MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ xưa do những nhu cầu ham tìm hiểu, nắm bắt sự vật thực tế,
nhu cầu hành hương về miền đất thánh, nhu cầu buôn bán trao đổi mà con
người ta đã thực hiện nhiều cuộc viễn du dài ngày, đó chính là tiền đề hình
thành và phát triển ngành du lịch sau này.
Nửa cuối thế kỷ XX do nhiều phát minh khoa học kỹ thuật ra đời, đặc
biệt là sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông, đã kéo theo sự ra
đời và phát triển mạnh ngành du lịch thế giới. Dần dần Du lịch đã trở thành
một hiện tượng phổ biến trong xã hội, là ngành “công nghiệp không khói”.
Từ năm 1990 đến nay với chính sách đổi mới mở cửa của Đảng và
Nhà nước đã giúp cho ngành Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh, với
lượng khách Quốc tế ln duy trì ở mức độ cao hàng năm. Đối với khách Du
lịch trong nước, từ sau năm 2000 do đời sống và thu nhập của người dân
ngày được nâng cao, làm sinh ra những nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, tham
quan tăng dần.
Trong các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII đã khẳng định vai trò
của ngành du lịch là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế đất nước” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định “Phát
triển Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”
Năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO)
đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh
Lữ hành trong nước, bên cạnh đó là sự ra đời nhiều hơn của doanh nghiệp
Du lịch trong nước, tạo mức độ cạnh tranh trong ngành du lịch trở nên mạnh
mẻ hơn. Giá cả và chất lượng du lịch là vũ khí cho các doanh nghiệp Lữ
hành.
Những năm gần đây cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển Du lịch dần
đi vào hoàn thiện đạt các tiêu chuẫn trên thế giới, như việc ra đời khu resort
1
cao cấp, các hệ thống khách sạo 4, 5 sao, hệ thống đường sá, nhà hàng,
phương tiện vận chuyển trong Du lịch ngày càng tốt hơn. Đã giải quyết được
bài tốn về chất lượng cho các chương trình du lịch như ăn, nghỉ, đi lại của
khách và một điều nổi cộm lên hiện nay là vấn đề cạnh trạnh về chất lượng
của hướng dẫn viên du lịch. Yếu tố con người đã quyết định không nhỏ
trong việc thành bại của một chương trình du lịch. Vấn đề là các cơng ty Lữ
hành phải tìm đâu ra những hướng dẫn viên có chất lượng, có đạo đức để
phục vụ theo những yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Thực trạng ngày nay cho thấy rất nhiều trường đào tạo hướng dẫn
viên du lịch không đáp ứng được yêu cầu của các công ty Lữ hành. Bằng
chứng là tại diễn đàn quốc hội năm 2009, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
cho rằng: “Việc đào tạo phải chuyển từ việc đào tạo dựa theo khả năng của
mình sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, là một chuyển biến quan trọng, cơ
bản và bức bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo không đáp ứng nhu
cầu xã hội, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu cơ bản của nghề
nghiệp, dẫn đến khó tìm việc làm”
Chính từ việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng việc làm hướng
dẫn viên cho các công ty Lữ hành, mà tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp
Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch ở Trường
Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist”
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở trường trung
cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
3. Khách thể và đối tuợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở trường
trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên
du lịch ở trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số giải pháp có tính khoa học và tính khả thi,
vận dụng được trong thực tiễn thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn
viên du lịch ở trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất đào tạo hướng dẫn
viên du lịch ở trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý chất đào tạo hướng
dẫn viên du lịch ở trường trung cấp du lịch và khách sạn.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
hướng dẫn viên du lịch ở trường trung cấp du lịch và khách sạn
Saigontourist
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các luận án, đề tài, các văn bản pháp lý, các tài liệu có
liên quan tới vấn đề nghiên cứu để làm luận cứ khoa học cho các giải pháp.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và đào tạo các lớp
hướng dẫn viên.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3. Nhóm các phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu
3
7. Những đóng góp mới của luận văn
- Đóng góp về mặt lí luận: Góp phần hệ thống và cụ thể hoá một số
vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch.
