Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 của công ty toyota vinh tỉnh nghệ an và đề xuất các phương pháp cải tiến hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC
===  ===

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001 CỦA TOYOTA VINH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đức Diện
Sinh viên thực hiện:
Lớp

Trần Thị Thương
: 49B2 - KHMT

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận “Nghiên cứu áp dụng Hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Toyota Vinh và đề xuất các phương pháp
cải tiến” được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4
năm 2012. Trên cơ sở thực tiễn khi thực hiện đề tài cùng với những kiến thức
đã được tiếp nhận ở nhà trường và sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đức Diện
đề tài khóa luận tốt nghiệp được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô đã truyền đạt những kiến


thức vô cùng hữu ích và quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình tới Thầy hướng dẫn Thạc sĩ
Nguyễn Đức Diện đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi
giúp tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể Cán bộ của công ty Toyota Vinh
- Nghệ An đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi các thông tin và tài liệu về hệ thống
quản lý môi trường của công ty.
Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Chi cục trưởng
Nguyễn Viết Hùng, cùng cảm ơn tới các cán bộ phòng TBT - NGA của Chi
cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nghệ An đã hướng dẫn nhiệt tình cho tơi
cả về lý thuyết lẫn phương pháp tiếp cận vấn đề để tơi có thể hồn thành tốt
bài khóa luận của mình.
Trong suốt q trình thực hiện đề tài, với khả năng bản thân còn hạn
chế nên tơi cịn có nhiều điều chưa làm được. Qua đây tơi kính mong được sự
góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
MƠI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001................. 3
1.1.

Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................ 3


1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................ 3
1.1.2. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................ 4
1.1.3. Tiêu chuẩn ISO 14001.......................................................................... 5
1.1.4. Nội dung của ISO 14001 ....................................................................... 6
1.2.

Mơ hình của hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 ..................................................................................................... 7

1.2.1. Phạm vi áp dụng .................................................................................... 7
1.2.2. Thuật ngữ và định nghĩa........................................................................ 8
1.2.3. Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường .................................... 10
1.2.4. Sự triển khai và phát triển hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 trên Thế giới và ở Việt Nam .................................. 16
1.2.5. Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai áp dụng ISO 14001
tại Việt Nam ........................................................................................ 19
1.2.6. Yêu cầu về quản lý môi trường và áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam ....... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................... 26
2.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 26

2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 26

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 26


2.3.1. Phương pháp luận ................................................................................ 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp thu thập thơng tin .......................................................... 27
2.3.4. Phương pháp phân tích - so sánh ........................................................ 27


2.3.5. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 27
2.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 28
3.1.

Giới thiệu về Công ty Toyota Vinh ..................................................... 28

3.1.1. Khái quát về công ty............................................................................ 28
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................... 29
3.1.3. Hệ thống quản lý Chất lượng - Môi trường ....................................... 31
3.1.4. Hệ thống văn bản................................................................................. 34
3.1.5. Duy trì cải tiến hệ thống ...................................................................... 34
3.2.

Phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp cải tiến hệ
thống quản lí mơi trường của Cơng ty Toyota Vinh ........................... 34

3.2.1. Các khía cạnh mơi trường của cơng ty ................................................ 34
3.2.2. Hoạt động quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO
14001 ................................................................................................... 37

3.3.

Các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm tại cơng ty ...................................... 61

3.3.1. Quy trình quản lý hóa chất .................................................................. 61
3.3.2. Quy trình quản lý chất thải nguy hại ................................................... 66
3.3.3. Xử lý chất thải trong công ty ............................................................... 70
3.3.4. Kết quả đạt được của công ty sau khi áp dụng hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ............................................... 71
3.3.5. Đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14001:2004 cho Công ty Toyota Vinh ........................................ 77
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .............................................................................. 79
1.

Kết luận ............................................................................................... 79

2.

Kiến nghị ............................................................................................. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 81
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG

Hình:
Hình 1.1.

Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua

các giai đoạn ............................................................................... 17

Hình 1.2.

Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 .......................................... 18

Hình 1.3.

Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam ............. 19

Hình 2.1.

Mơ hình PDCA của hệ thống quản lí mơi trường theo ISO
14001: 2004 ................................................................................ 26

Hình 3.1.

Cơng ty Toyota Vinh .................................................................. 28

Hình 3.2.

Mơ hình hệ thống quản lý chất lượng ........................................ 32

Hình 3.3.

Mơ hình quản lý hệ thống mơi trường........................................ 33

Bảng:
Bảng 3.1.


Khía cạnh mơi trường của cơng ty ............................................. 35

Bảng 3.2.

Phiếu điều tra khía cạnh mơi trường .......................................... 42

Bảng 3.3.

Tổng kết khía cạnh mơi trường tồn cơng ty. ............................ 44

Bảng 3.4.

Chương trình quản lý mơi trường ............................................... 49

Bảng 3.5.

Kết quả thử nghiệm nước đầu nguồn thải .................................. 72

Bảng 3.6.

Kết quả thử nghiệm nước khi thải ra hệ thống .......................... 73

Bảng 3.7.

Kết quả đo mức ổn tương đương ở mơi trường khơng khí
xung quanh ................................................................................. 74

Bảng 3.8.

Kết quả đo yếu tố hóa học ở mơi trường khơng khí xung

quanh .......................................................................................... 75

Bảng 3.9.

Kết quả đo mức ồn tương đương ở môi trường lao động........... 75

Bảng 3.10. Kết quả đo yếu tố hóa học ở mơi trường lao động ..................... 76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BT

:

Bình thường

BTNMT :

Bộ Tài ngun Mơi trường

BYT

:

Bộ Y tế

CBCNV

:


Cán bộ cơng nhân viên

CTHH

:

Chất thải hóa học

ĐDLĐMT :

Đại diện lãnh đạo môi trường (EMR)

DV

Dịch vụ

:

HTQLMT :

Hệ thống quản lí mơi trường (EMS)

ISO

:

International Organisation for Standardisation

KBT


:

Khơng bình thường

KC

:

Khía cạnh

KHCN

:

Khoa học cơng nghệ

PCCC

:

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam




:

Quyết định

STQL

:

Sổ tay quản lý

TCĐLCL :

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 được xem là kỷ ngun của “tồn cầu hóa” và “phát triển vượt
bậc”. Nhân loại thế kỷ 21 tự hào vì đã và đang vun đắp nên một ngàn năm phát
triển như vũ bão trên mọi mặt, từ kinh tế văn hóa tới khoa học kỹ thuật. Nhưng
cũng chính nhân loại lại đang phải hứng chịu cơn giận dữ chưa từng có từ mơi
trường và thiên nhiên, hết dịch bệnh đến thảm họa núi lửa, sóng thần, băng tan,
nước biển dâng…
Chính thực trạng báo động đó đã đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường
sống cho mọi quốc gia, tổ chức, cơng ty và mọi người dân trên tồn cầu
Trong bối cảnh đó, pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các
chính sách kinh tế và các biện pháp khác nhằm khuyến khích bảo vệ mơi
trường, quan tâm chung và các bên hữu quan về vấn đề môi trường và phát
triển bền vững ngày càng tăng, các tổ chức thuộc mọi thành phần ngày càng
chú ý đến việc đạt được và chứng tỏ kết quả hoạt động môi trường tốt thơng
qua kiểm sốt ảnh hưởng mơi trường do các hoạt động sản phẩm và dịch vụ
của mình, có xem xét đến chính sách và mục tiêu mơi trường.
Mơi trường ô nhiễm là vấn đề thời sự nóng hổi trên các mặt báo, một
trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm lại là hoạt động sản xuất/ kinh
doanh công nghiệp (vụ Vedan, Tung Twang, Miwon…).
Xu hướng tiêu dùng văn minh, người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn
sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt mà cịn phải thân thiện với môi trường.
Pháp luật về môi trường ngày càng thắt chặt. Năm 1993, Việt Nam ban
hành luật bảo vệ môi trường nhưng đến nay đã có rất nhiều văn bản dưới luật
đưa ra những yêu cầu cụ thể cho điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Tập hợp một cách hệ thống những kinh nghiệm quản môi trường tốt
nhất đã được trải nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển thuộc khu vực
châu Âu, châu Mỹ, ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ ISO 14000,
đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi

SV: Trần Thị Thương

1

Lớp: 49B2 - KHMT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

trường trong q trình hoạt động của tổ chức, có thể áp dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô khác nhau: từ các
doanh nghiệp nhỏ lẻ đến các tập đoàn đa quốc gia.
Một số khu vực kinh tế đã đặt vấn đề bảo vệ môi trường hay cụ thể là
áp dụng ISO 14001 là một điều kiện bắt buộc cho việc giao thương (châu Âu,
Mỹ, Nhật…). Ngày càng nhiều các Tổng Công ty, Công ty mẹ, tập đoàn trong
nước và đa quốc gia yêu cầu các cơng ty thành viên và các nhà thầu phụ của
mình buộc phải áp dụng ISO 14001. Sức ép từ cộng đồng dân cư xung quanh
yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường. Nhận thức cao của
người lao động về nhu cầu được làm việc trong một môi trường không ô
nhiễm cũng là một sức ép khiến doanh nghiệp phải cân nhắc. Sức ép từ các
nhà đầu tư về lợi nhuận và uy tín doanh nghiệp khiến ban lãnh đạo doanh
nghiệp phải quyết định áp dụng ISO 14001 để mong nâng cao lợi thế cạnh
tranh trên thị trường. Do đó, muốn tồn tại và phát triển bền vững thì bảo vệ
mơi trường phải nằm trong chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Hiểu rõ về tính cấp thiết trên, hãng Toyota đã áp dụng ISO 14001 vào
dây chuyền sản xuất của công ty.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu áp dụng hệ
thống quản lí mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Cơng ty Toyota

Vinh tỉnh Nghệ An và đề xuất các phương pháp cải tiến hệ thống”.
Mục tiêu của đề tài là thơng qua hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 của cơng ty Toyota Vinh để từ đó nhân rộng ra các công ty,
các doanh nghiệp và các lĩnh vực môi trường khác.

SV: Trần Thị Thương

2

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ MƠI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
1.1. Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000

1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở
thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Q trình hoạt
động cơng nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thối chất lượng sống của cộng đồng.
Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một
trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc
gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro - Brazil
tháng 6/1992 thì vấn đề mơi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được

đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực
và quốc tế.
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận
chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt
động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Năm
1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu
chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới
thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát
triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế.
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO International Organisation for Standardisation) ban hành, quy định về các
hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung: Hệ thống quản lý mơi
trường, đánh giá vịng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí
nhà kính…
Tập hợp một cách hệ thống những kinh nghiệm quản môi trường tốt
nhất đã được trải nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển thuộc khu vực
SV: Trần Thị Thương

3

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

châu Âu, châu Mỹ, ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ ISO 14000,
đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi
trường trong q trình hoạt động của tổ chức, có thể áp dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô khác nhau: từ các

doanh nghiệp nhỏ lẻ đến các tập đoàn đa quốc gia. Ra đời lần đầu tiên vào
năm 1996 (ISO 14001:1996) và mới nhất là (ISO 14001:2010), Tiêu chuẩn
ISO 14001 hiện đã có mặt tại 155 quốc gia với 188.815 tổ chức được chứng
nhận (tính đến tháng 12/2008).

1.1.2. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và
cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận
thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô
nhiễm và liên tục có hành động cải thiện mơi trường. Đây cũng là cơ sở để
bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems
- EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental
Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
- Các khía cạnh mơi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm
(Environmental aspects InProductStandards).
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ
chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống
quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các
SV: Trần Thị Thương

4


Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách mơi trường, vào việc
đo đạc các tính năng mơi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại
các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý
và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm
có liên quan đến mơi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các
công ty phải lưu ý đến thuộc tính mơi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết
kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi
trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là
chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở cơng
đoạn xả/thải ra cịn ISO 14000 u cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng
cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét
các đối tượng có liên quan đến mơi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục và phịng ngừa [10].

