Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá công tác phòng dịch bệnh đàn gia súc trên địa bàn huyện tân kỳ giai đoạn 2009 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------

Sinh viên nghiên cứu:
Khóa

NGUYỄN THỊ HOA
:

Giáo viên hướng dẫn :

49
NGUYỄN THỊ TIẾNG

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC PHỊNG DỊCH BỆNH ĐÀN
GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ GIAI
ĐOẠN 2009-2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGHÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNGTHÔN

VINH, năm 2012

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------



ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC PHỊNG DỊCH ĐÀN GIA SÚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ GIAI ĐOẠN 20092011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGHÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNGTHÔN

Sinh viên nghiên cứu:
Lớp

:

Giáo viên hướng dẫn :

NGUYỄN THỊ HOA
49KN&PTNT
NGUYỄN THỊ TIẾNG

VINH, tháng 05/ 2012

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hoa
Sinh viên lớp :49k3 – KN & PTNT
Trong thời gian từ 08/02/2012 đến 02/05/2012 tôi đã thực tập tốt nghiệp tại
Trạm Thú Y huyện Tân Kỳ và đã tiến hành nghiên cứu đề tài.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ khóa
luận tốt nghiệp nào. Những thơng tin trong khóa luận hồn tồn chính xác và đều
được ghi rõ nguồn gốc. Nếu có gì khơng đúng tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Vinh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

iii


LỜI CẢM ƠN
-------Trong qua trình học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp nhờ sự quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, cán bộ các cơ quan, đơn vị trong và
ngoài nhà trường đề tài của tơi đã được hồn thành. Với lịng biết ơn sâu sắc, nhân
dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Nông
- Lâm - Ngư - trường Đại học Vinh, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiêm quý báu trong quá trình rèn luyện tại trường.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị
Tiếng, giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể, cán bộ Trạm Thú Y huyện Tân Kỳ, các
phòng ban, trạm trực thuộc UBND huyện Tân Kỳ, cán bộ và nhân dân các xã Nghĩa
Phúc, Tân An, Nghĩa đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và
thực tập tại địa phương và giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
thân đã động viên giúp đỡ tôi cả vật chất lần tinh thần để tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn, luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và mọi người

để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
I . Lí do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1
II. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................................. 3
2.2 Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 4
1.1 Cơ sở lí luận: ................................................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 4
1.1.2. Một số qui định, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu: .............................. 7
1.1.3 Vai trò cơng tác phịng dịch và cơng tác thú y trong chăn nuôi: ........................ 13
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài: ......................................................................................... 13
1.2.1. Cơng tác phịng dịch bệnh gia súc trên thế giới : .............................................. 13
1.2.2. Các công tác, biện pháp phòng dịch bệnh ở Việt Nam thời gian qua:............... 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 22
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 23

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:........................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp xử lí số liệu:................................................................................. 25
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu. ......................................................................... 25
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: ............................................................... 26
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 26
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 39
3.1. Thực trạng cơng tác phịng dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn huyện Tân Kỳ
thời gian qua: ................................................................................................................... 39
3.1.1 Thực trạng cơng tác tiêm phịng trên địa bàn huyện Tân Kỳ.............................. 39
3.1.1.1 Thực trạng tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2011 ......................... 43
3.1.1.2 Thực trạng cơng tác tiêm phịng gia súc trên địa bàn huyện Tân Kỳ năm 2010:... 47

v


3.1.1.3. Thực trạng cơng tác tiêm phịng vắc xin cho đàn gia súc năm 2009 trên địa
bàn Tân Kỳ: .............................................................................................................. 48
3.1.1.4. So sánh thực trạng cơng tác tiêm phịng gia súc trên địa bàn huyện trong 3
năm 2009, 2010, 2011.............................................................................................. 52
3.1.2 Công tác tiêu độc khử trùng ................................................................................ 54
3.1.2.1 Mục đích: ..................................................................................................... 54
3.1.2.2 Biện pháp thực hiện. ...................................................................................... 54
3.1.2.3 Thực trạng công tác tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc trên địa bàn huyện
Tân Kỳ trong thời gian qua: .................................................................................... 55
3.1.3. Cơng tác kiểm sốt giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ....................................... 58
3.1.4 Công tác giống, tuyên truyền: ............................................................................. 61
3.1.4.1 Công tác giống đối với công tác phịng dịch bệnh cho gia súc ................... 61
3.1.4.2 Cơng tác tun truyền hỗ trợ cơng tác phịng dịch bệnh gia súc: ............... 63

3.1.5 Công tác giám sát dịch tễ .................................................................................... 65
3.1.5.1 Hệ thống thông tin dịch bệnh : .................................................................... 65
3.1.5.2. Thực trạng áp dụng biện pháp giám sát dịch tễ tại huyện Tân Kỳ ............. 66
3.2. Thực trạng tại các hộ điều tra: .................................................................................. 68
3.2.1. Tình hình lao động và nhân khẩu: ..................................................................... 68
3.2.2 Trình độ học vấn và nghề nghệp tại các hộ điều tra: .......................................... 69
3.2.3 Tình hình thâm niên sản xuất chăn ni tại các hộ điều tra: ............................. 71
3.2.4. Tình hình cơ cấu chăn ni tại các hộ điều tra: ................................................. 73
3.2.4 Tình hình tham gia phòng dịch cho đàn gia súc tại các hộ điều tra của 3 xã
nghiên cứu: Nghĩa Phúc, Nghĩa Dũng, Tân An ........................................................... 75
3.2.4.1 Thực trạng tham gia: ................................................................................... 76
3.2.4.2. Thái độ tham gia của các hộ điều tra ......................................................... 77
3.2.4.3 Hình thức nắm bắt thơng tin của các hộ điều tra: ....................................... 79
3.2.4.4. Đánh giá hiệu quả công tác phòng dịch tại hộ điều tra: ............................ 81
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức tham gia vào cơng tác phịng dịch
cho đàn gia súc ................................................................................................................. 82
3.4 Thuận lợi, khó khăn trong cơng tác phịng dịch cho đàn gia súc tại Tân Kỳ ............ 85
3.5 Định hướng và giải pháp tốt cho cơng tác phịng dịch bệnh cho đàn gia súc trong
thời gian tới: ..................................................................................................................... 90
3.5.1. Định hướng: ....................................................................................................... 90