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
+ Góp phần đánh giá thực trạng công tác đào tạo hướng dẫn viên du
lịch tại một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng
dẫn viên du lịch.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có cấu trúc 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo hƣớng
dẫn viên du lịch.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo hƣớng dẫn
viên du lịch ở trƣờng trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lƣợng đào tạo hƣớng
dẫn viên du lịch ở trƣờng trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO HƢỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới cuộc cách mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ, làm nền
tảng cho sự phát triển nền kinh tế trí thức và thế giới đang hướng tới cuộc
cách mạng cơng nghiệp lấy trí thức làm động lực phát triển. Trình độ đổi
mới và ứng dụng tri thức quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Sự
phát triển khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương
pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung
cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội.
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo những trào lưu
đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục ở nước ta, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho
nền giáo dục trong nước nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức
mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế đổi
mới làm thu hẹp khoảng cách giữa nước ta và các nước khác.
Phát triển giáo dục trong nền kinh tế hội nhập đã đặt ra những yêu cầu
lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, không chỉ đáp ứng về mặt số lượng
mà còn đòi hỏi về chất lượng cao của nguồn nhân lực.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến
chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Có thể nói, chưa
bao giờ giáo dục nước ta chịu nhiều tác động bởi nền kinh tế thị trường và
q trình tồn cầu hóa như hiện nay. Cho nên, việc phát triển sự nghiệp giáo
dục, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo nghề vừa là một trong
những yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp
thiết của sự nghiệp phát triển con người hiện nay.
Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/04/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển
5
giáo dục và đào tạo đến năm 2020: “Để đáp ứng u cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, tồn diện và
mạnh mẽ”.”Đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề, kể cả nghề thuộc lĩnh vực
công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy
nghề quận, huyện”. “Chú trọng xây dựng một số trường nghề đạt chuẩn khu
vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề
ở những khu vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”.
Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, quản lý đào tạo nói chung đã được đề
cập trong nhiều trong đề tài nghiên cứu, luận văn với phạm vi rộng hoặc một
số đề tài trong phạm vi của một ngành, một địa phương. Nhiều nhà nghiên
cứu đã quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng
đào tạo nghề, có thể kể đến:
- Quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam của Phạm Văn Kha, viện
chiến lược và chương trình giáo dục, Hà nội, 1999.
- Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường của Nguyễn Đức Trí, tài
liệu đào tạo cao học Quản lý giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình
giáo dục, 2004.
- Quản lý chất lượng trong giáo dục Trung Cấp Chuyên nghiệp - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, của Nguyễn Đức Trí, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 5 tháng 2/2006.
Ngồi ra, có nhiều luận văn thạc sỹ cũng quan tâm đến các giải pháp,
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý quá trình giáo dục, dạy học hay đào
tạo trong các nhà trường, như:
- Những giải pháp quản lý đào tạo trong trường trung học Lương thực –
Thực phẩm I – Luận văn Thạc sỹ của Tạ Văn Hương (năm 1998);
6
- Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tiến công tác quản lý đào tạo ở
trường Trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội – Luận văn Thạc sỹ của Vũ
Ngọc Tú (1999);
- Những giải pháp tăng cường quản lý đào tạo tại trường Công nhân kỹ
thuật chế biến gỗ Trung Ương – luận văn Thạc sỹ của Trần Đính (1999);
- Các giải pháp tăng cường quản lý quá trình dạy học ở trường Sỹ quan
Phịng Hóa – Luận văn Thạc sỹ của Cao Xuân Chuyền (2000);
- Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ
thông chuyên Hưng Yên – Luận văn Thạc sỹ của Lưu Trí Thiêm (2004);
- Một số biện pháp quản lý quá trình đào tạo tại trường Trung học kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh – Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Đoan Trang
(2005);
- Biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
trường trung cấp nghề Nga sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2009);
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng tỉnh
Đồng Tháp – Luận văn Thạc sỹ của Đặng Huy Phương (năm 2009)
- Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung cấp văn
hóa nghệ thuật Cần Thơ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiêm vụ mới – Luận văn
Thạc Sỹ của Trần Ngọc Diệu (năm 2009)
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học
tập cộng đồng của tỉnh Vĩnh Long – Luận văn thạc sỹ của Trần Tuấn Kiệt
(năm 2009)
- Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy
nghề ở trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gịn – Luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Trọng Hồng (năm 2009)
Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của quản lý đào
tạo, trong đó có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, từ đó tác động đến
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên tầm vĩ mô và từng đơn vị.
