Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống trồng trọt tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.74 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUÂT CỦA HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN
HƯƠNG SƠN,TỈNH HÀ TĨNH

KỸ SƯ NGÀNH: KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện: Võ Quang Tuyên
Lớp: 49K KN&PTNT
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Xuân Minh

VINH, 05/2012

i


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan rằng trong q trình làm khóa luận tơi có sử dụng các thơng
tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các sách báo, các dự án, các báo cáo…các
thơng tin trích dẫn được sử dụng đều đã được tôi ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.

Sinh viên


Võ Quang Tuyên

ii


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể trong
và ngoài trường.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Trần Xuân
Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình làm khóa luận tốt
nghiệp. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường Đại Học
Vinh, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Nông – Lâm – Ngư đã dìu dắt tơi trong suốt
q trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ và nhân dân các xã trên địa bàn huyện
Hương Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thành đề tài của mình.
Tơi xin cảm ơn các bác, các anh chị làm việc tại Phịng NN&PTNT, Trạm
Khuyến Nơng, Phịng Thống kê, cùng một số phòng ban khác ở UBND huyện
Hương Sơn đã tạo mọi điều kiện, hướng dẫn giúp đở tôi trong suốt thời gian thực
tập tại đây.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Vinh, tháng 05 năm 2012

Sinh viên
Võ Quang Tuyên

iii



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 4
1.1.1.Lý thuyết hệ thống với biện pháp kỹ thuật......................................................... 4
1.1.2. Biện pháp kỹ thuật với sự phát triển nông nghiệp bền vững........................... 6
2.1.3. Một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt.................................................................. 7
1.1.3.1 Sử dụng giống cây trồng ................................................................................... 7
1.1.3.2. Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý .............................................................. 8
1.1.3.3. Biện pháp luân canh, xen canh........................................................................ 9
1.1.4. Vai trò của các biện pháp kỹ thuật canh tác ...................................................10
1.1.5. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu ..........................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................12
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................................12
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................19
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của huyện Hương Sơn ........19
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.......................................................................19
2.2.3. Thực trạng sản xuất nơng nghiệp của huyện Hương Sơn..............................19
2.2.4. Phân tích các lợi thế và hạn chế của hệ thống trồng trọt................................20

2.2.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt...................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................20
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................20
iv


2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu .........................................................21
2.4.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................21
2.4.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................21
2.4.1.2. Tài nguyên khí hậu .........................................................................................22
2.4.1.3. Tài nguyên đất ................................................................................................24
2.4.1.4 Tài nguyên nước .............................................................................................29
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................30
2.4.2.1. Dân số và lao động của huyện.......................................................................30
2.4.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật...................................................................................30
2.4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................33
2.4.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................35
3.1. Hiện trạng sử dụng đât của huyện Hương Sơn năm 2011 ................................35
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên .......................................................................35
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.................................................37
3.2. Thực trạng hệ thống trồng trọt của huyện Hương Sơn năm 2011 ...................38
3.2.1. Hệ thống cây trồng hàng năm của huyện Hương Sơn năm 2010 – 2011 ....38
3.2.2. Hiện trạng cây trồng, giống cây trồng .............................................................40
3.2.3. Đầu tư phân bón của hộ nông dân ...................................................................44
3.2.4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng ........................45
3.2.5. Hiện trạng các công thức luân canh cây trồng huyện Hương Sơn ...............46
3.2.6. Hiệu quả kinh tế hệ thống trồng trọt ................................................................48
3.2.7. Đánh giá hiện trạng của hệ thống trồng trọt huyện Hương Sơn ...................52

3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất của hệ thống trồng trọt.........................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................55
1. Kết luận .....................................................................................................................56
2. Khuyến nghị .............................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................57
PHỤ BIỂU ....................................................................................................................60

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH

Cơng nghiệp hóa

HST

Hệ sinh thái

HSTNN

Hệ sinh thái nông nghiệp

HTCT


Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

UBND

ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hương Sơn năm 2011......................35
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2011........................37
Bảng 3.3: Hệ thống cây trồng hàng năm huyện Hương Sơn ...................................39
Bảng 3.4: Hệ thống cây lương thực 2011 ..................................................................41
Bảng 3.5. Hệ thống cây có củ 2011............................................................................41
Bảng 3.6: Hệ thống cây thực phẩm 2011 ..................................................................42
Bảng 3.7:Hệ thống cây công nghiệp 2011.................................................................42
Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng giống cây lương thực năm 2011 ..............................42
Bảng 3.9: Hiện trạng giống cây lạc, đậu xanh, rau các loại năm 2011 ...................43
Bảng 3.10: Hiện trạng sử dụng phân bón cho cây trồng ..........................................44
Bảng 3.11. Một số cơng thức chính trên địa bàn huyện Hương Sơn ...................47

Bảng 3.12 Giá các loại giống cây trồng trên thị trường 2010-2011 ........................48
Bảng 3.13 Giá nông sản trên thị trường 2010-2011 .................................................49
Bảng 3.14 Giá phân bón trên thị trường 2010-1011 .................................................50
Bảng 3.15 Chi phí về TBVTV cho các loại cây trồng trên địa bàn năm 2010-2011 .50
Bảng 3.16 Giá công lao động trên địa bàn huyện Hương Sơn năm 2011 ..............50
Bảng 3.17 Hiệu quả kinh tế một số giống cây trồng chính ......................................51

