Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình của cặp vợ chồng tại xã quỳnh văn huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.15 KB, 99 trang )

Tr-ờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

Nguyễn thị h-ơng

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp kế hoạch
hóa gia đình của các cặp vợ chồng tại xÃ
quỳnh văn huyện quỳnh l-u tỉnh nghệ an

chuyên ngành Công tác xà hội

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành bài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công
Tác Xã Hội với đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp Kế hoạch hố
gia đình của các cặp vợ chồng tại xã Quỳnh Văn - Huyện Quỳnh Lưu –
Tỉnh Nghệ An”. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp
đỡ động viên nhiệt tình của thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Ngành Công Tác Xã
Hôi – Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Vinh đặc biệt là những thầy cơ giáo đã
tận tình dạy bảo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên Nguyễn Bích Thuỷ - Người
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn quý anh chị và ban lãnh đạo
xã Quỳnh Văn, các ban lãnh đạo các thôn và người dân địa phương xã Quỳnh


Văn. Đặc biệt là Ban DS – GĐ & TE đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
q trình thu thập thơng tin nghiên cứu.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện luân văn tốt nghiệp bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu quý thầy
cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương

1


CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
KHHGĐ:

Kế hoạch hố gia đình.

DS – KHHGĐ:

Dân số - kế hoạch hố gia đình.

DS – GĐ & TE:

Dân số gia đình và trẻ em.

CSSKSS/ KHHGĐ: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hố gia đình.
CSSKSS:


Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

NVXH:

Nhân viên xã hội

CTVDS:

Cộng tác viên dân số

CLB:

Câu lạc bộ

NĐ – CP:

Nghị định – Chính phủ

CNH – HĐH:

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................1
1. Tinh cấp thiết của đề tài ............................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn......................................................3

3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu ..........................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
5. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................6
PHẦN 2: NỘI DUNG ..................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........7
1.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................7
1.1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận ...........................................................7
1.1.2. Các khái niệm công cụ ......................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................12
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................12
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về KHHGĐ và việc sử
dụng các biện pháp KHHGĐ ......................................................................14
1.2.3. Tầm quan trọng trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của
các cặp vợ chồng .........................................................................................17
1.2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .....................................................19
CHƯƠNG 2: MỘT VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN
PHÁP KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH TẠI XÃ QUỲNH VĂN ............21
2.1. Một vài nét về việc sử dụng các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình
của các cặp vợ chồng tại xã Quỳnh Văn .....................................................21
2.1.1. Mức độ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở các cặp .....24
2.1.2. Nhận thức của các cặp vợ chồng về việc thực hiện kế hoạch hóa
gia đình ........................................................................................................29
3


2.2. Các dịch vụ cung cấp cho các cặp vợ chồng khi thực hiện KHHGĐ......36
2.3. Sự tham gia sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình của
người chồng trong gia đình .........................................................................42
2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các biện pháp KHHGĐ

của các cặp vợ chồng ..................................................................................49
2.5. Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ của các cặp vợ chồng ...................................................................53
2.5.1. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................54
2.5.2. Truyền thống phong tục, tập quán ....................................................54
2.5.3. Dịch vụ y tế .......................................................................................56
2.5.4. Hoạt động của tổ chức đoàn thể ........................................................58
2.5.5. Pháp luật ............................................................................................60
2.5.6. Kinh phí triển khai cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ............60
2.5.7. Mối quan hệ giữa vợ chồng...............................................................62
2.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ ở các cặp vợ chồng ở xã Quỳnh Văn ...........................................63
2.6.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người dân ........63
2.6.2. Thay đổi những quan điểm sai lầm về việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ ......................................................................................................70
2.6.3. Huy động sự tham gia của nam giới vào việc sử dụng các biện
pháp KHHGĐ ..............................................................................................73
2.7. Cung cấp các dịch vụ trợ giúp..............................................................76
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................81
3.1. Kết luận ................................................................................................81
3.2. Khuyến nghị .........................................................................................82
3.2.1. Đối với ủy ban nhân dân, các ban ngành Xã Quỳnh Văn .................83
3.2.2. Đối với gia đình và cộng đồng ..........................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................85
4


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tinh cấp thiết của đề tài
“Cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình là một bộ phận quan trọng trong

chiến lược phát triển của đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội
hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội, là mục
tiêu hướng đến hàng đầu của toàn đảng, toàn dân, toàn dân tộc, khơng một tổ
chức, cá nhân nào nằm ngồi cuộc vận động này” [1; tr. 55]. Theo thông báo
của tổng cục thống kê, cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ta ước tính
đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, với một đất nước có dân
số đông và tốc độ gia tăng dân số hàng năm là 1triệu người/ 1 năm thì đây
khơng phải là vấn đề đơn giản đối với nước ta. Chúng ta đã biết hậu quả của
bùng nổ dân số ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế văn hố, chính trị,
xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống, tới chất lượng cuộc sống,
gây ra nhiều hệ lụy như: Nghèo đói, thất học, bệnh tật và nảy sinh các vấn đề
tiêu cực đối với xã hội…. Vì vậy việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ là một
biện pháp có vai trị rất quan trọng nhằm giảm sức ép của hậu quả gia tăng
dân số để sớm ổn định dân số ở mức hợp lý, việc giải quyết đồng bộ, từng
bước có trọng điểm từng yếu tố chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố nhằm
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố hiên đại hoá đất
nước là mục tiêu chiến lược của dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
Trong đó, chiến lược xác định: Cần xây dựng và thực hiện các chính sách
xã hội để nâng cao vị thế và quyền năng cho phụ nữ, khuyến khích nam giới
và phụ nữ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc thu hút sự tham
gia của nam giới và nữ giới vào các vấn đề sức khỏe sinh sản đặc biệt là vào
việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ là hết sức quan trọng, nó góp phần quan
trọng trong việc cùng với vợ trao đổi và gánh vác trách nhiệm trong quyết
định về các biện pháp KHHGĐ sử dụng, từ đó đi đến được việc điều tiết được
1


