Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt minota 3 trên đất cát pha tại xã nghi kim nghi lộc nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
-------------

TRẦN VĂN MÃO

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN QUA LÁ
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
GIỐNG CỎ NGỌT MINOTA 3 TRÊN ĐẤT CÁT PHA
TẠI XÃ NGHI KIM - NGHI LỘC - NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC

VINH – 5.2012
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực
tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Phan Thị Thu Hiền. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hồn tồn trung thực, có được
qua q trình đo đếm, phân tích thí nghiệm do tơi tiến hành và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong luận văn này đã
được thơng tin đầy đủ, trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Văn Mão



2


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tơi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền thuộc bộ môn Khoa
học cây trồng, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại hoc Vinh đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, cùng các bạn bè
Khoa Nông Lâm Ngư và tập thể cán bộ trong Công ty CP Đầu tư phát triển
Stevia Á Châu, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, những
người thân đã luôn luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành tốt khóa
luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp q báu của tất cả các thầy giáo,
cô giáo, cùng bạn bè trong lớp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tác giả luận văn

Trần Văn Mão

3


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN … …………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................................viii
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................................. 1

1

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................. 1

2.

Mục đích và yêu cầu .................................................................................................................. 4

3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................ 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 6
1.1.

Tình hình sản xuất cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam........................................................ 6

1.1.1.

Tình hình sản xuất cỏ ngọt trên thế giới ............................................................................... 6


1.1.2.

Tình hình sản xuất cỏ ngọt tại Việt Nam.............................................................................. 7

1.2.

Lợi thế của cây cỏ ngọt tại Nghê An .................................................................................... 8

1.3.

Vai trò của phân bón qua lá đối với cây cỏ ngọt ...............................................................10

1.4.

Đặc điểm của cây cỏ ngọt ....................................................................................................11

1.4.1.

Đặc điểm thực vật học ..........................................................................................................11

1.4.2.

Đặc điểm sinh vật học...........................................................................................................12

4


Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................13
2.1..


Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................................................13

2.2.

Thời gian và địa điểm ...........................................................................................................13

2.3.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................13

2.4.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................................14

2.5.

Quy trình kỹ thuật chung ......................................................................................................15

2.5.1.

Kỹ thuật trồng ........................................................................................................................15

2.5.2.

Chăm sóc……….. ................................................................................................................17

2.5.3.

Thu hoạch và bảo quản .........................................................................................................19


2.5.4.

Chế độ tưới cho cây cỏ ngọt.................................................................................................21

2.5.5.

Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................................................22

2.6..

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................................24

2.6.1.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ................................................................................24

2.5.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất............................................................................................25

2.7.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................................25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................................26
3.1.

Tình hình thời tiết khí hậu vụ đơng xn 2011 ............................................................26

3.2.


Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
của cây cỏ ngọt.......................................................................................................................27

3.2.1.

Ảnh hưởng của các loai phân bón qua lá đến chiều cao ..................................................27

3.2.2.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chiều dài cành cấp 1 ...............................30

3.2.3.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số cành cấp 1 ...........................................33

3.2.4.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số lá cành cấp 1 .......................................35

3.2.5.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tổng số lá trên cây ...................................38

3.2.6.

¸Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh ở các cơng thức....................................................40

3.2.7.


Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất cây cỏ ngọt .............................42

3.2.8.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô .............45

5


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................47
1.

Kết luận

2.

Kiến nghị…………..............................................................................................................47

............................................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên viết đầy đủ

BTB


Bắc Trung Bộ

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NS

Năng suất

CV%

Hệ số biến động

LSD0.05

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
tại mức ý nghĩa α = 0,05

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.

Thành phần chính trong lá cây cỏ ngọt ........................................................... 2

Bảng 2.

Tình hình sản xuất cỏ ngọt ở một số nước trên thế giới ....................... 7

Bảng 3.

Diện tích trồng cỏ ngọt tại Nghệ An ............................................................... 9

Bảng 31.

Một số yếu tố khí tượng trong thời gian tiến hành thí nghiệm ..................26

Bảng 3.2

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chiều cao cây .....................28

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chiều dài cành cấp 1..... …31

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số cành cấp 1......................33


Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số lá cành cấp 1 .................36

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tổng số lá ............................39

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số cây bị bệnh ....................41

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá tỷ lệ bệnh....................................42

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất.............................43

Bảng 3.10.

Ảnh hưởng của các loai phân bón qua lá đến tích lũy chất khơ45

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 3.1.

Sự tăng trưởng chiều cao cây .........................................................................28

Hình 3.2.

Sự tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 .............................................................31

Hình 3.3.

Sự tăng trưởng số cành cấp 1 .........................................................................34

Hình 3.4.

Sự tăng trưởng số lá cành cấp 1 .....................................................................36

Hình 3.5.

Sự tăng trưởng tổng số lá ................................................................................39

Hình 3.6.

So sánh cây bị bệnh ở các cơng thức.............................................................41

Hình 3.7.

