Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VLDH SKL3 sơ cứu chấn thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.6 KB, 12 trang )

Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

M.07B.SKL.CTĐM
SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG
MÃ BÀI GIẢNG: SKL3
Người viết: Phạm Trung Hiếu
Email:

-

Tên bài: Sơ cứu chấn thương
Đối tượng học tập: D720101/Bác sĩ Y khoa/Đại học
Số lượng: 25 sinh viên
Thời lượng: 4 tiết (200 phút)
Giảng viên: 2 giảng viên Bộ môn Ngoại mỗi buổi.
Địa điểm giảng: Skills lab

- Mục tiêu học tập
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được các bước thực hiện kỹ năng bất động chấn thương cột sống cổ.
1.2 . Trình bày được các bước thực hiện kỹ năng bất động gãy xương cẳng chân.
1.3. Trình bày được kỹ năng cầm máu vết thương mạch máu bằng băng ép.
2. Kĩ năng
2.1. Thực hiện được kỹ năng bất động chấn thương cột sống cổ.
2.2. Thực hiện được kỹ năng bất động gãy xương cẳng chân.
2.3. Thực hiện được kỹ năng cầm máu vết thương mạch máu bằng băng ép.
3. Sử dụng được bảng kiểm để tự lượng giá và lượng giá theo nhóm cho từng kỹ năng.
1. Nội dung các bước trong quy trình/kĩ năng:
1.1. Kỹ năng bất động chấn thương cột sống cổ:


1.1.1. Chào hỏi
- Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên bác sĩ.
- Giải thích cho người bệnh về mục đích của việc bất động cột sống cổ. Đề nghị người bệnh đồng ý
thực hiện.
-

Dự kiến các bước thực hiện, các khả năng có thể xảy ra.

- Nếu tình trạng người bệnh nặng, các thông tin trên được trao đổi với người nhà của người bệnh.
- Nếu tình trạng người bệnh nặng mà khơng có người nhà đi cùng, bác sĩ cần khẩn trương thực hiện
kỹ năng để cấp cứu cho người bệnh.
1.1.2. Đánh giá tình trạng người bệnh
-

Đánh giá tình trạng chân của người bệnh nhằm mục đích kiểm tra tình trạng vận động, cảm giác,

tình trạng hơ hấp, phát hiện tình trạng sốc tủy.
a. Kiểm tra tình trạng vận động, cảm giác tứ chi của người bệnh.


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

-

Xác định sơ bộ vị trí tổn thương.

-


Khám vận động
+ Ở chi trên: gấp khuỷu (rễ C5), duỗi cổ tay (rễ C6), duỗi khuỷu (rễ C7), nắm tay (C8), dạng các

ngón tay (T1).
+ Chi dưới: Gấp háng (L2), duỗi gối (L3), gấp bàn chân về mu chân (L4), duỗi ngón cái (L5), gấp bàn
chân về gan chân (L5)
-

Khám cảm giác: theo sơ đồ cảm giác (tham khảo trong Atlas giải phẫu người - Netter). Phát hiện

ranh giới rối loạn cảm giác.
b. Đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh: thở nhanh, nông, thở bụng
- Thở nhanh nông: đếm nhịp thở trên 24 lần/phút.
- Thở bụng: quan sát bụng và ngực khi người bệnh thở. Bình thường, khi hít vào, lồng ngực nâng lên
do các cơ liên sườn hoạt động. Khi liệt cơ liên sườn, lồng ngực sẽ không được nâng lên, người bệnh
sẽ thở bằng cơ hoành, biểu hiện bằng bụng phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thở.
c. Đánh giá tình trạng tuần hoàn của người bệnh
-

Nếu nhịp tim dưới 50 là chậm, huyết áp dưới 90/60mmHg là thấp, là những triệu chứng của sốc

tủy.
1.1.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Nẹp collier cột sống cổ phù hợp với kích thước của người bệnh.
- Cáng cứng: Mục đích của cáng cứng là khi đưa người bệnh nằm trên cáng ở tư thế sinh lý, sau đó
cố định các phần cơ thể và chi thể vào cáng cứng, giúp an tồn khi vận chuyển.
- Giải thích cho người bệnh yên tâm hợp tác.
1.1.4. Đặt nẹp collier: u cầu có 3 người
- Người chính dùng 2 tay giữ đầu và hàm người bệnh, kéo hàm lên trên và ra sau làm cổ ưỡn tối đa.
- Người phụ thứ nhất: Luồn 2 tay vào 2 vai, cùng người chính nâng cổ và vai lên để tạo khơng gian

