Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VĂN HỌC ĐÔNG NAM Á : Kiểu “truyện trạng” Việt Nam - Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.99 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


BÀI TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HỌC ĐÔNG NAM Á

ĐỀ TÀI:

KIỂU “TRUYỆN TRẠNG” VIỆT NAM - LÀO
GVHD:
MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Như nhiều quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam và Lào là những quốc gia có
nền văn hóa lâu đời và có một nền văn học khá phát triển. Và nói đến văn
học Việt Nam và Lào, thì trước hết người ta phải nghĩ đến văn học dân
gian, vì đây là một trong hai bộ phận lớn cấu thành nền văn học, là bộ
phận đạt được nhiều thành tựu hơn cả.


Truyện cười là một thể loại chủ lực, có số lượng rất lớn, phong phú và đa
dạng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và Lào. Truyện cười hiểu
một cách đơn giản là những truyện gây cười cho người đọc. Có thể là
mỉm cười, hay cười giịn tan, cũng có thể là cái cười mỉa mai, phẫn nộ,
đả kích …tùy theo đối tượng và mức độ truyện cười phản ánh. Và ở cả
Việt Nam và Lào số lượng truyện cười mang ý thức đấu tranh giai cấp xã
hội lớn hơn cả so với những truyện cười mang tiếng cười thuần túy. Đó là
những truyện cười vạch rõ sự ngược đời của xã hội phong kiến, bộ mặt
giả dối của tầng lớp thống trị từ vua quan ,quý tộc đến địa chủ, chúa đất.
Trên thế giới nhiều quốc gia có những truyện kể về người thơng minh


nghịch ngợm trongn hiều hồn cảnh sống khácn hau. Nhân vật có thể
khác nhau về địa vị, thời đại và hồn cảnh, trình độ nhưng đều giống
nhau về sự thơng minh, tài trí, có thể dặt ra nhiều cái bẫy đểđối tượng là
những kẻ giàu có, quyền thế nhưng bất tài, kiêu ngạo phải ngậm ngùi
nhận lấy phần thất bại trong tiếng cười chế giễu của người đợi. Họ chính
là ước mơ về trí tuệ dân gian với tài năng phán đốn, sáng tạo và dung
cảm. Và ở Việt Nam và Lào ước mơ đó được thể hiện thơng qua các nhân
vật Trạng. Tuy tên gọi có khác nhau, nhưng đó đều là những nhân vật tài
giỏi được nhân dân sáng tạo nên.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiện, có mối quan hệ lâu
đời. Sự gắn kết hai dân tộc ấy là thể hiện rõ nét trong những nét chung về
văn hóa, nhất là trong văn học dân gian. Điều đó làm cho kiểu truyện
Trang Việt Nam và Lào có những điểm gặp gỡ, tương đồng.Nhưng có
những nét tương đồng chứ không phải là đồng nhất, ở truyện Trạng Việt
Nam và Lào có những nét khác nhau, mỗi nền văn học có một nét hay
riêng, một nét đặc biệt.
Bài tiểu luận này , thơng qua việc tìm hiểu những nét tương đồng va khác
biệt trong kiểu “truyện Trạng” Việt Nam và Lào phần nào giúp người đọc
có cái nhìn toàn diện về truyện Trạng Việt Nam và Lào đồng thời cũng
những nét riêng biệt làm nên đặc sắc của mỗi dân tộc.
II.

Phạm vi nghiêm cứu


Kho tàng truyện Trạng Việt Nam và Lào khá đa dạng va phong phú, với
nhiều truyện về các trạng khác nhau như Việt Nam có Trạng Quỳnh,
Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai – Tú Xuất, Nguyễn Kinh, Ba Phi…Nhưng
trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, người viết chỉ đi sâu vào truyện
Trạng Quỳnh ở Việt Nam và Xiêng Miệng ở Lào. Vì đây là hai truyện có

số lượng khá lớn và có nhiều nét đặc sắc về cà nội dung và nghệ thuật.

NỘI DUNG CHÍNH
I.

KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. Nguồn gốc ra đời của kiểu “truyện Trạng” Việt Nam - Lào
Về nguồn gốc ra đời, nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận: “Khởi đầu, chuyện trạng
là những chuyện kể về các ông trạng người thật, việc thật, với những tiểu sử đặc
sắc, học hành cơng phu, ứng xử giỏi trong chính trị, ngoại giao. Dần dần được
lưu truyền, phát huy tác dụng. Phải có người mói có chuyện. Nhưng khi đã có
chuyện, thì người ta nhớ chuyện, chứ khơng nhất thiết nhớ đến người….
Chuyện trạng ra đời từ ngày có trạng, song những câu chuyện kể về con người
thông minh, tài giỏi, láu lỉnh, khơn ngoan thì đã có trước lâu rồi”. Các nhà
nghiên cứu đều khẳng định vai trò của nhân dân torng việc hư cấu, sáng tạo và
hoàn chỉnh chuyện kể xoay quanh nhân vật trạng thấm nhuần lý tưởng thẩm mỹ
và khoái cảm sáng tạo của dân gian.
1.2.

Kiểu “truyện trạng” trong văn học dân gian Việt Nam và Lào

Kiểu truyện Trạng theo các nhà nghiên cứu thì có thể hiểu gồm ba mảng lớn:
truyện kể về những ông Trạng cóthật (trạng ngun); truyện kể về các ơng
Trạng khơng có thật (trạng dân gian); truyện kể về các làng cười(làng trạng).
Truyện kể về những ơng trạng có thật (trạng nguyện) là những ơng trạng này có
lí lịch, tên tuổi rõ ràng được ghi chép lại trong sử sách. Đó là những người đỗ
đầu trong kỳ thi đình do nhà nước phong kiến tổ chức và họ đã đạt được học vị
cao nhất. Truyện kể về các ơng trạng khơng có thật, trạng dân gian (trạng dân
phong), đây là những ông trạng được nhân dân phong tặng, họ chỉ có một vài

phẩm chất giống trạng và là nhân vật trung tâm của một chuỗi truyện. Truyện


kể về các làng cười (làng trạng), trên mọi miền của đất nước Việt Nam và Lào
có nhiều địa phương có truyền thống hài hước, nghịch ngợm, dì dỏm. Đặc điểm
mang tính tập quán này trở thành một đặc trưng trong phong cách và văn hóa
của con người nơi đó. Rất có thể, những làng trạng ấy là cái nơi sản sinh ra các
nhân vật trạng.
Ba mạng truyện đều có những mối dây liên hệ với nhau khá mật thiết, thú vị.
Cùng chung mục đích vui cười và cả sự phê phán, đấu tranh bằng tiếng cười,
truyện trạng thực sự trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu. Từ tính cách
của những ơng trạng có thật đến tính cách của những ông trạng dân phong và từ
ước mơ mong muốn của nhân dân gởi gắm qua ông trạng dân gian đến việc
hồn thiện hình ảnh của một ơng trạng có thật là một khoảng cách, khoảng cách
ấy lớn nhỏ tùy thuộc từng trường hợp.
Với kiểu “truyện Trạng” này dễ dàng bắt gặp được ở kho tàng truyện cười dân
gian ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Lào. Cụ thể, nếu như
Việt Nam có Trạng Quỳnh – một ơng Trạng giàu có thơng minh và trào phúng
trong dân gianViệt Nam, có nhiều giai đoạn liên quan đến việc đả kích chế độ
phong kiến thời chúa Trịnh, thì ở Lào có giai thoại về cuộc đời đấu trí của
chàng trai mồ cơi Xiêng Miệng với chúa đất, vua quan.
II.
So sánh truyện Trạng Việt Nam và Lào
2.1. Tóm tắm truyện Trạng Quỳnh và Xiêng Miệng
2.1.1. Trạng Quỳnh – Việt Nam
Trạng Quỳnh là nhân vật trung tâm của một hệ thống truyện trạng đặc sắc
nhất cả về nội dung lẫn hình thức của kho tàng truyện trạng Việt Nam. Trong
dân gian, Trạng Quỳnh được xem như một người thông minh, tài hoa, mưu
lược và dung cảm.
Trạng Quỳnh gồm 48 mẩu chuyện. Mỗi mẩu chuyện là giai thoại trong đời

