Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Công tác xã hội với việc nâng cao đời sống vật chất cho nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã khánh sơn huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.6 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình làm bài khóa luận tốt nghiệp chuyên nghành
Công tác xã hội với đề tài “Công tác xã hội với việc nâng cao đời sống vật
chất cho phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh
Nghệ An”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
động viên sâu sắc từ phía thầy cơ, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Phạm Thị
Oanh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo trường Đại Học Vinh, khoa
Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo,cô giáo trong tổ bộ môn Công tác xã hội đã
giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong suốt
những năm học vừa qua và cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tơi hồn
thành khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND Xã Khánh Sơn và đặc biệt là các
cán bộ chính sách của xã,cán bộ hội phụ nữ xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp tôi hồn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè
thân yêu của tôi đã giành thời gian,động viên,tạo điều kiện tốt nhất giúp tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hồ Thị Hải

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NVXH



NHÂN VIÊN XÃ HỘI

CTXH

CÔNG TÁC XÃ HỘI

XĐGN

XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

NĐPV

NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

NVCTXH

NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN

BCH

BAN CHỈ HUY

2



MỤC LỤC

TRANG

LỜI CẢM ƠN

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2

PHẦN MỤC LỤC

3

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

5

1. Lý do chọn đề tài

5

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

8

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn


10

4. Mục đích nghiên cứu, nhiện vụ nghiên cứu

11

5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

13

6. Phương pháp nghiên cứu

13

7. Giả thuyết nghiên cứu

17

8. Bố cục đề tài

18

PHẦN 2: NỘI DUNG

18

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

18


1. Cơ sở lý luận

18

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN

18

1.2.Các lý thuyết sử dụng trong đề tài

22

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

22

1.2.2. Lý thuyết học tập xã hội

26

1.2.3. Lý thuyết hệ thống

27

1.3. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài

30

1.3.1. Xóa đói giảm nghèo


30

1.3.2. Phụ nữ nghèo

30

1.3.3. Phụ nữ nghèo đơn thân

30

1.3.4. Nâng cao đời sống

30

1.3.5.Công tác xã hội nhóm

31

3


Chương 2: Kết quả nghiên cứu

31

2.1. Đặc điểm chung về xã Khánh Sơn - Nam Đàn - Nghệ An

31

2.2. Thực trạng về vấn đề phụ nữ nghèo đơn thân


34

2.2.1. Thực trạng chung

34

2.2.2. Thực trạng về vấn đề phụ nữ nghèo đơn thân ở xã Khánh Sơn

35

2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề phụ nữ nghèo đơn thân

36

Chương 3: Xây dựng mô hình cơng tác xã hội với việc nâng cao đời sống
vật chất của phụ nữ nghèo đơn thân tại Xã Khánh Sơn - Huyện Nam Đàn Tỉnh Nghệ An

38

3.1. Áp dụng mơ hình CTXH nhóm với nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã
Khánh Sơn

38

3.2. Áp dụng mơ hình CTXH cá nhân đối với thành viên nhóm phụ nữ nghèo
đơn thân tại xã Khánh Sơn

56


3.3. Các giải pháp khác nhằm giúp đỡ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh
Sơn phát triển kinh tế

58

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

59

1. Kết luận

59

2. Khuyến nghị

61

PHỤ LỤC:
A: Đề xuất nhóm

65

B: Một số bảng phỏng vấn

67

C: Bảng hỏi

71


D: Hình ảnh

74

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
dần dần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo,
thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển của từng vùng, địa bàn và giữa các
dân tộc. Với sự tham gia hưởng ứng tích cực của các cấp các ngành và chính
quyền địa phương, các tổ chức quốc tế và đông đảo quần chúng nhân dân.
Thành tựu về xóa đói, giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và ổn định xã hội được cộng đồng quốc tế công nhận. Để phát huy những
thành quả đã đạt được thì chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2020 và chương trình phát triển kinh tế - xã
hội ở các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135 giai đoạn 2). Qua những
năm đầu thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm
nhanh trong cả nước cũng như ở các địa phương, bộ mặt nơng thơn có nhiều
cải thiện rõ rệt đặc biệt là nhóm hộ nghèo ở các dân tộc thiểu số ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trên cũng đang cịn tồn tại rất
nhiều khó khăn cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Hiện nay, Việt
Nam vẫn được xem là một nước nghèo. Công tác giảm nghèo ở nước ta có kết
quả chưa bền vững, tỉ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, nhất là trong điều kiện
khi có thiên tai, bão lũ xảy ra, khả năng ứng cứu và phục hồi tại chỗ rất hạn
chế, tốc độ giảm nghèo không đồng đều, nhận thức và tổ chức giảm nghèo ở
các địa phương và cơ sở cịn có nhiều điểm khác nhau. Các địa phương tiếp

cận giải quyết các vấn đề nghèo đói theo chính sách và dự án quản lí đối
tượng tuy đã có hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, một
trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của phụ nữ đơn thân đó là do

