Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng (litopenaeua vannamei boone, 1931) nuôi thương phẩm tại công ty tnhh thông thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

----------

TRẦN ANH HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LẦN CHO ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) NI THƯƠNG PHẨM
TẠI CƠNG TY TNHH THƠNG THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

----------

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LẦN CHO ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) NUÔI THƯƠNG PHẨM
TẠI CƠNG TY TNHH THƠNG THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Sinh viên thực hiện:

Trần Anh Hiền

Lớp:

49K2 - NTTS

GV hướng dẫn:

ths. L£ MINH H¶i

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi ln nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa
Nông – Lâm – Ngư, những người đã trực tiếp dạy bảo tôi trong 4 năm học
vừa qua, đặc biệt thầy TS. Lê Minh Hải, người đã trực tiếp quan tâm hướng
dẫn tơi trong q trình hồn thiện luận văn. Ngồi ra tơi cịn nhận được sự
giúp đỡ của Công ty TNHH Thông Thuận, khu nuôi tôm của quản đốc Lê
Hoàng Thái, các chú, các bác, các anh, chi đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình thực tập. Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ
quý báu đó!
Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, ngày10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện:


Trần Anh Hiền

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)......................3
1.1.1. Hệ thống phân loại .............................................................................................3
1.1.2. Phân bố, tập tính sinh sống ................................................................................4
Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với ni TTCT................................4
1.1.3. Hình thái và cấu tạo............................................................................................5
Quan sát hình thái bên ngồi của tơm chân trắng gồm các phần: .............................5
1.1.4. Chu kỳ sống ........................................................................................................6
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng.........................................................................................7
1.1.6. Đặc điểm sinh sản...............................................................................................8
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng .........................................................................................9
1.2. Tình hình ni tơm chân trắng trên thế giới, Việt Nam ......................................9
1.2.1. Tình hình ni tơm trên thế giới........................................................................9
1.2.2. Tình hình ni Thẻ Chân Trắng ở Việt Nam ...................................................12
1.2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn cơng nghiệp trong ni tơm Thẻ
Chân Trắng....................................................................................................................16

1.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................16

ii


1.2.3.2. Tình hình sản xuất thức ăn cơng nghiệp phục vụ nuôi tôm thương phẩm tại
Việt Nam .......................................................................................................................17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .........................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................18
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................20
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................20
2.3.2. Sơ đồ khối nghiên cứu .......................................................................................21
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................22
2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ..................................................22
2.4.2. Kiểm tra tốc tăng trưởng ....................................................................................22
2.4.3. Phương pháp xác định tỉ lệ sống .......................................................................24
2.4.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn(Feed conversion rate) .............................................24
2.4.5. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................24
2.4.6. Phương pháp cho ăn ..........................................................................................24
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................24
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................25
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26
3.1. Biến động của các yếu tố môi trường..................................................................26
3.1.1. Diễn biến pH.......................................................................................................26
3.1.2. Oxy hoà tan (DO) ...............................................................................................27
3.1.3. Nhiệt độ ..............................................................................................................29
3.1.4. Sự biến động độ kiềm trong ao nuôi .................................................................30

3.2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đền tỉ lệ sống tôm thẻ chân trắng. .......................32
3.3. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tốc độ tăng trưởng(TĐTT) của tôm thẻ chân
trắng ...............................................................................................................................33

iii


3.3.1. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tăng trưởng về khối lượng tôm thẻ
chân trắng. ....................................................................................................................34
3.3.1.1. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tăng trưởng khối trung bình về khối
lượng tơm thẻ chân trắng..............................................................................................34
3.3.1.3. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng của tôm thẻ chân trắng( % / ngày) ....................................................................37
3.3.1.4.. So sánh mức độ phân đàn về khối lượng tôm ở các ao nuôi .......................38
3.3.2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tăng trưởng chiều dài tôm thẻ chân trắng39
3.3.2.1. Ảnh hưởng của số lần cho ăn chiều dài trung bình. ......................................39
3.3.2.2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài ...........40
3.3.3.3. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến chiều dài tương đối ................................42
3.4. Ảnh hưởng của số lần cho ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ..................43
3.5. Hạch toán kinh tế ...................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................45
Kết luận ........................................................................................................................45
Kiến nghị ......................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................46
PHỤ LỤC.....................................................................................................................a
2