vi


3.5.2 Giải pháp cho cơng tác phịng dịch gia súc trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong thời
gian tới: ........................................................................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 98

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TY:

Thú Y

LMLM:

Long Móng Lở Mồm

THT:

Tụ Huyết Trùng

PLTY:

Pháp lệnh thú y

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông


UBND:

Ủy ban nhân dân

OIE:

Tổ chức Thú Y Thế Giới

FAO:

Tổ chức Nông Lương Thế Giới

NN & PTNT:
NN:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nông nghiệp

UBMTTQ: Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc
PT-TH:

Phát thanh- Truyền Hình

SWOT:

Strenths, Weaknesses, Opportunities, Theats

CC:


Cơ cấu

KQ:

Kết quả

KH:

Kế hoạch

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP
Bảng 2.1 Tổng hợp số mẫu điều tra đại diện cho các hộ chăn nuôi gia súc
của huyện Tân Kỳ
Bảng 3.1 Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2011
Bảng 3.2. Thực trạng tiêm phòng cho đàn gia súc tại 3 xã: Nghĩa Phúc, Nghĩa
Dũng, Tân An năm 2011
Bảng 3.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2010
Bảng 3.4 Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc năm 2009 trên địa bàn huyện
Bảng 3.5. Tổng hợp tiêm phòng gia súc tại 3 xã: Nghĩa phúc, Nghĩa Dũng, Tân An
năm 2009
Bảng 3.6. So sánh thực trạng tiêm phòng trên địa bàn huyện trong 3 năm 2009,
2010, 2011
Bảng 3.7 Hóa chất tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc,
Bảng 3.8. Kết quả phun Benkocid tiêu độc khử trùng
Bảng 3.9. Tình hình lao động và nhân khẩu tại 3 xã: Tân An, Nghĩa Phúc, Nghĩa
Dũng

Bảng 3.10. Trình độ văn hóa và nghề nghiệp tại các hộ điều tra.
Bảng 3.11. Tình hình thâm niên sản xuất chăn ni tại 90 hộ điều tra
Bảng 3.12. Tình hình cơ cấu chăn ni của các hộ điều tra trên địa bàn 3 xã: Nghĩa
Phúc, Tân An, Nghĩa Dũng
Bảng 3.13. Tình hình tham gia phòng dịch tại 3 xã: Nghĩa Phúc, Tân An, Nghĩa
Dũng
Bảng 3.14 Hình thức thu nhận thơng tin tại các hộ điều tra:
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá hiệu quả công tác phịng dịch
Bảng 3.16. Phân tích SWOT
Hộp 1. Ý kiến hộ chăn nuôi tại Nghĩa Phúc
Hộp 2. Ý kiến cán bộ Trạm TY Tân Kỳ
Hộp 3. Ý kiến hộ chăn nuôi tại Tân An

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Kỳ
Bảng 3.1 Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2011
Biểu đồ 3.1 So sánh % Kế hoạch đạt được trong tiêm phịng của 3 năm: 2009, 2010,
2011
Biểu đồ 3.2. Tình hình thâm niên chăn nuôi tại các hộ điều tra
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu các loại gia súc tại các hộ điều tra trên địa bàn 3 xã: Nghĩa
Phúc, Tân An, Nghĩa Dũng
Biểu đố 3.4 Cơ cấu các hộ tham gia cơng tác phịng dịch tại 3 xã Nghĩa Phúc, Tân
An, Nghĩa Dũng
Biểu đồ 3.5 Thái độ tham gia tham gia phịng dịch tại 3 xã
Biểu đồ 3.6 Hình thức thu nhận thơng tin phịng dịch tại các hộ điều tra
Hộp 4. Ý kiến cán bộ TY xã Nghĩa Phúc
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu biết thơng tin phịng dịch gia súc tại các hộ điều tra