cho người thứ 3 đặt nẹp.
- Người phụ thứ hai:
Đưa nửa vòng sau Collier luồn ra sau cổ người bệnh, đặt khít vào gáy, phần dài quay đầu xuống dưới
ơm khít vai, phần trên ngắn hơn ôm vùng xương chẩm.
Đặt nửa vịng phía trước: Phần dưới của nửa trước dài hơn và quay xuống dưới ốp sát vào ngực. Phần
trên ngắn hơn để ơm khít vào cằm. Lắp đặt vịng cố định cổ (collier) đảm bảo đủ chặt để cố định cổ
nhưng phải đảm bảo không bị chèn đường thở.
1.1.5. Kiểm tra hô hấp sau khi bất động
-

Bằng cách đếm nhịp thở và quan sát kiểu thở, môi người bệnh.


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

-

Nếu sau bất động thấy người bệnh thở nhanh, thở khị khè khó chịu và xuất hiện mơi tím thì cần

phải nới lỏng ra.
1.1.6. Vận chuyển người bệnh
Sau khi bất động cột sống cổ, người chính giữ và nâng phần đầu, phối hợp với 4 người khác để nâng
đồng thời các phần chi thể: đầu và cổ, vai, chậu hông, 2 chân để đặt vào cáng cứng. Sau đó sử dụng 5
cuộn băng chun hoặc vải để cố định các phần: trán, vai, hông, đùi, cẳng chân vào cáng để tránh
chuyển dịch cơ thể trong khi vận chuyển.
1.2. Kỹ năng bất động gãy xương cẳng chân:
1.2.1. Chào hỏi
- Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu tên bác sĩ,

- Giải thích cho người bệnh về mục đích của việc bất động cẳng chân. Đề nghị người bệnh đồng ý và hợp
tác.
- Dự kiến các bước thực hiện, các khả năng có thể xảy ra.
- Nếu tình trạng người bệnh nặng, các thơng tin trên được trao đổi với người nhà của người bệnh.
- Nếu tình trạng người bệnh nặng mà khơng có người nhà đi cùng, bác sĩ cần khẩn trương thực hiện kỹ
năng để cấp cứu cho người bệnh.
1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Nẹp: 2 nẹp gỗ dài quá gối, bản rộng 8-10 cm, dày 0,8 cm. Nẹp nên được quấn bao quanh bởi một lớp
vải, thường là băng cuộn.
- Băng cuộn: 4 cuộn .
- Bơng độn: 6 miếng lót làm bằng bơng khơng thấm nước.
1.2.3. Đánh giá tình trạng chân của người bệnh
- Bộc lộ rộng rãi chân bên gãy để quan sát được toàn bộ cẳng chân, giúp đánh giá toàn diện tình trạng
tổn thương, tránh bỏ sót thương tổn kèm theo.
- Bắt mạch mu chân và chày sau.
+ Vị trí bắt mạch mu chân: trên phần nhô lên của mu chân, ở vị trí gian cốt đốt bàn 1 và 2. Mạch
chầy sau bắt ở vị trí sau mắt cá trong. Bắt mạch bằng ba ngón tay (ngón thứ 2, 3 và 4), có thể đổi tay và
ln so sánh với chân lành.
+ Trong trường hợp mạch yếu hoặc không thấy mạch đập phải nghĩ ngay đến khả năng tổn thương
mạch phía trên.
+ Lưu ý: khi người bệnh đang trong tình trạng tụt huyết áp, mạch mu chân và chầy sau nhanh,
nhỏ, khó bắt hoặc khơng bắt được mạch, lúc này phải nâng được huyết áp cho người bệnh. Bắt mạch,
đánh giá lại tình trạng mạch khi huyết áp đã ổn định.


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

- Yêu cầu người bệnh vận động các ngón chân về phía mu chân và gan chân (vận động chủ động).

