Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện kim bôi giai đoạn 2005-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.93 KB, 66 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong
đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mố
i quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên
quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai
chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan
hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng. Để
phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất
đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh
đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệ
u quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản
phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi
phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2003 và bộ lu
ật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định
đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm
2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý
nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức.
Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng s

dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây


nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Đối với huyện Kim Bôi, là một huyện
miền núi gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội , yêu cầu đặt ra đối với
công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đ
ai là mục
tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó

2
đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bôi quyết tâm thực hiện và đã
đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của Kim bôi. Để có thể đạt được mục tiêu mà huyện Kim Bôi đề ra cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì
những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà
nước v
ề đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010” làm
chuyên đề tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của việc quản lý đất
đai.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010.
- Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của
huyện. Đề ra một số bi
ện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý
nhà nước đề đất đai của huyện ngày càng tốt hơn.
2. Yêu cầu thực hiện đề tài.
- Nắm vũng cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
- Năm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực khách quan.
- Đưa ra nh
ững ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng

của địa phương và qui định của nhà nước về quản lý đất đai.



3
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái quát về quản lý nhà nước về đất đai:
Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều có định
nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất thì: “Quản
lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thố
ng nào đó nhằm trật tự hoá
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác
động đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã h
ội của đất nước qua các thời kỳ.
Quản lý đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các
phương pháp và công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh
tế; thông qua quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai từ trung ương
đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất
đai:
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai

2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ ch
ức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;

4
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lậ
p và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
j) Thanh tra, kiểm tra việ
c chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực,

đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
1.2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Khái niệm của đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hi
ểu theo nghĩa như sau: đất đai
là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích

5
sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng
và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người
1.2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với
điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải
xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất
phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với
việ
c sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi

yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc
sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian c
ủa đất không thay đổi
trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi
hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn
chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết
tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bề
n vững.
1.2.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai.
“Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”

6
“Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
Quản lý nhà nước về đất đai là nhằm bảo vệ và thực hiệ
n quyền sở hữu
nhà nước về đất đai và được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:
* Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các
thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện
trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
-Về s
ố lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong loàn quốc
gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm
về diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, v.v...; nắm về
diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ...

-Về chất lượng đất: Nhà nước nắ
m về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng
loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v..., đặc biệt là đối với
đất nông nghiệp.
-Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng
đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không?
cách đánh
giá ph
ương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai.
*Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo
quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất
đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử
dụng. Trong quá trình phát triển của đất n
ước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu
sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước
với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng;
theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ
đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử c
ụ thể. Để thực hiện việc phân

7
phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử
dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất,
giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và
thu h
ồi đất. Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai.
Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản
lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

*Thứ ba:
Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử
dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và
do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp
với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá
trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi
phạ
m và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết
các vi phạm, bất cập đó.
*Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt
động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu
tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển
mục
đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc
chuyển quyền sử dụng đất...) nhằm đ
iều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng
thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều
nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm
chắc tình hình đất đai là tạo cơ s
ở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai và
sử dụng đất đai một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là

8
củng cố trật tự trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm bảo đúng quy
định của Nhà nước. Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất
đai như trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan

nhà nước có th
ẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
1.2.3. Nội dung- Phương pháp- Quả
n lý nhà nước về đất đai
1.2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu và nguyên tắc quản lý của QLNN về đất
đai
a. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm
vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sử
dụng
đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống
nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong đ
iều 5 luật
đất đai 2003 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ
sở hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân
sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và
giao đất có thu tiền s
ử dụng đất.Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận
quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất.
Được quy định ở điều 9 luật đất đai 2003.
b. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai


9
- Mục đích
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trườ
ng sống.
- Yêu cầu:
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất
lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.
c. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước
về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắ
c sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản
lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất
đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất
so sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt c
ủa từng địa phương, cơ sở phải phản

ánh được.
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.