5


thơng tin về chính sách giảm nghèo chưa được cán bộ và nhân dân hiểu một
cách đầy đủ và rõ ràng.
Để khắc phục những hạn chế trên phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các
chính sách, giải pháp giảm nghèo, phấn đấu hoàn thành mục tiêu về giảm tỉ lệ
hộ nghèo theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
Một trong những đối tượng dễ rơi vào hồn cảnh khó khăn và nghèo
khổ nhất là phụ nữ và nhất là những người phụ nữ không có sự giúp đỡ từ
người chồng đó là những người phụ nữ đơn thân. Đó là những người sống
một mình hoặc ni con, ni người thân. Họ gặp nhiều khó khăn trong đời
sống và sinh hoạt hàng ngày và rất cần được sự giúp đỡ của các thành viên
trong xã hội. Họ chủ yếu là những người lao động chân tay, có chun mơn
thấp, ít có cơ hội tiếp xúc với khoa học cơng nghệ, tín dụng và đào tạo. Ngồi
ra, họ cịn là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thịi và phải tự
quyết định các cơng việc trong gia đình một cách đơn độc. Đa số họ là người
chủ cột trong gia đình và họ phải gánh vác những công việc nặng nhọc. Ở
những vùng nông thôn đa số hộ nghèo đều rơi vào những gia đình có phụ nữ
là chủ hộ.
Trong thực tế tỉ lệ hộ nghèo là phụ nữ đơn thân còn chiếm tỉ lệ cao so
với tổng hộ hộ nghèo của các địa phương. Đối với xã Khánh Sơn có tổng là
358/17859 hộ nghèo trong đó phụ nữ làm chủ hộ là 118 hộ (chiếm 34%). Đây
là một tỉ lệ cao so với các nhóm đối tượng khác trên địa bàn tồn xã. Nếu
nhóm phụ nữ nghèo đơn thân khơng được sự giúp đỡ của các thành viên khác
trong xã hội thì họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và rất khó khăn để họ

có thể duy trì một mức sống tối thiểu như bao người dân khác trong xã hội.
Mặt khác thì chính quyền địa phương xã Khánh Sơn chưa có những
chính sách, những quan tâm cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao đời sống vật
chất cho nhóm đối tượng này trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó hiện nay

6


có rất nhiều nghiên cứu về nghèo đói đã được thực hiện nhưng những nghiên
cứu về nhóm đối tượng là phụ nữ nghèo đơn thân còn tương đối hạn chế, chưa
có nghiên cứu nào được thực hiện về nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại địa bàn
xã Khánh Sơn. Chính vì vậy việc giúp đỡ phụ nữ nghèo đơn thân vượt qua
khó khăn trong cuộc sống để thốt khỏi nghèo khổ là trách nhiệm của các cấp
các ngành nói riêng và tồn thể xã hội nói chung.
Trong đó, nhân viên cơng tác xã hội được xem là những người có kiến
thức và kĩ năng đặc thù để giúp nhóm đối tượng này vượt qua khó khăn trong
cuộc sống.
Ngồi ra xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An là q hương
của tơi. Người dân ở đây cũng cịn nhiều khó khăn, vất vả để kiếm sống hàng
ngày và nhất là những người phụ nữ nghèo trong xã vì vậy tơi muốn tìm hiểu,
nghiên cứu và hi vọng sẽ tìm ra một phương pháp giải quyết một phần nào đó
khó khăn của những gia đình nghèo.
Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Công tác
xã hội với việc nâng cao đời sống vật chất cho nhóm phụ nữ nghèo đơn
thân tại xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An” nhằm giúp đỡ
những phụ nữ nghèo đơn thân vượt qua khó khăn và phát triển cuộc sống.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững là một vấn đề được nhiều tổ
chức quan tâm chính vì vậy mà cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này tiêu biểu như các trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc trung tâm

khoa học và nhân văn Quốc Gia, bộ lao động thương binh xã hội và đặc biệt
là tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Các nghiên cứu tiêu biểu như:“Đói nghèo ở Việt Nam” tác giả Nguyễn
Thị Hằng, tác giả đã nêu lên thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, nguyên nhân
và một số giải pháp cụ thể cho việc xóa đói giảm nghèo.