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

DIỄN TẢ NGHĨA

1

DO

Hàm lượng oxy hồ tan (mg/l)

2

T0

Nhiệt độ

3

NTTS

Ni trồng thuỷ sản

4

NSBQ


Năng suất bình qn

5

SL

Sản lượng

6

TA

Thức ăn

7

cm

Centimet

8

CT1

Cơng thức 1

9

CT2


Cơng thức 2

10

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

11

TLS

Tỉ lệ sống

12

g

gam

13

TACN

Thức ăn công nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với nuôi TTCT................................4
Bảng 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Mỹ La Tinh...................................10
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng Việt Nam .....................14
Bảng 3.1. Biến động hàm lượng pH trong q trình thí nghiệm ..............................26
Bảng 3.2. Hàm lượng oxy hòa tan DO.......................................................................28
Bảng 3.3. Biến động của độ kiềm trong ao nuôi ........................................................31
Bảng 3.4. Tỷ lệ sống của Tôm thẻ chân trắng (%±SD) trong ao nuôi ....................32
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình(±SD) tơm thẻ chân trắng ......34
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân khối lượng theo ngày (TB±SD g/ngày)..........36
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối của tơm(TB±SD %/ngày) .....37
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng trung bình(±SD) về chiều dài tôm.............................39
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (TB±SD /cm/ngày) của tôm thẻ
chân trắng ......................................................................................................................40
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (TB±SD) của tôm thẻ chân
trắng ...............................................................................................................................42
Bảng 3.11. Hệ số chuyển đổi thưc ăn của 2CT .........................................................43
Bảng 3.12: Hạch toán kinh tế ở các nghiệm thức.......................................................44

2

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngồi của Tơm Thẻ Chân Trắng ................................................3
Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với ni TTCT................................4
Hình 1.2. Hình thái, cấu tạo tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)...............5
Hình 1.3. Vịng đời của tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei ) .....................7
Hình 1.4. Sản lượng tơm thẻ thế giới .........................................................................12
Hình 2.1. Sơ đồ hình khối nghiên cứu........................................................................21

Hình 3.1. Tỷ lệ sống của tơm thẻ chân trắng ở 2 cơng thức thí nghiệm ..................32
Hình 3.3. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tơm thẻ
chân trắng ......................................................................................................................36
Hình 3.4. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm ...............................38
Hình 3.5. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình của tơm ..............39
Hình 3.6. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài (TB±SD) của tơm
thẻ chân trắng (g /ngày) ................................................................................................41
Hình 3.7. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng tưởng chiều dài tương đối của tôm.................43

2

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mặc dù đã có từ khá lâu nhưng nghề nuôi giáp xác trên thế giới mới chỉ
phát triển trong vài thập niên trở lại đây. Tổng sản lượng giáp xác thế giới gia
tăng đều đặn từ 1970 và đạt 1,65 triệu tấn, trị giá 9,4 triệu USD vào năm 2000
(FAO, 2000). Sự gia tăng này là kết quả của việc mở rộng diện tích ni và
mức độ thâm canh. Hiện nay có ít nhất 46 lồi giáp xác có giá trị thương phẩm
đang được nuôi ở 170 quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dẫn đầu về sản
lượng nuôi bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam, Ấn Độ và
Ecuador.
Việt Nam, với lợi thế là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, diện tích mặt nước lớn…Vì thế mà tiềm năng để phát triển ngành ni
trồng thủy sản nói chung và giáp xác nói riêng là rất lớn. Hiện nay, Việt Nam
đứng thứ 4 thế giới về sản lượng thủy sản.
Để phục vụ tốt hơn cho nghề nuôi phát triển, hàng loạt các nghiên cứu
về thủy sản đã được tiến hành, như: Nghiên cứu về cơng trình ni (Pillay

1993), nghiên cứu về mơ hình ni giáp xác (Robestson, 2001; Fast và
Menasveta, 2002). Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo một số đối tượng
giáp xác (Braody, 1998; Huberman, 2000), nghiên cứu về bệnh học trên giáp
xác (Lightnes và Redman, 1998; Maroga, 2001), . . .
Các đối tượng giáp xác, đặc biệt là các đối tượng phân bố vùng lợ mặn
thường có giá trị dinh dương cao. Hàm lượng cao của các axit béo không no
trong các sản phẩm này từ lâu vẫn được xem là có lợi cho sức khỏe của và trí
lực của con người.
Trong 46 lồi giáp xác đang được nuôi trên thế giới, Tôm He là đối
tượng nuôi phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng cao cả về sản lượng lẫn giá trị.

