Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất giống ngô rau lvn 23 trồng trong vụ đông năm 2011 trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------  --------

TRẦN THỊ THANH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI
KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ RAU LVN 23 TRỒNG TRONG
VỤ ĐÔNG NĂM 2011 TRÊN NỀN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ
NGHI PHONG - NGHI LỢC - NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

NGHỆ AN - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------  --------

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI
KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ RAU LVN 23 TRỒNG TRONG
VỤ ĐÔNG NĂM 2011 TRÊN NỀN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ
NGHI PHONG - NGHI LỢC - NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC


Người thực hiện

:

Trần Thị Thanh

Lớp

:

49K2 - Nông học

Người hướng dẫn :

TS. Lê Văn Điệp

Nghệ An - 5. 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Thanh
Sinh viên lớp: 49K2 - Nơng học
Trong thời gian làm thực tập khóa luận tốt nghiệp tại Trại thực nghiệm
Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh và đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống Ngô rau LVN 23 trồng trong vụ Đông 2011 trên nền đất cát
pha tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An”.
Vì vậy, tơi xin cam đoan những số liệu trong đề tài, những kết quả nghiên

cứu và những lời trích dẫn trong bài khố luận tốt nghiệp của tơi là hồn tồn
chính xác và đúng sự thật, rõ nguồn gốc, chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Nếu có gì khơng đúng tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Trần Thị Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN

Mỗi chúng ta khi sinh ra lớn lên trong những bước chân chập chững đầu tiên
trên con đường sự nghiệp đều rất bỡ ngỡ, lo lắng. Do đó, sự dìu dắt, hướng dẫn, chỉ
bảo của các thế hệ đi trước là rất cần thiết.
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng học tập
rèn luyện của bản thân, tôi đã được thầy giáo - TS. Lê Văn Điệp quan tâm, tận tình
dìu dắt, hướng dẫn giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập đề tài. Trước hết, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ quý báu của thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư cùng các
thầy cô giáo trong tổ bộ mơn Nơng học, Phịng thí nghiệm khoa học cây trồng, sự
giúp đỡ tạo điều kiện về tinh thần cũng như cơ sở vật chất của Trại thực nghiệm
Nông học, chính quyền địa phương xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An. Tự đáy
lịng mình, cho phép tơi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thầy kính quý,
những người đặt viên gạch đầu tiên để xây nên nền móng vững chắc, giúp cho tơi tự
tin hơn trên con đường lập nghiệp sau này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những sự giúp đỡ quý
báu của gia đình, những người thân thiết và bạn bè gần xa đã động viên, khích lệ,
quan tâm giúp tơi trong suốt thời gian làm khố luận.

Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thanh


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1.

Giới thiệu chung về cây Ngô rau .................................................................... 3

1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại ................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học .................................................................................... 4
1.1.3. Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh ............................................................ 6
1.1.4. Giá trị kinh tế của Ngô rau ............................................................................. 7
1.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngơ rau ............................................................ 10
1.2.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới ............................................ 15


1.2.1. Tình hình sản xuất ........................................................................................ 15
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về phân bón ............................................................ 18
1.3.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 20

1.4.

Vai trị của yếu tố kali đối với cây ngơ ......................................................... 24

1.4.1. Vai trò ........................................................................................................... 24
1.4.2. Các dạng đạm trong đất ................................................................................ 24
1.5.

Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên
cứu giải quyết ............................................................................................... 27

1.6.

Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí tượng vùng thực hiện đề tài .................... 27


iv
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 30
2.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 30

2.1.1. Thời gian ....................................................................................................... 30

2.1.2. Địa điểm........................................................................................................ 30
2.2.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 30

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 30
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng ................................................... 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ....................................... 33
2.4.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 33

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ........................................................... 33
2.4.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................. 33
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 34

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35
3.1.

Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sinh trưởng và
phát triển Ngô rau ......................................................................................... 35

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến thời gian sinh trưởng và phát

triển của cây Ngô rau .................................................................................... 35
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển ........................ 38
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất ................................... 42
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến khả năng tích lũy
vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển Ngô rau .................... 43
3.1.5. Ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến diện tích lá (LA) và chỉ
số diện tích lá Ngô rau (LAI)........................................................................ 46


v
3.2.

Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của Ngô rau.................................................... 47

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau lên sự hình thành số
bắp hữu hiệu trên cây .................................................................................... 47
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến chiều dài, đường
kính, trọng lượng bắp và bao tử .................................................................... 50
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến tình hình sâu bệnh ....................... 52
3.3.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali đến năng suất của giống
Ngơ rau ......................................................................................................... 54

3.4.

Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ............................................ 57


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 62


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

:

Công thức

CTTN

:

Công thức thí nghiệm

DT

:

Diện tích

LA

:


Diện tích lá

LAI

:

Chỉ số diện tích lá

NSG

:

Ngày sau gieo

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTLX

:

Năng suất thân lá xanh

NSTT

:


Năng suất thực thu

PC

:

Phân chuống

TB

:

Trung bình

TC

:

Trở cờ

TMax

:

Nhiệt độ tối cao tháng

TMin

:


Nhiệt độ tối thấp tháng

TTB

:

Nhiệt độ trung bình tháng

VCK

:

Vật chất khơ

XN

:

Xoắn nõn

XNK

:

