Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả phát triển đàn gia súc và quản lý dịch bệnh gia súc người dân huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA SÚC VÀ
QUẢN LÝ DỊCH BỆNH GIA SÚC CÓ SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

KỸ SƯ NGÀNH: KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện: Và Bá Rê
Lớp: 49K KN&PTNT
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Xuân Minh

VINH, 05/2012

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

iii


Để có nền sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện, mạnh mẽ và vững chắc
thì chăn ni phải phát triển cân đối với trồng trọt. Nhiệm vụ của chăn nuôi là phải
đảm bảo những nhu cầu trước mắt ngày càng lớn như cung cấp sức kéo và phân
chuồng phục vụ thâm canh, tăng mùa vụ và cải tạo đất đai, cung cấp thực phẩm
(thịt, trứng, sữa, . . .) cho đời sống nhân dân, cung cấp sản phẩm chăn nuôi cho
công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời phải tạo cơ sở thuận lợi để xây dựng nền sản
xuất nông nghiệp xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại sau này. Vì vậy, muốn phát


triển đàn gia súc bền vững thì trước hết chúng ta cần thực hiện tốt việc quản lý
dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh gia súc trong nước cũng như trên thế giới
diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức khỏe con người. Để
chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan cần
xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc một cách có hệ thống.
Chủ động phịng chống dịch bệnh đàn gia súc và phát triển đàn gia súc góp
phần ổn định sản xuất, tạo thu nhập cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng
và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền
chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cạnh ngành cịn đối mặt
với bộn bề gian khó, sẽ thật khó để tìm được gam màu sáng trong bức tranh chăn
ni ở Việt Nam. Bóng đen của dịch tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng,
hạn chế trong sản xuất, kinh doanh như chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán kỹ thuật lạc hậu,
môi trường ô nhiễn, . . . không chỉ khiến các cấp quả lý đau đầu mà người nuôi
cũng lao đao.
Những năm gần đây việc phòng chống dịch bệnh gia súc ngày càng được
Đảng, nhà nước và các cấp, ban ngành quan tâm. Các trang trại chăn nuôi lớn tập
trung và chăn nuôi các hộ gia đình có thể sẽ đạt hiệu quả hơn nếu có sự lý quản
đồng bộ, cùng tham gia của nhân dân vào việc quản lý dịch bệnh và phát triển đàn
gia súc.
Kỳ Sơn là huyện miền núi vùng cao là một trong những huyện khó khăn
nhất của cả nước. Tổng diện tích đất tồn huyện 209.334,84 ha và chủ yếu đất đai

iii


đồi núi với độ dốc bình quân 30o trở lên, đất bằng ruộng nước chỉ có 759,90 ha
chiếm 0,36% diện tích đất tự nhiên. Tập quán sản xuất của người dân nói chung và
chăn ni nói riêng phần đa cịn phó mặt cho tự nhiên, mặc dù trong những năm

qua với lồng ghép các chương trình dự án, huyện đã tổ chức hàng trăm lớp tập
huấn, xây dựng mơ hình, tổ chức mạng lưới nhằm thay đổi tập quán chăn nuôi của
người dân, những sự thay đổi thả rông trâu, bò và ý thức tiêm phòng cho gia súc
của người dân còn nhiều hạn chế.
Đại gia súc, cụ thể là trâu, bị chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của
đồng bào các dân tộc Thái, Hmông, Khơ Mú 3 nhóm dân tộc chiếm trên 95% tổng
dân số huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Với mức độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ
khoảng 9% mỗi năm cho giai đoạn 2005 - 2010, chăn nuôi đã dần chiếm tỷ lệ
quan trọng trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp. Chương trình phát triển kinh tế
xã hội tới năm 2015 của huyện Kỳ Sơn cho thấy mức độ ưu tiên trong chủ trương
phát triển đàn gia súc của lãnh đạo huyện, cụ thể là mong muốn tăng tổng đàn từ
38.000 con vào thời điểm 2010 lên 65.000 con vào cuối năm 2015. Theo số liệu
thống kê của Phịng nơng nghiệp, tổng đàn gia súc (trâu, bị) tồn huyện đã đạt
41.000 con và tốc độ tăng trưởng đàn đạt mức trung bình khoảng 8% một năm.
Trong 6 năm từ 2005 - 2011 tổng đàn gia súc tăng 11.600 con (chủ yếu là
bò) với mức tăng trưởng gần 39,5%, riêng bò tăng 43,37%. Mặc dù việc quản lý
dịch bệnh gia súc đã có nhiều tiến bộ, thể hiện bằng tỷ lệ gia súc chết dịch đã giảm
75% trong 6 năm qua nhưng số lượng gia súc chết hàng năm vẫn lên tới hàng trăm
con, tổng gia súc chết năm 2005 - 2009 là trên 6.000 con, thêm vào đó diễn biến
dịch bệnh gia súc những năm gần đây xảy ra rộng khắp và diễn biến khó lường, đi
kèm với cơng tác quản lý dịch bệnh vẫn cịn tồn đọng nhiều vẫn đề chưa có giải
pháp khắc phục sẽ là khó khăn chính cản trợ huyện Kỳ Sơn đạt mục tiêu tăng
trưởng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả phát triển đàn gia súc và quản lý dịch bệnh gia súc người dân huyện
Kỳ Sơn - Nghệ An” nhằm tìm ra nguyên nhân tồn tại và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý dịch bệnh và phát triển đàn gia súc tại huyện Kỳ Sơn nói
riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu


iii


2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tính phù hợp, hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch
bệnh của đàn gia súc trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường nhằm đề
xuất các giải pháp thiết thực góp phần nâng hiệu quảphát triển chăn nuôi.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tạo sự hiểu biết sâu sắc về phát triển đàn gia súc và quản lý dịch bệnh cho
người dân địa bàn nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển gia súc tại địa bàn nghiên cứu
Đánh giá được vai trò của người dân trong quản lý dịch bệnh và phát triển
đàn gia súc tại địa bàn nghiên cứu
Đánh giá được mức độ mà người dân đã thực hiện quản lý dịch bệnh so với
thực tế và so sánh phát triển chăn nuôi hiện tại so với lợi thế phát triển chăn nuôi
của vùng
Xác định các yếu tố đóng góp của người dân địa phương tới việc quản lý
dịch bệnh và phát triển đàn gia súc
Kiến nghị một số giải pháp thiết thực nhằm gó phần nâng cao vai trò của
người dân trong tham gia quan lý dịch bệnh và phát triển đàn gia súc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học, lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi gia
súc và quản lý dịch bệnh gia súc cho người dân địa phương.
Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch bệnh đàn
gia súc huyện Kỳ Sơn – Nghệ An.
Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, kết luận và đề xuất đưa ra một số
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch
bệnh đàn gia súc cho người dân.

