Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường thpt nho quan a ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.06 KB, 42 trang )

1

tr-ờng đại học vinh
khoa giáo dục thể chất
--------------

Phạm thị thuỳ

Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả
kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh
tr-ờng THPT Nho Quan A - Ninh Bình

Khoá luận tốt nghiệp
Ngành: s- phạm giáo dục thể chất


2

NghÖ An – 2012


3

tr-ờng đại học vinh
khoa giáo dục thể chất
--------------

Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả
kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh
tr-ờng THPT Nho Quan A - Ninh Bình


Khoá luận tốt nghiệp
Ngành: s- phạm giáo dục thể chất

Giáo viên h-ớng dẫn: TS.

Phạm Thị Thuỳ
: 0859037522
: 49A - Thể dục

Sinh viên thực hiện :
M· sè sinh viªn
Líp

Ngun Ngäc ViƯt

NghƯ An – 2012


4

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc
Việt đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài khóa luận
tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong khoa GDTC trường
Đại Học Vinh, cùng các thầy (cô) giáo và tập thể học sinh lớp 10H trường
THPT Nho Quan A – Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành
đề tài này.
Và qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên khích lệ và giúp đỡ tận tình cho tơi trong q trình nghiên cứu, thu

thập, xử lý số liệu của đề tài này.
Dù đã cố gắng hết sức mình nhưng do điều kiện về thời gian cũng như
trình độ cịn hạn chế, đề tài mới chỉ bước đầu nghiên cứu trong phạm vi hẹp,
nên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và tất cả các bạn bè đồng
nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Phạm Thị Thùy


5

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

GDTC:

Giáo dục thể chất

THPT:

Trung học phổ thông

TDTT:

Thể dục thể thao

GD :


Giáo dục

ĐT :

Đào tạo

TW :

Trung ương

TT

Thứ tự

:

TN :

Thực nghiệm

ĐC :

Đối chứng

MỤC LỤC


6


Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………3
1.1.

Các quan điểm của Đảng ta về GDTC trong trường học………..........3

1.2.

Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học…………………………….5

1.3.

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông……………………….6

1.4.

Đặc điểm giải phẫu sinh lí lứa tuổi học sinh THPT………………….7

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ………..10
2.1.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….... 10
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu………………….... 10
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm…………………………………….. 10
2.1.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn…………………………………….11
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm………………………………... 11
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê……………………………………..12
2.2. Tổ chức nghiên cứu…………………………………………………... 13
2.2.1. Thời gian nghiên cứu……………………………………………….. 13
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………......13
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………...13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN………….....14
3.1. Thực trạng học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình………...14
3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất giảng dạy
môn học thể dục trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình ………………..14
3.3. Những căn cứ cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ kỹ thuật Phát cầu thấp
chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh
Bình................................................................................…...........................15


7

3.4. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu thấp chân
nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh
Bình .................................................................................…………………16
3.5. Kết quả phỏng vấn………………………………………………….....21
3.6. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ
thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan
A – Ninh Bình ……………………………………………………….22
3.6.1. Kiểm tra trình độ thể lực và kỹ thuật của 2 nhóm…………………...23
3.6.2. Tổ chức thực nghiệm các bài tập bổ trợ …………………………….24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………30
1. Kết luận………………………………………………………………….30
2. Kiến nghị………………………………………………………………...30
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………......32

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang



8

Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu thấp chân
nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình...........21
Bảng 2: Bảng so sánh trình độ thể lực, kỹ thuật cơ bản của 2 nhóm thực
nghiệm ( A ) và nhóm đối chứng ( B )..........................................................23
Bảng 3: Bảng kế hoạch thực hiện tập luyện………………………………..25
Bảng 4: Đánh giá thành tích Phát cầu thấp chân nghiêng mình....................26
Bảng 5: Đánh giá kết quả kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình..........27
Bảng 6: Bảng tổng hợp kết quả thành tích và kỹ thuật mơn học Đá cầu của 2
nhóm..............................................................................................................28
Bảng 7: Bảng đánh giá kết quả học tập mơn Đá cầu của 2 nhóm.................39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1: Thành tích phát cầu của hai nhóm TN và ĐC.............................26
Biểu đồ 2: Kỹ thuật phát cầu của hai nhóm TN và ĐC................................27
Biểu đồ 3: Thành tích và kỹ thuật học tập của hai nhóm TN và ĐC............28