+ Trong gãy xương cẳng chân đơn thuần, người bệnh vẫn thực hiện được các động tác này, nếu
trường hợp giảm hoặc mất khả năng vận động của một hoặc cả hai động tác trên thì ngun nhân có thể
là có tồn thương mạch máu, thần kinh hoặc gân cơ kèm theo.
+ Các tổn thương này có thể là đơn lẻ hoặc đồng thời. Phải xác định được các tổn thương, là
nguyên nhân gây mất vận động nói trên.
- Kiểm tra cảm giác mu chân và gan chân của người bệnh
+ Dùng bút lông, mảnh giấy hoặc đầu ngón tay khám cảm giác nơng (cảm giác xúc giác thô sơ)
vùng mu và gan chân.
+ Hỏi người bệnh về sự nhận biết của họ về cường độ, tính chất và vị trí kích thích.
+ Khám so sánh với chân bên lành. Tăng cảm giác đau thường gặp trong thiếu máu cấp tính chi
(hội chứng chèn ép khoang). Tê bì, dị cảm thường gặp trong tổn thương mạch hoặc thần kinh kèm theo.
+ Khi giảm lưu lượng tuần hoàn cẳng chân do thực hiện các nút buộc q chặt cũng có

thể gây

tê bì, dị cảm, khi đó phải nới lỏng các nút buộc ngay.
1.2.4. Đặt nẹp và bơng độn
- Người phụ thứ nhất: đứng phía đối diện người bệnh, một tay đỡ gót, một tay giữ bàn chân ở tư thế
vng góc, vừa kéo vừa nâng chân nhẹ nhàng.
- Người phụ thứ hai: đứng đối diện với chân tổn thương, một tay đỡ khoeo, một tay đỡ phía dưới cẳng
chân (ngang vị trí ổ gãy xương), phối hợp với người phụ thứ nhất cùng nâng chân người bệnh (lưu ý: đỡ
bằng lòng bàn tay).
- Người thứ ba (người thực hiện chính) đứng cùng bên chân tổn thương, đặt nẹp vào mặt trong và mặt
ngoài của cẳng chân
- Người thực hiện chính đặt các miếng lót (bơng độn) vào các vị trí dễ tỳ đè: mắt cá trong, mắt cá ngồi,
lồi cầu đùi phía trong và ngồi, đầu trên của hai nẹp.
- Sau khi đặt xong nẹp, 2 người phụ tiếp tục đỡ chân người bệnh cùng với nẹp để người thực hiện chính
thực hiện các nút buộc bất động nẹp
1.2.5. Băng bất động nẹp
- Người thực hiện chính tiến hành việc bất động nẹp bằng 3 nút buộc lần lượt là: nút buộc trên gối, nút

buộc dưới gối và nút buộc quanh khớp cổ chân.
1.2.6. Kiểm tra tình trạng bất động và tình trạng chi sau bất động
Kiểm tra tình trạng lỏng chặt của các nẹp bằng cách luồn ngón trỏ dưới các nút buộc để kiểm tra
độ căng của các nút buộc.
- Thông thường độ chặt vừa đủ khi luồn được ngón trỏ vào dưới nút buộc và khơng thể tạo khoảng hở
giữa ngón tay và da người bệnh.


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

- Nút buộc sẽ q chặt hoặc q lỏng khi khơng thể luồn ngón trỏ vào dưới nút buộc hoặc có thể luồn
ngón trỏ và tạo được khoảng hở giữa ngón trỏ và da người bệnh tại vị trí tiếp xúc giữa nút buộc và da.
- Bắt mạch mu chân của người bệnh. Nếu mạch mu chân yếu hơn trước khi bất động nẹp thì có khả năng
là các nút buộc q chặt hoặc thao tác quá thô bạo dẫn đến tổn thương mạch máu (khả năng này hiếm
gặp).
- Yêu cầu người bệnh vận động ngón chân về phía mu chân và gan chân.
- Kiểm tra cảm giác mu chân và gan chân của người bệnh.
1.3. Kỹ năng cầm máu vết thương mạch máu bằng băng ép:
1.3.1. Chào hỏi
-

Chào, hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên bác sĩ,

- Giải thích cho người bệnh về mục đích của việc cầm máu vết thương mạch máu. Đề nghị người
bệnh đồng ý và hợp tác.
-

Dự kiến các bước thực hiện, các khả năng có thể xảy ra trong khi thực hiện.


- Nếu tình trạng người bệnh nặng, các thông tin trên được trao đổi với người nhà của người bệnh.
- Nếu tình trạng người bệnh nặng mà khơng có người nhà đi cùng, bác sĩ cần khẩn trương thực hiện
kỹ năng để cấp cứu cho người bệnh.
1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ
-

Nhiều gạc hoặc bông sạch, tốt nhất là vô trùng.