nhân vật nhằm đả kích, châm biếm một ai đó. Có thể là bọn trẻ đồng trang
lứa trong làng (Đầu to bằng bố), kẻ trên (Trời sinh ông Tú Cát), quan thị
(Lỡm quan thị), thành hoàng, bà Banh, chúa Liễu… Tóm lại, các nhân vật
trnê đều thuộc tầng lớp thống trị, cả thế quyền lẫn thần quyền, tức bọn
phong kiến “sống” và bọn phong kiến “chết”.
2.1.2. Xiêng Miệng – Lào
Nhân vật chính trong hệ thống truyện Xiêng Miệng là nhân vật cùng tên,
một chàng trai mồ côi và cũng là một chú tiểu. Nhờ có trí thơng minh, tài
ứng biến, lại láu cá, Xiêng Miệng đã liên tục “chơi” cho vua quan, chúa đất,
chúa làng những vố đau , buộc chúng phải ngậm bồ hòn làm gnọt. Mỗi


chiến thắng của Xiêng Miệng với vua quan, chúa đất, chúa làng là một trận
cười giòn giã cho người dân lao động.
2.2. Một số điểm tương đồng trong truyện Trạng Việt Nam và Lào
2.2.1. Nội dung, kết cấu truyện.
a) Nội dung.
Trạng là nhân vật hư cấu do nhân dân tạo ra nhằm mục đích phê phán, chế
giễu, phản kháng quyết liệt của nhân dân lao động đối với giai cấp thống trị
đương thời.
Trạng Quỳnh của Việt Nam và Xiêng Miệng của Lào đều tập trung thể hiện
nội dung phản ánh, tố cáo chế độ đương thời đã đàn áp, áp bức nhân dân lao
động. Thời điểm Trạng xuất hiện cũng là lúc ý thức hệ tư tưởng xã hội
phong kiến đã khơng cịn phù hợp với quần chúng nhân dân lao động nữa.
Lúc này xã hội càng gay gắt mà đỉnh điểm là mâu thuẫn giữa nông dân lao
động và bọn thống trị.
Bên cạnh sự lên án , tố cáo giai cấp thống trị đương thời thì Trạng xuất hiện
cịn nói lên tinh thần dân chủ, nói lên ước mơ của nhân dân.
Sự bất mãn về cuộc sống thực tại đã sản sinh ra nhân vật Trạng. Các Trạng
xuất hiện như đại diện cho trí tuệ của người lao động. Họ có sự tương đồng

trong nguồn gốc xuất thân. Họ thường có hồn cảnh xuất thân đều rất nghèo
và sống ở làng quê. Họ là người rất hiếu thảo với cha mẹ và ngay từ nhỏ đã
phải đi làm thuê cho bọn quan lại, chúa đất ngu dốt. Tuy xuất thân nghèo
khó nhưng họ lại có tài thơng minh, lém lỉnh và giàu kinh nghiệm thực tiễn,
là đại biểu cho quần chúng nhân dân. Bằng tài trí thơng minh của mình
Trạng liên tục "chơi" cho vua quan, chúa đất những vố đau buộc chúng phải
ngậm bồ hòn làm ngọt. Và sau mỗi chiến thắng của Trạng là một trận cười
giòn giã cho người lao động.
Chỉ có truyện Trạng mới xuất hiện nhân vật tài ba, xuất chúng. Trạng dám
nói tất cả các mặt trái của xã hội một cách công khai, quả quyết mà không
chùn bước, nao núng trước các hình phạt tàn bạo.
Nhân vật trong truyện Trạng thường có số lượng ít và các nhân vật thì
thường có sự lặp đi lặp lại.
b) kết cấu.
Truyện Trạng Quỳnh của Việt Nam và Xiêng Miệng của Lào cùng có kết cấu
chuỗi. Đó là một chuỗi truyện bao gồm nhiều tiểu truyện ghép lại tạo thành
một tập hợp truyện xoay quanh nhân vật chính. Mỗi tiểu truyện là một tác
phẩm trọn vẹn và kết cấu từng tiểu truyện lại mang tính độc lập tương đối.
Kết cấu của từng đơn vị, từng thành tố trong tổng thể kết cấu của chuỗi đã
góp phần khu biệt kiểu truyện với nhiều thể loại tự sự dân gian khác.


Sự liên kết các tiểu truyện thành một chuỗi truyện xoay quanh một nhân vật
chính là phổ biến với tất cả các kiểu truyện này. Hai chuỗi truyện đều bao
gồm nhiều tiểu truyện dài ngắn khác nhau. Nếu chỉ nghe một tiểu truyện thì
nhân vật chính ấy cũng chỉ là nhân vật thơng minh bình thường như nhiều
nhân vật thơng minh khác xuất hiện trong các thể loại khác của văn học dân
gian.
Kết cấu theo lối liên hồn khơng chỉ làm cho câu truyện có thể kéo dài, nội
dung câu truyện và phạm vi đề cập rộng rãi hơn mà cịn thích hợp cho việc

nghe và kể kiểu truyện này.
Sự liên kết các tiểu truyện thành một hệ thống và kết cấu truyện theo kiểu
xâu chuỗi là rất phổ biến của kiểu truyện này.
Nhân vật thông minh lém lỉnh là yếu tố liên kết là công cụ liên kết. Nếu thay
nhân vật này trong các tiểu truyện bằng các nhân vật khác thì chuỗi truyện sẽ
bị phá vỡ, các tiểu truyện lập tức trở thành những truyện cười đơn.
Về mặt kết cấu, chất kết dính này khơng chặt chẽ, tách ra, những chuyện ấy
vẫn là những đơn vị tác phẩm độc lập, tồn tại được cả nội dung lẫn hình
thức.
Bố cục của truyện là các câu truyện được kể lại theo trình tự thời gian và
khơng gian theo diễn biến cuộc đời nhân vật trung tâm.
Thành phần trần thuật của truyện là sự tương ứng với cốt truyện, với những
sự biến đổi: giới thiệu lai lịch, xuất thân nhân vật, miêu tả chân dung... bám
sát theo hành động của nhân vật.
2.2.2. Một số nét nghệ thuật
Để chuyển tải những tiếng cười nhẹ nhàng mà sâu cay, tác giả dân gian
trong motif truyện Trạng đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tiêu biểu,
nhìn chung thì có sự giống nhau, tuy nhiên mỗi quốc gia lại mạnh về một số
yếu tố hình thức nhất định.
Đều gây cười bằng hiện tượng ngơn ngữ, hiện tượng đồng âm hay chơi
chữ, khả năng chơi chữ và sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhân vật Trạng đều rất
linh hoạt.Như trong truyện “ Thết chúa đại phong” , một lần chúa bị chán ăn,
Quỳnh lừa chúa ăn món “ đại phong” nói với chúa rằng đó là món cao lương
mỹ vị nhưng thật ra là món “tương” dân dã với lời giải thích “ đại phong” là
gió lớn, gió lớn ắt đổ chùa, đổ chùa thì “tượng lo”, “ tượng lo” là “ lọ tương”
để tạo ra tiếng cười châm biếm.
Những trò chơi xỏ của các Trạng với các nhân vật phi đạo đức thực sự rất
linh hoạt, lém lỉnh và thông minh.Trong tập truyện Xiêng Miệng của Lào,
truyện “ Lừa vau xuống ao” chính vua đã thách Xiêng Miệng làm thế nào để



