Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lập trường quan điểm của các nước lớn về vấn đề đài loan từ 1945 đến 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
===  ===

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC
NƯỚC LỚN VỀ VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN TỪ
1945 ĐẾN 1991
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

GV hướng dẫn: ThS. Hắc Xuân Cảnh
SV thực hiện:
Lớp

Võ Thị Thúy

:49B1 – Lịch sử

Mã số SV :0856051789

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của tập thể thầy, cơ giáo trong khoa Lịch sử, sự hướng
dẫn tận tình của ThS. Hắc Xuân Cảnh, cùng với sự động viên của gia đình
bạn bè người thân, tơi đã hồn thành khố luận này.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ giáo
trong và ngoài khoa, đặc biệt là ThS. Hắc Xuân Cảnh, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn tơi trong q trình tiến hành nghiên cứu.


Kính gửi tới thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................2

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ...........................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................4

5.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................5


6.

Đóng góp của khoá luận .........................................................................6

7.

Bố cục của khoá luận .............................................................................6

NỘI DUNG........................................................................................................7
Chương 1.

1.1.

NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN ...................................7

Khái quát về Đài Loan ...........................................................................7

1.1.1. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và cư dân ........................................7
1.1.2. Khái quát lịch sử phát triển của Đài Loan trước năm 1945 .................10
1.2.

Sự xuất hiện của vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế ...................13

1.2.1. Vị trí của Đài Loan trong chiến lược của các nước lớn .......................13
1.2.2. Quan điểm của các nước đối với Đài Loan trong thời kỳ Chiến
tranh thế giới thứ hai ............................................................................15
Chương 2.

LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC LỚN VỀ
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1971) ............18


2.1.

Lập trường quan điểm của Mỹ .............................................................18

2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1950 ..........................................................................18
2.1.2. Giai đoạn 1950 - 1971 ..........................................................................19
2.2.

Lập trường quan điểm của Trung Quốc ...............................................26

2.2.1. Giai đoạn 1945 - 1949 .........................................................................26
2.2.2. Giai đoạn 1949 - 1971 ..........................................................................28
2.3.

Lập trường quan điểm của Liên Xô .....................................................36

2.4.

Lập trường quan điểm của Nhật Bản ...................................................37


Chương 3.

LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC LỚN VỀ
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN (TỪ NĂM 1971 ĐẾN NĂM 1991) ............41

3.1.

Những nhân tố mới tác động đến lập trường, quan điểm của các

nước lớn về vấn đề Đài Loan ...............................................................41

3.2.

Lập trường quan điểm của Mỹ .............................................................42

3.3.

Lập trường quan điểm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ................47

3.4.

Lập trường quan điểm của Liên Xô .....................................................51

3.5.

Lập trường quan điểm của Đài Loan ...................................................52

KẾT LUẬN .....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................57
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau chiến thế giới thứ hai năm 1945, tình hình chính trị thế giới có
những chuyển biến quan trọng. Trong khi các nước khác đều bị suy yếu và
kiệt quệ do chiến tranh, thì Mỹ giàu lên nhanh chóng. Do vậy, để thực hiện
tham vọng làm bá chủ thế giới, Mỹ đã từng bước can thiệp vào công việc nội
bộ của nhiều nước, khu vực trên thế giới như: can thiệp cuộc nội chiến ở

Trung Quốc, phát động chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô... Tuy nhiên,
sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, cùng với sự lớn
mạnh của Liên Xơ và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới...
đã tạo nên những thách thức lớn đối với Mỹ.
Do có vị trí thuận lợi, từ lâu Đài Loan đã trở thành địa bàn quan trọng
trong chiến lược của nhiều nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. “Vấn đề
Đài Loan” cũng ln là vấn đề nhạy cảm, căng thẳng trong quan hệ các nước
lớn. Vì vậy, giải quyết vấn đề Đài Loan có liên quan trực tiếp đến việc giải
quyết lợi ích giữa các nước lớn ở khu vực và trên thế giới. Vấn đề Đài Loan
cũng trở thành một trong những vấn đề “tâm điểm” trong quan hệ của nhiều
nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đánh giá của các nhà
nghiên cứu, Đài Loan có thể trở thành “một điểm nóng nhưng cũng có thể là
chất xúc tác cho ổn định của khu vực” [14; 1]. Điều đó nói lên rằng, việc
nghiên cứu về lập trường quan điểm của các nước lớn trong việc giải quyết
vấn đề Đài Loan có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc đối với việc nghiên
cứu quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề Đài Loan là vấn đề phức tạp, trong quá trình
giải quyết vấn đề này, các bên có liên quan đều khá thận trọng trong việc đưa
ra cách giải quyết của mình. Do vậy, nghiên cứu về lập trường quan điểm của
các nước lớn về vấn đề Đài Loan một mặt cho thấy những tính tốn lợi ích
1


của các nước lớn, mặt khác góp phần rút ra những kinh nghiệm cho việc giải
quyết các vấn đề quốc tế khác. Điều đó nói lên rằng việc nghiên cứu lập
trường quan điểm của các nước lớn về vấn đề Đài Loan khơng chỉ có ý nghĩa
khoa học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Cho đến nay, vấn đề Đài Loan vẫn chưa được giải quyết một cách triệt
để, đồng thời đây vẫn sẽ là một trong những vấn đề chi phối quan hệ của các
nước lớn ở khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, nghiên cứu về lập trường

quan điểm của các nước lớn về vấn đề Đài Loan là vấn đề có tính thời sự. Đây
cũng là vấn đề sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên chúng tôi quyết định
chọn vấn đề “Lập trường quan điểm của các nước lớn về vấn đề Đài Loan
từ 1945 đến 1991” để làm đề tài khố luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói Đài Loan là nơi hội tụ những lợi ích chiến lược của nhiều
nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên Xô... Do vậy vấn đề Đài Loan là
vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. Từ khi nảy sinh vấn đề Đài Loan, các
nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng như nhiều nước khác đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này, trong đó, các cơng trình nghiên cứu đề cập đến
chính sách của các nước lớn đến vấn đề Đài Loan chiếm một khối lượng
tương đối lớn.
Khi đề cập đến vấn đề lập trường, quan điểm của các nước lớn về vấn đề
Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã tuỳ thuộc theo cách tiếp cận khác nhau để đưa
ra những nhận xét đánh giá, cũng như những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên
cứu. Trong điều kiện thời gian, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chúng tôi đã
tiếp cận được một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
Về nguồn gốc của vấn đề Đài Loan, đã được đề cập trong nhiều tác phẩm
như “Sách trắng về vấn đề Đài Loan và sự thống nhất Trung Quốc”do Văn
2