So sánh tỷ lệ bệnh ở các cơng thức................................................................42

Hình 3.8.


So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ......................................43

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây cho ta một dạng đường năng lượng
thấp, có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường saccaroza như:
Dioscorophillium

cumminssi,

Hemsleyapanicisseandens,

Lippia

dulcis,

Synsepalum dulcificum, Thaumatococcus daniellii, v.v… Tuy nhiên do khó
khăn trong kỹ thuật thu hái quả và chế biến hoặc do các độc tố trong các sản
phẩm từ các loại cây này, việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường
còn bị hạn chế.

8


Cây cỏ ngọt còn được gọi là cây cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt, có
nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm giữa Paraguay và Brasil. Cỏ ngọt là
một chi của khoảng 240 loài thảo mộc và cây bụi thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Những loài khác nhau của cỏ ngọt có chứa chất ngọt tự nhiên, song Stevia
rebaudiana được chứng minh là chất ngọt tự nhiên có độ ngọt cao nhất trong tất
cả. Bột lá khơ có thể có vị ngọt gấp 30 lần vị ngọt của đường cát, ở dạng lỏng,

là những dịch chiết có thể ngọt hơn đường thường 70 lần . Chất ngọt stevioside
chiết xuất từ cỏ ngọt có vị ngọt gấp 300 lần hơn đường thường (saccharose,
saccarose), đặc biệt là không chứa nitơ, không tạo calorie và rất ổn định ở nhiệt
độ cao 1980C (388F ). Đây là một cây lưu niên bán nhiệt đới, rất dễ canh tác và
đem lại hiệu quả kinh tế cao trên thế giới và Việt Nam.
Cây cỏ ngọt đã được biết đến từ năm 1908, Resenack (1908) và Dieterich
(1909) đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Nhưng mãi đến năm 1931
Bridel và lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất ngọt cơ
bản tạo lên độ ngọt ở loại cây này. Chất steviozit sau khi thuỷ phân sẽ cho 3
phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt hơn đường saccaroza 300 lần.
Thông qua phương pháp ion hoá khi chúng trao đổi ion H.B. Wood đã nghiên
cứu tìm ra cơng thức hố học của các glucozit nói trên. Bằng phương pháp sắc
ký bản mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, người ta đã thu được 11 chất có
hàm lượng và độ ngọt khác nhau, nhưng tạo nên độ ngọt là các chất cơ bản sau:
steviozit (có trong cây khoảng 7%), rebaudiozit A (có trong cây khoảng 2%),
rebaudiozit B, steviolbiozit, rebaudiozit C, rebaudiozit D…
Bảng 1. Thành phần chính trong lá cây Cỏ ngọt
Độ ngọt so với đường mía

TT

Tên chất ngọt

1

Stevioside 1

100- 125

2


Rubuoside

100- 120

3

Stevioside 2

150- 300

4

Rebaudioside A

250- 450

9

(Saccaroza = 1)


5

Rebaudioside B

300- 350

6


Rebaudioside C

120- 500

7

Rebaudioside D

250- 450

8

Rebaudioside E

150-300

9

Dulcoside A

50-120

Nguồn: Báo cáo phân tích về cỏ ngọt của tập đồn PureCircle.
Steviozit có cơng thức là C38H60O18 có độ ngọt gấp 300 lần so với đường
saccaroza, ít năng lượng, khơng lên men, khơng bị phân huỷ, bởi vậy rất có triển
vọng dùng để thay đường trong chế độ ăn kiêng. Steviozit là một tinh thể hình
kim, có độ quay 1980 (a)25 39,30. Điểm chảy 202 - 2040, 1g tan trong 800 ml
nước, tan trong dioxan, ít tan trong cồn. Chứa trong cây với tỷ lệ 6 - 8%.
- Steviolbiozit là một chất ngọt chiếm khối lượng rất nhỏ trong cây cỏ
ngọt.

- Rebaudiozit – A có cơng thức là C44H70O23.3H2O, là chất kết tinh
khơng màu. Trong cơng thức khai triển có R1 = 1 glucoza, R2= 3glucoza. Chất
này rất ngọt, có điểm nóng chảy 242 - 2440, có trong cây 1,4 - 2%.
- Rebaudiozit – B là chất kết tinh không màu, ngọt có cơng thức
C38H60O18.2H2O. Cơng thức khai triển gồm R1 = H, R2= 3glucơza, điểm nóng
chảy 193 - 1950c, có trong cây từ 0,03 - 0,07%.
- Rebaudiozit – C (dulcozit-B): Có công thức: C44H70O23.3H2O công
thức khai triển gồm R1 = 1 glucơza, R2= 2 glucơza và rhomnơza, điểm nóng
chảy 235-2380C.
- Rebaudiozit –D: Có trong cây khoảng 0,03%. Cơng thức khai triển
gồm R1=H, R2= H, điểm nóng chảy 283 - 2860C. Ngồi các chất chủ yếu nêu ở
trên, trong lá cỏ ngọt còn chứa một số chất khác.
Cỏ ngọt là loại cây dễ trồng, phù hợp với nhiều vùng đất canh tác trên cả
nước, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch lần đầu tiên khoảng từ 30 - 45 ngày .