1.1.3. Tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Năm 1996,
tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo
và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất
kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi
trường cho đơn vị mình. Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban
kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên

bản ISO 14001:2004 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 1996 [10].
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu
chuẩn được biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. ISO 14001
đưa ra một tập hợp các yêu cầu chung làm khn khổ để các tổ chức có thể
hình thành nên một hệ thống quản lý mơi trường của riêng mình. Qua đó, nó
giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các

SV: Trần Thị Thương

5

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi
nhuận và giảm thiểu các tác động tới mơi trường.
Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về mơi trường.
Vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp
dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ
mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem
xét tới các yêu cầu pháp quy về mơi trường có liên quan trong q trình triển
khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm
đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng
hệ thống quản lý.
Các tổ chức có thể tự xây dựng và công bố phù hợp với tiêu chuẩn
ISO14001 hoặc sử dụng nó như một tiêu chuẩn để được chứng nhận bởi một

tổ chức độc lập, như QUACERT.

1.1.4. Nội dung của ISO 14001
Bên cạnh các yêu cầu chung, trong đó nhấn mạnh việc cải tiến liên tục,
tiêu chuẩn ISO 14001 được thiết kế cấu thành bởi 5 yếu tố chính:
• Hoạch định chính sách mơi trường
• Lập kế hoạch
• Thực hiện và điều hành
• Kiểm tra, khắc phục
• Xem xét của lãnh đạo
Điều này có nghĩa rằng, để có thể áp dụng thành cơng hệ thống quản lý
mơi trường tổ chức cần phải thiết lập chính sách mơi trường, đồng thời tiến
hành nhận diện các tác động tới môi trường gây nên bởi mọi hoạt động, sản
phẩm/dịch vụ của tổ chức. Bước tiếp theo cần thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu
mơi trường và các chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu
và chỉ tiêu đó. Trong q trình thực hiện phải định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh
giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện và đệ trình lãnh đạo xem xét, từng
bước cải tiến liên tục hệ thống quản lý.
SV: Trần Thị Thương

6

Lớp: 49B2 - KHMT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

1.2. Mơ hình của hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001


Chú thích:
Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện
- Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan - Do - Check - Act/PDCA) PDCA có
thể tóm tắt như sau:
- Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để
đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.
- Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình
- Kiểm tra (C): Giám sát và đo lường các q trình dựa trên chính sách
mơi trường, muc tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo
cáo kết quả.
- Hành động (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả
hoạt động của hệ thống quản lí mơi trường.

1.2.1. Phạm vi áp dụng
 Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất cứ tổ chức nào:
1. Thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lí mơi trường
2. Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách mơi trường đã
cơng bố
3. Chứng minh sự phù hợp đó cho những tổ chức khác

SV: Trần Thị Thương

7

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

4. Được chứng nhận phù hợp cho Hệ thống Quản lí mơi trường của
mình do một tổ chức bên ngoài cấp.
5. Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
 Đối tượng của Hệ thống quản lí mơi trường là khía các khía cạnh
mơi trường mà cơng ty có thể kiểm sốt và có ảnh hưởng

1.2.2. Thuật ngữ và định nghĩa
Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho mục đích của tiêu chuẩn này:
1. Cải tiến liên tục
Quá trình tăng cường hệ thống quản lý môi trường để nâng cao kết
quả hoạt động tổng thể về môi trường phù hợp với chính sách mơi trường
của tổ chức.
2. Mơi trường
Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm khơng
khí, nước, đất, nguồn tài ngun thiên nhiên hệ thực vật, hệ động vật, con
người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
3. Khía cạnh mơi trường
Yếu tố các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác
động qua lại với mơi trường.
4. Tác động môi trường
Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho mơi trường, dù là có hại hoặc có
lợi, tồn bộ họăc từng phần do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ
chức gây ra.
5. Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)
Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt
động lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để
xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách và mơi trường.
6. Đánh giá hệ thống quản lý mơi trường