iii



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế và phát triển nông nghiệp
Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển, mỗi khái niệm
phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt
là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người
(World Bank, 1992). [37]
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành cơng nghiệp tạo ra, sự đơ
thị hố, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra
các thay đổi trên. [39]
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho
rằng đó là phạm trù triết học và phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất, đó là
việc làm ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vật hiện tượng, làm phong phú
về chủng loại cũng như thay dổi chất lượng tùy vào người sử dụng. Và mục tiêu
chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội
và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). [13]
Có thể hiểu phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân
bằng sự gia tăng về sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Phát triển kinh tế
được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một
cách chặt chẽ quá trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của

iii


nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó
là tăng hiệu quả kinh tế.
Phát triển nông nghiệp bền vững là vẫn đề trung tâm của nhiều nước trên thế giới
và nhất là các nước đang phát triển. để tiếp cận đúng đắn với sự phát triển bền
vững nông nghiệp cần thiết phải nhận thức và phát triển, tăng trưởng và phát triển
1.1.2. Các nghiên cứu phát triển gia súc và dịch bệnh gia súc
1.1.2.1. Phát triển chăn nuôi gia súc
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vũ được thuần
hóa và ni vì mục đích sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao
động. việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp
(Nguyễn Minh Đức - 1997) [7]
Chăn ni trâu, bị ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo
cho nơng nghiệp và lâm nghiệp. Từ khi có nghị quyết 357-CP của hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) cho phép các thành phần kinh tế được tự do chăn nuôi
không hạn chế về quy mô và số lượng, được tự do lưu thông, mở rộng chợ và giết
thịt, đàn bò phát triển với tốc độ khá nhanh và nhanh hơn so với đàn trâu không chỉ
ở miền trung, miền núi mà cả vùng đồng bằng. Để chăn ni có hiệu quả kinh tế
cao, người chăn ni phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và một số vẫn
đề khác, trong đó 3 yếu tố: Giống, thức ăn và kỹ thuật ni dưỡng chiếm vị trí
quan trọng hang đầu. [20]
Phát triển đàn gia súc là phải làm tăng số lượng trâu, bị, ngựa, lợn, dê lên
khơng chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng để tạo thu nhập người dân, ổn định
sản xuất, đảm bảo an ninh lượng thực tại địa phương, đảm bảo an ninh quốc gia
Chăn nuôi gia súc là mũi nhọn để xáo đói giảm nghèo nên cần được đặt dưới

sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của các cấp chính quyền, các hoạt động cần được triển
khai với trách nhiệm cao của cơ quan thú y, sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả của
các ban ngành chun mơn, các chương trình dự án, các đoàn thể nhân dân, đồng
thời phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu quy hoạch chăn nuôi, lập
kế hoạch phát triển, đến tổ chức thực hiện, giám sát và tự đánh giá hiệu quả chăn
nuôi.

iii


Các hệ thống chăn nuôi: Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại 3 hệ thống chăn
ni khác nhau. Đó là (1) hệ thống chăn thả đồng cỏ: Đây là hệ thống chăn thả vẫn
tồn tại ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, song đặc biệt phổ ở các vùng khô hạn,
nơi mà sản xuất trồng trọt gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, ở Nam Á,
Trung Á, Châu Phi và phần của Châu Âu; (2) Hệ thống nuôi trang trại hỗn hợp:
Đây là hệ thống mà chăn nuôi được kết hợp với trồng trọt trọng một nông trại, hệ
thống chăn nuôi – trồng trọt này hiện đang đón vai trị quan trọng nhất trong việc
cung cấp thực phẩm cho toàn thế giới và (3) Hệ thống chăn nuôi công nghiệp: Đây
là hệ thống chăn nuôi tập trung, đòi hỏi đầu tư vốn cao, hệ thống chăn nuôi này
thường không kết hợp với trồng trọt để sản xuất thức ăn riêng cho mình, mà nguồn
thức ăn thường được nhập vào từ các vùng, các nơi khac, thậm chí từ các từ các
nước khác. [17]
Phát triển đàn gia súc phải đi đôi với việc đẩy mạnh chăn nuôi, tăng cường
việc bảo vệ đàn gia súc để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân
Người dân phải được ra quyết định phòng chống, quản lý dịch và phát triển
đàn gia súc
1.1.2.2. Một số dịch bệnh
Trong chăn nuôi, dịch bệnh luôn là mối đe dọa lớn nhất. Hệ thống thú y bao
gồm các dịch vụ phòng, chữa bệnh gia súc từ cấp cơ sở đến cấp huyện, tỉnh và
trung ương, đóng vai trị quan trọng đối với các hệ thống chăn ni. Trong thực tế

nếu khơng có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở chăn nuôi với nhau giữa họ với hệ
thống thú y, thì khả năng bùng phát và lây lan bệnh là rất dễ xảy ra (Trần Danh
Thìn - 2008) [17]
Dịch bệnh là vật cản của q trình phát triển chăn ni đại gia súc, dịch bệnh
làm tổn thất tài sản của người dân và làm giảm hiệu quả các chương trình hỗ trợ.
Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dịch hiệu quả vì thế cần được xem là điều
kiện bước đầu cho việc xết duyệt phân bổ các nguồn lực hỗ trợ, các khoản vay,
nhằm đảm bảo sử dụng an toàn, hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ củ nhà nước, các
chương trình dự án và an toàn cho tài sản của người dân
Một số dịch bệnh thường gặp và ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi:
Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis bovium), bệnh lở mồm long móng (Aphtae