số con, điều tiết sinh con, khoảng cách sinh con, đảm bảo sức khỏe cho mọi
người dân.
Chương trình DS – KHHGĐ trong thời gian đã có tác động tích cực tác

động đến nhận thức của người dân, cung cấp cho họ có sự hiểu biết về các
biện pháp KHHGĐ như: Việc tránh thai an toàn như uống thuốc, dùng bao
cao su, triệt sản, bằng phương pháp tự nhiên, tuy nhiên sự hiểu biết đó mới
chỉ được ở một số cộng đồng dân cư thành thị, nơi có trình đơ học vấn cao, có
các phương tiện truyền thơng cung cấp thơng tin phát triển, cịn ở vùng nơng
thơn thì vấn đề đó chưa được quan tâm đúng mức vì vậy họ chưa có nhận
thức đúng về việc sử dụng các biên pháp KHHGĐ.
Quỳnh Văn là xã đang phát triển của huyện Quỳnh Lưu. Cũng như các
địa phương khác trong cả nước, một trong những vấn đề xã hội nổi cộm ở xã
Quỳnh Văn là tình trạng gia đình sinh con thứ 3 trở lên còn khá phổ biến.
Việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù đã
được sự quan tâm của Nhà Nước cũng như Tỉnh, Huyện nhưng công tác y tế,
tuyên truyền, các dịch vụ về KHHGĐ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của
nhân dân, dẫn đến việc người dân còn nhận thức sai, không hiểu biết về việc
các biện pháp KHHGĐ, cùngvới quan niện “trọng nam khinh nữ,” “trời sinh
voi trời sinh cỏ” “nhiều con, nhiều lộc” đã làm cho việc sử dụng các biện
pháp KHHGĐ chưa được các cặp vợ chồng quan tâm.
Từ thực tế đó đã cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc sử dụng các
biện pháp KHHGĐ, và có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Quỳnh Văn là
một địa bàn nông thôn, nơi đời sống của người dân từng bước được cải thiện
nhưng nhìn chung đời sống vẫn còn vất vả, điều kiện tiếp cận các dịch vụ sử
dụng các biện pháp KHHGĐ còn nhiều hạn chế vì vậy việc thực hiện các biện
pháp KHHGĐ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ sinh, nâng
cao nhận thức cho người dân về các kiến thức sử dụng các biện pháp
KHHGĐ. Trong đề tài này tơi đi sâu vào tìm hiểu viêc Sử dụng các biện pháp
2


KHHGĐ của các cặp vợ chồng từ đó xem xét góp phần đưa ra những giải
pháp trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại xã

Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Từ các lý do trên tơi chọn
đề tài: “Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình của các
cặp vợ chồng tại xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An”.
Làm đề tài nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học rõ ràng điều này thể hiện: Trước
hết kết quả nghiên cứu hoàn thiện và làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học, cụ
thể là giúp ta nghiên cứu rõ hơn cá lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết
mâu thuẫn, lý thuyết vai trò
…Vận dụng vào vấn đề nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ
giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung của các lý thuyết được ứng dụng
trong vấn đề nghiên cứu.Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên
nhữg quan niệm khoa học về vấn đề việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ.
Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề này. Điển hình là quan
niệm sử dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình: Như các biện pháp ngăn
ngừa, nhằm điều chỉnh khoảng cách sinh con, đáp ứng nhu cầu tránh thai, kế
hoạch hoá gia đình cho từng cặp vợ chồng. Và cả nam giới và nữ giới cùng
tham gia, chia sẽ với nhau trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp tích
cực cho việc cung cấp các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại Xã
Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Thơng qua nghiên cứu
chính quyền Xã Quỳnh Văn có thể nhìn thấy tổng quát thực trạng, tiến bộ,
hạn chế. Và tầm quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Các
cặp vợ chồng Xã Quỳnh Văn tìm hiểu được các dịch vụ, tiếp cận được những
3


thông tin quan trọng về việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Đồng thời kết