1


Trong nhóm này đối tượng đang được ni phổ biến hiện nay là Tôm Thẻ
Chân Trắng (Litopenaeus vannamei )
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơng
nghệ mang tính hỗ trợ cao trong sản xuất giống nhân tạo, sản xuất thức ăn,
cơng trình và thiết bị ni, từ hình thức ni quảng canh nay được nâng lên
thành quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và thậm chí là siêu thâm
canh. Việc ni tơm với mật độ ngày càng cao ngày càng làm suy thối mơi
trường, cạn kiệt nguồin lợi. Một trong những ngun nhân gây ra là việc sử
dụng không hợp lý nguồn thức ăn trong q trình ni. Đó là tình trạng sử
dụng lãng phí nguồn thức ăn, lượng thức ăn do dư thừa sẽ gây ô nhiễm môi
trường nuôi, ảnh hưởng tới sức khỏe tơm ni, đồng thời gây lãng phí rất lớn
về tiền của. Vì vậy việc sử dụng hợp lý nguồn thức ăn là yếu tố góp phần
quyết định cho thành công của vụ nuôi. Và số lần cho ăn liên quan đến khả
năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của tôm nuôi, dẫn đến việc tăng năng suất
nuôi và hạn chế sản phẩm dư thừa gây ô nhiễm môi trường. Mà hiện nay các
nghiên cứu về số lần cho ăn ở công ty TNHH Thông Thuận chưa có.

Với những lý do như vậy, đồng thời cũng là một sinh viên sắp tốt
nghiệp nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của
số lần cho ăn đến sinh trưởng và phát triển của tôm Thẻ Chân Trắng
(Litopenaeus vannamei

Boone, 1931) nuôi thương phẩm tại

công ty

TNHH Thông Thuận”
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được số lần cho ăn hợp lý trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại
cơng ty TNHH Thơng Thuận từ đó làm cơ sở góp phần giúp người dân địa
phương lựa chọn số lần cho ăn thích hợp và hồn thiện quy trình ni tơm
Thẻ Chân Trắng.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
1.1.1. Hệ thống phân loại
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei( Boone, 1931)
Tên tiếng Việt : Tôm thẻ chân trắng
Ngành chân khớp:

Athropoda


Lớp giáp xác :

Crustacea

Bộ mười chân:

Decapoda

Phân bộ chân bơi:

Nantatia

Liên họ tôm he:

Penaeoidea

Họ tôm he :

Penacidae

Giống tôm he:
Lồi:

Penaeus

Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).

Hình 1.1. Hình thái ngồi của Tơm Thẻ Chân Trắng

3



1.1.2. Phân bố, tập tính sinh sống
Tơm thẻ chân trắng (TTCT) là lồi tơm biển, có nguồn gốc vùng biển
xích đạo Đơng Thái Bình Dương, từ Mexico đến Peru, nhiều nhất là ở
Ecuador. Là loại tơm q, có nhu cầu cao trên thị trường, không những phát
triển rộng rãi ở châu Mỹ mà còn phát triển ở Trung Quốc, Đài Loan,Malaysia,
Indonesia, Việt Nam…[7].
Ấu trùng và tơm con của lồi TTCT phân bố tập trung ở cửa sông, ven
bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thuỷ triều. Tơm trưởng
thành phân bố ngồi khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Ban ngày
tơm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn [4].
Bảng 1.1. Điều kiện mơi trường thích hợp đối với ni TTCT
Yếu tố mơi trường

Chỉ số thích hợp

Nền đáy

Đáy cát, cát bùn

Độ sâu

1-1,5m

Nhiệt độ

25-320C

Độ mặn


28-34‰

pH

7,7-8,3

Độ trong

30~40 cm

Độ kiềm

100~120 ppm

TTCT có sự thích nghi rất tốt đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường
sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn khơng chết. Các thử nghiệm cho thấy:
Thích nghi tốt với ngưỡng oxy thấp: Gói tơm con cỡ 2-7cm trong một
khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 270C), để sau 24 giờ vẫn sống 100%, sức
chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l. Tôm càng lớn sức chịu đựng
oxy thấp càng kém: Với cỡ 2 - 4cm là 2,0 mg/l, cỡ dưới 2cm là 1,05 mg/l [1].

