Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TÌM HIỂU VỀ “ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA đại DỊCH COVID 19 đến NGÀNH DU LỊCH TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.72 KB, 39 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ “ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

Lớp học phần: 420300319824
Nhóm: 10
GVHD: ThS. ĐỠ THỊ THÌN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ “ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Lớp học phần: 420300319824


Nhóm: 10

STT
1
2
3
4
5
6
7

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Đinh Thị Phương Truyền
Nguyễn Thị Phước Tường

19439761

Nguyễn Trung Tài
Hồ Thị Hồng Thắm
Bùi Hạ Vy
Nguyễn Ngọc Huyền
Vũ Thị Thường

19429721
19438471
19431201
19514311

19531261

19439271

CHỮ KÝ


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
KẾT QUẢ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Học kỳ 2, năm học 2020-2021
Lớp: DHKTPM15A – 420300319824

Nhóm 10

Đề tài: Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
CLO
s

Nội dung

Phần mở đầu
(2)

CL 2


Lý do chọn đề tài

0,50

Mục tiêu nghiên cứu

0,50

Câu hỏi nghiên cứu

0,25

Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu

0,25

Ý nghĩa khoa học

0,25

Ý nghĩa thực tiễn

0,25

Tổng quan tài liệu Dàn ý
(1.5)
Nội dung
Phương pháp
nghiên cứu
(3)

Hình thức
(0.5)

Bare
m

0,25
1,25

Thiết kế nghiên cứu

0,25

Phương pháp nghiên cứu

1,25

Chọn mẫu

0,50

Bảng khảo sát

1,00

Diễn đạt/ Chính tả

0,25

Hình thức trình bày


0,25

Paraphrasing
Ghi nguồn đầy đủ cho các trích dẫn
trong bài

0,75

Trích dẫn và
CL 4 tài liệu tham khảo Trình bày trích dẫn trong bài
(2)
Số lượng/ chất lượng tài liệu tham
khảo
Trình bày danh mục TLTK

0,25
0,25
0,25
0,50
9,00

Nhận
xét Điểm


Điểm của các thành viên
STT
1
2

3
CL 3

4
5
6
7

GV chấm bài 1

Họ và Tên

Kết quả làm việc Điểm Điểm
nhóm
quy đổi tổng kết

Đinh Thị Phương Truyền
Nguyễn Thị Phước Tường
Nguyễn Trung Tài
Hồ Thị Hồng Thắm
Bùi Hạ Vy
Nguyễn Ngọc Huyền
Vũ Thị Thường

GV chấm bài 2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................................4
1. Các khái niệm............................................................................................................. 4
1.1. Dịch Covid là gì?................................................................................................4
1.2.Du lịch là gì?........................................................................................................4
1.3. Dịch Covid tác động đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
như thế nào?............................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................5
3.Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu.....................................................16
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP......................................................................................17
1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................17
2.Chọn mẫu.................................................................................................................. 17
3.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................18
4. Quy trình thu thập dữ liệu........................................................................................18
5. Mơ hình nghiên cứu, biến số, thang đo....................................................................20
6. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu.........................................................................21
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................24
PHIẾU KHẢO SÁT.........................................................................................................26


TÊN ĐỀ TÀI: Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.”

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới Dịch Covid-19 diễn ra đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Khơng

những vậy nó cịn làm cho cả thế giới phải điêu đứng khi vừa đối mặt với việc chống dịch
vừa phải khôi phục kinh tế. Đây được xem là cuộc chiến tranh công suất hủy hoại lớn. Cả
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày đêm tích cực phịng chống dịch. Nói
đến các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 để lại phải kể đến ngành
du lịch. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng
của dịch Covid-19 đã làm cho nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du
lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Theo các chuyên gia dự
báo, du lịch Việt Nam không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2021.
Sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được
kiểm soát trên thế giới.
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố dịch Covid-19
do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu. Ngành du lịch là ngành
chịu tác động nghiêm trọng nhất do lượng du khách từ nước ngoài, cũng như du lịch nội
địa bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19. Theo báo cáo của Vụ Lữ hành
(Tổng cục Du lịch), số liệu thống kê sơ bộ cho thấy khi dịch Covid-19 quay lại, đến nay
đã có hàng triệu khách du lịch hỗn, hủy tour du lịch. Đơn cử, một số trung tâm như Hà
Nội có khoảng 32.000 khách hủy tour nội địa; Thành phố Hồ Chí Minh có trên 35.000
chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ (khách sạn, vé máy bay,
điểm tham quan,…) đã bị hủy. Riêng trong tháng 8, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn, homestay xác nhận tỷ lệ khách hủy phòng đến hơn 90%, còn các đơn vị lữ
hành cho biết hơn 80% khách hủy tour và yêu cầu hoàn lại tiền 100% do tình hình diễn
biến của dịch bệnh quá phức tạp… Khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 2 xảy ra, có thể nói là
cả ngành du lịch Việt đã gần như “kiệt sức”. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Hồng Long Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội trong bài báo “Phát triển thị trường du lịch sau Covid-19: Biến thách thức
thành cơ hội” cho biết con số thiệt hại ước tính trên mới chủ yếu dựa trên những dự báo
1


về số liệu thiếu hụt khách nhân với mức chi tiêu bình qn, chứ chưa tính đến thiệt hại từ
việc “kiệt sức” của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chính là