iii


epizooticae), bệnh lao (Tuberculosis), … dịch là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây
lan nhanh, rộng của nhiều lồi thú ni, nhất là trâu, bò, lợn. Dịch bệnh gây tổn
thấp lớn về kinh tế, làm trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Vai trị phát triển đàn gia súc
Khơng chỉ với ngành chăn nuôi mà đối với bất kỳ ngành nào cũng thế muốn
phát triển cần có các nguồn đầu tư như: vốn, con người, cơ sở vật chất, . . ., nói
chung cần có các nguồn lực đẻ phát triển. Chính vì thế trong phát triển chăn ni
con người đóng vai trị quan trọng
Phát triển chăn ni phải chỉ đạo, theo dõi thường xuyên và toàn diện, chú ý
đúng mức đến chăn nuôi, hiện nay nhất là giống vật nuôi, thức ăn, chăm sóc thú y,
vật tư, trang bị cơng cụ, ... cán bộ cho ngành chăn nuôi chưa được đào tạo đúng
mức. Nên sự cùng tham gia của người dân địa phương đóng vai trị quan trọng cho
phát triển chăn ni nói chung và phát triển đàn gia súc nói riêng
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an tồn thực phẩm là vấn đề sống còn của
nhân loại. Ngày nay nơng nghiệp có vai trị quan trọng cung cấp lương thực và các

loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn ni khơng chỉ có
vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành
tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất.
1.1.4. Các chính sách khuyến khích người dân tham gia phát triển đàn gia súc
và quản lý dịch bệnh
Để có tổ chức phát triển đàn gia súc và quản lý dịch bệnh có hiệu quả, bền
vững cần phải có một mơi trường pháp lý thuận lợi, quy định rõ trách nhiệm của
các cơ quan liên quan, đem lại lợi ích cho người chăn ni, khuyến khích nâng
cao năng lực quản lý.
Khuyến khích người dân phát triển chăn ni trâu, bị theo phương thức
trang trại, thâm canh kết hợp nuôi nhốt , bán chăn thả và chăn nuôi hộ gia đình
Khuyến khích người dân phát triển trồng cỏ và các nguồn phụ phẩm nông
nghiệp để làm thức ăn chăn ni
Khuyến khích người dân tự kiểm dịch, giám sát, vận chuyển bn bán trâu,
bị giữa các vùng. Tạo điều kiện thuận lợi người dân trong công tác tự mua thuốc
và tiêm phòng dịch bệnh.

iii


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch bệnh gia súc trên
thới giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2009 số
lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu
con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê
591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và
tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của
thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1%/năm. [35]
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ,

Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước
có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số
lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Năm thứ 9 của thế kỷ 21, đại dịch cúm A/H1N1 đã làm hơn 10.000 người tử
vong. Trước đó, lồi người phải đối mặt với ít nhất 3 dịch bệnh lớn: lở mồm long
móng, SARS và cúm H5N1.
+ Năm 2001: “Dịch lở mồm long móng” được thế giới liệt vào một trong 10
sự kiện hàng đầu của năm khi nó lan rộng và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và xã
hội. Tại khu vực liên minh châu Âu, dịch bệnh bùng phát ở Anh, Pháp và Hà Lan,
trong đó lớn nhất là tại Anh với hơn 6 triệu gia súc bị tiêu hủy và thiệt hại về kinh
tế là hơn 6,7 tỉ USD. Dịch sau đó xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản và đến năm 2003
lan đến Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động
vật móng guốc nhẵn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp bệnh này đứng đầu các
bệnh truyền nhiễm của động vật.
+ Năm 2003: “Dịch viêm đường hô hấp cấp” bùng phát ở châu Á và lây lan
ra nhiều khu vực khác, tác động xấu đến kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành du lịch.
Việt Nam là nước đầu tiên khống chế thành công bệnh dịch, được WHO và dư luận
quốc tế ca ngợi. Tháng 3/2004, dịch viêm đường hô hấp xuất hiện và lan rộng ở
Trung Quốc, làm gần 200 người tử vong. Từ đó, dịch viêm đường hơ hấp bắt đầu
lây truyền qua các nước khác trên thế giới, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ

iii


tử vong do viêm đường hô hấp là 10%. Từ mùa thu năm 2002 đến mùa xuân năm
2003, số người mắc bệnh là 8.000 và lượng tử vong là 774.
+ Năm 2004: Dịch cúm gia cầm (cúm H5N1) gây thiệt hại nghiêm trọng ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2009, đã
có 258 người tử vong trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.

Điều đáng lo ngại là khả năng virus H5N1 có thể biến đổi, tạo nguy cơ lây từ người
sang người sau khi 7 người thuộc một gia đình ở Indonesia bị nhiễm virus và 6
người trong số đó đã tử vong. Đến năm 2005, dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh và
lan rộng khắp các châu lục.
Năm 2009: Cúm A/H1N1, ban đầu có tên là “cúm heo”, được phát hiện đầu
tiên ở Mexico vào tháng 4 rồi nhanh chóng lây lan mạnh khiến chỉ 2 tháng sau đó
và là lần đầu tiên trong 41 năm qua, WHO phải tuyên bố về một đại dịch trên quy
mơ tồn cầu.
Tính đến nay, dịch bệnh này xuất hiện tại 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới với khoảng 504.000 người nhiễm virus cúm A/H1N1. Trong số này, ít nhất
10.192 người đã tử vong. [35]
Ở Thái Lan ngành chăn nuôi đã trở thành chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm, có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu quán triệt nguyên
tắc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất bền vững. Hiệu quả và
hiệu lực quản lý chăn nuôi, thú y và ATVSTP của Thái Lan khá tốt, có thể được
khái quát do có: pháp chế phù hợp, tổ chức thống nhất, kinh phí (nguồn lực) đủ,
trách nhiệm rõ ràng và hành động quyết liệt. [38]
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình
thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao ii)
Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
1.2.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch bệnh gia súc ở
Việt Nam
Nước ta là một nước nơng nghiệp đang phát triển thoe hướng cơng nghiệp
hóa, hiên đại hóa. Phát triển nền nơng nghiệp bền vững đã và đang trở thành
phương châm trong chiến lược phát triển của toàn quốc gia.