lừa được mình xuống ao, Xiêng Miệng đã thơng minh đánh trúng vào tâm lý
hiếu thắng của nhà vua thưa rằng: nhà vua đang mũ áo chỉnh tề mà lừa được
vua xuống ao thì quả thật là khó. Nếu vua ở dưới ao rồi thì thần có thể gọi
vua lên bờ dễ như bỡn. Nghe Xiêng Miệng nói thế vua liền trút bỏ quần áo,
nhảy xuống ao để xem Xiêng Miệng có tài cán gì để gọi mình lên bờ. Nhưng
khi vua vừa xuống ao Xiêng Miệng vội vàng vơ hết quần áo của vua mặc
vào, mồm liếng thoắng: “ nhà vua thách hạ thần lừa được người xuống ao thì
vua đã xuống ao rồi đấy” rồi chạy giật lùi. Vừa tức, vừa sợ mất quần áo, vua
nhảy lên bờ đuổi theo Xiêng Miệng. Câu truyện trên phần nào cho ta thấy
được sự thông minh và không kém phần lém lỉnh của các Trạng.
Cảm hứng chủ đạo của truyện Trạng hai nước Việt Nam và Lào là cảm
hứng phê phán tạo ra tiếng cười trào lộng. Đằng sau cảm hứng ấy hàm chứa
một tư tưởng tự do, phóng túng cùng khát vọng vươn lên mang tính trí tuệcái tạo nên “ chất Trạng” độc đáo.
Thủ pháp chính là gây cười, sử dụng lối nói phóng đại, nói quá, có khi bịa
hồn tồn nhưng khó có thể bắt bẻ được.Sự phóng đại là một thủ pháp được
sử dụng thành công và phổ biến trong truyện Trạng dân gian.Nếu bỏ cơng đi
tìm, ta sẽ kho bắt gặp được ông vua, bà chúa nào lại bị chơi xỏ hết lần này
đến lần khác. Hay trong truyện trạng Quỳnh, ta có thể thấy Quỳnh có thể đi
lại trong cung vua, phủ chúa một cách tự do…Người đọc, người nghe không
thắc mắc về những chi tiết vơ lý ấy vì họ chỉ cần Trạng thắng và đối tượng
cười bị hạ gục, thất bại, trong truyện Trạng, lối nói phóng đại, nói q chính
là yếu tố gây cười.
Với hệ thống đề tài linh hoạt và đa dạng truyện Trạng luôn tạo nên tiếng
cười lạc quan và lành mạnh, một biểu hiện yêu cuộc sống, yêu đời tích cực,
đồng thời làm cho kho tàng văn học dân gian hai nước thêm giàu có.Nhân
vật trạng Quỳnh được xây dựng với sự thơng minh nghịch ngợm, đả kích
vào bọn quan lại, vua chúa của phong kiến thối nát. Truyện trạng Lợn được
hư cấu từ nguyên mẫu Dương Đình Chung đã cất tiếng cười chế giễu thời
Lê-Trịnh, xã hội lúc này là một tấm hài kịch được xây dựng trên sự giả dối.

Hay trong truyện Ba Giai- Tú Xuất in đậm văn minh đô thị đang từng bước
phát triển cùng thứ đạo lý bình dân phường phố…
Truyện Trạng thường rất ngắn gọn, nặng về lí trí có kết cấu chặt chẽ và
kết thúc đột ngột bất ngờ.Truyện Trạng thường rất ngắn ngọn bậc nhất, dài
cũng chỉ đến 15- 20 câu, ngắn thì 5-7 câu, trung bình khoảng 10 câu. Tuy


ngắn nhưng truyện Trạng vẫn đảm bảo kết cấu của một câu chuyện, có mở
đầu, có diễn biến và kết thúc. Kết thúc trong truyện Trạng thường mang tính
bất ngờ để lại cho người đọc một tiếng cười sảng khoái mà sâu cay. Như
trong truyện “ Vay tiền chúa Liễu” Quỳnh nói rằng : “Sấp thì chia tư, chị cho
em vay một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một
nửa thì xin nhất âm nhất dương" nhưng chúa Liễu lại không muốn cho
Quỳnh vay nên cứ làm đồng tiền xoay tít khoong sấp khơng ngữa. Và câu
chuyện kết thúc bằng một câu nói ngắn gọn của Quỳnh: “Tiền múa Chúa
cười, thế là chị bằng lịng cho em vay cả rồi!” Nói xong, lấy hết cả tiền, bỏ
vô bao mà về.
Thông qua truyện Trạng, bức tranh xã hội đầy màu sắc và tầng lớp khác
nhau được khái quát rõ nét. Truyện Trạng phản ánh những quan niệm đạo
đức, ý chí, trí tuệ cũng như kinh nghiệm của nhân dân. Góp phần chống lại
các thế lực thống trị.Ví dụ: Trạng Quỳnh dám vay tiền bỡn cợt… nhiều phen
làm cho vua Tàu liểng xiểng, còn bọn quan lại là đối tượng luôn bị đả phá.
Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, phần thắng ln dành cho nhân dân chứ
khơng thể cho ai khác.
 Chỉ có những sáng tác dân gian ở dạng nguyên hợp như truyện Trạng
mới dám giơ thẳng roi, đánh trúng mặt bọn đè đầu cưỡi cổ quần chúng nhân
dân. Truyện Trạng với những nhân vật tài ba, xuất chúng, đại diện cho trí tuệ
của nhân dân, có quan hệ nhiều chiều từ triều đình đến tỉnh, huyện, xã.
Truyện Trạng dám tố cáo tất cả mặt trái của xã hội một cách công khai và
quyết liệt, khơng nao núng trước hình phạt tàn bạo, làm cho văn học dân

gian ngày một giàu, đẹp hơn.
2.2.3. Một số Motif thường gặp
a) Motif đọ tài với sứ Trung Hoa
Trên thế giới nhiều quốc gia có những truyện kể về người thơng minh,
nghịch ngợm trong nhiều hồn cảnh, mơi trường sống khác nhau. Nhân vật
vó thể khác nhau về địa vị, thời đại, hồn cảnh, trình độ nhưng đều giống
nhau về sự thơng minh, tài trí, lém lỉnh,.... có thể đặt ra nhiều cái bẫy để đối
tượng là những kẻ giàu có, quyền thế nhưng bất tài, kiêu ngạo phải ngậm
ngùi nhận lấy thất bại trong tiếng cười chế giễu của người đời.
Những màn đối đáp với bọn người Tàu có khi rất thơng minh, thể hiện sự
phản ứng nhanh nhạy, tài ứng phó trong nhiều hồn cảnh khó khăn thậm chí
là nguy hiểm, nhưng đơi khi cũng thể hiện sự nghịch ngợm, sự thái quá và ý
đồ tư lợi. Để thực hiện được mục đích của mình, nhân vật thông minh láu