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước nơng nghiệp, nên nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm phục
vụ cho đời sống của con người, làm thức ăn cho chăn ni mà cịn cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp nước ta vẫn cịn nhiều tồn tại: sản xuất phần
lớn còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả kinh tế cịn thấp, chưa đảm bảo được tính
bền vững. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp phát triển vẫn
cịn mang tính tự phát, chủ yếu chạy theo số lượng, ít quan tâm đến chất lượng,
nhưng giá thành sản xuất lại khá cao dẫn tới sức cạnh tranh trên thị trường kém.
Mặt khác, thu nhập người dân trong các vùng nơng thơn vẫn cịn thấp, lao động
nông thôn dư thừa nhiều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp cịn thiếu và thị trường tiêu thụ khơng ổn định.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra phương hướng
phát triển nông nghiệp: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp,
nông dân và nơng thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, phải ln coi
trọng đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn hướng tới
xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hố lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
vững, có năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả cao và sản
xuất hàng hố là một hướng đi đúng đắn trong q trình phát triển kinh tế nông
nghiệp hiện nay của nước ta, đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình
hội nhập với kinh tế thế giới.
Hương Sơn là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Hà Tĩnh, địa hình chủ yếu
là đồi núi, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai làm ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Với bản tính cần cù chịu thương, chịu
khó của người nơng dân thì người dân nơi đây đã đứng vững trước những hồn
cảnh bất lợi đó.
Là một huyện thuần nơng với nguồn lao động phong phú, dân số đơng có
điều kiện địa lý thuận lợi trong việc giao lưu và buôn bán hàng hóa, phát triển kinh

1


tế - xã hội nói chung và phát triển nền nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Nhưng hiện
tại, mức độ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện,
việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chưa
đạt hiệu quả cao: sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính tự cấp, tự túc, tỷ xuất hàng
hóa thấp.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, phù hợp với nhu cầu thị trường, với điều kiện sẵn có của địa phương, phát
triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ
thống trồng trọt, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời phát triển nông nghiệp theo
quan điểm phát triển bền vững là yêu cầu cần thiết đối với tỉnh Hà Tĩnh nói chung
và huyện Hương sơn nói riêng.
Để góp phần vào mục tiêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất của hệ thống trồng trọt tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, hệ thống trồng trọt tại huyện
Hương sơn, tỉnh Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số giải pháp kỹ thuật góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống trồng trọt, hình thành nền nơng nghiệp hiệu
quả và bền vững, nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của
người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác
động đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hương sơn , tỉnh Hà Tĩnh .
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Hương sơn , tỉnh
Hà Tĩnh .
- Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất của hệ thống trồng trọt của huyện
Hương sơn , tỉnh Hà Tĩnh .
- Đánh giá hiện trạng giống cây trồng, biện pháp kỹ thuật canh tác một số
cây trồng chính tại địa phương.

2


- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
của hệ thống trồng trọt tại huyện Hương sơn , tỉnh Hà Tĩnh
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú vào cơ
sở khoa học, cũng như phương pháp luận trong việc nghiên cứu về hệ thống nông
nghiệp và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, giúp định hướng việc sử dụng
hợp lý tài nguyên đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác theo quan điểm sinh
thái và nông nghiệp bền vững, khai thác một cách hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã
hội của địa phương.
- Xác định hướng nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào hệ

thống trồng trọt để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của
hệ thống trồng trọt tại huyện Hương sơn, góp phần phát triển nơng nghiệp, nông
thôn và nâng cao đời sống của nông dân.
- Việc thực hiện đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất
của người dân trong vùng nghiên cứu. Đề xuất được biện pháp kỹ thuật cụ thể trong
sản xuất lương thực,thực phẩm đảm bảo nông sản phẩm an toàn đối với người tiêu
dùng, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp.
- Đây là nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống và đánh giá được tình
hình sản xuất nơng nghiệp của huyện Hương sơn, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

3


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý thuyết hệ thống với biện pháp kỹ thuật
Lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành
khoa học, giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ giữa các sự
việc hiện tượng. Cơ sở lý thuyết hệ thống đã được Bertalanffy đề xướng vào đầu thế
kỷ XX [37], đã được sử dụng như một cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề phức
tạp và tổng hợp. Trong những năm gần đây, quan điểm về hệ thống được phát triển
mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp.
Hệ thống (System) là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có
quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định một tập hợp các đối
tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác ( Phạm Chí
Thành, 1993 [33]).

Theo Đào Thế Tuấn, 1989 [40] hệ thống nông nghiệp thực chất là sự thống
nhất của hai hệ thống: (1) Hệ sinh thái nông nghiệp (Agro - Ecosystems) là bộ phận
của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi
năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng
trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. (2) Hệ kinh tế - xã hội chủ yếu là sự
hoạt động của con người trong sản xuất tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Như
vậy hệ thống nông nghiệp là sự kết hợp giữa các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã
hội, được chi phối bởi các yếu tố sinh học.
Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system) là sự biểu hiện không gian của
sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu
cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi
trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất
phát từ những thành quả kỹ thuật.
Theo Nguyễn Văn Luật, 1990 [20], hệ thống canh tác là tổ hợp cây trồng
được bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực
hiện, nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai. Tác giả còn
nhấn mạnh cây trồng phải được đặt trong một khơng gian và thời gian nhất định,
đi đơi với nó là các biện pháp kỹ thuật thích ứng. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn

4


với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Cây trồng là đối tượng của
sản xuất nông nghiệp và chịu sự tác động trực tiếp của nhiều yếu tố trong tự
nhiên cũng như các các yếu tố khác. Để phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh
và vững chắc thì biện pháp kỹ thuật là giải pháp quan trọng nhằm tận dụng tối đa
các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội để nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản và thoả mãn nhu cầu của con người. Tác giả Đường Hồng Dật,
1994 [7] đã tổng kết lịch sử phát triển hệ thống canh tác của Việt Nam như sau:
“Khai thác các tài nguyên thiên nhiên bằng các lao động sản xuất phù hợp với điều

kiện mơi trường bên ngồi, gieo trồng nhiều trà, nhiều giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau để ứng phó với điều kiện thời tiết, dùng nhiều biện pháp kỹ thuật
canh tác, làm đất, bón phân, trồng gối, trồng xen để tận dụng diện tích đất trồng. Hệ
thống canh tác mang tính đa dạng: đa dạng về cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, áp
dụng nhiều biện pháp, nhiều hệ thống canh tác nhằm tăng tính thich nghi, tăng tính
chống chịu với điều kiện khơng thuận lợi và sâu bệnh hại”.
Đào thế Tuấn, 1984 [37] cho rằng: hệ thống cây trồng (Cropping system) là
thành phần các giống và loại cây trồng được bố trí theo khơng gian trong một hệ
sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội
có sẵn. Tác giả cho rằng bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật, nhằm sắp xếp
lại hoạt động của hệ sinh thái.
Theo Phạm Chí Thành, 1996 [34] việc phát triển trồng trọt trong thời gian tới
chủ yếu dựa vào “hiệu ứng hệ thống” bằng cách bố trí lại hệ thống cây trồng thích
hợp với điều kiện đất đai, chế độ khí hậu, chế độ nước khác nhau, đồng thời phải đa
dạng sản xuất trồng trọt. Cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp nhằm sử dụng
hợp lý các nguồn lợi tự nhiên và lao động, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Theo Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền 1987 [23] biện
pháp kỹ thuật nông nghiệp căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung
của mình như thuỷ lợi, bón phân, làm đất, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh hại…
đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống để
xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh.
Như vậy lý thuyết hệ thống là cơ sở của các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất nơng nghiệp, bởi nó nghiên cứu sự kết hợp giữa nhiều yếu tố cùng với các tiến

5


bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là các tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác
cũng như công cụ sản xuất. Bên cạnh đó cịn phải đáp ứng nhu cầu của xã hội,
cũng như những yếu tố quyết định việc xây dựng hệ thống cây trồng.

1.1.2. Biện pháp kỹ thuật với sự phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Phạm Văn phê, Nguyễn Thị Lan, 2001 [24] một hoạt động sản xuất
được gọi là bền vững khi đạt được tất cả các mục đích và có thể bền vững mãi mãi.
Nội dung của phát triển bền vững gồm: (1) Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con
người; (2) San bằng được khoảng cách giữa giàu - nghèo và toàn xã hội; (3) Bảo vệ
được các tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển nơng nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính
quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững là
điều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội cho việc đạt được kết quả về môi trường, kinh
tế và xã hội vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Vì thế việc khai thác các nguồn lợi tự
nhiên cũng như các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp cần phải
được chú trọng một cách hợp lý để bảo vệ năng suất cây trồng và môi trường tự
nhiên.
Phạm Chí Thành, 1996 [34] cho rằng, có 3 điều kiện để tạo nơng nghiệp bền
vững đó là cơng nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngồi và những tổ
chức từ các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền
vững được các nước phát triển khởi xướng mà hiện nay đã trở thành đối tượng để
các nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh tuý của các nền nông
nghiệp, chứ không chạy theo cái hiện đại mà bác bỏ những cái thuộc về truyền
thống. Trong nông nghiệp bền vững như chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái
tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để
hiểu biết thiên nhiên.
Theo Đào Thế Tuấn, 1986 [39] nhiệm vụ của ngành trồng trọt Việt Nam là
phải tìm ra mọi biện pháp bảo vệ năng suất cây trồng. Có hai khả năng đẩy mạnh
sản xuất trồng trọt là:
- Thâm canh ở những vùng sinh thái khó khăn, chú trọng vấn đề giống và chế
độ bón phân thích hợp.
- Tăng vụ ở những vùng sinh thái thuận lợi nhất như trồng cây vụ đông và

6



thực hiện biện pháp hữu hiệu là bố trí cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, đất
đai, chế độ nước và thời vụ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo Võ Minh Kha, 1978 [14] việc sử dụng phân hữu cơ trong phát triển nơng
nghiệp có vai trị quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng và phát triển nông
nghiệp bền vững.
Các nhà khoa học đã khẳng định khi trồng trọt đã làm tiêu hao độ phì của
đất, nhưng cũng qua trồng trọt cây sẽ hoàn trả lại cho đất một số chất hữu cơ làm
tăng độ phì của đất. Nếu bố trí hệ thống ln canh phù hợp ta vừa kết hợp giữa
sử dụng đất hiệu quả và bồi dưỡng đất (Lý Nhạc và cộng sự, 1987) [23].
Theo FAO, 1989 [41] nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài
ngun cho nơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người, đồng thời
giữ gìn, cải thiện mơi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 1995 [19] đã khái quát nội dung
nông nghiệp bền vững gồm các phần cơ bản sau:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi
trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp mối quan hệ
con người cho các thế hệ mai sau.
- Bền vững thể hiện tính cộng đồng trong hệ thống nơng nghiệp hợp lý.
Thực tế khơng có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh
thái nông nghiệp, phân biệt giữa chúng là sự can thiệp của con người (Phạm Văn
Phê, Nguyễn Thị Lan, 2001) [24]. Chính vì thế, mà mọi hoạt động trong sản xuất
nơng nghiệp đều ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ sinh thái. Trên cơ sở đó
các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng phải tuân thủ
qui luật khách quan của tự nhiên vừa bảo vệ môi trường vừa thoả mãn nhu cầu
thiết yếu của con người. Phát triển nơng nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng,
có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội.