những đối tượng chịu tác động mạnh nhất, lớn nhất hiện nay. Đó là các doanh nghiệp lữ
hành, các công ty đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú như các
khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí,...). Đồng
thời, ngành du lịch có tác động đa ngành, nên nếu phát triển mạnh thì có thể kéo theo rất
nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, nếu du lịch “hắt hơi” thì các lĩnh vực khác sẽ
“sổ mũi” theo. Nên thiết nghĩ, sẽ khơng thể tính được tất cả những thiệt hại của ngành du
lịch và chắc chắn sẽ vượt hơn nhiều con số 7 tỷ USD mà Tổng cục Du lịch ước tính.
Theo ơng Phạm Hồng Long, Việt Nam đã ngưng vận chuyển hàng không (tạm mở lại
một số đường bay từ ngày 15/9/2020) và tạm ngừng xuất nhập cảnh, thì tác động và thiệt
hại của ngành du lịch còn lớn hơn rất nhiều. Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế tư nhân Việt Nam (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của
Thủ tướng Chính phủ), nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp du lịch sẽ phá
sản. Trên bình diện thế giới, theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng
khách du lịch quốc tế giảm 65% trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch mất đi 440
triệu lượt khách quốc tế và khoảng 460 tỷ USD doanh thu từ du lịch quốc tế.
Nhóm chúng tơi chọn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong đề tài vì đây là khu vực
kinh tế trọng điểm có nhiều địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, và đây là địa điểm thu
hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhưng hiện nay do tác động của đại dịch
Covid làm lượng khách du lịch giảm mạnh, gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế của ngành
du lịch nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời tỉ lệ thất nghiệp trong ngành du lịch có
xu hướng tăng lên. Xuất phát từ vấn đề nêu trên nhóm chúng tơi chọn đề tài Tìm hiểu về:
“Tác động của đại dịch Covid-19 đến các ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” để phần nào có thể khái quát được những tác động của đại dịch Covid-19 đến lĩnh
vực du lịch. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Mức độ tác động của nó ra
sao? Câu trả lời khơng cịn là vấn đề của các nhà nghiên cứu mà đang trở thành một vấn
đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề “Tác động của đại dịch
Covid-19 đến các ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, sau đây nhóm tơi
tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về vấn đề
để có được những nhận định đúng đắn về vấn đề này.


2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu về “Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh”.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến với các ngành dịch vụ trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh như thế nào?
- Nguyên nhân đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh là gì?
- Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến ngành du lịch trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của dịch Covid-19 đến các ngành du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: khảo sát tại 4 quận (Quận Gị Vấp, Quận Tân Bình, Quận Thủ Đức, Quận
1) trên địa bàn Thành phố.
- Thời gian: tháng 9, tháng 10 (năm 2021).
- Mẫu nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên các nhà hàng, khách sạn, địa điểm tham quan du lịch
tại 4 quận với tổng 400 phiếu. Trong đó: mỗi quận sẽ là 100 phiếu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1. Ý nghĩa khoa học
Tác động của đại dịch Covid - 19 là rất lớn và toàn diện trên toàn cầu, cho đến nay đại
dịch vẫn đang diễn ra rất phức tạp, chưa có đủ cơ sở cũng như chưa có những cơng trình
3


nghiên cứu tổng hợp đánh giá đầy đủ về tác động của đại dịch Covid và giải pháp đối với
ngành du lịch. Nghiên cứu này sẽ cung cấp nguồn tư liệu cho các nhà khoa học có được
nguồn thơng tin thiết thực và có kết quả nghiên cứu khả thi để tìm ra hướng đi mới, thúc
đẩy ngành du lịch tái sinh, góp phần khơi phục kinh tế cả nước nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới, vì vậy cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu trong nghiên cứu này cũng là kênh tham chiếu cho những nghiên cứu
sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa khoa học sâu sắc, bài nghiên cứu mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn
bao gồm giúp cho người đọc biết được mức độ thiệt hại mà dịch Covid đã gây ra với
ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Qua bài nghiên cứu, các
đơn vị, tổ chức, kinh doanh về du lịch xác định rõ hơn những ảnh hưởng và tìm ra hướng
giải quyết đối với những khó khăn hiện tại mà ngành du lịch đang gồng mình gánh chịu
nhằm mục đích phát triển lâu dài và bền vững. Đây cũng là một đóng góp tích cực cho
bài toán nan giải về thất nghiệp trong đại dịch tồn cầu. Đây cũng là đóng góp tích cực để
giải bài toán về thất nghiệp giữa đại dịch Covid-19 nhằm giúp người lao động giải quyết
được những khó khăn về việc làm và thu nhập. Kết quả nghiên cứu này khơng chỉ áp
dụng ở Tp Hồ Chí Minh mà có thể tham chiếu cho các địa phương khác trên cả nước.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
1.1. Dịch Covid là gì?
Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARSCoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại
virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây

lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt
nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngồi chủng
coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có
khả năng lây nhiễm ở người. (Theo Bộ Y tế, trang thông tin về dịch bệnh.)
1.2. Du lịch là gì?
4


Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định. (Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên
của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích
khác ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
(Theo Tổ chức Du lịch thế giới ).
1.3. Dịch Covid tác động đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
như thế nào?
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch chịu tổn thất nặng nề nhất trong các
ngành kinh tế. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80% so với năm 2019, cùng
với đó, lượng khách nội địa cũng giảm khoảng 50%. Khó khăn chồng chất, khiến ngành
du lịch Việt Nam bị thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, dẫn đến khoảng 95%
doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Với các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lưu trú, tình hình cũng khơng mấy khả quan. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc
và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành. Trước những
diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, theo một số đơn vị lữ hành du lịch, số lượng tour
cho dịp Tết dương lịch và âm lịch năm nay giảm đáng kể. (Theo VOV.VN - Khó khăn
chồng chất với doanh nghiệp du lịch do ảnh hưởng dịch Covid-19”, 17/12/2020).
2. Lịch sử nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Lê Kim Anh trong cơng trình nghiên cứu về “Những ảnh hưởng
của dịch Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam” xuất bản năm 2020 đã đề cập tới ba
tác động lớn đó là lượng khách quốc tế sụt giảm, các cơ sở lưu trú phải đóng cửa, nhân
viên ngành du lịch thất nghiệp, doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm. Thứ nhất, tác động
dễ thấy nhất là các cơ sở lưu trú phải đóng cửa, nhân viên ngành du lịch thất nghiệp.
Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 - 30% so với cùng kỳ năm
ngối. Số lượng khách hủy phịng tại các cơ sở lưu trú tại Hà Nội là hơn 80.613 lượt, số
ngày bị hủy phòng khoảng 57.652 ngày. Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước
lần lượt tun bố đóng cửa. Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm,
các công ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các
5


