thì cây vừng hầu như là cây trồng duy nhất của vùng vào vụ Hè Thu
trên các chân đất trồng Lạc Xuân. Dó đó kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần
đánh giá, tìm ra được giống vừng mới năng suất cao, phẩm chất tốt bổ sung vào bộ
giống mới của vùng, đồng thời đề xuất được cho người dân về kỹ thuật mới trong sử
dụng các loại phân bón, mà cụ thể là phân lân so với các kỹ thuật trước đây nhằm
tăng năng suất cây trồng và đảm bảo được hiệu quả kinh tế cho người dân.

Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Theo GS, TS Nguyễn Văn Luật, giống tốt được coi như một trong những trợ
thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản
[3]. Giống là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử
dụng phân bón, thuỷ lợi và đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như:
ngập úng, hạn hán, sâu bệnh, phèn, mặn,…Vì vậy, giống có vai trò cực kỳ quan trọng
và quyết định đến năng suất và phẩm chất của cây trồng.


Thực tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số năm đã
trở nên thoái hoá do tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: thời tiết, khí hậu

và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất, phẩm chất giảm và ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, việc chọn tạo thử nghiệm và so sánh,
khảo nghiệm, đánh giá một số đặc điểm nông học để tạo ra các giống ưu việt nhất,
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái và khả năng chống chịu với
sâu bệnh hại chính, đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay của các nhà chọn giống.
Mỗi giống vừng đều cần có một điều kiện, mơi trường phù hợp để nó sinh
trưởng, phát triển nhất là về dinh dưỡng. Trong đó lân là một trong những yếu tố
quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt để đạt năng suất cao nhất.
1.1.1.1. Vai trò của phân lân đối với cây trồng
Lân có vai trị quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành
phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.
Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prơtêin, tham gia vào q trình
tởng hợp các axit amin.
Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây
phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất
đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp cây chín sớm, hạt mẩy, cây
ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tởng hợp đường của mía…
Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra
xung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đở ngã.
Lân kích thích q trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm
và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không
thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu
bệnh hại v.v…


Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của
cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tởng hợp
nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng. Thiếu lân khơng một tế bào sống nào có thể
tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền quan trọng trong nhân tế bào không thể

thiếu thành phần phospho (lân).
Nucleoproteid là hợp chất của protein và axit nucleic mà axit nucleic có chứa
Phospho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất keo.
AND và ARN là 2 dạng tồn tại của axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này cực kỳ
phức tạp và đóng vai trò “sao chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời sau. Trong
thành phần của axit nucleic phospho chiếm khoảng 20% (quy về P2O5) và axit
nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phospho
cịn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác của cây như phitin, lexitin,
saccarophosphat v.v.. các chất này đều có vai trị quan trọng trong thực vật nói
chung trong đó có cây cà phê. Biểu hiện thiếu lân (phospho) là những lá già có
những mảng mầu huyết dụ (tía).
Cây thiếu lân thì q trình tởng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường
saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng
dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân.
Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và q trình chín cũng bị kéo dài.
Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân kém hơn, vì trong trường hợp
này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm
cho cây chín quá sớm. Theo GS.TS.Nguyễn Vi, 2006, đối với đại bộ phận đất trồng
vừng đều nghèo lân.Tùy theo liều lượng và tập quán sử dụng phân lân cho những
cây trồng trước vụ vừng, bón lân tăng năng suất hạt từ 20 – 50% bình quân mỗi
kilogam lân nguyên chất cho bội thu 3 -5kg vừng [10].
1.1.1.2. Đặc điểm về dinh dưỡng trên vùng đất cát pha nghi lộc


Tài nguyên đất đai được con người khai thác và sử dụng từ rất sớm gắn liền với
nền sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Mỗi loại đất khác
nhau sẽ có những định hướng phát triển riêng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
trong quá trình khai thác và sử dụng đất.
Đất cát pha thường có những đặc điểm, tính chất chủ yếu như mất nhiệt nhiều
hơn các nhóm đất khác, cường độ bốc hơi mạnh nhất là vào những tháng khơ, có gió