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


9

KHOA GDTC


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN

Kính gửi:…………………………...…….……
Chức vụ………………………………....……..
Đơn vị cơng tác…………………………..……
Để giúp đỡ chúng tơi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân
nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình ”, xin
đồng chí vui lịng bớt chút thời gian nhận xét bằng cách đánh dấu X vào ơ mà
đồng chí cho là hợp lí khi sử dụng các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật phát cấu
thấp chân nghiêng mình trong học môn đá cầu.
1. Xếp loại các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu:
Bài tập 1: Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động



Bài tập 2: Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo, khéo léo



Bài tập 3: Bài tập cảm giác thời gian – không gian khi tung cầu. 
Bài tập 4: Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách
mặt đất từ 25 – 30 cm.



Bài tập 5: Bài tập treo cầu cố định.




Bài tập 6: Bài tập tâng cầu mây tổng hợp.



Bài tập 7: Bài tập đạp thẳng chân ra sau.



Bài tập 8: Bài tập trò chơi “ Chạy duỗi chân về trước”.



Bài tập 9: Bài tập trò chơi “ Đi vịt”.



Bài tập 10: Trò chơi “ Đội nào cò nhanh”.




10

2. Các bài tập bổ trợ kỹ thuật đưa ra theo đồng chí nên bổ sung phần
nào ?
Bài tập bổ sung:…………………………...


Ngày…..tháng….năm 2012
Người phỏng vấn

Người trả lời
( ký tên)

Phạm Thị Thùy


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia, là một bộ
phận trong hệ thống giáo dục. Giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là một trong
những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nó góp phần
khơng nhỏ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Thế hệ trẻ được giáo dục
đào tạo là phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc,
lao động cơ bắp một cách sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và bảo
vệ Tổ quốc.Chính vì vậy GDTC cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng
để tăng thêm sức khỏe chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xây dựng và bảo
vệ tổ quốc đáp ứng nhu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài của cách mạng.
Đá cầu ở Việt Nam có từ xa xưa và được ơng cha ta dùng làm phương
tiện quan trọng để rèn luyện sức khỏe cũng như thể lực và võ thuật cho quân
sĩ. Nó cũng đóng vai trị tích cực trong việc tổ chức vui chơi giải trí lành
mạnh vào các dịp lễ hội. Đá cầu là một trong số ít mơn thể thao không cần
điều kiện sân bãi, dụng cụ phức tạp đắt tiền, học sinh có thể làm được, ngồi
ra Đá cầu cịn là nội dung khơng thể thiếu được trong Hội khỏe Phù Đổng. Và
đặc biệt hơn là tại Seagame 21 tổ chức tại Việt Nam, môn Đá cầu đã được
đưa vào thi đấu chính thức và các đấu thủ Việt Nam chúng ta đã dành được
nhiều thứ hạng cao trong khu vực và trên phạm vi tồn thế giới.

Vì vậy đưa mơn thể thao Đá cầu vào học chính khóa trong môn học thể
dục tại trường trung học phổ thông (THPT) là một điều cần thiết. Môn học Đá
cầu cũng như nhiều mơn học kỹ thuật khác, địi hỏi người tập phải có đầy đủ
các tố chất như: sức khỏe, sự khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt trong vận động.
Để góp phần nâng cao hiệu quả tiếp thu các kỹ thuật của mơn học này thì
nhân tố khơng thể thiếu được là các bài tập bổ trợ.


12

Việc sử dụng các bài tập bổ trợ cho dạy học động tác nhằm tăng thêm
sự đa dạng và phong phú của một buổi học, góp phần rút ngắn thời gian tiếp
thu kỹ thuật động tác. Bên cạnh đó bài tập bổ trợ cịn kích thích gây hưng
phấn cho các em tự giác tích cực trong học tập, nhằm khắc phục hiện tượng
nhàm chán trong khi học thể dục. Vì thế trong quá trình giảng dạy và huấn
luyện thì việc sử dụng các bài tập bổ trợ là cần thiết.
Qua tìm hiểu thực tế một số trường THPT ở Ninh Bình nói chung và
trường THPT Nho Quan A nói riêng, khi dạy mơn học Đá cầu cịn mang hình
thức thả nổi, chưa đưa các bài tập bổ trợ vào trong các buổi học kỹ thuật. Bên
cạnh đó việc xây dựng và ứng dụng bài tập bổ trợ của môn học Đá cầu cho
học sinh còn đang yếu. Xuất phát từ mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện môn học thể dục, đặc biệt là
môn học Đá cầu cho học sinh trường THPT Nho Quan A nên đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát
cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A Ninh Bình ”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu1: Nghiên cứa lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng

cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường
THPT Nho Quan A– Ninh Bình.
Mục tiêu 2: Hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng
cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường
THPT Nho Quan A– Ninh Bình.


13

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các quan điểm của Đảng ta về GDTC trong trường học
Trung thành với học thuyết Mác - Lê nin về giáo dục con người toàn
diện, quan điểm giáo dục toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và lao động khơng
chỉ là tư duy lý luận mà trở thành phương châm chỉ đạo thực tiễn của Đảng và
nhà nước ta. GDTC là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu và là bộ phận
quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những nguyên lý GDTC và tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước
ta đã quán triệt trong đường lối GDTC và TDTT qua từng giai đoạn cách
mạng.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 06/1991 khẳng định
“…công tác TDTT cần coi trọng nâng cao GDTC trường học”.
- Giáo dục thể chất là một nội dung bắt buộc trong Hiến pháp nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Hiến pháp năm 1992 có ghi
“…việc dạy và học TDTT trường học là bắt buộc”.
- Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ IV khóa VII về giáo dục và
đào tạo đã khẳng định mục tiêu “…nhằm xây dựng con người phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức”.
- Theo chỉ thị 36/CT – TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng

cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT
là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe,
thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được
vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực
Đông Nam Á.


14

- Chỉ thị 133/TTG ngày 07/03/1995 của thủ tướng chính phủ về việc
xây dựng và quy hoạch và phát triển nghành TDTT và GDTC trong trường
học đã ghi rõ “…bộ GD và ĐT cần coi trọng việc GDTC trong trường học,
quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể thao cho học sinh ở các cấp, có quy chế bắt
buộc đối với các trường”.
- Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định “…GD và ĐT cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở
thành quốc sách hàng đầu”. Và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo giáo dục thể
chất con người “ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh nhưng chỉ có
thể phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống, mà cịn có con người
cường tráng về thể chất, chăm lo cho con ngừơi là trách nhiệm của toàn xã hội
và các cấp đoàn thể ”.
- Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1999 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước đã chỉ rõ “… đối với học sinh, sinh viên trước
mắt nhà trường phải nghiêm túc thực hiện việc dạy học môn thể dục thể thao”.
- Nghị quyết đại hội TW II khoáVII có ghi "…GDTC trong các nhà
trường là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời là một
nội dung của GD toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo nguồn tri thức mới có
năng lực thể thao, có sức khoẻ thích ứng với điều kiện phức tạp và cường độ
lao động cao. Đó là lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức ”. Mục tiêu chiến lược này thể

hiện rõ những yêu cầu mới bức bách về sức khoẻ và thể lực của lớp người lao
động mới trong nền kinh tế tri thức, nhằm phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại
hố đất nước.
Ngồi ra cịn rất nhiều đường lối, chủ trương, chính sách khác của
Đảng và nhà nước qua các kỳ đại hội. Chính vì vậy mà hiện nay TDTT được


15

coi là bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân và được phát triển
mạnh mẽ, được phổ cập trong các nhà trường từ bậc Tiểu học đến bậc Đại học.
1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Xã hội cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay địi hỏi nguồn nhân lực
phát triển tồn diện, để đáp ứng nhu cầu đó Đảng và nhà nước ta không
ngừng đổi mới trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới giáo dục.
Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo đường hướng:
lấy người học làm trung tâm thì nguyên tắc “ Tương tác đa chiều, đa đối
tượng ” tỏ rõ tính ưu việt của nó. Đó là sự tác động qua lại không chỉ một
chiều giữa thầy với trò mà còn sự tác động trở lại của trò với thầy, và giữa
người học với nhau trong q trình giáo dục nói chung và trong giảng dạy
một mơn học cụ thể nói riêng.
Nhà trường chú trọng đầu tư, khuyến khích cho giáo viên cải tiến
phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh cải tiến cách học của học sinh, sinh viên.
Phương pháp học tích cực chủ động sáng tạo, yêu cầu đối với người
học trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
Người học nhìn người dạy để tìm ra cách học cho chính mình theo định
hướng đổi mới phương pháp giáo dục. Phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh, giáo viên phải có trách nhiệm hơn với học sinh, làm cho người học
nắm được kiến thức cơ bản, khoa học và biết vận dụng những kiến thức đó để
đưa vào thực tiễn.