7


Nghiên cứu “Giảm nghèo trong nông thôn hiện nay” của tác giả
Nguyễn Văn Tiêm, nội dung của nghiên cứu chú trọng đến những cách thức,
những mơ hình xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam giai đoạn
2010 - 2015.
Các nghiên cứu vĩ mô cũng đề cập khá chi tiết đến yếu tố phân tầng xã
hội ở Việt Nam như “Báo cáo tình trạng nghèo đói và cơng bằng ở Việt
Nam”của tổ chức Oxfam năm 1999. Nghiên cứu này đề cập đến thực trạng
đói nghèo ở Việt Nam với những số liệu thống kê cụ thể và sự phân hóa giàu
nghèo ở các khu vực.
Cơng trình “Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân
tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”do Lê Du Phong và Hoàng Văn
Hoa chủ biên. Nghiên cứu này được thực hiện ở vùng núi phía Bắc. Nội dung
của nó chủ yếu là tìm hiểu về sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với
sự phân hóa giàu nghèo.
Những nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nghèo đói từ nhiều cấp độ
khác nhau như vùng miền, đô thị, nông thôn, miền núi…
Đề cập đến vấn đề nghèo đói của phụ nữ có thể kể đến đề tài “Phát
triển trung tâm giảm nghèo và vấn đề giải quyết việc làm” Viện nghiên cứu
môi trường và phát triển. Mục đích chính của đề tài là xét đánh giá thực trạng
tình hình nơng thơn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam dưới mức độ thực hiện
mục tiêu bền vững.

Một đề tài khác thuộc nhóm này là “Vai trị của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng” do trung tâm nghiên cứu
khoa học về phụ nữ và gia đình (năm 2006). Nghiên cứu này được thực hiện ở
vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. Nội dung của nó tìm hiểu về tầm quan
trọng của những người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế và đưa ra định
hướng để phụ nữ phát huy vai trò của mình.

8


Luận văn thạc sỹ xã hội học của tác giả Hà Thị Thu Hòa về “Hoạt
động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội” (nghiên cứu
trường hợp 2 xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Làm rõ
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo khổ của nhóm phụ nữ nghèo và các
chiến lược họ đang sử dụng với tư cách là tác nhân chủ động tích cực để thốt
nghèo, làm rõ xu hướng hành vi tìm cơ hội thốt nghèo của họ.
Luận văn thạc sỹ xã hội học của tác giả Võ Thị Cẩm Ly với đề tài “Phụ
nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: Thực trạng, nguyên nhân, chiến
lược thoát nghèo” năm 2010. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố
Vinh nhằm đưa ra những số liệu thống kê cụ thể về thực trạng đời sống của
phụ nữ ở khu vực này, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những chiến lược giúp
họ thốt nghèo.
Tất cả các cơng trình nghiên cứu đó đã phân tích về tình trạng nghèo
khổ của phụ nữ ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước và các cơng trình đó sẽ giúp
tơi thực hiện tốt hơn trong tiến trình cơng tác xã hội nhóm đối với việc nâng
cao đời sống vật chất cho phụ nữ nghèo đơn thân xã Khánh Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học và lý thuyết công tác xã
hội đặc biệt là công tác xã hội nhóm cùng với việc sử dụng các kĩ năng và

phương pháp thu thập thơng tin, phân tích thơng tin, kết quả nghiên cứu của
đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng
các lý thuyết và phương pháp vào trong thực tiễn.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình cơng
tác xã hội nhóm với phụ nữ nghèo dựa trên việc khảo sát chính nhu cầu của
họ. Ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại lợi ích thiết thực và nâng cao đời
sống vật chất cải thiện đời sống cho nhóm phụ nữ nghèo đơn thân thông qua

9


đó họ cũng có thêm những mối quan hệ mới, nhiều thơng tin mới, có cơ hội
bày tỏ, chia sẻ những khó khăn, tâm tư nguyện vọng giúp họ có nghị lực vươn
lên trong cuộc sống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với chính quyền địa phương: Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho địa
phương có thể vận dụng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo cho
phụ nữ của toàn xã. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ
chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho
các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo.
Đối với phụ nữ nghèo đơn thân: Nghiên cứu này giúp cho nhóm đối
tượng này hiểu được thực chất vấn đề của mình, nắm bắt được các cơ hội và
phát huy hết các nguồn lực để phát triển kinh tế nhằm vươn lên thốt nghèo.
Đồng thời họ cũng có cơ hội để chia sẻ và tâm sự với nhau những khó khăn
trong cuộc sống để xóa bỏ những mặc cảm, tự ti, sống hòa nhập cộng đồng.
Đối với sinh viên: Nghiên cứu này là một lần thực hành nghiêm túc về
nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ hội để sinh viên vận dụng các kiến thức
và kĩ năng cơng tác xã hội nói chung và cơng tác xã hội nhóm nói riêng nhằm
giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua nghiên cứu này sinh viên
cũng học hỏi và trau dồi thêm nhiều kĩ năng sống cho bản thân nhằm trưởng

thành hơn trong kiến thức, kĩ năng chun mơn và trong cuộc sống.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm vận dụng kiến thức đã học và những kĩ năng,
phương pháp cơng tác xã hội nói chung và cơng tác xã hội nhóm nói riêng
đối với nhóm phụ nữ nghèo nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu
cầu của họ để cùng với nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động để giải quyết
những khó khăn mà họ đang gặp phải nhất là khó khăn về vật chất. Nhân