Xuất nhập khẩu


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau so với các loại rau khác ........................ 8
Bảng 1.2. Thành phần hoá học của thân, lá và lá bi của Ngô rau (%) ..................... 9
Bảng 1.3. Giá trị xuất khẩu ngô bao tử của Thái Lan (USD) ................................ 16
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng Ngô rau ở Thái Lan (1987 - 1991) ...... 17
Bảng 1.5. Năng suất ngơ (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón .......................... 19
Bảng 1.6. Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc vào việc bón các nguyên tố dinh
dưỡng riêng rẽ hay đầy đủ ..................................................................... 20
Bảng 1.7. Cân đối dinh dưỡng cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng.............. 22
Bảng 1.8. Hàm lượng kali trên một số loại đất chính ở Việt Nam ........................ 26
Bảng 1.9. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đơng 2011 ............................................. 28
Bảng 3.1. Thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển ................... 35
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển ................................................................................................ 39
Bảng 3.3. Chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất ................................ 42
Bảng 3.4. Khả năng tích lũy vật chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển ..... 44
Bảng 3.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở giai đoạn xoắn nõn ........................ 46
Bảng 3.6. Tỷ lệ số bắp hữu hiệu trên cây của các công thức thí nghiệm ............... 48
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất Ngơ rau ............................................... 51
Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức tham gia thí nghiệm ............... 53
Bảng 3.9. Năng suất của Ngô rau LVN23 ở các công thức thí nghiệm ................. 55
Bảng 3.10. Lợi nhuận thu được từ các công thức thí nghiệm .................................. 57


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỜ
Hình 3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô ở các giai đoạn phát triển........... 40


Hình 3.2.

Khả năng tích lũy vật chất khơ qua các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của Ngô rau ................................................................................... 45

Hình 3.3.

Tởng tỷ lệ các cây có từ 2 ÷ 4 bắp hữu hiệu ở các cơng thức ............... 49

Hình 3.4.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ............................................. 55


1

MỞ ĐẦU
Cây ngô (Zea mays L.) thuộc chi maydeae, thuộc họ hòa thảo Gramineae, là
cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo, góp phần
ni sống 1/3 dân số trên thế giới. Những năm gần đây, cây ngơ cịn là cây thực
phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau - một loại
thức ăn cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chuộng.
Ngô rau là một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp
sạch, sản phẩm chính là bắp non thu hoạch vào giai đoạn còn non khi chưa thụ phấn.
Cây sinh trưởng mạnh ít sâu bệnh phá hại nên hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật.
Bắp bao tử được sử dụng trực tiếp ngay sau khi thu hoạch hay được chế biến đóng
hộp làm thức ăn cao cấp trong các nhà hàng, siêu thị, ngành hàng không và xuất
khẩu… Ngoài ra, sau khi thu hoạch bắp non, phần thân và lá là nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc hay được sử dụng làm thức ăn cho cá lồng…

Ở khu vực Bắc Trung Bộ giống Ngô rau mới được đưa vào trồng thử nghiệm
ở một số huyện: Hương Trà, Hương Long (Huế)... Riêng ở Nghệ An việc trồng Ngơ
rau là cịn khá mới với bà con nơng dân, và chưa có nhiều nghiên cứu về tính thích
ứng của giống trên các nền đất cũng như điều kiện khí hậu của vùng.
Ngô rau là cây ngắn ngày (thời gian mỗi vụ khoảng 65 - 70 ngày) do đó yếu
tố phân bón bở sung cho cây rất cần thiết. Trong đó kali là một trong những yếu tố
dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trị quyết định trong tạo năng suất và chất lượng
sản phẩm. Song những nghiên cứu về phân bón cho Ngơ rau cịn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh
hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng
suất giống Ngô rau LVN 23 trồng trong vụ Đông năm 2011 trên nền đất cát pha
tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An”.
Thành công của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc áp dụng vào thực tiễn
sản xuất Ngô rau, mở rộng đưa sản phẩm Ngơ rau có mặt rộng rãi trên thị trường.
Góp phần đa dạng hoá sản phẩm rau, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố nơng sản có giá trị cao.


2
* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng, phát triển của Ngô rau.
- Xác định ảnh hưởng của phân kali đến các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất.
- Từ đó xác định liều lượng phân kali phù hợp cho cây Ngô rau LVN 23
trồng trên đất cát pha tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An để từ đó nâng cao
hiệu quả sử dụng phân kali cho cây Ngô rau khi trồng trên chân đất cát pha.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được liều lượng phân kali có

ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng, phát triển Ngô rau. Phân kali ảnh hưởng
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất để từ đó tìm ra biện pháp kỹ thuật
thích hợp tác động vào giai đoạn đó.
Ngồi ra, qua việc nghiên cứu q trình sinh trưởng, phát triển các yếu tố cấu
thành năng suất và biết được sự ảnh hưởng của phân kali đến các yếu tố đó với năng
suất thực thu của giống Ngô rau LVN 23.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở dẫn liệu khoa học về liều lượng phân
bón kali cho giống Ngơ rau LVN 23 nói riêng và liều lượng phân tởng hợp NPK nói
chung, là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy, cho
thực tiễn sản xuất của các địa phương ở Nghệ An cũng như khu vực Bắc Trung Bộ
trong việc xác định liều lượng bón phân kali cho Ngơ rau. Đặc biệt kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ cho chúng ta biết được vai trị của yếu tố phân bón kali đối với sản
xuất Ngô rau trên nền đất cát pha ven biển. Xác định được liều lượng phân kali phù
hợp từ đó xây dựng quy trình bón phân phù hợp cho Ngơ rau nhằm nâng cao hiệu
lực của phân bón, giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh tế. Ngồi ra cịn cung
cấp thơng tin đầy đủ về phương pháp bảo quản sản phẩm ngơ bao tử đóng hộp, là
tiền đề cơ bản cung cấp cho mọi người về phương pháp bảo quản sản phẩm nông
sản sau thu hoạch.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây Ngô rau
Cây Ngô rau (zea mays L.) tên tiếng Anh là Baby corn là một trong những
cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp sạch. Sản phẩm chính của Ngô rau là
lõi non khi bắp mới phun râu, về lý thuyết giống ngơ thường cũng có thể lấy bắp