phòng các vấn đề Đài Loan phát hành (TLTKĐB ngày 6,7,8,9 tháng10 1993,
TTXVN); Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung của Phi Bằng,
NXB Trẻ - Hà Nội, 2001; Chiến tranh lạnh và di sản của nó của tác giả Trương
Tiểu Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002... Các tác phẩm nói trên đều
cố gắng tập trung làm sáng tỏ ngọn nguồn của vấn đề Đài Loan, về sự chia cắt
giữa Đài Loan và Đại Lục. Đặc biệt một vài tác phẩm đã trình bày sơ lược về lập

trường của Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan... trong việc thống nhất Đài Loan.
Về lập trường, quan điểm và chính sách của các nước lớn trong việc giải
quyết vấn đề Đài Loan, đã được đề cập trong các tác phẩm, cơng trình nghiên
cứu như: Đài Loan với vấn đề thống nhất hai bờ sau Chiến tranh lạnh ủa Vũ
Đức Dũng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 2004; Cuộc
đấu tranh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm thống nhất Đài Loan vào
Đại lục từ 1949 đến 2005, của Hắc Xuân Cảnh, Luận văn Thạc sĩ Sử học
Trường Đại học Vinh, 2006; Chiến lược toàn cầu của Mỹ và về vấn đề Đài
Loan của Tơ Cách, Tạp chí “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế”, số 07&08/2000;
Trung Quốc cần đặt vấn đề Đài Loan trong đại chiến lược toàn cầu để giải
quyết, TTXVN (Hồng Kông 13/7/2005); Thực chất thoả hiệp giữa Mỹ và
Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, TLTKĐB - TTXVN, 2004 ; Mỹ thay đổi
liên tục chính sách đối với Đài Loan, TLTKĐB TTXVN, 22/09/2005; Đài
Loan trong chiến lược của Nga, TĐB 1709.003 tài liệu tham khảo Chủ nhật,
TTXVN, 2009... Các bài nghiên cứu nói trên các tác giả đã khái quát và phân
tích sự thay đổi quan điểm, lập trường của các nước trong giải quyết vấn đề Đài
Loan. Đó là những cứ liệu quan trọng cho chúng ta phân tích, đánh giá khách
quan khoa học hơn về việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
Nhìn chung, tuỳ theo cách tiếp cận riêng của mỗi tác giả, mà những
cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh góc độ khác
nhau của đề tài mà chúng tơi nghiên cứu. Đó là nguồn tư liệu q giá, bổ ích
cho chúng tôi khi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên theo chúng
3


tơi nhận thấy cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu lập
trường quan điểm của một số nước lớn về vấn đề Đài Loan từ năm 1945 đến
năm 1991. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần làm rõ
hơn về lập trường quan điểm của một số nước lớn về vấn đề Đài Loan.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục đích
Thơng qua đề tài nghiên cứu, chúng tơi mong muốn làm sáng tỏ hơn về
nguồn gốc của vấn đề Đài Loan, lập trường quan điểm của các nước lớn trong
vấn đề này. Thơng qua việc phân tích lập trường quan điểm của các nước lớn
về vấn đề Đài Loan trong từng giai đoạn từ 1945 đến 1991, chúng tôi sẽ làm rõ
hơn bối cảnh, nguyên nhân tác động cũng như sự chuyển biến về lập trường và
chính sách trong quá trình giải quyết vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó là nghiên
cứu về bản chất của vấn đề Đài Loan, các chính sách lớn áp dụng và các chính
sách riêng của Đài Loan trong quá trình phát triển và ổn định khu vực.
Từ việc tìm hiểu về lập trường quan điểm của các nước lớn về vấn đề
Đài Loan đề tài còn nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải
quyết những vấn đề xung đột, mâu thuẫn ở các quốc gia và khu vực.
3.2. Nhiệm vụ
Sưu tầm, tập hợp, xử lý các nguồn tư liệu, đồng thời trên cơ sở phân
tích đánh giá các sự kiện, đề tài sẽ đi sâu làm rõ những tác động của khu vực
và các nước như: Liên Hợp Quốc, Mỹ, Liên Xô, Nhật Bản... đến sự phát triển
của vấn đề Đài Loan. Tổng hợp và phân tích các quan điểm lập trường của
các nước lớn trong vấn đề Đài Loan, từ đó đưa ra nhận định đánh giá về sự
phát triển đất nước ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lập trường của các nước lớn về vấn
đề Đài Loan từ năm 1945 đến năm 1991.
4


Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lập trường quan điểm và
chính sách của các bên có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Tuy
nhiên để làm rõ vấn đề chính cần nghiên cứu, chúng tôi đề cập tới những vấn

đề cơ bản sau:
- Nguồn gốc của vấn đề Đài Loan.
- Những nhân tố chi phối đến vấn đề Đài Loan trong các giai đoạn.
- Lập trường quan điểm các các nước lớn và các bên có liên quan đến
vấn đề Đài Loan.
Về khơng gian: Do vấn đề Đài Loan có liên quan đến nhiều nước ở khu
vực cũng như trên thế giới, nên ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu lập trường
quan điểm của các nước lớn và những bên có liên quan trực tiếp đến vấn đề
này. Các nước lớn mà đề tài nghiên cứu bao gồm: Mỹ, Liên Xô, Nhật Bản.
Các bên có liên quan trực tiếp, bao gồm: Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa,
Chính quyền Đài Loan, Liên Hợp Quốc.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu lập trường quan điểm của các nước lớn
trong giai đoạn 1945 - 1991.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng các
nguồn tài liệu và các sách tham khảo như: Các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc; các luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ lịch sử... Tài liệu là các sách của Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, NXB Trẻ, NXB Văn hố Thơng Tin... Đặc biệt chúng tôi đã khai
thác những TLTKĐB, tin tham khảo đặc biệt của TTXVN. Nguồn tài liệu
mà chúng tôi sử dụng chủ yếu được viết bằng tiếng Việt hoặc đã được dịch
sang tiếng Việt.
5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ nội dung chính cần nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chính như Phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic... để làm sáng rõ quan điểm, lập trường