iii



Xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng và để từng bước xây dựng ngành chăn nuôi
phát triển vào năm 1967 hội đồng chính phủ đã ban hành "Nghị quyết số 62-CP về
phát triển chăn ni gia súc".
Vai trị chăn ni:
+ Cung cấp thực phẩm: Con người có thể sống, tồn tại và phát triển thì phải
có các chất dinh dưỡng, trong đó chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng nhất là
protein, chăn nuôi cung cấp cho con người nguồn protein động vật (thịt, trứng,
sữa), có giá trị dinh dưỡng cao cân đối các axit amin.
+ Cung cấp sức kéo và chun chở (trâu, bị, ngựa): Trong trào lưu cơng
nghiệp hóa tiến nhanh trong các nước cơng nghiệp phát triển thì đã có hiện tượng
lãng qn sức kéo cuả gia súc, nhưng hiện nay ở nước ta sức kéo của trâu, bò vẫn
được coi trọng. Theo thống kê của cục khuyến nơng và phát triển nơng thơn (1995)
thì có đến 45% trâu bị được sử dụng vào mục đích cày kéo.
+ Cung cấp phân bón: Chăn ni cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho
ngành trồng trọt, nguồn phân này giúp đất hồi phục chất mùn và dinh dưỡng góp
phần cải tạo đất tăng năng suất cây trồng. Lượng phân thải ở trâu, bị nếu tính theo
trọng lượng cơ thể thì lượng phân thải ra hàng ngày khoảng 5,17% trọng lượng
sống.
+ Nâng cao thu nhập: Ngành chăn nuôi chiếm khoảng 20-30% trong tổng
thu nhập của ngành nông nghiệp. trong kinh tế hộ gia đình thì nguồn thu nhập của
ngành chăn ni lên tới 50-60%. Ở Việt Nam thì hầu hết các hộ nơng dân đều chăn
ni và nó mang lại cho người dân một khoản thu nhập đáng kể. Chăn nuôi trước
đây chỉ được xem là phần phục lục cịn ngày nay nó đã trở thành một ngành sản
xuất hàng hóa , nó mang lại nguồn thu nhập lớn từ xuất khẩu hàng hóa thịt, sữa,
long, da, ...
Trồng trọt đã đạt tầm thế giới, xuất khẩu thủy sản đạt hàng tỷ USD/năm.
Nhưng chăn ni thì vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ. Từ trước đến nay, chăn
nuôi luôn có vai trị quan trọng đối với nền nơng nghiệp nước ta, giá trị chăn nuôi
chiếm tỷ trọng khá, trên 27% cơ cấu của toàn ngành và tăng trưởng mỗi năm (giai
đoạn 2001 - 2009) đạt 7-8% . Theo tổng cục thống kê, năm 2010 tổng số đầu lợn

đạt 27,3 triệu con, số lượng gia cầm hơn 300 triệu con, sản lượng thịt đạt 615

iii


nghìn tấn. Đàn bị trong cả nước 6 triệu con, bị sữa 128 nghìn con và đàn trâu là
2,9 triệu con. [34]
Trong 5 năm qua, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và
chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng,
sữa. Chăn ni bị đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển và tăng trưởng về số lượng
đàn bò và cải tiến về chất lượng giống. Từ năm 2001 đến 2005, đàn bò đã tăng từ
3,89 triệu con lên 5,54 triệu con đạt tốc độ tăng trưởng 6,29 % năm. Hiện nay, đã
có 15 tỉnh tham gia dự án phát triển giống bò thịt chất lượng cao. Hàng nghìn bị
thịt giống cao sản đã được nhập về nước trong hai năm vừa qua nhằm đáp ứng nhu
cầu giống phát triển chăn ni bị của nhân dân. Tỷ lệ đàn bò lai chiếm trên 30%
tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò thịt chất lượng cao. Một số tỉnh đã
có các trang trại bị tư nhân quy mơ lớn hàng 100 con như các tỉnh Bình Thuận,
Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng…
Nhưng vẫn đề đáng lo ngại nhất hiện nay trong phát triển chăn nuôi là dịch
bệnh nếu không làm tốt khâu quản lý bệnh thì rủi ro trong chăn ni rất lớn, chính
vì vậy, Bộ NN&PTNT Việt Nam và cơ quan Điều phối các đối tác phòng ngừa đại
dịch (PAHI) đề xuất tổng kinh phí cần cho chương trình phịng, chống dịch bệnh
vật ni giai đoạn 2011 - 2015 tại Việt Nam là 8.058 tỷ đồng (tương đương với
383,7 triệu USD). Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết trong 5 năm
qua, nước ta đã đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng từ ngân hàng chính phủ và các nguồn
ODA cho cơng tác thú y, phịng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Tuy
nhiên, phòng chống dịch bệnh vật nuôi vẫn tồn tại nhiều vẫn đề, nhiều loại dịch
bệnh vẫn thường xuyên tái diễn. [36]
Theo đánh giá của cục thú y, hoạt động chăn nuôi tại các địa phương vẫn
phát triển tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu quản lý chặt chẽ. Việc kiểm soát

dịch bệnh tại các cơ sở chăn ni cịn hạn chế, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra, việc
tiêu hủy gia súc gia cầm vẫn chưa đảm bảo.
Điều kiện vệ sinh thú y kém là một trong những nguyên nhân khiến cho dịch
bệnh kéo dài trên đàn vật nuôi trong những năm gần đây. Trong năm 2011 cả nước
có 21 tỉnh có dịch cúm gia cầm, 35 tỉnh có dịch LMLM và 9 tỉnh có dịch tai xanh.
Tổng số gia cầm bị mắc bệnh và tiêu hủy là 120.000 con; số gia súc mắc bệnh là

iii


155.00 con. Cục thú y đã báo, trong năm tiếp nguy cơ dịch bệnh phát sinh mạnh do
chủng virut cúm gia cầm đã biến đổi nhưng chưa có vắc xin phịng thích hợp; virut
LMLM và tai xanh vẫn lưu hành rộng rãi trong đàn lợn lâm sang ....
Không chỉ thế, điều kiện vệ sinh tại các cơ sở giết mổ (CSGM) gia súc, gia
cầm cũng còn nhiều điều đáng báo động. kết quả điều tra của các CSGM mới công
bố của cục thú y cho thấy, các CSGM của Miền Bắc vẫn chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ.
Chất thải từ hoạt động giết mổ đa phần chưa được xử lý trước khi xả ra môi
trường. 64,5% số hộ giết mổ gia cầm nằm trong khu dân cư và có hơn 80% số
điểm giết mổ có diện tích nhỏ hơn 20m².
Trong quản lý dịch bệnh cơ sở, để có một tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia
người dân hưởng lợi là yếu tố tạo thành sự bền vững.