10


Nếu đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc có thể cho thu hoạch 200 - 250
kg/ha, bình qn mỗi năm thu hoạch từ 2 - 2,5 tấn/ha. Từ đó cho ta thấy loại cây
trồng mới này mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, có thể áp dụng vào cơ
cấu cây trồng mới ở nhiều vùng của nước ta. Góp phần giải quyết việc làm và
tăng thêm thu nhập cho người dân.
Ngoài những giá trị trên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng dịch chiết từ
cây cỏ ngọt có ý nghĩa rất lớn trong y học cũng như trong thực tiễn đời sống. Cụ
thể là tác dụng lâm sàng của cây cỏ ngọt trong bài thuốc y học cổ truyền góp
phần điều trị bệnh đái tháo đường cũng đã được nghiên cứu tại Viện nghiên cứu
y học cổ truyền và Viện dinh dưỡng Quốc gia. Khảo sát trên bệnh nhân cao
huyết áp (Số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Thí nghiệm được tiến hành
trên 40 bệnh nhân cao huyết áp, độ tuổi 50 - 70 uống chè cỏ ngọt, lô đối chứng

40 người uống chè nhân trần có cam thảo nam. Thời gian theo dõi từ 2/11/1994
đến 3/12/1994. Kết quả cho thấy: Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, chè cỏ
ngọt đều có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu và ít đau đầu, huyết áp
tương đối ổn định.
Hiện nay người ta đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm từ cây cỏ ngọt
như trà artiso cỏ ngọt, chè nhúng stevin, chè sâm quy cỏ ngọt, chè đen cỏ ngọt
(Sweet tea), chè thảo mộc (Sweet herb tea), nước ngọt hay thuốc bắc (thay cho
cam thảo)
Trên thực tế cây cỏ ngọt là một loại cây trồng mới được đưa vào trồng
và khai thác tại Việt Nam. Do vậy các kết quả nghiên cứu trên loại cây này cịn
rất ít và chưa có một quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hồn thiện. Cây cỏ
ngọt trồng để lấy thân và lá vì vậy cần tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất chất xanh cho cây và chất lượng của sản phẩm
thu hoạch. Phân bón lá là loại phân có hiệu quả cao, đã được áp dụng thành
cơng trong sản xuất nhiều loại cây trồng như chè, lạc... còn ít chưa phổ biến,
dẫn tới chưa có 1quy trình cụ thể về nghiên cứu sử dụng phân bón lá cho cây cỏ
ngọt, từ đó năng suất của cỏ ngọt chưa cao.

11


Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả về kinh tế, mở
rộng diện tích cây cỏ ngọt tại Nghệ An chúng tôi thực hiện đề tài:
Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc - Nghệ An.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định loại phân bón qua lá thích hợp cho giống cỏ ngọt Minota 3 trên
đất thịt nhẹ tại Nghệ An.
2.2. Yêu cầu

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cỏ ngọt Minota 3 với các
loại phân bón qua lá khác nhau.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành suất và năng suất của giống cỏ ngọt
Minota 3 với các loại phân bón qua lá khác nhau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho việc xác định loại
phân bón lá thích hợp với giống cỏ ngọt thương phẩm Minota 3 trên địa bàn, từ
đó hồn thiện quy trình trồng cỏ ngọt ở Nghệ An và làm cơ sở cho việc nhân
rộng diện tích trồng cây cỏ ngọt.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung tài liệu cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy cũng như ứng dụng rộng rãi vào sản xuất cỏ ngọt trong
thực tiễn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt
khi sử dụng các loại phân bón qua lá khác nhau. Từ đó góp phần xác định được
loại phân bón qua lá phù hợp nhất cho giống cỏ ngọt thương phẩm Minota 3
trên đất cát pha Nghi Kim - Nghi Lộc - Nghệ An; góp phần nâng cao năng suất
và chất lượng cây cỏ ngọt trong quá trình sản xuất.

12


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất cỏ ngọt trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển cỏ ngọt trên thế giới
Hiện nay, cây cỏ ngọt được thấy trồng tại hầu hết ở các châu lục, đặc biệt ở
các nước như: Brasil, Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Israel, và Mỹ... Hiện nay Trung Quốc là
quốc gia có diện tích trồng cỏ ngọt lớn nhất thế giới với diện tích trồng lên tới

300.000 ha. Ở các nước bản địa, cỏ ngọt được sử dụng ở dạng thô làm nước giải
khát.
Trên thế giới có rất nhiều nước đã và đang phát triển sử dụng cây cỏ ngọt,
tiêu biểu như ở Nhật Bản. Hàng năm ở Nhật Bản sử dụng từ 45 - 50 tấn