10


viên xã hội hỗ trợ, định hướng, kết nối họ với các nguồn lực để giúp họ
vươn lên trong cuộc sống.
Nghiên cứu hướng tới mục đích chung là: góp phần cải thiện đời sống
vật chất của phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh
Nghệ An.
Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể:
- Phân tích nhu cầu nguyện vọng của nhóm thân chủ, vận dụng tiến
trình cơng tác xã hội nhóm để hỗ trợ họ vượt lên khó khăn và vươn lên
thốt nghèo.
- Giúp nhóm thân chủ tự tin hơn, có nghị lực sống và hịa nhập
cộng đồng
- Hỗ trợ, kết nối nhóm thân chủ với các nguồn lực để họ thực hiện các
hoạt động sản xuất và triển kinh tế.
- Giúp xây dựng các chính sách, dịch vụ dành cho người nghèo nói
chung và phụ nữ nghèo đơn thân nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các thông tin, tài liệu về phụ nữ nghèo đơn thân ở các phạm
vi khác nhau.

- Phân tích, đối chiếu các tài liệu, báo cáo liên quan về phụ nữ nghèo ở
địa phương nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Xác định vấn đề của đối tượng đang gặp phải để có hướng giải quyết
phù hợp.
- Xây dựng mơ hình, phương pháp can thiệp đối với phụ nữ nghèo đơn
thân để giúp nhóm đối tượng này phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.

11


5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội với việc nâng cao đời sống vật chất cho nhóm phụ nữ
nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
5.2. Khách thể nghiên cứu
+ Nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn
+ Các cơ quan và tổ chức trên địa bàn xã Khánh Sơn
+ Cán bộ chính sách và hội phụ nữ xã Khánh Sơn
+ Những nười liên quan đến nhóm phụ nữ nghèo tại xã Khánh Sơn
(hàng xóm, láng giềng, anh em, con cái…)
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm 15 - xã Khánh
Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng
5/2012
Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Việc giúp đỡ những người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo đơn
thân nói riêng được xem là một vấn đề chung của toàn xã hội. Nhưng do giới
hạn về thời gian và hạn chế về các kiến thức và kinh nghiệm bản thân nên
nghiên cứu chỉ đi sâu tìm hiểu và xây dựng mơ hình cơng tác xã hội nhóm

nhằm giúp phụ nữ nghèo đơn thân vươn lên thoát nghèo trong khoảng thời
gian trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở cho nghiên
cứu. Tôi nhìn nhận sự nghèo khổ của nhóm thân chủ như một sự tác động
theo yếu tố chủ quan và khách quan. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng

12


và chủ nghĩa duy vật lịch sử để từ đó nhìn nhận vấn đề nghèo đói của nhóm
đối tượng một cách khách quan hơn đồng thời giúp thân chủ nhận thức được
vấn đề của mình gắn liền với hồn cảnh cụ thể, thời gian cụ thể cách thức giải
quyết vấn đề là huy động có kế hạch các nguồn lực của cá nhân và của cả
cộng đồng. Hơn nữa, hoạt động giảm nghèo của xã Khánh Sơn hiện nay cần
được xem xét và nghiên cứu sao cho phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường
có nhiều biến động rất phức tạp và những biến động đó có ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế của phụ nữ trong xã.
Ngoài ra những lý thuyết chuyên ngành công tác xã hội, chuyên ngành
xã hội học, tâm lý học cũng được vận dụng nhằm phân tích thông tin, xác
định vấn đề và áp dụng trong tiến trình cơng tác xã hội nhóm để giúp nhóm
thân chủ giải quyết vấn đề.
6.2. Phương pháp thực hành
6.2.1. Phương pháp chuyên nghành
6.2.1.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm thu thập những thông tin
thực nghiệm cho nghiên cứu. Thơng qua quan sát thì NVXH có thể trực tiếp
thấy những khó khăn của nhóm thân chủ để thuận lợi trong việc định hướng
chính xác những nguồn lực hỗ trợ. Quan sát bao gồm quan sát trực tiếp và

quan sát gián tiếp.
+ Quan sát trực tiếp bao gồm:
- Quan sát hồn cảnh gia đình: nhà ở, các vật dụng trong nhà, ruộng
vườn…
- Quan sát, cách làm việc, cách thực hiện các hoạt động của các thành
viên nhóm…
+ Quan sát gián tiếp: quan sát thái độ, cử chỉ, nét mặt, cảm xúc của các
thành viên nhóm và những người liên quan trong các cuộc phỏng vấn sâu và