non để dùng làm Ngơ rau, song vì mẫu mã địi hỏi một số yêu cầu như kích thước
lõi, dáng hình lõi, độ mịn và màu sắc. Do Ngơ rau cịn non nên hàm lượng nước
(89,10%), protein (1,90g), vitamin (64,00g), gluxit, lipit… đều cao, nên có thể dùng
ăn tươi, xào nấu hoặc đóng hộp để bảo quản [6, tr. 35]. Hiện nay, Ngô rau là loại
rau cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chuộng, nhiều khách hàng lớn quan
tâm và đặt mua đồ hộp ngô bao tử ở các nước sản xuất Ngô rau lớn như Trung
Quốc, Thái Lan (các nước sản xuất ngô bao tử với sản lượng lớn)… Những năm
gần đây đồ hộp ngô bao tử ở Việt Nam hoàn toàn đảm bảo yêu cầu chất lượng, mỹ
quan mà giá thành lại rẻ hơn. Sản phẩm Ngô rau đã được sử dụng ở nhiều nước đặc
biệt các đơ thị lớn, khu cơng nghiệp, du lịch… Ngồi ra, sau khi thu hoạch bắp non,
phần thân và lá là một khối lượng rất lớn làm thức ăn rất tốt cho đại gia súc đặc biết
là bò sữa, cá lồng…
Do thời gian sinh trưởng ngắn hơn ngô hạt và giá trị thu được cao hơn nên
Ngô rau mở ra một cơ hội mới cho người trồng ngô. Lợi ích thu được từ Ngô rau
không nhỏ, song cũng gặp không ít khó khăn. Sở dĩ như vậy là do việc trồng Ngơ
rau cịn khá mới mẻ với người dân. Diện tích Ngơ rau tại Việt Nam cịn chưa nhiều
chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long. Riêng ở khu
vực miền Trung thì chỉ mới được đưa vào trồng thử nghiệm trong một vài năm gần
đây. Trong thời gian tới, nhu cầu thị trường ngày càng cao, cần mở rộng diện tích
trồng Ngô rau, đặc biệt quy trình kỹ thuật trồng, sản xuất và chăm sóc để mang lại
hiệu quả cao nhất. Để phát huy tiềm năng cây Ngô rau về năng suất và phẩm chất,
phát huy thế mạnh nông nghiệp của cây Ngô rau, các nhà tạo giống nghiên cứu phải


4
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như: cải tạo và chọn giống thích hợp,
có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt, biện pháp sử dụng nguồn phân hợp lý trong
thâm canh… Theo ý kiến của các nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Việt Nam, giống
Ngơ rau cịn phải có thêm những đặc điểm sau: Có thời gian sinh trưởng ngắn để
quay vịng được nhiều vụ trong năm, có nhiều bắp để tăng năng suất, có độ đồng

đều cao để q trình thu hoạch được tập trung [6, tr. 61 - 62].
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Theo Vavilop (1926) ngơ có nguồn gốc từ châu Mỹ (Mêhicô và Pêru). Theo
Wilkes (1988) ngô bắt nguồn từ một loài cây hoang dại ở miền Trung Mêhico. Hai
trung tâm trồng ngô lâu đời nhất là Mêhico và Trung Mỹ (cách đây khoảng 5000
năm). Từ Mêhicô và Trung Mỹ ngô được nhập sang Pêru và Bôlivia cách đây khoảng
3000 năm. Từ châu Mỹ nó được chuyển sang châu Âu, châu Á và châu Đại Dương.
Ở Việt Nam cây ngô được trồng từ thế kỷ 17, Trần Thế Vinh (người Sơn
Tây) là người có cơng đưa ngơ từ Trung Quốc về trồng (theo Lê Quý Đôn trong
Vân đài loại ngữ). Sau đó nó được phát triển rộng rãi và lan truyền ra các nước Lào
và Campuchia. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng ngơ được chuyển vào
Đông Dương và Myanma qua Inđônêxia [6, tr. 37 - 38].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Ngơ rau có tất cả các đặc điểm của một giống ngô tẻ lấy hạt cho tinh bột, ngô
nếp hoặc ngô đường.
Thân: Ngô là cây thân thảo sinh trưởng rất mạnh, cây cao từ 2 ÷ 4m, có
nhiều lóng, số lóng biến động từ 6 ÷ 7 đến 21 ÷ 22 tuỳ thuộc vào giống và điều kiện
sinh trưởng, bình thường ngơ có 14 ÷ 15 lóng. Ở các đốt xuất hiện các chồi nách,
phía trong thân là tầng nhu mô ruột xốp. Ngô rau, sau khi thu sản phẩm thân vẫn
xanh non có thể sử dụng làm thức ăn chăn ni.
Lá: Ngơ có lá to, dài, có màu xanh với các đường gân song song. Lá có các
bộ phận chính sau: bẹ lá, phiến lá, thìa lá. Sau khi bao lá mọc mầm lên khỏi mặt đất
thì xuất hiện các lá chính. Số lượng lá trên cây phụ thuộc vào giống.
Rễ: Hệ rễ cây ngơ hồn chỉnh chia làm 3 nhóm: rễ mầm, rễ đốt (rễ phụ cố
định) và rễ chân kiềng. Ở giai đoạn cây con, ngơ có rễ mầm là rễ mọc từ hạt. Rễ


5
này chỉ tồn tại khi cây có 4 ÷ 5 lá thật. Rễ này có hai loại: rễ mầm sơ sinh và rễ
mầm thứ sinh.

