Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh trong môn bóng rổ cho học sinh lớp 11a4 trường thpt nông cống i thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.31 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân thì tơi cịn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt của Thạc sĩ Phan Sinh.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phan Sinh, thầy đã hướng dẫn,
chỉ đạo nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Và qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục thể chất - Trường Đại Học Vinh, các thầy cô giáo trường THPT
Nông Cống I, cùng tất cả các bạn đồng nghiệp và tập thể lớp 11A4 trường
THPT Nông Cống I - Thanh Hoá. Đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu của đề tài.
Nếu khơng có sự giúp đỡ của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và tập
thể lớp 11A4 thì tơi khó có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Dù đã cố gắng hết sức mình nhưng do điều kiện về thời gian và trình
độ cịn hạn chế, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, không thể tránh
khỏi những sai sót nhất định. Vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ và các bạn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Mạc Thị Trang


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

THPT:

Trung học phổ thông

TDTT:


Thể dục thể thao

GDTC:

Giáo dục thể chất

VĐV:

Vận động viên

TP:

Thành phố

GD:

Giáo dục

ĐT:

Đào tạo

TCTL:

Tố chất thể lực

TN:

Thực nghiệm


ĐC:

Đối chứng

HS:

Học sinh

HLV:

Huấn luyện viên

FIBA:

Liên đồn Bóng rổ Quốc tế


MỤC LỤC
Trang
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 4
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển ...................................................................... 4
1.1.1. Bóng rổ trên thế giới ............................................................................... 4
1.1.2. Bóng rổ ở Việt Nam ................................................................................ 5
1.2. Đặc điểm, tác dụng của mơn bóng rổ......................................................... 8
1.2.1. Đặc điểm của mơn bóng rổ ..................................................................... 8
1.2.2. Tác dụng của mơn bóng rổ .................................................................... 9
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất trong mơn bóng rổ ..................................... 10

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.................. 12
2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 12
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 12
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 13
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 13
2.1.5. Phương pháp kiểm tra (test) .................................................................. 14
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 14
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 15
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 16


3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về trị chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh
trong mơn bóng rổ ........................................................................................... 16
3.1.1. Trò chơi và tác dụng của trò chơi ......................................................... 16
3.1.2. Trò chơi vận động và giá trị của trò chơi vận động .............................. 17
3.1.3. Tố chất thể lực ....................................................................................... 17
3.1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh ...................................................... 17
3.2. Thực trạng sức nhanh của học sinh lớp 11A4 trường THPT Nơng Cống I
- Thanh Hóa..................................................................................................... 20
3.3. Lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức
nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp 11A4 trường THPT Nông Cống I Thanh Hóa ....................................................................................................... 21
3.4. Tiến trình giảng dạy nội dung các trị chơi vận động .............................. 22
3.5. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 27
3.6. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm ........................................................... 29
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 33
4.1. Kết luận .................................................................................................... 33

4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 37


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Kết quả thành tích các Test trước thực nghiệm (nA= nB = 15) ...... 20
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các trò chơi vận động (n=10) .......... 21
Bảng 3.3. Thời gian tổ chức trò chơi trong buổi tập luyện ............................. 23
Bảng 3.4. Phiếu phỏng vấn số giáo án/tuần .................................................... 27
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn thời gian tổ chức trò chơi vận động/1 giáo án (n = 10) .. 28
Bảng 3.6. Lịch tập luyện trong 6 tuần thực nghiệm........................................ 29
Bảng 3. 7: Kết quả thành tích các test sau thực nghiệm (nA= nB =15) ........... 30
Bảng 3.8: Kết quả thi đấu của 2 nhóm sau thực nghiệm ................................ 31


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành cơng của Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng và
thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong hệ thống giáo dục các cấp trong
thời kỳ tới. Trước những yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ mới của q trình
đẩy mạnh cơng tác GDTC và thể thao trong trường học. Bảo đảm yêu cầu
phát triển tồn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam,
làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành
mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Chú trọng công tác GDTC và phong
trào thể thao trong trường học các cấp, đổi mới nội dung, giáo trình, chương
trình GDTC phù hợp với thể lực học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức
các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt. Các mơn
thể thao đã và đang được áp dụng trong hệ thống GDTC cho học sinh, sinh

viên Việt Nam hiện nay ví dụ như: Điền kinh, các mơn bóng, cầu lơng, võ
thuật, cờ vua… Để nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực cần
thiết cho học tập và cuộc sống. Trong đó, bóng rổ là một mơn thể thao có tác
dụng nâng cao các tố chất thể lực của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, khéo léo đặc biệt phát triển tính linh hoạt và trí thơng minh. Tập luyện
bóng rổ sẽ nâng cao tính dũng cảm, ý chí quyết thắng, khắc phục khó khăn,
dám nghĩ dám làm.
Bóng rổ là mơn thể thao được chơi và hâm mộ của hơn 250 triệu VĐV
có đăng ký trên tồn thế giới. Bóng rổ là một gia đình đơng nhất với 198 quốc
gia là thành viên của FIBA.
Bóng rổ là môn thể thao tốc độ, năng động và thu hút nhiều người
chơi. Số điểm thay đổi mỗi phút làm cho trận đấu hấp dẫn từ đầu cho đến cuối
trận đấu. Phạm vi sân bóng rổ khơng lớn (28m x 15m) nhưng có 10 cầu thủ
hoạt động với cường độ cao liên tục trong bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút. Thời