13


steviozit (tương đương 450 - 500 tấn lá khô). Ở Hàn Quốc dùng 6 - 8 tấn
Steviozit/tháng (tương đương 60 - 80 tấn là cỏ ngọt khô). Sản phẩm đường cỏ
ngọt ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đặc biệt là Nhật Bản và các
nước Đông Nam Á. Các chất cỏ ngọt (glucozit) chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô
được công ty RSIT ở Canađa gọi là “chất ngọt Hồng gia” bởi sự tuyệt vời của
nó như mô tả của các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất và kinh doanh Nhật Bản,
Braxin, Pháp, Mỹ, Inđônêxia và Trung Quốc…Một số nghiên cứu gần đây, từ
cơ sở dữ liệu Medicina đã nêu lên tác dụng của cỏ ngọt trong việc duy trì hàm
lượng đường trong máu, cỏ ngọt cịn có hiệu quả đối với việc cải thiện chế độ
tiêu hố, điều hồ hoạt động của hệ động mạch và sự chuyển hố nói chung, tạo
sự minh mẫn về trí óc, làm cho giấc ngủ sâu hơn, êm đềm hơn.
Trong y học nó được sử dụng như một loại chè (trà) cho những người bị
bệnh đái tháo đường, cho người bị bệnh béo phì, cao huyết áp. Ngày nay người
ta thường dùng kết hợp với các loại thuốc thảo mộc khác trong các bài thuốc
dân gian.
Trong công nghiệp thực phẩm, nó được dùng tương đối rộng rãi như ở
Nhật Bản nó được sử dụng để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm
khác nhau, tinh chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường
saccaroza. Ngồi ra người ta cịn dùng để chế biến rượu màu, nước hoa quả, các
loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khơ, chế
biến dấm v.v…
Cỏ ngọt cịn được dùng trong cơng nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại

sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các
mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da vừa chống nhiễm
khuẩn, lại trừ được nấm.
Bảng 2: Tình hình sản xuất và sử dụng cỏ ngọt ở một số nước trên thế giới
Nguồn lá cỏ ngọt (tấn)
Năm

Sản

Nhật

Hàn

Đài

Trung

Các

lượng

Bản

Quốc

Loan

Quốc

nước


14


(Tấn)

khác

1982

700

200

30

200

200

70

1983

1000

300

30


150

450

70

1984

1400

200

0

200

1000

0

1985

1600

200

0

150


1200

50

1986

1500

200

0

150

1100

50

1987

1700

200

0

200

1300


100

Nguồn: Báo cáo phân tích về cỏ ngọt của tập đồn PureCircle
1.1.2. Tình hình phát triển cây cỏ ngọt tại Việt Nam
Tại Việt Nam cỏ ngọt đã được biết đến từ những năm 90, tuy nhiên vài
năm trở lại đây cỏ ngọt đã được trồng và phát triển mạnh mẽ ở một số tỉnh như
Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Ninh, Hịa Bình, Lai Châu, Cao Bằng,
Hà Nội, Tây Nguyên…Đặc biệt là ở Nghệ An sau sự thành công của mơ hình
khảo nghiệm tại Nghi Lộc, Cơng ty Cổ phần đầu tư phát triển Stevia Á Châu đã
đề ra chiến lược phát triển như sau:
Từ năm 2011 - 2016 phấn đấu hồn thành vùng ngun liệu đạt diện tích
5000 ha tương đương sản lượng 30.000 tấn lá khô/năm đủ cho công suất một
nhà máy chiết xuất. Khi đạt sản lượng tương đương với 70% sản lượng nói trên,
Cơng ty sẽ xúc tiến xây dựng nhà máy chiết xuất
Từ sau năm 2016 xây dựng nhà máy chiết xuất đường RebA thương mại
đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thế giới.
1.2. Lợi thế của cây cỏ ngọt tại Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm ở phía Bắc miền Trung, có toạ độ địa lý từ 18035
- 19030 vĩ độ Bắc và 103052 - 105042 kinh độ Đơng với tổng diện tích tự nhiên
1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thỗ Việt Nam).

15


Khí hậu Nghệ An mang tính nhiệt đới gió mùa, đặc điểm cơ bản là nóng
ẩm mưa nhiều theo mùa. Hàng năm đất Nghệ An nhận trung bình 120– 140
Kcal/ cm3 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, độ ẩm khí hậu là 85%,
lượng mưa trung bình của năm từ 1600 - 2000 mm (Dẫn theo Trần Văn Quyền
2008). Nghệ An có mùa hè nắng nóng, nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối có
thể lên đến 39 - 400C, gió Tây Nam khơ nóng. Mùa Đơng giá lạnh, nhiệt độ tối