Hệ rễ đốt (rễ phụ cố định) là rễ mọc quanh các đốt gần gốc của ngơ nằm dưới
mặt đất phát triển rất mạnh, có số lượng từ 8 ÷ 16 rễ/đốt, thường xuất hiện khi cây
ngơ có từ 3 - 4 lá thật. Hệ rễ này có thể mọc sâu xuống tới 2,5 ÷ 5 m và rộng 1,2 m.
Nhờ có hệ thống rễ phát triển mạnh, ngơ có thể hút nước và chất dinh dưỡng. Đồng
thời nhờ hệ thống rễ này khoẻ nên ngô là cây trồng chịu hạn tốt.
Rễ chân kiềng to và nhẵn, ít phân nhánh, khơng có rễ con và lơng hút ở trên
mặt đất, mọc quanh các đốt ở phần thân sát gốc, gần mặt đất. Rễ chân kiềng giúp
cho cây chống đổ và bám chặt vào đất, đồng thời tham gia q trình hút nước và
dinh dưỡng.
Hoa: Ngơ là cây có hoa đơn tính cùng gốc. Hoa cái được sinh ra từ các chồi
nách các lá, nhưng chỉ có 1 ÷ 4 chồi giữa thân mới có khả năng tạo thành bắp. Hoa
cái có cuống gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có một lá bi bao bọc nhằm bảo vệ
bắp. Ngô rau được thu hoạch khi hoa cái chưa phun râu, chưa thụ phấn nên được
gọi là ngô bao tử. Cây ngơ có thể cho 1 ÷ 5 bắp, nhưng thơng thường chỉ có 2 bắp.
Trong trường hợp để giống thì hoa phun râu trong khoảng 5 ÷ 12 ngày, bắp trên
phun râu trước, bắp dưới phun râu sau khoảng 2 ÷ 3 ngày. Đây là một đặc điểm cần
chú ý để xác định thời gian thu hoạch các bắp trên cây. Trên cùng một bắp thì các
hoa cái gần cuống bắp phun râu trước, rồi sau đó mới đến các hoa ở đỉnh bắp.
Hoa đực mọc trên đỉnh cây tạo thành một cái chổi, ta quen gọi là bơng cờ.
Bơng cờ có nhiều gié, các gié mọc đối nhau trên trục chính hoặc trên các nhánh.
Mỗi gié có nhiều hoa đực, hạt phấn ngơ rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ và ẩm
độ. Hoa đực xuất hiện trước hoa cái 10 ÷ 12 ngày. Việc ra hoa của ngô phụ thuộc
nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và giống, thông thường ngô ra
hoa sau khi nảy mầm 50 ÷ 60 ngày. Mỗi bơng cờ có từ 700 ÷ 1400 hoa, mỗi hoa có
3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn chứa khoảng 1000 ÷ 2500
hạt phấn. Bơng cờ thường tung phấn trong khoảng 5 ÷ 8 ngày (vào mùa ấm) và 10 ÷
12 ngày (vào mùa rét). Hoa thường nở theo thứ tự 1/3 đỉnh trục chính, sau đó theo


6

thứ tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Hoa tung phấn rộ vào khoảng 8 ÷
10 giờ sáng và 2 ÷ 4 giờ chiều.
Hạt: Ngơ có hạt khá to, hạt ngô được cấu tạo bởi tinh bột, chất xơ, chất béo,
sinh tố và các khoáng chất. Hạt giống có thể nảy mầm ở 8 ÷ 100C. Hạt ngơ thuộc
nhóm quả dĩnh gồm 5 bộ phận chính sau: vỏ hạt, lớp màng, phôi, nội nhũ và mũ hạt.
Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng, gồm 2 phần:
nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Phôi chiếm gần 1/3 diện tích hạt, gồm các phần: lá
mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm, chồi mầm và phần ngăn cách giữa phôi và nội nhũ.
1.1.3. Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh
Ngô rau là cây thích ứng rộng và đa dạng, nó có thể sinh trưởng từ vĩ độ 580
Bắc đến 400 Nam, từ độ cao so với mực nước biển là 0 ÷ 3000 m, từ vùng khơ hạn
đến vùng ẩm ướt [6, tr. 41].
Nhiệt độ
Nói chung ngơ là cây ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 23 ÷
250C. Nhiệt độ nảy mầm là từ 8 ÷ 120C, tối thích là 300C, nhiệt độ tối đa mà hạt
có thể nảy mầm là 40 ÷ 45 0C. Ở nhiệt độ 20 ÷ 21 0C thời gian từ gieo đến mọc
mầm mũi chơng là 4 ÷ 5 ngày, nhiệt độ 16 ÷ 18 0C thời gian này kéo dài 8 ÷ 10
ngày. Tởng tích ơn từ 1700 ÷ 3700 0C [6, tr. 42]. Tuy nhiên theo các nhà nghiên
cứu cây ngơ Việt Nam thì tởng tích ơn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của
các giống ngô.
Ánh sáng
Ngô là cây ưa ánh sáng, nhất là giai đoạn cây con, nó thuộc nhóm cây ngày
ngắn, là cây có chu kỳ quang hợp C4, cường độ quang hợp cao. Nói chung điều
kiện ánh sáng ở Việt Nam thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của Ngô rau. Tuy nhiên,
khả năng sử dụng ánh sáng là tương tác giữa việc hấp thụ ánh sáng rơi xuống trên
bề mặt lá với năng lực quang hoá của lá. Do vậy việc bố trí mật độ để đảm bảo cấu
trúc quần thể ruộng ngô thích hợp thì mới phát huy hết khả năng cho năng suất của
giống. Ngơ rau có vịng đời ngắn khơng địi hỏi sự vận chuyển sản phẩm quang hợp
vào bắp ở giai đoạn làm hạt. Do đó mật độ có thể tăng gấp đôi ngô trồng lấy hạt,