iii


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình chăn ni gia súc và tham gia quản lý dịch bệnh tại 4 xã

Mường Lống, xã Tà Cạ, xã Nậm Cắn và Bắc Lý - huyện Kỳ Sơn – Nghệ An.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu tại địa điểm có chăn ni gia súc tại 4 xã: Mường
Lống, Tà Cạ, Nậm Cắn và Bắc Lý - huyện Kỳ Sơn - Nghệ An
2.2. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển gia súc và quản lý dịch
bệnh
- Điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện
Kỳ Sơn
- Điều tra, đánh giá hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý dịch
bệnh hiện
- Đánh giá tính hiệu quả, thuận lợi và khó khăn của người dân trong chăn
nuôi
- Đề xuất một số giải phát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịc bệnh và phát
triển đàn gia súc cho người dân
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp chọn điểm.
* Chọn xã điểm nghiên cứu: Đặc điểm địa hình Kỳ Sơn là huyện miền núi,
có địa hình đồi núi cao, thấp khác nhau. Tồn huyện có 20 xã và 1 thị trấn, căn cứ
vào đất đai, khí hậu, truyền thống sản xuất cây trồng vật nuôi của đồng bào dân tộc
cũng như đặc tính sinh thái của các lồi cây trồng vật ni phù hợp với từng điều
kiện trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được chia thành 4 tiểu vùng (4 cụm xã) sau:
- Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã Mường Lống, Huồi Tụ, Độc Mạy, Na Ngoi,
Nậm Cằn vùng khí hậu này mang tính chất ôn đới, độ ẩm cao, quanh năm có mây
mù che phủ. Nhiệt độ trung bình 18 - 200C, đặc biệt ở khu vực này có nhiệt độ

iii


chênh lệch giữa ngày và đêm qua lớn (5 - 70C), tháng 12 và tháng 1 nhiều đêm có

sương muối, tháng 5, 6 có hiện tượng mưa đá.
- Tiểu vùng 2: Bao gồm các xã Nậm Cắn, Mường Típ, Mường Ải và Tây
Sơn địa hình cao và dốc, tạo nên nhiều thung lũng hẹp và sâu, do vậy khí hậu so
với tiểu vùng 1 có sự khác biệt hơn như lượng mưa ít, độ ẩm cao, quanh năm có
mây mù bao phủ.
- Tiểu vùng 3: Bao gồm các xã Bắc Lý, Mỹ Lý, Kenh Đu là vùng có địa hình
thấp hơn so với tiểu vùng 2 trên, do đó yếu tố khí hậu cũng giảm rõ rệt.
- Tiểu vùng 4: Bao gồm các xã Bảo Nam, Bảo Thắng, Phà Đánh, Tà Cạ,
Hữu Lập, Hữu Kiệm và Chiêu Lưu đây là vùng thung lũng khuất gió, có lượng
mưa trung bình cả năm thấp.
Mỗi tiểu vùng (cụm xã) bốc thăm ngẫu nhiên 1 xã để làm điểm nghiên cứu.
* Phương pháp chọn mẫu điều tra: Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 5 bản. Sau khi
đã chọn được 5 bản, ghi danh sách các hộ gia đình có chăn ni gia súc và bốc
thăm ngẫu nhiên 5 hộ để điều tra.
2.3.2 .Phương pháp thu thập số liệu.
* Số liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản, các báo cáo khao học, các số liệu thống kê liên quan
đến chăn nuôi (giống vật nuôi, thực trạng phát triển đàn, thức ăn gia súc,...) ở
Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn và ở UBND 4 xã: Mường Lống, Bắc Lý, Tà Cạ
và Nặm Cắn
- Thu thập số liệu chung về tiêm, phòng dịch ở Trạm thú y huyện Kỳ Sơn và
Trưởng ban thú y 4 xã Mường Lống, Bắc Lý, Tà Cạ và Nậm Cắn
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại Phòng thống kê
huyện Kỳ Sơn
* Số liệu sơ cấp:
- Sử dụng phiếu phỏng vấn nông hộ để phỏng vấn các hộ gia đình có chăn
ni đại diện cho nhân dân 4 xã thực hiện đề tài
- Tổng số phiếu là 100 phiếu cho 4 xã: Mường Lống, Bắc Lý, Tà Cạ và Nậm
Cắn (mỗi xã 25 phiếu với 3 nhóm dân tộc H'Mơng, Thái và Khơ mú)


iii


- Phỏng vấn đại diện các nhóm dân tộc khác nhau gồm: H'Mông, Thái và
Khơ mú với các phiếu điều tra theo nội dung đã chuẩn bị sẵn, dựa vào mục tiêu,
nội dung thông tin cần thu thập để đưa ra những câu hỏi phù hợp.
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
- Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả thơng qua bình qn số tuyệt đối, số
tối thiểu để mơ tả tình hình chăn ni và quản lý dịch nhằm thấy được thực trạng
đó như thế nào?
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh bao gồm so
sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện
tượng, sự vật hiện theo thời gian và theo không gian của hiện tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp thống kê giúp chúng ta nắm được thực trạng, xu
hướng biến động của hiện tượng, từ đó tìm ra các yếu tố tích cực và tiêu cực tác
động tới chăn ni những thuận lợi, khó khăn để từ đó đánh giá đúng đắn thành
tựu, khắc phục tồn tại, đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp.
2.4. Điều tra về điều kiên tự nhiên - kinh tế - xã hôi huyện Kỳ Sơn
2.4.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. vị trí địa lý
Kỳ Sơn một huyện biên giới vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có
tọa độ địa lý từ 19010' đến 19041' vĩ độ Bắc và 103053' đến 104029' kinh độ Đơng. Phía
Đơng giáp với huyện Tương Dương, Nghệ An. Ba phía Bắc, Tây, Nam giáp với 11 xã
thuộc 5 huyện của 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay, nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới là 192 km.
Kỳ Sơn có 20 xã và 1 thị trấn Mường Xén cách Thành Phố Vinh 250 km, có
Quốc lộ 7A đi qua và nối liền với nước bạn Lào, có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn chính
là một đầu mối quan trọng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện.
2.4.1.2. Đia hình
Nhìn chung địa hình, địa thế Kỳ Sơn rất phức tạp, rừng núi trùng điệp hiểm

