Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam vận động viên karate do lứa tuổi 15 đến 17 của trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.23 KB, 50 trang )

1

tr-ờng đại học vinh
khoa giáo dục thể chất
--------------

Trần thị lộc

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển
Sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam
Vận động viên karate-do lứa tuổi 15 đến 17 của
Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao hà tĩnh

Khoá luận tốt nghiệp
Ngành: s- phạm giáo dục thĨ chÊt

NghƯ An – 2012


2

tr-ờng đại học vinh

khoa giáo dục thể chất
--------------

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển
Sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam
Vận động viên karate-do lứa tuổi 15 đến 17 của
Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao hà tĩnh


Khoá luận tốt nghiệp
Ngành: s- phạm giáo dục thể chất

Giáo viên h-ớng dẫn: PGS.TS. Hoàng
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Lộc
MÃ số sinh viên
: 0859032198
Lớp
: 49A Thể dục

Nghệ An 2012

Thị ái Khuê


3

Lời cảm ơn
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến cơ giáo PGS.TS
Hồng Thị Ái Kh người đã hướng dẫn chỉ đạo nhiệt tình giúp tơi hồn
thành đề tài khố luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa GDTC –
Trường Đại học Vinh, cùng các thầy cô giáo và vận động viên ở trung tâm
đào tạo huấn luyên thể thao Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ và
động viên giúp đỡ tơi trong q trình thu thập và xử lý số liệu.
Dù đã cố gắng rất nhiều song do điều kiện vì thời gian cũng như trình
độ cịn hạn chế. Nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy
rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Trần Thị Lộc


4

MỤC LỤC
Trang
Chương 1

MỞ ĐẦU

1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1 Đặc điểm mơn võ Karate-do

3

1.2 Đặc điểm kỹ thuật địn đấm thẳng

4

1.3 Cơ sở sinh lý và những yếu tố chi phối sức mạnh


5

tốc độ
1.4 Phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ

6

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý của vận động viên lứa tuổi

7

15 -17
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

2.1 Đối tượng nghiên cứu

10

2.2 Phạm vị nghiên cứu

10

2.3 Phương pháp nghiên cứu

10


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh

13
13

tốc độ đòn tay và sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng
của nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 – 17 của trung
tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
3.2 Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức

18

mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate-do
lứa tuổi 15-17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể
thao Hà Tĩnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

33


5

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng

Tiêu đề


3.1 Thống kê các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm

Trang
14

thẳng đã sử dụng của HLV Karate-do Trung tâm đào tạo
huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
3.2 Kết quả phỏng vấn toạ đàm lựa chọn các test đánh giá sức

15

mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate - do lứa
tuổi 15– 17 của trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà
Tĩnh
3.3 Thang điểm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của

16

nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào
tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
3.4 Hệ số tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ

16

đòn đấm thẳng của nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17
của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
3.5 Thực trạng trình độ sức mạnh địn đấm thẳng của nam VĐV

18


Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào tạo huấn
luyện thể thao Hà Tĩnh
3.6 Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập

23

3.7 So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ địn tay giữa

26

2 nhóm trước thực nghiệm
3.8 So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ địn đấm thẳng
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 tháng
nghiên cứu

27


6

3.9 So sánh nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ
của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 1 tháng

28

3.10 So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ địn đấm thẳng
sau 2 tháng thực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng

29


3.11 Nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ địn đấm thẳng
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 2 tháng thực

30

nghiệm
3.12 So sánh kết quả thi đấu của hai nhóm sau thực nghiệm

32

Tiêu đề

Biểu đồ

3.1 Nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng qua 1 tháng thực nghiệm

28

3.2 Sự phát triển SMTĐ đòn đấm thẳng thông qua test “nằm
sấp chống đẩy trong 15 giây (số lần)

30

3.3 Sự phát triển SMTĐ địn đấm thẳng thơng qua test “Tại
chỗ - Tấn Kiba đấm tốc độ trong 15 giây (số lần)

31


3.4 Sự phát triển SMTĐ đòn đấm thẳng thơng qua test “Đấm
2 đích đối diện cách 2 m trong 15 giây (số lần)

31

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC: Đối chứng
VĐV: Vận động viên
HLV: Huấn luyện viên
SMTĐ: Sức mạnh tốc độ
TDTT: Thể dục thể thao
TN: Thực nghiệm