2.1.3 Một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt
1.1.3.1 Sử dụng giống cây trồng
Khi nghiên cứu hệ thống cây trồng, phát triển giống cây trồng là vấn đề cốt

7


lõi của hệ thống canh tác. Những năm gần đây các giống mới ra đời đóng góp đáng
kể vào việc nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi giống cây trồng phù hợp với từng
điều kiện của từng địa phương, chính vì thế việc sử dụng giống cây trồng cần phải
đi đôi với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp như: kỹ thuật canh tác góp
phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, phẩm chất và sản lượng lương thực.
Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên 1993
[33] cho rằng ở nước ta và các nước đang phát triển đã áp dụng chiến lược dựa chủ
yếu trên thành tựu “cách mạng xanh” nhằm vào một số sản phẩm của nông nghiệp
quan trọng như lúa, ngô... bằng cách tập trung đầu tư vào việc chọn tạo giống có
năng suất cao, đầu tư thuỷ lợi, bón phân và phịng chống dịch hại.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật trong thời gian gần đây đã đóng góp
khơng nhỏ cho ngành nơng nghiệp, đặc biệt trong cơng tác chọn giống như tạo
các giống có ưu thế lai, công nghệ nuôi cấy mô, chuyển gen…làm tăng năng suất
và phẩm chất nông sản, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp.
1.1.3.2 Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý
Bón phân hợp lý thực chất là tìm ra cách thoả mãn tốt nhất mối quan hệ
tương hỗ giữa các nguyên tố cần thiết đối với cây trồng. Bón phân hợp lý là tìm ra
khoảng cách ngắn nhất bù lại lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi cùng với
tiêu hao dinh dưỡng trong quá trình sản xuất. Muốn thâm canh cây trồng cần phải
bón các loại phân và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây, việc sử dụng
phân hợp lý là biện pháp duy trì, bồi dưỡng, cải tạo và phục hồi nhanh chóng có
hiệu quả nhất đặc biệt là ở những đất nghèo dinh dưỡng hoặc đã bị thối hố trong
q trình trồng trọt.

Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 1995 [19] đưa ra quan điểm
nông nghiệp sinh thái là sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái
với hiệu quả đầu tư năng lượng hoá thạch cao, nhằm phát triển sản xuất.
Theo Lê Văn Tiềm, 1992 [36] mật độ trồng cao và chế độ bón phân thích
hợp là các biện pháp kỹ thuật quan trọng làm cho quần thể cây trồng phát triển
mạnh.
Võ Minh Kha, 2003 [15] cho rằng: Hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân
đối có thể hiểu là sự phối hợp hồn hảo giữa các thành tố trong hệ thống nông

8


nghiệp với kỹ thuật bón phân để cung cấp cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng
nhằm đạt 5 mục tiêu sau:
(1) Đạt năng suất cây trồng mong muốn;
(2) Đạt chất lượng sản phẩm mong muốn;
(3) Tăng thu nhập cho người sản xuất;
(4) Hồi phục, làm tăng độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường;
(5) ứng dụng sát với điều kiện thị trường.
Như vậy sử dụng phân bón hợp lý là vấn đề không thể thiếu trong hệ thống
các biện pháp canh tác nông nghiệp để tăng năng suất, phẩm chất cây trồng, nâng
cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
1.1.3.3 Biện pháp luân canh, xen canh
Luân canh, xen canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Tuỳ
thuộc vào các chế độ canh tác khác nhau mà các biện pháp kỹ thuật cũng có sự thay
đổi tương ứng như thuỷ lợi, bón phân, làm đất, phòng chống sâu bệnh…đều căn cứ
vào loại cây trồng, trình tự sắp xếp, luân phiên cây trồng trong hệ thống mà xây
dựng biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Biện pháp tăng hiệu quả sử dụng đất và đất cát biển rất phù hợp bằng kỹ
thuật trồng xen, các công thức trồng xen phổ biến như: lạc xen sắn; đậu đỗ xen sắn,

ớt; lạc xen ngơ sau đó trồng đậu đen hoặc đậu đỏ. Cũng theo tác giả để nâng cao
năng suất cây trồng cần áp dụng các biện pháp trồng xen canh, luân canh kết hợp
cùng với đầu tư thâm canh như: sử dụng thêm giống mới; bón phân hợp lý, đặc biệt
là phân hữu cơ, đồng thời cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng (Trần Văn Minh,
2000) [22].
Nguyễn Ngọc Bình, Vũ Biệt Linh, 1995 [2] khẳng định rằng nếu khơng thiết
lập các dải rừng phịng hộ trên các bờ cát bao quanh của vùng ven biển thì khơng có
khả năng sản xuất nơng nghiệp trên đất cát ven biển. Để giải quyết vấn đề này, phải
có các biện pháp xen canh, gối vụ các cây trồng như lạc, đậu tương, vừng... tạo
nguồn hữu cơ bổ sung cho đất.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật cơ bản trên cịn có các biện pháp khác như
phịng chống dịch hại, thời vụ, kỹ thuật làm đất, tưới nước... Mỗi một biện pháp có
ý nghĩa, vai trị riêng nhưng chúng có tác động quan hệ chặt chẽ với nhau trong một