thấp tuyệt đối có thể xuống tới 7 - 90 C, do đó ngành sản xuất nơng nghiệp gặp
nhiều khó khăn hơn những nơi khác.
Đầu tháng 11/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Stevia Á Châu
triển khai dự án "Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trồng cây Cỏ ngọt làm dược liệu
xuất khẩu tại xã Nghi Đồng huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An". Qua trồng khảo
nghiệm cây Cỏ ngọt rất thích hợp với chất đất, khí hậu cũng như địa hình vùng
đồi núi Nghi Đồng.
Sau gần 2 năm kể từ khi tiến hành dự án thì hiện nay diện tích trồng cây
Cỏ ngọt đã không chỉ dừng lại ở xã Nghi Đồng mà mở rộng vùng nguyên liệu ở
các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, các xã khác thuộc huyện Nghi Lộc. Trong
đó, huyện Nam Đàn được trồng ở các xã như Nam Anh (20 sào), Nam Thanh
(14 sào) và thử nghiệm trồng 2 sào trên đất phù sa ven sông Lam ở xã Hồng
Long. Tại Hưng Nguyên, có xã Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc. Sau khi tiến
hành dự án ở xã Nghi Đồng với diện tích 6 ha thử nghiệm thì đến nay, các xã
thuộc huyện Nghi Lộc cũng đã bắt đầu đưa vào trồng sản xuất như: Nghi Lâm
(4 sào), Nghi Phương (2 sào) và Nghi Hưng (9 sào).
Tính đến tháng 4/2012 thì diện tích trồng cỏ ngọt ở một số xã thuộc các
huyện như sau:
Bảng 3: Diện tích trồng cỏ ngọt tại Nghệ An
Huyện

Diện tích

Diễn Châu

1 ha

Đơ Lương

1 ha


Hưng Nguyên

5 ha

16


Nam Đàn

1 ha

Nghi Lộc

6 ha

Quỳnh Lưu

2 ha

Viện Bắc Trung Bộ

3 ha

n Thành

2 ha

Nguồn: Báo cáo mơ hình cỏ ngọt tại Nghệ An
Lợi thế của cỏ ngọt là rất lớn và ở nhiều góc độ khác nhau. Ở phương

diện chung nhất, đây là cây trồng có chu kỳ thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ban đầu
không cao, nhu cầu thị trường rộng lớn, đầu ra ổn định, điều kiện canh tác đơn
giản, hiệu quả kinh tế cao, trung bình doanh thu cỏ ngọt đạt trên 100
triệu/ha/năm, bên cạnh đó, đặc tính sinh học của cây trồng có những thuận lợi
rất đáng lưu tâm như:
- Giai đoạn tăng trưởng và chu kỳ phát triển của cây chỉ kéo dài trong
vòng 2,5 đến 3 tháng kể từ khi trồng đã cho một lứa thu hoạch dầu tiên, cỏ ngọt
cho thu hoạch 5 - 6 lứa trong năm. Vì thế tính ln chuyển của đồng tiền cũng
thuận lợi hơn các cây trồng khác, đối với những nơng dân chăm chỉ sẽ có thu
nhập ổn định và cao hơn hẳn các cây trồng khác như ngô, khoai, sắn và một số
loại cây màu khác:
- Cây cỏ ngọt rất dễ thu hoạch, không cần phải mất nhiều thời gian thu
hoạch như trồng chè xanh, điều cần quan tâm hơn cả là chăm sóc cây, tưới tiêu
nước đầy đủ. Sau khi phơi khô, việc thu mua và vận chuyển rất dễ dàng, đơn
giản.
- Cây cỏ ngọt thường ít sâu bệnh và những vấn đề về bảo vệ thực vật.
Điều này làm giảm rất nhiều chi phí cho phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc là việc
kiểm soát về bệnh của cây.
- Kiểm sốt cỏ dại khơng phải là vấn đề chính nếu áp dụng đúng quy
trình phủ nilon, sẽ giảm thiểu công lao động và tăng hiệu quả sản xuất.

17


- Cây cỏ ngọt sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là ở giai đoạn
trồng cây và thu hoạch lá khơ.
1.3. Vai trị của phân bón qua lá đối với cây cỏ ngọt
Phân bón qua lá đóng vai trị quan trọng trong q trình cấu thành năng
suất cỏ ngọt.
- Phân bón qua lá làm tăng số lượng lá, đồng thời cũng làm tăng hàm