trở, bị phân cắt mạnh, độ dốc bình qn 39o , độ cao bình qn tồn huyện là 700m
so với mức nước biển. Có dãy núi Puxailangleng thuộc xã Na Ngoi cao 2.711m, là
ngọn núi cao nhất Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra có đỉnh puảng 2.365m,
Putổng 2.345m, pulon 2.176m tạo ra nhiều thung lũng khuất gió ít mưa, ảnh hưởng

iii


lớn tới việc sản xuất nông nghiệp và giao thông nên đi lại khó khăn. Do đặc điểm
của địa hình, vùng đất sản xuất nông nghiệp ở Kỳ Sơn dược chia thành 3 vùng:
vùng thung lũng, vùng đất dốc và vùng núi cao.
2.4.1.3. Khí hậu thủy văn
- Khí hậu:
Khí hậu của huyện Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng khí hậu Tây Nam Nghệ An, mang
đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song lại có một số vùng mang đặc thù riêng như
Mường Lống, Nậm Cắn, Tây Sơn, ... khí hậu lại mang tính chất ơn đới, thường xun
có mây mù bao phủ, khí hậu huyện Kỳ Sơn một năm chia làm hai muầ rõ rệt. Mùa mua
từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ khơng khí tương đói cao, trung bình năm 23,6 0C,
cao nhất là 380C, thấp nhất 40C, biên độ chênh lệch giưa ngày đêm, giữa các vùng
khá lớn, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nhiệt
độ nước trung bình là 22,40C, nhiệt độ cao nhất là 30,80C, thấp nhất là 13,90C.
+ Chế độ mưa: Hàng năm bình quân lượng mưa thấp, trong 5 năm trở lại đây
cho thấy lượng mưa trung bình năm của huyện Kỳ Sơn là 1.157,04 mm, đồng thời
phân bố không điều theo không gian và thời gian, lượng mưa lớn thường tập trung vào
tháng 8 và tháng 9 chiếm khoảng 75 - 80% lượng mưa cả năm, các khu vực điện hình
như Thị trấn Mường Xén lượng mưa thấp, khu vực xã Mường Lống lượng mưa cao.
+ Chế độ gió: ở huyện Kỳ Sơn hàng năm hầu như khơng có bão, thỉnh
thoảng có những đợt gió lốc xối ở những vùng thung lũng nhỏ trong phạm vi hẹp.
chịu ảnh hưởng của một phần gió Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 10

làm cho nhiệt độ tăng đột ngột và kéo dài nhiều ngày, mạnh nhất là tháng 7, gió
mùa Đơng Bắc thổi mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gây khô hạn.
+ Lượng nước bốc hơi: so với lượng mưa, hàng năm lượng nước bốc hơi lại
rất lớn, nhất vào tháng 4,5,6 và 7 tổng lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là
1.000 - 1.100 mm.
+ Độ ẩm khơng khí: Bình qn 83%, chênh lệch giữa các tháng trong năm
khơng đáng kể. Hàng năm vẫn có hiện tượng sương muối thường xảy ra, chủ yếu ở
các tháng 12, tháng 1 và 2.

iii


+ Nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm 1.573,3 giờ. Các tháng nắng
nhiều 5,6,7 bình quân lên tới 7 - 8 giờ/ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình
qn khoảng 2 giờ/ngày và thường có mưa phùn.
Đặc điểm khí hậu ở Kỳ Sơn phân thành 4 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng 1: bao gồm các xã Mường Lống, Huồi Tụ, Đoọc Mạy, Na
Ngoi và Nậm Cằn vùng khí hậu này mang tính chất ơn đới, độ ẩm cao, quanh năm
có mây mù che phủ. Nhiệt độ trung bình 18 - 200C, đặc biệt ở khu vực này nhiệt độ
chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn (5 - 70). Tháng 12, tháng 1 năm sau nhiều
đêm có sương muối, tháng 5,6 có hiện tượng mưa đá.
+ Tiểu vùng 2: Bao gồm các xã Nậm Cắn, Mường Típ, Mường Ải, và Tây
Sơn địa hình cao và dốc, tạo nên nhiều thung lũng hẹp và sâu, do vậy khí hậu so
với tiểu vùng 1 có sự khác biệt hơn như lượng mưa ít, độ ẩm cao, quanh năm có
mây mù bao phủ.
+ Tiểu vùng 3: Bao gồm các xã Bắc Lý, Mỹ lý, Kênh Đu, là vùng có địa
hình thấp so với 2 tiểu vùng trên, do đó yếu tố khí hậu cũng giảm rõ rệt.
+ Tiểu vùng 4: Bao gồm các xã Bảo Nam, Bảo Thắng, Phà Đánh, Tà Cạ,
Hữu Lập, Hữu Kiệm, Chiêu Lưu và thi trấn Mường Xén đây là những vùng thung
lũng khuất gió, có lượng mưa trung bình cả năm thấp.

Nhìn chung khí hậu huyện Kỳ Sơn rất khắc nghiệt, mùa đông quá ẩm ướt
trong khi mùa hạ lại q khơ nóng, khơng thuận lợi với sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Mặt khac nhiệt độ mặt đất cao ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật
nuôi. Do vậy phát triển chăn nuôi là phù hợp với điều kiện địa phương, để phát
triển chăn nuôi tốt thì trước hết chúng ta phải quản lý tốt đại dịch bệnh đồng thời
kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
thay đổi tập quán chăn nuôi.
2.4.1.4. Về chế độ thủy văn
- Nguồn nước ngầm: Như đã phân tích ở trên, so với các nơi khác lượng
mưa bình quân trong năm thấp, lượng bốc hơi cao, do vậy nước ngầm ở vùng đất
Kỳ Sơn rất kém.
- Nguồn nước mặt: Hệ thống sơng ngịi chảy qua Kỳ Sơn khác dày đặc gồm
dịng sơng cả với hai nhánh phụ là Nậm Nơm và Nậm Mộ chảy theo hướng Đông Bắc

iii


- Tây Nam, qua huyện Kỳ Sơn dài 125 km với diện tích lưu vực trên 1.000 km2 , sơng
ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh. Ngồi ra cịn có hàng trăm khe suối lớn nhỏ.
Hệ thống sông suối tạo thành mang lưới khá dày đặc nhưng do ảnh hưởng
địa hình phân cắt mạnh, dốc lớn nên khả năng giữ nước kém. Đây là những khó
khăn lớn cho phát triển nơng nghiệp, giao thông đi lại, song lại là tiềm năng để
phát triển thủy điện lớn nhỏ.
2.4.1.5. Đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên là 209.433,84 ha, chiếm 11% diện tích đất tự
nhiên của tồn Tỉnh Nghệ An.
- Các loại đất: Theo tài liệu [7] điều tra, huyện Kỳ Sơn có 5 loại đất như sau:
+ Đất Alit mùn trên núi cao 1.700m - 2.711m có 7.679 ha chiếm 4% tổng diện tích
đất, có tầng đất dày khoảng 100cm. Đất có độ dốc cao, giữ nước mạnh, có kết cấu
tốt, q trình phân hóa chậm.