Biểu đồ 3.8 Ý kiến đánh giá hiệu quả cơng tác phịng dịch

x


MỞ ĐẦU
I . Lí do chọn đề tài:
Trong Hệ thống Nông nghiệp, trồng trọt chỉ là một trong hai nghành sản
xuất chủ lực, nghành chăn nuôi luôn là nghành không kém phần quan trọng, không
thể thiếu trong hệ thống nông nghiệp. Hiện nay, thu nhập từ nghành chăn nuôi vẫn
đang chiếm đến 20-30 trong tổng thu của ngành nông nghiệp và đang có xu hướng
tăng dần tỷ trọng của ngành và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Trong kinh tế hộ
nông dân, ở nhiều hộ tỷ lệ thu từ chăn ni có thể lên tới 50-60%. Phần lớn các hộ
sản xuất nơng nghiệp đều có chăn ni. Trước đây chăn nuôi chỉ được coi là nghề
phụ, nghành sản xuất chỉ với mục đích tự cung tự cấp. Ngày nay, chăn ni đang
dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Chăn ni đóng vai trị rất lớn trong sự phát
triển của ngành nơng nghiệp.
Tính đến năm 2011, dân số Việt Nam sắp lên tới 87 triệu người, nền công
nghiệp vẫn chưa phát triển, 70-75% dân số vẫn sống dựa vào nguồn thu từ nơng
nghiệp. Trong đó, chăn ni nói chung và chăn ni gia súc nói riêng ln giữ vai
trị hết sức quan trọng, cung cấp sức kéo, cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ
cho cây trồng, có thể tận dụng được một số phế phụ phẩm nông nghiệp, chăn ni
đóng góp một nguồn thu đáng kể cho người nơng dân và cho quốc gia, nhiều khó
khăn thường nhật của người nông dân đã được giải quyết nhờ chăn nuôi.
Theo thống kê của Trung tâm tin học và Thống kê, tính đến tháng 4 năm
2011 trên cả nước tổng đàn Lợn có đến 26,3 triệu con, đàn trâu bà có hơn 8,5 triệu
con (Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2011 ngành khuyến nông và phát triển nơng
thơn). Nghệ An là tỉnh có tổng đàn trâu bị lớn nhất cả nước, thu nhập nghành chăn
nuôi hiện chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi cùng sự chuyển biến

tích cực của nền kinh tế đất nước và quá trình CNH, HĐH ngành Nơng nghiệp &
PTNT, ngành Thú y đã đạt được những thành tích nhất định, từng bước đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm có nguồn gốc động vật. Để
hồn thành nhiệm vụ bảo vệ thành quả chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ con người và
môi trường sinh thái trong những năm qua, các hoạt động Thú y phải không ngừng

1


được nâng lên về chiều rộng lẫn chiều sâu, đảm bảo sự phát triển chăn nuôi một
cách bền vững.
Trong những năm qua, cùng với ngành Thú y của cả nước, ngành Thú y của
tỉnh Nghệ An đã xác định chăn nuôi muốn phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao,
ngồi cơng tác theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh thì cơng tác phịng dịch cần
đặc biệt quan trọng. Vì thế cơng tác ln được đặt lên hàng đầu, hoạt động rất mạnh
mẽ trên lĩnh vực này, đã hạn chế được rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đảm bảo cho
chăn nuôi phát triển và phát triển bền vững.
Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp phía Tây của Nghệ An có diện tích tự
nhiên: 72.890,23 ha trong đó đất nông lâm nghiệp : 64.56,30 ha, chiếm 88,57 %, đất
trồng cỏ và đồi núi trọc được phân bố 22 xã, thị trấn.Với dân số:138.356 người và
31.166 hộ dân, có đường chiến lược Hồ Chí Minh, quốc lộ 15 A và tỉnh lộ 545 đi
qua. Chăn nuôi phát triển khá: Có tổng đàn trâu bị hàng năm khoảng 52.377 con,
đàn lợn 51.850 con, gia cầm các loại 501.904 con. Sản lượng thịt hơi trâu, bò 1 năm
là: 3.950 tấn, thịt lợn hơi: 3.840 tấn, gia cầm 891 tấn. Mặc dù có những điều kiện
được thiên nhiên ưu đãi, nhưng người dân vẫn có truyền thống chăn ni theo
hướng tự phát, theo tập tục thả rơng là chính, cho nên khơng kiểm sốt được dịch
bệnh, thu nhập từ chăn ni chưa cao.Tuy nhiên, trong những năm gần đây được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với những chính sách hỗ trợ, kích thích phát
triển chăn ni theo hướng hàng hố, nên số lượng và chất lượng trâu bị, lợn và gia
cầm các loại ngày càng được nâng cao.

Công tác thú y trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực,
từ cơng tác tiêm phịng đến phịng trừ dịch bệnh cho vật ni, nên đã góp phần ngăn
chặn các ổ dịch kịp thời không để lây lan ra diện rộng. Mạng lưới thú y cơ sở từng
bước được củng cố để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển, quản lý dịch bệnh có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đó, việc đánh giá cơng tác phịng dịch cho đàn gia súc
trên địa bàn huyện Tân Kỳ là rất cần thiết, nhằm tìm ra những khó khăn gặp phải và
có các giải pháp cho địa phương trong những năm tới nên tôi lựa chọn đề tài:
“ Đánh giá cơng tác phịng dịch bệnh đàn gia súc trên địa bàn huyện Tân Kỳ
giai đoạn 2009-2011”

2


II. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá chung tình hình cơng tác phịng dịch gia súc trên địa bàn huyện Tân
Kỳ giai đoạn 2009-2011, những tồn tại và các khó khăn gặp phải, từ đó tìm ra các
hướng giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng dịch bệnh cho gia
súc trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống các phương pháp phòng dịch bệnh cho đàn gia súc.
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác phịng dịch gia súc trên địa bàn huyện Tân kỳ giai
đoạn 2009-2011.
- So sánh hiệu quả công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc qua các năm
2009, 2010 và 2011.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác phịng
dịch trên địa bàn huyện Tân Kỳ từ năm 2009- 2011.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng dịch cho đàn gia
súc trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong những năm tới.