7

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Karate-do là môn võ thuật xuất xứ từ đảo Okinawa, một thuộc địa
trước đây của Nhật Bản. Trải qua một thời gian dài mãi đến năm 1936 mới
được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản và phát triển sang các nước trên thế
giới. Được du nhập vào nước ta từ những năm 1940, trải qua bao thăng
trầm ngày nay phong trào tập luyện Karate-do đã phát triển rộng khắp trong
cả nước và không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng trở thành
một môn thể thao thế mạnh của Việt Nam. Bởi vì Karate-do là một môn võ
khoa học phù hợp với tinh thần thượng võ của dân tộc, phù hợp với thể
trạng của người Việt Nam. Karate-do gắn một hệ thống kỹ thuật, chiến
thuật chiến đấu hữu hiệu giúp người tập có đủ khả năng ngăn chặn và vượt
qua các nguy hiểm từ bên ngoài, là phương thức rèn luyện thân thể. Karatedo giúp con người phát huy được tối đa sức mạnh của cơ bắp, tận dụng
được mọi nguồn lực của con người, là môn thể thao Karate-do đem lại cơ

hội tranh tài, khuyến khích con người ln cố gắng vươn cao mãi, Karatedo cịn có ý nghĩa nhân văn là tinh thần hướng thiện của con người.
Theo HLV trưởng Karate-do Thành phố Hà Tĩnh cho biết: Qua nhiều
năm tham gia tập luyện và quan sát các trận thi đấu Karate-do đỉnh cao.
Các VĐV đạt được thành tích cao là những người có tốc độ ra địn rất
nhanh, mạnh, chính xác và đa số họ ghi điểm nhiều bằng đòn đấm thẳng.
Do vậy để một VĐV Karate-do có được một thể lực xung mãn, nâng cao
thành tích trong thi đấu ta phải sớm phát triển các tố chất thể lực. Trong đó,
huấn luyện sức mạnh tốc độ nói chung và sức mạnh tốc độ của địn đấm
thẳng nói riêng cho VĐV Karate-do lứa tuổi 15-17 càng bức thiết hơn, là
nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động tập luyện, thi đấu
Karate- do.


8

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhận thấy tầm quan trọng của tố
chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu Karate-do. Vì vậy chúng tơi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn
đấm thẳng cho nam V ĐV Karate-do lứa tuổi 15– 17 của trung tâm đào
tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ đòn đấm thẳng trong huấn luyện VĐV Karate-do ở Trung tâm
đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
Để đạt được mục tiêu 1 chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập huấn luyện sức mạnh
tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate-do của trung tâm đào tạo huấn
luyện thể thao Hà Tĩnh.
- Đánh giá thực trạng phát triển đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karatedo của trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.

Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15- 17 tại trung
tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu 2 chúng tôi tiến hành giải quyết
những vấn đề sau:
- Tiến hành lựa chọn các bài tập chuyên môn trong huấn luỵện sức mạnh
tốc độ đòn đấm thẳng.
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm .
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập.


9

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Đặc điểm môn võ Karate-do
Môn võ thuật thế giới Karte-do mang đặc tính hiện đại biểu hiện thơng
qua sử dụng các kỹ thuật đơn giản, khoa học, các kỹ thuật được thực hiện
đòn thế đơn giản hợp lý, đòn thường tung theo đường thẳng và đơn thuần
từng đòn hoặc phối hợp ít địn chứ khơng liên hồn.
Trong đó chủ yếu là tay, địn tay của Karate-do rất phong phú. Vì thế
mơn Karate-do rất chú trọng việc luyện tay - chân, nhất là tay có sức cơng
phá như sắt. Địn chân của Karate-do thường cao nhưng vì địn thường tung
ra rất nhanh, rất mạnh và liên hồn nên khơng dễ đỡ và phản địn.
Đặc điểm của mơn võ này gồm hai yếu tố đó là phịng thủ và tấn cơng.
Karate-do là nghệ thuật chiến đấu bằng tay không, tập luyện môn này không
chỉ dừng lại ở việc nắm một số kỹ thuật căn bản và giành một số thành tích
trong các cuộc thi đấu. Ưu điểm của đòn Karate-do tự vệ còn xuất phát từ
khả năng vận dụng tối ưu đòn thế thông qua sức mạnh, sức nhanh, sức bền