+ Đất Feralit mùn ở độ cao 800m - 1.700m có diện tích 12.334 ha chiếm 60%
diện tích đất phân bổ khắp các xã trong huyện Kỳ Sơn. Song tập trung nhiều ở các
xã: Na Ngoi, Nậm càn, Mỹ lý, Keng Đu. Đất có thảm mục dày, phân hủy mùn cao.
+ Đất Feralit đỏ vàng ở độ cao 200m - 800m có diện tích 75.230 ha phân bổ ở
các xã: Mỹ Lý, Tà Cạ, Bảo Nam, Nậm Càn, Na Ngoi,... thành phần cơ giới nhẹ dễ
bị rửa trôi và giữ nước kém. Hầu hết loại đất này đều qua làm nương rẫy nhiều lần.
đất thường bị chưa, nghèo lân và Kali
+ Đất Feralit điển hình vùng núi thấp dưới 200m có diện tích 9.358 ha, chiếm 5%
tổng diện tích đất, phân bố dọc theo 2 bờ sông Nậm Nơm và Nậm Mộ, có kết cấu
rời rạc, tầng đất mỏng, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.
+ Đất thủy thành: Diện tích 145 ha chiếm xấp xỉ 0,08% tổng diện tích, chủ yếu
phân bổ ở các xã: Na Ngoi, Tà Cạ, Hữu Kiệm, Hữu Lập, Chiêu Lưu, Na Loi và các
thung lũng vùng sâu theo các triền khe, suối.
Với địa hình và các thành phần đất như vậy, Kỳ Sơn nên phát triển nghề
rừng mạnh và trồng cây cơng nghiệp có giá trị, cây ăn quả và lương thực ở những
vùng có độ dốc trên 39o ở 3 loại đất trên. Tuy nhiên với các loại đất được phân chia
như vậy cũng rất thuận lợi để phát triển các loại trang trại chăn nuôi lớn nhỏ khác

iii


nhau, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng hạn chế tới mức tối đa hiện tượng xói
mịn, rửa trơi, đất bạc màu.
- Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kỳ Sơn rất lớn, toàn hun có 209.433,84
ha chiếm 11% đất tự nhiên tồn tỉnh Nghệ An
Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2011 được thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Kỳ Sơn
Mục đích sử dụng


TT



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích

209.433,84

100
36,72

A

Đất nơng nghiệp

NNP

76.888,02

a

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

11.687,39

I


Đất trồng cây hàng năm

CHN

11.060,63

1

Đất trồng lúa

LUA

7009,90

- Lúa nước

LUC

759,90

- Lúa nương rẫy

LUN

6.250,00

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK


4.050,73

- Đất bằng

BHK

85,73

- Đất nương rẫy

NHK

3.965,00

II

Đất trồng cây lâu năm

CLN

626,73

1

Đất trồng cây công nghiệp lâu

LNC

50,00


2

Cơ cấu (%)

(ha)

100
15,2

100
94,64

5,36

năm
2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

LNQ

326,10

3

Đất tròng cây lâu năm khác

LNK


250,63

b

Đất lâm nghiệp

LNP

65.138,19

I

Đất rừng sản xuất

RSX

4.239,85

1

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

4..135,07

2

Đất có rừng trồng sản xuất


RST

104,78

II

Đất rừng phịng hộ

RPH

60.898,34

1

Đất có rừng tự nhiên phịng hộ

RPN

60.188,18

iii

84,72

100
6,517

93,33



2

Đất trồng rừng phịng hộ

RPM

710,16

III

Đất ni trồng thủy sản

NTS

62,44

B

Đất phi nơng nghiệp

PNN

2.352,73

1,02

C

Đất chưa sử dụng


CSD

130.193,09

62,26

D

Đất nơng nghiệp bình qn

0,08

11.637,89

cho 1 người (m2)
E

Đất sản xuất nơng nghiệp

1.769,02

bình qn cho 1 người (m2)
Nguồn: phịng tài ngun và mơi trường huyện Kỳ sơn [15]
Tổng diện tích đất đang sử dụng là 79.240,75 ha chiếm 37,82 đất tự nhiên,
trong đó đất nơng nghiệp chỉ có 76.888,02 ha chiếm 36,72% và đất phi nơng
nghiệp là 2.352,73 ha chiếm 1,12%. Đất chưa sử dụng hiện còn rất lớn, có tới
130.193,09 ha chiếm 62,16% đất tự nhiên. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất được thể
hiện qua biểu đồ 2.1

36,72%


62,26%

Đất sản xuất nông nghiệp

1,02%

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất ở huyện Kỳ Sơn năm 2011
Trong đó diện tích đất để sản xuất nơng nghiệp 11.687,39 ha chiếm 15,06%
đất nơng nghiệp và bình qn 1.769m2/người, nhưng chủ yếu là đất không thuận
cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là đất trồng cây hàng năm 11.060,36 ha chiếm
94,64% đất sản xuất nơng nghiệp nhưng trong đó chỉ có 759,9 ha đất ruộng trồng
lua và 85,73 ha đất bằng trồng màu, bình quân đất để sản xuất lúa cho ngwowiif có
115m2/người. Cịn lại là đất dốc 10.215 ha chiếm 92,35% diện tích đất trơng cây hoa

iii


màu hàng năm. Đất trồng cây lâu năm như cây cơng nghiệp dài ngày, cây ăn quả rất ít,
chỉ có 626,37 ha chiếm 5,36% đất sản xuất nông nghiệp của huyện, trong đó trồng cây
ăn quả là 326,1 ha cây cơng nghiệp 50 ha, cịn lại là đất trơng lâu năm khác.
Đất lâm nghiệp 65.138,19 ha chiếm 84,72% tổng diện tích đất nơng nghiệp
và chiếm 31,1% đất tự nhiên. Trong đó, diện tích rưng sản xuất là 4.239,8 ha và
rừng phịng hộ là 60.898,34 ha ddatj93,33% tổng diện tích đất lâm nghiệp
Đất ni trồng thủy sản có 62,44 ha chiếm 0,08% đất nơng nghiệp và chiếm
một vị trí rất nhỏ trong đất tự nhiên.