3


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận:
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm dịch bệnh động vật:
Dịch bệnh động vật là một bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải
công bố dịch hoặc danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc
bệnh, chết nhiều hoặc làm lây lan trong một hoặc nhiều vùng
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động thú y:
Hoạt động thú y là cơng tác quản lí của nhà nước về thú y và các hoạt động
phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, chống dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
quản lí thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, hành
nghề thú y.
1.1.1.3. Khái niệm khử trùng tiêu độc:
Khử trùng tiêu độc là việc diệt mầm bệnh ở ổ dịch, vùng có dịch, vùng bị uy
hiếp; khu cách ly kiểm dịch, cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống, cở sở giết mổ, sơ
chế động vật; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật dung trong thú y; phương tiện dung trong thú y; phương tiện, dụng cụ vận
chuyển, chứa, nhốt động vật, sản phẩm động vật, vận chuyển chất thải động vật có
thể làm lây truyền bệnh cho động vật hoặc gâp ô nhiễm cho sản phẩm động vật.
1.1.1.4 Khái niệm thuốc thú y và vắc xin, lưu ý khi sử dụng vắc xin
* Thuốc thú y:
Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật,
vi sinh vật, khống chất,hóa chất được dùng để phịng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa
bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao
gồm dược phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và

một số vi sinh vật dùng trong thú y
* Vắc xin:
Vắc xin là những chế phẩm chứa kháng nguyên vi sinh vật dùng để kích
thích hệ thống miễn dịch đặc hiệu hoạt động.

4


Cơ thể động vật tồn tại hai hệ thống phòng dịch chống lại sự xâm nhập của
các yếu tó ngoại lai, trong đó có các loại vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống phòng vệ
của cơ thể gồm 2 hệ thống miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu, loại
này có tác dụng bảo vệ chung khơng phân biệt các tác nhân gây bệnh; Các yếu tố
miễn dịch đặc hiệu chỉ có thể chống lại kháng ngun kích thích và kháng ngun
tương ứng. Như vậy việc tiêm phịng vắc xin đóng vai trị hết sức quan trọng trong
hệ miễn dịch đặc hiệu.
- Có 2 loại vắc xin: Vắc xin sống (nhược độc), vắc xin chết (vô hoạt):
+ Vắc xin sống được được sản xuất từ vi khuẩn, vi rút cịn sống nhưng có
độc lực thấp do (chọn lọc tự nhiên, giảm độc nhân tạo, hoặc chọn từ các chủng vi
sinh vật có độc lực thấp)
+ Vắc xin chết hay vắc xin vô hoạt: được chế từ các vi khuẩn, vi rút gây bệnh
được giết chết bằng các phương pháp vật lí (nhiệt độ), bức xạ, tia cực tím, hóa
chất…
+ So sánh 2 loại vắc xin: Vắc xin chết an toàn hơn nhưng hiệu lực kém hơn
- Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin có hiệu quả:
Trong thực tế sản xuất đôi khi chúng ta sử dụng vắc xin khơng thành cơng,
có nghiac là sau khi tiêm phịng bệnh vẫn có thể tái phát, để đảm bảo vắc xin được
sử dụng có hiệu quả, cần lưu ý các điểm như: Bảo quản tốt vắc xin, nhiệt độ từ 2-8
độ C; nâng cao sức đề kháng cho con vật; xây dựng lịch tiêm phịng hợp lí; làm chủ
được lịch tiêm phịng và có kinh nghiệm thực tế; quản lý đàn gia súc tốt. Cụ thể:
+ Vắc xin được dùng cho phòng bệnh chỉ nên dungfcho động vật chưa mắc

bệnh, nếu tiêm cho những con vật dã mắc bệnh thì bệnh có thể phát ra sớm hơn,
nặng hơn
+ Vắc xin phòng bệnh chỉ phòng cho được bệnh đó,khơng phịng được bệnh
khác, ví dụ: vắc xin phịng bệnh dịch tả lợn chỉ phòng được cho dịch tả lớn, khơng
phịng được THT lợn…
+ Hiệu quả vắc xin phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của vật ni
vì đó là kết quả đáp ứng miễn dịch của chúng. Cần lưu y rằng trong số động vật đạt
tieu chuẩn được tiêm, khơng phải đều sinh miễn dịch tốt, có một số đáp ứng miễn

5


dịch kém hoặc không đáp ứng miễn dịch, như vậy những con vật này vẫn có thể
mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng
+ Sau khi tiêm phòng 2-3 tuần, cơ thể vật nuôi đáp ứng miễn dịch, ngoại trừ
các vắc xin nhược độc. Trong thời gian đó động vật vẫn có thể mắc bệnh, tình hình
đó có thể đưa chúng ta đến nhận định nhầm, cho rằng vắc xin gây ra bệnh hoặc
khơng có hiệu lực phịng bệnh.
+ Một số vắc xin thường gây ra các phản ứng, dị ứng xảy ra nhanh sau khi
tiêm, con vật có biểu hiện bị sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp. Nếu phản ứng nhẹ thì
sau một thời gian ngắn con vật sẽ trở lại bình thường, nếu nặng con vật có thể bị
chết. Phản ứng xảy ra có thể do đặc điểm di truyền của cá thể (cơ địa) dễ bị dị ứng.
Để tránh được những phản ứng mạnh, điều quan trọng nhất trong thực tế là sau khi
tiêm phòng cần theo dõi con vật khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu có phản ứng thì phải
can thiệp bằng thuốc ngay
1.1.1.5. Khái niệm các biện pháp phòng bệnh bắt buộc:
Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc là việc bắt buộc sử dụng các vắc xin,
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y để phịng
bệnh cho động vật; bắt buộc các biện pháp vệ sinh trong chăn ni.
Trong thực tế các biện pháp phịng bệnh bắt buộc là các biện pháp được dùng

