Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

DOI MOI CAN BAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.84 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tất </b>


<b>yếu khách quan</b>



<i>(TG) - Thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 của Ban Chấp hành Trung ương, Ban </i>


<i>Cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, </i>


<i>hoàn chỉnh Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp</i>


<i>hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập </i>


<i>quốc tế" (dưới đây gọi là "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”) trình Hội nghị Ban </i>


<i>Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI). Đề án đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 8 </i>


<i>thơng qua.</i>



Tạp chí Tun giáo có cuộc trao đổi với đồng chí Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
xung quanh Đề án này.


<b>PV:</b><i>Xin đồng chí cho biết tại sao nền giáo dục nước ta phải đổi mới căn bản, tồn diện?</i>


<b>Đồng chí Lâm Phương Thanh: Thứ nhất, khi bối cảnh nước ta thay đổi lớn thì giáo dục phải tiến hành đổi mới</b>
để đáp ứng những yêu cầu mới. Từ khi giành được Độc lập năm 1945 đến nay, nước ta đã tiến hành ba lần cải cách
giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1979 và tiến hành đổi mới giáo dục liên tục từ năm 1986 đến nay.


Nhìn lại các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục trong nhiều năm qua cho thấy, giáo dục nước ta mới chỉ tập trung
chủ yếu vào cải cách bậc học phổ thông, các bậc học khác ít đề cập đến và giải quyết cũng chưa được đồng bộ, sâu
sắc, còn chắp vá, thiếu một tầm nhìn tổng thể, thiếu giải pháp đồng bộ, chưa đem lại kết quả mong muốn, nên cần
phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới giáo dục và đào tạo.


Thứ hai, với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển mơ hình phát triển
nền kinh tế của nước ta từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, đủ sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới,
nếu khơng có những chủ nhân xứng đáng, khơng có nguồn nhân lực đơng đảo với chất lượng cao, sẽ khó thực hiện
được mục tiêu đề ra. Đảng ta đã xác định: gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là một trong ba khâu đột phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công


nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Như
vậy cũng có thể nói rằng, đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định sự thành cơng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.


Thứ ba, trong quá trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia
hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu
mang tính tồn cầu. Nước nào khơng đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất khả năng
cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn. Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới
một nền giáo dục hiện đại. Giáo dục Việt Nam cũng cần có sự đổi mới mạnh mẽ để ta có thể tự tin hội nhập.
Mặt khác, sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền giáo dục nước nhà đã đạt được những thành
tựu quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều mặt yếu kém, lạc hậu: chương trình nặng về lý thuyết, phương pháp giáo dục
lạc hậu, chưa gắn kết đào tạo với sử dụng và yêu cầu của thị trường lao động; chất lượng giáo dục còn thấp so với
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Một số khuyết điểm trầm trọng kéo dài, chậm được khắc phụ như: dạy thêm, học
thêm tràn lan, nạn bạo lực học đường; nhưng điều đáng lo ngại là tình trạng thiếu trung thực trong mơi trường giáo
dục trở nên khá phổ biến (mua bằng, bán điểm, bằng giả, học giả, bệnh thành tích); bên cạnh đó, nhiều chính sách,
cơ chế, giải pháp về giáo dục đến thời điểm hiện nay đã khơng cịn phù hợp. Chính vì vậy, xã hội đang đòi hỏi phải
đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo; khắc phục những yếu kém, bất cập trong đào tạo
nguồn nhân lực hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam; trong đó cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.


Những lý do chủ yếu nêu trên cho thấy rằng, nước ta phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là một
tất yếu khách quan.


<b>PV:</b><i>Đồng chí có thể cho biết những nét cơ bản về mục tiêu tổng quát và những nội dung cốt lõi của Đề án “Đổi mới căn bản,</i>
<i>tồn diện giáo dục và đào tạo”.</i>



<b>Đồng chí Lâm Phương Thanh: Từ kết quả các cuộc hội thảo khoa học, tiếp thu nhiều ý kiến của các nhà giáo,</b>
các nhà quản lý, các ngành, lắng nghe ý kiến nhân dân để có thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn; về cơ bản, Đề
án đã thống nhất một số mục tiêu lớn mang tính tổng quát của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là:
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, tự do sáng tạo, làm chủ bản thân, làm
chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả; phát triển hài hòa
con người cá nhân và con người xã hội.


Xây dựng nền giáo dục mở, dân chủ, thực học, thực nghiệp (dạy và học thực chất, học đi đôi với hành), có cơ cấu và
phương thức hợp lý, gắn với xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục được
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang
đậm bản sắc dân tộc.


Về nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đa số ý kiến cho rằng cần chuyển mạnh quá
trình giáo dục chủ yếu chú trọng truyền thụ kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội; tạo chuyển biến căn bản về chất
lượng và hiệu quả giáo dục; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quy mô - chất lượng - hiệu quả; giữa dạy chữ - dạy
người - dạy nghề; giữa giáo dục công lập và giáo dục ngồi cơng lập.


Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn
lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù hợp với từng cấp, bậc học.


Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục phương thức truyền thụ áp đặt một chiều, xây
dựng phương pháp dạy và học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học theo phương châm
“giảng ít, học nhiều”. Tăng cường các hoạt động xã hội của người học.


Đổi mới phương thức kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục bảo đảm trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình
thành năng lực, phẩm chất chứ khơng dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của người học.


<b>PV:</b><i>Vậy theo đồng chí, đâu là giải pháp then chốt và khâu đột phá để thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.</i>
<b>Đồng chí Lâm Phương Thanh: Vấn đề này có khá nhiều ý kiến khác nhau, mỗi loại ý kiến đều có tính hợp lý</b>


của nó, nhưng theo quan điểm của tơi thì giải pháp then chốt là 3 vấn đề: đổi mới tư duy giáo dục; đổi mới quản lý
giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu. Quan điểm này của tơi thể hiện sự
đồng tình với quan điểm nêu trong dự thảo Đề án sẽ trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 (khóa XI).


Nghiên cứu một số văn bản chỉ đạo của Đảng về giáo dục, tôi thấy những giải pháp then chốt nêu trên đã được đề
cập nhiều, đó là những nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa phải giải quyết trước mắt, nhưng cũng phải thực hiện liên
tục và không thể một sớm, một chiều.


Về giải pháp đột phá, tơi đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng, đó khơng nhất thiết là giải pháp then chốt, nhưng phải
giải quyết được vấn đề cấp thiết, khâu yếu nhất, có thể thực hiện được ngay, khi tác động vào đó sẽ làm chuyển
động tồn hệ thống. Hiện nay, vấn đề thi, nhất là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào các trường
đại học, cao đẳng đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, đang trở thành “điểm nóng” được bàn thảo rất nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễn đàn khoa học. Thực tế trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới công tác thi, kiểm tra và bước đầu cho thấy có hiệu ứng tích cực. Nếu tiếp tục
làm tốt công tác thi, kiểm tra sẽ tác động mạnh mẽ làm thay đổi cách dạy và cách học; làm thay đổi cả việc xây dựng
chương trình giáo dục và đào tạo; nói rộng ra là góp phần tích cực làm chuyển động cả q trình giáo dục.


Vì vậy, vấn đề thi, kiểm tra rất cần nghiên cứu một cách thấu đáo, lý giải một cách khoa học để có cách làm phù hợp
hơn. Việc chọn đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục làm khâu đột phá cũng nhận được nhiều ý kiến
đồng thuận.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×