của các nước lớn về vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để so sánh và đưa ra những nhận
xét, đánh giá về lập trường quan điểm của các bên có liên quan trong q
trình giải quyết vấn đề Đài Loan..
6. Đóng góp của khố luận
Thực hiện đề tài này, khố luận có những đóng góp chính sau đây:
- Xác định về thời điểm xuất hiện vấn đề Đài Loan trong quan hệ
quốc tế.
- Làm rõ sự chuyển biến về lập trường quan điểm của các nước lớn và
các bên có liên quan đến vấn đề Đài Loan.
- Khoá luận là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về chính sách của
Mỹ, Trung Quốc... đối với Đài Loan, cũng như việc nghiên cứu về quan hệ
quốc tế ở khu vực.
7. Bố cục của khố luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
khố luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Nguồn gốc của vấn đề Đài Loan
Chương 2: Lập trường quan điểm của một số nước lớn về vấn đề Đài
Loan từ 1945 đến 1971
Chương 3: Lập trường quan điểm của một số nước lớn về vấn đề Đài
Loan từ 1971 đến 1991

6


NỘI DUNG
Chương 1
NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN

1.1. Khái quát về Đài Loan

1.1.1. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và cư dân
Vị trí địa lí: Đài Loan nằm ở phía đơng nam Trung Quốc, là hịn đảo
lớn nhất trong số 5000 đảo lớn nhỏ ở ven biển phía đơng Trung Quốc. Đài
Loan cịn có những tên gọi khác như “Đảo tuyệt vời”, “Đảo mỹ lệ”, “Đảo
ngọt phương đơng”... Đảo Đài Loan có hình dáng như chiếc lá cây thuốc lá,
nằm ở giữa 21045'25'' và 25056'21'' độ vĩ Bắc, kéo dài từ 110903' đến
124034'09'' độ kinh Đông, ở giữa có đường hạ chí tuyến chạy qua... Ngồi đảo
Đài Loan cịn có hàng chục đảo nhỏ khác nằm dưới quyền kiểm sốt của
chính quyền Đài Loan, trong đó có Bành Hồ, Kim Mơn, Mã Tổ... Tổng diện
tích mà chính quyền Đài Loan quản lý là 36000 km2. Đảo Đài Loan nằm cách
bờ biển Phúc Kiến khoảng 160 km. Các tuyến đường giao thông trên biển từ
Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, vùng biển Đông của Liên Bang Nga đến Đông
Nam Á, Ấn Độ Dương đều qua eo biển Đài Loan.
Đài Loan đối diện với biển Đơng về phía bắc; phía đơng bắc giáp với
quần đảo Lưu Cầu; phía đơng đối diện với Thái Bình Dương; phía nam giáp
với eo biển Ba Sĩ và Phi-líp-pin; phía tây, đối diện với tỉnh Phúc Kiến. Nằm
ở vị trí trung tâm của đường thủy Tây Thái Bình Dương, Đài Loan có vị trí
chiến lược hết sức quan trọng.
Chiều dài của Eo biển Đài Loan khoảng 380 km, chạy theo hướng Bắc
- Nam, chiều rộng, trung bình là 190 km (chỗ hẹp nhất là đoạn nối từ Tân
Trúc (Đài Loan) đến Bình Đàn (tỉnh Phúc Kiến) với khoảng cách 130 km),
chạy theo hướng từ Đông sang Tây. Đảo Đài Loan chiếm trên 97% tổng diện

7


tích mà chính quyền Đài Loan hiện đang quản lý. Đây cũng là hòn đảo lớn
nhất của Trung Quốc. Trên đảo có nhiều núi, diện tích các núi cao và đồi núi
chiếm 2/3 tổng diện tích, đồng bằng chỉ chiếm dưới 1/3 diện tích.
Đài Loan nằm giữa khu vực ơn đới và nhiệt đới, có khí hậu thuộc

nhiệt đới và Á nhiệt đới. Khí hậu Đài Loan chịu sự ảnh hưởng của gió mùa
nên quanh năm khí hậu thường ổn định, mùa đơng khơng q rét, mùa hè
khơng q nóng. Ngồi vùng núi, nhiệt độ trung bình hàng nằm ở Đài Loan
khoảng 220C.
Vê tài nguyên thiên nhiên, Đài Loan có hệ động thực vật khá phong
phú. Diện tích che phủ của rừng chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất đai ở
Đài Loan, với khối lượng gỗ dự trữ khoảng hơn 300 triệu m3. Ngồi ra, ở Đài
Loan cịn có gần 4000 loại gồm chủng loại thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới, ơn
đới và hàn đớ, trong đó cây long não (một đặc sản nổi tiếng của Đài Loan),
chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thế giới.
Cùng với hệ động, thực vật rừng, biển Đài Loan cịn có nhiều loại hải
sản rất phong phú, với hơn 500 loài cá. Ngoài ra, muối biển do Đài Loan sản
xuất cũng rất nổi tiếng. Có thể nói, biển là nguồn tài ngun vơ cùng quan
trọng đối với Đài Loan trong việc phát triển kinh tế cũng như thơng thương
với bên ngồi.
Do có vị trí thuận lợi trên con đường biển nối liền nhiều nước và khu
vực, lại có những tài nguyên phục vụ cho cơng nghiệp chiến tranh như than
đá và dầu khí..., nên Đài Loan đã trở thành điểm chú ý của các nước tư bản
phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và đặc biệt là Mỹ từ sau năm 1945
đến nay.
Về dân cư: bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người ở
Đài Loan đã có từ 30.000 năm trước, mặc dù những cư dân đầu tiên của Đài
Loan có thể đã khơng có chung nguồn gốc với bất kỳ nhóm dân tộc nào hiện
nay trên đảo. Khoảng 4.000 năm trước, tổ tiên của thổ dân Đài Loan đã định
8


cư tại đảo. Đây là những người có đặc tính di truyền gần gũi với các dân tộc
Nam Đảo và có họ hàng với người Mã Lai, người Indonesia hay người
Philippines và với cả những người Polynesia ở phía đơng Châu Đại Dương

