Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu thực trang và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện quế phong tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.67 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN VĂN VINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN CÁC XÃ VÙNG SÂU VÙNG XA
HUYỆN QUẾ PHONG - TỈNH NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: KHUYẾN NƠNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Vinh, năm 2012
1


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là : Nguyễn Văn Vinh
Sinh viên lớp: 49K3_KN&PTNT
Mã sinh viên : 0753053788
Trong thời gian từ 01/2/2012 đến 11/05/2012 tôi đã thực tập tốt nghiệp tại
trạm Khuyến Nông huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An, và đã tiến hành thực hiện đề
tài : “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa
bàn các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An”.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên khóa luận đã được cảm
ơn và những thơng tin, lời trích dẫn trong khóa luận này là hồn tồn chính xác và
đều được ghi rõ nguồn gốc.

Vinh, tháng 05 năm 2012
Tác giả khóa luận



Sinh viên
Nguyễn Văn Vinh

2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này tại trạm Khuyến
Nơng huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình của nhà trường, các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại Học Vinh, Ban
chủ nhiệm khoa Nông _Lâm _Ngư, các thầy cô giáo ngành Khuyến nông và phát
triển nông thôn,các thầy cô giáo khoa Nông _Lâm _Ngư, các thầy cô giáo trường
Đại Học vinh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện
giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths Trần Xuân Minh, giảng viên khoa
Nông_Lâm_Ngư, Trường Đại Học Vinh đã tận tình giúp đỡ, giành nhiều thời gian
hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức, viên chức trạm Khuyến nông
huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An, UBND huyện Quế Phong, các hộ nông dân trên
địa bàn huyện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình
thu thập thông tin, xử lý số liệu, điều tra, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tuy đã rất cố gắng và giành nhiều thời gian để nghiên cứu đề tài. Nhưng do
năng lực, trình độ cịn hạn chế, thời gian hạn hẹp nên đề tài của tơi cịn rất nhiều
thiếu sót, hạn chế, rất mong quý thầy cô khoa Nông _ Lâm_Ngư trường Đại Học
Vinh đóng góp những ý kiến quý báu để tơi hồn thiện tốt khóa luận.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 05 năm 2012


Sinh viên
Nguyễn Văn Vinh

3


Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt ........................................................................ 6
Danh mục các bảng ......................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : ............................................................ 9
2.1 Mục tiêu chung : .................................................................................... 9
2.2 Mục tiêu cụ thể : .................................................................................... 9
Chương 1 ........................................................................................................ 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 10
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 10
1.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................... 10
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế tế hộ nông dân ......................................... 11
1.1.3 Phân loại nông hộ ......................................................................... 12
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ..... 13
1.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 15
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân ở các nước trên thế
giới và những bài học kinh nghiệm ...................................................... 15
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân ở nước ta. ................. 17
Chương 2 ........................................................................................................ 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu :................................................................ 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu : .................................................................... 21

2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.1. Điều tra tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu ................... 21
2.2.2. Điều tra thực trạng kinh tế nông hộ của huyện Quế Phong ..... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 21
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 22
2.3.3. Phương pháp thống kê kinh tế .................................................... 22
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu ....................................... 23
2.4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................ 23
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 27
2.4.3. Nhận xét những lợi thế và hạn chế ............................................. 32
Chương 3 ........................................................................................................ 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 33
3.1 Thực trạng kinh tế hộ nông dân trên địa bàn các xã vùng sâu huyện
Quế Phong, tỉnh Nghệ An. ........................................................................ 33
3.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân. .................. 33
3.1.2 kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân điều tra. ............ 34
3.1.3.Điều kiện sản xuất của nông hộ ................................................... 35
4


3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ ................................. 41
3.1.5 Hiệu quả sản xuất của nông hộ ................................................... 46
3.1.6. Nhận xét và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân
huyện Quế Phong ................................................................................... 49
3.2 Định hướng giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân các xã vùng
sâu thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An ............................................ 52
3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân các xã vùng sâu thuộc
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An .......................................................... 52
3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn ................ 53

3.2.3. Ngành Nông nghiệp và nông thôn .............................................. 53
3.2.4 Phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp : ...................................... 54
3.2.5 Phát triển sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... 54
3.2.6. Phát triển thương mại, dịch vụ .................................................... 54
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ các xã vùng
sâu huyện Quế Phong................................................................................ 55
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........ 63
3.3.2. Nhóm giải pháp về đất đai ........................................................... 65
3.3.3. Giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng :............................................. 66
3.3.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất : ........ 67
3.3.5. Giải pháp về chính sách :............................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69
1. Kết luận .................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị ................................................................................................ 71

5


Danh mục các ký hiệu viết tắt
STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BQ