13


các cuộc thảo luận nhóm nhằm hiểu rõ hơn cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng của
những phụ nữ nghèo đơn thân, hiểu rõ hơn những khó khăn trong đời sống
tinh thần của họ và những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc nghèo đói của
nhóm đối tượng này nhằm có cách thức tác động giúp đỡ các đối tượng ổn
định tinh thần và phát triển cuộc sống.
6.2.1.2. Phương pháp pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn mà người phỏng vấn đã xác
định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Người
phỏng vấn hoàn toàn tự do trong việc dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách sắp
xếp đặt câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu
hơn vấn đề, nhu cầu của nhóm thân chủ, thăm dị, phát hiện và tìm hiểu những
chính sách mà chính quyền đã triển khai trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo tại
địa phương.
Phỏng vấn sâu nhằm thu thập thêm những thông tin về thực trạng,
nguyên nhân nghèo hiện tại và thái độ của họ trong cách thức thốt nghèo,
những khó khăn, mong muốn và nguyện vọng của họ…
Trong nghiên cứu này tôi đã tiến hành nghiên cứu 10 cuộc phỏng vấn

sâu trong tổng số 118 phụ nữ nghèo của xã, 1 cán bộ chính sách xã,1 cán bộ
phụ nữ xã, 1 cán bộ phụ nữ xóm.
6.2.1.3. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Nghiên cứu có sử dụng những thơng tin từ những nguồn tài liệu tổng
hợp có sẵn dựa trên sự thống kê của xã Khánh Sơn như: danh sách hộ nghèo,
cận nghèo năm 2012 lập ngày 6/1/2012, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012,
Báo cáo của hội phụ nữ về tỉ lệ phụ nữ nghèo của toàn xã….để làm tư liệu
cho đề tài.

14


Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích thực trạng đời sống của
người dân ở xã Khánh Sơn và những tác động của nó đến đời sống của nhóm
phụ nữ nghèo đơn thân cũng như tìm hiểu các chính sách, kế hoạch phát triển
kinh tế của địa phương nhằm đưa ra một mơ hình phát triển kinh tế phù hợp
với những chính sách của địa phương.
6.2.2. Phương pháp chuyên ngành
6.2.2.1. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
Phương pháp cơng tác xã hội nhóm một phương pháp can thiệp của
cơng tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp trong đó các thành viên trong
nhóm được tạo cơ hội và mơi trường có các hoạt động quan tâm lẫn nhau và
chia sẻ những những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm
đạt được với mục tiêu chung của nhóm và hướng tới việc giải quyết khó khăn
của các thành viên. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm một nhóm thân
chủ được thành lập, sinh hoạt thường kì dưới sự điều phối của người trưởng
nhóm và đặc biệt là có sự điều phối của nhân viên xã hội
Phụ nữ nghèo đơn thân là những người gặp rất nhiều khó khăn trong
cuộc sống như: sức khỏe yếu, mặc cảm, tự ti trong giao tiếp với mọi người,
kinh tế gặp nhiều khó khăn, hơn nữa họ cịn là chỗ dựa về cả vật chất và tinh

thần cho các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng tiến trình cơng tác xã
hội nhóm đối với những đối tượng này sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt giữa
NVXH với thân chủ và giữa những người phụ nữ nghèo với nhau. Từ đó giúp
họ hiểu được chính họ và hồn cảnh của họ, xác định mối tương quan với
những người xung quanh…từ đó NVXH định hướng hỗ trợ giúp nhóm phụ nữ
nghèo tăng khả năng huy động và vận động nguồn lực đồng thời họ tự giúp
nhau cải thiện cuộc sống hiện tại, thay đổi chính mình.

15


6.2.2.2. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một chuỗi các hoạt động tương tác giưa
nhân viên xã hội và thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này nhân
viên xã hội dùng các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên mơn, kinh nghiệm
và kĩ năng của mình để giúp thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời
khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng tham gia tích cực vào
qua trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình.
Phụ nữ nghèo đơn thân là những người có chức năng xã hội suy giảm
do: sức khỏe suy yếu, kinh tế khó khăn, ln mặc cảm và tự ti… vì vậy vận
dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân nhằm thiết lập mối quan hệ tốt
với đối tượng giúp họ hiểu được hồn cảnh và bản thân mình, khơi phục các
chức năng đã bị suy giảm, phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế và ổn
định cuộc sống.
Như vậy, trong suốt tiến trình hoạt động của cơng tác xã hội nhóm
NVXH cần sử dụng tối đa các kiến thức, kĩ năng của mình giúp nhóm hoạt
động hiệu quả.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Đời sống vật chất của những phụ nữ nghèo đơn thân tại
xã Khánh Sơn – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An đang gặp rất nhiều khó khăn

Giả thuyết 2: Mơ hình Cơng tác xã hội với nhóm phụ nữ nghèo đơn
thân tại xã Khánh Sơn – huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An mang lại hiệu quả
cao trong việc giúp đỡ những phụ nữ nghèo phát triển kinh tế.
Giả thuyết 3: Vận dụng mơ hình và các giải pháp hỗ trợ đời sống của
phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An
được cải thiện rõ nét sau 2 tháng.