lỉnh nhiều khi phải hy sinh bản thân, lấy ngay bản thân mình làm mồi nhử để
đối phương cắn câu. Vì vậy khơng ít câu chuyện đối tượng cười rơi vào tình
huống dở khóc dở cười.
Trạng Quỳnh Việt Nam rất giỏi tạo ra mẹo lừa nhằm chơi xỏ những người
có tính xấu, từ kẻ tham lam, tị mị cho đến quan lại vua chúa quyền cao
chức trọng nhưng hiếu thắng, ngu dốt, thậm chí cả xứ Tàu có âm mưu xấu
xa.
Truyện " Xứ Tàu mắc lõm", xứ Tàu không chịu đi qua cổng thành đề chữ"
Đại Nam quốc môn". Quỳnh giả làm lính hầu cầm quạt gõ vào đầu xứ Tàu.
Xứ Tàu lên ngựa đuổi bắt chạy vào thành lúc nào không hay. Đây không chỉ
là sự lém lỉnh thông minh của Trạng để lừa xứ Tàu mà còn thể hiện được sự
tài trí, nhạy bén của Trạng cũng như của người dân nước Nam ta lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó thì các Trạng đã thơng minh dùng chính những lí lẽ mà đối
thủ đã đồng tình là đúng để chơi khăm đối thủ, khiến họ khơng nói được gì
nữa. Tiêu biểu là truyện Trạng đón tiếp xứ Tàu: Nhà Thanh cho sứ thần sang

nước ta. Trạng quỳnh và nữ sĩ Đồn Thị Điểm được lệnh đi đón những tên
quan hống hách, kiêu ngạo, coi thường đất An Nam nhỏ bé nhưng anh hùng
đó. Hai người đã dạy cho những tên hống hách đó bài học nhớ đời.
Bọn xứ tàu đi xuống đị của Quỳnh. Khi đị đến giữa sơng, một tên trong
nhóm xứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Khơng thấy xấu hổ
thì thơi, hắn cịn đọc một câu chữa thẹn xấc xược: " Lôi động Nam bang"
( Sấm động nước Nam). Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng vạch quần đái
vòng cầu qua đầu xứ, vừa đái vừa đọc: "Vũ qua Bắc hải" ( Mưa qua biển
Bắc).
Tên xứ Tàu giận điên tiết định đánh Quỳnh nhưng bị Quỳnh mắng:" Tiền
phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lí đại hỉ" (Sấm động trước, ắt sau sẽ có
mưa, luật trời đất là thế). Cả bọn khách Tàu sững sốt nhìn nhau khơng thốt
được một lời vì câu đối đáp bắt bí q đúng của anh lái đị. Cả bọn trong
bụng vừa tức vừa sợ đành ngậm miệng khơng dám nói gì nữa.
b) Motif chơi xỏ vua,quan lai phong kiến
2.2.4. Ý nghĩa tiếng cười trong truyện Trạng:
Truyện Trạng là truyện có yếu tố gây cười tồn tại dưới dạng truyện kể dân
gian với hệ thống ứng xử linh hoạt, lý tưởng thẩm mỹ của truyện Trạng
nhằm thay đổi tồn bộ thể chế chính trị, uốn nắn lại trật tự kỉ cương của hiện
trạng xã hội cho phù hợp với đạo đức, cơng lí.
Trong một xã hội đảo lộn, nhiều giá trị tinh thần bị thay đổi, nhiều nấc
thang đạo đức cần được đánh giá lại,tìm cách đấu tranh chống lại những điều


xấu xa, rắc rưởi, những hủ tục trong xã hội xưa. Trạng đại diện cho khát
vọng, tư tưởng, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
Đó là tiếng cười cho những thói hư tật xấu của bọn vua chúa, quan lại bị
mang ra chế giễu, cười cợt, đả kích. Truyện Trạng làm tróc lớp sơn son thiếp
vàng của thế lực thống trị có vẻ trang nghiêm, thiêng liêng một cách giả tạo.
Với sự thông minh và tài giỏi của mình, trạng Quỳnh đã vạch trần sự tham

lam ngu ngốc của chúa Trịnh như trong truyện: ngọc người, tương…Hay là
tiếng chửi rủa sâu sắc, chua xót như trong truyện: ăn trộm mèo, chúa ngủ
ngày…
Là vũ khí lợi hại để chống chế độ phong kiến hà khắc , cũng như tầng lớp
tay sai cường hào ác bá,chuyên đàn áp, moi móc tiền của dân làng. Ở
Lào,khi xã hội có sự phân hóa sâu sắc vua quan đối lập với nhân dân như
nước với lửa. Bọn chúng trở thành gánh nặng đối với nhân dân đến mức
không thể chịu nổi, nhân dân phải dùng tiếng cười để đả kích. Tiêu biểu nhất
là trong Xiêng Miệng là hình ảnh tượng trưng cho trí thơng minh, tinh thần
phê phán quyết liệt của nhân dân lao động đối với giai cấp thống trị đương
thời.Đó là tiếng cười hả hê nhưng sâu sắc, cay độc của nhân dân trước biểu
hiện ngu dốt, lố bịch, hài hước của giai cấp thống trị. Vì đi ngược lại lợi ích
của giai cấp thống trị nên họ rất ghét Xiêng Miệng và tìm mọi cách để trừ
khử nhưng Xiêng Miệng chỉ là nhân vật văn học, giai cấp thống trị cịn tồn
tại thì Xiêng Miệng cịn đả kích, châm biếm. Đó là cái hay, cái đẹp của văn
học dân gian nói chung và truyện Trạng nói riêng. Xiêng Miệng trường tồn
cùng đất nước Lào cũng như Trạng Quỳnh tồn tại trường tột với người Việt
vậy. Tóm lại, bằng tiếng cười sảng khoái sắc sảo mà sâu cay, truyện Trạng
đóng vai trị là “ bà đỡ” cho cái mới, cái tiến bộ, đại diên cho khát vọng ước
mơ của nhân dân lao động. Đồng thời, nó cũng là vũ khí sắc bén tống tiễn
cái cũ, cái lạc hậu, thúc đẩy xã hội phát triển
Là tiếng cười để “ mua vui” cho quần chúng nhân dân. Như một liều
thuốc tinh thần, là một cách giải trí khơng tốn tiền mà đem lại hiệu quả rất
cao cho con người. Tạo cho con người tiếng cười sảng khoái, giúp cho cuộc
sống lao động sản xuất bớt đi sự nhọc nhằn, khó khăn.
Truyện Trạng giúp cho con người rèn luyện, mài giũa năng lực tư duy
nhanh nhạy, khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo. Đối với truyện Trạng
không phải ai đọc xong cũng cười, có người đọc xong là lập tức phát ra tiếng
cười giịn, nhưng cũng có người phải suy nghĩ hồi lâu. Phát hiện ra chỗ gây