4


Thích nghi tốt với thay đổi độ mặn: cỡ tơm 1- 6cm đang sống ở độ mặn
20‰ trong bể ương, khi chuyển vào các ao ni chúng có thể sống trong
phạm vi 5 - 50‰, thích hợp nhất là 10 - 40‰, khi dưới 5‰ hoặc trên 50‰
tôm bắt đầu chết dần, những con tơm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt hơn cỡ tơm
nhỏ hơn 2cm [11].

Thích nghi với nhiệt độ nước: Tơm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ
nước ổn định từ 25 - 320C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn.
Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào ao, bể có nhiệt độ 12 280C chúng vẫn sống 100%, dưới 90C thì tơm chết dần. Tăng dần lên 410C, cỡ
tôm dưới 4cm và trên 4cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết.
Ni trong phịng thí nghiệm rất ít thấy chúng ăn thịt lẫn nhau. Có thể ni
với mật độ rất dày nhưng tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau rất thấp [11].
1.1.3. Hình thái và cấu tạo
Cũng giống như một số lồi tơm he khác, cấu tạo của TTCT gồm các
bộ phận sau:

Hình 1.2. Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Quan sát hình thái bên ngồi của tơm chân trắng gồm các phần:

5


- Chủy: Là phần kéo dài tới bụng thường có 2 - 4 (đôi khi 5 – 6) răng
cưa ở phía bụng.
- Vỏ giáp: Có gai, gân và râu rất rõ, khơng có gai mắt và đi.
- Bụng: Có 6 đốt, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc khơng có,
gai đi khơng phân nhánh.
- Râu: Khơng có gai phụ, chiều dài râu ngắn hơn so với vỏ giáp.
- Anten: Là cơ quan khứu giác và thăng bằng của cơ thể.
- 3 cặp chân hàm: Giúp tôm ăn và bơi.
- 5 cặp chân ngực: Giúp tơm bị tìm và gắp thức ăn.
- 5 cặp chân bụng dùng để bơi.
- Telson có một cặp chân đi giúp tơm điều chỉnh hướng bơi va hỗ
trợ búng nhảy.
- Cơ quan sinh dục đực ngoài là petasma và cơ quan sinh dục cái
ngoài là thelycum (dạng hở).

Tôm thẻ chân trắng trưởng thành thường có màu trắng xám đậm hay
nhạt khác nhau và phần lưng thường điểm nhiều chấm đen.
Tơm có kích thước trung bình, tơm cái có kích thước lơn hơn tơm đực
khi trưởng thành.
1.1.4. Chu kỳ sống
Quá trình phát triển TTCT từ trứng đến giai đoạn Postlarvae trải qua 6
giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 ngày; 3 giai đoạn Zoea kéo dài khoảng 5 ngày
và 3 giai đoạn Mysis kéo dài khoảng 3 ngày. Trứng nở thành ấu trùng
Nauplius sau 14-15 giờ. Tuy nhiên thời gian biến đổi qua các giai đoạn ấu
trùng phụ thuộc vào nhiệt độ nước [15].

6


Biển khơi
Cửa sơng

Trưởng thành

Hình 1.3. Vịng đời của tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei )
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
TTCT là lồi tơm ăn tạp giống như các loại tơm he khác, thức ăn của
nó cũng cần các thành phần: protein, lipid, glucid, vitamin và muối khống…
Khả năng chuyển hóa thức ăn của TTCT rất cao, trong điều kiện ni lớn
bình thường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn ướt).
Thức ăn cho TTCT cần hàm lượng đạm 35-38% trong khi đó tơm sú cần 40%
protein [1],[4].
-Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trơi nổi, bắt mồi thụ động bằng
các đôi phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng
sử dụng trong thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema,