lượng chất diệp lục trong lá cỏ ngọt; giúp quá trình quang hợp, tổng hợp chất
hữu cơ diễn ra mạnh từ đó tăng sinh khối cây cỏ ngọt.
- Phân bón qua lá làm tăng khả năng đề kháng, sức chống chịu sâu bệnh
hại của cây cỏ ngọt.
- Phân bón qua lá đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, rút ngắn thời gian
chăm sóc, mang lai hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
1.4. Đặc điểm của cây cỏ ngọt
1.4.1. Đặc điểm thực vật học
a. Thân
Cỏ ngọt là cây bụi lâu năm, thân gỗ, dạng bụi, nhiều nhánh, thân cành
trịn, có nhiều lơng, cao từ 80 – 120 cm (cho đến khi ra hoa), thân chính có
đường kính từ 2,5 – 8 mm. Trong sản xuất cỏ ngọt được thu hoạch khi cây có độ
cao từ 30 – 50 cm, trong điều kiện đất màu mỡ, có thể cao tới 60 cm mới thu
hoạch. Tổng số cành trên cây có thể đạt tới 140. Có hệ thân ngầm phát triển
mạnh.
b. Rễ
Thuộc rạng rễ chùm, hình nón, trong điều kiện tự nhiên phân nhánh
mạnh, có thể ăn sâu ở lớp đất có từ 20 - 30 cm, chịu ảnh hưởng bởi độ ẩm đất.
c. Lá
Mọc đối, hình ơvan, hoặc thn dài, nằm ngang hơi nghiêng, phiến lá
thường có 12 - 16 răng cưa, chiều dài bản lá ở cây trưởng thành có thể đạt tới 5
- 8 cm, rộng 1,5 – 2 cm, có 3 gân song song và các gân phụ phân nhánh. Cây

18


con gieo từ hạt có 2 lá mầm hình trịn, đến cặp lá thứ tư mới xuất hiện răng cưa
hoặc xanh đậm phụ thuộc vào các giống khác nhau.
d. Hoa
Hoa cỏ ngọt là hoa tự, nhóm hợp dày đặc trên đế hoa, trong đó có 4 7 hoa đơn lưỡng tính. Mỗi hoa đơn hình ống có cấu trúc gồm một đế hoa, với 5

đài màu xanh, 5 cánh tràng màu trắng khoảng 5mm dài, các lá bắc tiêu giảm
thành sợi để phát tán, nhị 4 - 5 dính trên tràng có màu vàng sáng, các chỉ nhị rời
nhau cịn bao phấn dính mép với nhau, đính gốc và kéo dài lên phía trên bởi một
phần của trung đới. Bầu hạ 1 ơ, 1 nỗn, vịi nhụy mảnh chẻ đơi, các nhánh hình
chỉ cao hơn bao phấn, do đó mà khả năng tự thụ phấn thấp hoặc hầu như khơng
có.
e. Quả và hạt
Quả (hạt) cỏ ngọt nhỏ, thuộc loại quả bé, khi chín nâu thẫm, 5 cạnh
dài từ 2 - 2,5 mm. Hạt có 2 vỏ hạt, có phơi, nhưng nội nhũ trần do vậy tỷ lệ nảy
mầm thấp và hạt dễ mất sức nảy mầm khi bảo quản. Khối lượng 1000 hạt
khoảng 0,35 - 0,4 g.
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học
a. Nhiệt độ
Cỏ ngọt là cây trồng nhiệt đới, sinh trưởng trong điều kiện mát mẻ.
Có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 300C, nhiệt
độ thích hợp nhất là 22 - 270C. Nhiệt độ tối thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là
200C. Nhiệt độ cao làm tăng hàm lượng steviozit. Từ 15 - 300C cây sinh trưởng
khoẻ cho năng suất thu hoạch cao. Nhiệt độ > 350C cây sinh trưởng kém.
b. Ẩm độ
Môi trường sống tự nhiên của cây cỏ ngọt thích hợp nhất là khí hậu
cận nhiệt đới, ưa ẩm ướt, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400 - 1600
mm. Độ ẩm thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển là 70 - 85%. Cỏ ngọt
thường mọc tự nhiên trên các đầm lầy.
c. Ánh sáng

19


Cỏ ngọt là cây tương đối mẫn cảm với cường độ ánh sáng. Cường độ
ánh sáng mạnh làm tăng hàm lượng steviozit.

d. Đất và dinh dưỡng khống
Cỏ ngọt có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác
nhau, nhưng thích hợp nhất là đất tơi xốp, thơng thống, nhiều mùn. Trên những
đất thích hợp cỏ ngọt cho thu hoạch cao, hàm lượng các chất ngọt tăng. Đất sét
không thích hợp cho sự sinh trưởng của cỏ ngọt. Cỏ ngọt là cây thu hoạch lá do
vậy nó yêu cầu chế độ dinh dưỡng cao, vì thế bón phân là biện pháp tích cực để
tăng năng suất cỏ ngọt. Cỏ ngọt ưa đất trung tính, PH trong đất khoảng từ 6,5 7 là tốt nhất.

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu ngiên cứu
- Giống cỏ ngọt Minota 3 do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Stevia Á
Châu cung cấp.
Đặc điểm của giống:
+ Giống cỏ ngọt Minota 3 là loại cây có hàm lượng đường cao, có khả
năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện vụ Đông Xuân, phù hợp trên
nhiều loại đất canh tác, đặc biệt là trên loại đất thịt nhẹ. Giống cỏ ngọt Minota 3

20


là loại cây có tiềm năng năng suất cao (8 – 10 tạ/sào) có khả năng chống chịu
sâu bệnh khá.
+ Thời gian sinh trưởng từ 75 - 90 ngày.
- Các loại phân bón gồm:
+ Phân bón lá Đầu trâu 502 (30 : 12 : 10)
+ Phân bón lá MĐ 101

(7,5 : 2 : 0,3)


+ Phân bón lá Demax

(20 : 10 : 10).