10
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu
nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các
biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫ
n của Nhà nước và các cơ quan chuyên
môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.2.3.2. Phương pháp quản lý đất đai.
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động
đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của
nhà nước.
Ph
ương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh
tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của
công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 3 phương pháp:
- Phương pháp hành chính.
- Phương pháp đòn bẩy kinh tế.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
1.2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Tại kho
ản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước về

đất đai gồm 13 nội dung Tại điều 6 khoảng 2 luật đất đai 2003 có nêu rõ:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bả
n đồ hành chính.

11
- Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và qu
ản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra kiểm tra việc chấ
p hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
1.2.4. Cơ sở pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản d
ưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:

- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lậ
p, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày
01 tháng 11 năm 2004.

12
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07
năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường
qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất phường đến năm 2010.
1.2.5.Hiện trạng quản lý và sử dụng
đất của huyện Kim Bôi
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra
đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc
thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được
những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được
giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công
tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng
trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Công tác đo đạc, lậ
p bản đồ địa chính đang trong giai đoạn thực hiện nhưng

còn gặp nhiều khó khăn, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện, việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; nguồn cán bộ phòng TN-MT
chưa đáp ứng nhu cầu nên công quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập
dẫn đến việc khai thác tiềm n
ăng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất trên
địa bàn huyện mang lại hiệu quả không cao.







13








PHẦN THỨ HAI: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Kim Bôi.
- Toàn bộ quỹ đất của huyện Kim Bôi.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng
đất.
2.2. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động đến đất đai
của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010.
2. Đánh giá tình hình quản lý đất đ
ai theo 13 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010 :
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ địa chính.
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập b
ản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

14
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sở địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý, giảm sát vi
ệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
+ Thành tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
+ Quản lý hoạt động các dịch vụ cộ
ng về đất đai.

3. Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai huyện Kim Bôi giai đoạn
2005 – 2010.
4. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong phòng.
Điều tra thu thập số liệu tài liệu có liên quan đến quản lý đất đai của
huyện bao gồ
m:

15
Các văn bản pháp luật, thông tư, nghị quyết về quản lý và sử dụng đất đai
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tìm hiểu các văn bản pháp luật
về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai của huyện.
Số liệu tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
Các tài liệu bản đồ, sổ sách liên quan.
2. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thống kê các số
liệu thực tế ở các
xã trong huyện về tình hình quản lý đất đai.
3. Phương pháp so sánh giữa lí luận và thực tiễn, giữa thực trạng với các
văn bản luật để tìm ra các vấn đề còn tồn tại và đề ra các ý kiến, giải pháp khắc
phục.
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Kim Bôi nằm phía Đông tỉnh Hoà Bình (trung tâm huyện cách thành phố
Hoà Bình khoảng 35km), có toạ độ địa lý vào khoảng 20
0
31’ đến 20

0
51’ vĩ độ
Bắc và 105
0
22’ đến 105
0
44’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn
- Phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình
- Phía Nam giáp huyện Yên Thuỷ, huyện Lạc Thuỷ
- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn
Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Hòa Bình và nhiều huyện
khác trong tỉnh, có đường Quốc lộ 12B chạy qua nên huyện có vai trò quan

16
trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi trong
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2.Địa hình
Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng
310m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi
chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn
500m. Đị
a hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp
nơi trên địa bàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi thành hai vùng:
- Vùng Đông Bắc gồm 7 xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật
Sơn, Sơn Thuỷ và Vĩnh Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi
xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằ
ng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là

các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.
- Vùng trung tâm gồm các xã: Vĩnh Đồng, Trung Bì, Thượng Bì, Hạ Bì, Kim
Tiến, Kim Bình, Kim Sơn, Nam Thượng, Kim Truy, thị trấn Bo... Vùng này địa hình
chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:
Kim Bôi nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng tương tự nh
ư các
huyện khác trong tỉnh, khí hậu của huyện mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng
7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146 ngày/năm, mưa
thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Tây Nam.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm
thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Chênh lệch nhiệt độ gi
ữa
ngày và đêm cao có lúc lên tới 8
0
- 9
0
C.
Số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Kim Bôi cho thấy:

17
- Nhiệt độ bình quân năm là: 22
0
C tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ có
thể lên tới 37-38
0
C, tháng lạnh nhất thường là tháng 1 nhiệt độ có thể xuống tới
3- 4