Cheatoceros...), luân trùng (Brachionus plicatilis), vật chất hữu cơ có nguồn
gốc động và thực vật (Microplankton và Microdetritus). Ngồi ra trong sản
xuất giống nhân tạo cịn sử dụng các loại thức ăn khác như ấu trùng Artemia,
thịt tôm, thịt cá, mực, lịng đỏ trứng gà, thức ăn cơng nghiệp...
-Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thuỷ vực tự nhiên tôm tiền trưởng
thành sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda,

7


Copepoda, Mysidacca), các loài nhuyễn thể (mollues) và giun nhiều tơ
(Polychaeta). Khi ương tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ
nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ
thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của tôm. Lượng đạm thô cần cho tôm
giống từ 30-35% và tôm thịt từ 25-30% [15].
-Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức
ăn như giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun
nhiều tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy... (Trần Minh Anh, 1989) [1].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Q trình sinh sản của tơm he chân trắng cũng giống như các lồi tơm
biển khác, gồm các giai đoạn: Giao vĩ, thành thục và đẻ trứng.
-Giao vĩ :
Đến giai đoạn trưởng thành, tôm thành thục sinh dục và tiến hành giao
vĩ. Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu
vàng nâu hoặc xanh nâu. Trong những ngày đẻ trứng tơm đực có nhiệm vụ
đưa các túi tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ.
-Đẻ trứng :
Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và
có liên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng. Sự phân cắt của trứng diễn ra
chủ yếu ở thời gian đẻ. Quá trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột

và bơi nhanh của con cái. Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút.
-Sức sinh sản :
Tôm mẹ thành thục lần đầu từ năm thứ hai trở đi. Trọng lượng 3040g/con. Số lượng trứng tuỳ thuộc kích cỡ tơm mẹ. Nếu tơm có khối lượng
30-35g/con lượng trứng sẽ là 100,000-250,000 hạt, trứng có đường kính
khoảng 0,22 mm. Mùa đẻ rộ vào tháng 4-5 ở Ecuador và tháng 12 đến tháng 4
ở Peru. Tôm đẻ nhiều nhất tới trên 10 lần/năm. Thường sau khi đẻ 3-4 lần liền
thì có một lần lột vỏ. Tinh con đực cũng được tái sinh nhiều lần [4].

8


1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng
TTCT nhỏ hơn tôm sú, nhưng nó phát triển nhanh hơn ở 60 ngày đầu,
90-100 ngày đạt 15-20g/con trong khi đó tơm sú trong 120 ngày đạt tới 3540g/con.
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tơm
mang tính giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối
lượng. Tơm muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và quá trình này
thường tùy thuộc vào dinh dưỡng, môi trường nước và cả giai đoạn phát triển
của cá thể. Tơm cịn nhỏ khi thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày, lớn
hơn cần 6 -7 ngày, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Ni 60 ngày có
thể đạt đến thương phẩm, nhưng người ta thường thu hoạch 100 - 120 ngày
đạt cỡ tơm trung bình 17g [17].
1.2. Tình hình ni tơm chân trắng trên thế giới, Việt Nam
1.2.1. Tình hình ni tơm trên thế giới
Lịch sử nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ lâu đời. Ban đầu, tơm ni
chủ yếu là các lồi tơm sẵn có tại địa phương. Đã có hơn 20 lồi tơm được
ni trên tồn thế giới ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Ở châu Á, tôm
sú (Panaeus monodon) chiếm ưu thế, trong khi đó TTCT Thái Bình Dương
chiếm ưu thế ở phương Tây. Tuy vậy, nghề nuôi tôm công nghiệp mới
bắt đầu phất triển từ những năm 30 của thế kỷ XX và thực sự phát triển vào

những thập niên 80 của thế kỷ XX.
Xuất xứ của TTCT là từ vùng Nam Mỹ chạy suốt từ Peru cho đến
Mexico. Vào những năm 1970, TTCT được đưa vào các vùng đảo Thái Bình
Dương, tới đầu năm 1980, TTCT được nuôi ở các vùng nước Mỹ và quanh
khu vực. Suốt thời gian dài 20 - 25 năm TTCT là loại tôm chủ lực nuôi trong
khu vực này. Việc phát triển nuôi TTCT được đánh dấu bằng việc sinh sản
nhân tạo thành công lần đầu tiên vào năm 1973 ở Florida. Từ nguồn