7
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết nhằm nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy nghề nói riêng, Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chưa có điều kiện tiếp cận sâu về quản lý hoạt
động dạy nghề ở trường Trung cấp thuộc lĩnh vực du lịch đang trong giai
đoạn nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo về chiều sâu lẫn chiều
rộng, nhằm phát triển mơ hình trường trung cấp du lịch.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý:
Thuật ngữ "quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) phần nào lột tả được bản chất
của hoạt động này trong thực tiễn với hai q trình: Q trình “quản "gồm
sự coi sóc giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định. Quá trình "lý" gồm sự sửa
sang, sắp xếp, đổi mới để đưa hệ vào sự phát triển. Hai quá trình này có mối
quan hệ biện chứng để hệ ln ở trạng thái cân bằng.
Theo tác giả Thái Văn Thành khái niệm về quản lý có nhiều quan điểm
khác nhau: [21, Tr. 05]
- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản
chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo tồn cấu trúc xác định của
chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích
hoạt động.
- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:
quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự
biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng
thái mới thích ứng với những hồn cảnh mới.
- Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể
người – thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới
mục đích dự kiến.
8
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
- Quản lý là nhằm phối hợp nổ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu
của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội.
- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có
hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của nó.
Các khái niệm trên đây cho thấy:
- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Quản lý bao gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những
người khác thực hiện cơng việc và đạt được mục đích của nhóm.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: quản lý là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức, tác giả Nguyễn
Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể
quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến ”. [28, Tr.03]
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: "hoạt
động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
[12,Tr.03]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo thì "Quản lý là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể (đối tượng) quản
lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế v.v... bằng một hệ thống các luật
lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho phát triển của đối tượng.
[14,Tr.05].
9
Nhà khoa học quản lý O. Don nel lại cho rằng "Quản lý là sự thiết lập
và giữ gìn một môi trường nội bộ của một tổ chức mà ở đó, mọi người cùng
nhau làm việc thoải mái, cộng tác để đạt những hiệu quả và hiệu suất trong
công việc vì mục đích chung của tập thể, của tổ chức đó “. [14,Tr.06].
Như vậy, các tác giả tùy theo cách tiếp cận đã nêu ra các quan niệm
khác nhau về khái niệm quản lý, song cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất
của hoạt động quản lý cũng là cách thức tác động có hướng đích (tổ chức,
điều khiển, chỉ huy điều phối, tham gia can thiệp, hướng dẫn, giúp đỡ) hợp
quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý làm cho tổ chức vận
hành đạt kết quả mong muốn.
Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động tương hỗ
lẫn nhau, chủ thể làm nảy sinh ra các tác động quản lý, khách thể làm sản
sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu con
người, đáp ứng mục đích của chủ thể quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là tác động có mục đích vào tập thể
người, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Trong giáo dục và đào tạo đó là tác
động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực
lượng giáo dục khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu
quản lý giáo dục.
Qua định nghĩa, quản lý gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Chủ thể quản lý: là một cá nhân hoặc tổ chức do con người lập nên,
có nhiệm vụ sử dụng các cơng cụ và phương pháp, đề ra biện pháp quản lý.
- Khách thể quản lý: cũng có thể là một cá nhân, một nhóm người hay
một tổ chức, tiếp nhận sự quản lý.
- Mục tiêu quản lý: do chủ thể quản lý đặt ra hoặc do yêu cầu của thực
tiễn đời sống xã hội hình thành. Mục tiêu có thể định lượng, nhưng có thể
chỉ định tính theo chuẩn mực nào đó.
10
- Công cụ quản lý: là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác
động đến đối tượng quản lý.
- Phương pháp quản lý: là cách thức chủ thể tác động vào đối tượng
quản lý.
Các yếu tố quản lý có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều nằm
trong môi trường kinh tế - xã hội nhất định, trong đó bao gồm: mặt bằng dân
trí, giáo dục, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, văn hóa, luật pháp, các tác
động quốc tế… mơi trường này là nguồn thơng tin và cũng là cái quyết định
trình độ hiệu quả của quản lý.
- Các chức năng quản lý và chu trình quản lý: Các chức năng cơ bản
của quản lý bao gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. "Các chức năng
quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể
người".
Kế hoạch hố
Kiểm tra
Thơng tin
Quản lý
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý cơ bản và chu trình quản lý [2, Tr.08]
Bốn chức năng nói trên có liên quan mật thiết với nhau, cùng với các
yếu tố: thông tin quản lý, quyết định quản lý tạo thành một chu trình quản lý.
