Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu Đề tài " Phân tích tài chính công ty Toyota năm 2009 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.37 KB, 25 trang )

----------
ĐỀ TÀI
Phân tích tài chính công ty Toyota năm
2009

Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
----------


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TOYOTA
I. Giới thiệu chung về Toyota
Toyota là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới được thành lập vào ngày 28 tháng 8
năm 1937. Sakichi, một nhà phát minh đa tài, đã tạo ra công ty Toyoda Automatic Loom dựa vào
những thiết kế sáng tạo của mình và một trong số đó đã được bán cho một người Anh với giá 1
triệu yen. Số tiền này giúp ông có vốn thành lập công ty ô tô Toyota. Cho tới năm 2009, số vốn
hiện có của công ty là 397,05 tỉ yen. Với tổng số công nhân lên tới hơn 320 nghìn người. Toyota
có rất nhiều công ty con, chi nhánh trên toàn thế giới.
Hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế, nắp ráp và bán các loại xe hơi, xe đua, xe tải, xe
chuyên chở và các loại phụ tùng liên quan. CÁc sản phẩm của Toyota có giá cả và mẫu mã phong
phú Công ty cũng đã cho ra mắt các phương tiện chạy bằng khí ga điện và động cơ. Sản phẩm của
tập đoàn
II. Lịch sử hoạt động của Toyota
1. Thời kỳ đầu
Hoạt động sản xuất ô tô của Toyoda do Kiichiro Toyoda, con trai của Sakichi Toyoda phụ
trách. Lúc đầu, họ nghiên cứu thử nghiệm động cơ 2 xylanh nhưng cuối cùng lại sử dụng mẫu
động cơ 65 mã lực của Chevrolet, chassis và hộp số giống của chiếc Chrysler Airflow. Động cơ
đầu tiên của hãng được sản xuất năm 1934 (Type A), chiếc ô tô và xe tải đầu tiên vào năm 1935
(mẫu A1 và G1) và mẫu thiết kế ô tô thứ 2 vào năm 1936 (mẫu AA). Năm 1937, công ty ô tô
Toyota được tách ra. Từ năm 1936 đến 1943, công ty chỉ sản xuất 1757 xe ô tô, trong đó có 1404
chiếc sedan và 353 chiếc xe ngựa (mẫu AB). Tuy nhiên, Toyota lại thành công hơn trong lĩnh vực


sản xuất xetải và xe bus. Chiếc xe tải đầu tiên của Toyota có thiết kế 1,5 tấn và sử dụng động cơ 6
xylanh giống với phiên bản của động cơ Chevrolet cùng thời. Thật ra, nhiều bộ phận của xe có thể
đổi qua lại và chiếc những chiếc xe tải của Toyota bị thu giữ trong chiến trang được phe Đồng
minh thay thế các bộ phận của Chevrolet vào sử dụng. Cũng có phiên bản động cơ 4 xylanh 40 mã
lực rất giống với thiết kế của động cơ 6 xylanh, nhưng nó có vẻ hơi yếu cho một chiếc xe tải khi
chở đủ tải.
2. Từ 1945 – 1955
Tháng 10/1945, Toyota được quân đội Mỹ cho phép bắt đầu lại công việc sản xuất. Toyota
tham gia một chương trình huấn luyện của Bộ Chiến tranh của Mỹ về phát triển quá trình sản xuất
và công nhân. Chương trình này được Mỹ bãi bỏ vào năm 1945, nhưng nó vẫn tồn tại ở Nhật khi
Taiichi Ohno xây dựng triết lý kinh doanh và dựa việc sản xuất vào nó.
Sau Thế chiến thứ 2, Toyota bận rộn với việc chế tạo xe tải, nhưng đến năm 1947, hãng bắt
đầu sản xuất mẫu SA được gọi là Toyopet. Mẫu SF Toyopet là chiếc ô tô thật sự phổ biến đầu tiên
của Toyota với động cơ được cải tiến và có thêm phiên bản cho xe taxi. Mẫu RH với động cơ 48
mã lực được ra đời ngay sau đó. Đến năm 1955, Toyota đã sản xuất được 8400 xe mỗi năm và con
số này tăng lên 600.000 xe trong năm 1965.
Ngoài những mẫu xe này, Toyota còn bắt đầu sản xuất một mẫu xe tải cho dân thường với
tên gọi Land Cruiser. Những chiếc Land Cruiser đầu tiên có thiết kế giống chiếc Jeep. Chúng sử
dụng động cơ lớn hơn chiếc Jeep và có kích cỡ cũng như thông số giống một chiếc xe chở vũ khí
của Dodge.
Năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên của mình. Đó chính là
chiếc Crown. Năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này nhanh chóng
tăng lên 11.750 xe năm 1958 và 50.000 xe năm 1964.
3. Từ 1955 tới 1970
Toyota bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ năm 1958 với việc xuất khẩu
chiếc Land Cruiser và Toyopet. Tuy nhiên cả hai vẫn không đạt được doanh số mong muốn
Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin. Đây là nhà máy đầu tiên của hãng ngoài lãnh
thổ Nhật Bản. Từ thời điểm này, Toyota duy trì một triết lý là sẽ “địa phương hóa” thiết kế và
khâu sản xuất của mình để phù hợp với điều kiện đường sá, thời tiết và kinh tế của dân địa
phương. Trong chiến lược này, Toyota đã xây dựng đượng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung

ứng và lao động địa phương.
Sản phẩm được “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là chiếc Tiara, hay thường được biết đến
với cái tên Toyota Corona PT20, ra đời năm 1964. Đến năm 1969, Toyota trở thành hãng không
phải của Mỹ lớn thứ 47 trên thế giới (trong thời gian này, Toyota trở thành công ty lớn thứ 6 tại
Nhật và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 10 trên thế giới).
Đến năm 1967, Toyota đã phát triển bền vững tại Mỹ và chiếc Corona sedan 4 cửa của
hãng là đối thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle. Ngay từ đầu, Corona đã nổi tiếng là một chiếc
xe có chất lượng và giá thành rẻ, tuy nhiên đến cuối những năm 1970, xe gặp vấn đề nghiêm trọng
là bị han rỉ. Năm 1967, Toyota giới thiệu một mẫu xe mới khác đến thị trường Mỹ, chiếc Crown,
với phiên bản wagon và sedan. Điểm bất thường của chiếc Crown là đai an toàn 3 điểm và ghế
ngồi không thoải mái. Điểm mạnh của Crown là hoạt động êm ái và nội thất yên tĩnh.
Ngay sau đó, Toyota mang đến thị trường Mỹ chiếc xe 2000GT danh tiếng có ngoại hình
giống những chiếc xe thể thao của Anh với mui xe lớn và gần như không có cabin hay cốp xe. Nó
đã lập được 16 kỷ lục thế giới về tốc độ và độ bền.
4. Từ 1971-1990
Mặc dù Toyota sản xuất những chiếc xe sang trọng với chất lượng tốt nhưng doanh số của
Cressida và Crown không được như mong muốn đặc biệt là khi so với doanh số của Corolla và
Camry. Trong những năm 1980, khiToyota nghiêm túc phân tích doanh số thấp trong phân khúc xe
sang trọng của mình thì Cadillac lại đánh mất hình ảnh của mình với động cơ 4-6-8 và chiếc
Cimarron, bản sao của chiếc Cavalier. Ngoài ra, thị phần của Chrysler giảm sút, chất lượng của xe
Mercedes khá tệ và Audi đang đối mặt với những thất bại liên tục. Toyota nhận ra đã đến lúc tạo
dựng một thương hiệu xe sang trọng của riêng mình để có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác
(General Motor có không dưới 5 thương hiệu hướng đến 5 thị trường khác nhau; Ford và Chrysler
mỗi hãng đều có 3 thương hiệu)
Đầu những năm 1980, kế hoạch F1 được thành lập trong đó có 1400 kỹ sư, 2300 kỹ thuật
viên, 60 nhà thiết kế và 220 người hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Shoiji Jimbo và Ichiro Suzuki.
Chiến lược nghiên cứu thị trường cho tên gọi Lexus tại thị trường Mỹ được bắt đầu năm 1985.
Tháng 6/1985, mẫu prototype đầu tiên xuất hiện. năm 1986, các cuộc thử nghiệm được diễn ra trên
đường phố Mỹ và Đức. Cuối cùng, năm 1987, thiết kế sau cùng cũng được thông qua sau 8 buổi
thuyết trình với ban quản lý. LS400, chiếc Lexus đầu tiên cuối cùng cũng xuất hiện vào năm 1989.