2
gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và giữa các hiệp
phụ là 2 phút, nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. Cùng với xu thế phát
triển của bóng rổ hiện đại: Nhanh, cao, mạnh, khéo léo và chính xác nên nó
địi hỏi ý chí kiên trì luyện tập rất cao ở người tập. Trong thi đấu bóng rổ sự
hiệp đồng giữa các VĐV rất chặt chẽ, thành một hệ thống liên hồn. Một vị trí
yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến sự thất bại, vì vậy cá nhân
phải ln gắn với tập thể và chính điều này đã có tác dụng rất lớn cho việc
giáo dục đạo đức và tính cách con người. Ngồi ra tập luyện bóng rổ sẽ giúp
các giác quan phát triển đến mức cao, giúp người tập mở rộng thị trường (tầm
quan sát), phán đoán, xử lý nhanh và đúng lúc. Những động tác bóng rổ đều
mang tính tự phát, giàu tính sáng tạo.
Hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống
của mỗi con người, sự hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần giúp con người

phát triển một cách tồn diện. Bóng rổ là mơn thể thao có số lượng bài tập rất
đa dạng. Để tạo được hứng thú và thu hút sự tham gia nhiệt tình của học sinh
thì trị chơi vận động cần phải được đưa vào để giảng dạy trong các giờ học
thực hành.
Trò chơi vận động nhằm vui chơi giải trí giáo dục và giáo dưỡng con
người phát triển tồn diện, các trò chơi vận động được sử dụng trong GDTC
đã mang tính mục đích rõ ràng. Trong q trình tham gia trò chơi học sinh
tiếp xúc với nhau, các cá nhân phải hồn thành nhiệm vụ của mình trước tập
thể ở mức độ cao, tập thể có nhiệm vụ động viên giúp đỡ cá nhân hồn thành
nhiệm vụ. Vì vậy tình bạn, lịng nhân ái, tinh thần tập thể…được hình thành
trong quá trình chơi. Qua đây tạo dựng cho học sinh tác phong khẩn trương,
nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sự sáng tạo để hoàn thành với chất lượng cao.
Đối với học sinh muốn đạt được thành tích thể thao cần phải xây dựng
nội dung các buổi tập thể lực, nội dung tập luyện là quá trình chuẩn bị về mặt thể


3
lực, tính kinh tế (kỹ, chiến thuật), đạo đức, ý chí, tâm lí…tất cả các mặt chuẩn bị
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo ra một q trình hồn thiện cho học
sinh thơng qua các phương tiện, phương pháp giảng dạy và các hình thức khác
của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Việc giáo dục các chức năng thể
chất cho học sinh trường THPT Nơng Cống I - Thanh Hóa, nhằm thúc đẩy sự
thể hiện và phát triển một cách đầy đủ các năng lực thể chất. Nó có vai trị hết
sức quan trọng đối với sự nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Tập luyện
bóng rổ khơng những là một “liệu pháp” thể thao hữu hiệu để tăng cường sức
khỏe, cải thiện chiều cao mà còn là một hoạt động làm giảm căng thẳng, giúp
thư giãn, khơi dậy sự hào hứng cho người chơi.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của mơn bóng rổ trong hệ thống
giáo dục, cũng như tác dụng của trò chơi vận động trong hoạt động thể thao và
thông qua quan sát thực tiễn chúng tôi thấy sức nhanh của học sinh trường THPT

Nông Cống I - Thanh Hóa trong học tập bóng rổ cịn hạn chế. Cho nên chúng tơi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn và ứng dụng một số trị chơi vận động
nhằm phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp 11A4 trường
THPT Nơng Cống I - Thanh Hóa”. Với đề tài trên chúng tơi mong muốn góp
phần nhỏ bé vào việc giảng dạy và làm phong phú thêm phương pháp, phương
tiện GDTC trong học tập mơn bóng rổ ở các trường THPT.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc lựa chọn các trò chơi
vận động nhằm phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp
11A4 trường THPT Nơng Cống I - Thanh Hố.
2. Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các trò chơi vận động nhằm
phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp 11A4 trường THPT
Nông Cống I - Thanh Hóa.