cười cần một đầu óc thơng minh, nhanh nhạy, một kiến thức về từ ngữ tiếng
Việt khá tốt. Vì vậy, mà giúp chúng ta nâng cao tình yêu với tiếng nói của
dân tộc và bản sắc văn hóa nước nhà.
Ngồi mục đích châm biếm chế độ phong kiến thối nát, quan lại , vua
chúa tham lam, truyện Trạng còn đả kích cả thói ngang ngược, hống hách
của các nước lớn.Đó là bọn thống trị phương Bắc như trong truyện” chọi
trâu, ngựa mẹ ngựa con… đã làm cho độc giả khâm phục trước sự nhạy bén
của Quỳnh, đối đáp đâu ra đấy, mưu mẹo khơn ngoan. Đồng thời, truyện cịn
lên án thói vơ cớ gây sự của bọn phong kiến “ phương Bắc” bằng trí tuệ trên
chiến trường “ ngoại giao” khiến chúng phải kiêng nể chúng ta. Chứng tỏ
được sức mạnh dân tộc, sức mạnh trí tuệ của nhân dân.
Truyện Trạng là những trang sử hào hùng của dân tộc, những phong tục
tập quán truyền thống đã trở thành dấu ấn, những bài ca bất hủ về sức
mạnh chính nghĩa của quần chúng, đó là sức mạnh của bàn tay, khối óc của
trí tuệ nhân dân. Như vậy, truyện Trạng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
tinh thần của hai nước Việt Nam, Lào nói riêng và Đơng Nam Á nói chung.
Nó là tiếng nói của nhân dân, là khát vọng công bằng là ước mơ về một
cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn!
2.3. Một số điểm khác biệt trong truyện Trạng Việt Nam và Lào
2.3.1. Hoàn cảnh xuất thân.
a) Trạng Quỳnh:
Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677-1748) là một danh sĩ thời Lê
–Trịnh (vua Lê hiển Tơng),từng thi đỗ Hương Cống nên cịn gọi là Cống
Quỳnh.Ơng nổi tiếng với sự trào lộng,hài hướng tạo nên nhiều giai thoại
nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ
Trạng Nguyên.
Thuở nhỏ ông học với ông nội và cha ( vốn là giám sinh ở Quốc Tử
Giam).Năm 1969 Quỳnh thi đỗ giải Nguyên ,nhưng đi thi hội nhiều lần bị
hỏng.

Tuy không đỗ cao ,Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc đương
thời đã có câu “Nguyễn Quỳnh ,Nguyễn Nham thiên hạ vơ tam” (Nghĩa là
thiên hạ khơng có người thứ ba giỏi như hai ông) .Sách “Nam Thiên lịch
đaị tư lược sử” đã nhận xét về ông “…Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng
ở đời,nói năng kinh người ,thạo quốc âm giỏi hài hước …”
b) Xiêng Miệng:


Khác với Trạng Quỳnh ,Xiêng Miệng xuất thân không rõ ràng .Xiêng
Miệng sinh ra trong một gia đình rất nghèo ,nghèo đến nổi không kiếm nỗi
cơm gạo cho Khăm (tên hồi nhỏ của Xiêng Miệng ) ăn ngày hai bữa.Chàng
phải làm con ni trong một gia đình giàu có .Lên bảy tuổi ,Xiêng Miệng
đã dung lí lẽ để gây rối .Không chịu được vợ chồng nhà kia phải đem
Khăm dâng cho Chẩu Mường làm người hầu hạ.Rồi Chẩu Mường cũng bị
Khăm làm cho bẻ mặt nhưng cũng khơng có lí gì để bắt bẻ trị tội được
chàng.Chẩu Mường cho Khăm đi tu,từ đó chàng trở thành một chú tiểu
.Tưởng rằng chàng sẽ trở thành một con người ‘khôn súc” (tiếng Lào có
nghĩa là chín chắn ,đạo lí,đức độ..) nhưng trái lại càng thấy ở Khăm sự
ương bướng ,nghịch ngợm.Sau đó Xiêng Miệng tung hồnh khắp đó đây
khơng kiêng nể một ai kể cả vua quan quyền lực cho đến bọn cường hào,
phú ơng giàu có hung hãn.Nhiều lần đối mặt với vua quan,Xiêng Miệng tỏ
ra rất khôn ngoan ,linh hoạt,dùng mưu mẹo và cách ứng xử nhanh kịp thời
xoay chuyển tình hình dành lấy thế chủ độngtiến cơng và tiến công liên
tục,đẩy đối thủ vào thế bị động,lúng túng,cuối cùng chiến thắng thuộc về
Xiêng Miệng.
Tóm lại, qua phần hồn cảnh xuất thân cho thấy chỉ ở nhân vật Trạng
Quỳnh – Việt Nam,nhân vật Trạng Quỳnh được xác định tên tuổi ,quê
quán,cụ thể như vậy ta thấy được hiện thực thể hiện mạnh dần từ Xiêng
Miệng đến Trạng Quỳnh của Việt Nam.Trong nguồn gốc xuất thân có điểm
tương đồng nhưng trong đó lại có sự khác nhau Trạng Quỳnh kết hợp nhà

Nho và nơng dân cịn Xiêng Miệng hồn tồn là một người nông dân
nghèo.
Để nắm rõ được vấn đề ta sẽ tóm tắt nội dung hồn cảnh xuất thân của hai
truyện Trạng qua bảng sau :
HOÀN CẢNH XUẤT THÂN
Trạng Quỳnh
Xiêng Miệng
Trạng Quỳnh là câu chuyện xoay quanh Xuất thân không rõ ràng chỉ
ơng trạng có thật ở Việt Nam.Nguyễn
biết Khăm sinh ra trong một gia
Quỳnh (1677-1748) là một danh sĩ thời
đình nghèo khó, phải làm con
Lê – Trịnh (vua Lê Hiển Tông),từng thi nuôi nai bản và bắt đầu sống
đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống
cuộc ở đợ tự do.
Quỳnh.Ông nổi tiếng với sự trào lộng
,hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên


trong dân gian vẫn thường gọi ông là
trạng Quỳnh dù ông không đỗ trạng
Nguyên.
2.3.2. Thời gian và không gian
a) Trạng Quỳnh :
Không gian trong truyện Trạng Quỳnh là không gian xã hội và không gian tự
nhiên .Từ không gian của “trường thi,phủ chúa..”điều được đưa ra bàn
tán.Và tại những không gian này những cuộc đấu trí ,đấu mưu được diễn ra.
Ví dụ trong truyện “Tất cả đều câm điếc” .Đốn được ý các quan lại muốn ra
đề thi nịnh hót vua thì Quỳnh đã làm câu đối
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân".

(Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan,
dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường ngu chi đức".
(Nghĩa là: Trên cũng vui vậy thay, dưới cũng vui vậy thay, dựa vào đám đầu
lại có đức độ thời Đường Ngu).
Mới nghe đọc lên lần đầu chúa Trịnh đã khen nhưng thực ra là Trạng đang
chửi cả vua quan điều “câm điếc”..Khải Chúa tức giận nhưng không biết làm
gì chỉ lén đánh hỏng Trạng nhưng thật ra điều đó lại khơng quan trọng với
Quỳnh vì :
Quỳnh đi thi là để đáp lại tấm thịnh tình của mọi người thân, lại có cơ hội đả
kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "Chọc" nhà chúa một trận nên
thân, cịn mình thì vẫn giữ trịn khí tiết.
Khơng gian làng xóm ví dụ như trong các câu truyện đều bắt đầu bằng các
địa danh nhất định như trong truyện “Đối đáp với Tú Cat” địa đanh được
nhắc đến là làng Bột Thượng hay trong truyện “Vay tiền của chúa Liễu”thì
khơng gian được nhắc đến là đến thờ Liễu Hạnh…ở Thăng Long...
Thời gian nghệ thuật trong truyện Trạng dân gian là thời gian quá khứ và
đồng thời cũng là thời gian cuộc đời của Trạng .Nghe kể hay đọc truyện
Trạng người đọc bắt gặp những từ ngữ miêu tả thời gian như “ lúc còn
nhỏ,hồi bé,mấy năm sau..” rõ ràng thời gian của mỗi truyện gắn chặt với
cuộc đời của nhân vật Trạng .
Chẳng hạn trong câu truyện “Đất nứt con bọ hung” thời gian nghệ thuật ở
đây là “từ thuở bé”.Câu chuyện mang nhiều yếu tố gây cười đồng thời cũng
như miêu tả được tài năng ứng khẩu của Trạng từ lúc còn nhỏ qua việc đối