và sự khéo léo đặc biệt là sức mạnh tốc độ của mỗi con người.
Ngồi ra Karate-do cịn được thể hiện thơng qua việc phối hợp hài hoà
giữa kỹ thuật tay với kỹ thuật chân, và tồn bộ cơ thể thơng qua các đòn
đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng trên nguyên tắc khoa học tuân theo quy
luật đường thẳng và lực xoắn. Mặt khác kỹ thuật Karate-do yêu cầu ở tính
hiệu quả cao, dứt điểm nhanh, mạnh trong thi đấu và đánh kết thúc địn
phải có tư thể thủ (Zansin), chính vì vậy để tấn cơng nhanh thì đường thẳng
là hiệu quả nhất. Đường thẳng không những thể hiện trong tấn công mà cịn
thể hiện ngay trong q trình di chuyển khi tấn công hay phản công, thông
qua các bước di chuyển ngang, về trước, ra sau. Mặt khác thực sự còn thể


10

hiện ở việc kỹ thuật động tác đơn giản dễ tập mang lại hiệu quả trong một
thời gian tập luyện tương đối ngắn hơn so với các loại võ khác.
1.2. Đặc điểm kỹ thuật đòn đấm thẳng
Đòn đấm thẳng là một trong những kỹ thuật đặc trưng và cơ bản nhất
trong hệ thống kỹ thuật Karate-do. Trong kỹ thuật này, nắm đấm đi theo
đường thẳng từ hông đến mục tiêu, cánh tay cử động linh hoạt vì được thả
lỏng khi vươn tới trước nên có khả năng điều khiển dễ dàng. Tồn bộ sức
lực được dồn vào địn đấm đồng thời kết hợp lực phát ra từ hông và lực
xoắn của nắm đấm khi tiếp xúc mục tiêu tạo nên sức công phá mạnh và
xuyên sâu vào điểm đánh. Do đó kỹ thuật địn đấm thẳng có khả năng tạo
ra một địn tấn cơng mạnh, nhanh và chuẩn xác. Đó cũng chính là cơ sở để
giải thích tại sao kỹ thuật này được sử dụng nhiều và chiếm tỷ lệ cao trong
cấu trúc các bài quyền (Kata), đặc biệt là trong các trận đấu Kumite. Kỹ
thuật đấm thẳng bao gồm các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1:
Tư thế chuẩn bị Hai chân đứng ngang rộng bằng khoảng cách giữa hai

vai, mũi bàn chân hướng về trước theo tấn Hachiji Dachi. Hai tay nắm lại
để sát ngang hông, cùi chỏ khép lại về phía sau, mắt nhìn thẳng phía trước.
*Giai đoạn 2:
Tay phải đấm thẳng về phía trước hướng vào mục tiêu, bàn tay nắm
hờ vẫn để ngửa. Chú ý trong khi di chuyển về trước cánh tay đi theo đường
thẳng, cùi chỏ ép vào trong để khơng bị vịng ra phía ngồi giúp cho lực
đánh được tập trung và khơng bị tiêu hao lực bởi động tác thừa. Hông bên
tay đấm đẩy về phía trước nhằm tạo lực ban đầu cho đòn đấm.
Khi nắm tay di chuyển gần đến mục tiêu với khoảng cách ngắn nhất
thì xoay mạnh nắm tay 180o từ ngửa đến úp, lúc này tốc độ đòn đấm đạt tối
đa. Tiếp xúc mục tiêu bằng hai đầu xương bàn tay thứ 2 và 3, nắm đấm siết


11

chặt nhằm tập trung sức mạnh vào điểm đánh. Cánh tay lúc này duỗi thẳng,
vai khơng chồm về phía trước. Vị trí nắm đấm khơng được lệch sang trái
hoặc phải. Sức mạnh của đòn đấm được kết hợp giữa lực phát ra khi đẩy
hông, vận tốc của cánh tay khi ra địn và lực xoắn của nắm đấm. Do đó cần
hết sức chú ý kết hợp nhuần nhuyển các yếu tố này nhằm tạo ra lực công
phá tối đa vào mục tiêu.
*Giai đoạn 3
Nắm tay xoay ngửa lại và rút về thủ ở ngang hông đồng thời tay kia
đấm thẳng về phía trước. Khi rút tay về cần chú ý khơng để cùi chỏ đi vịng
ra phía ngồi, địn đấm phải kết thúc cùng lúc với tay kia rút hết về hông
nhằm lợi dụng phản lực do hai tay tạo ra.
1.3. Cơ sở sinh lý và những yếu tố chi phối sức mạnh tốc độ
1.3.1. Khái niệm về sức mạnh tốc độ
Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh
trong hoạt động thể thao có rất nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc

độ. Có 3 quan điểm dưới góc độ chun mơn sau:
- Sức mạnh tốc độ theo quan điểm cũ Verkhosanxki: thể hiện khả
năng chống lại đối kháng bên ngoài trong khoảng từ 40% đến 70% khả
năng tối đa.
- Sức mạnh tốc độ theo quan diểm Jurgen Hatman: nét đặc trưng cơ
bản của sức mạnh tốc độ đó là sự kết hợp giữa tốc độ với lực.
- Sức mạnh tốc độ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực
hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định.
Như vậy, có thể khái quát sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra
trong các động tác nhanh.
1.3.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ


12

Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, sức
mạnh tốc độ là khả năng hệ thống thần kinh cơ khắc phục sự đề kháng với
tốc độ co duỗi lớn nhất của cơ bắp, do đó "muốn phát triển sức mạnh tốc độ
trước hết cần phải phát triển hệ thống vận động và hệ cơ, tính linh hoạt của
q trình và thiết lập sự ổn định của hệ thống thần kinh trung ương tạo điều
kiện tốt cho sự phát triển sức mạnh tốc độ".
Hoạt động của sức mạnh tốc độ bao gồm các dạng bài tập thể lực
nhằm tạo cho một trọng tải ổn định, một vận tốc lớn nhất. Trong các hoạt
động sức mạnh tốc độ VĐV cần phải gắng sức tối đa. Ngoài ra hoạt động
loại này cịn địi hỏi cơ phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao trong một
thời gian ngắn, vì vậy cịn gọi là sức mạnh bột phát.
1.4. Phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ
Phát triển sức mạnh tốc độ địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao tốc độ
co cơ mà phải kết hợp nâng cao sức mạnh tối đa. Do sự đòi hỏi cần phải có
phương pháp huấn luyện đặc biệt đảm bảo một cách tốt nhất năng lực tối đa

thành năng lực sức mạnh tốc độ, nâng cao phần sức mạnh hoặc sức nhanh
theo nhu cầu thi đấu của từng môn thể thao. Huấn luyện sức mạnh tốc độ
phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của thần kinh trung ương. Vì vậy
khơng nên tiến hành các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong điều kiện
cơ thể mỏi mệt, hạn chế số lần lặp lại trong một đợt nhưng nghỉ giữa các
lần lặp lại tương đối dài (3-5 phút) để năng lực vận động của cơ thể được
hồi phục. Về phương pháp tổ chức tiến hành tập luyện có thể tiến hành tập
luyện theo trạm hoặc sử dụng tổng hợp các bài tập.
Tố chất sức mạnh tốc độ có liên quan đến cấu trúc sợi trong tế bào cơ,
các phức hợp Actomyozin là hoạt tính ATP-az và chúng được tăng lên
trong quá trình tập luyện.


13

Cần sử dụng kết hợp bài tập sức mạnh tốc độ với bài tập sức mạnh
đơn thuần và lấy bài tập sức mạnh đơn thuần làm cơ sở. Trong thời gian sử
dụng bài tập sức mạnh đơn thuần người ta chủ yếu sử dụng bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ.
Trong bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cần lựa chọn lượng đối
kháng lớn nhưng vẫn không làm rối loạn cấu trúc bài tập thi đấu. Có như
vậy mới tác động đồng thời tới kỹ thuật và tố chất thể lực.
Trong huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV Karate-do lứa tuổi 15 17 tốc độ bài tập phải nhanh.
Trọng lượng của bài tập trong khoảng từ 35 - 70% trọng lượng tối đa
và lặp lại từ 4 - 8 lần sử dụng thời gian nghỉ giữa các lượt phải đủ để cho
VĐV hồi phục hoàn toàn.
Một vấn đề quan trọng hàng đầu trong huấn luyện sức mạnh và sức
mạnh tốc độ là việc lựa chọn tư thế của cơ thể. Khi chọn các bài tập, trước
tiên phải xác định được cần phát triển các nhóm cơ nào là chủ yếu, từ đó ta
chọn tư thế của cơ thể cho phù hợp trong khi thực hiện bài tập.