7
vẫn đủ ánh sáng cho cây quang hợp và cho năng suất cao. Hiện nay xu thế chọn
giống Ngô rau có góc độ lá hẹp để tăng mật độ trồng lên cao, do đó tăng năng suất
thương phẩm.
Ẩm độ
Ngơ là cây ưa nước nhưng lại chịu hạn rất tốt do có bộ rễ phát triển. Để đảm
bảo năng suất cao, cây Ngô rau yêu cầu đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng,
nhưng quan trọng nhất là thời gian trước lúc ra hoa. Trong các vụ Ngô rau, phải chú
ý chống hạn cho ngô đông và ngô xuân ở đầu vụ.
Đất và dinh dưỡng
Ngơ rau có thể trồng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên nó thường được
gieo trên các loại đất tận dụng và tăng vụ như đất mạ, đất bãi ngập lụt ven sông, đất
sau hai vụ lúa... do chu kỳ sinh trưởng của Ngô rau ngắn. Nhưng Ngô rau cho thu
hoạch cao nhất ở chân đất nhiều mùn, đất phù sa ven sông, phù sa cở, đất thịt nhẹ,
pH trung tính, dễ thốt nước.
1.1.4. Giá trị kinh tế của Ngô rau
1.1.4.1. Ngô rau là một mặt hàng xuất khẩu
Ngô rau là loại rau cao cấp được thị trường quốc tế rất ưa chuộng, bởi vì nó
khơng chỉ là loại rau có chất lượng thương phẩm tốt mà Ngơ rau cịn là loại rau an
tồn nhất trên thế giới hiện nay. Do đó, nó đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu
mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nước trên thế giới đã xem mặt hàng này như là
một mặt hàng xuất khẩu chính yếu của họ mà điển hình là Thái Lan. Trong những
năm vừa qua Thái Lan là nước đã có đóng góp lớn trong việc sản xuất và sử dụng
dạng ngô bao tử làm rau. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 đã là một trong
những nước của khu vực đề xuất việc dùng ngô non làm rau và xuất khẩu ra rất
nhiều nước châu Âu và châu Á. Trong những năm đầu Thái Lan xuất khẩu Ngô rau
tươi, nhưng thực tế việc xuất khẩu tươi gặp rất nhiều khó khăn nên những năm sau
này sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thơng qua chế biến đóng hộp. Sản lượng Ngơ rau
xuất khẩu tăng nhanh và đã mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước này.

Hiện nay, ở Việt Nam nhiều cơ quan nghiên cứu và công ty kinh doanh đã
nghiên cứu và đưa ra xây dựng các vùng chun canh sản xuất Ngơ rau có năng


8
suất, chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao, những mẫu Ngơ rau đóng hộp, đơng
lạnh đảm bảo chất lượng.
1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau so với các loại rau khác
(từ 100 g phần ăn được)


Dưa
chuột

94,10

92,50

96,40

0,20

0,20

0,20

0,20

2,40


1,70

1,00

1,00

0,60

8,20

6,10

5,30

4,10

5,70

2,40

Tro (g)

0,06

0,80

0,70

1,60


0,60

0,40

Canxi (mg)

28,00

34,00

64,00

18,00

30,00

19,00

Phôtpho (mg)

86,00

50,00

26,00

18,00

27,00


12,00

Sắt (mg)

0,10

1,00

0,70

0,80

0,60

0,10

Vitamin (IU)

64,00

95,00

75,00

735,00

130,00

0,00


Axic ascorbic (mg)

11,00

10,00

62,00

29,00

5,00

10,00

Thành phần

Ngô rau

Sulơ

Cải bắp Cà chua

Độ ẩm (%)

89,10

90,30

92,10


Chất béo (g)

0,20

0,04

Protein (g)

1,90

Hydrat cacbon (mg)

(Nguồn: Chamnan Chutkaev, 1994 trong Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp)

Ngô rau cũng là loại ngơ có thể lấy hạt nhưng được thu hoạch sớm ở giai
đoạn ngô non. Ngô rau trong điều kiện trồng trọt bình thường, được đảm bảo hồn
thành chu kỳ sinh trưởng cũng có thể thu hoạch như ngơ bình thường. Tuy nhiên,
khơng phải tất cả ngơ lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể làm Ngơ rau. Ngô rau là
một lọai rau tươi cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin, chất
khoáng... Mặt khác, ngơ non là một loại rau sạch khơng có dư lượng kim loại nặng
từ thuốc trừ sâu, vì rau được thu hoạch khi cây còn ở giai đoạn ít bị sâu bệnh hại
nên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế và hầu như không cần thiết. Chính


9
vì ít bị sâu bệnh hại nên tồn dư các chất độc do nấm tiết ra cũng khơng có. Ngơ non
lại được bọc kín trong lá bi, phần sử dụng làm rau là bắp non nên hàm lượng nitrat
(NO3) tồn dư trong sản phẩm rất ít.
Sản phẩm chính của Ngô rau là bắp bao tử dùng làm thức ăn tươi như một

loại thực phẩm sạch, nó cịn lại là ngun liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ
hộp. Trên thế giới có một số nước có cơng nghệ sản xuất ngơ bao tử đóng hộp rất
phát triển. Hiện nay tiêu ch̉n và quy trình đóng hộp ngơ bao tử được quy định rất
chặt chẽ. Ngơ đủ tiêu ch̉n đóng hộp cần phải có độ đồng đều cao, có màu vàng
sáng và ở trạng thái giịn [3, tr. 136].
1.1.4.3. Ngơ rau cung cấp thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng
Bảng 1.2. Thành phần hoá học của thân, lá và lá bi của Ngô rau (%)
Thành phần

