Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề tài TÌM HIỂU đặc TRƯNG TÂM LÝ CỦA DU KHÁCH PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.36 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
----    ----

BÀI TẬP GIỮA KÌ
MƠN: TÂM LÝ DU KHÁCH VÀ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP
Đề tài:

TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ
CỦA DU KHÁCH PHÁP
Giảng viên:

Th.S Ngơ Thị Hồng Giang

Nhóm sinh viên thực
hiện:

Nhóm 7 – A1K28
1. Nguyễn Lan Hương
2. Trần Trung Hiếu
3. Nguyễn Hải Đăng
4. Lê Thị Lan Anh

Hà Nội - 2021


Mục lục
I. Giới thiệu chung về thị trường Pháp
1. Vị trí địa lý, lịch sử ...................................................................................1
2. Tiềm năng của du khách Pháp đến Việt Nam ..........................................3
II.



Đặc điểm tâm lý của người Pháp
1. Đặc điểm tính cách ..................................................................................3
2. Đặc điểm của du khách Pháp ..................................................................4

III.
1.
2.
3.

Giờ giấc sinh hoạt của người Pháp
Giờ ăn ......................................................................................................6
Giờ ngủ ....................................................................................................6
Giờ làm việc ............................................................................................7

IV.
1.
2.
3.
4.
5.

Văn hóa của người Pháp
Trong giao tiếp ........................................................................................7
Trong gia đình .........................................................................................7
Trên bàn ăn ..............................................................................................8
Cách ăn ....................................................................................................8
Những điều kiêng kỵ .............................................................................10



I.

Giới thiệu chung về thị trường Pháp

1. Vị trí địa lí, lịch sử
1.1 Địa lý
ST
T
1
2
3

4

5

6

Đặc điểm

Nội dung

Tên nước
Thủ đơ
Hình dáng

Cộng hồ Pháp
Pari
Hình lục lăng
-Pháp nằm ở Tây Âu, giấp với Đại Tây Dương và

biển Mancha giữa Bỉ và Tây Ban Nha; nằm về phía
đơng nam của Anh, giáp Địa Trung Hải giữa Ý và
Vị trí địa lý Tây Ban Nha.
- Là quốc gia có diện tích lớn nhất Tây Âu.
- Có vị trí giao thơgn trung tâm hâu Âu, tiếp giáp
nhiều quốc gia phát triển: Đức, Tây ban Nha,…
- Địa hình đa dạng: đồng bằng và cao nguyên chiếm
đa số
+ 2/3 là đồng bằng, đồi và cao nguyên thấp
+ 1/3 là núi
Địa hình - Những dãy núi chính: dãy Alpes (nơi có đỉnh núi
Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất phía Tây Âu –
4807m), dãy Jura, Ardennes, vùng Massif central et
Vosges.
- Bờ biển: Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4
mặt giáp biển
Nước Pháp có khí hậu ơn hồ hơn những nơi
ở cùng vĩ độ do chịu ảnh hưởng kết hợp của
khí hậu Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và
khí hậu lục địa.
-Miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây
Dương thổi vào đem mưa đến. Mùa đông
lạnh với nhiệt độ trung bình 7°C.Mùa hè thì
ơn hịa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 16°C.
Khí hậu
-Ở sâu trong đất liền khí hậu chia mùa rõ rệt
hơn, mùa hè nóng hơn, cịn mùa đơng thì lạnh
hơn. Hiện tượng khơ hạn và ẩm ướt cũng
phân biệt rõ ràng hơn. Ở vùng thung lũng
Paris, nhiệt độ trong năm giao động từ 0°C

đến 24°C.
1


-Vùng miền Đông nước Pháp và các vùng miền
núi phải trải qua những mùa đông khắc nghiệt
và những mùa hè nhiều mưa bão hơn.