9


tổng thể các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và phụ thuộc vào loại cây trồng,
vùng sinh thái khác nhau nhưng đều hướng tới là tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ
mơi trường bền vững.
1.1.4. Vai trị của các biện pháp kỹ thuật canh tác
- Duy trì, cải tạo, bồi dưỡng đất: Trong quá trình trồng trọt cây trồng lấy đi từ
đất một lượng dinh dưỡng để tạo năng suất, vì vậy cần có biện pháp trả lại cho đất
lượng dinh dưỡng đã mất. Biện pháp kỹ thuật trong nơng nghiêp nhằm duy trì, cải tạo
và bảo vệ đất có thể bao gồm: trồng cây họ đậu, bón phân, làm đất, che phủ đất... huy
động một cách có hiệu quả các nguồn dinh dưỡng, giảm tối thiểu việc sử dụng năng
lượng hố thạch trong q trình canh tác.
- Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng cũng như tăng năng suất và
phẩm chất nông sản. Đây là mục đích của các biện pháp kỹ thuật nơng nghiệp, bởi
có biện pháp kỹ thuật thích hợp khơng chỉ lợi dụng tốt nhất các yếu tố tự nhiên và

môi trường mà còn phát huy vai trò của giống, kỹ thuật canh tác cũng như cơng tác
phịng chống dịch hại tổng hợp.
- Bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, đặc biệt là môi trường đất, hệ sinh
thái đồng ruộng, chống xói mịn, hạn chế tối thiểu tác hại của sâu bệnh và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật.
- Điều hoà lao động và việc sử dụng các vật tư: mỗi loại cây trồng cần phải
gieo trồng, chăm sóc... sử dụng các vật tư công cụ khác nhau tuỳ từng giai đoạn. Vì
thế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp với một loại cây trồng nào đó sẽ
tạo ra việc bố trí nguồn nhân lực, vật tư… một cách hợp lý hơn và giảm tính thời
vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.5. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong hệ thống được đề cập đến rất sớm, một
số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mơ hình hố, phân tích kinh
tế, phương pháp chuyên khảo...Tuy nhiên, bất kỳ một đề xuất nào về đổi mới kỹ
thuật nông nghiệp cần được xem xét dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để người
nông dân dễ sử dụng nhưng lại đạt hiệu quả cao.
FAO, 1995 [43] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho đây
là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và cộng

10


đồng nông thôn trên cơ sở bền vững. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất
ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác hiện tại. Những
nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn
thiện cho việc tiếp cận đơn lẻ. Xuất phát điểm của hệ thống canh tác là nhìn nơng
trại như một hệ thống, phân tích những hạn chế và tiềm năng, xác định các nghiên
cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên và những thay đổi cần thiết được đưa vào chính
sách, thử nghiệm trên thực tế đồng ruộng hoặc mô phỏng các hiệu ứng của nó bằng mơ
hình hố trong trường hợp chính sách thay đổi. Sau đó phân tích đánh giá hiệu quả và

đề xuất hướng phát triển.
Đào Thế Tuấn, 1984 [38] cũng đưa ra sơ đồ khái quát về mối quan hệ chặt
chẽ giữa điều kiên tự nhiên (đất - nước - khí hậu) với sinh lý cá thể cây trồng trong
quần thể và không thể tách rời với các yếu tố kinh tế - xã hội:

Khí hậu

Năng suất kinh tế
Quần thể cây trồng

Quần thể sinh vật

Đặc điểm di truyền
cá thể cây trồng

Đất và nước

Tác động của con người

Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa cây trồng và môi trường
(Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1984 [53])
1. Thu thập tài liệu về khí hậu, đánh giá thuận lợi và khó khăn vùng nghiên
cứu.
2. Thu thập tài liệu đất đai, đánh giá số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng
và khai thác, các mặt hạn chế của đất đai.

11


3. Xem xét hệ thống thuỷ lợi, nước và các biện pháp quản lý khai thác nước.

4. Xem xét bộ giống cây trồng được sử dụng dựa trên đặc tính của giống
trong sản xuất để lựa chọn giống thích hợp cho vùng sinh thái.
5. Xem xét tình hình sâu bệnh hại.
6. Tìm hiểu các định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất của cơ sở.
7. Phân tích nguồn nhân lực, tư liệu sản xuất.
Speeding, 1975 [46] trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản xuất
ngành trồng trọt có hai phương pháp cơ bản:
(1) Nghiên cứu cải tiến hệ thống có sẵn: có nghĩa phân tích hệ thống hiện
trạng tìm ra chỗ hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống, đó là chỗ ảnh hưởng xấu nhất,
hạn chế đến hoạt động của hệ thống. Vì thế cần tác động để cải tiến, sửa chữa, khai
thông để cho hệ thống hồn thiện hơn, có hiệu quả hơn.
(2) Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: trong phương pháp này cần có sự
tính tốn, cân nhắc kỹ, tổ chức sắp đặt sao cho các bộ phận trong hệ thống dự kiến
nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương đương của các phần tử để đạt mục đích
của hệ thống tốt nhất.
Phạm Chí Thành, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên, Phạm Tiến Dũng, 1996
[34] đã đưa ra phương pháp rất cụ thể để điều tra, xử lý tổng hợp khi nghiên cứu hệ
thống nông nghiệp:
1. Mô tả nhanh điểm nghiên cứu.
2. Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân bằng phương pháp KIP.
3. Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá thông tin bằng phương pháp
SWOT.
4. Thu thập thông tin, xác định chẩn đoán những hạn chế, trở ngại theo
phương pháp ABC và WEB.
5. Xây dựng bản đồ lát cắt, mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả hoạt
động sản xuất của hộ nông dân.
6. Xử lý số liệu và trình bày kết quả các cuộc điều tra khảo sát.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới đã và đang tập trung mọi nỗ lực