Bình quân


2

CC

Cơ cấu

3

DS

Dân số

4



Lao động

5

LĐX

Lúa đông xuân

6

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


7

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

7

SL

Sản lượng

8

TTN

Tiểu thủy nông

9

TPDT

Thành phần dân tộc

10

TB

Trung bình


11

XDCBTT

Xây dựng cơ bản tập trung

12

HTX

Hợp tác xã

13

ĐVT

Đơn vị tính

14

SSNN

Sản xuất nơng nghiệp

15

SSLN

Sản xuất lâm nghiệp


6


Danh mục các bảng
Bảng 2.1 : Tổng diện tích đất huyện Quế Phong
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2009-2011
Bảng 3.1: Phân loại hộ trong các xã điều tra năm 2011
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Quế Phong
Bảng 3.2 : Nhân khẩu và lao động và trình độ của chủ hộ năm 2011.
Bảng 3.3. Diện tích đất của từng nhóm hộ năm 2011
Bảng 3.4. Đầu tư chi phí cho 1 ha cây trồng năm 2011
Bảng 3.5: Đầu tư chi phí chăn ni của 01 hộ gia đình.
Bảng 3.6. Diện tích gieo trồng của các nhóm hộ năm 2011
Bảng 3.7. Tình hình chăn ni năm 2011 của các hộ gia đình
Bảng 3.8. Thu nhập của nông hộ
Bảng 3.9. Thu nhập của nông hộ
Bảng 3.10. Mức độ tích lũy của hộ gia đình năm 2011
Bảng 3.11. Dự kiến mơ hình sản xuất cho nhóm hộ nghèo của huyện
Bảng 3.12. Dự kiến mơ hình sản xuất cho nhóm hộ nghèo
trung bình của huyện
Bảng 3.13. Dự kiến mơ hình sản xuất cho nhóm hộ khá của huyện
Bảng 3.14. Dự kiến vốn đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015

7


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nên kinh tế

Việt Nam thì ngành nơng nghiệp ln là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà nước ta
đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Nông thôn là khu vực
sản xuất chủ yếu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn nhân
lực, ngun liệu, nguồn tích lũy cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở
nước ta với 78% dân số sống bằng nghề nông và nông nghiệp là ngành duy nhất sản
xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, là ngành cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đảm bảo cho các ngành kinh tế khác phát
triển. Kinh tế hộ nông dân là một thành phần kinh tế phổ biến, có vị trí và vai trò to
lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, vấn đề nghiên cứu thực trạng và tìm
ra các giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân ngày càng lớn
mạnh và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Thực tế những năm qua cho thấy, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị, nơng nghiệp và nơng thơn nước ta đã có nhiều cải cách và chuyển biến
mang tính đột phá. Với các chính sách và cơ chế quản lý mới, hộ nông dân được
xác định là đơn vị kinh tế tự chủ đã góp phần to lớn vào huy động các nguồn lực để
phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn. Nhiều hộ nơng dân đã sử
dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động... và đã trở nên khá giả.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phảt triển kinh tế và xã hội
chung của đất nước, thì những tồn tại đã và đang đặt ra cho chúng ta đó là : Sự phân
cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi ngày càng
lớn. Do sức ép về nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng lớn, với trình độ canh
tác thấp, dẫn đến các nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước, rừng và biển ngày
càng bị xuống cấp và ơ nhiễm. Từ thực tế đó, tiếp tục nghiên cứu về kinh tế hộ nơng
dân, từ đó có các chính sách quản lý và điều chỉnh cho phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế
và đảm bảo ít gây ơ nhiễm cho môi trường nhất là việc làm hết sức cần thiết.
Quế phong là huyện biên giới giáp với Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào,
giao thơng đi lại khó khăn, địa hình núi đá là chủ yếu. Tài nguyên khoáng sản
nghèo nàn, dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sống bằng nghề

8



nông nghiệp, làm nương rẫy, trồng rừng. Sản xuất ở đây phần lớn cịn mang tính tự
phát, tự cung, tự cấp với trình độ thấp kém, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Tỷ lệ hộ
nơng dân thuộc diện đói nghèo còn cao.
Nhận thức được tầm quan trọng thực tế đặt ra, tôi chọn đề tài: “Thực trạng
và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn các xã vùng sâu vùng xa
thuộc huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An”, với mong muốn góp phần giải quyết
những khó khăn, khắc phục tồn tại và thúc đẩy kinh tế hộ nông dân trên địa bàn
huyện Quế Phong phát triển bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an
ninh trật tự xã hội vùng biên cương cho Tổ quốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
2.1 Mục tiêu chung :
Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ nông dân trên địa bàn, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân trên địa bàn các xã vùng sâu thuộc
huyện Quế Phong phát triển theo hướng bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể :
- Góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông
dân và phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Đánh giá đúng thực trạng kinh tế hộ nông dân trong những năm gần đây,
mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn, phong tục tập
quán..., quan hệ giữa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế khác như Lâm
trường, Nơng trường.từ đó tìm ra các ngun nhân làm hạn chế phát triển kinh tế hộ
nông dân trên địa bàn các xã vùng sâu thuộc huyện Quế Phong.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế hộ nông
dân ở các xã vùng sâu thuộc huyện Quế Phong.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
-Việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn sẽ góp
phần làm hồn thiện hệ thống lý thuyết phát triển các mơ hình kinh tế hộ. Đồng thời

hồn thiện hệ thống kinh tế hộ nơng dân của huyện.