16


8. Bố cục đề tài
- Tên khóa luận “Cơng tác xã hội với việc nâng cao đời sống vật chất
cho nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn - tỉnh
Nghệ An”
- Kết cấu khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng mơ hình cơng tác xã hội với việc nâng cao đời
sống vật chất cho nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn - huyện
Nam Đàn - tỉnh Nghệ An”
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị

17


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
Việt Nam là một nước nơng nghiệp do vậy mà vấn đề chăm lo, đảm
bảo cuộc sống cho người dân là một vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm.
Ngay những năm đầu thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân nêu cao
khẩu hiệu “Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo”; thực hiện
khẩu hiệu người cày có ruộng. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và
nhân dân ta trong thời kì 1930 - 1945.
Sau khi nước nhà dành độc lập thì việc đầu tiên và trước mắt của Đảng
và Nhà nước là củng cố chính quyền, chăm lo đời sống cho nhân dân. Trong
thời điểm lịch sử đó thì giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là ba thứ giặc
nguy hiểm, Hồ Chủ Tịch đã đặt giặc đói lên trên hết và chính Người đã ra sức
kêu gọi tồn dân ra sức chống giặc đói. Người cho rằng “Chúng ta dành được
tự do, độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập cũng khơng làm gì.
Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc
đủ…”. Đó là tư tưởng hành động xuyên suốt của Người. Do đó mà ở thời
điểm này xuất hiện hàng loạt các phong trào như ngày đồng tâm, hũ gạo cứu
đói. Người kêu gọi lá lành đùm lá rách để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó
khăn này. Tư tưởng của Người chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xố đói giảm nghèo.
Phát biểu tại hội nghị sản xuất cứu đói ngày 13/6/1955 Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã từng căn dặn các đại biểu “Chính sách của Đảng và chính
phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói,

18


Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt thì Đảng và chính phủ có lỗi và dân
đủ ăn đủ mặc thì chính sách của Đảng và chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện.
Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù hay mấy thì cũng

khơng thực hiện được”.
Tư tưởng này luôn được quán triệt và được xây dựng thành các chính
sách, chương trình hành động cụ thể trong mấy chục năm qua.
Phát huy tư tưởng đó, trong đại hội lần VI: “Vấn đề lương thực phải
được giải quyết một cách căn bản”. Đây là chủ trương rất quan trọng nhằm
đảm bảo an toàn lương thực cho nước ta trong những năm đầu thực hiện công
cuộc đổi mới. Đây là bước ngoặt đánh dấu bước tiến mới về mọi mặt trong
xây dựng và phát triển đất nước.
Nghị quyết đại hội VII của Đảng chỉ rõ: “Đảm bảo vững chắc nhu
cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn giáp
hạt ở một số vùng”. Nghị quyết đã tập trung vào giải quyết cơ bản tình
trạng nghèo đói.
Tiếp tục phát huy những thành quả cũng như khắc phục những hạn chế
mà nghị quyết đại hội VII mang lại, nghị quyết đại hội VIII đã xác định đói
nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách
trước mắt, vừa cơ bản và lâu dài. Đồng thời cũng nhấn mạnh “Phải thực hiện
tốt chương trình XĐGN, nhất là với vùng căn cứ địa cách mạng, vùng đồng
bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng những nguồn vốn trong
và ngoài nước…”. Đồng thời lần đầu tiên cũng đưa ra chỉ tiêu XĐGN đến
năm 2000 và các năm tới là phải giảm tỉ lệ nghèo đói xuống cịn khoảng 10%
đến năm 2000, bình quân giảm 300 hộ/ năm. Trong 2 - 3 năm đầu của kế
hoạch 5 năm, tập trung xố cơ bản hộ đói kinh niên.

19


Tiếp thu những chủ trương, đường lối của đại hội VIII nhân dân ta
không ngừng lao động sản xuất để đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi
mặt trong đời sống xã hội.
Mặt khác tới đại hội IX của Đảng vấn đề XĐGN càng được nhận thức