12


nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống canh tác bằng việc sử dụng các nguồn lực sẵn
có và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, phẩm
chất và bền vững về mặt môi trường và các hệ sinh thái.
Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII chế độ canh tác phổ biến ở các nước Châu
Âu là chế độ luân canh 3 khu và luân chuyển trong 3 năm, với hệ thống cây trồng là
ngũ cốc - ngũ cốc - bỏ hố có năng suất khoảng 5 - 6 tạ/ha. Đầu thế kỷ XIX việc
thay đổi chế độ luân canh với 4 khu, 4 năm với hệ thống cây trồng khoai tây - ngũ
cốc xuân - cỏ 3 lá - ngũ cốc đông. Do áp dụng chế độ luân canh trên nên phải tăng
cường các biện pháp kỹ thuật như làm đất, bón phân và cỏ 3 lá có tác dụng cải tạo,
bồi dưỡng đất. Chính vì vậy, đã làm tổng sản lượng tăng gấp 4 lần, một số nước đã
áp dụng thành công chế độ này như Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Đức... (dẫn theo Bùi
Huy Đáp, 1974 [9])
Châu á được xem là cái nôi của lúa nước, chiếm tới 90% diện tích và sản
lượng của thế giới. Những nước Đơng Nam á có năng suất lúa cao nhất cũng khơng
vượt q 35 tạ/ha ( Thái Lan 30,25 tạ/ha, Philippines 29,42 tạ/ha), trong khi đó Nhật
Bản đạt 68,82 tạ/ha. Ngun nhân chính dẫn đến năng suất ở Đông Nam á không cao
là do kỹ thuật canh tác ít được cải tiến, đặc biệt là giống. Vào những năm 60 của thế
kỷ XX cùng với cuộc cách mạng xanh là việc tạo ra các giống lúa ngắn ngày, đầu tư
cơ giới và năng lượng hoá thạch dưới dạng nhiên liệu, phân hoá học, thuốc trừ sâu,
thuỷ lợi... đã tạo bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, sau
đó người ta cũng nhận thấy những hậu quả tiêu cực của nó về ơ nhiễm mơi trường,
đặc biệt là ơ nhiễm đất.
Ấn Độ đã tiến hành cơng trình nghiên cứu nông nghiệp từ năm 1962 - 1972,
lấy thâm canh, tăng vụ chu kỳ 1 năm, 2 vụ ngũ cốc, 1 vụ đậu đỗ với 3 mục tiêu là:
khai tác tối ưu tiềm năng của đất đai, nâng cao độ phì của đất và đảm bảo tăng lợi
ích cho nơng dân. Cũng ở ấn Độ đã đề cập tới vấn đề các biện pháp kỹ thuật canh

tác hợp lý dựa vào điều kiện của từng vùng sinh thái khác nhau, chế độ chính sách
và giá cả nơng sản hàng hố. Do vậy trong giai đoạn này hàng loạt các biện pháp kỹ
thuật canh tác được khảo nghiệm trên diện rộng và cho năng suất cao [23].
Zandstra H.G, 1982 [41] khẳng định xen canh gối vụ có tác dụng tăng tổng
sản lượng của các cây trồng cạn, do tạo ra được chế độ che phủ đất tốt hơn, tận

13


dụng được bức xạ mặt trời trong suốt thời gian sinh trưởng. Các cơ cấu cây trồng
được thực hiện: ngô + lúa; lúa + đậu xanh; lúa + lúa mì; lúa + rau; lúa + lúa; lúa mì
+ ngơ.
Conway G.R, 1985 [42] cho rằng cơng thức lúa + lúa mì là hệ thống luân
canh chính ở thung lũng Kangra cho năng suất ngũ cốc hàng năm không vượt 30
tạ/ha do khan hiếm phân bón. Thí nghiệm bón 100 kg N/ha, cày vùi rơm rạ cho
năng suất lúa và lúa mì đều tăng so với không cày vùi rơm rạ (không cày vùi rơm
rạ năng suất 31,57 tạ/ha lên 40,24 tạ/ha khi cày vùi rơm rạ).
Theo Kolar. JS, Grewal. HS, 1989 [44] trên đất thịt pha cát của vùng
Ludiana lượng phân bón cho lúa 13 kg P2O5/ha so với lượng bón 26 kg P2O5/ha thì
khơng có hiệu lực sai khác nhau, nhưng bón 26 kg P2O5/ha thì cịn để tồn dư lại vụ
sau.
Indonexia bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như kết hợp trồng trọt,
chăn nuôi gia súc và cá với các giống cây trồng có năng suất cao, trong vòng 9
năm (từ 1975 đến 1984) đã làm thay đổi đáng kể về kinh tế nông nghiệp [23].
Tác giả Tarhalkar, 1990 [45] nghiên cứu ở Rajasthan ấn Độ cho thấy trồng
bông thuần cho năng suất thấp hơn so với trồng xen lạc, đậu xanh, đậu tương giảm
được mức phân bón thấp (NPK tương ứng là 5- 10- 10 kg/ha) và chi phí phân bón
hồn tồn có thể được bù đắp bằng năng suất lạc.
Trung Quốc là một nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu của khu
vực, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhất là trong công nghệ sản