Song để thực hiện được các vấn đề trên cần phải có hệ thống phương
tiện chuyên môn đặc thù để giáo dục tố chất phát triển sức mạnh tộc độ cho
phù hợp với đặc điểm của môn thể thao lựa chọn và nhóm kỹ thuật bổ trợ.
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của vận động viên lứa tuổi 15 -17
Ở lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các
bộ phận chức năng trong cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm
dần. Chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ
quan của cơ thể cũng được cao hơn. Cơ thể các em phát triển theo chiều
ngang nhiều hơn chiều cao.
1.5.1. Đặc điểm tâm lý
Ở tuổi này các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi
người tơn trọng mình, đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân


14

tích tổng hợp, có nhiều hồi bão nhưng cịn nhiều nhược điểm và thiếu kinh
nghiệm trong tập luyện và thi đấu.
Ở lứa tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, đó là đầy
nhu cầu sáng tạo, năng nỗ... thế giới quan không phải là niềm tin lạnh nhạt,
khô khan. Trước hết là sự say mê ước vọng nhiệt tình.
+ Hứng thú: các em đã có thái độ tự giác, tích cực trong tập luyện
xuất phát từ động cơ tập luyện đúng đắn nhằm hướng tới tương lai, song
hứng thú tập luyện cũng còn do nhiều động cơ khác nhau như: giữ lời hứa,
tự ái, hiếu danh...cho nên huấn luyện viên cần phải định hướng cho các em
xây dựng động cơ đúng đắn, hình thành hứng thú bền vững trong tập luyện
và tránh tình trạng tập luyện quá sức.
+ Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như khơng cịn tồn tại việc ghi nhớ máy
móc, do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính lơgic, tư duy
chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề. Do đặc điểm trí nhớ đối với

lứa tuổi này khá tốt nên huấn luyện viên có thể sử dụng phương pháp trực quan
kết hợp với giảng giải sâu sắc các chi tiết kỹ chiến thuật động tác.
Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với lứa tuổi trước
đó, các em có thể hồn thành được những bài tập khó, phức tạp và địi hỏi
sự khắc phục khó khăn lớn trong tập luyện. Vì vậy, huấn luyện viên có thể
sử dụng những chiến thuật có liên hồn nhưng động tác khó.
1.5.2. Đặc điểm sinh lý
+ Hệ thần kinh: Tiếp tục phát triển và đi đến hoàn thiện, khả năng tư
duy trừu tượng được phát triển, tạo thuận lợi cho việc hình thành nhanh
chóng phản xạ có điều kiện.
Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ thuật
động tác. Tuy nhiên đối với nhữnh bài tập mang tính đơn điệu lặp lại nhiều
lần cũng làm cho các em chóng mệt mỏi và nhanh chán, cho nên các HLV
cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, mang tính đa dạng và phong phú,


15

đặc biệt thi đấu và trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện cho các em
hoàn thành tốt bài tập chính.
Ngồi ra, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến
yên đã tạo cho hứng phấn của thần kinh chiếm ưu thế.
+ Hệ vận động: Xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ
như xương cổ tay, xương bàn tay hầu như đã hồn thiện nên các em có thể tập
luyện động tác chống, mang vác vật nặng mà không ảnh hưởng đến cơ thể.
+ Hệ cơ: Phát triển muộn hơn hệ xương nên sức co cơ vẫn tương đối
yếu, các cơ bắp lớn phát triển rất nhanh, nói chung đây là thời kỳ cơ bắp
phát triển mạnh nhất. Do vậy cần tập những bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ góp phần thúc đẩy sự phát triển cơ.
+ Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến

hoàn thiện, tim phát triển tương đối hoàn chỉnh mạch đập khoảng 60 - 80
lần/phút. Trong khi tập luyện mạch đập và huyết áp hồi phục nhanh chóng,
cho nên cơ thể tập với lượng vận động dài và lớn.
Trong khi tập luyện thể lực cho VĐV trẻ, nếu sử dụng các bài tập có
lượng vận động và cường độ vận động lớn thì phải thường xuyên kiểm tra,
theo dõi trạng thái sức khoẻ của VĐV.
+ Hệ hô hấp: Phát triển gần như hồn chỉnh, tần số hơ hấp gần giống
người lớn: từ 10 - 20 lần/phút.
Tóm lại: Lứa tuổi 15-17 là thời kỳ hoàn chỉnh về căn bản của quá
trình trưởng thành và phát triển lâu dài của con người về mặt tâm lý cũng
như sinh lý, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần. Vì
vậy khi tiến hành cơng tác huấn luyện TDTT cho lứa tuổi này cần động
viên, khen thưởng, kỷ luật đúng đắn mới giúp các em hoàn thành nhiệm vụ
của mình và mới tạo cho các em phát triển một cách toàn diện.