cơng ty đa quốc gia thậm chí cịn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến hết tháng
6/2020, hơn 80% nhân sự khơng có việc làm. Nếu tình hình khó khăn hơn thì tình trạng
thất nghiệp chắc chắn cũng kéo dài hơn. Thứ hai là lượng khách quốc tế sụt giảm được
thống kê như sau khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước tính đạt 449,9
nghìn lượt người - giảm 63,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, khách quốc
tế đến nước ta trong tháng 3 giảm 68,1%. Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt
Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 3 tháng đầu năm, khách đến từ châu Á đạt 2.674,4 nghìn lượt người - chiếm 72,5%
tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Thứ ba, hai
tác động trên dẫn đến doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm mạnh. Du lịch là một lĩnh vực
kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều nhóm ngành khác, như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ
ăn uống..., vì vậy tác động của dịch Covid-19 khiến doanh thu tất cả những nhóm ngành
này cũng đồng thời sụt giảm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2020 ước tính đạt
126,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước
(cùng kỳ năm 2019 tăng 11,3%). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều cơ sở kinh
doanh nhà hàng, khách sạn không hoạt động, dẫn đến sụt giảm doanh thu ở các địa
phương, trong đó Khánh Hịa giảm 38,2%; TP. Hồ Chí Minh giảm 30,3%; Đà Nẵng giảm

23,7%; Thanh Hóa giảm 20,4%; Hà Nội giảm 20,2%; Cần Thơ giảm 17%; Lâm Đồng
giảm 16,8%; Quảng Bình giảm 14,5%; Quảng Ninh giảm 12,4%; Hải Phòng giảm 8,9%.
Doanh thu du lịch lữ hành quý I ước tính đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và
giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,2%). Lý do là bởi
nhiều địa điểm tham quan du lịch phải ngừng hoạt động, một lượng lớn khách du lịch
trong nước và quốc tế đã hủy tour du lịch do lo ngại dịch bệnh. Tính chung quý I/2020,
vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu lượt khách vận chuyển - giảm 6,1% so với cùng kỳ
năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%), và luân chuyển 55,9 tỷ lượt khách.km - giảm
8% (cùng kỳ năm trước tăng 10%). Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi
dịch Covid-19 khi các hãng phải tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế, vận tải hàng
không quý I năm nay đạt 11,9 triệu lượt khách - giảm 8%, và 15,6 tỷ lượt khách.km giảm 9,5% (riêng tháng 3/2020 vận chuyển giảm 28,8% và luân chuyển giảm 35,9%).
Nhìn chung, cơng trình này đã đóng góp nhiều số liệu để nhanh chóng khắc phục và giải
pháp cho tình hình du lịch Việt Nam đối với sự ảnh hưởng của Covid19 đối với nền kinh
tế Việt Nam (Lê Kim Anh, 2020).
6


Tiếp theo là bài nghiên cứu “Ngành du lịch Việt Nam trong mùa dịch Covid-19” của
hai tác giả Đỗ Thu Hằng & Lê Thị Hiệp được xuất bản vào năm 2020 đã đề cập đến các
vấn đề như sau. Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều
tiềm năng, đa dạng và phong phú. Năm 2019 là năm thành công của du lịch Việt Nam,
không chỉ thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, doanh
thu, mà còn là các danh hiệu lớn mà du lịch Việt Nam đạt được. Tuy nhiên, đại dịch
Covid-19 đã ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch
bị ảnh hưởng khá nặng nề. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, sự ảnh hưởng của
dịch Covid-19 sẽ khiến ngành Du lịch tồn cầu có thể bị thiệt hại tương đối lớn. Dự kiến
lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 20-30%, ước tính tổn thất khoảng 300-450 tỷ USD
đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ
USD mà ngành du lịch thu được vào năm 2019. Du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ,
chịu sự ảnh hưởng và rất lớn của dịch bệnh Covid-19. Theo Tổng cục Thống kê, khách

quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách,
giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Trong bối cảnh dịch
bệnh lan rộng, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng
cường kiểm dịch nên nhu cầu du lịch sụt giảm mạnh. Tương tự, dịch bệnh cũng làm giảm
nhu cầu du lịch trong nước khi Chính phủ thực hiện hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ
nhiều lễ hội, hội nghị và gần đây là giãn cách toàn xã hội. Theo Tổng cục Thống kê,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10%
tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019.
Mức doanh thu giảm ở hầu hết các địa phương, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh giảm
30,3%. Trong tình hình chịu tác động nặng nề của sự lây lan của dịch Covid, các hãng
hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc trong khi khách du
lịch Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam (chiếm 26.1% khối
lượng vận chuyển quốc tế). Toàn bộ các tour du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc cũng bị
hủy vì dịch bệnh khiến các cơng ty lữ hành và ngành hàng khơng có thể bị thiệt hại hàng
tỷ đồng. Hàng triệu lao động trong ngành Du lịch bị giảm thu nhập, thậm chí bị cắt giảm
do thiếu việc làm. Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành Du lịch Việt
Nam trong giai đoạn từ tháng 2 - tháng 4/2020 có thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD. Chỉ riêng
Vietnam Airlines, doanh thu của hãng này có thể bị giảm 2,1 tỷ USD trong năm 2020.Có
thể thấy, dịch Covid – 19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm khách du lịch quốc tế đi du lịch
7


nhiều cũng như mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa thường hay đi sau dịp nghỉ
lễ tết Nguyên đán. Vì vậy, khi dịch xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành Du lịch Việt
Nam khiến mục tiêu đặt ra năm 2020 đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế khó có thể
hồn thành. (Đỗ Thu Hằng & Lê Thị Hiệp, 2020).
Song song đó, theo nghiên cứu “Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh và đề xuất chính sách thúc đẩy đà tăng trưởng cho năm 2020” của Hồ
Thiện Thơng Minh và Nguyễn Hồng Tiến - Đại học Quốc tế Sài Gòn đã đề cập đến
những tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn

chung dựa vào bài nghiên cứu trên, theo tác giả do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tốc
độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều
sụt giảm mạnh. Dịch Covid-19 đang là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế
giới và trong nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay giữa đại dịch Covid-19,
Thành phố Hồ Chí Minh đã phải tính đến những kịch bản ‘lối ra’, nhất là về mặt kinh tế xã hội. Trong một nghiên cứu toàn diện đầu tiên về tác động của dịch Covid-19 đối với
các nền kinh tế lớn trên thế giới, có 02 kịch bản: (1) Giả định dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh
tại Trung Quốc trong quý I và hạ nhiệt tại các nước khác. Trong trường hợp này, tăng
trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 0,5%, chỉ còn 2,4% so với mức dự báo trước đó là 2,9%;
(2) Giả định dịch bệnh diễn biến trầm trọng và kéo dài hơn, lan rộng ra khắp khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu và châu Mỹ, điều này sẽ làm giảm đáng kể các triển
vọng của kinh tế thế giới. Trong trường hợp này, tăng trưởng toàn cầu có thể giảm xuống
cịn 1,5% năm 2020, chỉ bằng một nửa mức dự báo trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Trên thực tế, cả hai kịch bản này đều không xảy ra. Dịch bệnh đã diễn ra trầm trọng hơn
với các dự báo cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng -3% cho năm 2020 và bắt
đầu phục hồi từ đầu năm 2021. Đại đa số các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tăng trưởng
âm. Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng hạ từ mức 5% xuống còn 3% cho năm 2020. Tuy
nhiên, bên cạnh Covid-19 ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thì ngành du lịch là
nạn nhân chịu nặng nề, do các chính sách thông điệp ngăn ngừa dịch bệnh như hạn chế di
chuyển, không tụ tập nơi đông người, hạn chế các chuyến bay quốc tế,... Theo bài nghiên
cứu, tác giả thống kê doanh thu từ khách du lịch quốc tế đóng góp khoảng 6,1% GDP
năm 2019, trong đó các thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đóng
góp tới 61,4% tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh lan
rộng, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường
8


kiểm dịch nên nhu cầu du lịch sụt giảm mạnh. Tương tự, dịch bệnh cũng làm giảm nhu
cầu du lịch trong nước khi Chính phủ thực hiện hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ nhiều
lễ hội, hội nghị và gần đây là cách ly toàn xã hội. Trong quý I/2020, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam đã sụt giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; trong khi lượng khách trong

nước giảm 6%, doanh thu toàn ngành giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, giá
cổ phiếu của nhóm du lịch lữ hành giảm rất mạnh ( giảm 33,2%) so với đầu năm. Nhìn
chung, cơng trình nghiên cứu này đã đóng góp cho thấy tình hình kinh tế, du lịch Việt
Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng đối với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
(Hồ Thiện Thơng Minh và Nguyễn Hồng Tiến, 2020).
Đồng thời, theo bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh
tế và phát triển bền vững ở Việt Nam” của tác giả Bạch Hồng Việt phó viện trưởng, Viện
Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng cũng đã đề cập đến những tác động của đại dịch
Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam trong đó chịu thiệt hại lớn nhất là ngành du lịch.
Theo đánh giá của bài nghiên cứu thì Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến
nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn
đang diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt
Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19.Theo bài nghiên cứu,Việt Nam
là một trong số ít các nước kiểm sốt tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7). Quý I năm 2020, tốc độ tăng
trưởng đạt 3,82%, q II giảm cịn 0,39%, q III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng
trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương,
nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020
và là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương. Theo kết quả điều tra đột xuất
của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy,
đến 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp
bị tác động bởi dịch Covid-19. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực
dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần
lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với
78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch
Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng khơng 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch
vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%,
9



các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản
xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%. Tuy nhiên, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh
hưởng từ đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng
khơng) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Trong
6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước
(quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%).
Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% của quý
1/2020. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế, đại dịch Covid-19 khiến doanh thu
ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các
chi phí liên quan đến phi hành đồn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo
quản máy bay. Các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam
Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ
đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu khơng có hỗ trợ của Chính phủ. (Bạch
Hồng Việt, 2020).
Cùng với bài nghiên cứu trên là nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến
ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó.” của nhóm tác giả Phạm Trương
Hồng, Trần Huy Đức & Ngô Đức Anh được xuất bản vào năm 2020 tiếp tục đề cập đến
tác động của đại dịch Covid đến ngành du lịch. Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của bệnh
dịch tới ngành du lịch phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, trong phạm vi và thời gian
kéo dài của bệnh dịch. Thời gian để ngành du lịch phục hồi lại bình thường với các dịch
bệnh có ảnh hưởng tồn cầu là hàng năm. Gần đây nhất, với dịch SARS 2003, các nước
chịu ảnh hưởng nhiều phải mất tới 2 năm để khôi phục ngành du lịch. So với dịch Covid19, phạm vi và mức độ tác động của SARS 2003 nhỏ hơn nhiều. Dịch SARS 2003 chỉ
xảy ra trong phạm vi hẹp, chủ yếu là ở Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và
trong thời gian được xác định là 3 tháng. Trong khi đó dịch Covid-19 đã lan ra toàn cầu
với một loại virus hoàn toàn mới, chưa có vắc-xin phịng bệnh. Theo Trung tâm Kiểm
sốt dịch bệnh Mỹ, phải đến đầu năm 2021 mới có khả năng có vắc-xin phịng bệnh này.
Virus Covid-19 cịn được xem là nguy hiểm hơn vì có khả năng lây bệnh nhanh chóng.
Những đặc tính của dịch bệnh Covid-19 khơng những hạn chế nhu cầu của khách du lịch
mà còn gây thái độ lo ngại, thậm chí từ chối đón tiếp khách du lịch từ người dân địa
phương. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính cộng đồng nên tác động của dịch Covid19 sẽ rất lớn tới cả cung và cầu du lịch, nhất là khi nó kéo dài. Những tác động dịch