đáp với Tú Cát…Thời gian được mở ra đến đâu là người đọc,người nghe
truyện Trạng lại bắt đầu một cuộc đấu trí mới của Trạng với đối tượng cười .
Tóm lại không gian và thời gian trong truyện Trạng Quỳnh diễn ra vào thời
điểm cụ thể ,không gian thường gắn với một địa danh nhất định và hầu như

những câu truyện Trạng Quỳnh được người đời sau kể lại diễn ra vào thời
vua Lê –chúa Trịnh.
b) Xiêng Miệng :
Thời gian không xác định ,không rõ ràng nhưng căn cứ vào các tình tiết biểu
hiện qua các mối quan hệ vua tơi ,chủ tớ trong tác phẩm này cịn đơn giản
chưa có sự cách biệt thật sâu xa về đẳng cấp,về vị trí khác nhau trong xã hội
có thể xác định nó xuất hiện khá sớm..
Có thể tổng kết ngắn gọn không gian và nghệ thuật trong bảng sau :
Trạng Quỳnh
-Mỗi sự kiện diễn ra vào một thời
điểm cụ thể,không gian thường gắn
với một địa danh nhất định.
-Những câu chuyện về Trạng Quỳnh
được người đời sau kể lại diễn ra vào
thời vua Lê –chúa Trịnh.
→ Có tính gắn liền với lịch sử đó là
điều đặc sắc mà trong truyện Trạng
Quỳnh mới có.

Xiêng Miệng
-Trong Xiêng Miệng khơng
gian cịn hạn heph,phạm vi gói
gọn trong chùa ,trong cung
,trên sông...
-Thời gian cũng không được đề
cập rõ ràng ,rành mạch.

2.3.3. Đối tượng đả kích,châm biếm.
+Đối tượng đả kích :Tập trung xoay quanh mối quan hệ của nhân vật trung
tâm của các tác phẩm với các nhân vật chính.

Trong truyện Trạng Quỳnh xoay quanh các mối quan hệ giữa :
-Quỳnh với Quan
Ví dụ như truyện “Ơng Tú Cát,Quan trường mắc lỡm “,giữa Quỳnh với phú
hào ví dụ như truyện “ Ông nọ bà kia”,Quan lại (Nhật bã trầu ,Lỡm quan
trị,Chọi gà).
-Quỳnh với Chúa Trịnh:
Ví dụ truyện “Tương muối cũng ngon,Chúa ngủ ngày,Cây nhà lá vườn) với
vua Lê như các truyện (Ăn trộm mèo,Tiên sư thằng bảo thái)
-Quỳnh với thần linh:


Ví dụ truyện “Cấy rễ ruộng chúa Liễu ,Vay tiền chúa ,Trả tiền chúa,Trả ơn
chúa Liễu,Cúng thành hoàng ,Bà Banh mất thiêng,Phật say” Hay là quan hệ
giữa Quỳnh với các sứ giả Trung Hoa...
+Đối tượng đả kích tập trung :Trong truyện Trạng Quỳnh thì đối tượng tập
trung đã kích tập trung chính là Quỳnh với chúa Trịnh
Trong truyện Xiêng Miệng thì đối tượng đã kích tập trung là giữa Xiêng
Miệng với Nhà Sư.
Qua đó ta thấy xuất thân từ những hồn cảnh khác nhau ,truyện Trạng nói
lên tất cả các mặt trái của xã hội một cách công khai ,quả quyết ,khơng chùn
bước ,khơng nao núng trước các hình phạt hung bạo .
2.3.4. Đại từ xưng hô và nghệ thuật chơi chữ
- Trong Xiêng Miệng đại rừ xưng hô chủ yếu là quan và dùng nghệ thuật
ngôn từ để châm biếm đả kích Chẩu Mường, vua Pha Nha khơng được
nhân dân tơn kính.
Về nghệ thuật chơi chữ trong Xiêng Miệng Thì Xiêng Miệng sử dụng
nhiều từ đồng âm Ví dụ như trong truyện “Được cuộc nổi danh”
Khăm( tên lúc nhỏ của Xiêng Miệng) sử dụng từ đồng âm khác nghĩa của
từ “khảm” vừa có nghĩa là bước qua vừa có nghĩa là lội qua để thắng kiện.
Hay Xiêng Miệng còn sử dụng cách nói Lái ví dụ như trong truyện “ Bản

kinh Táy tù” , Xiêng Miệng đã làm cho các vị sư chột dạ khi nghĩ đến bài
kinh mà Trạng đọc. Thực ra, bản Kinh “táy tù” thực chất là “tù táy” ý chỉ
cua bị.
-Trong Trạng Quỳnh thì đại từ xưng hô đa dạng, phong phú và cho phù
hợp với hồn cảnh đả kích châm biếm Trạng Quỳnh sử dụng từ đồng âm
để lừa bà chúa Liễu, ví dụ như trong truyện “Trả ơn chúa Liễu”, vợ ốm,
Trạng Quỳnh xin nếu chúa Liễu phù hộ cho vợ mình mau khỏe thì sẽ trả lễ
bằng ba bị. Khi vợ Quỳnh khỏi bệnh, Quỳnh đã trả lễ bằng cách bò đúng
ba vịng trước sân.
Ngồi ra Trạng cịn sử dụng các từ trái nghĩa để chơi xỏ bọn quan lại và
phú hào, ví dụ như trong hàng loạt mẩu truyện Miệng kẻ sang, đất nứt bon
bọ hung. Trạng Quỳnh đã sử dụng hàng loạt các từ nghịch nghĩa khi ra các
vế đối như: Miệng nha quan có gang có thép, miệng nhà khó vừa nhọ vừa
thâm hay “ Trời sinh ơng Tú Cát, đất nứt con bọ hung” khiến cho các ông
hết đỏ mặt vì xấu hổ lại đỏ mặt vì xấu hổ. Bên cạnh đó Trạng cịn sử dụng
cách nói lái rất điêu luyện ví dụ như trong bài tế đặc sắc của trạng cho
Chúa Trịnh khi Chúa ốm nặng, làm cho các quan chiêm tinh hết sức ngỡ


ngàng: Sao Loan, Sao Mệ thực chất là sao Mê, sao Loạn, sao Dục, sao
Dâm thực chất là sao Dập sao Dung….
Tóm lại sự khác biệt về đại từ xưng hơ và nghệ thuật chơi chữ có thêt tóm
tắt trong bảng sau:
Trạng Quỳnh
Đại từ xưng hơ đa dạng tùy hồn cảnh
châm biếm ví dụ như “ơng nọ bà kia”
Nghệ thuật chơi chữ điêu luyện, đả
kích sâu cay dùng nhiều cách chơi
chữ khác nhau như từ đồng âm, đồng
nghĩa, nói lái….


Xiêng Miệng
Đại từ xưng hơ chủ yếu là quan
để đả kích bọn vua chúa khơng
được kính trọng.
Chơi chữ đơn giản dùng chủ yếu
là nói lái.