hiện nay và các nhà ngôn ngữ học phân loại các ngôn ngữ của họ thuộc
về Ngữ hệ Nam Đảo.
Vào năm 1886, khi bị trở thành một tỉnh của Trung Hoa, dân số mới
hơn 2,6 triệu người. “Thành phần dân tộc chủ yếu là người Hán (98%) có
nguồn gốc ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (88%). Họ đều nói tiếng phúc
Kiến và Quảng Đơng” [10; 1].
Năm 2011, dân số Đài Loan ước tính khoảng 23,2 triệu người, chủ yếu
cư trú tại đảo Đài Loan, với khoảng 98% là người Hán (có 86% là những
người nhập cư từ trước năm 1949, được gọi là “bản tỉnh nhân”). 12% dân số
là "ngoại tỉnh nhân”, gồm những người đã di cư từ Trung Quốc Đại lục
sau Nội chiến lần thư 3 và hậu duệ của họ. Hầu hết “ngoại tỉnh nhân” sử
dụng tiếng Phổ thơng.
Tiếng Phổ thơng chuẩn (hay cịn gọi là tiếng Quan thoại) được công
nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc, được đại đa số người
dân sử dụng. Khoảng 70% người dân Đài Loan là người gốc Phúc Kiến và họ
nói cả tiếng Đài Loan (một phương ngữ của tiếng Mân Nam) và tiếng Phổ
thông. Tiếng Phổ thông là ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy tại trường học từ
khi Nhật Bản rút quân khỏi hịn đảo. Nhóm người Khách Gia, chiếm khoảng
15% dân số, sử dụng tiếng Khách Gia. Các nhóm thổ dân hầu hết nói ngơn
ngữ bản địa của họ, mặc dù hầu hết họ cũng có thể nói tiếng Phổ thơng. Các
ngôn ngữ thổ dân không thuộc về tiếng Hán hay Ngữ hệ Hán - Tạng mà
thuộc Ngữ hệ Nam Đảo
Mặc dù tiếng Phổ thông là ngôn ngữ giảng dạy trong trường học và
chiếm ưu thế trên truyền hình và phát thanh, nhưng các ngôn ngữ hay phương
ngôn khác đã được hồi sinh trong đời sống công cộng tại Đài Loan, sau khi
9


các hạn chế về ngôn ngữ được nới lỏng. Một phần lớn trong dân chúng có thể
nói tiếng Đài Loan, và nhiều người khác cũng có thể hiểu ngơn ngữ này ở

những mức độ khác nhau. Những người già từng được giáo dục dưới thời kỳ
Nhật Bản chiếm đóng (1895 - 1945) đều có thể nói được tiếng Nhật. Tại Đài
Loan, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến. Tiếng Anh là ngơn ngữ bắt buộc trong
chương trình giảng dạy khi học sinh vào trường tiểu học, đồng thời được đề
cao trong các trường học Đài Loan. Một số trường tư thục có quy mơ lớn
cũng đã tiến hành giảng dạy bằng tiếng Anh.
1.1.2. Khái quát lịch sử phát triển của Đài Loan trước năm 1945
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như Khảo cổ học,
Địa chất học…, ở thời đại viễn cổ, Đài Loan và lục địa Trung Quốc là một
khối liền nhau. Tuy nhiên, do hoạt động của vỏ trái đất, mảnh đất liên kết Đài
Loan và đất liền chìm xuống, trở thành eo biển. Do vậy, Đài Loan trở thành
một hòn đảo trên biển. Những hiện vật với số lượng lớn đồ đá, đồ gốm nhiều
màu khai quật ở Đài Loan cũng chứng minh, trước khi có lịch sử ghi chép,
văn hóa Đài Loan và văn hố đất liền Trung Quốc có nguồn gốc chung.
Theo văn hiến, năm 230, Chúa nước Ngô là Tôn Quyền đã cử các
tướng Vệ Ôn và Chư Cát Trực dẫn 10 nghìn thủy quân vượt biển đến Đài
Loan. Đây là sự kiện mở đầu quá trình cư dân đất liền Trung Quốc khai phá
Đài Loan. Đến cuối thế kỷ thứ 6 - đầu thế kỷ thứ 7, Vua Tùy Dạng Đế từng 3
lần cử người đến Đài Loan để “tìm hiểu phong tục khác hẳn với đất liền”,
thăm hỏi cư dân địa phương. Tiếp đó, trong vịng 600 năm (từ thời nhà
Đường đến nhà Tống), cư dân ven biển Trung Quốc, nhất là cư dân ở Thuyền
Châu và Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến) đã lần lượt di cư sang Bành Hồ hoặc
đảo Đài Loan nhằm tránh chiến tranh, , đồng thời thực hiện khai hoang ở
những đảo này. Năm 1335, nhà Nguyên chính thức đặt “Tuần Kiểm Tư” tại
Bành Hồ để quản lý dân chính của Bành Hồ và đảo Đài Loan. Từ đó, Trung
Quốc bắt đầu đặt cơ quan chính quyền chuyên trách tại Đài Loan.
10


Kể từ nhà Minh, nhân dân Đại lục và Đài Loan thường qua lại với

nhau. Khi sang thăm các nước ở Nam Dương, hạm đội do nhà hàng hải Trịnh
Hoà dẫn đầu đã cập bến Đài Loan, mang các loại hàng mỹ nghệ và nông sản
trao đổi với cư dân địa phương. Năm 1628 , Phúc Kiến bị hạn hán, cư dân
khơng có cách kiếm sống, Trịnh Chi Long - người Phúc Kiến đã tổ chức hàng
vạn nhân dân đến Đài Loan, khai thác đất hoang. Từ đó, cư dân Đại lục ngày
càng đẩy mạnh quá trình khai thác đảo Đài Loan.
Từ nửa sau thế kỷ XVI, đảo Đài Loan giàu đẹp đã trở thành đối tượng
dịm ngó của thực dân phương Tây. Các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
lần lượt xâm nhập Đài Loan, tiến hành cướp bóc tài ngun, xâm lược bằng
văn hóa, tơn giáo, hoặc trực tiếp cử quân chiếm đóng Đài Loan. Năm 1642,
người Hà Lan thay thế người Tây Ban Nha chiếm đóng miền bắc Đài Loan.
Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Hà Lan.
Trong thời kỳ chiếm đóng Đài Loan, bọn thực dân Hà Lan bóc lột tàn
nhẫn nhân dân Đài Loan. Do vậy, nhân dân Đài Loan đã không ngừng khởi
nghĩa để chống lại sự thống trị của thực dân Hà Lan. Năm 1662, Trịnh Thành
Công được sự phối hợp của người dân Đài Loan và nhân dân Đại lục đã đánh
đuổi thực dân Hà Lan, thu hồi Đài Loan. Từ đó, Đài Loan bước vào thời kỳ
phát triển độc lập.
Trong 22 năm cai trị của Trịnh Thành Công, Trịnh Kinh - con trai của
Trịnh Thành Công và Trịnh Khắc Sảng - cháu của ơng, chính quyền Đài Loan
khuyến khích sản xuất đường và muối, mở mang cơng nghiệp và thương
nghiệp, phát triển thương mại, mở học đường cũng như đổi mới phương thức
sản xuất nông nghiệp của dân tộc Cao Sơn. Những biện pháp nói trên đã thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và văn hóa Đài Loan. Đây là thời
kỳ phát triển quan trọng của lịch sử Đài Loan, vì vậy cịn được gọi là “Thời
đại Minh Trịnh”
Năm 1683 (năm thứ 22 Khang Hy nhà Thanh), chính quyền nhà Thanh
đưa qn tấn cơng Đài Loan, Trịnh Khắc Sảng dẫn quân quy phục nhà Thanh.
11