chủ yếu trong cơng tác phịng dịch. Vì vậy nó vừa mang tính chất bắt buộc nhưng
đó cũng là dựa vào tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia.
1.1.1.6. Khái niệm kiểm soát giết mổ động vật:
Kiểm soát giết mổ động vật là là việc, kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện đối
tượng kiểm soát giết mổ động vật trước, trong và sau khi giết mổ.
Đối tượng kiểm soát giết mổ động vật là các yếu tố gây bệnh cho động vật,
có hại chó sức khỏe con người, bao gồm các vi sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu
trùng của ký sinh trùng
Cơng tác giết mổ chỉ những người có thẻ thú y viên mới được thực hiên và
có các con dấu riêng tại địa phương. Thơng thường đó là các cán bộ thú y cấp huyện
trở lên, kèm theo đó là các văn bản kiểm tra, xử lí.
1.1.1.7. Kiểm tra vệ sinh thú y:

6


Kiểm tra vệ sinh thú y là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phát hiện
đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y là các yếu tố gây bệnh, gây hại cho con
người, động vật bao gồm các vi sinh vật,ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh
trùng, độ ẩm, độ bụi, ánh sang, độ ồn, khí độc, chất độc và các yếu tố môi trường
khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sức khỏe động vật và vệ sinh môi trường
1.1.2. Một số qui định, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
1.1.2.1. Pháp lệnh thú y
* Tìm hiểu chung
Ngày 12 tháng 5 năm 2004, Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký lệnh số 06/ 2004/L/CTN công bố Pháp lệnh Thú y đã được ủy ban Thường
vụ Quốc hội (khóa XI) thơng qua ngày 29 tháng 4 năm 2004. Đây là một sự kiện
quan trọng tạo điều kiện để chúng ta tăng cường cơng tác quản lí Nhà nước về thú
y, góp phần phòng và chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm có hiệu quả, bảo vệ sức

khỏe vật ni, con người và môi trường sinh thái.
Ngày 15 tháng 2 năm 1993, lần đầu tiên PLTY được ban hành. Qua 10 năm
thực hiện Pháp luật về Thú y trong toàn ngành và tồn dân đã thực hiện được các
mục đích, u cầu tăng cường hiệu lực về quản lí Nhà Nước trong cơng tác thú y,
từng bước củng cố, hồn thiện hệ thống văn bản pháp quy, hệ thống tổ chức thú y
chuyên nghành và nâng cao được năng lực, hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa
khống chế, ngăn chặn dịch bệnh động vật.
Tuy nhiên, những năm gần đây, trong quá trình “ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại
hóa” đất nước, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích phát triển nền chăn ni hàng
hóa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, quản lí an tồn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy,
PLTY cần phải được sửa đổi cho phù hợp với các văn bản pháp luật, các qui định,
tiêu chuẩn có liên quan trong thời kỳ mới.
Thực hiện Nghị quyết số 12/2002/QH 11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
2 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lênh của Quốc hội, PLTY được soạn thảo
trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm qua quá trình triển khai thực hiện pháp luật về
thú y năm 1993, nghiên cứu, tổng hợp luật Thú y Quốc tế của OIE , luật Thú y của
các nước trên thế giới, PLTY cũng được lấy ý kiến từ địa phương, các Bộ ngành,

7


các chuyên gia thuộc các dự án quốc tế đang làm việc tại Việt Nam và rút kinh
nghiệm, bổ sung các vấn đề liên quan trong việc phòng chống các dịch bệnh động
vật nguy hiểm xảy ra trên thế giới và ở Việt Nam.
Pháp lệnh thú y được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam(khóa XI) thơng qua ngày 29/4/2004 và được Chủ tịch nước ký
lênh công bố số 06/2001/L/CTN ngày 12/5/2004
Pháp lệnh Thú y có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. Căn cứ vào PLTY, Chính
phủ ban hành Nghị định về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thú y… Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản trong phạm vi

trách nhiệm quản lí nhà nước về thú y, căn cứ Pháp lệnh thú y, Nghị định của chính
phủ ban hành các Nghị quyết, Thơng tư, Qui định về các tiêu chuẩn vệ sinh thú y
được áp dụng trong chăn nuôi, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ,kiểm tra vệ
sinh thú y, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, các thủ tục về kiểm dịch… Các Thông
tư liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ thủy sản với các bộ liên quan.
* Mục đích và yêu cầu Pháp lệnh Thú y
- Mục đích của PLTY là tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao hiệu
quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhằm bảo vệ và
phát triển động vật, cung cấp động vật, sản phẩm động vật có chất lượng cao, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dung trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức
khỏe con người và mơi trường sinh thái, xã hội hóa các hoạt động thú y.
- Với mục đích trên, PLTY đã giải quyết các yêu cần sau:
+ Tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa: các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều phải tổ chức và hoạt động đúng qui
định của các văn bản pháp luật, các công chức khi thi hành công vụ phải thực hiện
đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình; phải tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát
và xử lí nghiêm minh các vi phạm pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội
+ Nâng cao ý thức pháp luật của mọi người đối với các hoạt động liên quan
đến thú y. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền và được
khuyến khích tham gia trong các hoạt động liên quan đến thú y nhưng có nghĩa vụ
phải tuân theo pháp luật về thú y, các pháp luật khác có lien quan và đều được bình
đẳng trước pháp luật.