9


-Thơng qua kết quả nghiên cứu sẽ hình thành nên những biện pháp và kinh
nghiệm tổ chức, quản lý hộ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, bổ sung các kinh
nghiệm, phương pháp sản xuất mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá những thực trạng và hiệu
quả kinh tế - xã hội - môi trường của huyện.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm hộ nông dân:
-Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất chính là
nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi
nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia vào các hoạt động phi nơng nghiệp (như
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) ở các mức độ khác nhau. Hộ nơng dân
đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và trải
qua với nhiều hình thức khác nhau. Nó là một trong những đối tượng được các nhà
khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khác nhau quan tâm.Đứng ở mỗi góc độ
khác nhau, họ đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ.
- Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng
sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".
- Về hộ nơng dân thì theo Frank Ellis định nghĩa " Hộ nơng dân là các hộ gia

đình làm nơng nghiệp,tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ
yếu lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,

10


nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng
hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao”.
- Theo một số học giả nước ta như : Lê Đình Thắng (1993) thì “nơng hộ là tế
bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nông thôn”.
Nguyễn Sinh Cúc (2001) đã xác định cụ thể hơn “Hộ nơng nghiệp là những hộ có
tồn bộ hoặc hơn 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống
cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thơng thường nguồn sống chính của hộ dựa vào
nông nghiệp”.
Khái niệm kinh tế hộ nông dân:
Theo "Kinh tế hộ nông dân" XB năm 2000 của TS. Đỗ Văn Viện và Th.S
Đặng Văn Tiến thì: Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền
sản xuất xã hội. Trong đó các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và
tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ,
ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh là tùy
thuộc vào chủ hộ. Được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Kinh tế hộ nơng dân là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông
nghiệp được hình thành và tồn tại khách quan lâu dài dựa trên cở sở sử dụng lao
động, đất đai và tư liệu sản xuất khác của gia đình là chính.
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trị của hộ gia đình
cũng rất quan trọng, vì nó khơng những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và
bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà cịn là chủ thể tiêu
dùng rất đa dạng của nền kinh tế.
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nơng dân có những đặc trưng kinh tế sau:
Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự chủ, tự
nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân, của gia đình và của xã hội. Các thành viên
chính của hộ là những người có cùng chung quan hệ huyết tộc và hôn nhân, là chủ
thể đích thực của hộ.
Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống nhất giữa đơn
vị kinh tế và đơn vị xã hội. Kinh tế hộ có khả năng tự điều chỉnh nhanh mối quan hệ

11


giữa sản xuất – trao đổi – tiêu dùng vì vậy tính thích nghi của nó rất linh hoạt trong
điều kiện và hồn cảnh thay đổi.
Kinh tế hộ là hình thúc kinh tế rất phù hợp với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp,
đó là quy mơ về đất đai, lao động, đối tượng lao động luôn luôn thay đổi và không
đồng nhất giữa các vùng, miền cũng như ngay nội tại một vùng.
Kinh tế hộ là một tế bào xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện tự
nhiên của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình độ của nó phát triển từ thấp
đến cao.
Kinh tế hộ tuy là một đơn vị kinh tế độc lập, nhưng nó có quan hệ gắn bó mật
thiết và hữu cơ với các thành phần kinh tế khác. Như là kinh tế Hợp tác xã và các
Nông, Lâm trường và các cơ sở chế biến trên địa bàn.
1.1.3 Phân loại nông hộ
Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế được phát
triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Vì vậy nếu căn cứ
vào mức độ phát triển kinh tế nơng hộ ta có thể chia ra các nhóm sau:
- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển thấp của kinh tế hộ, các hộ
thuộc nhóm này chỉ sản xuất một số loại cây trồng vật ni chủ yếu nhằm duy trì
cuộc sống của gia đình họ. Họ hầu như khơng có hoặc có rất ít vốn, cơng cụ sản
xuất thì thơ sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và họ tiến hành sản xuất

chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Nhóm kinh tế hộ tự túc: Nhóm này sản xuất ra lương thực thực phẩm cung
cấp cho nhu cầu gia đình hàng ngày, sản xuất cịn manh mún, lạc hậu khơng chịu
tìm tịi, học hỏi, ln bằng lịng với bản thân nên hiệu quả trong sản xuất của nhóm
hộ này rất thấp.
-Nhóm hộ sản xuất nhỏ: Trong q trình sản xuất có một bộ phận nơng dân
làm ăn khá giả, ngoài phần sản xuất để cung cấp cho bản thân gia đình cịn có phần
dư thừa để bán ra ngồi thị trường. Đây là nhóm hộ phần nào biết làm ăn, chịu khó
học hỏi nhưng vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư, thuê vốn để làm ăn.
- Nhóm kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn: Đây chính là những loại hộ sản xuất
hàng hóa, nên các hộ thuộc nhóm này đã biết đầu tư phát triển loại hình kinh tế
mang đặc trưng của mơ hình kinh tế trang trại.

12


Trên đây là các nhóm hộ thuần nơng. Các hộ có thu nhập chủ yếu từ ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Đặc trưng của các hộ này là chịu ảnh hưởng lớn của điều
kiện tự nhiên.
Ngồi loại hộ thuần nơng cịn có nhóm hộ kiêm ngành nghề ,dịch vụ: Đây là loại
hộ ngồi sản xuất nơng nghiệp, họ cịn biết tận dụng những cái có sẵn của ơng cha để
lại như các ngành nghề truyền thống được kế thừa từ đời này sang đời khác nhằm nâng
cao thu nhập cho gia đình và tận dụng lao động lúc nơng nhàn ở nơng thơn. Vì vậy loại
hộ này có vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và có kiến thức về thị trường.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nơng dân
Ta có thể khái quát một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế
nơng hộ như sau:
- Nhóm các yếu tố chủ quan: Đây là yếu tố do chính bản thân gia đình nơng
dân quyết định. Mỗi hộ có hồn cảnh riêng, có trình độ, có phương tiện và các yếu
tố sản xuất khác nhau. Đó là các yếu tố chủ quan, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát

triển của kinh tế nông hộ. Các yếu tố chủ quan bao gồm:
+ Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt khơng gì có thể thể
thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai
có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt.
Sẽ khơng thể có hoạt động sản xuất nơng nghiệp nếu khơng có đất đai, số lượng và
chất lượng đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông
nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất
lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy đất
đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nơng hộ. Chính vì vậy với một
diện tích đất canh tác có hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có
được hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Vốn đầu tư cho sản xuất: vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm
những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất
khác. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thơng
hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mơ sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các
nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có