Làm cho người học có khả năng vừa học tập vừa nghiên cứu, có thói
quen và kỹ năng tự học, tự đọc sách và tài liệu tham khảo.
Quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy : lấy người học làm trung
tâm đang phát triển, nó là yếu tố khách quan phù hợp với xu thế phát triển của
xã hội.


16

1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mới bước vào tuổi thanh niên nên
về hình dáng và suy nghĩ của các em có sự thay đổi và phát triển theo nhiều
xu hướng khác nhau.
* Về đặc điểm ý thức:
Khi thành công ở lứa tuổi thanh niên mới lớn thường hay tự kiêu tự
mãn; cịn khi thất bại thì rụt rè, nản chí và tự trách mình.... Ở lứa tuổi này quá
trình tự ý thức diễn ra rất mạnh mẽ, sơi nổi và có đặc thù riêng, có nhu cầu
tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục
đích sống và hồi bão của mình.
* Về đặc điểm hoạt động học tập:
Hoạt động của học sinh ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với hoạt động
ở lứa tuổi thiếu niên. Thái độ học tập của các em đối với từng môn học có sự
lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành được với sự hứng thú học và gắn liền
với việc lựa chọn nghề nghiệp sau này.
* Về đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:
Ở lứa tuổi này tri giác có mục đích đã đạt tới mức độ cao, quan sát trở
nên có mục đích, có hệ thống và tồn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự
điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ 2 nhiều hơn và không tách khỏi tư duy
ngôn ngữ. Tuy vậy, quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu
thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Do ở giai đoạn này quá trình hưng phấn chiếm

ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng
dễ nhàm chán, chóng quên và dễ bị mơi trường ngồi tác động vào.
Ở lứa tuổi thanh niên mới lớn này có khả năng đánh giá sâu sắc tốt hơn
so với thiếu niên về các phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và
những người xung quanh. Nhưng ở lứa tuổi thanh niên mới lớn này dễ có xu


17

hướng cường điệu trong tự đánh giá, hoặc là các em đánh giá thấp cái tích cực
hay quá cao năng lực của bản thân mình.
Vì vậy, sự phát triển tâm lí của thanh niên học sinh ở lứa tuổi này sẽ
gắn liền với sự hoạt động của họ trong đời sống thực tiễn và phụ thuộc chủ
yếu vào một dạng hoạt động chủ đạo.
Cho nên, khi tiến hành giảng dạy GDTC cho lứa tuổi học sinh THPT
thì giáo viên cần phải uốn nắn, nhắc nhở và chỉ đạo định hướng đúng đắn cho
các em, động viên các em hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có kèm
theo khen thưởng để khuyến khích, cần phê bình những em khơng hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
Giáo viên cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa
tuổi này để trong q trình giáo dục người giáo viên có thể áp dụng tốt những
phương pháp, biện pháp, bài tập phối hợp với các em nhằm mang lại kết quả
tốt nhất trong công tác giảng dạy GDTC ở trường THPT.
1.4 Đặc điểm giải phẫu sinh lí lứa tuổi học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳ đạt được
được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn muộn so
với sự phát triển cơ thể của người lớn. Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơ thể các
em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận
cơ thể được nâng cao.
* Hệ vận động:

- Hệ xương: Ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển mạnh mẽ về chiều
dài, bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng
magiê, phốt pho, can xi trong xương tăng. Q trình cốt hóa xương ở các bộ
phận chưa hồn tất chỉ xuất hiện sự cốt phá ở một số bộ phận như mặt. Các tổ
chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển của xương
cột sống khơng giảm, trái lại tăng lên và có xu hướng cong vẹo. Vì vậy mà