+ Phân bón lá Poli

(7 : 5 : 44)

+ Phân chuồng hoai mục, phân NPK (15 : 15 : 15), phân Urê (46% N), KCl
(K2O 60%), vôi bột (CaO).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Thu Đông 2011.
Ngày tiến hành trồng cây: 01/10/2011
Ngày thu hoạch: Sau thời gian trồng 90 ngày.
- Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha tại xã Nghi Kim - Nghi Lộc Nghệ An.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu:
Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim – Nghi Lộc Nghệ An.
Thí nghiệm tiến hành với các nội dung sau:
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống cỏ ngọt Minota 3.
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất.
- Theo dõi năng suất của giống cỏ ngọt Minota 3 với các loại phân bón qua
lá khác nhau.
Nền phân bón chung cho 1ha:
- Phân chuồng:

30 tấn/ha.

21



- Phân NPK (15 : 15 : 15): 300 kg/ha.
- Phân đạm (N):

20 kg/ha.

- Phân kali (K2O):

20 kg/ha.

- Vôi bột (CaO):

600 - 700 kg/ha.

Thí nghiệm gồm 5 cơng thức:
- Cơng thức 1: Nền + Phun 1,8 (lít) Phân bón lá Đầu trâu 502 (30: 12:10)
- Công thức 2: Nền + Phun 1,8 (lít) Phân bón lá MĐ 101 (7,5 : 2 : 0,3)
- Công thức 3: Nền + Phun 1,8 (lít) Phân bón lá Demax (20 : 10 : 10)
- Cơng thức 4: Nền + Phun 1,8 (lít) Phân bón lá Poli (7 : 5 : 44)
- Công thức 5: Nền + Khơng phun phân bón lá (Đối chứng).
Các loại phân bón qua lá phun theo định kỳ 10 ngày/lần với liều lượng 20
lít/ sào tương đương 0,6 lít/ơ thí nghiệm (1 ơ thí nghiệm 10 m2).
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ).
- Thí nghiệm tiến hành gồm 5 công thức với 3 lần lặp lại trên nền bón
chung. Tổng 15 ơ thí nghiệm.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 10 m2.
- Tổng diện tích các ô thí nghiệm là: 15 x 10 = 150 m2 (chưa kể dải bảo
vệ).

- Mật độ trồng 110.000 cây/ha với khoảng cách trồng là 30 cm x 25 cm
(hàng cách hàng 30 cm và cây cách cây 25 cm).
- Thí nghiệm bố trí như sau:

Ia

Va

IIa

IIIa

IVa

IIb

IIIb

Ib

IVb

Vb

IVc

IIc

Vc


Ic

IIIc

22
Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ


Trong đó:
- I, II, III, IV, V là cơng thức thí nghiệm.
- a, b, c là các lần nhắc lại.
2.5. Quy trình kỹ thuật chung
2.5.1. Kỹ thuật trồng
2.5.1.1. Thời vụ trồng
Cỏ ngọt là cây trồng cho thu hoạch quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất cho
việc trồng đối với giống Minota 3 là từ tháng 11 đến hết tháng 4 hàng năm.
2.5.1.2. Mật độ trồng và khoảng cách trồng
Mật độ trồng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây cỏ ngọt, việc xác định được mật độ trồng thích hợp là tạo điều kiện cho
cây có thể khai thác được tối đa dinh dưỡng, nước, ánh sáng… hạn chế được sự
phát triển của sâu bệnh và cỏ dại.
Mật độ trồng 110.000 cây/ha, khoảng cách trồng là 30 cm x 25 cm (hàng
cách hàng 30 cm, cây cách cây 25 cm).
2.5.1.3. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự sinh trưởng phát triển
cũng như năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và cây cỏ ngọt nói
riêng. Do vậy việc lựa chọn đất trồng và xử lý đất trước khi trồng cây là hết sức
quan trọng.
Ruộng trồng được dọn sạch tàn dư thực vật mang bệnh và cỏ dại (Vì cỏ
ngọt rất mẫn cảm với các loại thuốc diệt cỏ nên trước khi xuống giống 1 tháng
tuyệt đối không được sử dụng thuốc diệt cỏ dại trên ruộng trồng cỏ ngọt). Đất
cày sâu 25 – 30 cm (nhưng chú ý không cày mất tầng đế cày), bừa kỹ để làm