Q trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành
văn bản có được các chứng cứ và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ
SV: Trần Thị Thương

8

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

nhằm xác định xem hệ thống quản lý mơi trường của tổ chức có phù hợp với
chuẩn cứ đánh giá HTQLMT do tổ chức lập hay khơng, và thơng báo kết quả
của q trình này cho lãnh đạo.
7. Mục tiêu mơi trường
Mục đích tổng thể về mơi trường, xuất phát từ chính sách mơi trường
mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới và được lượng hố khi có thể.
8. Kết quả hoạt động về mơi trường
Các kết quả có thể đo được của hệ thống quản lý môi trường, liên quan
đến sự kiểm sốt các khía cạnh mơi trường của tổ chức, dựa trên chính sách,
mục tiêu và chỉ tiêu mơi trường của mình.
9. Chính sách mơi trường
Cơng bố của tổ chức ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt
động tổng thể về mơi trường của mình, tạo ra khn khổ cho các hành động
và cho việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu mơi trường của mình.
10. Chỉ tiêu môi trường
Yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hố được khi có thể, áp
dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các

mục tiêu môi trường và cần phải đề ra và đáp ứng nhằm đạt được những
mục tiêu đó.
11. Bên hữu quan
Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt
động về môi trường của một tổ chức.
12. Tổ chức
Công ty, liên hợp cơng ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc một bộ phận
của nó, dù là tổ hợp hay khơng, nhà nước hoặc tư nhân, các bộ phận chức
năng và quản trị riêng của mình.
13. Ngăn ngừa ơ nhiễm
Sử dụng các q trình, các phương pháp thực hành, vật liệu hoặc sản
phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm sốt ơ nhiễm: hoạt động này có thể bao
SV: Trần Thị Thương

9

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

gồm tái chế, xử lý, thay đổi q trình, cơ chế kiểm sốt sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.

1.2.3. Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
1. Các yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý mơi trường, theo các
u cầu của hệ thống đó được miêu tả trong tồn bộ điều 4.

2. Chính sách mơi trường
Ban lãnh đạo cần xác định chính sách mơi trường của tổ chức và đảm
bảo rằng chính sách đó:
a. Phù hợp với bản chất quy mô và tác động môi trường của các hoạt
động sản phẩm và dịch vụ củ tổ chức đó.
b. Có cam kết cải tiến liên tục sự ơ nhiễm
c. Có cam kết tuân thủ pháp luật và quy định tương ứng về môi trường,
và với các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ
d. Đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại mục tiêu và chỉ
tiêu môi trường
e. Được lập thành văn bản, được áp dụng, duy trì thơng báo cho tất cả
nhân viên
f. Sẵn sàng phục vụ mọi người.
3. Lập kế hoạch
3.1 Khía cạnh mơi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để xác định các
khía cạnh mơi trường của các sản phẩm và dịch vụ của mình mà tổ chức có
thể kiểm sốt và qua đó dự kiến chúng có ảnh hưởng nhằm xác định những
khía cạnh mơi trường có hoặc có thể có tác động đáng kể tới môi trường. Tổ
chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh liên quan tới hoạt động này đã được
xem xét đến khi đề ra các mục tiêu môi trường của tổ chức. Tổ chức phải duy
trì để thơng tin này được cập nhật.