quả nghiên cứu đã đưa ra được những giải pháp thiết thực trong việc sử dụng
các biện pháp KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản, nghèo đói bệnh tật mà do vấn đề
dân số đưa lại.
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình tại Xã Quỳnh
Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Các cặp vợ chồng từ độ tuổi tử 18 – 35 đang sử dụng các biện pháp
KHHGĐ.
- Các cặp vợ chồng có 3 con trở lên.
- Các cán bộ thuộc cơ quan, đồn thể, chính quyền địa phương xã Quỳnh
Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
3.4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hình thức, mức độ, thực trạng sử dụng các biện pháp
KHHGĐ của các cặp vợ chồng nhằm thấy được hình thức, mức độ, thực trạng
sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng từ đó nâng cao sự quan
tâm của các cặp vợ chồng, của gia đình và xã hội trong việc chủ động áp dụng
các biện pháp thực hiện KHHGĐ và việc tự nguyện quyết định số con, thời
gian sinh con, khoảng cách năm sinh con để nhằm bảo vệ sức khoẻ, ni dạy
con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia
đình, thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước đặt ra.
Nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng
tại xã Quỳnh Văn nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào quá trình làm việc
4



với các đối tượng để tìm ra thực trạng và ngun nhân của vấn đề. Từ đó phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề, cũng như chính quyền địa phương đưa
ra nhũng giải pháp phù hợp cho tình trạng này.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp quan sát
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát nhằm kiểm tra lại các tư liệu thu
thập bằng các phương pháp khác nhau. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp những
thơng tin vấn đề thực hiện các biện pháp KHHGĐ như thế nào, mức độ sử
dụng và kiến thức về việc thực hiện KHHGĐ của các cặp vợ chồng
Quan sát việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng ở
Xã Quỳnh Văn hiện nay như thế nào.
Quan sát hình thức, mức độ sử dung các dịch vụ các biện pháp KHHGĐ
của các cặp vợ chồng tại xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An.
4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu.
Trực tiếp phỏng vấn sâu 9 đối tượng trong đó 5 đối tượng là phụ nữ và 4
đối tượng là nam giới, đối tượng được chọn để phỏng vấn trong quá trình
nghiên cứu theo nguyên tắc chọn mẫu. Đối tượng tham gia phỏng vấn là
những cặp vợ chồng chồng đã có 2 con đang thực hiên các biện pháp
KHHGĐ và những cặp vợ chồng có 3 con trở lên. Ngồi ra để có thêm thơng
tin mang tính tổng qt về thực trạng việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ
tại địa phương đối tượng phỏng vấn sâu còn mở rộng ra bao gồm: 2 cán bộ y
tế, 1 cán bộ dân số, cộng tác viên dân số.
4.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Những nghiên cứu
khoa học về báo cáo nghiên cứu, đánh giá, tổng kết do uỷ ban Dân số - Gia
đình và Trẻ em Huyện Quỳnh Lưu, ban Dân số - Gia đình và Trẻ em của Xã
5



Quỳnh Văn, báo cáo công tác y tế, kinh tế, văn hóa, xã hội của Xã Quỳnh Văn
và một số tài liệu liên quan khác được sử dụng phân tích và trích dẫn trong
nội dung của cuộc nghiên cứu.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức của các cặp vợ chồng ở xã Quỳnh Văn về việc thực hiện các
biện pháp KHHGĐ cịn nhiều hạn chế.
- Hồn cảnh kinh tế gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện
KHHGĐ của các cặp vợ chồng ở xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh
Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp
vợ chồng tại Xã Quỳnh Văn sẽ đưa ra được những giải pháp thiết thực giúp
người dân có những kinh nghiệm, sự hiểu biết về trách nhiệm của mình hơn
về việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thái độ sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại
Xã Quỳnh Văn, những khó khăn hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp
KHHGĐ tại Xã Quỳnh Văn - Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện
pháp thực hiện KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại Xã Quỳnh Văn- Huyện
Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương cung cấp các dịch
vụ để áp dụng thực hiện các biện pháp KHHGĐ, phát huy những măt tích cực
đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại Xã Quỳnh Văn- Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh
Nghệ An.

6



PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lịch sử của lý thuyết cấu trúc chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà
xã hội học như: Auguste Comte, Herbert Spencder, Emile Durkheim, Vilfredo
Pareto, Athur Radcliffe – Brown, Robert Merton… Nội dung của lý thuyết
này nhấn mạnh hệ thống xã hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều cơ quan cùng
liên kết chặt chẽ với nhau cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều
có những chức năng nhất định.
Trong thuyết chức năng được chia thành 4 loại tiểu hệ thống:
- Tiểu hệ thống thích ứng: Có chức năng cung cấp các phương tiện,
nguồn lưc và năng lượng để thực hiên các mục đích để xác định.
- Tiểu hệ thống hướng đích: Có chức năng xây dựng các mục tiêu và
định hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện các mục đích đã được
xác định.
- Tiểu hệ thống liên kết: Thực hiện chức năng gắn kết cá nhân, các nhóm
tổ chức xã hội, đồng thời giám sát xã hội.
- Tiểu hệ thống bảo tồn: Thực hiện các chức năng kích thích, động viên
các cá nhân và nhóm xã hội, đồng thời đảm nhận các chức năng quản lý và
bão trì các khn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên.
Nhà xã hội học là Murdock đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trong 20 xã
hội khác nhau và rút ra kết luận: Gia đình thực hiện 4 chức năng cơ bản đó là:
- Chức năng tình dục: Nhằm thoả mãn nhu cầu tự nhiên, tâm – sinh lý
tình cảm thể xác lẫn tinh thần giữa 2 vợ chồng.