Bản đồ nước Pháp
1.2. Lịch sử
Lịch sử Pháp bắt đầu từ thời kỳ những thành viên của Chi Người đầu tiên
di cư tới khu vực này hàng nghìn năm trước, trong khi người Cro-Magnons,
đến vào khoảng 40.000 năm trước.
Cách mạng Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn tới thế
giới, nó xóa bỏ xã hội phong kiến tại nước Pháp, khởi đầu cho những năm
tháng tiếp theo qua những thăng trầm của lịch sử để có một nước Pháp là
cường quốc trên thế giới ngày nay. Ba màu Xanh - Trắng - Đỏ được ghi dấu
ấn trên mũ của những người lính cách mạnh Pháp năm 1789 thể hiện cho Tự
do - Bình đẳng - Bác ái và đã được chọn làm quốc kỳ của Pháp từ những ngày
đó. Ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 là ngày nhân dân Pháp phá ngục
Bastille (1789), một hành động hùng hồn tượng trưng cho sự phá bỏ cường
quyền áp bức của chế độ phong kiến.
2


Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính
phủ Mặt trận Bình dân đưa ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một
trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, Pháp đại bại, giới
lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng người Đức vào năm 1940. Chính sách
hợp tác với người Đức, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới

việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng
chiến Pháp ở bên trong. Pháp được quân Đồng Minh giải phóng năm 1944.
2. Tiềm năng của du khách Pháp đến Việt Nam
Pháp là một nước đứng trong TOP 10 nước có lượng khách đến Việt Nam
nhiều nhất, bên cạnh đó mối quan hệ về lịch sử, văn hóa hay kiến trúc của
Pháp với Việt Nam có mối liên hệ với nhau chính vì vậy người Pháp rất quan
tâm và muốn khám phá những nét văn hóa của dân tộc, những danh lam thắng
cảnh, phong tục tập quán và con người Việt Nam. Chính vì vậy mà lượng
khách du lịch Pháp lựa chọn Việt Nam ngày càng tăng nhanh.
Lượng khách du lịch tăng điều đó đồng nghĩa với việc phải nâng cao điều
kiện vật chất và cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ bởi vì
người Pháp được mệnh danh là những vị khách hàng khó tính nhất. Tâm lý
khách du lịch Pháp rất xem trọng hình thức nên địi hỏi vẻ bề ngồi của các
nhà hàng, khách sạn phải bắt mắt để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Chính vì điều này đã thúc đẩy tiềm năng du lịch – nhà hàng – khách sạn
tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
và đem lại sự hài lòng nhất cho các du khách khi ghé thăm đất nước xinh đẹp
này.
II. Đặc điểm tâm lý của người Pháp
1. Đặc điểm tính cách nổi bật
Pháp là nước có nền văn hóa lâu đời. Nước Pháp có nhiều nhà văn, nhà
triết học, nhà thơ và nghệ sĩ nổi tiếng. Kiến trúc Pháp tuyệt hảo không chỉ đẹp
mà rất khoa học, được nhiều nước khác trên thế giới hâm mộ và học tập.
Chính bởi vậy người Pháp rất tự hào về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật của
quốc gia mình.
Người Pháp rất thơng minh, khéo léo, có phong cách giao tiếp rất lịch sự,
khơn ngoan và văn mình. Họ ln có biệt tài làm hài lịng người khác. Do
vậy, văn hóa Pháp cịn được mệnh danh là văn hóa ngoại giao. Tuy nhiên, khi
giao tiếp với người Pháp nên trao đổi về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh
những chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất hịa đồng, thích nói chuyện

3


và đơi khi sẽ nói chuyện nhiều. Vì vậy, chúng ta sẽ tạo được ấn tượng với
người Pháp nếu tỏ ra là một người biết lắng nghe.
Người Pháp thích bơng đùa và châm biếm trước những gì thái quá. Tuy
nhiên, cách bông đùa và châm biếm của họ rất tế nhị. Ngày Cá tháng Tư (1/4)
cũng là bắt nguồn từ Pháp. Do đặc tính này nên người Pháp thường khơng biết
giận ai lâu và cũng khó ai giận được họ. Tuy nhiên, người Pháp khơng thích
đề cập đến chuyện riêng tư trong gia đình và bí mật kinh doanh trong khi nói
chuyện.
Người Pháp xem trọng hình thức, thích ăn mặc đẹp và cầu kì trong cách
ăn uống. Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp thế giới với các món ăn được chế biến
lạ mắt, lạ miêng. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn
uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và
có nghệ thuật. Có thể nói ẩm thực Pháp không chỉ là ăn uống đơn thuần, mà
hơn hết nó là cả một nghệ thuật đặc sắc, có một khơng hai trên thế giới.
2.