Sau khi thu phục Đài Loan, nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan trở thành một bộ
phận của tỉnh Phúc Kiến. Từ đó, Đài Loan quay trở về Trung Quốc, dưới sự
quản lý thống nhất của chính phủ trung ương, nên liên hệ về mặt chính trị,
kinh tế và văn hóa với đất liền Trung Quốc ngày càng chặt chẽ. Đài Loan trở
thành một phần không thể chia cắt của Trung Quốc.
Năm 1844, với mục đích biến Đài Loan thành khu vực chiến lược quan
trọng của mình (vì Đài Loan nằm trên đường biển đi từ Caliphoocnia đi Hạ
Môn), Mỹ đã ép Trung Quốc ký Hiệp ước Vọng Hạ, cho phép Mỹ từng bước
lấn chiếm Đài Loan.
Năm 1885 (năm thứ 11 Quang Tế), chính quyền nhà Thanh nâng cấp
Đài Loan thành một tỉnh và cử Lưu Minh Truyền làm Tuần phủ. Lưu Minh
Truyền đã tiến hành chiêu mộ cư dân các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông đến
Đài Loan, tiến hành khai thác với quy mơ lớn. Sau đó ơng lần lượt đặt Tổng
cục khai hoang, Tổng cục điện tín, Tổng cục đường sắt, Cục Quân giới, Cục
Thông thương, Cục Khống sản và dầu khí, Cục Chặt cây; xây dựng pháo đài,
chỉnh đốn cơng tác phịng ngự; mắc dây điện, mở bưu điện; xây dựng đường
sắt, mở mỏ khống, đóng tàu biển, phát triển ngành công thương; mở học
đường Trung Tây, phát triển văn hóa - giáo dục.
Năm 1895, sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật, triều
đinh nhà Thanh buộc phải ký “Điều ước Mã Quan”, “cắt Đài Loan và quần
đảo Bành Hồ cho Nhật. Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật”
[42; 2]. Sau khi chiếm đóng Đài Loan, Nhật đã đặt phủ Tổng đốc ở Đài Bắc,
là cơ quan cao nhất thống trị Đài Loan và thành lập công sở hương trấn ở các
nơi, thực thi chế độ cảnh sát và chịm xóm, tiến hành thống trị thực dân và
giáo dục “Hồng dân hóa” đối với dân chúng. Đồng thời, theo nhu cầu phát
triển kinh tế trong nước, Nhật coi Đài Loan là khu phát triển nông nghiệp và
chế biến nông sản phẩm của mình, khiến ngành cơng nghiệp chế biến và
ngành giao thông vận tải của Đài Loan từng bước được phát triển. Trong
12



Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm phối hợp chính sách Nam tiến, phát xít
Nhật tiến thêm một bước trong việc phát triển các ngành công nghiệp ở Đài
Loan nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Tháng 11/1943, tại Hội nghị Cairo (Ai Cập), những người đứng đầu 3
nước Mỹ, Anh, Trung Quốc đã nhất trí chủ trương trao trả chủ quyền cai quản
Đài Loan cho Trung Quốc. Tuyên ngôn Cairo (1/12/1943) nêu rõ “… lấy lại
tất cả những đảo Nhật Bản cướp được hoặc chiếm đóng ở Thái Bình Dương
phần lãnh thổ của Trung Quốc do Nhật Bản cướp được như Mãn Châu, Đài
Loan, Bành Hồ đều trao trả về cho Trung Quốc” [18; 3].
Tiếp đó, Thơng cáo Pốt-xđam do Trung Quốc, Mỹ, Anh và Liên Xô ký
ngày 26/7/1945, khẳng định “… các điều khoản của Tuyên ngôn Cairo chắc
chắn sẽ được thực hiện”. Bên cạnh đó, các nước trong phe Đồng Minh đã
đồng ý để Nhật Bản trả lại "toàn bộ lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc",
gồm cả Đài Loan và Bành Hồ, cho Trung Hoa Dân Quốc khi Nhật đầu hàng.
Ngày 15/10/1945, khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng đồng minh cũng là lúc
Trung Quốc tiếp chủ quyền cai quản Đài Loan từ Nhật Bản. Từ đó Đài Loan
trở về với Trung Quốc. Trần Nghị người đứng đầu Uỷ ban tiếp quản bộ máy
hành chính Đài Loan tuyên bố: … từ ngày hôm nay trở đi các đảo thuộc về
Đài Loan và Bành Hồ chính thức nhập vào bản đồ Trung Quốc. Tất cả đất đai,
nhân dân chính sự đều nằm dưới chủ quyền Trung Quốc. Từ đây Đài Loan
bước vào thời kỳ phát triển mới.
1.2. Sự xuất hiện của vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế
1.2.1. Vị trí của Đài Loan trong chiến lược của các nước lớn
Với những vị trí địa lí thuận lợi, Đài Loan đã trở thành địa bàn quan
trọng đối với sự phát triển Trung Quốc cũng như các nước lớn trong khu vưc
châu Á - Thái Bình Dương. Là một hòn đảo được mệnh danh là “hòn ngọc
Viễn Đơng”, Đài Loan có một ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với các nước
13