13


quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo
ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả
hay khơng nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ.
+ Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi q trình sản xuất, khơng có
lao động thì khơng thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp,
cũng như đất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập.
Lao động là một trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của
kinh tế hộ. Nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về chất và về lượng nên trong các
giải pháp để phát triển kinh tế nơng hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính

khả thi cao.
- Nhóm yếu tố khách quan: Đây là các yếu tố tác động từ bên ngoài đến kết
quả sản xuất kinh doanh của nông hộ mà hộ nông dân không thể kiểm sốt được.
Các tác động này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, có thể là tốt với loại hộ
này nhưng lại không tốt với hộ khác. Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm:
+ Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, quá
trình sinh trưởng phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu,
thời tiết, mơi trường... Nếu gặp điều kiện thuận lợi phù hợp với giai đoạn phát triển
của cây trồng vật ni thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Như vậy trong sản xuất
nơng nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất
của nông hộ.
+ Thị trường: thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác
động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá
cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cung sản
phẩm. Trong nơng nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản
phẩm trong nơng nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại
trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong
nơng nghiệp là thị trường cạnh tranh hồn hảo, nên người nơng dân khơng thể kiểm
sốt được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của nông
hộ không ổn định.

14


Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nơng hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy
mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi
phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống.

+ Chính sách của Nhà nước: Chính sách kinh tế là cơng cụ đắc lực của Chính
Phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích
thích được sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách của Nhà nướ có ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế nơng hộ. Trong q trình
phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà nước ta đã chứng tỏ được vai trị
của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong
cơng cuộc đổi mới. Chính sách này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân cư
trong nơng thơn. Ngồi ra cịn có sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác như
đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
+ Ngoài các yếu tố kể trên, kinh tế hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa….
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và
những bài học kinh nghiệm
Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển như vũ bão và
trở thành lực lượng sản xuất then chốt thì nó cũng tác động tích cực đến sản xuất
nơng nghiệp.
Sự phát triển của máy móc, thiết bị cho phép sản xuất nơng nghiệp cũng dần
dần cơ giới hóa và tự động hóa, ruộng đất được tích tụ tập trung, trên thế giơí các xí
nghiệp tư bản và nơng trại có qui mơ lớn, chun sản xuất hàng hóa thay thế cho
các trang trại gia đình có qui mơ nhỏ bé.Thời kỳ đầu của q trình cơng nghiệp
hóa, người ta lo ngại rằng trang trại gia đình với qui mơ nhỏ bé, phân tán sẽ
không phù hợp với phương thức sản xuất tư bản và sẽ không đủ sức cạnh tranh
với các xí nghiệp tư bản dưới sức ép của qui luật thị trường. Tuy nhiên, thực tế đã
chứng minh, trang trại gia đình khơng những khơng bị triệt tiêu mà nó vẫn tồn tại
và ngày càng phát triển cả về số lượng và qui mơ. Trang trại gia đình ngày càng

15



thích nghi với q trình hiện đại hóa sản xuất ngày càng cao. Các thành tựu của
khoa học và kỹ thuật đều được các trang trại gia đình của các nước tiên tiến nhanh
chóng áp dụng vào sản xuất. Kinh tế trang trại gia đình tham gia vào quá trình sản
xuất dưới nhiều hình thức sản xuất phong phú. Các trang trại gia đình đã đóng góp
rất nhiều nơng sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tuy nhiên, do sức ép của cơ chế thị trường nên những cơ sở kinh doanh có
hiệu quả thì ngày càng tích lũy vốn và mở rộng qui mơ sản xuất, ngược lại khơng ít
cơ sở do làm ăn kém hiệu quả nên bị diệt vong. Do trình
độ cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng cao nên lực lượng lao động trong nông
nghiệp ngày càng giảm và chuyển sang các ngành kinh tế khác (chủ yếu là công
nghiệp). Số cơ sở kinh doanh nông nghiệp ngày càng giảm và qui mô ngày càng
tăng. Qua khảo sát ở Pháp năm 1950 có 80% là nơng dân, hiện nay cịn 5%, ở Mỹ
hiện nay cịn 2%, ở Anh 2,1%, Thụy Điển 3,6%, Đức 3,9%, Hà Lan 4,7%, Italia
9%. Các nước khu vực Đông Bắc á năm 1950 là 34,9% đến nay còn 7,5%, Nhật
Bản còn 3,7%. Các nước Đơng Nam Á đến nay cịn 55,9%.
Các cơ sở sản xuất ngày càng tăng quy mô diện tích. Tại Mỹ qui mơ bình
qn một trang trại năm 1949 là 70 ha, năm 1960 là 120 ha, đến năm 1980 là 180
ha. Tại Pháp qui mơ bình qn năm 1956 là 13 ha, năm 1970 là
19 ha, đến năm 1989 là 28 ha. Tại Nhật Bản qui mô bình quân một trang trại năm
1945 là 0,7 ha, năm 1960 là 0,95 ha, đến năm 1980 là 1,15 ha, đến năm 1989 là 1,2
ha. Tại Đài Loan năm 1973 là 1,02 ha, đến năm 1984 là 1,12 ha.
Từ những thực tiễn phát triển nông nghiệp và nông thôn của các nước trên
thế giới, có thể cho ta tham khảo và rút kinh nghiệm các vấn đề sau:
Một là: Kinh tế hộ gia đình nơng dân vẫn giữ vị trí và vai trị quan trọng
trong sản xuất nơng nghiệp nói riêng cũng như trong nền kinh tế nói chung.
Hai là: Sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn mạnh theo xu hướng giảm số
lượng về đơn vị sản xuất nhưng tăng về quy mơ với trình độ thâm canh ngày
càng cao, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với các mơ hình là xí nghiệp
nơng nghiệp và trang trại hộ gia đình. Quy mơ và trình độ sản xuất phụ thuộc

vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng vùng miền.

16


Ba là: kinh tế nơng hộ phát triển theo hình thức từ thấp đến cao, từ sản
xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hốn hợp và nay là sản xuất hàng hóa. Q trình
phát triển có thể tuần tự hoặc nhảy vọt phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
quốc gia, từng vùng miền.
Bốn là: Phát triển kinh tế nơng hộ cần có sự can thiệp rất lớn của Nhà
nước. Từng quốc gia có các chính sánh can thiệp riêng và tốc độ phát triển nơng
nghiệp nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng cũng khác nhau. Đến nay, phần
lớn các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực đã giải quyết cơ bản
nhu cầu về lương thực, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho nông
dân. Cơ sở hạ tầng và đời sống kinh tế - văn hóa và xã hội của nơng dân đã được
nâng cao.
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta.
1.2.2.1. Trước năm 1945.
Trong thời kỳ này đại đa số đất đai nằm trong tay tầng lớp địa chủ và các chủ
đồn điền, phần lớn nơng dân khơng có đất phải đi làm thuê hoặc cày cấy thuê trên
đất của địa chủ. Trình độ sản xuất hết sức lạc hậu, cây trồng và con vật ni chủ yếu
là giống địa phương có năng suất thấp, đời sống của nông dân hầu hết là thiếu đói.
1.2.2.2. Từ năm 1945 đến 1954
Thời gian này chúng ta đang phải tập trung cho cuộc trường kỳ kháng chiến
đánh đuổi thực dân Pháp, để phát huy sức mạnh đồn kết tồn dân tộc nên Chính
phủ chưa thể có chính sách mới về nơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp thời kỳ này
vẫn dựa trên kinh nghiệm truyền thống, trình độ sản xuất chưa có gì tiến bộ nhiều.
1.2.2.3. Từ năm 1954 đến năm 1960
Chúng ta đã giành chủ quyền độc lập hoàn toàn trên Miền Bắc, để cải thiện
đời sống cho đại bộ phận dân nghèo ở nông thôn chúng ta thực hiện cuộc cải cách

ruộng đất trong nông nghiệp, đó là tịch thu ruộng đất của Địa chủ và Phú nơng chia
cho dân nghèo. Chính sách người cày có ruộng hợp với lịng dân vì vậy để khơi dậy
tinh thần hăng say sản xuất, đất đai sử dụng đã có hiệu quả hơn, tuy nhiên do trình
độ canh tác thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu vì chưa được đầu tư vì vậy sản xuất nơng
nghiệp của chúng ta vẫn chậm phát triển, đói nghèo vẫn là phổ biến ở khu vực nơng
thơn. Sau khi hồn thành cuộc cải cách ruộng đất, chúng ta tiến hành hợp tác hóa

17


nơng nghiệp ở nơng thơn. Hộ gia đình ở nơng thơn chia làm 2 loại chính là hộ nơng
dân cá thể ( là hộ chưa vào hợp tác xã nông nghiệp ) và hộ gia đình xã viên và hộ
cơng nhân viên của Lâm trường. Thời kỳ này sản xuất theo hình thức kế hoạch hóa
tập trung từ trên xuống, Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh về sản lượng đóng nghĩa
vụ cho hợp tác xã và chịu trách nhiệm cung ứng đầu vào như vật tư, phân bón,
thuốc trừ sâu, máy móc, xăng dầu cho hợp tác xã. Hộ gia đình xã viên tham gia sản
xuất với hợp tác xã bằng đóng góp ngày cơng theo hình thức chấm điểm, ngồi ra
hộ gia đình cịn được làm kinh tế phụ gia đình trên đất 5% chủ yếu là phục vụ chăn
nuôi. Đến đầu năm 1960 số hộ ở nông thôn đã tham gia hợp tác xã nông nghiệp
khoảng 85%, khoa học kỹ thuật và máy móc đã được áp dụng vào sản xuất nên
năng suất lao động đã được nâng lên, sản lượng lương thực qui thóc ở Miền Bắc là
5,6 triệu tấn, đời sống của nông dân đã được cải thiện hơn so với thời kỳ trước.
1.2.2.4. Từ năm 1960 đến 1980
Tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý trong nông nghiệp, chúng ta tiến hành
hợp nhất hợp tác xã với qui mơ thơn lên qui mơ tồn xã với các tổ chuyên như tổ
giống trồng trọt, tổ sản xuất chăn nuôi, đội máy kéo, đội ngành nghề.
Đất đai và tư liệu sản xuất trong thời kỳ này tập trung hầu hết ở các Hợp tác
xã nông nghiệp và các Nơng trường, hộ gia đình chỉ được sản xuất trên đất 5%,
chăn nuôi và ngành nghề cũng bị hạn chế bởi hình thức phải bán sản phẩm theo
nghĩa vụ đã được đăng ký với hợp tác, lương thực và thực phẩm bị cấm lưu thông tự