Đặc điểm của du khách Pháp

Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi. 2/3 các chuyến đi ra
nước ngoài của người Pháp là đi nghỉ. Họ thích khám phá những danh lam
thắng cảnh, nét văn hoá của các dân tộc, phong tục tập quán và con người.
Bản thân du khách Pháp là những người yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, vì
vậy họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và
yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng. Việt
Nam là một trong những điểm đến khá thu hút du khách Pháp bởi có nhiều
tinh hoa văn hố đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng.
Sở thích du lịch của người Pháp là bơi lội, tắm nắng và thưởng ngoạn các

khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Do đó, người Pháp thường thích tới những
điểm du lịch có số giờ nắng cao và có bãi biển.
Người Pháp thường sử dụng các phương tiện vận chuyển như: máy bay, ô
tô trong các chuyến du lịch bởi tính thuận tiện. Có rất nhiều khách du lịch
Pháp khi đến Việt Nam đã thuê những chiếc xe đạp hoặc đi bằng xích lơ, tự
mình khám phá các con phố cổ của thủ đô Hà Nội.
Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Đối với họ, ăn uống cũng là
một nghệ thuật. Nên khi nhắc đến nước Pháp không thể bỏ qua phong cách
ẩm thực của đất nước này. Món ăn Pháp ngon và được coi là nổi tiếng nhất
châu Âu. Người Pháp u thích chính những món ăn của đất nước họ nhưng
các món ăn dân tộc cũng rất thu hút. Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ
4


thường ăn “tất tần tật” để khám phá hương vị của nó. Mỗi bữa ăn của người
Pháp có thể kéo dài đến 3-4 tiếng. Họ cho rằng, như thế mới đủ để hiểu hết cái
đặc sắc của món ăn. Ăn hết thức ăn được coi là lời cảm ơn chân thành nhất và
cũng là lời khen ngợi tài năng của người đầu bếp, có nghĩa là sự tơn trọng đối
với người nấu.
Người Pháp khơng có thói quen “tip” giống như một số quốc gia khác.
Đối với họ, khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp
thường tặng một món quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một
người phục vụ cũng bị coi như là một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền
bạc là một trong những vấn đề tế nhị và riêng tư đối với họ.
Cũng giống như những khách du lịch các nước châu Âu khác, người Pháp
là những người yêu thích độc lập, tự chủ nên khi đi du lịch họ không muốn
người hướng dẫn viên quan tâm quá mức mà để họ có nhiều thời gian tự do,
thoải mái.
Pháp có thể coi là một trong những thiên đường du lịch của châu Âu. Khi
đi du lịch tại Pháp, du khách có thể nhận thấy rõ ràng phong cách chuyên

nghiệp và tận tình của nhân viên phục vụ tại đây. Hơn nữa, những người Pháp
rất thông minh, lịch sự. Họ ưa thích sự kiểu cách và xem trọng hình thức. Do
vậy, khi đi du lịch, người Pháp cũng ln địi hỏi phải được phục vụ tận tình,
chu đáo. Họ thường chọn những khách sạn từ 4 sao hoặc các kiểu nhà nghỉ
giải trí để lưu trú. Bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an tồn. Có rất nhiều
nhân viên phục vụ đánh giá rằng khách du lịch Pháp là những người thô lỗ và
keo kiệt nhất trên thế giới. Nhưng không phải vậy, đối với người Pháp, tiền
bạc không quan trọng bằng chất lượng phục vụ của nhân viên. Khi họ đã trả
tiền cho một dịch vụ nào đó thì phải được phục vụ xứng đáng với những gì họ
bỏ ra.
Thơng thường thì người Pháp không giỏi tiếng Anh và tâm lý khách du
lịch Pháp tự hào về ngơn ngữ của mình cho nên tại khu vực đại sảnh khi có du
khách Pháp nên cử những nhân viên lễ tân có thể nói được tiếng Pháp. Nếu
khách sạn có nhân viên biết nói tiếng Pháp thì đây sẽ là một điểm cộng lớn
đối với du khách, có thể họ sẽ cảm thấy thoải mái và giới thiệu cho bạn bè đến
khi đến Việt Nam. Nên in những tờ rơi hướng dẫn bằng tiếng Pháp để du
khách có thể dễ dàng đọc hiểu khi cần đi đâu đó hay tránh bị lạc mà lại khơng
gặp những nhân viên biết tiếng Pháp để hỏi đường.
Khi hiểu được những nét văn hố và thói quen khi đi du lịch của người
Pháp, chúng ta sẽ xác định được dễ dàng hơn những nhu cầu của họ. Từ đó có
5


thể đề ra những hoạt động hoặc thay đổi, đầu tư vào chất lượng các dịch vụ để
làm hài lòng nhữngvị khách khá khó tính này, biến Pháp trở thành một thị
trường tiềm năng của du lịch Việt Nam.
III. Giờ giấc sinh hoạt của người Pháp
1.