-

Một kẹp để cặp bông, gạc.

-

Băng cuộn: 3 – 4 cuộn, kích cỡ tùy theo đoạn chi bị thương.

-

Dung dịch lau vết thương: cồn 70 độ, bétadin (povidin) hoặc nước muối sinh lý hay nước sạch.

1.3.3. Kỹ thuật
-

Nếu vết thương đang chảy máu dữ dội: nhờ người phụ dùng tay đè ép mạnh lên đường đi của

động mạch hoặc garơ tạm thời ở phía trên của vết thương.
-

Lau sạch quanh mép vết hương bằng một trong các dung dịch lau vết thương ở trên, không được


đổ dung dịch vào rửa bên trong vết thương.
-

Đặt thật nhiều bông - gạc sạch lên trên vết thương thành một lớp dầy, lưu ý chiều dài và chỗ dày

nhất của khối bông - gạc nên đặt dọc theo đường đi của động mạch qua vết thương.
-

Đặt băng cuộn nhiều vòng qua khối bông - gạc trên vết thương, băng chặt tay, sử dụng nhiều kỹ

thuật băng tùy thuộc đoạn chi bị thương như: băng vòng tròn, băng chữ nhân, băng số 8 …
-

Thả tay đè ép hoặc garơ động mạch phía trên vết thương nếu có.

-

Đánh giá kết quả: hết chảy máu qua vết thương, băng không quá chặt gây thiếu máu chi (chi tím,

tĩnh mạch nơng nổi căng).


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

-

Cố định chi ở tư thế duỗi thẳng hoặc tư thế cơ năng.


1.3.4. Theo dõi
Sau khi băng ép, cần theo dõi một số diễn biến sau
-

Băng ép chưa đủ chặt để cầm máu: máu tiếp tục rỉ ra hoặc chảy tái phát qua vết thương sau một

khoảng thời gian. Do vậy, cần tháo bỏ và làm lại băng ép (đặt nhiều bông - gạc hơn, băng chặt tay
hơn). Không nên dùng băng cuộn để băng đè thêm ra ngoài băng ép cũ.
-

Băng ép quá chặt: thấy chi dần dần xuất hiện tê bì, giảm cảm giác, tím, lạnh, các tĩnh mạch nơng

nổi căng (giống như garô) nên cần tháo bỏ và làm lại băng ép, đặt ít bơng – gạc hơn và băng lỏng tay
hơn.
-

Băng ép thất bại: máu tiếp tục chảy nhiều qua vết thương dù đã băng ép đúng kỹ thuật. Do vậy

cần chuyển sang dùng các biện pháp cầm máu khác, như thắt mạch, garô …
1.3.5. Thay đổi kỹ thuật
Trong một số trường hợp, do điều kiện cấp cứu tại chỗ khơng đủ các dụng cụ cần thiết, thì có thể sử
dụng các phương tiện thay thế như:
-

Băng: có thể dùng các dải vải sạch được xé ra từ áo, quần, chăn … để làm băng cuộn.

-

Bơng - gạc: có thể dùng các miếng vải sạch gấp lại để làm bông - gạc đặt lên vết thương.


-

Khi khơng có nước sạch hoặc vết thương khá sạch thì khơng nhất thiết phải lau chùi quanh vết

thương trước khi băng ép.
2. Chỉ tiêu thực hành
ST
T
1
2
3

Chỉ tiêu
Tên kỹ năng
Bất động chấn thương cột sống cổ
Bất động gãy xương cẳng chân
Cầm máu vết thương mạch máu
bằng băng ép

3. Bảng kiểm dạy học

Quan sát

Thực hành có
hướng dẫn của
GV

Làm đúng


Làm thành thạo

1
1
1

1
1
1

1
1
1

1
1
1


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

3.1.
STT
1

Bảng kiểm dạy-học kỹ năng bất động chấn thương cột sống cổ
Các bước thực hiện
Ý nghĩa của từng bước

Tiêu chuẩn phải đạt
Chào và hỏi tên người bệnh. Làm quen với người bệnh. Tạo Giải thích dễ hiểu. Thái độ tự
Giới thiệu tên bác sĩ. Giải thích mối quan hệ chun mơn tốt tin. Người bệnh đồng ý và
mục đích thực hiện kỹ năng. với người bệnh. Đánh giá sơ bộ hợp tác
Đề nghị người bệnh đồng ý.