do trên thị trường. Hình thức lao động tập thể với hình thức cơng điểm bên cạnh
mặt tích cực là tạo điều kiện giúp đỡ những hộ ít lao động, hộ gia đình chính sách,
khó khăn đã có hợp tác xã giúp đỡ, động viên sức người cho cách mạng để làm
nghĩa vụ qn sự, nhưng bên cạnh đó tính ỷ nại vào tập thể ngày càng tăng, tinh
thần tự giác ngày càng giảm dẫn đến năng suất lao động ngày càng giảm, sản phẩm
nơng nghiệp làm ra thất thốt ngày càng nhiều, đời sống của nơng dân hết sức khó
khăn, nhiều hộ nông dân không tha thiết với sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã.
Hậu quả của tình hình trên là do chúng ta q nóng vội, xem nhẹ vai trị của
kinh tế hộ và chúng ta thực hiện hợp tác xã chưa đúng với các nguyên tắc của nó đó
là tự nguyện và cùng có lợi. Tuy vậy hộ gia đình cá thể ngày càng giảm bởi áp lực
về kinh tế và phân biệt đối xử trong xã hội.

18


1.2.2.5. Từ năm 1981 đến 1987
Đứng trước thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, tư liệu sản
xuất cũng như các nguồn lực ngày càng bị lãng phí, sản lượng lương thực và thực
phẩm khơng những khơng tăng mà cịn giảm, đời sống của nơng dân gặp nhiều khó
khăn. Trên cơ sở tham khảo hình thức quản lý nông nghiệp của các nước trong khu
vực và trên Thế giới, nghiên cứu những nguyên nhân tồn tại trong nước, Đảng và
Nhà nước ta đã tiến hành cải cách trong nông nghiệp bằng việc ra đời chỉ thị số100
CT ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung uơng Đảng. Với việc khốn một số khâu
cơng việc như làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch đến nhóm và người lao động đã
khơi dậy tính tự chủ và hăng say lao động của nơng dân. Hộ gia đình đã thực sự
phát huy quyền làm chủ trên mảnh ruộng của mình vì vậy các nguồn lực được sử
dụng có hiệu quả hơn, thu nhập của gia đình cũng như sản phẩm nơng nghiệp của
tồn xã hội tăng nhanh. Thực tế đó đã chững minh chính sách trên của Đảng là đúng
đắn vì nó hợp với lịng dân và được nhân dân hưởng ứng.
1.2.2.6. Từ năm 1988 đến nay

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 100/Ct (hay cịn gọi là khốn 100 ), chúng
ta thấy rằng ngày càng bộc lộ những tồn tại cần khắc phục đó là đất đai cũng như
quyền tự chủ sản xuất chưa giao hẳn cho hộ gia đình, vì vậy hộ gia đình xã viên
chưa thật sự yên tâm sản xuất, các hộ còn bị động trong việc đầu tư vốn để thâm
canh, tình trạng bóc lột độ phì của đất là phổ biến. Nhiều khâu cơng việc như thủy
lợi, bảo vệ thực vật tỏ ra kém hiệu quả. Các loại đóng góp với Nhà nước quá nhiều,
sản lượng nhận khốn khơng ổn định, giá vật tư đầu vào liên tục tăng đã làm cho
người dân không yên tâm nhận khốn. Thực tế đó, để có thể khai thác hết tiềm năng
của đất đai và các nguồn lực khác đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiếp tục đẩy mạnh
việc giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho hộ gia đình xã viên và Nghị
quyết 10 NQ/TƯ ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị đã đáp ứng điều đó. Thực hiện
khốn 10, vai trị tự chủ của hộ gia đình thực sự được phát huy, đất đai được giao
lâu dài cho hộ gia đình và hộ được tồn quyền quyết định kế hoạch sản xuất kinh
doanh của mình, Nhà nước chỉ quản lý vĩ mô về mặt quy hoạch.
Hợp tác xã nơng nghiệp được kiện tồn lại theo hướng dịch vụ đầu vào và
đầu ra cho sản xuất theo cơ chế thị trường. Để khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản

19


lý, Nhà nước đã giao phần đất khoán lâu dài cho hộ gia đình và ban hành kèm theo
các quyền về thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, cầm cố và cho thuê. Bên cạnh đó
cũng dành một tỷ lệ diện tích đất nhất định ( khoảng 10% ) để tiến hành đấu thầu,
với mục đích là tạo điều kiện cho những hộ gia đình có vốn, mạnh dạn đầu tư sản
xuất kinh doanh để làm hàng hóa. Các cơ sở vật chất trước đây của Hợp tác xã như
chuồng trại chăn ni, sân kho hợp tác,nhà kho...được chuyển mục đích sử dụng,
đất đai được giao khoán cho các hộ gia đình sử dụng để tránh lãng phí. Chính sách
dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ chuyên canh cây lúa
nước sang trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi hoặc sang nuôi trồng thủy, hải sản đã
cho thấy hiệu quả sử dụng được tăng lên nhiều lần so với trước đây.