18

trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có
trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn thương quá mạnh.
- Hệ cơ: Cơ của các em phát triển nhanh để đi đến hồn thiện nhưng
phát triển khơng đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển nhanh
hơn cơ nhỏ, cơ chi trên phát triển nhanh hơn cơ chi dưới, khối lượng cơ tăng
lên rất nhanh, đàn tính cơ tăng lên không đều, chủ yếu nhỏ và dài. Do vậy khi
hoạt động cơ nhanh mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần
chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
* Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh tiếp tục đựơc phát
triển để đi đến hồn thiện, hoạt động phân tích trên vỏ não về tri giác có định
hướng sâu sắc hơn. Kích thước của não và hành tuỷ đạt đến mức của người
trưởng thành. Khả năng tư duy phân tích tổng hợp của não tăng lên, tư duy
trừu tượng được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vịêc hình thành nhanh
chóng phản xạ có điều kiện. Khả năng nhận biết cấu trúc động tác và tái hiện
chính xác hoạt động vận động được nâng cao. Ngay từ tuổi thiếu niên đã diễn
ra q trình hồn thiện cơ quan phân tích và những chức năng vận động quan
trọng nhất. Ở lứa tuổi học sinh không chỉ các phần động tác đơn lẻ như trước
mà chủ yếu từng bước hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các
liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh ở điều kiện khác nhau phù hợp với
từng học sinh.

Mặt khác do sự hoạt động của tuyến giáp, tuyến yên đã chịu ảnh hưởng
của sinh lí hệ nội tiết làm cho hệ thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế, ức chế
không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động TDTT. Vì vậy, nếu lặp đi lặp
lại một bài tập nào đó sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh, do đó cần phải
thường xuyên thay đổi áp dụng các bài tập, phương pháp giảng dạy lúc đó sự
hứng thú học của học sinh sẽ có hiệu quả hơn.


19

* Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi học sinh THPT phổi phát triển mạnh nhưng
khơng đồng đều, lồng ngực cịn hẹp, nhỏ nên nhịp thở nhanh và chưa có sự ổn
định của dung tích sống, thơng khí phổi, nhu mơ phổi đó là ngun nhân
chính làm cho tần số hơ hấp của các em tăng cao khi hoạt động, vận động dẫn
đến hiện tượng mệt mỏi do thiếu oxi.
* Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn phát triển khá mạnh
nhưng vẫn thiếu sự cân đối, cho nên các bộ phận của cơ thể không tránh khỏi
sự mất cân bằng. Vì vậy, thường gây nên sự mất thăng bằng của hệ tim mạch.
Dung tích sống tăng lên gấp đơi so với lứa tuổi thiếu niên, nhưng tính đàn hồi
của mạch máu chỉ tăng lên gấp rưỡi, hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây nên
hiện tượng thiếu máu não do thiếu oxi. Từ nguyên nhân đó làm cho huyết áp
ở lứa tuổi này tăng đột ngột, máu vận chuyển không ổn định nên khi vận động
nhanh mệt mỏi và uể oải. Do đó, khi tập luyện cần phải hướng dẫn học sinh
tập từ khối lượng vận động từ nhẹ rồi tăng dần, tránh tình trạng tăng khối
lượng vận động cực đại làm rối loạn hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến sự phát
triển cơ thể của học sinh.
Từ những đặc điểm tâm lý trên để lựa chọn một số bài tập bổ trợ có
khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT, đặc biệt khi áp
dụng các bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm thể lực phù hợp với khối
lượng vận động. Đồng thời điều chỉnh thời gian tập luyện cho phù hợp tâm

sinh lý của học sinh để cho quá trình giảng dạy đạt kết quả cao, giúp cho học
sinh trở thành con người phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.


20

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu
Để nghiên cứu một đề tài nào đó thì phương pháp đọc và phân tích tổng
hợp tài liệu là phương pháp sử dụng rộng rãi phổ biến nhất. Đó là phương
pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu để tham khảo, sau
đó người nghiên cứu tổng hợp và lựa chọn nội dung những ý chính mà mình
đã đặt ra để nghiên cứu.
Việc tham khảo tài liệu về chuyên môn, các thông tin khoa học và các
đề tài nghiên cứu khác để từ đó có thể rút ra cho bản thân những phương
hướng nghiên cứu và cách thức giải quyết vấn đề thật khoa học và hợp lý đối
với đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo
án, chương trình giảng dạy của các giáo viên và huấn luyện của các huấn
luyện viên ta dựa vào đó có thể xây dựng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình phù hợp với điều kiện thực tiễn
cho học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình.
2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo
dục, trên cơ sở tự giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu
sống về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ
đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn. Ở đề tài này đã sử dụng các
hình thức:
- Quan sát trực tiếp giờ dạy thể dục và có nhận định đánh giá trực tiếp.