xuất hạt giống lúa lai, ngô, các loại cây ăn quả, giống rau đã làm tăng 43% sản
lượng ngũ cốc. Các biện pháp kỹ thuật như trồng xen canh ngơ với lúa mì, sử dụng
phân bón hợp lý... đã nâng cao năng suất của các cánh đồng lên 15 tấn/ha.
Đài Loan có diện tích đất nơng nghiệp rất thấp, nhưng áp dụng được các biện
pháp khoa học kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nên đã tạo
cho nền nơng nghiệp có những bước tiến vượt bậc, không những cung cấp đầy đủ
lương thực mà cịn chuyển vốn cho các ngành khác, đóng góp cho cơng nghiệp hố
và thúc đẩy kinh tế phát triển. Đài Loan thực hiện rộng rãi và áp dụng kinh doanh
cần nhiều sức lao động và kỹ thuật vi sinh để nâng cao sản lượng cây trồng, nâng
cao khả năng canh tác của đất đai, nhập thêm nhiều giống có năng suất cao. Để phát

14


triển nông nghiệp nông thôn Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ
thuật, phát triển nông nghiệp, thúc đẩy kiến thiết nông thôn.
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc theo mơ hình SALT lần đầu
tiên áp dụng ở Philippines có kết quả với hệ thống cây trồng và các biện pháp canh
tác như sau: các cây hàng năm và cây lâu năm được trồng thành băng xen kẽ rộng
từ 4 - 5 m, các loại cây họ đậu cố định đạm được trồng thành 2 dãy theo đường
đồng mức để tạo thành hàng rào, khi cây hàng rào cao 1,5 -2 m đốn để lại 40 cm
gốc, cành lá dùng để rải lên băng tạo lớp che phủ và giữ ẩm, chống xói mịn.
Nhật Bản là nước có điều kiện sản xuất nơng nghiệp khơng thn lợi, vì thế
đã nghiên cứu và đề ra chính sách quan trọng, xây dựng những chương trình với
mục tiêu như: (1) an toàn về lương thực; (2) cải tạo ruộng đất; (3) ổn định thị trường
nông sản trong nước; (4) đẩy mạnh công tác khuyên nông; (5) một số giải pháp kỹ
thuật trong sản xuất; (6) cải cách nông thôn.
Theo CIP, 1992 [47] ở Ai Cập trong kỹ thuật trồng gối khoai tây với ngô và
hướng dương làm tỷ lệ nẩy mầm và năng suất khoai tây tăng 30 - 40%.
Bangladet đã xây dựng hệ thống canh tác kết hợp nhiều loại cây trồng khác

nhau được bố trí trên cùng một lơ đất. Lợi ích của việc trồng kết hợp làm tăng hiệu
quả của sử dụng đất, sử dụng nước, ánh sáng, nguồn dinh dưỡng trong đất và phân
bón tạo điều kiện sinh thái tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và hạn chế sâu
bệnh phá hại.
Trên thế giới có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về việc bón phân cho cây
lúa và nêu lên những ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây lúa.
Mitsui (1973) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến hoạt động sinh lý của
lúa đã kết luận: Sau khi bón đạm cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm
lượng diệp lục tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng
cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hơ hấp 10 lần vì thế đạm làm tăng
tích luỹ chất khơ.
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa Iruka (1963) thấy: Bón đạm với liều
lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần, với
liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao.

15


Các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho thấy các hoạt động sinh
lý của cây lúa thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau. Cường
độ hoạt động của chúng phụ thuộc vào hàm lượng đạm có trong đất và sự hoạt động
tích cực của bộ rễ cây lúa.
Năm 1973 Xiniura và Chiba đã thí nghiệm bón đạm theo 9 cách tương ứng
với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và mỗi lần bón với 7 mức đạm khác nhau,
hai tác giả trên đã có những kết luận:
- Hiệu suất của đạm (kể cả rơm, rạ và thóc) cao khi lượng đạm bón ít.
- Có 2 đỉnh về hiệu suất, đỉnh thứ nhất xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh,
đỉnh thứ hai xuất hiện ở 9 đến 19 ngày trước trỗ, nếu lượng đạm nhiều thì khơng có
đỉnh thứ hai.

Hai tác giả đã đề nghị: nếu lượng đạm ít sẽ bón vào 20 ngày trước trỗ, khi
lượng đạm trung bình bón 2 lần: giai đoạn lúa con gái và 20 ngày trước trỗ bơng,
khi lượng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái.
Như vậy việc nghiên cứu hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng và các
biện pháp kỹ thuật như: trồng xen, trồng gối, thâm canh tăng vụ, kỹ thuật bón
phân, tưới nước…đã được các nhà khoa học đề cập từ lâu. Những nghiên cứu
này đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới góp phần vào sự
phát triển nghiên cứu hệ thống nơng nghiệp, góp phần tăng năng suất sản lượng,
phẩm chất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và tạo sự bền vững sinh thái.
1.2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử phát triển của nước ta gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hàng loạt các giống cây trồng và biện pháp kỹ thuật canh tác về lúa, lạc, đậu đỗ,
ngô, rau màu, cây ăn quả... ra đời đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất
và phẩm chất. Trước áp lực gia tăng dân số và nhu cầu mới về lương thực, thực
phẩm ngày các tăng nên việc nghiên cứu giống cây trồng cùng với các biện pháp kỹ
thuật đã đặt ra nhiều vấn đề được các nhà khoa học nông nghiệp quan tâm.
Thời Pháp thuộc, nhiều giống cây trồng như càfê, cam quýt, chè, cao su… đã
được tuyển chọn và đưa vào sản xuất tại nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt
Nam cây lúa vẫn đóng vai trị chính (Mai Văn Quyền, 1996 [26]).
Theo Đỗ Ánh và cs, 1992 [1] sau ngày giải phóng (1954) các nhà khoa học