10


Covid-19 lên các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch là khách hủy hợp đồng hoặc
thay đổi các yêu cầu về thời gian đi du lịch. Các khách sạn trên khắp các tỉnh thành cả
nước lần lượt tuyên bố đóng cửa trong mùa dịch bệnh. Chính điều này khiến nhân lực
ngành du lịch bị mất việc, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên
chế đến 60%. Đối với các công ty đa quốc gia thậm chí cịn giảm 4/5 số lượng nhân viên.
Ít nhất cho đến hết tháng 6/2020, hơn 80% nhân sự khơng có việc làm. Nếu tình hình khó
khăn hơn thì tình trạng thất nghiệp chắc chắn cũng kéo dài hơn. Doanh thu từ ngành du
lịch cũng bị sụt giảm. Lý do là nhiều địa điểm tham quan du lịch phải ngừng hoạt động,
một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đã hủy tour du lịch do lo ngại dịch
bệnh. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành quý I giảm so với cùng kỳ năm
trước như: Thanh Hóa giảm 49,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 48,3%; Quảng Ninh giảm
47,1%; Khánh Hòa giảm 43,9%; TP. Hồ Chí Minh giảm 39,9%; Bình Định giảm 24,4%;
Đà Nẵng giảm 19,5%; Hà Nội giảm 18,7%; Hải Phòng giảm 14,9%. Với tác động của
dịch Covid-19 đã nêu trên cần phải có những giải pháp để ngành du lịch sống chung với
dịch, tổ chức đón khách đến một cách an tồn, có trách nhiệm. Giải quyết được bài toán
hỗ trợ doanh nghiệp và hàng trăm nghìn nhân lực du lịch trong thời gian ảnh hưởng bởi
dịch bệnh. (Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức & Ngô Đức Anh,2020).
Nếu những bài nghiên cứu nêu trên đề cập đến tác động của đại dịch Covid-19 đến
ngành du lịch thì theo nghiên cứu của Thạc sĩ Đỗ Hiền Hịa-khoa Thương Mại Du lịch
trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bài nghiên cứu ” Tương lai
của ngành du lịch Việt Nam sau Đại dịch Covid-19” nêu lên các giải pháp nhằm hạn chế
tác động của dịch Covid đến ngành du lịch. Nghiên cứu được đăng trên ‘‘ Tạp chí cơng
thương ’’ vào 06/2020. Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng một số đơn vị
đề ra các biện pháp như hỗ trợ của Chính phủ và đẩy mạnh xúc tiến thị trường khách nội
địa. Về hỗ trợ Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản số
1156/BVHTTDL- TCDL đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị trong q trình khơi phục sự sống của lĩnh

vực du lịch của thành phố. Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị miễn thuế
giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong quý I, quý II và
quý III năm 2020; giảm 50% thuế VAT cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du
lịch trong quý 4 năm 2020 và quý 1 năm 2021; giảm chi phí mơi trường cho các doanh
nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể trong năm 2020,
11


… Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị triển khai gói hỗ trợ tín dụng cho các
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành, vận tải du lịch, khu du lịch, vui chơi giải trí): Giảm lãi suất vay từ
3%/năm, đồng thời kéo dài thời gian ân hạn, chậm trả lãi vay, có các khoản vay ưu đãi
mới. Bộ cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các hãng Hàng không Việt Nam phối hợp với
các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị
trường quốc tế tiềm năng như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, New Zealand,
Mỹ,... để kích thích thị trường du lịch được phát triển trở lại. Về đẩy mạnh xúc tiến thị
trường khách nội địa, theo sở Du lịch cho biết: Đây là thị trường vốn sẽ hồi phục nhanh
hơn thị trường quốc tế. Cần sớm triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa sau
khi Việt Nam công bố hết dịch, khuyến khích nhân dân hưởng ứng chương trình kích cầu
du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để khơi phục thị trường với các chương
trình giảm giá phong phú, hấp dẫn du khách với các điểm đến phù hợp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là, có thể xem xét lựa chọn các điểm đến mới, nơi khơng
bị dịch hoặc khơng có khả năng tái phát dịch để thu hút khách du lịch nội địa phù hợp với
điều kiện, năng lực, sở trường của công ty. Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú
trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Cuối
cùng, qua bài nghiên cứu đã vạch ra được những hướng phát triển trong tương lai của
ngành. Hiện tại tuy dịch bệnh đã bị đẩy lùi nhưng khơng phải vì thế mà ta mất cảnh giác
nhưng cũng không thể để mất đi cơ hội phát triển kinh tế. Vì thế yêu cầu hiện nay là vừa
phải đồng thời chống dịch vừa phát triển kinh tế và để làm được điều đó thì mỗi người
dân cần phải ý thức được bản thân cần làm gì (Đỗ Hiền Hịa, 2020).

Đồng thời, theo Võ Đức Tâm - Võ Văn Bản trong bài “Dự báo và biện pháp cho
ngành Du lịch Việt Nam trong và sau đại dịch Covid-19” trên Tạp Chí Cơng Thương,
Khoa Du Lịch, Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, đã đề cập bốn giải
pháp tối ưu để giảm thiểu thiệt hại tới ngành du lịch dựa trên các nước phát triển như Mỹ,
Pháp, Singapore... Thứ nhất là kích thích nền kinh tế và việc làm . Kích thích nền kinh tế
và việc làm. Bao gồm các biện pháp kích thích tài chính như hỗ trợ các khoản vay và trợ
cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phúc lợi bổ sung cho người thất nghiệp.
Hoặc điều chỉnh các điều khoản vay hiện tại dựa trên các hợp đồng tín dụng hiện có đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách thông qua bảo lãnh và giảm hoặc cố định lãi suất.
Cung cấp đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên du lịch trong thời gian ngừng hoạt
12