9


tơm bố mẹ khai thác ngồi tự nhiên ở Panama đã dẫn tới q trình phát
triển nhanh chóng nghề ni lồi tơm này ở Trung, Nam Mỹ và Hawaii từ
năm 1976 [3].
Trên thế giới, sản lượng TTCT lúc đầu đứng hàng thứ hai sau tôm sú
nhưng ở châu Mỹ, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn
(1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm
1999. Ecuador coi nuôi TTCT là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi
chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn.
Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản
lượng giảm cịn 1/3, sau 2 - 3 năm khơi phục lại đạt 120.000 tấn (1998),
130.000 tấn (1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).
Bảng 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Mỹ La Tinh
Quốc gia
Năm

2007

2008


2009

2010

2011

(tấn/năm) (tấn/năm) (tấn/năm) (tấn/năm) (tấn/năm)

Ecuador

164000

180000

140000

145000

148000

Mexico

117000

120000

130000

91500


120000

Brazil

63000

68000

68000

72000

82000

Venezuela

18000

16000

18000

20000

15000

(Nguồn:The Global Magazined for Farmed Seafood)
Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có
tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ
nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tơm chân trắng được di giống

sang Hawai . Từ đây TCT lan sang châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông
Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Trung Quốc, Philippin,
Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... với hy vọng đa dạng hóa các sản

10


phẩm tơm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm
sú hiện nay [3].
Tôm chân trắng được nhập khẩu vào châu Á vì người ta nhận thấy một
số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ
tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh. Việc khoanh vùng ni tơm
chân trắng khép kín và sự phát triển của các dịng giống TCT chọn lọc và
thuần hóa đã đưa TCT trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành ni tơm
thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi tồn cầu, tôm chân trắng đang chiếm tới 2/3
tổng sản lượng tôm ni tồn thế giới.
Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tơm sú chỉ duy trì ở một sản
lượng nhất định, thì tơm TCT vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8
triệu tấn (năm 2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng TCT là do các
nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa
học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan
trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ
cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%.
Cịn tại Philippines, Bộ Nơng nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm
nhập khẩu và nuôi TCT sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi
tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa mơi trường, góp phần đa dạng
sinh học.
Tơm chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba lồi tơm he
ni có nhiều ưu điểm, có thể ni theo nhiều hình thức như bán thâm canh,
thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ.


11


Sản lượng

Sản lượng (tấn)

320
310
300
290

Sản lượng

280
270
260
250
2007

2008

2009

2010

2011

Năm


(Nguồn:The Global Magazined for Farmed Seafood)
Hình 1.4. Sản lượng tôm thẻ thế giới
Năm 2011 giá tôm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng
thần. Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-1 đăng bài viết nhận định rằng
ngành nuôi tôm của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế
giới, bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua. Nhiều trại ươm
giống và nuôi ấu trùng tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hoàn toàn.[3].
Theo dự đốn của ơng Somsak, giá tơm xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10%,
trong khi một chuyên gia khác về tôm cũng cho rằng mức tăng này
có thể là 15%.
Giá tơm tăng sẽ tác động mạnh nhất tới thị trường Mỹ, nơi trung bình
mỗi người dân trong năm 2003 tiêu thụ tới 2 kg tôm và cua, trong khi ngành
tôm nội địa của Mỹ đang bị suy yếu nghiêm trọng với lượng cung cấp mỗi
năm vào khoảng 100.000 tấn, chỉ đáp ứng chưa đầy 15% nhu cầu của thị
trường.
1.2.2. Tình hình nuôi Thẻ Chân Trắng ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam
Á du nhập giống tôm thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển ni lồi
này chậm so với nhiều nước trong khu vực. Từ năm 1996 - 1997, một việt