4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển
1.1.1. Bóng rổ trên thế giới
Bóng rổ ra đời năm 1891 do Dr. James Naismith (1861-1936) là giáo
viên thể dục của học viện Springfield thuộc bang Masachusetts (Hoa Kỳ) sáng
lập.
Hơn 2500 năm trước, những bộ tộc da đỏ Inki và Meusơ sống trên lãnh
thổ Mêhicô ngày nay đã có trị chơi với tên gọi “Póctêpóc". Những người
tham gia trò chơi này chỉ được dùng vai, thân hoặc chân để đưa một vật hình
cầu bằng vật liệu nhẹ, xốp, vào một cái vòng gắn trên tường cao. Trò chơi này
đã gợi cho Jêmnây Smit sáng tạo ra một trị chơi mới. Ơng đã gắn vào tay vịn
ở hành lang 2 vịng trịn bằng gỗ để làm đích ném bóng vào. Trị chơi rất sinh
động, hấp dẫn, thu hút đơng đảo người hưởng ứng. Đây chính là tiền thân của

mơn bóng rổ hiện nay.
Những điều luật thi đấu đầu tiên của môn thể thao mới này được
Jêmnây Smit khởi thảo, nội dung cơ bản là: Điều khiển bóng bằng tay, nhưng
khơng được cầm bóng chạy. Tất cả các cầu thủ của hai đội có thể chạm bóng
vào bất cứ lúc nào trong thời gian thi đấu cả hai đội có thể ở bất cứ vị trí nào
trên sân. Cấm va chạm giữa các cầu thủ ở khu vực vòng tròn. Rổ được đặt ở
mặt phẳng nằm ngang trên độ cao nhất định.
Những điều luật cơ bản này vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó cho đến
ngày nay mặc dù trong q trình phát triển của bóng rổ, kỹ chiến thuật, luật
thi đấu cũng đã có nhiều thay đổi.


5
Sau khi ra đời bóng rổ được phổ biến rất nhanh và được đông đảo quần
chúng hâm mộ ở nhiều quốc gia. Điều đó thơi thúc sự cần thiết phải tiến hành
các cuộc thi đấu quốc tế.
Năm 1909 đã diễn ra cuộc thi đấu giữa các đội Mỹ, Ý và Pháp. Năm
1923 cuộc thi đấu bóng rổ nữ được tổ chức với sự có mặt của các đấu thủ đến
từ các nước Pháp, Ý, Tiệp Khắc.
Năm 1924 Liên đồn Bóng rổ quốc tế được thành lập, những thành
viên đầu tiên của tổ chức này là: Achentina, Hy Lạp, Látvia, Ý, Bồ Đào Nha,
Rumani, Tiệp Khắc, Thụy Điển.
Hiện nay Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế đã thống nhất với 211 Liên đồn
Bóng rổ Quốc gia, có hơn 400 triệu người tham gia tập luyện.
Năm 1935 bóng rổ được cơng nhận là một môn thể thao thi đấu tại Thế
vận hội Olympic. Từ năm 1936 ở Thế vận hội XI đã có 21 đội tham gia thi
đấu bóng rổ. Sau đó bắt đầu diễn ra các cuộc thi đấu giải vô địch nam Châu
Âu (1935), giải vô địch nữ Châu Âu (1938), giải vơ địch bóng rổ nam thế giới
(1950), giải vơ địch bóng rổ nữ thế giới (1953) và nhiều cuộc thi đấu quốc tế
lớn khác.

1.1.2. Bóng rổ ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử nước nhà từ buổi khai sinh tới nay, thể thao Việt
Nam đã trải qua bao bước thăng trầm và từ đây thể thao Việt Nam đã xác
định được những bước đi đúng và xác định được vai trị của nó trong thời
kỳ đổi mới. Dù muộn màng so với bạn bè năm châu do nhiều nguyên
nhân: Chiến tranh liên miên, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu v.v...Song
nhiều thế hệ đàn anh trước đây và thế hệ trẻ bây giờ cũng đã góp sức làm
rạng danh cho đất nước, làm rạng danh cho nền thể thao nước nhà dù là ít
ỏi nhưng cũng đủ khẳng định nền TDTT của chúng ta đang có nhiều bước
đi lên. Để hồn thành được sứ mệnh của mình, tồn ngành TDTT không


6
ngừng phấn đấu về mọi mặt: Từ xây dựng cơ sở vật chất đến nâng cao
thành tích ở các mơn thể thao như: Điền kinh, bóng đá, bóng bàn, cầu
lơng, cờ vua, võ thuật và đặc biệt là mơn bóng rổ.
Cũng như các mơn thể thao khác mơn bóng rổ là môn thể thao được
nhiều giới, lứa tuổi ưa chuộng và tham gia tập luyện nhiều nhất.
Sự phát triển bóng rổ ở Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1930 đến 1955
Bóng rổ phát triển ở các thành phố lớn trong cả nước: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ và một số
tỉnh miền Tây Nam Bộ. Lực lượng cầu thủ chủ yếu là quân đội viễn chinh
Pháp và người Hoa.
Giai đoạn 2: Từ năm 1956 đến 1975
Bóng rổ tiếp tục phát triển mạnh ở các thành phố lớn, Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định và những vùng đông người Hoa sinh sống như Quảng
Ninh.
Hàng năm Uỷ ban TDTT vẫn tổ chức các giải vơ địch bóng rổ nữ hạng
A, hạng B toàn miền Bắc với sự tham gia của các đội bóng mạnh tiêu biểu

cho các địa phương, ngành: Thể công, Công an vũ trang, Bưu điện, Hải
Phòng, Hải Ninh...
Giai đoạn 3: Từ 1975 đến nay
Từ năm 1976 - 1979 đã diễn ra một số cuộc thi đấu giao hữu giữa đội câu
lạc bộ Quân đội (Thể Cơng) với một số đội phía Nam (Quận 1 - Quận 5 TP Hồ
Chí Minh), giữa đội trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội với Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng.
Năm 1980 giải vơ địch bóng rổ tồn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại
tỉnh Yên Bái, chỉ có ba đội đến từ phía Nam: Sơng Bé, Đại học Tổng Hợp Huế
và Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cùng với các đội cịn lại ở phía Bắc như: Bưu