2.3.5. Kết cục của các Trạng
Trạng Quỳnh chết cái chết của Trạng gắn với cái chết của nhà Vua:
“ Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì đỏ cả trơn”
Qua cái chết của Trạng Quỳnh cho thấy nhân dân đề cao Trạng Quỳnh và
đưa Trạng lên ngang hàng với chúa, được tôn thờ và cũng là niềm hi vọng
của nhân dân. Chúa chết là chấm dứt chế độ bạo tàn đồng thời hi vọng về
một thế giới cơng bằng hơn mà ở đó Trạng Quỳnh và trí khơn tồn tại mãi.
Cái chết của Xiêng Miệng là sự biến mất sau khi chơi khăm một cách quá
đáng với một chú tiểu. Chú tiểu tức giận bỏ Xiêng Miệng vào rừng gai mây,
rách cả quần áo và da thịt không thể nào ra được. Qua các câu chuyện ta
nhận thấy được Xiêng Miệng là một người rất có tài, nhưng khuyết điểm lớn
nhất của ơng là thiếu tình thương, sự cảm thơng và lịng kiêu ngạo. Từ cái
chết của ơng cũng là tiếng nói sâu sắc của nhân dân Lào “ Trí thơng minh
phải đi liền với tình thương mới trở thành một người duy trì cơng lí cho nhân
dân”.
Tóm lại sự khác biệt về kết cục thể hiện qua bảng:
Trạng Quỳnh

Xiêng Miệng



III.

Trạng chết vì bị Chúa bỏ thuốc độc Cái chết của Xiêng Miệng là do
cho chết. Cái chết đi kèm với cái
một chú tiểu lừa vào rừng mây vì
chết của Chúa.
chơi khăm quá đáng
Cái chết của Quỳnh là sự bế tắc
Cái chết thể hiện khuyết điểm của
cuộc chiến đấu mạnh mẽ nhưng
Xiêng Miệng đó là thiếu sự cảm
khơng lối thốt của Trạng Quỳnh.
thơng và tình thương.
Lý giải về sự tương đồng và khác biệt
III.1. Sự tương đồng:
- Truyện cười có nguồn gốc trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và nó
phát triển mạnh vào thời kì cuối của xã hội phong kiến. Truyện cười là sản
phẩm tinh thần của nhân dân lao động, gắn liền với thực tiễn sản xuất, sinh
hoạt và đấu tranh của nhân dân. Họ đều là những cư dân trồng lúa nước,
đánh cá, săn bắn, chăn nuôi trên các triền sông, trên thảo nguyên, trong rừng
núi theo phương thức sản xuất nông nghiệp.
- Cả truyện cười Lào và Việt Nam đều gắn bó nhiều với mảnh đất dân gian.
- Thời văn học cổ đại, văn học các nước Đông Nam Á cùng tiếp nhận hai
nền văn hóa lớn của lồi người là văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Trước hết là sự có mặt của Đạo Bàlamôn và đạo Phật, tư tưởng từ bi, bác
ái, vị tha, mục đích cứu khổ cứu nạn của đạo Phật như ngọn gió mát lành lan
tới khắp nơi.
+ Tôn giáo Ấn Độ đến với Lào và Việt Nam cịn mang theo các hình thức
văn hóa nghệ thuật khác, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc có ảnh hưởng sâu sắc.
- “ Cười là một cá tính của con người”. Nói chung tiếng cười có hai loại:

tiếng cười tự nhiên và tiếng cười tinh thần. Tiếng cười tự nhiên là tiếng cười
phát sinh tự nhiên làm cho con người cảm thấy khỏe khoắn sảng khoái.
Trong trường hợp này tiếng cười có ý nghĩa tốt. Tiếng cười tinh thần lúc nào
cũng gắn liền với một mục đích nào đó. Tiếng cười tinh thần này phát sinh
khi có tình huống xảy ra bất ngờ, khơng bình thường, khơng đúng quy luật,
khơng đúng sự thật trở thành truyện “ chướng tai gai mắt” đáng buồn cười.
Nói một cách khác tiếng cười tinh thần là kết quả của sự khơng nhất qn
giữa hình thức bên ngồi và nội dung của sự việc nào đó, tiếng cười trường
hợp này có ý nghĩa bác bỏ và mang tính chất xã hội rõ ràng. Tiếng cười
trong truyện cười có nhiều cung bậc và nhiều cảm xúc khác nhau.Cả truyện
Trạng Việt Nam và Lào cùng chung mục đích:


+ Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính
chất phê phán nhẹ nhàng thói xấu của người bình dân, những nhầm lẫn, hớ
hênh, những tình huống trớ trêu
+Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong
xã hội đương thời
+ Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu của giai cấp thống trị, lãnh đạo,…
Nhân dân đã dùng tiếng cười của mình để lên án mạnh mẽ, góp phần thúc
đẩy cho chế độ xã hội cũ kĩ lạc hậu đó đi đến suy sụp và nhanh chóng tan rã.
Vì vậy truyện cười có tính chất chiến đấu cao và tính nhân dân sâu sắc.
- Các truyện này đều được viết bằng văn xuôi, sử dụng nghệ thuật tiêu biểu
là phóng đại và cường điệu.Các truyện cười có ý nghĩa chế giễu như Trạng
Quỳnh, Xiêng- miệng thường là truyện dài, gồm nhiều truyện thành một hệ
thống đan xen nhau xung quanh hoạt động của nhân vật chính. Truyện cười
thường ít nhân vật, thường đối địch với nhau về tính tình, tư tưởng, hành
động, ngơn ngữ
III.2. Sự khác biệt:
III.2.1.

Khác biệt do vị trí địa lý:
-Người Lào sinh sống trên một vùng đất tạo nên do sự đối lập thống nhất:
sông suối-núi rừng. Đặc điểm này để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn hóa
văn học dân tộc. Nơi đây vừa là nguồn sống, vừa là nguồn cảm xúc của
những cư dân ở đây.
-Lào khơng có biển, nên giao lưu với thế giới bên ngoài bị hạn chế, những
ảnh hưởng từ xa đến chỉ là gián tiếp. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa
Ấn song Lào chỉ tiếp nhận một cách gián tiếp, cho nên chất Ấn Độ trong văn
học Lào khơng sâu đậm. Trong khi đó, Lào là nước duy nhất trong vùng có
biên giới chung với tất cả các nước khác của Đông Nam Á đất liền. Lào tiếp
nhận ảnh hưởng , giao lưu văn hóa với tất cả các nước trong vùng, đặc biệt
hai nền văn hóa cổ Mơn và Khỏm. -Tuy giáp với biên giới Trung Quốc ở
phía Bắc, Lào chịu rất ít ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
-Về phía Đơng, người láng giềng Việt Nam sống trong những điều kiện lịch
sử và văn hóa tương đối khác, bấy giờ chưa có nhiều giao lưu với Lào. Việt
Nam có biển, giao lưu với thế giới bên ngồi khơng bị hạn chế.Việt Nam
chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cũng như văn hóa Trung Quốc và
trong truyện trạng Việt Nam cũng xuất hiện bóng dáng các nhân vật Trung
Quốc như Sứ Tàu,..