12


kiều Mỹ là ông Trần Kia đã lập dự án xin nhập giống thẻ chân trắng về nuôi
tại Bạc Liêu, nhưng mãi đến năm 2001 - 2002 Bộ Thủy sản mới cho 3
doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là cơng ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công
ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) được nhập con
giống SPF để nuôi thử nghiệm.
Từ năm 2002, do bị thiệt hại trong ni tơm sú, nhiều địa phương ở

phía Bắc và miền Trung đã chuyển sang nuôi TTCT và thu được kết quả tốt.
Nhưng phải đến đầu năm 2008, với Chỉ thị số 228 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT ngày 25/1/2008, đối tượng này mới được phép đưa vào nuôi
ở các tỉnh phía Nam trong các vùng quy hoạch và theo những điều kiện
nhất định.
Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, từ cuối năm
2000, tỉnh Ninh Thuận thành cơng với mơ hình ni tơm trên cát. Với vài ha
lúc đầu, chỉ sau 2 năm, diện tích nuôi tôm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về
diện tích ni. Từ sự thành cơng của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên
hải miền Trung đều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên
cát. Trong đó nổi lên là dự án đầu tư hơn 2.200 ha để nuôi tôm trên cát của
công ty Việt Mỹ tại Quảng Trị và dự án 2.000 ha ni tơm trên cát tại Lệ
Thủy (Quảng Bình).
Cũng trong thời gian đó, Bộ Thủy Sản đã khuyến cáo người dân khơng
nên phát triển rộng diện tích TTCT vì lo sợ sự phát triển thiếu bền vững, phần
khác do nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chưa quan tâm đến
mặt hàng này.
Từ năm 2006, Bộ Thủy Sản (trước đây) đã cho phép nuôi TTCT bổ
sung tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm
ni đối tượng này ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL vì lo khơng kiểm
sốt được dịch bệnh, để lây lan sang các đối tượng nuôi khác.

13


Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng ni tơm thẻ chân trắng Việt Nam
Năm

2000


2007

2008

2009

2010

Diện tích(ha)

1710

4000

8000

14500

25300

Sản lượng (tấn)

10000

30000

50000

89500


135000

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều biến động,
xu thế tiêu dùng các nước chuyển sang tiêu thụ TTCT của Thái Lan, Trung
Quốc, sản phẩm tôm thẻ chân trắng nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh
trên thị trường thế giới. Ở trong nước diện tích ni tơm thẻ chân trắng bị
nhiễm bệnh ngày càng nhiều, hiệu quả sản xuất thấp.
Do vậy, ngày 25/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số
228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi TTCT tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng
hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, giảm bớt áp lực cạnh tranh, đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ một số mơ
hình ni thành cơng, hiện TTCT đang ngày càng được các hộ nuôi thủy sản
quan tâm và phát triển.
Ở Việt Nam, tôm giống bố mẹ CPF-Turbo đã được nhập từ Charoen
Pokphand Foods (CPF) để sản xuất ở các trại giống C.P ở Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bình Định, Nghệ An và Bến Tre từ tháng 8/2008. Các kết quả thu
nhận được từ trại nuôi tôm thương phẩm ở Ninh Lộc (Ninh Hịa, Khánh Hịa)
cho đợt thả ni TTCT CPF-Turbo đầu tiên tại Việt Nam trên 3 ao ni cho
phép khẳng định được ở Việt Nam đã có thể ni TTCT đạt kích cỡ 40
con/kg trong thời gian chưa đến 4 tháng và giống TTCT CPF-Turbo rất thích
nghi với điều kiện nuôi ở Việt Nam [20].
Mặc dù mới được phép nuôi trên địa bàn cả nước 3 năm, sản phẩm
TTCT đã đóng góp ngày càng quan trọng cho XK thủy sản Việt Nam. Giá

14


trị XK của riêng TTCT năm 2010 đã đạt 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so
với năm 2009, bằng 20% giá trị XK tơm nói chung và bằng 8% tổng giá
trị XK tất cả các sản phẩm thủy sản trong năm. Thị phần của một lồi