Chiếc xe ngay lập tức tạo được tiếng vang nhờ sự sang trọng ổn định và có giá thành rẻ hơn những
chiếc Mercedes. Sự cạnh tranh kém của các hãng sản xuất ô tô vào lúc đó cũng giúp Lexus đạt
được thành công. Từ đó đến nay, Lexus luôn là một trong những nhà sản xuất xe sang trọng hàng
đầu của thế giới.
5. Giai đoạn hiện nay.
Thương hiệu Scion được thành lập vào đầu năm 2000 với 3 mẫu xe được phát triển trên
nền chiếc Echo cũ. Scion nhanh chóng đạt được doanh số rất cao ngay khi xuất hiện. Điều này dẫn
đến việc giới thiệu rộng rãi Scion trên toàn nước Mỹ. Mặc dù Scion không thu hút nhiều giới trẻ
như Toyota mong đợi, nhưng nó cũng mang đến một bộ phận khác hàng trẻ để lắp vào chỗ trống
trong phân khúc thị trường do Toyota và Lexus để lại.
Ngoài ra, Toyota còn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tải trợ giáo dục và các
chương trình văn hóa cũng như các nghiên cứu.
Năm 2009 Toyota là nhà sản xuất ôtô lớn hàng đầu thế giới cả về doanh số và doanh thu.
Cũng cần lưu ý rằng trong khi các nhà sản xuất ô tô của Đức có xe hướng sử dụng ký tự và số còn
các nhà sản xuất xe Mỹ thì bỏ luôn tên thì Toyota vẫn sử dụng tên cũ của xe khi nó vẫn thành công
và không bao giờ đặt tên không phù hợp với xe.
Phần II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TOYOTA
I. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VỀ CÔNG TY TOYOTA
1 Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện hữu (hạnh rè)
1.1. Tốc độ tăng trưởng ngành
1.2. Sự tập trung
Hiện nay, trên thị trường xe thế giới, Toyota phải đương đầu với rất nhiều đối thủ(các hãng xe
khác nhau). Đơn cử tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có 17 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với
tổng năng lực sản xuất đạt 1.500.000 xe/năm như: Honda, GM Dawoo, Huyndai, Nissan v.v...
Trong khi đó, trong nước cũng có 47 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô
như: Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp...
Có thể nói, mật độ tập trung các hãng xe và các ngành nghề liên quan trong ngành là khá đông
đảo.
1.3. Phân biệt sản phẩm