Trong đó thơng tin là mạch máu, là trái tim của quản lý.
11
1.2.1.2. Quản lý giáo dục:
- Theo Viện sỹ A.Fanaxep đã phân chia xã hội thành ba lĩnh vực: Chính
trị – Xã hội, Văn hoá - tư tưởng và Kinh tế; đồng thời quan niệm quản lý
giáo dục là một bộ phận nằm trong quản lý văn hoá - tư tưởng.
- Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là hoạt động điều khiển, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm thực hiện quá trình giáo dục - đào tạo của nhà
trường theo yêu cầu phát triển của xã hội.
- Theo M.I.Kônđakôp: Quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ
thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý
thức, có khoa học và có hướng chủ thể, quản lý trên tất cả các mặt của đời
sống nhà trường để đảm bảo vận hành tối ưu của kinh tế - xã hội và tổ chức
sư phạm của quá trình dạy học thế hệ trẻ.
- Theo tác giả Thái Văn Thành: “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác
định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích (từ Bộ đến Trường)
nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trên cơ
sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui
luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”
Nhìn chung, có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý giáo dục nhằm đạt
được mục tiêu phát triển giáo dục đề ra.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường:
Quản lý nhà trường là quản lý vi mơ, nó là một hệ thống con của quản
lý vĩ mô: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác
động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức
– sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những
lực lượng giáo dục và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác,
12
phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá
trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà
trường:
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của cơ quan quản lý giáo
dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học
tập của nhà trường.
Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngồi
nhà trường, nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường cũng như cộng
đồng, được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự
phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương
hướng phát triển đó.
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường:
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong bao gồm các hoạt động:
+ Quản lý giáo viên.
+ Quản lý học sinh
+ Quản lý quá trình dạy học – giáo dục.
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
+ Quản lý tài chính trường học.
+ Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
1.2.2. Hướng dẫn viên du lịch
1.2.2.1. Hướng dẫn viên du lịch
Là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch.
Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được
thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. [15, Tr. 12]
Trường Đại học Bristish Columbia của Canada, một địa chỉ đào tạo
nhân lực có uy tín lớn đã đưa ra khái niệm được nhiều người chấp nhận:
13
“Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch trực
tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo
một chương trình du lịch nhằm bảo đảm việc thực hiện lịch trình theo đúng
kế hoạch, thuyết minh cho khách về các điểm du lịch đồng thời tạo ra những
ấn tượng tích cực cho khách du lịch” [11, Tr.20]
Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch
trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng
những nhu cầu được thỏa thuận của khách trong thời gian nhất định và thay
mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du
lịch với phạm vi và khả năng của mình. [11, Tr. 25]
Từ những khái niệm trên cho chúng ta thấy người hướng dẫn viên là
người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách
các di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng cụ thể được các cơ quan liên
quan công nhận.
Hay, hướng dẫn viên là người thực hiện các điều khoản được ký kết
trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu
được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm
tham quan) thông qua chuyến đi và bài thuyết minh.
1.2.2.2. Tóm tắt cơng việc của hướng dẫn viên:
Một Hướng dẫn viên chuyên nghiệp là người có đủ khả năng đáp ứng
kỳ vọng của tất cả thành viên trong đoàn khách du lịch. Là đầu mối liên hệ
giữa Khách, Nhà cung cấp và Hãng lữ hành, Hướng dẫn viên có trách nhiệm
tạo sự thoải mái, dễ chịu và đảm bảo an toàn cho mỗi cá nhân tham gia
chương trình du lịch. Khi gặp tình huống bất ngờ hoặc khó khăn hướng dẫn
viên sẽ là người ra quyết định và tổ chức trợ giúp nhằm bảo đảm quyền lợi
cho khách.
14
Bắt đầu chương trình du lịch, sau khi gặp gỡ đoàn, Hướng dẫn viên sẽ
đi cùng với đoàn suốt chương trình ở cùng khách sạn với đồn và là người
đại diện tại chỗ của Hãng lữ hành.