- Quan sát đo đạc (sử dụng mật độ tập luyện của học sinh và các
phương pháp giảng dạy của giáo viên ).


21

- Phương pháp đo đạc bằng bài tập chuẩn để đánh giá kiến thức, năng
lực thực hành của học sinh ở môn học Đá cầu.
2.1.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Ngồi các phương pháp trên tơi cịn sử dụng phương pháp điều tra
phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp từ các chuyên gia, giáo viên, học sinh, từ đó
bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết, loại bỏ những vấn đề chưa phù hợp, tạo
điều kiện thuận lợi xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu.
Để có cơ sở cho việc chọn lựa bài tập bổ trợ cho môn Đá cầu tôi đã trực
tiếp phỏng vấn các chuyên gia GDTC, các giáo viên giảng dạy thể dục ở một
số trường THPT và đặc biệt là tơi đã có buổi thảo luận với tổ thể dục về nội
dung của đề tài này:
- Tính hợp lý và hiệu quả của các bài tập bổ trợ cho môn học Đá cầu.
- Tác dụng về giáo dục tính tự giác tích cực tập luyện của học sinh.
- Tăng phần sinh động của giờ học thể dục.
2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm là phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng
nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự
nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn của đề tài
nghiên cứu.
Từ thực tế và lý luận đã nêu ở trên đề tài đã tiến hành thực nghiệm để
đánh giá kiểm định tính khả thi của bài tập bổ trợ cho môn Đá cầu, loại trừ
các yếu tố ảnh hưởng ngoại lai. Với mục đích thử nghiệm hiệu quả các bài tập
mang tính dự thảo.
Để đánh giá khách quan các bài tập bổ trợ cho môn học Đá cầu tôi tiến

hành theo nguyên tắc:


22

- Thực nghiệm phải được tiến hành trên các giờ học cho tất cả các học
sinh, đảm bảo tính hợp lý về thời gian, về cấu trúc giờ học, giáo viên giảng
dạy cũng như phương pháp giảng dạy.
- Phân nhóm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn
ngẫu nhiên có số lượng, hình thức chức năng, trình độ thể lực và trình độ văn
hóa ngang nhau, được qua kiểm tra chất lượng ban đầu.
2.1.5 Phương pháp toán học thống kê
Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong các đề tài
nghiên cứu khoa học. Phương pháp này là yếu tố xác định chính xác chỉ số đo
lường và so sánh các kết quả thu được qua quá trình thực nghiệm. Đề tài này
đã sử dụng phép tính tốn thống kê trong thể thao.
- Cơng thức tính giá trị trung bình cộng:
n

X 

x
i 1

i

n

Trong đó : xi là giá trị thành tích từng cá thể
n là tổng số cá thể

- Cơng thức tính phương sai:

x 
2

 ( xi  X )
n 1

2

( với n  30 )

Trong đó :  x là phương sai của mẫu
2

X là trị số trung bình của mẫu
xi là giá trị quan sát thứ i của mẫu
- Cơng thức tính độ tin cậy của các kết luận:


23

T 

XA  XB

 A2
nA




B2
nB

Nếu |Ttính| > Tbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P< 0.05.
Nếu |Ttính| < Tbảng thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P> 0.05.
2.2 Tổ chức nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi chia ra các giai đoạn nghiên cứu :
TT
1

2

3

Thời gian

Nội dung

Dự kiến kết quả

20.11.2011-

Lựa chọn tên đề tài, viết

Hoàn thành đề cương

30.11.2011


đề cương.

nghiên cứu

01.01.201201.04.2012
02.04.201205.05.2012

Thực nghiệm đề tài
Xử lý số liệu, viết đề tài

Thực hiện các nội dung
nghiên cứu
Hoàn thành đề tài nghiên
cứu

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp
chân nghiêng mình.
- 40 học sinh lớp 10 trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình.
Trong đó nhóm thực nghiệm 20 em (10 nam, 10 nữ); nhóm đối chứng 20 em
(10 nam, 10 nữ).
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình.
- Trường đại học Vinh