7



- Chức năng sinh sản: Vừa đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tâm sinh lý của
con người và đồng thời mang ý nghĩa xã hội.
- Chức năng kinh tế: Nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về vật chất
cho các thành thành viên trong gia đình.
- Chức năng giáo dục: Đây là chức năng rất quan trọng trong gia đình,
cha mẹ có nghĩa vụ u thương, ni dưỡng con cái cả về thể chất lẫn tinh
thần để con cái trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.
Khi áp dụng để phân tích vấn đề nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ xem xet mối liên hệ giữa chức năng mà gia đình đó thực hiện là
chức năng tình dục và chức năng sinh sản có tác động, ảnh hưởng như thế nào
tới việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng.
Xem xét khi gia đình thực hiện chức năng tình dục, thì trong q trình
thực hiện chức năng này có tác động tích cực hoặc hạn chế đến việc sử dụng
các biện pháp KHHGĐ như thế nào.
Xem xét gia đình khi thực hiện chức năng sinh sản, nó tác động ảnh
hưởng tới việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ như thế nào, nó tác động tới
mức nào là thực hiện chức năng ổn định dân số và xã hội, thực hiện chức
năng làm giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến xã hội mà dân số gây ra, giảm kìm
hãm sự phát triển đất nước, giúp xã hội phát triển và ổn định hơn.
1.1.1.2. Lý thuyết mâu thuẫn
Lý thuyết mâu thuẫn được hình thành từ thế kỷ XIX bằng những cơng
trình nghiên cứu của K.Marx và F. Engels và các tác giả nổi bật của khuynh
hướng lý thuyết mâu thuẩn trong xã hội là Vilfedo Pareto, Thorstein Velblen,
Georg Simmel, Robert Park, Robert Michels, Lewis Conser… Những lý
thuyết này nó khơng nhấn mạnh ổn định, trật tự, cơng bằng mà nó nhấn mạnh
sự mâu thuẩn, xung đột và biến đổi xã hội cùng với sự mâu thuẫn, xung đột
nó nghiên cứu đến những mâu thuẫn giữa các thành viên, cá nhân, nhóm
trong xã hội với nhau. Nguyên nhân là sự khan hiếm các nguồn lực và sự bất
8



bình đẳng trong việc phân bố các nguồn lực nên quan hệ giữa các cá nhân, các
nhóm xã hội ln nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh vì lợi ích.
Vận dụng lý thuyết mâu thuẫn vào đề tài nghiên cứu: Trong gia đình xảy
ra những mâu thuẫn giữa các thành viên về mọi mặt như: Ai sử dụng các biện
pháp nào, mâu thuẫn ai là người quyết định sinh con, khoảng cách sinh con,
mâu thuẫn trong việc chia sẽ khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ.
Ngồi ra có những mâu thuẫn về lợi ích sức khoẻ, nhu cầu tâm lý, sinh
lý… Nó ảnh hưởng rất lớn việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp
vợ chồng.
Áp dụng lý thuyết mâu thuẫn vào phân tích, chúng ta nhận thấy nếu như
có sự mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng trong việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ thì sẽ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong việc sử dụng các biện
pháp KHHGĐ, qua đó rút ra được những giải pháp giải quyết được những
mâu thuẫn đó nâng cao hiệu quả chất lượng sử dụng các biện pháp KHHGĐ
của các cặp vợ chồng.
1.1.1.3. Lý thuyết vai trò
Thuyết vai trị ra đời với sự đóng góp của các nhà xã hội học và tâm lý
học, đại diện tiêu biểu cho các nhà xã hội học theo lý thuyết này là Robetsons.
Thuyết vai trị có mối quan hệ chặt chẽ với thuyết cấu trúc - chức năng của tác
giả A.Comte, E.Durkhem, H.Spence… Thuyết nhấn mạnh đến tính liên kết
của các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng
nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể với tư cách là một cấu
trúc tương đối ổn định và bền vững.
Theo Robersons, vai trò là tập hợp các chẩn mực, hành vi, quyền lợi và
nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
Mỗi cá nhân tham gia vào mối quan hệ xã hội khác nhau do vậy mỗi các
nhân có nhiều vai trị xã hội. Khi có nhiều vai trị khác nhau đo đó những