8


+ Nâng cao hiệu quả của hoạt động thú y trong việc phòng, chữa bệnh, chống
dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ,
kiểm tra vệ sinh thú y; quản lí thuốc thú y
+ Qui định tránh nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước, cá nhân

trong hoạt động thú y nhằm bảo vệ và phát triển động vật, ngăn chặn dịch bệnh
động vật lây lan trong nước và từ nước ngoài vào; bảo vệ sức khỏe cho con người
và mơi trường sinh thái, bảo vệ lợi ích cho người chăn ni và tồn xã hội
* Phịng bệnh dịch cho động vật trong PLTY:
+ Nội dung phòng dịch bệnh cho động vật:
 Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đốn bệnh
 Chăm sóc sức khỏe động vật
 Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối
với sản phẩm động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.
 Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, khống chế một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm của động vật và bệnh từ động vật lây sang người
 Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y của cơ sở sản xuất, kinh doanh động vật, con
giống; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phảm sinh
học,vi sinh vật, hóa chất dung trong thú y; cơ sơ giết mổ động vật, sơ chế động vật,
sản phẩm động vật.
+ Trách nhiệm cơ quan nhà nước trong phòng dịch bệnh động vật:
 Thủ Tướng chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh
động vật; quyết định sử dụng nguồn tài chính chống dịch lấy từ quĩ phịng chống
dịch bệnh cho động vật để thực hiện các biện pháp phục vụ cho công tác
 Bộ NN và PTNT, Bộ Thủy sản có trách nhiệm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phòng dịch bệnh cho đông vật; Quy định điều kiện,
thủ tục công nhận vùng, cở sở an toàn dịch bệnh động vật; chỉ đạo thực hiện phòng
bệnh trong cả nước.
 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm:
tổ chức thực hiện việc phòng bệnh động vật trong phạm vi địa phương; quyết định
cơng bố dịch, vùng có dịch trong phạm vi địa phương; thành lập ban chỉ đạo phòng
chống dịch bệnh động vật của tỉnh theo chỉ đạo của chính phủ.
9



 UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phịng, chống dịch bệnh, thơng
báo dịch bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng bệnh cho động vật:
 Chủ vật nuôi phải thực hiện các qui định về điều kiện vệ sinh thú y trong chăn
nuôi qui định tại PLTY và thực hiện các biện pháp phịng bệnh thích hợp cho động
vật ni.
 Tổ chức, cá nhân khi sử dụng thuốc thú y. chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dung trong thú y để phịng bệnh có trách nhiệm: Sử dụng các loại trên phải có
trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Thực hiện đúng
hướng dẫn sử dụng của bác sỹ, kỹ thuật viên của cơ quan thú y, người được phép
hành nghề thú y
+ Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi:
 Chuồng trại, nơi chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khủ trùng tiêu độc, diệt mầm
bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.
 Dụng cụ dung trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
 Con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn giống vật nuôi theo quy định của pháp luật
về giống vật nuôi, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp
dụng các biện pháp phòng dịch bắt buộc.
 Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho
động vât và người sử dụng sản phẩm động vật.
 Nước sử dụng cho chăn nuôi phải sạch, không gây hại cho bệnh động vật.
 Động vật đưa ra các bãi chăn thả phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền
nhiễm, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm.
*

Chăm sóc sức khỏe động vật

 Vật nuôi trên cạn phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Được cung cấp đầy đủ
nước, thức ăn phù hợp với từng lồi; có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh thú phải phù hợp từng lồi vật ni; được phịng bệnh kịp thời.

+ Xây dựng vùng, cở sở an toàn dịch bệnh, những vùng được công nhận là:
 Đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn, vệ sinh thú y
 Thực hiện các biện pháp phịng bệnh thích hợp, kiểm dịch động vật, kiểm tra
điều kiện vệ sinh thú y
10


 Đã đăng kí và được thẩm định đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với vùng, cở sở an
tồn dịch bệnh động vật
+

Quĩ phịng, chống dịch bệnh động vật:

 Ngân sách nhà nước
 Đóng góp của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh, xuất
khẩu, nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật; sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dung trong thú y, hành nghề thú y; đóng
góp tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các
nguồn khác theo qui định của pháp luật
 Quỹ phòng chống dịch bệnh động vật được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
Việc lập, chế đọ quản lí, sử dụng quỹ phòng, chống dịch bệnh động vật do Chính
phủ qui định
1.1.2.2 Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN:
Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN, ngày 13 tháng 10 năm 2005 về việc ban
hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm của Bộ trưởng Bộ NN
và PTNT. Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc bao gồm:
- Bệnh lở mồm long móng
- Bệnh dịch tả lợn
- Bệnh nhiệt thán
- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò lợn

- Bệnh dại
- Bệnh Niucatxơn
1.1.2.3 Chỉ thị số 2349/ CT_BNT_TY:
Chỉ thị số 2349/ CT_BNT_TY, ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
NN và PTNT ban hành về việc đẩy mạnh cơng tác tiêm phịng vắc xin cho gia súc,
gia cầm nhằm khắc phục tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng ngành chăn nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, tiết
kiệm ngân sách nhà nước hỗ trợ chủ chăn ni có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy.
* Về việc tiêm phòng vắc xin:
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiêm
phòng vắc xin hàng năm đối với bệnh thuộc các danh mục phải tiêm phòng tại