Ở khu vực Miền núi, chính sách giao đất và giao rừng cho hộ gia đình đã
thực sự làm cho rừng và đất rừng đã có chủ, tài nguyên rừng và đất rừng được quản
lý và sử dụng có hiệu quả hơn. Tình trạng phá rừng làm rẫy bị hạn chế, diện tích đất
trống, đồi núi trọc giảm do hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư để làm vườn rừng cũng
như trồng các loại cây ăn quả, cây cơng nghiệp vừa có giá trị kinh tế cao lại vừa có
khả năng phịng hộ tốt.
Từ tình hình thực tế cho thấy : Kinh tế nông hộ ở nước ta đã trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau, có thời kỳ là nơng hộ cá thể sản xuất mang tính tự cấp, tự túc.
Trong một thời gian dài dưới hình thức hợp tác xã nơng nghiệp, kinh tế nông hộ đã
bị xem nhẹ, đây cũng là thời kỳ sản xuất nông nghiệp bị ràng buộc và kìm hãm
nhất. Chuyển sang thời kỳ đổi mới ( từ sau khốn 100 và khốn 10), kinh tế nơng hộ
phát triển ngày càng mạnh về số lượng, qui mô và chất lượng. Trong q trình phát
triển, kinh tế nơng hộ được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về chính sách
quản lý cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng và bình ổn giá. Tuy
nhiên, trong nền sản xuất theo cơ chế thị trường thì những rủi ro vẫn cịn cao, nội
lực của kinh tế nơng hộ cịn thấp, điều kiện sản xuất ở từng vùng, miền không giống
nhau dẫn đến kinh tế nông hộ phát triển không đồng đều, đời sống của đa số nơng
dân vẫn cịn rất khó khăn.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu chính là hộ nơng dân các xã vùng sâu thuộc huyện
Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu :
2.1.2.1 Về không gian

Trên địa bàn các xã vùng sâu thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
2.1.2.2 Về thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập từ ngày 01/02/2012 – 11/05/2012
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần tiến hành nghiên cứu những
vấn đề sau:
2.2.1. Điều tra tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tình hình hoạt động của kinh tế nông hộ và các tổ chức có liên quan
+ Hiện trạng sử dụng đất đai
2.2.2. Điều tra thực trạng kinh tế nông hộ của huyện Quế Phong
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế nơng hộ ở các xã
+ Trước khi có chính sách của nhà nước
+ Sau khi có chính sách của nhà nước
2.2.2.2. Phân loại mơ hình nơng hộ theo
2.2.2.3. Thực trạng phát triển của các nông hộ tổng hợp điều tra
+ Thực trạng các yếu tố sản xuất (đất đai, nguồn vốn, lao động,...)
+ Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ (giá trị sản xuất, chi phí, thu nhập)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu tại địa phương: Thu thập tại phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phịng
Địa chính huyện, Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư
và các đơn vị có liên quan.

21


Số liệu sơ cấp ( điều tra từ hộ gia đình ).

Xây dựng phiếu điều tra cho từng hộ (bao gồm các thông tin về nhân khẩu,
lao động, tài sản, đất đai, cơng cụ sản xuất, tình hình sản xuất trong năm 2011,
những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị của hộ ).
Phương pháp điều tra : Phỏng vấn từng hộ gia đình. Bên cạnh đó tiến hành
điều tra thơng qua cán bộ thôn, xã, huyện bằng phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn, thu thập những nhận xét, kiến nghị của cán bộ các cấp chính quyền, đặc biệt là
chính quyền xã.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào số liệu đã công bố, tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin
phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê là
phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu, đồng thời xác định hệ thống các
chỉ tiêu chủ yếu để phản ảnh và đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân .
- Phân tổ theo từng loại dân tộc: nhóm 1 dân tộc Thái, nhóm 2 gồm dân tộc
Kmú và Hmơng có trình độ sản thấp nhất gộp vào cùng 1 nhóm, dân tộc cịn lại là
dân tộc Kinh có trình độ sản xuất cao nhất đưa vào 1 nhóm để điều tra và phân tích.
-Phân tổ theo mức thu nhập của hộ :
Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, hộ nghèo ở nơng thơn là người có thu nhập bình qn dưới 400.000
đồng/tháng là người nghèo.
+ Tuy nhiên, do địa bàn là khu vực huyện miền núi khó khăn thu nhập chung
của các hộ nông dân trên địa bàn thấp, nên chưa thể áp dụng tiêu chí trên để xét. số
hộ giàu rất thấp nên gộp hộ giàu vào nhóm hộ khá, hội đói vào nhóm hộ nghèo để
điều tra và phân tích. Từ thực tế đó, chia thành các nhóm như sau:
+ Hộ khá (bao gồm cả hộ giàu, có thu nhập trên 400.000 đồng/
người/tháng,
+Hộ trung bình có thu nhập từ 200.000 đồng đến 400.000
đồng/người/tháng,
+ Hộ nghèo có thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng)
2.3.3. Phương pháp thống kê kinh tế