momg muốn khác nhau phù hợp với các vai trị mà cá nhân đó đảm nhận.
9


Thực hiện vai trò xã hội là cá nhân đã thực hiện một hệ thống, tập hợp
các hành vi mà các xã hội mong đợi trên cơ sở phù hợp với những giá trị,
chuẩn mực ứng với vị thế xã hội của cá nhân.
Đối với những cặp vợ chồng, họ có vai trị là người vợ, người mẹ, người
chồng, người cha... Ngồi xã hội họ có thể đóng vai trị là người quản lý là
người làm công ăn lương, người giáo viên… Những vai trị đó có ảnh hưởng
đến việc thực hiện và sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các mức độ khác nhau.
Những vai trò mà các cặp vợ chồng đảm nhận trong gia đình cũng như
ngồi xã hội và việc cùng lúc phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau là nhân
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Bên cạnh đó là sự
xung đột, mâu thuẫn, những khó khăn trong việc thực hiện vai trò cũng tác
động lớn đến việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng.
1.1.2. Các khái niệm cơng cụ
1.1.2.1. Gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hơn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có máu mũ. Các
thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, giữa
họ có sự ràng buộc, có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng
thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình
dục giữa các thành viên trong gia đình [16].
1.1.2.2. Kế hoạch hóa gia đình
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế hoạch hố gia đình.
Kế hoạch hố gia đình là việc lập kế hoạch hố gia đình khi nào có trẻ
em, và việc sử dụng kiểm soát sinh sản và các kĩ thuật khác để thực hiện các
kế hoạch đó các kĩ thuật thường được sử dụng bao gồm: Giáo dục giới tính,
ngăn chặn và quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư vấn trước

khi mang thai và tư vấn vô sinh.
Kế hoạch hố gia đình thỉnh thoảng được sử dụng như một thuật ngữ
đồng nghĩa với kiểm sốt sinh sản, dù nó có nội hàm lớn hơn nó chủ yếu được
10


áp dụng với một cặp nam – nữ muốn hạn chế số lượng trẻ em họ có hay kiểm
sốt thời gian mang thai (cũng được coi là dãn cách sinh sản)” [2; tr.18].
Kế hoạch hố gia đình là sự nổ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
mỗi cặp vợ - chồng tự nguyện chủ động quyết định: Khi nào nên có con,
khoảng cách giữa 2 lần sinh, số con mong muốn, khi nào thì thơi khơng sinh
nữa… Nhằm bảo vệ sức khoẻ, ni dạy con có trách nhiệm, phù hợp với
chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của mỗi gia đình [3].
Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp
phần đảm bảo cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [3].
1.1.2.3. Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Các biện pháp Kế hoạch hố gia đình là bao gồm các biện pháp ngăn
ngừa, nhằm điều chỉnh các khoảng cách sinh con phù hợp, đáp ứng nhu cầu
tránh thai, kế hoạch gia đình cho các cặp vợ chồng, bao gồm các biện pháp:
* Biện pháp dùng hooc môn: Uống thuốc tránh thai, thuốc tiêm phá thai,
cấy ghép dưới da.
* Biện pháp không dùng hooc môn: Dụng cụ tử cung, triệt sản tự
nguyện, thắt và cắt ống dẫn tinh, thắt và cắt vòi dẫn trứng, dùng bao cao su.
* Biện pháp tự nhiên: Xuất tinh ngồi âm đạo, tính vòng kinh, đo thân
nhiệt, theo dõi chất nhầy ở cổ tử cung [4; tr. 61].
1.1.2.4. biện pháp thực hiện kế hoạch hố gia đình
Biện pháp thực hiện kế hoạch hố gia đình bao gồm:
a. Tuyên truyền, tư vấn, đảm bảo để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ
động, tự nguyện, thực hiện kế hoạch hố gia đình.
b. Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hố gia đình đảm bảo chất lương,

thuận tiện, an toàn và đến tận người dân.
c. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách
bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy để việc thực hiện kế hoạch hố gia đình
được sâu rộng trong nhân dân [5].
11


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ là một vấn đề quan trọng nó nằm
trong chương trình kế hoạch hướng tới thực hiện tốt hơn mục tiêu của chính
sách dân số ở nước ta: Do đó nó ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh
vực như: Công tác dân số, sự pháp triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ, sự phát
triển của và hội nhập của đất nước. Nên vấn đề này dâng thu hút được sự
quan tâm của toàn xã hội.
Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng là một mục
tiêu lớn của chiến lược DS – KHHGĐ của Đảng và Nhà Nước ta, vì vậy vấn
đề đó được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và của toàn xã hội.
Ở Việt Nam Tổng cục dân số KHHGĐ được thành lập theo quy định số
18/2008/ QĐ – TTG ngày 28/1/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ, của Bộ Y Tế
có nhiệm vụ và quyền hạn chức năng tham mưu cho Bộ Y Tế về DS –
KHHGĐ, tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch, quản lý quy mô dân số,
cơ cấu dân số…
Tại hội nghị dân số và phát triển (ICPD) tại cairo năm 1994 và The
Hageu năm 1999 ICPD + 5 nhấn mạnh: “Muốn thực hiện kế hoạch hố gia
đình hay nói cách khác biết điều khiển việc sinh sản thì phải áp dụng các biện
pháp tránh thai một cách khoa học là một thành tựu kỹ thuật của thế kỷ 20”.
Đề tài khoa học của bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (bệnh viện Từ Dũ
Thành Phố Hồ Chí Minh) về chăm sóc sức khoẻ trên cơ sở nghiên cứu 1400
phụ nữ đến nạo thai tai bệnh viện Từ Dũ và nghiên cứu 1400 phụ nữ dưỡng

thai đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh kết quả nghiên cứu cho thấy
có 14,4 % phụ nữ không biết sử dụng các biện pháp tránh thai.
Cuộc điều tra “Nhân Khẩu Học và sức khoẻ năm 1988” là cuộc điều tra
đầu tiên cung cấp khá chi tiết về sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở Việt Nam
kết quả cho thấy: Có 53% phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi hiện đang sử dụng
12