SV: Trần Thị Thương

10

Lớp: 49B2 - KHMT



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
Tổ chức cần thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định với các yêu
cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ trong khi áp
dụng cho các khía cạnh mơi trường của các hoạt động sản phẩm và dịch vụ
của mình.
3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã
được lập thành văn bản ở từng bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức.
Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu của mình, tổ chức phải xem
xét đến các các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác, các khía cạnh mơi
trường có ý nghĩa, các phương án cơng nghệ các yêu cầu về hoạt động kinh
doanh và tài chính các quan điểm các bên hữu quan.
Các mục tiêu và chỉ tiêu phải nhất quán với chinh sách môi trường, kể
cả sự cam kết phịng ngừa sự ơ nhiễm.
3.4 Chương trình quản lý mơi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì một chương trình quản lý mơi trường để
đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Chương trình này phải bao gồm:
a. Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng
bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức
b. Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu: Nếu một
dự án liên quan đến các triển khai mới, đến các hoạt động, sản phẩm hoặc
dịch vụ mới hoặc sửa đổi thì chương trình cần phải được điều chỉnh tương
ứng để đảm bảo rằng quản lý mơi trường áp dụng cho các dự án đó.
4. Thực hiện và điều hành
4.1 Cơ cấu và trách nhiệm
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, lập thành văn bản

và thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý mơi trường có hiệu quả.
Lãnh đạo cần cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và
kiểm sốt hệ thống quản lý mơi trường. Các nguồn lực bao gồm nguồn nhân
SV: Trần Thị Thương

11

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

lực và kỹ năng chun mơn hố, nguồn lực cơng nghệ và tài chính. Ban lãnh
đạo của tổ chức phải bổ nhiệm một (hoặc vài) đại diện của lãnh đạo cụ thể,
ngoài các trách nhiệm khác, người này phải có được các vai trị, trách nhiệm
và quyền lực nhằm:
a. Đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường được thiết
lập, thực hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn này;
b. Báo cáo kết quả của hệ thống quản lý môi trường cho ban lãnh đạo
để xem xét và dùng làm cơ sở cho việc cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực
Tổ chức cần định ra các nhu cầu về đào tạo. Tất cả nhân viên mà cơng
việc của họ có thể tạo nên một tác động đáng kể lên mơi trường thì họ phải
được đào tạo thích hợp. Tổ chức cần phải được thiết lập và duy trì các thủ tục
để làm cho nhân viên hoặc thành viên ở mỗi phòng ban chức năng tương ứng
nhận thức được.
a. Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi
trường, với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.

b. Các tác động môi trường đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn có các hoạt
động cơng việc của nó và các lợi ích mơi trường;
c. Vai trị và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách
và thủ tục về mơi trường và về các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
bao gồm các yêu cầu cần được hưởng ứng và tình trạng khẩn cấp
d. Các hiệu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục hoạt động đã quy định.
Nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra các tác động mơi
trường đáng kể sẽ phải có đủ năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo và
các kinh nghiệm thích hợp.
4.3 Thơng tin liên lạc.
Về các khía cạnh và hệ thống quản lý mơi trường của mình, tổ chức
phải thiết lập và duy trì thủ tục cho việc:

SV: Trần Thị Thương

12

Lớp: 49B2 - KHMT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

a. Thơng tin liên lạc nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác
nhau của tổ chức
b. Tiếp nhận lập thành tài liệu và đáp ứng các thông tin tương ứng từ
các bên hữu quan bên ngoài
Tổ chức phải xem xét các q trình thơng tin với bên ngồi về các khía
cạnh mơi trường có ý nghĩa và lưu lại quyết định của mình.

4.4 Tư liệu của hệ thống quản lý mơi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thơng tin bằng văn bản hoặc dạng điện
tử nhằm:
a. Mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý và tác động qua lại
của chúng
b. Đưa ra hướng dẫn đối với tư liệu có liên quan
4.5 Kiểm sốt tài liệu
Tổ chức phải thiết lập và quy định các thủ tục kiểm soát tất cả các tài
liệu mà tiêu chuẩn này yêu cầu để đảm bảo rằng:
a. Có thể xác định được vị trí để tài liệu
b. Chúng thường kỳ được xem xét soát xét lại khi cần thiết và được
người có thẩm quyền phê chuẩn về sự phối hợp.
c. Các văn bản dịch hiện hành của các tài liệu tương ứng có sẵn ở các vị
trí mà các hoạt động được thực hiện là thiết yếu cần cho sự hoạt động có hiệu
quả của hệ thống quản lý mơi trường;
d. Các tài liệu lỗi thời nào cần được loại bỏ nhanh chóng khỏi tất cả các
điểm phát hành và các điểm sử dụng hoặc mặt khác đảm bảo phòng chống lại
việc vô ý sử dụng lại nhầm;
e. Những tài liệu lỗi thời nào về pháp luật và hoặc về kiến thức chun
mơn được giữ lại vì mục đích bảo quản lưu trữ thì cần phải được định ra một
cách phù hợp
Tài liệu phải dễ đọc, có đề ngày tháng (với ngày tháng sốt xét) và dễ
dàng tìm thấy, được giữ gìn theo thứ tự và lưu lại trong một thời gian quy
SV: Trần Thị Thương