Thân



Cây không
bắp

Lá bi
bắp xanh

Độ ẩm

73,6

68,9

77,3

63,5

Protein thô (N x 6,25)


1,3

3,2

1,3

1,8

Lipit thô

0,4

0,7

0,4

0,4

Các chất chiết xuất không đạm

14,5

15,4

13,6

20,9

Xenlulo


9,1

8,6

6,0

11,9

Tro

1,1

3,2

1,4

1,5

(Nguồn: Slusanschi (1957) trong Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp)

Ngô rau được thu hoạch vào giai đoạn bắt đầu phun râu, khi sự tích luỹ các
chất đồng hóa đang ở mức cao nhất, là giai đoạn cho năng suất sinh học. Ngồi bắp
ngơ bao tử được thu hoạch làm rau còn cho sản lượng thân lá xanh cao trên một đơn
vị diện tích gieo trồng.
Ngô rau cho năng suất thân lá xanh từ 13,6 ÷ 30,4 tấn/ha và 3 ÷ 5 tấn lá bi
xanh/ha tuỳ thuộc vào giống và vụ gieo trồng. Bên cạnh đó Ngơ rau được thu hoạch


10

vào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh cho nên thân lá của Ngơ rau cịn chứa một
lượng lớn chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phế phụ phẩm quan trọng trong chăn ni.
Hơn nữa Ngơ rau có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông muộn, điều này
đã đóng góp một phần khá lớn thức ăn cho gia súc vụ đông, là vụ thường khan hiếm
thức ăn cho gia súc [3, tr. 126].
1.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngơ rau
Thời vụ
Thời vụ trồng Ngơ rau khơng khắt khe vì sản phẩm chính của Ngơ rau là thu
hoạch bắp bao tử chưa thụ phấn, tuy thời vụ không chặt chẽ nhưng Ngô rau cũng
cần trồng vào các thời vụ có đủ điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển bình
thường. Ngồi các yếu tố mà con người tác động như bón phân, chăm sóc thì yếu tố
khí hậu thời tiết cũng cần lưu ý. Nhất là thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh
hưởng đến sự kích thích ra bắp của cây Ngô rau. Tuy chủ yếu thu bắp bao tử nhưng
cũng cần chọn thời vụ tốt nhất cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho
người trồng.
- Vụ xuân là thời vụ chính gieo hạt tháng 2, thu rau vào cuối tháng 4
dương lịch.
- Vụ đông: gieo hạt tháng 9, thu rau vào tháng 11 dương lịch.
Ngơ rau có thể trồng được quanh năm tuy nhiên, theo khuyến cáo không nên
trồng vào các tháng cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12, các tháng này thường gặp
khô hạn, thời tiết rét gây ảnh hưởng rất lớn đến sự ra bắp và chất lượng bao tử kém.
Kỹ thuật làm đất
Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, san phẳng mặt luống và đảm bảo độ ẩm đất
khoảng 70 ÷ 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng sao cho đất đồng đều. Theo hướng dẫn
của Viện nghiên cứu ngơ Việt Nam có thể làm đất theo hai phương pháp trên đất
màu và đất ướt sau 2 vụ lúa.
- Trên đất màu; sau khi giải phóng cây trồng trước, đất được cày sâu (15 ÷ 20
cm) và bừa kỹ như chuẩn bị đất cho ngô lấy hạt. Sau khi bừa san phẳng ruộng thì
tiến hành rạch hàng cách nhau 70 cm, bỏ phân chuồng và phân vơ cơ bón lót vào
rãnh và lấp lại.



11
- Trên đất ướt; sau khi gặt lúa, đất được lên luống rộng 90 ÷ 110 cm và
đường rãnh khoảng 30 cm. Sau đó lên luống làm 2 hàng rãnh nơng cách nhau 70
cm và cách mép luống 10 ÷ 20 cm. Trên hàng rãnh bỏ phân chuồng hoai chờ đặt
bầu ngô.
Mật độ và khoảng cách
Sản phẩm chính của Ngô rau là bắp non cho nên Ngô rau phải trồng dày hơn
ngô lấy hạt. Mật độ trồng khoảng từ 9,5 ÷ 12,5 vạn cây/ha. Đối với giống ngắn ngày
như LVN23 và TSB- 2 có thể gieo dày: 70 cm × 25 cm × 2 cây hoặc 60 cm × 10 cm
× 1 cây [12, tr. 79].
Phân bón
Ngơ rau chủ yếu thu hoạch bắp non, do vậy về nguyên lý ta nên cần bón
phân đạm, giảm phân lân, kali song cũng cần cân đối giữa các yếu tố phân vô cơ để
đảm bảo cho cây phát triển tốt.
Lượng phân đảm bảo năng suất cao
- Phân chuồng bón càng nhiều càng tốt
- Phân đạm: 140 N
- Phân lân:

60 ÷ 80 P2O5

- Phân kali: 40 ÷ 60 K2O
Cách bón:
Tồn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi gieo [12, tr. 79 - 80].
- Khi cây ngô lên 3 - 4 lá thì bón 20% lượng đạm + 20% lượng kali.
- Khi cây ngơ 7 - 8 lá bón 40% lượng đạm + 40% lượng kali.
- Khi cây ngơ xoắn nõn bón 40% lượng đạm + 40% lượng kali.
Chăm sóc