2

tình trạng tri thức, hơ hấp của

người bệnh.
Đánh giá tình trạng vận động Kiểm tra mức độ tổn thương Đánh giá chính xác, đầy đủ
cảm giác tứ chi của người cột sống, độ nặng của người tình trạng liệt, hơ hấp, tuần
bệnh, tình trạng hơ hấp, tuần bệnh

hồn của người bệnh

3

hoàn của người bệnh
Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ đầy đủ, phù hợp với

4

người bệnh
Người chính dùng hai bàn tay Để tạo khoảng trống cho luồn Cổ ưỡn tối đa

Để thủ thuật thực hiện được tốt


để kéo hàm ra sau và nâng gáy nẹp phía sau
5

6

người bệnh
Người phụ 1 cùng đồng thời Để tạo khoảng trống cho luồn Vai và cổ cùng nằm trên một
với người chính nâng 2 vai nẹp phía sau

đường thẳng.

người bệnh
Người phụ 2 luồn nẹp cổ đặt Để cố định được cột sống cổ

Nẹp ôm sát gáy, đầu dài ơm

phía sau gáy

khít vai, đầu ngắn ôm sát

Người phụ 2 đặt nửa nẹp cổ Để cố định được sột sống cổ

chẩm
Đầu dài ơm sát ngực, đầu

phía trước và cố định

ngắn ơm sát hàm người bệnh.
Vịng cố định đủ chặt nhưng


7

khơng chèn đường thở.
Người chính kiểm tra tình Để đánh giá mức độ nặng lên Đánh giá đúng, chính xác
trạng hơ hấp của người bệnh sau cố định, hoặc có gây chèn

8

sau khi đặt nẹp.
đường thở khơng?
Người chính giữ phần đầu, Để đưa người bệnh lên cáng Các bộ phận đầu, cổ, vai,
phối hợp với phụ 1,2,3 cùng cứng, để bất động và vận hông, chân phải nằm trên một
nâng phần đầu, vai ngực, hông chuyển

đường thẳng.

và chân lên cao 30cm, tạo điều
kiện để người thứ 4 luồn cáng
9

cứng phía dưới
Dùng 5 cuộn băng để cố định Để cố định cơ thể vào cáng Cố định phải đủ chắc,không
các bộ phận: trán, vai, khung cứng, tránh bị di lệch trong khi quá chặt hoặc bị lỏng.


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020


chậu, đùi, cẳng chân vào cáng vận chuyển.
10

3.2.
STT
1

2

cứng
Kiểm tra tình trạng bất động.
Đảm bảo bất động cột sống cổ, Bất động cột sống cổ tốt,
Thông báo kết thúc kỹ năng. cố định chắc cơ thể vào cáng.
đúng kỹ thuật.
Tôn trọng người bệnh
Chào và cảm ơn người bệnh
Người bệnh hài lòng

Bảng kiểm dạy-học kỹ năng bất động gãy xương cẳng chân
Các bước thực hiện
Ý nghĩa của từng bước
Chào và hỏi tên người bệnh. Làm quen với người bệnh.
Tạo sự thân thiện giữa bác sĩ
Giới thiệu tên bác sĩ, giải thích
với người bệnh, trấn an người
mục đích thực hiện kỹ năng.
bệnh. Đánh giá sơ bộ tình trạng
Đề nghị người bệnh đồng ý,
tri giác của người bệnh.
hợp tác.

Đánh giá tình trạng chân của Kiểm tra tổn thương thần kinh,

Tiêu chuẩn phải đạt
Giải thích dễ hiểu. Thái độ tự
tin. Người bệnh đồng ý và
hợp tác

Khơng để sót tổn thương

người bệnh: bắt mạch mu chân, mạch máu phối hợp tại cẳng mạch máu, thần kinh kèm
yêu cầu vận động, khám cảm chân.

theo.