7
điện Hà Nội, Hoàng Liên Sơn, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học TDTT Từ Sơn Bắc Ninh.
Hiệp hội bóng rổ Việt Nam được quyết định thành lập từ ngày 19 tháng
4 năm 1962 do ông Trịnh Quang chuyên viên bóng rổ của Ủy ban TDTT làm
Tổng thư ký. Do tình hình trong nước và quốc tế lúc đó chưa ổn định, nên
mối quan hệ giữa Hiệp hội Bóng rổ Việt Nam với Liên đồn Bóng rổ Quốc tế
cịn mờ nhạt.
Đại hội lần II của Liên đồn Bóng rổ Việt Nam diễn ra vào năm 1991
những thành viên mới của ban chấp hành đã bầu ông Nguyễn Hồng Nhị làm
Chủ tịch và ông Nguyễn Trọng Hỷ làm Tổng thư ký. Từ đây mối quan hệ
quốc tế của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam được cải thiện. Bóng rổ Việt Nam
bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của Liên đoàn Bóng rổ quốc tế và bước đầu hồ
nhập với bóng rổ khu vực Đông Nam Á bằng việc cử các đội tuyển nam, nữ
tham gia thi đấu ở các kỳ Seagame.
Hiện nay theo lịch thi đấu của Uỷ ban TDTT hàng năm ở nước ta diễn
ra các giải bóng rổ: Vô địch các đội hạng nhất nam - nữ, vô địch các đội hạng
nhì nam - nữ, giải trẻ nam - nữ tồn quốc, giải các đội phía Bắc, giải đồng
bằng Sông Cửu Long và gần đây bắt đầu tổ chức các câu lạc bộ.

Song song với các giải quốc gia, Hội thể thao Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp Việt Nam tiến hành tổ chức các giải bóng rổ cho học sinh, sinh
viên tồn quốc.
Giải vơ địch bóng rổ nam sinh viên toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức
vào năm 1983 tại Đà Nẵng. Giải vơ địch bóng rổ nam, nữ học sinh THPT toàn
quốc được tổ chức lần thứ nhất vào năm 2001 tại Phan Thiết - Bình Thuận.
Bóng rổ ngày càng được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành phố, thị
xã và đặc biệt là các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Trong thi đấu bóng


8
rổ khơng những thể hiện tính đua tranh về mọi mặt mà cịn giúp người tập
hồn thiện mình trong lối chơi và năng động trong cuộc sống.
1.2. Đặc điểm, tác dụng của mơn bóng rổ
1.2.1. Đặc điểm của mơn bóng rổ
Bóng rổ là một mơn thể thao mà bản chất thi đấu là các cầu thủ của mỗi
đội tìm cách ném bóng vào rổ của đối phương với một số lượng nhiều hơn,
trong thời gian thi đấu theo quy định của luật. Chỉ được dùng tay điều khiển
bóng. Thành phần mỗi đội từ 10 cầu thủ, nhưng cùng một lúc trên sân mỗi đội
chỉ có 5 người. Diện tích của sân bóng rổ tương đối hẹp, tất cả những yếu tố
đó tạo ra những tình huống thi đấu, địi hỏi các cầu thủ cùng đội phải tiến
hành những phối hợp chính xác, nhằm mục đích hoặc là giành được bóng để
ném rổ, hoặc là tích cực ngăn chặn sự tấn cơng của đối phương và cố gắng
giành được bóng.
Sự thay đổi của hoạt động thi đấu chuyển từ tấn công sang phòng thủ
và ngược lại, diễn ra thường xuyên giữa hai đội, kích thích mạnh đến cảm xúc
thể thao.
Trong thi đấu, các cầu thủ thường vận dụng các động tác tự nhiên như:
Đi, chạy, nhảy, ném. Tính đa dạng và sự biến đổi thường xuyên các điều kiện
mà trong đó các động tác tự nhiên được sử dụng, đòi hỏi cầu thủ phải tích lũy

được nhiều kiến thức và kỹ năng hoạt động, đồng thời các tố chất cơ bản của
cơ thể phải được phát triển đến mức độ nhất định.
Q trình thi đấu ln thúc đẩy sự thi đua giữa các cầu thủ hai đội.
Khuynh hướng muốn vượt đối phương trong động tác nhanh nhẹn, khéo léo,
chuẩn xác, và những hoạt động khác nhằm giành phần thắng, thúc đẩy cầu thủ
có thói quen tự chủ, hành động với sự tập trung sức tối đa, khắc phục mọi khó
khăn trong quá trình thi đấu. Đặc điểm này tạo ra khả năng giáo dục lịng kiên
trì, tính tự chủ và quyết đoán.