11


Quyết định Số 63/2005/QĐ-BNN ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ NN và PTNT. Đồng thời ra chỉ thị yêu cầu các cấp chính quyền. các
ngành có lien quan của địa phương và người chăn ni thực hiện nghiêm túc kế
hoạch của địa phương; tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% theo quy định. Việc tiêm
phòng bổ sung vắc xin cho gia súc, gia cầm được thực hiện lien tục giữa các đợt
tiêm chính. Cơ quan thú y có thẩm quyền tại địa phương phải lập sổ tho dõi tiêm
phòng, cấp giấy chứng nhận tiem phòng để đói chiếu khi cần thiết và tạo cơ sở cho
việc cấp giấy kiểm dịch vận chuyển động vật.
* Về công tác thông tin, tuyên truyền:
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đaọ sở Thông tin và Truyền thông xây dựng
kế hoạch truyền thông, tổ chức tuyên truyền đến tận hộ chăn ni về Quy định tiêm
phịng đối với các bênh bắt buộc.
Tuyên truyền chủ trương của chính phủ trong việc hỗ trợ người chăn ni có
gia súc, gia cầm bị tiêu hủy, theo đó chỉ những người chăn ni gia súc, gia cầm
chấp hành các quy định về phòng choogs dịch bệnh mới được nhận hỗ trợ thoe

quyết định số 719/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
* Về chế độ báo cáo:
Kế hoạch tiêm phòng của địa phương, sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt phải được gửi về Bộ NN và PTNT( Cục Thú y) để giám sát, theo dõi việc
thực hiện.
Căn cứ vào Kế hoạch tiêm phòng, hàng quý Sở NN và PTNT phải có báo
cáo bằng văn bản về cơng tác tiêm phịng vắc xin tại địa phương sau mỗi đợt, bao
gồm( tính theo đơn vị cấp huyện): Tổng đàn gia súc, gia cầm của địa phương; số
lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng tương ứng với từng loại bệnh; thời gian
triển khai tiêm phòng đối với từng loại bệnh ; chủng vắc xin sử dụng…
* Tổ chức thực hiện:
UBND cấp tỉnh chỉ thị về việc tiem phòng bắt buộc đối với các loại dịch
bệnh nguy hiểm theo quy định; giao cho sở NN và PTNT ( chi cục Thú y tỉnh) và
UBND huyện triển khai thực hiện; giao cho sở Thông tin và Truyền thông, các cơ
quan thơng tấn báo chí của địa phương, chính sách của chính phủ, của địa phương
trong việc tiêm phịng.

12


UBND cấp huyện phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức thực hiện Kế
hoạch tiem phòng, bao gồm: tổ chức tập huấn kĩ thuật tiêm phòng, chuẩn bị cung
ứng vắc xin, dụng cụ tiêm phòng, đồng thời chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức hỗ
trợ lực lượng tiêm phòng.
Chi cục Thú y tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra
các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc xin hàng năm đối
với các bệnh phải tiêm phịng bắt bc theo quy định; tổng hợp các kết quả tiêm
phòng vắc xin của địa phương để Bộ báo cáo Thủ tướng chính phủ
1.1.2.4 Quyết định số: 80/2008/QĐ- BNN:
Quyết định số: 80/2008/QĐ- BNN ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng

Bộ NN và PTNT, Ban hành quy định phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp ở Lợn.
1.1.3 Vai trị cơng tác phịng dịch và cơng tác thú y trong chăn ni:
Cơng tác phịng dịch và cơng tác thú y đóng vai trị rất quan trọng trong đời
sống nói chung và chăn ni gia súc nói riêng. Ngun tắc “ phòng bệnh hơn chữa
bệnh” đã được Tổ chức Thú Y thế giới(OIE) đề cập nhiều trong các Quyết định
công tác phịng chống dịch bệnh động vật. Nhìn nhận chung trên thế giới và ở Việt
Nam, cơng tác phịng dịch và cơng tác thú y có ý nghĩa như:
- Ngăn ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra, hạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
- Tạo được hệ thống miễn dịch cho gia súc giúp con vật phát triển tốt hơn, mạng lại
hiệu quả và thu nhập cao hơn cho ngành chăn ni.
- Góp phần bảo vệ và cải tạo mơi trường.
- Phịng bệnh cho động vật cũng đồng nghĩa bảo vệ sức khỏe cho con người, hướng
tới cho một xã hội phát triển bền vững.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài:
1.2.1. Cơng tác phịng dịch bệnh gia súc trên thế giới :
1.2.1.1 Tổ chức Thú Y thế giới (OIE) với cơng tác phịng dịch bệnh cho động vật
OIE là tổ chức Thú Y thế giới được thành lập năm 1924 với sự thỏa thuận
của 28 nước thành viên, cho đến thời điểm hiện tại đã lên tới 176 thành viên chính
thức. Tổ chức được thành lập nhằm bảo đảm sự minh bạnh trên toàn cầu về bệnh
dịch và hiện trạng bệnh dịch trên động vật, công bố các tiêu chuẩn trong buôn bán