Hướng dẫn viên là người am hiểu các đặc điểm dân tộc, địa lý, lịch sử
và kinh tế xã hội của từng quốc gia trong chương trình, cũng như các thơng
tin về phong tục địa phương. Họ có kiến thức cập nhật về các thủ tục liên
quan tới hộ chiếu, thị thực, ngân hàng, bệnh viện, quyền của khách, bảo
hiểm, thủ tục xuất nhập cảnh và các qui định, tập tục của địa phương. Các
thông tin này được hướng dẫn viên truyền đạt một cách đầy đủ, hấp dẫn và
mang tính giáo dục.
Họ thực hiện đúng lịch trình đã định nhằm đảm bảo khách du lịch
được hưởng các dịch vụ đã nêu trong tài liệu của Hãng lữ hành. Hướng dẫn
viên thực hiện công việc thanh toán, xác nhận và phối hợp các dịch vụ liên
quan như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng, giải trí, tham quan và các hoạt động
theo lịch trình hàng ngày.
Hướng dẫn viên có kỹ năng thuyết phục các thành viên trong đoàn tin
tưởng vào khả năng xử lý và kinh nghiệm bản thân và là người trực tiếp
chăm sóc khách hàng. Hướng dẫn viên là cầu nối liên kết giữa các thành
viên trong đoàn khi ở nước ngoài. Họ có trách nhiệm đối với khách của hãng
lữ hành và môi trường.
1.2.3. Chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch
1.2.3.1. Chất lượng:
Chất lượng là khái niệm động và đa chiều nên có nhiều cách tiếp cận
khác nhau để tìm hiểu hiểu khái niệm chất lượng. [6, Tr. 01]
- Theo tự điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật, sự việc”.
15
- Theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “cái làm nên
phẩm chất giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho
sự vật này khác với sự vật kia”
- Theo tiêu chuẫn Pháp - NFX 50-109, chất lượng là “tiềm năng của
một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”
- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là “mức độ hoàn thiện,
là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện,
các thông số cơ bản”.
- Theo ISO 9000-2000, chất lượng là “mức độ đáp ứng các yêu cầu
của một tập hợp các đặc tính vốn có”
- Theo Harvey và Green (1993), chất lượng được định nghĩa như tập
hợp các thuộc tính khác nhau:
Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence)
Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)
Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)
Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra (quality as value for
money)
Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)
Chất lượng cũng được đánh giá bằng “đầu vào”, “ đầu ra” bằng “giá
trị gia tăng”, “giá trị học thuật”, bằng “văn hóa tổ chức riêng”, bằng “kiểm
tốn”
Tác giả Nguyễn Hữu Châu, có định nghĩa về chất lượng tỏ ra có ý
nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó, đó
là: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”
Theo quan điểm của chúng tôi: Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo).
16
1.2.3.2. Chất lượng đào tạo Hướng dẫn viên du lịch:
Có nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo,
trong đó:
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đào
tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo (Tác giả Lê Đức Ngọc, Lâm
Quang Thiệp).
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở
các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay
năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu chương
trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. (Trần Khánh Đức - Phát triển
chương trình Sư Phạm Kỹ Thuật theo các chuyên ngành đào tạo trong các
trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật - Kỷ yếu Hội thảo Phát triển chương
trình đào tạo Sư Phạm Kỹ Thuật cho Giáo Viên Dạy Nghề - Nghệ An
9/2002).
Chúng ta thấy rằng: trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc
trưng sản phẩm là “con người lao động” kết quả của quá trình đào tạo và
được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao
động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu
đào tạo.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan
niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình
đào tạo trong nhà trường mà cịn phải tính đến mức độ phù hợp và thích
ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động... Tuy nhiên chất lượng
đào tạo trước hết là kết quả của quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt
động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.
17
Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề:
Xuất phát từ quan niệm về chất lượng đào tạo nghề nêu trên, hệ thống
các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề đối với từng nghề đào tạo nhất
định có thể bao gồm:
- Phẩm chất về xã hội nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm…)
- Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Năng lực hành nghề.
- Khả năng thích ứng với thị trường lao động.
- Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh lý...
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
1
Các tiêu chí về tơn chỉ mục đích
25
2
Các tiêu chí về tổ chức quản lý
45
3
Các tiêu chí về chương trình đào tạo
135
4
Các tiêu chí về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
85
5
Các tiêu chí về thư viện và học liệu
25
6
Các tiêu chí về tài chính
50
7
Các tiêu chí về khn viên và cơ sở hạ tầng
40
8
Các tiêu chí về xưởng thực hành, thiết bị vật tư
60
9
Các tiêu chí về dịch vụ học sinh
35
Tổng cộng
500
[Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế ILO]
18
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa mục tiêu, quá trình đào tạo và chất lượng đào tạo.