9
1.2.2. Tác dụng của mơn bóng rổ
1.2.2.1. Giáo dục tinh thần tập thể
Bóng rổ là một mơn thể thao tập thể, trong đó mỗi cầu thủ phải thống
nhất hoạt động của mình với các đồng đội. Mỗi thành viên trong đội có chức
năng và nhiệm vụ riêng, nhưng để đạt được mục đích chung, bắt buộc họ phải
thường xuyên phối hợp với nhau. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong
việc giáo dục tinh thần tập thể vì lợi ích toàn đội. Nhờ những hoạt động tập
thể, sự khéo léo và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân lại có điều kiện để phát
huy. Có thể nói bóng rổ là mơn thể thao trong đó phương châm “một người vì
mọi người, mọi người vì một người", biết kiềm chế cảm xúc, luôn chủ động
với mọi hành vi của mình, “thắng khơng kiêu, bại khơng nản”.
Cùng với những tác dụng tốt đẹp đã phân tích trên, khơng nên qn
rằng trong q trình chơi bóng rổ, một số cầu thủ có thể có những biểu hiện
xấu: Tính thơ bạo, lỗ mãng, chấp nhặt... Vì vậy trong quá trình dạy và học cần
phê phán, uốn nắn, giáo dục. Có như vậy, mơn bóng rổ mới thực sự trở thành
một phương tiện GDTC hữu hiệu.
1.2.2.2. Phát triển cơ thể toàn diện
Sự thường xuyên hoạt động với những động tác hết sức đa dạng, phong
phú luôn thay đổi sự gắng sức và thời gian vận động có ảnh hưởng rất mạnh

đến cơ thể người tập. Vì thế những bài tập bóng rổ chính là phương pháp phát
triển và hoàn thiện những tố chất vận động cơ bản của con người (sức mạnh,
sức nhanh, sức bền, sự khéo léo và linh hoạt...), củng cố các cơ quan nội tạng,
hình thành những kỹ năng vận động.
Trong thi đấu, mọi tình huống đều có thể xuất hiện và ln ln thay
đổi. Đặc điểm này địi hỏi cầu thủ phải hết sức tập trung theo dõi mọi diễn
biến của trận đấu, nhanh chóng đánh giá hồn cảnh, quyết định hành động
một cách sáng tạo, cần thông minh và kịp thời trong mọi tình huống. Việc


10
thường xuyên quan sát mọi diễn biến trong quá trình thi đấu sẽ giúp cầu thủ
bóng rổ khả năng mở rộng thị trường (khoảng không gian mà tầm mắt bao
quát) định hướng đúng khơng gian và thời gian.
Tính chất thi đua trong cuộc đấu, sự thay đổi nhanh chóng của tình
huống, việc giành chiến thắng hay chịu thất bại, tác động rất mãnh liệt đến
tình cảm, tinh thần và tư tưởng của cầu thủ. Tính hấp dẫn của bóng rổ thúc
đẩy tính tích cực hoạt động và hứng thú thi đấu. Những đặc điểm này của
bóng rổ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục cầu thủ.
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất trong mơn bóng rổ
Sự khác biệt về thể chất đơi khi có thể nhận thấy rất rõ nét ở các VĐV
trong các môn thể thao khác nhau. Sự khác biệt này xuất hiện và tồn tại là do
các yếu tố khách quan như yêu cầu địi hỏi của mơn thể thao chun sâu và sự
tác động của quá trình tập luyện gây nên. Ở mỗi mơn thể thao đều địi hỏi các
VĐV những chỉ số thể chất mang tính đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là các yếu
tố về hình thái để tạo nên lợi thế ban đầu trong hoạt động chun mơn. Vì vậy
q trình tuyển chọn một cách có hệ thống sẽ loại dần được những vận động
viên không đáp ứng được u cầu của mơn học. Đồng thời q trình tập luyện
một cách có hệ thống theo định hướng chun mơn cũng sẽ tạo nên những
ảnh hưởng tác động rất lớn đến mức độ và xu hướng phát triển thể chất của

vận động viên.
Trong thể thao nếu nói bóng đá là mơn thể thao “vua” thì theo các bạn
trẻ bóng rổ được xem là mơn thể thao “hồng tử”.
Bóng rổ là một trong nhiều môn thể thao được mọi người ưa thích và
ngày càng phát triển trên thế giới. Bóng rổ đã “bén rễ” vào trong chương trình
học của mơn thể dục tại các trường trung học, cao đẳng, đại học, thậm chí có
trường đưa vào chương trình ngoại khóa và đào tạo đội tuyển thi đấu.`