3

giác
Chuẩn bị dụng cụ

Để thủ thuật thực hiện được tốt

Dụng cụ đầy đủ, và đúng tiêu

4

Đặt nẹp

chuẩn.
Để cố định được ổ gãy xương Nẹp đặt đúng vị trí


Lót đệm

cẳng chân
Tránh đau, loét do tỳ đè trực Miếng lót đặt đúng và đủ các

6

Băng bất động trên gối

tiếp của nẹp.
Để cố định nẹp

vị trí,
Băng đúng kỹ thuật, đúng vị

7

Băng bất động dưới gối

Để cố định nẹp

trí, vừa đủ chặt
Băng đúng kỹ thuật, đúng vị

8

Băng bất động quanh khớp cổ Để cố định nẹp

trívừa đủ chặt
Băng đúng kỹ thuật, đúng vị


9

chân.
trívừa đủ chặt.
Kiểm tra độ chặt lỏng và tình Đảm bảo bất động chi và Bất động chi tốt, đúng kỹ

5

trạng chi sau bất động
10

không làm tổn thương thêm ở thuật (người bệnh thấy dễ

chi.
Thông báo kết thúc kỹ năng. Tơn trọng người bệnh

chịu, đỡ đau).
Người bệnh hài lịng

Chào, cảm ơn người bệnh
3.3.
STT
1

Bảng kiểm dạy-học kỹ năng cầm máu vết thương mạch máu bằng băng ép
Các bước thực hiện
Ý nghĩa của từng bước
Tiêu chuẩn phải đạt
Chào và hỏi tên người bệnh. Làm quen, đánh giá sơ bộ tình Giải thích dễ hiểu. Thái độ tự



Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

Giới thiệu tên bác sĩ. Giải thích trạng người bệnh

tin. Người bệnh đồng ý và

mục đích thực hiện kỹ năng.

hợp tác.

Đề nghị người bệnh đồng ý,
2

hợp tác.
Xác định vị trí vết thương và Giúp đánh giá tình trạng vết Xác định đúng vị trí và động

3

động mạch bị tổn thương
thương
Dùng tay ép mạnh lên đường đi Để cầm máu tạm thời

4
5

của động mạch bị tổn thương

tổn thương
Chuẩn bị dụng cụ
Để thực hiện tốt kỹ năng
Dụng cụ đúng, đủ
Lau sạch quanh mép vết Giúp loại bỏ bớt chất bẩn Lau bằng dung dịch đúng quy

6

thương
quanh mép vết thương
định. Lau đúng kỹ thuật
Đặt nhiều bông, gạc sạch thành Giúp tạo điểm chèn ép lên Đúng kỹ thuật

mạch bị tổn thương
Ép đúng vị trí động mạch bị

lớp dầy dọc đường đi của động động mạch bị tổn thương để
mạch qua vết thương
cầm máu
Băng cuộn nhiều vòng trên Cố định lớp bông, gạc chèn ép. Băng chặt tay, đúng kỹ thuật

7

khối bông, gạc

Cầm máu vết thương

tùy theo đoạn chi bị tổn
thương
Đúng kỹ thuật


8

Thả tay đang đè ép phía trên Để hoàn thành kỹ năng

9

vết thương
Đánh giá kết quả băng vết Giúp đánh giá tình trạng chi bị Hết chảy máu qua vết thương.

10

thương
tổn thương sau khi băng
Không gây tím đầu chi
Cố định chi.
Giữ chi ở tư thế tốt nhất cho Cố định chi tốt, đúng kỹ
Thông báo kết thúc kỹ năng. người bệnh.
thuật.
Tôn trọng người bệnh
Người bệnh hài lòng
Chào và cảm ơn người bệnh

4. Bảng kiểm lượng giá
4.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng bất động chấn thương cột sống cổ
STT
1

Các bước thực hiện
Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu

tên bác sĩ. Giải thích mục đích thực
hiện kỹ năng. Đề nghị người bệnh

2

đồng ý hợp tác.
Đánh giá tình trạng vận động cảm giác
tứ chi của người bệnh, tình trạng hơ

3
4

hấp, tuần hồn của người bệnh
Chuẩn bị dụng cụ
Người chính dùng hai bàn tay để kéo

Thang điểm
0
(Khơng làm)

1
(Làm sai)

2
(Làm đúng)

3
(Làm thành thạo)



Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

5
6

hàm ra sau và nâng gáy người bệnh
Người phụ 1 cùng đồng thời với người
chính nâng 2 vai người bệnh
Người phụ 2 luồn nẹp cổ đặt phía sau
gáy.
Người phụ 2 đặt nửa nẹp cổ phía trước

7

và cố định
Người chính kiểm tra tình trạng hơ hấp

8

của người bệnh sau khi đặt nẹp.
Người chính giữ phần đầu, phối hợp
với phụ 1,2,3 cùng nâng phần đầu, vai
ngực, hông và chân lên cao 30cm, tạo
điều kiện để người thứ 4 luồn cáng