16


đã tạo được nhiều vùng thâm canh thông qua một loạt các giải pháp về giống, phân
bón, thuỷ lợi và bảo vệ thực vật.
Từ năm 1960 bắt đầu hình thành vụ lúa xuân. Các giống lúa ngắn ngày có
tiềm năng được đưa thay thế dần các giống dài ngày năng suất thấp (Lê Sinh Cúc,
1995 [5], Phạm Chí Thành, 1996 [34]). Sau nhiều năm nghiên cứu ở Viện Trồng
trọt Việt Bắc, Viện Nông lâm, Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Nơng nghiệp

Hà Nội), một hệ thống tương đối hồn chỉnh kỹ thuật gieo cấy lúa xuân với 100%
diện tích.
Theo Bùi Huy Đáp, 1977 [10] sử dụng nguồn tài nguyên đất và khí hậu hợp
lý là việc tăng sản lượng trên đơn vị sản xuất. Tác giả cho rằng phát triển cây vụ
đông là tận dụng giai đoạn “đất nghỉ” và đặc biệt là giai đoạn khí hậu mùa đơng tại
đồng bằng Bắc bộ, độ ẩm đất tăng 30 - 50%, có thể trồng các cây có nguồn gốc ơn
đới hoặc á nhiệt đới như: xu hào, bắp cải, cà chua...
Theo Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chính, 1987 [23] luân canh
giữa cây trồng cạn và lúa vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa có tác dụng diệt trừ các
mầm bệnh.
Kết quả nghiên cứu trồng xen ngô với lạc, đậu nành, đậu xanh, đậu rồng, đậu
ván của Hoàng Kim, Mai Văn Quyền (1990) [16] đã rút ra các kết luận các giống
thích hợp để trồng ở đồng bằng Nam bộ là đậu xanh HL- 89-E3, 12 giống lạc, 9
giống đậu triều.
Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh đậu đỗ của đề tài cấp Nhà nước
01A-05-02 đã tập trung vào các mặt như hiệu lực của vi khuẩn nốt sần, kỹ thuật bón
phân vi lượng, kỹ thuật trồng xen, tăng vụ đậu tương trên đất mạ, nghiên cứu phịng
trừ sâu bệnh... (Ngơ Thế Dân, 1991) [6].
Lê Hưng Quốc, 1994 [36] đã xác định được hệ thống cây trồng thích hợp,
tiến bộ, cần nhiều lao động, có hiệu quả cao gấp đôi hệ thống cũ, cơ sở cho việc làm
giàu, làm sạch và bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên 3 cơ sở: (1) giống cây trồng;
(2) tăng vụ; (3) đổi mới công nghệ sản xuất cũng như chế biến. Tác giả cũng đã đề
xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả và hồn thiện cơ cấu cây trồng, cơ cấu
sản xuất trong nơng nghiệp.
Trần Đình Long, 1997 [27] cho rằng hệ thống cây trồng thích hợp với các

17


điều kiện đất đai và chế độ nước khác nhau: phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật

tổng hợp nhằm khai thác hiệu quả cao nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Cũng theo tác giả giống cây trồng là tư liệu
sản xuất sống, có liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh và đóng vai trị quan
trọng trong cải tiến cơ cấu cây trồng. Tác giả nhấn mạnh để tăng năng suất cây
trồng cần có sự tác động của các biện pháp kỹ thuật thích hợp theo yêu cầu từng
giống khác nhau. Sử dụng giống tốt là một biện pháp để tăng năng suất cây trồng và
ít tốn kém trong sản xuất.
Theo Phạm Văn Hiền, 1998 [13] khi nghiên cứu yếu tố hạn chế sản xuất
nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên đã xếp hạng các yếu tố cần
thiết cho sản suất tại vùng này theo thứ tự ưu tiên: (1) giống cây trồng; (2) phân
bón; (3) chăn ni; (4) tín dụng.
Tóm lại: Những cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu nêu trên đã cho
thấy:
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng trọt theo quan điểm hệ thống là rất
phù hợp trong sản xuất nông nghiệp. Đặt vấn đề nghiên cứu trong điều kiện cụ thể
về tự nhiên, khí hậu, đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng sinh thái, từ đó
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, tăng thu nhập cho người
dân, nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống nơng nghiệp nói chung và hệ thống
trồng trọt nói riêng, bảo vệ, khai thác và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Mặt khác cũng cho thấy trong thời gian qua các tiến bộ khoa học đã được
nghiên cứu một cách khoa học kể cả trong và ngoài nước, được áp dụng trong sản
xuất có hiệu quả ở nhiều vùng sinh thái, khu vực và nhiều địa phương đã đem lại
nhiều thành quả to lớn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt
nói riêng.
- Làm sáng tỏ vị trí, vai trị của các biện pháp kỹ thuật trong nơng nghiệp nói
chung và ngành trồng trọt nói riêng.

18



×