Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BT TÌNH HUỐNG cách 3 ông hà trọng p có tài sản là 01 ngôi nhà với diện tích 100m2 trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội; 01 mảnh đất vườn 200m2 trên địa bàn quận thủ đức thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

.………*****………..
.

BỘ MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH

BÀI TẬP HỌC KỲ MƠN HỌC CƠNG
CHỨNG, CHỨNG THỰC VÀ LUẬT SƯ

ĐỀ BÀI 1: TÌNH HUỐNG


1

ĐỀ BÀI TÌNH HUỐNG SỐ 1
Ơng Hà Trọng P có tài sản là 01 ngơi nhà với diện
tích 100m2 trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà
Nội; 01 mảnh đất vườn 200m2 trên địa bàn quận Thủ
Đức thành phố Hồ Chí Minh. Ơng P lập di chúc để lại tài
sản cho 2 con của mình, theo đó tài sản của ông P được
chia đều cho 2 con.
Câu 1: Nếu ông P công chứng di chúc thì phải công
chứng tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao?
Câu 2: Nếu ơng P khơng cơng chứng thì có thể thực hiện
chứng thực di chúc được hay không? Việc chứng thực sẽ
thực hiện như thế nào?
Câu 3: Khi ông P qua đời, 2 con ơng phát hiện ra cịn
một mảnh đất tại thành phố Hồ Chí Minh chưa được ơng
P định đoạt trong di chúc nên đã thoả thuận phân chia


mảnh đất này. Văn bản thoả thuận được đề nghị cơng
chứng tại một văn phịng cơng chứng ở Hà Nội. Hỏi:
3.1.

Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân

chia di sản được pháp luật hiện hành quy định như
thế nào?
3.2. Tổ chức hành nghề cơng chứng ở Hà Nội có thể
công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản
của hai con ông P hay không? Tại sao?

1


2

BÀI LÀM
Câu 1:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Di
chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Trường hợp lập di chúc bằng văn bản thì có các hình
thức sau được quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự
năm 2015:
- Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có cơng chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Bên cạnh đó, Luật Cơng chứng năm 2014 cũng quy
định tại Điều 42: “Công chứng viên của tổ chức hành,
nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao
dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng
đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản
từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy
quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với
bất động sản”. Pháp luật không quy định việc công
chứng lập di chúc phải được tiến hành tại nơi có di sản.
Do đó, ơng P có thể cơng chứng tại Hà Nội hay thành
phố Hồ Chí Minh mà khơng vi phạm pháp luật.
2


3

Khi lập di chúc có cơng chứng thì cần các hồ sơ
theo quy dịnh tại Điều 40 Luật công chứng 2014, cụ thể
gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng nhận về tài sản (giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận
đăng ký xe….)
- Các giấy tờ khác.

3



4

Câu 2:
Khi lập di chúc có rất nhiều trường hợp xảy ra tùy
theo từng hoàn cảnh cụ thể, pháp luật quy định từng
trường hợp theo các điều 632, 633, 634, 635, Bộ Luật
dân sự 2015 như sau:
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc,
trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội
dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
Điều 633. Di chúc bằng văn bản khơng có người
làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm
chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật
này.
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm
chứng
Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di
chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác
4



5

viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất
là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc
điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm
chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm
chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải
tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ
luật này.
Điều 635. Di chúc có cơng chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc
chứng thực bản di chúc.”
Căn cứ theo các quy định trên thì khơng có quy
định nào bắt buộc di chúc phải công chứng mà không
được chứng thực. Vì vậy, nếu ơng P khơng cơng chứng
thì có thể thực hiện được việc chứng thực di chúc để di
chúc có tính pháp lý. Và việc chứng thực di chúc sẽ được
thực hiện dựa vào quy định tại Điều 36 Nghị định
23/2015/NĐ-CP, cụ thể:
 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu
chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
- Dự thảo di chúc;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực
(xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
5



6

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử
dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường
hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết
đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản
chính để đối chiếu).
 Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu chứng thực di chúc nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân
dân phường, xã, thị trấn hoặc yêu cầu chứng thực ngoài
trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nếu người
yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại
được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù
hoặc có lý do chính đáng khác.
 Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy
tờ yêu cầu chứng thực
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, thì chuyển cho người
thực hiện chứng thực.
Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải
quyết và trả kết quả ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu
thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời
gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng
thực.
6



7

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người
yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ theo quy định,
hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm
quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ khơng đúng cơ
quan có thẩm quyền.
 Bước 4: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ
trong hồ sơ yêu cầu chứng thực
Trường hợp nhận chứng thực:
Nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người
lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
- Người lập di chúc có thể tuyên bố nội dung của di
chúc trước mặt người thực hiện chứng thực. Người
thực hiện chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà
người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký
tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người
thực hiện chứng thực sau khi xác nhận bản di chúc
đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí
của mình.
- Trường hợp người lập di chúc không đọc được,
không nghe được, không ký, khơng điểm chỉ được
thì phải có 02 người làm chứng.
+ Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi
dân sự và khơng có quyền, lợi ích hoặc nghĩa
vụ liên quan đến nội dung di chúc.
7



8

+ Người làm chứng do người yêu cầu chứng
thực bố trí. Trường hợp người u cầu chứng
thực khơng bố trí được thì đề nghị cơ quan
thực hiện chứng thực chỉ định người làm
chứng.
+ Người làm chứng phải xuất trình giấy tờ tùy
thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện
chứng thực kiểm tra và ký vào từng trang của
di chúc.
Trường hợp phải phiên dịch:
Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính
xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người
yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư
cách là người phiên dịch.
- Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông
thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu
chứng thực sử dụng.
- Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời
hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định.
- Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực
trả.
Trong trường hợp từ chối chứng thực:

8


9


Người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do
bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực lý do từ
chối chứng thực.
 Bước 5: Người thực hiện chứng thực thực hiện chứng
thực
Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu
quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực
hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di
chúc có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được
đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực
và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời
chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di
chúc có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
 Bước 6: Người yêu cầu chứng thực di chúc nhận kết
quả tại nơi nộp hồ sơ.