như vậy là khơng hề nhỏ. Ở đây chưa nói đến một sản lượng đáng kể TTCT
tiêu thụ nội địa và XK tiểu ngạch. Sự tăng trưởng liên tục cả diện tích ni,
sản lượng và giá trị XK chứng tỏ TTCT đã có chỗ đứng vững chắc trong cơ
cấu giống thủy sản nuôi ở Việt Nam [15].
Trên những thuận lợi đó thì hiện nay ni TTCT đang gặp khó khăn
nữa đó là tình hình dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi. Tôm nuôi ở nhiều nơi bị
chết hàng loạt. Tình hình dịch bệnh của tơm thẻ: một số vùng ni TTCT như
Ninh Hịa và Cam Ranh ( tỉnh Khánh Hịa) với tổng số diện tích lên đến 170
ha. Bệnh đốm trắng, đỏ thân cũng rải rác xuất hiện ở một số vùng nuôi tại các
tỉnh và làm thiệt hại ở một số vùng như: Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) 3ha;
Thăng Bình 1, Duy Xuyên, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) 14 ha; Đức Phổ, Mộ
Đức (tỉnh Quảng Ngãi) 15 ha. Phù Mỹ, Hoài Nhơn ( tỉnh Bình Định) 7 ha;
Tuy An, Đơng Hịa (tỉnh Phú n) 336 ha; Ninh Phước, Thuận Nam ( tỉnh
Ninh Thuận) 29,4 ha [14].
Ngồi ra một số vùng ni tơm thẻ bắt đầu xuất hiện dịch bênh do môi
trường, theo thống kê cho thây ở các vùng nuôi Phù Cát, Phù Mỹ (tỉnh Bình
Định) đã có 20 ha diện tích TTCT bị bệnh do môi trường tại Bến Tre dịch
bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng gây thiệt hại 208 ha thâm
canh và bán thâm canh; xảy ra nhiều nhất ở huyện Bình Đại: 174 ha, tơm chết
tập trung từ 20 - 65 ngày tuổi [14]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình
dịch bệnh như hiện nay. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến là người
nuôi không chủ động được nguồn nước “chuẩn” để nuôi TTCT. Khi ao nuôi
bị bệnh người nuôi xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý, khi cấp nước
lại lấy nguồn nước nơi đã thải ra. Chính điều này đã làm cho dịch bệnh lây lan
ra diện rộng làm thiệt hại lớn cho người nuôi [14].

15


1.2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn cơng nghiệp trong ni

tơm Thẻ Chân Trắng
1.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, việc nghiên cứu và sản xuất
các loại thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi tôm thương phẩm ngày càng
nhận được nhiều sự quan tâm của tác giả trong và ngoài nước. Năm 1985,
Shigueno đã chỉ ra yêu cầu phát triển thức ăn dùng cho nuôi Tôm Thẻ trong
điều kiện nuôi thâm canh. Michae.BN (1987) qua tổng hợp nhiều kết quả
nghiên cứu khác nhau đã đưa ra các công thức khẩu phần dinh dưỡng và thức
ăn tôm. Nhiều nghiên cứu sau đó đã đưa ra các nguyên tắc thiết lập khẩu phần
thức ăn và các xu hướng tăng của thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi tôm nói
chung và Tơm Thẻ nói riêng [9]
Việc sử dụng và sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam
mới chỉ xuất hiện trong vài chục năm trở lại đây. Trước năm 1998, việc sử
dụng thức ăn công nghiệp chỉ giới hạn trong một số vùng nuôi bán thâm canh
khu vực phía nam, thức ăn phụ thuộc hồn tồn vào nguồn nhập khẩu. Bắt
đầu từ năm 1998, với việc ra đời của công ty Cargill (Mỹ) đánh dấu việc ra
đời ngành sản xuất thức ăn coong nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam. Đến thời
điểm 2006, cả nước có khoảng 15 cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm, trong đó
chủ yếu là các cơng ty đa quốc gia (10 cơ sở), số cơ sở sản xuất của Việt Nam
chiếm số lượng nhỏ (5 cơ sở).
Hiện nay, ngành nuôi tôm đang có mức tăng trưởng nhanh. Do đú nhu
cầu về thức ăn cho tôm cũng càng cao.
Ở Việt Nam, hiện nay đã xuất hiện một số tài liệu đề cập đến dinh
dưỡng và thức ăn ni tơm nói chung và Tơm thẻ nói riêng [15], [17]. Một số
kết quả nghiên cứu đã đưa ra các yêu cầu và công thức thành lập khẩu phần
thức ăn nuôi Tôm Thẻ thương phẩm phù hợp với điều kiện Việt Nam [16].

16



×