Giờ ăn


Người Pháp thường bắt đầu một ngày bằng một bữa sáng nhẹ nhàng vào
lúc 7h-8h, gồm bánh mì, bánh sừng bị croissant, bơ, jambon, cùng với sữa, cà
phê, sơcơla.
Bữa ăn chính thường là bữa trưa (12h-14h). Bữa trưa thường gồm một số
món: bắt đầu là món khai vị hoặc súp, sau đó là thịt hầm với khoai tây rán,
hay thịt gà rán với rau và cuối cùng là tráng miệng với hoa quả hay bánh ngọt,
cà phê. Tuy nhiên, cũng có những người dành cho mình bữa ăn trưa khơng
cầu kỳ với chiếc bánh mì sandwich, bánh pizza hay một loại bánh mặn.
Ở Pháp, đặc biệt là vào múi giờ mùa hè, mặt trời thường lặn khá muộn.
Phải đến 8 giờ 30 hoặc 9 giờ tối, tia nắng cuối cùng trong ngày mới tắt hẳn.
Có lẽ do đặc điểm này và một vài nguyên nhân khách quan như giờ làm việc,
giờ tan tầm và các thành viên ổn định tại nhà mà người Pháp có thói quen ăn
bữa tối vào khoảng 8 giờ, đơi khi là muộn hơn. Bữa tối đối với hầu hết người
Pháp thường đơn giản hơn so với bữa trưa, gồm các món như súp, thịt hầm,
bánh mì, fromage. Sau bữa ăn, người Pháp thường thưởng thức rượu cognac,
brandy hay rượu ngọt, cà phê.

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối

2. Giờ ngủ
Thời gian ngủ trung bình của người Pháp là 6 giờ 42 phút. Đa số người
Pháp có thói quen đi ngủ khá muộn và phải thức dậy sớm vào ngày hơm sau
(trung bình là 23:15 đến 6:48). Tỷ lệ người thiếu ngủ (dưới 6 giờ/ngày) tăng
lên khoảng 35.9%, trong đó, tỉ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới. Điều này có
nghĩa là một phần ba dân số Pháp cảm thấy thiếu ngủ (do chêch lệch giữa thời

gian ngủ lý tưởng và thời gian ngủ thực tế hơn 60 phút), trong đó một phần tư
6


thiếu ngủ quá mức (mức chêch lệch lớn hơn 90 phút). 47% phụ nữ trong độ
tuổi 45-54 tại Pháp thiếu ngủ đến mức báo động.
3. Giờ làm việc
Giờ làm việc thường bắt đầu từ 8h30-9h30 đến 17h30-18h30. Thời gian
nghỉ quy định cho bữa trưa là 45 phút, nhưng thường thì nó kéo dài một tiếng.
Với việc áp dụng 35 giờ làm mỗi tuần, một vài doanh nghiệp đã thực hiện
ngày làm 8 giờ, và chiều thứ sáu sẽ được nghỉ.
IV. Văn hố người Pháp
1. Trong giao tiếp:
- Hơn má, bắt tay: Hơn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne
journée” (chúc một ngày tốt lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà
người Pháp dành cho nhau trong giao tiếp hàng ngày.
- Không tự ý đến nhà người khác: khi đến nhà ai đó chơi hoặc có cơng
việc cần có hẹn trước và được sự đồng ý của chủ nhà. Bên cạnh đó, tự đẩy cửa
bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra
mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa.
- Thích trao đổi về văn hóa – xã hội, ghét chính trị: Trong những cuộc
trị chuyện với người Pháp, nên trao đổi về chủ đề văn hóa- xã hội, tránh các
chủ đề chính trị và nhạy cảm. Hãy nhớ chăm chú lắng nghe họ nói và đừng
lên mặt với họ.
2. Trong gia đình:
Tơn trọng lẫn nhau: Người Pháp thích sự n bình trong tổ ấm của mình.
Để tơn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như
làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Tôn trọng giờ giấc các bữa ăn: Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì
sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần

được báo trước.
Mọi người đều có khơng gian riêng: Ai cũng có quyền có khơng gian
riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái khơng được phép vào.
Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào
phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. Khi

7


cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu
không cần thiết.