13

Lớp: 49B2 - KHMT



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

định. Các thủ tục và trách nhiệm liên qua đến việc biên soạn và sửa đổi các
loại tài liệu khác cần phải thiết lập và duy trì.
4.6 Kiểm sốt điều hành
Tổ chức phải định rõ các hoạt động liên quan đến các khía cạnh mơi
trường có ý nghĩa đã được xác định thuộc phạm vi của chính sách, mục tiêu
và chỉ tiêu của mình. Tổ chức phải đặt kế hoạch cho các hoạt động này, bao
gồm cả việc bảo dưỡng nhằm đảm bảo là chúng được tiến hành trong các điều
kiện quy định bằng cách:
a. Thiết lập và duy trì các thủ tục đã lập thành tài liệu, nhằm đề cập đến
các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động
chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
b.Ban hành các chuẩn cứ hoạt động cho các thủ tục
c. Thiết lập và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh mơi
trường có ý nghĩa có thể xác định của hàng hố và dịch vụ được tổ chức sử
dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng cho các nhà cung cấp và
nhà thầu.
4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định rõ và đáp
ứng với các sự cố tiềm ẩn và tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phịng và giảm nhẹ
các tác động mơi trường mà chúng có thể gây ra.
Tổ chức cần xem xét và soát xét lại khi cần thiết các thủ tục về sự
chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra sự cố.
Tổ chức cũng cần thử nghiệm định kỳ các thủ tục sẵn sàng đáp ứng với
tình trạng khẩn cấp khi có thể.
5, Kiểm tra và hành động khắc phục
5.1 Giám sát (Monitoring) và ban hành

Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để được lập thành văn bản
để giám sát (Monitoring) và đo trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt
động của mình có thể có tác động đáng kể lên mơi trường. Điều này phải bao
SV: Trần Thị Thương

14

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

gồm việc ghi lại thông tin nhằm theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các
kiểm soát điều hành tương ứng và sự phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường của tổ chức.
Thiết bị giám sát cần phải được hiệu chuẩn và bảo trì và hồ sơ của quá
trình này phải được lưu giữ theo đúng các thủ tục của tổ chức.
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục đã được lập thành văn bản và
định kỳ đánh giá sự tuân thủ với các quy định về môi trường tương ứng.
5.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phịng ngừa
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và
quyền hạn trong việc và quyền hạn trong việc sử lý và điều tra sự không phù
hợp, thủ tục tiến hành các hoạt động nhằm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng đã xảy ra
và nhằm đề xuất và hoàn tất hành động khắc phục và phòng ngừa.
Bất kỳ hành động khắc phục hoặc phòng ngừa nào nhằm loại bỏ
nguyên nhân của sự không phù hợp hiện tại và tiềm ẩn đều phải thích hợp với
tầm quan trọng của các vấn đề và tương xứng với tác động môi trường gặp
phải. Tổ chức phải thực hiện và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào do kết quả của

hành động khắc phục và phòng ngừa tạo ra vào trong các thủ tục đã được lập
thành văn bản.
5.3 Hồ sơ
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân định bảo quản và
xử lý hồ sơ về môi trường. Các hồ sơ về đào tạo, các kết quả đánh giá và soát
xét cũng được đưa vào trong hồ sơ này. Hồ sơ về môi trường cần dễ đọc dễ
phân định và dễ phân định và dễ tìm ra nguồn gốc và các hoạt động, sản phẩm
hoặc dịch vụ có liên quan. Hồ sơ về môi trường phải được bảo quản bằng
cách sao cho dễ tìm lại và được bảo vệ chống huỷ hoại, hư hỏng hoặc mất
mát. Thời gian lưu giữ chúng phải được quy định và ghi lại.
Hồ sơ cần được lưu giữ thích hợp với hệ thống và tổ chức nhằm thể
hiện sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