11
Bóng rổ là mơn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội
có 5 người. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng
đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế khơng cho đối
phương ném bóng vào rổ mình, các VĐV được thay đổi ra vào sân khơng hạn
chế số lần.
Trong bóng rổ thể lực và ngoại hình là lợi thế, các chỉ số hình thể và
chức năng có ảnh hưởng rõ rệt đến thành tích thi đấu của từng VĐV. Trong
môn thể thao này chiều cao là một chỉ số đặc trưng hết sức quan trọng, tuy
nhiên cũng không thể chỉ ưu tiên tuyệt đối cho chỉ số này mà cần phải có một
sự phát triển hợp lý, cân đối các chỉ số hình thái - chức năng khác để đảm bảo
cho VĐV có được một năng lực vận động tối ưu. Điều hiển nhiên là sự biến
đổi của các cơ quan nội tạng và trạng thái chức năng của chúng sẽ được quyết
định bởi hai yếu tố là các kích thước của cơ thể và mức độ chuẩn bị thể lực
của vận động viên.
Tính đa dạng và sự biến đổi thường xuyên các điều kiện mà trong đó
các động tác tự nhiên được sử dụng, địi hỏi cầu thủ phải tích lũy được nhiều
kiến thức và kỹ năng hoạt động, đồng thời các tố chất cơ bản của cơ thể phải
được phát triển đến mức độ nhất định.
Q trình thi đấu ln thúc đẩy sự thi đua giữa các cầu thủ hai đội.
Khuynh hướng muốn vượt đối phương trong động tác nhanh nhẹn, khéo léo,

chuẩn xác, và những hoạt động khác nhằm giành phần thắng, thúc đẩy cầu thủ
có thói quen tự chủ, hành động với sự tập trung sức tối đa, khắc phục mọi khó
khăn trong q trình thi đấu. Đặc điểm này tạo ra khả năng giáo dục lịng kiên
trì, tính tự chủ và quyết đoán.


12
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài này chúng tôi sử dụng các phương
pháp sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này chúng tơi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan
đến đề tài nhằm tìm hiểu tình hình phát triển mơn bóng rổ nói chung và phát
triển sức nhanh trong bóng rổ nói riêng. Các tư liệu có liên quan nhằm mở
rộng thêm kiến thức lý luận, phương pháp giáo dục. Đặc biệt là tìm hiểu sâu
về trị chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học
sinh lớp 11A4 Trường THPT Nơng Cống I.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã đọc và tham khảo một
số sách chuyên môn như: Kĩ thuật cơ bản trong bóng rổ, Luật bóng rổ, sinh lí
TDTT, tốn học thống kê...Việc tham khảo tài liệu chuyên môn này giúp
chúng tơi nhiều trong q trình nghiên cứu.
Thơng qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn, các thông tin khoa
học và các đề tài khác để từ đó rút ra cho bản thân những phương hướng
nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề khoa học hợp lý.
Tham khảo các tài liệu chun mơn, các giáo án, chương trình giảng
dạy và huấn luyện của giáo viên và HLV để có thể lựa chọn được những trò
chơi nhằm phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh với điều kiện
thực tiễn.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Khi nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này dưới hình thức
phỏng vấn gián tiếp, tới các giảng viên chun nghành các mơn bóng của


13
khoa GDTC trường Đại Học Vinh và thầy cô giáo giảng dạy bộ môn thể dục
tại trường THPT Nông Cống I, về việc cần thiết khi sử dụng trò chơi vận
động. Từ đó để có cơ sở cho việc lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát
triển sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp 11A4 trường THPT Nơng
Cống I - Thanh Hóa.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng
nghiên cứu trong quá trình giáo dục - giáo dưỡng mà khơng làm ảnh hưởng tới
q trình đó. Hay nói cách khác đó là phương pháp có mục đích, một hiện
tượng giáo dục nào đó để thu lượm những số liệu, mức độ phát triển các tố chất
thể lực nói chung và tố chất sức nhanh nói riêng của đối tượng nghiên cứu
Các hình thức quan sát:
- Quan sát trực tiếp trong giờ giảng dạy
- Quan sát qua tiết học do đồng nghiệp giảng dạy
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong các cơng trình
nghiên cứu khoa học GDTC, phương pháp này đặc biệt cho phép các nhà
khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu, chứng minh hiệu quả của việc
ứng dụng và lựa chọn một số trò chơi vận động vào các giờ học bóng rổ cho
học sinh lớp 11A4 trường THPT Nông Cống I.
Để đánh giá khách quan chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu làm hai
nhóm:
- Nhóm A (nhóm thực nghiệm): 15 học sinh tập luyện theo giáo án đã
lựa chọn

- Nhóm B (nhóm đối chứng): 15 học sinh tập luyện theo giáo án tiến
trình giảng dạy chung của sở GD và ĐT Thanh Hoá.