MỤC TIÊU ĐÀO
Quá trình đào tạo
TẠO NGHỀ
nghề
CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ
- Đặc trưng giá
trị nhân cách
XH, nghề
NGƯỜI TỐT
nghiệp.
NGHIỆP
- Giá trị sức LĐ
CNKT
- Năng lực
hành nghề
- Trình độ
Kỹ
Thái độ
năng
chun mơn
nghề nghiệp
- Năng lực
thích ứng với
Các tiêu chí về trình độ kiến thức kỹ năng có thể dựa vào
cách phân
thị trường
LĐ
- Năng lực phát
loại kiến thức - kỹ năng của Bloom theo các mức sau:
triển nghề
Bảng 1.2. Phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng theo Bloom
nghiệp
Thành phần
Kiến thức
Kỹ năng
Kiến
thức
Mức chất lƣợng
Trung bình
Trung bình khá
Khá
1- Biết
1- Bắt chước
2- hiểu
2- Hình thành kỹ năng ban đầu
3- Vận dụng
3- Hình thành kỹ năng cơ bản
4- Phân tích/tổng
4- Liên kết , phối hợp kỹ năng
hợp
Cao
5- Đánh giá
5- Hình thành các kỹ xảo
Rất cao
6- Phát triển
6- Phát triển kỹ năng, kỹ xảo
7- Sáng tạo
7-Sáng tạo
19
Dựa vào cách phân chia mức trình độ kiến thức và kỹ năng nêu trên ta
có thể kết luận chất lượng đào tạo hướng dẫn viên trong nhà trường phải đạt
ở mức 3, tức là hình thành những kỹ năng cơ bản, từ đó kết hợp với chương
trình thực tập ở các công ty du lịch để nâng mức đào tạo ở mức 4 là liên kết
và phối hợp những kỹ năng với nhau, từ đó có thể đảm bảo chất lượng đầu
ra đáp ứng nhu cầu việc làm ở các công ty lữ hành. Đồng thời kết hợp với
các đánh giá khác về phẩm chất xã hội, nghề nghiệp, sức khoẻ và đặc trưng
tâm lý, sinh lý... của họ.
1.2.4. Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn
viên du lịch
1.2.3.1. Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một
vấn đề” [30, Tr.602]. Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động
nhằm thay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống…
nhằm đạt được mục đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải
quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2.3.2. Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn
viên du lịch
Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề hướng dẫn
viên du lịch là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến
đổi về chất lượng của người học trong thời gian đào tạo, từ đó hình thành
cho người học những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp hướng dẫn, nhằm đáp
ứng yêu cầu công việc sau khi ra trường.
20
1.3. Công tác quản lý nâng cao chất lƣợng đào tạo hƣớng dẫn viên du
lịch
1.3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào
tạo hướng dẫn viên du lịch
Xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo của trường trung cấp Du Lịch và Khách
Sạn Saigontourist bao gồm:
- Cần thiết phải bảo đảm kế hoạch phát triển dạy nghề hướng dẫn viên
du lịch và tuyển sinh theo kế hoạch hàng năm.
- Cần thiết bảo đảm chất lượng đào tạo học sinh đáp ứng với yêu cầu xã
hội.
- Cần thiết trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên của khoa, bộ mơn của
trường đồng bộ, đủ loại hình và từng bước nâng cao chất lượng.
- Cần thiết trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất dạy học và phương tiện
thực hành phục vụ cho việc đào tạo.
- Cần thiết trong việc cải tiến công tác quản lý Khoa, bộ môn theo tinh
thần dân chủ, bảo đảm tiến hành đồng bộ, có hiệu quả trong cơng tác hoạt
động đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại trường.
1.3.2. Yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng hướng dẫn viên du lịch:
1.3.2.1. Yêu cầu tiêu chuẩn của nghề Hướng dẫn viên:
- Yêu cầu về việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch theo chương trình
khung của bộ Giáo Dục và Đào Tạo, với những kiến thức cơ bản về nghiệp
vụ hướng dẫn, kiến thức nền, kỹ năng về giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo đồn
khách…
- Bên cạnh đó nhà trường cần chọn lựa giảng dạy một số môn học
khác cho phù hợp với yêu cầu của nhà trường.