3.

Trên bàn ăn

- Ăn uống từ tốn, không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn
theo tiến độ chung của bàn ăn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn
lau miệng bằng 2 tay. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa
cuối cùng.
- Thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không
mang sắc thái riêng tư. Người Pháp dành nhiều thời gian trò chuyện trên bàn
ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
- Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay
hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa.
- Khơng nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly.
- Ngoài ra, khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1
chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp
mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng ln chai rượu đó. Người
Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.


Bữa ăn của một gia đình Pháp
8


4. Cách ăn
- Món ăn của người Pháp khơng chỉ cầu kỳ mà cịn chắt lọc được tất cả
những gì được coi là tinh hoa nhất. Điều này thể hiện trong cách bày biện
cũng như cách phục vụ mọi người trong bàn ăn. Nhập tiệc, chủ tiệc ngồi trước
rồi mời nữ giới; bắt đầu bằng những người lớn tuổi hay là người có chức vụ
rồi mới đến nam giới. Người phụ nữ có gia đình thường được ưu tiên hơn
những người phụ nữ độc thân, trừ khi người phụ nữ đó lớn tuổi hơn. Bên cạnh
đó, đối với các thành viên nữ trong gia đình thì người con dâu được ưu tiên
hơn con gái ruột. Cịn những đứa trẻ thì được phục vụ sau cùng.
- Đối người Pháp, sử dụng khăn trong bữa ăn cũng có những chuẩn
mực nhất định. Trong bữa ăn thân mật giữa bạn bè hoặc gia đình, khăn ăn là
thứ không thể thiếu trong bàn ăn của người Pháp.
Một điều cấm kị trong cách dùng khăn ăn của người Pháp là việc vung để
mở khăn ăn hay dùng chúng để lau mặt. Đối với họ, khăn ăn chỉ để lau thấm
miệng trong những bữa ăn.
Vị trí đặt khăn ăn của người Pháp trong mỗi tình huống cũng theo một
quy tắc nhất định. Khăn ăn được đặt với góc xếp hướng về phía người ngồi,
sau đó mới được mở dần ra. Nếu có việc phải rời đi giữa bữa ăn, người Pháp
sẽ đặt khăn xuống ghế ngồi.
Khăn nhỏ của khách dùng trong bữa ăn, xếp lại hình tam giác để trong
đĩa, hoặc hình chữ nhật để bên trái, khơng bao giờ người Pháp xếp khăn hình
cánh quạt để trong ly.
Khăn lau miệng đặt trên đầu gối chỉ mở phân nửa. Không bao giờ quấn
khăn vào cổ. Khăn nhỏ dùng lau miệng, ăn xong để bên phải, không nên thắt
nút cũng không nên xếp lại (nhắc lại là : trước khi ăn, khăn nhỏ để bên trái,

sau khi ăn, khăn để lại bên phải) Là khách mời, nếu họ xếp khăn lại như cũ,
điều này có nghĩa là muốn gợi ý để được mời vào bữa ăn kế tiếp. Cuối bữa,
nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ
tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn.
- Cầm dao luôn luôn bằng tay phải, và nĩa cầm tay trái. Lúc cầm dao,
nĩa, muỗng, cầm giữa cán và không bao giờ cầm thẳng đứng đầu nhọn chĩa
lên trời (cầm ngang). Không bao giờ lấy dao ghim thịt đưa trực tiếp lên
miệng. Cầm ly, hoặc cầm đĩa, họ cũng tránh ngón tay út để vểnh lên trời. Nĩa
được cầm bằng tay trái, không được dùng để cắt đồ ăn, trộn đồ ăn hoặc khua
khoắng trên đĩa. Tập tục ăn uống ẩm thực của người Pháp với dao, nĩa,
muỗng, đĩa, ly cá nhân có từ giữa thế kỷ 16, vì trước đó, nhiều người ăn
chung trong một tơ lớn, khơng có muỗng, nĩa, chỉ có dao thơi, mỗi người lại
ăn phải mang theo con dao của mình, và trước khi ăn tráng miệng phải rửa
9