biện pháp tránh thai bất kỳ, trong đó hơn một nửa (62,8%) dùng dụng cụ tử
cung, 51% thực hiện định sản nữ, trong khi chưa đến 1% thực hiện định sản
nam, mức sử dụng Bao cao su rất thấp, (2,2%)và vẫn còn 1/4 dựa vào biện
pháp truyền thống. Tuy nhiên do những khác biệt về lịch sử cơ cấu biện pháp
tránh thai khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc có sử dụng dụng
cụ tử cung có hơn (47,2%), Miền Nam 17,3%, trong khi các biện pháp khác tỷ
lệ sử dụng ở Miền Bắc đều thấp hơn Miền Nam như: Biện pháp tiêm tránh
thai (9,6% so với 19,3%), triệt sản nữ (0,7% so với 4,9%), Bao cao su (0,7%
so với 1,6%), và viên thuốc tránh thai (0,2% so với 0,7%).
Chương trình “Thúc đẩy các dịch vụ Kế hoạch hố gia đình dài hạn và
vĩnh viễn tại Việt Nam”. Được tổ chức bởi tổ chức phi chính phủ lợi nhuận
của Anh hoạt động trong lĩnh vực SKSS, phối hợp với các đối tác địa phương
là trung tâm SKSS cộng đồng thực hiện tại 30 Tỉnh, Thành Phố. Đối tượng
chính là những phụ nữ và nam giới tại vùng nông thơn xa xơi, khó khăn của
Việt Nam với mục tiêu cung cấp khoảng trên 260.000 ca đặt dụng cụ tử cung
và 4.000 ca triệt sản.
Hội nghị do quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tổ chức tại newyork, gồm các
chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
sinh sản – KHHGĐ tại các nước phát triển nhằm đẩy mạnh nhu cầu về các
biện pháp tránh thai cho phụ nữ.
Tại Việt Nam chiến lược dân số gia đoạn 2001 – 2010 do chính phủ phê
duyệt đã và đang thực hiện khá thành công. Trong chiến lược này có một giải

pháp quan trọng ở lĩnh vực CSSKSS – KHHGĐ là “Hạn chế mực thấp nhất
tình trạng có thai ngồi ý muốn”. Theo Tổng cục thơng kê điều tra về biến
động DS và KHHGĐ giai đoạn 2005 – 2007, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh
thai tại Việt Nam ngày càng tăng duy trì ở mức cao là 7,68% năm 2005 đến
79% năm 2007, trong đó phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
cũng tăng dần (Từ 65,7% năm 2005 đến 68,2% năm 2007). Hệ thống y tế việt
13


nam cung cấp đầy đủ các biện pháp tránh thai bao gồm biện pháp tạm thời và
biện pháp vĩnh viễn.
Bài viết “Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai và cơng tác kế hoạch hố
gia đình hiện nay” của Đặng Hà Phương và Nguyễn Thanh Liêm – Tạp chí xã
hội học số 1/1998 đã nói đến thực trạng nạo hút thai của phụ nữ và việc thực
hiện công tác KHHGĐ hiện nay.
Qua những nghiên cứu trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc
sử dụng các biện pháp KHHGĐ đối với mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và
tồn xã hội, thực trạng việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp cịn
gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã được sự quan tâm Đảng và Nhà Nước,
nhưng trên thực tế việc trên thực tế việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ ở
Việt Nam. Các dịch vụ KHHGĐ dành cho các cặp vợ chồng còn thiếu, Nhận
thức về KHHGĐ cịn kém, hạn chế về cơng tác tun truyền, nghèo đói… là
những nguyên nhân cản trở việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp
vợ chồng.
Tóm lại đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo…Về vấn đề thực hiện KHHGĐ,
chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên trong nghiên cứu về việc sử dụng các
biện pháp KHHGĐ không nhiều. Từ đó ta nhận thấy rằng những nghiên cứu
phần lớn mang tính chất thống kê vĩ mơ, chưa đi sâu vào những nguyên nhân
cản trở khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ đối với các cặp
vợ chồng, nên các nghiên cứu trên chỉ liên quan một phần đến đề tài nghiên

cứu này. Chưa có nghiên cứu nào trùng khớp hoàn toàn với đề tài và phạm vi
nghiên cứu. Do đó, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm
hiểu việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình của các cặp vợ
chồng tại Xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An”.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về KHHGĐ và việc sử
dụng các biện pháp KHHGĐ
Như chúng ta đã biết, thực hiện KHHGĐ tốt là một điều kiện, nhân tố
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy Đảng và Nhà Nước ta rất quan