0
C.


NhiÖt ®é trung b×nh th¸ng trong n¨m
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
123456789101112
Th¸ng trong n¨m
NhiÖt ®é (0C)

- Lượng mưa cả năm là 2743mm, nhưng mưa tập trung từ tháng 4 đến
tháng 10. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất và đời sống của người dân.
L−îng m−a trung b×nh th¸ng trong n¨m
0,00
50,00
100,00
150,00
200,00
250,00
300,00
350,00
400,00
123456789101112

Th¸ng trong n¨m
L−îng m−a (mm)

- Số giờ nắng trong ngày: Mùa hè 5 – 6 giờ, mùa đông 3 – 4 giờ.

18
Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
123456789101112

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, giữa các tháng
trong năm biết thiên từ 78% - 88%.
68.00
70.00
72.00
74.00
76.00
78.00
80.00
82.00
84.00
86.00
123456789101112

Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm
Series 1

- Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 910,1mm, bằng khoảng 53% so với
lượng mưa trung bình năm.
- Về chế độ gió: Chủ yếu có 3 loại gió chính
+ Gió mùa Đông Bắc là hướng gió thịnh hành về mùa khô, xuất hiện từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh.
+ Gió Đông Nam, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 gió mang theo độ ẩm
và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh khá mạnh.
+ Gió Tây Nam (Gió Lào), thường xuất hiện trong tháng 4 - 5. Gió Tây
Nam rất nóng, khô đó là nguyên nhân chính làm cho khí hậu Kim Bôi thay đổi
thất thường giữa các tháng trong năm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

19
- Sương muối, thường xuyên xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1
năm sau, cùng với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này, ảnh hưởng xấu đến
trồng trọt.
Sè ngµy cã s−¬ng muèi trung b×nh th¸ng trong n¨m
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
123456789101112
Th¸ng trong n¨m
Sè ngµy cã s−¬ng muèi BQ
th¸ng


3.1.2. Các nguồn tài nguyên.
3.1.2.1. Tài nguyên đất
a. Diện tích
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên (DTTN)
là 54.950,64 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 42.255,51 ha, chiếm 76,90% DTTN;
đất phi nông nghiệp 5068,62 ha, chiếm 9,22% DTTN; và đất chưa sử dụng
7626,51 ha, chiếm 13,88% DTTN.

b. Thổ nhưỡng
Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không
đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá
trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính. Ngoài ra
còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và
các loại đất phù sa sông suối.
Đánh giá theo địa hình và mức
độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật
nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:
* Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha, gồm:

20
- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá : diện tích 2800 ha, tập trung tại
các xã: Tú Sơn, Thượng Tiến, Kim Tiến
- Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 3.897 ha, tập
trung tại các xã: Thượng Tiến, Hợp Đồng, Lập Chiêng, Tú Sơn…
- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 2650 ha, tập trung tại xã: Cuối Hạ, Tú Sơn
- Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 3.141 ha, tập trung tại các xã: Đông
Bắc, Kim Sơn, Đú Sáng…
- Đất vàng trên đá Macma axit: diện tích 2998,488 ha, tập trung tại các xã:
Kim Ti
ến, Kim Bôi, Kim Truy

- Đất vàng nhạt trên đá Sa thạch: diện tích 4.398 ha, tập trung tại các xã:
Cuối Hạ, Nuông Dăm, Tú Sơn, Bình Sơn, Đú Sáng…
* Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha,
gồm:
- Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 4.610,49 ha, tập
trung tại các xã: Vĩnh Đồng, Kim Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Hợp Đồng,
Kim Tiến
- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 3.158,49 ha, tập trung tại các xã: My
Hòa, Nam Thượng, Hợp Đồng..
- Đất vàng đỏ trên đá sét: diện tích 8.123,37 ha, tập trung tại các xã: Cuối
Hạ, Sào Báy, Hạ Bì, Hùng Tiến, Đú Sáng, Tú Sơn, Bình Sơn, My Hòa
- Đất vàng nhạt trên đá sa thạch: diện tích 6.116,98 ha, tập trung tại các
xã: Sơn Thủ
y, Bắc Sơn, Đú Sáng, Nuông Dăm…
- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: diện tích 2.076,98 ha, trập trung tại xã
My Hòa, Kim Sơn, Vĩnh Đồng…