động thơng qua các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc có trợ cấp. Các biện pháp thúc
đẩy du lịch nội địa như giảm thuế thu nhập cho các chuyến du lịch bắt đầu từ tháng
3/2020. Nếu khách hàng hợp đồng hủy đặt phịng thì luật pháp sẽ cho phép công ty
chuyển đổi thành voucher dịch vụ khác. Hoặc khách du lịch sẽ có thời gian gia hạn 2 năm
để hỗn đặt phịng mà khơng phải trả thêm phí. Thứ hai là, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch,
việc làm và thu nhập. Bao gồm các biện pháp như: tạm dừng hoặc trợ cấp thuế, phí và
các khoản đóng góp an sinh xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực du lịch sẽ được
nhận chuyển khoản tiền mặt của Chính phủ 2 lần/ tháng cho mỗi công nhân được giữ lại
việc làm. Trợ cấp thất nghiệp cho lao động tự do, tạm thời, bán thời gian và lao động
thời vụ. Một số biện pháp cho những người lao động thuộc nền kinh tế phi chính thức
như người trong lĩnh vực du lịch bằng cách hỗ trợ thu nhập như trợ cấp tiền lương tạm
thời và cho phép chậm nộp thuế. Thứ ba là, bảo vệ việc làm và giảm chi phí do ngành Du
lịch. Các biện pháp quan trọng bao gồm nghỉ phép do dịch đều có lương, có trợ cấp cho
những người lao động, có địa điểm kinh doanh cần đóng cửa và hỗ trợ dọn dẹp cũng như
khử trùng nơi làm việc trước khi mở cửa trở lại. Các lĩnh vực du lịch cần “hỗ trợ việc làm
đặc biệt" của công ty du lịch đủ điều kiện nhận hỗ trợ sẽ được Chính phủ trợ cấp cho
cơng nhân trong 6 tháng. Hỗ trợ chi phí làm sạch và khử trùng cho các khách sạn đã cung

cấp chỗ ở cho các trường hợp nghi ngờ và xác nhận nhiễm trùng. Thứ tư là sáng tạo
những phương thức hỗ trợ từ trung ương xuống địa phương. Cụ thể, các cơ chế đại diện
bao gồm các đại diện từ tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả du lịch để
tìm ra giải pháp hoặc kiến nghị giải pháp. Các tổ chức du lịch và người lao động du lịch
tham gia vào các cuộc thảo luận về các biện pháp chính sách liên quan đến lĩnh vực bị
ảnh hưởng và có những sáng kiến thúc đẩy sáng tạo. Ví dụ như tại Chile, Hội đồng thành
phố Consejo thành lập một ủy ban về khủng hoảng việc làm, thúc đẩy sự phối hợp với
các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng cũng như
phân tích dự báo việc làm và tác động của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Hội đồng
Tiền lương Quốc gia ở Singapore, đã phát triển một bộ Hướng dẫn mới để đưa ra hướng
dẫn kịp thời về việc duy trì doanh nghiệp và tiết kiệm việc làm. Hội đồng Lao động và
Phát triển Kinh tế Quốc gia ở Nam Phi đã thảo luận về các quy định về Thảm họa Quốc
gia, để quản lý các vấn đề như làm việc theo ca, làm việc từ xa và cách sắp xếp công việc
khác. Các tổ chức xã hội ở Tây Ban Nha đã phát triển hai gói biện pháp kinh tế ban đầu
để bảo vệ gia đình, cơng nhân, lao động tự do và các công ty cũng như thiết lập các trang
13


web thông tin Covid-19 chuyên dụng để cung cấp hướng dẫn và công cụ. Các cuộc họp
hàng tuần được tổ chức giữa Chính phủ và các đối tác xã hội để thảo luận về các biện
pháp thực hiện. ( Võ Đức Tâm – Võ Văn Bản, 2020).
Tiếp theo là bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt
Nam và những giải pháp ứng phó” của tác giả Phạm Trương Hoàng , số 274 xuất bản
tháng 4 năm 2020 trên Tạp chí Cơng Thương đã đề cập đến những giải pháp để giảm
thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam.
Trước hết, nghiên cứu này đã chỉ ra các chiến lược ứng phó và các giải pháp cụ thể để
giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch. Về các
chiến lược ứng phó thì cần phải mang tính chiến lược, lâu dài và cần phải dựa trên các
nguyên tắc sau: Hạn chế tác động của dịch bệnh dẫn tới ảnh hưởng nguồn cung dịch vụ
du lịch trong nước. Lấy thị trường nội địa là cơ sở ban đầu cho việc duy trì và phục hồi

ngành du lịch. Kêu gọi tinh thần yêu nước tiêu dùng hàng nội, du lịch hướng nội. Nhạy
bén trong việc phân đoạn thị trường để có chiến lược thích ứng với các thị trường đã
kiểm sốt được dịch bệnh, nhất là các thị trường gần (Trung Quốc, Hàn Quốc …). Xây
dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam an toàn với dịch bệnh là cơ sở xuyên suốt cho
việc duy trì và phục hồi của ngành du lịch. Đảm bảo tính cạnh tranh của ngành du lịch
Việt Nam trong điều kiện các quốc gia, các điểm đến du lịch khác cũng đưa ra các chính
sách đẩy mạnh thu hút khách. Nhà nước cần có những chính sách đầu tư, hỗ trợ trực tiếp
cho ngành du lịch để thực hiện các định hướng nêu trên,… Về các giải pháp cụ thể đối
với ngành du lịch, nghiên cứu đã chia thành 3 nhóm đó là: Hỗ trợ khẩn cấp (hỗ trợ
doanh nghiệp tồn tại), Tái cấu trúc ngành, và Chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch.
Nghiên cứu đã phân tích cụ thể về từng nhóm như sau: Nhóm 1( Hỗ trợ khẩn cấp): Hỗ
trợ tài chính cho các doanh nghiệp thơng qua hạ lãi suất, bảo lãnh giãn trả nợ ngân hàng,
giãn nộp thuế và các khoản đóng góp cho nhà nước (giãn nộp thuế VAT, các khoản đóng
góp liên quan tới lao động…). Hỗ trợ duy trì lao động cho các doanh nghiệp thơng qua
việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ tiền lương. Và hỗ trợ cắt giảm chi phí đối với tiền vé,
phí, lệ phí cho các hoạt động du lịch như miễn vé vào các điểm tham quan, du lịch …
Nhóm 2 ( Tái cấu trúc ngành): nghiên cứu đã chuẩn bị 2 kịch bản để tái cấu trúc ngành
du lịch đó là tái cấu trúc thị trường và tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp. Về tái cấu trúc
thị trường: bảo đảm tính linh hoạt đáp ứng với tình hình kiểm sốt bệnh dịch của các
nước trên thế giới, tiến tới thiết lập cơ cấu thị trường mới theo hướng nâng cao giá trị. Về
14


tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp: nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch thông
qua nâng cao năng suất lao động trong ngành, chọn lọc các doanh nghiệp du lịch có chất
lượng, có năng lực cạnh tranh và tiềm năng kinh doanh, tăng cường khả năng liên kết
giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương. Để làm được điều này, cần tiếp tục tập trung
vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực thơng qua các hoạt động đào tạo, đào tạo lại
trong thời gian dịch bệnh, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch nằm trong định hướng phát
triển sản phẩm và quy hoạch, hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình du lịch liên kết giữa

các doanh nghiệp, các địa phương. Nhóm 3 (Chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch):
Mở rộng danh sách các quốc gia được miễn visa du lịch vào Việt Nam một cách nhanh
chóng. Tiếp tục hỗ trợ giảm chi phí cho ngành du lịch Việt Nam để tạo lợi thế cạnh tranh
về giá như miễn, giảm các loại phí, lệ phí, thuế trong ngành du lịch. Thúc đẩy liên kết
giữa các doanh nghiệp trong xây dựng các gói sản phẩm khuyến mại thúc đẩy cầu du
lịch. Nhà nước hỗ trợ kinh phí quảng cáo và một số các loại phí, lệ phí có liên quan (vé
vào cửa, phí sân bay,…). Thúc đẩy các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc
tế tới những thị trường trọng điểm và cạnh tranh cao. (Phạm Trương Hoàng, 2020).
Tiếp đến chúng tôi tham khảo nghiên cứu “Sustainable development of tourism industry
in post Covid-19 period in Vietnam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tiến, Nguyễn Minh
Ngọc, Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Dịu Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Tô Ngọc
Minh Phương trang 88-94 được đăng trên ResearchGate, nghiên cứu đã đưa ra phương
pháp phát triển ngành du lịch hậu Covid-19 đó là sử dụng Digital Marketing- một trong
những phương pháp tiếp cận thị trường kinh doanh thành công nhất hiện nay, sự phát
triển của Digital Marketing dường như càng được nhân đôi nhanh chóng bởi sự phát triển
mở rộng của phương tiện truyền thơng kỹ thuật số trong tất cả các khía cạnh của đời sống
thường nhật từ Email đến mạng xã hội, các thiết bị di động và máy tính bảng – thế giới
kỹ thuật số đang thống trị thế giới thực. Du lịch là một trong những ngành được hưởng
lợi từ các phương thức Digital Marketing. Nghiên cứu đã chỉ ra các cơng cụ để giúp
digital marketing thành cơng đó là: Search Engine Marketing, Social Media Marketing và
Email Marketing. Search Engine Marketing: Một nghiên cứu của Google với Ipsos
MediaCT cho thấy 65% khách đi du lịch thư giãn bắt đầu tìm kiếm địa điểm du lịch trên
mạng mà khơng có sẵn chủ định nào trong đầu, cũng không biết nên đi lại bằng phương
tiện nào. Vì thế, tìm kiếm trực tuyến đóng vai trị rất quan trọng trong q trình ra quyết
định của người dùng vì thế các doanh nghiệp ngành du lịch cần phải có đội ngũ nhân sự
15


có chun mơn về SEO ứng dụng vào website của doanh nghiệp. Social Media
Marketing: Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người ngày nay sử dụng trang web cho

social và sử dụng 30% thời gian để online mạng xã hội. Các ngành du lịch thiết lập tương
tác và duy trì sự hiện diện trên social media là hữu ích và có giá trị cho những người theo
dõi và người hâm mộ. Email marketing: Email marketing là một trong những yếu tố
thành công nhất trong lĩnh vực Digital Marketing, không chỉ đáp ứng hiệu quả cao, mà
cịn có chi phí thấp, tiết kiệm thời gian, và đo lường dễ dàng. Song song đó là các loại
hình marketing offline dần được chuyển sang online hoặc quảng cáo trên bảng hiệu
(OOH), sự kiện, roadshow,… sẽ phải điều chỉnh hoặc cắt giảm. Các kênh digital được
chú trọng hơn, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh ngân sách quảng cáo, đặc biệt
ở các ngành du lịch, bán lẻ, dịch vụ giải trí,… trong khi sản xuất đang đình trệ. Đồng
thời, thay đổi thơng điệp truyền thơng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn cách truyền tải thông
điệp của ngành du lịch sao cho phù hợp là một trong những điều cần xác định đầu tiên:
hãy rõ ràng và thẳng thắn. Một trong những mục tiêu chính của hoạt động marketing mùa
dịch là để tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng; hoặc xa hơn là thể hiện sự ủng hộ của
doanh nghiệp với tình hình hiện tại. Thay đổi hướng tiếp cận khách hàng. Để thích ứng
với sự thay đổi này, cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, theo dõi hành trình của khách
hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các cơng cụ social listening, từ đó tìm
phương pháp để có thể tiếp cận khách hàng với thơng điệp phù hợp nhất. Và cũng từ cơ
sở thấu hiểu khách hàng, các marketing có thể xem xét lại chiến lược của mình như
chuyển trọng tâm vào các kênh online hiệu quả, thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn
cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn.
( Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Minh Ngọc, Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Dịu Hương,
Nguyễn Thị Thanh Hương, Tơ Ngọc Minh Phương, 2020).
3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu.
Trong các tổng quan nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của
đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã nêu ra các giải pháp để giảm thiểu những
tác động của Covid-19 đến ngành du lịch. Tuy nhiên, trong tổng quan nghiên cứu các nhà
nghiên cứu chủ yếu nhắc đến sự giảm của lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đến các
nhà hàng dịch vụ ăn uống, chưa có sự đa dạng tại các địa phương, chưa nêu rõ những tác
động của dịch Covid-19 đến việc làm của người dân. Đây cũng là hướng phát triển cho