lớn ở khu vực và trên thế giới. Các nhà phân tích cho rằng “... Xét về quan
điểm quyền lợi của các quốc gia trong vùng, vai trò của Đài Loan trước hết
được xác định bởi vị trí địa lí của hịn đảo và ý nghĩa chiến lược của nó.
Chiếm vị trí then chốt trên các trục đường giao thơng hàng hải quốc tế nối
liền các nước trong vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đài Loan
kiểm sốt các tiến bộ lọt vào Trung Quốc từ phía đơng,vào Nhật Bản từ phía
tây nam và Philippinese từ phía bắc. Rõ ràng trong việc dàn xếp vấn đề Đài
Loan và đảm bảo vấn đề đi lại trên biển trong vùng do Đài Loan kiểm sốt,
nhiều quốc gia có mối quan tâm trực tiếp...” [23; 1].
Do Đài Loan nằm ở trung tâm Đơng Á - Thái Bình Dương, là đầu mối
giao thông quan trọng giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, mọi tuyến đường
giao thông trên biển từ Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và vùng dun hải phía
Đơng Trung Quốc, vùng Biển Đông của Liên Bang Nga... đến Đông Nam Á,
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Trung Đơng đều đi qua eo biển Đài Loan.
Hơn nữa, Đài Loan nằm ở giữa đại lục Á - Âu và Thái Bình Dương, là nơi
tiếp giáp của hai trung tâm quyền lực chính trị lớn là quyền lục địa và quyền
biển. Từ Đài Loan có thể thơng qua biển Nhật Bản vào Đơng Hải đi về phía
tây bắc, qua Biển Đơng có thể vào Ấn Độ Dương, đi về phía nam qua eo biển
Xura Weisi có thể đến Đại Tây Dương. Vì vậy, Đài loan có ý nghĩa rất quan
trọng đối với các nước lớn trong khu vực. Các nước đều không muốn nổ ra
chiến tranh ở Đài Loan vì “khi chiến tranh nổ ra kẻ địch có thể lợi dụng để
khống chế đường biển từ Malaysia đến Nhật Bản, đồng thời sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho đối phương có cơ hội tốt hơn trong việc khống chế quần đảo
Lưu Cầu ở Philippinese”. Hơn nữa, các nước lớn đều nhận thấy, nếu nước nào
khống chế được Đài Loan thì có thể khống chế được cả vùng Tây Thái Bình
Dương [48; 15]. Mặt khác, nếu Trung Quốc kiểm soát được Đài Loan thì có
thể phát huy được sức mạnh ở 3 khu vực: Đơng Bắc Á, Đơng Nam Á và Thái
Bình Dương, đồng thời sẽ thoát khỏi sự hạn chế là một quốc gia lục địa

14


truyền thống để trở thành một quốc gia đại dương. Ngồi ra, Đài Loan là một
căn cứ qn sự có ý nghĩa chiến lược đối với vùng duyên hải của Đại lục và
với tồn bộ khu vực Đơng Nam Á. Đài Loan là một hòn đảo giàu tài nguyên
thiên nhiên, là nơi cung cấp lương thực cho Nhật Bản.
Đối với Mỹ, Đài Loan có một vị trí chiến lược đặc biệt, bởi vì hịn đảo
này nằm trên tuyến đường biển từ Caliphoocnia đến Hạ Môn, nên đây sẽ là
nơi “dừng chân” và là khu vực “hậu cần” lý tưởng nhất cho các tàu chiến của
Mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí của Đài Loan, nên ngay khi
Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt, Mỹ đã từng bước can thiệp
vào đây. Mục đích của Mỹ là muốn tách Đài Loan ra khỏi lục địa Trung Quốc
để Mỹ có thể sử dụng “con bài Đài Loan” trong những tính tốn chiến lược
của mình.
Nói tóm lại, do có vị trí chiến lược trọng yếu, nên Đài Loan đã trở
thành nơi hội tụ lợi ích của các nước lớn ở khu vực và trên thế giới. Do vậy,
ngay khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc, các
nước lớn trong khu vực và các bên liên quan đều thể hiện những lập trường
quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Có thể nói, do
việc mối bên đều đưa ra những tính tốn riêng của mình là ngun nhân làm
cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan trở nên phức tạp. Đài Loan đã trở thành
“chiến trường” trong việc giải quyết tranh chấp lợi ích giữa các quốc gia trong
khu vực. Vấn đề Đài Loan cũng trở thành vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong
quan hệ quốc tế ở khu vực và trên thế giới.
1.2.2. Quan điểm của các nước đối với Đài Loan trong thời kỳ Chiến
tranh thế giới thứ hai
Do Đài Loan từ lâu đã nằm trong sự tính tốn chiến lược của các nước
lớn, nên trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, mỗi bên liên quan đều thể
hiện lập trường quan điểm khác nhau về vấn đề Đài Loan.


15


Đối với Nhật Bản - nước đang nắm quyền cai trị Đài Loan nên đương
nhiên lập trường của Nhật là muốn hòn đảo này thuộc quyền quản lý “vĩnh
viễn” của chính phủ Nhật Bản theo thỏa ước Shimonoshaka đã ký trước kia
chứ không muốn nhượng bộ cho bất kỳ một quốc gia nào khác. Do vậy, trong
thời gian đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà phát xít Nhật đang
mở rộng xâm lược ở châu Á, Nhật Bản đã sử dụng Đài Loan làm căn cứ để
thực hiện chiến lược “Đại Đơng Á” của mình. Tuy nhiên, năm 1943, Tuyên
bố Cairo đã đưa ra quy định trao trả các vùng đất Mãn Châu, Đài Loan và
Bành Hồ cho Trung Quốc. Tiếp đó, sau khi buộc phải chấp nhận đầu hàng
Đồng minh không điều kiện vào ngày 15/08/1945, Nhật Bản đã phải chấp
nhận đầu hàng việc chấm dứt ảnh hưởng của mình ở Đài Loan.
Đối với Trung Quốc: kể từ khi Đài Loan rơi vào tay của chủ nghĩa thực
dân, phát xít, Trung Quốc ln khẳng định lập trường kiên quyết, coi Đài
Loan là một bộ phận không thể tách rời của đất nước này. Do vậy, trong thời
kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng
sản có sự mâu thuẫn với nhau trong nhiều vấn đề nhưng hai bên đã thể hiện
lập trường thống nhất trong việc thu hồi Đài Loan. Trong Chiến tranh thế giới
thứ hai, cùng với việc đấu tranh chống sự thống trị của chủ nghĩa thực dân,
phát xít ở lục địa, nhân dân Trung Quốc đã có những cố gắng to lớn trong
việc đấu tranh để giải phóng Đài Loan khỏi ách thống trị của phát xít Nhật.
Về phía Liên Xơ: mặc dù trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai,
Liên Xô chưa thể hiện sự can dự vào Trung Quốc, cũng không nêu rõ thái độ
đối với Đài Loan, nhưng thông qua việc tán thành những quyết định của
Tuyên bố Cairo, Liên Xô đã thể hiện lập trường ủng hộ việc trao trả Đài Loan
cho Trung Quốc. Ngày 30/11/1943, trong cuộc hội kiến với Tổng thống Mỹ
Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill tại Tòa Đại sứ Liên Xơ ở Tehran,