21
Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitic
nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản
xuất nông, lập nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của
đất và chế độ nước của toàn vùng.
* Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bưởi và các suối lớn trong huyện), diện
tích khoảng 7.587,90 ha, gồm:
- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 5.293,95 ha, tập trung tại
các xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Kim Bình, Sào Báy, Kim Bôi.
- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ: diện tích 595 ha, tập trung tại các xã
Tú Sơn, Hợp Đồng…
- Đất thung lũng chua: diện tích 646,98 ha, tập trung tại xã Nuông Dăm,
Hạ Bì, Kim Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng…

- Đất phù sa được bồi: diện tích 1.051,98 ha, tập trung tạ
i các xã: Sào Báy,
Nam Thượng, Sơn Thủy,…
Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với
nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến
đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đât có diện tích lớn nhất trong nhóm.
Ngoài 2 loại trên, Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1089 ha sông
suối và mặt nước chuyên dùng.

22

Tài nguyên đất huyện Kim Bôi
31%
44%
14%
9%
2%
Đất núi Đất đồi Đất ruộng Núi đá Sông suối v à MNCD

3.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông
Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ.
- Sông Bôi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện
(gần như song song với quốc lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Đây là hệ
thống sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạ
t của
người dân trong huyện.
- Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láo Ráy, Gò
Tháu, Gò Duôi… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.

- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao
gồm: suối Đúc dài 20km, suối Đầm Rừng dài 18km, suối Chiềng dài 16km, suối
Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng
chiều dài khoảng 112km.
- Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân b
ố trên
địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh,

23
nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp
khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ,
lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối
trên địa bàn h
ầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản
xuất, đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.
b. Nước ngầm
Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa
bàn 2 xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, hiện nay đang được khai thác vào mục đích
thương mại và dịch vụ. Đây cũng là nguồn tài nguyên có vai trò to lớ
n phục vụ
cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2010 là 35487,14 ha, chiếm
64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 48,70%.
- Thảm thực vật: Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc
loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây gỗ quý (Lát hoa, Sến, Chò
nhai, Trai,...), các loạ
i cây đặc sản có giá trị (Sa nhân, Song, Mây,...), các loại
tre, nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình,

việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.
Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận
chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện
tích rất nhỏ do người dân tự
trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến
nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m
3
.
Ngoài ra, rừng Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng
700.000 cây/năm.

24
- Động vật rừng: Trước đây, trên địa bàn huyện có nhiều loại đồng vật quý
hiếm như: lợn lòi, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, lôi, trăn, rắn, tê tê, kỳ đà, cầy... Tuy
nhiên, do tình trạng săn bắn bừa bãi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nên các
lại động vật trên chỉ còn lại rất ít ở khu rừng đặc dụng Thượng Tiến.
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huy
ện Kim Bôi rất phong phú. Theo kết quả
điều tra thăm do trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều loại khoáng sản:
- Than đá, có các mỏ than ở xã Cuối Hạ, xã Đú Sáng
- Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Hợp Kim,
Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa.
- Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn)
- Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Đồng, Tú Sơn,... trữ lượng lớn, đi
ều kiện
khai thác thuận lợi.
- Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 5.000 ha
núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu
xây dựng.

- Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ
suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện.
3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người huyện Kim
Bôi gắn liền v
ới lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa
bàn huyện hiện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường
chiếm 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác
chiếm 3,0%) với một đặc điểm chung đó là truyền thống cách mạng, lòng yêu nước,

25
cần cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau
trong đời sống, sản xuất và chiến đấu.
Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc
riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc
đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ
thuật dân gian về cơ bản vẫn được b
ảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được
thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn
điệu dân ca trữ tình. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với
nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên
thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông, Dao;
nghệ thuậ
t tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, hàng mây, tre đan và đồ trang sức
thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trong huyện luôn kề vai
sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng
tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế th
ừa và phát huy những
kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất.

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước cùng với xu thể phát
triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những
chuyển biết tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của huyện.
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 761,5 tỷ đồng (theo giá
hiện so sánh năm 1994) gấp 3 lần n
ăm 2000, chiếm 9,5% tổng giá trị sản xuất
của tỉnh

×