14


tâm đưa ra các chủ trương, chính sách thực hiện thông qua các nghị quyết,
pháp lệnh cụ thể Như:
Pháp lệnh dân số 2003 đã giải thích từ ngữ kế hoạch hố gia đình
Kế hoạch hố gia đình là sự nổ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, ni dạy con có trách nhiệm,
phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Trong pháp
lệnh này đã đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề kế hoạch hoá gia đình: Kế
hoạch hố gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần
đảm bảo cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc: Biện pháp thực hiện
hoạch hố gia đình bao gồm: Tun truyền, tư vấn, giúp đỡ đảm bảo để mỗi
cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hố gia đình.
Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hố gia đình đảm bảo chất lượng, thuận tiện,
an tồn và tận đến người dân. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực
hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các biện
pháp kế hoạch hố gia đình sâu rộng trong nhân dân. Nhà Nước hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án kế hoạch gia
đình; Ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người

nghèo, người có hồn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện
kế hoạch hố gia đình như: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền, lựa chọn,
sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
Sử dụng các biện pháp tránh thai [5]. Đồng thời pháp lệnh cũng quy định rõ.
Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ: Sử dụng các biện pháp tránh thai;
Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng tránh các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;
Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hố gia đình [5].
15


Luật hơn nhân và gia đình năm 2000
Trong luật hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng nêu rõ về vấn đề này
như: Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia
đình; Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con thành cơng dân có ích cho xã hội;
Khơng thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con; Nhà nước và xã hội có
trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng
cao quý của người mẹ.
Quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền và nghĩa vụ chăn sóc
sức khoẻ sinh sản, sử dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình [6; tr. 18].
Mỗi cặp vợ chồng phải có trách nhiệm, quyền bình đẳng như nhau trong
việc quết định sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Vợ chồng có nghĩa vụ thực
hiện chính sách dân số và KHHGĐ. Nam giới phải có trách nhiệm, nhiệm vụ
chia sẽ, giúp đỡ nữ giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ [7].
Luật bình đẳng giới
Luật bình đẳng giới của quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH
ngày 29/11/2006.
Trong luật bình đẳng giới cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng và

Nhà Nước về những quy định cho cả 2 vợ chồng khi tham gia các biện pháp
kế hoạch hố gia đình như: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động
giáo dục, truyền thơng về chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và sử dụng
các dịch vụ y tế. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chon, quyết định sử dụng các
biện pháp tránh thai, biện pháp an tồn tình dục, phòng, chống lây nhiễm
HIV/ AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục) [7; tr. 19].
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định
Nhà Nước, xã hội, gia đình và cơng dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc
bà mẹ và trẻ em; Thực hiện tốt cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình.
16


Nam giới và nữ giới phải bình đẳng trong việc thực hiện các biện pháp
KHHGĐ, phải có sự tham gia của thành phần nam giới, nam giới sẽ chia sẽ
những khó khăn, lợi ích trong việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ với nữ giới.
Trong Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định: Nghiêm cấm các hành vi
cản trở, cưỡng bức thực hiện KHHGĐ; cấm đe doạ, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn
con trai hoặc toàn con gái; nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai
nhi.
1.2.3. Tầm quan trọng trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của
các cặp vợ chồng
- Đối với gia đình
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống của các cặp vợ chồng về tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Tầm quan trọng thứ nhất là nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành
viên trong gia đình.Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ khơng chỉ có ý
nghĩa đối với bản thân người thực hiện mà còn quan trọng đối với tất cả các
thành viên trong gia đình. Đối với người vợ thì việc thực hiện các biện pháp

KHHGĐ sẽ giúp họ bảo vệ được sức khoẻ sinh sản cả về thể chất lẫn tinh
thần, giải thốt cho họ khỏi các vịng luẫn quẫn mang thai, sinh đẻ, nuôi con
nhỏ rồi lại mang thai, sinh đẻ, nuôi con nhỏ…. Để phụ nữ có thời gian, sức
khoẻ và tâm trí tham gia học tập, lao động, đối với người chồng sử dụng các
biện pháp KHHGĐ ngồi việc tránh thai cịn ngăn ngừa được các bệnh lây lan
qua đường tình dục.
Như vậy chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp
KHHGĐ giúp cho cả vợ và chồng cùng có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ
sức khoẻ cho cả 2 vợ chồng. Đảm bảo sức khoẻ an toàn cho cả 2 vợ chồng,
không những thế mà làm cho nam giới nhận thức được vai trò và trách nhiệm
của bản thân mình đối với gia đình.
17


Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng cịn có ý nghĩa
to lớn đến đời sống kinh tế gia đình. Giúp cho các cặp vợ chồng có nhiều thời
gian điều kiện, cơ hội để phát triển sự nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình kinh
tế gia đình được phát triển hơn, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên,
có thể tham gia nhiều lĩnh vực nghề nghiệp hơn.
Ngoài ra việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ sẽ giúp cho các cặp vợ
chồng có nhiều thời gian và điều kiện hơn để chăm sóc và ni dạy con cái,
tạo cho khơng khí gia đình vui vẻ hạnh phúc.
- Đối với xã hội
Việc sử dụng các biên pháp KHHGĐ bên cạnh vai trò to lớn trong đời
sống gia đình của cá cặp vợ chồng thì nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sự
phát triển của Đất Nước, nó liên quan đến tồn bộ cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc của chúng ta. Thực hiện việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ
chính là việc thực hiện chức ổn định dân số và xã hội, thực hiện chức năng
làm giảm nguy cơ gây ảnh hưởng mà dân số gây ra như giảm sự kìm hãm
phát triển của đất nước. Giúp xã hội ổn định hơn đó là nhân tố góp phần hồn