Vì cây Ngơ rau có thời gian sinh trưởng ngắn ngày nên cần chăm sóc sớm,
xới phá váng khi cây được 3 - 4 lá và kết hợp bón phân lần 1, khơng cần rạch hàng
mà nên rải phân cách gốc 10 cm sau đó lấp đất hai bên để giữ ẩm gốc cây ngô. Sau
khi cây được 7 - 8 lá xới cỏ và nhặt sạch cỏ gốc, rạch hàng cách gốc khoảng 15 cm
bón phân sau đó vun cao 2 bên. Khi cây bước vào giai đoạn xoắn nõn chuẩn bị trổ


12
cờ nhổ sạch cỏ dại xung quanh gốc, rạch hàng cách gốc 15 ÷ 20 cm bón phân vào
sau đó vun lên xung quanh gốc. Nên bón vào b̉i chiều hoặc những ngày trời ít
nắng tránh sự bốc hơi, nếu đất khơ nên kết hợp tưới nước và bón phân.
Rút cờ
Rút cờ trên ruộng sản xuất Ngô rau là rất cần thiết. Đây là một biện pháp kỹ
thuật đặc biệt được sử dụng riêng cho quy trình sản xuất Ngơ rau. Rút cờ sớm sẽ
mang lại các hiệu quả sau:
- Cờ được rút bỏ kịp thời thì lượng dinh dưỡng sẽ được tập trung để nuôi bắp
nên bắp phát triển nhanh hơn, do vậy thời gian từ gieo đến thu hoạch sẽ rút ngắn hơn.
- Rút cờ sẽ ngăn cản quá trình thụ phấn, ngăn cản sự phát triển của hạt do đó
nâng cao chất lượng ngơ thương phẩm.
- Rút cờ làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích do tăng số lượng bắp thu
hoạch được trên cây. Rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm, nếu có bắp bị bỏ
sót của lứa thu hoạch trước trên cây chưa rút cờ thì chúng sẽ được thụ phấn, những
bắp này phát triển rất nhanh, không đảm bảo phẩm cấp của Ngơ rau. Cịn ở cây đã
rút cờ, bắp non cịn sót lại khơng có khả năng thụ phấn, sẽ non lâu.
- Rút cờ tăng trọng lượng bắp non. Thông thường khoảng 45 ÷ 50 ngày sau
khi gieo hoặc khi tung phấn cho rút cờ.
Phịng trừ sâu bệnh
Ngơ rau được thu hoạch ở đoạn còn non, khi cây đang ở tuổi sinh trưởng
mạnh nhất, nên ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên đôi khi vẫn thấy xuất hiện một số sâu
bệnh hại chính như: Sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân và rệp. Một số bệnh hại chính

như bệnh héo xanh, bệnh khơ vằn, bệnh đốm lá... có thể dùng biện pháp phịng trừ
tởng hợp (IPM) và IPM - B. Trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc
hóa học bảo vệ thực vật thì nên phun trước khi thu hoạch sản phẩm theo thời gian
cách ly cho phép đã được cục bảo vệ thưc vật thông báo (phụ lục 2).
Thu hoạch
Khi bắp phun râu dài từ 0,5 ÷ 1,5 cm tùy từng giống thì có thể thu hái bắp
ngay, nếu để râu dài bắp non kém chất lượng. Ngơ rau có thể thu hoạch phụ thuộc


13
vào từng giống ngắn hay dài ngày, từng vụ khoảng từ 45 ÷ 70 ngày sau khi gieo.
Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 ÷ 10 ngày. Tuy nhiên do đặc tính từng giống cho
nên tốt nhất nên thu hoạch mẫu kiểm tra bao tử trước khi quyết định thu hoạch đại
trà. Kích thước đạt tiêu chuẩn dài từ 6,5 ÷ 8 cm, đường kính 1,0 ÷ 1,4 cm.
Ngơ rau nên thu hoạch 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và b̉i chiều
tránh sự sót bắp trong q trình thu hái, có 2 cách thu hoạch.
- Có thể bẻ cả bắp và lá.
- Có thể thu bằng cách lấy móng tay tách đơi bẹ lá bẻ lấy bắp ra khỏi cây.
Cách thu bẹ bắp có cả lá kèm theo, cách này lấy lá cho trâu bò ăn, nên thu
hái hằng ngày tránh để sót bắp, khi thu hái hết bắp sau đó chặt ngọn cho chăn ni,
cịn thân cây cuốc gốc phơi ngay tại ruộng sau đó mang về làm chất đốt rất tốt.
Còn cách tách lấy bắp để lại lá trên cây thu sau cùng, phương pháp này phù
hợp cho những hộ không chăn nuôi mà chủ yếu bán cây xanh cho các hộ chăn nuôi.
Bảo quản và chế biến
Sau khi thu hoạch xong tốt nhất là sản phẩm được giao cịn cả lá bi, vì q
trình thu hoạch được dễ dàng nhanh chóng và việc vận chuyển không gây tổn hại
đến phẩm chất sản phẩm. Đôi khi do yêu cầu của khách hàng cần tổ chức sơ chế và
phân loại sản phẩm tại chỗ thì cần phải bóc lá bi để lấy lõi, phân loại và sơ chế. Sản
phẩm được đóng vào túi ni lơng theo yêu cầu và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, trong
trường hợp chưa tiêu thụ kịp thời sản phẩm cần được bảo quản ở kho mát hoặc các

cơng tơnơ có điều hịa nhiệt độ ở 50C.
Q trình chế biến đóng hộp để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và
xuất khẩu được thực hiện theo quy trình sau.
- Nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu còn tươi để chế biến, ngô cần được thu
hoạch đúng độ chín. Thời điểm thu hoạch khoảng 50 ÷ 60 ngày sau trồng, khi ngơ
mới chớm nhú râu. Nhìn hình thái bề ngồi bắp ngơ non đạt được đường kính chỗ
lớn nhất cả vỏ là 2,2 ÷ 2,5 cm (hay 1,5 cm đã bóc vỏ). Bắp ngô thẳng, đều, không bị
công queo, dị dạng, kích thước phù hợp với kích thước của bao bì.