13


động vật và sản phẩm động vật, tăng cường khả năng thú y cải thiện an toàn thực
phẩm, xác minh các động vật có nguồn gốc, tăng cường bảo vệ động vật trên cơ sở
khoa học. Cơ quan thú y trung ương, trung tâm của hệ thống thú y, sẽ khơng hồn
thành được nhiệm vụ này nếu như khơng có hệ thông băn bản pháp lý phù hợp và
các công cụ cần thiết để thực thi pháp luật. Đây chính là cơ sở của việc quản lý tốt

thú y. Một hệ thống thú y quốc gia phù hợp phải đảm bảo: Phát hiện dịch bệnh sớm
và thông báo ngay các ổ dịch một cách minh bạch, không dấu dịch; ứng phó nhanh
để dập tắt dịch, kể cả việc sử dụng tiêm phòng nếu cần thiết và phù hợp; áp dụng
các biện pháp an tồn sinh học và phịng ngừa sinh học; và có chiến lược đền bù
cho người chăn ni.
Theo OIE, Thú y đóng một vai trị quan trọng trong các vấn đề liên quan đến
sức khoẻ động vật và sức khoẻ cộng đồng. Nhiệm vụ của ngành thú y là giám sát
sức khoẻ động vật, phát hiện sớm và ứng phó nhanh đối với các bệnh dịch động vật.
OIE cho rằng cần phải tăng cường năng lực Thú y ở mỗi nước. Theo OIE, trong kỷ
ngun tồn cầu hố này, sự phát triển và tăng trưởng của nhiều quốc gia cũng như
việc ngăn ngừa và kiểm soát thảm hoạ sinh học lớn phụ thuộc vào việc thực hiện
các chính sách nông nghiệp, lương thực và kinh tế của nước đó, điều này cũng liên
quan trực tiếp đến chất lượng cơng tác thú y của chính quốc gia đó. Để tăng cường
và hỗ trợ công tác thú y tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, OIE đã xây dựng Bộ công cụ
đánh giá công tác thú y (OIE PVS Tool). OIE PVS Tool được thiết kế để hỗ trợ
công tác thú y thiết lập mức độ hoạt động, tìm ra những mặt cịn thiết và yếu trong
khả năng thích ứng với tiêu chuẩn của OIE, hình thành việc chia sẻ tầm nhìn với các
đối tác, thiết lập các vấn đề ưu tiên và đưa ra các sáng kiến mang tính chiến lược.
Một lĩnh vực khác trong cơng tác phịng dịch cho gia súc mà Thú y thế giới
đang rất quan tâm là “Đối xử nhân đạo đối với động vật”. Theo OIE, thú y là một
tất yếu của đối xử nhân đạo đối với động vật sẽ được đưa vào trong Luật Thú y Việt
Nam đang được soạn thảo.
Với vai trò ngày càng trở nên quan trọng của ngành Thú y, tại thời điểm này
việc nâng cao năng lực của các thành phần trong ngành trở thành một hoạt động
quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác đào tạo cần được cải tiến cả về hình thức cũng
như nội dung nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tĩên sản xuất. Nhận thức ý nghĩa của

14



hoạt động này, tới đây OIE sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu các trưởng khoa, hiệu
trưởng các khoa, trường thú y trên toàn thế giới từ ngày 12 – 14/10/2009 tại Paris,
thủ đô nước Pháp nhằm kêu gọi sự cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo thú y trên
phạm vi tồn cầu.
Theo OIE thì trong thời đại tồn cầu hoá cần phải tập trung cho việc bảo đản
an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm phải bắt đầu từ sản xuất, có thể giảm thiểu
hoặc tránh được các rủi ro từ lúc đang chăn nuôi và nuôi trồng trong đó có việc
phịng và chữa bệnh. Tiếp theo để bảo đảm an tồn trong q trình giết mổ lưu
thơng và chế biến, vì vậy, OIE và các tổ chức liên quan như FAO, WHO, CAC
(Codex Alimentarius Commission) đã đưa ra khái niệm kiểm sốt vệ sinh an tồn
thực phẩm “từ đồng đến đũa” (from farm to fork). Các thực phẩm chủ yếu đang mất
an toàn, gây tổn hại đến sức khoẻ mà chúng ta đang quan tâm là rau, thịt và thuỷ
sản. Và có thể nói cái gốc của việc kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm là từ sản
xuất Nơng nghiệp. Cần có biện pháp chính sách để phân cơng, quản lý đảm bảo an
tồn thực phẩm một cách hợp lý và có hiệu quả. Đối tượng quản lý của ngành thú y
bao gồm thịt, những loại thực phẩm tiền ẩn nguy cơ rất cao, vì vậy chúng ta cần đề
xuất chương trình kế hoạc kiểm sốt giám sát chặt chẽ từ chăn nuôi, nuôi trồng đến
giết mổ chế biến và bảo quản cũng như lưu thông phân phối.
Theo OIE, các dịch vụ thú y là nền tảng của hệ thống tồn cầu trong việc
phịng dịch bệnh cho động vật. Tồn cầu hóa là một yếu tố tạo điều kiện cho sự xuất
hiện của các bệnh mới nổi và tái xuất hiện và phóng đại đáng kể tác động của
chúng. Dịch vụ thú y quốc gia là rất quan trọng để phát hiện, phòng ngừa và giám
sát dịch bệnh động vật, bao gồm các bệnh truyền nhiễm cho con người. Họ đóng
một vai trị quan trọng trong tất cả các nước là người bảo lãnh của sức khỏe động
vật và của hiệp hội, y tế công cộng. Nhiệm vụ của họ là trách nhiệm của các cơ
quan công quyền, với sự tham gia của các đối tác khu vực tư nhân. Ở nhiều nước,
phát triển và tăng trưởng phụ thuộc vào hiệu suất nông nghiệp, về chất lượng, sản
xuất và an tồn của sản phẩm có nguồn gốc động vật. Hiệu quả hoạt động liên quan
trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ thú y quốc gia. Để có hiệu quả, dịch vụ thú y
phải hoạt động theo nguyên tắc khoa học và minh bạch đầy đủ, có kỹ thuật độc lập

và tự do của áp lực chính trị và khu vực tư nhân. OIE nhắc lại lời khẳng định rằng

15


×