24

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Thực trạng học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình
Trường THPT Nho Quan A là trường thuộc huyện miền núi của tỉnh
Ninh Bình, mật độ dân cư ở đây cịn thưa thớt. Học sinh chủ yếu là con em
nông dân thuộc dân tộc kinh, ngoài ra cũng chiếm một lượng khá lớn là con
em dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí ở đây cịn thấp.
Trường THPT Nho Quan A cũng như các trường THPT khác, trên cơ
sở giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội, là một ngơi trường có bề dày truyền
thống hơn 40 năm xây dựng và phát triển đã có nhiều thành tích trong dạy và
học. Tuy nhiên trong giáo dục thể chất về dạy học thể dục, đặc biệt là giờ học
Đá cầu cho thấy học sinh chưa nắm vững kỹ thuật động tác, các bài tập bổ trợ
sử dụng trong tập luyện cho các em rất hạn chế, kỹ thuật chưa chú trọng trong
thời gian tập dẫn đến hiệu quả môn học chưa cao.
3.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất
giảng dạy môn học thể dục trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình
Về đội ngũ giáo viên: Tổ bộ môn thể dục của trường có 6 giáo viên
trình độ đại học. Trong số 6 giáo viên thì có 2 giáo viên có tuổi nghề từ 10 –
20 năm công tác và 4 giáo viên có tuổi nghề từ 3 – 10 năm cơng tác. Nhìn vào
đội ngũ giáo viên của tổ ta thấy được sức trẻ chiếm ưu thế, nhưng cũng vì thế
mà kinh nghiệm giảng dạy cũng có phần hạn chế.
Về cơ sở vật chất: Trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình được sự
đầu tư của Sở giáo dục và đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy học thể dục nên đã có một cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ,
đảm bảo tốt cho công tác dạy học.


25

3.3 Những căn cứ cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ kỹ thuật
Phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan

A – Ninh Bình.
- Tác dụng của bài tập bổ trợ kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình.
Bài tập bổ trợ có ý nghĩa nhất định giúp cho người học tiếp thu kỹ
thuật động tác một cách thuận lợi, đặc biệt là khi tiếp thu những động tác khó,
phức tạp thì bài tập bổ trợ có vai trị quan trọng. Thơng qua bài tập bổ trợ
nhằm rút ngắn thời gian hình thành kỹ năng động tác, giảm bớt khó khăn
trong tiếp thu kỹ thuật ban đầu về động tác. Bài tập bổ trợ rất phong phú và đa
dạng cho từng môn thể thao khác nhau cũng như việc phát triển các tố chất
thể lực.Bên cạnh đó các bài tập bổ trợ này khá phù hợp với trình độ vận động
của học sinh THPT. Đặc biệt các bài tập bổ trợ này dễ áp dụng, khơng tốn
thời gian cũng như kinh phí. Mặt khác những bài tập bổ trợ kỹ thuật Phát cầu
thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình
dựa trên những sai lầm thường mắc của học sinh trong quá trình tiếp thu kỹ
thuật mới
- Tình hình giảng dạy mơn Đá cầu tại trường THPT Nho Quan A –
Ninh Bình
Mơn học Đá cầu là một mơn thể thao phổ biến bởi nó là trị chơi ưa
thích đối với các học sinh và những yêu cầu về dụng cụ thiết bị khơng địi hỏi
phức tạp. Tập luyện Đá cầu thường xuyên đối với lứa tuổi học sinh sẽ tạo điều
kiện rèn luyện cho học sinh khả năng hoạt động, nhanh nhẹn, hoạt bát của
chân, tay và toàn thân. Đặc biệt trong khi tập luyện Đá cầu còn hình thành
được ý thức tập thể, mối quan hệ lành mạnh giữa các bạn chơi, tạo nên khơng
khí vui tươi hoạt bát...
Qua thời gian cơng tác thâm nhập tìm hiểu nghiên cứu tại trường tơi
có một số nhận xét tình hình giảng dạy của đội ngũ giáo viên về cơ bản hoàn


×