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã cho biết, việc trao trả Mãn Châu, Đài

16


Loan và Bành Hồ lại cho Trung Quốc là hoàn tồn đúng đắn và Chính phủ
Liên Xơ ủng hộ việc làm đó.
Về phía Mỹ: việc Nhật Bản dùng Đài Loan làm căn cứ để tấn cơng Mỹ
ở Thái Bình Dương vào năm 1941 và tạo nên sự uy hiếp đối với Mỹ đã khiến
giới cầm quyền nước này nhận thấy vai trò quan trọng của Đài Loan đối với
an ninh của mình. Do vậy, ngay khi Chiến tranh tranh thế giới thứ hai đang
diễn ra ác liệt, Mỹ đã tìm mọi cách để can thiệp vào Đài Loan. Giới cầm
quyền Mỹ cũng đã đưa ra những chính sách mới đối với Đài Loan. Tại cuộc
hội đàm giữa ba nước Mỹ - Anh - Trung (lúc này là chính quyền Tưởng Giới
Thạch), một mặt Mỹ nhất trí với chủ trương “Đài Loan thuộc về Trung Quốc,
mặt khác, chính quyền Roosevelt cũng đã bắt đầu dự tính việc xây dựng căn
cứ quân sự của Mỹ ở Đài Loan.
Như vậy, có thể nói, việc giải quyết vấn đề Đài Loan là công việc nội
bộ của Trung Quốc, nhưng dưới sự tác động của tình hình quốc tế, nhất là sự
đan xen về lợi ích giữa các nước lớn ở Đài Loan đã làm cho vấn đề Đài Loan
đã trở thành vấn đề quốc tế. Chính sự tham gia của các nước lớn đã làm cho
vấn đề Đài Loan diễn biến hết sức phức tạp

17


Chương 2
LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC LỚN
VỀ VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1971)
2.1. Lập trường quan điểm của Mỹ

2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1950
Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, ngay khi Chiến tranh thế
giới hai đang diễn ra ác liệt, Mỹ đã từng bước can thiệp vào Đài Loan.
Chính sách này đã được tăng cường hơn sau khi Mỹ trở thành nước đứng
đầu thế giới về mọi mặt.
Tháng 10 năm 1945 người Nhật trả lại Đài Loan cho Trung Hoa Dân
Quốc. Ở Trung Quốc vấn đề thống nhất đất nước được đặt ra nhưng cách
mạng Trung Quốc lại không xoay chuyển theo ý muốn của Mỹ. Những tính
tốn trước kia của Mỹ đã bị phá vỡ hoàn toàn, Mỹ ra sức giúp đỡ chính quyền
Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản nhằm ngăn
chặn sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.
Kể từ tháng 3 năm 1947, khi Tổng thống Tơruman chính thức phát
động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô, đồng thời “ngăn chặn
và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, thì lập trường của Mỹ về vấn đề Đài Loan
càng rõ ràng hơn. Mỹ đã dần chuyển từ lập trường không can thiệp, chuyển
sang chính sách can thiệp trực tiếp vào vấn đề Đài Loan.
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa ra đời, Mỹ cho rằng việc viện trợ có thể ngăn chặn được “Đài
Loan lọt vào tay Cộng Sản”. Chính vì vậy, tháng 10/1949, Mỹ đã tài trợ cho
Quốc Dân Đảng 75 triệu USD để đủ sức chống lại sự tấn công của Đại lục.
Bên cạnh đó, giới cầm quyền Mỹ đã sử dụng biện pháp ngoại giao, thông qua
Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Đài Loan theo lập trường của Mỹ. Đầu
năm 1946, khi vấn đề Đài Loan được đưa ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc,Mỹ
18


đã thể hiện quan điểm cho rằng “ vị trí của Đài Loan chưa được xác định”.
Theo đó, Mỹ phản đối việc giao Đài Loan cho Trung Quốc mà chủ trương
giao Đài Loan cho Liên Hợp Quốc quản lý hoặc là cơ quan được Liên Hợp
Quốc uỷ thác.

Như vậy, có thể thấy là không phải đến khi cuộc chiến tranh Chiến
tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ mới có sự thay đổi lập trường quan điểm đối
với Đài Loan, mà ngay từ năm 1949, khi cuộc nội chiến ở Trung Quốc đang
diễn ra thì Mỹ đã thể hiện lập trường coi Đài Loan như “con bài” để thực hiện
mục tiêu chiến lược của mình.
Ngay sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (01/10/1949), Mỹ đã
thể hiện lập trường ủng hộ Cộng hồ Nhân Trung Hoa trong việc tấn cơng
giải phóng Đài Loan. Tổng Thống Mỹ Tơruman lúc này đã ủng hộ quan điểm
của giới ngoại giao, chấp nhận sự thực “Trung Quốc có thể tiếp nhận Đài
Loan”. Mục đích của Mỹ trong việc thay đổi lập trường về vấn đề Đài Loan
như trên là nhằm lôi kéo Trung Quốc đi theo Mỹ, tránh cho việc Trung Quốc
ngã về phía Liên Xơ.
Như vậy, từ năm 1946 - 1949 khi cách mạng Trung Quốc phát triển và
đạt được nhiều thành tựu quan trọng thì mối lo ngại của Mỹ về Đài Loan “lọt
vào tay Cộng sản Trung Quốc” ngày càng gần. Mỹ đã suy ngẫm lại chủ
trương chính sách của mình về Đài Loan. Từ chỗ “ủng hộ” Tưởng trong nội
chiến ở Trung Quốc sang chỗ muốn “bỏ rơi” Tưởng. Bởi chính phủ Mỹ
khơng muốn mất đi một mẫu hình đẹp trên trường quốc tế.
2.1.2. Giai đoạn 1950 - 1971
Đầu năm 1950, nhận thấy giữa Mao Trạch Đơng và Stalin có những bất
đồng về quan điểm trong một số vấn đề và thái độ của Liên Xơ trong việc
chưa chính thức cơng nhận Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, phía Mỹ cho rằng
đây là “thời cơ tốt” để lôi kéo Trung Quốc đi theo Mỹ, nhằm thực hiện chính
sách “cơ lập” Liên Xơ. Do vậy, lúc này Tổng thống Mỹ Tơruman ra tuyên bố
19