14
Thực nghiệm được tiến hành trong 6 tuần, sau đó so sánh kết quả giữa
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm và đánh
giá kết quả của các trị chơi vận động chúng tơi đã được sự giúp đỡ tận tình
của thầy cơ, bạn bè để hoàn thành thực nghiệm.
2.1.5. Phương pháp kiểm tra (test)
Để đánh giá sức nhanh trong mơn bóng rổ cho học sinh lớp 11A4
trường THPT Nông Cống I trước và sau thực nghiệm chúng tôi sử dụng các
test đánh giá sau:
- Test chạy 30m tốc độ cao (xuất phát cao).
- Dẫn bóng hình chữ V thực hiện 2 bước ném rổ (thời gian 60s, tính số
quả vào rổ).
- Dẫn bóng luồn cọc cao tay (dẫn bóng qua 5 cọc, mỗi cọc cách nhau 4m).
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê
Được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu thu thập được trong q
trình nghiên cứu, với mục đích tính hợp lý và tính hiệu quả của các trị chơi
vận động nhằm phát triển sức nhanh trong mơn bóng rổ. Để có thể kiểm
chứng và đưa ra kết luận, khơng chỉ có vậy trước khi lựa chọn và xây dựng,
phương pháp toán học thống kê cũng được sử dụng trong việc xác định, kiểm
chứng kết quả phỏng vấn lựa chọn các trị chơi vận động. Nhằm tránh được
tính chủ quan trong q trình nghiên cứu, từ đó tăng thêm độ tin cậy cho kết
quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các cơng thức sau:
- Cơng thức tính giá trị trung bình cộng:
n

X


X
i 1

n

i

Trong đó: X : Giá trị trung bình cộng
Xi: Giá trị thành tích từng cá thể
n: Tổng số lượng cá thể


15
- Cơng thức tính phương sai ( x 2 ) :

 X
n

 x2 

i 1

i  X



2

n 1


 n  30

- Cơng thức tính độ lệch chuẩn  x  :

 x   x2

- Công thức so sánh hai số trung bình (T):
T

X

A

 XB



  A2  B2 
  
 nA nB 

+ Nếu Tbảng > |Ttính | thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P >5%.
+ Nếu Tbảng < |Ttính | thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5%.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ 15/11/2011 đến
15/5/2012.
Giai đoạn 1: Từ 15/11/2011 đến 15/12/2011 tham khảo tài liệu và lập
đề cương.

Giai đoạn 2: Từ 16/12/2011 đến 15/02/2012 giải quyết nhiệm vụ 1
Giai đoạn 3: Từ 16/2/2012 đến 1/4/2012 giải quyết nhiệm vụ 2
Giai đoạn 4: Từ 2/4/2012 đến 15/5/2012 hoàn thành luận văn và nạp
cho hội đồng khoa học
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 học sinh lớp 11A4 trường THPT Nơng Cống I - Thanh Hố
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu tại:
- Trường Đại Học Vinh
- Trường THPT Nơng Cống I - Thanh Hố


16
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về trò chơi vận động nhằm phát triển sức
nhanh trong mơn bóng rổ
3.1.1. Trị chơi và tác dụng của trò chơi
3.1.1.1. Trò chơi
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những
nhu cầu giải trí đa dạng của con người.
Trị chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối
với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em.
Trị chơi là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ hăng
hái, thư giãn, vui vẻ,...
3.1.1.2. Tác dụng của trò chơi
Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngồi thiên nhiên
thống đãng, khơng khí trong lành. Có nhiều trị chơi cần đến sự vận động cơ
bắp như: Chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác...
Luyện giác quan: Với những trị chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh

mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng... (trò chơi thị thụt, bịt mắt
bắt dê...)
Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự
chủ, không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp
hành kỷ luật của trị chơi. Kiên nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động.
Luyện tính tình: Bạn trở nên vui vẻ, sơi động. Rèn luyện tính đồng đội,
biết đồn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt,
sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha...Trò chơi còn giáo dục các bạn biết ý thức
công dân, biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ


17
đúng pháp luật của quốc gia,...Trị chơi cũng có thể chữa trị cho những bạn bị
bệnh trầm cảm, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh.
3.1.2. Trò chơi vận động và giá trị của trò chơi vận động
3.1.2.1. Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là trò chơi nhằm rèn luyện phát triển các tố chất vận
động. Nó là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực giải quyết các nhiệm vụ vận
động dưới dạng trò chơi giúp con người ta giải trí, thư giãn…
3.1.2.2. Giá trị của trị chơi vận động
Về mặt giải trí: Đây là loại hình trị chơi hấp dẫn nhất trong các trị
chơi vì sự vui nhộn, sinh động, là một loại hình khơng thể thiếu trong
những lần hoạt động cắm trại.
Rèn luyện thể lực: Tập cho người chơi và địi hỏi người chơi phải có sức
khoẻ tốt, bền bỉ.
Các giá trị khác: Rèn luyện cho người chơi tính đồn kết, tính kỷ luật,
tính chịu khó, tính hồ đồng, tính nhanh nhạy trong phán đốn, tính khéo léo,
sáng tạo…
3.1.3. Tố chất thể lực
Tố chất thể lực là loại năng lực vận động cơ bản. TCTL gồm: Sức

mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo. Năng lực phối hợp vận động trong
thể thao là một loại năng lực tổng hợp có liên quan nhiều tới các TCTL cơ
bản, là mối quan hệ giữa các nhân tố tạo nên thành tích thể thao. Bên cạnh
TCTL chung, mỗi mơn thể thao đều cần có TCTL chun mơn đặc trưng
cho từng môn thể thao.
3.1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh
3.1.4.1. Khái niệm