III.2.2.
Khác biệt do thời gian
- Truyện cười dân gian Lào xuất hiện vào thời điểm nào của lịch sử chưa
thấy tác giả nào đề cập đến, song đa số người cho rằng truyện cười dân gian
xuất hiện vào thời điểm chế độ phong kiến suy tàn, bạc nhược trước nạn
xâm lăng của phong kiến ngoại bang và mọi điều xấu xa của chúng đã bộc lộ
như: gian tham, ham quyền lực, giàu sang,.. Do đó nhân dân Lào đã dùng
tiếng cười hóm hỉnh, khoan dung phê phán những thói hư tật xấu trong nội
bộ cộng đồng, và tiếng cười đả kích châm biếm bọn tham quan ti tiện dốt

nát.Truyện cười Lào khá phong phú. Trong đó có những truyện có tính chất
đầy đủ, có đầu có đi, cũng có truyện mất đoạn này đoạn khác phát sinh ra
trong đời sống hàng ngày nhiều màu sắc của nhân dân.
- Truyện cười dân gian Việt Nam xuất hiện vào thời điểm cụ thể, rõ ràng, các
nhân vật Trạng Quỳnh, Xiển Bột,… là những nhân vật có thực trong đời
sống. Có nhiều giai thoại về Trạng Quỳnh liên quan đến việc đả kích chế độ
phong kiến thời chúa Trịnh.
- Xiêng miệng thuộc loại truyện cười chế giễu, có ý nghĩa trào phúng , phê
bình, chế giễu và đấu tránh một cách rõ ràng.Nhân dân Lào sáng tạo nên bộ
truyện này dựa trên sự học tập các bộ truyện Panchatantra của Ấn Độ, đây là
biểu hiện của sự vươn mình của văn học dân gian muốn tiếp cận với văn học
viết, là quá trình tích lũy lâu dài của truyện kể dân gian. Xiêng miệng cũng
chỉ là nhân vật tượng trưng, tiêu biểu cho trí thơng minh, lịng dũng cảm của
nhân dân lao động Lào.
III.2.3.
Khác biệt do đối tượng phản ánh
- Nhân vật đối tượng của tiếng cười ở đây phần nhiều là giai cấp xuất thân từ
nhân dân lao động như: thương nhân, sư sãi, lí trưởng, chức sắc chính quyền
khác. Tư tưởng và hành động của nhân vật này trái với phong tục tập quán,
với quan điểm đạo đức của nhân dân lao động như: keo kiệt, tham lam, xảo
trá, lừa dối, hủ hóa, tự cao tự đại,…Khi Phật giáo đã phát triển với Lào, các
sư sãi, tầng lớp làm cầu nối giữa đức Phật tổ với nhân dân đã đem lòng nhân
từ đạo Phật phổ biến trong đời sống nhân dân. Nhưng trái lại vai trị vị trí
cao cả nói trên lại có một số ơng sư chú tiểu làm trái với nhân nghĩa và quan
điểm đạo đức, mẫu mực sinh hoạt đời sống nghiêm túc của nhà sư chân
chính. Vì thế mà Xiêng miệng ra đời. Trong truyện cười Lào khơng phải nhờ
đến sức mạnh thần kì của Thần, Phật mà là nhờ sự thơng minh tài trí của con
người quyết định.



- Đối tượng phản ánh của truyện rộng, tùy theo đối tượng và mức độ truyện
cười phản ánh mà có những dạng truyện khác nhau.Đối tượng tấn công, phê
phán của truyện cười chủ yếu có các quan chức trong chính quyền của giai
cấp phong kiến, thường có nhân vật lãnh chúa làm tiêu biểu. Đối tượng
châm biếm của truyện không bị giới hạn, dù đó là quan nha hay một nhà sư
có hành động xấu xa đê tiện. Nhân vật chính, người chủ chốt trong cuộc tấn
cơng giành thắng lợi đối với lãnh chúa trong các truyện này là nhân vật xuất
thân từ nhân dân lao động như nông dân, có quan hệ mua bán chút ít và sau
đó có đi tu ở chùa, được học hành và trở thành người hiểu biết ở nông thôn
và các địa phương. Tiếng cười trong các truyện cịn có ý nghĩa đấu tranh, tấn
cơng rõ ràng và sâu sắc
- Truyện Xiêng miệng có tính chiến đấu mạnh mẽ nhất trong văn học dân
gian nói riêng, văn học Lào nói chung. Do đó truyện cười dân gian Lào góp
phần vào việc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, gian tham, cường quyền,
trong chừng mực nào đó chống bóc lột, đề cao tài trí người lao động. Tất cả,
triều đình cho đến nhà chùa, hai thần tượng của xã hội phong kiến, đều trở
thành đối tượng của cái cười, có khi khơi hài, có khi nhạo bang, mà cũng có
khi đả kích rất nặng nề. Đây cũng là biểu hiện bằng văn học thái độ chống
đối của người dân đối với trật tự phong kiến ở thời kì hư hỏng của nó
- Truyện Trạng Quỳnh là giai thoại đả kích chế độ phong kiến, lên án thói hư
tật xấu của con người, chê bai cái xấu, khen ngợi cái tốt. Tỏ thái độ gay gắt
đối với kẻ thù, có khi đề cao lối chơi chữ của người xưa. Tuy Trạng Quỳnh
không đi tu ở chùa nhưng một phần truyện Trạng Quỳnh có đề cập đến yếu
tố Thần Phật. Tuy vậy, Trạng Quỳnh là truyện kể của người đời sau kể lại
nên không thể hiện rõ ràng thái độ chống đối của người dân
- Hệ thống thần linh của người Lào khác so với người Việt.
- Ở Lào cịn có một số truyện cười thành văn được ghi chép trên lá cọ, hầu
hết truyện này vay mượn cốt truyện của Ấn Độ và không được phổ biến
rộng bằng truyện cười dân gian.
- Sự chuyển biến các lớp, các đoạn trong truyện cười thể hiện tính cách, sự

thông minh sáng tạo của các nhân vật, của nhân dân và văn hóa riêng của
quốc gia đó. Với truyện cười Lào, sự tô vẽ nên hai tuyến nhân vật có tính
chất và hành động mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau chưa từng có trong cuộc
sống thực tế đã nêu lên một nguyên nhân gây tiếng cười sảng khoái cho
người nghe.


III.2.4.
Khác biệt do hình thức
- Sự khác biệt của truyện trạng Lào và truyện trạng Việt Nam cịn do hình
thức phổ biến. Việc phổ biến các truyện bằng hình thức truyền miệng từ
người này sang người khác, địa phương này đến địa phương khác , bộ tộc
này đến bộ tộc khác làm cho truyện cười Lào phong phú, nhiều hình thức
màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, truyện cười nói riêng và sự sáng tác dân
gian của Lào nói chung không chỉ là chịu ảnh hường lẫn nhau giữa các bộ
tộc lào mà cịn có quan hệ ảnh hưởng có tính chất quốc tế, nói riêng là mối
quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, các nước an hem trên bán đảo
Đông Dương.
- Truyện cười kiểu tấn công tiếp tục động viên nhân dân các bộ tộc Lào tăng
cường căm thù chế độ phong kiến nửa thực dân đã bị cách mạng lật đổ, đồng
thời phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tốt đẹp khơng có
người bóc lột người.
- Trong Xiêng Miệng dùng nghệ thuật ngơn từ để châm biếm, đả kích. Nghệ
thuật chơi chữ sử dụng từ đồng âm là chủ yếu. Truyện Trạng Quỳnh đại từ
xưng hô đa dạng, dùng nhiều nghệ thuật chơi chữ như đồng âm, đồng nghĩa,
nói lái… Điều này có được do ngơn từ tiếng Việt phong phú, đa dạng.
III.2.5.
Khác biệt do tính cách:
- Xiêng Miệng là người có tài nhưng thiếu tình thương. Trạng Quỳnh là
người có tài, thơng minh, giàu tình thương và có cái chết đi kèm với cái chết

của chúa Trịnh. Trạng Quỳnh là người có thật và cái chết của ơng được nhân
dân tiếc thương, ông được người đời tôn thờ.


KẾT LUẬN



×