coi Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc mà khơng liên quan gì tới
Mỹ. Điều đó có nghĩa là nếu như ĐCS Trung Quốc tấn công Đài Loan thì Mỹ
sẽ khơng can thiệp và khơng tham chiến. Tiếp đó, để trấn an dư luận của giới

quân sự Mỹ cho rằng nếu bỏ Đài Loan thì nguy cơ ảnh hưởng của Mỹ ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của một nước
Trung Quốc, ngày 12/1/1950, Ngoại trưởng Mỹ EriSon trong khi gặp gỡ giới
báo chí Mỹ đã nhắc lại quan điểm cho rằng “Đài Loan và Hàn Quốc không
nằm trong tuyến phòng ngự chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương [18; 19].
Động thái trên cho thấy, giới cầm quyền Mỹ muốn thể hiện thiện chí đối với
Trung Quốc. Rõ ràng Mỹ đã phát đi những tín hiệu cho Mao Trạch Đông về
vấn đề Đài Loan .
Tuy nhiên, kể từ khi Hiệp ước hữu nghị Trung - Xô được ký kết năm
1950 giới quân sự Mỹ đã cho rằng: nếu như giao Đài Loan cho Trung Cộng
thì coi như đã giao Đài Loan cho Liên Xô. Tướng MCArThun - Tư lệnh quân
Mỹ đóng ở Nhật Bản nói rằng: Việc Mỹ giao Đài Loan cho Trung Cộng đồng
nghĩa với việc giao một chiếc tàu sân bay khơng bao giờ chìm ở Thái Bình
Dương cho Liên Xơ. Bởi vậy, từ tháng 2/1950 chính sách của Mỹ đối với Đài
Loan khơng ngừng thay đổi. Mỹ đã tăng viện trợ, đưa cố vấn tới Đài Loan.
Các tướng lĩnh Mỹ cũng bí mật tới thăm Đài Loan. Đặc biệt, vào tháng
6/1950, các tướng lĩnh và quan chức ngoại giao Mỹ khi trong khi đến để thảo
luận việc ký hiệp ước với Nhật Bản, đều tranh thủ ý kiến của tướng
MCArThun về vấn đề Đài Loan.
Mùa hè năm 1950, trước thơng tin của Cục tình báo Trung ương Mỹ
(CIA) cho rằng Đài Loan có thể bị thất thủ, giới cầm quyền Mỹ đã ra lệnh cho
các quan chức ngoại giao rời khỏi Đài Loan. Sở dĩ, có sự thay đổi chính sách
như vậy là do những nhân tố bên trong của nước Mỹ quyết định. Ngoại
trưởng Mỹ EriSon cho rằng, Mỹ không nên giao tranh đối đầu với Trung
Quốc, Mỹ nên hy sinh quan hệ với Quốc Dân Đảng để lập quan hệ ngoại giao
20


với Trung Quốc Đại lục, ngăn chặn Trung Quốc đi theo Liên Xô, bởi kẻ thù
chủ yếu của Mỹ là Liên Xô. Nếu như đối đầu với Liên Xô và thù địch với

Trung Quốc Đại lục thì sẽ phân tán lực lượng của Mỹ.
Như vậy, có thể thấy rằng, những thay đổi chính sách của Mỹ đối với
Đài Loan đã được xác định trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra.
Ngày 25/06/1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã có tác động
nhất định đến lập trường của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan. Mặc dù ban đầu
giới cầm quyền Mỹ vẫn chưa lường trước được chiến tranh Triều Tiên nổ ra
sẽ có quy mơ nào, tính chất ra sao. Hơn nữa, Mỹ cũng khơng rõ đây có phải
là tấm bình phong che đậy âm mưu của Trung Quốc Đại lục tấn công Đài
Loan hay các nơi khác không. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh giữa hai miền
Nam - Bắc Triều Tiên ngày càng diễn biến phức tạp đã khiến Mỹ không chỉ
can thiệp để bảo vệ Nam Triều Tiên mà cịn thể hiện cả hành động đó đối với
Đài Loan.
Khi tới Oasinhton, Johnson lập tức đưa ra đề nghị đưa Hạm đội 7 tới
bảo vệ Đài Loan. Mặc dù vậy, Truman khi đó lại đưa ra tuyên bố rằng địa vị
của Đài Loan chưa được xác định. Sự khác nhau về thái độ của những nhân
vật cấp cao trong chính quyền Mỹ như trên khiến nhiều người cho rằng chiến
tranh Triều Tiên đã làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhưng
thực chất chiến tranh Triều Tiên chỉ là cái cớ để Mỹ tuyên bố lại quan điểm
của mình.
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Đài Loan một lần nữa được Mỹ
chú ý và cho rằng: “Chiến tranh Triều Tiên là một cái cớ mong đợi từ lâu để
can thiệp vào Đài Loan” [8;149]. Do vậy, một ngày sau khi Chiến tranh Triều
Tiên bùng nổ, Tổng thống Mỹ Truman đã cho hạm đội 7 của Mỹ từ Philipinese
tiến về phía Bắc đề phịng Trung Quốc tấn cơng Đài Loan, tiếp tục chính sách
giúp đỡ Quốc Dân Đảng chống lại Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa.
Mỹ mong muốn rằng, chính sách bành trướng của mình thành cơng sẽ ngăn cản
21



×