sâu sắc. Có thể nói XĐGN là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Việc thực hiện tốt cơng tác XĐGN sẽ
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng và ổn định xã hội,
nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân và từng bước đưa nước ta hội nhập
cùng thế giới. Chính vì thế mà mục tiêu của chiến lược XĐGN được đặt ra
trong thời kì 2001- 2020 là: “Cơ bản xố đói, giảm mạnh số hộ nghèo, cơ bản
phấn đấu tới 2020 về cơ bản khơng cịn hộ nghèo, thường xuyên củng cố
thành quả XĐGN”.
Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Tập trung đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và trợ cấp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến
thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo vươn lên tự thoát nghèo và cải
thiện mức sống một cách bền vững, kết hợp chính sách Nhà nước với sự giúp
đỡ trực tiếp và có hiệu quả của tồn xã hội, của những người khá giả cho
người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn, ngăn chặn
tình trạng tái nghèo”.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng: xuyên suốt chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về XĐGN đó là việc tăng trưởng kinh tế gắn liền
với sự tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội. Việc phát triển một cách đồng bộ
về kinh tế cũng như xã hội nhằm tạo nên một sự phát triển bền vững, ổn định
lâu dài, phát triển đi đôi với tái tạo, khơi phục góp phần thực hiện mục
tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tiếp thu những chủ trương và chính sách đó, dưới sự lãnh đạo tài tình
của Đảng, truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chúng ta đã đạt được

20


những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đánh thắng mọi âm mưu của kẻ thù xâm
lược, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và gặt hái được nhiều thành tựu
rực rỡ và trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển, nền chính

trị ổn định và là thành viên chính thức và khơng chính thức của các tổ chức
quốc tế.
Nhìn lại chặng đường mà chúng ta đã đi và những thành quả mà dân
tộc ta đã đạt được, chúng ta khơng khỏi tự hào vì có một Đảng lãnh đạo với
những chủ trương, đường lối đúng đắn, linh hoạt và kịp thời, có nhân dân của
một dân tộc anh hùng. Chúng ta sẽ tự hào vì gì mà chúng ta đã đạt được và
khơng ngừng cố gắng để xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển.
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được
cả thế giới biết đến như là nhà tiên phong của trường phái tâm lý học nhân
văn. Đây là một trường phái nhấn mạnh những giá trị, sự tự do, sáng tạo,
khuynh hướng tự chủ, những kinh nghiệm của con người bởi hệ thống các lý
thuyết về “Thang bậc nhu cầu” của con người.
Ông cho rằng con người phải được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để
tồn tại và phát triển. Đó là nhu cầu về vật chất và sinh lý, nhu cầu an tồn, nhu
cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu được hồn thiện. Các
nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản, có vị trí
nền tảng nhất đến những nhu cầu khác cao hơn. Vì vậy lý thuyết nhu cầu hay
còn gọi là bậc thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của ông con người thường
có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu
tiên rồi sau đó mới hướng tới những nhu cầu cao hơn

21


Nhu cầu về vật chất, sinh lý:
Bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, khơng khí, tình dục... Ông
cho rằng đây là những nhu cầu cơ bản nhất giúp con người có thể tồn tại và
duy trì sự sống của bản thân vì vậy nó là nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên.

Đối với nhóm phụ nữ nghèo đơn thân thì đây cũng là nhu cầu cần được
đáp ứng đầu tiên và quan trọng nhất. Đời sống của những phụ nữ đơn thân
này còn gặp rất nhiều khó khăn. Họ đang sống trong những căn nhà dột nát,
tạm bợ. Bữa ăn hằng ngày của họ còn chưa được đảm bảo cả về số lượng và
chất lượng (Các bữa ăn hàng ngày chưa đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng).
Hồn cảnh gia đình thiếu thốn về vật chất bao gồm các vật dụng sinh hoạt
trong gia đình, phương tiện đi lại, các vật dụng sản xuất…

22


Những người phụ nữ đơn thân thì họ khơng có chồng nên họ mất đi
một chỗ dựa trong cuộc sống nên đời sống về sinh lý cũng không được
cân bằng.
Nhu cầu an tồn:
Con người cần có một mơi trường sống an tồn, đảm bảo về an ninh để
tính mạng của họ được đảm bảo. Họ có nhu cầu tránh những sự nguy hiểm, đe
dọa từ môi trường không ổn định và đầy nỗi sợ hãi.
Phụ nữ nghèo đơn thân cũng cần được sống trong một mơi trường an
tồn: một ngơi nhà an tồn (Khơng bị hư hỏng, dột nát…), một cộng đồng an
toàn, họ cần được sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của cả cộng đồng. Hơn
nữa họ khơng có chồng nên họ cũng đã mất đi một sự che chở và bảo vệ trong
gia đình nên nhu cầu an toàn cũng cần thiết được quan tâm và đáp ứng.
Nhu cầu tình cảm xã hội:
Đây là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, là sự mong muốn
nhận được sự quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội. Con người cần
có gia đình, cần có trường lớp để học tập và vui chơi trong nhóm bạn bè, cần
được tham gia nhiều nhóm trong xã hội. Trong các nhóm xã hội thì gia đình là
nhóm xã hội đặc thù, cơ bản của con người.
Phụ nữ nghèo đơn thân là nhóm đối tượng dễ rơi vào trạng thái tâm lý

mặc cảm, tự ti, sống khép mình và ít giao tiếp với người khác khi họ sợ hãi
với các định kiến xã hội. Nhu cầu về tình cảm xã hội của nhóm đối tượng này
chưa được đáp ứng đầy đủ khi trong xã hội vẫn luôn tồn tại những định kiến,
kì thị, những lời nói khơng hay về họ vì vậy họ rất cần sự quan tâm và chia sẻ
của các thành viên khác trong cộng đồng. Những lời hỏi thăm, động viên của
những người khác là một nguồn động lực mạnh mẽ giúp họ vượt lên khó khăn
trong cuộc sống.