16

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng
cho nam V ĐV Karate-do lứa tuổi 15– 17.
Khách thể nghiên cứu: Nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15-17 của trung
tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
2.2. Phạm vị nghiên cứu
- 30 nam VĐV Karate-do
- Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm
thẳng trong huấn luyện VĐV Karate-do ở Trung tâm đào tạo huấn luyện thể
thao Hà Tĩnh.

- Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn
đấm thẳng cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15- 17 tại trung tâm đào tạo
huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phân tích và tổng hợp các tài liệu tham khảo để cập nhật các thông
tin khoa học, kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề
tài luận văn nhằm lựa chon phương tiện và phương pháp huấn luyện phát
triển tố chất sức mạnh tốc độ.
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn các HLV và VĐV của Trung
tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh. Để lựa chọn những bài tập mang
tính khoa học nhằm phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho VĐV Karate-do.


17

Phương pháp quan sát sư phạm :
Phương pháp này được chúng tơi sử dụng quan sát q trình tập
luyện và thi đấu của các nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 - 17 của trung tâm
đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
Phương pháp kiểm tra sư phạm :
Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các bài tập đã
lựa chọn, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra năng lực của
VĐV. Cụ thể chúng tôi sử dụng 3 nội dung :
+ Nội dung 1 : Nằm sấp chống đẩy nhanh thời gian 15 giây (lần)
+ Nội dung 2 : Tại chỗ - tấn Kiba đấm tốc độ thời gian 15 giây (lần)
+ Nội dung 3 : Đấm 2 đích đối diện cách 2m thời gian 15 giây (lần)

Chúng tôi sử dụng các nội dung kiểm tra sức mạnh tốc độ thơng qua
thang độ xích ma, nhờ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn như sau :
Xếp loại

Giới hạn

Rất kém

X < X - 2

Kém

X  ( X - 2 ; X - 1)

Yếu

X  ( X - 1 ; X - 0,5)

Trung bình

X  ( X - 0,5 ; X + 0,5)

Khá

X  ( X + 0,5 ; X + 1)

Tốt

X  ( X + 1 ; X + 2)


Xuất sắc

X  X + 2

Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
+ Nhóm thực nghiệm: Tập theo các bài tập do chúng tôi lựa chọn và
ứng dụng vào tập luyện.


18

+ Nhóm đối chứng: Tập luyện theo các bài tập giáo án của huấn luyện
viên đang thực hiện.
Sau 2 tháng tập luyện (8) tuần, mỗi tuần 3 buổi, tổng số buổi tập là 24 buổi.
Phương pháp toán học thống kê
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Epi. info 6.4
- Cơng thức tính nhịp độ tăng trưởng
w

Trong đó:

100v 2  v1
100%
0,5v1  v 2

W : nhịp độ phát triển (%)
v1 : giá trị ban đầu của các chỉ tiêu
v2 : giá trị sau khi áp dụng các bài thử

100 và 0,5 : là hằng số

2.4. Địa điểm nghiên cứu:
- Trường đại học Vinh
- Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.


19

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay
và sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam VĐV Karate-do lứa tuổi
15 – 17 của trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
3.1.1. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay
cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 – 17 của trung tâm đào tạo huấn
luyện thể thao Hà Tĩnh
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển
sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 – 17 của
Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành quan
sát 10 buổi huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của HLV Karate-do
Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh, kết quả được trình bày ở
bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 dưới đây cho thấy:
Nhìn chung các HLV đã sử dụng các hình thức tập luyện cơ bản để
phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho các VĐV, nhưng qua số liệu
thống kê cho thấy, đó là:
- Các bài tập sử dụng chưa thật toàn diện, thiếu các bài tập huấn luyện
tâm lý hàng ngày.
- Các hình thức tập luyện thiếu tính đa dạng, phong phú chưa tạo được
hứng thú cao trong tập luyện.
- Các phương tiện tập luyện còn đơn giản, chưa được sử dụng triệt để.

- Tỷ lệ thời gian dành cho các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn
đấm thẳng còn thấp.