9

cứng phía dưới

Dùng 5 cuộn băng để cố định các bộ
phận: trán, vai, khung chậu, đùi, cẳng

10

chân vào cáng cứng
Kiểm tra tình trạng bất động. Thơng
báo kết thúc kỹ năng. Chào và cảm ơn

người bệnh
Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30
Quy định:
Không làm
= 0 điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm
Quy đổi sang thang điểm 10
0
điểm = 0 4 - 6 điểm = 2
1 - 3 điểm = 1 7 - 9 điểm = 3

Làm được nhưng chưa thành thạo
Làm tốt, thành thạo

10 - 12 điểm = 4
13 - 15 điểm = 5

16 - 18 điểm = 6
19 - 21 điểm = 7

= 2 điểm

= 3 điểm

22 - 24 điểm = 8
25- 27 điểm = 9
28- 30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của sinh viên: /10
4.3. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng bất động gãy xương cẳng chân
STT
1

Các bước thực hiện
Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu
tên bác sĩ, giải thích mục đích thực
hiện kỹ năng. Đề nghị người bệnh

2

đồng ý, hợp tác.
Đánh giá tình trạng chân của người
bệnh: bắt mạch mu chân, yêu cầu vận

3

động, khám cảm giác
Chuẩn bị dụng cụ

Thang điểm
0
(Không làm)


1
(Làm sai)

2
(Làm đúng)

3
(Làm thành thạo)


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

4
5
6
7
8
9

Đặt nẹp
Lót đệm
Băng bất động trên gối
Băng bất động dưới gối
Băng bất động quanh khớp cổ chân.
Kiểm tra độ chặt lỏng và tình trạng chi

10


sau bất động
Thông báo kết thúc kỹ năng. Chào,

cảm ơn người bệnh
Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30
Quy định:
Không làm
= 0 điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm
Quy đổi sang thang điểm 10
0
điểm = 0 4 - 6 điểm = 2
1 - 3 điểm = 1 7 - 9 điểm = 3
Điểm kỹ năng của sinh viên:

Làm được nhưng chưa thành thạo
Làm tốt, thành thạo

10 - 12 điểm = 4
13 - 15 điểm = 5

16 - 18 điểm = 6
19 - 21 điểm = 7

= 2 điểm
= 3 điểm

22 - 24 điểm = 8
25- 27 điểm = 9

28- 30 điểm = 10

/10

4.3. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng cầm máu vết thương mạch máu bằng băng ép
STT
1

Các bước thực hiện
Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu
tên bác sĩ. Giải thích mục đích thực
hiện kỹ năng. Đề nghị người bệnh

2

đồng ý, hợp tác
Xác định vị trí vết thương và động

3

mạch bị tổn thương
Dùng tay ép mạnh lên đường đi của

4
5
6

động mạch bị tổn thương
Chuẩn bị dụng cụ
Lau sạch quanh mép vết thương

Đặt nhiều bông, gạc sạch thành lớp
dầy dọc đường đi của động mạch qua

7

vết thương
Băng cuộn nhiều vịng trên khối bơng,

8

gạc
Thả tay đang đè ép phía trên vết

9
10

thương
Đánh giá kết quả băng vết thương
Cố định chi.

Thang điểm
0
(Không làm)

1
(Làm sai)

2
(Làm đúng)


3
(Làm thành thạo)


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020

Thông báo kết thúc kỹ năng. Chào và
cảm ơn người bệnh
Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30
Quy định:
Không làm
= 0 điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm
Quy đổi sang thang điểm 10
0
điểm = 0 4 - 6 điểm = 2
1 - 3 điểm = 1 7 - 9 điểm = 3
Điểm kỹ năng của sinh viên:

Làm được nhưng chưa thành thạo
Làm tốt, thành thạo

10 - 12 điểm = 4
13 - 15 điểm = 5

16 - 18 điểm = 6
19 - 21 điểm = 7


= 2 điểm
= 3 điểm

22 - 24 điểm = 8
25- 27 điểm = 9
28- 30 điểm = 10

/10

5. Tài liệu học tập
- Nguyễn Đức Hinh và cộng sự (2019), Giáo trình Kỹ năng y khoa, NXB Y học.
6. Tài liệu tham khảo
- Đoàn Quốc Hưng và cộng sự (2020), Bài giảng Triệu chứng học Ngoại khoa, NXB Y học.
- Đoàn Quốc Hưng và cộng sự (2020), Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa, NXB Y học.



×