thiện mục tiêu đảm bảo sự hài hoà giữa ổn định dân số và phát triển bền vững
của đất nước là cần đẩy để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó việc thực hiện KHHGĐ là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà
Nước ta, thực hiện mục tiêu DS – KHHGĐ nhằm tiến tới một xã hội dân chủ
văn minh, vì vậy thực hiện tốt việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ đối với
các cặp vợ chồng chính là góp phần thực hiện thành cơng của Nhà Nước về
hiệu quả dân số, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu thiên niên kỷ góp
phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và nhân loài.
Việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng làm tiền đề
cho việc thực hiện chiến lược dân số của Đảng và Nhà Nước ta, qua đó sẽ
tránh được tình trạng đất chật người đông, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kệt, giúp cho cộng đồng không bị
18


nghèo đói. Giảm bớt gánh nặng về nhu cầu giáo dục, nhà ở, chăm sóc y tế,
giao thơng, việc làm, cấp thốt nước, góp phần đất nước ngày càng phát triển,
văn minh.
1.2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Xã Quỳnh Văn – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An là một xã đất rộng
người đơng với diện tích là 1.522,9 ha với tổng dân số là 13.200 khẩu. Là một
trong 43 đơn vị hành chính của Huyện Quỳnh Lưu. Phía Đơng giáp: xã
Quỳnh Thanh, phía Tây giáp xã Quỳnh Tân, phía Bắc giáp Xã Quỳnh Xuân,
phía Nam giáp xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hoa. Xã có địa hình bán sơn địa rất
phức tạp chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía động chạy dọc 2 bên trục quốc lộ 1A
với chiều dài 3km đất đai thuận lợi cho việc sản xuất hoa màu, trồng trọt…
Phía tây chạy dọc theo dãy đồi cao và lèn trụ hải việc phát triển nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn có 2.8km đường sắt Bắc Nam Đi qua.
Kinh tế: Trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,5% cơ cấu
kinh tế: Nông, Lâm, Thuỷ sản: 48,6% Công nghiệp, Xây dựng: 29,6; Dịch vụ:

21,8%; Tổng giá trị tăng (giá hiện hành) đạt: 200.568 triệu đồng; Giá trị tăng
bình qn đầu người / năm: 15,2 triệu đồng.
Văn hóa – xã hội: Tình hình Văn hố – xã hội ln ln chuyển biến tích
cực, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền nên đời sống vật
chất cũng như tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Cơng tác
văn hố: Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị
quyết của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, các quy định của địa
phương. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng “thiết chế văn hố”. Và phong trào
“tồn dân xây dựng đời sống văn hố tai khu dân cư”.
Y Tế, Gia Đình và Trẻ em năm 2011
+ Y tế: Thực hiện tốt nhiệm vụ nhà nước quản lý về y tế, giữ vũng đạt xã
chuẩn quốc gia về y tế, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng
được chú trọng, nhất là các đối tượng chính sách, xã hội. Tổ chức các đợt
19


khám định kỳ, cấp phát thuốc cho học sinh và những người dân trên địa bàn
xã: Trong năm qua, tổng số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh điều trị tại
trạm 8.580 lượt bệnh nhân trong đó bệnh nhân đến khám nội trú tại trạm là
2.752 người, bệnh nhân điều trị nội trú là: 2602 người.
+ Dân số gia đình và trẻ em: Dân số ước tính đến ngày 31/12/1011 là
13.214 người trong đó nữ 6.569 người (chiếm tỷ lệ 49,6%).
Tổng sinh: 224 cháu chiếm tỷ lệ 17% giảm 0,3 % so với cùng kỳ. Tỷ lệ
sinh con thứ 3: 66 cháu chiếm tỷ lệ 29,5 tăng 2,6 so vố cùng kỳ. Tỷ lệ phát
triển dân số: 13 % tăng 2,7% so với cùng kỳ.
+ Cơng tác kế hoạch hóa gia đình: Cán bộ chuyên trách dân số KHHGĐ
do UBND xã cử được giao trách nhiệm và nhiện vụ cụ thể. Tuyên truyền hướng
dẫn cho chị em trong độ tuổi sử dụng các biện pháp KHHGĐ có hiệu quả.
Chính sách xã hội
Đảm bảo chế độ chính sách xã hội theo quy định, làm tốt công tác đền ơn

đáp nghĩa theo. Cấp thẻ bảo hiểm cho người nghèo, người có cơng, người
hưởng chế độ theo quyết định 290, hộ cận nghèo, hưu trí, làm trợ cấp theo
nghị định 13/ NĐ – CP cho đối tượng đủ 80 tuổi trở lên, đối tượng hưởng chế
độ tâm thần, tàn tật, người cáo tuổi, cô đơn, đơn thân, nuôi con nhỏ, mồ côi cả
cho và mẹ, cấp tiền cho các hộ nghèo nhân dịp tết. Hồn thiện hồ sơ trình
phịng Lao Động thương binh – xã hội Huyện Quỳnh Lưu hỗ trợ kinh phí
chữa và làm nhà cho đối tượng thuộc hộ nghèo theo nghị định 176/ NĐ – CP.

20


×