20

Bảng 3.1. Thống kê các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng đã
sử dụng của HLV Karate-do Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh

Bài tập

TT

Số lần sử

Thời gian

dụng/ 10

sử dụng

giáo án

(phút)

1

Tại chỗ đấm thẳng liên tục

5


15

2

Chống đẩy nhanh

3

15

3

Di chuyển ra đòn nhanh

6

12

4

Đấm 2 đích đối diện

2

12

5

Đấm mục tiêu di động


4

18

6

Thi đấu chỉ dùng đòn đấm thẳng

2

6

7

Đấm nắm tạ tay

2

4

8

Đấm nhiều mục tiêu

2

10

9


Thi đấu

4

22

10

Chống đẩy xà kép

3

14

11

Tập ra địn đấm thẳng theo tín hiệu

4

7

3.1.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam VĐV KarateDo lứa tuổi 15 – 17 của trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
* Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng
Để nghiên cứu, lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn đấm
thẳng cho nam VĐV Karate- do lứa tuổi 15 – 17, chúng tôi tiến hành lựa
chọn test để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam
VĐV Karate - do lứa tuổi 15– 17 tại Trung tâm đào tạo huấn luyện thể
thao Hà Tĩnh.



21

Cách lựa chọn test: Thông qua tổng hợp các nguồn tài liệu và phỏng
vấn đàm thoại với 20 chuyên gia, huấn luyện viên hiện đang huấn luyện
môn võ thuật Karate – do tại các Trung tâm TDTT khác. Đề tài đã lựa chọn
được 03 test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn toạ đàm lựa chọn các test đánh giá sức
mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15– 17 của
trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh (n = 20)

1

Đồng ý

Nằm sấp chống đẩy nhanh trong 15 giây (Số lần)

19

95

17

85

18

90


Tại chổ - tấn Kiba đấm tốc độ trong thời gian 15

2

giây (Số lần)
Đấm 2 đích đối diện cách 2m trong thời gian 15

3

Tỷ lệ

Nội dung test

TT

giây (Số lần)

%

Sau khi lựa chọn được 3 test đánh giá. Chúng tôi xây dựng thang điểm
đánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate - do lứa
tuổi 15– 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh thông qua
các test.

\


22

Bảng 3.3. Thang điểm dánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của

nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện
thể thao Hà Tĩnh
TT

1

2

3

Điểm

Test
Nằm
sấp
chống
đẩy
nhanh 15 giây
(số lần thực
hiện)
Tại chổ - tấn
Kiba đấm tốc
độ thời gian
15 giây (số
lần thực hiện)
Đấm 2 đích
đối diện cách
2m thời gian
15 giây (số
lần thực hiện)


10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

21

20

19

18

17


16

15

14

13

12

41

39

37

35

33

31

29

27

25

23


29

28

27

26

25

24

23

22

21

20

Bảng 3.4. Hệ số tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn
đấm thẳng của nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào
tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh (n = 30)
Đối tượng

Test

2


3

Nhóm ĐC

r

r

Hệ số

TT

1

Nhóm TN

Nằm sấp chống đẩy nhanh 15
giây (số lần)
Tại chổ - tấn Kiba đấm tốc độ
thời gian 15 giây (số lần)
Đấm 2 đích đối diện cách 2m
thời gian 15 giây (số lần)

P

0.863
0.941
0.920

P


0.935
< 0.01

0.997
0.860

< 0.01


23

Để kiểm định các test trên trước khi sử dụng đề tài đã kiểm tra trên 30
nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện
thể thao Hà Tĩnh ở hai thời điểm cách nhau một tháng sau đó tiến hành xử lý
mối tương quan giữa các test. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 ta thấy hệ số tương quan giữa các test đề tài đã phỏng
vấn và lựa chọn. Hầu hết các test đều có r > 0.7 ở ngưỡng xác xuất p <
0.01. Điều đó chứng tỏ rằng các test lựa chọn có mối quan hệ mật thiết với
tố chất sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng trong mơn võ Karate-do. Vì vậy, hệ
thống test này hồn tồn có độ tin cậy và tính thơng báo và có thể sử dụng
để đánh giá sức mạnh tốc độ cho của nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 – 17
của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh một cách chính xác.
* Thực trạng sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam VĐV Karate - do
lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
Dựa vào các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam
VĐV Karate - do lứa tuổi 15– 17 đã được kiểm định ở trên, cũng như căn
cứ vào thang điểm của các test. Từ đó đề tài đã tiến hành đánh giá sức
mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15 – 17 của
Trung tâm đào tạo huấn luyện thê thao Hà Tĩnh. Qua xử lý số liệu đề tài

xác định trình độ sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng của nam VĐV Karate do lứa tuổi 15 – 17 qua các mức độ tốt, trung bình và yếu kém đồng thời
tiến hành tính tỷ lệ % số VĐV đạt được ở các mức độ khác nhau. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.5.