2.4.1.6. Các tài nguyên
- Tài nguyên rừng: Cũng như các huyện khác trong tỉnh tài nguyên rừng đã
bị tàn phá nặng nề, tuy ở các xã giáp biên giới, hệ thực vật vẫn còn khá nhiều và
phong phú về chủng loại. Kỳ Sơn có khoảng 150 lồi thuộc 12 họ. các loại cây có
giá trị kinh tế cao như: Đinh, Sén, Tấu mật, Lát hoa, Gội nếp, Dổi, Trầm hương,
Chò chỉ, Pơ mu, Sa mu, ... phân bổ ở các vùng núi cao, xa chủ yếu là rừng phịng
hộ. Ngồi ra cịn có các loại lâm sản ngoài gỗ như: Giang, Tre, Nứa, mét, Song
mây, ... các loại dược liệu quý như: Đẳng sâm, Sa nhân, Thiên nhiên kiện, vv...
Nhưng việc tổ chức khai thác, vận chuyển tiêu thụ cịn gặp nhiều khó khăn.
Ngồi ra Kỳ Sơn cịn có các loại động vật rừng q hiếm như: Sóc bay, Gấu, Báo,
Sơn dương, Lợn rừng,... nhưng do dienj tích rừng ngày càng bị thu hẹp và nạn săn
bắt trái phép cho nên các loại động vật rừng ngày càng bị khăn hiếm.
- Tài nguyên khoáng sản: Kỳ Sơn có mỏ than ở Nậm Cắn - Na Loi, mỏ thạch
cao, thạch anh ở các xã phía Tây Bắc của huyện, Núi đá vơi có ở các xã: Mỹ Lý,
Mường Lống, Huồi Tụ, Bắc Lý và vàng sa khoáng dọc sông Nậm Mộ, Nậm Nơm
.... Do cấu trúc địa chất đa dạng vùng núi Nghệ An nói chung và Kỳ Sơn nói riêng
chứa ẩn nhiều tiềm năng khống sản
Các loại khoáng sản trên chưa được điều tra, khảo sát để xác định về trữ lượng ,
chất lượng và thực tế chưa được khai thác và sử dụng

iii


2.4.2. Điều tra về kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu thống kê Phòng thống kê huyên Kỳ Sơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế của huyện Kỳ Sơn trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011 tăng nhanh, giá trị
sản xuất 2011 đạt 648.195 triệu đồng , bình quân mỗi năm tăng 21.20%. Trong đó,
ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 26,71%, đặc biệt từ năm 2009 2010 tăng trưởng đạt 32,91%. Ngành cơng nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 22,09% và cuối cùng là ngành nông lâm thủy sản đạt 19,36%. Theo

số liệu thống kê của cục Thống Kê tỉnh Nghệ An thì huyện Kỳ Sơn thuộc một
trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất của tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.2. Động thái tăng trưởng các ngành giai đoạn 2008 – 2011
TT

1

2

3

Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất
(tr. đ)
Tăng trưởng so với
năm trước (%)
Giá trị sản xuất nông
lâm thủy sản (Tr.đ)
Tăng trưởng so với
năm trước (%)
Giá trị sản xuất công
nghiệp XD (Tr.đ)
Tăng trưởng so với
năm trước (%)
Giá trị sản xuất dịch
vụ (Tr.đ)
Tăng trưởng so với
năm trước (%)

2008

366.532

2009

420.608 497.856
14,75

121.152

15,59

119.836 145.552
14,43

140.659

18,37

135.919 157.111
12,19

104.721

Năm
2010

21,50

164.853 195.183
17,20


32,91

2011

TB

648.195

483.297,75

30,20

21,12

204.733

154.728,75

30,31

19,36

189.697

139.951,5

30,33

22,09


253.765

188.615

30,01

26,71

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn [15]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành còn được thể hiện rõ qua biểu đồ 2.2

iii


Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 - 2011
Nhìn vào biểu đồ 2.2 chúng tơi có nhận xét sau: Qua 4 năm cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các ngành gần như tăng tương đương nhau, năm 2010
ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất đạt 32,91% so với năm 2009,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành bình quân mỗi năm đạt 21,12%. Vậy, cho
thấy nền kinh tế của huyện Kỳ Sơn trong những năm qua chưa có ngành nào là thế
mạnh, mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
2.4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Kỳ Sơn chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng
tốc độ chuyển dịch cịn chậm. Trong cơ cấu tỷ trọng GDP nông lâm nghiệp giảm
dần, năm 2008 là 33,05% đến năm 2011 còn 31,59%, Ngành công nghiệp XD năm
2008 là 28,57% đến năm 2011 tăng lên 29,27%, dịch vụ tăng từ 38,38% năm 2008
lên 39,14% năm 2011. Tuy cơ cấu kinh tế các ngành có tăng giảm khác nhau
nhưng khơng đáng kể, do nhiều nguyên nhân dẫn đến như cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2009, và một số yếu tố khác cũng lầm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền

kinh tế huyện Kỳ Sơn

iii


Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Sơn năm 2008 - 2011
Đơn vị tính: %
Năm
STT

Ngành kinh tế
2008

2009

2010

2011

1

Nơng lâm thủy sản

33,05

32,31

31,56

31,59


2

Cơng nghiệp DX

28,57

28,49

29,23

29,27

3

Dịch vụ

38,38

39,20

39,21

39,14

100

100

100


100

Cộng

Nguồn: Phịng thống kê huyện Kỳ Sơn [15]

Biểu đồ 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2008 – 2011
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy: Qua 4 năm (2008-2011) cơ cấu kinh tế của huyện
Kỳ Sơn đã dần chuyển đổi ngành nông nghiệp giảm dần, các ngành công nghiệp
XD và dịch vụ tăng dần, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện còn chậm,

iii


×