SV: Trần Thị Thương

15

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

5.4 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì chương trình và thủ tục để tiến hành
đánh giá hệ thống quản lý môi trường định kỳ nhằm:
a. Xác định xem liệu hệ thống quản lý môi trường có hoặc khơng:
1. Phù hợp với các kế hoạch về môi trường đã đề ra kể cả các yêu cầu
của tiêu chuẩn này

2. Được áp dụng và duy trì một cách đúng đắn.
b. Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo
Chương trình đánh giá của tổ chức bao gồm cả thời gian biểu, phải dựa
trên tầm quan trọng về mơi trường của hoạt động có liên quan và kết quả của
các cuộc đánh giá phải bao gồm phạm vi, tần suất và phương pháp luận đánh
giá, cũng như trách nhiệm và yêu cầu tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả.
6. Xem xét lại của ban lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất của tổ chức, sau từng thời gian đã được xác định, cần
xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ
và hiệu quả liên tục của hệ thống. Quá trình xem xét lại của ban lãnh đạo cần
phải đảm bảo rằng từ thông tin cần thiết đã thu nhập, cho phép ban lãnh đạo
tiến hành việc đánh giá này, Sự xem xét này cần được lập thành văn bản.
Việc xem xét lại của ban lãnh đạo phải đề cập đến nhu cầu có thể có về
thay đổi chính sách, mục tiêu và các yếu tố khác của hệ thống quản lý môi
trường theo tinh thần của các kết quả đánh giá hệ thống quản lý môi trường,
hoàn cảnh thay đổi và cam kết cải tiến liên tục.

1.2.4. Sự triển khai và phát triển hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.4.1. Trên thế giới
Tập hợp một cách hệ thống những kinh nghiệm quản môi trường tốt
nhất đã được trải nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển thuộc khu vực
châu Âu, châu Mỹ, ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ ISO 14000,
đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi
SV: Trần Thị Thương

16

Lớp: 49B2 - KHMT



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

trường trong q trình hoạt động của tổ chức, có thể áp dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô khác nhau: từ các
doanh nghiệp nhỏ lẻ đến các tập đoàn đa quốc gia.
Ngày càng nhiều các Tổng Cơng ty, Cơng ty mẹ, tập đồn trong nước
và đa quốc gia yêu cầu các công ty thành viên và các nhà thầu phụ của mình
buộc phải áp dụng ISO 14001.

Hình 1.1. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới
qua các giai đoạn
(Nguồn: ISO survey 2006)
Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát
triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001
đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề
về môi trường cho tổ chức/doanh nghiệp nhưng khơng nêu ra cụ thể bằng
cách nào để có thể đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà
các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các
tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục
SV: Trần Thị Thương

17

Lớp: 49B2 - KHMT



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

tiêu mơi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ
thống quản lý mơi trường.

Hình 1.2. Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001
(Nguồn: ISO survey 2006)
1.2.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào
năm 1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến
nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không
ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001
hầu hết là các cơng ty nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là
với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản ln là nước đi đầu trong
bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một
trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật
Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn
lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha… Hầu hết công ty mẹ của
SV: Trần Thị Thương

18

Lớp: 49B2 - KHMT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại
các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh
nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng
ISO 14001 tại Việt Nam.

Hình 1.3. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố
nước ngồi áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức
được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có
những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp
thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn,
Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành
viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001.

1.2.5. Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai áp dụng ISO 14001 tại
Việt Nam
1.2.5.1. Thuận lợi
- Luật pháp môi trường chặt chẽ hơn.
SV: Trần Thị Thương

19

Lớp: 49B2 - KHMT


×