21
a. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
a.1) Phong cách:
- Nhanh nhẹn: thể hiện trong việc đón, tiễn khách và các hướng dẫn
các dịch vụ cho khách. Nhờ những tác phong này làm cho khách ít chờ đợi
hơn, đỡ phiền muộn và tạo nhiều hứng khởi cho khách.
- Linh hoạt: cịn thể hiện trong việc xử lý các tình huống, phối hợp
thực hiện với các cơ sở cung ứng các dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại, tham quan.
- Sáng tạo trong nghề nghiệp: biết tổ chức công việc hợp lý, một
chương trình du lịch dù được sắp xếp khoa học cách mấy đi nữa thì trong
quá trình tổ chức thực hiện hướng dẫn, người Hướng dẫn viên phải biết tổ
chức lại hợp lý, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện hướng dẫn.
- Tính tình cởi mở, thân thiện dễ gần gũi, lịch thiệp trong giao tiếp,
quan tâm đến người khác (tránh thái độ lạnh lùng, kênh kiệu, cáu giận làm
giảm hoạt động của Hướng dẫn viên)
- Phải được rèn luyện thường xuyên: cách đi dáng đứng, động tác, và
kinh nghiệm việc tổ chức cũng như xữ lý tình huống. Ánh mắt nụ cười cần
thể hiện sự ấm áp chân thật, khơng xuồng xã, xa cách.
a.2) Đức tính cần có của hướng dẫn viên:
- Chính chắn và có tính kế hoạch.
- Chân thực, lịch sự và tế nhị.
- Dí dỏm, ân cần, hợp tác.
- Năng động: ca hát, kể chuyện, tổ chức trò chơi.
b) Yêu cầu về kiến thức thuyết minh.
b.1) Kiến thức chung (kiến thức nền)
- Kiến thức chung: (tổng quan về du lịch)
- Kiến thức Lịch sử: (lịch sử đại cương Việt Nam qua các thời kỳ, lịch
sử các vùng, lịch sử những trận đánh lớn)
22
- Kiến thức Địa lý: (Địa lý tự nhiên Việt Nam, Địa lý từng vùng, giải
thích các hiện tượng địa lý liên quan đến Du lịch, điểm đến)
- Kiến thức về cơ sở văn hóa: Ngồi dân tộc Kinh, cịn các văn hóa
các dân tộc và phân bố các dân tộc trong cả nước. Đặc biệt văn hóa các dân
tộc liên quan các tuyến điểm như: Chăm pa (tháp Chăm, thánh địa Mỹ Sơn)
Người Hoa (Văn hóa đền miếu của người Hoa) Văn hóa Khmer Nam Bộ
(chùa khmer, tín ngưỡng) văn hóa dân tộc Tây Ngun (M.nơng, Ê đê, Gia
rai, Ba na, Sê đăng, Jé Striêng) Văn hóa dân tộc Miền Bắc: Mường, Thái,
H’mông, Dao, Tày, Nùng …)
- Kiến thức về tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi Giáo, Cao
Đài, tục thờ Mẫu, Tứ Pháp …
- Kiến thức khác: kiến thức về tổ chức trị chơi, chương trình hoạt náo,
lửa trại, sinh hoạt cộng đồng, khiên vũ, Nhiếp ảnh, quay video…
b.2) Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ:
Khối lượng công việc công việc người Hướng dẫn viên Du lịch rất đa
dạng và phức tạp những kiến thức cơ bản chuyên mơn nghiệp vụ người
Hướng dẫn viên cần có:
- Kiến thức chun mơn nghiệp vụ: đón tiếp khách như thế nào, giới
thiệu, phát quà cho khách, đến nghệ thuật thuyết minh cho khách (trên xe,
điểm tham quan, mua sắm, các điểm tham quan đình chùa, điểm văn hóa,
dân tộc, bảo tàng…) Mỗi điểm tham quan trên hướng dẫn ngồi kiến thức
cịn phải biết phương pháp thuyết minh như thế nào.
- Kiến thức về các phương tiện vận chuyển: Kiến thức thủ tục xuất
nhập cảnh hàng không, thủ tục tại nhà ga, bến cảng. Ngồi ra hướng dẫn
viên cịn phải biết làm quen với nhiều loại phương tiện vận chuyển để giới
thiệu và tham gia với khách.