Tây Nam hoạt động mạnh. Lượng nước ngầm phong phú và ở gần bề mặt cao từ 50180 cm dao động phụ thuộc vào lượng mưa, càng xa biển thì mực nước ngầm càng
sâu hơn. Đất cát pha ven biển rất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn thường dưới
0,8%, N tổng số trung bình khoảng 0,05%; lân tởng số dưới 0,04%, rất nghèo các
cation kiềm và kiềm thổ, đất thường chua, PH khoảng 4,0. Tuy đất cát pha có t̉i
trẻ, nhưng lại có xu thế thối hố nhanh, vì thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt khả
năng giữ nước, giữ phân rất kém. Vào mùa mưa do kết cấu đất rời rạc nên đất dễ
dàng bị xói mịn và rửa trơi.
Việc cung cấp kịp thời và đủ lượng dinh dưỡng cho cây trồng là điều đáng chú
ý đến. Vì vậy các nhà khoa học cần nghiên cứu nhiều đến biện pháp bón phân như
thế nào cho phù hợp nhất trên chân đất cát pha này.
1.1.1.3. Điều kiện sinh thái
a. Nhiệt độ: Vì cây có nguồn gốc nhiệt đới. Tởng tích ơn của vừng khoảng 2700°C
cho thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng nhiệt đơ trung bình thích hợp khoảng 25 30°C.
Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và
sự hình thành hoa khoảng 25 - 27°C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát
triển quả vào khoảng 28 - 32°C.
b. Ánh Sáng: Vừng là cây ngày ngắn, trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới
10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của vừng. Vừng sẽ
ra hoa sớm hơn 15 - 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày). Cường độ


ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vừng.
Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, vừng cần khoảng 200 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.
c. Nước: Vừng cho năng suất cao ở lượng mưa 500 - 650mm. Trong điều kiện có
tưới, tởng lượng nước cần lên tới 900 – 1000 mm. Vừng yêu cầu lượng nước phân
bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%;
và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất của vừng khoảng 70 - 80%. Tuy nhiên vừng có khả năng chịu hạn tốt.
Mưa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất vừng giảm do nhiễm bệnh.
e. Gió: Vừng rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng

làm cho mất hạt khi trái bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng vừng nên tránh vào
thời gian mưa to gió lớn.
g.

Đất: Vừng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt

nhất là trên loại đất phì nhiêu, thốt nước tốt. Cơ cấu đất khơng quan trọng bằng khả
năng thốt nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu.
1.1.1.4 Sinh trưởng và phát triển của cây vừng
a. Nảy mầm: Hạt vừng gặp điều kiện thuận lợi, sau 3-7 ngày là mọc. Cây vừng con rất
non, bé sức chống đỡ kém. Nói chung, vừng mọc sau 5 ngày ra đôi lá thật đầu tiên và 3
- 4 ngày sau ra đôi lá thật thứ 2, về sau cứ 2-5 ngày thì thêm 1-2 lá. Bộ rễ của cây con
phát triển yếu về phía sau phát triển mạnh dần và đạt đỉnh cao nhất lúc vừng ra hoa. Ở
210 C vừng phát triển mạnh nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt đến 99%.
b. Nở hoa: Sau khi mọc 1 tháng vừng bắt đầu ra hoa. Trong ngày hoa nở từ 4 giờ
sáng đến 6 giờ chiều và ngừng nở hoa vào khoảng 7 giờ tối. Trình tự hoa nở trên cây
là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, những giống vừng mỗi nách lá đóng 3 quả trở
lên thì nở hoa có hiện tượng vượt cấp. Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 2 tháng,


dưới điều kiện độ ẩm 97% số hoa nở chiếm 1/3. Độ ẩm bão hồ khơng ảnh hưởng
đến nở hoa nhưng độ ẩm dưới 80% thì hoa khó nở.
c. Hình thành quả: Bầu nhuỵ cái sau khi bắt đầu kết hạt, quả hình thành và lớn dần.
Trong bầu nhụy mỗi ngăn có từ 20-30 phơi sau này sẽ hình thành hạt. Thời kỳ này
nhu cầu nước và chất dinh dưỡng rất lớn. Ánh sáng đầy đủ xúc tiến quá trình hình
thành dầu, xúc tiến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lá đến quả, hạt nên cần
ngắt ngọn đúng lúc, ngắt lá đúng lượng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây vừng có một số đặc tính nơng học quan trọng như: phở thích nghi rộng,
chịu hạn rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất nghèo dinh

dưỡng, không cần thiết đầu tư nhiều. Vì vậy, vừng thường được dùng để trồng xen
vụ, đặc biệt là ở những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển của các miền nhiệt
đới. Tuy nhiên, vừng là loại cây trồng có độ rủi ro cao, tập quán trồng vừng của
nông dân là ít đầu tư phân bón, thâm canh, chăm sóc dẫn đến năng suất, sản lượng
thấp. Do sản lượng thấp và không ổn định vừng lại bị đẩy vào các vùng đất nghèo
dinh dưỡng hơn và sản lượng tiếp tục bị giảm sút, điều đó làm cho một số người
đánh giá thấp vị trí của cây vừng khi nghĩ rằng vừng là loại cây khơng có tính kinh
tế.
1.2. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới
1.2.1. Nguồn gốc phân loại và đặc điểm của cây vừng
1.2.1.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc tự nhiên chính xác của cây vừng vẫn chưa được xác định, dù nhiều
lồi cây hoang dã có liên quan hiện diện ở Châu Phi và một số nhỏ hơn ở Ấn độ. Có
nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống vừng trồng hiện nay. Tuy
nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các
giống vừng trồng. Vừng là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm
trước cơng nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía


×