24

Bảng 3.5. Thực trạng trình độ sức mạnh địn đấm thẳng của nam VĐV Karate do lứa tuổi 15 – 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh
Test
Kết quả

Đối tượng

Nằm sấp

Tại chổ - tấn

Đấm 2 đích

chống đẩy

Kiba đấm tốc

đối diện cách

nhanh 15

độ thời gian

2m thời gian


giây (số lần

15 giây (số

15 giây (số

thực hiện)
Nam VĐV
Karate - do

Tốt

lần thực hiện) lần thực hiện)

11 – 36.67 %

14 – 46.67 %

13 – 43.33 %

Trung bình 14 – 46.67 %

12 – 40.00%

14 – 46.67 %

4 – 13.33%

3 – 10.00%


lứa tuổi 16 –
17 (n=30)

Yếu kém

5 – 16.66%

Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy khả năng sức mạnh tốc độ
đòn đấm thẳng của nam VĐV lứa tuổi 15 – 17 không đồng đều, mức độ tốt
cũng chỉ đạt từ 36.67 đến 46.67% cịn lại là ở mức độ trung bình và yếu
kém. Sức mạnh tốc độ trong khi thực hiện kỹ - chiến thuật là điều không
thể thiếu ở hầu hết các mơn thể thao. Chính vì những u cầu nêu trên, đòi
hỏi người dạy phải lựa chọn được những bài tập, phương pháp tập luyện
một cách tối ưu và phải trang bị ngay từ đầu.
Qua phân tích tổng hợp tài liệu phối kết hợp với các phương pháp,
phương tiện cũng như đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
và huấn luyện. Từ đó chúng tơi đi đến lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát
triển sức mạnh tốc độ đòn đấm thẳng cho nam VĐV Karate - do lứa tuổi 15
– 17 của Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn
đấm thẳng cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15-17 của Trung tâm đào tạo
huấn luyện thể thao Hà Tĩnh.


25

3.2.1. Cơ sở khoa học và những nguyên tắc lựa chọn hệ thống bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ
* Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh tốc độ

Trên thực tế cho thấy sức mạnh của con người là khả năng khắc phục
lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
Sức mạnh tốc độ là hình thức biểu hiện của sức mạnh, là khả năng hệ thống
tuần hoàn thần kinh cơ bắp khắc phục sự đề kháng với tốc độ co duỗi lớn
nhất của cơ bắp.
Muốn phát triển sức mạnh cho VĐV trước hết cần phát triển hệ thống
dẫn truyền vận động và hệ thần kinh linh hoạt của quá trình thiết lập sự ổn
định của hệ thần kinh, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển sức mạnh tốc độ
có cơ sở khoa học hợp lý.
Bản chất giáo dục sức mạnh tốc độ là lựa chọn lực đối kháng lớn nhất.
Nguyên lý chung nhất trong việc phát triển sức mạnh tốc độ là tạo ra sức
căng cơ tối đa trong thời gian ngắn nhất. Hoạt động của cơ thể theo cơ chế
luân phiên lúc đầu chỉ có một số sợi cơ tham gia hoạt động, theo số lần lặp
lại tăng lên thì số lượng các sợi cơ mới được huy động và tăng lên ở những
bài tập cuối. Như vậy giá trị trong nguyên tắc giáo dục sức mạnh tốc độ là
sự nỗ lực tối đa cơ bắp, với mức căng thẳng cao nhất trong một lần co cơ
với thời gian ngắn nhất, đó là phương pháp nỗ lực cực đại.
Trong các môn thi đấu đối kháng trực tiếp thì hầu hết các tố chất thể
lực cần quan tâm nhất là sức mạnh tốc độ. Đặc biệt đối với Karate-do,
ngồi những kỹ chiến thuật ra thì sức mạnh tốc độ là tố chất cần thiết để
giải quyết trận đấu. Trong một trận thi đấu Karate- do thì VĐV ghi điểm
chỉ được giới hạn từ 1 - 3 điểm trong một lần tấn công hoặc phản công, mà
các kỹ thuật được tính điểm cần phải đảm bảo được: kỹ thuật chuẩn, nhanh,


×