tay. Trong trường hợp thức ăn khó ghim, nĩa có thể được chuyển qua tay
phải. 
- Khi ăn xong, tất cả dao, dĩa, thìa gom lại để song song trong đĩa, mũi
nhọn chĩa xuống phía thấp của đĩa, lưỡi dao để quay về phía mình và khơng
bao giờ để dao dĩa chéo nhau. Việc người Pháp ăn hết thức ăn trong đĩa của
mình chính là ngầm khen tài nấu ăn của người đầu bếp cịn bỏ dở thức ăn thì
mang nghĩa ngược lại.
- Thực đơn ẩm thực quen thuộc của họ là món bánh mì. Bánh mì được
bẻ ra từng miếng nhỏ trước khi đưa lên miệng (ăn tới đâu bẻ tới đó) khơng
cắn, bứt ra bằng miệng (họ cũng khơng bẻ sẵn ba, bốn miếng nhỏ để đó) cũng
khơng cắt nhỏ bằng dao, bánh mì là món ăn phụ trong buổi ăn chính. Các bạn
đến Paris vào nhà hàng Tây, thói thường, hầu bàn đem ra đĩa bánh mì trước,
bạn lỡ đói bụng cũng khơng nên lấy bánh mì ăn trước mà hãy chờ món chính
dọn ra.

5. Những điều kiêng kỵ
- Nếu thân quen thì có thể hơn nhẹ để chào hỏi, cịn nếu gặp nhau lần
đầu tiên thì tuyệt nhiên khơng được phép làm việc đó với người Pháp.
- Tự đẩy cửa bước vào nhà bị người Pháp coi là không lịch sự. Chỉ
bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa.
Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm
được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể
hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai.
- Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự khơng
có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau vì ở Pháp họ rất coi trọng
bữa ăn.
- Người Pháp thường không ngụy tạo hành động như cười giả lả để tỏ
ra thoải mái. Vì vậy họ cũng khơng phản ứng khi người nước ngồi làm như
vậy. Đối với người Pháp, một nụ cười giả tạo được coi là ngớ ngẩn và không
thành thật.
- Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng
tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay
tỏ điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.
- Người Pháp khơng thích vừa ăn vừa làm một việc khác. Đồ ăn mang
đi ở Pháp có nghĩa là đồ ăn mua về từ nhà hàng hay quán cà phê, rồi ngồi
xuống ăn ở ghế đá công viên hoặc ở nhà, chứ không phải vừa đi vừa ăn.
10


Ngoài ra, mang đồ ăn thức uống vào trong những nơi kinh doanh cũng được
coi là thơ lỗ.
- Khi có việc phải liên lạc với khách du kịch Pháp bằng điện thoại,
tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột
xuất, vì họ rất chú trọng việc cân bằng giữa công việc với cuộc sống.
- Khơng nói oang oang trong tàu điện ngầm: Mặc dù là phương tiện

giao thông công cộng, tàu điện ngầm ở Pháp thường rất yên tĩnh. Nếu trót nói
lớn trên tàu, bạn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu từ người bản địa và họ
biết ngay bạn là người nước ngoài. Điều này sẽ làm bạn trở thành mục tiêu
của bọn móc túi.
- Kỵ chỉ ngón tay trỏ vào thái dương vì như vậy thể hiện sự ngu dốt.
- Kỵ số 13 vì họ coi đó là con số mang đến điều không may.
- Người Pháp kỵ hoa cúc và khơng thích hoa cẩm chướng. Điều kiêng
kỵ về hoa cúc này khá giống với Việt Nam hay một số nước ở Châu Á. Hoa
cúc là loại hoa thường chỉ dùng trong đám tang. Người dân ở Pháp cũng cho
rằng, loài hoa này mang đến điều xúi quẩy. Họ cho rằng nó tượng trưng cho
sự tang thương. Vì vậy khi đến đây, bạn tuyệt đối không nên tặng hoa cúc cho
bất kỳ ai dù là bạn bè thân thiết.

Người Pháp kỵ hoa cúc và hoa cẩm chướng

11


Tài liệu tham khảo
/> />

/> /> />
12



×