- Kiến thức về các dịch vụ phục vụ: là những kiến thức về các thủ tục
check-in check-out ở các khách sạn, thủ tục giới thiệu các tiện nghi trong
23
khách sạn và những hướng dẫn cần thiết trong quá trình khi khách lưu trú tại
khách sạn.
- Nắm vững qui trình cơng tác hướng dẫn: 5 bước: nhận hồ sơ đồn,
đón khách, đưa khách đi tham quan, tiễn khách, làm báo cáo và quyết tốn
đồn.
- Kiến thức khác: Hướng dẫn viên cịn có phải hiểu biết về pháp luật,
tình hình chính trị xã hội, an ninh trật tự điểm đến. Ngoài ra nắm thời tiết, tỉ
giá ngoại tệ, giá cả các mặt hàng dịch vụ, đặc sản từng địa phương…
c) Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp.
- Những kiến thức căn bản về giao tiếp: ứng xử lịch sự (ăn mặc, lời
nói giao tiếp lịch sự, thái độ trong ứng xữ giao tiếp với khách, kiến thức về
giao tiếp bằng điện thoại…). Ngoài việc ứng xử giao tiếp với khách du lịch,
hướng dẫn viên còn đến nhiều vùng miền nên phải có kiến thức ứng xữ các
vùng miền đó, từng vùng văn hóa và các nhóm dân tộc khác nhau…
- Hướng dẫn viên cịn có kỹ năng biết lắng nghe và phản hồi những
thông tin với khách du lịch.
d) Yêu cầu về kỹ năng lãnh đạo và tổ chức.
- Đây là kỹ năng rất cần thiết, người hướng dẫn luôn là người đưa ra
quyết định cuối cùng cho công tác hướng dẫn cũng như khả năng lãnh đạo
đoàn khách.
- Ngoài ra Người Hướng dẫn viên còn biết cách tổ chức cho chương
trình tham quan của cho khách một cách hợp lý, tổ chức sắp xếp khách sạn,
chỗ ở cho khách, tổ chức các buổi ăn uống cho khách, tổ chức các chương
trình trị chơi, game show cho khách...
1.3.2.2. u cầu trong việc đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch, đáp ứng
nhu cầu xã hội sau khi ra trường.
- Yêu cầu chương trình đào tạo và chương trình thực hành phải sát với
yêu cầu xã hội và yêu cầu của các công ty lữ hành.
24
- Yêu cầu giáo viên giảng dạy nghiệp vụ, tuyến điểm, giảng dạy thực
hành các Tour thực tập phải là những người từng là những hướng dẫn viên
chuyên nghiệp.
- Yêu cầu nâng thêm giờ thực tập và thực hành cho học sinh để các
em hoàn thành tốt nhất những kỹ năng của mình.
- Nên kết hợp với chương trình giảng dạy với một số doanh nghiệp lữ
hành, đặc biệt là trong vấn đề thực tập tại các công ty.
- Yêu cầu cơ sở thực hành trường phải được xây dựng mơ hình gần
với thực tế cơng ty lữ hành.
- u cầu Phòng Quản lý học viên tạo mối quan hệ tốt các công ty lữ
hành, để giới thiệu cho học viên làm việc sau khi tốt nghiệp.
1.3.2.3. Các tiêu chí đánh giá nghề hướng dẫn viên du lịch:
a) Tiêu chí đánh giá về mặt đạo đức nghề:
- Bảo đảm nội qui, giờ giấc, trang phục đúng qui định nhà trường.
- Đánh giá về mặt ngôn phong của nghề nghiệp.
- Đánh giá về mặt xây dựng thái độ làm việc chuyên nghiệp cho nghề
Hướng dẫn viên Du lịch (trang phục, ngôn ngữ lịch sự, thái độ làm việc tích
cực)
b) Tiêu chí đánh giá về mặt kiến thức thuyết minh:
- Bảo đảm hệ thống kiến thức chung: Cơ sở Văn Hóa Việt Nam, Kiến
thức về Lịch sử Việt Nam, Kiến thức về mặt Địa lý Việt Nam,
- Bảo đảm các kiến thức về nghề nghiệp Hướng dẫn viên: Kiến thức
về nghiệp vụ hướng dẫn, Kiến thức về các Tuyến Điểm du lịch ở Việt Nam
c) Tiêu chí đánh giá về mặt giao tiếp:
- Kỹ năng giao tiếp căn bản.
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự trong nghề Hướng dẫn (đối với Công ty,
với khách du lịch, khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan, lái xe...)
25