23


Nhu cầu được tôn trọng:
Khi con người được chấp nhận là một thành viên trong xã hội thì họ có
xu thế tự trọng và muốn được mọi người tôn trọng họ cần được bình đẳng,
được lắng nghe và khơng bị coi thường, dù họ là ai, trẻ em hay người tàn tật,
người giàu hay người nghèo.
Phụ nữ nghèo đơn thân cũng giống như bao người phụ nữ khác. Họ
cần được tôn trọng. Họ cần được mọi người lắng nghe những ý kiến của
mình, cần được hưởng các quyền lợi cũng như các nghĩa vụ giống như bao
người khác, tuyệt đối khơng có sự phân biệt đối xử hay kì thị. Họ cần được
tôn trọng để tạo động lực giúp họ tư tin hơn và quyết tâm phát triển kinh tế
nhằm thốt nghèo.
Nhu cầu hồn thiện:
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ơng. Đó
là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng tạo để phát triển
một cách toàn diện.
Đối với phụ nữ nghèo đơn thân thì nhu cầu vật chất là một nhu cầu
quan trọng nhất cần được đáp ứng mà vấn đề này của họ cịn gặp nhiều khó
khăn thì việc đáp ứng nhu cầu hoàn thiện của họ lại càng khó khăn hơn nữa.
Hầu hết họ ít được đi học, ít tiếp xúc với mọi người nên việc phát huy hết các

năng khiếu và khả năng của mình cịn hạn chế. Họ rất cần được định hướng,
tìm hiểu và phát huy hết các thế mạnh của mình để phát triển kinh tế và ổn
định cuộc sống.
Dựa trên bậc thang nhu cầu của Maslow, NVCTXH xác định được là
nhu cầu vật chất là một nhu cầu rất quan trọng và là nhu cầu đầu tiên mà cần
được đáp ứng đối với nhóm phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Khánh Sơn từ đó
chú trọng hơn trong các biện pháp can thiệp trong tiến trình cơng tác xã hội
nhóm. Ngồi ra NVCTXH áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài

24


này nhằm xác định đánh giá những nhu cầu thực tế của nhóm thân chủ để
xem xét là ngồi nhu cầu vật chất thì họ cịn có những nhu cầu nào khác và
từng bước giúp nhóm thân chủ đáp ứng các nhu cầu đó.
1.2.2. Thuyết học tập xã hội
Thuyết này nghiên cứu và phân tích để đưa ra những giải thích hành
vi của các thành viên trong nhóm. Theo cách tiếp cận của thuyết học tập
xã hội thì hành vi của các thành viên trong nhóm có thể xuất hiện khi nó
được kích thích.
Một phương pháp học tập theo thuyết này khá phổ biến ứng dụng trong
công tác xã hội là tạo ra mơi trường có điều kiện. Thành viên đó sẽ lặp lại
hành vi của chính mình nếu như hành vi đó nhận được sự hưởng ứng tích cực
của các thành viên trong nhóm. Như vậy đã tạo ra điều kiện để thành viên đó
tiếp tục củng cố hành vi.
Thuyết cịn giải thích hiện tượng lây chuyền hành vi từ thành viên này
sang thành viên khác nếu như hành vi đó được mọi người hưởng ứng.
NVCTXH vận dụng thuyết học tập xã hội cần vận dụng các kiến thức
và kĩ năng của mình để điều phối khuyến khích hành vi được coi là chuẩn
mực: khen thưởng, khích lệ đúng lúc, có hình phạt chính đáng...tạo ra một

khn mẫu hành vi tích cực của các thành viên nhóm xuất hiện và lặp đi
lặp lại.
Đối với nhóm phụ nữ nghèo đơn thân thì áp dụng lý thuyết học tập xã
hội trong việc đưa ra những tấm gương là phụ nữ nghèo làm kinh tế giỏi,
những mơ hình phát triển kinh tế hiệu quả, những hoạt động và phong trào
của các hội phụ nữ ở trong nước và trên thế giới để họ tham khảo, học hỏi.
Ngồi ra, khuyến khích các thành viên nào có hoạt động tốt trong q trình
hoạt động nhóm để mang lại hiệu quả cho mơ hình.

25


×