Toyota cho rằng chất lượng là điều sống còn, việc duy trì và nâng cao chất lượng được coi là trách
nhiệm quan trọng nhất của công ty đối với khách hàng và xã hội. Triết lý cơ bản của công ty là
cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng. Các sản phẩm của công ty luôn được nghiên
cứu sao cho luôn thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Toyota là hãng
xe đầu tiên cho phát triển túi khí trung tâm sau chỗ ngồi cuả thế giới. Công ty liên tục cho ra
những mẫu xe mới, áp dụng những công nghệ mới nhất với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng, các
chứng năng của sản phẩm cũng hoàn toàn ưu việt, không hề thua kém các hang xe nổi tiếng khác
trên thế giới
1.4. Chi phí chuyển đổi
Toyota phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên các thị trường mà nó cung cấp. Toyota tin
rằng nó có thể cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao nhất không gì sánh được cả về chất
lượng, công nghệ và giá cả. Tuy nhiên, Toyota có thể không có khả năng duy trì hay mở rộng thị
phần trước những đối thủ có chi phí thấp như KIA, Nissan…. Điều này có thể gây ra các tác động
tiêu cực đến điều kiện tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
BẢNG GIÁ CỦA TOYOTA (có hiệu lực từ ngày 1/1/2010)
(đã bao gồm thuế VAT)
Nhãn xe Giá cũ
(triệu đồng)
Giá mới
(triệu đồng) Mức tăng
(triệu đồng)
Tỷ lệ
thay đổi
(%)
Camry 3.5 Q 1.272,8 1.333,9 61,1 4.80
Camry 2.4 G 923,2 967,6 44,4 4,81
Corolla 2.0 AT 697,5 730,8 33,3 4,77
Corolla 1.8 AT 642 673,4 31,4 4,89
Corolla 1.8 MT 603,1 632,7 29,6 4,91
Vios 1.5 G 506,9 531 24,1 4,75

Vios 1.5 E 464.,4 486,6 22,2 4,78
Vios limo 438,5 458,8 20,3 4,63
Innova V 667,9 699,3 31,4 4,70
Innova GSR - 667,9 - -
Innova G 603,1 632,7 29,6 4,91
Innova J 540,2 566,1 25,9 4,79
Fortuner V 847,3 889,9 42,6 5,03
Fortuner G 708,6 743,7 35,1 4,95
Land Cruiser 200 2.312,5 2.371,7 59,2 2,56
Hilux G 4x4 599,4 629 29,6 4,94
BẢNG GIÁ HONDA(có hiệu lực từ ngày 1/1/2010)
(đã bao gồm thuế VAT)
Mẫu xe Giá trước thuế VAT Gía sau thuế
Civic
1.8MT
539.250.818 53.925.081 593.175.900
Civic
1.8AT
599.727.545 59.972.754 659.700.300
Civic
2.0AT
678.283.673 67.828.367 746.551.600
CR-V
2.4AT
873.552.727 87.355.272 960.908.000
1.5. Rào cản rời ngành
Ngày 29/1/2010 Toyota đã phải thu hồi hàng triệu ô tô trong đó có khoảng 1,8 triệu chiếc ở Châu
Âu. Các loại xe thu hồi gồm: RAV4, Corolla, Yaris, Auris, Avensis, Verso...Theo ước tính tổng số
ô tô của Toyota thu hồi trên toàn thế giới lên tới 8 triệu chiếc. Thêm vào đó công ty cũng dự kiến
ngừng sản xuất 5 nhà máy ở Bắc Mỹ trong vòng 1 tuần bắt đần từ 1/2 tới vì đây là một điều tốt

cho người tiêu dùng. Tuy nhiên công ty không dễ gì rời khỏi ngành do công ty đầu tư lớn vào sản
xuất hàng triệu ô tô này. Bên cạnh đó khách hàng nội địa của Toyota vẫn tin tưởng nhà sản xuất vì
những mẫu xe bị thu hồi này không sản xuất ở Nhật BảnVì vậy chủ tịch Toyota đã phải thay mặt
công ty xin lỗi người tiêu dùng và thu hồi xe để sửa lại chân ga đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng.
Việc thu hồi xe này không những làm cho hãng bị tổn thất mà còn làm lợi cho các đối thủ lớn của
hãng trong đó được lợi nhất là Honda vì cả hai đều là nhà sản xuất của Nhật Bản trên đất Mỹ
2. Nguy cơ nhập cuộc của những đối thủ cạnh tranh tiềm tang(hạnh rè)
2.1. Tính kinh tế của quy mô
Tính đến 31 tháng 3 năm 2009 Toyota Indutry có:
Japan
Outside
Japan
Europe Asia
NorthAmerica

×