16


các đề tài nghiên cứu sau này để cơng trình nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này chúng tơi chọn thiết kế nghiên cứu định tính nhằm mơ tả một
tình huống, hiện tượng, vấn đề hay sự kiện, khám phá bản chất, sự biến đổi tính đa dạng
của chúng, nghiên cứu trước sau thu nhập dữ liệu dài hạn để theo dõi sự thay đổi và phát
triển của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. Cùng phương thức thiết kế nghiên cứu phi
thực nghiệm, nhà nghiên cứu không tạo ra bất kì tác động nào làm biến đổi trạng thái và
môi trường nghiên cứu. Các thiết kế nghiên cứu trên sử dụng thang đo thứ tự hay định
danh để đo lường các biến số dùng để thu thập thơng tin, thực hiện phân tích dữ liệu để
xác minh sự biến đổi của tình huống, hiện tượng hay vấn đề nghiên cứu mà khơng định
lượng được nó. Cũng có thể nói đề tài “Những ảnh hưởng của đại dịch Covid đến ngành
du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài nghiên cứu đa dạng, đáng
nghiên cứu và tìm tịi để xác định đúng hiện trạng, đưa ra các phương pháp giải quyết
hợp lý.
2.Chọn mẫu
Theo đề tài “ Những ảnh hưởng của đại dịch Covid đến ngành du lịch trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”, nhóm sẽ chọn lựa người dân ở 4 quận (Quận Gị Vấp, Quận Tân
Bình, Quận Thủ Đức và Quận 1) để làm đối tượng khảo sát.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để chọn mẫu khảo sát.
Vì khơng biết số lượng chính xác của dân số nghiên cứu, nên nhóm tính kích cỡ mẫu theo
cơng thức Cochran (1977).
Trong đó:
- Lựa chọn độ tin cậy là 95% tương ứng với z= 1,96
- Tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn là p= 0,4
- Sai số cho phép: e= 0,05

n= 368,79
Nhóm nghiên cứu xác định làm trịn n= 400 (phiếu)
Nhóm phân chia mỗi quận sẽ có n= 100 (phiếu ) khảo sát. Và mẫu cũng sẽ bằng số phiếu
17


khảo sát trên 4 quận: Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Thủ Đức và Quận 1.
3.Phương pháp nghiên cứu.
Trong phần phương pháp nghiên cứu nhóm sẽ sử dụng các phương pháp: phương pháp
đọc và phân tích dữ liệu, phương pháp quan sát và phương pháp khảo sát.
- Phương pháp đọc và phân tích dữ liệu: Đề tài về vấn đề sự tác động của dịch Covid - 19
đến ngành du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một đề tài được rất nhiều
người quan tâm hiện nay, chính vì vậy mà tài liệu cũng như các bài phân tích nghiên cứu
cũng trở nên đa dạng. Từ các tờ báo giấy, báo mạng, diễn đàn cho đến các cuốn tạp chí,
đâu đâu cũng đề cập đến vấn đề sự tác động và thiệt hại của dịch Covid - 19. Dựa vào đặc
điểm trên, nhóm đã sử dụng phương pháp đọc và phân tích dữ liệu để làm rõ hơn về thực
trạng của đại dịch Covid - 19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Một số nguồn số liệu
mà nhóm sẽ tìm thơng tin là: báo tuổi trẻ, báo dân trí, một số trang web nước ngoài,...
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp bằng cách đến từng nhà hàng, quán ăn, khu
vui chơi giải trí, địa điểm du lịch, khu tổ chức tour du lịch để quan sát số lượng khách
bên cạnh đó là mức độ hài lòng, thái độ của khách hàng trong khi nhân viên nhắc nhở
khách hàng trong cơng tác phịng chống dịch.
- Phương pháp khảo sát: Xây dựng các phiếu khảo sát, các câu hỏi phỏng vấn đề thu thập
thông tin từ các nhân viên trong quán, các chủ nhà hàng khách sạn,... Cụ thể: Nhóm sẽ
tiến hành phát phiếu điều tra cho 4 quận mỗi quận là 100 phiếu tập trung chủ yếu vào các
quán ăn, nhà hàng, khách sạn, quán bar, khu vui chơi. Nhằm làm rõ cho mục tiêu khảo
sát và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến với các ngành dịch vụ trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ưu điểm của phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi là thu thập được một khối lượng
lớn thông tin những không mất nhiều thời gian. Những khuyết điểm lớn nhất là độ tin cậy

của thơng tin thu được từ điều tra có thể bị ảnh hưởng do người tham gia không đưa ra
câu trả lời trung thực, không điền phiếu một cách nghiêm túc. Ngồi ra, khối lượng thơng
tin thu thập được khá lớn, việc xử lý thơng tin sẽ địi hỏi nhiều thời gian và địi hỏi nhà
nghiên cứu phải có khả năng phân tích và diễn giải các số liệu thống kê.
4. Quy trình thu thập dữ liệu.
Trong bài nghiên cứu nguồn dữ liệu, thơng tin được nhóm thu thập là dữ liệu thứ cấp và
thông tin thứ cấp, được thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn và được trích lược ra những
18


thông tin chọn lọc cần thiết cho nghiên cứu ảnh hưởng của Covid-19 đến ngành du lịch
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nguồn thơng tin được thu thập gồm:
- Tạp chí cơng thương.
-Tạp chí Tài chính.
-Trang tài liệu ResearchGate.
- Trang Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
- Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
- Tạp chí International Journal of Multidisciplinary Research and Growth Evaluation.
-Tạp chí Cộng sản.
Với thời đại cơng nghệ hiện nay việc tìm kiếm thơng tin khơng cịn gặp nhiều khó khăn,
nên tất cả các nguồn dữ liệu đề tài nghiên cứu của nhóm đều được tìm kiếm trên các
trang mạng, báo điện tử và tạp chí do một cá nhân và một nhóm nghiên cứu.

5. Mơ hình nghiên cứu, biến số, thang đo.
Khái niệm
Đại dịch Covid-19

Chỉ số
 Con người


Biến số
 Số người
tiếp xúc
 Số người
nhiễm
 Số người
mắc Covid
 Số người
cách ly
 Số ca nhiễm
cộng đồng
 Số người
khỏi bệnh
 Số người tử
vong
 Số quốc gia
19

Cách đo lường
 Thống kê số
lượng theo báo
cáo của bộ Y tế
 Thu thập số
liệu của từng
quốc gia


×