23


nhỏ đất. Trong khi bừa làm nhỏ đất vãi vôi bột với lượng 30 – 35 kg/sào và bón
lót phân hữu cơ (phân chuồng đã hoai mục) với lượng ít nhất 30 tấn/ha (3 xe bị
lốp/sào).
Lên luống: Sau khi bón lót phân chuồng xong ta tiến hành lên luống:
Luống có bề mặt rộng 1 - 1,1 m (chú ý khi cày luống nên cày rộng ra 1,2 m để
khi đánh luống luôn đảm bảo bề rộng luống); Chiều cao luống tùy thuộc vào
chân đất, chân đất càng cao, càng ít ngập úng thì chiều cao luống càng thấp.
Chiều cao luống thường thay đổi trong khoảng 10 – 40 cm, rãnh giữa 2 luống
rộng 25 - 30 cm, bề mặt luống được san thật bằng phẳng.
Sau khi vét luống xong ta bón lót thêm đạm urê và NPK (15 : 15 : 15) với
lượng 15 kg NPK/sào rồi dùng cào đảo đều và làm thật nhỏ đất mặt luống.
Phủ luống: Với thời gian lưu gốc trên ruộng 2 năm nên việc phủ mặt luống
là rất quan trọng để giúp cây đủ ẩm trong mùa hè và tránh xói mịn trong mùa
mưa. Hiện có hai loại vật liệu chính để phủ luống:
Nilon: Loại nilon tối ưu nhất để dùng cho phủ luống là nilon đen, có tuổi
thọ từ 4 - 5 tháng, chiều rộng tối ưu 1,6 m (có thể phủ kín cả rãnh để diệt cỏ
dại). Cách phủ như sau: Đầu tiên ta dùng cuốc vạc đứng thành luống, tránh
không lõm vào đất mặt luống. Sau đó trải nilon, kéo căng nilon dùng ghim tre

ghim cố định nilon với khoảng cách ghim cách ghim 2 m rồi cào đất lấp phần
nilon ở chân luống, đảm bảo nilon sau khi phủ không bị gió tốc.
Phủ bằng nilon tuy có nhiều ưu điểm về ngăn chặn cỏ dại, giảm các
nguồn bệnh; tuy nhiên sẽ khó khăn hơn trong q trình thúc phân cho cây và tới
vụ hè vẫn phải thay thế bằng vật liệu hữu cơ để chống nóng cho cây.
Vật liệu hữu cơ: Các loại vật liệu hữu cơ thường dùng để phủ luống đó là
rơm rạ, cây phân xanh, tro trấu...
Ưu điểm của vật liệu hữu cơ sẽ làm tăng dần độ mùn cho đất, dễ bón thúc
phân cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển bền hơn và phù hợp với tất cả các
mùa vụ. Tuy vậy hạn chế lớn nhất của vật liệu hữu cơ đó là dễ ủ bệnh nhất là
trong giai đoạn cây con, nên đòi hỏi công tác BVTV phải thật kỹ lưỡng.

24


Việc phủ luống bằng vật liệu hữu cơ nhất thiết phải được tiến hành trong
hai mùa là mùa hạ và mùa mưa.
2.5.1.4. Phương pháp trồng
Dùng dụng cụ đục lỗ nilon đục lỗ theo khoảng cách đã định. Dùng khui
đảo tơi đất trong lỗ rồi tạo lỗ đặt cây vào và lấp đất vào lỗ ngang bề mặt nilon.
Khi cấy cần chú ý một số điểm sau: (1) Không được làm tổn thương rễ của cây
con, trồng cây ở độ sâu bằng 1/3 chiều cao của cây con (ngập sâu khoảng 2cm
so với cổ rễ); (2) Nén chặt xung quanh cây nhưng không được nén chặt ở phần
trung tâm nhằm tránh làm tổn thương các chồi nách mọc gần rễ, không làm rễ
bối lại; (3) Nên lựa chọn ngày râm mát hoặc ngày nắng vào lúc sáng sớm hoặc
chiều muộn để tiến hành cấy cây con, cũng có thể chọn ngày có mưa nhỏ để
trồng cây.
Đối với ruộng khơng phủ nilon trước khi trồng nên tưới ẩm qua bề mặt
luống để đất được ẩm (dùng khui để trồng). Cách trồng như trên.
2.5.2. Chăm sóc

2.5.2.1. Chăm sóc ngay sau khi trồng
Ngay sau khi trồng cần tưới nước đẫm cho cây, trong bảy ngày đầu sau cấy
cần duy trì cho đất ln ở trạng thái ẩm ướt (độ ẩm từ 80 - 85%). Dùng thùng
doa tưới cho cây một ngày một đến hai lần hoặc có thể lấy nước vào 1/2 rãnh
đối với ruộng khơng phủ nilon.
Sau trồng 2 ngày phun thuốc phịng trừ nấm cho cây, thuốc trừ nấm
thường dùng là topsin, anvil, arygryn… , nên phun vào buổi sáng sớm hoặc
chiều mát và phun ướt mặt lá.
Kiểm tra cây con và cấy bổ sung: Trong 10 - 15 ngày sau cấy cần tiến
hành kiểm tra cây con và cấy bổ sung để đảm bảo số lượng và mật độ cây trồng.
2.5.2.2. Chăm sóc trong giai đoạn cây con
Giai đoạn cây con được tính từ sau khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm
lần đầu, thường khoảng 2 - 2,5 tháng.
a. Bấm tỉa

25


×