18
Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời
gian ngắn nhất, sức nhanh như một tố chất thể lực có thể biểu hiện ở
dạng đơn giản và dạng phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: Thời gian phản ứng; thời
gian của một động tác đơn lẻ; tần số của hoạt động cục bộ.
Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động
thể thao phức tạp khác nhau, như chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền
anh, tốc độ dẫn bóng trong bóng đá...
Các dạng đơn giản của sức nhanh liên quan chặt chẽ với kết quả
của sức nhanh ở dạng phức tạp. Thơi gian phản ứng, t hời gian của một
động tác đơn lẻ hoặc tần số động tác cục bộ càng cao thì tốc độ thực
hiện các hoạt động phức tạp sẽ càng cao. Song các dạng biểu hiện sức
nhanh đơn giản lại phát triển tương đối độc lập với nhau. Thời gian
phản ứng có thể rất tốt, nhưng động tác riêng lẻ lại chậm hoặc tần số
của động tác lại thấp. Vì vậy, sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu
tố cấu thành là thời gian phản ứng, thời gian của động tác riêng lẻ và
tần số hoạt động.
3.1.4.2. Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh
Yếu tố quyết định là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và
tốc độ co cơ.

* Độ linh hoạt của quá trình thần kinh
Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện khả năng biến đổi
nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong trung tâm thần kinh.
Ngoài ra, độ linh hoạt thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung
động trong các dây thần kinh ở ngoại vi sự thay đổi nhanh chóng giữa
hưng phấn và ức chế làm cho các nơron vận động có khả năng phát
xung độngvới tần số cao và làm cho đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó


19
là các yếu tố tăng cường tốc độ và tần số của động tác. Tốc độ hưng
phấn của tế bào thần kinh còn ảnh hưởng trực tiếp tới thời kỳ tiềm tàng
và cùng với tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ngoại
vi, chúng quyết định thời gian phản ứng.
* Tốc độ co cơ
Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi
cơ chậm trong bó cơ. Các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi
cơ nhóm II-a có khả năng tốc độ cao hơn.
Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng các chất cao năng
ATP cà CP. Hoạt động tốc độ với thời gian ngắn sử dụng nguồn năng
lượng phân giả yếm khí ATP và CP là chủ yếu. Vì vậy, khi hàm lượng
ATP và CP trong cơ cao thì khả năng co cơ nhanh cũng tăng lên. Tập
luyện sức nhanh làm cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ, nhất
là sợi cơ nhanh II-a và II-b tăng lên. Theo một số tác giả, hàm lượng
ATP và CP có thể tăng lên 10 – 30%. Theo Iacoplep, tốc độ co cơ còn
phụ thuộc vào hoạt tính của men phân giải ATP và CP. Tập luyện tốc
độ có thể làm tăng hoạt tính của men này.
Trong hoạt động TDTT, tốc độ và sức mạnh có liên quan mật
thiết với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức
nhanh. Trong nhiều môn thể thao, kết quả hoạt động phụ thuộ c không

chỉ vào sức nhanh hay sức mạnh riêng lẻ mà phụ thuộc vào sự phối hợp
hợp lý giữa hai tố chất. Các hoạt động như vậy được gọi là hoạt động
sức mạnh tốc độ (ném, chạy ngắn, nhảy...)
Độ linh hoạt của thần kinh và tốc độ co cơ mặc dù có biến đổi
dưới tác dụng tập luyện, nhưng nói chung đều là những yếu tố được
quyết định bởi đặc điểm duy truyền. Do đó, trong q trình tập luyện,
sức nhanh biến đổi chậm và ít hơn sức mạnh và sức bền.


20
3.1.4.3. Cơ sở sinh lí để phát triển sức nhanh
Sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở
trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi
cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Do đó để phát triển sức nhanh cần
sử dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài.
3.2. Thực trạng sức nhanh của học sinh lớp 11A4 trường THPT Nơng
Cống I - Thanh Hóa
Để xác định thực trạng sức nhanh của học sinh trường THPT Nơng
Cống I - Thanh Hố. Chúng tơi tiến hành khảo sát 30 học sinh khối 11 của
trường, bằng cách tiến hành kiểm tra sư phạm lấy kết quả, từ đó tìm ra những
trị chơi vận động cho học sinh trường, để có hướng nghiên cứu sát với thực tế
và đánh giá tình trạng sức nhanh của học sinh lớp 11A4 trường THPT Nơng
Cống I -Thanh Hóa. Chúng tơi tiến hành kiểm tra 3 test trước thực nghiệm
của hai nhóm và thu được kết quả ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Kết quả thành tích các Test trước thực nghiệm (nA= nB = 15)
Chạy 30m tốc
Test

độ cao (xuất
phát cao).


Dẫn bóng luồn cọc

Dẫn bóng hình chữ V

cao tay (dẫn bóng

thực hiện 2 bước ném rổ

qua 5 cọc, mỗi cọc trong thời gian 60s (tính
cách nhau 4m)

số quả vào rổ).

Nhóm
TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

X

5”53


5”54

5”59

5”60

6,9

6,7



±0,49 ±0,49

±0,3

±0,2

±1,22

±1,28

Ttính

0,06

Chỉ số

0,125


Tbảng

2,045

p

> 0,05

0,44


×