22


Bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh.Thống kê mô tả thực
hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu. Thống kê
so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật, hiện tượng theo
không gian và thời gian. Phương pháp so sánh chỉ áp dụng với các chỉ tiêu và các
đối tượng có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ
nông dân ở những mơ hình kinh tế trong các vùng, các dân tộc khác nhau.
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, đặc điểm khí hậu
a) Vị trí địa lý
Quế Phong là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh
Nghệ An, có đường biên giới Việt - Lào dài 73 km, là huyện cuối cùng nằm trên
trục quốc lộ 48, cách thành phố Vinh 180 km. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong
khoảng 19o26' đến 20o vĩ độ Bắc, 104o30' đến 105o10' kinh độ Đơng.
- Phía Đơng Bắc giáp huyện Thường Xn, tỉnh Thanh Hố;
- Phía Nam giáp huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An;
- Phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An;
- Phía Tây Bắc giáp nước Cộng hồ DCND Lào.
b) Đặc điểm địa hình, địa chất.
Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồi núi cao: Là địa hình đặc trưng của huyện, gồm các dải núi có
độ cao hơn 1.000m nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 3 xã Đồng Văn,
Thông Thụ và Hạnh Dịch. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ
thống sông, suối khá dày đặc, điển hình là dãy núi Trường Sơn có độ cao từ 1.6001.828m. Độ dốc thường trên 300, diện tích dạng địa hình này chiếm gần 52% diện
tích tự nhiên.
+ Địa hình đồi núi trung bình và đồi núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi có

độ cao trung bình từ 250-850m, là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp,
nằm ở phía Tây Nam của huyện, tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm
Giải, Quang Phong, Tri Lễ và Nậm Nhóng, diện tích chiếm khoảng 50% diện tích
tự nhiên.

23


+ Địa hình bằng, thấp: Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi hoặc dải
đất bằng nằm rải rác dọc hai bên bờ suối, phân bố chủ yếu ở các xã: Mường Nọc,
Châu Kim, Tiền Phong, Quế Sơn và thị trấn Kim Sơn. Độ dốc thường từ 3-50 thuận
lợi cho việc canh tác, đây là vùng sản xuất lúa và các cây rau, màu tập trung chủ
yếu của huyện.
Do địa hình chủ yếu là núi cao lại bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn nên diện
tích đất để sản xuất cây hàng năm ít, giao thơng vận tải và bố trí dân cư khó khăn.
c) Đặc điểm khí hậu:
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 22-240C. Nhiệt độ cao nhất
trung bình năm là 340C; nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 90C.
Nhiệt độ mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao có
ngày lên đến 38-400C; Nhiệt độ mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt
độ xuống thấp có ngày xuống 2-30C.
+ Lượng mưa: Trung bình hàng năm là 1.800mm và phân bố theo mùa. Mùa
mưa từ thàng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung 80-90% lượng mưa cả năm
thường gây ngập lụt, lũ quét, lũ ống. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa thấp nên dễ gây thiếu nước, khô hạn ở một số nơi. Số ngày mưa trên 190
ngày/năm.
+ Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí bình qn 84%, tháng khơ nhất 18% (tháng 1
đến tháng 3), tháng có độ ẩm cao nhất 90% (tháng 8,9).
+ Chế độ gió: Có hai loại gió chính:
- Gió Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9, đem theo khí hậu khơ,

nóng đặc biệt là vùng thung lũng, lịng chảo của huyện nên dễ xảy ra mưa đá và lốc
lớn cục bộ.
- Gió Đơng Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau đem theo khí hậu khơ
hanh, mưa phùn và rét đậm rét hại, gây thiếu nước, giảm tốc độ sinh trưởng của cây
trồng, phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức
khỏe của nhân dân.
2.4.1.2 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất

24


Diện tích đất tự nhiên của huyện là 189.086,45 ha, trong đó: Đất nơng
nghiệp 157.399,77 ha chiếm 83,24%, đất phi nông nghiệp 4.196,31 ha chiếm 2,22%
, đất chưa sử dụng 27.490,37 ha chiếm 14,54% .
Bảng 2.1 : Tổng diện tích đất huyện Quế Phong

Diễn giải

Tổng Diện tích (ha)

CC%

Đất Tự Nhiên

189.086,45

100

1. Đất nông nghiệp


157.399,77

83,24

2. Đất phi nông nghiệp

4.196,31

2,22

3. Đất chưa sử dụng

27.490.37

14,54

b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Huyện Quế Phong có nhiều sơng suối phân bố tương đối
đều trên địa bàn huyện, mật độ trung bình từ 0,5 - 0,6 km/km2, có bốn con sơng
chính chảy qua:
+ Sơng Chu bắt nguồn từ Lào chảy qua phía Bắc huyện về Thanh Hố (qua
xã Thơng Thụ, Đồng Văn), Sơng Chu có 7 phụ lưu, trong đó có 4 phụ lưu chính từ
thượng nguồn đổ về.
+Sông Nậm Việc (đầu nguồn sông Hiếu) bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch chảy về
phía Nam huyện vào Quỳ Châu dài 40km, diện tích lưu vực 255,2 km2.
+ Sông Nậm Quàng là một nhánh sông lớn của sông Hiếu, bắt nguồn từ biên
giới Việt - Lào ở Tri Lễ dài 71km, diện tích lưu vực 594,8 km2.
+ Sơng Nậm Giải cũng là một nhánh của sông Hiếu bắt nguồn từ biên giới
Việt Lào dài 43 km (chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc), diện tích lưu vực

277 km2.

25


×