9


10

Câu 3:
3.1.
Đối với thủ tục công chứng tại Cơ quan công
chứng, Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định về công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di
chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản
được hưởng của từng người thì có quyền u cầu công

chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được
hưởng di sản có thể tặng cho tồn bộ hoặc một phần di
sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong
hồ sơ u cầu cơng chứng phải có giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để
lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu
cầu cơng chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ
giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản
theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp
thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu cơng chứng
phải có bản sao di chúc.
3. Cơng chứng viên phải kiểm tra để xác định người để
lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở
10


11

hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là
người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn
cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là khơng
đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc
theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công
chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm
yết việc thụ lý cơng chứng văn bản thỏa thuận phân

chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công
chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người
để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyển
sở hữu tài sản và những ngưịi u cầu cơng chứng
đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc
có căn cứ cho rằng, việc để lại di sản và hưởng di sản là
khơng đúng pháp luật thì từ chối u cầu cơng chứng
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công
chứng viên tiến hành xác minh.
Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia
di sản được pháp luật hiện hành quy định tại Luật Công
chứng 2014, cụ thể:

11


12

Người yêu cầu công chứng nộp và nhận kết quả giải
quyết hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia
di sản trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề cơng chứng
như Phịng Cơng chứng hoặc Văn phịng Cơng chứng.
Quy trình thực hiện thủ tục cơng chứng diễn ra như sau:
 Bước 1: Nộp hồ sơ Người yêu cầu cơng chứng hồn
thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành
nghề công chứng.

 Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận và
kiểm tra hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù
hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào
sổ công chứng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ:
Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu
bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ
cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải
quyết: Cơng chứng viên giải thích rõ lý do và từ
chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công
chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Cơng chứng
viên báo cáo Trưởng phịng/Trưởng Văn phịng xin ý
kiến và soạn văn bản từ chối.

12


13

 Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản thỏa thuận phân
chia tài sản
- Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công
chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự
thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều
khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội
dung của văn bản không phù hợp quy định của
pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người

yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu
cầu cơng chứng khơng sửa chữa thì Cơng chứng
viên có quyền từ chối công chứng;
- Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo
theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội
dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác
thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì Cơng chứng viên soạn thảo hợp đồng,
giao dịch;
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo Văn
bản hoặc Công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu
cơng chứng. Trường hợp người u cầu cơng chứng
có u cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem
xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong
ngày hoặc hẹn lại;

13


14

- Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý tồn
bộ nội dung ghi trong dự thảo văn bản, Cơng
chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng
ký vào từng trang của văn bản.
 Bước 4: Ký chứng nhận, Công chứng viên u cầu
người u cầu cơng chứng xuất trình bản chính của
các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi
lời chứng, ký vào từng trang của văn bản và chuyển

bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
 Bước 5: Trả kết quả công chứng, Bộ phận thu phí của
tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí,
thù lao cơng chứng và chi phí khác theo quy định,
đóng dấu và hồn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu
công chứng.
3.2.
Địa điểm công chứng được quy định tại Điều 44 Luật
Công chứng 2014, theo đó việc cơng chứng phải được
thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, việc cơng chứng có thể được thực hiện ngồi
trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường
hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không
thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang
thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác
khơng thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng.
14


15

Theo quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014 về
phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động
sản, “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công
chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất
động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ
sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối
nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên

quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động
sản.” Theo đó, tổ chức hành nghề cơng chứng không
được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
không thuộc phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Tuy
nhiên, điều luật đã đặt ra trường hợp ngoại lệ đối với
việc công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là
bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc
thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 656 về Họp
mặt những người thừa kế. Theo đó, Sau khi có thơng
báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được cơng bố,
những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận
những việc sau đây và mọi thỏa thuận của những người
thừa kế phải được lập thành văn bản.
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản,
xác định quyền, nghĩa vụ của những người này,
15


16

nếu người để lại di sản không chỉ định trong di
chúc;
- Cách thức phân chia di sản.
Có thể thấy, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là sự
thỏa thuận của những người thừa kế để phân chia di
sản, quyền và nghĩa vụ các bên, cách thức phân chia di
sản và việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Như đã phân tích một số nội dung pháp lý nêu trên,
văn bản thỏa thuận phân chia di sản là mảnh đất tại
thành phố Hồ Chí Minh của hai con ơng P là hợp đồng,
giao dịch về bất động sản. Căn cứ theo quy định của
Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản. Theo đó, điều luật chỉ
đặt ra ngoại lệ với việc công chứng di chúc, công chứng
văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản
ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với
bất động sản. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản là
mảnh đất ở thành phố Hồ Chí Minh của hai con ơng P
không thuộc trường hợp ngoại lệ và phải tuân thủ quy
định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất
động sản.
Như vậy, Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội
không thể công chứng văn bản thoả thuận phân chia di
sản của hai con ông P. Mà Tổ chức hành nghề công
16


17

chứng ở thành phố Hồ Chí minh nơi có mảnh đất đó mới
có quyền cơng chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản của hai con ông P.

17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 Về
Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng,
giao dịch;
2. Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 24/11/2015;
3. Luật Cơng chứng được Quốc hội nước Cộng hồ xã
hội

chủ

nghĩa

20/06/2014.

18

Việt

Nam

thông

qua

ngày




×