14
Sau khi lựa chọn, phân loại, tiến hành bóc vỏ, gỡ bỏ hết râu cùng các tạp
chất, sau đó mang rửa trong bể nước luân lưu nhằm loại bỏ hoàn tồn râu ngơ và
những tạp chất trên bắp.
- Chần và làm nguội: Mục đích quá trình chần nhằm đình chỉ mọi q trình
biến đởi hóa sinh enzim bên trong bắp ngô non, tiêu diệt các vi sinh vật hại trên bề
mặt bắp, làm mềm một phần cấu trúc bắp ngô để phù hợp với người tiêu dùng và
đuổi hết không khí ở bên trong sản phẩm, làm ngưng các phản ứng oxy hóa trong
nguyên liệu, giữ sản phẩm có được màu trắng ổn định.
Để chế biến 20 kg nguyên liệu mỗi mẻ, dùng thùng inox (hay nồi nhôm)
dung tích 50 lít, cho vào đó 30 lít nước, đun sơi rồi đở ngơ vào, duy trì nhiệt độ sơi
2 ÷ 3 phút rồi vớt ngô chuyển ra sang bể nước luân lưu làm lạnh nhanh đến nhiệt độ
mơi trường (có thể tiếp tục dùng nồi nước để chần mẻ tiếp theo sau khi bổ sung đủ
nước). Việc làm nguội nhanh ngô sau khi chần có tác dụng làm nguyên liệu giữ
được độ dịn, khơng bị mềm, nát. Sau khi làm nguội, ngô bao tử được vớt ra, để ráo
nước chuẩn bị xếp vào hộp.
- Xếp hộp (lọ): Có thể dùng lọ thủy tinh hay hộp kim loại để làm bao bì chứa
đựng. Lọ thủy tinh được rửa sạch sau đó tráng bằng nước nóng để khử trùng rồi úp
ngược (hay sấy) cho khô. Nắp lọ được ngâm trong nước sôi và cũng được sấy khô.
Xếp ngô vào lọ theo từng lớp đứng, không xếp đầy chặt lọ, chừa không gian để rót

dung dịch. Thường dùng lọ 550 ml, xếp khoảng 330 ÷ 350 gam ngơ bao tử sau đó
tiến hành rót dịch.
- Pha chế và rót dịch: Lượng dịch cần pha chế cho 20 kg nguyên liệu khoảng
15 lít. Cần 250 gam muối tinh và 75 gam axit citric (nguồn từ giấm gạo) hịa đều
trong 15 lít nước, đun sơi 5 phút cho các thành phần hịa tan hồn tồn. Để nguội
đến 850C thì tiến hành rót dịch vào lọ đã xếp ngơ bao tử. Rót sao cho lượng dịch
cịn cách miệng lọ 1,5 cm, sau đó đóng nắp và đem thanh trùng.
- Thanh trùng: Sản phẩm được thanh trùng ở nhiệt độ 115 0C trong 20 phút.
Chú ý nhiệt độ thanh trùng cần được nâng lên từ từ (quá trình làm nguội cũng hạ
từ từ) tránh tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm nứt vỡ lọ. Sau khi thanh trùng, tiến


15
hành làm nguội sản phẩm đến nhiệt độ 35 ÷ 40 0C, vớt ra để khơ, sau đó dán nhãn
và đóng thùng.
Sản phẩm sau khi chế biến có chất lượng tốt phải đạt được các tính chất:
Màu sắc trắng hơi vàng, khơng có bắp bị gãy, vỡ, nước trong suốt, hương vị thơm,
khơng có mùi lạ, vị chua - ngọt - mặn hài hịa. Sản phẩm sau chế biến có thể để
được 3 ÷ 6 tháng chất lượng vẫn đảm bảo [22].
Để đảm bảo trồng ngô cho sản phẩm sạch cần tuân thủ theo những quy định
chung về tiêu chuẩn cụ thể về mức độ an toàn cho phép đã được Sở Khoa học Công
nghệ và Môi trường Hà Nội ban hành ngày 2/5/1996 (Phụ lục 1).
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất
Ngô rau đã trở thành cây thực phẩm, người ta sử dụng ngô bao tử làm rau
tươi cao cấp, làm đồ hộp, làm nước ép… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất
khẩu. Trên thế giới, nhiều nước chú trọng phát triển Ngơ rau vì nó đem lại lợi tức
cao. Các nước vùng lãnh tổ sản xuất chính: Thái Lan, Đài Loan, Guatemala, Nam
Phi, Zambia, Zimbabue… trong đó Thái Lan là một nước xuất khẩu chính.
Thái Lan là nước đã có đóng góp lớn trong việc sản xuất và sử dụng dạng

ngô bao tử làm rau. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 Thái Lan là một trong
những nước của khu vực đề xuất việc dùng ngô non làm rau và xuất khẩu sang rất
nhiều nước châu Âu và châu Á (bảng 1.3).


×